Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

LHPTK 5

CHƯƠNG  V.

HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

I. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VA VÂN ĐỀ QUY ĐỊNH HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC TRONG CÁC HIẾN PHÁP

Như trên chúng ta đã nhận rõ Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh quan trọng là chế độ nhà nước dân chủ hay còn được gọi là chế độ chính trị dân chủ, chế độ nhà nước

mà ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Chế độ nhà nước thuộc về nhân dân không  phải  mãi  đến  việc  xây  dựng  chủ  nghĩa  xã  hội  của  các  Đảng  Cộng  sản  của  chủ nghĩa Mác – Lênin mới được hình thành, mà nó đã được mới được tuyên bố ngay từ khi cách mạng tư sản của các nhà nước tư sản. Nhưng thuật ngữ “nhân dân” được hiểu một

cạc đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn. Nếu như ở cách mạng tư sản và của nhà nước tư sản khái niệm đó chỉ được dừng lại ở những người đàn ông da trắng có tài sản, thì của cách mạng xã họi chủ nghĩa, và của nhà nước xã hội chủ nghĩa bao gồm tất cả mọi người dân không phân biệt dòng giống, tài sản, giới tính. Theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng xã hội của nghĩa là những cuộc cách mạng triệt để hơn, mà không là những cuộc cách mạng nửa vời như của cách mạng tư bản chủ nghĩa.1

Chế độ nhà nước được hình thành bao gồm nhiều hoạt động của các cơ quan cấu thành nhà nước. Các cơ quan nhà nước này trong chế độ dân chủ khác với của chế độ quân chủ phải hoạt động theo những quy định của hiến pháp. Những quy định này được

các Hiến pháp sắp xếp lại với nhau theo một khuôn mẫu nhất định tạo nên hình thức nhất

định nào đó của nhà nước. Đó là các hình thức nhà nước.

Như vậy, hình thức nhà nước như là đối tượng điều chỉnh quan trọng bậc nhất của mỗi một bản hiến pháp.Hình thức nhà nước là thuật ngữ chuyên ngành luật hiến pháp nhằm khái quát hoá mô hình nhà nước thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung bên trong của cơ cấu tổ chức và mối quan hệ các tổ chức cấu thành nhà nước.

Trong  Lý  luận  chung  về  Nhà  nước,  hình  thức  nhà  nước  thường  được  phân  tích thành ba dạng: Hình thức chính thể, chế độ chính trị và hình thức cơ cấu lãnh thổ. Nhưng

ở một chừng mức nhất định nào đó thì hình thức chính thể cũng bao gồm nhiều dấu hiệu của chế độ chính trị. Vì vậy trong khoa học luật hiến pháp hình thức nhà nước thường chỉ được phân tích dưới hai dạng cơ bản là hình thức chính thể và hình thức nhà nước cấu trúc lãnh thổ. Sở dĩ có hiện tượng này vì chế độ chính trị của các nhà nước có hiến pháp

chỉ có thể là những nhà nước dân chủ, chế độ chính trị dân chủ, mà không thể là một nhà nước độc tài, nhà nước chuyên chế.

Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của việc tổ chức nhà nước. Việc cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, quyền, nghĩa vụ của từng cơ quan, mối quan hệ giữa chúng với nhau, nguồn gốc quyền lực nhà nước đều phụ thuộc vào vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ nhà nước. Ngược lại, chính vấn đề chính thể, cơ cấu lãnh thổ nhà nước lại có

tác động đến cơ cấu, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

1  Xem, Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quocó gia Hà Nội 1995 , t. 3 tr.1

Với tầm quan trọng như vậy, cho nên chính thể cũng như cơ cấu lãnh thổ nhà nước bao giờ cũng được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nhà nước, đó

là hiến pháp. Hiến pháp có thể dành một chương riêng nói về chính thể, cũng như cơ cấu lãnh thổ nhà nước. Hoặc có thể trong hiến pháp không có chương riêng, nhưng qua các quy định của hiến pháp đã toát nên cho chúng ta vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ của nhà nước. Vì vậy, vấn đề chính thể, và cơ cấu lãnh thổ nhà nước là vấn đề thuộc nội dung

cơ bản của hiến pháp thực định.

Bản  chất của hình thức nhà nước là cách thức tổ  chức quyền  lực nhà nước. Từ

trước đến nay chúng ta thường xem xét hình thức trên hai phương diện là hình thức chính

thể và hình thức cấu trúc lãnh thổ. Tuy nhiên cách thức tổ chức quyền lực nhà nước rất phức tạp. Nếu chỉ dừng lại ở hình thể và chính thể nhà nước thì thiết nghĩ khó có thể xem

xét một cách toàn diện   hình thức tổ chức nhà nước. Chẳng hạn như hai cách tiếp cận

truyền thống không  thấy được tương quan giữa con người và định chế, tương quan giữa quyền lực và luật pháp. Dưới góc độ nghiên cứu luật hiến pháp, hình thức nhà nước còn đươc nhìn trên phương diện tương quan giữa quyền lực và pháp luật. Góc nhìn này biểu hiện ở vấn đề Nhà nước pháp quyền. Cũng như hình thức chính thể và hình thức cấu trúc lãnh thổ, nhà nước pháp quyền được điều chỉnh trong Hiến pháp. Do đó, đây là một đối tượng nghiên cứu của luật hiến pháp.

II. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC

1. Lý thuyết tổng quát về chính thể

Chính  thể  là  một  vấn  đề  quan  trọng  bậc  nhất  của  mỗi  một  hiến  văn.  Điều  này  có nghĩa là Hiến pháp có nhiệm vụ phải quy định chính thể của Nhà nước mình. Chính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quy định của Hiến pháp

về cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương và quan hệ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước.

Trong khoa học pháp lý cũng như các khoa học xã hội khác nhiều khi khái niệm “bản chất nhà nước”, "nguồn gốc nhà nước"  rất gần với khái niệm “chính thể ”. Vì các thuật ngữ này đều được dùng để trả lời cho câu hỏi: Nhà nước là của ai? Mục đích của nhà nước là gì ?

Khi xác định chính thể, trước hết người ta thường dựa vào cách thức thành lập ra nguyên thủ quốc gia và nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia. Sau đấy đến cách thức tổ chức và mối quan hệ các cơ quan Nhà nước khác, mà chủ yếu là của các cơ quan

lập pháp và hành pháp. Mức độ tham gia của người dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chính thể.

Trong lịch sử phát triển của việc tổ chức quyền lực Nhà nước, có hai hình thức cơ

bản xác định chính thể của Nhà nước dựa trên cách thức thành lập nên chức vị nguyên

thủ quốc gia - người đứng đầu Nhà nước. Đó là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.1  Nếu như trong chính thể quân chủ, nguyên thủ quốc gia đươc thành lập bằng con đường  truyền  ngôi  thế  tập  (thường  được  gọi  là  Vua,  Nư  Hoàng,  Thiên  Hoàng…),  thì trong chính thể cộng hoà nguyên thủ quốc gia được thành lập bằng con đường bầu cử mà

ra,  có  thể  do  dân  hoặc  cơ  quan  đại  diện  của  dân  bầu  ra,  và  thường  được  gọi  là  Tổng thống, Chủ tịch nước…

1  Nh÷ng nghiªn cøu vÒ chÝnh thÓ cßn nãi ®Õn mét lo¹i h×nh gäi lµ chÝnh thÓ qu¶ ®Çu, n¬I quyÒn lùc kh«ng thuéc vÒ

mét ng−êi vµ còng kh«ng thuéc vÒ ®a sè mµ thuéc vÒ mét thiÓu sè.

Chính thể quân chủ là mô hình tổ chức Nhà nước tiêu biểu của xã hội phong kiến. Nhà vua, người đứng đầu Nhà nước không do bầu cử mà do thế tập, truyền ngôi. Các thần dân, những thành viên sống trong lãnh thổ quốc gia đó, là những người không có quyền tham gia vào các công việc Nhà nước.

Thuật ngữ “quân chủ” có nguồn gốc Hy Lạp là “Monosarchy” được ghép từ hai từ “Monos” có nghĩa là một, và “archy” có nghĩa là chính quyền. Tức là chính quyền nằm trong tay một người. Đây là mô hình phổ quát của chế độ chính trị phong kiến, và trước

đó là của chế độ chiếm hữu nô lệ. Mô hình chính quyền nhà nước này không được quy

định văn bản, mà sau này được gọi là hiến pháp.

Mô hình quan chủ thường được tổ chức thành quân chủ tuyệt đối của Nhà nước hoàn toàn theo chế độ phong kiến. Quân chủ hạn chế là mô hình tiến bộ hơn: quyền lực thần

bí, truyền ngôi của nhà Vua bị hạn chế, nhường quyền lực cho các thiết chế khác của Nhà

nước (Quốc hội, Nghị viện, Chính phủ). Hiến pháp là văn bản thể hiện sự hạn chế này. V×

vËy, mô hình quân chủ hạn chế còn được gọi là quân chủ lập hiến. Một trong mô hình

phổ biến hiện nay của quân chủ lập hiến là quân chủ đại nghị (Anh, Nhật...).

Thuật ngữ “cộng hoà” có gốc là “Respublica est res populi” có nghĩa Nhà nước là công việc của nhân dân. Mô hình tổ chức Nhà nước này cũng có từ thời cổ của La Mã -

Hy  Lạp.  Nhưng  sang  đến  chế  độ  chính  trị  phong  kiến  nó  bị  loại  dần,  mãi  đến  chế  độ

chính trị tư bản mới được trở thành mô hình phổ biến.

Chế độ chính trị cộng hoà còn được gọi là chế độ chính trị dân chủ. Dân chủ cũng là thuật ngữ có nguồn gốc từ cổ Hy Lạp, “Democrat” có nghĩa là quyền lực Nhà nước thuộc

về nhân dân. Khái niệm Nhà nước thuộc về nhân dân trong luật Hiến pháp còn được sử

dụng đồng nghĩa với khái niệm quyền lực nhân dân. Thuật ngữ “dân chủ” có nguồn gốc

từ thời cổ Hy lạp - democratie. Nó được ghép từ hai chữ “Demos” có nghĩa là nhân dân

và “Kratos” có nghĩa là chính quyền. “Dân chủ” có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Như vậy ngay từ khi mới ra đời dân chủ có nghĩa là chính quyền thuộc về nhân dân.

Chính thể cộng hoà là mô hình tổ chức quyền lực Nhà nước xã hội tư bản chủ nghĩa,

xã hội mà ở đó nguyên thủ quốc gia do bầu cử mà ra - nhân dân ít nhiều có quyền lợi, và được tham gia vào công cuộc quản lý Nhà nước (công việc chính trị). Các nhà nước quân chủ chuyên chế không thể có quyền lực nhân dân. Ở các nhà nước đó quyền  lực nằm trong tay Hoàng đế, người được coi là thay trời, thay chúa trị vì nhân dân. Khi cách mạng dân chủ tư sản ra đời, giai cấp tư sản đã thay thế chính thể quân chủ bằng chính thể cộng hoà và để chống lại chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ phong kiến cổ hủ. Bằng các Hiến pháp của mình giai cấp tư sản đã ghi nhận quyền lực của nhân dân, chủ quyền của nhân dân. Việc quy định quyền lực nhân dân của Nhà nước đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của tư tưởng dân chủ của nhân loại.

Trong chính thể cộng hoà, nguyên thủ quốc gia do bầu cử mà ra. Trong cách thức tổ

chức Nhà nước này, nhân dân ở mức độ khác nhau là chủ thể được quyền tham gia vào

các công việc Nhà nước, được Hiến pháp tuyên bố quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Mô hình tổ chức quyền lực của chế độ dân chủ, hay có thể còn được gọi là cộng hòa

rất phức tạp hơn so với chế độ chính trị quân chủ. Sự phức tạp do quyền lực nhà nước do nhiều người thực hiện gây nên. Chính vì phải đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân nên phải có văn bản quy định. Đó là Hiến pháp. Nên không

có một nhà nước nào được gọi là dân chủ hay cộng hòa mà lại không có hiến pháp.  Mô

thức tổ chức Nhà nước theo chính thể cộng hoà thường chia làm hai loại: Cộng hoà đại nghị và Cộng hoà tổng thống.

Phân  tích  dấu  hiệu  chính  thể  cộng  hoà  đại  nghị,  một  số  nhà  luật  học  cho  rằng, chính thể cộng hoà đại nghị là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bâù ra, chính phủ do thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia, mà chịu trách nhiệm trước nghị viện.(1)  Bên cạnh việc đồng ý

với những dấu hiệu trên, có tác giả còn cho rằng, một số dấu hiệu không thể thiéu được

của chính thể này, đó là việc tuyen bố nguyên tắc quyền lực tối cao của nghị viện thành chế độ đại nghị; có chức danh thủ tướng và sự tham gia một cách hình thức của nguyên

thủ quốc gia vào việc thành lập chính phủ; nguyên thủ quốc gia được hiến pháp quy định

rất nhiều quyền hạn, nhưng trên thực tế không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việc của nhà nước.(2)  Đa số các chính thể cộng hoà ở Châu Âu là cộng hoà đại nghị.

Tổng thống cộng hoà là một loại mô hình chính thể Nhà nước phổ biến thứ hai, mà ở

đó hành pháp và lập pháp không chịu trách nhiệm lẫn nhau. Lập pháp cũng do dân bầu và hành  pháp  cũng  do  dân  bầu.  Với  cách  thức  tổ  chức  này,  Nguyên  thủ  quốc  gia  không những là người đứng đầu Nhà nước mà còn đứng đầu hành pháp. Trên thực tế quyền lực của tổng thống (Nguyên thủ quốc gia) hầu như một ông Vua, nhưng không do thế tập truyền ngôi mà do bầu cử. Chính thể của Mỹ là điển hình cho loại hình chính thể này.

Ngoài ra, có một mô hình chính thể kết hợp những đặc điểm của cộng hoà tổng thống

và cộng hoà đại nghị, được gọi là công hoà lương tính. Chính thể này có những đặc điểm như: tổng thống do dân bầu (trực tiếp hoặc gián tiếp ); Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các; Nội các do Thủ tướng đứng đầu, do nghị viện thành lập, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống; tổng thống có quyền giảI tán nghị viện…Chính thể ở Pháp, và Nga là điển hình cho loại hình cộng hoà lưỡng tính.

Trong tất cả các hình thức tổ chức Nhà nước nêu trên thì cộng hoà đại nghị là dân

chủ hơn cả. Vì vậy với tư cách là Nhà nước tiên tiến hơn, việc tổ chức Nhà nước x• héi

chñ nghÜa theo một loại hình của kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa, mang nhiều dấu ấn dân

chủ của cộng hoà đại nghị. Nhưng việc tổ chức ấy vẫn có những đặc điểm riêng thể hiện

việc tiếp thụ có chọn lọc những dấu hiệu tiến bộ của những Nhà nước cộng hoà kể cả

cộng hoà tổng thống.

Chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa, xét tổng quát, có   đặc điểm là: Quốc Hội cơ

quan do nhân dân trực tiếp ( hoặc gián tiếp) bầu ra, có nhiều quyền lực - quyền định ra

các khuôn mẫu cho mọi hành vi quản lý nhà nước, hành vi hoạt động khác của xã hội và của công dân thông qua chức năng lập pháp, và có quyền giám sát việc hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước. Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước, được thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp (tức là do lập pháp thành lập ra) và phải chịu trách nhiệm trước lập pháp (Quốc Hội).

Sơ đồ Chính thể nhà nước:

(1)  Xem: Luật nhà nước các nước tư sản (B.X.Krưlov chủ biên), Matxkva, 1962 tr 48 (tiếng Nga).

(2)  Xem Luật nhà nước các nước ngoài Matxkva 1976, tr 129 (tiếng Nga).

TuyÖt ®èi

Qu©n chñ

NhÞ nguyªn

H¹n chÕ

§¹i nghÞ

ChÝnh thÓ

Qu¶ ®Çu

L−ìng tÝnh

Céng hoµ

Tæng thèng

XHCN

2. ChÝnh thÓ ViÖt Nam qua c¸c b¶n HiÕn ph¸p trong lÞch sö.

Lịch sử Nhà nước Việt Nam có chiều dài hơn mấy nghìn năm kể từ khi có Nhà nước;

về cơ bản nhân dân chúng ta sống dưới chế độ chính trị quân chủ phong kiến với hơn

1000 năm lệ thuộc phong kiến phương bắc (Trung Quốc) và sau đấy 100 năm dưới chế

độ thực dân phong kiến cũng không kém phần chuyên chế. Mãi đến Cách mạng tháng

Tám thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng; Hồ Chủ tịch, nh©n d©n ta mới được sống

dưới chế độ cộng hoà.

Do điều kiện lịch sử của Nhà nước   ta với hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, rồi gần một thế kỷ dưói gót giày của

đế quốc Mỹ, việc tổ chức Nhà nước ta phải gắn liền với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và cũng chỉ dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước chúng ta mới có cơ sở chấm dứt hoàn toàn chế độ lệ thuộc trước đây. Vì vậy, việc tổ chức Nhà nước ta luôn luôn gắn liền với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội, với chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

Kể  từ  khi  có  Nhà  nước  Việt  Nam  mới,  từ  Cách  mạng  tháng  Tám năm 1945,  Nhà nước Việt Nam luôn luôn thể hiện bản chất giai cấp vì nhân dân lao động của mình. Bản chất của quyền lực Nhà nước của dân, do dân và vì dân, luôn được quy định thành văn trong các Hiến pháp. Bản chất này luôn được quy định trang trọng trong những điều đầu tiên  của  mỗi  một  bản  hiến  văn,  và  trở  thành  một  trong  tiêu  chí  cơ  bản  để  khẳng  định chính thể cộng hoà của mình.

Điều 1 Hiến pháp năm 1946 quy định; “Nước Việt Nam là Nước dân chủ cộng hoà”.

Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2/9/1945 cho đến ngày nay quyền lực nhân dân bao giờ cũng là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng chế

độ chính trị của Nhà nước ta. Quyền lực của nhân dân đó là bản chất của Nhà nước dân chủ nói chung và của Nhà nước ta nói riêng. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam nguyên tắc quyền lực nhân dân bao giờ cũng được trang trọng ghi ở trang đầu của hiến pháp. Điều 1

Hiến pháp 1946 ghi:

“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Theo định nghĩa của Hồ Chủ tịch, chính chế độ Dân chủ cộng hòa là chế độ Dân chủ

nhân dân1. Theo, Từ điển Bách khoa Việt nam:

“Chế  độ  dân  chủ  nhân  dân  là  chế  độ  chính  trị  xã  hội  xuất  hiện  từ

những năm 40 của thế kỷ 20 ở những nước xã hội chủ nghĩa hoặc ở những nước  có khunh hương xã hội chủ nghĩa, kết quả của đấu tranh giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc và xóa bỏ áp bức bóc lột của thực dân, địa chủ phong kiến, dựa trên cơ sở liên minh công – nông – trí thứ.

Đây là hình thức tổ chức liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với các từng lớp

xã hội rộng rãi bao gồm nhiều tổ chức chính trị - xã hội, trên cơ sở cương lĩnh chung dưới

sự lãnh đạo đảng của giai cấp công nhân, đấu tranh chốn chủ nghĩa đế quốc, chống chế

độ phong kiến, thực hiện dân chủ. Chế độ dân chủ nhân dân đảm bảo cho đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo của đảng  vô sản và thự hiện nguyên

tắc tập trung – dân chủ trong quản lý nhà nước…Thiết lập chế độ dân chủ nhân dân có nghĩa là lật đổ ách thống trị của tư bản đế quốc và địa chủ phong kiến, chính quyền về tay nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Cơ sở xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

Trong lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học có một thuật ngữ rất gần với bản chất và chính thể của  nhà nước là cơ sở xã hội của Nhà nước. Cơ sở xã hội của nhà nước chính trong ngành khoa học này được hiểu là cơ sở giai cấp của nhà nước, bản chất giai cấp nhà nước. Nhà nước được hình thành được phát triển dựa trên cơ sở của giai cấp nào. Cơ sở

xã hội của Nhà nước phụ thuộc vào cơ cấu xã hội. Nhà nước dựa vào giai cấp nào để tồn

tại và phát triển. Vì lẽ đó, chế độ Nhà nước gắn liền cơ sở xã hội của Nhà nước. Cơ sở xã

hội nhà nước được hiểu là cơ sở giai cấp của nhà nước, hoặc liên minh giai cấp của nhà nước. Tính giai cấp của nhà nước và liên minh của các giai cấp có thể được thay đổi theo quá trình phát triển của xã hội và Nhà nước.  Nhưng ở mọi nhà nước dân chủ , tức là nhà nước có hiến pháp thành văn hiện đại đều được quy định trong hiến pháp thành văn của mình là nhà nước của nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tức là kể từ khi

có nhà nước dân chủ tư sản. Nhưng khái niệm nhân dân của chế độ dân chủ tư sản không hoàn toàn giống như của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khái niệm “dân” của chế độ dân chủ tư sản thuở ban đầu như của Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ năm 1787 chỉ bao gồm những người đàn ông da trắng, mãi đến gần 200 năm sau mới có thêm những người đàn bà ở trong khái niệm này.2

Nhưng với nhà nước kiểu mới của Việt Nam thì lại khác. Ngay từ những năm đầu của chính quyền nhân dân cơ sở xã hội của Nhà nước lúc bấy giờ đã bao gồm toàn thể nhân dân Việt nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo (Điều  1  Hiến  pháp  1946).  Khi  bước  vào  xây  dựng xã hội chủ  nghĩa  ở  miền  Bắc,  Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản

có sơ sở xã hội (nền tảng) là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo (Lời

nói đầu Hiến pháp 1959). Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước chuyên chính vô sản tuyên bố người có chủ quyền Nhà nước là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác. Còn cơ sở xã hội của nó (nòng cốt) là liên minh công nông,

do giai cấp công nhân lãnh đạo (Điều 3 Hiến pháp 1980). Đó là nhà nước của chính thể

1  Xem, Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 8, NXB  Sự Thật , Hà Nội 1989, tr. 549

2  Xem, Tu chính án thứ  19 năm 1920 của Hiến pháp Mỹ.

cộng hòa của tất cả mọi người dân lao động. Mọi người dân đều có quyền tham gia vào việc tổ chức hoạt động của chính quyền nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông  qua  tại  Đại  hội  Đại  biểu  toàn  quốc  lần  thứ  VII  của  Đảng  Cộng  sản  Việt  nam (6/1991) đề ra việc lấy liên minh giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Hiến pháp 1992 tuyên bố: "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp

trí thức" (Điều 2).

Giai cấp công nhân ở nước ta tuy còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 15%) song do tính

tổ chức kỷ luật cao, tính cách mạng triệt để, tính tập thể cao nên chiếm được địa vị chủ chốt trong xã hội là giai cấp lãnh đạo xã hội. Các giai cấp khác ủng hộ và đi theo lập trường của giai cấp công nhân. Với nền công nghiệp ngày càng phát triển thì số lượng công nhân ngày càng tăng vị trí lãnh đạo cuả nó ngày càng được củng cố. Nó còn được củng cố bởi sự phát triển văn hoá, trình độ giáo dục và tính tích cực chính trị trong giai cấp công nhân ngày càng được tăng cường.

Giai cấp nông dân chiếm hơn 80% dân số. Do kết quả của công cuộc hợp tác hoá nên hầu hết nông dân đã đi vào con đường làm ăn tập thể. Liên minh công nông được thắt chặt. Giai cấp nông dân ngày càng gần gũi với giai cấp công nhân.

Mặc  dù  hiện  nay,  ở  nông  thôn  đang  diễn  ra  những  thay  đổi.  Sự  phân  hoá  nghề

nghiệp, giàu nghèo đang diễn ra rõ nét: có nông dân tập thể - hộ nhận khoán, nông dân cá

thể chủ trang trại, chủ kinh doanh đấu thầu. Tuy vậy những nhóm người này tìm thấy lợi

ích của mình trong chính sách đổi mới do Đảng của giai cấp công nhân khởi xướng và vẫn sát cánh với giai cấp công nhân hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hôị. Sự phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp đặc biệt là quá trình điện khí hoá, công nghiệp hoá, nông nghiệp đang triển khai mạnh mẽ, đang làm thay đổi rõ rệt hình ảnh xã hội của nông thôn.

Tất cả những cái đó củng cố cho mối liên minh công nông thêm bền vững.

Tầng lớp trí thức có vai trò ngày càng quan trọng. Trong xã hội ta tầng lớp trí thức sinh ra từ nhân dân lao động, hoàn toàn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Trong các cuộc cách mạng trước đây vai trò của giới trí thức được khẳng định và ngày càng  được  tăng  cường  trong  giai  đoạn  xây  dựng  xã  hội  chủ  nghĩa  hiện  nay.  Đặc  biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ngày càng có tác động mạnh

mẽ và toàn diện đến đời sống của dân tộc, đến quá trình cách mạng cải biến xã hội thì chỉ

liên minh công nông là chưa đủ. Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và nếu bản thân công nông không được nâng cao kiến thức và không dần dần được

trí thức hoá thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, tầng lớp trí thức đã được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ sở của xã hội Nhà nước ta. Với chính sách phát triển khoa học kỹ thuật, chính sách phát triển văn hoá và giáo dục đúng đắn,

đội ngũ trí thức sẽ ngày càng đông đảo.

Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là một lực lượng cơ bản trong việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá; Đào tạo

bồi dưỡng và phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước - đó là những quan điểm lớn về củng cố và xây dựng cơ sở xã hội của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay được đề cập trong Cương lĩnh. Bên cạnh đó Đảng chủ trương quan tâm thích đáng lợi ích và phát huy khả năng của tầng lớp dân cư khác vì

sự nghiệp "ích nước, lợi nhà"(1).

(1)

Xem: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự Thật, 1991, tr.13.

Cơ sơ chính trị của chế độ dân chủ nhân dân là những cơ quan do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp bỏ phiếu kín. Sau khi thiết lập, chính quyền dân chủ nhân dân tập trung nỗ lực vào khắc phục những hậu quả do ách thống trị của đế quốc – phong kiến để lại, đảm bảo dân chủ hóa rộng rãi trong các lĩnh vực xã hội, thực hiện cách mạng ruộng đất, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, tiến dần

len chủ nghĩa xã hội. ”1

Điều 4 Hiến pháp 1959, một mặt ghi nhận quyền lực thuộc về nhân dân, mặt khác quy định cả hình thức thực hiện quyền lực nhân dân thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân  dân  các  cấp  là  cơ  quan  đại  diện  của  nhân  dân  do  nhân  dân  bầu  ra  và  chịu  trách nhiệm trước nhân dân. Điều 6, Hiến pháp 1980, Điều 2 và Điều 6 Hiến pháp 1992 vẫn

giữ nguyên nguyên tắc đó trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Như vậy chúng ta thấy rằng tuy về hình thức Nhà nước thay đổi từ chính thể Cộng hoà Dân chủ nhân dân (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959) sang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa (Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992) nhưng bản chất quyền lực thuộc về nhân dân, nguyên tắc quyền lực nhân dân,

chỉ hoàn thiện thêm chứ không thay đổi.

Nội dung cụ thể của quyền lực nhân dân là gì? Quyền lực nhân dân được thực hiện dưới  những  hình  thức  nào?  Quyền  lực  nhân  dân  là  bản  chất  của  Nhà  nước  dân  chủ. Nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân (thể hiện trong Điều 2 Hiến pháp 1992) có nghĩa là tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Việt Nam. Quyền lực Nhà nước không thể thuộc về một đẳng cấp, một tổ chức xã hội hay một nhóm người nào. Quyền

lực Nhà nước phải hoàn toàn thuộc về nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân, trí thức. Nhân dân là người chủ duy nhất toàn bộ tài sản vật chất và tinh thần của nhà nước. Nhân dân có toàn quyền quản lý tất cả các công việc của Nhà nước và xã hội, giải quyết tất cả các công việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia đến  đời  sống  chính  trị,  kinh  tế,  văn  hoá,  tư  tưởng  của  toàn  thể  dân  tộc.  Nhân  dân  có quyền tự do thể hiện ý chí của mình và thông qua các đại biểu của mình biến ý chí đó thành ý chí Nhà nước, thành quy phạm pháp luật buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện.

Hình thức chủ yếu thực hiện quyền lực nhân dân ở nước Việt Nam là hình thức dân chủ đại diện. Đây là hình thức nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua các cơ quan đại diện của mình đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thay mặt cho nhân dân cả nước giải quyết những công việc quan trọng nhất của nước nhà. Đó là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa  đổi  luật,  thực  hiện  quyền  giám sát  tối  cao  việc  tuân  theo  Hiến  pháp  và pháp  luật, quyết định kế hoạch Nhà nước, quyết định ngân sách Nhà nước, thành lập các cơ quan quan trọng nhất của Nhà nước, quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình, quy định sửa

đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế v.v..

Như vậy, thông qua Quốc hội cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của mình, nhân dân làm chủ đất nước. Ở các địa phương nhân dân trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước địa phương đó là Hội đồng nhân dân các cấp. Thông qua Hội đồng nhân dân các cấp, quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, đảm bảo phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, và hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước cấp trên giao cho.

Ngoài hình thức dân chủ đại diện nhân dân lao động còn thực hiện quyền lực của mình dưới hình thức dân chủ trực tiếp. Đó là việc nhân dân trực tiếp tham gia vào công

1  Xem, Từ điển Bách khoa Việt Nam, t. 1, NXB. Trung Tâm Biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội 1995

việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận Hiến pháp và pháp luật, trực tiếp thể hiện ý chí của mình, khi có trưng cầu dân ý. Nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu  của  mình  vào  các  cơ  quan  quyền  lực Nhà nước  trung  ương và  địa  phương  và  có quyền bãi miễn các đại biểu đó khi họ tỏ ra không xứng đáng với danh hiệu đại biểu. Các

đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải báo cáo công việc của mình trước các cử tri.

Muốn đảm bảo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân chúng ta phải coi trọng cả

hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Hai hình thức này bổ sung cho nhau, xem nhẹ một hình thức nào cũng sẽ làm hạn chế quyền lực của nhân dân.

Theo Hiến pháp năm 1946, chính thể của Nhà nước ta là Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Đây là một loại hình Nhà nước có tính chất chung cho mọi xã hội từ thực dân phong kiến chuyển sang chế độ tư sản- một loại hình tổ chức Nhà nước muốn đoạn tuyệt hoàn toàn chế độ truyền ngôi, thế tập, với quyền lực là thần bí, nhân dân là các thần dân, không

có quyền tham gia vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước; ®ồng thời muốn tranh thủ mọi

lực lượng trong và ngoài nước, chống lại sự phụ thuộc vào đế quốc thực dân, giành độc

lập cho dân tộc.

Theo Hiến pháp này hình thức Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có nhiều dấu

ấn của cộng hoà đại nghị, bởi vì ở đây Quốc hội (Nghị viện nhân dân) được hiến văn quy định là cơ quan Nhà nước cao nhất. Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội chỉ hoạt động khi vẫn còn Quốc hội

tín  nhiệm.  Đây  là  đặc  điểm  quan  trọng  nhất  của  chính  thể  cộng  hoà  đại  nghị.  Nhưng, điểm khác hình thức tổ chức cộng hoà đại nghị ở chỗ, trong cơ cấu tổ chức Nhà nước của Hiến  pháp  1946  có  chế  định  Nguyên  thủ  quốc  gia  với một  quyền  năng  rất  lớn, không

khác nào như một tổng thống trong chính thể cộng hoà tổng thống. Chủ tịch nước theo

Hiến pháp này không những là Nguyên thủ quốc gia, mà còn là người trực tiếp lãnh đạo

bộ máy hành pháp. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, mặc dù được nghị viện bầu ra, nhưng không chịu trách nhiệm trước nghị viện, trừ tội phản bội Tổ quốc. Đó là một trong những đặc điểm cơ bản của chính thể đại nghị. Trong thời đại dân chủ nếu như của trong chính thể đại nghị kể cả của loại hình quân chủ lẫn  của cộng hòa đều được giải thích rằng,   vì nhà Vua không có thực quyền, nên không phải gánh vác nghĩa vụ, thì của nhà nước chúng ta trong một điều kiện hoàn cảnh “nước mất, nhà tan, ngàn cân treo trên sợi tóc”, thì nguyên thủ quốc gia - người đứng đầu nhà nước cần phải thoát lý khỏi những trách nhiệm dân sự, hình sự để có những quyết sách táo bạo có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Vì vậy từ những đặc điểm nêu trên có thể kết luận rằng, chính thể của nhà nước theo Hiến pháp 1946, gần giống như chính thể cộng hoà lưỡng tính, như Cộng hoà Pháp hiện nay. Nhưng điểm đáng nói rằng, mỗi khi phân tích hay dẫn chứng về mô hình chính thể lưỡng tính người ta đều dẫn Hiến pháp của Pháp năm 1958 làm minh chứng, mà không

thấy rằng mô hình đó còn có trước tõ Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Có lẽ nguyên nhân

nằm ở chỗ: Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam chưa có điều kiện công bố cho nhân dân

thực hiện, thì nước ta đã phải bắt tay vào tập trung cho cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.

Sang đến Hiến pháp 1959, mặc dù tên gọi của chính thể Nhà nước ta không thay đổi vẫn là Viẹt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng những phần mang đặc điểm của cộng hoà tổng thống bớt đi. Điều này được thể hiện bằng việc quy định: Nguyên thủ quốc gia (Chủ

tịch nước) không còn trực tiếp là người đứng đầu nhà nước đồng thời là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp, mà nghiêng về chức năng tượng trưng cho sự bền vững, thống nhất của dân tộc, như của những nguyên thủ quốc gia của các chính thể cộng hoà

đại  nghị  và  quân  chủ  đại  nghị:  chính  thức  hoá  các  quyết  định  của  Quốc  hội,  Uỷ  ban Thường vụ Quốc hội, hoặc của Hội đồng Chính phủ. Điều 63 của Hiến pháp 1959 quy định:

“Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh, bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tuớng, Phó Thủ tướng, các thành viên khác  của  Hội  đồng  Chính  phủ,  bổ  nhiệm,  bãi  miễn  Phó  Chủ  tịch  và  các thành viên khác của Hội đồng Quốc phòng, công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá, tặng thưởng huân chương, và danh hiệu vinh dự Nhà nước, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tuyên bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm.”

Chính thể Việt Nam Dân chủ cộng hoà khác với chính thể cộng hoà đại nghị ở chỗ việc tổ chức quyền lực   Nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Sự lãnh đạo này được nêu rõ trong “Lời nói đầu” của Hiến pháp. Mục đích của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chính  thể  của  Nhà  nước  Việt  Nam  của  Hiến  pháp  1980  là  Cộng  hoà  xã  hội  chủ

nghĩa, về cơ bản tổ chức quyền lực Nhà nước so với mô hình của Nhà nước Hiến pháp

1959 không có thay đổi cơ bản. Chỉ có một điều khác duy nhất, những đặc điểm của mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây không có điều kiện bộc lộ, thì bây giờ có đầy

đủ cơ sở cho việc tuyên bố. Quyền lực Nhà nước vẫn được khẳng định thuộc về nhân

dân, nhưng  Nhà nước có bản chất chuyên chính vô sản, bảo vệ và phát triển hai loại hình

sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Quyền lực Nhà nước được tập trung cho Quốc Hội. Quốc Hội có quyền lập pháp, lập hiến và thành lập ra các cơ quan Nhà nước khác. Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam do Quốc hội bầu ra và phải báo cáo trước Quốc hội.

Với cơ chế tập thể lãnh đạo, Nguyên thủ quốc gia không phải là một cá nhân mà do Hội  đồng  Nhà  nước  được  Quốc  Hội  bầu  ra,  đảm  nhiệm.  Hội  đồng  Nhà  nước  không những  là  nguyên  thủ  quốc  gia  tập  thể  mà  còn  là  cơ  quan  hoạt  động  cao  nhất  thường xuyên của Quốc Hội. Toàn bộ hoạt động và tổ chức Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng  Cộng  sản  Việt Nam,  Đảng  của chủ  nghĩa  Mác -  Lênin  có  mục đích  tôn  chỉ xây dựng XHCN tiến lên CNCS. Cách thức tổ chức Nhà nước theo Hiến pháp 1980 thể hiện

cơ chế tập trung, bao cấp, mang nhiều chủ quan, nóng vội, đã làm cho nền kinh tế - xã

hội Việt Nam bị kìm hãm. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng này, Đảng đã đề xướng công cuộc đổi mới, nhận thức lại chủ nghĩa xã hội, mà hệ quả của công cuộc đổi mới này

về mặt pháp lý là sự ra đời của Hiến pháp 1992.

3. Chính thể Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp hiện hành

Chính thể Nhà nước Việt Nam theo quy định của Hiến pháp năm 1992 vẫn là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Việc giữ nguyên mô hình tổ chức về mặt tên gọi cũng là sự thể hiện tinh thần đổi mới chính trị chậm chắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Khi Quốc Hội

thảo luận về vấn đề này không ít có ý kiến muốn từ bỏ tên gọi này. Nhưng Quốc Hội với

đa số phiếu tuyệt đối của mình vẫn quyết định giữ nguyên tên gọi của Nhà nước Việt

Nam là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù về tên gọi chính thể vẫn giữ nguyên nhưng hình thức biểu hiện có một số thay đổi đáng kể. Những thay đổi này là do cả quá trình nhận thức lại chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Khác với Hiến pháp năm 1980, việc tổ chức quyền lực Nhà nước của Hiến pháp năm 1992 không có mục đích xoá bỏ hình thức sở hữu tư nhân, mà ngược lại thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nó. Đây là nội dung thay đổi quan trọng bậc nhận thể hiện nhận thức mới của Đảng và Nhà nước ta trên con đường quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về cơ cấu tổ chức Nhà nước vẫn theo nguyên tắc tập quyền mọi quyền lực Nhà nước

tập trung vào Quốc Hội, nhưng có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan. Quốc Hội không như trước đây được quyền làm tất cả ít nhất là về mặt nhận thức, thì bây giờ tập trung vào công việc lập pháp. Hội đồng Nhà nước được tách ra làm hai cơ quan độc lập theo chức năng của chúng là Uỷ ban thường vụ Quốc Hội và Chủ tịch nước. Hội đồng Bộ trưởng được đổi thành Chính Phủ. Nếu như trước đây việc tổ chức và chế độ làm việc của Nhà nước quá sa đà vào cơ chế lãnh đạo tập thể, thì ngày nay cần phải tính thêm và tăng cường sự chịu trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu Chính phủ, và của các thành viên khác về những phần việc được phân công.

Như những vấn đề về được phân tích ở phần trên, chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa bên cạnh những điểm chung với chính thể cộng hoà đại nghị và Cộng hoà tổng thống, vẫn có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này vừa thể hiện cách thức tổ chức nhà nước Việt Nam nói riêng và của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung:

Thứ nhất, Chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp khẳng định

rõ việc tổ chức quyền lực Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, khác

với chính thể của các Nhà nước tư bản đặt dưới sự lãnh đạo của đảng giai cấp tư sản. Việc xây dựng một xã hội không có ngưòi bóc lột người, từ xã hội phong kiến, thực dân, không thể khác hơn nếu không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Đảng có nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng Cộng sản phải lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Nhà nước. Bên cạnh việc tổ chức hoạt động của các cơ quan hợp thành hệ thống Nhà nước, theo pháp luật, phải dựa trên những đường lối, chính sách của Đảng.

Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Là nhân tố chủ yếu và vận động nhân dân làm nên những thắng lợi huy hoàng, viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 - 2 - 1930, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đào tạo và rèn luyện. “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Mới mười lăm tuổi, Đảng đã lãnh đạo nhân  dân  ta  làm  cách  mạng  tháng  Tám  thành  công  thành  lập  nước  Việt  Nam  dân  chủ cộng hoà. Từ đó Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Hiện nay Đảng đang lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc

lập dân chủ và giàu mạnh”.

Khắc phục những sai lầm trong quản lý kinh tế trước đây do nóng vội, chủ quan, duy

ý chí, Đảng ta đã chủ trương đổi mới và đã thu được những thắng lợi quan trọng, đặc biệt

là sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

không những là một thực tế khách quan mà nó còn được thể chế hoá trong Điều 4 Hiến pháp 1980 và trong Điều 4 Hiến pháp 1992 quy định:

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Như vậy sự lãnh đạo của Đảng đã được pháp luật hoá.

Tuy  nhiên, chúng  ta phải  thấy  rằng  không  phải  nhờ  thế  sự  thể  chế  hoá  thành  quy phạm pháp luật, Đảng ta mới giữ được quyền lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đảng

ta đã lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam từ ngày thành lập nước Việt Nam  Dân chủ Cộng hoà cho đến ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, nhân dân chúng ta mới có thể thoát khỏi cuộc sống nô lệ của những người thuộc dân phụ thuộc vào

sự áp bức của đế quốc thực dân. Sau cuộc dấu tranh giải phóng dân tộc là công cuộc xây dựng đất nước, từng bước thoát khỏi đói nghèo, sánh vai cùng các nước khác trên thế giới. Công cuộc xây dựng đất nước này cũng đang đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Không những thế qua các cuộc bầu cử Quốc Hội, cơ quan đại diện cao nhất quyền

lực nhà nước nhân dân cả nước luôn luôn bỏ phiếu cho những người ứng cử viên của

Đảng Cộng sản. Tới hơn 90 % tổng số đại biểu Quốc Hội được nhân dân bầu ra là người của Đảng Cộng sản. Nhân dân Việt bỏ phiếu cho người của Đảng Cộng sản cũng chính là việc nhân dân Việt Nam tán thành với đường lối chính sách của Đảng Cộng sản. Chính vì

lẽ đó Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, Đảng cầm quyền lên lẽ đương nhiên cũng giống như các đảng cầm quyền khác trên thế giới, được quyền đứng ra thành lập Chính phủ. Và người đứng đầu Chính phủ là một trong những hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng.

Việc quy định mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là hết sức cần thiết. Quy định này phủ định quan điểm của một số người cho rằng “Đảng cầm quyền”, có nghĩa là Đảng quyết định trực tiếp mọi việc của Nhà nước, có thể

lấy nghị quyết, chỉ thị của Đảng thay cho pháp luật Nhà nước, cơ quan Đảng là cơ quan cấp trên của Nhà nước. Muốn xây dựng một xã hội có trật tự pháp luật, có pháp chế. Các

tổ chức của Đảng, mọi Đảng viên phải gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Nội dung cơ bản của sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được Đại hội

VI của Đảng vạch ra bao gồm các mặt sau đây:

- Đảng đề ra đường lối, chủ trương chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ nhất định.

- Đảng vạch ra phương hướng và những nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, một Nhà nước có bộ máy Nhà nước chính quy, quy chế làm việc khoa học với đội ngũ làm việc có năng lực tổ chức và quản lý hết lòng

vì dân.

- Đảng phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với cơ quan Nhà nước để qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn của Nhà nước bố trí vào công tác trong các cơ quan Nhà nước.

-  Đảng  giáo  dục  Đảng  viên  nêu  cao  vai  trò  tiền  phong  gương  mẫu  tập  hợp  quần chúng, giáo dục, động viên họ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.

- Đảng kiểm tra Đảng viên và các tổ chức của Đảng trong các cơ quan tổ chức Nhà nước trong việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, các nghị quyết của Đảng, đồng thời theo dõi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát hiện những lệch lạc,

sai lầm trong chỉ đạo, quản lý để uốn nắn, tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm

để không ngừng bổ xung và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực

đời sống xã hội.

Thực chất sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là sự lãnh đạo chính trị

mang tính chất định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước có thể độc lập tổ chức bộ máy, bố

trí cán bộ viên chức, hoạt động đúng chức năng, quản lý, điều hành bằng những công cụ, biện pháp của Nhà nước.

Đảng lãnh đạo Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước hoạt động theo đúng chức năng của nó để quản lý kinh tế - xã hội có hiệu quả cao nhất. Sự lãnh đạo của Đảng đối

với Nhà nước không chỉ ở cấp Trung ương mà còn thể hiện ở cấp địa phương, thể hiện trong mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức Đảng với cơ quan, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức cơ sở.

Để lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng ta đã xây dựng cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những phương hướng lớn cho sự phát triển kimh tế - văn hoá

- xã hội những quan điểm cơ bản của chính sách đối nội và đối ngoại. Cương lĩnh, chiến lược, đường lối đúng đắn khoa học là điều kiện cơ bản để Đảng phát huy được vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Muốn cho cương lĩnh và chiến lược đúng đắn, khoa học thì chúng phải là sản phẩm của toàn bộ hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cách mạng của Đảng, là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn Dân, là sự tiếp thu những thành tựu của tất cả các nền khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, đồng thời thể hiện nhân sinh quan chính trị, tầm nhìn chiến lược của Đảng cũng như sự phân tích và đánh giá đúng đắn, dự báo chính xác sự phát triển của thực tiễn tình hình trong nước và quốc tế.

Vì vậy, các dự thảo cương lĩnh chiến lược, đường lối chính sách của Đảng phải được toàn dân tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.

Phương pháp lãnh đạo của Đảng là phương pháp dân chủ, giáo dục thuyết phục và bằng  uy  tín  của  các     đảng  viên  của  Đảng.  Đảng  không  dùng  phương  pháp  mệnh  lệnh cưỡng bức. Đó chính là sự khác nhau giữa phương pháp lãnh đạo của Đảng và phương pháp quản lý của Nhà nước.

So sánh vị trí, vai trò của Đảng ta trong hệ thống chính trị với vị trí, vai trò của các

đảng phái chính trị ở Nhà nước tư sản, chúng ta thấy sự khác nhau cơ bản. ở nước ta vị

trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được quy định trong Hiến pháp còn ở các nước tư bản không có nước nào quy định vai trò lãnh đạo của một dảng nào đó trong Hiến pháp.ở nhiều nước tư bản cũng có đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là đảng chiếm được đa số ghế trong nghị viện. Thủ lĩnh của đảng đó thường giữ chức vụ Thủ tướng chính phủ. Các thành viên Chính phủ thường thuộc về đảng chiếm đa  số  ghế trong nghị viện. Một số đảng nắm quyền lãnh đạo chính trị ở các nước tư bản hiện nay là: Đảng Bảo thủ ở Anh, Đảng Dân chủ ở Mỹ, Đảng Quốc địa ở ý, ở ấn độ v.v... ở nhiều nước tư bản không có đảng cầm quyền vì không có đảng nào chiếm đa số ghế trong nghị viện. ở những nước này thành lập chính phủ liên hợp bao gồm đại diện của hai hay nhiều đảng mạnh tuỳ theo tưong quan lực lượng của họ. Ví dụ ở Cộng hoà Liên bang Đức, ở Italia, ở Pháp.

Nhờ có Đảng cầm quyền và được thể chế hoá trong đạo luật cơ bản của Nhà nước trên so với các nước tư bản, chế độ chính trị của chúng ta có tính ổn định cao. ở các nước

tư  bản nhất là các nước không có  đảng  cầm quyền thể chế chính trị thường không ổn

định. ở Pháp giai đoạn Cộng hoà Thứ Tư tồn tại 12 năm mà đến 26 lần thay đổi chính phủ.1

Tuy nhiên, thể chế chính trị nào cũng có những nhược điểm nhất định . Cơ chế Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội của chúng ta cũng dễ dẫn đến hiện tượng các cơ quan của Đảng bao biện làm thay chức năng của các cơ quan Nhà nước, can thiệp vào chức năng

các cơ quan Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải phân định rõ chức năng của các cơ quan của Đảng và các cơ quan Nhà nước, tránh hiện tượng nhầm lẫn chức năng của các cơ quan của Đảng và Nhà nước, và nhất là không được lợi dụng Đảng mà vụ lợi cho bản thân, tham nhũng, ức hiếp quần chúng nhân dân. Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Trung ương 8 khoá VII, Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười nói:

“Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên được cử vào các cương  vị  khác  nhau  trong  bộ  máy  Đảng,  chính  quyền  đoàn  thể  từ  trung ương đến cơ sở. Được trao quyền nhưng nhất thiết không được lạm quyền, hết lòng phục vụ, mang lại lợi ích cho nhân dân, làm người đầy tớ trung thành  của  nhân  dân,  tuyệt  đối  không  được  quan  cách,  hách  dịch,  cửa quyền, ức hiếp dân, hà lạm công quỹ, tham ô, lãng phí tài sản tiền bạc của

dân”.2

Thứ hai, việc tổ chức quyền lực Nhà nước không theo nguyên tắc phân quyền như nhiều chính thể của các Nhà nước khác mà tuân theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện

các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp.

Thực ra mà nói, nguyên tắc phân chia quyền lực Nhà nước từ khi sinh ra cho đến ngày nay được hiểu là một học thuyết dân chủ mang nhiều sắc tiến bộ so với việc tổ chức quyền lực trên thực tế. Trên thực tế, quyền lực Nhà nước bao giờ cũng có xu hướng tập trung cho thế lực cầm quyền nào đó. Cho nên để hạn chế  sự quá tải củasự tập trung này, cần phải có sự phân chia. Hiến pháp được nhiều nhà luật học phân tích rằng, cố gắng phân chia quyền lực một cách cụ thể, nhưng mọi cố gắng của các nhà lập hiến đều tan biến khi có hoạt động của đảng phái chính trị cầm quyền. Vì vậy, cho dù phân chia có như thế nào đi chăng nữa thì quyền lực Nhà nước tư bản vẫn nằm trong tau giai cấp tư bản cầm quyền. Quyền lực thuộc về nhân dân chỉ được tiến hành khi có bầu cử trong thời gian ngắn. Hết bầu cử họ lại trở thành những người bị thống trị. Vì vậy, việc không áp dụng học thuyết trong tổ chức quyền lực Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có lý do cuả

nó.

Bên cạnh giá trị dân chủ có tính cách hàn lâm, học thuyết vẫn có một gía trị thực tế nhất định. đó là việc phân công phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan. Hoạt động của Nhà nước ngày càng trở nên phức tạp, nếu không có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng

thì các cơ quan Nhà nước khó có thể hoạt động.Đấy là lý do giải thích trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức quyền lực Nhà nước ta sử dụng hạt nhân hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực. Việc tổ chức quyền lực này có thể hiện đúng tinh thần chỉ đạo của

Đảng khi sửa đổi Hiến pháp 1980: Tổ chức quyền lực của Nhà nước ta không tuân theo nguyên tắc phân chia quyền lực mà theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng

có sự phân công, phân nhiệm một cách rạch ròi giữa các cơ quan. Khi Hiến pháp 1992

được sửa đổi vào năm 2001, quan điểm tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được diễn giải cụ

thể trong điều 2 của Hiến pháp: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp.

1  Xem, S. De Gaulle của Pierre Miquel, Librairie Arthème Fayard, 1992

2  Xem, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ tám Khóa VII, 4 /1995

Quốc hội trong phạm vi quyền hạn của mình phải thực hiện tốt chức năng lập pháp,

để có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với cơ chế thị trường. Chính phủ phải quản

lý Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật và cuối cùng Toà án cũng chỉ tuân theo pháp luật, phụ thuộc vào pháp luật để thực hiện chức năng xét xử của mình. Và cứ như vậy, sẽ tạo ra một sự hoạt động đồng bộ của tất cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Chính sự tập quyền này thể hiện quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện quyền lực Nhà nước. Đây là nguyên tắc cơ bản trong các cơ quan Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện nội dung nguyên tắc này,

tất cả các cơ qaun Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo lợi ích của nhân dân. Các cơ quan Nhà nước nhận được quyền lực của nhân dân. Đó là một Nhà nước mà mọi quyền hạn và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc Nhà nước hoặc cử đại diện thay mặt mình đảm nhiệm các công việc của Nhà nước. Tất cả các cơ quan Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Quốc hội, nhận quyền lực từ nhân dân.

Điều 2 Hiến pháp 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc

về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức bộ máy Nhà nước

ta, góp phần giải thích rõ nguồn gốc quyền lực Nhà nước ta. Quyền lực Nhà nước không phải từ “hư vô”, từ “thiên đình” như cách giải thích trước đây của giai cấp thống trị, để

lợi dụng việc đó mà chia sẻ quyền lực giữa chúng với nhau, nhằm mục đích thống trị

nhân dân, bắt nhân dân phải phục vụ quyền lợi cho chúng.

Nguyên  tắc tất  cả  quyền  lực  thuộc  về  nhân  dân  (thể  hiện  trong Điều  2  Hiến  pháp

1992) có nghĩa là tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Việt Nam. Quyền lực Nhà nước không thể thuộc về một đẳng cấp, một tổ chức xã hội hay một nhóm người nào. Quyền lực Nhà nước phải hoàn toàn thuộc về nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, trí thức và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nhân, giai cấp nông dân, trí thức. Nhân dân là người chủ duy nhất toàn bộ tài

sản vật chất và tinh thần của Nhà nước. Nhân dân có toàn quyền quản lý tất cả các công việc của Nhà nước và xã hội, giải quyết tất cả các công việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng của toàn thể dân tộc. Nhân dân

có quyền tự do thể hiện ý chí của mình một cách trực tiếp bằng cách bỏ phiếu phúc quyết hoặc thông qua các đại biểu của mình, biến ý chí đó thành ý chí Nhà nước, thành quy phạm pháp luật buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện.

Hình thức chủ yếu thực hiện quyền lực nhân dân ở nước ta là hình thức dân chủ đại diện. Đây là hình thức nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua các cơ quan đại diện của mình đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thay mặt cho nhân dân cả nước giải quyết những công việc quan trọng nhất của nước nhà. Đó là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; quyết định kế hoạch Nhà nước; quyết định ngân sách Nhà nước; thành lập các cơ quan quan trọng nhất của Nhà nước; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; Quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ

các thứ thuế v.v...

Như  vậy  thông  qua  Quốc  hội  -  cơ  quan  quyền  lực  Nhà  nước  cao  nhất  của  mình, nhân dân làm chủ đất nước. ở các địa phương nhân dân trực tiếp bầu ra cơ quan quyền

lực Nhà nước địa phương đó là Hội đồng nhân dân các cấp. Thông qua Hội đồng nhân

dân các cấp, quyết định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, đảm bảo phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương

và hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước cấp trên giao cho.

So với Hội đồng nhân dân, các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa phương

do nhân dân địa phương bầu ra Quốc hội có ưu thế hơn. Đây là cơ quan Nhà nước duy nhất trong tất cả các cơ quan hợp thành bộ máy Nhà nước, do nhân dân toàn thể lãnh thổ

đất nước bầu ra, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Vì vậy, được Hiến pháp quy định tất cả quyền lực Nhà nước tập trung vào trong tay Quốc hội. Tư tưởng tập trung quyền lực Nhà nước cho Quốc hội đã được thể hiện ngay từ Hiến pháp

1946. Nhưng việc tập trung này của Hiến pháp 1992 có chất lượng khác hơn. Tập trung nhưng vẫn có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Nhà nước khác.

Thứ ba, ChÝnh thÓ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khác với mô hình tổ chức

Nhà nước của chủ nghĩa tư bản, được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc

tập trung dân chủ.

Tập trung là dấu hiệu cần thiết của Nhà nước. Nhưng phụ thuộc vào chế độ xã hội,

nội dung của tập trung có khác nhau. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, tập trung của Nhà nước mang tính chất quan liêu, chỉ thể hiện quyền lợi của số ít người giai cấp thống trị,

mà không để ý, không tính đến quyền lợi của đại đa số nhân dân bị thống trị. Dưới chế độ

xã hội chủ nghĩa tập trung của Nhà nước phải mang tính chất dân chủ thể hiện quyền lợi của đại đa số nhân dân.

Bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung lợi ích của Nhà nước, sự trực thuộc phục tùng của các cơ quan Nhà nước cấp dưới trước các cơ quan Nhà nước cấp trên, và chế độ dân chủ tạo điều kiện cho việc phát triển sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan Nhà nước cấp dưới.

Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung cao nhất là cách tổ chức và phân công quyền lực giữa các cơ quan cấp cao của Nhà nước, ở sự phân cấp giữa chính quyền trung ương và

địa phương, ở  chế độ giao quyền tự  chịu trách nhiệm về sản  xuất kinh doanh giữa cơ

quan Nhà nước với tổ chức kinh tế quốc doanh trực thuộc.

Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy

Nhà nước thường được thể hiện ở các mặt sau đây: Các cơ quan Nhà nước được thành

lập bằng bầu cử, bằng bổ nhiệm; Trong hoạt động các cơ quan Nhà nước được thành lập bằng bầu cử, bằng bổ nhiệm; Trong hoạt động các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ bàn bạc tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm về phần việc được phân công theo chế độ thủ trưởng; Quyết định của các cơ quan Nhà nước cấp trên buộc các cơ quan Nhà nước cấp dưới phải thi hành; khi ra quyết định, các cơ quan Nhà nước cấp trên phải tính đến lợi ích của cơ quan Nhà nước cấp dưới; trong phạm vi quyền hạn của mình các cơ quan Nhà nước được quyền quyết định, không có sự can thiệp vào công việc thuộc phạm vi quyền hạn của các cơ quan Nhà nước cấp dưới.

Trong mỗi loại cơ quan Nhà nước, sự vận dụng những dấu hiệu trên của nguyên tắc

tập trung dân chủ phu thuộc vào nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan phải đảm nhiệm.

Với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước có quyền quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân cả nước và đời sống của nhân dân từng địa phương, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân trực tiếp bầu ra và phải hoạt động theo chế độ tập thể. Mỗi quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải được các đại biểu bàn bạc dân chủ và quyết định theo đa số.

Với  tư  cách  là  cơ  quan  thực  hiện  các  quyết  định  của  các  cơ  quan  quyền  lực  Nhà nước, các cơ quan chấp hành, hành chính Nhà nước phải được các cơ quan quyền lực Nhà nước bầu ra.

Đối với hoạt động của các cơ quan toà án, phải thực hiện chế độ thẩm phán bổ nhiệm

và bầu Hội thẩm nhân dân, trong hoạt động xét xử phải độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật.

Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, trình độ dân trí phù hợp với từng ngành, từng cấp, từng loại cơ quan Nhà nước. Trong từng địa phương, từng thời điểm khác nhau cần định ra liều lượng kết hợp giữa những chế độ tập trung và chế

độ dân chủ thích hợp tạo nên sự thống nhất hai mặt của nguyên tắc. Nếu như trước đây dựa trên cơ sở sở hữu chung của Nhà nước, chúng ta nhấn mạnh khía cạnh tập trung của nguyên tắc, thì ngày nay trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần thiết phải nhấn mạnh khía cạnh dân chủ để có thể tính hết mọi lợi ích của các thành phần xã hội, kể cả lợi ích của những người mà quan điểm của họ là thiểu

số.

Thứ tư, mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, mang bản chất giai cấp công nhân, có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, một xã hội công bằng không có giai cấp bóc lột.

Đó là một Nhà nước dân chủ, quyền lợi của giai cấp công nhân gắn liền với quyền

lợi của nhân dân lao động, quyền lợi của dân tộc. Dân chủ với nhân dân nhưng lại chuyên chính  với  mọi  kẻ  thù  của  nhân  dân,  những  thế  lực  thù  địch  chống  lại  Tổ  quốc.  Trong công cuộc đổi mới hiện nay, bản chất chuyên chính vô sản vẫn được giữ nguyên, nhưng được thể hiện dưới hình thức “Nhà nước của dân, do dân, và vì dân”.

Thứ năm, trong tổ chức hoạt động cơ quan Nhà nước, tạo nên chính thể Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam rất coi trọng vai trò của Mặt trận Tổ quốc và sự tham gia rộng

rãi của nhân dân thông qua các tổ chức là thành viên của Mặt trận vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước.

Do hoàn cảnh điều kiện của lịch sử, phải tập trung lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh

và những chiến sỹ cách mạng đã thành lập ra tổ chức liên hiệp tất cả mọi lực lượng. Năm

1941, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản lần thứ tám,  thành lập Mặt trận Việt minh - Việt Nam độc lập đồng minh. Sau đó một thời gian, ngày 29 tháng 5 năm 1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt tuyên bố thành lập. Cương lĩnh của Hội nêu

rõ: Mục đích đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước  và đồng bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập - thống nhất - Dân chủ - phú cường. Việc thành lập Liên Việt là sự phát triển của Mặt trân dân tộc thống nhất. Mặt trận Việt Minh là một bộ phận của Mặt trận

Liên Việt.        Qua  chín  năm  kháng  chiến,            Mặt  trận  Liên  Việt  đã  trở  thành  một  trong những  trụ  cột  của  Nhà  nước  Dân  chủ  nhân  dân,  là  sức  mạnh  vô  biên  của  cuộc  kháng chiến, kiến quốc, là cơ sở quần chúng rộng rãi làm thnàh áo giáp vững bền của Đảng để đánh thắng bọn xâm lược và tay sai của chúng.1    Đó là tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.  Ngày 10 tháng 9 năm 1955 Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp

tại Hà nội quyết định thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1  Xem, Lịch sử và truyền thống cách mạng vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam / Niên giám 2000 -

2001 của Uỷ ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam. NXB chính trị Quốc gia,  Hà Nội  2002, tr. 20.

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra

đời nhằm tập hợp mọi lực lượng đánh đổ chế độ độc tài tay sai đế quốc Mỹ.   Ngay sau

khi đất nước hoàn toàn giải phóng khỏi bè lũ thực dân và đế quốc nhiều người có quan điểm  cho  rằng  Mặt  trận  Tổ  quốc  Việt  Nam  đã  hoàn  thành  sứ  mệnh  lịch  sử  của  mình, nhưng với quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn

tồn tại với nhiệm vụ mới của mình là thu hút mọi lực lượng cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.

Theo Điều 9 Hiến pháp 1992, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí

về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước."

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền động

viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân

để phản ánh và kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, và bảo lợi ích chính đáng của nhân dân; tham

gia  phát  triển  tình  hữu  nghị,  hợp  tác  giữa  nhân  dân  Việt  Nam  với  nhân  dân  các  nước trong khu vực và trên thế giới.1

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức hoạt động, các phong trào yêu nước để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực để xây dựng và bảo Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy tính tích cực cả các cá nhân tiêu biểu trong giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo để vận động nhân dân thực hiện

nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia tuyên truyền, vận động người Việt Nam định

cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất của Mặt trận Tổ quốc là việc tham gia công tác bầu cử. Điều 8 của Luật Mặt trận Tổ quốc quy định:

"Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định  của  pháp  luật  bầu  cử,  Mặt  trận  Tổ  quốc  Việt  Nam  tổ  chức  hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội , đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phổi hợp với cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc

cử tri với những người ứng cử; tham gia tyuên truyền vận động cử tri thực

hiện pháp luật bầu cử; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân."

1  Xem, Điều 2 Luật Mặt trận , 1999

Với tư cách là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính

trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong hoạt động của   Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức chính trị - xã hội đóng một vai trò rất quan trọng. Đó là:

- Công đoàn là tổ  chức chính trị - xã hội rộng lớn  của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam, tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học của chủ nghĩa xã hội của người lao động, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Trong phạm vi chức năng của mình công đoàn tham gia công việc  Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp, giáo dục công nhân viên chức,

tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa. Cùng với các cơ quan Nhà nước, công đoàn

chăm lo đời sống và đảm bảo quyền lợi của công nhân viên chức.

- Hội Nông dân Việt nam là tổ chức đoàn kết, giáo dục nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của nông dân lao động. Nhằm hướng dẫn những người sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa hội. Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị với Nhà nước những vấn đề cần thiết trong chính sách nông nghiệp, giúp đỡ Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật quản lý nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ,

là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, đồng thời cũng là nguồn cung cấp cán bộ trẻ

cho các cơ quan Nhà nước và các tổ chức quần chúng.

- Hội liên hiệp phụ nữ là tổ chức đoàn kết rộng rãi, động viên, giáo dục các tầng lớp phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng của mình với nam giới, đồng thời nhận thức rõ vai trò đặc biệt của giới phụ nữ trong việc làm mẹ và giáo dục và các thế hệ thanh thiếu niên.

Trong hệ thống chính trị nước ta, các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng là cơ sở

chính trị của chính quyền nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên của nó tham gia vào việc hình thành các cơ quan Nhà nước.

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ban hành ngày 18-4-1992 và Điều 28 - Luật bầu cử

đại biểu hội đồng nhân dân quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì trong việc hợp thương với các tổ chức xã hội khác để giới thiệu những người ra ứng cử đại biểu Quốc

hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức

xã hội khác trong Mặt trận là những thành viên trong các tổ chức bầu cử như Hội đồng bầu cử , ban bầu cử, tổ bầu cử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị với các cơ quan quyền lực Nhà nước bãi miễn các đại biểu không xứng đáng, đồng thời tham gia vào các tổ chức bãi miễn đó. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn có quỳên giới thiệu các Hội thẩm nhân dân để các cơ quan đại diện của nhân dân lựa chọn bầu vào các toà án nhân dân.

Các tổ chức xã hội ở nước ta như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của nó như: Tổng Công đoàn Việt Nam; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, có quyền trình các dự án luật trước Quốc hội và dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Theo Điều 5 - Luật Công đoàn do Quốc hội thông qua ngày 30 - 6 - 1990 trong phạm vi các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền

và nghĩa vụ và lợi ích của người lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban thường

vụ Quốc hội) Công đoàn tham gia với các cơ quan nhà nước xây dựng chính sách chế độ

về lao động, tiền lương và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến người lao

động. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cũng tham gia tích cực xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến thanh niên phụ nữ, bảo vệ thiếu niên nhi đồng.

Các tổ chức xã hội ở nước ta không những tham gia vào việc thành lập cơ quan nhà nước, tham gia vào việc xây dựng pháp luật mà còn tham gia vào việc quản lý Nhà nước, kiêmtra giám sát hoạt động   của các cơ quan Nhà nước. Điều 2 - Luật Công đoàn quy định:

“Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan,  đơn  vị,  tổ  chức,  quản  lý  kinh  tế  xã  hội,  quản  lý  Nhà  nước.  Trong phạm vi chức năng của mình thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định pháp luật.”

Cũng như công đoàn, các tổ chức xã hội khác cũng có trách nhiệm tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo quy định của Luật Công đoàn, công đoàn có quyền tham gia với các cơ quan Nhà nước giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động theo pháp luật. Công đoàn đại diện cho người lao động thương lượng với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức để giải quyết các tranh chấp lao động xảy ra trong cơ quan đơn vị tổ chức của mình. Khi cơ quan

có thẩm quyền giải quyết hoặc toà án xét xử tranh chấp   lao động phải có đại diện của công đoàn tham dự và phát biểu ý kiến. Trước khi quyết định các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, nhà ở, thi hành kỷ luật đến mức buộc người lao động thôi việc hoặc chấm

dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp phải thảo luận nhất trí với ban chấp hành công đoàn (Điều 11,12). Các tổ chức công đoàn cũng như các tổ chức xã hội khác có thể nhân danh tổ chức đứng

ra bảo vệ các thành viên của mình trước cơ quan pháp luật, tố cáo những hành vi phạm pháp luật của các cơ quan và các viên chức Nhà nước.

Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta, các tổ chức xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Cùng với hệ thống các cơ quan đại diện trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức xã

hội là công cụ quan trọng để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình. Cùng

với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để nhân dân ta xây dựng một cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, trên cơ sở xây dựng một Nhà nước “của dân, do dân, và vì dân”.

II. HÌNH THỨC CẤU TRÚC LÃNH THỔ

1. Lý thuyết tổng quát về hình thức cấu trúc lãnh thổ.

Cấu trúc lãnh thổ luôn là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến hỡnh thức tổ chức quyền

lực Nhà nước. Hình thức nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ là hình thức nhà nước được xem

xét dưới giai độ cơ cấu các lãnh thổ hợp thành nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước địa phương.

Hình thức nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ của các nhà nước hết sức đa dạng thể hiện đặc điểm lịch sử, văn hoá, xã hội của mỗi một quốc gia. Trong khoa học luật hiến pháp, hình thức nhà nước theo cơ cấu lãnh thổ thường được phân tích thành hai loại  cơ bản: đơn nhất và liên bang. Điều hiển nhiên có thể dễ nhận ra rằng, tổ chức quyền lực của nhà nước có cấu lãnh thổ liên bang phải khác với nhà nước có cơ cấu lãnh thổ đơn nhất. Nếu như ở nhà nước liên bang do nhu cầu liên hợp vì nhiều lý do khác nhau được hình

thành trong lịch sử, mà nhà nước liên bang phải tính đến việc phân chia quyền lực giữa liên bang và các tiểu bang hợp thành.

Hình thức nhà nước đơn nhất tức là nhà nước mà lãnh thổ của nhà nước được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất. Lãnh thổ này được chia ra các đơn vị hành chính lãnh thổ trực thuộc. Việc tổ chức nhà nước này có những đặc điểm như sau:

- Có một hiến pháp duy nhất. Các quy định của bản hiến pháp này được thi hành trên toàn lãnh thổ.

- Có một hệ thống các cơ quan trung ương: Nguyên thủ quốc gia, chính phủ, nghị

viện có thẩm quyền pháp lý trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

- Có một quốc tịch, không một lãh thổ trực thuộc nào có quyền đặt ra một quốc tịch riêng.

- Có một hệ thống pháp luật. Các cơ quan nhà nước và tự quản địa phương phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành. Các cơ quan nhà nước cấp dưới trực thuộc và các cơ quan tự quản địa phương có quyền ban hành các văn bản quy phạm nhưng phải phù hợp với văn bản pháp luật cấp trên.

Có một hệ thống toà án thực hiện hoạt động xét xử trên toàn lãnh thổ đất nước,

độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.

- Lãnh thổ của nhà nước đơn nhất được phân chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Các đơn vị hành chính không có quyền độc lập chính trị. Để tổ chức thực hiện những vấn đè về phát triển địa phương, các đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật có quyền thành lập các hội đồng tự quản địa phương. Nhưng các cơ quan tự quản này phải chịu sự kiểm tra của đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cấp trên. ở một số nước khác không tổ chức ra các cơ quan tự quản địa phương, mọi hoạt động nhà nước ở địa phương do các cơ quan đại diện trung ương trực tiếp thực hiện. Đa phần các nước đơn nhất có một dân tộc, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít các nước đơn nhất có nhiều dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc, các nước đơn nhất đã tổ chức khu tự trị, tỉnh tự trị. Các khu, tỉnh tự trị có thể có hệ thống pháp luật, toà án riêng, nhưng không có chủ quyền quốc gia.

Hình thức tổ chức nhà nước liên bang là hình thức nhà nước được hình thành từ nhiều nhà nước thành viên có chủ quyền. Hiện nay hình thức này đang tồn tại ở nhiều nước tư bản: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Canada, Cộng hoà liên bang Đức, Vương quốc Liên bang Thuỵ Sĩ, Liên bang Mãlaixia... Việc tổ chức nhà nước của các nước liên bang trước hết phải có sự phân biệt thẩm quyền giữa liên bang với các nước thành viên. Các nước thành viên của liên bang nhà nước tư sản   không phải là nhà nước nói đúng nghĩa của từ này, chúng không có chủ quyền về mặt đối nội và nhất là về mặt đối ngoại. Hiến pháp liên bang nghiêm cấm các nước thành viên ký kết hợp tác với nước ngoài về những vấn đề chính trị. Trong việc tổ chức nhà nước liên bang vấn đề rất quan trọng là phân chia quyền lực giữa liên bang với các nước là thành viên, phân quyền theo chiều dọc. Nhiều khi sự phân quyền này còn quan trọng hơn việc phân chia quyền lực nhà nước giữa

lập pháp, hành pháp và tư pháp.

2. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất.

Hình  thức  cấu  trúc  lãnh  thổ  của  Nhà  nước  Việt  nam  là  Nhà  nước  đơn  nhất,  được

Hiến pháp quy định tại điều đầu tiên của Chương I - chế độ chính trị.:

“Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Lịch sử đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ chiếm một vị trí rất quan trọng (cơ bản) trong lịch sử Nhà nước Việt nam. Với vị trí địa lý thuận tiện, cửa ngõ của vùng Đông Nam châu Á, với tài nguyên dồi dào và nguồn nhân lực đông và rẻ mạt, Việt nam chúng ta luôn luôn bị bọn phong kiến, thực dân, đế quốc nước ngoài nhòm ngó xâm lược. Đất nước trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, và gần một trăm năm sống dưới chế độ thực dân đế quốc.

Hình thức Nhà nước cấu trúc lãnh thổ  là cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước được xem xét dưới tác động quản lý của nhà nước đến các vùng lãnh thổ trực thuộc nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu sự hình thành lãnh thổ của nhà nước Việt nam qua các thời có một ý nghĩa rất lớn:

"Lãnh  thổ  nước  ta  ngày  nay  đăng  dài  trên  gần  hai  ngàn  cây  số  từ Lạng son đến Mũi Cà Mau đã được xây dựng trên một quá trình hơn hai nghìn năm, nếu kể từ nước Âu Lạc là nhà nước đầu tiên của chúng ta xuất hiện  trên  lịch  sử.  Nhưng  cho  đến  đời  nhà  Lý,  trong  thời  kỳ  đầu  của  nhà nước phong kiến tự chủ, lãnh thổ của chúng ta chỉ mới quanh quẩn ở miền Bắc Hoành sơn và từ miền trung du sông Hồng, sông Mã và sông Lam trở xuống. Nhà Lý đã ổn định biên giới của nhà nước Đại Việt về phía Đông Bắc,  đồng thời  đã  mở  bờ  cõi  của  nước  ta  và  miền  Nam  đến  sống  Thạch Hãn tỉnh Quảng trị ngày nay. Nhà Trần bắt đầu kinh dinh miền tây bắc và miền tây Thanh Hoá Nghệ An, đồng thời mở bờ cõi miền nam vào đến núi Hải Vân và Nhà Hồ tiếp tục phát triển vào đén Quảng Ngãi. Nhà Lê ở thịnh thời đã ổn định biên giới miền tây và mở mang bờ cõi đến Bình Định. Họ Nguyễn tiếp tục sự nghiệp của Nhà Lê phát triển lãnh thổ đến tận Hà Tiên

và Cà Mau, sát với vịnh Thái lan, sau khi chiếm hết cả nước Chiêm Thành

và một nửa  nước Chân Lạp; đồng  thời họ Nguyễn bắt đầu kinh dinh lên miền cao và do việc hai họ Trịnh Nguyễn phân tranh đã chia xé làm hai trong khoảng 2 thế kỷ rưỡi. Do cuộc khởi nghĩa Tây Sơn  đánh đổ  cả  họ Nguyễn, họ Trịnh với nhà Lê, lãnh thổ mới có điều kiện để thống nhất trở lại."1

Lịch sử đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ chiếm một vị trí rất quan trọng (cơ bản) trong lịch sử Nhà nước Việt nam. Với vị trí địa lý thuận tiện, cửa ngõ của vùng Đông Nam Châu Á, với tài nguyên dồi dào và nguồn nhân lực lớn, Việt nam chúng ta luôn luôn bị bọn phong kiến, thực dân, đế quốc nước ngoài nhòm ngó xâm lược. Đất nước trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, và gần một trăm năm sống dưới chế độ thực dân, đế quốc. Mãi cho đến năm 1975 dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân thành công, đất nước đã hoàn toàn được giải phóng. Thấm thía bài học sâu nặng của các cuộc đấu tranh giải phóng, giữ gìn đất nước,

các bản Hiến pháp đều giành một quy định long trọng đầu tiên để khẳng định chủ quyền quốc gia trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Hiến pháp 1946 quy định:

1  Xem, Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận hoá , 1994. tr. 240

“Nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung - Nam - Bắc không thể phân chia” (Điều 2).

Hiệp định Giơnevơ về Đông dương (1954) mặc dù khẳng định nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, song đã quy định tạm thời nước ta thành hai vùng: Vùng giải phóng hoàn toàn (miền Bắc từ sông Bến Hải trở ra); và vùng tạm đóng quân của Pháp trước khi rút về nước. Việc này không phải là phân chia

đất nước mà chỉ là tạm thời và phải được thống nhất lại bằng cuộc tổng tuyển cử vào năm

1956.

Song đế quốc đã hất cẳng thực dân ở miền Nam, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đưa Ngô Đình Diệm, nắm chính quyền bù nhìn, phá hoại Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Việt Nam.

Xét về mặt pháp lý, giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17) không phải là biên giới quốc gia. Mặc dù là một lãnh thổ thống nhất của một Nhà nước, song ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm được thế lực đế quốc giúp đỡ  thành lập và củng cố, được một số

ít các quốc gia đế quốc trên thế giới thừa nhận. Trên thực tế trên đất nước hình thành hai nhà nước với 2 ché độ chính trị khác nhau: Việt Nam dân chủ cộng hoà ở miền Bắc và Việt Nam   cộng hoà ở miền Nam. Tiếp theo đó Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam được thành lập.

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được tiếp tục ở miền Nam đã dẫn đến việc  thành  lập  Cộng  hoà  miền  Nam  Việt  Nam.  Với  chiến  thắng  mùa  xuân  năm  1975, chính quyền Việt Nam cộng hoà bị đánh đổ, Cộng hoà miền Nam Việt Nam kiểm soát toàn bộ lãnh thổ.

Năm 1976 thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đó là sự thống nhất của hai Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành nước Việt Nam thống nhất lấy tên là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp 1980 và tiếp đến Hiến pháp 1992 đều khẳng định “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là một Nhà nước đơn nhất, có chủ quyền độc lập và tự chủ trong việc thực hiện các chức năng của mình ở trong nước và trên các quan hệ quốc tế. Lịch sử phát triển của Nhà nước ta đã chứng minh, nền độc lập của Nhà nước ta gắn liền với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, và chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đất nước ta mới thực sự có độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Chủ quyền của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện dưới hình thức thẩm quyền cuả các cơ quan Nhà nước, trước hết là của Quốc hội, Chủ Tịch nước, Chính phủ và của các cơ quan Nhà nước khác. Về nguyên tắc, tất cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước đều được phân giao thực hiện thẩm quyền của Nhà nước. Quyền hạn này nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất, vị trí, vai trò của từng cơ quan trong hệ thống thống nhất bộ máy Nhà nước.

Nhà  nước  đơn  nhất  Việt  Nam  là  một  Nhà  nước  quyền  lực  tập  trung  có  một  Hiến pháp, một hệ thống pháp luật, một hệ thống bộ máy Nhà nước một quốc tịch. Nhà nước Việt Nam có chủ quyền quóc gia, tức là chủ quyền giải quyết tất cả các vấn đề về đối nội

và đối ngoại của mình mà không phụ thuộc vào sự áp đặt của các thế lực bên ngoài.

Nhà nước Việt Nam là một Nhà nước thống nhất không phân chia thành các Nhà nước tiểu bang, hay cộng hoà tự trị, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương

trợ giữa các dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết và giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình.

Nhà nước đơn nhất Việt Nam là Nhà nước có một lãnh thổ duy nhất. Lãnh thổ này được  phân  chia  thành  các  đơn  vị  hành  chính  trực  thuộc.  Điều  118  Hiến  pháp  nước CHXHCN Việt Nam quy định:

“Các  đơn  vị  hành  chính  của  nước  Cộng  hoà  xã  hội  chủ  nghĩa  Việt

Nam được phân định như sau:

- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

-  Tỉnh  chia  thành  huyện,  thành  phố  thuộc  tỉnh,  và  thị  xã;  thành  phố

trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã.

- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

- Các cơ quan Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động về cơ

bản dựa trên lãnh thổ của các đơn vị hành chính nói trên.”

Do cả một thời kỳ quá dài phải duy trì cơ chế bao cấp tập trung, nên nhìn chung hiện nay, bên cạnh các địa phương không chủ động giải quyết các công việc có liên quan đến địa phương là việc chính quyền trung ương luôn luôn can thiệp vào những hoạt động của chính quyền địa phương. Thậm chí nhiều quy phạm trong hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn thể hiện rất đậm nét cơ chế này. Vì vậy, một trong những vấn đề nóng bỏng hiện  nay  là  phân  cấp  quản           lý  nhà  nước  giữa  trung  ương  và  địa  phương.  Chủ  trương chung của phân cấp giữa trung ương và địa phương là: Những việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt thì phân giao cho đầy đủ quyền hạn và đảm bảo những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải quyết. Cơ quan được phân giao thẩm quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Cơ quan chính quyền cấp trên tăng cường kiểm tra, giám sát, nhưng không can thiệp, và không làm thay cấp dưới.

Căn cứ vào tầm quan trọng và tính chất của vấn đề, có 3 loại vấn đề cần phân cấp như sau:

•           Loại thứ nhất, là những vấn đề có ý nghĩa chung cho cả nước chỉ có chính quyền trung ương mới có quyền quyết định, thường chứa đựng dưới hình thức văn bản tổng hợp, có hiệu lực pháp lý cao, được áp dụng thống nhất trong cả nước. Ví dụ các Bộ Luật và luật...

•           Loại thứ hai, là những vấn đề có liên quan đến địa phương, mặc dù

đã được quy định trong các văn bản của trung ương, nhưng để phù hợp với từng địa phương cần phải có những quyết định chi tiết của địa phương. Song những vấn đề quy định thêm của chính quyền địa phương  chỉ  nằm  trong  phạm  vi  cho  trước  của  chính  quyền  trung ương. Ví dụ: Luật Đất đai quy định hạn điền chung tối đa cho các vùng, chính quyền địa phương cấp tỉnh ra quy định cụ thể cho địa phương,  nhưng  không  được  quá  mức  quy  định  chung  của  trung ương.

•           Loại  thứ  ba,  là  những  vấn  đề  nảy  sinh  trong  phạm vi địa  phương, gắn liền với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, thì chính quyền địa

phương hoàn toàn chịu trách nhiệm quy định, miễn là không trái với các văn bản của chính quyền trung ương.1

Chính quyền các cấp phải được tổ chức theo đa dạng các mô hình.

Trước hết là phải phân biệt giữa đơn vị hành chính tự nhiên và đơn vị hành chính nhân tạo, giữa các vùng nông thôn với vùng thành thị- các đơn vị hành chính được tổ chức theo nguyên tắc cộng đồng dân cư và   các đơn vị hành chính được tổ chức theo cộng đồng lãnh thổ. Và từ đó hình thành chính quyền cấp cơ sở hoàn chỉnh trực tiếp từ nhân dân cho các đơn vị hành chính tự nhiên, mà mục tiêu của chúng là thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư và của cộng đồng lãnh thổ bền vững. Tiếp theo đó phải phân biệt của đơn vị hành chính nhân tạo, mà mục tiêu của chúng chủ yếu theo nhu cầu quản lý của Nhà nước. Chính quyền hoàn chỉnh chủ yếu được tổ chức ra ở hai cấp – một cấp trung ương và một cấp chính quyền cơ sở (cho làng/xã, thành phố, kể cả thành phố trực thuộc trung ương và thành phố, thị xã, thị trấn trực thuộc tỉnh, huyện).

Cơ sở cơ bản nhất của việc hình thành ra chính quyền nhà nước ở địa phương là

các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính này được hình thành nên từ hai yếu tố: Thứ nhất là cộng đồng lãnh thổ và thứ hai là cộng đồng dân cư. Có khi đơn vị hành chính được hình thành nên từ cả hai yếu tố, hoặc có khi chỉ cần một trong 2 yếu tố. Sự kết hợp

cả hai yếu tố tạo thành đơn vị hành chính tự nhiên. Đơn vị hành chính được tạo thành từ

một yếu tố hoặc là dân cư hoặc là lãnh thổ là đơn vị hành chính nhân tạo. Thôn, làng, bản, ấp; thị xã, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là những đơn vị hành chính tự nhiên. Phường, huyện, quận, tỉnh thường là đơn vị hành chính nhân tạo. Theo tiêu chí cộng đồng dân cư thì các đơn vị hành chính được phân thành đơn vị hành chính nông thôn và đơn vị hành chính thành thị (thành phố).

Lý thuyết về tổ chức chính quyền địa phương có sự phân biệt chính quyền của đơn

vị hành chính tự nhiên và của đơn vị hành chính nhân tạo. Sự khác nhau giữa chúng là, những đơn vị hành chính tự nhiên phải có cơ cấu tổ chức chính quyền một cách hoàn chỉnh, không những chỉ bao gồm có các các cơ quan chấp hành, có nhiệm vụ tổ chức thực

thi luật pháp và quyết định khác của chính quyền cấp trên, mà còn phải có cơ cấu do nhân dân trực tiếp bầu ra có nhiệm vụ phải tính đến quyền lợi của nhân dân khi thực hiện các nhiệm vụ quản lý các công việc của địa phương, mà cơ sở của chúng là do cộng đồng lãnh thổ và cộng đồng cư dân chặt chẽ tạo nên. Trong trưỡng hợp đặc biệt do nhu cầu của

các quy tắc có tính tự trị vẫn còn có giá trị (luật tục của các vùng Tây Nguyên), cần thiết phải thành lập cả các cơ quan xét xử riêng, như toà án luật tục dành cho các dân tộc thiểu

số.

Các  chính  quyền  địa  phương  nên  dùng  cho  những  đơn  vị  hành  chính  tự  nhiên, được hình thành không theo ý chí chủ quan của Nhà nước, phương án tốt nhất là việc nhà nước thừa nhận, và tìm ra các phương án tối ưu có lợi cho việc quản lý nhà nước của mình. Ví dụ như việc các nhà nước phong kiến Việt Nam và ngay cả đến Nhà nước của thuộc địa của thực dân cũng phải thừa nhận sự tồn tại làng/xã Việt Nam trước đây. Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền tự nhiên này trước hết phải có nhiệm vụ tính

ý chí của cộng động dân cư, và cộng đồng lãnh thổ hợp thành.

Đơn vị hành chính tự nhiên hiện nay của chúng ta gồm có: Thôn, bản, ấp; thị trấn,

thị xã, thành phố, kể cả các thành phố trực thuộc trung ương đến các thành phố thuộc tỉnh, nên được gọi là cấp chính quyền cơ sở. Chính quyền cấp cơ sở được hình thành trên một cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnh thổ bền vững, dưới cấp này không hình thành một

1Xem, Trương Đắc Linh, Phân cấp quản lý Trung ương và địa phương: Một số vấn đề Lý luận và Thực tiễn. Hội

Thảo khoa hoc " Cải cách hành chính tại Tp. Hồ Chí Minh - Một số vấn đề Lý luận và Thực tiễn, 2002

cấp chính quyền nào khác, nếu có lại chỉ là cấp trung gian, nhằm mục đích chuyển tải, hoặc thực hiện các quyết định của chính quyền cấp cơ sở ở trên.

Tất  cả  các  cấp  chính  quyền  cơ  sở  cho  dù  là  rất  nhỏ  như  thôn,  và  cực  lớn  như những thành phố trực thuộc trung ương hiện nay đều phải trực thuộc pháp luật (tức trung ương), mà không có một cấp trên nào khác. Các chính quyền địa phương được hình thành như những con số cộng. Mỗi số hạng phải chịu trách nhiệm về các công việc của mình trong phạm vi pháp luật quy định. Trong trường hợp sai phạm hoặc vi phạm đến quyền

lợi của các chủ thể khác bị khiếu kiện, thì phải bị xét xử theo các thủ tục tố tụng của toà

án. Nhà nước trung ương nên phân quyền và phân ngân sách trọn gói cho họ, để họ chủ động trong việc tổ chức hoạt động của chính quyền của mình.

Để tăng cường tính trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương này, có thể

gọi chúng là những chính phủ địa phương. Những cái gì tốt cho chính phủ địa phương đều là tốt cho chính phủ trung ương, và ngược lại. Cơ cấu và cách thức tổ chức hoạt động của chính phủ địa phương cũng giống như cơ cấu tổ chức của chính phủ trung ương, chỉ khác nhau ở phạm vi hoặc mức độ của chúng mà thôi.  Xét về tầm quan trọng, cũng như

sự khó khăn của vấn đề từng cấp chính quyền cần phải giải quyết, thì không hẳn cứ ở

trung ương đã phức tạp, đã quan trọng hơn ở địa phương.

III. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1. Tổng quan về Nhà nước pháp quyền.

Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới sau hơn  10 năm thực hiện được sửa đổi vào năm 2001. Một trong những đổi mới quan trọng của lần sửa đổi Hiến pháp này là việc ghi nhận rõ chủ trương và mục địch xây dựng một nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Những năm đầu tiên của sự nghiệp tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc, mà sau này là Chủ tịch nước của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam hiện nay, đã có một mong muốn một nhà nước pháp quyền cho nhân dân Việt Nam,

và ở Người nhà nước pháp quyền rất gần với Hiến pháp, như là một biểu hiện nội dung, mục đích của Hiến pháp:

“Bảy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước được phân tích dưới  góc  độ  tương  quan  giữa  công  quyền  và  pháp  luật.  Nhà  nước  pháp  quyền  là  học thuyết về việc tổ chức và hoạt động nhà nước được sinh ra trong phong trào đấu tranh để giải phóng nhân loại khỏi chế độ phong kiến chuyên chế. Mặc dù được sinh ra cách mạng

tư sản của Châu Âu, nhưng phải khẳng định rằng các tác giả của học thuyết đã tiếp thụ

các thành quả tư tưởng các lĩnh vực có liên quan của nhân loại. Ví dụ như học thuyết pháp luật tự nhiên, các học thuyết về nhân quyền, tư tưởng pháp trị...Trong cuốn từ điển

Xã hội học dưới sự chủ biên của Nguyễn Khắc Viện cho rằng:“Nhà nước Pháp quyền – Một loại hình nhà nước được xây dựng trên cơ sở dân chủ, đối lập với nhà nước độc tài, chuyên  chế  toàn  trị.  Thuật  ngữ  “Nhà  nước  pháp  quyền”  được  xác  định  trong  luật  học nước Đức vào đầu thế kỷ thứ XIX (tiếng Đức là Rechtsstaat) và sau đó được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt trong trào lưu dân chủ hoá có tính phổ biến ngày nay.

Nhà nước pháp quyền không đồng nghĩa với Nhà nước cai trị bằng pháp luật. Nhà

nước  độc  tài,  chuyên  chế  trong  lịch  sử  cũng  cai  trị  bằng  pháp  luật.  Vì  rằng  những  hệ

thống pháp luật là những hệ thống pháp luật không bảo vệ quỳen tự do bình đẳng giữa

con người với con người. Ngoài đòi hỏi trên,   nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở “xã hội công dân” và trở thành một bộ phận của nó. Điều kiện đầu tiên của nhà nước pháp quyền là bảo đảm các quyền và tự do của công dân bằng các quy định của pháp luật rành mạch, không ai được vi phạm. Trong nhà nước pháp quyền pháp luật là thước đo (chuẩn mực) của tự do...Nhà nước pháp quyền được xây dựng theo những nguyên tắc dân chủ. Các cơ quan quyền lực nhà nước (về lập pháp, hành pháp và tư pháp ) được bầu cử một cách tự do với sự tham gia một cách trực tiếp của mọi công dân để có thể thể hiện một cách đầy đủ nhất ý chí cuả họ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các quyền lực đó phải được tổ chức như thế nào để mỗi quyền lực có tính độc lập thực sự. Tất cả những người được cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Nhà nước pháp quyền là loại hình nhà nước có nhiều khả năng nhất trong việc chống lại xu hướng độc quyền về quyền lực và xu hướng quan liêu hoá bộ máy quyền lực(2)

Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước dân chủ, mà không thể là một nhà nước phản dân chủ. Như phần trên đa phân tích nhà nước pháp không thể là nhà nước độc tài chuyên chế của các chế độ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nơi mà ở đó chế dộ nhà nước gắn với tôn giáo với thần quyền với chế độ thần dân hoặc chế độ nô lệ. Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân, không có điều ngược

lại nhà nước của một thế lực tôn giáo, quý tộc phong kiến. Nhà nước đó phải được tổ

chức trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Tức là một nhà nước dân chủ, không có điều ngược lại. Vậy thì một khi chúng ta đã thừa nhận rằng : “Dân chủ là một hình thức Nhà nước,(1)  thì sẽ cũng là rất có lý khi chúng ta nói rằng, Nhà nước pháp quyền cũng là một hình thức nhà nước.

Nhà nước pháp quyền có những đặc tính sau đây:

•           Tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật là cơ sở của  mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có cả những cơ quan nhà nước bất kể ở cương vị nào đều phải  tuôn theo pháp luật. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của nhà nước đều phải dựa vào luật, phục tùng luật và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân cũng phải dựa trên cơ sở của pháp luật.(2)Hiến pháp là bản văn có hiệu lực pháp lý tối cao có tác dụng hạn chế quyền lực của các cơ

quan tối cao của nhà nước, bảo đảm cho mọi cơ quan nhà nước tôn trọng pháp luật. Mọi

cơ quan nhà nước phải đặt trong vòng kìm chế của pháp luật, với mục đích bảo vệ quyền

con người trong một xã hội văn minh.(3)  Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải được tổ chức và hoạt động trong một cơ chế tự kiểm tra, một cách mặc nhiên, tránh tình trạng để cho đến hậu quả khôn lường phải nhờ vào sự xét xử xủa các cơ quan tư pháp.(4)  Khác với nhà nước pháp trị, pháp luật của nhà  nước pháp quyền phải vươn tới sự

đầy đủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với phương châm “ Đối với cá nhân thì cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn đối với “cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật quy định”. Pháp luật của nhà nước pháp quyền còn

có mục tiêu vì con người, quyền con người. Bởi vì tính tối cao của pháp luật cũng có thể

(2)  Xem, Từ điển  Xã hội học, Nguyễn Khắc Viện chủ biên  NXB. Thế giới Hà nội 1994

(1)  Xem, V. I. Lênin: Toàn tập 33 Nhà nước và Cách mạng.

(2)  Xem, Bùi Xuân Đức: Phân tích Nhà nước pháp quyền tư sản và vận dụg nó trong thực tế tổ chức bộ máy lập pháp

, hành pháp, tư ppháp của một số nước tư bản phát triển và một số nước Đong Nam A hiện nay/ Xây dựng Nhà nước pháp quyền, chủ biên Nguyễn Văn Thảo. Sđ d 424

(3)  Xem, Đào Trí Uc : Về nhu cầu, mức độ sửa đổi  Hiến pháp 1992 và quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền. Cộng sản số 21 năm 2001. tr.32

(4)  Xem, Nguyên Đăng Dung: Hiến pháp sửa đổi – một số vấn đề nguyên tắc. Cộng sản số 16 năm 2001

có và rất cần có trong nhà nước cực quyền, bao gồm những đạo luật phản nhân quyền, tước bỏ mọi quyền của công dân.(1)

•           Nhà nước pháp quyền có mục tiêu đảm bảo quyền tự do của con người, đối

lập với nhà nước bạo lực, nhà nước độc tài. Điều đó có nghĩa là nhà nước thừa nhận và có nghĩa vụ đảm bảo tự do của con người, không được can thiệp vô hạn vào đời sống cá nhân của con người. Nhà nước được xây dựng trên nền tảng của xã hội công dân. Một xã

hội mà ở đó công dân là chủ thể, nhà nước có trách nhiệm phải phục tùng lợi ích của công dân, mà không có điều ngược lại. Pháp luật phải đứng trên nhà nước và nhà nước phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Để bảo đảm cho tính chất này nhà nước pháp quyền phải nêu cao vị trí vai trò của toà án. Tính độc lập của toà án được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Chỉ có toà án mới có chức năng phán xét các tranh chấp, mâu thuẫn trong

xã hội.

•           Nhà nước pháp quyền tư sản còn đặt ra tiêu chí nữa là nhà nước phải được tổ

chức theo nguyên tắc phân quyền. Mọi thiết chế quyền lực nhà nước phải được tổ chức

và hoạt động trong khuôn khổ và bị kiểm soát bởi pháp luật. Không ai có thể lạm dụng quyền lực. Muốn không có sự lạm dụng quyền lực, thì phải sắp xếp quyền lực sao cho quyền lực ngăn chặn quyền lực. Cũng không phải là một nhà nước ít nhất, mà cũng chẳng phải là nhà nước là câu trả lời, mà là một nhà nước tinh hơn, nhanh gọn hơn và cũng là hợp lý hơn, chứ không phải là một nhà nước mà ở đó chính phủ phải mạnh theo nghĩa hẹp của từ này.(2)

Trong khoa học luật hiến pháp chúng ta có thể gặp những hình thức nhà nước khác rất phổ biến như là hình thức nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ của nhà nước liên bang, đơn nhất; hoặc hình thức nhà nước được tổ chức theo chính thể cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống... Vậy thì thử đặt vấn đề giữa nhà nước pháp quyền – một hình thức nhà nước rất phổ biến trên có quan hệ gì với nhau?

Trước hết cần phải khẳng định rằng, cùng một cái nội dung của việc tổ chức

và hoạt động của nhà nước được xem xét và giải quyết ở nhiều giác độ khác nhau thành

các hình thức khác nhau. Trước hết hình thức nhà nước được phân tích dưới giác độ  cơ cấu lãnh thổ hình thành. Nhà nước đơn nhất với cấu trúc lãnh thổ thống nhất bất phân chia, lẽ dĩ nhiên nhà nước này cơ cấu tổ chức tập trung, có một hệ thống pháp luật thống nhất, về nguyên tắc không cần thiết phải giải quyết mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương. Ngược lại ở nhà nước có cơ cấu lãnh thổ từ các tiểu bang hợp thành, thì buộc phải tổ chức theo cơ cấu liên bang gồm: nhà nước trung ương – liên bang và các nhà nước địa phương – tiểu bang hợp thành.

Thứ đến, nhà nước được phân tích dưới giác độ không phải là cấu trúc lãnh thổ, mà là theo mức độ tham gia của nhân dân vào công việc tổ chức và hoạt động của chúng, thì có các mô hình chính thể quân chủ, mà ở đó không có sự tham gia của nhân dân và ngược lại, khi có sự tham gia của nhân dân thì được gọi là cộng hoà (pucblic). Còn muốn biết rõ hơn, nhà nước được tổ chức theo chính thể đại nghị hay là cộng hoà tổng thổng, thì buộc phải xem xét mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp. Nếu chúng có

sự phối hợp, và hành pháp phải chịu trách nhiệm trước lập pháp, thì đó là hình thức nhà nước  của  chính  thể  đại  nghị  kể  cả  cộng  hoà  lẫn  quân  chủ;  điều  ngược  lại  hành  pháp

(1)  Xem, Nhà nước pháp quyền . NXB Pháp lý 1992, tr.22

(2)  Xem, Bài phát biểu của TS. Thái Vĩnh Thắng, tại Hội nghị Khoa học về Nhà nước pháp quyền. Trường Đại học

Luật Hà nội, tháng 11năm 2001.

không hịu trách nhiệm trước lập pháp thì đó là của chính thể tổng thống cộng hoà.  Như vậy cách phân tích trên về cơ bản chỉ dựa vào cơ cấu tổ chức, chủ yếu là cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước trung ương, mà chủ yếu là dựa trên cơ sở của mối quan hệ giữa

lập pháp và hành pháp. Bên cạnh đó không thấy vị trí vai trò của các cơ quan tư pháp. Còn cách phân tích  hình thức nhà nước pháp quyền hay không là nhà nước pháp quyền, nhà nước nhân trị, nhà nuớc  cực quyền, nhà nước pháp trị, ... là căn cứ vào giá trị và tính chất của pháp luật trong việc tổ chức hoạt động của nhà nước.  Nhà nước được xem xét ở góc độ   toàn diện hơn, vì vậy phân quyền - chỉ ra mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, chỉ là một biểu hiện của nhà nước pháp quyền mà thôi. Hơn nữa với cách phân tích này còn cho phép chúng ta thấy được hai vấn đề mà cách phân tích hình thức nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ và theo chính thể không thấy được. Đó là vị trí vai trò của toà án và

giá trị của con người nằm trong các bảo đảm an bình của một xã hội công dân. Những

đặc điểm này là rất càn thiết cho mọt xã hội công bằng và văn minh.

Từ những điều phân tích trên chúng ta có thể hiểu rằng, nhà nước pháp quyền

là một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật. Bản chất của mối tương quan này là nhà nước đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật.

2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa.

Như những điều đã được nêu ở phần trên, nhà nước pháp quyền và yêu cầu của nó lãnh tụ kính yêu của Việt Nam ý thức được một cách rất sớm, nhưng rất tiếc rằng, những năm trước đây của cơ chế thời chiến, hậu thời chiến ở Việt nam   chúng ta không thể có những điều kiện khách quan và chủ quan để có thể xây dựng nhà nước pháp quyền. Chỉ trong điều kiện của thời bình, xây dựng và phát triển kinh tế chúng ta mới bắt tay vào việc xây dựng một nhà nước theo những tiêu chí nêu trên. Ngay cả trong điều kiện của nhà nước tập trung, bao cấp chúng ta cũng không thể nào nói đến việc có thể xây một nhà nước pháp quyền.

Phải khẳng định một điều rằng việc xây dựng nhà nước pháp quyền thành một chủ trương, một đường lối, thì mới có mới đây, của những năm nhận thức lại chủ nghĩa xã hội, cụ thể là từ Nghị quyết của Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII, năm 1994 của Đảng Cộng sản Việt Nam.1

Và cũng chỉ giai đoạn hiện nay mới có đầy đủ những điều kiện cho việc bắt tay vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền với tư cách là một chủ trương, một đường lối.

Nhưng nhà nước pháp quyền của Việt Nam xây dựng bên cạnh những đòi hỏi chung của nhà nước pháp quyền, còn phải thể hiện những nét riêng. Đó là nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.2

Đặc biệt là với việc sửa đổi Hiến pháp 1992 vào năm 2001, việc xây dựng Nhà

nước pháp quyền đã được trực tiếp khẳng định trong Hiến pháp tại Điều 2: "Nhà nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân. "

Vấn đề ở đây đặt ra ở đây là Nhà nước pháp quyền Việt nam trong giai đoạn tới có những đặc điểm gì khác với Nhà nước của chúng ta đã từng có trước đây? Hoặc hay là

1  Xem, Nguyễn Văn Mạnh, Quá trình nhận thức và phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu lịch sử số 4 năm 2003

2  Xem, Hiến pháp CHXHCN VIệt Nam , Điều 2

nhà nước của chúng ta trước kia và hiện nay đã có hay đã là nhà nước pháp quyền, hoặc

đã có những biểu hiện nào đó của nhà nước pháp quyền?

Khái niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là khái niệm mới rất khó thống nhất. Nhưng chúng ta  có thể tạm thống nhất với khái niệm với nội hàm cụ thể như sau, trong bài phát biểu của Đồng chí Trần Đức Lương, Chủ Tịch nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam:

"Nhà  nước  pháp  quyền,  nói  một  cách  khái  quát  là  hệ  thống  các  tư

tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của

bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước  quản  lý  theo  pháp  luật  và  đề  cao  quyền  của  con  người,  quyền  của công dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là nhà nước quản

lý  xã  hội  bằng  pháp  luật,  tăng  cường  pháp  chế,  xử  lý  nghiêm  minh  mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tuỳ tiện lạm dụng quyền từ phía nhà nước và các cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dan chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực hiệu quả của nhà nước. Đó là nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả các  tổ  chức  đảng  đều  phải  hoạt  động  theo  pháp  luật,  chịu  trách  nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của  mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ

chấp hành hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật."1

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có rất nhiều đặc điểm. Trước hết phải là những đặc điểm của nhà nước pháp quyền tư sản sau khi đã gạt bỏ những biểu hiện vì đồng tiền, vị tài sản, và sau đấy là phải thể hiện những đặc thù của xã hội Việt Nam. Đó là nhà nước, mà ở đó:

•           quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân với đầy đủ ý nghĩa của từ

này, nhà nước phải là nhà nước hợp pháp;

•           quyền con người phải được bảo đảm;

•           những người nắm quyền lực phải được tiết chế, mọi cơ quan phải tôn trọng  hiến pháp và pháp luật;

•           những biểu hiện của xã hội làng xã phải được thay dần bằng những biểu hiện của một xã hội công dân

Tất cả những đặc điểm trên đều khác và xa lạ với của nhà nước trước đây đã từng

và đang tồn tại trong nhà nước chúng ta, mà sự tiếp nối của đặc điểm trên là không cần thiết  và  thậm  chí  có  khi  là  còn  có  hại,  cản trở  cho  việc  xây  dựng  một  nhà  nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Kết luận:

Từ những điều được phân tích ở phần trên có thể kết luận rằng, h×nh thøc nhà nước một khái niệm bao trùm có tính khái quát cao mọi hoạt động của Nhà nước Việt Nam

thông qua cách thức thành lập và hoạt của các cơ quan  nhà nước, một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tổ chức và họa động của nhà nước đó đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đó là một nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc bản chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, và một nhà nước pháp quyền, một

1  Trần Đức Lương: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân   ngày càng trong

sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyen của Đảng, nhà n−íc và nhân dân ta.  Báo Nhân dân số  ngày

năm  2004

nước  đơn  nhất,  quyền  lực  nhà  nước  được  đơn  nhất,  quyền  lực nhà nước  thống  nhất ở trung ương, các đơn vị hành chính không những có chức năng giải quyết các công việc liên quan đến địa phương, mà còn có chức năng thực hiện các quyết định các quyết định của  cơ  quan  nhà  nước  cấp  trên.  Toàn  bộ  hoạt  động  của  nhà  nước  Việt  Nam  đặt  dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản với mụctiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội .

Câu hỏi

1. Khái niệm chế độ chính trị theo quy định của Hiến pháp hiện hành.

2. Đặc điểm của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Đặc điểm nhà nước Việt Nam theo cấu trúc lãnh thổ của những quy định của Hiến pháp năm 1992 hiện hành.

4. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: