Phần 1(#11.Bài hát hay và trong sáng (Millstone))
Trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 7 tổ chức tháng 4 năm 1971, Park Chung Hee bị đánh bại ở khu vực thành thị bởi Kim Dae Chung – ứng cử viên của Đ ảng đ ối lập tuổi ngoài 40, nhưng ông lại chiến thắng ở khu vực nông thôn. Nhiều người trẻ tuổi từ khắp nơi trên toàn quốc đổ dồn về các đô thị lớn như Seoul. Đô thị hóa được tiến hành một cách vội vàng kéo theo bùng nổ các vấn đề liên quan như nơi cư trú, môi trường, lao động. Hiện nay trên toàn đất nước tỉ trọng dân số của khu vực nông thôn cao, nhưng hiện trạng tập trung dân số ở khu vực đô thị và giảm thiểu dân số cư trú ở khu vực nông thôn đã trở thành xu thế có tính cơ cấu xã hội không thể trở lại như ban đầu. Park Chung Hee nhận thức nguy cơ rằng có thể thể hiện quyền lực theo sự tiến triển của đô thị hóa đang tiếp diễn.
Park Chung Hee – người đã làm 2 nhiệm kì tổng thống và sẽ tiếp tục nhiệm kì thứ 3 liên tiếp, đồng thời đã sửa đổi hiến pháp một cách vô lí – không quan tâm đến lời hứa với quốc dân. Ngay sau khi trúng cử tổng thống nhiệm kì thứ 3, ông ta lập tức khởi động kịch bản cầm quyền vĩnh viễn. Cái gai trong mắt phải nhổ ra đầu tiên là sự chống đối của các sinh viên trẻ.
Tháng 9 năm 1971, ngay khi tất cả các trường đại học khai giảng, các trường học lập tức trở thành cứ điểm của đấu tranh dân chủ hóa phản chính phủ. Sinh viên không thể hiểu, cũng không thể chấp nhận sự nắm quyền lâu dài của tổng thống. Ngược lại, sinh viên càng phản đ ối, Park Chung Hee càng tập trung được quyền lực. Ông ta để giúp duy trì chính quyền đã không từ cả những phương pháp cực đoan.
Ngày 15 tháng 10 năm 1971, chính phủ phát động lệnh bảo an và khoảng 12 giờ trưa đem quân đội đến chiếm đóng tại những trường đại học chính như đại học Muli, đại học Korea, đại học Yonsei, đại học Sungkyunkwan. Đi đầu là xe thiết giáp nặng nề và những quân nhân được trang bị vũ trang là lưỡi lê sắc bén đi bắt sinh viên bừa bãi.
Park Chung Hee muốn nhổ tận gốc nguồn gốc của sự chống đ ối lại với quyền lực của ông. Park Chung Hee công bố hôm đó đã bắt tổng cộng 1889 sinh viên. Khi lực lượng cầm quyền tìm lại, ngay khi đợt rét sớm tràn về khuôn viên thì những sinh viên đã xoa d ịu nỗi đau đ ớn và thống khổ của thời đại bằng bài hát của những ca sĩ dân gian thay cho những khẩu hiệu có tính chính trị.
Tuy nhiên, thậm chí đi ều đó cũng không h ề dễ dàng. Chính phủ đã tiến hành kiểm soát và kiểm duyệt nghiêm ngặt gọi là 'bước thanh lọc' (jeong hwa ju chi) đối với các đĩa nhạc dân gian và chương trình buổi tối của đài truyền hình có các ca sĩ dân gian trẻ trình diễn. Chính sách kiểm soát văn hóa đại chúng của chính phủ quân sự Park Chung Hee đã không chỉ dừng lại 1 lần. Bước thanh lọc mới kéo dài liên tục được che đậy bởi một lí do nghe có vẻ tốt đẹp gọi là 'Khích lệ tinh thần mới văn nghệ đại chúng' (Dae jung yeon ye sae ki pung jin jak). Các nhà chức trách phụ trách lĩnh vực văn hóa của chính phủ lên án những hành vi như kinh doanh về đêm, hành vi hỗn loạn ở nơi tiếp khách, hành vi đánh bạc trái phép của công dân; đồng thời tại đây sử dụng cách thức đưa vào các bài hát dân gian có tính chất chống đối mà sinh viên yêu thích. Đối tượng phê phán tổng thể là hình ảnh những người nội trợ đi club nhảy đến khuya hay những người dân nghiện đánh bạc được so sánh giống như đầu tóc dài của ca sĩ dân gian. Xử phạt của các nhà chức trách không phân biệt đánh vào toàn b ộ nền văn hóa đại chúng. Ngay sau khi kiểm soát âm nhạc dân gian trong nước (âm nhạc chịu ảnh hưởng của phong trào chống chiến tranh ở châu Âu) thì lần này đã áp đặt quyết định theo phong cách Nhật đối với các bài hát của hệ thống Trot.
Trí tuệ tập thể của các ca sĩ dân gian đối diện với bầu không khí thời đại áp bức đi theo hướng chống đối trực tiếp với đòn giáng của chính quyền độc tài quân sự. Khi tinh thần u ám của chế độ độc tài quân sự tràn ra mọi ngóc ngách xã hội, những ca sĩ dân gian trẻ tuổi vừa hát nhạc pop giàu cảm xúc, vừa đối diện với việc này. Những ca sĩ được gọi là huyền thoại của âm nhạc dân gian như Kim Min Ki, Beak Sun Jin đã tập trung lại cho buổi công bố các bài hát mới. Kim Min Ki vào tháng 10 năm 1971, theo lời khuyên của nhà phê bình âm nhạc Choi Kyung Sik và Kim Jin Seong của CBS PD (CBS Publishers & Distributors/ Nhà xuất bản & Phân phối CBS) đã l ần đầu tiên đưa ra album đ ộc lập toàn các sáng tác của ông ấy.
Các ca sĩ trước Kim Min Ki đã không thể thoát khỏi khuôn mẫu của âm nhạc dân gian Mỹ. Ba người xuất thân từ trường cấp 3 Kyungki như Kim Mu Yeong, Kim Yoo Bok đứng đầu là Lee Soo Il người điều hành phòng âm nhạc Nashville từng có ở Chungmuro, đã bị sốc mạnh bởi album của Kim Min Ki. Họ loại bỏ tính thương mại của Nashville và nhất trí trói buộc âm nhạc một cách đơn thuần trong một không gian cố chấp. Nhưng Kim Min Ki đã ra tay trước. Ba người nhanh chóng cho ra album tập hợp các bài hát của những ca sĩ nghiệp dư đại diện cho Nashville bao gồm 'Cánh đồng lúa mì' (Malbat) của Go Kyeong Hun, 'Cây củi' (Bulnamu) của Bang Lee Kyeong vào đầu tháng 6 năm 1972. Hoạt động của ba người Nashville và Kim Min Ki là những ám hiệu cho thấy sáng tác dân gian đã tìm ra nền tảng mang tính đại chúng rộng lớn.
Thêm vào làn sóng này, cũng sắp đến lúc các ca sĩ sinh viên thỉnh thoảng xuất hiện trên truyền hình chuẩn bị vị trí có thể có buổi công bố sáng tác trên sân khấu. Dù tình hình hiện thực có ảm đạm, khó khăn thì tất cả mọi người đều đồng ý việc thể hiện cảm nhận tươi mới của thanh niên bằng âm nhạc.
Báo Seoul đóng vai trò tạp chí của chính phủ, đã phát hành tạp chí 'Sunday Seoul' dưới hình thức tuần san. 'Sunday Seoul' bắt đầu từ ngày 14 tháng 6 năm 1972, đã vận hành chương trình có cái tên dài và rất hoành tráng gọi là "Phòng ca hát và trò chuyện của giới trẻ" (Nuraewa daehwaka issneun jeomeuni ui eungjeolsil maetdol) vào mỗi chiều thứ tư hàng tuần tại phòng văn hóa tầng 3 bách hóa Koreana ở Myeong Dong. Các ca sĩ xuất hiện ở đây chủ yếu hát những ca khúc sáng tác thay cho bài hát nước ngoài, họ mượn sức mạnh của tạp chí chính phủ để đưa âm nhạc của mình lên sân khấu.
Lúc này, vị thế của văn hóa đại chúng đang ngày càng lan rộng. Chính phủ Park Chung Hee thiết lập 'Chủ nghĩa dân chủ Hàn Quốc' (Hangukjeok minjujuui) trên khái niệm đối phó với Chủ nghĩa dân chủ tự do phương Tây nhằm mục đích xây dựng nền móng của thể chế độc tài. Các nước Chủ nghĩa tư bản tiên tiến bắt đầu từ Mỹ bất chấp việc đang đ ối lập gay gắt với phe Chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu, đã thể hiện cái nhìn phê phán hành động mang tính chính trị của chính phủ Hàn Quốc. Lập trường của Park Chung Hee là cần nhanh chóng nhấn mạnh cho quốc dân thấy điểm phân biệt với Chủ nghĩa dân chủ tự do phương Tây.
Tiếp theo chủ trương Chủ nghĩa dân chủ tự do Hàn Quốc là việc thể hiện thái độ tôn sùng truyền thống của đất nước Hàn Quốc. Dù không cố tình nhưng tình cờ chính sách chấn hưng văn hóa dân tộc của Park Chung Hee lại tạo ra kết quả khớp với hoạt động tập thể kết nối âm nhạc dân tộc với các bài đồng dao hoặc thi ngôn của các nhà thơ của các ca sĩ dân gian. Các sinh viên từ cuối những năm 1960 đã mở rộng phong trào như phục hưng dân ca, dạy múa mặt nạ.
Đó là đầu giờ tối thứ tư ngày 14 tháng 6 năm 1972. Mọi người tụ tập nhóm vài ba người ở phòng văn hóa tầng ba bách hóa Koreana ở Myeong Dong. Trong nháy mắt đã đông kín ch ỗ ngồi. Khách đã ngồi kín chỗ và một lúc sau các ca sĩ đeo ghi-ta xuất hiện trên sân khấu. Tại phòng văn hóa này, trước đây cũng thỉnh thoảng có các ca sĩ dân gian trình diễn. Đó là ngày các ca sĩ công b ố hình thức thử nghiệm đặc biệt cho một bài hát của họ. Các nhà văn nổi tiếng trong nước làm thơ và các ca sĩ dân gian phổ nhạc thành bài hát. Có thể thử nghiệm vì phần lớn các ca sĩ dân gian là sinh viên. Ngâm thơ và đọc tiểu thuyết là một việc lãng mạn nhất định phải trải nghiệm trong thời sinh viên. Trong thực tế, các ca sĩ ra vào phòng con ếch xanh (Cheong gae guri heul) của tòa nhà YMCA Myeong Dong và Mugyo Dong Sesidong thường hợp với các nhà văn và họ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Sự gặp gỡ giữa nhà văn và ca sĩ tất nhiên sẽ tự nhiên kéo theo sự ra đời của các bài hát mang giai điệu hay và ca từ đẹp. Kết quả chính là buổi công bố bài hát lần này. Qua hơn 20 ngày bắt đầu từ ngày đầu tiên mở đầu bữa tiệc âm nhạc đến ngày 5 tháng 7, tất cả bốn buổi công bố bài hát đã được tổ chức. Lee Soo Man đứng sau cùng trong vị trí này. Mặc dù Yang Hee Eun cùng độ tuổi với ông nhưng do cô ta có khả năng ca hát nổi trội học theo nhanh nên từ lâu đã thống trị ở vị trí là ca sĩ dân gian chủ đạo. Lee Soo Man không phải là đối thủ có thể cạnh tranh với cô. Tuy nhiên Lee Soo Man cũng hòa hợp thoải mái với các tiền bối như Yang Hee Eun. Vì là em út trong gia đình nên việc đóng vai trò em út trong xã hội không khó chịu hay trở thành gánh nặng gì đặc biệt. Biết đâu đư ợc em út lại là vai do số phận dành cho ông. Bởi vì thường thì em út dễ dàng đến gần với bất kì ai. Lee Soo Man đã công bố sáng tác của mình qua 2 lần biểu diễn trên sâu khấu, lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 6 và lần thứ ba vào ngày 28 tháng 6. Ông ta rất cảm động khi được hát với các ca sĩ dân gian tiền bối của Choi Jeong Seong – người mà chỉ nghe thôi đã làm rung đ ộng tâm hồn.
Bữa tiệc âm nhạc 'Maetdol' do 'Sunday Seoul' tổ chức tháng 9 năm nay được dời đến trung tâm hành chính Gwang Hwa Mun, sân khấu được xem xét đầy đủ hơn và trang trí bởi MC của ông trùm của nhạc dân gian Hàn Quốc - Lee Beak Chun. Màn trình diễn cuối cùng được thêu dệt bằng giai điệu đẹp đẽ do những tâm hồn trẻ trung chân thành tạo ra, đã khiến khán giả nín thở. Buổi biểu diễn trực tiếp này được giới thiệu trên thị trường vào ngày 15 tháng 11 năm 1972 được sản xuất thành đĩa nhạc tựa đề là 'Maetdol' (tập hợp những bài hát trong sáng). Các nhà văn nổi tiếng như Lim Jin Su, Lee Tan, Kang Eun Kyo, Choi In Ho, Kim Seung Ok đã tham gia vào sản xuất đĩa nhạc này. Phần soạn nhạc do Byun Hyuk, Jeong Seong Jo, Beak Sun Jin, Song Chang Sik, Kim Min Ki, Kim Kwang Ok đảm nhận. Lee Soo Man đã không thể ghi tên vào bản ghi âm. Các ca sĩ dân gian đi trước cần thêm vài cú nhảy vọt và lột xác để vươn lên hàng ngũ tên tuổi.
Những ca sĩ nhận được ưu ái đ ặc biệt tại sự kiện hôm đó là huyền thoại Song Chang Sik của âm nhạc dân gian từng là thần tượng của công chúng kể từ Twinpolio, 'Tháng Tư và Tháng Năm' thành lập bởi cặp song ca Beak Sun Jin và Kim Tae Pung, và Yang Hee Eun người trình diễn cuối cùng trong sự kiện. Đặc biệt bài hát "Ding Dong Daeng Mùa hè năm ngoái" do Song Chang Sik hát đã nâng tầm giá trị chân chính trở thành ca khúc nổi tiếng để lại dư âm sâu sắc trong lòng khán giả.
Ding dong daeng mùa hè năm ngoái
Lời: Lim Jin Su
Nhạc: Song Chang Sik
Ding dong daeng người con gái tôi gặp ở biển năm ngoái
Ding dong daeng tôi đã nói nhiều chuyện với em nhưng
Ding dong daeng một đêm với em thực quá ngắn ngủi
Ding dong daeng ding dong daeng lẽ ra tôi nên nói chúng ta hãy gặp lại nhé
Ding dong daeng ding dong daeng mùa hè đã đi mất rồi
Ding dong daeng cổ tay tôi đã cầm ngẫu nhiên vào mùa hè năm ngoái
Ding dong daeng trái tim tôi đập nhanh đến đau đớn
Ding dong daeng một đêm với em quá ngắn ngủi
Ding dong daeng ding dong daeng lẽ ra tôi nên nói đừng quên nhau nhé
Ding dong daeng ding dong daeng mùa hè đã đi mất rồi
Beak Sun Jin của 'Tháng Tư và Tháng Năm' cũng đã tạo ra "Ding dong daeng mùa hè năm ngoái" bằng ca từ giống như vậy . Ông ta làm "Ding dong daeng mùa hè năm ngoái" theo ý mình và ông đã dũng cảm thử chơi cùng lúc 2 cây đàn ghi-ta và 2 cây đàn kayagum trong trình diễn bài hát này. Tuy nhiên, sự mạo hiểm của Beak Sun Jin đã chỉ mang lại phản ứng tẩy chay cùng sự phê phán lạnh nhạt từ giới âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Bước vào những năm 2000, khi tiền lệ kết hợp nhạc pop và âm nhạc dân tộc trong nhiều thể loại như phim đi ện ảnh, phim truyền hình, kịch đư ợc xem xét thì thử nghiệm của ông ta rất có tính tiên phong. Thế nhưng những nghệ sĩ nhạc dân tộc rất không hài lòng với điều này. Ngược lại, Kim Min Ki lại đánh giá cao thử nghiệm của Beak Sun Jin.
Có một ngày đã khiến tất cả mọi người đều cảm động trong lúc sự kiện "Maetdol diễn ra. Đó là đêm thứ tư ngày 5 tháng 7 năm 1972. Cơ quan chức trách Bắc Hàn và Nam Hàn tại ngày 4 tháng 7 trước đó tại Bình Nhưỡng và Seoul đã phát biểu tuyên bố chung Nam Bắc ngày 4 tháng 7 nội dung chính là công nhận thể chế hợp tác và cùng tồn tại, vấn đề cùng tồn tại hòa bình dưới 3 nguyên tắc 'tự chủ, hòa bình, đại đoàn kết dân tộc'. Dân chúng ngay lập tức bàn tán về sự thống nhất Nam Bắc. Các tòa soạn báo và đài truyền hình xuống Busan để điều tra lấy thông tin về kết quả cuộc hội đàm bí mật giữa giám đốc tổ chức Đảng Lao động Kim Yeong Ju của Bắc Hàn và giám đốc cơ quan tình báo Lee Hoo Rak của Nam Hàn. Những người bất ngờ về tin đồn đàm phán bí mật giữa 2 miền Nam Bắc không ai dự đoán được điều gì, ở mỗi nơi họ tập trung đều nổ ra cuộc nói chuyện thú vị chủ đề là tin tức này. Những người dân thường không thể đoán được tại sao Nam Bắc Hàn là kẻ thù không đội trời chung qua hơn 20 năm trong một sớm một chiều lại đột nhiên bắt tay hòa giải. Quan hệ Nam Bắc trở nên tốt hơn bị đóng băng nhanh chóng như tốc độ giải quyết trước đây một năm.
Từ chất lượng và số lượng thông tin có thể xác định hai mặt quan hệ Nam Bắc, các ca sĩ dân gian tham gia tiệc âm nhạc cũng trong tình huống giống như những người bình thường trong thành phố. Họ không tài nào biết được nội tình của các chính khách Nam Bắc Hàn, tất cả với khóe mắt đỏ ửng tay nắm tay trên sân khấu biểu diễn và cùng hợp xướng với khán giả bài "Thống nhất ước nguyện của chúng ta" (Uri ui soweon tongil). Lee Soo Man cảm giác như tan biến vào không trung. Những ca sĩ tham gia vào "Maetdol" phần lớn là thế hệ sau giải phóng. Theo đó ngo ại trừ những người tha hương xuống Nam Hàn thì cơ hội gặp đồng bào phương Bắc hầu như không có. Đó là không gian ra đời của con trai những người dân lánh nạn tại thủ đô tạm thời Busan trong chiến tranh ngày 25 tháng 6 (chiến tranh mà những binh sĩ của 2 miền Nam Bắc và hàng trăm nghìn lính ngoại quốc cùng lúc biến bán đảo Triều Tiên thành vùng đất của hoang tàn và chết chóc). Lee Soo Man nghe câu chuyện về việc thống nhất thì cảm thấy có cái gì đó nóng lên trong trái tim.
Lee Soo Man phải hài lòng với sự thật "Maetdol" đang ở vị trí phục hồi. Trong buổi tiệc âm nhạc "Maetdol", trước cái giá phải trả cho sự nổi tiếng của các ca sĩ dân gian tiền bối tỏa sáng như dải ngân hà của bầu trời đêm thì ông ta vẫn chỉ là mầm non mới mọc. Bài hát của Lee Soo Man thời kì này chủ yếu mang màu sắc đơn độc giống như tự cho mình là kẻ lang thang, khá không hợp với cảm giác và tư tưởng thông thường.
Những ca khúc như "Tâm hồn tôi" (Nae Maeum), "Chưa bao giờ nghĩ sẽ buồn như thế" (Ireohke seulpeul juliya), "Trên cát biển" (Badatka morae) đã không th ể truyền tải cho khán giả cảm giác trau chuốt chứa đựng trong âm nhạc của những ca sĩ dân gian tiền bối khác. Điều này là minh chứng rõ ràng cho thấy cần nhiều hơn thời gian và nỗ lực để ông phát triển và trưởng thành.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 1980, những đài truyền hình như đài truyền hình Đông Dương, TBC, đài truyền hình mà hằng ngày trở thành vật hi sinh trong việc xử lý hợp nhất ngôn luận của Shin Gun Bu đã phát sóng chương trình cuối cùng. Hwang In Yeong là người đã thực hiện chương trình "The forgotten night" của đài truyền hình TBC (đài truyền hình Đông Dương). Sau khi chương trình tạm biệt của đài truyền hình Đông Dương được phát sóng thì ông đã không cầm được nước mắt. Dù có xem lại lần nữa thì nội dung của chương trình tạm biệt này chứa đầy những nỗi buồn làm lay động tâm hồn người xem.
"Còn 5 phút nữa.... Chỉ còn 5 phút nữa thôi....5 phút thì quá ư là nhẫn tâm. Ước gì thêm được 10 phút nhỉ. 5 phút liệu có thể trở thành 10 phút được không? Cho dù đài truyền hình Đông Dương mà các bạn từng một thời yêu quý. Xin cảm ơn đã gìn giữ những kỉ niệm về đài truyền hình Đông Dương thật lâu trong tim các bạn... Ôi chỉ còn 4 phút nữa...Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Xin hãy giữ sức khỏe. Đây là đài truyền hình Đông Dương".
TBC là đài truyền hình đã mở rộng cánh cửa truyền hình đến với Lee Soo Man. Ông đã ra mắt trong chương trình phát sóng "VivaPops" của đài truyền hình TBC. Vì những áp đặt gắt gao của Shin Goon Boo đối với Lee Soo Man trong bu ổi phát sóng khiến phải dừng chương trình. Buổi phát sóng cuối cùng của Lee Soo Man cũng chỉ mang tính hình thức. Ông cũng không thể nói hết những lời tận sâu trong đáy lòng mình. Vì thậm chí những chương trình về nghệ sĩ trước khi phát sóng đều phải chịu sự kiểm duyệt của cơ quan tình báo.
Những chính sách văn hóa không ra gì đã đẩy mạnh tính cách cố chấp của Shin Gun Bu ép buộc Lee Soo Man làm theo lời của ông như là nghe lời khuyên của một người cha. Là thế hệ đã tận mắt chứng kiến hiện thực của lịch sử Hàn Quốc trong cơn giông bão khi người bố đã không thể gánh vác kinh tế gia đình, truyền cho con cái những bí quyết để có thể tồn tại trong thời cuộc đầy nguy hiểm. Lee Soo Man cùng những bậc tiền bối nổi tiếng với nền âm nhạc dân gian đã bỏ lại âm nhạc và cùng nhau di dân. Tại vì sự thật là với tâm trạng bình yên và thoải mái cùng với việc ông làm việc ở đài truyền hình, đã giúp Lee Soo Man hình thành những mối quan hệ thân tình với các tiền bối, hậu bối và đồng nghiệp trong giới nghệ sĩ có thể giúp đỡ cho ông. Những ca sĩ nhạc dân gian đã phải trải qua những khoảng thời gian thử thách chịu đựng sức mạnh. Nếu những nhạc sĩ vừa sáng tác và thể hiện ca khúc đó thì cơ quan kiểm duyệt sẽ gạch chân bằng bút đỏ chỗ này chỗ kia trong lời bài hát rồi đưa ra thông báo là không được phát sóng.
Lee Soo Man không muốn làm theo những suy nghĩ của Shin Gun Bu. Ông đã nhận ra được sự quý giá trong âm nhạc của mình. Đã có nhiều nhân vật đã bị bắt giam ở nhà tù vì đã phản đối lại chính quyền hoặc có ý định phản đối. Những học sinh chống đối lại đã chịu hình phạt là bị tóm cổ và bắt buộc nhập ngũ. Những công ty truyền thông đã phải phóng lên trên bầu trời những dòng sóng điện một nội dung khó chấp nhận làm tôn vinh lên như những anh hùng cứu nước thay đổi chính quyền bằng một cuộc đảo chính.
Tìnhhuống này đã cho thấy tính nguy hiểm trong việc hợp tác với Shin Gun Bu ở đàitruyền hình. Lee Soo Man đã tham gia vào đạo lý thân thể. Đúng lúc mà đưa ra những quyết định khó khăn nhưng trái lại tâm hồn rất thoải mái. Một mặt thì xinlỗi những tiền bối cùng hậu bối vì những tháng ngày đã trải qua và chịu đựngnhững thử thách, nhưng mặt khác lại tránh được kết quả bất ngờ từ việc lộnghành của Shin Gun Bu nên tinh thần của ông cũng nhẹ nhõm hơn trong cảm giác chờđợi không biết liệu có thể hòa hợp với không khí thoải mái. Bỏ lại sau lưnghoạt động nghệ thuật mà 10 năm với những kí ức gắn liền vinh quang và cả nhữngthử thách được khắc sâu trong những trải nghiệm, ông lên đường sang Mỹ du học.Ý đ ịnh ban đầu của Shin Gun Bu dành cho Lee Soo Man không phải là chuẩn bị choông một chuyến đi nghỉ dài ngày sau những năm tháng hoạt động nghệ thuật.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro