Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tiếp c43-46

Hiểu biết của Trương Nguyên Từ đầu đến cuối về Lưu Tông Chunhư sau:

Lưu Tông Chu, tựKhải Đông, phủ người Thiệu Hưng huyện Sơn Âm , lị Thủy Rừng. Thủy Rừng Lưu thịlà một gia tộc lớn, vị hôn thê của Trương Đại chính là con gái trong gia tộcLưu thị ở Thủy Rừng.

Lưu Tông Chu mồ côitừ trong bụng mẹ, lớn lên ở bên ngoài . Ngoại tổ Chương Dĩnh là danh nho ChiếtĐông, chẳng những Ngũ kinh tinh thông mà làm bát cổ văn cũng vô cùng độc đáo,đệ tử môn hạ của ông có nhiều người đậu Tiến sĩ, Lưu Tông Chu được ngoại tổ phụdạy bảo, mười tám tuổi ứng thi thử Đồng tử, được hạng hai; hai mươi tuổi thiHương đậu cao, bốn năm sau, tức năm Vạn Lịch thứ 29, lần đầu tiên vào kinh thamgia thi Hội, đậu Tiến sĩ. Chuyện khoa cử cũng có thể coi là thuận buồm xuôi gió.

Trương Nguyên muốnxin học chỗ Lưu Tông Chu chính là chìa khóa mở cửa khoa cử này....

Về phần Lưu TôngChu, ông là vị đại nho cuối cùng cuối đời Minh, khai sáng học phái Liễu TrấpSơn (Lưu Tông Chu lúc này còn chưa dạy học ở núi Liễu Trấp), ngay cả Hoàng TôngHi cũng là môn hạ của ông ấy.

Trương Nguyên vẫnchưa nghĩ về điều này, cậu không muốn làm đại sư nho học mà cái cậu muốn làkhoa cử thuận lợi, thiếu niên thành danh. Nói như vậy không phải là TrươngNguyên quá coi trọng danh lợi, nếu có thể, cậu nguyện hành y tế thế giống nhưLỗ Vân Cốc , nhàn rỗi thổi sáo ca hát, chăm sóc hoa cỏ; hoặc là như Đại huynhTrương Đại làm một quý tộc thanh cao (con ông cháu cha thô tục như Trương Ngạckhông đáng suy xét) du sơn ngoạn thủy, thưởng thức bao cái đẹp trên đời.

Nhưng mà thời thếkhông cho ta được thong dong như vậy.Bạn ở nơi này ung dung thong thả, quânnông dân khởi nghĩa khắp nơi sắp đuổi giết đến nơi rồi, kị binh Mãn Thanh từphương Bắc cũng sắp tràn xuống phía Nam rồi, đến lúc đó hỏi trời trời khôngthấu, kêu đất đất chẳng hay. Lưu Tông Chu tuy là tinh thông Ngũ kinh, thi thưđầy bụng, nhưng không có kế sách cứu nước, hoặc nói tuy có kế sách cứu nướcnhưng đều viển vông không thực tế. Ông quyết tuyệt thực để tỏ rõ khí tiết, điềunày có thể khiến cho người ta kính nể, nhưng với nước với dân có ích lợi gìchứ, cũng chỉ được xem như là chỉ lo thân mình mà thôi...

Còn cậu, TrươngNguyên -Trương Giới Tử, tập hợp trí tuệ của hai con người trong một, , có thể ởcuối thời phồn hoa này mà nhìn thấy được những bi thương đằng sau đó, sốngtrong sự bình yên mà cảm nhận được nỗi buồn phiền, có con mắt hơn người, có tầmkiến giải cao siêu, luận bàn được cả những chuyện mang tầm cỡ lớn lao.Người đờiđều say, duy mình ta tỉnh, nhìn kia, trong chiếc áo choàng hoa lệ ấy đều làrận, cậu có thể ung dung bình thản đến khi đầu bạc để theo đuổi học vấn sao?

Đời người chính làmột chặng đường tu hành, quan trường chính là nơi tu hành tốt nhất, cho nênnhất định phải đỗ khoa cử, nhất định phải làm quan, như vậy mới có thể ngăn cơnsóng dữ. Đương nhiên, cũng không nhất thiết vì hai việc này mà ép buộc bản thânmình quá tới mức cơm nước không màng, nói năng vô vị, cả ngày chỉ chăm chăm lolắng chuyện đất nước. Không cần gấp, bây giờ mới là năm Vạn Lịch thứ 40, cậumới 15 tuổi, cuộc sống như thế nào thì cứ như thế, cần là cần tìm được 1 conđường chính xác, hướng về mục tiêu trước mắt để kiên trì bước tiếp. Cũng khôngphải buồn bực vì bị cản đường, cứ việc ăn uống vui chơi, chỉ cần không đi lầmđường lạc lố là được. , Ừm, ăn uống vui chơi cũng có thể cứu nước, ha ha, cóthể không? Không thể sao?
Mưa thu liên miên rảrích suốt một ngày một đêm, buổi sáng khi tạnh mưa rồi, mây đen tan đi, bầutrời sáng sủa trong xanh mới hiện ra.Sau cơn mưa, bùn đất lầy lội nên đi rất dễtrượt, Trương Nguyên buộc thêm vài sợi dây cỏ vào đôi giày da trắng để phòngtrượt. Đúng giờ Mão, cậu dẫn theo tiểu hề nô Vũ Lăng ra ngoài, tới xin học thìphải đi sớm để thể hiện tâm ý.

Trương mẫu Lã thịcòn hỏi con có muốn chuẩn bị lễ vật bái sư hay không? Nghĩ bầu rượu lần trướcđã bị Chu Triệu Hạ ném cho rơi vỡ rồi nên Trương Nguyên không muốn lần đầu tớiđã mang lễ vật theo, đợi khi Lưu Tông Chu chịu nhận cậu rồi hẵng chuẩn bị lễvậy.

Suốt cả quãng đườngđi Trương Nguyên cứ ngẫm nghĩ mãi về con đường "ăn chơi cứu nước" kia, từngbước từng bước vậy, xin học trước, bát cổ văn học học cho thông đã rồi sang nămđối phó huyện thử và phủ thử , đạt được công danh tú tài là bước đầu tiên,không, thuyết phục được Lưu Khải Đông tiên sinh nhận hắn nhập môn là bước đầutiên.

Chủ tớ hai người đigần nửa canh giờ, đến bên ngoài quảng trường chùa Đại Thiện. Quảng trường nàylà do từng khối đá nhám lớn trải thành, đi trên đó rất chắc chắn lại thoải mái,Trương Nguyên dùng sức dậm chân để bùn dưới đế giày văng ra, đưa mắt chungquanh, trời vừa mới quang trở lại , quảng trường đã náo nhiệt hẳn lên, ở đâybán đầy các loại đồ ngọt, bán hương đèn, bán rượu, bán trà, bán trái cây, ồn àohuyên náo, cảm giác còn náo nhiệt hơn ngày hôm đó khi hắn đến một mình . Chẳnglẽ đó là do những tên lưu manh kia đã mai danh ẩn tíchrồi sao?

Tiểu hề nô Vũ Lăngmắt sáng lên , kêu:

- Thiếu gia thiếugia, cậu xem, Mục Chân Chân kìa.

Trương Nguyên nhìntheo hướng Vũ Lăng chỉ, chỉ thấy một thiếu nữ đầu quấn khăn màu lam, mặc váymàu đen bình thường, dáng nhanh nhẹn như một chú nai đang chạy tới. Trước khichạy đến gần, phấn khởi kêu một tiếng:

- Trương thiếu gia.

rồi cô quỳ gối vạnphúc thi lễ.

Trương Nguyên cườinói:

- Cẩn thận, đừng đềquýt trong sọt lăn ra ngoài.

Thiếu nữ đọa dânMục Chân Chân mỉm cười, giơ ngược tay ra sau lấy vài trái quýt từ trong sọt ra,một tay đưa cho Trương Nguyên, một tay đưa cho Vũ Lăng:

- Trương thiếu gia,mời ăn quýt.

Trương Nguyên quansát Mục Chân Chân, chiếc váy của đọa dân thiếu nữ tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ,còn có mùi thơm của quýt, mái tóc dài hơi vàng của nàng búi cao như các cô gáiđoạ dân thông thường, không biết con mắt thời này của con người bị làm sao mà, dùngkiểu tóc này làm kiểu tóc của đọa dân, đối với Trương Nguyên, kiểu tóc này rấtđẹp, rất có thể trở nên thịnh hành, rất có phong thái thoải mái của con gáingười Hồ, hơn nữa Mục Chân Chân lại có làn da trắng, chiếc váy đen đã cũ trênngười nàng giống như một bình sứ tinh mỹ, bởi vì phải di chuyển nên nhất địnhphải bao thêm một ít cây cỏ mục nát xung quanh để tránh hư hao. Ai cũng biếtđằng sau những cây cỏ bao quanh kia đó là một bình gốm trắng mịn tuyệt đẹp.

Mục Chân Chân nhìnthấy Trương Nguyên, trong lòng vốn đang rất vui sướng, thấy Trương Nguyên nhìnlại mình nàng liền xấu hổ, hàng lông mi rủ xuống, hai tay vẫn giơ như vậy, lạinói:

- Trương thiếu gia,mời ăn quýt.

Trương Nguyên nói:

- Ta phải đi bái sưbây giờ , không ăn quýt đâu—— Tiểu Vũ, ngươi lấy một quả ăn đi.

Vũ Lăng liền lấymột trái quýt từ trong tay Mục Chân Chân, Mục Chân Chân lại muốn cho thêm VũLăng vài qủa thì Vũ Lăng không chịu.

Trương Nguyên hỏi:

- Mục cô nương, chanàng sau khi dùng thuốc thì có khỏe hơn chút nào không?

Kỳ thật không cầnhỏi, đoán cũng đoán được, nếu bệnh tình của Mục Kính Nham không chuyển biếntốt, Mục Chân Chân không có thể vui vẻ mà ra bán quýt như vậy.

Mục Chân Chân quảnhiên tỏ ra hoan hỉ đáp nói:

- Đa tạ Trươngthiếu gia, đa tạ Lỗ tiên sinh, sức khỏe cha thiếp tốt hơn nhiều rồi, uống thuốcmột lần là đã hạ sốt luôn rồi, cũng không choáng váng phải nằm mãi trên giưỡngnữa .

Hoàng tu lực sĩ MụcKính Nham thân thể xưa nay cường tráng, bây giờ bệnh có thuốc, tất nhiên hiệuquả trị liệu rõ rệt.

Trương Nguyên nói:

- Tốt lắm, chăm sóctốt cho cha , hết bệnh rồi cũng phải tĩnh dưỡng một thời gian, không được vộiđi làm, về sau nếu có chuyện gì khó xử, có thể đến Đông Trương sau phủ học cungtìm ta... Ta đi học trước đây, tạm biệt.

Gật đầu một cái vớithiếu nữ đọa dân, cất bước đi.

Tiểu hề nô Vũ Lăngvừa lột vỏ quýt, vừa bước nhanh đuổi theo, giơ vỏ quýt lên, hỏi:

- Thiếu gia khôngăn quýt ư?

Trương Nguyên nói:

- Không ăn, KhảiĐông tiên sinh nghiêm khắc lắm, ta phải cẩn thận một chút.

Vũ Lăng bèn ăn mộtmình, tới trước sơn môn chùa Đại Thiện , nói:

- Thiếu gia ngườixem, Mục Chân Chân còn đứng ở kia nhìn theo thiếu gia kìa.

Trương Nguyên khôngquay đầu lại, đi thẳng vào sơn môn, sau khi tới tự, chợt nghe có người gọi hắn:

- Giới Tử huynh, làtới bái sư sao?

Trương Nguyên quayđầu nhìn lại, đó là Kỳ Bưu Giai Kỳ Hổ Tử, thần đồng của Sơn Âm, theo sau là mộtgia phó còn trẻ, khỏe mạnh cường tráng , từ một bên khác của chùa việc vòngqua, vui vẻ nói:

- Kỳ hiền đệ đếnsớm thật, đúng lúc ta đang muốn nhờ đệ dẫn ta tới diện kiến Khải Đông tiên sinh.

Kỳ Bưu Giai còn trẻnhưng rất chững chạc, nhìn Trương Nguyên một lượt từ trên xuống dưới, nói:

- Tiểu đệ chỉ làĐồng tử, làm sao dẫn Giới Tử huynh đi diện kiến được. Tiên sinh có quy định,vào thư phòng rồi là không được nói chuyện , phải là một bài về "Tứ thư" trước,hai trăm chữ trở lên. Hay là Giới Tử huynh cùng ta đến thư phòng làm một bài "Tứ thư " , sau đó đưa cho tiên sinh xem, nếu tiên sinh cho rằng huynh đáng đểdạy sẽ thu nhận huynh, năm xưa tiểu đệ cũng là làm như vậy mà trở thành môn hạcủa tiên sinh đó.

Lấy giải nghĩa " Tứthư " làm bài tập hằng ngày, đây là yêu cầu của Huyện học, hủ học với học trò,Trương Nguyên đến trường xã chưa tới một ngày, bảo hắn làm bài giải nghĩa " tứthư " thì quả là chuyện khó.

Trương Nguyên suynghĩ một chút, gật đầu nói:

- Cũng được , tathử xem.

Nhà tranh năm gian, Trương Nguyên đi theo Kỳ Bưu Giai vào gian thứ hai từ bên trái vào. Nhà tranh này tuy là đơn sơ, nhưng rất gọn gàng ngăn nắp, hai chiếc cửa sổ sát núi giúp cho cả gian nhà tràn ngập ánh sáng. Trong phòng cũng rất rộng rãi, có bày sáu cái bàn gỗ sam, bàn gỗ này chỉ quét một lần dầu trẩu, chân bàn vẫn còn lớp vỏ gỗ chưa bào sạch. Trên chiếc bàn gần cửa sổ bên trái có một sĩ tử còn rất trẻ đang cúi đầu viết chữ, Kỳ Bưu Giai thi lễ với sĩ tử đó, nói:

- Chào Hoàng huynh.

Sĩ tử họ Hoàng đặt bút xuống, đứng dậy đáp lễ, lại chắp tay với Trương Nguyên rồi quay sang hỏi Kỳ Hổ Tử:

- Vị này là...

Trương Nguyên chắp tay thi lễ:

- Tại hạ Trương Nguyên Trương Giới Tử, là tới xin làm môn hạ của Khải Đông tiên sinh.

Sĩ tử họ Hoàng nói

- Tại hạ Giang Châu phủ Bành Trạch huyện Hoàng Đình Hoàng Mặc Lôi ở Hoàng Đình, huyện Bành Trạch, phủ Giang Châu.

Sau khi tự xưng danh thì không nói thêm lời nào, chỉ vào một tấm giấy trúc Phúc Kiến được treo trên tường, sau đó ngồi xuống cầm bút vừa viết vừa nghĩ.

Trương Nguyên thấy vị Hoàng Mặc Lôi đến từ Cửu Giang này đội khăn vuông, mặc áo dài, hiển nhiên cũng là sinh đồ. Học trò Lưu Tông Chu thu nhận ở đây ngoài thần đồng Kỳ Bưu Giai ra còn lại đều là có công danh sinh đồ trở lên. Trương Nguyên nghĩ: " Hy vọng ta có thể trở thành người ngoại lệ thứ hai."

Kỳ Bưu Giai đi qua nhìn tấm giấy trên vách tường, thì thầm:

- Bạo hổ phùng hà, phú quý khả cầu.

Liếc nhìn Trương Nguyên, rồi ngồi xuống chiếc bàn gỗ sam bên trái. Người hầu của gã đem giỏ sách đặt trên bàn, rồi đi về trước.

Trương Nguyên cũng nhìn tám chữ đen đó. Nét chữ đẹp đoan trang lão luyện, nhìn rất có lực, chắc hẳn là chữ của Lưu Tông Chu. Trương Nguyên nghĩ thầm: "Tay không bắt cọp, phú quý có thể cầu" , chắc là đề văn hôm nay chăng?

Kỳ Hổ Tử lấy một bình sứ nhỏ, đổ mấy giọt nước vào nghiên mực, bắt đầu mài mực, động tác không nhanh không chậm. Chân mày của thần đồng chỉ mới mười một tuổi này nhíu lại, chắc chắn là bắt đầu căng thẳng suy nghĩ.

Trương Nguyên cũng không hỏi nhiều, không hiểu thì có thể theo dõi. hắn muốn xem Kỳ Bưu Giai viết văn "Tứ thư" như thế nào, "Tay không bắt cọp" và "Phú quý có thể cầu" đều từ trong "Luận ngữ • thuật nhi đệ thất", là hai đoạn không liên quan đến nhau.

Khổng tử nói với Nhan Uyên:

- Dùng ta thì ta phò tá, không dùng thì ta đi ở ẩn, chỉ có ta với ngươi làm được thế thôi.

Tử Lộ tỏ vẻ không vui, hỏi:

- Nếubây giờ có cơ hội cầm quân đi đánh giặc, thầy chọn ai theo?

Khổng Tử đáp:

- Kẻ tay không mà bắt cọp, không thuyền mà lội qua sông, chết không đáng tiếc , những kẻ ấy ta không cho theo cùng. Người ta cần là trước khi lâm trận phải biết lo trước lo sau, suy tính thận trọng, phải cùng mọi người vui vẻ bàn bạc, đảm bảo được thành công, những người đó ta mới cho theo.

Đây là xuất xứ của câu "Tay không bắt cọp". Còn nguyên văn của câu "Phú quý có thể cầu là:

Khổng tử nói: "Giàu sang phú quý mà có thể cầu được thì dù có phải làm kẻ đầu sai thấp kém ta cũng làm. Nếu không thể giàu được thì ta chỉ làm việc ta thích thôi.

Cái gọi là cắt nối đề chính là cắt câu nói trong kinh thư thành một đề văn, đây là phương pháp hạn chế tư duy để đánh giá tài trí của thí sinh cao thấp thế nào, dùng khuôn phép rèn luyện hàng ngày để huấn luyện thí sinh, cho nên mặc dù nói bát cổ văn có không ít khiếm khuyết, nhưng tuyệt đối không phải chỉ để dành cho riêng những người có trí tuệ cao. Làm tốt một bài văn bát cổ còn khó hơn làm tốt một bài thơ luật, giống như là đeo gông để múa mà còn phải ăn nhịp và có tư thế đẹp, đây chẳng phải là đòi hỏi bản lĩnh lớn sao? Thi Đồng sinh thậm chí thi Hương, rất nhiều giám khảo đều chỉ xem chương thứ nhất trong bảy thiên bát cổ , có lúc thậm chí chỉ xem thiên thứ nhất đã quyết định thí sinh có trúng tuyển hay không, việc chấm bài như vậy mang tính ngẫu nhiên rất lớn.Có trường hợp may mắn vừa luyện qua trước đúng đề thi thì may mắn trúng tuyển,

nhưng đại đa số những người trúng đề đều là người trí tuệ cao siêu. Văn bát cổ là một trò chơi kiểm tra thử thách IQ cao, những sĩ tử thông minh tài trí luôn luôn đem phân nửa sức lực của mình để cân nhắc viết bài văn thế nào cho tốt, những cái khác không quan tâm, có thông minh như thế nào cũng bị huấn luyện theo một khuôn phép cứng nhắc, có lẽ đây chính là ước nguyện ban đầu của Chu Nguyên Chương khi sáng chế ra văn bát cổ, ngài muốn người đọc sách trong thiên hạ đem tài trí của mình đặt toàn bộ tâm chí vào phương diện này, mài đi sự góc cạnh và cá tính trong con người của họ, và như thế, sự thống trị của đã Chu thị có sự phòng thủ vô cùng kiên cố rồi.

Trương Nguyên đọc qua không ít cổ văn của danh gia thời Đường - Tống, cuốn "Cổ văn quan chỉ" cũng đã đọc kĩ rồi , còn văn bát cổ lại chưa từng đọc qua, chỉ biết đólà lời nói thay mặt cho thánh hiền, là mô phỏng giọng điệu của thánh hiền để trình bày, lý giải, phát huy ngữ nghĩa; thay mặt Khổng phu tử, từ góc độ, tư duy của Khổng phu tử để suy nghĩ vấn đề điều này đòi hỏi một sức tưởng tượng nhất định, còn cách thức cơ bản của bát cổ văn là phá đề, thừa đề (vế thứ hai trong văn bát cổ, tiếp theo vế phá đề, nói rõ hơn mục đề), đoạn khởi giảng (đoạn thứ ba trong văn bát cổ, tóm tắt toàn bài để chuyển sang nghị luận), chính văn, chính văn nhất thiết phải dùng bốn nhóm của hai câu đối lập có các câu có quan hệ logic....
Lần lượt có thêm ba sĩ tử nữa bước vào trong thư phòng, lớn tuổi nhất là một người đã gần bốn mươi tuổi, lớn hơn cả thầy Lưu Tông Chu. Năm Vạn Lịch thứ ba mươi chín, Lưu Tông Chu lúc đó hai mươi bốn tuổi đậu tiến sĩ, năm nay hẳn là đã ba mươi lăm tuổi. Ba sĩ tử này nhìn tám chữ trên tường rồi đều bắt tay ngay vào làm bài của mình, cũng không ai để ý đến Trương Nguyên.

Thư phòng tổng cộng có 6 chiếc bàn lớn, năm bàn đã có người, chiếc bàn còn lại không thấy có ai đến, Trương Nguyên thầm nghĩ:

- Không có ai là tốt nhất tốt nhất, xem như thuộc về ta rồi, ta xem Kỳ Hổ Tử viết bài giải nghĩa đề "Tứ thư" thế nào trước đã.

Thấy Kỳ Bưu Giai chấp bút hơi lắc đầu, đã viết mấy hàng lên giấy, liền đi đến bên cạnh xem sao, còn chưa nhìn thấy rõ chữ trên giấy là gì, Kỳ Bưu Giai liền quay đầu nói:

- Giới Tử huynh, huynh đừng đứng bên cạnh ta, bị người ta nhìn chằm chằm như vậy ta không viết được, chờ ta viết xong sẽ cho huynh mượn giấy bút.

Tiểu thần đồng mà vẫn rất lịch sự lễ độ. Trương Nguyên cười cười, thong thả bưới ra ngoài. Kỳ Hổ Tử không cho hắn xem thìngười khác càng không cho hắn xem. Đang cảm thấy nhàm chán, chợt nghe vị sinh đồ đến từ Cưu Giang tên Hoàng Mặc Lôi kia hạ giọng nói:

- Trương huynh....

Trương Nguyên tiến đến , Hoàng Mặc Lôi chỉ tấm giấy làm bằng trúc viết đầy chữ Tiểu Khải trên bàn nói:

- Đề này đệ đã làm xong rồi, Trương huynh có thể tham khảo một chút, đừng trích nguyên văn, nếu không Khải Đông tiên sinh sẽ đuổi huynh đi đó.

Trương Nguyên vốn định tham khảo một chút xem người khác viết thế nào, nghe Hoàng Mặc Lôi nói vậy tạm thời lại không muốn xem nữa., Viêt ra thành như thế nào thì cứ đểnhư thế đó, dù sao ta đích thật là chưa từng học qua bát cổ, ta chỉ theo kinh dịch liên tưởng phát triển mà thôi, cười nói:

- Đa tạ Hoàng huynh, Hoàng huynh viết xong, cho đệ mượn bút mực dùng một chút.

Hoàng Mặc Lôi nói:

- Trương huynh, mời.

Liền rời khỏi chỗ ngồi, ra khỏi thư phòng.

Trương Nguyên ngồi xuống, giữ thẳng lưng, trải rộng một tấm giấy trúc Phúc Kiến ra, chấm mực trên nghiên, bắt đầu viết. Chữ viết của hắn không thể coi là đẹp, nhưng cũng có thể miễn cưỡngđọc được Trang giấy đã viết đầy hai trăm chữ mà vẫn chưa xong, lại lấy một tờ giấy khác viết thêm trang nữa, thiên thứ nhất cũng coi như đã xong. Khi hắn đặt bút xuống ngẩng đầu lên thì thấy cách vài bước có một vị nho sĩ trung niên đang đứng ở đó nhìn mình.

Nho sĩ này tầm hơn ba mươi tuổi, mặt chữ điền, người gầy, lông mày và xương gò má nhô lên, mũi cũng cao, tất cả đường nét trên mặt đều hiện lên vẻ tuấn tú mà rất nghiêm khắc, dáng điệu rất nghiêm túc, không biết là đã đứng ở đó từ lúc nào, Trương Nguyên viết rất chăm chú nên không chú ý, giờ trông thấy đoán là Lưu Tông Chu, vội đứng lên nói:

- Học trò Trương Nguyên bái kiến Khải Đông tiên sinh.

Nho sĩ trung niên này quả thực là Lưu Tông Chu, khẽ mỉm cười, nói:

- Ta nghe bằng hữu nói về ngươi rồi, ngươi lấy " Xuân thu " làm gốc ư?

Trương Nguyên không biết là ai đã nhắc tới hắn với Lưu Tông Chu, thấy Lưu Tông Chu thần thái ôn hòa, xem ra ấn tượng của ông về hắn cũng không tệ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, cung kính đáp:

- Bẩm tiên sinh, học trò mới học xong "Xuân thu tam truyền", lĩnh hội không sâu, hôm nay đến là muốn bái tiên sinh làm thầy.

Lưu Tông Chu gật gật đầu, nói:

- Đề Tứ thư nghĩa này ngươi cũng làm rồi ư, đưa ra cho ta xem một chút.

Trương Nguyên nói:

- Học trò trước nay chưa từng học qua chế nghĩa, đề này là tự phát huy theo ý mình, cũng không hợp quy tắc bát cổ, xin tiên sinh chỉ ra chỗ sai.

Nói xong, đem hai tờ giấy đưa lên.

Lưu Tông Chu nhận lấy hai tờ giấy, đảo mắt qua một lượt, lông mày nhíu lại, chữ viết không đẹp làm ông trong lòng cũng không thoải mái, thôi thì để xem là viết gì đã vậy...

- Tay không bắt hổ, cả người lội sông. Đây đều là hữu dũng vô mưu, Phu Tử lấy một chuyện có thực làm ví dụ . Gặp chuyện mà biết sợ, mưu tính tốt thì ắt thành, gặp chuyện có thể sợ, biết mưu tính thì có thể làm chủ được tình hình.. Dùng hay bỏ phải do ta, ta có thể không hỏi. Xuất trận không thể luôn chiến thắng mà không bao giờ thất bại. Thắng bại cũng không do ta, nhưng ta không thể không hỏi. Biết sợ mà lập mưu tính kế tốt, đó cũng là do ta mà thôi. Tử Lộ dũng cảm, dám đứng ra thống lĩnh ba quân xuất chinh đã đảm đương được tương đối tốt, không biết điều hành tam quân thì càng phải thận trọng.

Phu tử càng không thể không biết điều hành tam quân, Tử Lộ hoặc là có chỗ chưa được, cố nán lại học tập thêm để tiến bộ hơn nữa.

Còn sống chết do mệnh, phú quý nhờ trời, lời này không phải cầu là nhất định được. Nếu có thể cầu mà được thì vẫn hợp đạo lí, không phải phạm pháp tuy không được quang minh chính đại cho lắm nhưng cũng sẽ không từ chối; nếu không thể cầu, thì đây đây là phi đạo. Xưa có câu "tay không bắt hổ" cũng chính là đạo ngôn, trong đó cũng có mệnh. Phú quý có thể cầu ngôn mệnh, hiểu mệnh con người thì sẽ sẽ nói những điều thiện.

Cái chau mày thoạt đầu của Lưu Tông Chu, Trương Nguyên đã trông thấy, trong lòng không khỏi có chút hổ thẹn, chữ viết hơi tệ, sau này còn phải tiếp tục luyện tập, nhưng rất nhanh, cậu phát hiện lông mày của Lưu Tông Chu đã giãn ra, lông mau thỉnh thoảng nhướng lên, hình như có ý tán thưởng.

Đề văn hơn hai trăm chữ này Lưu Tông Chu xem qua hai lần, ngước mắt nhìn Trương Nguyên nói:

- Ngươi đi theo ta.

Rồi xoay người bước đi.

Trương Nguyên đi theo sau Lưu Tông Chu, đi vào gian thứ hai bên phải, có một lão nô bộc đang thu dọn trong phòng, thấy Lưu Tông Chu vào, lão nô bộc kia liền lui ra.

Lưu Tông Chu ngồi xuống một cái ghế cao bằng trúc có chỗ tựa lưng, trước mặt có ghế nhưng ông không bảo Trương Nguyên ngồi xuống, Trương Nguyên đương nhiên không dám ngồi, cung kính đứng hầu, chờ Lưu Tông Chu lên tiếng. Lưu Tông Chu dường như đang suy nghĩ lí do thoái thác, sau một lúc lâu không nói gì, đúng lúc Trương Nguyên tưởng chừng thời gian đang ngưng đọng thì Lưu Tông Chu lên tiếng:

- Ngươi đã đọc thông "Xuân thu tam truyền" rồi, vậy ta hỏi ngươi, tam truyền và xuân thu, có gì khác nhau? Không cần nói dài dòng, ngắn gọn là được.

Trương Nguyên suy nghĩ một chút, đáp:

- Tả thị thiên về chuyện, sử dụng lối viết văn hoa; Công Dương, Cốc Lương thì thiên về nghĩa, sử dụng những từ ngữ trang nghiêm hơn.

Lưu Tông Chu gật đầu khen ngợi, hỏi:

- "Xuân thu tam truyền" ngươi đã đọc qua mấy lần rồi?

Trương Nguyên nói:

- Tả truyện thì học trò đọc qua hai lần, Công, Cốc nhị truyền thì chỉ nghe qua một lần, họctrò mấy tháng trước bị đau mắt nên chỉ có thể nghe đọc sách mà thôi.

Lưu Tông Chu hỏi:

- Nói vậy ngươi nghe một lần thì thuộc luôn, đây không phải là nói ngoa rồi?

Trương Nguyên đáp:

- Đồn đại khó tránh khỏi có chút khuyếch đại, học trò phải tĩnh tâm nghe sách mới có thể miễn cưỡng nhớ được một chút.

Lưu Tông Chu thở dài:

- Chỉ nghe một lần mà đã có thể hiểu sâu như vậy, khả năng thiên phú như vậy thật là hiếm có.

Giọng điệu có chút thay đổi, nghiêm túc nói:

- Trương Nguyên, vậy ta hỏi người, ngươi đọc sách là vì cái gì?

Trương Nguyên nói:

- Đọc sách để hiểu lý lẽ, học theo bậc hiền nhân, tuy không thể bằng nhưng tâm vẫn luôn hướng tới.

Lưu Tông Chu nghiêm nghị nói:

- Nói thật suy nghĩ của ngươi đi, bái ta làm sư, là vì cái gì?

Trương Nguyên biết vị Lưu Khải Đông tiên sinh này nổi danh nghiêm khắc, nói lời khách sáo, nói suông chỉ tổ bị lão khinh thường mà thôi, lập tức nói thẳng vào ý định lúc đầu của mình:

- Bái tiên sinh làm thầy là để học nghệ chế nghệ ạ.

Lưu Tông Chu gần như nghẹn thở, lúc này mới thở ra được, nói:

- Thì ra là thế, đáng tiếc, đáng tiếc... học chế nghệ đương nhiên là để đi thi, để làm quan rồi. Ta lại hỏi ngươi, ngươi làm quan là vì cái gì?

Ánh mắt lão sáng ngời như soi rọi được cả tâm tư của người đứng dối diện.

Trương Nguyên điềm tĩnh, đáp một cách hết sức tự nhiên:

- Trị quốc bình thiên hạ.

Lưu Tông Chu hỏi:

- Có ham muốn cá nhân không ?

Trương Nguyên nói:

- Người không phải thánh hiền, ai có thể không có ham muốn, theo ý kiến thiển cận của học trò, ngay cả thánh hiền cũng có dục vọng. Phu Tử bôn ba các nước, thi hành lễ nhạc vương đạo, chẳng phải là dục hay sao? "Cá và bàn tay gấu" của Mạnh Tử là ví dụ, cũng là nói tới dục, quan trọng là có dùng tới dục vọng ấy hay từ bỏ nó đi mà thôi.

- Sai!

Lưu Tông Chu hét lớn một tiếng, dưới bộ râu ngắn khẽ động:

- Dục ngươi nói chỉ là dục của Phật giáo. Phật giáo nếu muốn người ta hoàn toàn không có dục thì là yên tĩnh niết bàn. Vô tử vô sinh, đây há chẳng phải là dục vọng của con người mà các tiên thánh đạt nho nói hay sao?

Lưu Tông Chu đột nhiên lớn tiếng như vậy, Trương Nguyên bị lão làm cho hoảng sợ, giật mình nhớ ra vị Khải Đông tiên sinh này là người phản Phật, cả đời đều bài trử Phật. Lãotuy là kế thừa con đường học vấn của Vương Dương Minh nhưng lại rất bất mãn đối với "Tạp vu thiền" của Vương học, với "Lý học đại thành" của Đối Trình, Chu Tập nho đạo cũng có nhiều dị nghị , ông hy vọng quay về với Nho học Khổng Mạnh ban đầu, Lưu Tông Chu cho rằng loại bỏ tư tưởng Thiền tông của Vương Dương Minh thì chính là Nho học thuần khiết...

Trương Nguyên vội nói:

- Học trò nói chỉ là những ý kiến thiển cận, xin tiên sinh dạy bảo.

Lưu Tông Chu chậm rãi nói:

- Nói lương tri thì dễ lưu truyền cho thiền, trong lúc vội cũng khó mà phân biệt rõ cho ngươi. Ngươi nhân tài hiếm khó. chỉ Ta không muốn ngươi bị nhục dục trước mắt mê hoặc, ta có thể nhận người làm đệ tử, nhưng ngươi phải hứa với ta trước hai mươi tuổi không được tham gia khoa cử.

Trương Nguyên ngạc nhiên, hắn đến bái sư chính là để học chế nghệ chuẩn bị sang năm thi đồng sinh , Lưu Tông Chu lại bắt hắn trước hai mươi tuổi không được tham gia khoa cử, rút cuộc đây là chuyện gì đây!

Trương Nguyên thận trọng nói:

- Học trò không rõ ý của tiên sinh, tiên sinh năm đó đỗ đồng sinh hình như cũng chưa tới hai mươi tuổi.

Lưu Tông Chu hơi cười rộ lên:

- Tên hậu sinh này hiểu rất rõ, muốn lấy mâu của ta đâm vào chính thuẫn của ta sao(mâu và thuẫn là hai vật từa tựa như giáo và khiên đó), nói thực cho ngươi biết, bây giờ ta cũng hối hận năm đó học bát cổ quá sớm, cho nên sau khi đậu tiến sĩ còn phải lặn lội tới tận Đức Thanh xa xôi bái kính dốc lòng thỉnh giáo làm môn hạ của Am tiên sinh, đây mới là bước đầu trên con đường nho học, còn ngươi ...

Lưu Tông Chu chỉ vào Trương Nguyên:

- Tư chất thiên phú của ngươi còn hơn ta, lúc ta mười lăm tuổi đối với mấy thứ "Tứ thư", "xuân thu" nàykhông hiểu thấu được như ngươi, còn ngươi lại tự học mà có thể lĩnh ngộ được tới như vậy, ta tự thấy không bằng. Cho nên nói ngươi tuổi còn nhỏ mà học chế nghệ thật sự là đáng tiếc, theo ý của ta, hai mươi tuổi ngươi tham gia khoa cử vẫn là sớm, tốt nhất là cả đời không nên tham gia khoa cử, gia cảnh nhà của ngươi bậc trung, không cần vì áo cơm mà phiền não, chuyên tâm nghiên cứu học vấn không phải là tốt sao.

Lưu Tông Chu nghiêng người về phía trước, ánh mắt tha thiết nhìn Trương Nguyên. Lão rất kỳ vọng vào Trương Nguyên, với lĩnh ngộ của Trương Nguyên, thêm với sự dốc lòng dạy bảo của lão thì Trương Nguyên trở thành một đại nho cũng phải điềukhông thể.

Trương Nguyên dở khóc dở cười, thật không biết nói như thế nào với Lưu Tông Chu nữa. Nói nông dân muốn tạo phản, Lưu Tông Chu nhất định sẽ nói lở nấm da cần gì lo lắng, nói Đại Minh triều sắp tiêu diệt vong, còn diệt vong trong tay đứa con của Nỗ Nhĩ Cáp Xích - Hoàng Thái Cực, Lưu Tông Chu sẽ hỏi Nỗ Nhĩ Cáp Xích là ai sau đó mắng Trương Nguyên một trận...

Trương Nguyên khiêm tốn nói:

- Tiên sinh quá khen, thiên phú của học trò không bằng tộc huynh Trương Tông Tử, càng không bằng Kỳ Hổ Tử bên cạnh.

Lưu Tông Chu nói:

- Trương Tông Tử tâm tư phức tạp, là thiên tài con ông cháu cha. Kỷ Hổ Tử thì quả thật trí tuệ, nhưng vẫn không bằng ngươi, từ bài Tứ thư nghĩa kia ta có thể thấy ngươi suy nghĩ sâu xa lại rất thông hiểu, rất hợp ý ta, nhưng làm bát cổ văn không hợp quy cách, cho nên ngươi không thích hợp học bát cổ, nên lấy việc tìm tòi học hỏi làm chí hướng.

Trương Nguyên thầm nghĩ: "Không xong rồi, cứ nhằm vào ta như vậy, ta thực sự không thích hợp nghiên cứu học vấn".

Nói:

- Tiên sinh, người không thể quy định bắt buộc năm nào tiểu sinh mới có thể tham gia thì cử. Tiểu sinh có thể vừa tham gia khoa cử vừa theo tiên sinh nghiên cứu học vấn, tiên sinh cũng không phải như vậy sao, có công danh tiến sĩ rồi, đồng thời vẫn không ngừng học tập.

Lưu Tông Chu điểm đúng chỗ mấu chốt, nói:

- Ta đậu Tiến sĩ cho tới nay đã hơn mười năm, còn chưa đi làm quan, ngươi có thể sao?

Trương Nguyên thành thật thật nói:

- Không thể.

Lưu Tông Chu nói:

- Vậy ngươi chuyên tâm dốc lòng cầu học, không suy xét công danh, hoặc là thi lấy công danh sinh đồ, được miễn thuế khoá lao dịch, thế nào?

Trương Nguyên cố thuyết phục lần cuối:

- Tiên sinhỏitongTả truyện đã nói, có ba sự nghiệp lớn, đầu tiên là lập đức, tiếp theo là lập công, cuối cùng là lập ngôn, lập công sao lại không bằng lập ngôn?

Lưu Tông Chu nói:

- Lập công tự có người đi lập, hôm nay ta thấy ngươi thích hợp lập ngôn.

Trương Nguyên cũng chẳng còn cách nào khác, "Đạo bất đồng bất tương vi mưu"( Không cùng chí hướng thì không thể cùng nhau mưu sự nghiệp được), thi lễ nói:

- Học trò không phải là người thích hợp nghiên cứu học vấn, cáo từ tiên sinh.

Lui ra phía sau hai bước, xoay người đi.

Lưu Tông Chu không ngờTrương Nguyên lại dứt khoát như vậy, đứng lên nói:

- Ngươi còn nhỏ, sao lại xem trọng công lợi như vậy?

Lão muốn giữ Trương Nguyên lại, lão cho rằng Trương Nguyên là nhân tài hiếm có, là hạt giống để đọc sách.

Trương Nguyên không có lời nào để nói, kỳ thi sang năm nhất định phải tham gia, quay ra sau lại vái chào Lưu Tông Chu, rời khỏi nhà tranh, đi đến thư phòng lúc trước chào hỏi Kỳ Hổ Tử và Hoàng Mặc Lôi rồi tìm Vũ Lăng, rời khỏi chùa Đại Thiện để đi về.

Hai người Kỳ Bưu Giai và Hoàng Đình cho rằng Trương Nguyên làm văn không tốt nên bị tiên sinh từ chối, nhưng sau đó thấy Khải Đông tiên sinh than thở, nói:

- Đáng tiếc, đáng tiếc.

Hai người họ Kỳ, Hoàng không hiểu Khải Đông tiên sinh tiếc cái gì?

Lúc Trương Nguyên dẫn Vũ Lăng đi qua quảng trường trước chùa thì không thấy Mục Chân Chân đâu. Thiếu nữ đọa dân cũng không nghĩ Trương Nguyên đi nhanh như vậy, tưởng rằng phải học đến canh ba buổi trưa nên đầu giờ trưa nàng mới chú ý đợi, không quên còn để lại vài trái quýt ngon nhất trong sọt trúc, lúc nãy Trương thiếu gia sợ bị tiên sinh mắng không dám ăn, bây giờ ra về có thể ăn được rồi.

Nhưng đã đợi qua chính Ngọ , Mục Chân Chân thấy mười mấy học trò của học quán sau chùa đều đã ra về rồi mà vẫn không thấy chủ tớ Trương Nguyên đi ra, nàng vòng ra sau chùa xem, đã không còn học trò nào nữa rồi, chỉ có vị Lưu tiên sinh và lão nô bộc kia.

Mục Chân Chân tự trách mình đã không chú ý tới Trương thiếu gia ra về, thầm nghĩ:

- Sau buổi trưa ngày mai ta lại đến vậy, sau buổi trưaTrương thiếu gia sẽ lại đến học mà.

Thiếu nữ đọa dân vui sướng chờ mong được gặp lại Trương Nguyên, nhảy chân sáo vượt qua núi Song Châu sau chùa, đi về phố Tam Đại.

Trương Mẫu Lã Thị không hề quá thất vọng với việc Lưu Tông Chu không nhận Trương Nguyên làm đệ tử, nàng an ủi con trai:

- Con trai của ta chớ có vội, con vẫn còn nhỏ, năm nay ở nhà chịu khó đọc sách, luyện chữ, ít dùng mắt, đôi mắt này cần phải được điều dưỡng thêm một thời gian nữa mới được.

Trương Mẫu Lã Thị đã rất hài lòng với một Trương Nguyên thông minh hiểu biết sau khi lành bệnh rồi, không dám yêu cầu đứa con nhỏ mới mười bảy tuổi đầu đã phải đỗ Bổ Sinh Đồ, cho nên đối với kì thi huyện phủ vào đầu năm tới bà cũng không xem trọng cho lắm.

Trương Nguyên đáp:

- Mẫu thân nói rất đúng.

Nhưng trong bụng thì thầm nghĩ:

- Lưu Tông Chu không chịu dạy mình chế nghệ, lẽ nào mình không tự học được bát cổ sao, có câu là "đọc thuộc ba trăm bài thơ Đường, không biết ngâm thơ cũng biết ngâm", sau khi bảng vàng thi hương công bố, những bài văn bát cổ hay nhất trong đó, cũng sẽ bị sao chép lại với tốc độ nhanh nhất, từ kỳ thi Đồng sinh cho tới kì thi hội, thi đình đều sẽ có, cũng giống như đời sau thi vào các trường cao đẳng đạt điểm tối đa, rất dễ dàng có thể mua được, còn ưu thế của ta là ở học thức về thế giới và năng lực lĩnh ngộ, chỉ cần dùng tâm nghiền ngẫm, nhất định có thể viết tốt thể loại văn bát cổ mà thôi.

Trương Nguyên hạ quyết tâm, cũng đặt việc bái sư Lưu Tông Chu sang một bên, sau khi ăn xong bữa trưa, liền sai Vũ Lăng đi mời Pham Trân tiên sinh hoặc Chiêm Sĩ Nguyên tiên sinh tới đọc sách cho hắn nghe, trước tiên, hắn phải nghe hết "Chu lễ", " Lễ nghi", "Bát gia văn tập" và " Văn chương chính tông", đây đều là những bộ sách mà đồng tử phải học thuộc tại trường xã, hắn không theo học trường xã nên đành bắt tay vào nghiền ngẫm, sau khi thuộc làu làu những quyền này, hắn sẽ tập trung vào để nghiên cứu văn bát cổ, ngoài ra, còn phải luyện chữ nữa, không thể để người khác nhìn vào cứ nhíu mày suốt như vậy được.

Vũ Lăng vừa ra tới cửa lại quay lại, nói Tam công tử tới rồi.

Trương Ngạc quần áo chỉnh tề xuất hiện, phía sau còn có người hầu tên là Phúc Nhi, tâm trạng Trương Ngạc đang tốt, vì gã vừa hỏi Vũ Lăng, biết Trương Nguyên cũng bị Lưu Tông Chu từ chối, ha ha, đúng là anh em có nhau, gã giả vờ tỏ ra đau khổ, nói:

- Giới Tử, đệ cũng cảm nhận được sự phẫn uất của ta bây giờ chứ gì, Lưu Tông Chu ức hiếp huynh đệ ta quá đáng, chúng ta nghĩ cách đuổi ông già cổ hủ đó ra khỏi chùa Đại Thiện kia đi, để cho bỏ cục tức trong lòng, thế nào?

Trương Nguyên vội nói:

- Tam huynh không nên có suy nghĩ này, Khải Đông tiên sinh là thầy nho mà ta tôn trọng, ông ấy không phải không muốn nhận ta nhập môn, chỉ có điều là ông ấy không muốn dạy ta bát cổ chế nghệ sớm như vậy thôi.

Trương Ngạc bĩu môi nói:

- Vậy chẳng phải là như nhau sao, đệ đi cầu học không phải để được ông ta dạy cho văn bát cổ sao, lẽ nào đến để xin ông ta dạy đệ đánh cờ à?

Trương Nguyên không muốn tranh cãi với Trương Ngạc, liền nói:

- Vụ án Lạt Hổ hôm qua có tin gì chưa?

Trương Ngạc nói:

- Không biết, Năng Trụ đang chờ ở đó, đợi lát nữa ta cử người đi hỏi thăm xem.

Trương Ngạc làm việc không có tính kiên nhẫn, hôm nay hứng trí bừng bừng, có lẽ ngày mai lại chẳng chút hứng thú, Trương Nguyên nhắc nhở nói:

- Tam huynh cũng đừng nên canh cánh trong lòng mãi chuyện của chúng ta với Khải Đông tiên sinh, kẻ đáng hận nhất chính là tên họ Diêu xúi bẩy kia, đệ có nghe ngóng được manh mối nào chưa?

Trương Ngạc vò đầu nói:

- Ta quên rồi, ta đây đi hỏi, xem bọn hạ nhân kia đã nghe ngóng được tin tức gì chưa.

Phúc Nhi đứng một bên nói:

- Công tử nhà tôi hai hôm nay bận đi xem mắt rồi.

- Nhiều chuyện.

Trương Ngạc hét lớn, Phúc Nhi liền câm miệng.

Trương Nguyên cười nói:

- Con gái nhà ai mà may mắn vậy, phải gả cho một Trương Lang tiêu tiền như nước thế?

Trương Ngạc bất đắc dĩ nói:

- Mẫu thân ta muốn ta lấy vợ, nói lấy vợ rồi thì có thể dừng trái tim ngựa hoang của ta, còn tìm tam cô lục bà làm mối cho ta, tìm hiểu xem cô nương nhà nào hợp tuổi với ta, mà Hội Kê thương thị cũng là thế gia đại tộc, cũng coi là môn đăng hộ đối với Trương thị Sơn Âm chúng ta, chỉ có điều ta gửi canh thiếp cho họ rồi, chờ mãi chẳng thấy họ gửi lại canh thiếp cho ta. Còn bảo là muốn xem nhân phẩm của ta như thế nào, rồi mới quyết định hôn sự này. Nhân phẩm của ta chẳng phải ai ai cũng biết đó sao, ta còn kém xa Tần Thủy Hoàng ấy chứ.

(Canh thiếp: thiệp bát tự, trước kia nam nữ đính hôn, đều sẽ trao đổi thiệp bát tự cho nhau, trên đó có ghi rõ họ tên, ngày giờ sinh, quê quán, tổ tông ba đời....)

Trương Nguyên phá lên cười lớn, thầm nghĩ:

"Huynh vẫn còn chút tự biết mình đấy.

Trương Nguyên nói:

- Chắc là học nghĩ tai nghe là giả, phải nhìn tận mắt mới tin.

Trương Ngạc gật đầu nói:

- Rất đúng, người nhà Thương thị đó nói phải gặp ta trước rồi mới định, ta thì nghĩ bản thân ta nơi nào cũng đi qua, có ai mà không biết đến ta, thế mà một mực đòi gặp ta cho bằng được, ta là ai chứ, dễ dàng mặc người ta giật dây thế hay sao, ta tuyệt đối không đi.

Trương Nguyên nói:

- Hôn nhân đại sự, vẫn nên đi đi, thử nhân duyên xem sao.

Không ngờ Trương Ngạc nói:

- Á, hay là Giới tử đệ đi ra mắt thay ta đi, tuy là đệ không được đẹp trai như ta, nhưng nếu đám người nhà Thương thị chấm đệ, vậy thì ta đương nhiên cũng đậu rồi, không cần nói nữa.

Trương Ngạc tuy là làm việc hoang đường, nhưng khuôn mặt y khá là anh tuấn, trong số mấy đứa cháu của Trương Nhữ Lâm, luận về dung mạo thì Trương Ngạc đứng hàng đầu, nhưng Trương Nguyên đương nhiên không cho rằng mình xấu trai hơn Trương Ngạc, giả vờ tức giận nói:

- Tam huynh, huynh hiếp người quá đáng.

Trương Ngạc cười nói:

- Cũng sẽ không có bạc đãi đệ đâu, ta nghe nói Hội kê Thương thị có ba người con gái, ba nàng này đều đã tới tuổi cập kê, hai huynh đệ chúng ta mỗi người lấy một cô, còn lại một em không ai thèm lấy, chắc nó khóc hu hu quá, ha ha ha....

Trương Ngạc khó mà nói được những lời đứng đắn, chuyên nói những chuyện vớ vẩn, Trương Nguyên nói:

- Tam huynh, huynh bận thì huynh đi đi, đệ phải nghe tiên sinh đọc sách rồi, sau này còn phải nhờ huynh sắp xếp môn khách đọc sách cho đệ hàng ngày đó.

Trương Ngạc nói:

- Ta cũng không bận việc gì, đọc sách không gấp, chúng ta chơi một ván cờ trước đã?

Trương Nguyên từ chối nói:

- Huynh không đánh thắng nổi đệ, huynh nên tìm người khác luyện tập thêm đi.

Trương Ngạc bất mãn "hừ" một tiếng, liền đi luôn, hơn một khắc sau, Phạm Trân và Ngô Đình dắt tay nhau tới, nghe nói Giới tử thiếu gia còn đang cần người đọc sách cho hắn nghe, môn khách bên Tây Trương ai cũng hăng hái, nhàn rỗi không có việc, tới đọc sách cho Trương Nguyên nghe kiếm năm đồng bạc cũng không tệ.

Nói chuyện dài dòng xong, họ bắt đầu đọc sách, "xuân thu tam truyền" đã đọc xong, bắt đầu đọc " Chu lễ", Trương Nguyên áp dụng cách học của Tăng Quốc Phiên, quyển sách này đọc chưa xong thì tuyệt đối không đọc sách khác, đọc một quyển là một quyển, đương nhiên là nhóm môn khách đọc, hắn nghe, bây giờ hắn rất ưa chuộng phương pháp học này, dùng tai nghe không những tiết kiệm được tinh thần, mà còn nhớ lâu hơn được.

Phạm Trân, Ngô Đình hai người thay nhau đọc nửa canh giờ, sau đó Ngô Đình hướng dẫn Trương Nguyên luyện tập thư pháp, vẫn là bia chữ to trên bia Ma Cô của Nhan Chân Khanh, Ngô Đình nói tấm biển này ít nhất phải luyện nửa năm, nửa năm sau sẽ chuyển sang tập tiểu Khải, đây là cách luyện tập cơ bản nhất, không lướt qua được, nhưng họ thấy Giới tử thiếu gia luyện chữ tiến bộ rất nhanh chóng, chắc cuối năm sẽ chuyển sang tập Tiểu Khải được rồi.

Khi trời chạng vạng, hai người Phạm, Ngô vừa rời khỏi, người hầu Năng Trụ liền tới, báo cáo với Trương Nguyên về vụ án kia, nói mười con hổ của núi Sơn Âm đã bắt được chín con, chỉ thoát mất một con, được tin Lạt Hổ bị bắt giam, ngay lập tức liền có không ít các dân chúng của bổn huyện đã từng bị bọn chúng ức hiếp, tiến lên huyện nha báo án, xem ra bọn chúng khó lòng tránh khỏi bị sung quân.

Mấy ngày sau, Trương Nguyên vẫn ở nhà nghe sách, luyện chữ, không bước ra khỏi cửa, đến buổi sáng ngày 29 cuối tháng, quản môn Đại Thạch Đầu chạy vào nói:

- Thiếu gia, thiếu gia, có một ông râu vàng dáng người cao to muốn gặp thiếu gia.

Trương Nguyên vừa nghe liền biết là Mục Kính Nham của ở phố Tam Đại, lực sĩ râu vàng này hẳn là bệnh khỏi rồi nên tới để cảm ơn, cậu ta liền sai Vũ Lăng ra đón Mục Kính Nham vào, nói rồi cậu ta theo sau ra ngoài sảnh để gặp mặt.

Mục Chân Chân cũng tới, mấy ngày nay ngày nào nàng cũng tới sân chùa Đại Thiện bán quýt, nhưng mong mãi vẫn không gặp được Trương thiếu gia, mới hôm trước Mục Chân Chân đợi không được, mới lấy hết dũng khí chạy tới hỏi một học trò ở đó, xem tại sao Trương thiếu gia Trương Nguyên lại không đến lớp? Câu trả lời mà nàng nhận được là: tiên sinh không nhận cậu ta.

Mục Kính Nham vừa thấy Trương Nguyên đi ra, liền quỳ xuống, Mục Chân Chân đương nhiên cũng quỳ cùng, Mục Kính Nham nói:

- Trương thiếu gia tái tạo chi ân, tiểu nhân khó mà báo đáp.

Trương Nguyên vội vàng tiến lên đỡ Mục Kính Nham dậy, người đàn ông râu vàng này hôm nay dáng vẻ khác hẳn với ngày hôm đó, tuy thần thái vẫn khiêm tốn như trước, nhưng vừa quỳ xuống, trông động tác tuy đơn giản mà rất lưu loát, mạnh mẽ, đứng lên thì cao hơn cả Trương Nguyên một cái đầu.

Trương Nguyên bảo hai cha con Mục thị ngồi xuống nói chuyện, hai cha con không chịu ngồi, lúc này, đột nhiên có một môn tử của huyện học thự tới, nói muốn gặp Trương Nguyên, mời Trương Nguyên lập tức tới học thự gặp mặt.

Triều Đại Minh, Châu, phủ, châu, huyện đều không có xây dựng học thự và học quan, , phủ học sắp xếp một vị giáo sư dạy, châu học thì có một châu chính dạy, huyện học thì có Giáo dụ dạy, giáo dụ của huyện học bổn huyện học thức uyên bác, học trò và sinh đồ của bổn huyện đều do một tay Giáo dụ này quản lý, có một vài học trò không sợ Huyện tôn đại nhân mà ngược lại đi sợ giáo dụ, đây hẳn là đạo lý huyện quan không bằng hiện quan rồi.

Chỉ có điều theo tình trạng của Trương Nguyên hiện giờ , cậu ta ngay cả tự cách đồng tử cũng không có , xã học cũng không đi học, theo lý mà nói giáo dụ của huyện Sơn Âm này cũng không quản được cậu, Tôn giáo dụ này gọi cậu tới làm gì nhỉ?

Trương Nguyên liền mời hai cha con Mục Kính Nham ngồi chờ ở đây, hắn đi rồi về.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: