Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 1 (#4: Sự xuất hiện của " Tháng 4 và Tháng 5" tại sảnh con ếch xanh)



Lee Baek Cheon là một nhà quản lí có thực lực. Ông không những là người kiệt suất trong việc đưa ra ý tưởng mà có biết gắn kết chúng vào những mục đích và hình thức truyền thông phù hợp. Ông có một mối quan tâm rất lớn đến việc thu nhập và nuôi dưỡng các nhạc sĩ. Lee Baek Cheon là một người có nguồn kiến thức sâu rộng và luôn vui vẻ khi làm việc cùng người khác. Nhưng dù vậy ông cũng là một người có tâm hồn tự do, không thích bị trói buộc vào khuôn mẫu nào cả. Tính cách của ông cũng rất giản dị, và vì là người có tính cách thẳng thắn như mt mũi tên nên ông không bao giờ giấu diếm cảm xúc chân thật của mình. Một lần nọ khi đang có mặt tại sảnh Con ếch xanh ông đã đ ề nghị Yang Hee Eun tổ chức một buổi biểu diễn solo. Yang Hee Eun, nhờ vào sự giúp đỡ của Seo Yoo Seok, Kim Min Ki, Im Mun Il..., những người mà cô thường gọi là "anh", đã tổ chức được một buổi solo và cùng với sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của những người bạn đồng môn của cô tại ngôi trường cũ, trường trung học nữ sinh Kyeong Gi, cô đã gặt hái được thành công vang dội. Yang Hee Eun, với gương mặt mừng rỡ, đã hỏi Lee Baek Cheon rằng:

"Buổi trình diễn như thế nào ạ?"

"Không phải em hơi quá vui rồi đấy chứ? Nhìn em trông có vẻ hưng phấn quá rồi đó."

"Em sẽ không hát nữa! Sẽ không bao giờ hát nữa!"

Vì câu trả lời lạnh lùng của ông mà Yang Hee Eun đã bật khóc và trả lời, sự việc bất ngờ này cũng là cho Lee Baek Cheon không biết phải làm thế nào. Đây cũng là câu chuy ện tiêu biểu cho tính cách đơn giản thật thà của ông.

Tháng 4 năm 1964, người đàn ông trung niên Lee Baek Cheon lúc bấy giờ đang làm việc với vị trí là một PD chương trình radio của đài KBS. Để tìm kiếm những bài hát hay phù hợp với chương trình "Sunday Request" mà mình thực hiện, ông đã xới tung cả phòng bảo quản băng đĩa của đài truyền hình nhưng ngoài những bài hát xưa cũ ra thì rất khó để tìm thấy những bài hát mới nhất. Thời đi ểm năm 1964 cũng là thời điểm bước qua ngưỡng cửa của một nên kinh tế phát triển đơn độc nên thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ không vượt quá 87 đôla. Nguồn thu nhập bị chia nhỏ ngoài dự đoán của truyền hình quốc doanh cũng khiến cho việc có thể tìm kiếm ra những băng địa nhạc ngoại quốc chất lượng cao là một việc không thể nào. Mặc dù truyền thông phải kinh doanh bằng những cừa hàng nhỏ lẻ nhưng mặt khác lại có những nơi sỡ hữu rất nhiều những bản ghi âm có chất lượng đến mức có thể coi thường cả những khu ghi âm của Myongdong, trong đó có cả phòng thu âm của đài truyền. Một trong số đó là một nơi thuộc phường Mugyo có tên gọi là "C'est si bon"5. C'est si bon là một sân khấu trang bị lộng lẫy với 200 chỗ ngồi cho thính giả.

Giám đốc của "C'est si bon", cựu tuyển thủ bóng đá Lee Hong Won, cũng có cùng quê v ới Lee Baek Cheon, đó là vùng Hwanghaedo. Sau khi nh ận được lời hứu giúp đỡ của Lee Hong Wonn, Lee

5 C'est si bon là một phòng thưởng thức âm nhạc tại Myong Dong.


Baek Cheon đã đầy tự tin nói rằng mình có thể biến nơi này thành một không gian có sức sống âm nhạc mà giới trẻ yêu thích. Ông đã đ ề nghị một cách cẩn trọng với Lee Hong Won về việc sử dụng nơi này như thế nào bằng khái niệm "một không gian có âm nhạc và đối thoại". Lee Hong Won ngay lập tức đồng ý với lời đề nghị đó và thuyết phục ông biến nó thành sự thật. Đây là thời kì cằn cỗi của môi trường văn hóa mà đến một giọt nước cũng quý giá. Vậy nên việc Lee Hong Won đồng ý với đề nghị đó là đương nhiên, vì Lee Baek Cheon là một người có rất nhiều kinh nghiệm, ông cũng đã có lần xem qua sân khấu của quân đội Mỹ, gặp được một người như ông trong thời thế này là một điều rất khó khăn.

Dưới sự quản lí của Lee Hong Won, Lee Baek Cheon bắt đầu nỗ lực xây dựng một chương trình mang tên "Đêm của sinh viên đại học" để thu hút sự tham gia tích cực của thanh niên. Chương trình mà ông vừa là người chế tác vừa là đ ạo diễn này có hình thức và thành phần rất mới mẻ mà trong giới truyền thông đến nay chưa ai có thể nghĩ đến. "Đồng hành cùng petit", "Đêm của sinh viên đại học", ... được bắt đầu với sự tán thưởng và những chương trình cốt lõi đầy màu sắc như "Đêm nhạc mới", "Sân khấu cảm hứng", "Hội đàm với người nổi tiếng", ... bắt đầu trở thành đề tài bàn tán của nhiều người, ngay sau đó thì những ca sĩ sinh viên và những người diễn thuyết có tài năng cũng bắt đầu từng người một tụ họp về "C'est si bon" và gắn kết với nơi này.

Tại "C'est si bon", những nhân vật nổi tiếng chi phối nền văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc lúc bây giờ như Yang Ju Dong, Seo Jeong Ju, Kim Su Yeong, Park Du Jin, Park Mok Wol,... cũng đã tham gia vào các buổi diễn thuyết văn học. Không cùng dừng ở đó, Kim Dae Jung, người từng là một chính trị gia đầy tham vọng của đảng đối lập, cũng đã có một buổi diễn thuyết và trao đổi về chủ đề thời cuộc bức bách do sự xuất hiện của một số nhân vật chính trị, và cuộc nói chuyện này đã thu hút được sự quan tâm của những người trẻ tuổi.

Tuy vậy thì những người chủ thực sự của "C'est si bon" lại là những thanh niên trẻ tuổi vừa đánh đàn vừa ca hát. Những con người trẻ tuổi dẩn đầu "C'est si bon" như Jo Yeong Nam, Song Chang Sik, Yoon Hyung Ju, Lee Jang Hee, Park Sang Kyu, Jang Yeong Gi, ... dần trở thành đề tài nói chuyện ở Jangan. Trong số đó, Jo Jeong Nam là người đầu tiên xuất hiện trên truyền thông và đã thổi một luồn gió mới. Anh đã dịch và cải biên bài hát "Delilah" của nhân vật nổi tiếng nước Anh Tom Jones và hát nó trên radio, việc này đã biến anh thành một hiện tượng. Song Chang Sik và Yoon Hyung Ju đã bắt cặp với nhau và lập nên nhóm Twin Folio, sau khi biên dịch và cải biên bài hát "Chiếc khăn tay trắng" của ca sĩ quốc dân người Hy Lạp Nana Mouskouri, người được cả vùng Địa Trung Hải khen ngợi, nhóm nhạc cũng trở thành người tiên phong trong việc có những đoàn thể fan hâm mộ nữ to lớn. Xung quanh sân khấu biểu diễn của Twin Folio lúc nào cũng tràn đầy những sinh viên nữ trẻ trung. Khi tiếng đàn ngọt ngào của cả hai vang lên là những cô gái đó như nín thở và nét mặt trở nên rất cảm kích. Những bài hát là vũ khí dù nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ để vượt qua những rào cản quốc tịch, màu da và làm cho trái tim của những người trẻ rung động. Chính những nghê sĩ trẻ của "C'est n si bon" là người hát những bài hát như vậy. Dòng chảy đó tiếp tục trong 69 năm, và sau khi "C'est si bon" rời khỏi sân chơi và lùi vào những trang lịch sử, sảnh Con ếch xanh bắt đầu nắm lấy cơ hội đó để xây dựng một cục diện mới. Đó là sự khai hóa thời đại nhạc Folk6 do chính người Hàn Quốc tạo ra.

Ca từ của nhạc Folk những năm 1960 mặc dù được hát bằng tiếng Hàn Quốc đi chăng nữa thì việc nó là những bài hát nước ngoài cũng là một hạn chế hiển nhiên. Tuy vậy nó cũng chỉ là một bậc thang để vượt qua trong quá trình phát triển nhạc Folk. Không thể tránh khỏi việc cần có một khoảng thời gian để cải tiến nhạc Folk cho phù hợp với thanh niên Hàn Quốc, những người nghe và hát nhạc Folk. Khoảnh khắc của sự cải tiến đó, cũng như tuổi thanh xuân, đã tìm đên trong tích tắc.

Sảnh Con ếch xanh là không gian phía bên trong khu YWCA của Chungmuro. Sau khi "C'est si bon" đóng cửa không bao lâu thì phía YWCA đề nghị với Lee Beak Chon về việc tạo dựng một quảng trường âm nhạc dành cho thanh niên. Lee Baek Cheon ngay lập tức đồng ý v ới lời đề nghị đó và bắt đầu tổ chức những chương trình mà mình đã thực hiện ở "C'est si bon" trước đây tại sảnh Con ếch xanh. Một phần những nghệ sĩ biểu diễn là những người của "C'est si bon" trước kia, phần còn lại đều là những gương mặt mới đối với thính giả. Sảnh Con ếch xanh trở thành một không gian mà chỉ cần 99 won, thay vì mua một lon cola, thì đã có thể hưởng thụ hết mình một sự tự do văn hóa. Lí do phải là 99 won là vì nếu trả 100 won thì sẽ được thối lại 1 won. Phía bên trong không hề có ghế, bàn, thiết bị ánh sáng hay âm thanh gì cả mà chỉ như một tòa nhà cũ kỹ với bầu không khí mờ ảo. Những thanh niên đến đây sẽ tháo những đôi giày mình đang mang ra, cho nó vào túi và đeo vào hông, và cuối cùng là tận hưởng như thể nơi này là căn phòng tình yêu của chính mình. Mặc dù đây là một nơi chỉ có sức chứa không quá 100 người nhưng với những dòng người tìm đến đây không ngừng nghỉ thì có cảm giác rất rực rỡ như cả một thế hệ đang ẩn chứa trong nó vậy. Từ Seo Yoo Seok, Kim Min Gi, Yang Byeop Jip, Yang Hee Eun, Kim Do Hyang, Kim Kwang Hee, Bang Eui Kyeong, Choi In Sun, Kim Yeon Se, .. đến cả Baek Soon Jin Và Lee Soo Man của "Tháng Tư và Tháng Năm". Mặc dù sảnh Con ếch xanh chỉ tồn tại trong vòng một năm nhưng sự tồn tại đó tuyệt nhiên sẽ không bao giờ biến mất, nó sẽ mãi là thánh địa của nền nhạc Folk Hàn Quốc.

Dòng chảy của "C'est si bon" lại được tiếp tục ở sảnh Con ếch xanh bởi những nghệ sĩ thế hệ đầu của dòng nhạc Folk. Tuy nhiên những gương mặt mới không thể nhìn thấy được tại "C'est si bon" đã bắt đầu phát triển tươi mới như những mầm xanh của mùa xuân. Trong giai đoạn mà người dân bị bắt buộc phải nằm lên chiếc giường Procrucstes7 mà chính quyền đánh thuế, thì sảnh Con ếch xanh như một ao sen mà đàn cá có thể thoải mái bơi lội, là một không gian, một ốc đảo với sự tự do không gì có thể

6 Folk là từ dùng để chỉ thể loại nhạc dân ca cả các quốc gia Anglo-saxon như dân ca của Mỹ và Canada hay dân ca về nước Mỹ của người Anh (England). Dòng chảy của điệu nhạc dân caAnh - Mỹ này đã đ ến Hàn Quốc từ cuối những năm 1960, đến những năm 1970thì bắt đầu phát triển và thể loại nhạc folk này được lan rộng trong thế hệ sinh viên Hàn Quốc.

7 Procrucstes là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Hắn có một căn nhà trên một ngọn đồi ngoại ô Athena, trong căn nhà đó có một chiếc giường làm bằng sắt. Mỗi khi có hành khách đi ngang qua hắn sẽ bắn họ lại và đặt nằm lên chiếc giường đó, nếu người đó có chiều cao dài hơn chiếc giường hắn ta sẽ chặt chân cho bằng với chiếc giường, nếu chiều cao ngắn hơn thì hắn sẽ bắt kéo dài chân ra đ ến khi vừa với chiếc giường. "Chiếc giường Procructes" có ý nghĩa b ắt nguồn từ chính câu chuyện này, chỉ hành vi cưỡng bức làm cho người khác phải có suy nghĩ giống như mình, hành vi tàn bạo không bao giờ chịu thay đổi suy nghĩ của mình đến mức gây hại đến người khác.


thay đổi được đối với những thanh niên tìm đến nó. Và vai trò trở thành nguồn nước tươi mát đó đã được chuyển giao cho thế hệ mới từ những con người của thế hệ cũ, trong đó có Lee Baek Cheon. Họ đã tạo nên nguồn nước và cả nguồn thủy tảo bằng cách riêng của mình.

Việc Lee Baek Cheon đưa những nhân tài nhạc Folk thời kì đầu được mình nuôi dưỡng ở "C'est si bon" đến tiếp tục con đường tại sảnh Con ếch xanh là đi ều tiêu biểu nhất về tính cách của Lee Beak Cheon. Ông là tuýp người mà khi làm bất cứ việc gì, trong giai đo ạn đầu sẽ là người tiên phong phát triển, sau đó khi công việc đã đến một mức độ ổn định thì sẽ lùi về ẩn mình phía sau. Mặc dù công việc quản lí quan trọng ở sự sáng tạo ý, nhưng thay vì cứ khăng khăng thể hiện sự sở hữu của mình ngay cả khi công việc đã gặt hái được thành công, thì ông lại muốn được trao cơ hội đó lại cho một người có thể làm tốt hơn để thành quả cuối cùng càng to đẹp hơn. Và vì Lee Baek Cheon là một tiền bối lâu năm trong câu lạc bộ do ông dẫn dắt này nên thái độ sống này của ông dễ dàng nhận được sự tán thành và làm theo của các hậu bối của ông. Mỗi khi có một người nào đó biết được cách thức hoạt động có hiệu quả hơn cho không gian mình đang quản lí thì ông sẽ không chỉ giao những không gian đó mà cả quyền quản lí của mình cho người đó. Vào nh ững năm 1960 và 1970, ngoại trừ những ca sĩ sinh viên ra thì hiếm có ai không nhận được sự giúp đỡ từ Lee Baek Cheon. Vì vậy mà người ta thường gọi ông là giáo viên chủ nhiệm của lớp học nhạc Folk Hàn Quốc. Và việc Lee Soo Man thường hay lui tới sảnh Con ếch xanh nhiều hơn cả về nhà cũng nhận được sự quan tâm và chiếu cố từ Lee Baek Cheon, người thầy thực sự của nền âm nhạc Folk Hàn Quốc này.

Một ngày nọ, trước sảnh Con ếch xanh xuất hiện một cô gái tóc đen dài, mặc quần jeans, và cô ấy bắt đầu biểu diễn. Chỉ cần cô ấy đánh ghita và hát thì những khán giả bị mê hoặc vì âm điệu đẹp đẽ đó sẽ không thể cưỡng lại mà ngồi phịch xuống nền đất, biến nó trở thành ghế ngồi và chỉ biết nuốt nước bọt từ đầu đến cuối. Khi nghe cô ấy hát thì tất cả đều như nín thở. Giọng hát trong veo của cô nữ sinh leo lỏi vào khiến người ta như lạc mất linh hồn.

Sye No Ya

(Lời: Thơ Go Eun, Soạn nhạc: Kim Kwang Hee)

Syenoya syenoya

Chúng ta đã sống bên núi bên biển

Chúng ta cũng sẽ chết bên núi và bên biển.

Syenoya syenoya

Khi có niềm vui, chúng tôi trao nó cho núi

Khi có nổi buồn, chúng tôi lại trao nó cho Người

Syenoya syenoya

Khi có niềm vui, chung tôi trao nó cho biển

Khi có nỗi buồn, tôi sẽ nhận nó.

Syenoya syenoya

Chúng ta đã sống bên núi bên biển

Chúng ta cũng sẽ chết bên núi và bên biển.

Tên của cô sinh viên tóc đen và mặc quần jeans, mà có gọi cô là một nửa linh hồn của nhạc Folk Hàn Quốc cũng không hề quá, chính là Yang Hee Eun. Dù cô mang dáng vẻ trẻ hơn so với độ tuổi hai mươi đẹp đẽ của mình nhưng bài hát của cô có sức mạnh và có sự sâu lắng. Thay vào đó cô lại có giọng hát trong veo phù hợp với lứa tuổi của mình. Cô cũng đã có lần hát với người chơi ghita là Kim Min Ki và quả nhiên tài năng khéo leo của Kim Min Ki cũng đã lôi cuốn khán giả hơn gấp đôi. Hơn hết, trong số những khán giả ngồi dưới đất để xem màn tình diễn đó, có nam sinh viên Đại học Nông nghiệp Lee Soo Man. Vì vậy mà sau đó, buổi sáng thức dậy chỉ cần mở mắt ra là ông lại cảm thấy như giai điệu và giọng hát ông đã nghe ở sảnh Con ếch xanh đó lại vang lên bên tai mình. Đó là một giọng hát tuyệt diệu mà dù có lắc đầu bao nhiêu vẫn không thể khiến nó rơi ra khỏi trí óc ông được. Và từ đó cái mong muốn được ăn ngủ, được sống trong âm nhạc của ông bắt đầu hình thành trong tâm trí ông. Sảnh Con ếch xanh cũng trở thành quê hương của trái tim ông. Ước mơ có thể sống trong một tổ ấm âm nhạc giản đơn một cách thoải mái hơn cả ở nhà cũng trở thành nền tảng cuộc sống của ông.

Cũng như trước đây vì quá yêu thích các tền bối Im Seong Hun và Choi Byeong Geol ở trường trung học Kyong Bok, Lee Soo Man đã rũ bạn bè thành lập một câu lạc bộ, thì giờ đây Lee Soo Man bắt đầu có mơ ước được đứng trên sân khấu sảnh Con ếch xanh. Ông là người có tính cách hễ đã quyết tâm điều gì là sẽ hành động cho bằng được. Và sức mạnh âm nhạc sôi sục trong con người của Lee Soo Man đã như biến sảnh Con ếch xanh trở thành ruộng đồng cho sự phát triển của ông.

Một ngày mùa xuân năm 1971, Lee Soo Man đang tập hát rất chăm chỉ với Baek Soon Jin thì bổng ông hỏi một câu hỏi.

"Anh à, anh có biết gì về sảnh Con ếch xanh ở Myongdong không?"

"Lần đầu anh nghe thấy đấy."

"Nếu anh đến đó sẽ gặp được một sinh viên đánh ghita rất giỏi đấy. Và còn có cả một cô gái hát rất hay nữa."

Baek Soon Jin mỉm cười và trả lời lại.

"Ừ ừ, nếu mà năng lực ở mức độ mà Soo Man của chúng ta cũng phải thừa nhận thì chắc không phải là tầm thường đâu nhỉ. Vậy chúng ta đến đó thử một lần nhé?"

Tại sảnh Con ếch xanh, ngoại trừ ngày Chủ Nhật ra thì mỗi buổi tối từ 7 giờ đến 9 giờ đếu có tổ chức các chương trình khác nhau. Vào thứ Hai có buổi diễn thuyết và cảm nhận nhạc Folk các nước của kí giả nhật báo thể thao Kim Yoo Saeng. Kim Yoo Saeng đã có thời từng là ca sĩ trong nhóm nhạc bốn người Bong Bong. Vào thứ Ba là buổi diển của diễn viên kịch Park Jeong Ja, người từng hoạt động năng nổ trong thời kì đầu của truyền thanh Đông Á. Thứ Tư là buổi thuyết trình giảng giải về âm nhạc của giáo viên chủ nhiện nhạc Folk Lee Baek Cheon. Tối thứ Năm là góc trò chuyện, chia sẻ giữa những người trẻ tuổi và những danh sĩ nổi tiếng bên ngoài. Đây không khác gì một trường học văn hóa nơi mà những người nổi danh từ nhiều ngành khác nhau tự nguyện tìm đến và nuôi dạy tri thức nền tảng cho thanh niên vậy. Vào tối thứ Sáu là buổi thuyết trình cảm nhận về nhạc classic và semi-classic của nhà bình luận âm nhạc Choi Kyung Sik. Và vào thứ Bảy thì sân khấu trở thành nơi vũ công Ju Ri dạy về những điệu nhảy truyền thống.

Sảnh Con ếch xanh lúc đó hoạt động rất trật tự, chẳng khác gì những lớp học văn hóa do đài truyền hình hay tòa thị chính và văn phòng quân tổ chức. Tuy nhiên khác ở chỗ là hình thức của nội dung và nội dung chương trình thì rất tự do và đầy ý tưởng. Thêm vào đó chỉ với 99 won, số tiền chỉ đủ để mua một lon coca, là có thể tham dự được, đây là một cách kinh doanh thu lợi chưa nhà kinh doanh nào dám làm. Dù vậy mọi thứ vẫn hoạt động rất trơn tru như một con búp bê tự động.

Trong số sáu ngày biểu diễn đó thì hiển nhiên có một ngày lôi kéo nhiều khán giả đến hơn những ngày khác. Đó là buổi diễn vào thứ Tư. Vào ngày đó những ca sĩ nhạc Folk sẽ đến để giới thiệu bài hát mới của mình. Sân khấu này thỏa mãn được mong muốn có được cơ hội đưa nh ững bài hát mà mình sáng tác ra giới thiệu với thế giới và nhận được sự công nhận về năng lực mà mình đã kh ổ công xây dựng của các nghệ sĩ nhạc Folk. Và cũng vì vậy mà sân khấu buổi tối thứ Tư này không chỉ dành cho những nghệ sĩ nhạc Folk mà còn là một lễ hội âm nhạc cho những người yêu mếm thể loại nhạc Folk. Lee Soo Man và Baek Soon Jin dần trở thành những thính giả thường xuyên của chương trình, mỗi tuần họ đều đeo ghita trên vai và đến để nghe nhạc.

Người chơi đàn rất giỏi mà Lee Soo Man đã kể với Baek Soon Jin trước đây chính là người đi tiên phòng trong làng nhạc Folk Hàn Quốc, nghệ sĩ Kim Min Ki, và người hát rất hay đó chính là nữ hoàng nhạc Folk Yang Eun Hee. Sau khi nghe tiếng đàn c ủa Kim Min Ki và giọng hát của Yang Hee Eun, Baek Soon Jin cảm nhận thấy một cảm xúc gì đó khó tả. Vì đây là một sân khấu trình diễn mà ông chưa từng xem qua bao giờ. Khi nghe bài hát của Kim Min Ki và Yang Eun Hee, Baek Soon Jin đã phải thốt lên rằng "Woa, ở đất nước của chúng ta mà cũng có những người như vậy sao!", ông cảm thấy rất sửng sốt và cảm kích. Chỉ cần nghĩ đến việc có thể giao lưu âm nhạc với họ một lần là tim ông lại đập mạnh. Và Lee Soo Man cũng cảm thấy rất vui vì những con người tài năng mà ông đã gi ới thiệu cho Baek Soon Jin đã được Baek Soon Jin công nhận ngay lập tức.

Cuối cùng thì người quản lí chương trình Lee Baek Cheon cũng cho Lee Soo Man và Baek Soon Jin một cơ hội đ ể biểu diễn. Đ ối với những gương mặt mới, đeo ghita trên vai và tìm đ ến sảnh thì theo nguyên tắc nhất định phải hát trước để kiểm tra trình độ. Vậy là cả hai người không hề chần chừ gì mà ngồi phịch xuống nền đất được trải thảm đỏ. Khi ngồi dưới sàn đất như thế này, cái lạnh se se của một buổi tối mùa xuân cũng làn tỏa vào khắp cơ thể họ. Mặc dù có những lúc hơi lo lắng nhưng cả hai không nói gì, chỉ nhìn vào mắt nhau để giúp nhau và giúp chính mình bình tĩnh hơn. Baek Soon Jin lựa chọn bài hát dân ca truyền miệng của nước Anh "Scarborough Fair" và bắt đầu mâm mê cây đàn c ủa mình. Vào lúc đó thì dùng từ "mâm mê" có lẽ là thích hợp hơn cả. Vì tiếng đàn ghita của ông mang một sắc thái rất đặc biệt mà chưa ai ở sảnh Con ếch xanh từng nghe được. Cái cách mà ông gãy đàn như muốn bứng tung cả dây đàn là một điều rất lạ lẫm với mọi người. Màn trình diễn của ông đã đem đến sự đẹp đẽ và buồn sâu lắng cho bài hát. Và mọi người thì chỉ biết đứng im như tượng và nghe tiếng đàn.

Scarborough Fair

Are you going to Scarborough Fair

Parsley, sage, rosemary and thyme

Remember me to one who lives there

She once was a true love of mine

Tell her to make me a cambric shirt

(On the side of a hill in the deep forest green)

Parsley, sagw, rosemary and thyme

(Tracing of sparrow on the snow crested brown)

Without no seams nor needless work

(Blanket and bedclothes the child of the moutain)

Then she'll be a true love of mine

Cung đàn tình yêu đau kh ổ như giày xé trái tim biến thành dòng nước và lặng lẽ chảy đi như một cơn mộng. Lee Baek Cheon đứng bên cạnh lắng nghe màn trình diễn ghita của Baek Soon Jin xong và hết lời khen ngợi.

"Cậu như đang trình diễn đàn hạc bằng chính cây ghita của mình vậy."

Sau đó Lee Soo Man và Baek Soon Jin tiếp tục hát bài hát mà họ đã hát cùng nhau lần đầu tiên, bài hát "Đừng tuyệt vọng" do chính Baek Soon Jin sáng tác. Và nhờ vào thực lực mài dũa ngày đêm đó, họ đã được chọn để đến biểu diễn và mỗi thứ Tư hàng tuần. Nhưng mỗi khi họ bước ra trình diễn trước khán giả thì cách giới thiệu "Chúng tôi là Lee Soo Man và Baek Soon Jin" nghe có vẻ không được tự nhiên cho lắm. Đến cả nhóm hát bè cũng có một cái tên rất đặc biệt. Vậy là nhóm trưởng Baek Soon Jin đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng. Vào lúc đó thì việc các ca sĩ song ca nhạc Folk sữ dụng tên tiếng anh đang rất hịnh thành, vì nhạc Folk là thể loại nhạc du nhập từ Tây phương chứ không phải nhạc Hàn Quốc. Nhưng Baek Soon Jin lại cảm thấy xu hướng này làm tổn hại đến lòng tự trọng của mình và ông cũng không thích cách đặt tên đó. Lúc trước khi quyết định là sẽ biểu diển độc tấu Baek Soon Jin đã mong muốn được đặt một cái tên đặc biệt theo tiếng mẹ đẻ của mình hơn. Và khi ông đưa ra ý ki ến như vậy với Lee Soo Man, Lee Soo Man đã đồng ý ngay mà không chút lưỡng lự. Nhưng cái tên có thể trở thành đặc trưng cho hoạt động âm nhạc của họ không dễ gì mà đặt được. Họ chỉ có thể quyết định được rằng vì nhóm có hai người nên trong tên gọi sẽ có liên từ "và", ngoài ra họ vẫn chưa nghĩ được gì thêm cả. Họ suy nghĩ liên tục nhiều ngày nhưng vẫn chưa tìm ra cái tên phù hợp.

Bỗng nhiên và một ngày nọ, khi đang chỉnh lại dây đàn để luyện tập cùng Lee Soo Man, Baek Soon Jin bỗng dừng lại trước tờ lịch lớn treo trên tường. Tờ lịch đang dừng tại tháng 5 năm 1971. Beak Sun Jin nhìn chăm chăm và tờ lịch. Vào lúc đó Lee Soo Man cũng bắt đầu hướng ánh nhìn về phía tờ lịch. Baek Soon Jin thử thêm từ "và" và sau "tháng Năm" và đọc thử cụm "Tháng năm và tháng sáu". Ông cảm thấy nó cũng tạm được. Lee Soo Man sau khi nghe thấy vậy liền đề nghị nếu đã như vậy thì hãy thử thay đổi tháng và so sánh thử xem. Sau khi ghép vài cặp lại với nhau thi họ thấy rằng "Tháng Tư và Tháng Năm" và hay và dễ nghe nhất.

"Thời xưa con số 4 đã bị xem là kém may mắn rồi, bây giờ chúng ta hãy thử phá bỏ khái niệm cũ xưa đó xem sao. Cái tên này cũng có thể mang ý nghĩa là âm nhạc cũa chúng ta cũng mạnh mẽ như sức mạnh của mùa xuân mang sự hồi sinh đ ến cho vạn vật vậy. Cái tên "Tháng Tư và Tháng Năm" quả nhiên thật phù hợp với chủ đề những bài hát của chúng ta"

Hai người họ đã suy nghĩ như vậy và thấy rằng ý kiến của mình đã đồng nhất với nhau. Khi Lee Soo Man vui vẻ thử đọc lên cái tên "Tháng Tư và Tháng Năm" đó, ông đã nói với Baek Soon Jin rằng:

"Anh à, chính là nó rồi!"

Sau đó khi bi ểu diễn tại sảnh Con ếch xanh, họ đã tự giới thiệu mình với mọi người bằng cái tên "Tháng Tư và Tháng Năm". Mọi người cũng không hết lời ca ngợi cái tên của cặp song ca này. Vì trong thời điểm đó cái tên này còn mang đến một cảm giác thật, một sức mạnh của giá tri đặc trưng bao hàm trong ngôn ngữ. Tháng Tư và Tháng Năm là một nhóm chưa có sự ra mắt chính thức. Những ngày tháng 4 và tháng 5 thời kì năm 1970 khi những nụ hoa bắt đầu nở thì các ca sĩ acoustic dù không phát hành album nào cũng vẫn phát triển rất nhiều. Vì vậy nên người ta không cảm nhận được sự cần thiết của việc ra mắt chính thức dưới những nghi thức hiển nhiên. Đó là cái thời mà ngay cả tại những công ty quản lí cũng không có những bước tuyển chọn có hệ thống và chủ quan. Những ca sĩ nghiệp dư sẽ nghe những bài hát mới của nhau và nếu nó hay, họ sẽ công nhận nhau là những người chuyện nghiệp và tôn trọng lẫn nhau. Trước khi cái tên "Tháng Tư và Tháng Năm" được sử dụng thì Lee Soo Man và Baek Soon Jin đã được mọi người công nhận về tài năng của mình nên họ không cần đến một sự ra mắt mới. Vào thời đó, các ca sĩ nhạc Folk cũng hầu hết hoạt động như vậy. Không cần đến sự ra mắt chính thức như ngày nay nhưng Tháng Tư và Tháng Năm vẫn trở thành tâm bão của cơn bão văn hóa thanh niên. Mỗi màn trình diễn của họ đều dành được những lời tán thưởng và những tràn vỗ tay của những người trẻ tuổi.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro