Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Li thuyet nghe 31=>45

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 31

Câu 1: (2 điểm)

1. Người sở hữu cổ phiếu thường được hưởng những quyền sau: (0,5 điểm)

- Quyền trong quản lý và kiểm soát công ty: Cổ đông thường được quyền tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào hội đồng quản trị; được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động công ty.

- Quyền đối với tài sản của công ty: Cổ đông thường được quyền nhận phần lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức lợi tức cổ phần. Khi công ty bị giải thể hoặc phá sản cổ đông thường được quyền nhận một phần giá trị còn lại của công ty sau khi đã thanh toán các khoản nợ, các khoản chi phí và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.

- Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần: Cổ đông thường không được quyền rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho người khác dưới hình thức bán lại cổ phiếu hoặc để lại cho người thừa kế.

- Ngoài các quyền chủ yếu kể trên, cổ đông thường có thể được hưởng các quyền khác như quyền được ưu tiên mua trước các cổ phần mới do Công ty phát hành, quyền được xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội cổ đông, các nghị quyết của Đại hội cổ đông, kiểm tra sổ sách kế toán v…v theo qui định cụ thể trong điều lệ của công ty.

2. So sánh cổ phiếu thường và trái phiếu DN

- Sự giống nhau: (0,5 điểm)

+ Cổ phiếu thường và trái phiếu đều là chứng khoán có giá và đều là công cụ tài chính mà doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn qua thị trường

- Sự khác nhau: (1,5 điểm)

Cổ phiếu thường    Trái phiếu      

- Cổ phiếu thường là loại chứng khoán vốn, việc phát hành cổ phiếu thường làm tăng vốn chủ sở hữu    - Trái phiếu là chứng khoán nợ, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn làm tăng nợ phải trả      

- Cổ phiếu thường không có kỳ hạn thanh toán, người mua cổ phiếu thường không được trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty mà chỉ có thể rút vốn một cách gián tiếp thông quan việc chuyển nhượng cổ phiếu thường cho người khác    - Trái phiếu luôn có kỳ hạn thanh toán và được xác định trước      

- Lợi tức cổ phiếu thường phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty     - Lợi tức trái phiếu được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Khi công ty bị thanh lý, giải thể, người mua trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước người nắm giữ cổ phiếu.      

- Người mua cổ phiếu thường là cổ đông của công ty, tức là người chủ sở hữu của công ty, có quyền quản lý công ty và phải gánh chịu những rủi ro của công ty.    - Người mua trái phiếu là người cho công ty vay, họ không có quyền tham gia vào việc quản lý công ty và nói chung không phải chịu rủi ro của công ty.      

- Chi phí phát hành cổ phiếu thường cao.    - Chi phí phát hành trái phiếu thấp.      

- Chủ sở hữu doanh nghiệp bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các cổ đông    - Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ.      

- Lợi tức cổ phần không được tính vào thu nhập chịu thuê    - Lợi tức trái phiếu được tính trừ vào thu nhập chị thuế của doanh nghiệp       

- Chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao    - Chi phí sử dụng trái phiếu thấp      

- Lợi tức cổ phiếu không giới hạn ở mức độ nhất định    - Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định     

Câu 2: (5 điểm)

 (Đơn vị tính: 1.000đ)

1. Chi phí vật tư trực tiếp: ( 1 điểm)

- SP A:

+NVL chính  = (32.000*17) * 1.800 = 979.200

+ NVL phụ = (15.000 * 8) * 1.800 = 216.000

+ Năng lượng = (2.000 * 20) * 1.800 = 72.000

- SP B:

+NVL chính  = (32.000*20) * 1.700 = 1.088.000

+ NVL phụ = (15.000 * 9) * 1.700 = 229.500

+ Năng lượng = (2.000 * 28) * 1.700 = 95.200

- SP C:

+NVL chính  = (32.000*18) * 1.500 = 864.000

+ NVL phụ = (15.000 * 8) * 1.500 = 180.000

+ Năng lượng = (2.000 * 25) * 1.500 = 75.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp: (1 điểm)

- SP A:

+ Tiền lương = (10.000 * 7) * 1.800 = 126.000

+ Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ = 126.000 * 22% = 27.720

- SP B:

+ Tiền lương = (10.000 * 8) * 1.700 = 136.000

+ Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ = 136.000 * 22% = 29.920

- SP C:

+ Tiền lương = (10.000 * 6) * 1.500 = 90.000

+ Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ = 90.000 * 22% = 19.800

3. Phân bổ chi phí SX chung: (0,5 điểm)

- Hệ số phân bổ =  =   = 1,48

- SPA = 1,48 * 126.000 = 186.480

- SP B = 1,48 * 136.000 = 201.280

- SP C = 524.000 – 186.480 – 201.280 = 136.740

4. Phân bổ chi phí quản lý DN: (0,5 điểm)

- Hệ số phân bổ =  =  = 0,62

+SP A = 0,62 * 126.000 = 78.120

+ SP B = 0,62 * 136.000 = 84.320

+ SPC = 220.430 – 78.120 – 84.320 = 57.990

5. Giá thành sản xuất: (0,5điểm)

- SP A = 979.200 + 216.000 + 72.000 + 126.000 + 27.720 + 186.480 = 1.607.400

- SP B = 1.088.000 + 229.500 + 95.200 + 136.000 + 29.920 + 201.280  = 1.779.900

- SP C = 864.000 + 180.000 + 75.000 + 90.000 + 19.800 + 136.740 = 1.365.540

6. Tổng giá thành sản xuất: (0,5điểm)

- SP A = 32.560 + 1.607.400 – 38.420 = 1.601.540

- SP B = 34.350 + 1.779.900 – 29.150 = 1.785.100

- SP C = 35.450 + 1.365.540 – 25.630 = 1.375.360

7. Chi phí bán hàng: (0,5điểm)

- SPA = 12.000 * 1.800 = 21.600

- SP B = 12.000 * 1.700 = 20.400

- SP C = 12.000 * 1.500 = 18.000

8. Tổng giá thành toàn bộ:(0,5điểm)

- SP A = 1.601.540 + 78.120 + 21.600 = 1.701.260

- SP B = 1.785.100 + 84.320  + 20.400 = 1.889.820

- SP C = 1.375.360 + 57.990 + 18.000 = 1.451.350

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 32

Câu 1: (2 điểm)

1. Khái niệm chi phí SXKD và giá thành sản phẩm (0,5 điểm)

- Chi phí sản xuất (0,25đ)

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và những chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

- Giá thành sản phẩm (0,25đ)

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và những hao phí khác có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành không kể các chi phí đó phát sinh tại thời điểm nào.

2.Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (1 điểm)

-  Điểm giống nhau giữa CPSX và GTSP (0,25 đ)

    Đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá và những hao phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất

- Điểm khác nhau giữa CPSX  và GTSP (0,75đ)

    Chi phí SX và GTSP có những điểm khác nhau cả về lượng và về chất

+ Chất: Giá thành là chi phí SX tính cho mỗi đối tượng đã hoàn thành, CPSX là những chi phí đã chi ra liên quan đến khối lượng SP hoàn thành và khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành.

    + Lượng: CPSX  liên quan đến sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản phẩm dở dang của kỳ trước chuyển sang

    - Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP có thể biểu hiện qua phương trình sau    

CPSX SP dở dang đầu kỳ    +    CPSX chi ra

trong kỳ    =    Giá thành SP trong kỳ    +    CPSX SP dở dang cuối kỳ     

3. Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (0,5 điểm)

Giá thành SP = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX  phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ

    Giá thành sản phẩm                CPSX dở dang

                        cuối kỳ

   CPSX            CPSX phát sinh trong kỳ       

      dở dang                

   đầu kỳ

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch (1,5 điểm)

- Áp dụng công thức Vnc =   V0bq * M1/M0 (1 + t%)

+ V0bq  = (1.200 + 1.400 + 1.500 +1.300 + 1400/2 )/4 = 1.375 trđ (0,25 điểm)

+ Doanh thu thuần năm báo cáo = DTT sản phẩm khác + Doanh thu thuần sản phẩm A M0 =  8.930 + [1.850 x 1.400.000/1,1 ] = 8.930 + 2.354 = 11.284 trđ (0,5 điểm)

+ Doanh thu thuần năm kế hoạch: M1  = 8.930 x 1,25 + [(3.000 – 300) x 1.500.000/1,1]  = 11.162,5 + 3.681,8 = 14.844,3 trđ (0,5 điểm)

+ Nhu cầu vốn lưu động: Vnc = 1.375 x  = 1.357 trđ (0,25 điểm)

2. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. (0,5 điểm)

L0 = M0/V0 = 11.284/1.375 = 8 vòng, Ko = 360/8 = 44 ngày

L1  = M1/V1 = 14.844,3/1.357 = 10 vòng , K1 = 360/10 = 36 ngày

Vtktgđ  = M1/360 x(K1 – K0) = 14.844/360 x (36-44) = -329.866.666đ

Vậy số vốn lưu động tiết kiệm tương đối là: -329.866.666đ

3. Tính lợi nhuận sau thuế năm báo cáo và  lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch (1 điểm)

a, Lợi nhuận năm báo cáo = (8.930 – 6.500) + [(1.850 x 1.400.000/1,1)  – (1.850 x 1.150.000)] = 2.430 + (2.354 – 2.127,5) = 2.656,5 trđ

- Thuế thu nhập = 25% = 0,25 x 2.656,5 = 664,12

- Lợi nhuận sau thuế = 2.656,5 – 664,12 = 1.992,38 trđ (0,5 điểm)

b, Lợi nhuận năm kế hoạch = [(8.930 x 1,25) – (6.500 x 0,95)] + [(2.700 x 1.500.000/1,1) – (27.000 x 1.150.000 x 0,94) = 4.987,5 + 763,1 = 5.750,6 trđ

- Thuế thu nhập = 25% lợi nhuận = 0,25 * 5.750,6  = 1.437,65 trđ

- Lợi nhuận sau thuế = 5.760,6 – 1.437,65 = 4.322,95 trđ (0,5điểm)

4. Tính tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch  (2 điểm)

- Vốn cố định đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - số khấu hao luỹ kế đầu kỳ

 = 25.500 – 7.800 = 17.700trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ - số khấu hao luỹ kế cuối kỳ

+ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = 25.500 – 350 – 730 + (980/1,1 + 44,5) = 25.355,4 trđ (0,25 điểm)

+ Số khấu hao luỹ kế cuối kỳ = 7.800 + 600 – [(350 x 90%) + (730 x 40%)] = 8.400 – 607 = 7.793 trđ. (0,5 điểm)

Vốn cố định cuối kỳ = 25.355,4  – 7.793 = 17.562 trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2 =( 17.700 + 17.562)/2 = 17.631 trđ (0,25 điểm)

Vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn sản xuất năm kế hoạch = Lợi nhuận sau thuế/Số dư bình quân vốn sản xuất = 4.322,95/17.631 + 1.357 = 4.322,95/ 18.988 = 22,7%.(0,5 điểm)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 33

Câu 1: (2 điểm)

1.Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu: (0,5 điểm)

Giá tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu   

=    Giá nhập khẩu tại của khẩu nhập   

+    Thuế nhập khẩu   

+    Thuế TTĐB (Nếu có)     

Trong đó:

+ Giá nhập khẩu tại cửa khẩu nhập là giá hàng nhập khẩu đã gồm Trị giá tiền hàng công (+) Với chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm quốc tế.

+ Thuế nhập khẩu được tính bằng trị giá nhập khẩu tại của khẩu nhập nhân với thuế suất thuế nhập khẩu.

+ Đối với hàng chịu thuế TTĐB trị giá tính thuế GTGT cũng bao gồn thuế TTĐB của hàng nhập khẩu.

- Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu bao gồm cả yếu tố thuế nhập khẩu. Vì:

+ Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá trong quá trình lưu thông từ sản xuất đến tay người tiêu dùng. Là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Hàng nhập khẩu Liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của hai quốc gia. Là hàng sản xuất tại nước ngoài trong khi đó hàng tiêu thụ tại Việt nam. Do đó Thuế GTGT của hàng nhập khẩu là trị giá tiền cộng thêm trên trị giá hàng nhập khẩu.

+ Ngoài ra: Thuế nhập khẩu cũng là thuế trực thu. Thuế được cộng vào trị giá    hàng nhập khẩu, người tiêu dùng phải chịu giá hàng nhập khẩu đã có thuế nhập khẩu.

+ Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là cộng thêm ngoài giá bán. Mà từ các lý do trên giá bán của hàng nhập khẩu đã bao gồm thuế nhập khẩu.

Do đó trị giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế nhập khẩu.

2. Trình bày khái niệm, đặc điểm thuế TTĐB, so sánh thuế TTĐB và thuế GTGT (1,5 điểm)

- Khái niệm thuế TTĐB: Thuế TTĐB là sắc thuế tiêu dùng (gián thu) đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định.

Là thuế đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt: hàng hoá, dịch vụ đặc biệt được  quy định bởi mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, thu nhập bình quân của quốc gia đó.

Hàng hoá đặc biệt là những hàng hoá dịch vụ có tính chất vượt trên nhu cầu phổ thông của đời sống xã hội, hàng không có lợi cho sức khoẻ, ảnh hưởng môi trường, lãng phí và có thể ảnh hưởng đến tiêu cự của đời sống xã hội.

- Đặc điểm:

+ Là thuế gián thu một giai đoạn: Thuế được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Là thuế thu một giai đoạn nên không gây trùng lặp: các mặt hàng sản xuất từ vật liệu đầu vào đã chịu thuế TTĐB khi bán ra bán với giá có thuế và được khấu trừ số thuế TTĐB đầu vào của số thuế trong số vật liệu của hàng bán ra tương ứng.

+ Thuế TTĐB thường có mức động viên cao. Thuế TTĐB thường được thu trên giá trị hoặc trên cơ sở đo lường khác và thường được thu với mức thuế suất cao hơn các loại thuế thông thường khác. Xét trên khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng đặc biệt không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Mặt này còn là công cụ để điều tiết hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng có tính chất xa xỉ. Xét trên khía cạnh phân phối thu nhập, đối tượng tiêu dùng những hàng hoá này thường là các đối tượng có thu nhập cao. Vì vậy mức động viên cao còn nhằm điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

+ Danh mục hàng hoá chịu thuế TTĐB thường không nhiều thay đổi phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống dân cư

- So sánh đặc điểm thuế TTĐB và thuế GTGT

+ Giống nhau: đều là thuế gián thu. Thuế được là một phận công thêm ngoài giá bán và người tiêu dùng là người chịu thuế cuối cùng.

+ Khác nhau: Thuế TTĐB là thuế một giai đoạn. Thuế chỉ đánh vào một khâu trong quá trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng. Nhưng thuế GTGT là thuế gián thu đánh vào tất cả các giai đoạn. Tổng thuế của các giai đoạn chính bằng số thuế mà người tiêu dùng phải chịu.

Ngoài ra: Thuế TTĐB điều tiết thu nhập của người lao động còn thuế GTGT có tính luỹ thoái so với thu nhập.

Câu 2: (5 điểm)

1. Tính giá thành sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm: (Đơn vị tính:1.000đ) (2 điểm)

* Sản phẩm A:

- Chi phí NVL trực tiếp: = (15 x 4 + 1 x 4) - (4 x 50% x 1) = 62/sp

- Chi phí NC trực tiếp: = 20 x 10 x 1,19 = 238/sp

* Sản phẩm B:

- Chi phí NVL trực tiếp: = (20 x 4 + 6 x 1) - (4 x 50% x 1) = 84/sp

- Chi phí NC trực tiếp: = (16 x 10 x 1,19) = 190,4/sp

* Phân bổ chi phi sản xuất chung cho mỗi đơn vị sản phẩm:

- Tiền lương CNSX sản phẩm A = 15.000 x 20 x10 = 3.000.000

- Tiền lương CNSX sản phẩm B = 10.000 x 16 x10 = 1.600.000

ổ           3.160.000           

     3.000.000 + 1.600.000          

Phân bổ cho SPB = 3.160.000 - 2.060.000 = 1.100.000

ỗđơị     2.060.000           

     15.000          

ỗđơị     1.100.000           

     10.000          

* Zsx đơn vị sản phẩm A = 62 + 238 + 137,3 = 437,3 /sp

* Zsx đơn vị sản phẩm B = 84 + 190,4 + 110 = 384,4 /sp

2/ Tính Ztt cho mỗi đơn vị sản phẩm (1 điểm)

* Phân bổ chi phí BH và chi phí QLDN cho sản phẩm tiêu thụ:

     3.206.000           

     4.600.000          

SPB = 3.206.000 - 2.090.000 = 1.116.000

* Phân bổ chi phí BH và chi phí QLDN cho mỗi sản phẩm tiêu thụ:

     2.090.000           

     15.000          

     1.116.000           

     10.000          

* Tính giá thành tiêu thụ cho mỗi đơn vị sản phẩm:

SPA = 437,3 + 139 = 576,3 /sp

SPB = 384,4 + 111,6 = 496 /sp

3/ Lập kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố (2 điểm)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Yếu tố chi phí     Số tiền       

1. Chi phí NVL mua ngoài     2.870.000       

- NVL chính     1.700.000       

- VL phụ     520.000       

- Nhiên liệu     650.000       

2. Chi phí nhân công     6.497.400       

- Tiền lương     5.460.000       

- BHXH, BHYT, KPCĐ     1.037.400       

3. Chi phí khấu hao TSCĐ     678.000       

4. Chi phí dịch vụ mua ngoài     436.800       

5. Chi phí bằng tiền     150.000       

A/ Cộng chi phí sản xuất theo yếu tố     10.592.200       

6. Trừ phế liệu thu hồi     - 4       

7. Trừ chi phí không có tính chất công nghiệp:     - 180.000       

8. ± Chênh lệch dư đâu kỳ và cuối kỳ của chi phí trả trước     - 470.000       

9. ± Chênh lệch dư cuối kỳ và đầu kỳ của chi phí phải trả     + 78.000       

B/ Cộng chi phí sản xuất trong tổng sản lượng     10.020.196       

10. ± Chênh lệch dư đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm dở dang     - 617.000       

C/ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá     9.403.196      

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 34

Câu 1: (2 điểm)

1. Trình bày những điểm lợi và bất lợi của việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng (1,5 điểm)

a. Điểm lợi:

- Giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay. Khi công ty huy động vốn theo cách này để mở rộng kinh doanh nếu chỉ thu được ít lợi nhuận hoặc bị lỗ thì công ty có thể tuyên bố không phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông thường cho đến khi công ty thu được lợi nhuận và có khả năng trả lợi tức cổ phần. Điều này giúp công ty giảm được nguy cơ phải tổ chức lại hoặc bị phá sản. Mặt khác, việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường ra công chúng là một phương pháp huy động vốn từ bên ngoài, nhưng công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định. Điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần” như sử dụng nợ vay.

- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, trên cơ sở đó càng làm tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp.

- Trong một số trường hợp cổ phiếu thường được bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu dài hạn. Cổ phiếu thường có thể hấp dẫn một số nhóm các nhà đầu tư ở mức lợi tức cao (không bị giới hạn) hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Mặt khác đối với nhà đầu tư thì cổ phiếu thường còn tạo ra rào chắn chống tác hại của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Bởi vì cổ phiếu thường đại biểu cho quyền sở hữu cho công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường là đầu tư vào một lượng tài sản thực trong công ty. Do vậy thông thường trong thời kỳ lạm phát thì cổ phiếu thường không bị mất giá như trái phiếu. 

b. Điểm bất lợi:

- Việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát của công ty cũng như quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ đông mới. Điều này có thể gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành. Vì vậy các công ty mới thành lập hoặc các công ty nhỏ thường né tránh việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để không phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty con người khác. Những công ty đang làm ăn phát đạt có khả năng thu lợi nhuận cao nếu sử dụng trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn sẽ có lợi hơn cho các cổ đông hiện hành so với việc phát hành thêm cổ phiếu mới.

- Chi phí phát hành cổ phiếu thường như hoa hồng cho người bảo lãnh, chi phí quảng cáo ... nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Nguyên nhân là do đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào các loại chứng khoán khác. Để thực hiện trọn vẹn đợt phát hành cổ phiếu phải thu hút được người đầu tư trên diện rộng hơn; từ đó, các chi phí quảng cáo, chi phí phân phối cổ phiếu thường phải cao hơn.

- Theo cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nước, lợi tức cổ phần không được tính vào thu nhập chịu thuế trong khi đó lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng trái phiếu.

Cần lưu ý để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho kinh doanh, bên cạnh việc xem xét các điểm lợi và bất lợi cần phải xem xét, cân nhắc thêm các yếu tố sau đây:

Trước hết là yếu tố doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tình hình kinh doanh của công ty chưa ổn định thể hiện qua sự thay đổi bất thường về doanh thu và lợi nhuận; trong trường hợp này việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường là hợp lí hơn so với vay vốn. Bởi nếu vay vốn thì mức độ rủi ro của việc huy động vốn do phải trả lợi tức cố định là rất cao.

Tình hình tài chính hiện tại của công ty cũng là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc, trong đó kết cấu nguồn vốn là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu hệ số nợ của công ty đã ở mức cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành thì việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường là có thể chấp nhận được.

Quyền kiểm soát công ty cũng là yếu tố được nhiều công ty chú ý. Nếu các cổ đông coi trọng vấn đề giữ nguyên quyền kiểm soát công ty thì việc huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu thường không được tính đến.

Chi phí phát hành cổ phiếu thường cũng là yếu tố cần được cân nhắc kĩ trong việc tìm kiếm các phương tiện huy động vốn. Mặc dù chi phí phát hành cổ phiếu thường lâu hơn so với các loại chứng khoán khác, tuy nhiên trong nhiều trường hợp với những bối cảnh nhất định, việc huy động vốn bằng cổ phiếu thường có nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các công cụ khác thì việc chấp nhận phát hành cổ phiếu thường với chi phí phát hành khá cao vẫn là quyết định đúng đắn.

2. Tính bài tập: (0,5 điểm)

ốượổế

ầđộ          Số vốn cần huy động      

          Giá trên một cổ phiếu     

ốượổế

ầđộ          450    ổế       

          10.000          

ịổầổếớ          Giá thị trường của toàn bộ cổ phần      

          Tổng số cổ phiếu     

ịổầổếớ          155.000x20.000+450.000.000    đ       

          155.000+45.0000          

Câu 2: (5 điểm)

Nhu cầu VLĐ = HTK + khoản phải thu - khoản phải trả

1/ Hàng tồn kho (3 điểm)

Nguyên vật liệu chính: Dd = Nd x Fn

Nd = Ncc + Nbh

          Tổng Qi x Ncci      

          Tổng Qi     

          3.00x10 + 4.00x15 + 5.000x25                

          3.000+4.000+5.000               

Nd = 18 + 20 = 38 ngày

          Tổng chi phí NVL chính      

          360     

          (1.300+170)x10x6.500 + (1.000+100)x8x6.000 + (1800+150)x15x5.000         đ       

          360               

Vậy Dd = 38x818.333 = 31.096.667đ

Sản phẩm dở dang:

Ds = Pn x Ck

          Tổng chi phí sản xuất sản phẩm      

          360     

          (1.300+170)x3.500 + (1.000+100)x100.000 + (1800+150)x90.000         đ       

          360               

Vậy Ds = 935.972 x 50 = 46.798.611 đ

- Chi phí trả trước

    Vp = Pd + Ps – Pp = 80 – 30 = 50 trđ

- Thành phẩm

    Dtp = Ntp x Zn

          Tổng giá vốn hàng bán      

          360     

          1.300x35.000 + 1.000x100.000 + 1.800x90.000         đ       

          360               

Vậy Dtp = 854.167 x 15 = 12.812.500 đ

Vậy HTK = 31.096.667 + 46.798.611 + 50.000.000 + 12.812.500 = 140.707.778 đ

2/ Khoản phải thu (1 điểm)

    Npt = Kpt x Dn

          1.300x50.000 + 1.000x120.000 + 1.800x1000.000         đ       

          360               

    Ntp = 1.013.889 x 50 = 50.694.444 đ

3/ Khoản phải trả (0,5 điểm)

Nợ phải trả = 40 x 818.333 x 35% = 11.456.662 đ

4/ Nhu cầu vốn lưu động (0,5 điểm)

Vậy nhu cầu VLĐ = 140.707.778 + 50.694.444 – 11.456.662 = 179.945.560 đ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 35

Câu 1: (2 điểm)

1. Trình bày khái niệm và giải thích công thức tính lãi kép (0,5 điểm)

 - Là số tiền lãi được xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi của các thời kỳ trước đó được gộp vào vốn gốc để làm căn cứ tính tiền lãi cho các thời kỳ tiếp theo

- Đặc điểm: Chẳng những vốn sinh ra lãi mà lãi cũng sinh ra lãi (lãi mẹ đẻ lãi con)

- Áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn

- Công thức tính lãi kép:

FVn = V0 (1+i)n

Trong đó:     FVn : Giá trị kép nhận được tại thời điểm cuối kỳ thứ n

            V0: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu)

                  i: Lãi suất/kỳ (kỳ: Tháng, quí, 6 tháng, năm…)

                        n: Số kỳ tính lãi

2. Tính bài tập: (1,5 điểm)

- Số tiền mỗi năm công ty A phải trả: (0,5 điểm)

     1 – (1 + i)-n      

     1 – (1 + 11% )-6      

                 11%     

        Tra  bảng tài chính số 4

     6.345    đ       

     4,23          

- Bảng kế hoạch trả nợ: (1 điểm) Đơn vị: triệu đồng

ỳạ     ượđầỳ     Trả nợ trong kỳ    ượốỳ       

          Tổng    Nợ gốc    Lãi           

1    6.345    1.500    802,05    697,95    5.542,95      

2    5.542,95    1.500    890,275    609,725    4.652,675      

3    4.652,675    1.500    988,206    511,794    3.664,469      

4    3.664,469    1.500    1.096,908    403,092    2.567,561      

5    2.567,561    1.500    1.217,568    282,432    1.349,993      

6    1.349,993    1.500    1.349,993    150,007    0     

Câu 2: (5 điểm)

1.Xác định kết quả kinh doanh. (1 điểm)

- Doanh thu: 900 x 3 = 2.700 tr

- Chi phí:

Chi mua vật tư: 200 + 700 x 3 – 100 = 2.200 tr

Chi phí trực tiếp: 30 x 3 = 90 tr

Chi phí BH và QLDN: 20 x 3 = 60 tr

Chi phí KHTSCĐ: 10 x 3 = 30 tr

Vay ngắn hạn: 200 x 1% x 3 = 6tr

Vay dai hạn: 200 x 15%/12 x 3 = 7,5 tr

Lợi nhuận trước thuế:

2.700 – (2.200 + 90 + 60 + 30 + 6 + 7,5) = 306,5 tr

- Thuế TNDN : 306,5 x 25% = 76,625 tr

- LN sau thuế: 306,5 – 76,625 = 229,875 tr

2. Xác định số dư tiền mặt quý I /N (1,5 điểm)

Bảng thu bằng tiền

                                        Đơn vị: trđ

ỉ     Tháng    ưốỳ       

     1    2    3           

Thu ngay tháng n    693    693    693    297      

Thu chậm tháng n +1        297    297          

Tổng    693    990    990         

Bảng chi bằng tiền

                                    Đơn vị: trđ

ỉ     Tháng    ưốỳ       

     1    2    3           

Trả ngay    385    385    385          

Trả chậm            385    770      

Chi phí trực tiếp    30    30    30          

Chi phí BH & QLDN    20    20    20          

Chi lãi vay NH    2    2    2          

Chi lãi vay DH            10    2,5      

Thuế TNDN            10    66,625      

Thuế VAT    20    20    20          

Tổng    457    457    457         

Bảng cân đối ngân quỹ

                                    Đơn vị: trđ

Chỉ tiêu    Tháng 1    Tháng 2    Tháng 3      

Dư đầu kỳ    200    436    969      

Chênh lệch thu-chi    236    533    128      

Dư cuối kỳ    436    969    1.097     

3.Bảng cân đối kế toán (1,5 điểm)

                                        Đơn vị: trđ

Tài sản    Số tiền    Nguồn vốn    Số tiền      

I.Tài sản ngắn hạn    1.496,5    I.Nợ phải trả    1.236,625      

Tiền mặt    1.097    Vay ngắn hạn    200      

Hàng tồn kho    100    Vay dài hạn    200      

Phải thu khách hàng    297    Phải trả người bán    770      

Trả trước người bán    2,5    Phải nộp ngân sách    66,625      

II.Tài sản dài hạn    770    II.Vốn chủ sở hữu    1.029,875      

TSCĐ: nguyên giá    800    Vốn góp    800      

             Khấu hao    (30)    Lợi nhuận chưa phân phối    229,875      

Tổng    2.266,5    Tổng    2.266,5     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 36

Câu 1: (2 điểm)

-Tỉ suất lợi nhuận vốn

+ Khái niệm:

Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ

+ Công thức:

Trong đó Tsv Là tỉ suất lợi nhuận vốn

P: là lợi nhuận trong kỳ   

VBq: Là tổng vốn sản xuất bình quân sử dụng trong kỳ

+ ý nghĩa: chỉ tiêu này nói lên trình độ sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của doanh nghiệp

Tỉ suất lợi nhuận giá thành

+ Khái niệm: Là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ

+ Công thức

Trong đó:

TSZ là tỉ suất lợi nhuận giá thành.

ZTB: Là giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ

P: Là lợi nhuận.

+ ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100đ chi phí thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tiêu thụ.

Tỉ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng

+ Khái niệm: Là quan hệ tỉ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với doanh thu tiêu thụ trong kỳ

+ Công thức

Trong đó :

TST là tỉ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng

T: Là doanh thu bán hàng.

P: Là lợi nhuận bán hàng.

Câu 2: (5 điểm)

1.Xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch                 (2đ)

         Vnc=V 

Xác định tổng lượng luân chuyển năm kế hoạch (M1)

M1=Doanh thu thuần = Doanh thu - Thuế gián thu

Xác định doanh thu thuần năm kế hoạch

Doanh thu sản phẩm A

(13000-13000 x 10%) x 110000=1287triệu đồng

Doanh thu sản phẩm B

(15000-15000 x 5%) x 165000=2351,25triệu đồng

Doanh thu sản phẩm C

(12500-12500 x 10%) x 330000=3712,5 triệu đồng

Tổng doanh thu

1287+2351,25+3712,5=7350,75triệu đồng

Thuế VAT đầu ra của sản phẩm A

  triệu đồng

Thuế VAT đầu ra của sản phẩm B

  triệu đồng

Thuế VAT đầu ra của sản phẩm C

  triệu đồng

Tổng thuế VAT đầu ra của sản phẩm A,B,C là:

117+213,75+337,5=668,25

M1=(7350,75+1767,5)-(668,25+200)=8250 triệu đồng

Xác định tỉ lệ tăng giảm kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo ( t%).

K1=K0-12=72-12=60 ngày

Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch (Vnc)

  triệu đồng

2.Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ                        (0.5đ)

- Đánh giá qua chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ

K1=60 ngày K0=72 ngày

K1<K0

Kết luận: Kỳ luân chuyến vốn lưu động năm kế hoạch ngắn hơn năm báo cáo 12 ngày

- Đánh giá qua chỉ tiêu lần luân chuyển VLĐ

L0=5 vòng , L1=6 vòng

L1>L0

Kết luận: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch nhanh hơn năm báo cáo một vòng

- Mức tiết kiệm VLĐ

+ Mức tiết kiệm tuyệt đối

Kết luận:

Do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp tiết kiệm tuyệt đối một lượng VLĐ là 250 triệu, lượng vốn này có thể rút ra khỏi vòng luân chuyển sử dụng vào việc khác

     + Mức tiết kiệm tương đối

Kết luận: Do tốc độ luân chuyển VLĐ tăng nên doanh nghiệp tiết kiệm tương đối một lượng vốn lưu động là 275,05 triệu đồng, lượng vốn này doanh nghiệp không thể rút ra khỏi vòng luân chuyển mà chỉ lợi dụng bằng cách tăng tổng lượng luân chuyển mà không phải bỏ thêm vốn hoặc ít vốn lưu động

3. Xác định số thuế doanh nghiệp phải nộp ngân sách                    (1.5đ)

- Xác định thuế VAT

Thuế VAT phải nộp=Thuế VAT đầu ra-thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Thuế VAT đầu ra

(668,25+200)-350=518,25 triệu đồng

Xác đinh thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp= thu nhập chịu thuế x Thuế suất

Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp=Doanh thu tính thuế- Chi phí

Doanh thu tính thuế= 8250 trđ

Xác định chi phí

Chi phí của Sản phẩm A

  trđ

Chi phí sản phẩm B

  trđ

Xác định chi phí sản phẩm C

  trđ

Tổng chi phí của sản phẩm tiêu thụ

900,9+1724,25+2970+1200=6795,15 trđ

Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp

8250-6795,15=1454,85trđ

Thuế thu nhập phải nộp

1454,85 x 25%=363,7125 trđ

Tổng thuế phải nộp ngân sách

518,25+363,7125=881,9625trđ

4. Dùng phương pháp giá trị hiện tại thuần để tư vấn cho DN               (1đ)   

Kết luận: NPV>0 doanh nghiệp nên lựa chọn phương án này vì sẽ có lãi.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 37

Câu 1: (2 điểm)

1.Trình bày được khái niệm chi phí sản xuất KD và giá thành sản phẩm của DN (0,5 điểm)

- Chi phí sản xuất (0,25đ)

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và những chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

- Giá thành sản phẩm (0,25đ)

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và những hao phí khác có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành không kể các chi phí đó phát sinh tại thời điểm nào.

2.Trình bày cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh (0,5 điểm)

- Chi phí vật tư trực tiếp: Là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

    - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản mà doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp

    - Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: Tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao tài sản cố định thuộc phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.

    - Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo…

    - Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp như: Tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp, các khoản chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định chung cho doanh nghiệp; các chi phí khác bằng tiền, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp đón, khánh tiết, công tác phí, các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động; các khoản chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi thưởng sáng kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, chi bảo vệ môi trường.

3.Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp (1 điểm)

- Điểm giống nhau giữa CPSX và GTSP (0,25 đ)

    Đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá và những hao phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất

- Điểm khác nhau giữa CPSX  và GTSP (0,75đ)

    Chi phí SX và GTSP có những điểm khác nhau cả về lượng và về chất

- Chất: Giá thành là chi phí SX tính cho mỗi đối tượng đã hoàn thành, CPSX là những chi phí đã chi ra liên quan đến khối lượng SP hoàn thành và khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành.

    - Lượng: CPSX  liên quan đến sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản phẩm dở dang của kỳ trước chuyển sang

    - Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP có thể biểu hiện qua phương trình sau    

CPSX SP dở dang đầu kỳ    +    CPSX chi ra

trong kỳ    =    Giá thành SP trong kỳ    +    CPSX SP dở dang cuối kỳ     

Câu 2: (5 điểm)

1. Tính số tiền khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch  ( 2 điểm)

- Tổng  giá trị TSCĐ phải trích khấu hao đầu năm kế hoạch: (0,25 điểm)

 NGđ = NGđ(4) + NGt (4) – NGg(4) =  13.500 + 650 – 300 = 13.850 trđ

- Tổng giá trị bình quân TSCĐ tăng phải trích khấu hao trong năm kế hoạch: (1 điểm)

NGt bình quân = (NGt * Tsd)/12 =   948,6 trđ

- Tổng giá trị bình quân TSCĐ giảm thôi trích khấu hao trong năm kế hoạch: (0,5 điểm)

NGg bình quân = [(NGg * (12 – Tsd )]/12 =   =502,16 trđ

- Tổng giá trị bình quân TSCĐ phải trích khấu hao: ( 0,25 điểm)

NGkh = NGđ + NGt bình quân – NGg bình quân = 13.850 + 948,6 – 502,16 = 14.296,4 trđ

- Tổng số tiền phải trích khấu hao trong năm: ( 0,25 điểm)

    MKH = 14.296,4 * 10% = 1.429,6 trđ

2. Xác định các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm (2,5 điểm)

- Vốn cố định đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - Số khấu hao luỹ kế đầu kỳ

 + Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ = NGTSCĐ cuối quí 3 + NGTSCĐ tăng q4 – NGTSCĐ giảm q4 = 13.500 + 650 – 300 = 13.850 trđ

+ Khấu hao luỹ kế đầu kỳ = 3.200

Vậy VCĐ đầu kỳ = 13.850 – 3.200 = 10.650 trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định cuối kỳ = NGTSCĐ cuối kỳ - Khấu hao luỹ kế cuối kỳ

+ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = NGđ + NGt – NGg = 13.850 +264 + 618 + 500 + 75 – 730 – 240 – 108  = 14.299 trđ (0,5 điểm)

+ Khấu hao luỹ kế cuối kỳ = Khấu hao luỹ kế đầu kỳ + Số tiền khấu hao tăng trong kỳ - Số tiền khấu hao giảm trong kỳ = 3.200 + 1.429,6 - [(730 * 40%) + (240 * 50%) + 43,2] = 3.200 +1.429,6 – 455,2 =  4.174,4 trđ (0,5 điểm)

 Vậy VCĐ cuối kỳ = 14.299 – 4.174,4 = 10.124,6 trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2 = (10.650+ 10.124,6)/2 = 10.383,7 trđ (0,25 điểm)

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Số dư vốn cố định bình quân trong kỳ = 34.960,8/10.383,7 = 3,36 (0,25 điểm)

-  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ

Mà NGTSCĐ bình quân = (NGTSCĐ đầu kỳ + NGTSCĐ cuối kỳ)/2 =(13.850 + 14.299)/2 = 14.074,5 trđ (0,25 điểm)

Vậy hiệu suất sử dụng TSCĐ = 34.960,8/14.074,5 = 2,48 (0,25 điểm)

3. Tính tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (0,5 điểm)

- Thuế thu nhập DN phải nộp: 2.500 * 0,25 = 625 trđ

- Lợi nhuận sau thuế: 2.500 – 625 = 1.875 trđ

- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế/Số dư bình quân VCĐ trong kỳ = 1.875/10.383,7  = 18 %.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 38

Câu 1: (2 điểm)

1. Trình bày nội dung và phương pháp tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp (1 điểm)

- Đối tượng chịu thuế: Là hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan và thị trường trong nước.

- Đối tượng không chịu thuế:

+ Là các hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo qui định của Chính phủ.

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.

+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ từ khu phi thuế quan này sang khi phi thuế quan khác; hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

- Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu là đối tượng nộp thuế xuất, nhập khẩu.

- Căn cứ tính thuế xuất, nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất.

- Phương pháp tính thuế:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp   

=    Số lượng hàng hóa thực tế XNK   

 x

    Giá tính thuế đơn vị hàng hóa   

 x

    Thuế suất thuế XNK     

    Nếu áp dụng thuế tuyệt đối sẽ lấy số lượng đơn vị từng mặt hàng XNK nhân (x) với mức thuế tuyệt đối của chúng. Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng.

    Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với các cam kết quốc tế. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ được quy định cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

    Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.

    Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với nước ta.

    Thuế suất thông thương áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước không thực hiện đối xử tối huệ quốc, không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam…

2. Tính bài tập (1 điểm)

- Nhập khẩu 12.000 sản phẩm N

Thuế nhập khẩu = (12.000 – 2.000) x 50.000 x10% = 50 trđ (0,25 điểm)

- Nhập khẩu 3.000 sản phẩm M

Thuế nhập khẩu = (3.000 – 300) x 3 x16.200 x15% = 19,683trđ (0,25 điểm)

- Xuất khẩu 20 tấn sản phẩm P

Thuế xuất khẩu = 200 x (4.000.000 + 200.000) x2% =16,8 trđ (0,25 điểm)

Vậy công ty Z phải nộp:

+ Thuế nhập khẩu = 50 + 19,683 = 69.683 trđ (0,5 điểm)

+ Thuế xuất khẩu = 16,8 trđ (0,25 điểm)

Câu 2: (5 điểm)

1. Sản lượng hoà vốn năm kế hoạch thay đổi thế nào so với năm báo cáo (1,5 điểm)

a. Năm báo cáo

- Sản lượng hoà vốn kinh tế là: (0,5 điểm)

Qh =  (sp)

- Sản lượng hoà vốn sau lãi vay (0,5 điểm)

Qh =  sp)

b. Năm kế hoạch

- Sản lượng hoà vốn sau lãi vay (0,5 điểm)

Qh =  (sp)

Vậy sản lượng hoà vốn năm kế hoạch tăng so với năm báo cáo

2. Xác định nhu cầu vốn lưu động của DN năm kế hoạch (1,5 điểm)

+ Hàng tồn kho bình quân trong năm =  trđ

+ Nợ phải thu từ khách hàng trong năm là:   trđ

+ Nợ phải trả bình quân trong năm là:  trđ

+ Tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với DTT là:

=  = 0,195

+ Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch là:

0,195 x 5000 x 1,4 = 1.365 trđ

3. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh  (2 điểm)

- Năm báo cáo (0,5 điểm)

EBT = 5000 – 310 – 500 -200 =2750 trđ

NI = 2750 x (1-0,25) = 2062,5 trđ

VKD bình quân =  trđ

ROA = 

- Năm kế hoạch (0,5 điểm)

EBT = (5000 x1,4) –(310-200) -(500 +50) – 256 = 4164 trđ

NI = EBT (1-t%) = 4164(1-0,25) = 3123 trđ

VKD bình quân =  trđ

ROA = 

- Để đạt được ROA = 15% (1 điểm)

Thì NI = 0,15 x 4425 = 663,75 trđ

EBT =  trđ

Q =  (sp)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 39

Câu 1: (2 điểm)

1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động (0,5 điểm)

- Khái niệm: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

- Đặc điểm:

+ Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.

+ Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

+ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

2.  Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động. (0,5 điểm)

Vốn cố định    Vốn lưu động      

Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định    Vốn lưu động của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản lưu động      

 Vốn cố định trong quá trình chu chuyển không thay đổi hình thái biểu hiện     Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện      

Vốn cố định dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm mới được sáng tạo ra trong kỳ và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh     Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh      

Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển    Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh     

3. Tính bài tập (1 điểm)

- Tính số vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm (0,75 điểm)

       110           130   

ệ       

         2            2           

     4          

 - Số ngày luân chuyển vốn lưu động trong năm N:

    K =   ngày (0,25 điểm)

Câu 2: (5 điểm)

Tính giá thành sản xuất, giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm A, B, C kỳ kế hoạch

1. Số lượng sản phẩm sản xuất năm KH: (0,25 điểm)

 + SP A = (80 + 180 -40) * 1,3 = 286SP

 + SP B = ( 100 + 210 -50) * 1,3 = 338SP

+ SP C = (90 + 190 – 30) * 1,2 = 300 SP

2. Mức tiêu hao vật tư, lao động cho 1đơn vị SP: (0,5 điểm)

+ SP A = (7500*16) +(9500*14) +(5300*8) +(15000*12) = 475.400 đ

+ SP B = (9500*16) +(7500*19) +(5300*11) +(15000*14) = 562.800 đ

+ SP C = (7500 * 17) + (9500 * 15) + (5300 * 10) + (15000 * 11) = 488.000đ

3. Mức tiêu hao lao động cho toàn bộ SP: (0,25 điểm)

+ SP A = 180.000 * 286 = 51.480.000đ

+ SP B = 210.000 * 338 = 70.980.000đ

+ SP C = 165.000 * 300 = 49.500.000đ

4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ 22%: (0,25 điểm)

+ SP A = 51.480.000 x 22% = 11.325.600đ

+ SP B = 70.980.000 x 22% = 15.615.600đ

+ SPC = 49.500.000 x 22% = 10.890.000đ

5. BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính cho 1 đơn vị sản phẩm: (0,25 điểm)

+ SP A = 11.325.600 : 286 = 39.600đ

+ SP B = 15.615.600 : 338 = 46.200đ

+ SP C = 10.890.000 : 300 = 36.300đ

6. Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân SX (1 điểm)

+ Hệ số phân bổ = 124.570.000/(51.480.000 + 70.980.000 + 49.500.000) = 124.570.000/171.960.000 = 0,72

+ SP A = 0,72  * 51.480.000 = 37.065.600 đ

+ SP B = 0,72 * 70.980.000 = 51.105.600 đ

+ SP C = 124.570.000 – 37.065.600 – 51.105.600 = 36.398.800đ

7. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 1 đơn vị SP là: (0,25 điểm)

+ SP A = 37.065.600 /286 = 129.600 đ

+ SP B = 51.105.600 /338 = 151.200 đ

+ SP C = 36.398.800/300 = 121.329đ

8. Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo tiền lương công nhân SX (1 điểm)

+ Hệ số phân bổ = 109.850.000/(51.480.000 + 70.980.000 + 49.500.000) = 109.850.000/171.960.000 = 0,63

+ SP A = 0,63 * 51.480.000 = 32.432.400đ

+ SP B = 0,63 * 70.980.000 = 44.717.400đ

+ SP C = 109.850.000 – 32.432.400 – 44.717.400 = 32.700,2đ

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho 1 đơn vị SP là: (0,25 điểm)

+ SP A = 32.432.400/286 = 113.400 đ

+ SP B = 44.717.400/338 = 132.300 đ

+ SP C = 32.700.200/300 = 109.000đ

10. Giá thành sản xuất 1 đơn vị sản phẩm: (0,5 điểm)

+ SP A = 475.400 + 39.600 + 129.600  = 644.600đ

+ SP B = 562.800 + 46.200 + 151.200   = 760.200đ

+ SP C = 488.000 + 36.300 + 121.329 = 645.629đ

11. Giá thành toàn bộ 1 đơn vị sản phẩm: (0,5 điểm)

+ SP A = 644.600 + 113.400 + 35.000 = 793.000đ

+ SP B = 760.200 + 132.300 + 35.000 = 927.500đ

+ SP C = 645.629 + 109.000 + 35.000 = 789.629đ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 40

Câu 1: (2 điểm)

1. Trình bày khái niệm và giải thích công thức tính lãi đơn, lãi kép

a. Lãi đơn:

- Là số tiền lãi được xác định dựa trên số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu) với 1 lãi suất nhất định

- Đặc điểm: Chỉ có vốn sinh lời còn lãi không sinh lời

- Áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn

- Công thức tính lãi đơn:

Fn = V0 (1 + i.n)

Trong đó:     Fn: Giá trị tương lai (Giá trị đơn) tại thời điểm cuối kỳ thứ n

                  V0: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu)

                  i: Lãi suất/kỳ (kỳ: Tháng, quí, 6 tháng, năm…)

                        n: Số kỳ tính lãi

b. Lãi kép:

 - Là số tiền lãi được xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi của các thời kỳ trước đó được gộp vào vốn gốc để làm căn cứ tính tiền lãi cho các thời kỳ tiếp theo

- Đặc điểm: Chẳng những vốn sinh ra lãi mà lãi cũng sinh ra lãi (lãi mẹ đẻ lãi con)

- Áp dụng trong các nghiệp vụ tài chính dài hạn

- Công thức tính lãi kép:

FVn = V0 (1+i)n

Trong đó:     FVn : Giá trị kép nhận được tại thời điểm cuối kỳ thứ n

                  V0, i, n như trên

2. Tính bài tập (1 điểm)

Đến khi về hưu số tiền ông A nhận được là:

FV = 10 *  (Tra bảng tài chính số 3) = 10* 15,934 = 159,374 trđ

Câu 2: (5 điểm)

1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo qua các chỉ tiêu: số vòng quay, kỳ luân chuyển bình quân và số vốn lưu động có thể tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động so năm báo cáo. (1 điểm)

- Năm báo cáo: L0 = 360/K0 = 360/90 = 4 vòng

K0  = 90 ngày

- Năm kế hoạch: L1 = L0  + 1 = 4 + 1 = 5 vòng

K1  = 360/5 = 72 ngày

- Doanh thu thuần năm kế hoạch: M1 = 3.000 trđ + (5.000 x 120.000) = 3.600 trđ

- Mức tiết kiệm vốn lưu động trong năm kế hoạch =

Vtk = [M1 (K1 – K0)]/360  =   - 180 trđ

2. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm báo cáo và năm kế hoạch. (2 điểm)

a. Năm báo cáo (1 điểm)

- Khấu hao TSCĐ là: 2.000 x 10% = 200 trđ

- VCĐ bình quân =  trđ

- VLĐ bình quân =  trđ

- Vốn kinh doanh bình quân = 750 + 1.100 = 1.850 trđ

- Lợi nhuận của DN (EBT) = 3.000 – 0,75 x 3.000 – (141,1 + 200) – 800 x 10% = 328,9 trđ

- Lợi nhuận sau thuế (NI) = 328,9 (1- 0,25%) = 246,675 trđ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế: ROA = 

b. Năm kế hoạch: (1 điểm)

- Sản lượng tiêu thụ: Q0 = 3.000trđ : 120.000  = 25.000 SP

Q1 = 25.000 + 5.000 = 30.000 SP

- Chi phí biến đổi 1đơn vị sản phẩm : v1 =  = 85.000đ/SP

- Khấu hao TSCĐ = 200 + 620 x 10% = 262 trđ

- Chi phí lãi vay = (800 + 620) x 10% = 142 trđ

- EBT = 30.000 (120 -85) – 262 – 141 – 142 = 504,9 trđ

- Lợi nhuận sau thuế = 504,9 x0,75 = 378,675 trđ

- VCĐ bình quân =  trđ

- VLĐ bình quân =  trđ

- VKD bình quân = 1.179 + 720 = 1.899 trđ

- ROA = 

3. Để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh thêm 5% so với năm báo cáo thì năm kế hoạch công ty cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm. (1 điểm)

- ROA = 0,133 + 0,05 = 0,183

- NI = 0,183 x 1.899 = 347,517 trđ

- EBT =  trđ

- Q =  (sản phẩm)

4. Xác định điểm hoà vốn kinh tế và tài chính năm kế hoạch. (1 điểm)

- Điểm hoà vốn kinh tế

Qh=  (sản phẩm) (0,5 điểm)

- Điểm hoà vốn tài chính

- Qh =  (sản phẩm) (0,5 điểm)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 41

Câu 1: (2 điểm)

1. Khái niệm khấu hao và hao mòn tài sản cố định (0,5 điểm)

- Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản cố định.

- Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó

2. Phân biệt khấu hao và hao mòn TSCĐ (1 điểm)

Hao mòn TSCĐ    Khấu hao TSCĐ      

Khái niệm:

Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ tham gia vào các hoạt động của DN và do các nguyên nhân khác   

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS đó vào giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được sáng tạo ra      

Bản chất:

Là một hiện tượng khách quan mà trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn do các nguyên nhân khác nhau: tham gia vào hoạt động SXKD, các nguyên nhân tự nhiên (hao mòn hữu hình: giảm sút giá trị và giá trị SD), do tiến bộ KHKT gây ra (hao mòn vô hình: giảm sút thuần tuý về mặt giá trị).   

Là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ. Vì TSCĐ được đầu tư mua sắm để sự dụng nên được hiểu như một lượng giá trị hữu dụng được phân phối cho SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Do đó việc trích khấu hao là việc phân phối giá trị sử dụng TSCĐ đồng thời là biện pháp thu hồi vốn.      

Phạm vi:

Tính hao mòn cho tất cả TSCĐ thuộc sở hữu của DN kể cả TSCĐ tham gia vào SXKD hay không tham gia vào SXKD (sử dụng cho hoạt động khác)   

Chỉ tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD      

Mối quan hệ:

Hao mòn TSCĐ là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ   

Trích khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và phải phù hợp với quy định hiện hành về chế độ trích khấu hao TSCĐ do Nhà nước quy định.     

3. Nội dung phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần (0,5 điểm)

a. Nội dung: Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm (còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư). Công thức xác định như sau:

                MKi = Gdi x TKD

    Trong đó:

    MKi : Số khấu hao TSCĐ năm thứ i

    Gdi  : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i

    TKD : Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ

    i      : Thứ tự các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1.n )   

    Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i được xác định bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ trừ đi khấu hao luỹ kế đến đầu năm thứ i.

    Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm ( còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh) được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhân với một hệ số điều chỉnh.

                TKD = TKH x Hd

    Trong đó:

    TKH : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

    Hd   :  Hệ số điều chỉnh

    Theo kinh nghiệm, các nhà kinh tế ở các nước thường sử dụng hệ số như sau:

    - TSCĐ có thời hạn sử dụng 3 đến 4 năm thì hệ số là 1,5

    - TSCĐ có thời hạn sử dụng 5 đến 6 năm thì hệ số là 2

    - TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm trở lên thì hệ số là 2,5.

b. Ưu, nhược điểm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có ưu điểm sau:

    - Giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu. Doanh nghiệp vừa có thể tập trung vốn nhanh từ tiền khấu hao để đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ kịp thời vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình.

    - Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tính chi phí khấu hao trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Điều đó được coi như một biện pháp “ hoãn thuế” cho doanh nghiệp.

    Bên cạnh những ưu điểm trên, nếu doanh nghiệp thực hiện phương pháp này có hạn chế: Giá thành sản phẩm ở những năm đầu của thời hạn khấu hao sẽ cao do phải chịu chi phí khấu hao lớn, điều đó gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, việc tính toán khá phức tạp.

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân sử dụng năm kế hoạch (2,5 điểm)

- Vốn lưu động bình quân năm báo cáo

 V0bq =  trđ (0,25 điểm)

- Số hàng tồn kho sản phẩm A năm kế hoạch là: 20.000 x 10% = 2.000 sp (0,25 điểm)

- Giá thành SX sản phẩm A năm kế hoạch là: Z = 60.000 * 95% = 57.000 (đ/sp) (0,25 điểm)

- Giá thành sản xuất sản phẩm A tiêu thụ năm kế hoạch là:

3.000 * 60.000 + (20.000 -200) * 57.000 = 1.206 trđ (0,25 điểm)

- Chi phí bán hàng và QLDN phân bổ cho SP A là: (0,25 điểm)

1.206 * 10% = 120,6 trđ (0,25 điểm)

- Giá thành toàn bộ sản phẩm A tiêu thụ là: 1.206 + 120,6 = 1.326,6 trđ (0,25 điểm)

- Doanh thu thuần năm kế hoạch của sản phẩm A là:

(3.000 + 20.000 -2.000) * 100.000 = 2.100 trđ (0,25 điểm)

- Doanh thu thuần năm kế hoạch = 2.100 + 600 = 2.700 trđ (0,25 điểm)

- Vốn lưu động bình quân năm kế hoạch là: V1bq =  =  =150trđ (0,25 điểm)

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch qua các chỉ tiêu số vòng quay, kỳ luân chuyển vốn lưu động và số vốn tiết kiệm được so với năm báo cáo. (1 điểm)

- Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo là:

K0 =  =  = 30 ngày;

- Số vòng quay VLĐ năm báo cáo là:

L0 =  vòng

- Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch là:

K1 = K0 – 10 = 30-10 =20 ngày;

- Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch là:

L1 =  18 vòng

Vtk =  =  = - 75 trđ

3. Xác định tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh năm kế hoạch (1,5 điểm)

- Lợi nhuận trước thuế năm kế hoạch là: (2.100 – 1.326,6) + (600 – 475) = 773,4 + 125 = 898,4 trđ

- Lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch là: 898,4 * (1-0,25) = 673,8 trđ

- Vốn cố định đầu kỳ = 1200 – 200 = 1000 trđ

- Vốn cố định cuối kỳ = (1200 + 760 – 180) – (200 + 300 – 144) = 1780 – 356 = 1.424 trđ

- Vốn cố định bình quân =  trđ

- Vốn kinh doanh bình quân = 1.212 + 150 = 1.362 trđ

- ROA1 =  =  = 0,49

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 42

Câu 1:(2 điểm)

1.Trình bày nội dung thuế giá trị gia tăng (1 điểm)

- Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

    - Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế, là đối tượng nộp thuế GTGT.

    - Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ những đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT).

    - Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT bao gồm nhiều loại như hàng hóa, dịch vụ thuộc sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế, những sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, sản phẩm muối, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê; chuyển quyền sử dụng đất; dịch vụ y tế, dịch vụ tín dụng, quĩ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm cây trồng, các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh; dạy học, dạy nghề v.v.

    - Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

    Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT.

    Giá tính thuế GTGT được qui định cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng nội bộ, hàng hóa dùng để trao đổi…

    Ví dụ:

    + Đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.

    + Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu.

    + Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ cùng loại tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

    + Hoạt động cho thuê tài sản thì giá tính thuế là số tiền thuê thu từng kỳ.

    + Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ v.v…

    - Mức thuế suất thuế GTGT được qui định cho từng nhóm hàng, loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần đẩy mạnh khuyến khích phát triển như mức thuế suất thấp nhất (0%) được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; mức trung bình (5%) áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu, đời sống của con người như sản xuất nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ y tế, giáo cụ phục vụ giảng dạy và học tập… và mức cao nhất (10%) áp dụng đối với hoạt động khai thác, hóa chất, mỹ phẩm, khách sạn, du lịch, ăn uống, xây dựng, lắp đặt v.v.

2. Phương pháp tính thuế GTGT: (1 điểm)

    Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

    * Phương pháp khấu trừ thuế:   

Thuế GTGT phải nộp    =

    Thuế GTGT

đầu ra    -    Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ     

Thuế GTGT đầu ra    =

    Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra    x    Thuế suất

thuế GTGT      

    Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.

    * Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:   

Thuế GTGT phải nộp   

=    GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế   

x    Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó     

GTGT của hàng hóa dịch vụ

=    Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ bán ra   

-    Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng     

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng cho các cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm các căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ.

Câu 2: (5 điểm)

2. Với mức sản xuất như trên, công ty lãi hay lỗ? Tính doanh thu hoà vốn, công suất hoà vốn và thời gian hoà vốn? Vẽ đồ thị điểm hòa vốn. (2 điểm)

Qh =  =  =4375 (sp) (0,5 điểm)

Sh = Qh * g = 4375 * 120 = 525 trđ (0,25 điểm)

h% =   (0,25 điểm)

t% =   tháng (0,25 điểm)

Qh < Q = 6.000 sp, Doanh nghiệp lãi

Vẽ đồ thị điểm hoà vốn (0,5 điểm)

2. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. (1,5 điểm)

- Doanh thu của DN trong năm = 6000 * 120.000 = 720 trđ

- Lợi nhuận trước thuế = 720 – 350 – 6 * 40 = 130 trđ (0,25 điểm)

- Lợi nhuận sau thuế = 130 -130 * 25% = 97,5 trđ (0,25 điểm)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =   (0,25 điểm)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: ROA =  (0,25 điểm)

3. (1,5 điểm)

Chi phí SXKD trong 1 năm là: 320 + 350 *10% + 8000 * 40 = 675 trđ

- Doanh thu = 8000 * 110 = 880 trđ

- Lợi nhuận trước thuế = 880 – 675 = 205 trđ

- Lợi nhuận sau thuế = 205 * (1- 0,25) = 153,75 trđ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = 

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: ROA = 

Như vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm kế hoạch đều tăng so với năm báo cáo.

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 43

Câu 1: (2 điểm)

1. Khái niệm điểm hoà vốn: (0,5 điểm)

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng với chi phí đã bỏ ra. Tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ.

Khi xem xét điểm hòa vốn, người ta còn phân biệt ra 2 trường hợp là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.

- Điểm hòa vốn kinh tế là điểm biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh gồm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa tính lãi vay vốn kinh doanh phải trả).

Tại điểm hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế bằng 0.

- Điểm hòa vốn tài chính: là điểm tại đó biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả.

Tại điểm hòa vốn này lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.

2. Viết và giải thích công thức tính sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn (1 điểm)

- Công thức tính sản lượng hoà vốn

    Qh = 

Trong đó:

Qh: là sản lượng sản phẩm cần tiêu thụ để đạt được hòa vốn (Sản lượng hoà vốn)

    F: là tổng chi phí cố định kinh doanh

    v: là chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm

    g: là giá bán đơn vị sản phẩm

- Công thức tính doanh thu hoà vốn

Sh = g x Qh hoặc Sh = 

Trong đó:

F: Tổng định phí

        V: Tổng biến phí

        S: Tổng doanh thu

3. Vẽ và mô tả đồ thị điểm hoà vốn (0,5 điểm)

0x: Là đường biểu thị sản lượng bán ra

    0y: Là trục biểu thị tổng doanh thu (S) và tổng chi phí (TC)

    MF: Biểu thị chi phí cố định

    0v: Biểu thị chi phí biến đổi

    MTC: Là đường tổng chi phí (MTC //0v)

      0S: Là đường doanh thu

    I: Là điểm hòa vốn

    Sh: Là doanh thu hòa vốn

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định số tiền khấu hao của DN A năm kế hoạch (2 điểm)

- Tổng giá trị TSCĐ phải trích khấu hao ở đầu năm KH là: 18.700  + 550 – 300 =

 18. 950 trđ (0,25 điểm)

- Nguyên giá TSCĐ tăng trong tháng 9 = (20.000 x 18.000) + 36.000.000 + 14.000.000 = 410 trđ (0,25 điểm)

- NGt  bình quân tăng trong năm phải trích KH

 =   trđ (0,5 điểm)

- NGg bình quân giảm trong năm ko phải trích KH

=  trđ (0,5 điểm)

- Tổng giá trị bình quân phải trích khấu hao năm kế hoạch:

NGkh bình quân = NGđ + NGbq tăng – NGbq giảm = 18.950 + 797 – 392,5 =

19.354,5 (0,25 điểm)

- Tổng giá trị bq phải trích KH  năm kế hoạch:Mkh = 19.354,5* 10% = 1.935,45 (0,25 điểm)

2. Tính hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN  (2 điểm)

- NGTSCĐ đầu kỳ = 18700 + 550 – 300 = 18.950

- VCĐ đầu kỳ = NGTSCĐ đầu kỳ - Số tiền khấu hao luỹ kế đầu kỳ = 18.950 – 6.200 = 12.750 trđ

- NGTSCĐ cuối kỳ = 18.750 + 525 + 320 + 410 + 250 – 150 – 400 -240  = 19.765 trđ (0,5 điểm)

- KH luỹ kế cuối kỳ = 6.200 + 1.935,45 – [(150 * 80%) + (400 *40%) + (240 * 70%)] 

            = 6.200 + 1935,45 – 328 = 7.807,45 trđ (0,5 đỉêm)

- VCĐ cuối kỳ = NGTSCĐ cuối kỳ - Số tiền KH luỹ kế cuối kỳ = 19.765 – 7.807,45 = 11.957,55 trđ

- Số dư VCĐ bq trong kỳ = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2  = (12.750 + 11957,55)/2 = 12.353,77 trđ

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định = DTT /Số dư VCĐ bq  = 40.000/ 12.353,77 = 2,91

- NG bình quân TSCĐ = 

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 40.000/19.359 = 3,06

3. Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh năm kế hoạch. (1 điểm)

- Lợi nhuận sau thuế  = 2.820 * (1-0,25) =  2.115trđ

- Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm kế hoạch:

Vbq1=  trđ

- Vốn kinh doanh bình quân = 12.353,77 + 10.000 = 22.353,77 trđ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD =   9,46%

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 44

Câu 1: (2 điểm)

1. So sánh thuê vận hành và thuê tài chính (1 điểm)

Tiêu thức    Thuê vận hành    Thuê tài chính      

1. Quyền sở hữu    Tách biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng.    Giống như thuê vận hành.      

2. Thời hạn thuê    Rất ngắn so với thời gian sử dụng của tài sản thuê.    Thường dài hơn 60% thời gian sử dụng của tài sản thuê.      

3. Quyền huỷ ngang hợp đồng    Được huỷ ngang hợp đồng thuê.    Không được quyền huỷ ngang hợp đồng.      

4. Rủi ro    Người cho thuê chịu mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản cho thuê.    Người thuê chịu mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản được thuê.      

5. Chi phí    Người cho thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo trì, dịch vụ, phí bảo hiểm.    Người thuê chịu mọi chi phí vận hành, bảo trì, dịch vụ, phí bảo hiểm.      

6. ưu đãi về thuế    Người cho thuê hưởng và khấu trừ vào tiền thuê.    Người thuê hưởng và khấu trừ vào tiền thuê.      

7. Tiền bồi thường về BH    Người cho thuê hưởng.    Người cho thuê hưởng.      

8. Cung ứng tài sản thuê    Tài sản thuê do người cho thuê cung cấp.    Tài sản cho thuê thường do người thuê đặt hàng, giao nhận và sử dụng.      

9. Tiền bán TS    Tiền thu được do bán tài sản thuê thuộc về người cho thuê.    Tiền bán tài sản lớn hơn so với giá qui định của người cho thuê thì người thuê hưởng.      

10. Các loại tài sản thường thuê    Máy photocopy, vi tính, thiết bị gia dụng, thiết bị văn phòng,…    Bất động sản, tàu biển, máy bay, thiết bị văn phòng,…     

2. Phân tích các điểm lợi và bất lợi của việc thuê tài chính của doanh nghiệp phi tài chính (1 điểm)

* Những điểm lợi và bất lợi của việc sử dụng thuê tài chính

Đối với doanh nghiệp (phi tài chính) việc sử dụng thuê tài chính có những điểm lợi sau:

ü    Thuê tài chính là một công cụ tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể tăng vốn kinh doanh trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh.

    +  Sử dụng thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp huy động nhanh chóng một lượng vốn lớn dưới dạng tài sản cố định. Như vậy, với số vốn hạn chế doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh.

    +   Sử dụng hình thức bán và tái thuê có thể giúp cho doanh nghiệp có thêm vốn kinh doanh nhất là tăng thêm vốn lưu động mà quyền sử dụng đối với các loại TSCĐ của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên.

    +   Sử dụng phương thức thuê tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động và sử dụng vốn vay so với các hình thức vay khác.

ü    Sử dụng thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, chớp được kịp thời cơ hội kinh doanh. Bởi lẽ:

Người đi thuê có quyền lựa chọn các tài sản thiết bị và thoả thuận trước về hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp. Sau đó mới yêu cầu Công ty cho thuê tài chính tài trợ. Do vậy, có thể rút ngắn được thời gian tiến hành đầu tư vào tài sản thiết bị.

Mặt khác, Công ty thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lý rộng rãi và có đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ nên có thể tư vấn hữu ích cho người thuê về kỹ thuật, công nghệ của thiết bị mà người thuê cần sử dụng. Tránh được những rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản.

Điểm bất lợi chủ yếu đối với doanh nghiệp khi sử dụng thuê tài chính là phải chịu chi phí sử dụng vốn với mức độ tương đối cao so với tín dụng thông thường. Gồm: vốn gốc, lãi vay, lợi nhuận hợp lý, chi phí quản lý đã được khấu trừ về việc khuyến khích các loại thuế mà tài sản được hưởng.

Câu 2: (5 điểm)

1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch  (1,5 điểm)

- Áp dụng công thức Vnc =   V0bq * M1/M0 (1 + t%)

+ V0bq  = (1.200 + 1.310 + 1.350 +1.400 )/4 = 5.260/4 = 1.315 trđ (0,25 điểm)

+ M0 = (Doanh thu tiêu thụ 3 quí - thuế GTGT phải nộp 3 quí) + (Doanh thu tiêu thụ quí 4 - thuế GTGT phải nộp quí 4) = (3.150 - 650) + (1.675-230) = 3.945 trđ (0,25 điểm)

+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch  = (3.150 + 1675) * 1,5 = 4.825 *1,5 = 7.237,5 trđ (0,25 điểm)

 M1 = 7237,5 – 1150 – 45 = 6.042,5 trđ (0,25 điểm)

t% =  (K1 – K0 )/K0

K0  = (360*V0bq ) /M0 = (360 * 1.315) / 3.945 = 473.400/3.945 = 120 ngày

K1 = 120 -20 = 100 ngày

 t%  = ( 100- 120)/120 = - 0,166 (0,25 điểm)

Vậy Vnc = 1315 * (6042,5/3945) * (1-0,166) = 1.679.815.000đồng (0,25 điểm)

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu số lần luân chuyển, kỳ luân chuyển vốn lưu động (1 điểm)

Lbc = M0/V0bq = 3945/1315 = 3 vòng

Lkh = M1/V1bq = 6042,5/1679,815 = 3,6 vòng

Kbc = 360/3 = 120 ngày

Kkh = 360/3,6 = 100 ngày

Đánh giá: Năm kế hoạch, số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 20 ngày so năm báo cáo, vòng quay vốn lưu động tăng từ 3 vòng lên 3,6 vòng, chứng tỏ DN đã sử dụng hiệu quả vốn lưu động hiện có.

3. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. (0,5 điểm)

Vtktgđ  = M1/360 (K1 – K0) = 6042,5/360(100-120) = - 120850/360 = -335.694.444đ

Vậy số vốn lưu động tiết kiệm tương đối là: 335.694.444 đ

4. Tính tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch  (2 điểm)

- Lợi nhuận năm kế hoạch = 30% doanh thu thuần năm kế hoạch = 0,3 *M1 = 0,3 * 6042,5 = 1812,75 trđ (0,25 điểm)

- Thuế thu nhập = 25% lợi nhuận = 0,25 * 1812,75 = 453,18 trđ (0,25 điểm)

- Lợi nhuận sau thuế = 1812,75 – 453,18 = 1.359,56 trđ (0,25điểm)

- Vốn cố định đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - số khấu hao luỹ kế đầu kỳ

 = (5300 + 600 -300) = 5.600 -1650 = 3.950 trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ - số khấu hao luỹ kế cuối kỳ

+ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = 5.600 +450 -500 = 5.550 trđ (0,25 điểm)

+ Số khấu hao luỹ kế cuối kỳ = 1.650 +165 – (500 * 0,5) = 1.815 – 250 = 1.565 (0,5 điểm)

Vốn cố định cuối kỳ = 5.550 – 1.565 = 3.985 trđ (0,25 điểm)

- Vốn cố định bình quân = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2 =( 3.950 + 3.985)/2 = 7.935/2 =3.967,5 trđ (0,25 điểm)

Vậy tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch = Lợi nhuận trước (sau) thuế/Số dư bình quân vốn sản xuất = 1.359,56/(3.967,5 + 1.679,815) = 1.359,56/5.647,315 = 24%. (0,5 điểm)

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I

(2007 – 2010)

NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

Mã đề thi: KTDNLT 45

Câu 1: (2 điểm)

1. Trình bày được khái niệm và đặc điểm của trái phiếu (0,5 điểm)

-Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là người phát hành với tư cách là người đi vay. Người mua trái phiếu là người cho vay còn gọi là trái chủ

- Trái phiếu là chứng khoán nợ, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn.

- Trái phiếu luôn có kỳ hạn thanh toán và được xác định trước.

- Lợi tức trái phiếu được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Khi công ty bị thanh lý giải thể, người mua trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước người nắm giữ cổ phiếu.

- Người mua trái phiếu là người cho công ty vay, họ không có quyền tham gia vào việc quản lý công ty và nói chung không phải chịu rủi ro của công ty

2. Phân tích được những điểm lợi và điểm bất lợi khi phát hành trái phiếu tại doanh nghiệp (1,5 điểm)

a.Những điểm lợi cơ bản khi phát hành trái phiếu:

Một là, lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Ở hầu hết các nước , lợi tức trái phiếu được xem như một khoản chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này có lợi cho doanh nghiệp do giảm bớt số thuế phải nộp vào Nhà nước (tiết kiệm tiền thuế), tăng thu nhập của các chủ sở hữu.

Hai là, lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định

Lợi tức trái phiếu thường được xác định trước và thường thấp hơn lợi tức cổ phiếu ưu đãi. Nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong kinh doanh, có khả năng thu lợi nhuận thì việc sử dụng trái phiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các trái chủ

Ba là, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi; vì vậy, chi phí cho việc tuyên truyền quảng cáo, phát hành và bán trái phiếu là thấp hơn.

Bốn là, chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ

Trái chủ là chủ nợ của doanh nghiệp, trái chủ không có quyền biểu quyết. Do vậy, việc phát hành trái phiếu để huy động tăng vốn không ảnh hưởng gì tới quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hiện hành.

Năm là, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt

Khi doanh nghiệp làm ăn thành đạt, khả năng thu lợi nhuận là chắc chắn có thể tăng huy động vốn vay nhằm mở rộng thị trường và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Ngược lại, khi thị trường biến động theo hướng bất lợi, để thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động giảm vốn bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn (nếu doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể mua lại). Vì vậy, trái phiếu được doanh nghiệp sử dụng một cách linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

b. Những điểm bất lợi khi phát hành trái phiếu

Thứ nhất, buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn

Sử dụng trái phiếu buộc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả lợi tức cố định và đúng kỳ hạn cho các trái chủ. Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định, doanh nghiệp không có đủ nguồn tài chính để trang trải lợi tức trái phiếu.

Làm tăng hệ số nợ của DN

Thứ hai, làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp

Phát hành trái phiếu chính là huy động thêm vốn vay qua thị trường. Do vậy việc tăng vốn bằng cách  phát hành trái phiếu sẽ làm tăng hệ số nợ và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Điều này một mặt có thể nâng cao thu nhập của chủ sở hữu khi doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, cũng làm tăng nguy cơ rủi ro, đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

Thứ ba, phải trả nợ gốc đúng kỳ hạn

Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kỳ hạn hoàn trả, do vậy doanh nghiệp buộc phải lo việc hoàn trả tiền vay đúng kỳ hạn. Nếu một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận dao động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưa doanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản.

Thứ tư, sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài

Tác động của việc sử dụng nợ dưới hình thức trái phiếu tới doanh nghiệp mang tính hai mặt: Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng trái phiếu có thể giúp doanh nghiệp tăng vốn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng kinh doanh, nhưng nếu việc đầu tư của doanh nghiệp không đúng hướng hoặc trong bối cảnh của thị trường có sự biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp như: Giá trị tiền tệ tăng lên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật... thì việc phải hoàn trả lợi tức và một số nợ lớn trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp.

Thứ năm, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp cũng có giới hạn nhất định

Các doanh nghiệp không thể để hệ số nợ vượt quá xa mức thông thường của doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh (hệ số nợ trung bình của ngành) – đó là giới hạn an toàn về mặt tài chính mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm trong tổ chức nguồn vốn của mình. Do đó, hệ số chính là yếu tố đặt giới hạn cho khả năng vay nợ nói chung, cũng như việc sử dụng trái phiếu nói riêng của doanh nghiệp.

Câu 2: ( 5 điểm)

1. Tính số lượng sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch.(1 điểm)

Xác định số lượng sản phẩm tồn kho năm báo cáo chuyển sang đầu năm kế hoạch.

SđA  = 20 + 450 - 445 = 25

SđB  =18 +370 + 373 =15

Xác đinh số lượng sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch

StA  =25 + 460  - 35  = 450

StB  = 15 +350  - 65  = 300

 Xác định chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý phân bổ cho các loại sản phẩm;(các chi phí trên phân bổ theo tiền lương của công nhân trực tiếp và chỉ phân bổ cho số lượng sản phẩm tiêu thụ).

2. Xác định những chi phí trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm.(0,5 điểm)

ảụ     Sản phẩm A    Sản phẩm B      

     Đơn giá    Đ/Mức    Tiền    Đ/Mức    Tiền      

1 NVL chính    9.550 đ/kg    120 kg    1.140.000    90 kg    855.000      

2,VL phụ    1.500 đ/kg    10 kg    15.000    12 kg    18.000      

3, Tiền lương CNTT    15.000 đ/giờ    40 giờ    600.000    35 giờ    525.000      

BHXH của CNTT        20% TL    120.000        105.000     

3. Tính tiền lương của công nhân trực tiếp của 2 loại sản phẩm

(0,5 điểm)

TLSPA = 600.000 đ/SP  X 450 SP = 270.000.000 đ.

TLSPB = 525.000 đ/SP X 300 SP = 157.500.000 đ

Tổng cộng                                         427.500.000 đ

2.3. Phân bổ chi phí sản xuất chung (0,5 điểm)

4.. Phân bổ chi phí Quản lý DN (0,5 điểm)

5. Lập bảng tính giá thành toàn bộ cho 1 đơn vị sản phẩm và cho số lượng sản phẩm A,B năm kế hoạch. (2 điểm)

Bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm năm kế hoạch

TT    Khoản mục    SPA    SPB      

1    Chi phí NVL Trực tiếp              

    NVL chính    1.140.000    855.000      

    Vật liệu phụ    15.000    18.000      

2    Chi phí nhân công trực tiếp              

    TL CN trực tiếp SX    600.000    525.000      

    BHXH CN trực tiếp    120.000    105.000      

3     Chi phí SX chung    247.298    216.386      

    Giá thành sản xuất              

4,    Chi phí bán hàng    220.000    210.000      

5    Chi phí QLDN    344.702    301.614      

    Giá thành toàn bộ    2.687.000    2.231.000     

Giá thành sản lượng Hàng hóa tiêu thu năm kế hoạch. (1 điểm)

TT    Khoản mục    450 SPA    300 SPB      

1    Chi phí NVL Trực tiếp    519.750.000    261.900.000      

    NVL chính    513.000.000    256.500.000      

    Vật liệu phụ    6.750.000    5.400.000      

2    Chi phí nhân công trực tiếp    324.000.000    189.000.000      

    TL CN trực tiếp SX    270.000.000    157.500.000      

    BHXH CN trực tiếp    54.000.000    31.500.000      

3     Chi phí SX chung    111.284.211    64.915.789      

    Giá thành sản xuất    955.034.211    515.815.789      

4,    Chi phí bán hàng    99.000.000    63.000.000      

5    Chi phí QLDN    155.115.789    90.484.211      

    Giá thành toàn bộ    1.209.150.000    669.300.000     

6. Tính chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành của những sản phẩm so sánh được năm kế hoạch so với năm báo cáo. (0,5 điểm)

TT    Chỉ tiêu    SPA    SPB    Tổng      

1    SL hh tiêu thụ năm kế hoạch    450    300          

2    Giá thành đơn vị năm N-1    3.009.440    2.342.550          

3    Giá thành đơn vị năm N    2.687.000    2.231.000          

4    Si1  X  Zi1    1.209.150.000    669.300.000    1.878.450.000      

5    Si1  X  Zi0    1.354.248.000    702.765.000    2.057.013.000      

6    Mức hạ giá thành    - 135.098.000    - 33,465.000    -178.563.000      

7    Tỷ lệ hạ giá thành    - 10,7%    - 4,8%    - 8,7%      

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #moonbee