lich su
NHUYEN NHAT LONG BY
http://kais2.wap.sh
Đề Cương Ôn Tập Môn Sử
1/ Sự thành lập và hoạt động của LHQ, mặt tích cực và hạn chế.
a, Hoàn cảnh:
-Sau Hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn đã được triệu tập tại San Phranxixcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
b, Mục đích:
-Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
c, Tích cực:
-Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh tế giới.
-Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.
-Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
-Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo...
- LHQ đã có những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, có những đóng góp đáng kể vào tiến trình phi thực dân hóa, cũng như có nhiều nổ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, LHQ đã có những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế giữa các nước hội viên và trợ giúp cho các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo cho các nước hội viên khi gặp khó khăn.
d, Hạn chế:
-Không can thiệp thành công cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Irac năm 2003.
-Không giải quyết được vấn đề về dầu mỏ và xung đột sắc tộc ở Trung Đông.
-Không ngăn chặn được việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên.
-Trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
2/ Quá trình thành lập của tổ chức ASEAN thách thức và thuận lợi của VN khi gia nhập tổ chức ASEAN.
*Quá trình thành lập
a, Sự ra đời.
-Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển.
-Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi.
-Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của khối thị trường chung Châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.
-Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan), với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin.
b, Quá trình phát triển.
-Trong giai đoạn đầu(1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
-Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được ký kết với nội dung chính là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á. Từ đây, ASENAN có sự khởi sắc.
-Lúc đầu, ASEAN thực hiện chính sách đối đầu với các nước Đông Dương. Song từ cuối thập niên 80, khi "vấn đề Campuchia" được giải quyết, các nước này đã bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
-Các nước gia nhập ASEAN: Brunây(1984), Việt Nam(1995), Lào và Mianma(1997), Campuchia(1999).
-Từ 5 nước sáng lập ban đầu đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên hợp tác ngày càng chặt chẽ về mọi mặt.
*Thuận lợi và thách thức của VN khi gia nhập.
a, Thuận lợi
-Việt Nam gia nhập ASEAN mở ra giai đoạn mới trong quan hệ quốc tế với Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á, thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa...để phát triển. Nâng cao vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
b, Thách thức
-Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế, trong khi trình độ kinh tế, khoa học-kỹ thuật của Việt Nam còn thấp nên đây sẽ là một thách thức lớn. Nếu Việt Nam không bắt kịp trình độ phát triển chung của khu vực thì dễ bị tụt hậu về kinh tế. Nếu không đứng vững thì dễ bị hòa tan về chính trị, xã hội
3/ Tình hình kinh tế Mĩ sau TC II. Nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm tài chính TG.
Tình hình kinh tế Mĩ sau TC II:
a, Từ năm 1945 đến 1973
* Về Kinh Tế:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
- Biểu hiện:
+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp thế giới
+ Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949)
+ Nắm trên 50% tàu bè đi lại trên biển
+ 3/4 dự trữ vàng của thế giới.
® Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
b, Từ 1973 đến 1991
* Về kinh tế
- Từ 1973- 1982, kinh tế khủng hoảng suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973.
- Từ 1983 kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại vẫn đứng đầu thế giới song không bằng trước về sức mạnh kinh tế - tài chính.
c, Từ 1991 đến 2000
*Về Kinh tế
Trong suốt thập niên 90, Mĩ có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng hàng đầu thế giới.
*Nguyên Nhân:
-Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phương pháp, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
-Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.
-Ứng dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
-Tập trung sản xuất và tư bản cao, các công ty độc quyền có sức sản xuất lớn và cạnh tranh có hiệu quả
-Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.
4/ Các GĐ phát triển sau 1945, nhân tố thúc đẩy NB phát triển thần kì.
GĐ 1954 đến 1952
* Hoàn cảnh:
-Thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật những hậu quả hết sức nặng nề.
+ Khoảng 3 triệu người và mất tích.
+ 40% đô thị, 80% tàu bè, 34%máy móc
+ Khoảng 13 triệu người thất nghiệp
+ Thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật
+ Bị quân đội Mĩ chiếm đóng từ 1945 đến 1952, chỉ huy và giám sát mọi hoạt động
- Về chính trị:
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, xét xử tội phạm chiến tranh.
+ Hiến pháp mới được công bố 1947 quy định Thiên hoàng chỉ là tượng trưng. Quốc hội có quyền lập pháp, chính phủ có quyền hành pháp.
+ Cam kết từ bỏ chiến tranh, không duy trì quân đội thường trực.
- Về kinh tế: Thực hiện 3 cuộc cải cách dân chủ:
+ Giải tán các Daibátxư
+ Cải cách ruộng đất
+ Dân chủ hóa lao động
® Dựa vào sự viện trợ của Mĩ (1950 - 1951) kinh tế Nhật được phục hồi.
- Về đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Ngày 8/8/1951 kí Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật. Chế độ chiếm đóng của Đồng minh chấm dứt.
GĐ 1952 đến 1973
* Về kinh tế :
- Từ 1952 đến 1960 kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh.
- Từ 1960-1973, kinh tế Nhật phát triển thần kì.
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 - 1969 là 10,8%. Từ 1970 -1973 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TB khác.
+ 1968 Nhật vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ.
+ Đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới
*Về giáo dục, khoa học- kỹ thuật
-Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật, đầu tư thích đáng cho những nghiên cứu khoa học trong nước và mua những phát minh sáng chế từ bên ngoài.
-Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng.
GĐ 1973 đến 1991
* Kinh tế:
- Do tác động của khủng hoảng dầu mỏ 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển xen kẽ với những giai đoạn khủng hoảng suy thoái ngắn.
- Những năm 80 vươn lên siêu cường tài chính số 1 thế giới (chủ nợ lớn nhất thế giới)
* Đối ngoại:
- Những năm 70, Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới: tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
- Ngày 21/9/1973, Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
GĐ 1991 đến 2000
* Kinh tế:
- Suy thoái- Tuy nhiên, Nhật vẫn là một trong ba trung tâm tài chính - kinh tế lớn của thế giới, đứng thứ 2 sau Mĩ.
* Khoa học - kỹ thuật: Tiếp tục phát triển ở trình độ cao.
* Văn hóa: Lưu giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa.
- Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
* Chính trị: Có phần không ổn định
* Đối ngoại:
+ Tái khẳng định việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
+ Coi trọng quan hệ với phương Tây và mở rộng đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu.
+ Với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ với các nước Nics và ASEAn tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng mạnh.
Nhân tố thúc NB phát triển thần kì:
+ Ở Nhật con người được coi là yếu quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu: "Nhật Bản là 1 nước nghèo tài nguyên, thiên tai khắc nghiệt, thực tế này đòi hỏi người dân Nhật Bản phải có bản lĩnh kiên cường, có ý thức tự lục, tự cường cao, ý thức tiết kiệm, năng lực sáng tạo"
+ Vai trò lãnh đạo quản lý của nhà nước
+ Các công ty năng động có sức cạnh tranh cao
+ Ứng dụng thành công khoa học - kỹ thuật vào sản xuất : Nhật sẵn sàng bỏ tiền mua phát minh ứng dụng vào ngành công nghệ dân dụng. Sản xuất được những mặt hàng nổi tiếng thế giới.
+ Chi phí quốc phòng thấp: Lợi dụng Mĩ núp dưới cái ô bảo trợ hạt nhân bảo trợ của Mĩ, Nhật hầu như không phải chi phí lớn cho quân sự (mỗi năm không quá 1% GDP).
+ Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
5/ Những hoạt động của NAQ
- 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới.
- 1912, Người tiếp tục làm thuê cho một tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri, ... Cuối 1912, Người đi Mĩ.
-1913 Người từ Mĩ trở về Anh, sau đó Người sang Pháp.
- 1919 Người gia nhập Đảng xã hội Pháp
- 6/1919, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi Pháp phải thừa nhận các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng đã có một tiếng vang lớn.
- 7/1920, Người đọc bản Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Người tin theo Lênin và đứng về Quốc tế III.
- 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Người tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
=> Như vậy, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
- 1921, Người tham gia sáng lập "Hội liên hiệp thuộc địa" ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- 1922, Người xuất bản tờ báo "Người cùng khổ" để vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Sau đó, Người còn tham gia viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, ... đặc biệt là viết tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp".
- 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành. Người vừa làm việc ở QTCS vừa tham gia viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế.
- 1924, tại Đại hội QTCS lần thứ V, Người trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân thuộc địa.
=> Như vậy, trong thời gian này, Người dốc sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta.
- 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây.
- 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nòng cốt là Cộng sản đoàn và cơ quan ngôn luận là tờ báo Thanh niên.
- 1926 - 1929, các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN được xây dựng rộng khắp trong cả nước.
- 1928, Hội VNCMTN chủ trương phong trào "vô sản hóa" đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
6/ Sự thành lập Đảng Cộng Sản VN, Ý nghĩa lịch sử.
Sự Thành lập
- Năm 1929, có ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ ® phong trào cách mạng có nguy cơ bị chia rẽ ® yêu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
Thời gian: Từ ngày 3-7/2/1930 hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) do NAQ chủ trì
Nội dung:
- Nhất trí thống nhất các tổ chức đảng thành đảng cộng sản duy nhất và lấy tên là Đảng Cộng sản VN
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
- Bầu ban chỉ huy trung ương lâm thời.
Nhiệm vụ:
- Đánh đổ đế quốc, phong kiến và sản phản cách mạng giành độc lập dân tộc. Lập chính quyền công nông và tiến hành cách mạng ruộng đất cho nông dân.
Ý nghĩa:
- Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là sự lựa chọn của lịch sử.
- Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam
+ Từ đây cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của 1 đảng CSVN, có đường lối đúng đắn khoa học, sáng tạo.
+ Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.
+ Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận của cách mạng thế giới
7/ Vì sao Xô Viết - Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931
- Từ tháng 2-4/1930 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân.
- Từ 1/5/1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
- Từ tháng 6, 7, 8 năm 1930 liên tiếp bùng nổ các cuộc đấu tranh
- Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh lên cao nhất là Nghệ - Tĩnh, biểu tình có vũ trang, tự vệ. Tiêu biểu nhất có cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên
Đã thực hiện các chính sách:
a/Về chính trị :
- Các đội tự về đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
- Các đoàn thể cách mạng thu hút đông đảo nhân dân tham gia hoạt động
b/Về kinh tế : chia ruộng đất cho nông dân nghèo , bãi bỏ thuế thân , xóa nợ cho dân nghèo , sửa sang cầu cống đê điều , lập các tổ chức để nông dân giúp đở nhau sản xuất.
c/Về văn hóa -xã hội :tổ chức dạy chữ quốc ngữ , xóa bỏ tệ nạn xã hội ; trật tự an ninh được giữ vững.
=>Xô Viết - Nghệ Tĩnh là hình thức chính quyền mới lần đầu tiên xuất hiện ở Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân
8/ Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
Tổng Khởi Nghĩa
-Từ ngày 14/8 , nhiều xã , huyện trong cả nước đã khởi nghĩa giành chính quyền.
-Chiều 16/8 , một đơn vị quân giải phóng do đ/c Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên
-Ngày 18/8: có 4 tỉnh giành đựoc chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất là Bắc Giang , Hải Dương , Hà Tĩnh , Quảng Nam
-Ở Hà Nội , ngày 17/8 : một cuộc mit tinh lớn được tổ chức sau đó chuyển thành cuộc biẻu tình tuần hành qua các đường phố kêu gọi khởi nghĩa.
-Ngày 19/8: nhân dân ngoại , nội thành xuống đường biểu dương lực lượng .Quần chúng CM , có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu đã tiến chiếm các cơ quan chính quỳên địch ở Hà Nội.Tối 19/8: khởi nghãi thắng lợi.
-Ở Huế : ngày 23/8 : khởi nghĩa giành thắng lợi.
-Ở Sài Gòn : ngày 25/8 : khởi nghĩa thắng lợi.
àkhởi nghĩa thắng lợi ở HN , H , SG có tác dụng thúc đẩy các địa phương khởi nghĩa giành chính quyền .Địa phương giành chính quyền cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên( 28/8) .Như vậy , cuộc TKN đã giành thắng lợi trong vòng 14 ngày ( 14-28/8).
-Ngày 30/8 : vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Khách quan: Quân Đồng minh đánh thắng phát xít tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta giành chính quyền.
- Chủ quan:
+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, vì vậy khi Đảng kêu gọi cả dân tộc nhất tề đứng lên.
+ Sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh.
+Quá trình chuẩn bị lâu dài (15 năm), chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh, chớp đúng thời cơ.
+Trong những ngày khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ đảng chỉ đạo linh hoạt sáng tạo
-Ý nghĩa:
+Tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của Nhật gần 5 năm, lật nhào đế độ phong kiến.
+Mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng người lao động.
+Góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
+Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
9/ Tình hình VN sau 2/9/1945 đến 19/12/1946
* Khó khăn :
-Chính trị : Chính quyền cách mạng còn non trẻ (Chính phủ lâm thời)
-Quân đội các nước dưới danh nghĩa Đồng minh lũ lượt kéo vào:
+ Miền Bắc 20 vạn quân Tưởng theo tay sai Việt Quốc, Việc Cách hòng cướp chính quyền của ta.
+ Miền Nam: Quân Anh kéo vào giúp Pháp quay lại xâm lược Việt Nam. Tay sai của Pháp ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
+ Cả nước còn 6 vạn quân Nhật ® Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã đứng giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.
- Kinh tế bị chiến tranh tàn phá kiệt quệ, nạn đói hoành hành, tài chính trống rỗng, rối loạn.
-Văn hóa: Trên 90% dân số mù chữ.
*Thuận lợi cơ bản:
- Nhân dân ta giành được chính quyền, được hưởng tự do nên rất phấn khởi, quyết tâm bảo vệ chính quyền.
-Đảng - Hồ Chí Minh bình tĩnh sáng suốt lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng.
-Trên thế giới, hệ thống XHCN, phong trào giải quyết dân tộc phát triển mạnh, cổ vũ nhân dân ta.
* Chính sách cải cách
Giải quyết nạn đói:
- Là nhiệm vụ cấp bách.
- Để cứu đói, chính phủ và Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo, quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
-Để giải quyết nạn đói, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào "tăng gia sản xuất", giảm tô 25%, giảm thuế đất20%, tạm cấp ruộng đất.
-Kết quả : nạn đói được đẩy lùi.
Giải quyết nạn dốt
- Là nhiệm vụ cấp bách.
- Ngày 8.9.1945, Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, phát động phong trào xóa nạn mù chữ.
- Kết quả : Đến cuối 1946, cả nước tổ chức được 76.000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
-Trường học các cấp được khai giảng sớm.
Giải quyết khó khăn về tài chính
Biện pháp trước mắt : Kêu gọi nhân dân quyên góp xây dựng quỹ độc lập, tuần lễ vàng..
® Kết quả quyên góp được : 370kg vàng và 20 triệu đồng vào quỹ độc lập.
-Biện pháp lâu dài: Để ổn định nền tài chính ngày 23.11.1946 Quốc Hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam
Chịu Trách Nhiệm Nội Dung: TBL/12a2
Lưu hành nội bộ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro