1
Sáng hôm đó, ông Chwe đã đưa vợ của mình đến bệnh viện bằng cỗ xe ngựa hai bánh. Người ta bảo ông là nếu vợ có đẻ cũng phải đến chiều sau giờ Nhà Hát Lớn đóng cửa. Ông ấy hẳn là đã chạy vội từ nhà hát đến đây, đứng chờ bên ngoài hành lang với hết thảy những sự thấp thỏm.
Khung cảnh mấy cô y tá và bác sĩ trẻ tất tả ra vào, và tôi dám chắc rằng chính ông cũng đang tất tả với mớ hỗn độn bên trong đầu. Có đôi ba người đi qua chỗ ông, họ né tránh ánh mắt của ông và thì thầm to nhỏ. Ông Chwe - một người không mảy may quan tâm người khác nghĩ gì chắc chắn sẽ không để ý chuyện đó. Phần lớn những người ở đây chưa gặp ông bao giờ, nhưng mọi người đều biết ông là ai, gia đình ông là gì.
Nhà Hát Lớn thuộc sở hữu của gia đình quý tộc họ Chwe. Cứ mỗi năm một lần, người ta sẽ lại thấy các quý cô, quý ông quần áo bóng loáng, váy xòe xúng xính bước vào bên trong nhà hát để thưởng thức những buổi hòa nhạc kinh điển.
Nói vậy để chúng ta cùng hình dung, gia tộc Chwe ở đất Châu Âu đã lớn mạnh như thế nào.
Ông bác sĩ khoa sản đã đứng sẵn ở cửa, chuẩn bị tâm thế để báo tin vui. Có thể, sau khi thông báo ca sinh đẻ thành công, ông Chwe sẽ vui mừng đến nỗi xây tặng cho bọn họ một khoa điều trị mới thì sao?
"Xin chúc mừng ông và gia đình, đó là một cậu bé."
Ông Chwe thần sắc sáng lên trông thấy, rồi ông thở phào một hơi.
"Thế, ông đã định đặt tên cho cậu bé là gì?"
"Vernon. Cháu bé tên là Chwe Vernon." Gần như ngay lập tức bật ra, như thể người đàn ông này đã chuẩn bị cho thời khắc đặt tên từ rất lâu.
Vậy mà, cũng ở miền Bắc nước Đức.
Định mệnh của cuộc đời vị nhạc sĩ tài ba đã đến với thế giới này, trước ngài một tháng.
Tôi chẳng rõ lắm về việc đứa bé ấy sống sót kiểu gì sau một đêm gào khóc bên trong khu rừng đầy rẫy những con thú hoang ăn tạp. Khi người dân trong làng tìm ra đứa trẻ, nó đang gào khóc bên cạnh cái xác của một người phụ nữ đã tím tái lạnh ngắt. Dân làng đem nó về cái trại mồ côi tồi tàn nằm ở tít cuối làng. Và mấy cô làm ở trong trại trẻ mồ côi đó gọi thằng bé là Seungkwan. Đầy đủ là Boo Seungkwan.
Rõ ràng đây là hai mảnh đời trái ngược hoàn toàn với nhau ngay từ thời khắc họ bước chân đến với thế giới. Thế nhưng, cuộc đời ai cũng có những ngã rẽ, và đối với Chwe Vernon, tôi có thể khẳng định rằng ngã rẽ cuộc đời của ngài ấy vào mùa hè năm nọ, mùa hè mà dinh thự của gia đình ngài tuyển thêm những người giúp việc mới.
Nhưng khoan hẵng nói đến cái dạo ấy, vì tôi vẫn còn đang muốn kể về quá trình ngài Chwe lớn lên trong sự bao bọc của những phím đàn đen trắng, trên chiếc dương cầm mà người cha đã tặng cho ngài khi ngài lên ba.
Chwe Vernon sống một cuộc sống trong nhung lụa, ngài được hưởng hết thảy những điều kiện tốt nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Đã không có ít kẻ tị nạnh với ngài, nhưng ngài, cũng giống như người cha của mình, Vernon cũng chẳng mảy may quan tâm người ta nói gì về ngài, về gia đình ngài.
Ngài điển trai và có khí chất của một người cao quý. Những người làm ở trong dinh thự Chwe đều nói rằng họ rất ít khi thấy ngài xuất hiện trong bộ dạng đầu tóc bù xù cùng với bộ quần áo ngủ xộc xệch, nếu có thì cũng chỉ là hình dáng của ngài Chwe nghịch ngợm nhỏ tuổi. Đến khi Chwe Vernon lên mười lăm, ngài chỉ xuất hiện trước mắt bọn họ với bộ dạng chỉn chu, khi thì là bộ vest màu đen đính thêm vài viên pha lê ở cổ áo, khi thì là áo gi-lê đen khoác bên ngoài sơ mi trắng, cùng với quần tây đen ôm khá sát lấy thân thể và đôi chân rắn chắc, mặc dầu ngài chẳng tham gia bất cứ một lớp đấu kiếm hay cưỡi ngựa nào. Tôi không thể phủ nhận một điều, rằng là bất kể một đứa trẻ nào được sinh ra và lớn lên ở trời Âu, thân xác chúng đều trông lớn hơn với tuổi thật của chúng từ hai đến ba tuổi. Chwe Vernon không phải là trường hợp ngoại lệ, nhưng Boo Seungkwan thì lại là một trong những trường hợp ngoại lệ.
Vernon lớn lên trong sự nuôi dưỡng tràn ngập tình yêu thương của cha mẹ. Ông bà vốn là những người có học vị cao, có kiến thức đồ sộ về âm nhạc, và tôi dám chắc rằng họ rất phấn khích khi phát hiện ra ánh mắt đứa con trai của mình sáng lên như hai viên pha lê khi nó dùng những ngón tay ngắn tũn múp míp đánh lộn xộn trên những phím đàn.
Tình yêu của ngài dành cho âm nhạc tỉ lệ thuận với độ tuổi của ngài. Càng lớn, Vernon càng dành thời gian bên chiếc đàn dương cầm yêu quý. Có đôi lúc, vào những đêm trăng khuyết, người ta nghe trong dinh thự tiếng đàn du dương, như thể ngài cũng muốn mang tiếng đàn của mình len lỏi vào từng ngóc ngách trong căn dinh thự, ru ngủ những kẻ cũng đang có một đêm đầy ưu tư vào trong giấc mộng đẹp.
Tình yêu của ngài dành cho âm nhạc lớn đến nỗi, người ta còn tưởng ngài sẽ chẳng bao giờ lấy vợ, bởi nếu có lấy, nàng ấy cũng sẽ chán chết vì phải chứng kiến người chồng của mình dành hết tình yêu của cuộc đời ngài cho cái đàn dương cầm.
Ngài bắt đầu bộc lộ tài năng soạn nhạc của mình cũng từ cái khi ấy. Khi ngài lên mười lăm, những bản nhạc đơn sơ đã được viết ra trên những trang giấy và nó được cất đi trong ngăn tủ bên đầu giường. Ông Chwe trong một lần chăm con ốm đã phát hiện ra những trang giấy đó.
Cho đến năm mười chín tuổi, Chwe Vernon đã không khiến cho gia tộc phải thất vọng khi trở thành nhạc sĩ trẻ tuổi nhất được biểu diễn trước hàng ngàn khán giả ngồi trong Nhà Hát Lớn - cũng là sản nghiệp mà sau này ngài sẽ được thừa kế lại từ người cha tài ba của ngài. Người ta vẫn thường hay nói, Chwe Vernon là món quà mà Thượng Để ưu ái ban tặng cho gia tộc họ Chwe. Bởi khi ấy, trong gia tộc đã chẳng còn ai đủ sức, đủ năng lực để viết nên một bản nhạc kinh điển, thì sự ra đời của ngài lại là điều cứu rỗi, là một sợi dây thừng rắn chắc kéo lại những tia hy vọng cuối cùng của gia tộc có truyền thống âm nhạc lâu đời.
Và cũng từ cái năm ngài bắt đầu trở nên nổi tiếng, cuộc đời đã đem đến cho ngài một cú rẽ ngoạn mục.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro