Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

laprap-baotrimaytinh

CHƯƠNG 2

LẮP RÁP - BẢO TRÌ MÁY TÍNH

1. Chuẩn bị

- Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện đầy đủ, gồm:

+    Case + Power

+    Mainboard

+    CPU + FAN CPU

+    RAM

+    HDD

+    Ổ đĩa quang (nếu có)

+    Các thiết bị khác (NIC, Sound, ...)

- Chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ như:

+    Vòng tay tĩnh điện

+    Tuốc lơ  vít

+    Kìm,....

2. Các bước lắp ráp

Lắp những thiết bị đơn giản trước, lắp từ trong ra ngoài.

2.1. Gắn CPU vào mainboard

- Dỡ cần gạt của socket trong mainboard lên cao:

- Xác định hướng giao tiếp, nhìn vào phía chân cắm của CPU để xác định được vị trí lõm trùng với socket:

- Đặt CPU vào giá đỡ của socket, khi CPU lọt hẵn và áp sát với socket thì đẩy cần gạt xuống:

2.2 Gắn quạt giải nhiệt cho CPU

- Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt bao quanh socket trên main. Nhấn đều tay để quạt lọt xuống giá đỡ:

- Gạt 2 cần gạt phía trên quạt để cố định quạt với giá đỡ:

- Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm 3 có ký hiệu FAN trên main:

2.3. Gắn RAM vào main

- Phải xác định khe RAM trên main là dùng loại RAM nào và phải đảm bảo tính tương thích, nếu không bạn sẽ làm gãy RAM (2).

- Mở hai cần gạt (1) khe RAM ra 2 phía, đưa thanh RAM vào khe, nhấn đều tay đến khi 2 cần gạt tự mấp vào và giữ lấy thanh RAM.

Chú ý: Khi muốn mở ra thì lấy tay đẩy 2 cần gạt ra 2 phía, RAM sẽ bật lên.

 2.4. Gắn mainboard vào case

2.4.1 Chuẩn bị

- Đối với mỗi mainboard có số cổng và vị trí các cổng phía sau khác nhau, lựa chọn miếng chắn có các vị trí phù hợp với mainboard.

- Gắn các vít là điểm tựa để gắn mainboard vào thùng máy, những chân vít này bằng nhựa và đi kèm với hộp chứa mainboard.

2.4.2 Lắp mainboard vào case

- Đưa nhẹ nhàng main vào bên trong thùng máy.

- Đặt đúng vị trí và vặt vít để cố định mainboard với thùng máy.

- Cắm dây nguồn lớn nhất từ bộ nguồn vào mainboard, đối với một số main cần phải cắm đầu dây nguồn 4 dây vuông vào main để cấp cho CPU.

2.5. Lắp ổ cứng

Chọn một vị trí để đặt ổ cứng thích hợp nhất trên các giá có sẵn của case, vặt vít 2 bên để cố định ổ cứng với Case.

Nối dây dữ liệu của ổ cứng với bo mạch chủ.

* Đối với ổ sử dụng chuẩn ATA :

- Nối dây dữ liệu của ổ cứng với đầu cắm IDE1 trên mainboard.

- Nối dây nguồn đầu dẹp 4 dây (đầu lớn) vào ổ cứng với mặt có gân xuống dưới.

Trên bo mạch chủ có hai giao diện cho IDE được ký hiệu lần lượt là IDE1 và IDE2. IDE 1 được ưu tiên trước ký hiệu là Primary, IDE 2 ưu tiên sau và ký hiệu là Secondary.

Trên một IDE được gắn hai ổ và ký hiệu như sau:

    + Ổ thứ nhất ký hiệu là Master

    + Ổ thứ hai ký hiệu là Slave

Khi trên hệ thống máy tính chỉ cắm một ổ đĩa cứng duy nhất hoặc một ổ đĩa cứng với các ổ đĩa quang thì không có vấn đề gì trong khởi động cũng như trong sử dụng.

Nhưng khi có gắn nhiều hơn một ở đĩa cứng, tức là từ hai ổ đĩa cứng trở lên thì hệ thống chọn ưu tiên khởi động như sau (trong trường hợp ta chọn 1st boot là: HDD-0):

+    Primary + Master: ưu tiên số 1

+    Primary + Slave: ưu tiên số 2

+    Secondary + Master: ưu tiên số 3

+    Secondary + Slave: ưu tiên số 4

Trên thân ổ đĩa cứng bao giờ cũng có ký hiệu hướng dẫn gắn cầu chuyển (Jum).

Khi cắm nhiều ổ cứng và ổ quang, thì các ổ cứng và ổ quang đó không được gắn trên cùng một vị trí, chũng phải được gắn mỗi ổ trên 1 vị trí theo ưu tiên (A, B, C, D) như trên.

2.6. Lắp ổ Quang

Mở nắp nhựa ở phía trên của mặt trước Case.

Đẩy nhẹ ổ quang từ ngoài vào, vặn ít 2 bên để cố định ổ với Case.

Nối dây cáp dữ liệu với main. Có thể dùng chung dây với ổ cứng (đối với ổ chuẩn giao tiếp ATA) nhưng phải thiết lập ổ cứng là Master, ổ CD là Slave bằng jumper trên cả 2 ổ này.

2.7. Gắn các card mở rộng

Hiện nay hầu hết các loại card mở rộng đều gắn vào khe PCI trên main.

Trước tiên, cần xác định vị trí để gắn card, sau đó dùng kìm bẻ thanh sắt tại vị trí mà card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra bên ngoài thùng máy.

Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay, và vặn vít cố định card với mainboard.

2.8. Đấu nối các dây tín hiệu và điều khiển trên Case

Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn, công tấc khởi động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng.

Quan sát kỹ những ký hiện trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây một và phải chắc chắn bạn cắm đúng ký hiệu. Nếu không máy sẽ không khởi động được và đèn tín hiệu phía trước không báo đúng.

Các ký hiệu trên main:

+    MSG, hoặc PW LED, hoặc POWER LED nối với dây POWER LED - dây tín hiệu của đèn nguồn màu xanh của Case.

+    HD, hoặc HDD LED nối với dây HDD LED - dây tín hiệu của đèn đỏ báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu.

+    PW, hoặc PW SW, hoặc POWER SW, hoặc POWER ON nối với dây POWER SW - dây công tấc nguồn trên Case.

+    RES, hoặc RES SW, hoặc RESET SW nối với dây RESET - dây công tấc khởi động lại trên Case.

+    SPEAKER - nối với dây SPEAKER - dây tín hiệu của loa trên thùng máy.

+    USB nối với giao tiếp trên main. Đối với một số thùng máy có cổng USB ở mặt trước tạo sự tiện lợi cho ngừơi sử dụng. Để cổng USB này hoạt động bạn phải gắn dây nối từ thùng máy với mainboard thông qua đầu cắm bên trong mainboard có ký hiệu USB.

2.9. Kiểm tra tổng thành

Kiểm tra lần cuối các thiết bị đã gắn vào thùng máy đã gắn đúng vị trí, đủ dây dữ liệu và nguồn chưa.

Buộc để cố định những dây cáp cho không gian bên trong thùng máy thoáng mát tạo điều kiện cho quạt CPU giải nhiệt tốt giúp máy hoạt động hiệu quả hơn.

Tránh trường hợp các dây nguồn, cáp dữ liệu va vào quạt làm hỏng quạt trong quá trình hoạt động và có thể gây cháy CPU do không giải nhiệt được.

Đóng nắp 2 bên lưng thùng máy và vặn vít cố định.

3. Đấu nối các thiết bị ngoại vi và kiểm tra

3.1 Đấu nối các thiết bị ngoại vi

Đây là bước kết nối các dây cáp của các thiết bị bên ngoài với các cổng phía sau mainboard.

- Cắm dây nguồn vào bộ nguồn

- Cắm dây dữ liệu của màn hình vào card màn hình (VGA Card) - cổng màu xanh.

- Cắm bàn phím vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại bàn phím.

- Cắm chuột vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại chuột.

3.2 Khởi động và kiểm tra

Nhấn nút Power để khởi động và kiểm tra

Nếu khi khởi động máy phát 1 tiếng bip chứng tỏ phần cứng bạn lắp vào đã hoạt động được.

Nếu có nhiều tiếng bíp liên tục thì kiểm tra tất cả các thiết bị đã gắn vào đúng vị trí, đủ chưa.

4. Bảo trì phần cứng

Để đảm bảo máy của bạn luôn hoạt động tốt thì bạn cần phải duy trì thao tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.

Quy trình thực hiện bảo trì hệ thống máy tính như sau:

- Tháo gỡ các thiết bị theo trình tự ngược lại với trình tự lắp ráp ở trên:

+    Tháo gỡ các dây tín hiệu và điều khiển trên Case

+    Tháo gỡ các card mở rộng (nếu có)

+    Tháo gỡ  ổ Quang

+    Tháo gỡ ổ cứng

+    Tháo gỡ mainboard ra khỏi case

+    Tháo gỡ RAM ra khỏi main

+    Tháo gỡ quạt giải nhiệt cho CPU

+    Tháo gỡ CPU ra khỏi mainboard

- Lau chùi các thiết bị bằng bàn chải, cọ, khăn ... để đảm bảo các thiết bị không bị bụi bám nhiều làm giảm khả năng giải nhiệt gây cháy thiết bị.

- Chải sạch các khe cắm RAM, PCI, AGP ... để tăng khả năng tiếp xúc với các thiết bị.

- Tra dầu bôi trơn cho hệ thống quạt làm mát của CPU, Power

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: