Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Li Thuyet thuc hanh nghe 5=>7

 

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 05

Câu 1: (2 điểm)

1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động (0,5 điểm)

- Khái niệm: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

- Đặc điểm:

+ Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.

+ Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

+ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

2.  Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động. (0,5 điểm)

 

Vốn cố định    Vốn lưu động      

Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định    Vốn lưu động của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản lưu động      

 Vốn cố định trong quá trình chu chuyển không thay đổi hình thái biểu hiện     Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện      

Vốn cố định dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm mới được sáng tạo ra trong kỳ và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh     Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh      

Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển    Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh     

3. Tính bài tập (1 điểm)

- Tính số vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm (0,75 điểm)

 

       110           130   

ệ       

         2            2           

     4          

 - Số ngày luân chuyển vốn lưu động trong năm N:

    K =   ngày (0,25 điểm)

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, công suất hoà vốn, thời gian hoà vốn (1,5 điểm)

Chi phí cố định kinh doanh là: 240 + 170 + 90 = 500 trđ (0,25 điểm)

- Chi phí biến đổi của DN là: 0,6 + 0,15 + 0,05 = 0,8 trđ/sp (0,25 điểm)

- Sản lượng hòa vốn của DN là: Qh = F/G – V = 500/1-0,8 = 2500 sp (0,25 điểm)

- Doanh thu hòa vốn là: Qh.G = 2500.1 = 2500 trđ (0,25 điểm)

- Công suất hòa vốn là: h = 2500/3000*100% = 83,33% (0,25 điểm)

- Thời gian hòa vốn là: T = 2500/3000/12 = 10 tháng (0,25 điểm)

2. Vẽ đồ thị điểm hoà vốn của doanh nghiệp (0,5 điểm)

2. Giá thành toàn bộ sp, hàng hóa tiêu thụ là: Z = F + Q.V (1 điểm)

Vậy     Z1 = 500+1500.0,8 =1700 trđ

    Z2 = 500+2000.0,8 =2100 trđ

    Z3 = 500+2500.0,8 =2500 trđ

    Z4 = 500+3000.0,8 =2900 trđ

3. Tính số lượng sản phẩm cần SX và tiêu thụ (1 điểm)

Lợi nhuận trước thuế là: EBIT = Lợi nhuận sau thuế/1-t% = 34/1-0,25= 34/0,75 = 45,33 trđ

Cần SX và tiêu thụ số sp là: Q = F + EBIT/G-V = 500 + 45,33/1-0,8 =  726 sp

4. (1 điểm)

Doanh thu sp của DN là: 3000 * 0,9 = 2700 trđ

DN nên tiếp tục SX vì nếu không  SX DN sẽ bị lỗ 500trđ. Nếu SX, DN sẽ lỗ: 2700 – 500 – 3000 *8 = -200trđ

Như vậy, DN tiếp tục SX sẽ lỗ: 200 trđ

DN ngừng SX sẽ lỗ 500 trđ. Do đó: DN nên tiếp tục SX

5. (1 điểm)

Nếu DN khác thuê lại với giá 320trđ thì DN bị lỗ: 500 -320 =180trđ <200trđ. Do vậy, DN nên cho thuê. Tuy nhiên về mặt tài chính, đây là lỗ tạm thời, do vậy, DN không  nên cho thuê.

 

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 06

Câu 1: (2 điểm)

1. Nội dung:

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ảnh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức ảnh tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân đối: 

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản”, cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng vốn. Về mặt pháp lý, phần “Tài sản” thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.

2. Kết cấu:

Phần “Tài sản” nằm bên trái (với bảng kết cấu theo kiểu hai bên) của bảng cân đối kế toán, phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp. Toàn bộ tài sản gồm hai loại:

A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

 Phản ánh tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty có đến thời điểm báo cáo. Đây là những tài sản mà thời gian sử dụng, luân chuyển thường dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động bao gồm: Tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho; Tài sản lưu động khác; Chi sự nghiệp

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tài sản cố định  và đầu tư dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, giá trị thực của các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Kế toán tài sản cố định phải phản ánh ba giá trị của tài sản cố định. Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Tài sản cố định bao gồm toàn bộ tài sản cố định hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn vốn khác nhau. Ngoài ra, còn bao gồm cả tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê dài hạn (thuê tài chính). Tài sản cố định bao gồm: Tài sản cố định; Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; Các khoản ký quĩ, ký cược dài hạn.

Khi xem xét phần “Nguồn vốn”, về mặt kinh tế, người sử dụng thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với cổ đông, nhà cung cấp, với trái chủ, với ngân sách…

Phần “Nguồn vốn” nằm bên phải (với bảng kết cấu kiểu hai bên) của bảng CĐKT, phản ánh cơ cấu nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh. Nó cho biết, tài sản của doanh nghiệp được hình thành, được tài trợ từ đâu. Toàn bộ nguồn vốn được chia thành hai mục lớn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu A – Nợ phải trả là số tổng hợp các chỉ tiêu thuộc chỉ tiêu nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn như khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp, vay dài hạn, nợ dài hạn và nợ khác.

 Chỉ tiêu B – Nguồn vốn chủ sở hữu, lấy số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như nguồn vốn kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB...

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch (1,5 điểm)

- Áp dụng công thức Vnc =   V0bq * M1/M0 (1 + t%)

+ V0bq  = (1.200 + 1.400 + 1.500 +1.300 + 1400/2 )/4 = 1.375 trđ (0,25 điểm)

+ Doanh thu thuần năm báo cáo = DTT sản phẩm khác + Doanh thu thuần sản phẩm A M0 =  8.930 + [1.850 x 1.400.000/1,1 ] = 8.930 + 2.354 = 11.284 trđ (0,5 điểm)

+ Doanh thu thuần năm kế hoạch: M1  = 8.930 x 1,25 + [(3.000 – 300) x 1.500.000/1,1]  = 11.162,5 + 3.681,8 = 14.844,3 trđ (0,5 điểm)

+ Nhu cầu vốn lưu động: Vnc = 1.375 x  = 1.357 trđ (0,25 điểm)

2. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. (0,5 điểm)

L0 = M0/V0 = 11.284/1.375 = 8 vòng, Ko = 360/8 = 44 ngày

L1  = M1/V1 = 14.844,3/1.357 = 10 vòng , K1 = 360/10 = 36 ngày

Vtktgđ  = M1/360 x(K1 – K0) = 14.844/360 x (36-44) = -329.866.666đ

Vậy số vốn lưu động tiết kiệm tương đối là: -329.866.666đ

3. Tính lợi nhuận sau thuế năm báo cáo và  lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch (1 điểm)

a, Lợi nhuận năm báo cáo = (8.930 – 6.500) + [(1.850 x 1.400.000/1,1)  – (1.850 x 1.150.000)] = 2.430 + (2.354 – 2.127,5) = 2.656,5 trđ

- Thuế thu nhập = 25% = 0,25 x 2.656,5 = 664,12

- Lợi nhuận sau thuế = 2.656,5 – 664,12 = 1.992,38 trđ (0,5 điểm)

b, Lợi nhuận năm kế hoạch = [(8.930 x 1,25) – (6.500 x 0,95)] + [(2.700 x 1.500.000/1,1) – (27.000 x 1.150.000 x 0,94) = 4.987,5 + 763,1 = 5.750,6 trđ

- Thuế thu nhập = 25% lợi nhuận = 0,25 * 5.750,6  = 1.437,65 trđ

- Lợi nhuận sau thuế = 5.760,6 – 1.437,65 = 4.322,95 trđ (0,5điểm)

4. Tính tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch  (2 điểm)

- Vốn cố định đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - số khấu hao luỹ kế đầu kỳ

 = 25.500 – 7.800 = 17.700trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ - số khấu hao luỹ kế cuối kỳ

+ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = 25.500 – 350 – 730 + (980/1,1 + 44,5) = 25.355,4 trđ (0,25 điểm)

+ Số khấu hao luỹ kế cuối kỳ = 7.800 + 600 – [(350 x 90%) + (730 x 40%)] = 8.400 – 607 = 7.793 trđ. (0,5 điểm)

Vốn cố định cuối kỳ = 25.355,4  – 7.793 = 17.562 trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2 =( 17.700 + 17.562)/2 = 17.631 trđ (0,25 điểm)

Vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn sản xuất năm kế hoạch = Lợi nhuận sau thuế/Số dư bình quân vốn sản xuất = 4.322,95/17.631 + 1.357 = 4.322,95/ 18.988 = 22,7%.(0,5 điểm)

 

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 07

Câu 1: ( 2 điểm)

1. Khái niệm khấu hao và hao mòn tài sản cố định (0,5 điểm)

- Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản cố định.

- Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó

2. Phân biệt khấu hao và hao mòn TSCĐ (1 điểm)

 

Hao mòn TSCĐ    Khấu hao TSCĐ      

Khái niệm:

Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ tham gia vào các hoạt động của DN và do các nguyên nhân khác   

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS đó vào giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được sáng tạo ra      

Bản chất:

Là một hiện tượng khách quan mà trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn do các nguyên nhân khác nhau: tham gia vào hoạt động SXKD, các nguyên nhân tự nhiên (hao mòn hữu hình: giảm sút giá trị và giá trị SD), do tiến bộ KHKT gây ra (hao mòn vô hình: giảm sút thuần tuý về mặt giá trị).   

Là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ. Vì TSCĐ được đầu tư mua sắm để sự dụng nên được hiểu như một lượng giá trị hữu dụng được phân phối cho SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Do đó việc trích khấu hao là việc phân phối giá trị sử dụng TSCĐ đồng thời là biện pháp thu hồi vốn.      

Phạm vi:

Tính hao mòn cho tất cả TSCĐ thuộc sở hữu của DN kể cả TSCĐ tham gia vào SXKD hay không tham gia vào SXKD (sử dụng cho hoạt động khác)   

Chỉ tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD      

Mối quan hệ:

Hao mòn TSCĐ là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ   

Trích khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và phải phù hợp với quy định hiện hành về chế độ trích khấu hao TSCĐ do Nhà nước quy định.     

3. Nội dung phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần (0,5 điểm)

a. Nội dung: Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm (còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư). Công thức xác định như sau:

                MKi = Gdi x TKD

    Trong đó:

    MKi : Số khấu hao TSCĐ năm thứ i

    Gdi  : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i

    TKD : Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ

    i      : Thứ tự các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1.n )   

    Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i được xác định bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ trừ đi khấu hao luỹ kế đến đầu năm thứ i.

    Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm ( còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh) được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhân với một hệ số điều chỉnh.

                TKD = TKH x Hd

    Trong đó:

    TKH : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

    Hd   :  Hệ số điều chỉnh

    Theo kinh nghiệm, các nhà kinh tế ở các nước thường sử dụng hệ số như sau:

    - TSCĐ có thời hạn sử dụng 3 đến 4 năm thì hệ số là 1,5

    - TSCĐ có thời hạn sử dụng 5 đến 6 năm thì hệ số là 2

    - TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm trở lên thì hệ số là 2,5.

b. Ưu, nhược điểm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có ưu điểm sau:

    - Giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu. Doanh nghiệp vừa có thể tập trung vốn nhanh từ tiền khấu hao để đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ kịp thời vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình.

    - Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tính chi phí khấu hao trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Điều đó được coi như một biện pháp “ hoãn thuế” cho doanh nghiệp.

    Bên cạnh những ưu điểm trên, nếu doanh nghiệp thực hiện phương pháp này có hạn chế: Giá thành sản phẩm ở những năm đầu của thời hạn khấu hao sẽ cao do phải chịu chi phí khấu hao lớn, điều đó gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, việc tính toán khá phức tạp.

Câu 2: (5 điểm)

1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo qua các chỉ tiêu: số vòng quay, kỳ luân chuyển bình quân và số vốn lưu động có thể tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động so năm báo cáo. (1 điểm)

- Năm báo cáo: L0 = 360/K0 = 360/90 = 4 vòng

K0  = 90 ngày

- Năm kế hoạch: L1 = L0  + 1 = 4 + 1 = 5 vòng

K1  = 360/5 = 72 ngày

- Doanh thu thuần năm kế hoạch: M1 = 3.000 trđ + (5.000 x 120.000) = 3.600 trđ

- Mức tiết kiệm vốn lưu động trong năm kế hoạch =

Vtk = [M1 (K1 – K0)]/360  =   - 180 trđ

2. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm báo cáo và năm kế hoạch. (2 điểm)

a. Năm báo cáo (1 điểm)

- Khấu hao TSCĐ là: 2.000 x 10% = 200 trđ

- VCĐ bình quân =  trđ

- VLĐ bình quân =  trđ

- Vốn kinh doanh bình quân = 750 + 1.100 = 1.850 trđ

- Lợi nhuận của DN (EBT) = 3.000 – 0,75 x 3.000 – (141,1 + 200) – 800 x 10% = 328,9 trđ

- Lợi nhuận sau thuế (NI) = 328,9 (1- 0,25%) = 246,675 trđ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế: ROA = 

b. Năm kế hoạch: (1 điểm)

- Sản lượng tiêu thụ: Q0 = 3.000trđ : 120.000  = 25.000 SP

Q1 = 25.000 + 5.000 = 30.000 SP

- Chi phí biến đổi 1đơn vị sản phẩm : v1 =  = 85.000đ/SP

- Khấu hao TSCĐ = 200 + 620 x 10% = 262 trđ

- Chi phí lãi vay = (800 + 620) x 10% = 142 trđ

- EBT = 30.000 (120 -85) – 262 – 141 – 142 = 504,9 trđ

- Lợi nhuận sau thuế = 504,9 x0,75 = 378,675 trđ

- VCĐ bình quân =  trđ

- VLĐ bình quân =  trđ

- VKD bình quân = 1.179 + 720 = 1.899 trđ

- ROA = 

3. Để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh thêm 5% so với năm báo cáo thì năm kế hoạch công ty cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm. (1 điểm)

- ROA = 0,133 + 0,05 = 0,183

- NI = 0,183 x 1.899 = 347,517 trđ

- EBT =  trđ

- Q =  (sản phẩm)

4. Xác định điểm hoà vốn kinh tế và tài chính năm kế hoạch. (1 điểm)

- Điểm hoà vốn kinh tế

Qh=  (sản phẩm) (0,5 điểm)

- Điểm hoà vốn tài chính

- Qh =  (sản phẩm) (0,5 điểm)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #moonbee