Lí thuyết Thống Kê ch. 1 & 2
LÝ THUYẾT THỐNG KÊ
CHƯƠNG I
1/Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là môn khoa học kỹ thuật nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng và quá trình kinh tế trong một điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Trả lời: Sai
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là môn khoa học kỹ thuật nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất( ko chỉ nghiên cứu mặt lượng)
của các hiên tượng quá trình kinh tế xã hội( ko phải mình kinh tế) số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể.
2/Đối tượng của thống kê học chỉ là các hiện tượng về quá trình tái sản xuất xã hội.
Trả lời: Sai
Đối tượng của thống kê học bao gồm: các hiện tượng quá trình về dân số,về quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng, về đời sống vật chất và tinh thần, về chính trị xã hội.
3/ Đối tượng của thống kê học là các hiện tượng về quá trình tái sản xuất xã hội.
Trả lời: Đúng
Đối tượng của thống kê học bao gồm: các hiện tượng quá trình về dân số,về quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng, về đời sống vật chất và tinh thần, về chính trị xã hội.
Vì vậy các hiện tượng về quá trình tái sản xuất xã hội là một trong những đối tượng của thống kê học
4/Nhận định rằng: " Học Viện Ngân Hàng là một tổng thể thống kê"
Trả lời: Chưa chắc chắn
Nếu xét trên phạm vi cá biệt chỉ mình HVNH nó bao gồm các phòng ban, giảng viên, sinh viên thì nó là một tổng thể thống kê
Nếu xét trên phạm vi rộng hơn là các bộ nghành của toàn nền kinh tế xã hội bao gồm: kinh tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, quốc phòng... thì HVNH cũng chỉ là một bộ phận cá biệt nhỏ lẻ, không phải là một tổng thể thống kê.
5/Tiêu thức thống kê là một bộ phận của tổng thể thống kê.
Trả lời: Sai
Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn gồm những đơn vị cá biệt cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng.
Tiêu thức thống kê: các đặc điểm của đơn vị tổng thể mà thống kê chọn để nghiên cứu gọi là tiêu thức thống kê.
Một tổng thể thống kê gồm nhiều đơn vị thống kê, một đơn vị thống kê lại có nhiều đặc điểm, nhưng đặc điểm này không phải là một bộ phận thống kê mà nó chỉ có tính chất miêu tả đơn vị tổng thể.
6/Dân số của Việt Nam vào 0h ngày 1/7/2009 là khoảng 76 triệu người là một chỉ tiêu thống kê.
Trả lời: Chưa chắc chắn
Chỉ tiêu thống kê là các mức độ phản ánh lượng gần với chất của các mặt và các tính chất cơ bản của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
Xét trong toàn bộ nền kinh tế thì đó chỉ là một tiêu thức thống kê.nhưng để đánh giá tính chất của hiện tượng kinh tế xã hội còn có thu nhập bình quân, tuổi thọ...
7/Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê là nêu ra những chỉ tiêu thống kê để phân tích.
Trả lời: Sai
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, muốn nêu ra chỉ tiêu thống kê phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tính chất đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, khả năng nhân tài vật lực.Phân tích xong rồi chúng ta phải đánh giá xem xét nó có chính xác, kịp thời,cụ thể và tiệt kiêm không.
8/Yêu cầu của điều tra thống kê chỉ là đầy đủ về nội dung và số lượng đơn vị điều tra.
Trả lời: Sai
Yêu cầu của điều tra thống kê không chỉ là đầy đủ về nội dung và số lượng đơn vị điều tra mà nó còn bao gồm tính chính xác, kịp thời, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và tiết kiệm
Vì vậy khẳng định trên là sai
9/ Yêu cầu của điều tra thống kê là đầy đủ về nội dung và số lượng đơn vị điều tra.
Trả lời: Đúng
Yêu cầu của điều tra thống kê bao gồm: đầy đủ về nội dung và số lượng đơn vị điều tra, chính xác, kịp thời, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và tiết kiệm.
CHƯƠNG II
10/Nhiệm vụ của phân tổ thống kê là phân chia các loại hình kinh tế xã hội và biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức của tổng thể nghiên cứu.
Trả lời: Chưa đủ
Nhiệm vụ của phân tổ thống kê bao gồm:
Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứuv
Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
Biểu hiện mối mối liên hệ giữa các tiêu thức
11/Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. Cứ mỗi biểu hiện của tiêu thức luôn luôn hình thành một tổ.
Trả lời: Chưa chắc chắn
Nếu trường hợp nghiên cứu ít biểu hiện thì có thể cho một biểu hiện thành một tổ
Nếu trường hợp nghiên cứu có nhiều biểu hiện thì ta phải ghép nhiều tiêu thức tương đồng( cùng khối nghành, khối dịch vụ) lại thành một tổ.
12/Khi dùng phân tổ theo tiêu thức số lượng luôn luôn dùng phân tổ có khoảng cách tổ.
Trả lời: Chưa chắc chắn
Trường§ hợp đơn giản: trường hợp này lượng biến của tiêu thức biến thiên ít, thì mỗi biến lập thành một tổ( phân tổ không có khoảng cách tổ).
Trường§ hợp phức tạp: trường hợp này lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn. ta không thể áp dụng cách phân tổ trên được, nếu mỗi lương biến hình thành một tổ thì số tổ sẽ quá nhiều và không nói rõ sự khác nhau về chất giữa các tổ. trong trường hợp này chúng ta cần chú ý mối liên hệ về lượng và chất trong phân tổ, xem lượng biến tích lũy đến một mức độ nào đó thì chất của lượng biến mới thay đổi và làm nảy sinh ra một số tổ khác( phân tổ có khoảng cách).
13/Tần số thu được sau khi phân tổ biểu hiện bằng một số tuyệt đối.
Trả lời: Đúng
Tần số là số lần xuất hiện của các lượng biến nên luôn luôn là một số tuyêt đối.
14/Phân tổ thống kê có thể vừa nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả, vừa nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và 1 tiêu thức kết quả.
Trả lời: Chưa đủ
Phân tổ thống kê ngoài nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả, nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và 1 tiêu thức kết quả. Nó còn nghiên cứu quan hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và nhiều tiêu thức kết quả.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro