Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

LHPTK 7

CHƯƠNG  VII

QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN, NGHĨA VỤ

CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

I. QUYỀN CON NGƯỜI

1. Khái niệm Quyền con người

Trong khoa học pháp lý, các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại. Nhằm mục đích bảo vệ những quyền tự nhiên này của con người những sự xâm phạm của bất kể chủ thể nào, nên

xã hội loài người đã phải tạo ra cho mình một thiết chế có trách nhiệm đảm bảo những quyền này. Thiết chế được sau này gọi là nhà nước. Đúng như những điều được ghi nhận trong Bản "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ năm 1776:

"Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng, mọi người đều  sinh  ra  có  quyền  bình  đẳng.  Tạo  hóa  đã  ban  cho  họ  những quyền  không  ai  có  thể  xâm  phạm  được,  trong  những  quyền  đó  có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Rằng  để  đảm  bảo  những  quyền  lợi  này,  các  chính  phủ  được thành lập ra trong nhân dân và có được những quyền lợi chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính  quyền  nào  đó  phá  vỡ  những  mục  tiêu  này,  thì  nhân  dân  có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền  mới,  đặt  trên  nền  tảng những  nguyên  tắc  cũng  như  tổ  chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất

đối với an ninh và hạnh phúc của họ".1

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp năm 1789 cũng khẳng định một nội dung tương tự:

Những người đại diện của nhân dân Pháp, tổ chức thành Quốc hội cho rằng, sự không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người, là những nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại chính phủ  đã quyết định nêu trong một bản Tuyên  ngôn  long  trọng  về  những  quyền  tự  nhiên,  không  thể  tước đoạt và thiêng liêng của con người; nhằm để cho bản Tuyên ngôn này luôn nằm trong ý thức của mỗi thành viên xã hội và luôn luôn nhắc nhở họ về những quyền và nghĩa vụ của bản thân; nhằm để cho mọi hành động của quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp có thể  bất  cứ  lúc  nào  có  thể  đối  chiếu  với  mục  đích  của  mỗi thể  chế chính  trị  đóvà  được  tôn  trọng  hơn;  nhằm  để  cho  các  yêu  cầu  của mọi công dân nay được dựa trên những nguyên tắc đơn giản không

1  Xem, Tuyên ngôn Độc lập 1776 và Hiến pháp của Hoa kỳ,1787.

thể chối cãi, sẽ luôn luôn hướng vào sự giữ gìn hiến pháp và   vào hạnh phúc của mọi con người.

-           Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền,

1789 của Pháp quốc

Từ  những  quyền  con  người  của  các  nhà  nước  phát  triển  đã  trở  thành  quyền  con người của Liên hợp quốc. Quyền con người được luật pháp quốc tế bảo vệ. Ngày 19-

12-1966  Đại  hội  đồng  Liên  Hiệp  quốc  đã  thông  qua  hai  công  ước  quốc  tế  về  các quyền con người. Công ước thứ nhất có hiệu lực từ ngày 23-3-1976 bảo vệ các quyền dân sự và chính trị. Công ước thứ hai có hiệu lực từ ngày 3-1-1976 bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.

Quyền con người như  những điều đã được phân tích ở phần trên đã trở thành đối tượng điều chỉnh quan trọng của Hiến pháp. Một nội dung quan trọng của Hiến pháp. Mục đích của quy định này như là một bản cam kết của nhà nước phải thực hiện an toàn và sự phát triển của con người.

II. KHÁI NIỆM CÔNG DÂN

Quan hệ giữa Nhà nước và dân cư (các cá nhân) sống trên lãnh thổ là mối quan hệ nền tảng trong mỗi quốc gia. Quan hệ đó thể hiện trong các quyền và nghĩa vụ được quy định tạo thành địa vị pháp lý của cá nhân. Địa vị pháp lý này nhiều, ít tùy thuộc vào tính chất của Nhà nước (quân chủ chuyên chế, dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa)

và vào tính công dân của người đó (là công dân, người không quốc tịch hay người nước ngoài).  Do  đó  việc  xác  định  tính  công  dân  (quốc  tịch)  của  một  cá  nhân  là  một  yếu  tố trong việc quy định địa vị pháp lý của cá nhân.

Công dân là bộ phận dân cư chủ yếu của một Nhà nước bao gồm những người được xác định lệ thuộc pháp lý đối với Nhà nước đó. Người là công dân của Nhà nước sở tại

thì được hưởng đầy đủ những quyền và lợi ích tương xứng và đồng thời phải gánh vác những nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Những cá nhân không phải là công dân thì chỉ được hưởng một số quyền lợi và gánh vác những nghĩa vụ không đầy đủ so với những người là công dân theo quy định của pháp luật nước sở tại và các hiệp ước được ký kết hoặc phê chuẩn.

Khái niệm công dân được gắn liền với khái niệm quốc tịch. Người là công dân của Nhà nước nào thì có quốc tịch của nước đó. Điều 49 Hiến pháp nước ta quy định "Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam". Khái niệm quốc tịch được dùng để phân biệt công dân của một nước với công dân của nước khác và với người không phải là công dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Khái niệm quốc tịch được định nghĩa thông dụng trên thế giới. Theo từ điển Bách khoa luật của Liên Xô cũ thì "Quốc tịch là sự quy thuộc về mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền cho cá nhân là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài. Về phần mình, công dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và

hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước1. Theo Từ điển luật của Mỹ "Quốc tịch là một

đặc tính phát sinh từ sự kiện quy thuộc của một người vào một quốc gia hay một Nhà

1  Từ điển Bách khoa luật. NXB "Bách khoa toàn thư Xô viết" N. 1984, Tr.75

nước2. Theo Từ điển Oxford của Anh "Quốc tịch là sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó". 3  Luật quốc tịch Việt Nam (1998) định nghĩa: "Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”4.

Như vậy, quốc tịch là trạng thái pháp lý xác định mối quan hệ lệ thuộc giữa một cá nhân với một Nhà nước nhất định. Người có quốc tịch (là công dân) sẽ chịu sự tài phán tuyệt đối của Nhà nước, đồng thời được hưởng đầy đủ mọi năng lực pháp lý với sự bảo

hộ của Nhà nước cả trong đất nước cũng như ở nước ngoài.

Trong trạng thái pháp lý trên, mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân có quốc tịch

(công dân) được thể hiện như sau: Thứ nhất, Nhà nước bằng pháp luật, quy định quyền

và nghĩa vụ công dân; Thứ hai, công dân phải có nghĩa vụ tuân theo pháp luật mà Nhà nước của mình đặt ra dù họ ở trong hoặc ngoài nước; Thứ ba, Nhà nước có quyền phán xét, xử lý tuyệt đối các hành vi của công dân của mình đồng thời phải có trách nhiệm bảo

hộ quyền và lợi ích của công dân cả ở trong và ngoài nước.

Khi nói quốc tịch hay công dân là nói tới sự lệ thuộc của một cá nhân vào một Nhà nước nhất định chứ không phải đối với một đất nước. Trên một đất nước, qua các giai đoạn lịch sử có thể có những nhà nước (chế độ) khác nhau tồn tại. Quan hệ Nhà nước công dân bao giờ cũng là quan hệ giữa công dân với một Nhà nước cụ thể. Hiện nay ở nước ta đó là quan hệ giữa công dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân Việt Nam của các chế độ trước được hưởng quyền và sự bảo

hộ kế thừa của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Sự tồn tại của Nhà nước luôn luôn gắn liền với một quốc tịch thống nhất. Trong từng trường hợp Nhà nước được tổ  chức dưới hình thức liên bang thì quốc tịch (công dân) của các lãnh thổ hợp thành (bang, cộng hòa) đồng thời là công quốc tịch (côngdân) của Nhà nước liên bang.

Để xác định công dân (quốc tịch) của mình, Nhà nước ban hành luật quốc tịch. Đó

là một chế định luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập tính lệ thuộc giữa một bên là các cá nhân sống trên lãnh thổ và bên kia là Nhà nước. Luật quốc tịch là tổng thể các quy phạm quy định về sự có, mất, thay đổi quốc tịch, quốc tịch của người chưa thành niên, thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề về quốc tịch. Hiện nay, ngoài Hiến pháp, có Luật quốc tịch Việt Nam và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành luật Quốc tịch Việt Nam - là những văn bản điều chỉnh vấn

đề quốc tịch.

III. KHÁI NIỆM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN  CỦA CÔNG DÂN

Mặc dù hiến pháp thành văn trên thế giới đều được thừa nhận là văn bản quy định chế độ nhà nước dân chủ của mỗi một quốc gia, nhưng trong nội dụng của các bản hiến pháp này đều chứa đựng một phần các quy định về nhân quyền. Hoặc trong trường hợp

2  Black Laws Dictionary. West publishing Co.1990.

3  The Oxford Dictionary for the business world. Oxford University Press. 1993.

4  Luật quốc tịch Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 20-5-1998

không có thì cũng phải có quy định thừa nhận nhân quyền như là một trong những nội dung của Hiến pháp.

Từ xã hội mông muội công xã nguyên thủy sang xã hội chiếm hữu nô lệ, Nhà nước

có vai trò cực lớn trong bước tiến này đã giúp con người từ xã hội mông muội sang một

xã hội văn minh. Nhưng trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến, Nhà nước thể hiện sự tha hóa của mình, bộc lộ những yếu điểm cần phải thay đổi. Cách mạng

tư  sản  đã đứng ra với nhiệm vụ thay đổi xã hội phong kiến và Nhà nước phong kiến, chấm dứt hiện tượng quyền lực vô hạn định, thần bí của Nhà nước mà nhà vua lúc bấy

giờ là đại diện. Cùng với đòi hỏi lớn lao này là đòi hỏi chấm dứt "xã hội thần dân" một xã hội, mà đại bộ phận cư dân tạo nên xã hội không có quyền hạn mà chỉ có gánh vác nghĩa

vụ.

Với đòi hỏi hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà Vua đã xuất hiện một văn bản hạn  chế  quyền  lực  của  nhà  Vua.  Đó  là  hiến  pháp.  Với  đòi  hỏi  khẳng  định  quyền  con người của các thần dân xuất hiện các Tuyên ngôn về Nhân quyền. Hai vấn đề này gắn bó mật thiết với nhau. Hiến pháp bên cạnh việc hạn chế quyền lực của Nhà nước đồng thời cũng khẳng định quyền lực của Nhà nước không xuất phát từ chỗ thần bí, từ thiên đình,

mà xuất phát từ nhân dân. Tuyên ngôn Nhân quyền không đơn giản chỉ tuyên bố quyền của con người trong lĩnh vực chính trị, khẳng định sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức Nhà nước. Sự hạn chế quyền lực của nhà Vua cũng chính là nhằm mục đích khẳng định quyền con người trong lĩnh vực chính trị.

Vì vậy, nếu như hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thì Tuyên ngôn Nhân quyền cũng có một hiệu lực chí ít là như vậy, nếu như không là cao hơn.

Việc tuyên bố quyền con người trong lịch sử có hai hình thức biểu hiện. Hình thức

thứ nhất, bản Tuyên ngôn Nhân quyền riêng biệt và hình thức thứ hai là một phần (một chương) của hiến pháp.

Phần mở đầu Hiến pháp Đệ ngũ Cộng hòa Pháp 1958 viết:

"Nhân dân Pháp long trọng tuyên bố trung thành với bản tuyên ngôn nhân quyền và những nguyên tắc về chủ quyền  ấn định trong bản Tuyên ngôn nhân quyền 1789".

Quy định này chứng tỏ rằng Tuyên ngôn nhân quyền 1789 còn có hiệu lực cao hơn, hoặc ít nhất là có hiệu lực pháp lý như của Hiến pháp năm 1958 của Pháp hiện nay.

Hiến pháp Mỹ 1787 là hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, chỉ có 7 điều nói về

tổ chức Nhà nước, không hề có điều nào nói về nhân quyền (trừ quyền chính trị). Ngay

sau khi mới thông qua bản hiến pháp này đã gặp mọi sự chỉ trích rất lớn vì không có quy

định về nhân quyền. Khắc phục khiếm khuyết này, năm 1791 phải chỉnh lý ngay bằng 10

tu chính án. 10 tu chính án này chính là những quy định về vấn đề nhân quyền của người Mỹ. Bản hiến pháp gồm bảy điều được gọi là chính văn và bản tu chính án gọi là phần phụ văn.

Nếu việc tách Tuyên ngôn nhân quyền ra khỏi hiến pháp bằng một Tuyên ngôn Nhân quyền riêng, có hiệu lực pháp cao như Hiến pháp thường có ở các nước tư bản phát triển,

thì đối với các nước chậm phát triển,   nhân quyền lại là một phần quan trọng nằm ngay trong hiến pháp, thành một chương riêng hay thành một phần riêng của bản Hiến pháp.

Nước Việt Nam chúng ta cũng theo một quy luật như vậy, nhân quyền được chứa đựng trong 1 chương của hiến pháp. Ngay từ năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước  Việt Nam  đã  dành  một  chương  long  trọng  cho  những  quy  định về nhân quyền -

"Chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" là chương thứ hai sau chương về chính thể. Mặc dù các hiến pháp của Nhà nước Việt nam không có quy định chung về nhân quyền, nhưng mọi quy định của chúng ta về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đều phải dựa trên những quy định về  quyền con người.

Điểm khác các nước tư bản phát triển ở chỗ, nhân quyền Việt Nam thường gắn liền

với quyền dân tộc. Sở sĩ có hiện tượng như vậy, vì vốn dĩ trước đây, đất nước Việt Nam nằm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Quốc và thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Trong thời kỳ này tất cả mọi người dân Việt Nam không có quyền công dân, mà đều là thuộc dân, không khác nào thân phận của những người nô lệ. Sau khi được giải phóng bằng một cuộc đấu tranh giành độc lập, mọi người dân nô lệ nói trên đều trở thành công dân. Vì vậy, bên cạnh quy định quyền con người cho công dân Việt Nam, Hiến pháp đồng thời cũng gắn liền việc định ra những trách nhiệm cơ bản của công dân. Theo nguyên tắc bình đẳng, khác thời đại phong kiến ở chỗ, trong xã hội chúng ta không có một hạng người nào chỉ hưởng quyền lợi mà không gánh vác nghĩa vụ và ngược lại.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn luôn gắn liền với vấn đề quốc tịch là

nội dung biểu hiện của vấn đề quốc tịch. Có quốc tịch thì mới có quyền và nghĩa vụ cơ

bản của công dân; không có điều ngược lại. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là hạt nhân cơ bản của quy chế công dân.

Những quyền và nghĩa vụ được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong mỗi một Nhà nước được gọi là quyền và nghĩa vụ cơ bản. Việc quy định như vậy vì những quyền và nghĩa vụ này xuất phát từ nhân quyền; việc thành lập ra Nhà nước tiến

bộ để bảo vệ chúng và không được xâm phạm trong khi thực hiện quyền lực của mình.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, là những quyền, nghĩa vụ được Nhà nước quy định trong Hiến pháp. Những quyền và nghĩa vụ này được hiến pháp quy định cho

tất cả mọi công dân, hoặc cho cả một tầng lớp, một giai cấp,  không quy định cho từng người trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Những quyền này thường được xuất phát từ quyền con người: "Được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc, không ai có thể xâm phạm". Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi một công dân.

IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Những  nguyên  tắc  của  chế  định  quyền  và  nghĩa  vụ  cơ  bản  công  dân  là  những  tư tưởng chính trị - pháp lý chủ đạo, làm cơ sở nền tảng cho việc Hiến pháp quy định quy chế pháp lý của công dân.

Theo Hiến pháp năm 1992, Nhà nước ta xây dựng chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, làm cốt lõi cho quy chế pháp lý của công dân dựa trên các nguyên tắc cơ bản (các nguyên tắc hiến pháp) sau đây:

a. Quyền công dân xuất phát từ quyền con người trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội hay còn gọi là nguyên tắc tôn trọng các quyền con người.

Nhà nước ta từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn tôn trọng các quyền con người, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hóa một cách cụ thể ở các hiến pháp trước đây.

Với hiến pháp 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người được thể chế hóa trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Đây là một bước phát triển quan trọng của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp (Điều 50).

b. Nguyên tắc quyền không tách rời nghĩa vụ của công dân

Thuở mới ra đời trong Cách mạng Tư sản con người chỉ gắn với quyền lợi, mà chưa gắn với  trách nhiệm của con người. Thực ra quyền và nghĩa vụ là hai mặt của quyền làm chủ của công dân. Công dân muốn được hưởng quyền thì phải gánh vác nghĩa vụ. Gánh vác, thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho các quyền công dân được thực hiện. Trong xã hội loài người chúng ta không thể có một số người nào đó chỉ chuyên hưởng quyền lợi, mà không gánh vác nghĩa vụ. Thay vì của những chế độ chính trị trước

đó gắn liền với thần quyền, quyền lực nhà nước không thuộc về đa số nhân dân, mà chỉ thuộc về một số ít giòng dõi quý tộc, mà ngược lại đa số nhân dân bị áp bức bóc lột, họ không  có  nhân  quyền.  Nên  vấn  đề  nhân  quyền  được  đặt  ra  như  là  một  điều  kiện  tiên quyết cho việc thay đổi chế độ nhà nước (Chế độ chính trị). Nhưng sau sự thành công của Cách  mạng  tư  sản,  người  ta  lại  phải  nhấn  mạnh  thêm  cả  nghĩa  vụ  của  các  công  dân. Nhưng quyền con người trong nhiều trường hợp vẫn phải được nhấn mạnh, một khi vẫn còn sự hiện diện của nhà nước.

Nhà  nước  đảm  bảo  cho  các  công  dân  những  quyền  lợi  hợp  pháp  nhưng  mặt  khác cũng đòi hỏi mọi công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Vì  vậy,  khi  mỗi  người  thực  hiện  trọn  vẹn  nghĩa  vụ  của  mình  tức  là  bảo  đảm  cho người khác thực hiện quyền lợi của họ. Đối với mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân cũng vậy. Nhà nước chỉ có thể đảm bảo cho các công dân quyền lợi hợp pháp của họ chừng nào mà các công dân và các tổ chức của họ thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối

với Nhà nước.

c. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên

tắc cơ bản của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bản chất của bình đẳng

thể hiện ở sự công nhận giá trị bình đẳng của tất cả mọi người trong các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, không chấp nhận phân biệt bằng tình trạng giai cấp, tình trạng tài sản, .

Theo quan điểm của Mác và Enghen, sự bình đẳng phải được hiểu bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Enghen đã viết: "Bình đẳng về nghĩa vụ đối với chúng ta là một bổ sung quan trọng vào sự bình đẳng về quyền lợi của nền dân chủ tư sản"1. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp năm 1992 của nước ta quy định một cách toàn diện và

đầy đủ. Điều 54 Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú,

đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật". Điều 63 Hiến pháp mới xác định quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã

hội và gia đình. Luật pháp không nên phân biệt mọi người dựa trên những cơ sở như tuổi,

1  Mác - Ănghen. Tuyển tập, tập 22, tr.235 (bản tiếng Nga).

chiều cao, giới tính, chủng tộc, hay tôn giáo, thì đồng thời luật pháp cũng không muốn buộc tất cả mọi người, dù người đó ở vào hoàn cảnh nào, lại phải bị đối xử giống hệt như nhau.Theo  quan  điểm  của  Hiến  pháp,  dưới  con  mắt  của  pháp  luật,  trên  đất  nước  này không hề có một tầng lớp công dân nào được coi là tầng lớp thượng lưu đóng vai trò thống trị. Theo quy định của Hiến pháp ở Việt nam không có sự phân biệt đẳng cấp. Hiến pháp của chúng ta không quan tâm đến màu da, và sẽ không biết và không chấp nhận bất

cứ sự phân biệt giai cấp nào giữa các công dân.

Khả năng thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới được Nhà nước đảm bảo không những bằng cách tạo điều kiện cho phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng trong lĩnh vực tham gia quản lý   công việc của Nhà nước và xã hội, trong lĩnh vực lao động, tiền lương, nghỉ ngơi; học tập mà còn bình đẳng bằng sự bảo hộ đặc biệt của Nhà nước

đối với bà  mẹ và trẻ em, bằng cách quy định người phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau

khi sinh đẻ mà vẫn được hưởng nguyên lương, bằng việc tăng cường xây dựng hệ thống nhà hộ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, tăng cường giáo dục chính sách dân số và sinh đẻ có kế hoạch vv...

Về quyền bình đẳng, Hiến pháp còn quy định sự bình đẳng  của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 5). Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng. Nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới được thi hành nghiêm chỉnh.

d. Nguyên tắc hiện thực của quyền và nghĩa vụ của công dân

Một trong những nguyên tắc quan trọng của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân là nguyên tắc tính hiện thực của quyền và nghĩa vụ của công dân. Nguyên tắc này đòi

hỏi các quyền và nghĩa vụ ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác phải là quyền và nghĩa vụ có cơ sở, điều kiện thực hiện được trong thực tế cuộc sống. Các quyền của công dân được quy định trong hiến pháp   không là những mong muốn tốt đẹp của nhà nước, mà nhà nước phải có trách nhiệm to lớn trong việc bảo đảm cho những quyền

ấy được thực hiện tren thực tế.

Nếu những quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước không thực hiện được trong thực tiễn thì chúng chẳng có giá trị tích cực, mà ngược lại chúng có tác dụng tiêu cực. Hiến pháp 1980 được xây dựng trong giai đoạn còn tồn tại chế độ quan liêu, bao cấp và chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, vì vậy có những điều quy định  trong  Hiến  pháp  về  quyền  của  công  dân  không  phù  hợp  với  điều  kiện  thực  tiễn khách quan. Ví dụ: Điều 60 quy định chế độ học không phải trả tiền; Điều 61 quy định: "Nhà nước khám bệnh và chữa bệnh không phải mất tiền". Hiến pháp mới năm 1992 đã khắc phục những nhược điểm của Hiến pháp 1980, bảo đảm tính hiện thực của quyền và nghĩa vụ của công dân bằng những quy định mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của

đất nước. Sửa đổi Điều 60 Hiến pháp 1980, Điều 59 Hiến pháp 1992 quy định: "Học tập

là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí, công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp".

Về chế độ bảo vệ sức khỏe, Hiến pháp năm 1992 quy định phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Sửa đổi Điều 61 Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 quy định

"Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe, Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí..." (Điều 61).

Nói đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng đồng thời là nói đến việc bảo đảm cho những quyền và nghĩa vụ ấy có hiệu lực thực hiện trên thực tế. Việc quy định quyền lợi của công dân trong hiến pháp, không đơn giản là việc ghi nhận, phó mặc việc thực hiện những quyền lợi đó tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh việc ghi nhận quyền lợi kể cả quy định nghĩa vụ cho công dân Nhà nước phải gánh chịu việc bảo đảm cho những quyền và nghĩa vụ đó có điều kiện thực hiện. Quyền của công dân đồng thời cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, mà các cơ quan Nhà nước phải đứng ra gánh chịu. Đó là những bảo đảm của Nhà nước để những quyền lợi của công dân được thực hiện.

Ví dụ, để quyền tự do kinh doanh của công dân được thực hiện theo Điều 57 Hiến pháp, Nhà nước phải bảo đảm quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng (Điều 28), hoặc "Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa" (Điều 23). Hay một

ví dụ khác, để công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, thì Nhà nước phải có trách nhiệm xử lý nghiêm minh những người có trách nhiệm trong cơ quan Nhà nước làm

trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố xét xử gây thiệt hại cho người khác; và người bị bắt, giam giữ, truy tố xét xử trái pháp luật được bồi thường thiệt hại về vật chất

và phục hồi danh dự.

V. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

Nằm  trong  khu  vực  Đông  Nam  Châu  ¸,  Việt  Nam  cũng  như  nhiều  nước  khác

trong khu vực có chế độ chính trị phong kiến hơi dài và sau đấy là chế độ thuộc địa  của

các đế quốc thực dân, nên Việt Nam không có một   nền lập hiến cũng như nhân quyền như nhiều nước khác ở Phương Tây.   Khi chúng ta đang phải đấu tranh để thoát khỏi cảnh nô lệ thì ở các nước phương Tây đã trở thành các nhà nước văn minh dân chủ. Họ

có cả Nhân quyền và có cả Hiến pháp.  Để theo kịp các nhà nước phương Tây, để có cả Hiến pháp và Nhân quyền, người dân nước Việt nam phải trải qua một cuộc chiến đầy gian khổ là phải đấu   tranh để giành độc lập. Độc lập như là một vấn đề tiên quyết cho việc giải quyết vấn đề nhân quyền  và đảm bảo cho việc thực hiện nhân quyền.

Và mãi cho đến năm 1945, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vấn đề tiên quyết trên mới được giải quyết.

Và bắt đầu từ đây, ở nước Việt nam chúng ta  Hiến pháp và kèm theo đó là vấn đề Nhân quyền cho đại đa số cư dân sống trong lãnh thổ Việt Nam mới có cơ sở được đặt ra. Ở đây  sự  gắn  kết  giữa        không  chỉ  2  vế  giữa  hiến  pháp  và  nhân  quyền  như  các  nước  ở phương Tây, mà phải là 3, thêm một lĩnh vực nữa là chủ quyền quốc gia, sự độc lập dân tộc. Vấn đề độc lập dân tộc này, như là  một trong những nền tảng quan trọng tạo nên sự đặc thù của vấn đề bảo vệ con người, nhân quyền của Việt nam.

Trong một hoàn cảnh như vậy, mà trong bản Tuyên Ngôn độc lập ngày 2 tháng 9

năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta nhắc tới quyền con người, rồi suy rộng ra

là quyền tự quyết của dân tộc làm  căn nguyên cho việc đấu tranh giành độc lập của nước Việt nam, cũng là mở đầu bản Tuyên ngôn cho sự ra đời của một Nhà nước Việt nam kiểu mới là một điều rất hiếm có, và là một sự sáng tạo lớn   lao của Người.   Và có lẽ cũng chính vì đó mà Hồ  Chủ Tịch, vị lãnh tụ kính yêu  của chúng ta không những chỉ là một nhà cộng sản quốc tế, mà còn là một nhà dân tộc chủ nghĩa.

"Đáng chú ý là các điều mà Hồ Chủ Tịch "suy rộng ra" ấy, thì ngày nay, Hội nghị

thế giới về nhân quyền họp ngày 25 tháng 6 năm 1993 đã biến thành quy phạm của Luật

Quốc tế hiện đại. Hội nghị tuyên bố: "Quyền dân tộc tự quyết không thể bị tước đoạt", và coi việc khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền".1

Cách  mạng  Thámg  Tám  vừa  mới  thành  công,  ngay  tại  phiên  họp  đầu  tiên  của

Chính phủ Lâm thời, Người đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên càng sớm, càng tốt

với mục đích để nhân dân thực hiện quyền tự do chính trị của mình bầu ra một Quốc hội,

và Quốc hội này có quyền thông qua một bản Hiến pháp ghi nhận quyền tự do và dân chủ cho nhân dân. Người chỉ rõ: “Nước ta đã bị chế độ quân chủ cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có hiến pháp dân chủ.”2

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người đã gắn liền với bản văn hiến pháp. Hiến pháp không những chỉ là bản văn quy định việc tổ chức nhà nước,

mà còn là bản văn bảo đảm việc thực hiện nhân quyền, mà tựu trung là quyền tự do dân

chủ cho nhân dân Việt Nam.

Trước khi quy định quyền con người của người dân Việt nam và việc quy định có tính chất ngăn ngừa những bản tính xấu của con người có thể sẩy ra khi cầm quyền lực nhà nước, các hiến pháp của Nhà nước Việt nam đều quy định bản chất quyền lực nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đây là cơ sở đầu tiên tính nhân bản của Hiến pháp Việt nam. Điều 1 của Hiến pháp năm 1946 quy định:

“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”

Các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 đều có những điều khoản tương tự..

Lịch sử nền lập  hiến của chúng ta mới được hơn một nửa thế kỷ, chưa bằng một phần tư của các nước có nên lập hiến lâu đời. Nhưng so với của nước nói trên  hiến pháp của chúng ta cũng có thể hiện những tính   nhân bản nhất định. Một phần là sự tiếp thu thành quả văn minh văn hoá của nhân loại, một phần nữa gần như là quy luật của vấn đề,

tức là có cả khía cạnh chủ quan và có cả khía cạnh của khách quan.

Những biểu hiện của tính nhân bản trong các Hiến pháp Việt nam cũng như của

các nhà nước khác trên thế giới được thể hiện ở hai lĩnh vực: Quy định về quyền con người nhằm mục đích chống lại tất cả những chủ thể muốn đàn áp con người, trong đó có

cả từ phía các quan chức biến chất của các cơ quan Nhà nước và quy định nhằm ngăn ngừa những bản tính xấu của con người đảm trách các công việc của nhà nước, đảm bảo

họ luôn luôn có những hành vi tốt vì nhân dân, vì đất nước.  Cả hai lĩnh vực trên đều có mục đích của việc bảo vệ con người Việt nam và những người sinh sống trên lãnh thổ Việt nam.

Như  phần  trên  đã  nêu,  ở  Việt  nam  không  có  một  bản  Tuyên  ngôn  nhân  quyền riêng, mà những quy định về quyền con người là một phần nằm trong nội dung của bản hiến pháp, được thể hiện trong việc quy định quyền và nghiã vụ cơ bản của công dân. Vì vậy hiến pháp và quyền con người, tức quyền công dân có sự gắn bó mật thiết với nhau

và cùng có phải có một cơ sở nền tảng là độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc khỏi ách nô

lệ của thực dân phong kiến.

“Nền lập hiến Việt nam ra đời tương đối muộn, trong thời kỳ hiện

đại của lịch sử dân tộc, nhưng là xét về mặt thời gian, điều còn quan trọng

1Xem, Vũ Đình Hoè: Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam: Một mô hình mới - Hiến pháp dân tộc và dân chủ. Trong cuốn Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam của Văn phòng Quốc hội.

NXB Chính trị quốc gia  1998, tr.67

2  Xem, Hồ Chí Minh, Tuyển tập. Tập 1.  NXB Sự thật,  Hà nội 1980, tr.356.

hơn, xét về mặt nội dung, tinh thần , bản chất, nó không chỉ trùng khớp mà ngay từ đầu đã thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ, gắn bó chặt chẽ, bộ phận không thể thiếu được của cuộc đấu tranh quyết liệt, kiên trì của toàn thể nhân dân Việt nam vì độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân, vì quyền sống làm người của mỗi cá nhân.”1

Trong  tư  duy  của  Hồ  Chí  Minh,  quan  niệm  về  độc  lập,  tự  do  của  nhân  dân  và

quyền  làm  người  (nhân  quyền)  của  mỗi  cá  nhân  gắn  quyện  với  nhau  và  điều  rất  đặc trưng, chủ quyền của dân tộc, tự do của nhân dân, các quyền tự do, dân chủ của cá nhân trong một nhà nước phải được thể chế hoá bằng hiến pháp - đạo luật cơ bản.2

Cũng như ở nhiều nước khác, nhân quyền – quyền con người  và hiến pháp – bản văn có hiệu lực pháp lý tối cao, quy định việc tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt nam, ngay từ buổi ban đầu đã gắn kết chặt chẽ với nhau, được quy định chung trong một

văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao và cùng được gọi chung là hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, khai sinh ra nước Việt nam ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh,

vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã nhắc tới quyền con người, rồi suy rộng ra là quyền tự quyết của dân tộc làm  căn nguyên cho việc đấu tranh giành độc lập của nước  Việt nam khỏi ách thống trị của chế độ thực dân và phong kiến.

Sự suy luận trên là một sự sáng tạo rất lớn của Người và sau này đã trở thành một trong nhnhững nguyên tắc lớn của luật pháp quóc tế thời hiện đại. Đó là quyền tự quyết của cá dân tộc.  Và có lẽ cũng chính vì đó mà Hồ  Chủ Tịch của chúng ta không những

chỉ là một nhà cộng sản quốc tế, mà còn là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Cách mạng Thámg Tám vừa mới thành công, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên càng sớm, càng tốt với mục đích để nhân dân thực hiện quyền tự  do chính trị của mình bầu ra một Quốc hội, và Quốc hội này có quyền

thông qua một bản Hiến pháp ghi nhận quyền tự do và dân chủ cho nhân dân. Người chỉ

rõ:  “Nước  ta  đã  bị  chế  độ  quân  chủ  cai  trị  rồi  đến  chế  độ  thực  dân  không  kém  phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do

dân chủ. Chúng ta phải có hiến pháp dân chủ.”3  Ngay từ những buổi ban đầu của nền cộng hoà vị đứng đầu Nhà nước đã thấy rõ sự gắn kết  mật thiết giữa quyền con người và hiến pháp.

Ưu điểm nổi bật của Hiến pháp năm 1946 là ở chỗ, ra đời ngay trong những năm đầu tiên của chính quyền nhân dân còn non trẻ, trong khi đang phải tập trung lo toan, ứng phó với các công việc nội trị, ngoại giao ngổn ngang trăm mối, đã vẫn dành sự quan tâm

to lớn đặc biệt cho vấn đề quyền cơ bản của công dân.

Bản Hiến pháp 1946 chỉ có 70 điều, nhưng đã dành cho việc quy định quyền và nghĩa vụ của công dân đến 18 điều, được trình bày tập trung vào một chương với tên là “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân ”-  Chương II chỉ sau chương I là Chính thể.  Hiến pháp

đã phản ánh đúng cái trạng thái tâm lý đổi đời trở thành con người thực sự của toàn xã

hội mà cuộc cách mạng vì nhân   dân vừa đưa lại. Trạng thái sung sướng được làm con người tự do đã được   một trong những vị đại biểu Quốc hội, một chí sỹ lão thành, cụ Huỳnh Thúc Kháng thể hiện trong 2 câu thơ như một lời reo mừng sảng khoái:

“Sướng ôi là sướng,

1  Xem, Nguyễn Đình Lộc: Hiến pháp Việt nam và quyền con người. Trong cuốn Hiến pháp, pháp luËt và quyền con

người. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chi Minh và Viện Raoul Wallenberg về quyền con người và luật nhân đạo,

Đại học Lund, Thuỵ điển. Hà Nội 5-2001, tr. 99.

2  Xem, Nguyễn Đình Lộc. Sđ d, tr. 99

3  Xem, Hồ Chí Minh Tuyển tập. Tập 1 NXB Sự thật , Hà Nội 1980, tr.356.

Thoát thân nô mà làm chủ nhân ông.”1

Nội dung của quyền con người trong Bản Hiến pháp đầu tiên được thể hiện bằng quyền công dân Việt nam gồm:

Quyền được bình đẳng: Tất cả các công dân Việt nam ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hoá (Điều 6); bình đẳng trước pháp luật đều được

tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc (Điều 7); bình đẳng giữa các dân tộc (Điều

8); bình đẳng nam nữ (Điều 9).

Quyền được tự do: Công dân Việt nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản,

tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10); quyền bất khả xâm phạm về thân thể (tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân); về thư tín, về nhà ở không ai được xâm phạm

trái pháp luật (Điều 11).

Quyền tự do dân chủ, mà trước hết là quyền tự do dân chủ trong chính trị. Tất cả công dân Việt nam đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình  (Điều 7). Chế độ bầu cử là đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín. Tất cả công dân Việt nam  từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử (Điều 18); quyền bãi miễn các đại biểu dân  cử  (Điều 20); quyền phán quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến  vận mệnh quốc gia (Điều 21).

So với các hiến pháp trước đây, quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng được quy định đầy đủ và chi tiết hơn trong hiến pháp hiện hành: Đó là các quyền tư hữu tài sản, quyền lợi của các giới cần lao trí thức (Điều 12) và  của những lao động chân tay (Điều

13) được bảo đảm; nền sơ học là cưỡng bách và không học phí, học sinh nghèo được

Chính phủ giúp đỡ, tư nhân được mở các trường dạy học một cách tự do theo chương trình của nhà nước, công dân các dân tộc thiểu được học tiếng của mình, những người già

cả và tàn tật được nhà nước giúp đỡ (Điều 14)...

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người đã gắn liền với bản văn hiến pháp. Hiến pháp không những chỉ là bản văn quy định việc tổ chức nhà nước,

mà còn là bản văn bảo đảm việc thực hiện nhân quyền, mà tựu trung là quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt nam.

Như vậy, với Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên trong lịch sử, địa vị pháp lý của công dân được xác lập gắn liền với việc dân tộc dành được độc lập. Có thể nói rằng,  mặc

dù ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Hiến pháp năm 1946 đã long trọng ghi nhận những giá trị quyền con người mà nhân dân ta dã giành được. Đó là một nội dung cốt lõi của Hiến pháp dân chủ.

Nhận xét về bản hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh cho rằng:

“Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn, nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực

tế. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới, nước Việt nam độc lập. Hiến pháp đó đã tuyên

bố với thế giới biết dân tộc Việt nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố

với thế giới: phụ nữ đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự

do của một công  dân ... Hiến pháp đó cũng đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc.”

Di sản hiến định mà Hiến pháp năm 1946 để lại cho 5 Hiến pháp sau – Hiến pháp

1959; Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 là rất lớn. Các bản Hiến pháp sau này

đều có kế thừa và phát triển các quy định và các nguyên tắc của Hiến pháp 1946. Cả ba

1  Xem, Nguyễn Đình Lộc. Sđ d , tr. 102

Hiến pháp cũng đều dành hẳn 1 chương riêng để quy định quyền và nghĩa vụ của công dân, và luôn luôn được đặt vào vị trí trang trọng chỉ sau các chương về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng, và trước các chương quy định về

các cơ quan Nhà nước.

Cùng với sự phát triển của đất nước, càng ngày quyền dân chủ của nhân dân càng được  mở  rộng. Số  lượng  các điều  khoản  của  Hiến pháp dành quy định  các  quyền  của công dân tăng dân theo thời gian. Hiến pháp sau bao giờ cũng có số điều khoản dành cho quyền  công  dân  lớn hơn  của Hiến pháp trước. Nếu như  ở Hiến pháp năm 1946 có 18 điều, thì ở Hiến pháp năm 1959 là 21; Hiến pháp năm 1980 – 29 điều; Hiến pháp năm

1992 -34 điều. Ở mỗi hiến pháp sau các quyền công dân không phải là sự sao chép một cách cơ học các quy định của các hiến pháp trước, mà là sự kế thừa và phát triển trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước. Về nguyên tắc nội hàm các quyền công dân càng ngày được mở rộng hơn và cũng cụ thể hơn. Ví dụ: Nếu như ở Hiến pháp đầu tiên 1946 quyền sở hữu tài sản của công dân được ghi nhận một cách khái quát là: “Quyền tư hữu

tài sản của  công dân Việt nam được bảo đảm,” thì ở Hiến pháp năm 1992 quyền đó được quy định một cách mở rộng thành những yếu tố cấu thành và các loại hình cụ thể của quyền tư hữu. Đó là việc quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn và các tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các

tổ chức kinh tế khác ” (Điều 58).

Các quyền của công dân càng ngày càng được bổ sung và càng được cụ thể hơn.

Ví dụ như quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, phục hồi danh dự, khi bị bắt, bị giam giữ và xét xử trái pháp luật; quyền được khiếu nại, tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất

cứ cá nhân nào (Điều 72 và 73 của Hiến pháp năm 1992). Khác với các hiến pháp trước đây, nhất là Hiến pháp năm 1980, khi quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, Hiến pháp năm 1992 rất cân nhắc và đến khả năng thực thi của các quyền của công dân, tránh

xu hướng chủ quan duy ý chí. Các quyền cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 1980 đã được chỉnh lý lại cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của thời

kỳ của quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như quyền của mọi công dân đều có việc làm, đều có nhà ở, có quyền học tập không mất tiền... thành nghĩa vụ từ phía nhà nước tạo những điều kiện  thuận lợi, để nhân dân có việc làm, có nhà ở và được học tập....

Điều đặc biệt ở đây là do quan niệm quá giản đơn và quá vội vàng cho việc đảm bảo một cách tuyệt đối khỏi mọi sự bất  công đối với mọi người do nguồn gốc tài sản gây

ra, mà các hiến pháp sau này, của năm 1959 và năm 1980 không thừa nhận sở hữu tư nhân.  Trong những năm chiến tranh quy định này có tác dụng rất lớn cho việc vận động nhân  dân  tập  trung  sức  người,  sức  của  cho  sự  thắng  lợi  của  công  cuộc  kháng  chiến. Nhưng sang công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, thì quy định trên lại là nguồn gốc

cho sự cào bằng và thờ ơ với tư liệu sản xuất, theo kiểu ‘cha chung, không ai khóc’, mà dẫn đến tình trạng lãng phí của công, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản, nạn tham ô công quỹ tràn lan và trở nên phổ biến. Khắc phục yếu điểm này và thể hiện nhận thức mới của chúng ta về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 1992 thừa nhận quyền tư hữu như là một trong những quyền cơ bản nhất của côn dân. Việc xác định

lại quyền tư hữu của công dân – một trong những quyền cơ bản nhất của con người là một nội dung căn bản nhất của việc thông qua bản Hiến pháp năm 1992 – Hiến pháp của

  Mặc dù theo quy định của Hiến pháp năm 1959,  loại hình sở hữu tư nhân vẫn được thừa nhận. Nhưng vì lẽ phải tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, bằng các cuộc cải tạo công thương và  công cuộc hợp tác hoá nông

nghiệp, mọi tư liệu sản xuất của tư sản và ruộng đất của nông dân đều đưa vào tập thể , vào sở hữu của nhà nước

dưới hình thức  công tư hợp doanh, làm ăn tập thể  hoặc có thể bị quốc hữu hoá.

thời kỳ đổi mới và nhận thức lại các quy luật khách quan của thời kỳ quá độ tiến lên chủ

nghĩa xã hội.

Với tinh thần mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế, quyền của công dân Việt nam cũng là chủ yếu quyền con người ở Việt Nam trong Hiến pháp năm 1992 đang hiện hành không những chỉ được quy định trong chương quyền và nghĩa vụ của công dân, mà còn được quy định ở các chương khác, nhất là của Chương II -  Chế độ kinh tế. Điều 15 của Chương II này quy định: “Nhà nước phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩavới cơ cấu nhiều thành phần và các hình thức sản xuất, kinh doanh đa dạng.” Điều 21 của Hiến pháp này quy định: “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế, dân sinh.” Đây như là những hệ quả của việc xác nhận quyền con người trong lĩnh vực tài sản. Chính những quy định này đã có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong những năm qua.

Như phần trên đã nêu, mặc dù ngay từ khi mới thành lập ra nhà nước Dân chủ đầu tiên ở nước ta Hồ Chủ Tịch đã chú ý đến vấn đề nhân quyền, như là một trong những nguyên nhân căn bản cho việc sinh ra nhà nước Việt Nam độc lập, nhưng thay vì vấn đề nhân quyền  của chúng ta không như của các nhà nước tư bản phát triển khác được đặt ra trong bối cảnh của một cuộc cách mạng xã hội từ phong kiến sang dân chủ tư bản, mà là

từ một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, nên vấn đề nhân quyền đã nhanh chóng trở thành vấn đề dân quyền và chủ quyền của cả quốc gia.

Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao, Việt nam chúng ta không có một bản Tuyên ngôn nhân quyền riêng, và không có quy định của thể về nhân quyền, mà

chỉ có chương quy định quyền công dân trong các hiến pháp. Vì vậy, theo quy định của Hiến pháp Việt nam, quyền công dân chính là nội dung nhân quyền  chủ  yếu  của Việt Nam.

Để chống lại những luận điệu của các lực lượng thù địch muốn xuyên tạc sự thật

về vấn đề nhân quyền ở Việt  Nam, Hiến pháp 1992 quy định xác định rõ: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá

và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.”

VI.  HÖ thèng CÁC  QUYỀN  VÀ  NGHĨA  VỤ  CƠ  BẢN  CỦA  CÔNG  DÂN THEO HIẾN PHÁP 1992

Để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam theo Hiến pháp 1992 ta có thể phân chia các quyền của công dân theo các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội thành các quyền về chính trị, các quyền về kinh

tế, văn hóa, xã hội, các quyền về tự do cá nhân.

a.  Các  quyền  về  chính  trị  bao  gồm:  quyền  tham  gia  quản  lý  Nhà  nước  và  xã  hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53).

Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước của xã hội "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước; đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội, giáo dục v.v... của đất nước tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, các tổ chức xã hội...

Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước là một quyền chính trị cực kỳ quan trọng của công dân. Nhờ quyền bầu cử mà các công dân có thể lựa chọn những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, và quyền lợi của mình vào các

cơ  quan  quyền  lực  Nhà  nước,  giải  quyết  những  vấn  đề  quan  trọng  nhất  của  đất  nước. Chính ở quyền này, nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình, thực hiện   quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình.

Theo Điều 54 Hiến pháp 1992 quy định: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam

nữ, thành phần, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ

18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội

và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật. Cụ thể hóa điều 54 Hiến pháp

1992, Nhà nước ta đã ban hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 18-4-1992 (thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VII) thay thế cho Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 18-12-1980. Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ban hành ngày 18-4-1992 và Luật bầu  cử  đại biểu  Hội đồng  nhân  dân  ban  hành  ngày  14-9-1994, những  người  không  có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những người mất trí và những người bị tòa án tước quyền bầu cử và ứng cử.

Bên cạnh việc có quyền tham gia trực tiếp vào các công việc quản lý Nhà nước, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định (Điều 74).

Liên quan mật thiết đến quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan Nhà nước của công dân là các quyền tự do dân chủ của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,

tự do hội họp, tự do biểu tình. Điều 69 Hiến pháp quy định:

"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, có quyền lập hội, quyền hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật".

b. Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

- Quyền sở hữu tư nhân  và quyền tài sản

Con người sinh ra và lớn lên luôn luôn gắn với quyền sở hữu và quyền tài sản của mình. Bên cạnh nhiệm vụ và mục tiêu của nhà nước phải bảo vệ an toàn tính mạng cho cá nhân /công dân là nhiệm vụ và mục tiêu không kém phần quan trọng của nhà nước là bảo

vệ an toàn tính mạng cho cá nhân /công dân. Do sự nhận thức không đầy đủ, mà những năm trước đây của các Hiến pháp  1959, Hiến pháp  1980 của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không quy định công dân có quyền tư hữu, và quyền tài sản. Chính những quy định này đã là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khủng hoảng kinh tế xã

họi vào những năm cuối cùng của thập kỷ tám mươi của thế kỷ XX, buộc Đảng và Nhà nước phải tiến hành công cuộc đổi mới .       Một trong những vấn đề cơ bản nhất được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền sở hữu tư

nhân và quyền tài sản. Với sự ghi nhận này đã làm cho sự vận hành của xã hội có một sự thay đổi rất đáng kể. Tài sản hợp pháp của các doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu

sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và

Điều 18. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt

Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.

Nhà nước  bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của

các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá.

Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức

theo thời giá thị trường.

Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.

- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (Điều 57).

So với các Hiến pháp trước đây, đây là một quy định hoàn toàn mới, nó được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước gắn liền với việc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế hàng hóa thị trường nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế làm cho dân giàu, nước mạnh. Theo quy định của Hiến pháp công dân có quyền  kinh doanh sản xuất, có quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh

tế khác. Trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, người lao động có thể góp vốn, góp sức hợp

tác sản xuất kinh doanh trong các tổ chức kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức với quy mô

và mức độ tập thể hóa thích hợp. Kinh tế cá thể được hoạt động trong các ngành nghề

theo quy định của pháp luật. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển. Tổ chức và

cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động. Kinh tế tư bản tư nhân được phép phát triển trong các ngành có lợi cho quốc kế dân sinh  do  pháp  luật  quy  định,  có  thể  được  liên  doanh  với  các  tổ  chức  kinh  tế  khác,  với doanh nghiệp Nhà nước nhiều hình thức. Doanh ngiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có

thể liên doanh với cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Dựa trên cơ  sở  các quy định của hiến  pháp  -  mấy  năm gần  đây Quốc hội đã tăng cường công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Nhằm tạo ra hành lang pháp lý

an toàn tin cậy cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Luật doanh nghiệp, các luật về đầu tư, luật phá sản doanh nghiệp, luật cạnh tranh và chống độc quyền…

- Quyền lao động.

Lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải, vật chất và

giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước ban hành chính sách chế độ bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thời gian lao động, chế

độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và

những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động (Điều 55 và 56). Cũng như Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 xác định lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân. Quyền lao động kết hợp chặt chẽ với nghĩa vụ lao động. Đó là sự kết hợp hài hòa những yêu cầu của cuộc sống xã

hội với nhu cầu của cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, phải thấy rằng so với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 quy định chặt chẽ hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của đất

nước. Việc quy định "quyền có việc làm của công dân trong Hiến pháp 1980 không hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Thực tế cho thấy rằng việc đảm bảo cho mọi công dân có việc làm không phải là một vấn đề giản đơn. Ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển và có thể chế dân chủ thì "quyền có việc làm" cho mọi người vẫn là một vấn đề búc xúc. Vì vậy Hiến pháp 1992 xác định không những chỉ có Nhà nước, mà còn cả xã hội đều có trách nhiệm tạo ra việc làm cho công dân" Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc   làm cho người lao động", đó là quy định đúng đắn nhất. Nó phù hợp với đường lối kinh tế của Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên nhiều hình thức  sở hữu về tư liệu sản xuất. Phù hợp với mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.

Dựa trên những quy định Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Quốc hội kỳ họp thứ 5 khóa IX đã thông qua Bộ luật lao động. Đây là bộ luật thứ ba của nước ta sau hai bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự.

Bộ  luật lao động bảo vệ quyền  làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy sáng tạo và

tài  năng  của  người  lao động  trí  óc  và  lao động  chân  tay,  của  người quản  lý  lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ trong xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động. Góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

- Quyền học tập.

Cũng như lao động, học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Ngay cả khi nước nhà mới dành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề nâng cao dân trí. Người xác định rằng học tập là quyền của mỗi công dân của một Nhà nước độc lập, đồng thời nó cũng phải là bổn phận của mỗi người. Người đã viết: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu; Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền  lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ"1. Các Hiến pháp của nước ta trong lịch sử bao giờ cũng ghi nhận quyền học tập, coi nó là một trong

những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 15 Hiến pháp 1946, Điều 33 Hiến pháp 1959, Điều 60 Hiến pháp 1980).

Như đã phân tích ở phần những nguyên tắc Hiến pháp của chế định quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân, việc quy định "chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc" và "chế độ học không phải trả tiền" trong Hiến pháp 1980 không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Nước ta còn nghèo do vậy việc thực hiện chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc như hiến pháp 1980 là không thể thực hiện được. Và nếu thực hiện chế độ học không trả tiền cho tất cả các cấp bậc, trình độ, thì Nhà nước không đủ khả năng trả lương cho đội ngũ thầy cô giáo. Chế độ lương bổng thấp làm cho những người làm công tác giáo dục không đáp ứng được một cuộc sống bình thường là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm

1  Hồ Chí Minh - Tuyển tập, Tập 1. NXB Sự Thật, tr 368.

cho nền giáo dục của chúng ta xuống cấp nhanh chóng. Khắc phục tình trạng nói trên, Hiến pháp 1992 đã sửa đổi Hiến pháp 1980 bằng những quy định phù hợp với những điều kiện kinh tế khách quan. Hiến pháp 1992 đã xác định chỉ có "bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí" và "công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức". Ngoài việc học nghề và học văn hoá ở các trường Nhà nước, công dân có thể học văn hoá, học nghề ở các trường dân lập, ở các trường bán công... Với việc quy định này,

số lượng người đi học hiện nay ở mọi cấp, mọi nơi đều tăng lên gấp nhiều lần. Nhà nước

đang tiến hành cải cách hệ thống giáo dục đào tạo cho phù hợp cả nội dung lẫn hình thức

với cơ chế mới, vừa nâng cao được dân trí, vừa tạo ra được nhiều nguồn nhân lực, nhân

tài cho đất nước.

- Quyền được bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, quyêt định sự hát triển bền vững của quốc gia, nên chế độ nhà nước đều quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe con người. Vấn đề

đó càng đặt ra một cách nghiêm trọng hơn ở các nước chậm phát triển, và nhất là ở các nước phương Đông. Theo Điều 61 Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn giảm viện phí. Nhà nước nghiêm cấm việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng

trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm.

- Quyền xây dựng nhà ở.

Khác với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 không quy định công dân Việt Nam có quyền có nhà ở. Trong điều kiện hiện nay Nhà nước ta không thể xây dựng nhà ở cho mọi công dân có nhu cầu về nhà ở. Vì vậy, Nhà nước khuyến khích công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê.

- Quyền bình đẳng của nam nữ. Theo điều 63 Hiến pháp 1992, công dân nữ và nam

có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và gia đình. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động  nữ  và  nam  có  việc  làm  như  nhau  thì  hưởng  lương  ngang  nhau.  Lao  động  nữ  có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương

có quyền nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ về mọi mặt thực hiện

tất cả các thiên chức, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nhà nước

chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.

- Quyền được bảo hộ về hôn nhân gia đình.

Gia đình là tế bào hợp thành xã hội. Sự hạnh phú và toàn vẹn gia đình luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi chế độ chính trị Việt Nam. Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, cha mẹ có nghĩa

vụ nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm

sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các

con (Điều 64). So với Hiến pháp 1980 thì điểm mới ở đây là hiến pháp quy định cả nghĩa

vụ "kính trọng và chăm sóc ông bà" cùng với nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Quy định này hoàn toàn phù hợp với đạo đức, truyền thống của người Việt Nam. Truyền thống nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng đoàn tụ đầm ấm trong một mái nhà. Ngoài những quyền đã phân tích ở trên Hiến pháp 1992 còn ghi nhận các quyền khác của công dân như: quyền nghỉ ngơi; quyền được bảo hiểm xã hội khi về hưu, già yếu bệnh tật hoặc mất sức lao động của công nhân, viên chức (Điều 36); quyền nghiên cứu khoa học

kỹ thuật, phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất; quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác; quyền được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (Điều 60); quyền được Nhà nước và xã hội bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Điều 65); quyền được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa của thanh niên (Điều

66); quyền được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước của thương binh, bệnh binh

và gia đình liệt sỹ, quyền được Nhà nước và xã hội giúp đỡ của người già, người tàn tật,

trẻ mồ côi (Điều 67).

c. Quyền tự do cá nhân

- Quyền được thông tin

So với Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 1992 ghi nhận thêm một số quyền tự do mới của công dân. Một trong những quyền mới đó là quyền được thông tin  (Điều 69). Quyền được thông tin được hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật. Ngày nay khi mà thông tin đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thì quyền được thông tin trở thành một quyền quan trọng và không thể thiếu được trong các quyền cơ bản của công dân. Rộng hơn là được tự do, thông tin còn được coi là một quyền con người. Ngoài ta nó còn là một bảo đảm cho sự phát triển xã hội.

- Quyền tự do tín ngưỡng

Quyền này cho phép mỗi công dân được tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào.  Các  tôn  giáo  đều  bình  đẳng  trước  pháp  luật.  Quyền  tự  do  tín  ngưỡng  được  Hiến pháp quy định ở Điều 70. Khác với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp mới quy định chính xác hơn về hai khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo. Hai hiện tượng này có cái chung

và cái riêng. Tín ngưỡng chỉ trở thành tôn giáo khi có giáo lý, giáo luật, giáo hội. Việc

các  gia  đình,  dòng  họ  thờ  cúng  tổ  tiên  chỉ  là một  tín  ngưỡng.  Việc  nhân  dân  lập  đền, miếu, đình để thờ cúng những người có công với làng, nước, cũng chỉ là tín ngưỡng chứ

chưa là một tôn giáo. Vì vậy Hiến pháp quy định cả tôn giáo và tín ngưỡng đều được Nhà

nước bảo hộ. Hiến pháp một mặt quy định không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, mặt khác quy định không ai được lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Trong só những quyền của con người, thì quyền bất khả xâm phạm con người là một quyền quan trọng bậc nhất. Đây không những là quyền công dân, mà còn là quyền con người. Mọi chế độ chính trị dân chủ hiện nay đều phấn đấu để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm thân thể của con người.

Theo quy định của Điều 71, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt

và  giam  giữ  phải  đúng  pháp  luật.  Nâng  cao  hơn  một  bước  nữa,  Hiến  pháp  quy  định những bảo đảm cho việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Nhà nước nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật.

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Theo quy định của Điều 73 Hiến pháp 1992 quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được hiểu là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý,

trừ trường hợp pháp luật cho phép. Việc khám xét phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

- Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 73)

Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín  được hiểu là không ai được tự ý khám xét, bóc mở, thu giữ, kiểm soát thư tín, điện tín, điện thoại của công dân. Nội dung thư tín, điện tín, điện thoại được giữ bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

- Quyền tự do đi lại và cư trú.

Theo quy định của Điều 68 Hiến pháp 1992 công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại

và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Như vậy, cũng như các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp mới cho phép công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và lựa chọn chỗ ở cho bản thân và gia đình ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. So với Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980, quyền tự do đi ra nước ngoài trong Hiến pháp 1992 được quy định rõ ràng hơn. Hiến pháp 1959 chỉ quy định "công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú và đi lại", Hiến pháp 1980 cũng chỉ quy định chung chung "Quyền tự do cư trú và đi lại được tôn trọng theo quy định của pháp luật". Chính những quy định chưa thật rõ ràng đó đã tạo điều kiện cho bệnh quan liêu cửa quyền, hách dịch gây không ít phiền nhiễu cho những người Việt Nam muốn đi ra nước ngoài với những lý do chính đáng mà pháp luật cho phép. Việc quy định trong đạo luật

cơ bản của Nhà nước, quyền của công dân được "tự do đi ra nước ngoài và từ nước ngoài

trở về theo quy định của pháp luật" đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mọi người, phù hợp với đường lối đối ngoại của Nhà nước ta là mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả

các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Đó cũng là

sự ghi nhận lại Điều 10 Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta trong đó

đã tuyên bố: "Công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài".

Những năm trước đây của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, quyền tự do đi lại và

cư trú của người dân rất bị hạn chế bằng nhiều quy định khác nhau của các văn bản quy phạm dưới luật. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các văn bản quy phạm hạn chế trên đang dần dần bãi bỏ, nhất là đối với những cư dân đã sống ổn định có nơi ở và có công việc ở các thành phố lớn  Việt Nam như HàNội hoặc Hồ Chí Minh.

- Quyền suy đoán vô tội

Việc tước đi cuộc sống, tự do và tài sản của con người theo quy định này của Hiến pháp phải tuân theo những thủ tục pháp lý nghiêm ngặt được quy định trong luật tố tụng hình sự rõ rằng và đúng đắn là một trong những đòi hỏi quan trọng của Hiến pháp Việt Nam.

Với mục đích đề cao hơn nữa việc bảo vệ quyền tự do dân chủ và quyền tự do cá nhân cho công dân, các nhà lập pháp đã đưa vào trong đạo luật cơ bản của Nhà nước quy định "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án

đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật, có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh" (Điều 72). Đây là một bước phát triển mới của Hiến pháp 1992. Trước đây vấn đề trên chỉ được thể chế hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự của nước ta do Quốc hội

thông qua ngày 28-12-1985. Tình hình thực tế của đất nước cho thấy rằng việc buộc tội,

bắt và giam giữ công dân trái pháp luật vẫn còn tồn tại. Vì vậy, chúng ta không những chỉ

thể chế hóa những quy định trên trong "Bộ luật Tố tụng Hình sự" mà cần thiết phải được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước: Hiến pháp.

d. Các nghĩa vụ cơ bản của công dân

Trong số những quyền cơ bản của công dân, không ít vấn đề vừa là quyền, vừa đồng thời là nghĩa vụ cơ bản, hoặc việc hưởng những quyền lợi cơ bản thường kèm theo phải gánh vác những nghĩa vụ tương ứng. Khi phân tích những quyền đó ở các phần trên đã

chỉ rõ nghĩa vụ của công dân. Còn lại rất nhiều nghĩa vụ chỉ đơn thuần là nghĩa vụ. Về

mặt nguyên tắc muốn được hưởng quyền thì phải gánh vác nghĩa vụ.

Về nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp 1992 thừa kế những quy định của các Hiến  pháp  trước  đây  đồng  thời  cũng  bổ  sung  hoàn  thiện  thêm  một  bước.  Theo  Hiến pháp1946, công dân Việt Nam chỉ có các nghĩa vụ sau đây: "Bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật và nghĩa vụ phải đi lính". Hiến pháp 1959 đã quy định thêm những nghĩa vụ mới như "tuân theo kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật". Hiến pháp 1980 một mặt ghi nhận lại những nghĩa vụ đã quy định trong Hiến pháp 1959, mặt khác xác định thêm những nghĩa vụ mới của công dân như :" nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân;

giữ gìn bí mật Nhà nước; nghĩa vụ tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật".

Hiến pháp 1992 đã ghi nhận lại tất cả các nghĩa vụ cơ bản của công dân mà Hiến pháp 1980 đã quy định. Đó là nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc (Điều 76); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân (Điều 77); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia

và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 79); nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật (Điều 80). Riêng nghĩa vụ công dân về tôn trọng và bảo vệ tài sản Xã hội chủ nghĩa (quy định trong Điều 79 Hiến pháp 1980) được thay bằng nghĩa vụ công dân về tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 78 Hiến pháp 1992). Sự thay thế này là hợp lý vì tài sản xã hội chủ nghĩa là một khái niệm chưa thực sự được định hình vì

thế dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. Còn nói tài sản của Nhà nước thì mọi công

dân đều thể hiểu rằng đó là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước thực hiện quyền

định đoạt.

So với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 có thêm một điều mới dành cho người nước ngoài (Điều 81). Điều này quy định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đồng thời với nghĩa vụ này họ có quyền được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Đây là một bước phát triển mới của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nó phù hợp với tinh thần của luật pháp Quốc tế về quyền con người, đồng thời nó cũng phù hợp với nguyên tắc Hiến pháp của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân là

tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Quy định này được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến Việt Nam, tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật

và giao lưu với các nước.

quyền

VII. Quyền con người, quyền công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp

1. Như những phần trên phân tích những quy định bảo vệ quyền con là một trong

những nội dung cơ bản của hiến pháp. Những Hiến pháp trước đây của cơ chế tập trung

và  cơ  chế  thời  chiến,  vấn  đề  quyền  con  người  được  đồng  nghĩa  với  quyền  công  dân. Trong tình hình của một nhà nước độc lập vừa thoát thai ra từ một nhà nước phong kiến thực dân, mọi công dân đều được thoát thai từ thần dân hoặc thuộc dân. Vì vậy, về cơ bản khái niệm quyền công dân và quyền con người hầu như không phân biệt.

Nhưng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, của nhà nước pháp quyền,   và nhất là trong điều kiện của việc khu vực hóa và toàn cầu hóa, thì sự phân biệt sự khác

nhau giữa quyền con người và quyền công dân là rất cần thiết. Vì sự mở cửa này đòi hỏi

các công dân phải có sự giao kết và làm ăn với các công dân các nước khác, và ngược lại. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ quyền công dân, nhà nước Việt Nam còn cần phải có nghĩa vụ

rất lớn lao trong việc bảo vệ quyền con người, không những cho công dân Việt Nam, mà còn cả công dân của các nước khác, nên trong nội dung của Hiến pháp Việt nam cần phải

có những quy định bảo đảm nhân quyền.

Khắc phục những tồn tại của không có quy định rõ ràng về quyền con người, với tinh thần mở cửa và đổi mới, Hiến pháp hiện này quy định:

“Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.

Sự hiện diện của quy định trên của Hiến pháp năm 1992 là một thắng lợi trong sự

phát triển nhận thức của chúng ta về lĩnh vực nhân quyền. Nhưng quy định trên vẫn còn những điểm cần phải suy nghĩ: Thứ nhất, nhân quyền không thể hoàn toàn đồng nghĩa

với quyền công dân; thứ hai, vấn đề nhân quyền phải được quy định trong nội dung của hiến pháp.

2. Một đặc điểm cần phải chú ý đến việc quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong các Hiến pháp của nhà nước Việt Nam là do quá ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo của Khổng tử nên các quyền công dân được quy định theo cách thức thừa nhận, hay nói một cách khác là sự ban phát của Nhà nước cho các thần dân, mà không phải theo một chiều hướng ngược lại, theo cách thức mặc nhiên nhà nước phải thừa nhận.

Nhân quyền  mà theo cách quan niệm của thời hiện đại là quyền công dân - những quyền vốn có của con người một cách tự nhiên, không cần thiết đến sự ban phát, hay thừa nhận, hay mặc cả từ bất kể chủ thể nào, kể cả từ phía nhà nước. Mà ngược lại nhà nước phải có trách nhiệm ngăn chặn sự vi phạm của bất kể chủ thể nào đến những quyền mặc nhiên ấy. Đó là một trong những nguyên nhân mà xã hội con người cần đến nhà nước. Mọi chủ thể trong xã hội đều có nguy cơ vi phạm đến quyền con người. Nhưng một trong những chủ thể quan trọng có nguy cơ cao hơn cả hay vi phạm đến những quyền tự nhiên

ấy là các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền lực của nhà nước. Sở dĩ như vậy, bởi vì

với chức năng của công quyền, các cơ quan nhà nước được trang bị đầy đủ hơn, hơn nữa

lại được công khai có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người này trước xâm hại có thể của người kia. Với những khả năng và điều kiện như vậy, trong trường hợp không minh bạch, không có trách nhiệm, không có lương tâm, thì rất dễ rơi vào tình trạng áp bức một

cách trắng trợn những người ngay thẳng, chưa nói đén chuyện các công chức của nhà nước lợi dụng chức năng và quyền lực sẵn có trong tay để mưu lợi bất chính cho bản thân

và gia đình của họ.

Vì vậy bên cạnh việc được lĩnh trách nhiệm bảo vệ nhân quyền, là việc nhà nước phải có những biện pháp ngăn chặn ngay sự vi phạm nhân quyền từ chính cơ quan nhà nước. Một trong những biện pháp là phải có sự ngăn ngừa từ xa trước những nguy cơ ấy

có thể xảy ra. Sự găn chặn từ xa trước những nguy cơ vi phạm nhân quyền là một trong những chức năng của đạo luạt cơ bản - Hiến pháp. Hiến pháp phải có trách nhiệm ngăn

chặn sự xâm phạm của các cơ quan nhà nước thông qua các quan chức của nhà nước đến

những quyền con người của công dân.

Tính dưới hai giác độ. Một là nhân quyền là quyền tự nhiên của con người, và hai

là  nhà  nước  là  một  trong  những  chủ  thể  rất  nghiêm  trọng  rất  hay  vi  phạm  đến  nhân quyền, nên các nhân quyền của họ được quy định dưới dạng ngăn chặn, mà không phải là

với giác độ thừa nhận như của Việt Nam chúng ta.

Nếu như trước đây của bản Tuyên ngôn độc lập, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công đặt vấn đề với thế giới về quyền tự quyết của các dân tộc được Người suy rộng ra từ Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mỹ quốc và Pháp quốc, đó là những quyền con người mà tạo hóa ban cho họ, không ai có quyền hạn chế và tước bỏ, thì bằng những

ý chí chủ quan hoặc khách quan. Nhưng những suy luận có tính sáng tạo của Chủ Tịch

Hồ Chí Minh không được phát huy trong các bản hiến pháp sau này. Điều đó thể hiện ở

chỗ, nếu như quyền con người của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được hiểu  là những quyền của

tạo hóa, thì sang các bản hiến pháp của Việt Nam , nhất là sau này lại được ghi nhận là những quyền được Hiến pháp thừa nhận.

Những  điều  mang  nhiều  dấu  ấn  thừa  nhận  các  quyền  cho  công  dân  rất  dễ nhận thấy trong cách quy định các quyền cơ bản  của công dân trong các Hiến pháp Việt Nam. Các Điều 53, Điều 54; 56; 57; 58 ... của Hiến pháp năm 1992 hiện hành đều quy định dưới dạng nhà nước thừa nhận quyền này, quyền kia cho công dân, một cách chủ quan duy ý chí, chứ không phải là người dân được hưởng các quyền đó một cách mặc nhiên.

Điều 60 quy định: "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật phát minh, sáng chế, sáng kiến kỹ thuật....” Điều này có nghĩa là nhà nước thừa nhận công dân có quyền nghiên cứu khoa học. Nếu nhà nước không công nhận thì, người công dân Việt Nam  không có những quyền nghiên cứu khoa học.

Điều 70 Hiến pháp quy định:

"Công  dân  có  quyền  tự  do  tín  ngưỡng,  tôn  giáo,  theo  hoặc  không  theo  một  tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật."

Cũng tương tự như trên quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của người dân phải

được nhà nước thừa nhận thì mới được. Nhà nước không thừa nhận thì người dân không

có.

Tổng quát hơn Điều 51, Hiến pháp năm 1992 hiện hành quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và Luật quy định."

Trong khi đó cách thể hiện quyền công dân và quyền con người của Hiến pháp Mỹ, cách đây hơn hẳn hai thế kỷ, tư duy của họ hoàn toàn khác, không phải là một sự ban phát từ phía nhà nước, mà những quyền con người luôn luôn là mặc nhiên, nhà nước phải nghĩa vụ ngăn chặn sự vi phạm từ bất kể chủ thể nào.Ví dụ, về quyền tự do tôn giáo, tự

do ngôn luận bản Hiến pháp của họ  quy định như sau:

"Quốc  hội  sẽ  không  được  ban  hành  một  đạo  luật  nào  nhằm  thiết  lập  tôn  giáo, hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền của dân chúng được hội họp ôn hoà và kiến nghị lên chính phủ các điều thỉnh cầu, để bày tỏ những nỗi bất bình của họ." 1

Tu chính án này không ban cho người dân quyền tự do tín ngưỡng  hay quyền tự

do  báo  chí,  mà  chỉ  ngăn  cấm  việc  Quốc  hội  thông  qua  những  đạo  luật  căn  thiẹp  vào quyền tự do, ngôn luận, tự do tín ngưỡng. Cá nhân thì được tự do, chính quyền thì chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.

Quyền bất khả xâm phạm thân thể và tài sản của họ được quy định như sau:

"Quyền của các công dân được bảo đảm về bản thân, nhà cửa, giấy tờ, và tài sản, chống mọi sự khám xét và tịch thu vô lý, sẽ không bị vi phạm, và không một trát khám nhà nào sẽ được cấp nếu không có lý do chính đáng, không được lời tuyên thệ hoặc xác nhận làm sáng rõ, và nếu trát đó không mô tả rõ ràng nơi cần khám xét và người và vật

bị bắt giữ...."

"Không ai có thể buộc phải chịu trách nhiệm về một trọng tội, hay một tội xấu xa khác,  nếu  không  có  một  quyết  định  cáo  trạng  của  do  một  bồi  thẩm  đoàn  đưa  ra,  trừ trường hợp xẩy ra trong lục quân, hải quân, hoặc trong lực lượng dân quân dự bị, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến, hoặc trong tình trạng báo động. Không một ai có

thể bị kết án hai lần về cùng một tội. Không một ai có thể bị ép buộc làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tuớc đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không có một quá trình xét xử theo đúng luật. Không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng."2

Tức là họ đi theo một tư duy khác, quyền con người là những quyền mặc nhiên,

nhà nước phải có nghĩa vụ ngăn chặn sự vi phạm những quyền đó từ phía vi phạm của

các cơ quan nhà nước. Chứ không phải là nhà nước công nhận con người có những quyền

đó như của Hiến pháp của nhà nước Việt Nam chúng ta. Chính quyền trong một chế độ

dân chủ không ban cho người dân những quyền tự do căn bản, mà chính quyền được tạo

ra để che chở những quyền tự do mà mỗi cá nhân sở hữu bởi sự hiện diện của mình trên

cõi đời này. Qua sự định chế của các triết gia ở kỷ nguyên Ánh Sáng của thế kỷ 17 và 18, những quyền bất khả chuyển nhượng là những quyền thiên nhiên do Trời ban cho loài người.  Những  quyền  này  không  bị  huỷ  diệt  khi  xã  hội  loài  người  được  thành  lập,  và không một xã hội nào , cũng như không một chính quyền nào có thể tước đoạt hay cải hoán những quyền đó được.3

Bên  cạnh  vấn  đề  phương  pháp  tiếp  cận  đó  ra,  việc  thừa  nhận  các  quyền  quyền công dân của các hiến pháp Việt Nam chúng ta, còn ẩn chứa một nguy cơ khác, những

1  Xem, Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa kỳ.

2  Xem, Tu chính án thứ ba; thứ tư của Hiến pháp Hoa kỳ

3  Xem, Dân chủ là gì? U S. Information agency. tr., 8

quyền không được liệt kê, tức là không được thừa nhận. Tu chính án thứ chín của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa kỳ giải quyết vấn đề này như sau:

"Việc liệt kê một số quyền trong hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp  các  quyền  khác  của  người  dân."  (The  enumeration  in  the  Constitution  of  certain rights shall not be construed to deny or disparage others retained by the people).

Sự quy định theo cách trên về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp của chúng ta có lẽ cũng có lý do của nó: Thứ nhất, việc quy định theo kiểu thừa nhận trên là kết quả của cơ chế tập trung, mọi quyền lực phải được tập trung ở bên trên,

và thứ hai, ở một xã hội chậm phát triển của phương Đông, các quyền của người dân phải được theo cách mở trên thì may ra mới có cơ hội cho việc thực hiện. Trong một tương lai không xa có lẽ chúng ta cũng phải tính đến việc   sửa đổi những điểm quan trọng này.

Mặc dù Điều 69 của Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...”, nhưng hiện nay xuất bản vẫn là độc quyền của nhà nước. Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Xuất bản, cho phép tư nhân tham gia xuất bản đến đâu đang là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội và nhiều người quan tâm. Tại phiên họp ngày 9 và 10 tháng 8 năm  2004  của  Quốc  hội  chuyên  trách,  Chủ  tịch  Quốc  hội  Nguyễn  Văn  An  đã  gợi  ý: “Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ tại sao nước ngoài cho tư nhân xuất bản được, mà ta

thì chưa thể. Quản lý nhà nước không phải là nhà nước phải nắm lĩnh vực đó, và tự mình

làm việc đó, nếu không làm được thì cấm. Quản lý tốt là nhà nước không những phải làm

tốt mà còn huy động được tối đa lực lượng xã hội tham gia.” 1

Kết luận

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một trong những chế định quan trọng của hiến pháp Việt Nam. Việc quy định những quyền này có 2 ý nghĩa. Thứ nhất, mục tiêu của Hiến pháp Việt Nam cũng như chế độ chính trị Việt nam hiện nay là bảo vệ quyền con người / nhân quyền; thứ hai, nhà nước Việt nam có trách nhiệm bảo vệ những quyền của con người. Bảo vệ quyền con người, và đảm bảo cho quyền con người không bị vi phạm là mục tiêu của nha nước Việt Nam.  Bốn bản Hiến pháp nước ta đánh dấu bốn giai đoạn phát triển của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 là sự thừa kế và phát triển của Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Với sự ra đời của Hiến pháp 1992, chế định quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường đi đến sự ngày càng hoàn thiện hơn, nhất là mối quan hệ trách nhiệm  giữa công dân với Nhà nước và ngược

lại Nhà nước với công dân.

So với các Hiến pháp trước đây, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của   công dân trong Hiến pháp 1992 đã được quy định đầy đủ hơn, cụ thể hơn, dễ cho việc thực hiện trên thực tế hơn. Nó không những phản ánh phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội liên quan trọng thời kỳ hiện nay mà còn phù hợp với nội dung của pháp luật quốc tế, nhất

là những công ước của Liên Hợp Quốc về vấn đề quyền con người.

Câu hỏi ôn tập

1. Lý do của việc nhân quyền và các quyền,  nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được quy

định trong Hiến pháp.

1  Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, 11- 8-2004

1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

2. Những nguyên tắc của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công  dân.

3.Phân loại quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: