Cau 2: Chu truong dau tranh trong giai doan 39-45
Câu 2: Chủ trương đấu tranh trong giai đoạn 39-45 và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ?
+ Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng:
· Tình hình thế giới và trong nước:
- Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Phát xít Đức lần lượt chiếm đóng các nước Châu Âu. Tháng 6/1940, Đức tiến công nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.
- Tháng 6/1941, Đức tiến công Liên Xô, cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô bắt đầu.
- Ở Đông Dương thực dân Pháp đã thi hành một chính sách phản động, chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.
- Tháng 9/ 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, làm cho nhân dân ta rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”.
· Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược:
v Hội nghị ban chấp hành Trung ương 6 của Đảng(11/1939):
Hội nghị họp ở Gia Định do Tổng bí thư Nguyễn văn Cừ chủ trì.
- Xác định mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc, tay sai, giải phóng dân tộc, tạm gác mục tiêu ruộng đất.
- Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương (thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
- Tích cực chuẩn bị những điều kiện bước tới bạo động làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Ý nghĩa: Hội nghị trung ương lần thứ 6 của Đảng đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo về chiến lược cánh mạng, mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kì trực tiếp xúc tiến chuẩn bị lược lượng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
v Hội nghị ban chấp hành Trung ương 7 (11/1940):
Hội nghị họp ở Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh chủ trì.
Hội nghị nhận định Nhật – Pháp là kẻ thù của nhân dân Đông Dương, khẳng định đường lối của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của Đảng là đúng đắn. Hội nghị nhấn mạnh coi công tác chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm.
v Hội nghị ban chấp hành Trung ương 8 (5/1941):
Trước tình hình quốc tế và trong nước diễn ra hết sức khẩn trương, ngày 28/1/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng. Tháng 5/ 1941, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Pó (Cao Bằng).
- Hội nghị khẳng định cách mạng Đông Dương lúc này chỉ phải thực hiện một nhiệm vụ cần kíp là “dân tộc giải phóng”.
- Hội nghị chủ trương thành lập ở mội nước Đông Dương một Mặt Trận dân tộc thống nhất, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương ( Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh).
- Hội nghị nhận định hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa
Ý nghĩa: Hội nghị ban chấp hành Trung ương 8 của Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng được vạch ra từ Hội nghị ban chấp hành Trung ương 6.
Ø Ba Hội nghị ban chấp hành Trung ương 6, 7 và 8 với đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945.
ð Chủ trương chiến lược mới tập trung vào 3 điểm nổi bật:
- Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Hai, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
- Ba, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Đường lối là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới:
Cách mạng tháng 8 đã đập tan xiềng xích nô lệ hơn 1 thế kỉ, lật nhào chế độ quân chủ hơn mấy nghìn năm và ách thống trị của phát xít Nhật. Đưa nông dân Việt nam từ nô lệ thành người dân của nước độc lập tự do.
Cách mạng tháng 8 đánh dấu bước nhảy vọt của lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do và CNXH.
Góp phần làm phong phú them kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, là kinh nghiệm quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc.
Cách mạng tháng 8 thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh chống Chủ nghĩa đế quốc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro