Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

LAMTUNGls2

LS THO

Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti), tên chính thức Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti (trợ giúp·chi tiết)), là một nước nằm trên cả lục địa Âu-Á phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp phía tây; Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía đông bắc; Iran phía đông; Iraq và Syria phía đông nam. Ngoài ra, nước này còn có biên giới với Biển Đen ở phía bắc; Biển Aegae và Biển Marmara phía tây; Địa Trung Hải phía nam.

Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hoà dân chủ, theo hiến pháp phi tôn giáo. Hệ thống chính trị của họ đã được thành lập từ năm 1923. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, OSCE, OECD, OIC, Cộng đồng châu Âu và đang đàm phán đề gia nhập Liên minh châu Âu. Vì có vị trí chiến lược ở giữa châu Âu và châu Á và giữa ba biển, Thổ Nhĩ Kỳ từng là ngã tư đường giữa các trung tâm kinh tế, và là nơi phát sinh cũng như nơi xảy ra các trận chiến giữa các nền văn minh lớn.

Lịch sử

Vì có vị trí chiến lược ở điểm giao cắt giữa châu Á và châu Âu, Anatolia từng là cái nôi của nhiều nền văn minh từ thời tiền sử, những khu định cư thời đồ đá mới như Çatalhöyük (Pottery Neolithic), Çayönü (Pre-Pottery Neolithic A cho tới Pottery Neolithic), Nevali Cori (Pre-Pottery Neolithic B), Hacilar (Pottery Neolithic), Göbekli Tepe (Pre-Pottery Neolithic A) và Mersin. Việc định cư ở Troia đã bắt đầu từ thời đồ đá mới và kéo dài tới Thời đồ sắt. Trong những bản ghi chép lịch sử, người Anatolia đã sử dụng các ngôn ngữ Ấn-Âu, Semitic và Kartvelian cũng như nhiều loại ngôn ngữ nhánh chưa được xác định chính xác khác. Trên thực tế, vì sự lâu đời của các ngôn ngữ Hittite và Luwian trong hệ Ấn-Âu, một số học giả đã cho rằng Anatolia có thể là một trung tâm, từ đó các ngôn ngữ Ấn-Âu phát triển rộng ra xung quanh. Các tác giả khác lại cho rằng người Etruscan ở Ý cổ có nguồn gốc từ Anatolia. Và những dân tộc đã định cư hay đã chinh phục Anatolia gồm người Phrygia, người Hittite, người Lydia, người Lycia, người Mushki, người Kurds, người Cimmeria, người Armenia, người Ba Tư, người Tabal, người Hy Lạp. Người Turk đã chinh phục Anatolia ở thời nhà Seljuk trong Trận Manzikert và sự trỗi dậy của Đế chế Đại Seljuk trong thế kỷ 11 chấm dứt cùng với sự lớn mạnh của Đế chế Ottoman. Trong suốt 2 thế kỷ 16 và thế kỷ 17, ở đỉnh cao quyền lực của mình, Đế chế Ottoman chiếm cả Anatolia, Bắc Phi, Trung Đông, đông nam và Đông Âu cùng Caucasus.

Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII tới thế kỷ XX, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp gây chiến tranh với Áo, Montenegro, Hy Lạp, Armenia, Gruzia, Pháp, Bulgaria, Serbia, Anh & đặc biệt là Nga. Các cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt hại nặng cho Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí họ đã nhiều lần bị Nga đè bẹp. Ngoài ra, họ còn gây ra các cuộc chiến khác trong lịch sử như Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia, Chiến tranh Anh-Thổ Nhĩ Kỳ, v.v...

Sau nhiều năm suy tàn, Đế chế Ottoman tham gia Thế chiến thứ nhất với tư cách đồng minh của Đức năm 1914, hoàn toàn bị đánh bại và bị chiếm đóng. Các cường quốc phương Tây tìm cách chia nhỏ đế chế này thông qua Hiệp ước về Cách đối xử (xem Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa quốc gia thời Đế chế Ottoman). Với sự hỗ trợ của Đồng Minh, Hy Lạp chiếm İzmir theo quy định trong Hiệp ước.

Ngày 19 tháng 5 năm 1919 sự kiện này đã thúc đẩy sự hình thành một phong trào quốc gia dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Pasha, một chỉ huy quân sự, người đã trở nên nổi tiếng từ Chiến dịch Gallipoli. Kemal Pasha tìm cách huỷ bỏ các điều khoản trong hiệp ước do sultan Mehmed VI đã ký tại Istanbul, hành động này đã huy động được mọi thành phần hưởng ứng trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào cái sẽ trở thành Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kurtuluş Savaşı).

i ngày 18 tháng 12 năm 1922 quân đội chiếm đóng phải rút lui và đất nước được giải phóng. Ngày 1 tháng 11 năm 1922 Đại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức bãi bỏ chức danh sultan Ottoman, và cũng chấm dứt luôn 631 năm cầm quyền của nhà Ottoman. Năm 1923 Hiệp ước Lausanne công nhận chủ quyền của nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ mới, Kemal được Quốc Hội trao tên tôn kính Atatürk (nghĩa "Cha của người Thổ") và sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hoà. Atatürk tiến hành nhiều cuộc cải cách sâu rộng với mục tiêu hiện đại hoá đất nước và loại bỏ những tàn tích cũ từ quá khứ Ottoman.

Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Thế chiến thứ hai cùng với Đồng Minh ở giai đoạn cuối của cuộc chiến và trở thành một thành viên Liên Hiệp Quốc. Những khó khăn mà Hy Lạp phải đối đầu trong việc dẹp yên một cuộc nổi dậy cộng sản và yêu cầu của Liên bang Xô viết về việc thành lập các căn cứ quân sự ở Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ khiến Hoa Kỳ phải tuyên bố Học thuyết Truman năm 1947. Học thuyết này đề ra các mục tiêu của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp và tiếp sau đó là viện trợ kinh tế cũng như quân sự ở mức độ lớn của Hoa Kỳ cho hai nước.

Sau khi tham gia với các lực lượng Liên Hiệp Quốc tại cuộc xung đột Triều Tiên, năm Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO). Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp và tấn công quân sự vào Síp tháng 7 năm 1974 để trả đũa một cuộc đảo chính do EOKA-B của Hy Lạp tiến hành. Nền độc lập trên thực tế của Bắc Síp không được bất kỳ một nước nào chính thức công nhận trừ chính Thổ Nhĩ Kỳ.

Giai đoạn thập niên 1970 và 1980 được đánh dấu bởi sự bất ổn và thay đổi chính trị nhanh chóng, nhưng cũng có những giai đoạn phát triển kinh tế. Một loạt những cú sốc kinh tế dẫn tới một cuộc tuyển cử mới năm 2002, khiến Đảng Công lý và Phát triển bảo thủ do cựu thị trưởng Istanbul, Recep Tayyip Erdoğan lãnh đạo lên nắm quyền lực. Tháng 10 năm 2005, Liên minh châu Âu bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập với Ankara và vì thế Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu.

 [Chính trị

Chính trị Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hệ thống cộng hoà nghị viện đại diện dân chủ phi tôn giáo, theo đó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ là lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Quyền lập pháp thuộc cả chính phủ và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp.

Quan hệ nước ngoài

Các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự chính của Thổ Nhĩ Kỳ là với phương Tây và Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang trong quá trình gia nhập Liên minh Châu Âu, và họ đã ký kết thỏa thuận liên kết với khối này từ năm 1964, cũng như Liên minh Thuế quan từ năm 1996. Một trở ngại chính ngăn cản tham vọng gia nhập EU của họ là vấn đề Síp, một thành viên của EU mà Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận, nhưng họ lại ủng hộ "nước" Cộng hòa bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ trên thực tế. Ankara đã nhiều lần bị hối thúc phải mở cửa các cảng của mình và công nhận Cộng hòa Síp nếu không sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đàm phán. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ một thỏa thuận hòa bình năm 2004 do Liên hiệp quốc bảo trợ nhưng bị người Síp Hy Lạp phản đối, còn người Síp Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ, vì thế phần Síp Hy Lạp đã được trao tư cách thành viên. Chính quyền Síp Hy Lạp đe dọa dùng quyền phủ quyết của họ nếu Ankara không đáp ứng các yêu cầu của EU, dù việc này đã bị coi là một hành động khó có thể xảy ra và có thể dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ sáp nhập phần phía bắc đảo Síp với đa số dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, ủng hộ nước này trong cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11 tháng 9. Tuy nhiên, chiến tranh Iraq đã gây ra nhiều phản ứng mạnh mẽ trong nước và vì thế nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã phải bỏ phiếu chống lại việc cho phép quân đội Mỹ tấn công Iraq từ Thổ Nhĩ Kỳ. Việc này đã dẫn tới một giai đoạn lạnh nhạt trong quan hệ hai nước, nhưng lại nhanh chóng qua đi cùng với những viện trợ gián tiếp về nhân đạo quân sự và các biện pháp ngoại giao. Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt lo ngại về sự nổi lên của một nhà nước của người Kurd sau khi Mỹ tấn công Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến chống lại cuộc nổi dậy của PKK, một nhóm du kích người Kurd đòi thành lập một quốc gia độc lập của người Kurd, cuộc chiến đã khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Vì thế Ankara đã gây áp lực với Mỹ kiểm soát chặt chẽ các trại huấn luyện du kích ở phía bắc Iraq, dù Mỹ tỏ ra khá miễn cưỡng vì ở đây vẫn yên ổn hơn miền bắc Iraq. Vì thế Thổ Nhĩ Kỳ phải cân bằng các áp lực trong nước bằng cách cam kết sát cánh với đồng minh mạnh nhất của mình.

Các quan hệ với nước Hy Lạp láng giềng vốn đã căng thẳng từ trong quá khứ, và nhiều lần đã cận kề tình trạng chiến tranh. Síp và những tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển Êgê (Aegean) vẫn là điểm bất đồng chính giữa hai nước. Síp tiếp tục bị chia thành Síp Hy Lạp phía nam và Síp Thổ Nhĩ Kỳ phía bắc, và các nỗ lực nhằm thống nhất hòn đảo này dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc vẫn chưa mang lại thành công. Vùng biển Êgê, có tầm quan trọng chiến lược đối với tàu bè Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không chấp nhận 12 hải lý lãnh hải bao quanh hòn đảo. Dù sao những tranh chấp lịch sử giữa hai đối thủ cũng đã có phần giảm nhẹ, sau cuộc động đất có mức độ tàn phá lớn năm 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ, và sự giúp đỡ nhanh chóng của Hy Lạp quan hệ hai nước đã bước vào một giai đoạn ấm dần lên, với việc Hy Lạp ủng hộ tư cách ứng cử viên gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 23 tháng 5, 2006, một máy bay chiến đấu Hy Lạp và một của Thổ Nhĩ Kỳ đã va chạm vào nhau trên bầu trời phía nam vùng biển Êgê. Viên phi công Hy Lạp thiệt mạng trong khi phi công Thổ Nhĩ Kỳ nhảy dù an toàn. Cả hai nước đã đồng ý rằng sự kiện này sẽ không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của họ.[1]

Lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ: Türk Silahlı Kuvvetleri hay TSK) gồm Quân đội, Hải quân (gồm Không quân Hải quân và Bộ binh Hải quân) và Không quân. Hiến binh và lực lượng Phòng vệ bờ biển hoạt động trong khuôn khổ Bộ nội vụ trong thời bình và phụ thuộc vào Quân đội cũng như Hải quân. Thời chiến cả hai đều có chức năng bảo vệ pháp luật và quân sự. Các lực lượng quân đội, với số binh lính lên tới 1.043.550[2] người, là đội quân đông thứ hai trong NATO sau Hoa Kỳ. Hiện tại, 36.000[3] quân đồn trú tại Bắc Síp được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Mọi nam giới là công dân Thổ phải phục vụ trong quân đội trong những thời hạn khác nhau từ 1 đến 15 tháng tùy theo trình độ giáo dục, vị trí công việc. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một thành viên của NATO từ ngày 18 tháng 2, 1952.

Năm 1998, Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo một chương trình hiện đại hóa quân đội giá trị khoảng $31 tỷ trong giai đoạn mười năm gồm xe tăng, máy bay trực thăng và vũ khí tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ là bên đóng góp đứng hạng ba vào chương trình Máy bay tấn công chung (JSF), khiến họ có cơ hội phát triển và có ảnh hưởng tới việc chế tạo thế hệ máy bay tấn công tiếp theo của Hoa Kỳ.

Theo truyền thống, các lực lượng vũ trang có vị thế quyền lực chính trị quan trọng, tự coi mình là người bảo vệ di sản của Atatürk. Họ đã thực hiện ba cuộc đảo chính trong giai đoạn 1960 và 1980, trong khi cũng có tác động quan trọng tới việc lật đổ chính phủ theo khuynh hướng Hồi giáo của Necmettin Erbakan năm 1997. Thông qua Hội đồng an ninh quốc gia, quân đội gây ảnh hưởng tới chính sách về các vấn đề mà họ coi là mối đe dọa tới đất nước, gồm cả vấn đề liên quan tới cuộc nổi dậy của người Kurd, và Chủ nghĩa Hồi giáo. Trong những năm gần đây, các cuộc cải cách đã được tiến hành để tăng cường sự hiện diện dân sự trong NSC và giảm bớt ảnh hưởng của giới quân sự nhằm đáp ứng tiêu chí Copenhagen của EU. Dù ảnh hưởng trong lĩnh vực dân sự đã giảm bớt, quân đội tiếp tục được quốc gia ủng hộ vai trò quan trọng của họ, thường xuyên được người dân coi là thể chế đáng tin cậy nhất.[4]

Tư lệnh Lục quân kiêm quyền Tổng tham mưu trưởng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là Necdet Ozel.

Bản đồ tự nhiên Thổ Nhĩ Kỳ

Lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ trải dài từ 36° tới 42° Bắc và từ 26° tới 45° Đông ở vùng Âu Á. Nước này gần có hình chữ nhật và rộng 1.660 kilômét (1.031 dặm). Diện tích Thổ Nhĩ Kỳ không tính các hồ là 814.578 kilômét vuôngs (314.510 dặm vuông), trong đó 790.200 kilômét vuông (305.098 sq dặm) ở bán đảo Anatolia (cũng được gọi là Tiểu Á) ở Châu Á, và 3% hay 24.378 kilômét vuông (9.412 sq dặm) nằm ở Châu Âu. Nhiều nhà địa lý coi Thổ Nhĩ Kỳ theo chính trị là thuộc Châu Âu, dù đúng ra đó là một nước liên lục địa giữa Châu Á và Châu Âu. Biên giới trên bộ của Thổ Nhĩ Kỳ tổng cộng 2.573 kilômét (1.599 dặm), và đường bờ biển (gồm cả các đảo) tổng cộng 8.333 kilômét (5.178 dặm).

Nói chung Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành bảy vùng: Marmara, Êgê, Địa Trung hải, Trung Anatolia, Đông Anatolia, Đông nam Anatolia và vùng Biển Đen. Vùng đất không bằng phẳng phía bắc Anatolia chạy dọc theo Biển Đen thành một dải dài và hẹp. Vùng này chiếm khoảng 1/6 tổng diện tích đất liền Thổ Nhĩ Kỳ. Theo xu hướng chung, vùng cao nguyên bên trong Anatolia dần có nhiều đồi núi hơn khi đi về hướng đông.

Thổ Nhĩ Kỳ tạo thành một cây cầu giữa Châu Âu và Châu Á, với đường phân chia hai châu lục chạy từ Biển đen (Karadeniz) từ hướng bắc xuống dọc theo eo biển Bospho (Istanbul Boğazı) qua eo Biển Marmara (Marmara Denizi) và Dardanelles (Çanakkale Boğazı) tới Biển Êgê (Ege Denizi) và Biển Địa Trung Hải (Akdeniz) về hướng nam. Bán đảo Anatolia hay Anatolia (Anadolu) gồm một cao nguyên có độ cao lớn với những đồng bằng hẹp ven biển, nằm giữa Köroğlu và dãy núi Đông Biển Đen ở hướng bắc và Dãy Taurus (Toros Dağları) ở phía nam. Phía đông có nhiều núi non hơn, là nơi khởi nguồn của nhiều con sông như Euphrates (Fırat), Tigris (Dicle) và Araks (Aras), cũng như Hồ Van (Van Gölü) và Núi Ararat (Ağrı Dağı), điểm cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ cao 5.137 mét (16.853 ft).

Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nơi phải chịu nhiều trận động đất mạnh. Bospho và Dardanelles đứng trên đường nứt gãy chạy xuyên Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn tới việc thành tạo Biển Đen. Có một đường động đất chạy ngang phía bắc đất nước từ phía tây sang phía đông. Trong thế kỷ trước, đã có nhiều trận động đất xảy ra dọc đường đứt gãy này, tầm cỡ và vị trí của những trận động đất có thể được quan sát tại hình ảnh về Các đường nứt gãy và Động đất. Hình ảnh này cũng gồm một bản đồ tỷ lệ nhỏ thể hiện các đường nứt gãy khác ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Khí hậu Thổ Nhĩ Kỳ là khí hậu ôn hoà Địa Trung Hải, với mùa hè nóng và khô, mùa đông lạnh ẩm và dịu, dù các điều kiện thời tiết có thể khắc nghiệt hơn ở những vùng khô cằn bên trong.

Khu vực hành chính

Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành 81 tỉnh (iller trong tiếng Thổ; số ít il). Mỗi tỉnh lại được chia thành tỉnh nhỏ (ilçeler; số ít ilçe). Tỉnh thường được đặt cùng tên với thành phố thủ phủ, cũng được gọi là các trung tâm tỉnh nhỏ; ngoại trừ Hatay (thủ phủ: Antakya), Kocaeli (thủ phủ: İzmit) và Sakarya (thủ phủ: Adapazarı). Các tỉnh lớn gồm: İstanbul 11 triệu, Ankara 4 triệu, İzmir 3.5 triệu, Bursa 2.1 triệu, Tỉnh Konya 2.2 triệu, Tỉnh Adana 1.8 triệu.

[sửa] Các thành phố

Thành phố thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara, nhưng thủ đô lịch sử là İstanbul vẫn là một trung tâm văn hoá, kinh tế và tài chính quan trọng của đất nước. Các thành phố quan trọng khác gồm İzmir, Bursa, Adana, Trabzon, Malatya, Gaziantep, Erzurum, Kayseri, İzmit (Kocaeli), Konya, Mersin, Eskişehir, Diyarbakır, Antalya và Samsun. Ước tính 68% dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống tại các vùng thành thị.[5]

Kinh tế

Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là sự hòa trộn phức tạp giữa thương mại và công nghiệp hiện đại cùng với lĩnh vực nông nghiệp truyền thống trong năm 2005 vẫn chiếm tới 30% lực lượng lao động. Thổ Nhĩ Kỳ có khu vực kinh tế tư nhân mạnh và phát triển nhanh, nhưng nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp căn bản, ngân hàng, vận tải, và viễn thông.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành nhiều cải cách trong thập niên 1980 nhằm mục đích biến nền kinh tế từ một hệ thống trì trệ, cô lập thành một nền kinh tế với lĩnh vực tư nhân chiếm phần trăm lớn hơn và dựa trên thị trường. Những cải cách đã mang lại phát triển kinh tế cao, nhưng sự tăng trưởng này đã bị ngắt quãng bởi một cuộc khủng hoảng đột ngột và các khủng hoảng tài chính năm 1994, 1999, và 2001. Việc Thổ Nhĩ Kỳ không thành công trong nỗ lực theo đuổi cách cải cách kinh tế cộng với những khoản nợ lớn ngày càng tăng của lĩnh vực công cộng khiến lạm phát tăng cao, làm tăng tính bất ổn của kinh tế vĩ mô và một lĩnh vực ngân hàng yếu kém.

GDP trên đầu người từng đạt mức rất cao 210% ở thập niên bảy mươi. Nhưng không bền vững và đã giảm mạnh xuống còn 70% trong thập niên tám mươi và ở mức đáng thất vọng 11% những năm chín mươi.

Chính phủ Ecevit, lên nắm quyền từ năm 1999 tới 2002, đã tái khởi động các cải cách cấu trúc cùng lúc với các chương trình kinh tế đang thực hiện theo thoả thuận ký kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), gồm cả việc thông qua cải cách an sinh xã hội, cải cách tài chính công cộng, ngân hàng nhà nước, lĩnh vực ngân hàng, tăng tính minh bạch của lĩnh vực công cộng và cũng đưa ra các luật lệ liên quan nhằm tự do hoá lĩnh vực thông tin và năng lượng. Theo chương trình của ÌM, chính phủ cũng tìm cách sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để kiềm chế lạm phát.

Trong thập kỷ 1990, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trải qua một giai đoạn thay đổi chính phủ liên tục với các chính sách điều hành kinh tế kém cỏi, dẫn tới một chu trình phát triển-khủng hoảng lên tới đỉnh điểm ở cuộc khủng khoảng ngân hàng, kinh tế tồi tệ năm 2001 và một sự giảm phát kinh tế mạnh mẽ (GNP giảm 9.5% năm 2001) và thất nghiệp gia tăng.

Chính phủ buộc phải thả nổi đồng lira và đưa ra những chương trình cải cách tham vọng hơn, gồm một chính sách thuế rất chặt chẽ, thúc đẩy cải cách cơ cấu, và vay mượn IMF ở mức cao chưa từng thấy.

Các khoản vay lớn của IMF — với mục đích giúp thực hiện các cải cách kinh tế đầy tham vọng — đã cho phép Thổ Nhĩ Kỳ ổn định tỷ lệ lãi suất và tiền tệ ở mức yêu cầu khi vay nợ. Năm 2002 và 2003, các cải cách bắt đầu mang lại kết quả. Chỉ trừ một giai đoạn không ổn định trước khi xảy ra cuộc chiến Iraq, lạm phát và tỷ lệ lãi suất đã giảm rất nhiều, đồng tiền ổn định, và lòng tin bắt đầu quay trở lại. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức tăng trưởng bình quân 7.5% hàng năm từ 2002 tới 2005 - một trong những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới, có thể sánh với Trung Quốc và Ấn Độ. Lạm phát và tỷ lệ lãi suất giảm, đồng tiền ổn định, nợ chính phủ giảm ở mức có thể chấp nhận được, lòng tin của giới kinh doanh và người tiêu dùng đã quay trở lại. Cùng lúc đó, sự bùng nổ kinh tế và dòng chảy đầu tư lớn đã góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Dù sự dễ bị tổn thương của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm bớt, nó vẫn phải đối mặt với các vấn đề nếu xảy ra một sự thay đổi bất thường trong quan điểm của nhà đầu tư dẫn tới sự sụt giảm lớn về tỷ giá hối đoái. Tiếp tục thực hiện cải cách, gồm cả việc thắt chặt chính sách thuế, là việc làm chủ chốt nhằm duy trì tăng trưởng và ổn định.

Ngày 1 tháng 1 năm 2005 đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ bị thay thế bằng đồng Lira Mới Thổ Nhĩ Kỳ, với tỷ giá trao đổi 1 lira mới bằng 1.000.000 lira cũ. Điều này minh chứng cho sự ổn định có được của đồng tiền trong những năm gần đây và giúp thúc đẩy trao đổi, đầu tư và thương mại.

Quận thương mại Levent ở Istanbul

Thổ Nhĩ Kỳ tham gia một số hiệp ước đầu tư và thuế đa bên gồm với Hoa Kỳ, đảm bảo tự do di chuyển vốn bằng ngoại tệ mạnh và hạn chế đánh thuế hai lần. Sau nhiều năm có mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở mức thấp, năm 2005 Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút được $9.6 tỷ FDI và hiện đang được dự báo thu hút được mức đầu tư tương đương trong năm 2006. Những chính sách tư nhân hoá lớn, sự ổn định cần thiết cho quá trình đàm phán gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng nhanh và ổn định, thay đổi cơ câu ngân hàng, bán lẻ, viễn thông, tất cả đang góp phần vào sự tăng trưởng đầu tư nước ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc hợp lý hoá hành chính, chấm dứt cản trở đầu tư, tăng cường pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, một số tranh cãi liên quan tới đầu tư nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ và một số chính sách như thuế cao đánh vào các sản phẩm từ cola và những khe hở vẫn còn trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, đang cản trở đầu tư. Uỷ ban tư nhân hoá Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành tư nhân hoá một loạt công ty nhà nước, gồm cả công ty rượu và thuốc lá và công ty lọc dầu. Năm 2004, Uỷ ban tư nhân hoá đã tư nhân hoá công ty điện thoại và một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ cũng cam đoan với Tổ chức thương mại thế giới về việc tự do hoá lĩnh vực viễn thông từ đầu năm 2004.

Xã hội

Nhân khẩu học

sử dụng thuật ngữ "Người Thổ Nhĩ Kỳ" (tiếng Anh "Turkish" - một công dân Thổ Nhĩ Kỳ) theo quy định của hiến pháp khác biệt so với định nghĩa dân tộc (một dân tộc Thổ - ethnic Turk trong tiếng Anh). Tuy nhiên, đa số dân Thổ Nhĩ Kỳ là thuộc dân tộc Thổ. Các nhóm thiểu số dân tộc gồm, bên cạnh các nhóm được xác định chính thức, Abkhazia, Albania, Ả Rập, Bosna, Chechen, Circassia, Grizia, Kabard, Kurd, Laz và Zaza.

Chính thuật ngữ "thiểu số" cũng vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm ở Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ chỉ công nhận các công đồng được đề cập tới trong văn bản Hiệp ước Lausanne. Các cộng đồng thiểu số gồm Armenia,Hy Lạp, Hamshenis, Do Thái, Levant, Ossetians, Pomaks và Roma (Roma là tên gọi người Gypsy).

Cộng đồng dân tộc không phải Thổ lớn nhất là người Kurd, một nhóm dân tộc riêng biệt tập trung ở phía đông nam. Cuộc điều tra dân số năm 1965 cho thấy 7.1% dân số sử dụng tiếng Kurd làm ngôn ngữ chính và số người biết tiếng này chiếm 12.7% tổng dân số, nhưng có nhiều người Kurd nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Theo CIA fact book [7], 20% dân số được ước tính thuộc dân tộc Kurd. Tuy nhiên, không có những con số chính xác về số lượng người Kurd.

Vì Tây Âu ngày càng có nhiều nhu cầu về lực lượng lao động trong khoảng từ 1960 đến 1980 nhiều công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã di cư sang Tây Đức, Hà Lan, Pháp và các nước Tây Âu khác, tạo thành một lực lượng đáng kể người Thổ ở nước ngoài.

Giáo dục

Giáo dục là bắt buộc và không mất tiền từ 7 đến 15 tuổi. Có khoảng 820 viện giáo dục bậc cao gồm các trường đại học, với tổng số sinh viên khoảng hơn 1 triệu người. 15 trường đại học chính nằm ở Istanbul và Ankara. Giáo dục cấp ba (đại học và cao đẳng) thuộc trách nhiệm của Ủy ban Giáo dục Cấp cao, và được chính phủ cấp ngân sách. Từ năm 1998 các trường đại học được trao quyền tự chủ rộng lớn hơn và được khuyến khích tìm kiếm thêm ngân quỹ từ bên ngoài thông qua hoạt động hợp tác với các ngành công nghiệp.

Có khoảng 85 trường Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có hai kiểu trường chính, trường nhà nước và tư thục. Các trường đại học nhà nước lấy học phí rất thấp còn trường tư có mức học phí rất đắt đỏ, có thể lên tới $15 000 hay thậm chí còn cao hơn. Tổng năng lực các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ là 300.000. Một số trường có mức tiêu chuẩn cao sánh ngang với các trường tốt nhất trên thế giới, trong khi đó những trường khác chỉ đạt mức trung bình vì thiếu ngân sách hoạt động. Tuy nhiên, các sinh viên đại học là một thiểu số được ưu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các trường cung cấp các khóa đào tạo từ 2 đến 4 năm cho các sinh viên mới nhập trường. Đối với các sinh viên đã ra trường, thông thường họ đi học thêm hai năm nữa, theo kiểu thường thấy trên thế giới.

Ủy ban Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thổ Nhĩ Kỳ điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển cơ bản cũng như ứng dụng. Có 64 viện và các tổ chức nghiên cứu. Những mặt mạnh của cơ quan này là nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, công nghiệ sinh học, kỹ thuật hạt nhân, khoáng chất, vật liệu, IT và quốc phòng.

[Văn hoá

Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hóa rất đa dạng bắt nguồn từ nhiều yếu tố của Đế chế Ottoman, Châu Âu, và các truyền thống Hồi giáo. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với một sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo, nên sự tự do thể hiện nghệ thuật được tôn trọng rõ rệt. Trong những năm đầu của nền cộng hoà, chính phủ đã đầu tư nhiều khoản tài nguyên vào nghệ thuật, như hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc cũng như nhiều ngành khác. Điều này được thực hiện nhờ vào cả quá trình hiện đại hóa và việc sáng tạo một bản sắc văn hóa riêng. Hiện nay kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển tới mức đủ đảm bảo cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ.

Vì nhiều yếu tố lịch sử còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành "hiện đại" và tây phương Hoá, cộng với sự cảm giác cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử.

Tôn giáo

Trên danh nghĩa, 99% dân số theo Hồi giáo. Đa số thuộc phái Hồi giáo Sunni. Khoảng 15-20% dân số là người Hồi giáo Alevi. Cũng có một thiểu số Twelver Shi'a nhưng có vai trò khá quan trọng, đa phần họ là con cháu người Azeri.

1% dân số còn lại, đa số là người Ki-tô giáo. Có khoảng 120.000 tín hữu Ki-tô giáo thuộc các hệ phái khác nhau, bao gồm ước tính 80.000 người Chính thống giáo Cổ Đông phương (Oriental Orthodox), 35.000 người Công giáo La mã, 5.000 người Chính thống giáo Đông phương (Eastern Orthodox) (trong số đó có khoảng ba tới bốn ngàn là người Hy lạp) và một số nhỏ hơn các tín hữu Kháng Cách. Thượng phụ Đại kết Constantinople ở Istanbul là vị lãnh đạo tinh thần của các giáo hội Chính thống trên toàn thế giới

Không giống các nước có cộng đồng Hồi giáo đa số khác, ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có truyền thống tách biệt giữa tôn giáo và quốc gia. Thậm chí nhà nước không có bất kỳ hành động/hay khuyến khích tôn giáo, nhà nước giám sát tích cực những lĩnh vực tôn giáo. Hiến pháp cấm phân biệt giữa các tôn giáo và thực hiện điều này rất chặt chẽ. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ công nhận tự do tôn giáo cho các cá nhân, và các cộng đồng tôn giáo nằm dưới sự bảo vệ của nhà nước, nhưng hiến pháp cũng quy định rõ rằng tôn giáo không được can thiệp vào quá trình chính trị, ví dụ thông qua cách thành lập một đảng phái tôn giáo. Không đảng phái nào được tuyên bố rằng mình được hình thành để đại diện cho một niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, những sự nhạy cảm tôn giáo nói chung thường được thể hiện thông qua các đảng bảo thủ.

Trường đạo chính của Hồi giáo Sunni Hanafite phần lớn được nhà nước tổ chức thông qua Diyanet İşleri Başkanlığı (Bộ các vấn đề tôn giáo). Diyanet là cơ cấu chính của Hồi giáo được thành lập sau khi Ulama và Seyh-ul-Islam của chế độ cũ bị bãi bỏ. Vì thế, họ kiểm soát mọi thánh đường Hồi giáo và các tu sĩ. Các thầy tế được đào tạo trong Imam Hatip school và trên lý thuyết nó thuộc sở quản lý các trường đại học. Sở này ủng hộ Hồi giáo Sunni và được phép đưa ra các phán quyết (Fatwa) về các vấn đề Hồi giáo. Một số người Hồi giáo Alevi chỉ trích sở này vì không ủng hộ đức tin của họ.

Cộng đồng Do Thái có khoảng 26.000 người được lãnh đạo bởi Hahambasi, Lãnh tụ Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều đóng trụ sở tại Istanbul. Dân Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất và mạnh nhất bên ngoài Israel.

LS BALAN

Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska) là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ 10. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Thế chiến thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Quốc gia Ba Lan được thành lập từ hơn 1.000 năm trước và đạt tới thời kỳ hoàng kim ở gần cuối thế kỷ 16 dưới thời Triều đại Jagiellonia, khi Ba Lan là một trong những nước lớn nhất, giàu nhất và mạnh nhất Châu Âu. Năm 1791, hạ viện của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chấp nhận Hiến pháp mùng 3 tháng 5, hiến pháp hiện đại đầu tiên của Châu Âu và thứ hai trên thế giới sau Hiến pháp Hoa Kỳ. Ngay sau đó, nước này dừng tồn tại sau khi bị phân chia bởi các nước láng giềng là Nga, Áo và Phổ. Ba Lan giành lại độc lập năm 1918 sau Thế chiến thứ nhất với tư cách Nền Cộng hoà Ba Lan thứ hai. Sau Thế chiến thứ hai nước này trở thành một quốc gia vệ tinh cộng sản của Liên bang xô viết với cái tên Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Năm 1989 cuộc bầu cử bán tự do đầu tiên tại Ba Lan thời hậu chiến đã chấm dứt cuộc đấu tranh giành tự do của Công đoàn Đoàn Kết (Solidarność) khi phong trào này đánh bại những người cầm quyền cộng sản. Nền Cộng hoà Ba Lan thứ ba hiện tại đã được thành lập vài năm sau khi một hiến pháp mới ra đời năm 1997. Năm 1999 gia nhập NATO, và năm 2004 tham gia vào Liên minh châu Âu.

Tên chính thức của nước này là Cộng hòa Ba Lan, trong tiếng Ba Lan Rzeczpospolita Polska. Từ rzeczpospolita là cái tên lịch sử từng được sử dụng liên tục từ thế kỷ 16 thời còn tồn tại Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, một chế độ quân chủ do bầu cử. Thuật ngữ rzeczpospolita có thể mang ý nghĩa "thịnh vượng chung" hay "cộng hoà" (có hai cách dịch sang tiếng Ba Lan cho thuật ngữ republic của tiếng Anh: republikarzeczpospolita; nghĩa thứ hai hiện chỉ được sử dụng riêng cho Ba Lan, ví dụ Republika Czeska - Cộng hoà Séc, Republika Francuska - Cộng hoà Pháp, vân vân). Trong thời dưới quyền cộng sản (1952-1989) tên chính thức của nước này là Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa), cái tên này là sự ngắt đoạn duy nhất trong lịch sử cách gọi tên chính thức.

Lịch sử

Ba Lan năm 1020 dưới triều đại Piast

Ba Lan bắt đầu trở thành một thực thể và lãnh thổ được ghi nhận từ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 dưới thời triều đại Piast. Nhà vua Ba Lan đầu tiên được ghi chép trong lịch sử, Mieszko I, được rửa tội năm 966, chấp nhận Công giáo làm tôn giáo chính thức mới của quốc gia, và đa phần dân cư đều cải theo đạo này trong thế kỷ tiếp sau. Ở thế kỷ 12, Ba Lan bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ hơn, các quốc gia này sau đó đã bị các đội quân Mông Cổ tàn phá trong những năm 1241, 1259 và 1287. Năm 1320 Władysław I trở thành vua nước Ba Lan mới tái thống nhất. Con trai ông, Kazimierz III, chấn chỉnh lại nền kinh tế Ba Lan, xây dựng các lâu đài mới và chiến thắng trong cuộc chiến với Lãnh địa công tước Ruthenia (Lwów trở thành một thành phố Ba Lan).

Tử thần Đen (nạn dịch hạch) ảnh hưởng tới hầu như mọi vùng Châu Âu trong giai đoạn 1347-1351 không lan tới Ba Lan cho tới tận năm 1389[1].

Thời triều đại Jagiellon, lập liên minh với nước láng giềng Litva. Một thời kỳ hoàng kim diễn ra trong thế kỷ 16 sau khi Liên minh Lublin, lập ra Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Các công dân Ba Lan kiêu hãnh về những quyền tự do thời trước (Złota Wolność) của mình và hệ thống nghị viện Sejm, với quyền ưu tiên lớn nhất dành cho giới quý tộc szlachta. Từ thời ấy, người Ba Lan đã coi tự do là giá trị quan trọng nhất của họ; người Ba Lan thường tự gọi mình là "quốc gia của những người tự do".

Giữa thế kỷ 17, Thụy Điển xâm lược Ba Lan trong thời kỳ hỗn loạn của quốc gia này được gọi là "Đại hồng thuỷ" (potop). Nhiều cuộc chiến chống lại Đế chế Ottoman, Nga, Cossacks, Transylvania và Brandenburg-Phổ cuối cùng kết thúc vào cuối năm 1699. Trong 80 năm tiếp theo, sự suy tàn của chính quyền trung ương và sự đình trệ của các định chế khiến quốc gia trở nên suy yếu, dẫn tới khuynh hướng vô chính phủ và tăng tình trạng phụ thuộc vào Nga. Cuối cùng điều này dẫn tới Liberum Veto (phủ quyết tự do), cho phép bất kỳ một thành viên nghị viện nào cũng có thể làm đình trệ hoạt động của Sejm trong kỳ họp, làm tê liệt hoàn toàn bất kỳ nỗ lực cải cách nào. Các Sa hoàng Nga lợi dụng tình trạng chính trị hỗn loạn này cung cấp tiền cho những kẻ phản quốc trong nghị viện để chúng ngăn cản mọi cải cách và nỗ lực thành lập hiến pháp mới cần thiết cho Ba Lan.Bản mẫu:Polish statehood

Thời đại khai sáng ở Ba Lan đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào quốc gia tái thiết đất nước, mang lại hiến pháp văn bản hiện đại đầu tiên của Châu Âu, Hiến pháp mùng 3 tháng 5 năm 1791. Quá trình cải cách bị ngừng trệ với ba lần phân chia Ba Lan giữa Nga, Phổ và Áo trong các năm 1772, 1793 và 1795, khiến nước này hoàn toàn tan rã. Những người Ba Lan cảm thấy tự do của họ đang mất đi và đã nhiều lần đứng lên chống lại những kẻ xâm lược (xem Danh sách các cuộc khởi nghĩa Ba Lan).

Napoléon Bonaparte tái lập quốc gia Ba Lan dưới tên Lãnh địa Warszawa,, nhưng sau các cuộc chiến tranh Napoléon, Ba Lan một lần nữa lại bị phân chia bởi Đồng Minh tại Hội nghị Wien. Phần phía đông do các Sa hoàng Nga cai quản với tư cách một Vương quốc Hội nghị, và có một hiến pháp tự do. Tuy nhiên, các Sa hoàng nhanh chóng thu hẹp các quyền tự do của người Ba Lan và cuối cùng đã sáp nhập nước này trên thực tế (de facto). Cuối thế kỷ 19, vùng Galicia thuộc quyền quản lý của Áo đã trở thành ốc đảo tự do của Ba Lan.

Trong Thế chiến thứ nhất tất cả các nước Đồng Minh đồng ý việc phục hồi quốc gia Ba Lan mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã tuyên bố tại Điểm 13 trong văn bản Mười bốn Điểm của ông. Một thời gian ngắn sau khi Đức đầu hàng vào tháng 11, 1918, Ba Lan tái giành độc lập trở thành nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai (II Rzeczpospolita Polska). Nước này tái khẳng định sự độc lập của mình sau một loạt các cuộc xung đột quân sự, nổi tiếng nhất là cuộc Chiến tranh Ba Lan-Sô viết 1919-1921.

Ba Lan trong giai đoạn 1922 - 1938

Cuộc Đảo chính tháng 5 năm 1926 của Józef Piłsudski khiến quyền kiểm soát nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai rơi vào tay phong trào Sanacja. Thời kỳ này kéo dài tới khi Thế chiến thứ hai nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi nước Đức Phát xít và Liên bang xô viết xâm lược Ba Lan (17 tháng 9). Warszawa bị chiếm ngày 28 tháng 9 năm 1939 và Ba Lan được chia thành hai vùng, vùng thuộc quyền kiểm soát của Đức Phát xít và vùng Liên xô như được đồng thuận trong Hiệp ước Ribbentrop-Molotov. Phần phía đông thuộc Phát xít Đức được gộp vào vùng Chính phủ Chung, và phần phía tây (đa số từng thuộc Đức trước Thế chiến thứ nhất) được sáp nhập vào Nhà nước Đức.

Trong số tất cả các quốc gia liên qua tới cuộc chiến, Ba Lan có phần trăm thiệt hại nhân mạng cao nhất: hơn 6 triệu người chết, một nửa trong số đó là người Ba Lan Do Thái. Ba Lan cũng là nước có số quân tham chiến đứng thứ 4 của Đồng Minh, sau Hoa Kỳ, và Anh Quốc và Liên xô, để đánh bại hoàn toàn Phát xít Đức. Khi kết thúc chiến tranh, các biên giới của Ba Lan được mở rộng thêm về phía tây, biên giới phía tây được rời đến ranh giới Oder-Neisse, trong lúc ấy biên giới phía đông lùi về ranh giới Curzon, nhường một phần lãnh thổ cho Liên Xô. Nước Ba Lan mới xuất hiện nhỏ hơn trước 20% với diện tích 77.500 kilômét vuông (29.900 dặm vuông). Việc sửa đổi biên giới đã buộc hàng triệu người Ba Lan, Đức, Ukraina và Do Thái phải rời bỏ nhà cửa.

Cuối Thế chiến thứ hai, các lãnh thổ màu hồng được chuyển từ Ba Lan cho Liên bang Xô Viết và các lãnh thổ màu vàng từ Đức sang Ba Lan

Hậu quả của các sự kiện trên là Ba Lan, lần đầu tiên trong lịch sử đa văn hóa của họ, trở thành một đất nước thống nhất chủng tộc. Một cộng đồng Ba Lan thiểu số vẫn đang sống ở các nước lân cận như Ukraina, Belarus và Latvi, cũng như tại các nước khác (xem bài viết người Ba Lan để biết con số dân). Số lượng người Ba Lan tại nước ngoài đông đảo nhất là ở Hoa Kỳ.

Liên bang xô viết thành lập ra một chính phủ cộng sản mới tại Ba Lan, tương tự với đa phần còn lại của Khối Đông Âu. Sự liên minh quân sự bên trong khối Hiệp ước Warszawa) trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũng là một phần của sự thay đổi này. Năm 1948 một bước chuyển sang chủ nghĩa Stalin khiến nước này bắt đầu rơi vào thời kỳ cầm quyền chuyên chế. Nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Polska Rzeczpospolita Ludowa) được chính thức tuyên bố thành lập năm 1952. Năm 1956 chính quyền bắt đầu nới lỏng kiểm soát, thả tự do một số tù nhân và cho thêm dân chúng một số quyền tự do. Sự ngược đãi những nhân vật đối lập cộng sản vẫn diễn ra. Tình trạng hỗn loạn lao động năm 1980 dẫn tới việc thành lập "Công đoàn Đoàn Kết" ("Solidarność") đối lập, và tổ chức này dần trở thành một lực lượng đối lập chính trị. Công đoàn đoàn kết làm xói mòn ảnh hưởng thống trị của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tức Đảng cộng sản Ba Lan; tới năm 1989 họ đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử nghị viện, và Lech Wałęsa, một ứng cử viên của Công đoàn Đoàn Kết đã thắng cử tổng thống năm 1990. Phong trào Công đoàn Đoàn Kết đã góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó của chủ nghĩa cộng sản trên khắp Đông Âu.

Một chương trình liệu pháp sốc đầu thập niên 1990 đã cho phép nước này chuyển đổi nền kinh tế trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vùng Trung Âu. Dù có tình trạng sụt giảm tạm thời các tiêu chuẩn kinh tế và xã hội, nhưng nước này đã có được nhiều cải thiện về nhân quyền khác, như tự do ngôn luận, điều hành đất nước theo quy chế dân chủ. Ba Lan là nước hậu cộng sản đầu tiên đạt tới mức GDP trước năm 1989. Năm 1991 Ba Lan trở thành thành viên Nhóm Visegrad và gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1999 cùng với Cộng hòa Séc và Hungary. Các cử tri Ba Lan đã bỏ phiếu đồng ý gia nhập Liên minh châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 6 năm 2003, và nước này đã chính thức trở thành thành viên ngày 1 tháng 5 năm 2004.

Chính trị

Hiến pháp hiện tại của nước này được công bố năm 1997. Cơ cấu chính phủ tập trung quanh Hội đồng Bộ trưởng, do thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng hiện nay của Ba Lan là Donald Tusk. Tổng thống chỉ định nội các theo đề xuất của thủ tướng, thường thủ tướng là người đứng đầu liên minh đa số trong hạ viện (Sejm). Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm, giữ vai trò lãnh đạo nhà nước. Tổng thống hiện tại là Bronisław Komorowski.

Các cử tri Ba Lan bầu ra nghị viện lưỡng viện gồm 460 thành viên hạ viện Sejm và 100 thành viên thượng viện. Sejm được bầu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ sử dụng phương pháp d'Hondt tương tự như cách thức được áp dụng trong các hệ thống chính trị nghị viện. Thượng viện, được bầu theo cách thức bầu khối đa số, nhiều ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ cao nhất được bầu ra từ mỗi khu vực bầu cử. Ngoại trừ các đảng dân tộc thiểu số, chỉ các ứng cử viên của các đảng chính trị nhận được ít nhất 5% tổng số phiếu bầu toàn quốc mới được vào Sejm. Khi cùng họp, các thành viên của Sejm và Thượng viện tạo thành Quốc hội (Zgromadzenie Narodowe). Quốc hội chỉ họp trong ba trường hợp: chấp nhận lời tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống mới, buộc tội Tổng thống nền Cộng hòa trước Tòa án Quốc gia và tuyên bố Tổng thống không đủ năng lực thi hành những trách nhiệm của mình vì lý do sức khoẻ. Từ trước tới nay, Quốc hội chưa từng họp để thực hiện hai quyền sau trong ba quyền trên.

Nhánh tư pháp đóng vai trò khiêm tốn trong việc đưa ra quyết định. Các thể chế chủ yếu của nó gồm Tòa án Tối cao (Sąd Najwyższy), Tòa án Hành chính Tối cao (Naczelny Sąd Administracyjny) - các thẩm phán được Tổng thống chỉ định theo giới thiệu của Hội đồng Quốc gia về Tư pháp trong một thời hạn xác định, Tòa án Hiến pháp (Trybunał Konstytucyjny) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ chín năm và Tòa án Quốc gia (Trybunał Stanu) - các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ tương đương nhiệm kỳ của Sejm, ngoại trừ chức danh chủ tịch do Chủ tịch thứ nhất Tòa án Tối cao nắm giữ. Sejm (khi được Thượng viện đồng thuận) chỉ định Ombudsman hay Cao ủy Bảo vệ Nhân quyền (Rzecznik Praw Obywatelskich) với nhiệm kỳ chín năm. Ombudsman có trách nhiệm giám sát và thực thi các quyền hạn và các quyền tự do của con người cũng như của công dân, luật pháp và các nguyên tắc của đời sống cộng đồng và sự công bằng xã hội.

Địa lý

Địa lý Ba Lan gồm hầu như gồm toàn bộ những vùng đất thấp của Đồng bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình 173 mét (568 ft), dù Sudetes (gồm Karkonosze) và dãy Núi Carpathia (gồm dãy núi Tatra, nơi có điểm cao nhất Ba Lan, Rysy, 2.499 m hay 8.199 ft) hình thành nên biên giới phía nam. Nhiều con sông lớn chảy ngang các đồng bằng; ví dụ, Wisła, Odra, Warta (Phía Tây) Bug. Ba Lan có hơn 9.300 hồ, chủ yếu ở phía bắc đất nước. Mazury là hồ lớn nhất và được nhiều du khách tham quan nhất tại Ba Lan. Những tàn tích của các khu rừng cổ vẫn còn sót lại: xem Danh sách những khu rừng tại Ba Lan, Rừng Bialowieza. Ba Lan có khí hậu ôn hoà, thời tiết lạnh, nhiều mây, hơi khắc nghiệt vào mùa đông và mùa hè dễ chịu, thường có mưa rào và mưa sét.

Nhà thờ Gothic về Lễ biến hình của Chúa tại Iława

Từ khi quay trở lại chế độ dân chủ, Ba Lan đã kiên định theo đuổi chính sách tự do hoá kinh tế và hiện đã trở thành một trong những ví dụ thành công nhất trong việc chuyển tiếp từ một nền kinh tế nửa tư bản nửa nhà nước sang một nền kinh tế thị trường chủ yếu sở hữu tư nhân.

Việc tư nhân hoá các công ty nhà nước vừa và nhỏ và luật tự do thành lập các công ty mới đã cho phép lĩnh vực tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là sự xuất hiện của những tổ chức vì quyền lợi người tiêu dùng. Việc tái cơ cấu và tư nhân hóa "các lĩnh vực nhạy cảm" (như, than, thép, đường sắt, và năng lượng) đã bắt đầu. Vụ tư nhân hóa lớn nhất là việc bán Telekomunikacja Polska, công ty viễn thông quốc gia cho France Telecom (2000) và phát hành 30% cổ phần của ngân hàng lớn nhất Ba Lan, PKO BP, ra thị trường chứng khoán nước này (2004).

Ba Lan có khu vực nông nghiệp rộng lớn với những trang trại tư nhân với tiềm năng để trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu trong Liên minh Châu Âu mà họ đang là thành viên. Tuy nhiên, những thách thức vẫn tồn tại, đặc biệt là sự phụ thuộc vào đầu tư. Những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, hệ thống trợ cấp, và hành chính nhà nước đã tạo ra những áp lực thuế lớn hơn dự kiến. Warszawa dẫn đầu Trung Âu trong đầu tư nước ngoài [cần dẫn nguồn] và cần tiếp tục duy trì nguồn đầu tư đó. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã đạt mức mạnh mẽ và vững chắc từ năm 1993 tới năm 2000 với chỉ một giai đoạn giảm sút ngắn năm 2001 và 2002. Viễn cảnh hội nhập sâu hơn nữa vào Liên minh Châu Âu buộc nền kinh tế phải đi đúng hướng, với mức tăng trưởng hàng năm là 3.7% năm 2003, tăng so với mức 1.4% năm 2002. Năm 2004 tăng trưởng GDP lên đến 5.4%, và năm 2005 là 3.3%. Dự báo GDP năm 2006 là 5.0%.

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm theo Quý:

2003: Q1 - 2.2% | Q2 - 3.8% | Q3 - 4.7% | Q4 - 4.7%

2004: Q1 - 7.0% | Q2 - 6.1% | Q3 - 4.8% | Q4 - 4.9%

2005: Q1 - 2.1% | Q2 - 2.8% | Q3 - 3.7% | Q4 - 4.3%

2006: Q1 - 5.2% | Q2 - 5.5% |

Dù nền kinh tế Ba Lan hiện đang ở giai đoạn phát triển, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là chuẩn bị cho nền kinh tế (thông qua việc tiếp tục cải cách cơ cấu một cách sâu rộng) nhằm cho phép nước này đạt các tiêu chí kinh tế chặt chẽ để gia nhập Đồng tiền chung Châu Âu. Hiện có nhiều dự đoán về thời điểm Ba Lan có thể gia nhập Eurozone, dù những ước tính thường thấy nhất là trong khoảng 2009 và 2013 [cần dẫn nguồn]. Hiện tại, Ba Lan đang chuẩn bị đưa đồng Euro vào sử dụng (dù họ vẫn chưa gia nhập ERM), và đồng Złoty cuối cùng sẽ bị loại bỏ khỏi nền kinh tế Ba Lan.

Từ khi gia nhập Liên minh Châu Âu, nhiều người Ba Lan trẻ tuổi đã rời đất nước sang làm việc tại các nước khác trong Liên minh Châu Âu bởi tỷ lệ thất nghiệp cao trong nước, cao nhất EU (15.7% tháng 7, 2006).

Các sản phẩm của Ba Lan gồm quần áo, vật dụng điện tử, ô tô (gồm cả loại xe Leopard hạng sang), xe buýt (Autosan, Jelcz SA, Solaris, Solbus), máy bay trực thăng (PZL Świdnik), phương tiện vận tải, đầu máy xe lửa, máy bay (PZL Mielec), tàu thuỷ, cơ khí quân sự (gồm xe tăng, các hệ thống SPAAG), dược phẩm (Polpharma, Polfa, vân vân), thực phẩm, các sản phẩm hóa chất, công nghệ micro chip silicon (Sonion), vân vân.

Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục

Giáo dục trong xã hội Ba Lan đã được các vị vua cai trị quan tâm tới ngay từ thế kỷ 12. Cuốn danh mục thư viện Thánh đường Giáo hội Kraków có niên đại từ năm 1110 cho thấy ngay từ đầu thế kỷ 12 tầng lớp trí thức Ba Lan đã tiếp cận với văn hóa Châu Âu. Năm 1364, tại Kraków, Đại học Jagiellonian, do Vua Casimir III sáng lập đã trở thành một trong những trường đại học lớn và sớm nhất Châu Âu. Năm 1773 Vua Stanisław August Poniatowski đã thành lập Hội đồng Giáo dục Quốc gia (Komisja Edukacji Narodowej), bộ giáo dục quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Ba Lan có hơn một trăm viện giáo dục sau Trung học; các trường đại học truyền thống có tại các thành phố Gdańsk, Bydgoszcz, Katowice, Kraków, Lublin, Łódź,Olsztyn, Poznań, Rzeszów, Toruń, Warszawa và Wrocław cũng như các trường đại học kỹ thuật, y, kinh tế có mặt ở khắp nơi trên đất nước với khoảng 61.000 nhân viên. Có khoảng 300 viện nghiên cứu và phát triển với 10.000 nhà nghiên cứu. Tổng số có khoảng 91.000 nhà khoa học tại nước Ba Lan hiện nay.

Theo một bản báo cáo gần đây của Cao ủy Châu Âu, Ba Lan xếp hạng thứ 21 trong danh sách các quốc gia Liên minh Châu Âu về đổi mới. Các điều kiện sáng tạo tri thức đang giảm sút, đặc biệt bởi sự sụt giảm trong nghiên cứu và phát triển kinh doanh, từ 0.28% GDP năm 1998 xuống còn 0.16% năm 2003. Chi phí Nghiên cứu và phát triển công cộng chiếm 0.43% GDP năm 2003. Số lượng trường đại học nhận được tiền tài trợ Nghiên cứu và phát triển từ các doanh nghiệp cũng sút giảm. Vì mức độ chi tiêu Nghiên cứu và phát triển thấp, quá trình chuyển hóa sang nền kinh tế tri thức của Ba Lan rất chậm chạp. Để biết thêm chi tiết, xem Innovation performance factsheet.

Viễn thông và Công nghệ thông tin

Lĩnh vực viên thông chiếm 4.4% GDP (cuối năm 2000), so với 2.5% năm 1996. Tuy nhiên, dù có chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông lớn (mức độ sử dụng điện thoại chỉ tăng từ 78 trên 1000 dân năm 1989 lên 282 năm 2000)

mức độ sử dụng điện thoại di động 660 người trên 1000 dân (2005)

Điện thoại - di động: 25.3 triệu (Raport Telecom Team 2005)

Điện thoại - cố định: 12.5 triệu (Raport Telecom Team 2005)

Vận tải

Đường sắt: Đường sắt Ba Lan là một trong những hệ thống đường sắt lớn nhất Liên minh Châu Âu với tổng cộng 23.420 kilômét (14.552 dặm) (1998). Lĩnh vực này đã được cho phép cạnh tranh tự do[1] theo yêu cầu của EU. Tuy nhiên, những sự trì hoãn trong việc cải tổ công ty đường sắt, PKP[2], của các chính phủ trước đây cộng với những khó khăn lớn về tài chính khiến ngành này đang rơi vào khủng hoảng. Việc cải tạo hệ thống, chuẩn hóa tiêu chuẩn với mạng lưới đường sắt phương Tây đang được tiến hành chậm chạp, và nhiều dự án sửa chữa còn đang dang dở khiến cho tốc độ chạy tàu trên nhiều tuyến đường bị hạn chế đáng kể. Những vụ đóng tuyến tương tự những gì đã từng xảy ra tại Vương quốc Anh trong vụ 'Beeching Axe' đã tăng lên nhiều kể từ năm 2000.

Đường bộ: Theo tiêu chuẩn Tây Âu, Ba Lan có cơ sở hạ tầng mạng đường cao tốc khá yếu kém. Chính phủ đã tiến hành chương trình nằm cải thiện tiêu chuẩn một số tuyến đường cao tốc chính của quốc gia tới năm 2013. Tổng chiều dài đường cao tốc là 364.657 kilômét (226.587 dặm). Tổng cộng có 9.283.000 ô tô khách được đăng ký và 1.762.000 xe tải, xe buýt (2.000).

Hàng không: Mười sân bay lớn nhất Ban Lan (Theo thứ tự lượng khách giảm dần: Warszawa, Kraków, Katowice, Gdańsk, Wrocław, Poznań, Szczecin, Rzeszów, Bydgoszcz và Łódź), với tổng cộng 123 sân bay và phi trường cũng như ba sân bay trực thăng. Số lượng hành khách đi máy bay tại Ba Lan đã tăng liên tục từ năm 1991.

Đường thuỷ: Tổng chiều dài các con sông và kênh có thể vận chuyển đường thủy là 3.812 kilômét (2.369 dặm). Merchant marine gồm 114 tàu, và 100 tàu khác đăng ký bên ngoài quốc gia. Các cảng chính gồm: Cảng Gdańsk, Cảng Gdynia, Cảng Szczecin, Cảng Świnoujście, Cảng Ustka, Cảng Kolobrzeg, Gliwice, Warszawa, Wrocław.

Nhân khẩu

Trước kia Ba Lan là đất nước của nhiều ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc di chuyển về phía tây tới vùng nằm giữa đường Curzon và đường Oder-Neisse khiến Ba Lan trở thành một nước thuần nhất dân tộc. Ngày nay, 36.983.700 triệu người, hay 96,74% tổng dân số tự coi mình là người Ba Lan (Điều tra dân số 2002), 471.500 (1.23%) tự cho mình thuộc quốc tịch khác. 774.900 người (2.03%) không tuyên bố thuộc bất kỳ một quốc tịch nào. Các nhóm dân tộc thiểu số được công nhận chính thức gồm: German, Ukraine, Látvi, Do Thái và Belarus. Tiếng Ba Lan, một thành viên của nhánh Tây Slavic của các ngôn ngữ Slavic, là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan. Đa số dân nước này theo Công giáo Rôma, (trong tổng số 89,8% là người Kitô hữu) với 75% thực hiện các nghi lễ Công giáo. Số còn lại chủ yếu theo Chính Thống giáo Đông phương (khoảng 509 500), Chứng nhân Giêhôva (khoảng 123 034) và nhiều nhóm phái Tin Lành (khoảng 86 880 trong nhóm Giáo hội Evangelical-Augsburg và khoảng con số tương tự các nhà thờ nhỏ khác). [3]

Những năm gần đây, dân số Ba Lan không còn tăng trưởng nữa, vì sự di cư tăng lên và tỷ lệ sinh trong nước giảm rõ rệt. Văn phòng điều tra dân số đã ước tính tổng số dân Ba Lan năm 2005 là 38.173.835, hơi giảm so với 38.230.080 năm 2002. Bởi việc gia nhập Liên minh Châu Âu của Ba Lan, một lượng lớn người dân nước này đã đi sang làm việc tại các nước Tây Âu như Anh Quốc và Ireland.

Văn hoá

Văn hóa Ba Lan có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, có ảnh hưởng từ cả phương Đông và phương Tây.

Nghệ thuật

Ngày nay chúng ta vẫn thấy các ảnh hưởng đó trong kiến trúc, văn hóa dân gian và nghệ thuật Ba Lan. Ba Lan cũng nằm trong vùng ảnh hưởng từ các nước như Ý, Đế chế Ottoman, Pháp và Mỹ. Giáo hoàng John Paul II, Fryderyk Chopin, Mikołaj Copernicus, Lech Wałęsa, Henryk Sienkiewicz, Adam Mickiewicz, Jan Matejko, Marie Curie, Roman Polański, Witold Gombrowicz và nhiều người khác đều là công dân Ba Lan.

Hội họa

Kiến trúc

Âm nhạc

Sân khấu

Điện ảnh

Bài chi tiết: Điện ảnh Ba Lan

Điện ảnh Ba Lan bắt đầu từ năm 1902, trải qua nhiều biến động lịch sử đã đạt được một số thành tựu và hiện đang trong quá trình hội nhập với thế giới.

Ẩm thực

Những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Ba Lan gồm bigos, kiełbasa, barszcz (súp củ cải đỏ), czernina (súp máu vịt), schabowy z kapustą, pierogi, gołąbki và nhiều món khoai tây khác.

LS tiep

Tiệp Khắc (tiếng Séc: Československo, tiếng Slovak: Česko-Slovensko/trước 1990 Československo, tiếng Đức: Tschechoslowakei), thường được gọi tắt là Tiệp (nhất là trong khẩu ngữ), là một nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế chế Áo-Hung, cho tới năm 1992. Từ 1939 tới 1945 quốc gia này trên thực tế không tồn tại, vì bị bắt buộc giải tán và sáp nhập một phần vào nước Đức Phát xít, nhưng Chính phủ Séc lưu vong quả thực có tồn tại trong giai đoạn này trong khi Slovakia độc lập khỏi Séc. Ngày 1 tháng 1 năm 1993 Tiệp Khắc phân chia trong hòa bình thành Cộng hòa SécSlovakia. Cộng hòa Séc hiện nay kế thừa Tiệp Khắc về mặt pháp lý.

Các tính chất căn bản

Hình thức nhà nước:

1918–1938: cộng hòa dân chủ

1938–1939: sau sự sáp nhập Sudetenland bởi Đức năm 1938 dần biến thành một nhà nước với các liên kết lỏng lẻo giữa các phần của Séc, Slovakia, và Ruthenia. Một dải đất lớn phía nam Slovakia và Ruthenia bị Hungary sáp nhập, và vùng Zaolzie bởi Ba Lan.

1939–1945: Trên thực tế phân chia thành Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia và Cộng hòa Slovak. Về pháp lý Tiệp Khắc tiếp tục tồn tại, một chính phủ lưu vong được đồng minh phương Tây ủng hộ tại London; sau khi Đức xâm lược Liên xô cũng được Liên xô công nhận.

1945–1948: một quốc gia được điều hành bởi một chính phủ liên minh với các bộ trưởng Cộng sản (gồm thủ tướng và bộ trưởng nội vụ) đóng vai trò then chốt. Carpathian Ruthenia nhượng lại cho Liên xô.

1948–1989: một quốc gia Cộng sản với một nền kinh tế kế hoạch tập trung (từ 1960 về sau chính thức là một nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa):

1969–1990: một nước cộng hòa liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa SécCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak;

1990–1992: một nước cộng hòa dân chủ liên bang gồm Cộng hòa SécCộng hòa Slovak

Nước láng giềng: Đức (1945–1990: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức), Ba Lan, từ 1945 Liên bang Xô viết (1992: Ukraine), Romania (cho tới năm 1939), Hungary, Áo

Địa hình: Nói chung bằng phẳng. Vùng phía tây là một phần của dải đất cao bắc trung Âu. Vùng phía đông gồm phần phía bắc của lòng chảo Núi Carpathian và Sông Danube.

Khí hậu: Chủ yếu lục địa nhưng thay đổi từ nhiệt độ ôn hòa của Trung Âu ở phía tây tới các hệ thống thời tiết khắc nghiệt hơn có ảnh hưởng Đông Âu và vùng phía tây Liên xô tại phía đông.

[Tên chính thức

1918–1920: Cộng hòa Tiệp Khắc (viết tắt RČS)/Czecho-Slovak State;[1] viết ngắn Tiệp Khắc

1920–1938: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc

1938–1939: Cộng hòa Tiệp Khắc; viết ngắn Tiệp Khắc

1945–1960: Cộng hòa Tiệp Khắc (ČSR); viết ngắn Tiệp Khắc

1960–1990: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (ČSSR); Tiệp Khắc

Tháng 4 năm 1990: Czechoslovak Federative Republic (tiếng Séc) và Czecho-Slovak Federative Republic (tiếng Slovak),

sau đó: Cộng hòa Liên bang Séc và Slovak (ČSFR, với cách viết ngắn Československo trong tiếng Séc và Česko-Slovensko trong tiếng Slovak)

Xem thêm: Chiến tranh Hyphen

Lịch sử

Thành lập

Tiệp Khắc năm 1928

Tiệp Khắc được thành lập tháng 10 năm 1918 như một trong những quốc gia kế tục của Áo-Hung ở cuối Thế chiến I. Nó gồm các lãnh thổ hiện nay của Cộng hòa Séc, Slovakia và Carpathian Ruthenia. Lãnh thổ của nó gồm một số vùng rất công nghiệp hoá của Áo-Hung cũ. Đây là một quốc gia đa sắc tộc. Thành phần sắc tộc nguyên thủy của nhà nước mới gồm 51% người Séc, 16% người Slovak, 22% người Đức, 5% người Hung và 4% người Rusyn hay Ruthenia.[2] Nhiều người Đức, Hungary, Ruthenia và người Ba Lan[3] và một số người Slovak, cảm thấy bất lợi tại Tiệp Khắc, bởi giới lãnh đạo chính trị đất nước đưa ra một nhà nước trung ương tập quyền và đa số thời gian không cho phép tự trị chính trị cho các nhóm sắc tộc. Chính sách này, cộng với sự tuyên truyền Phát xít ngày càng tăng đặc biệt ở vùng công nghiệp hoá nói tiếng Đức Sudetenland, đã dẫn tới tình trạng căng thẳng leo thang trong sắc dân không phải Séc.

Tư tưởng chính thống về nhà nước lập hiến của quốc gia mới thời điểm đó là không có người Séc và người Slovak, chỉ một dân tộc: Tiệp Khắc (xem Chủ nghĩa Tiệp Khắc). Nhưng không phải mọi sắc tộc đều đồng ý với tư tưởng này (đặc biệt là người Slovak) và một khi một nhà nước Tiệp Khắc thống nhất được tái lập sau Thế chiến II (sau sự giải tán của quốc gia trong Thế chiến II) ý tưởng này bị bỏ lại và Tiệp Khắc là một đất nước hai dân tộc - người Séc và người Slovak.

Tiệp Khắc năm 1930: ngôn ngữ

Thế chiến II

Theo Thoả thuận Munich năm 1938, Anh Quốc và Pháp buộc Tiệp Khắc nhượng các vùng biên giới nói tiếng Đức cho Phát xít Đức dù đã tồn tại những hiệp ước, trong cái thường được gọi là một phần của Sự phản bội phương Tây. Năm 1939 phần còn lại ("rump") của Tiệp Khắc bị Phát xít Đức xâm lược và phân chia thành vùng Bảo hộ Bohemia và Moravia và Nhà nước Slovak con rối. Đa phần Slovakia và toàn bộ Subcarpathian Ruthenia bị Hungary sáp nhập.

Tiệp Khắc Cộng sản

Sau Thế chiến II, nước Tiệp Khắc trước chiến tranh được tái lập, ngoại trừ Subcarpathian Ruthenia, bị Liên xô sáp nhập và đưa vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Nghị định Beneš được công bố liên quan tới sắc tộc Đức (xem Thoả thuận Potsdam) và sắc tộc Hungary. Theo các nghị định này, quyền công dân bị bãi bỏ với người có nguồn gốc sắc tộc Đức và Hungary, những người từng nhận quyền công dân Đức hoặc Hungary trong thời chiếm đóng. (Năm 1948 điều khoản này bị xoá bỏ cho người Hungary, nhưng chỉ một phần cho người Đức). Sau đó thường tịch thu tài sản của họ và trục xuất khoảng 90% dân số sắc tộc Đức tại Tiệp Khắc, hơn 2 triệu người. Những người còn lại bị buộc tội chung là đã ủng hộ Phát xít (sau Thoả thuận Munich, và 97.32% người Đức Sudeten thành niên bỏ phiếu cho NSDAP trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 1938). Hầu như mọi nghị định đều nói dứt khoát rằng sự trừng phạt không áp dụng cho những người chống phát xít, dù thuật ngữ chống phát xít không được định nghĩa rõ ràng. Khoảng 250,000 người Đức, nhiều người lấy người Séc, một số người chống phát xít, và cả những người yêu cầu tái lập đất nước thời hậu chiến, vẫn ở lại Tiệp Khắc. Nghị định Beneš vẫn gây ra tranh cãi lớn giữa các nhóm quốc gia tại Cộng hòa Séc, Đức, Áo và Hungary.[5]

Carpathian Ruthenia bị chiếm đóng bởi (và vào tháng 6 năm 1945 chính thức nhượng lại) Liên Xô. Năm 1946 trong cuộc bầu cử nghị viện Đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiến thắng tại vùng đất Séc (Đảng dân chủ chiến thắng tại Slovakia). Tháng 2 năm 1948 những người Cộng sản lên nắm quyền lực. Dù họ tiếp tục duy trì sự đa nguyên chính trị bịa đặt với sự tồn tại của Mặt trận Quốc gia, ngoại trừ một thời gian ngắn cuối thập niên 1960 (Mùa xuân Prague) đất nước này có đặc trưng ở sự thiếu vắng dân chủ tự do. Tuy nền kinh tế của nó vẫn tiên tiến hơn nền kinh tế các nước láng giềng ở Đông Âu, Tiệp Khắc dần trở nên yếu ớt về kinh tế so với Tây Âu.

Năm 1968, sau một giai đoạn tự do hoá ngắn, năm nước Khối Đông Âu xâm lược Tiệp Khắc. Nga Xô viết cho xe tăng tiến vào Prague ngày 21 tháng 8 năm 1968.[6] Người đứng đầu chính phủ Xô viết Leonid Brezhnev coi sự can thiệp này là tối cần thiết cho sự tồn tại của Xô viết, hệ thống xã hội chủ nghĩa và cam kết tiến hành can thiệp vào bất kỳ nước nào tìm cách thay thế Chủ nghĩa Mác-Lenin bằng chủ nghĩa tư bản.[7] Năm 1969, Tiệp Khắc chuyển thành một liên bang gồm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak. Theo hình thức liên bang, những sự không công bằng giữa Séc và Slovak gây ảnh hưởng tới nhà nước bị hạn chế. Một số bộ, như bộ giáo dục, chính thức được chuyển cho hai nước cộng hòa. Tuy nhiên, sự quản lý chính trị tập trung bởi Đảng Cộng sản hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự liên bang hoá.

Thập niên 1970 chứng kiến sự trỗi dậy của phong trào phản đối tại Tiệp Khắc, đại diện bởi (trong số những người khác) Václav Havel. Phong trào tìm cách tham gia mạnh hơn vào chính trị và thể hiện dưới hình thức phản đối chính thức, diễn ra trong những giới hạn của các hoạt động công việc (đi xa tới mức một lệnh cấm nghiệp đoàn chuyên nghiệp và từ chối giáo dục cao cho con em những người bất đồng được ban ra), cảnh sát đe doạ và thậm chí là cả nhà tù.

Tiệp Khắc là nước dân chủ cộng sản đầu tiên tiến hành bỏ phiếu bầu lãnh đạo [cần giải thích]

và các quốc gia khác nhanh chóng làm theo.

Sau 1989

Năm 1989 đất nước này lại quay trở lại dân chủ sau Cách mạng Nhung. Điều này xảy ra cùng khoảng thời gian với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Romania, Bulgaria, Hungary và Ba Lan. Trong vòng ba năm những người cộng sản đã bị gạt bỏ khỏi Châu Âu.

Không giống Nam Tư và Liên bang Xô viết, sự chấm dứt của Chủ nghĩa cộng sản ở nước này không tự động có nghĩa sự chấm dứt của cái tên "cộng sản": từ "xã hội chủ nghĩa" bị bỏ đi ngày 29 tháng 3 năm 1990, và được thay bằng "liên bang".

Năm 1992, vì những căng thẳng leo thang của chủ nghĩa quốc gia, Tiệp Khắc giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện. Lãnh thổ của nó trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia, được chính thức lập ra ngày 1 tháng 1 năm 1993.

Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ

Chính sách đối ngoại

Thoả thuận và thành viên tổ chức quốc tế

Sau Thế chiến II, thành viên tích cực trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Comecon), Khối hiệp ước Warsaw, Liên hiệp quốc và các cơ quan khác của tổ chức này, tham gia ký kết Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu

Phân chia hành chính

Bài chi tiết: Phân chia hành chính Tiệp Khắc

1918–1923: các hệ thống khác nhau trong lãnh thổ Áo cũ (Bohemia, Moravia, một phần nhỏ của Silesia) so với lãnh thổ cũ của Hungary (Slovakia và Ruthenia): ba vùng đất (země) (cũng được gọi là các đơn vị quận (obvody)): Bohemia, Moravia, Silesia, cộng thêm 21 hạt (župy) tại Slovakia ngày nay và hai(?) hạt tại Ruthenia hiện nay; cả vùng đất và hạt đều được chia thành các quận (okresy).

1923–1927: như trên, ngoại trừ các hạt của Slovakia và Ruthenia bị thay thế bởi sáu (grand) hạt ((veľ)župy) tại Slovakia và một (grand) hạt tại Ruthenia, và các con số và các biên giới của okresy bị thay đổi trong hai lãnh thổ đó.

1928–1938: bốn vùng đất (Séc: země, Slovak: krajiny): Bohemia, Moravia-Silesia, Slovakia và Subcarpathian Ruthenia, được chia thành các quận (okresy).

Late 1938–tháng 3 năm 1939: như trên, nhưng Slovakia và Ruthenia giành được quy chế "vùng đất tự trị".

1945–1948: như năm 1928–1938, trừ Ruthenia trở thành một phần của Liên bang Xô viết.

1949–1960: 19 vùng (kraje) được chia thành 270 okresy.

1960–1992: 10 kraje, Prague, và (từ 1970) Bratislava (thủ đô Slovakia); chúng được chia thành 109–114 okresy; kraje bị xoá bỏ thạm thời ở Slovakia năm 1969–1970 và cho nhiều mục đích từ năm 1991 tại Tiệp Khắc; ngoài ra, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovak được thành lập năm 1969 (không có từ Xã hội chủ nghĩa từ 1990).

Nhóm dân và sắc tộc

Chính trị

Sau Thế chiến II, một sự độc quyền chính trị do Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSC) nắm giữ xuất hiện. Gustáv Husák được bầu làm thư ký thứ nhất của KSC năm 1969 (chuyển thành tổng thư ký năm 1971) và chủ tịch Tiệp Khắc năm 1975. Các đảng và tổ chức khác có tồn tại nhưng chỉ đóng vai trò phụ thuộc cho KSC. Tất cả các đảng chính trị cũng như nhiều tổ chức quần chúng bị gộp lại dưới bóng của Mặt trận Quốc gia. Những nhà hoạt động về quyền con người và tôn giáo bị đàn áp mạnh mẽ.

Phát triển hiến pháp

Tiệp Khắc có các hiến pháp sau trong lịch sử của mình (1918–1992):

Hiến pháp Lâm thời ngày 14 tháng 11 năm 1918 (dân chủ): xem Lịch sử Tiệp Khắc (1918–1938)

Hiến pháp năm 1920 (Tài liệu Lập hiến của Cộng hoà Tiệp Khắc), dân chủ, có hiệu lực tới năm 1948, nhiều lần sửa đổi

Cộng sản 1948 Hiến pháp mùng 9 tháng 5

Cộng sản Hiến pháp Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc năm 1960 với các sửa đổi lớn năm 1968 (Luật Lập hiến Liên bang), 1971, 1975, 1978, và 1989 (ở thời điểm này vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị bãi bỏ). Nó được sửa đổi nhiều lần trong thời gian 1990–1992 (ví dụ 1990, tên đổi thành Séc-Slovakia, 1991 tích hợp các hiến chương nhân quyền)

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Tiệp Khắc cộng sản

Sau Thế chiến II, kinh tế là tập trung kế hoạch hoá, với các liên kết chỉ huy từ đảng cộng sản, tương tự như Liên bang Xô viết. Ngành công nghiệp luyện kim lớn phụ thuộc vào nhập khẩu quặng sắt và phi sắt.

Công nghiệp: Công nghiệp khai khoáng và chế tạo chiếm chủ yếu. Các ngành chính gồm chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, luyện kim và dệt may. Công nghiệp lãng phí năng lượng, vật tư và nhân công, kỹ thuật chậm cải tiến, nhưng nước này là nguồn cung cấp máy móc chất lượng cao, máy bay, động cơ hàng không và công cụ, đồ điện tử và vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản khác.

Nông nghiệp: Lĩnh vực nhỏ nhưng cung cấp phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm quốc gia, vì các nông trang đã được tập thể hoá với diện tích lớn và có cách thức hoạt động khá hiệu quả. Phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc (chủ yếu làm thức ăn gia súc) trong những năm thời tiết không thuận lợi. Sản xuất thịt bị ảnh hưởng bởi thiếu thức ăn, nhưng lượng thịt tiêu thụ trên đầu người cao.

Thương mại nước ngoài: Xuất khẩu ước tính US$17.8 tỷ năm 1985, trong số đó 55% máy móc, 14% nhiên liệu và vật liệu, 16% hàng hoá chế tạo. Nhập khẩu ước tính US$17.9 tỷ năm 1985, trong sóo đó 41% nhiên liệu và vật liệu, 33% máy móc, 12% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1986, khoảng 80% thương mại nước ngoài là với các quốc gia cộng sản.

Tỷ giá hối đoái: Chính thức, hay thương mại, tỷ giá Crowns (Kcs) 5.4 trên US$1 năm 1987; du lịch, hay phi thương mại, tỷ giá Kcs 10.5 trên US$1. Không tỷ giá nào phản ánh đúng sức mua. Tỷ giá trên chợ đen khoảng Kcs 30 trên US$1, và tỷ giá này trở thành chính thức khi đồng tiền trở thành chuyển đổi được đầu thập niên 1990.

Năm tài chính: Năm dương lịch.

Chính sách thuế: Nhà nước sở hữu hầu như toàn bộ phương tiện sản xuất. Nguồn thu từ các doanh nghiệp nhà nước là nguồn thu chủ yếu tiếp theo là thuế doanh thu. Các khoản chi ngân sách lớn cho các chương trình xã hội, trợ cấp, và đầu tư. Ngân sách thường cân bằng hay hơi thặng dư.

Nguồn tài nguyên

Bài chi tiết: Nguồn tài nguyên Tiệp Khắc

Sau Thế chiến II, nước này thiếu năng lượng, phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên từ Liên xô, than xám trong nước, và năng lượng hạt nhân hay thuỷ điện. Năng lượng là một vấn đề lớn trong thập niên 1980.

Giáo dục là miễn phí ở mọi cấp độ và phổ cập từ tuổi lên sáu tới mười lăm. Đại đa số người dân biết chữ. Hệ thống dạy nghề phát triển cao và các trường nghề hỗ trợ các trường trung học và các viện giáo dục cao học.

Tôn giáo

Năm 1991: Cơ đốc giáo La Mã 46.4%, Phúc âm Lutheran 5.3%, Vô thần 29.5%, không rõ 16.7%, nhưng có những sự khác biệt lớn giữa hai nước cộng hoà lập hiến – xem Cộng hoà Séc và Slovakia

Sức khỏe, an sinh xã hội và nhà ở

Sau Thế chiến II, chăm sóc sức khoẻ miễn phí được áp dụng cho mọi công dân. Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ quốc gia nhấn mạnh tới phòng ngừa; các trung tâm y tế tại các nhà máy và các địa phương hỗ trợ cho các bệnh viện và các cơ sở y tế. Đã có những cải thiện lớn trong chăm sóc sức khoẻ tại nông thôn trong thập niên 1960 và 1970.

Truyền thông

Truyền thông tại Tiệp Khắc bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ). Việc sở hữu cá nhân với mọi cơ quan xuất bản hay truyền thông bị cấm, dù các nhà thờ và các tổ chức khác có xuất bản các tạp chí định kỳ và các tờ báo. Thậm chí với sự độc quyền báo chí trong tay các tổ chức dưới sự kiểm soát của KSČ, mọi sách báo xuất bản đều bị Văn phòng Báo chí và Thông tin của chính phủ kiểm duyệt.

Thể thao

Đội bóng đá quốc gia Tiệp Khắc khá nổi tiếng trên thế giới, với 8 lần góp mặt tại các vòng chung kết FIFA World Cup, đứng hạng 2 tại World Cup năm 1934 và 1962. Đội bóng cũng giành chức Vô địch Châu Âu năm 1976 và đứng hạng 3 năm 1980.

Đội tuyển hockey trên băng Tiệp Khắc đã giành nhiều huy chương tại các giải đấu thế giới và Olympics.

Emil Zátopek, người giành bốn huy chương vàng điền kinh Olympic được coi là một trong những vận động viên điền kinh hàng đầu trong lịch sử.

Vera Časlavska là vận động viên thể dục đoạt nhiều huy chương, với tám huy chương vàng và bốn huy chương bạc, và đã đại diện cho Tiệp Khắc ở ba kỳ Olympics liên tiếp.

Các tay vợt tennis nổi tiếng Ivan Lendl, Miloslav Mečíř, Daniela Hantuchová và Martina Navrátilová đều sinh ở Tiệp Khắc.

LS ANBANI

Albania, tên chính thức Cộng hoà Albania (tiếng Albania: Republika e Shqipërisë, IPA [ɾɛˈpubliˌka ɛ ˌʃcipəˈɾiːs] hay đơn giản là Shqipëria) là một quốc gia tại Đông nam Âu. Nước này giáp biên giới với Montenegro ở phía bắc, Serbia ở phía đông bắc, Cộng hoà Macedonia ở phía đông, và Hy Lạp ở phía nam. Nước này có bờ Biển Adriatic ở phía tây và bờ Biển Ionian ở phía tây nam. Albania là một ứng cử viên tiềm năng trở thành thành viên trong Liên minh Châu Âu và NATO.

Từ nguyên

Cái tên Albania xuất xứ từ tên một bộ tộc người Illyria được gọi là Arbër và sau này là Albanoi, sống tại Albania ngày nay. Cái tên Albania được cho là đã xuất hiện từ thời cổ đại, có lẽ từ chữ alb (đồi) thời tiền Celtic, từ đó có tên dãy Alps, hay có thể là từ albh (trắng) trong ngôn ngữ Ấn-Âu, từ đó có Albino và Albanon, có lẽ ám chỉ tới những đỉnh núi tuyết phủ tại Albania. Tên gọi nước này, Shqipërisë, nghĩa là "Vùng đất của những con chim đại bàng", do vậy trên lá cờ nước này có một chú chim hai đầu và bởi có rất nhiều loài chim sống tại những vùng núi Albania.

Lịch sử

[sửa] Thời cổ

Albania, nằm ở góc đông nam Châu Âu, đã từng có người sinh sống từ những thời tiền sử và là nơi định cư của những người Illyrians, có lẽ là tổ tiên người Albania ngày nay.[1][2] Nằm giữa các đế chế hùng mạnh, trong suốt lịch sử của mình Albania luôn ở trong tình trạng bạo lực. Người Hy Lạp, người La Mã, người Byzantine, người Venetian và người Ottoman đều đã từng đến đây, để lại các dấu ấn văn hoá cũng như các dấu tích tàn phá. Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy những vùng đất hiện của người Albania lần đầu có người sinh sống từ Thời kỳ đồ đá cũ (Thời đồ đá). Những vùng đầu tiên có người định cư là những vùng có điều kiện khí hậu và địa lý thích hợp. Tại Albania, những khu định cư sớm nhất đã được phát hiện tại hang Gajtan (Shkodra), tại Konispol, tại Mount Dajti, tại Saranda. Nhiều mảnh cấu trúc Cyclopean, thời Cyclopean-Pelasgian, đã được phát hiện tại Kretsunitsa, Arinishta, và các điểm khác tại quận Gjirokastra. Các bức tường, một phần thuộc Cyclopean, của một thành phố (có lẽ là Byllis) vẫn được nhìn thấy tại Gradishti trên bờ Sông Viosa. Còn sót lại ít dấu vết của Dyrrhachium (ngày nay là Durrës) từng một thời vang bóng. Việc tái khám phá thành phố Butrint có lẽ ngày nay mang nhiều ý nghĩa hơn khí nó được Julius Caesar dùng làm nơi cất giữ lương thực dự trữ cho đội quân của mình trong các chiến dịch ở thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên. Ở thời ấy, nó được coi là một tiền đồn không quan trọng, kém xa so với Apollonia và Durrës. Những dấu tích khảo cổ học phong phú của Albania đã được khảo sát trong gần hai thế kỷ. Ali Pasha, vị phó vương Ottoman từng nắm quyền cai trị vùng này, đã khuyến khích các cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên tại Nikopolis ở Albania từ khoảng năm 1812. Những cuộc khai quật của ông, được tiến hành sau khi một người bạn của ông là Peter Oluf Brøndsted chỉ ra một nơi được ông cho là địa điểm cũ của một ngôi đền, không hề mang tính hàn lâm. Pasha chỉ đơn giản muốn chiếm đoạt bất kỳ tài sản nào được tìm thấy trong vùng. Cuối cùng, những mảnh đã được tìm thấy sau các cuộc khai quật được chuyển tới cung điện của ông. Pasha cũng lấy một trong những đồng xu được tìm thấy. Cuộc thám hiểm chính thức và việc ghi chép các địa điểm khảo cổ của Albania chỉ bắt đầu với Francois Pouqueville, vị tổng lãnh sự của Napoleon tại phủ đường Ali Pasha, và Martin Leake, vị đại diện Anh tại đó. Một phái đoàn Pháp, dưới sự lãnh đạo của Len Rey, đã tìm kiếm trên khắp đất nước Albania từ năm 1924 tới năm 1938 và công bố kết quả làm việc của mình trong tập hồ sơ Cahiers d'Archéologie, d'art et d'Histoire en Albanie et dans les Balkans (Các ghi chép Khảo cổ học, Nghệ thuật, và Lịch sử tại Albania và tại vùng Balkans). Các nhà khảo cổ học ngày nay đang tìm kiếm các tàn tích từ mọi giai đoạn lịch sử, từ Thời kỳ đồ đá cho tới thời tiền Thiên chúa. Một dự án khác, với một số kết quả phát hiện về thời tiền sử, dù không có chủ định, đã được tiến hành tại thung lũng Kryegjata, gần thành phố Fier ngày nay và tại vùng Apollonia. Cuộc khai quật này, một sự hợp tác giữa trường Đại học Cincinnati và các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khảo cổ tại Albania, ban đầu chỉ có mục tiêu nghiên cứu về thời thuộc địa Apollonia. Nhưng thay vào đó, họ lại tìm thấy bằng chứng về một khu định cư còn cổ hơn.[3] Năm 2000, chính phủ Albania đã thành lập Vườn quốc gia Butrint, thu hút khoảng 70.000 du khách mỗi năm và hiện là Địa điểm di sản thế giới thứ hai của Albania. Năm 2003, một giáo đường Do Thái từ thế kỷ thứ 5 hay thứ 6 Công nguyên đã được phát hiện tại Saranda, một thị trấn ven biển đối diện Corfu. Đây là lần đầu tiên tàn tích của một giáo đường Do Thái thời kỳ đầu được tìm thấy trong vùng này, và lịch sử cuộc khai quật cũng là điều đáng ghi nhớ. Đội khảo cổ tìm thấy những bức tranh khảm đặc biệt thể hiện các đồ vật liên quan tới những ngày lễ Do Thái, gồm cả một đàn nhiều nhánh (menorah), sừng cừu, và cây thanh yên (citron tree). Những bức tranh khảm trong nhà thờ thể hiện mặt ngoài của một công trình giống như một Torah, súc vật, cây cối và các biểu tượng kinh thánh khác. Công trình này có kích thước 20x24m và có lẽ đã từng được sử dụng như một nhà thờ hồi thế kỷ thứ 6.

[sửa] Vương quốc Illyria

Đa số các nhà sử học tin rằng đa phần người Albania là hậu duệ của người Illyrian cổ, sắc tộc, như các sắc tộc Balkan khác, tiếp tục phân chia thành các bộ tộc và sắc tộc.[4] Cái tên Albania xuất xứ từ một bộ lạc người Illyrian được gọi là Arbër, hay Arbëresh, và sau này là Albanoi, đã từng sống gần Durrës. Vương quốc Illyria phát triển từ vùng Albania ngày nay và cuối cùng kiểm soát hầu hết vùng bờ biển phía đông Adriatic. Scodra là thủ đô của nó, chính là thành phố trung tâm đô thị quan trong nhất phía bắc Albania ngày nay. Vị vua được biết tới đầu tiên của người Illyria là Hyllus (Tiếng Albania: Ylli, dịch sang tiếng Việt: "Ngôi sao") được ghi chép lại là đã mất năm 1225 trước Công Nguyên. Tuy nhiên, vương quốc này đã đạt tới thời cực thịnh về lãnh thổ và sự phát triển ở thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyện, khi Vua Bardhyllus (tiếng Albania: Bardhyli; tiếng Việt: "Ngôi sao Trắng"), một trong những vị vua tài ba nhất của người Illyrian, thống nhất các vương quốc Illyria, Molossia và một phần lớn Macedonia dưới quyền quản lý của mình. Vương quốc này bắt đầu suy tàn cũng ở thời cai trị của vị vua này vì những cuộc tấn công của Philip II của Macedonia, cha của Alexander Đại Đế.

Người Illyrian đã tạo lập và phát triển văn hoá và ngôn ngữ của họ tại vùng phía tây vùng Balkans, nơi đã được các học giả thời cổ đề cập tới trong các tác phẩm của họ. Các vùng sinh sống của người Illyrian dần mở rộng, bao gồm cả vùng phía tây bán đảo Balkan, bắc tới Trung Âu, và đông xung quanh Hồ Lyhind (Hồ Ohrid). Các bộ tộc Illyrian khác cũng di cư tới và phát triển tại Italia. Trong số họ có bộ tộc Messapii và Iapyges. Cái tên Illyria đã được đề cập tới trong các tác phẩm từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên trong khi một số bộ tộc còn được đề cập tới từ thế kỷ 12 trước Công Nguyên trong tác phẩm của Homer.

Sự khởi đầu của dòng giống Illyrian bắt đầu từ thế kỷ thứ 15 trước Công Nguyên, giữa Thời kỳ đồ đồng, khi các đặc điểm riêng biệt của sắc tộc Illyrian bắt đầu hình thành. Tới Thời đồ sắt, người Illyrian đã trở nên riêng biệt và thừa kế những đặc điểm nhân dạng và ngôn ngữ của cha ông họ từ Thời đồ đá mới và Thời đồ đồng. Lý thuyết cổ xưa cho rằng người Illyrian tới từ Trung Âu hồi thế kỷ thứ 7 tới thế kỷ thứ 9 đã bị các cuộc nghiên cứu sau Thế chiến II bác bỏ. Sự thực là những hang động với các bình đựng hài cốt, đặc điểm vùng Trung Âu, không được tìm thấy tại các khu định cư của người Illyrian là bằng chứng bác bỏ giả thuyết này. Ảnh hưởng Trung Âu trên người Illyrian là kết quả của những trao đổi văn hoá và sự di chuyển của những thợ thủ công.[5]

Các thuộc địa Hy Lạp - Thời kỳ Hellenic

Từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, người Hy Lạp đã thành lập một chuỗi các thuộc địa trên lãnh thổ Illyrian, hai trong số các thuộc địa nổi bật nhất là Epidamnus (Durrës ngày nay) và Apollonia (gần Fier ngày nay).

Epidamnus có lẽ là thuộc địa quan trọng nhất của người Hy Lạp tại Albania được thành lập tại Epidamnus năm 627 trước Công Nguyên bởi những người Hy Lạp từ Corcyra (Corfu ngày nay) và Corinth. Các tác gia người Hy Lạp và La Mã gọi nó là "Thành phố Tuyệt vời" vì các đền đài, tượng và các công trình tại đó. Đất đai màu mỡ và một cảng biển lớn mang lại sự giàu mạnh và thành công thương mại cho thuộc địa này. Sự phát triển khiến các tầng lớp thấp cũng có tài sản và bắt đầu có ảnh hưởng lớn hơn trong chính phủ, dẫn tới một cuộc nội chiến giữa tầng lớp cai trị thiểu số (đầu sỏ chính trị) và đa số dân cư. Người dân yêu cầu sự trợ giúp từ Corinth, trong khi giới đầu sỏ chính trị tìm kiếm sự giúp đỡ từ Corcyra. Corinth là đồng minh với Sparta và Corcyra, trước yêu cầu này, họ quay sang đề nghị sự hỗ trợ của Athens. Vì thế, sự can thiệp của Corinth bên cạnh nhân dân và Corcyra phía tầng lớp cai trị dẫn tới sự xung đột sâu sắc hơn giữa Athens, Sparta, và các đồng minh của họ được gọi là cuộc Chiến tranh Peloponnesian.

Thắng lợi ban đầu của Epidamnus khiến nhiều thuộc địa Hy Lạp khác được thành lập trong vùng. Butrint, nằm trên một quả đồi phía nam Albania, được những kẻ thực dân từ Corfu thành lập ở thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Tên gốc của nó, Buthrotum, dịch nghĩa "nơi có nhiều gia súc và đồng cỏ chăn thả." Tới thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, Butrint đã mở rộng nhiều và có cả một nhà hát 5.000 chỗ ngồi. Tại Aeneid, Vergil tuyên bố rằng thành phố do chính Aeneas thành lập. Một thuộc địa quan trọng khác, Apollonia, được đặt theo tên thần Apollo. Nó được thành lập năm 588 trước Công Nguyên, và phát triển thịnh vượng nhờ vị trí là đường nối kết giữa Brundisium (hiện là Brindisi) tại Italia và phía nam Albania. Nhiều khu định cư nhỏ khác của người Hy Lạp đã được thành lập quanh Albania ở thời kỳ này, nhưng Epidamnus, Butrint, và Apollonia là các thuộc địa quan trọng nhất. Các thuộc địa phát triển mạnh trong thời kỳ La Mã, quả thực trong Thời kỳ Hellenistic họ đã đạt tới đỉnh điểm phát triển. Từ thế kỷ thứ 4 tới thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, các thuộc địa (gồm cả các thuộc địa của người Hy Lạp và người Illyrian) đã trở thành trung tâm nghệ thuật, phát triển học thuật, âm nhạc và nhà hát. Apollonia đặc biệt đáng chú ý về trường phái triết học tại đây.

Gần như song hành với sự trỗi dậy của các thuộc địa Hy Lạp, các bộ tộc Illyrian bắt đầu phát triển từ các thực thể nhỏ và ít địa vị chính trị trở thành các nhà nước phức tạp và thống nhất. Ban đầu họ hình thành các liên minh tạm thời với nhau để tự vệ và xâm chiếm, sau đó các liên bang, và sau này là các vương quốc xuất hiện. Năm 355 trước Công nguyên, chiến tranh với Alexander của Macedonia nổ ra để giải phóng các vùng lãnh thổ phía đông và cùng lúc ấy Apollonia cũng thoát khỏi quyền cai trị của Macedonia. Sau cái chết của Alexander năm 323 trước Công nguyên, các vương quốc Illyrian độc lập một lần nữa xuất hiện. Năm 312 trước Công Nguyên, Vua Glauka hay Glaucius trục xuất người Hy Lạp khỏi Durrës. Tới cuối thế kỷ thứ 3, một vương quốc Illyrian với thủ phủ gần thành phố Shkodër của Albania ngày nay đã kiểm soát các vùng phía bắc Albania, Montenegro, và Herzegovina. Dưới sự cai trị của Vua Glaukia, quốc gia Illyrian lớn mạnh nhanh chóng. Những người kế vị của Glaukia (Monun và Mytyl) tiếp tục phát triển quốc gia Illyrian về kinh tế và đã cho phát hành các đồng tiền xu bạc và đồng. Một thời gian ngắn sau nửa cuối thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, dưới thời cai trị của Pleurat và Agron, quốc gia Illyrian một lần nữa trở lại thời kỳ thịnh vượng. Năm 231 trước, họ gia nhập liên minh với Acarnania và trở thành một cường quốc ở vùng Balkans.

Thời kỳ La Mã và Byzantine

Người La Mã đã dùng quân sự tước đoạt quyền tự trị của Illyrian năm 165 trước Công Nguyên. Albania của La Mã đã được nối với Via Egnatia, con đường của La Mã nối phía đông với phía tây và La Mã với vùng viễn đông giàu có của đế chế. Sau khi bị Đế chế La Mã chinh phục, Illyria được tái tổ chức thành một tỉnh của La Mã. Illyricum sau này được chia thành các tỉnh Dalmatia và Pannonia, những vùng đất hình thành nên nước Albania ngày nay. Nhiều người Illyrian ở thời cai trị La Mã đã đạt được những chức vụ quan trọng trong đội Vệ sĩ Hoàng đế La Mã (Prætorian Guard). Tiếng Albania vay mượn rất nhiều từ La Tinh, chủ yếu về tôn giáo và tế lễ. Điều này bởi Albania ban đầu thuộc Toà thánh, dù Thiên chúa giáo lần đầu được chính Thánh Paul truyền bá cho người Albania trong lần đầu ông tới Durazzo.

Trong những thập kỷ đầu tiên dưới sự cai trị của Byzantine (cho tới năm 461), Illyria phải chịu nhiều cuộc tấn công phá phách của người Visigoths, Huns, và Ostrogoths. Không lâu sau khi những kẻ xâm lược này tràn qua vùng Balkans, người Slavs xuất hiện. Giữa thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 8 họ đã định cư tại các lãnh thổ Illyrian và dần đồng hoá các bộ tộc Illyrian trong cái hiện là Slovenia, Croatia, Bosnia và Herzegovina, và Serbia. Tuy nhiên, các bộ tộc phía nam Illyria, gồm cả Albania ngày nay, tránh sự đồng hoá và bảo tồn ngôn ngữ của họ. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, Albania được gộp vào trong Đế chế Byzantine, nằm dưới sự quản lý từ Constantinople. Albania thuộc quyền quản lý của Byzantine cho tới thế kỷ 14 Công Nguyên khi những người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman tung ra các cuộc tấn công vào Đế chế. Người Ottoman chiếm Constantinople năm 1453, và tới năm 1460 hầu như toàn bộ lãnh thổ Byzantine cũ đều đã rơi vào tay người Thổ.

Thời Ottoman

Những người Thổ Ottoman đã mở rộng đế chế của họ từ Anatolia tới vùng Balkan ở thế kỷ 14. Tới thế kỷ 15, người Thổ hầu như đã chiếm được toàn bộ vùng bán đảo Balkan từ một dải bờ biển nhỏ hiện thuộc Albania. Cuộc kháng chiến của Albanian trước người Thổ hồi giữa thế kỷ 15 khiến họ được cả Châu Âu ca ngợi. Albania đã trở thành một biểu tượng của cuộc kháng chiến trước người Thổ Ottoman nhưng hầu như liên tục phải trải qua các cuộc chiến.[6] Một trong những cuộc kháng chiến thành công nhất trước những đạo quân Ottoman xâm lược do Gjergj Kastrioti Skanderbeg lãnh đạo từ năm 1443 tới năm 1468. Sau cái chết của Skanderbeg, cuộc kháng chiến kéo dài tới năm 1478, dù chỉ với những thắng lợi nhỏ. Các vùng đất và liên minh do Skanderbeg lập lên thay đổi và tan rã và những người Ottoman đã chinh phục vùng đất Albania chỉ một thời gian ngắn sau khi lâu đài Kruje thất thủ. Albania sau đó trở thành một phần của Đế chế Ottoman. Họ tiếp tục là một phần của đế chế này với tư cách là các tỉnh İşkodra, Manastır và Yanya cho tới năm 1912.

Những hiệu ứng từ Các cuộc chiến tranh Balkan

Sau cuộc Chiến tranh Balkan lần hai, người Ottoman bị hất cẳng khỏi Albania và có khả năng một số vùng đất sẽ bị Serbia sáp nhập cũng như mũi đất phía nam sẽ bị Hy Lạp tước đoạt. Quyết định này đã khiến người Italia, những người không muốn Serbia có dải bờ biển lớn hơn, tức giận, và cũng khiến liên minh Áo Hung, những người không muốn có sự xuất hiện của một nhà nước Serbia hùng mạnh bên cạnh biên giới của mình, tức giận. Dù có sự hiện diện của các lực lượng chiếm đóng của Serbia, Montenegrin, và Hy Lạp cũng như áp lực to lớn từ phía liên minh Áo-Hung, quyết định được đưa ra rằng nước này sẽ không bị phân chia mà thay vào đó được củng cố thành Xứ Albania. Tuy nhiên, dự án Áo-Italia đã không thành công.

Chế độ Quân chủ

Từ năm 1925, đất nước nằm dưới quyền quản lý của Tổng thống Ahmet Zogu. Vào năm 1928, Zogu đã xưng vương (Zog I, Skanderbeg III), lập ra chế độ quân chủ Albania đầu tiên kể từ thời Gjergvj Kastriot Skenderbej. Bắt chước các vị vua Châu Âu khác, ông cưới một phụ nữ quý tộc Hungary Geraldine Apponyi de Nagy-Apponyi. Triều đại Zogu kết thúc khi những kẻ phát xít Italia xâm lược Albania ngày 7 tháng 4 năm 1939. Những người cộng sản lên nắm quyền sau Thế chiến II. Sau sự sụp đổ của chính phủ cộng sản, con trai của cựu hoàng Zog là Leka, Thái tử Albania và Hoàng gia quay trở lại Albania ngày 28 tháng 6 năm 2002.

Thế chiến II

Albania từng là một trong những quốc gia đầu tiên bị Phe Trục xâm lược trong Thế chiến II. Mussolini xâm lược và chiếm Albania, trong khi thế giới còn đang chú ý tới những hành động quân sự của Đức tại Tiệp Khắc và Ba Lan. Khi Hitler bắt đầu gây hấn, nhà độc tài người Italia quan tâm tới đất nước Albania cách Italia biển Adriatic. Dù có một số cuộc kháng cự, đặc biệt tại Durrës, Italia đã chiếm Albania ngày 7 tháng 4 năm 1939 và kiểm soát nước này. Ngày 12 tháng 4, nghị viện Albania bỏ phiếu thông qua việc thống nhất nước này với Italia. Victor Emmanuel III lên ngôi vua Albania, và những người Italia đã lập ra một chính phủ phát xít dưới sự lãnh đạo của Shefqet Verlaci và nhanh chóng nắm quyền quản lý quân đội cũng như các định chế ngoại giao của Albania. Tháng 10 năm 1940 Mussolini dùng Albania làm căn cứ tung ra cuộc tấn công vào Hy Lạp. Trong Thế chiến II, các nhóm quốc gia Albania, gồm cả các du kích cộng sản, đã chiến đấu chống lại người Italia và sau này là cả người Đức. Tới tháng 10 năm 1944 họ đã đẩy lùi được quân Đức, nước Đông Âu duy nhất làm được như vậy mà không có sự hỗ trợ của Hồng quân. Enver Hoxha, nhân vật được giáo dục tại Pháp, trở thành lãnh đạo đất nước nhờ vị trí tổng bí thư Đảng Lao động (Đảng Cộng sản Albania). Đảng Cộng sản được thành lập ngày 8 tháng 11 năm 1941 với sự giúp đỡ của các Đảng Cộng sản Bolshevik khác.

Cuộc diệt chủng người Do Thái

Albania là quốc gia duy nhất tại Châu Âu từng bị Phát xít chiếm đóng ra khỏi cuộc Thế chiến II với cộng đồng Do Thái lớn hơn thời điểm trước chiến tranh. Phản ứng của Albania trước cuộc Diệt chủng người Do Thái đặc biệt đáng chú ý vì đây là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn ở Châu Âu. Dù vậy chỉ một trong sáu gia đình Do thái bị trục xuất và giết hại trong thời gian Phát xít chiếm Albania.[7] Người dân Albania không chỉ bảo vệ sắc tộc Do Thái ở nước mình, họ còn cung cấp nơi trú ẩn cho những người Do Thái từ các quốc gia láng giềng. Người Albania từ chối lập và giao nộp các danh sách người Do Thái. Thay vào đó họ cung cấp giấy tờ giả cho các gia đình Do Thái và giúp họ phân tán trong dân cư Albania.[8]

Tháng 2 năm 1944, khi quân Phát xít tràn xuống từ nơi ẩn nấp trên núi, không một người Do Thái nào rơi vào tay chúng.[9] Trong cuộc Diệt chủng người Do Thái, Albania là quốc gia duy nhất ở Châu Âu bảo vệ và che chở cho toàn bộ dân cư Do Thái nước mình, cả người mang quốc tịch Albania và người đến từ nước ngoài.[10] Trong lịch sử không hề có ý thức hệ bài Do Thái tại Albania vì thế đây là đặc điểm riêng có của nước này.[11] Số lượng nhỏ người Do Thái tại Albania cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ họ. Trong thời kỳ chiếm đóng của Italia, họ đã hoà trộn lẫn trong toàn bộ dân cư. Tuy nhiên, vai trò to lớn của nhân dân Albania trong việc bảo vệ người Do Thái là không thể phủ nhận.

Cộng hoà Nhân dân

Từ năm 1944 tới năm 1991, Albania trở thành một nhà nước Cộng hoà Nhân dân Albania và là quốc gia độc đảng theo đó Enver Hoxha nắm quyền cai trị độc đoán. Năm 1961, ông làm tan vỡ liên minh giữa Albania với đồng minh thân cận nhất, Liên bang Xô viết, vì ông tin rằng Khrushchev đã rời bỏ các học thuyết Stalin. Sau đó, đồng minh thân cận nhất của Albania là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1978, Hoxha rời bỏ nốt cả người Trung Quốc và quyết định theo đuổi chính sách tự chủ. Kết quả không chỉ là tình trạng cô lập mà còn là sự tan rã toàn bộ hệ thống tài chính Albania. Một ví dụ về việc này có thể thấy qua dự án xây dựng từ năm 1974 tới năm 1986 với gần 700.000 boongke bê tông để tự vệ trước một cuộc tấn công xâm lược. Sau cái chết của Upon Hoxha năm 1985, Ramiz Alia lên kế vị cả trong vai trò lãnh đạo đảng và lãnh đạo nhà nước. Alia là người được Hoxha ưu ái, nhưng ít có hành động hà khắc như vị lãnh đạo cũ và bắt đầu cho phép một số cải cách. Quá trình này được đẩy nhanh sau những tin tức về những thay đổi tại các quốc gia cộng sản khác ở vùng Trung và Đông Âu. Có những con số thống kê cho thấy trong giai đoạn này khoảng người 6000 đã bị hành quyết vì những lý do chính trị[cần dẫn nguồn] Dù vậy, chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện khi cả tuổi thọ và tỷ lệ biết chữ đều tăng khá cao và tăng trưởng kinh tế tiếp tục diễn ra cho tới giữa thập niên 1970.[cần dẫn nguồn]

Quay trở lại Chủ nghĩa Tư bản

Những cuộc biểu tình rộng lớn chống cộng sản lần đầu tiên diễn ra tháng 7 năm 1990. Một thời gian ngắn sau đó, chế độ cộng sản dưới sự lãnh đạo của Ramiz Alia tiến hành một số thay đổi trong chính sách kinh tế. Tới cuối năm 1990, sau những cuộc phản kháng mạnh của sinh viên và những phong trào công đoàn độc lập, chế độ đã phải chấp nhận một hệ thống đa đảng. Cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên được tổ chức ngày 31 tháng 3 năm 1991 và Đảng Cộng sản (PPSH) chiếm đa số. Các đảng đối lập buộc tội chính phủ gian lận và kêu gọi một cuộc bầu cử mới, cuộc bầu cử này được tổ chức ngày 22 tháng 3 năm 1992 và dẫn tới một liên minh (gồm Đảng Dân chủ, Dân chủ Xã hội, và Đảng Cộng hoà) lên nắm quyền lực.

Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 6 năm 1996, Đảng Dân chủ chiếm đa số tuyệt đối[cần dẫn nguồn], với hơn 85% ghế trong nghị viện. Năm 1997, những cuộc bạo động xảy ra khắp đất nước sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế buộc nước này tự do hoá hoạt động ngân hàng. Nhiều công dân, chưa biết gì về hoạt động của một nền kinh tế thị trường, đặt toàn bộ tiền tiết kiệm của mình vào trong các quỹ tín dụng kiểu kim tự tháp. Trong một thời gian ngắn, 2 tỷ dollar (80% GDP đất nước) đã được chuyển vào tay của một số kẻ đứng đầu mô hình kim tự tháp, gây ra những khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và những vụ bất ổn dân sự. Các đồn cảnh sát và các căn cứ quân sự bị cướp mất hàng triệu khẩu AK-47 và các loại vũ khí khác. Người nổi dậy chiếm ưu thế,[12] và quân du kích cùng một số công dân vũ trang ít được tổ chức đã kiểm soát nhiều thành phố. Chính phủ Aleksander Meksi từ chức và một chính phủ thống nhất quốc gia được thành lập. Trước tình trạng hỗn loạn[cần dẫn nguồn], Đảng Xã hội chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1997 và Berisha từ chức Tổng thống.

Tuy nhiên, tình trạng ổn định vẫn chưa được tái lập trong những năm sau cuộc nổi dậy 1997. Quyền lực thay đổi tay Đảng Xã hội dẫn tới một loạt các chính phủ xã hội tồn tại ngắn ngủi kế tiếp nhau. Đất nước tràn ngập người tị nạn từ tỉnh Kosovo láng giếng năm 1998 và 1999 trong cuộc Chiến tranh Kosovo. Tháng 6 năm 2002, một ứng cử viên tiềm năng, Alfred Moisiu, cựu tướng lĩnh, được bầu kế vị Tổng thống Rexhep Meidani. Các cuộc bầu cử nghị viện tháng 7 năm 2005 đưa Sali Berisha, lãnh đạo Đảng Dân chủ, quay trở lại nắm quyền, chủ yếu nhờ tình trạng đấu đá trong nội bộ những người Xã hội và một loạt những scandal tham nhũng của chính phủ Fatos Nano.[cần dẫn nguồn] Việc tham gia Liên minh Châu Âu và NATO là mục tiêu hàng đầu của các chính phủ hậu cộng sản. Đề xuất gia nhập Liên minh Châu Âu của Albania đã được Hội đồng Châu Âu đặt ưu tiên. Năm 2006, Albania đã ký một Thoả thuận Ổn định và Hợp tác với EU, nhờ thế hoàn thành bước quan trọng đầu tiên trong việc gia nhập khối này[cần dẫn nguồn]. Albania, cùng với Croatia và nước Cộng hoà Macedonia thuộc Nam Tư cũ, hy vọng nhận được lời mời tham gia NATO năm 2008.[13]

Nguồn nhân lực của Albania tiếp tục di cư sang Hy Lạp, Italia, Đức và các vùng khác ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, làn sóng di cư đang dần giảm bớt, bởi ngày càng có nhiều cơ hội tại ngay chính Albania khi nền kinh tế đang phát triển vững chắc. Người di cư Albania đã đạt được nhiều thành công quan trọng ở nước ngoài. Đặc biệt, hiện có một cộng đồng đáng kể người Albania ở Anh Quốc, tại các thành phố như Birmingham và Manchester. Cộng đồng người Do Thái Albania chủ yếu sống tại Liverpool, nơi ẩm thực Albania đã được ưa thích. Nhà báo đoạt giải Pulitzer Caroline Thorpe, người hiện là giáo sư danh dự tại Đại học Liverpool, gần đây đã phát biểu rằng 'Ẩm thực Albanian đã trở nên đồng nghĩa với Liverpool cũng như Bill Shankley hay the Beatles!'.

Chính trị

Albania theo mô hình Cộng hoà nghị viện. Quốc hội 1 viện có nhiệm kỳ 4 năm và gồm 140 ghế, trong đó 100 ghế được bầu định danh trực tiếp, 40 ghế được bầu theo đảng. Tổng thống do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm, Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Các đảng phái chính trị lớn tại Albania: Đảng Dân chủ (PD - cánh hữu; Chủ tịch Đảng: Xa-li Bê-ri-sa - Sali BERISHA); Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa (PS - cánh tả; Chủ tịch Đảng: Ê-đi Ra-ma - Edi RAMA); Phong trào Xã Hội Chủ Nghĩa vì Hội nhập (MSI - trung hữu; Chủ tịch Đảng: I-lia-rơ Mê-ta - Ilir META). Số ghế trong Quốc hội (kết quả bầu cử Quốc hội tháng 6 năm 2009): PD: 68; PS: 65, MSI: 4, các đảng khác: 3.

Đối ngoại

Albania ưu tiên hội nhập châu Âu và phát triển quan hệ với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Hy Lạp, chú trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.

Phân chia hành chính

Albania được chia thành 12 tỉnh (Tiếng Albania: chính thức qark/qarku, nhưng thường được gọi là prefekturë/prefektura), 36 quận và 351 khu đô thị.

Địa lý

Albania có tổng diện tích 28.750 kilômét vuông. Bờ biển nước này dài 362 kilômét trải dài trên cả Biển Adriatic và Biển Ionian. Các vùng đất thấp phía tây đối diện Biển Adriatic. 70% diện tích là đồi núi và thỉnh thoảng rất khó tiếp cận. Núi cao nhất là Korab nằm trong quận Dibra, lên tới 2.753 mét (9.032 ft). Đất nước này có khí hậu lục địa tại các vùng có độ cao lớn với mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Bên cạnh thành phố thủ đô Tirana, với 800.000 dân, các thành phố chính gồm Durrës, Elbasan, Shkodër, Gjirokastër, Vlorë, Korçë và Kukës. Trong ngữ pháp tiếng Albania, một từ có thể ở hình thức không xác định hoặc xác định, và điều này cũng tương tự đối với tên các thành phố: cả Tiranë và Tirana, Shkodër và Shkodra đều được sử dụng.

Nhân khẩu

Ở thời điểm tháng 7 năm 2007, dân số Albania là 3.600.523 người và tăng 0.73% mỗi năm.[14] Albania là quốc gia rất đồng nhất về mặt chủng tộc với các cộng đồng thiểu số rất nhỏ. Đa số dân cư được coi là người Albania. Các cộng đồng thiểu số gồm Hy Lạp, Aromania, Torbesh, Goran, Macedonia Slav, Romania, người Montenegro, người Bulgaria, Ai Cập Balkan và Do Thái. Ngôn ngữ được dùng phổ biến là tiếng Albania, với hai thổ ngữ chính, Gheg và Tosk. Nhiều người Albania cũng nói thạo tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Hy Lạp.

Tôn giáo

Thiên Chúa giáo đã bắt đầu có mặt tại Albania ở thời kỳ cai trị của La Mã vào giữa thế kỷ 1 sau Công Nguyên. Ban đầu, tôn giáo mới này phải cạnh tranh với các đức tin phương Đông như sự thờ cúng Mithra, vị thần ánh sáng của Ba Tư, đã du nhập vào vùng đất này từ khi Albania có những sự trao đổi với các vùng phía đông Đế chế La Mã. Trong một thời gian dài, Thiên Chúa giáo cũng phải cạnh tranh với sự thờ cúng các vị thần của người Illyrian. Sự tăng trưởng vững chắc của cộng đồng Thiên chúa giáo tại Dyrrhachium (tên của Epidamnus thời La Mã) đã dẫn tới sự thành lập một địa phận giám mục năm 58 Công Nguyên. Sau này, các chức giám mục đã được thành lập tại Apollonia, Buthrotum (Butrint ngày nay), và Scodra (Shkodra ngày nay).

Sau sự phân chia của Đế chế La Mã năm 395, Albania về chính trị đã trở thành một phần của Đế chế Đông La Mã, nhưng về tôn giáo vẫn phụ thuộc vào Roma. Khi cuộc ly giáo cuối cùng xảy ra năm 1054 giữa các nhà thờ phía Đông và nhà thờ phía Tây, những tín đồ Thiên chúa giáo phía nam Albania thuộc quyền tài phán của Giáo chủ Constantinople tại Constantinople, và những tín đồ ở phía bắc nằm dưới tầm quản lý của Giáo hoàng tại Rome. Thoả thuận này được thực thi cho tới khi những cuộc xâm lược của Ottoman xảy ra ở thế kỷ 14, khi đức tin Hồi giáo bắt đầu xuất hiện.

Một trong những di sản chính của năm thế kỷ cai trị của Ottoman là sự cải đạo của 60% dân số Albania sang Hồi giáo. Vì thế, nước này đã trở thành quốc gia đa số Hồi giáo sau khi giành lại độc lập từ Ottoman. Ở vùng núi phía bắc, việc truyền bá Đạo Hồi bị các tín đồ Cơ đốc giáo La Mã phản đối mạnh mẽ. Albania từng là nước có số tín đồ Cơ Đốc giáo La Mã ưu thế, với mười tám ghế giám mục Toà Thánh, một số chúng có lịch sử liên tục từ thời bắt đầu có đạo Cơ Đốc tới ngày nay. Albania là điểm chốt cuối cùng của Cơ đốc giáo La Mã tại Balkans và các Giáo hoàng đã làm tất cả những điều có thể trong phạm vi quyền lực của mình để mở rộng lãnh địa. Tuy nhiên, dần dần tình trạng lạc hậu, sự mù chữ và sự vắng mặt của những tăng lữ làm trách nhiệm giáo dục đã khiến tôn giáo này mất dần ưu thế.

Dưới chế độ Cộng sản, trong 45 năm nắm quyền tuyệt đối, tôn giáo bị chính thức ngăn cấm, và Albania được tuyên bố là nhà nước vô thần đầu tiên và duy nhất trên thế giới. Ngày nay, với quyền tự do tôn giáo và thờ cúng, Albania có nhiều tôn giáo và giáo phái.[15] Sự cuồng tín tôn giáo chưa từng xảy ra,[16][17] và mọi người thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau chung sống trong hoà bình.[18] Hôn nhân khác tôn giáo là điều thường thấy, và tại Albania không hề có sự ngăn cản nào với việc các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau cùng hoạt động tôn giáo của mình.[19] Cơ đốc giáo La Mã chủ yếu có mặt ở vùng phía bắc đất nước,[20] đặc biệt tại các thành phố Shkodër và Kruja, trong khi Thiên chúa giáo Chính thống xuất hiện ở các quận phía nam Gjirokastër, Korçë, Berat, và Vlorë. Các tín đồ Hồi giáo có mặt trên khắp đất nước, dù họ tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Đa số họ là tín đồ Sunnites truyền thống, nhưng khoảng một phần tư là tín đồ của giáo phái Bektashi, từng một thời có trụ sở tại Tirana.

Trong nhiều thế hệ, sự thực dụng tôn giáo từng là một nét riêng biệt của người dân Albania. Thập chí sau khi đã chấp nhận đạo Hồi, nhiều người vẫn tuân theo các hoạt động tôn giáo của Thiên chúa giáo. Tới tận năm 1912, ở một số lớn các làng tại vùng Elbasan, đa số đàn ông có hai tên, một tên Hồi giáo để sử dụng công khai và một tên Thiên chúa giáo để sử dụng riêng. Việc tuân theo các đức tin truyền thống vẫn tiếp diễn tới tận thế kỷ 20, đặc biệt tại các làng ở vùng núi phía bắc, nhiều nơi không hề có nhà thờ cũng như thánh đường hồi giáo. Một nhà thơ tên là Pashko Vasa (1825-1892), được biết đến với tên hiệu Vaso Pasha, đã có một bình luận sắc sảo, sau này được Enver Hoxha nhắc lại, rằng "tôn giáo của người dân Albania chính là Chủ nghĩa Albania." Ước tính chỉ 30-40% người dân Albanians có hoạt động tôn giáo thực sự.[21] Dù có quá khứ tôn giáo khác biệt như vậy, tại Albania không hề có xung đột tôn giáo, chủ yếu bởi người dân Albania có truyền thống khoan dung tôn giáo rất lớn.

Kinh tế

Từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm 1990, Albania đã đưa ra nhiều chương trình cải cách theo hướng kinh tế thị trường mở[cần dẫn nguồn]. Chính phủ được bầu cử dân chủ nhậm chức từ tháng 4 năm 1992 đã đưa ra một chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng nhằm chấm dứt sự suy giảm và đưa đất nước theo con đường kinh tế thị trường. Các yếu tố chủ chốt gồm tự do hoá hệ thống trao đổi và giá cả, củng cố hệ thống thuế, kiềm chế tiền tệ, và một chính sách thu nhập vững chắc.[cần dẫn nguồn]. Những chương trình này được hỗ trợ thêm bởi một kế hoạch cải cách cơ cấu khác, gồm cả tư nhân hoá doanh nghiệp cải cách lĩnh vực tài chính và tạo lập khuôn khổ pháp luật cho một nền kinh tế thị trường và hoạt động của lĩnh vực kinh tế tư nhân. Đa số các loại giá đã được thả nổi và hiện đang tiếp cận tới mức độ phổ biến trong vùng[cần dẫn nguồn]. Đa số lĩnh vực nông nghiệp, nhà cửa, và công nghiệp nhẹ đã được tư nhân hoá, cùng với vận tải, dịch vụ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ[cần dẫn nguồn]. Sau cuộc giảm sút kinh tế nghiêm trọng sau năm 1989, kinh tế đã dần hồi phục, cuối cùng vượt mức của năm 1989 ở thời điểm cuối thập niên 1990.[22] Tuy nhiên, bởi giá cả tăng lên, sự khó khăn về kinh tế vẫn là vấn đề với đa số dân cư. Năm 1995, Albania bắt đầu tư nhân hoá các doanh nghiệp lớn của nhà nước. Từ năm 2000, Albania đã có mức độ phát triển kinh tế cao.[cần dẫn nguồn]

Sau khi ký kết Thoả thuận Ổn định và Hợp tác tháng 6/7 năm 2006, các bộ trưởng EU đã thúc giục Albania đẩy nhanh các chương trình cải cách, chú trọng trên tự do báo chí, quyền sở hữu tài sản, xây dựng định chế, chú ý tới quyền của các nhóm thiểu số và tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế trong các cuộc bầu cử. Albania đã có bước hồi phục đáng kinh ngạc, xây dựng một nền kinh tế hiện đại và đa dạng. Các chính phủ gần đây cũng đã cải thiện cơ sở hạ tầng đất nước và mở cửa cạnh tranh tại các cảng biển, đường sắt, viễn thông, phát điện, phân phối khí tự nhiên và sân bay. Du lịch Albania là một ngành công nghiệp lớn và đang phát triển nhanh chóng. Những nơi thu hút nhiều khác du lịch nhất là các địa điểm lịch sử tại Apollonia, Butrinti, và Krujë. Bờ biển Albania đang trở nên nổi tiếng trong giới du lịch vì vẫn còn ở tình trạng tự nhiên chưa bị khai thác.

Quân đội

Các lực lượng vũ trang Albania thuộc quyền chỉ huy của Bộ tổng tham mưu và gồm Bộ binh, Hải quân, Phòng không, Lực lượng Học thuyết huấn luyện và hậu cần. Năm 2002, các lực lượng vũ trang Albania đã tung ra một chương trình cải cách kéo dài 10 năm dưới sự giám sát và hỗ trợ của Bộ quốc phòng Mỹ nhằm tinh giảm và hiện đại hoá lực lượng hơn 25.000 quân thường trực của mình.[23] Về khả năng gia nhập NATO, các quốc gia thuộc khối Hiến chương Adriatic (Albania, Croatia và Cộng hoà Macedonia thuộc Nam Tư cũ) hy vọng sẽ gia nhập liên minh này vào năm 2008.[24] Hiện tại, quân đội Albania tham gia vào các sứ mạng gìn giữ hoà bình tại cả Afghanistan và Iraq.

LS RUMANI

Lịch sử của Romania chịu ảnh hưởng mạnh bởi lịch sử, văn hóa của La Mã cổ đại. Lịch sử của Romania (là một quốc gia) bắt đầu vào năm 1859. Tuy nhiên, lịch sử của đất nước Rumani hình thành và phát triển bắt đầu từ thời cổ đại và bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn hơn Rumani ngày nay.

Thời kỳ tiền sử

Vùng đất Romania ngày nay đã có những nhóm người khác nhau đến sinh sống từ thời tiền sử. Một mẫu hóa thạch xương hàm của người đàn ông đã được tìm thấy tại Romania và được xác định có niên đại khoảng 34.000 đến 36.000 năm. Đây được coi là mẫu hóa thạch người cổ nhất tại châu Âu[1]. Bên cạnh đó, một hộp sọ có niên đại khoảng 35.000 đến 40.000 năm cũng được tìm thấy tại một hang động gần Anina đã khẳng định con người đã xuất hiện tại vùng đất Romania từ rất sớm.

Vương quốc Dacia

Những người Dacia đã xuất hiện tại Romania ít nhất vào khoảng năm 513 trước công nguyên. Dưới sự lãnh đạo của Burebista, Dacia trở thành một quốc gia hùng mạnh và thậm chí còn đe dọa cả một số vùng của Đế quốc La Mã. Trước tình cảnh đó, hoàng đế Julius Caesar dự định mở một chiến dịch lớn chống lại người Dacia nhưng ông đã bị ám sát vào năm 44 trước công nguyên. Không lâu sau đó, Burebista cũng bị ám sát bởi một trong những quý tộc của ông ta. Vương quốc Dacia bị phân thành những quốc gia nhỏ hơn rồi tái thống nhất lại vào năm 95 sau công nguyên dưới sự cai trị của vua Decebalus. Sau đó Dacia lại phải trải qua một giai đoạn đầy biến động cho đến khi hoàng đế La Mã là Marcus Ulpius Nerva Traianus đánh bại Decebalus vào năm 106 sau công nguyên và Dacia trở thành một phần của đế quốc. Nhưng đến năm 271, người La Mã đã phải rút lui do sự xâm lược của người Goth và người Carpi đối với vùng đất này.

Trung cổ

Khoảng năm 271, La Mã rút khỏi Daica. Dân du mục Goth vào chiếm và sinh sống với dân địa phương cho đến thề kỷ 4, khi dân du mục Hung tiến vào. Khu vực Transylvania do dân Gepid và Avar chiếm đóng cho đến thế kỷ 8. Sau đó bị sát nhập vào đế quốc Bulgaria đến năm 1018. Trong thế kỷ 10 - 11, Transylvania thuộc vương quốc Hungary cho đến thế kỉ 16 khi Tỉnh độc lập Transylvania được thành lập. Do sự tàn phá và các gánh nặng về kinh tế, dân địa phương không bị ảnh hưởng bởi dân nhập cư về văn hóa và lối sống. Người Pechenegs, người Cumans và người Uzes cũng được nhắc đến trong quá trình lịch sử trên vùng lãnh thổ Romania, cho đến sự thành lập của các tỉnh Romania mang tên gọi Wallachia bởi Basarab I, và Moldavia bởi Dragoş vào thế kỉ thứ 13 và thứ 14 theo thứ tự được kể.

Vào thời Trung Cổ, người Romani sống trong hai tỉnh độc lập chính: Wallachia (tiếng Romani: Ţara Românească - "Đất của người Romani"), Moldavia (tiếng Romani: Moldova) cũng như tỉnh Transylvania được cai quản bởi Hungary.

Vào năm 1475, Stefan III Đại đế xứ Moldavia đã đại thắng trước quân Ottoman trong trận Vaslui. Tuy nhiên, về sau Wallachia và Moldavia lại dần chịu sự bá chủ của Đế quốc Ottoman trong suốt thế kỉ 15 và thế kỉ 16 (năm 1476 đối với Wallachia, Moldavia vào năm 1514), như là những nước chư hầu phải nộp triều cống với quyền tự trị hoàn toàn và sự độc lập đối với bên ngoài cuối cùng mất hẳn vào thế kỉ thứ 18.

Một trong những vị vua kiệt xuất của Hungary, Mátyás Corvin (được biết đến trong tiếng Romania như là Matei Corvin), người trị vì từ 1458-1490, được sinh ra ở Transylvania. Ông tự nhận là người Romania bởi vì cha ông là người Romania, Iancu de Hunedoara (Hunyadi János trong tiếng Hungary), và bởi người Hungary vì mẹ ông là người Hungary. Sau này, vào năm 1541, Transylvania trở thành một bang gồm nhiều chủng tộc dưới quyền cai quản của triều đình Ottoman sau trận Mohács.

Cận đại

Mihail Viteazal (1558-9 tháng 8 năm 1601) là Công tước xứ Wallachia (1593-1601), xứ Transylvania (1599-1600), và xứ Moldavia (1600). Trong suốt triều đại ông 3 tỉnh này được cư ngụ đa số bởi người Romania lần đầu tiên sống dưới cùng một chế độ cai trị.

Peleş Castle, retreat of Romanian monarchs

Vào năm 1812 đế quốc Nga sát nhập Bessarabia, phân nửa phần phía đông của Moldavia (một phần bị mất do Hòa ước Paris (1856)); vào năm 1775 các hoàng đế nhà Habsburg đã sát nhập phần phía bắc, Bukovina, và Đế quốc Ottoman phần đông-nam, Budjak.

Vào cuối thế kỉ 18, triều đình Habsburg đã sát nhập Transylvania vào phần mà sau này trở thành Đế quốc Áo. Trong suốt thời gian thống trị của đế quốc Áo-Hung (1867-1918), người dân Romania ở vùng Transylvania đã trải qua một sự đàn áp tệ hại nhất dưới hình thức các chính sách Hungary hóa của nhà nước Hungary.

Vương quốc Romania

Nước Romania hiện đại được thành lập với sự sát nhập của hai bang Moldavia và Wallachia vào năm 1859 dưới thời Công tước Alexandru Ioan Cuza xứ Moldavia. Ông ta bị thay thế bởi Công tước Karl xứ Hohenzollern-Sigmaringen vào năm 1866. Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, 1877-78, Romania chiến đấu ủng hộ phía Nga; trong Hiệp định Berlin, 1878 Romania được công nhận như là một nước độc lập bởi các nước đế quốc. Để đổi lại việc nhượng cho Nga ba quận phía nam của Bessarabia mà sau này được lấy lại bởi Moldavia sau Chiến tranh Krym vào năm 1852, Vương quốc Romania đoạt lấy Dobruja. Vào năm 1881 bang này được nâng lên thành một vương quốc và Công tước Carol I trở thành vua Carol I.

Romania tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất cùng phe với Đồng minh ba bên. Chiến dịch quân sự của Romania đã kết thúc thảm hại khi quân Liên minh Trung tâm chinh phục phần lớn đất nước và bắt hoặc giết phần lớn quân đội Romania chỉ trong vòng 4 tháng. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, đế quốc Nga hoàng sụp đổ năm 1917 với cuộc Cách mạng Tháng Hai, còn đế quốc Áo-Hung thì tan rã năm 1918. Những sự kiện này cho phép Bessarabia, Bukovina và Transylvania tái gia nhập với Vương quốc Romania vào năm 1918. Nước Hungary khôi phục sau cuộc chiến đã bãi bỏ các đặc quyền và danh hiệu của Hoàng gia Habsburg trong Hiệp ước Trianon vào năm 1920.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Năm 1940 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Bắc Bukovina và Bessarabia, Bắc Transylvania và phía nam Dobruja bị chiếm bởi Liên Xô, Hungary và Bulgaria theo thứ tự kể trên. Vua Carol II độc đoán đã thoái vị vào năm 1940 và những năm sau đó Romania bước vào cuộc chiến tham gia lực lượng của Phe Trục. Sau sự chiếm đóng của Liên Xô, Romania lấy lại được Bessarabia và phía bắc Bukovina từ nước Nga Xô-viết, dưới sự lãnh đạo của tướng Ion Antonescu. Đức tặng thưởng lãnh thổ Transnistria cho Romania. Trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Antonescu, liên minh với phát xít Đức, đã đóng một vai trò trong Holocaust, với các chính sách đàn áp và tàn sát người Do Thái, và ở mức độ thấp hơn là người Romania. Theo một báo cáo phát hành năm 2004 bởi một cơ quan do cựu Tổng Thống Ion Iliescu bổ nhiệm và điều hành bởi Elie Wiesel (người đã từng đoạt giải Nobel), các nhà cầm quyền Romania là thủ phạm trong việc lên kế hoạch và thực hiện việc giết từ 280.000 đến 380.000 người Do Thái, nguyên trong miền Đông Romania thu lại hay chiếm của Liên Xô, dù trong một số tài liệu ước lượng thương vong trong thế chiến II thậm chí còn cao hơn.

Vào tháng 8 năm 1944 chính quyền Antonescu bị lật đổ, và Romania gia nhập phe Đồng Minh chống lại phát xít Đức, nhưng vai trò của nước này trong việc đánh bại Đức không được công nhận bởi Hiệp định Hòa bình Paris, 1947.

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Romania

Vào năm 1947, vua Michael I bị những người Xã hội Chủ nghĩa bắt phải từ bỏ quyền lực và rời khỏi đất nước. Sau đó, Romania tuyên bố là một nhà nước Cộng hòa và đặt dưới sự quản trị của quân đội Liên Xô cùng nền kinh tế phụ thuộc Liên Xô cho đến thập niên 50 của thế kỉ XX. Trong thời gian đó, phần lớn nguồn tài nguyên của Romania đã bị khai thác gần như cạn kiệt do sự thỏa thuận của Liên Xô và Romania trong hiệp định Xô-Romania. Sau cuộc thương thảo về việc rút lui của Liên Xô tại đây vào năm 1958, Romania, dưới sự lãnh đạo của Nicolae Ceauşescu, bắt đầu theo đuổi những chính sách độc lập hơn với Liên Xô như việc chỉ trích Khối Warsaw can thiệp quân sự vào Tiệp Khắc, tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Israel sau Cuộc chiến 6 ngày năm 1967, thiết lập các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức. Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia Ả Rập cho phép Romania đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình đối thoại Israel-Ai Cập và Israel-PLO. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Romania gia tăng không ngừng, từ năm 1977-1981, nợ nước ngoài tăng từ 3 lên 10 tỷ USD, ảnh hưởng của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và Ngân hàng thế giới tăng lên, mâu thuẫn với đường lối chính trị của Nicolae Ceauşescu. Ông đề xướng một dự án cuối cùng để hoàn trả nợ nước ngoài của Romania bởi các đường lối chính trị trên đã làm nghèo và kiệt quệ Romania, trong khi mở rộng quyền lực của công an và tệ sùng bái cá nhân. Việc đó đã làm giảm uy tín của Nicolae Ceauşescu và dẫn đến việc ông bị tử hình trong cuộc Cách mạng Romania năm 1989

LS OTOMAN

Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz. Đế quốc Ottoman chiếm một vùng có diện tích khoảng 5,6 triệu km²,[1] dù vùng ảnh hưởng thực tế của đế quốc rộng hơn nhiều, nếu tính cả các vùng lân cận do các bộ lạc du mục cai quản, nơi quyền bá chủ của đế quốc này được công nhận. Đế quốc Ottoman tương tác với cả văn hóa phương Đông và phương Tây trong suốt lịch sử 624 năm của nó.

Lịch sử qua các thời kì

Nguồn gốc

Các tổ tiên của vương triều Ottoman là một phần của các bộ lạc người Tây Đột Quyết (Gokturk) miền tây đã di cư từ Trung Á bắt đầu từ thế kỷ 10. Định cư tại Ba Tư trong thời kỳ này, những người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mở rộng về phía tây tới Armenia và Tiểu Á vào đầu thế kỷ 11. Những đợt di chuyển này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa họ với Đế quốc Byzantine, từng là một quyền lực chính trị nổi trội tại khu vực miền đông Địa Trung Hải kể từ thời kỳ La Mã, nhưng vào thế kỷ 11 bắt đầu một thời kỳ suy thoái dài. Người Thổ Seljuk đã thiết lập địa vị chắc chắn tại Tiểu Á sau chiến thắng lịch sử tại trận Manzikert năm 1071, để thành lập nhà Seljuk ở Tiểu Á. Tiếp theo sự xâm lăng của người Mông Cổ tới Tiểu Á trong thế kỷ XIII, triều đại này đã sụp đổ và lãnh thổ của nó đã bị phân chia thành nhiều vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ, tức các beylik.

Dưới quyền bá chủ của nhà Seljuk ở Tiểu Á, bộ lạc Kayı của người Thổ Oğuz đã tạo ra một thể chế mà cuối cùng đã trở thành vương quốc Ottoman tại miền tây Tiểu Á. Thủ lĩnh người Kayı là Ertuğrul Gazi đã nhận được vùng đất này sau lưng Seljuk trong cuộc va chạm biên giới nhỏ. Hệ thống Seljuk tạo cơ hội cho sự bảo vệ vương quốc từ bên ngoài, và cũng cho phép nó phát triển cấu trúc nội tại của nó. Vị trí của Kayı trên ven rìa phía viễn tây của nhà nước Seljuk cho phép họ xây dựng lực lượng quân sự của mình thông qua sự hợp tác với các dân tộc khác sống tại miền tây Tiểu Á, nhiều trong số đó là những người theo Ki-tô giáo. Sau sự tan rã của nhà Seljuk, Kayı trở thành chư hầu của Hãn quốc Y Nhi của Mông Cổ.

Khởi đầu (1299-1326)

Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Osman I (còn gọi là Osman Bey) (tiếng Ả Rập: Uthman) [2] (1299-1326), con trai của Ertuğrul Gazi, người đã tuyên bố sự độc lập của nhà nước Ottoman năm 1299. Trong khi các vương quốc khác của người Thổ Nhĩ Kỳ còn phải bận tâm với các mâu thuẫn nội bộ, Osman đã có thể mở rộng biên giới của khu định cư Ottoman về phía rìa của Đế quốc Byzantine. Ông đã dời đô tới Bursa, và định hình sự phát triển chính trị ban đầu của dân tộc. Người ta gọi ông với tên hiệu "Kara" vì sự can đảm của ông, Osman đã được ca ngợi là một ông vua hùng mạnh và năng động một thời gian rất dài sau khi ông mất, như được thể hiện trong thành ngữ của người Thổ Nhĩ Kỳ "Ông/anh ta có thể tuyệt vời như Osman". Danh tiếng của ông cũng được đánh bóng trong câu chuyện thời Trung đại của người Thổ Nhĩ Kỳ, được biết dưới tên gọi "Giấc mơ của Osman", một sự thành lập huyền thoại trong đó chàng trai trẻ Osman là người có đầy năng lực để chinh phục một đế quốc nhìn thấy trước.

Thời kỳ này là sự hình thành của triều đình Ottoman chính thức mà các cơ quan, tổ chức cấu thành ra nó gần như không thay đổi lớn gì trong gần 4 thế kỷ. Ngược lại với nhiều nhà nước cùng thời kỳ đó, hệ thống quan lại của Đế quốc Ottoman đã cố gắng tránh sự cai trị theo kiểu quân sự. Triều đình cũng tạo ra một thể chế pháp lý gọi là millet (kiểu lãnh thổ tự trị), mà trong đó thiểu số từ các dân tộc ít người và tôn giáo có khả năng quản lý công việc của chính họ với một sự độc lập đáng kể từ sự kiểm soát của trung ương.

Trong thế kỷ sau khi Osman qua đời, sự thống trị của Ottoman đã bắt đầu mở rộng trên toàn khu vực miền đông Địa Trung Hải và Balkan. Thessaloniki, một thành phố quan trọng của Venezia bị chiếm năm 1387, và chiến thắng của quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Kosovo năm 1389 làm cho Serbia mất quyền kiểm soát trên vùng đất này, mở đường cho các cuộc xâm lược châu Âu của sultan. Trận Nicopolis năm 1396 được xem là cuộc Thập tự chinh cuối cùng của thời Trung cổ, trong trận này quân Thập tự chinh đại bại trước quân Ottoman. Với sự mở rộng ảnh hưởng của người Thổ vào vùng Balkan, thì cuộc chinh phục chiến lược vào Constantinople đã trở thành mục tiêu quyết định. Đế quốc đã chiếm được các vùng đất Byzantine phụ cận Constantinople, nhưng người La Mã vẫn đứng vững được khi Tamerlane xâm lược Tiểu Á, và bỏ tù sultan Bayezid I sau trận Ankara năm 1402. Các lãnh thổ Ottoman ở vùng Balkan (điển hình như Thessaloniki, Macedonia và Kosovo) đều bị mất năm 1402, nhưng các vùng đất này được Murad I chiếm lại trong thập niên 1430 - 1450.

Việc Bayezid bị bắt làm cho đất nước bị loạn lạc. Từ năm 1402 đến 1413, nội chiến bùng nổ giữa các con của Bayezit. Cuộc chiến này kết thúc khi vua Mehmed I lên ngôi và xây dựng lại đất nước, kết thúc Thời kì đứt quãng của Đế quốc Ottoman. Cháu nội ông, Mehmed II đã tái cấu trúc của cả nhà nước lẫn quân đội, và đã thể hiện các kỹ năng quân sự của mình trong cuộc chiếm đóng Constantinople vào ngày 29 tháng 5 năm 1453, khi mới 21 tuổi. Thành phố này trở thành kinh đô mới của Đế quốc Ottoman, và Mehmed II xưng làm Kayser-i Rum (Hoàng đế La Mã). Dù vậy, ngôi Hoàng đế La Mã của sultan Ottoman không được người Hy Lạp và các nước phương Tây công nhận, và các Nga hoàng cũng tự phong cho mình chức vị này. Để nắm vững ngôi Hoàng đế La Mã, Mehmed II khao khát chiếm Roma, và cho quân xâm lược bán đảo Ý, chiếm Otranto và Apulia ngày 28 tháng 7, 1480. Nhưng sau khi ông bị ám sát ngày 5 tháng 3, 1481, chiến dịch ở Ý thất bại và quân Ottoman rút lui về.

Lớn mạnh (1453-1683)

Các cuộc mở mang và cực điểm (1453-1566)

Mehmed II và đội quân chiến thắng tại Constantinople, họa phẩm của Musée des Augustins Toulouse

Lãnh thổ của Đế quốc Ottoman từ lúc khởi lập đến năm 1683.

Vào thời lớn mạnh, Đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman : Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Aden, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga.

Vào đầu thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman trở thành một trong những nhà nước lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Trong thời kì này, nhiều ông vua kiệt xuất lên cai trị Thổ Nhĩ Kỳ: điển hình như Selim I (1512-1520), người có công sát nhập vùng Trung Đông vào Ottoman. Vào năm 1514 trong trận Chaldiran, ông đã đánh bại vua Ismail I (1501-1524) nhà Safavid. Ông đã tiêu diệt nhà Mamluk ở Ai Cập vào năm 1517 rồi dành danh hiệu khalip từ nhà Abbasid ở Cairo (các sultan Ottoman tiếp tục giữ danh hiệu này đến năm 1924), bắt đầu thời kì Ai Cập thuộc Ottoman.

Trận Mohács (1526) là cuộc xâm lược Hungary của Ottoman

Sau khi Hoàng đế Selim I mất, Hoàng đế Suleiman I (1520-1566) tiếp tục mở mang đế quốc. Sau khi thôn tính được Beograd năm 1521, Suleyman chinh phục Vương quốc Hungary và sau chiến thắng trong trận Mohács năm 1526, đế quốc Osmanli chiếm được Hungary và nhiều vùng đất ở Trung Âu. Sau đó, năm 1529 ông bao vây thành Wien, nhưng vì thời tiết ở đây khắc nghiệt nên quân đội ông rút lui.[3] Năm 1532, 25.000 quân Ottoman mở cuộc tấn công Wien, nhưng bị đẩy lui cách Wien 97 km tại pháo đài Guns. Sau cuộc mở mang xa nhất của Ottoman năm 1543, hoàng đế Habsburg là Ferdinand công nhận quyền cai trị của Ottoman trên đất Hungary năm 1547. Dưới triều vua Suleyman I, Transylvania, Wallachia và Moldavia trở thành những công quốc chư hầu của đế quốc. Ở phía đông, Ottoman chiếm Bagdad từ tay Ba Tư năm 1535, chiếm được Lưỡng Hà và Hải quân Ottoman tiến vào Vịnh Ba Tư. Khi Hoàng đế Suleyman I qua đời, dân số Ottoman lên đến 15.000.000 người.[4] Công cuộc bành trướng của ông đã mang lại cho ông một Đế quốc Ottoman vô cùng rộng lớn, và thậm chí ông còn vượt xa cả những tham vọng của Hoàng đế Xerxes I của Đế quốc Ba Tư năm xưa. [5]

Quân đội Ottoman đã để lại những nhà nguyện Hồi giáo rải rác khắp các sườn đồi và thung lũng vùng Balkan. Nổi giận vì những biểu hiện cho việc chiếm đóng của người đạo Hồi này, các vương quốc theo đạo Cơ đốc ở Tây Âu xem người Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ xâm lược Hy Lạp và các sắc dân theo Cơ đốc giáo khác. Nhưng đế quốc Ottoman rộng lượng hơn, chấp nhận tôn giáo khác với đạo Hồi. Sultan chính thức công nhận Giáo hội Hy Lạp và giáo khu của giáo chủ và các tổng giám mục, cho phép các giáo đường Chính thống giáo được duy trì tài sản của họ. Người Thổ Nhĩ Kỳ thích cai trị qua định chế chính trị địa phương, và để đổi lại cho tiền triều cống, các tỉnh Cơ đốc giáo được phép duy trì các hệ thống hành chính, thứ bậc và giai cấp.

Dấu hiệu suy yếu và sự hồi phục (1566-1683)

Năm 1571, Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Venezia (1571-1573) nổ ra, quân Ottoman xâm chiếm đảo Síp. Hạm đội Liên minh Thần thánh (bao gồm Venezia, Tây Ban Nha, Savoie,...) đã đập tan Hạm đội Ottoman tại Lepanto. Nhưng, năm 1573 Hải quân Ottoman được khôi phục lại, kết quả là Venezia phải kí hòa ước và nhượng Síp cho Đế quốc Ottoman.[6]

Đế quốc Ottoman bấy giờ bao lần tung quân đi xâm lược Ba Tư. Người Ba Tư thuộc hệ phái Shia và tin mình là con cháu của Imam Ali bin Abu Talib, trong khi người Ottoman thuộc hệ phái Sunni. Đầu thế kỷ 17, quân Ba Tư tấn công lãnh thổ Đế quốc Ottoman ở Lưỡng Hà

Hạm đội Ottoman do Barbarossa Hayreddin Pasha chỉ huy đánh thắng hạm đội Liên minh Thần thánh ở Âu Châu do Andrea Doria chỉ huy tại Trận Preveza năm 1538.

Trong thế kỷ 16 và 17, Đế quốc Ottoman là một trong những thực thể chính trị mạnh nhất thế giới, các nước mạnh ở Đông Âu luôn bị đe dọa bởi sự mở rộng thường xuyên của nó qua Balkan và phần phía nam của Liên bang Ba Lan-Litva. Hải quân của nó cũng là một lực lượng rất mạnh ở Địa Trung Hải. Nhiều lần, quân đội Ottoman đã tấn công Trung Âu, bao vây Wien năm 1529 và một lần nữa năm 1683 trong nỗ lực chinh phục lãnh địa của gia tộc Habsburg, và cuối cùng chỉ bị đẩy lui bởi một liên minh to lớn của các nước mạnh tại châu Âu trên cả trên bộ và trên biển. Nó là quyền lực duy nhất không thuộc châu Âu đã thách thức được sự nổi lên về quyền lực của phương Tây trong khoảng giữa thế kỷ 15 và thế kỷ 20, tới mức nó đã trở thành một phần trong tổng thể của chính trị cân bằng quyền lực châu Âu, vì thế làm giảm bớt sự khác biệt giữa hai bên.

Hạm đội Liên minh Thần thánh do Don Juan nước Áo chỉ huy đánh tan hạm đội Ottoman do Muezzinzade Ali Pasha chỉ huy trong trận Lepanto năm 1571.

Đầu thế kỷ 17, Đế quốc Ottoman bắt đầu suy yếu. Các sultan vào lúc này thường chỉ vui hưởng trong hậu cung, ngoài ra, binh đoàn Janissary thường hay nổi dậy. Bên ngoài, quyền lực của đế quốc Ottoman bị suy giảm trầm trọng đến nỗi tàu thuyền của người Venezia và người Cozak thường xuyên quấy phá. Đế quốc được cứu nguy do tài năng của một đại gia đình làm quan Tể tướng gồm cha, con trai và em rể - đó là gia đìng Köprülü.

Năm 1656, dưới triều Mehmed IV (1648-1687), trong khi đế quốc gần bị sụp đổ,[cần dẫn nguồn] hậu cung đành phải cử một người Albania 71 tuổi, Köprülü Mehmed Pasha làm tể tướng (1656-1661). Ông này ra lệnh xử tử 50.000-60.000 người để bài trừ tham nhũng. Năm năm sau, lúc ông qua đời, tình hình có phần ổn định. Dưới quyền Tể tướng của con trai ông, Köprülü Fazıl Ahmed Pasha (1661-1676), và sau đó em rể ông, Kara Mustafa Pasha (1676-1683), uy quyền của Ottoman được hồi phục. Các hạm đội và quân của Venezia, Ba Lan, Áo và Nga bị đẩy lui. Quân đội Ottoman xâm chiếm Ukraina và Podolia. Năm 1680, đế quốc Ottoman đã đạt tới lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử đế quốc (11.5 triệu km²).

Cuộc bao vây Wien lần hai, năm 1683.

Năm 1683, đáp lời kêu gọi của Hungary chống lại hoàng đế Leopold I nhà Habsburg, sultan Mehmed IV đã ra lệnh cho tể tướng Kara Mustafa phái 200.000 quân ngược dòng sông sông Donau, và lần thứ hai trong lịch sử, quân Ottoman tiến đến chân tường thành của Wien, nhưng cuối cùng bị liên minh các nước Tây Âu (Liên minh Thần thánh), do vua Ba Lan Jan III Sobieski chỉ huy, đánh bại. Năm 1683, tại Beograd, sultan Mehmed IV ra lệnh thắt cổ tể tướng Kara Mustafa. Trận Wien đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (1683-1699) ở châu Âu.

Trong những năm tiếp theo, quân Ottoman bị đại bại do sức tiến công từ Wien. Quân Venezia công hãm Athena, nhưng không may là trong đợt pháo kích của họ, một quả đạn rơi trúng ngôi đền Parthenon được xây vào thế kỷ 5 TCN, lúc ấy được quân Ottoman dùng làm kho chứa thuốc súng. Ngày 26 tháng 9 năm 1687, ngôi đền lúc ấy còn khá nguyên vẹn bị nổ tung, để lại tình trạng cho đến bây giờ.

Cuộc đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với Hiệp ước Karlowitz ngày 26 tháng 1 năm 1699, và theo hiệp ước này, Đế quốc Ottoman phải nhượng cho Đế quốc Áo một số vùng lãnh thổ như Hungary thuộc Ottoman. [7]

Trong thời kì này, chỉ có hai vị sultan cai trị rất năng nổ, đó là: Murad IV (1612-1640) chiếm lại Yerevan (1635) và Bagdad (1639) từ tay Ba Tư và cai trị một cách độc đoán.[8] Mustafa II (1695-1703) mở cuộc tấn công nhà Habsburg ở Hungary trong các năm 1695-96, nhưng phải rút về sau khi thảm bại tại Zenta (11 tháng 9, 1697).[9]

Trì trệ và cải tổ (1699-1827)

Trong những năm tháng trì trệ, nhiều vùng đất ở Balkan bị nhượng lại cho nước Áo. Những vùng đất khác của Đế quốc Ottoman, như Ai Cập và Algérie, trở nên độc lập trên thực tế, và sau đó hứng chịu ảnh hưởng do các đế quốc thực dân như Anh và Pháp truyền bá. Vào thế kỷ 18, chính quyền trung ương đã ban cho các lãnh đạo và thủ lĩnh địa phương nhiều mức tự quyết hơn. Một loạt các cuộc chiến đã diễn ra giữa đế quốc Nga và đế quốc Ottoman từ thế kỉ từ 17 đến thế kỉ thứ 19.

Vào giai đoạn cuối của thời kỳ trì trệ, xuất hiện những cải tổ về nền giáo dục và công nghệ, bao gồm sự thiết lập những trường học lớn như Đại học công nghệ Istanbul; khoa học công nghệ được ghi nhận là đạt đỉnh cao ở thời Trung Cổ, đó là kết quả của việc các học giả Ottoman kết hợp cách học cổ điển với Triết học Hồi giáo và toán học cũng như các kiến thức tiên tiến về công nghệ của Trung Hoa như thuốc súng và la bàn. Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này, các thế lực bảo thủ và phản đối công nghệ xuất hiện. Hội đoàn các nhà văn của đế chế cho rằng kỹ thuật in ấn là "sáng tạo của quỷ dữ" khiến công nghệ in, được Gutenberg Johannes phát minh ở châu Âu năm 1450, phải mất 43 năm sau mới được giới thiệu tại Constantinople nhờ vào những người Do thái Sephardic. Những người Do Thái Sephardic, vốn sống ở Tây Ban Nha, di cư tới đế quốc Ottoman để trốn chạy cuộc thanh giáo tại Tây Ban Nha vào năm 1492 và mang theo kỹ nghệ in tới Ottoman.

Vương công Eugène xứ Savoie đã đánh tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Beograd, buộc Sultan phải giảng hòa.

Thời đại Tulip, được đặt tên vì tình yêu của Sultan Ahmed III (1703-1730) với hoa tulip và được dùng như biểu tượng của triều đại thanh bình của ông. Trong giai đọan này, chính sách của đế chế với châu Âu có sự thay đổi. au khi quân Nga đánh thắng quân Thụy Điển trong trận Poltava vào năm 1709, vua Thụy Điển là Karl XII có lúc đã trốn sang xin người Thổ Nhĩ Kỳ cho tị nạn[10]. Đất nước thanh bình từ năm 1718 đến 1730, sau khi Quân đội Thổ Ottoman đập tan tác quân Nga trong trận đánh tại sông Pruth năm 1712, Vương công Eugène xứ Savoie kéo quân Áo đánh chiếm thành phố Beograd,[11] và Hiệp định Passarowits được ký kết sau đó mang đến một giai đoạn đình chiến. Sau đó, Đế quốc cũng cải thiện hệ thống thành lũy ở các thành phố tiếp giáp các nước Balkan, để bảo vệ đất nước chống lại chủ nghĩa bành trướng của Châu Âu. Một số cải cách không dứt khoát cũng được tiến hành: hạ thuế; cải thiện hình ảnh của các bang Ottoman; hình thái đầu tiên của đầu tư tư nhân và doanh nghiệp tư nhân xuất hiện.

Vào năm 1736, Đế quốc Ottoman lại phải lâm chiến với Áo, và nước Áo thất bại.[12] Lúc này danh tướng Eugène xứ Savoie đã qua đời, do đó tinh thần quân Áo suy sụp, tổ chức kém cỏi, do đó đại bại, và đồng minh của họ là Nga đạt lợi thế hơn trong cuộc chiến tranh này.[13] Sau này, cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763) bùng nổ ở châu Âu.[14] Vua nước Phổ là Fryedrich II Đại Đế phải chống chọi với liên quân Nga - Áo - Pháp - Thụy Điển. Nền quân chủ Phổ bị suy sụy nghiêm trọng, nhiều lãnh thổ của nước này bị rơi vào tay địch quân. Vua Friedrich II Đại Đế trong vòng nhiều năm đã đàm phán với Đế quốc Ottoman và người Tartar, nhưng rồi ông chẳng thấy quân Thổ - Tartar đâu. Tuyệt vọng, nhà vua quyết định chờ quân Thổ - Tartar kéo đến vào tháng 2 năm 1762, nếu không ông sẽ nhận lấy cái chết anh dũng của Cato Trẻ.[15] Nhưng rồi liên quân chống Phổ đã tan rã và vua Friedrich II Đại Đế giành thắng lợi.[16] Sau năm 1768, khi tình hình Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva bất ổn, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng can thiệp vào. Nhưng rồi ba nước Vương quốc Phổ, Áo và Nga đã tiến hành cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất vào nắm 1772. [17]

Công cuộc cải tổ quân sự Ottoman được bắt đầu với Sultan Selim III (1789-1807), vị vua tiến hành những nỗ lực lớn đầu tiên để hiện đại hóa quân đội gần biên giới Châu Âu. Những nỗ lực này, tuy vậy, đã bị cản trở bởi phong trào phản kháng bắt nguồn một phần từ các lãnh đạo tôn giáo và chủ yếu từ toán Ngự Lâm quân Janissary - toán kiêu binh này trở nên rất uy quyền và chẳng biết sợ vua. Với tư tưởng bảo thủ và lo sợ mất đại quyền, họ tiến hành cuộc bạo loạn Janissary. Do tiến hành một loạt cải cách, Sultan Selim III bị lật đổ, Hoàng tử cổ hủ Mustafa lên làm vua - tức Sultan Mustafa IV, và sát hại phần lớn các công thần phò vua Selim III năm xưa. Dưới triều vua Mustafa IV, Quân đội Ottoman liên tục bị quân Nga đánh bại. Vào năm 1808, hai bên ngừng bắn, một cuộc binh biến nổ ra. Alemdar Mustafa Pasha - một công thần của cựu hoàng Selim III, kéo quân vào kinh thành Constantinopolis đánh Sultan Mustafa VI. Nhà vua bèn truyền lệnh cho hành quyết cựu hoàng Selim III và hoàng đệ Mahmud, nhưng không may Mahmud trốn thoát. Ông lên làm Sultan Mahmud II (1808 - 1839) và giết chết cựu hoàng Mustafa IV.[18] Ông tiến hành thảm sát đẫm máu toán Ngự Lâm Quân Janissary, rồi giải tán luôn toán Ngự Lâm Quân này vaò năm 1826.

Suy vong và hiện đại hóa (1828-1908)

Tan rã (1908-1923)

Đầu thế kỷ 20, một nhóm người cải cách đòi hỏi phải đổi mới và hiện đại hóa nước Thổ, gọi là Những người Thổ trẻ. Năm 1909, họ lật đổ sultan Abdul Hamid II, nhưng họ đã làm cho Đế quốc Ottoman tan rã vì tập trung quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp sự phiền muộn của các dân tộc thuộc Ottoman ở Syria, Ả Rập, Albania, Bosnia và Herzegovina, Crete, Macedonia và Tripoli.

Với sự bùng nổ của Đệ nhất thế chiến năm 1914, Đế quốc vẫn còn kiểm soát phần lớn vùng Trung Đông, và về phe Liên minh trung tâm (Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung,...), phe này thua trận. Các dân tộc vùng Trung Đông nổi dậy, và theo phe Entente (Nga, Anh, Pháp, Hoa Kỳ...) để giành độc lập.

Mustafa Kemal (Atatürk) trong chiến hào tại trận Gallipoli (1915)

Sự tan rã của đế quốc Ottoman là hậu quả trực tiếp của Đệ nhất thế chiến, khi phe Entente đánh bại phe Liên minh Trung tâm ở châu Âu cũng như các lực lượng Ottoman tại Mặt trận Trung Đông. Ở thời điểm kết thúc chiến tranh từ năm 1918, chính quyền nhà nước Ottoman sụp đổ và đế quốc bị Anh, Hy Lạp, Pháp Ý, Armenia và Gruzia chinh phạt và phân chia. Những năm sau đó các nước mới độc lập từ Ottoman tuyên bố thành lập và năm 1919, Mustafa Kemal Atatürk và lực lượng Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1923, lực lượng cách mạng Thổ thắng trận và Thổ Nhĩ Kỳ được độc lập. Cùng năm đó, đế quốc Ottoman cáo chung, sultan Mehmed VI Vahdettin thoái vị, và Mustafa Kemal Atatürk thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, dựa trên một phần lãnh thổ của đế quốc Ottoman.

Năm 1922, Sultan Mehmed VI thoái vị

Các thành viên của gia đình Osmanlı cai trị sau đó đã bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1923-1924. Năm 1924, chế độ khalip bị bãi bỏ, khalip Abdul Mejid II nhà Ottoman cũng thoái vị. Năm 1974, sau 50 năm, Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã trao quyền tái yêu cầu quyền công dân Thổ Nhĩ Kỳ cho những con cháu của dòng họ này, và họ đều đã thực hiện điều đó trong những thập kỷ tiếp sau trong một quá trình đã hoàn thành với việc người đứng đầu dòng họ Ertuğrul Osman V đã được trao quyền công dân năm 2004.

Quá trình các lãnh thổ thuộc đế quốc Ottoman

Xã hội chính trị

Dân cư sinh sống trên lãnh thổ Ottoman chủ yếu theo đạo Hồi, và sắc tộc chính là người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, kế tiếp là người Ả Rập, người Kurd, người Tatar Krym, người Bosnia, người Albania v.v. Các sultan Đế quốc Ottoman cũng trị vì hàng triệu dân theo Cơ đốc giáo: người Hy Lạp, người Serb, người Hungari, người Bulgar...

Vì thế mà sợi dây chính trị nối kết các sắc tộc và tôn giáo khác nhau cần thiết phải linh động và lỏng lẻo. Sultan trị vì từ thủ đô Constantinople (nay là Thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bộ máy hành chính địa phương nằm trong tay các tiểu vương, hoàng thân, hãn vương,..., có địa phương được tự trị mọi việc ngoại trừ cái tên. Các hoàng thân Cơ đốc giáo vùng Balkan được sultan chọn, nhưng một khi đã lên nắm quyền, lòng trung thành của họ chỉ thể hiện qua việc nộp triều cống cho các sultan. Mỗi năm, từng đoàn xe goòng tải đến Constantinople vàng và những loại tiền thuế. Hãn vương người Tatar của Hãn quốc Krym cai trị từ thủ phủ Bakhchisarai như là vị lãnh chúa độc tôn, chỉ có nhiệm vụ cung ứng 20.000-30.000 kỵ binh mỗi khi các triều đình Ottoman có chiến tranh. Về phía tây cách gần 2.000 kílômét, các vùng Tripoli, Tunis và Algérie chỉ thực hành nghĩa vụ chiến tranh bằng cách điều tàu chiến (bình thường làm giàu nhờ nghề hải tặc cướp bóc tất cả các nước) đi đánh các cường quốc Hải quân theo Cơ đốc giáo như Venezia và Genova.

Các sứ thần nước ngoài trong điện Topkapi

Xuyên suốt lịch sử của họ, đế quốc Ottoman luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Khi vị sultan có tính khí mạnh mẽ và thông minh, đế quốc cường thịnh lên. Trong khi ông yếu đuối, thì đế quốc bị suy yếu. Điều dễ nhận thấy là cuộc đời trong cấm thành, chung quanh là phụ nữ đầy sinh lực nồng nàn và thái giám đầy mưu đồ, dễ làm cho một vị quân vương bị suy nhược. Một tình huống thứ hai trong lịch sử của đế quốc cũng khiến cho sultan trở thành con người kém cỏi. Điều oái oăm là việc này bắt đầu bằng hành động nhân từ. Cho đến thế kỷ 15, truyền thống ở Ottoman là một hoàng thái tử khi lên ngôi kế vị sẽ ra lệnh thắt cổ tất cả anh em trai còn lại, để triệt hạ mọi âm mưu soán ngôi, đó là theo lệnh của sultan Mehmed II - người khi lên ngôi năm 1451 đã giết một đứa em khác mẹ còn nằm trong nôi. Năm 1595, sultan Mehmed III (1595-1603) khi mới lên ngôi đã ra lệnh thắt cổ tất cả 19 em trai và, để tận diệt mọi mầm mống phản loạn, hạ sát luôn bảy vương phi của vua cha lúc đó đang mang thai. Tuy nhiên, đến năm 1603, ấu chúa Ahmed I (1603-1617) mới lên ngôi đã chấm dứt truyền thống khủng khiếp này khi không muốn giết người em nào. Thay vào đó, ông cách ly họ trong một khu riêng biệt, nơi họ không liên lạc được gì với thế giới bên ngoài. Một người em của Ahmed chính là sultan Mustafa I (1617-1618, 1622-1623) trong tương lai, Mustafa được xem là bị mất trí.

Từ lúc này trở đi, mọi hoàng tử Ottoman đều sống mỏi mòn trong khu biệt lập, bên cạnh chỉ có thái giám và cung phi đã quá tuổi sinh nở để ngăn ngừa họ có hậu duệ hòng làm phản. Nếu có một bé trai ra đời do sơ suất, đứa bé này không được phép làm rối loạn thứ tự truyền ngôi, nên phải bị xử tử. Vì thế, khi một sultan qua đời hoặc bị truất phế, một hoàng tử sống trong khu biệt lập có thể được triệu đến để được tấn phong - bởi vì theo luật Ottoman, người kế vị của sultan là người đàn ông cao tuổi nhất trong hoàng tộc. Trong số các hoàng tử ngu dốt và thụ động này, hiếm khi triều đình tìm được người có đủ sự phát triển trí tuệ hoặc kiến thức về chính trị để trị vì đế quốc. Vì vậy, có những trường hợp các vị sultan có điều kiện tinh thần không tốt như Mustafa I hay Ibrahim I (1640-1648).

Dinh Đại Vizia có quyền lực rộng lớn – có khi đủ mạnh để mưu đồ lật đổ và giết chết được sultan – nhưng cũng có nhiều rủi ro và ít khi hứa hẹn một cái chết êm thấm. Khi thất trận, Đại Vizia bị sultan quy trách nhiệm và tiếp theo đó là bị cách chức, đi đày hoặc không hiếm khi bị thắt cổ. Giữa các năm 1683-1703, có mười hai vị Đại Vizia đến và đi.

LS NAMTU

Nam Tư (Jugoslavija trong tiếng Serbo-Croatian (ký tự Latin) và tiếng Slovenia; Југославија trong tiếng Serbo-Croatian (ký tự Cirill) và tiếng Macedonia; tiếng Anh: South Slavia) miêu tả ba thực thể chính trị tồn tại nối tiếp nhau trên Bán đảo Balkan ở Châu Âu, trong hầu hết thế kỷ 20.

Quốc gia đầu tiên được biết với cái tên này là Vương quốc Nam Tư, vốn trước ngày 3 tháng 10 năm 1929 từng được gọi là "Vương quốc của người Serbia, người Croatia và người Slovenia". Quốc gia này được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1918 bởi liên minh Nhà nước của người Slovenia, Croatia và Serbia và Vương quốc Serbia. Nước này bị phe Trục xâm chiếm năm 1941, và bởi các sự kiện diễn ra tiếp sau đó, đã chính thức bị xoá bỏ năm 1945.

Quốc gia với tên này từng là "Liên bang Dân chủ Nam Tư", tuyên bố năm 1943 bởi những người cộng sản thuộc phong trào kháng chiến trong Thế chiến thứ hai. Nó được đổi tên thành "Liên bang Cộng hoà Nhân dân Nam Tư" năm 1946, khi một chính phủ cộng sản được thành lập. Năm 1963, nó lại được đổi tên thành "Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư" (SFRY). Những nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa hợp thành nhà nước này, từ bắc xuống nam, gồm: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Slovenia, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Croatia, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Bosna và Hercegovina, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Montenegro, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Serbia (gồm cả các tỉnh tự trị Vojvodina và Kosovo, sau này được gọi đơn giản là Kosovo) và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Macedonia. Bắt đầu từ năm 1991, Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư tan rã trong những cuộc chiến tranh Nam Tư kéo theo sự ly khai của hầu hết các thực thể cộng hoà.

Quốc gia cuối cùng mang tên này là "Cộng hoà Liên bang Nam Tư" (FRY) được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 1992. Đây là một liên bang trên lãnh thổ của hai nước cộng hoà (chưa ly khai) là Serbia (gồm cả các tỉnh tự trị Vojvodina và Kosovo) và Montenegro. Ngày 4 tháng 2 năm 2003, nó được đổi tên lại thành "Liên bang Serbia và Montenegro", và chính thức xoá bỏ cái tên "Nam Tư". Ngày 3 tháng 6 và 5 tháng 6 năm 2006, Montenegro và Serbia lần lượt tuyên bố độc lập, vì thế chấm dứt những tàn tích cuối cùng của một nhà nước Nam Tư.

Bối cảnh

Ý tưởng về một nhà nước duy nhất cho mọi thực thể Nam Slavơ xuất hiện hồi cuối thế kỷ 17 và bắt đầu được quan tâm ở thế kỷ 19 trong Phong trào Illyrian nhưng chưa bao giờ thành hình.

Giai đoạn đầu Thế chiến thứ nhất, một số nhân vật chính trị có ảnh hưởng tại các vùng Nam Slavơ thuộc Habsburg Đế chế Áo-Hung đã bỏ chạy tới London, nơi họ bắt đầu thành lập Ủy ban Nam Tư để đại diện cho những thực thể Nam Slavơ thuộc Áo-Hung. Những thực thể "Nam Tư" này gồm người Serbia, người Croatia và người Slovenia những người tự cho mình thuộc phong trào vì mục tiêu một nhà nước Nam Tư duy nhất hay nhà nước Nam Slavơ và mục tiêu căn bản của ủy ban là sự thống nhất các vùng đất Nam Slavơ với Vương quốc Serbia (đang có độc lập dù đã bị Áo-Hung xâm chiếm ở thời điểm ấy).

Với thất bại của Phe Liên minh Trung tâm trong Thế chiến thứ nhất và sự tan rã của Đế chế Áo-Hung sau chiến tranh, nhiều lãnh thổ Nam Slavơ nhanh chóng tập hợp với nhau để hình thành Vương quốc của người Serbia, người Croatia và người Slovenia, được tuyên bố ngày 1 tháng 12 năm 1918 ở Belgrade.

Vương quốc mới được hình thành từ các vương quốc từng có độc lập trước kia gồm Serbia và Montenegro (đã thống nhất với nhau trong tháng trước đó), cũng như một số vùng lãnh thổ trước kia thuộc Áo-Hung, Nhà nước của người Slovenia, Croatia và Serbia. Những vùng đất trước kia thuộc Áo-Hung đã hình thành nên nhà nước mới gồm Croatia, Slavonia và Vojvodina từ Hungary một phần của Đế chế, Carniola, một phần của Styria và đa phần Dalmatia từ Áo, và tỉnh hoàng gia (crown province) Bosna và Hercegovina.

Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia

Bản đồ Nam Tư năm 1919 thể hiện các biên giới tạm thời thời hậu Thế chiến I trước các hiệp ước Neuilly, Trianon và RapalloVụ ám sát Stjepan Radić

Bản đồ thể hiện các banovina năm 1929

Nam Tư 1936

Giai đoạn Vua Alexander

Vua Alexander I đã cấm các đảng chính trị quốc gia năm 1929, nắm quyền hành pháp và đổi tên nước thành Nam Tư. Ông hy vọng kìm chế các khuynh hướng ly khai và giảm bớt các phong trào quốc gia. Tuy nhiên, các chính sách của Alexander nhanh chóng gặp phải sự chống đối từ các cường quốc Châu Âu nổi lên nhờ sự phát triển tại Ý và Đức, nơi những người theo chủ nghĩa Phát xít và Đảng quốc xã nổi lên nắm quyền lực, và Liên bang Xô viết, nơi Stalin đã trở thành lãnh tụ tuyệt đối. Không một chế độ nào ở trên tán thành chính sách của Alexander I. Trên thực tế, Ý và Đức muốn khôi phục các hiệp ước quốc tế được ký kết sau Thế chiến thứ nhất, và người Xô viết quyết tâm giành lại vị trí của mình ở châu Âu và theo đuổi một chính sách quốc tế tích cực hơn.

Alexander đã tìm cách tạo lập một nhà nước Nam Tư đích thực. Ông quyết định xóa bỏ các vùng lịch sử Nam Tư, và các biên giới mới bên trong được vẽ lại cho các tỉnh hay các banovina. Các banovina được đặt tên theo các con sông. Nhiều chính trị gia bị bỏ tù hay bị quản thúc chặt chẽ. Hiệu ứng của sự cầm quyền độc tài của Alexander càng khiến những người không phải người Serbia căm ghét ý tưởng thống nhất.

Nhà vua bị ám sát tại Marseille trong một chuyến thăm chính thức tới Pháp năm 1934 bởi một tay thiện xạ thuộc Tổ chức Cách mạng Nội địa Macedonia của Ivan Mihailov cùng sự phối hợp của Ustaše, một tổ chức ly khai Croatia. Người con trai 11 tuổi của Alexsander Peter II lên nối ngôi với một hội đồng nhiếp chính đứng đầu bởi người chú là Hoàng tử Paul.

Nam Tư những năm 1930

Bối cảnh chính trị quốc tế hồi cuối thập niên 1930 đáng chú ý bởi tính không khoan nhượng ngày càng lớn giữa các nhân vật chính trị chủ chốt, bởi quan điểm gây hấn của các chế độ độc tài và bởi sự chắc chắn mà sự trật tự được thiết lập sau Thế chiến thứ nhất đã mất đi những thành trì và những người tham gia đã mất đi sức mạnh. Được ủng hộ và gây áp lực bởi Phát xít Ý và Phát xít Đức, nhà lãnh đạo người Croatia Vlatko Maček cùng đảng của mình đã tìm cách thành lập Banovina Croatia (tỉnh hành chính) năm 1939. Thỏa thuận chỉ rõ rằng Croatia vẫn là một phần của Nam Tư, nhưng thực thể này nhanh chóng xây dựng một vị thế chính trị độc lập trong các mối quan hệ quốc tế.

Hoàng tử Paul lùi bước trước sức ép của phe Phát xít và đã ký Hiệp ước Tripartite tại Wien ngày 25 tháng 3 năm 1941, hy vọng giữ được Nam Tư đứng bên ngoài cuộc chiến tranh. Nhưng hành động này đã khiến sự ủng hộ của dân chúng dành cho nhiếp chính Paul mất đi. Các quan chức quân sự cao cấp cũng phản đối hiệp ước này và tiến hành một cuộc đảo chính khi nhà vua quay trở về ngày 27 tháng 3. Vị tướng quân đội Dušan Simović lên nắm quyền và bắt giữ đoàn đại biểu Wien, trục xuất Paul, và chấm dứt chế độ nhiếp chính, trao toàn bộ quyền lực cho Vua Peter khi ấy 17 tuổi.

Sự khởi đầu của Thế chiến II tại Nam Tư

Hitler sau đó quyết định tấn công Nam Tư ngày 6 tháng 4 năm 1941, ngay lập tức sau đó là cuộc tấn công xâm lược Hy Lạp nơi Mussolini từng bị đẩy lùi. (Vì thế, Chiến dịch Barbarossa đã phải chậm lại bốn tuần, chứng minh đó là một quyết định đắt giá.)[cần dẫn nguồn]

Nam Tư trong Thế chiến II

Cuộc xâm lược Nam Tư

Lúc 5:12 sáng ngày 6 tháng 4 năm 1941, các lực lượng Đức, Ý, Hungary và Bulgaria tấn công Nam Tư. Không quân Đức (Luftwaffe) ném bom Belgrade và các thành phố chính khác của Nam Tư. Ngày 17 tháng 4, các đại diện từ nhiều vùng của Nam Tư đã ký một thỏa thuận đình chiến với Đức tại Belgrade, chấm dứt 11 ngày kháng chiến chống quân xâm lược Đức (Wehrmacht Heer). Hơn ba trăm ngàn sĩ quan và binh lính Nam Tư bị bắt.

Các nước phe Trục chiếm Nam Tư và chia nhỏ nó. Nhà nước Độc lập Croatia được thành lập như một nhà nước bù nhìn của Phát xít, do một nhóm du kích phát xít được gọi là Ustaše, bắt đầu xuất hiện từ năm 1929 nắm quyền, nhưng chỉ hoạt động hạn chế cho tới năm 1941. Quân đội Đức chiếm Bosna và Hercegovina cũng như một phần của Serbia và Slovenia, trong khi những phần khác của nước này bị Bulgaria, Hungary và Ý chiếm. Trong thời gian này Nhà nước Độc lập Croatia đã lập ra các trại tập trung cho những người chống phát xít, cộng sản, người Serbia, Gypsy và người Do Thái. Một trong những trại đó là Jasenovac. Một số lớn nam giới, phụ nữ và trẻ em, chủ yếu là người Serbia, đã bị hành quyết tại các trại này[1].

] Các phong trào kháng chiến

Những người Nam Tư phản đối Phát xít đã tổ chức một phong trào kháng chiến. Họ có khuynh hướng ủng hộ Vương quốc Nam Tư cũ gia nhập Quân đội Nam Tư tại Tổ quốc, cũng được gọi là đội quân du kích trung thành Chetniks, Serbia do Dragoljub "Draža" Mihailović lãnh đạo. Những người ủng hộ Đảng Cộng sản (Komunistička partija), và chống lại nhà Vua, gia nhập Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư (Narodno Oslobodilačka Vojska hay NOV), do Josip Broz Tito, một người Croatia theo chủ nghĩa quốc gia lãnh đạo. Chetniks là đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Âu và họ đã cứu thoát hơn 150 phi công Mỹ trong Chiến dịch : "Vazdušni Most".

Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư đã tung ra một chiến dịch chiến tranh du kích được phát triển thành đội quân kháng chiến lớn nhất trên lãnh thổ Đông và Trung Âu bị chiếm đóng. Ban đầu Chetniks tung ra những cuộc tấn công đáng chú ý và được ủng hộ bởi chính phủ hoàng gia lưu vong cũng như Đồng Minh, nhưng nhanh chóng phải giảm bớt quy mô hành động bởi những cuộc trả đũa vào dân thường Serbia của Đức.

Với mỗi lính thiệt mạng, quân Đức sẽ hành quyết 100 thường dân, và với mỗi lính bị thương, họ giết 50 người. Vì cái giá nhân mạng quá đắt, Chetniks đã phải chấm dứt các hoạt động chống Đức và Đồng Minh chuyển sang ủng hộ Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư.

Tuy nhiên, Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư vẫn tiến hành cuộc chiến tranh du kích của mình. Thiệt hại nhân mạng được Vladimir Zerjavic và Bogoljub Kočović, ước tính là 1.027.000 người, con số này được Liên hiệp quốc chấp nhận, trong khi cơ quan chức năng Nam Tư cho rằng có 1.700.000 người chết. Chủ yếu là người Serbia sống tại Bosna và Croatia, cũng như người Do Thái và các cộng đồng thiểu số Roma cao hơn nhiều so với những sắc dân bất hợp tác.

Khoảng 70.000 lính Xô viết và Đồng Minh đã được trao huy chương này khi tham gia giải phóng Belgrade từ 21 tháng 6 năm 1961.

Trong cuộc chiến, quân du kích do những người cộng sản lãnh đạo trên thực tế cầm quyền tại các lãnh thổ giải phóng, và các hội đồng nhân dân do Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư lập ra hoạt động như những cơ quan quản lý dân sự. Mùa thu năm 1941, quân du kích thành lập Cộng hoà Užice tại lãnh thổ giải phóng ở phía tây Serbia. Tháng 11 năm 1941, quân đội Đức chiếm lại lãnh thổ này, trong khi đa số các lực lượng du kích phải bỏ chạy về phía Bosna.

Ngày 25 tháng 11 năm 1942, Hội đồng Chống Phát xít của Phong trào Giải phóng Quốc gia Nam Tư (Antifašističko Vijeće Narodnog Oslobođenja Jugoslavije) được nhóm họp tại Bihać, Bosna. Hội đồng tái họp ngày 29 tháng 11 năm 1943, tại Jajce, cũng thuộc Bosna và lập ra các căn bản cho việc tổ chức đất nước thời hậu chiến, thành lập một liên bang (ngày nay sau chiến tranh đã được gọi là Ngày Cộng hoà).

Giải phóng Nam Tư

Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư đẩy lùi được Phe trục ra khỏi Serbia năm 1944 và phần còn lại của Nam Tư năm 1945. Hồng quân giúp giải phóng Belgrade và một số lãnh thổ khác, nhưng đã rút lui sau khi chiến tranh chấm dứt. Tháng 5 năm 1945, Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư gặp các lực lượng Đồng Minh bên ngoài các biên giới cũ của Nam Tư, sau khi chiếm Trieste và nhiều vùng thuộc các tỉnh Styria và Carinthia phía nam nước Áo. Đây là vùng lãnh thổ có đa số dân là người Ý và người Slovenia. Tuy nhiên, Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư đã phải rút khỏi Trieste trong cùng năm ấy.

Những nỗ lực của phương Tây nhằm thống nhất các nhóm du kích, họ từ chối quyền lãnh đạo của chính phủ cũ của Vương quốc Nam Tư, và sự hồi hương của vị vua, dẫn tới Thỏa thuận Tito-Šubašić vào tháng 6 năm 1944, tuy nhiên Tito được các công dân coi là một anh hùng quốc gia, vì thế ông giành được quyền lãnh đạo ở nhà nước cộng sản độc lập thời hậu chiến, bắt đầu với chức vụ thủ tướng.

Nam Tư thứ hai

Ngày 31 tháng 1 năm 1946, hiến pháp mới của Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư, theo hình thức hiến pháp Liên bang Xô viết, thành lập sáu nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, một Tỉnh Xã hội Chủ nghĩa Tự trị và một Quận Xã hội Chủ nghĩa Tự trị từng là một phần của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Serbia. Thủ đô liên bang đặt tại Belgrade. Các nước Cộng hòa và các Tỉnh gồm (theo thứ tự chữ cái):

Năm 1974, hai tỉnh Vojvodina và Kosovo-Metohija (tỉnh sau khi ấy đã được nâng cấp lên vị thế một tỉnh), cũng như các nước cộng hoà Bosna và Hercegovina và Montenegro, được trao quyền tự trị lớn hơn tới mức tiếng Albania và tiếng Hungary đã được chính thức công nhận là các ngôn ngữ thiểu số và tiếng Serbo-Croat của Bosna và Montenegro đã biến đổi thành một hình thức dựa trên kiểu nói của người dân địa phương mà không phải các tiêu chuẩn của Zagreb và Belgrade.

Vojvodina và Kosovo-Metohija là một phần của nước Cộng hòa Serbia. Nước này đã giữ khoảng cách với Liên bang Xô viết năm 1948 (cf. Cominform và Informbiro) và đã bắt đầu con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của riêng mình dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Josip Broz Tito. Nhà nước này chỉ trích cả Khối phương Đông và các quốc gia NATO, và đã cùng các nước khác lập ra Phong trào không liên kết năm 1961, và liên tục là thành viên của tổ chức này cho tới khi bị giải tán.

Nhân khẩu

Chính phủ

Ngày 7 tháng 4 năm 1963 nước này đổi tên chính thức thành Cộng hoà Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư và Tito được phong làm Tổng thống trọn đời.

Tại Cộng hoà Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư, mỗi nước cộng hoà và tỉnh có hiến pháp, toà án tối cao, nghị viện, tổng thống và thủ tướng riêng. Lãnh đạo tối cao của chính phủ Nam Tư là Tổng thống (Tito), Thủ tướng liên bang và Nghị viện liên bang (một chức vụ Tổng thống tập thể được lập ra sau khi Tito chết năm 1980).

Các chức vụ quan trọng khác là các tổng thư ký Đảng Cộng sản tại mỗi nước cộng hoà và mỗi tỉnh, và tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản.

Josip Broz Tito là nhân vật quyền lực nhất đất nước, tiếp theo là các chủ tịch và thủ tướng nước cộng hoà và tỉnh, và các chủ tịch Đảng Cộng sản. Rất nhiều người đã phải khốn khổ khi bị ông ghét. Slobodan Penezić Krcun, lãnh đạo cảnh sát mật của Tito tại Serbia, trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông đáng ngờ khi ông ta bắt đầu phàn nàn về chính sách của Tito. Bộ trưởng nội vụ Aleksandar Ranković bị tước toàn bộ danh hiệu và quyền lợi sau khi bất đồng với Tito về đường lối chính trị đất nước. Thỉnh thoảng, các vị bộ trưởng trong chính phủ, như Edvard Kardelj hay Stane Dolanc, còn quan trọng hơn thủ tướng.

Sự đàn áp bất đồng leo thang với cái gọi là Mùa xuân Croatia năm 1970-1971, khi sinh viên tại Zagreb tổ chức các cuộc tuần hành đòi quyền tự do dân sự lớn hơn và quyền tự trị cao hơn cho Croatia. Chính quyền đàn áp cuộc phản kháng và tống giam những người lãnh đạo, nhưng nhiều nhân vật đại diện quan trọng của Croatia trong Đảng bí mật ủng hộ cuộc đấu tranh này, vì thế một hiến pháp mới đã được phê chuẩn năm 1974 trao thêm nhiều quyền cho các nước cộng hoà tại Nam Tư và các tỉnh tại Serbia.

Căng thẳng sắc tộc và khủng hoảng kinh tế

Nam Tư thời hậu Thế chiến thứ hai ở nhiều mặt là một hình mẫu tìm kiếm cách xây dựng một nhà nước đa quốc gia. Liên bang được xây dựng trên một nền tảng kép: một nhà nước Nam Tư thời giữa hai cuộc chiến với ưu thế của tầng lớp cầm quyền người Serbia; và một sự phân chia quốc gia thời chiến, khi Ý và Đức Phát xít phân chia nước này và ủng hộ một phái quốc gia Croatia cực đoan được gọi là Ustashe nắm quyền và đã thực hiện thảm sát chống lại người Serbia. Một số nhân vật quốc gia Bosna đã gia nhập các lực lượng phe Trục và tấn công người Serbia. Để trả đũa, những người Serbia quốc gia cực đoan tung ra những cuộc tấn công trả thù và người Bosna và người Croatia.

Bạo lực sắc tộc chỉ chấm dứt khi đội quân Du kích Nam Tư đa sắc tộc kiểm soát đất nước thời hậu chiến và cấm ủng hộ chủ nghĩa quốc gia. Sự hoà bình bên ngoài được giữ trong suốt thời cầm quyền của Tito, dù những cuộc phản kháng mang tính chất quốc gia vẫn diễn ra, nhưng chúng nhanh chóng bị đàn áp và những người lãnh đạo bị bỏ tù hay bị hành quyết. Tuy nhiên, một cuộc phản kháng đã xảy ra tại Croatia trong thập niên 1970, được gọi là "Mùa xuân Croatia" với sự ủng hộ của phần đông người Croat cho rằng nam Tư là một sự bá quyền của người Serbia và yêu cầu giảm bớt quyền lực của Serbia. Tito, vốn là người Croatia, lo ngại về sự ổn định của đất nước và đã hành động theo hướng xoa dịu cả người Croatia và người Serbia, ông ra lệnh bắt giữ những người Croatia phản kháng, trong khi chấp nhận một số yêu cầu của họ. Năm 1974, ảnh hưởng của Serbia trong liên bang đã bị giảm bớt khá nhiều khi các tỉnh tự trị được thành lập tại vùng Kosovo với đa số người Albania và Vojvodina với các sắc tộc pha trộn. Các tỉnh tự trị này có quyền bỏ phiếu như các nước cộng hoà nhưng không như những nước cộng hoà, họ không được phép ly khai khỏi Nam Tư. Sự lùi bước này làm Croatia và Slovenia hài lòng, nhưng tại Serbia và tại tỉnh tự trị Kosovo mới thành lập, sự phản ứng khác biệt nhau. Người Serbia coi hiến pháp mới là sự thua cuộc trước người Croatia và những người quốc gia Albania. Người Albania tại Kosovo coi việc thành lập tỉnh tự trị là chưa đủ, và yêu cầu Kosovo phải trở thành một nhà nước cộng hoà với quyền ly khai khỏi Nam Tư. Việc này khiến căng thẳng trong giới lãnh đạo cộng sản gia tăng, đặc biệt trong số các quan chức người Serbia vốn bực tức vì cho rằng hiến pháp năm 1974 làm suy yếu ảnh hưởng của Serbia và làm tổn hại tới sự thống nhất quốc gia khi cho các nước cộng hoà quyền ly khai.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát trong thập niên 1970 là sản phẩm của những sai lầm nghiêm trọng của các chính phủ Nam Tư, như vay mượn các khoản tín dụng khổng lồ từ phương Tây nhằm thúc đẩy phát triển qua xuất khẩu. Các nền kinh tế Châu Âu lúc ấy đang ở giai đoạn giảm phát, làm xuất khẩu của Nam Tư ngưng trệ và tạo ra các khoản nợ lớn. Chính phủ Nam Tư khi ấy phải chấp nhận các điều kiện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhằm xoa dịu gánh nặng khủng hoảng với tầng lớp lao động. Đồng thời, các nhóm xã hội mạnh xuất hiện bên trong Đảng Cộng sản Nam Tư, liên minh với các nhóm lợi ích kinh doanh, ngân hàng và nhà nước phương tây và bắt đầu thúc đẩy chủ nghĩa tân tự do, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Chính chính quyền Reagan, vào năm 1984, đã thông qua một đề xuất "Liệu pháp sốc" để thúc đẩy Nam Tư theo hướng phục hồi tư bản.

Năm 1989 Jeffrey Sachs tới Nam Tư để giúp chính phủ liên bang của Ante Marković chuẩn bị gói "Liệu pháp Sốc" của IMF/Ngân hàng Thế giới, sau đó được đưa ra năm 1990 ngay ở thời điểm các cuộc bầu cử nghị viện đang được tổ chức ở nhiều nước cộng hoà.

Chương trình "Liệu pháp sốc" dành Nam Tư vừa là duy nhất trong vùng vừa có tầm ảnh hưởng chính trị quan trọng trong giai đoạn 1989-90. Luật phá sản để thanh lý các doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực từ Luật các Hoạt động Tài chính năm 1989 yêu cầu rằng nếu một doanh nghiệp không trả được nợ trong 30 ngày liên tiếp, hay trong 30 ngày của một giai đoạn 45 ngày, nó phải đàm phán với các chủ nợ hoặc phải trao quyền sở hữu cho họ hay sẽ bị thanh lý, trong trường hợp đó các công nhân sẽ bị sa thải, thông thường không được nhận tiền công.

Năm 1989, theo các nguồn tin chính thức, 248 công ty tuyên bố phá sản hay bị thanh lý và 89.400 công nhân bị sa thải. Trong chín tháng đầu năm 1990 sau khi chương trình của IMF được thông qua, 889 doanh nghiệp khác với 525.000 công nhân phải chịu chung số phận. Nói theo cách khác, trong vòng chưa tới hai năm "cơ cấu khởi động" (theo Đạo luật các Hoạt động Tài chính) hơn 600.000 công nhân trong tổng số 2.7 triệu công nhân trong lĩnh vực công nghiệp đã bị sa thải. Thêm khoảng 20% nguồn nhân lực, hay một nửa triệu người không được trả lương trong những tháng đầu năm 1990 khi cách doanh nghiệp phải tìm cách tránh phá sản. Nơi tập trung đông nhất các doanh nghiệp phá sản và sa thải công nhân là Serbia, Bosna và Hercegovina, Macedonia và Kosovo. Thu nhập thực tế rơi tự do, các chương trình xã hội đã sụp đổ tạo nên một không khí bất mãn xã hội và vô hi vọng. Đây là một điểm chuyển đổi quan trọng dẫn tới những sự kiện diễn ra tiếp theo.

Mùa xuân năm 1990, Marković vẫn là chính trị gia có nhiều ảnh hưởng nhất, không chỉ với toàn bộ Nam Tư, mà cả ở mỗi nước cộng hòa tạo thành liên bang này. Đúng ra ông đã phải tổ chức những cuộc tuần hành dân chúng ủng hộ nhà nước Nam Tư chống lại những nhân vật quốc gia như Milošević tại Serbia hay Tuđman tại Croatia và ông đã có thể nhờ cậy vào sự trung thành của các lực lượng vũ trang. Ông được 83% dân số Croatia, 81% dân số Serbia và 59% dân số Slovenia cùng 79% dân số trong toàn bộ Nam Tư ủng hộ. Mức độ ủng hộ này cho thấy người dân Nam Tư vẫn kiên quyết duy trì quốc gia như thế nào.

Nhưng Marković đã gắn liền Chủ nghĩa Nam Tư của mình với chương trình "Liệu pháp Sốc" có điều kiện của IMF và EU và việc này đã khiến những người theo chủ nghĩa ly khai ở Tây Bắc và những người theo chủ nghĩa quốc gia ở Serbia có cơ hội trỗi dậy. Những người theo chủ nghia ly khai tại Slovenia và Croatia kêu gọi các cử tri bác bỏ chương trình kinh tế khổ hạnh của Marković-IMF và bằng cách đó sẽ giúp những nước cộng hòa của họ chuẩn bị rời bỏ Nam Tư và "gia nhập Châu Âu". Lời kêu gọi của Milošević tại Serbia dựa trên ý tưởng rằng phương Tây đang hành động chống lại những lợi ích của người Serbia. Những lời kêu gọi mang tính chủ nghĩa quốc gia đó cuối cùng đã thành công: ở tất cả các nước cộng hoà, bắt đầu bằng Slovenia và Croatia vào mùa xuân, các chính phủ bỏ qua các quy định giới hạn tièn tệ của chương trình ổn định của Marković để giành lấy số phiếu bầu.

Chính phủ cấp vùng mới được bầu ra sau đó tập trung nỗ lực vào việc phá vỡ đất nước. Họ được chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ bằng lập trường muốn phá bỏ kết cấu quốc gia Nam Tư nhằm đẩy nhanh hơn nữa chương trình "Liệu pháp Sốc". Một số ít quốc gia Châu Âu có các lợi ích chiến lược tại Nam Tư có ý muốn thúc đẩy sự tan rã.

Cũng có một số thiếu sót, đặc biệt là trong cơ cấu của Nam Tư khiến việc sụp đổ diễn ra nhanh chóng hơn. Ví dụ, nhiều người cho rằng[cần dẫn nguồn] sự phi tập trung hóa Thị trường Chủ nghĩa xã hội là một thí nghiệm sai lầm cho tình hình địa chính trị của nhà nước Nam Tư. Hiến pháp năm 1974 dù tốt hơn cho người Albani tại Kosovo, đã khiến các nước cộng hòa có nhiều quyền lực hơn, vì thế làm ảnh hưởng tới quyền lực thể chế và hữu hình của chính phủ liên bang. Chính quyền Tito đã thay đổi sự suy yếu này cho tới tận khi ông qua đời năm 1980, sau đó nhà nước và Đảng Cộng sản dần tê liệt và rơi vào khủng hoảng.

Tan vỡ

Sau cái chết của Tito ngày 4 tháng 5 năm 1980, căng thẳng sắc tộc gia tăng ở Nam Tư. Di sản của Hiến pháp năm 1974 đã được dùng để đưa hệ thống ra quyết định thành một nhà nước tê liệt, khiến toàn bộ rơi vào tình trạng vô vọng khi xung đột lợi ích đã trở nên không thể hòa giải. Khủng hoảng hiến pháp không thể tránh khỏi diễn ra sau đó đã dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia tại tất cả các nước cộng hoà: Slovenia và Croatia đưa ra những yêu cầu nới lỏng quan hệ bên trong liên bang, sắc tộc người Albania đa số tại Kosovo yêu cầu được trở thành một nước cộng hoà, Serbia tìm cách có được quyền kiểm soát tuyệt đối với Nam Tư. Thêm vào đó, hành trình tìm kiếm độc lập của người Croatia khiến các cộng đồng người Serbia lớn bên trong Croatia nổi dậy và tìm cách ly khai khỏi nước cộng hòa Croatia.

Năm 1986, Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia phác thảo một bản ghi nhớ đề cập tới một số vấn đề quan trọng liên quan tới vị thế của người Serbia là nhóm người đông đảo nhất tại Nam Tư. Nước cộng hòa lớn nhất về lãnh thổ và dân số trong Liên bang Nam Tư là Serbia với các ảnh hưởng trên các vùng Kosovo và Vojvodina đã bị giảm bớt trong Hiến pháp năm 1974. Vì hai tỉnh tự trị của họ trên thực tế có đặc quyền như những nước cộng hòa đầy đủ, Serbia thấy rằng họ đã bị trói tay trước các chính phủ tại các nước cộng hòa trong việc đưa ra và thực hiện các quyết định đối với những vùng này. Bởi các tỉnh có phiếu bầu bên trong Hội đồng Tổng thống Liên bang (một hội đồng có tám thành viên gồm các đại diện từ sáu nước cộng hòa và hai tỉnh tự trị), họ thỉnh thoảng còn thậm chí tham gia vào liên minh với các nước cộng hòa khác, vì vậy lấn át được Serbia. Sự bất lực chính trị của Serbia khiến các nước cộng hòa có thể gây áp lực với 2 triệu người Serbia (20% tổng dân số Serbia) sống bên ngoài nước cộng hòa này.

Lãnh đạo cộng sản của Serbia Slobodan Milošević tìm cách tái lập chủ quyền Serbia như hồi trước năm 1974. Các nước cộng hòa khác, đặc biệt là Slovenia và Croatia, bác bỏ động thái này coi đó là sự phục hồi của chủ nghía bá chủ Serbia. Milošević đã thành công trong việc giảm bớt quyền tự trị của Vojvodina và Kosovo và Metohija, nhưng cả hai thực thể này vẫn giữ được một phiếu bầu bên trong Hội đồng Tổng thống Nam Tư. Công cụ đã được sử dụng để giảm bớt ảnh hưởng của Serbia thì nay lại được dùng để tăng ảnh hưởng đó: trong hội đồng tám thành viên, Serbia khi ấy ít nhất đã có bốn phiếu bầu - của Serbia, sau đó của thực thể trung thành Montenegro, và Vojvodina và Kosovo.

Như một hậu quả của những sự kiện đó, người thiểu số Albania tại Kosovo tổ chức những cuộc biểu tình, phát triển lên thành cuộc xung đột sắc tộc giữa người Albania và những người không phải Albania ở tỉnh này. Với tỷ lệ 87% dân số Kosovo trong thập niên 1980, sắc tộc Albania chiếm đa số dân. Số lượng người Slav tại Kosovo (chủ yếu là người Serbia) nhanh chóng giảm sút vì nhiều lý do, trong số đó có lý do từ những căng thẳng sắc tộc gia tăng và cuộc di cư diễn ra sau đó khỏi vùng này. Tới năm 1999 người Slav chỉ còn chiếm 10% số dân tại Kosovo.

Trong lúc ấy Slovenia, dưới sự lãnh đạo của Milan Kučan, và Croatia ủng hộ người thiểu số Albania và cuộc đấu tranh đòi được công nhận chính thức của họ[cần dẫn nguồn]. Những cuộc đình công ban đầu đã trở thành các cuộc tuần hành rộng lớn yêu cầu thành lập một nhà nước Kosovo. Điều này làm giới lãnh đạo Serbia bực tức theo đuổi biện pháp vũ lực, và dẫn tới sự kiện sau đó khi Quân đội Liên bang được gửi tới tỉnh này theo lệnh của Hội đồng Tổng thống Nam Tư với đa số của người Serbia.

Tháng 1 năm 1990, Đại hội bất thường lần thứ 14 của Liên đoàn Cộng sản Nam Tư được nhóm họp. Trong hầu hết thời gian, các đại biểu người Slovenia và người Serbia tranh luận với nhau về tương lai Liên đoàn Cộng sản Nam Tư. Đoàn đại biểu Serbia, dưới sự lãnh đạo của Milošević, nhấn mạnh vào một chính sách "một người, một phiếu", sẽ làm tăng quyền lực cho sắc dân chiếm đa số, người Serbia. Trái lại, người Slovenia, được người Croatia hậu thuẫn, tìm cách sửa đổi Nam Tư bằng cách trao thêm quyền cho các nước cộng hoà, nhưng đều bị bỏ phiếu bác bỏ. Vì thế, phái đoàn Slovenia, và cuối cùng cả phái đoàn Croatia rời bỏ Đại hội, và Đảng cộng sản toàn Nam Tư bị giải tán.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại những phần còn lại của Đông Âu, mỗi nước cộng hòa đều tổ chức các cuộc tuyển cử đa đảng năm 1990. Slovenia và Croatia tổ chức bầu cử vào tháng 4 bởi các đảng cộng sản của họ tìm cách rút lui khỏi quyền lực một cách hòa bình. Các nước cộng hòa khác thuộc Nam Tư - đặc biệt là Serbia - ít nhiều bất bình với quá trình dân chủ hóa tại hai nước cộng hòa kia và đề xuất các biện pháp trừng phạt khác nhau (ví dụ "thuế hải quan" của Serbia với các sản phẩm của Slovenia) chống lại hai nước kia nhưng khi thời gian trôi qua các đảng cộng sản tại các nước cộng hòa khác thấy quá trình dân chủ hóa là không thể tránh khỏi và vào tháng 12 khi thành viên cuối cùng của liên bang - Serbia tổ chức cuộc bầu cử nghị viện xác nhận sự cầm quyền của những người cộng sản tại nước cộng hòa này. Tuy nhiên, các vấn đề chưa được giải quyết vẫn tồn tại. Đặc biệt, Slovenia và Croatia bầu ra các chính phủ với với khuynh hướng các nước cộng hòa tự trị lớn hơn (dưới sự lãnh đạo của Milan Kučan và Franjo Tuđman), bởi mọi việc đã trở nên rõ ràng rằng các nỗ lực duy trì thống trị của Serbia và các mức độ tiêu chuẩn dân chủ khác nhau đang ngày càng không còn thích hợp. Serbia và Montenegro lựa chọn các ứng cử viên ủng hộ sự thống nhất của Nam Tư. Người Seriba tại Croatia không chấp nhận một tình trạng thiểu số trong một nhà nước Croatia có chủ quyền, bởi điều này làm họ mất vị thế và giảm bớt quyền lực tại nhà nước Croatia.

Cuộc chiến

Chiến tranh bùng nổ khi những chính quyền mới tìm cách thay thế các lực lượng quân sự và dân sự của Nam Tư bằng những lực lượng ủng hộ ly khai. Vào tháng 8 năm 1990 khi Croatia tìm cách thay thế cảnh sát tại vùng Croat Krajina có đông người Serbia sinh sống bằng vũ lực, ban đầu dân chúng tại đó đi tới trốn tránh trong những doanh trại Quân đội Liên bang Nam Tư, trong khi quân đội vẫn thờ ơ. Sau đó dân chúng tổ chức các đội kháng chiến vũ trang. Những cuộc xung đột vũ trang giữa các lực lượng Croatia ("cảnh sát") và dân thường đã đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh Nam Tư làm ảnh hưởng cả vùng. Tương tự, nỗ lực thay thế cảnh sát biên phòng của Nam Tư bằng cảnh sát Slovenia đã gây ra những cuộc xung đột vũ trang địa phương và kết thúc với số lượng nạn nhân tối thiểu. Một nỗ lực tương tự tại Bosna và Hercegovina đã dẫn tới một cuộc chiến chỉ chấm dứt sau hơn 3 năm (xem bên dưới). Kết quả của những cuộc xung đột đó là sự di cư của hầu như toàn bộ người Serbia khỏi cả ba vùng đó, những cuộc di dân lớn tại Bosna và Hercegovina và sự thành lập ba nước độc lập mới. Sự ly khai khỏi Cộng hòa Nam Tư của Macedonia diễn ra trong hòa bình.

Những cuộc nổi dậy của người Serbia tại Croatia bắt đầu vào tháng8 năm 1990 bằng hành động phong tỏa đường xá từ bờ biển Dalmatian vào trong lục địa hầu như đã diễn ra một năm trước khi giới lãnh đạo Croatia có bất kỳ hành động hướng tới độc lập nào. Những cuộc nổi dậy ấy được ủng hộ công khai hay bí mật của Quân đội Liên bang Nam Tư (JNA). Người Serbia tuyên bố sự xuất hiện của các Vùng Tự trị Serbia (sau này được gọi là Cộng hoà Serb Krajina) tại Croatia. Quân đội Liên bang tìm cách giải giới các lực lượng phòng vệ lãnh thổ của các nước cộng hoà Slovenia (các nước cộng hòa có các lực lượng phòng vệ địa phương riêng tương tự như Home guard) vào năm 1990 nhưng không hoàn toàn thành công. Slovenia bắt đầu nhập khẩu vũ khí để tăng cường sức mạnh của mình. Croatia cũng tham gia các hoạt động nhập lậu vũ khí, (sau khi lực lượng vũ trang các nước cộng hòa bị Quân đội Liên bang giải giới), chủ yếu từ Hungary, và đã bị phát hiện khi Cơ quan Phản gián Nam Tư (KOS, Kontra-obavještajna Služba) trưng ra một băng video về một cuộc gặp gỡ bí mật giữa Bộ trường Quốc phòng Croatia Martin Špegelj và hai người đàn ông. Špegelj thông báo họ đang ở tình trạng chiến tranh với quân đội và ra các chỉ thị về việc buôn lậu vũ khí cũng như các biện pháp đối đầu với các quan chức quân đội Nam Tư đồn trú tại các thành phố Croatia. Serbia và quân đội Liên bang đã sử dụng bắng chứng tái vũ trang này của Croatia cho các mục đích tuyên truyền.

Tháng 3 năm 1990, trong những cuộc tuần hành tại Split, Croatia, một lính trẻ người Nam Tư đã bỏ chạy khỏi xe tăng sau khi lao vào một đám đông[cần dẫn nguồn]. Tương tự, súng đã nổ tại các căn cứ quân sự trên khắp Croatia. Ở những nơi khác, căng thẳng cũng leo thang.

Cùng trong tháng ấy, Quân đội Nhân dân Nam Tư (Jugoslovenska Narodna Armija, JNA) gặp gỡ ban lãnh đạo Nam Tư trong một nỗ lực nhằm buộc họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước. Ở thời điểm ấy quân đội bị coi là một lực lượng của Serbia nên các nước cộng hòa khác sợ rằng họ sẽ bị thống trị của Serbia trong liên minh. Các đại diện của Serbia, Montenegro, Kosovo và Metohija và Vojvodina bỏ phiếu ủng hộ, trong khi tất cả các nước cộng hòa khác, Croatia (Stipe Mesić), Slovenia (Janez Drnovšek), Macedonia (Vasil Tupurkovski) và Bosna và Hercegovina (Bogić Bogićević), bỏ phiếu chống. Mối quan hệ vẫn giữ cho những sự xung đột chưa leo thang, nhưng không kéo dài.

Sau những kết quả của cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên, vào mùa thu năm 1990, các nước cộng hoà Slovenia và Croatia đề nghị chuyển đổi Nam Tư sang hình thức một nhà nước liên bang lỏng lẻo hơn với sáu nước cộng hoà. Bằng đề nghị này các nước cộng hòa sẽ có quyền tự quyết. Tuy nhiên Milošević phản đối mọi đề nghị như vậy, cho rằng giống như người Slovenia và người Croatia, người Serbia (nên nhớ là có người Serbia tại Croatia) cũng phải có quyền tự quyết.

Ngày 9 tháng 3 năm 1991, những cuộc tuần hành phản đối Slobodan Milošević được tổ chức ở Belgrade, nhưng cảnh sát và quân đội đã được triển khai trên các đường phố để giữ gìn trật tự, giết hại hai người. Cuối tháng 3 năm 1991, Vụ việc Plitvice Lakes là một trong những tia lửa đầu tiên nhóm lên cuộc chiến tại Croatia. Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA), với các tướng lĩnh cao cấp chủ yếu là người Seriba, duy trì lập trường trung lập, nhưng khi thời gian trôi đi, họ ngày càng can thiệp sâu vào chính trị trong nước.

Ngày 25 tháng 6 năm 1991, Slovenia và Croatia trở thành hai nước cộng hòa đầu tiên tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư. Các quan chức hải quan liên bang tại Slovenia trên vùng biên giới với Ý, Áo và Hungary chủ yếu chỉ thay đổi đồng phục bởi đa số họ là người Slovenia địa phương. Cảnh sát biên giới cũng đã là người Slovenia trước khi nước này tuyên bố độc lập. Ngày hôm sau (26 tháng 6), Hội đồng Hành pháp Liên bang ra lệnh đặc biệt cho quân đội nắm quyền kiểm soát "các đường biên giới đã được quốc tế công nhận". Xem Cuộc chiến mười ngày.

Các lực lượng Quân đội Nhân dân Nam Tư, dựa vào các đơn vị đồn trú tại Slovenia và Croatia, muốn thực hiện nhiệm vụ này trong vòng 48 giờ sau đó. Tuy nhiên, vì Quân đội Nam Tư thông tin sai lệnh nên Liên bang nằm dưới sự tấn công của các lực lượng nước ngoài, và trên thực tế đa số họ không muốn tham gia vào một cuộc chiến trên bộ nơi họ đang làm nhiệm vụ, các lực lượng phòng vệ Slovenia nhanh chóng giành lại hầu hết các vị trí trong vòng vài ngày với tổn thất nhân sự nhỏ nhất cho cả hai phía. Có một vụ việc bị coi là một tội ác chiến tranh, khi kênh ORF TV station của Áo phát sóng đoạn phim tư liệu về ba binh lính Quân đội Nam Tư đầu hàng lực lượng phòng vệ, trước khi có tiếng súng và những người lính ngã xuống. Tuy nhiên, không ai thiệt mạng trong vụ việc này. Tuy vậy đã có những vụ việc phá hủy tài sản và sinh mạng cá nhân bởi Quân đội Nhân dân Nam Tư - các ngôi nhà, một nhà thờ, sân bay dân sự đã bị ném bom, các tài xế xe tải trên đường Ljubljana - Zagreb và các nhà báo Áo tại Sân bay Ljubljana đã bị thiệt mạng. Lúc ấy thỏa thuận ngừng bắn được đưa ra. Theo Thỏa thuận Brioni, được công nhận bởi tất cả các đại diện của các nước cộng hoà, cộng đồng quốc tế gây áp lực với Slovenia và Croatia để đặt ra một thời hạn trì hoãn ba tháng tuyên bố độc lập của họ. Trong ba tháng này, Quân đội Nam Tư đã hoàn thành việc rút khỏi Slovenia, nhưng tại Croatia, một cuộc chiến tranh bùng phát vào mùa thu năm 1991. Sắc tộc Serbia, đã tạo ra quốc gia Cộng hòa Serbian Krajina của riêng họ tại các vùng có đa số người Serbia sinh sống chống lại các lực lượng của Cộng hòa Croatia đang tìm cách đưa vùng ly khai này trở lại dưới quyền cai quản của Croatia. Tại một số vùng chiến lược, Quân đội Nam Tư hành động như một vùng đệm, ở hầu hết những nơi khác quân đội bảo vệ hay giúp đỡ những người Serbia bằng các nguồn lực và cả nhân lực trong cuộc chiến của họ với quân đội và cảnh sát Croatia.

Tháng 9 năm 1991, Cộng hòa Macedonia cũng tuyên bố độc lập, trở thành nước cộng hòa cũ duy nhất giành được chủ quyền mà không gặp phải sự chống đối của chính quyền Nam Tư tại Belgrade. Năm trăm binh sĩ Mỹ sau đó đã được triển khai dưới danh nghĩa Liên hiệp quốc để giám sát các biên giới phía bắc của Marcedonia với Cộng hòa Serbia, Nam Tư. Tổng thống đầu tiên của Macedonia, Kiro Gligorov, vẫn duy trì được quan hệ tốt với Belgrade và các nước cộng hòa ly khai khác và tới thời điểm ấy vẫn không hề có vấn đề gì giữa Macedonian và cảnh sát biên giới Serbia thậm chí với cả các vùng nhỏ là Kosovo và Preševo là nơi lịch sử được biết là Macedonia, điều có thể gây ra tranh cãi biên giới khi những người Macedonia theo chủ nghĩa quốc gia có thể đặt lại vấn đề (xem IMORO).

Vì cuộc xung đột này, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã đơn phương thông au Nghị quyết số 721 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 27 tháng 11 năm 1991, tạo đường cho sự thành lập các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại Nam Tư[2].

Tại Bosna và Hercegovina tháng 11 năm 1991, người Serbia tại Bosna đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý với đại đa số ủng hộ thành lập cộng hòa Serbia trong các biên giới của Bosna và Hercegovina và ở trong một nhà nước chung với Serbia và Montenegro. Ngày 9 tháng 1 năm 1992, quốc hội của nước Serbia Bosna tự phong tuyên bố một nước "Cộng hòa của người Serbia tại Bosna và Hercegovina" riêng biệt. Cuộc trưng cầu dân ý và việc thành lập SARs được tuyên bố một cách bất hợp hiến bởi chính phủ Bosna và Hercegovina, và không hợp pháp cũng như không có giá trị. Tuy nhiên, vào tháng 2 và tháng 3 năm 1992 chính phủ đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia về nền độc lập của Bosna khỏi Nam Tư. Cuộc trưng cầu dân ý này cũng được tuyên bố trái ngược với BiH và hiến pháp Liên bang của Tòa án hiến pháp liên bang tại Belgrade và chính phủ mới được thành lập của Serbia Bosna. Cuộc trưng cầu này bị tẩy chay mạnh mẽ bởi người Serbia tại Bosna. Đáng chú ý là Tòa án Liên bang tại Belgrade không quyết định về vấn đề trưng cầu dân ý của người Serbia tại Bosna. Kết quả là khoảng 64-67% và 98% người tham gia ủng hộ độc lập. Không rõ rằng hai phần ba số phiếu cần thiết trên thực tế có ý nghĩa không và kết quả có đạt yêu cầu này không[cần dẫn nguồn]. Chính phủ nước cộng hòa tuyên bố nền độc lập của mình ngày 5 tháng 4, và người Serbia ngay lập tức tuyên bố nền độc lập của Cộng hoà Srpska. Cuộc chiến tại Bosna bùng nổ ngay sau đó.

Sự chấm dứt của Nam Tư thứ hai

Nhiều ngày được coi là ngày chấm dứt của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư:

25 tháng 6 năm 1991, khi Croatia và Slovenia tuyên bố độc lập.

8 tháng 9 năm 1991, sau một cuộc trưng cầu dân ý Cộng hoà Macedonia tuyên bố độc lập.

8 tháng 10 năm 1991, khi lệnh đình hoãn sự ly khai của Slovenia và Croatia ngày 9 tháng 7 chấm dứt và Croatia tái khởi động quá trình giành độc lập tại Nghị viện Croatia (ngày này được kỳ niệm là Ngày Độc lập tại Croatia)

15 tháng 1 năm 1992, khi Slovenia và Croatia được hầu hết các quốc gia Châu Âu công nhận.

6 tháng 4 năm 1992, Hoa Kỳ và hầu hết các nước Châu Âu công nhận hoàn toàn nền độc lập của Bosna và Hercegovina.

28 tháng 4 năm 1992, sự thành lập của Cộng hòa Liên bang Nam Tư (xem bên dưới).

Tháng 11 năm 1995, thỏa thuận hòa bình được ký kết tại Dayton giữa các lãnh đạo Nam Tư, Bosna và Hercegovina và Croatia

Thỏa thuận về Kiểm soát Vũ khí Tiểu vùng

1996-1999, Những cuộc xung đột giữa quân đội Nam Tư và KLA

24 tháng 3-10 tháng 6 năm 1999, NATO ném bom Cộng hòa Liên bang Nam Tư.

Tháng 6 năm 1999, lực lượng quản lý của Liên hiệp quốc và NATO tới Kosovo

5 tháng 2 năm 2003, Nhà nước liên bang Serbia và Montenegro được công bố.

5 tháng 6 năm 2006, Sau một cuộc trưng cầu dân ý tại Montenegro, Serbia và Montenegro tuyên bố nền độc lập của riêng mình.

17 tháng 2 năm 2008, khi Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia

Cộng hòa Liên bang Nam Tư

Cộng hòa Liên bang Nam Tư gồm Serbia và Montenegro

Cộng hòa Liên bang Nam Tư (FRY) được thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1992, gồm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Serbia và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Montenegro cũ. Hiến pháp mới của Nam Tư được các đại biểu quốc hội, được bầu trong cuộc tuyển cử một đảng năm 1986 bỏ phiếu thông qua.

Cuộc chiến ở những vùng phía tây Nam Tư cũ chấm dứt năm 1995 với những cuộc đàm phán hòa bình được Hoa Kỳ bảo trợ tại Dayton, Ohio, dẫn tới cái gọi là Thỏa thuận Dayton.

Tại Kosovo, trong suốt thập niên 1990, giới lãnh đạo sắc tộc Albania đã theo đuổi các chiến thuật phản kháng phi bạo lực nhằm giành độc lập cho tỉnh này. Năm 1996, người Albania thành lập Quân đội Giải phóng Kosovo. Phản ứng của Nam Tư là sự sử dụng vũ lực bừa bãi chống lại dân thường, và buộc nhiều sắc tộc Albania phải bỏ chạy khỏi nhà cửa. Sau vụ Racak và sự bất thành của Thỏa thuận Rambouillet trong những tháng đầu năm 1999, NATO ném bom Serbia và Montenegro trong thời gian hơn hai tháng, cho tới khi một thỏa thuận đạt được giữa NATO và chính phủ Milošević, với sự trung gian của Nga. Nam Tư rút các lực lượng của mình khỏi Kosovo, đổi lại NATO rút lại yêu cầu ở trước cuộc chiến đòi các lực lượng NATO vào Serbia, khiến 250.000 người Serbia và các sắc tộc không Albania khác rơi vào cảnh tị nạn. Xem Chiến tranh Kosovo để biết thêm thông tin. Từ tháng 6 năm 1999, tỉnh này thuộc quyền quản lý của các lực lượng gìn giữ hòa bình NATO và Nga, dù tất cả các bên tiếp tục công nhận nó là một phần của Serbia.

Việc Milošević từ chối các tuyên bố thắng cử trong vòng đầu tiên của phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống liên bang vào tháng 9 năm 2000 đã dẫn tới những cuộc tuần thành lớn ở Belgrade ngày 5 tháng 10 và sự sụp đổ của chính quyền. Ứng cử viên đối lập, Vojislav Koštunica lên nắm quyền tổng thống Nam Tư ngày 6 tháng 10 năm 2000.

Thứ bảy ngày 31 tháng 3 năm 2001, Milošević đầu hàng các lực lượng an ninh của chính quyền tại nhà ở Belgrade, với một lệnh bắt mới được ban hành về các trách nhiệm lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Ngày 28 tháng 6 ông bị đưa tới biên giới Nam Tư-Bosna và ngay lập tức sau đó bị đặt dưới sự giám sát của các quan chức SFOR, và tiếp tục bị gửi ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế về Nam Tư cũ của Liên hiệp quốc. Phiên tòa xử ông về các trách nhiệm trong cuộc thảm sát tại Bosna và những tội ác chiến tranh tại Croatia và tại Kosovo cùng Metohija bắt đầu tại The Hague ngày 12 tháng 2 năm 2002, ông qua đời tại đó ngày 11 tháng 3 năm 2006, khi phiên tòa vẫn đang diễn ra. Ngày 11 tháng 4 năm 2002, nghị viện Nam Tư thông qua một điều luật cho phép trục xuất tất cả những người bị Tòa án Tội phạm Quốc tế buộc các tội ác chiến tranh.

Tháng 3 năm 2002, chính phủ Serbia và Montenegro đồng ý cải cách Cộng hòa Liên bang Nam Tư thành một hình thức liên minh mới, lỏng lẻo hơn, được gọi là Serbia và Montenegro. Theo nghị quyết của Nghị viện Liên bang Nam Tư ngày 4 tháng 2 năm 2003, Nam Tư, ít nhất trên hình thức, đã ngừng tồn tại. Một chính phủ Liên bang vẫn tồn tại ở Belgrade nhưng chủ yếu chỉ có quyền lực nghi thức. Các chính phủ riêng của Serbia và của Montenegro tiến hành các công việc riêng của mình như thể đó là hai nước cộng hòa độc lập. Hơn nữa, các hình thức hải quan đã được thiết lập dọc theo biên giới cũ giữa hai nước cộng hoà.

Ngày 21 tháng 5 năm 2006, 86% người dân Montenegro đã tham gia một cuộc trưng cầu dân ý đặc biệt về nền độc lập của Montenegro ra khỏi liên minh với Serbia. 55.5% đã bỏ phiếu giành độc lập, được công nhận là trên 55% ngưỡng giới hạn do Liên minh Châu Âu đặt ra để chính thức công nhận nền độc lập của Montenegro. Ngày 3 tháng 6 năm 2006, Montenegro chính thức tuyên bố độc lập, Serbia cũng tuyên bố hai ngày sau đó, chính thức giải tán di sản cuối cùng của Nam Tư cũ.

Kosovo tuyên bố độc lập vào tháng 2 năm 2008, nhưng nó vẫn chưa phải là một thành viên của Liên hiệp Quốc và chỉ được 41 chính phủ công nhận.

Di sản

Các quốc gia mới

Các quốc gia ngày nay được thành lập từ những phần cũ của Nam Tư gồm:

Bosna và Hercegovina

Croatia

Macedonia

Montenegro

Serbia

Slovenia

cũng như nhà nước Kosovo được công nhận một phần.

Nước cộng hòa đầu tiên thuộc Nam Tư cũ gia nhập Liên minh Châu Âu là Slovenia, nộp đơn năm 1996 và trở thành một thành viên năm 2004. Croatia đã nộp đơn xin gia nhập năm 2003, và có thể trở thành thành viên 2010. Cộng hòa Macedonia nộp đơn năm 2004, và có thể gia nhập trong giai đoạn 2010–2015. Bốn nước cộng hòa còn lại còn chưa nộp đơn gia nhập nên nói chung họ khó có thể trở thành thành viên trước năm 2015. Các quốc gia này tham gia nhiều thỏa thuận đối tác với Liên minh Châu Âu. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, các nước này cùng Albania đã bị bao quanh bởi các quốc gia thành viên EU.

LS ANDO

, Quyên Độc (身毒)) là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.

Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ.

Lịch sử

Những địa điểm cư trú Thời đồ đá với những bức tranh tại Bhimbetka, Madhya Pradesh là những dấu vết sớm nhất từng biết về đời sống con người tại Ấn Độ hiện nay. Những khu định cư thường xuyên sớm nhất được biết đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, và dần phát triển vào Văn minh lưu vực sông Ấn, đã bắt đầu từ khoảng năm 3300 TCN và lên tới tột đỉnh từ khoảng giữa năm 2500 TCN và 1500 TCN. Các thành phố của nền văn hóa này có những đặc tính đô thị và khoa học tiến bộ như những hệ thống thoát nước dân sự ở mức độ cao. Tiếp sau nó là Văn minh Vệ Đà, do các bộ tộc Ấn-Aryan từng lập ra các cơ sở cổ đại của Ấn Độ giáo và các khía cạnh văn hóa khác tạo ra. Trong những văn bản Vedic cổ và thần thoại Ấn Độ, vùng đất được coi là Bharatavarsha. Từ khoảng năm 550 TCN, nhiều vương quốc độc lập như Mahajanapadas đã được lập nên khắp đất nước. Nước này có một văn hóa tôn giáo rất phức tạp, là nơi sinh ra Đạo Giai na và Phật giáo. Các trường học cổ đã xuất hiện ở Taxila, Nalanda, Pataliputra và Ujjain.

Cuối thế kỉ thứ 3 TCN, vương triều Maurya của Chandragupta Maurya và Ashoka Đại đế đã thống nhất hầu hết Nam Á hiện nay. Từ năm 180 TCN, một loạt các cuộc tấn công từ Trung Á của người Ấn-Hy Lạp, Ấn-Scythia, Ấn-Parthia và Kushan xảy ra ở phía tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 3 TCN, vương triều Gupta đã cai trị ở khoảng thời gian được coi là "Thời đại vàng son" trong lịch sử cổ đại Ấn Độ. Ở phía nam, các vương triều Chalukya, Rashtrakuta, Chera, Chola, Pallava và Pandya nổi lên ở những giai đoạn khác nhau. Khoa học, Cơ khí, nghệ thuật, văn chương, toán học, thiên văn học, tôn giáo và triết học phát triển mạnh dưới thời cai trị của triều đại này.

Tháp Sanchi tại Sanchi, Madhya Pradesh do hoàng đế Ashoka xây dựng ở thế kỷ thứ 3 TCN

Sau những cuộc xâm lược từ Trung Á, giữa thế kỷ thứ 10 và 12, đa phần bắc Ấn Độ đã thuộc quyền cai quản của Vương quốc Hồi giáo Delhi và Đế quốc Môgôn. Dưới triều Akbar Đại đế, kinh tế và văn hóa Ấn Độ phát triển không ngừng cùng với chính sách dung hòa tôn giáo. Các hoàng đế Môgôn cũng dần dần mở rộng quyền kiểm soát của mình ra toàn tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều vương quốc bản xứ cũng phát triển mạnh, đặc biệt ở phía nam, như Đế chế Vijayanagara hay Đế quốc Maratha. Trong thế kỷ thứ 18 và 19, nhiều nước Châu Âu, gồm Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và Anh Quốc, ban đầu đến Ấn Độ với tư cách là những nhà buôn, sau đó lợi dụng tình trạng bất hòa trong các mối quan hệ giữa các vương quốc để thành lập ra các thuộc địa ở Ấn Độ. Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộo quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, những cuộc cổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất (trong tiếng Anh gọi là Sepoy Mutiny), cuộc nổi dậy không thành công vì nó đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh. Vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh quản lý trực tiếp.

Mahatma Gandhi (phải), "Người Cha của Dân tộc" tại Ấn Độ với Muhammad Ali Jinnah, "Người Cha của Quốc gia" tại Pakistan; ảnh chụp tại Bombay (hiện nay là Mumbai) năm 1944

Đầu thế kỷ 20, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành, dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự với lời tuyên thệ ahimsa - bất bạo động - và họ đã hành động đúng như vậy. Gandhi sẽ dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc hành trình muối Dandi (Dandi Salt March) để thách thức thuế muối, và một cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh "Rời khỏi Ấn Độ". Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947 - 565 tiểu quốc do các ông hoàng cai trị đã thống nhất với các tỉnh từ thời thuộc địa Anh để lập nên một quốc gia duy nhất, nhưng chỉ sau khi các tỉnh có đa số người Hồi giáo đã tách ra, hậu quả của chiến dịch ly khai do Liên đoàn Hồi giáo lãnh đạo, để thành lập Pakistan. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ có tranh chấp biên giới còn chưa giải quyết xong với Trung Quốc, vụ việc này đã leo thang trở thành một cuộc Chiến tranh Trung-Ấn ngắn ngủi năm 1962; và với Pakistan, dẫn tới các cuộc chiến tranh năm 1947, 1965, 1971 và năm 1999 tại Kargil. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hiệp quốc. Năm 1974, Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngầm dưới đất, khiến họ trở thành thành viên không chính thức của "câu lạc bộ hạt nhân". Sau đó họ tiến hành thêm năm vụ thử nghiệm nữa trong năm 1998. Những cải cách kinh tế đáng chú ý diễn ra từ năm 1991 đã biến Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, làm tăng vị thế của họ trong vùng và trên toàn thế giới.

Chính phủ

Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nó là một nước dân chủ liên bang gồm 28 bang và 7 vùng lãnh thổ. Trong khi các bang có quyền tự trị và quyền quản lý của riêng mình, các luật quốc gia có quyền lực cao hơn các luật pháp bang. Ấn Độ có ba nhánh chính phủ: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp ở mức độ bang và quốc gia. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người bảo vệ hiến pháp và Tư lệnh tối cao của Các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tổng thống và Phó tổng thống được bầu gián tiếp bởi một đoàn bầu cử với nhiệm kỳ năm năm. Nghị viện Ấn Độ theo chế độ lưỡng viện, với hạ viện được bầu cử phổ thông và trực tiếp, gọi là Lok Sabha (Nghị viện nhân dân), được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, và thượng nghị viện, Rajya Sabha (Hội đồng quốc gia), được bầu xen kẽ với nhiệm kỳ 6 năm bởi một hội đồng gồm các thành viên lập pháp quốc gia.

Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ và là người có quyền hành pháp lớn nhất. Thủ tướng được bầu ra bởi các nhà lập pháp của đảng chính trị hay liên minh đa số trong nghị viện, và có nhiệm kỳ năm năm. Hiến pháp không quy định rõ chức danh Phó thủ tướng, nhưng chức danh này trên thực tế vẫn tồn tại. Tất cả các công dân Ấn Độ trên 18 tuổi đều đủ tư cách bỏ phiếu. Thủ tướng lãnh đạo Hội đồng bộ trưởng. Bất kỳ bộ trưởng nào đều phải là thành viên của hạ hoặc nghị viện. Trong hệ thống nghị viện Ấn Độ, hành pháp phải phụ thuộc vào lập pháp.

Ngành tư pháp độc lập của Ấn Độ gồm Tòa án tối cao, do Tổng chưởng lý lãnh đạo. Tòa án tối cao vừa có quyền tài phán nguyên gốc bản đối với mọi tranh chấp giữa nhà nước và trung ương vừa có quyền tài phán phúc thẩm đối với các Tòa án cấp cao Ấn Độ. Có 18 Tòa án cấp cao sơ thẩm, mỗi tòa có quyền tài phán đối với một bang hay một nhóm bang nhỏ. Mỗi bang có một hệ thống tòa án cấp thấp hơn. Sự xung đột giữa lập pháp và tư pháp được giao cho Tổng thống giải quyết.

Chính trị

Phần đa trong lịch sử độc lập của mình, chính phủ Ấn Độ thuộc Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Đảng này luôn chiếm đa số trong nghị viện chỉ trừ hai giai đoạn ngắn trong thập kỷ 1970 và cuối 1980. Thời kỳ này đã bị ngắt quãng ở khoảng giữa 1977 đến 1980, khi liên minh của Đảng Janata chiến thắng trong cuộc bầu cử nhờ sự bất mãn của cử tri với "Tình trạng khẩn cấp" do Thủ tướng lúc ấy là Indira Gandhi ban bố. Janata Dal chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1989, nhưng chính phủ của họ chỉ cầm quyền được trong hai năm. Từ 1996 đến 1998, đã có một giai đoạn thay đổi chính trị liên tục với chính phủ ban đầu thuộc cánh hữu theo đường lối quốc gia của Đảng Bharatiya Janata tiếp sau là chính phủ của Mặt trận quốc gia thiên tả. Năm 1998, BJP thành lập Liên minh dân chủ quốc gia (NDA) với các đảng nhỏ địa phương, và trở thành chính phủ liên minh không thuộc Quốc đại đầu tiên tồn tại đủ một nhiệm kỳ năm năm. Trong cuộc bầu cử năm 2004 Đảng Quốc Đại đã chiếm đa số ghế để thành lập một chính phủ lãnh đạo Liên minh hiệp nhất tiến bộ, và được các đảng cánh tả phản đối BJP ủng hộ.

Từ khi giành lại độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc gia. Nước này giữ vai trò lãnh đạo trong việc ủng hộ các cựu thuộc địa Châu Âu tại Châu Phi và Châu Á giành lại độc lập trong thập niên 1950. Trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ cố gắng giữ vai trò trung lập và là một trong những thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết. Sau Chiến tranh Trung-Ấn và Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1965, các mối quan hệ của Ấn Độ với Liên bang Xô viết ấm lên cùng với những sút giảm trong quan hệ với Hoa Kỳ và điều này kéo dài tới hết Chiến tranh Lạnh. Ấn Độ luôn từ chối ký kết CTBT và NPT để giữ chủ quyền đối với chương trình vũ khí hạt nhân của họ dù có những chỉ trích và trừng phạt quân sự từ phía các cường quốc. Những cuộc thương lượng gần đây của chính phủ Ấn Độ đã tăng cường các quan hệ của họ với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Pakistan. Trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ có quan hệ thân thiết với các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi, đặc biệt với Brasil và Mexico. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã đóng vai trò có tầm ảnh hưởng lớn tại ASEAN, SAARC và WTO, và họ là phía đã mang lại bước ngoặt quan trọng cho Thỏa thuận tự do thương mại Nam Á. Ấn Độ từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55.000 quân thuộc quân đội Ấn Độ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại bốn châu lục[1].

[Phân cấp hành chính

Ấn Độ được chia thành 28 bang và bảy lãnh thổ liên bang. Tất cả các bang và các lãnh thổ liên minh của Delhi và Pondicherry đều do chính phủ bầu cử. Năm vùng lãnh thổ liên minh còn lại có các quan chức hành chính do trung ương chỉ định. Các bang lại được chia thành các huyện. Dưới các huyện là các tehsil và dưới nữa là các xã. Tuy nhiên, một số bang có thể còn có thêm các cấp hành chính địa phương nữa như vùng hành chính, phó huyện, hobli.

Địa lý

Dãy Himalaya trải dài từ Jammu và Kashmir từ phía bắc tới Arunachal Pradesh ở phía viễn đông tạo thành phần lớn biên giới phía đông Ấn Độ

Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên Mảng kiến tạo Ấn Độ (India Plate), phần phía bắc Mảng kiến tạo Ấn-Úc, phía nam Nam Á. Các bang phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Thar. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Tây Ghats và Đông Ghats.

Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, gồm sông Hằng, Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada và Krishna. Ấn Độ có ba quần đảo – Lakshadweep ngoài khơi bờ biển tây nam, Quần đảo Andaman và Nicobar dãy đảo núi lửa phía đông nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông Hằng ở Tây Bengal.

Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài. Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và Sa mạc Thar. Núi Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến. Chúng khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9.

Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể. Số loài động thực vật ở tiểu lục địa Ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn Châu Phi, và có nhiều loài chỉ có mặt tại đây. Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3000 hổ Bengal, 10000 voi châu Á và khoảng 8000 con bò tót, những loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới.

Kinh tế Ấn Độ

Chỉ số nhạy cảm của Thị trường chứng khoán Bombay được sử dụng làm yếu tố xác định sức mạnh của kinh tế Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá, với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 3.63 nghìn tỷ. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD, nó là nền kinh tế lớn thứ mười hai thế giới với GDP tính theo đôla Mỹ đạt 775 tỷ (2005). Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 8.1% ở cuối quý đầu tiên năm 2005–2006. Tuy nhiên, dân số khổng lồ của Ấn Độ khiến thu nhập trên đầu người đứng ở mức $3.400 và được xếp vào hạng nước đang phát triển.

Trong đa phần lịch sử độc lập của mình Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội, với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư nhân, thương mại nước ngoài, và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đầu thập kỷ 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách kinh tế bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư. Tư nhân hoá các nghành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài dần xuất hiện trong những cuộc tranh luận chính trị.

Ấn Độ có một lực lượng lao động 496.4 triệu người trong số đó nông nghiệp chiếm 60%, công nghiệp 17%, và dịch vụ 23%. Nông nghiệp Ấn Độ sản xuất ra gạo, lúa mì, hạt dầu, cốt tông, sợi đay, chè, mía, khoai tây; gia súc, trâu, cừu, dê, gia cầm và cá. Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và cơ khí[2].

Gần đây, Ấn Độ cũng đã lợi dụng được số lượng đông đảo dân số có trình độ học vấn cao, thành thạo tiếng Anh để trở thành một vị trí quan trọng về dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng (customer service) và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu. Nó cũng là một nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài chính và chế tạo phần mềm. Đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Dân cư

Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với ước tính khoảng 1,19 tỷ người năm 2006. Hầu hết 70% dân số sống tại các vùng nông thôn. Vùng thành thị đông dân nhất là Mumbai, Kolkata, Delhi, Chennai và Bangalore. Những nỗ lực nhằm loại trừ tình trạng mù chữ đã đạt được những thành công đầu tiên. Năm 1947 tỷ lệ biết chữ tại Ấn Độ là 11%*[3]. Ngày nay, 65,1% dân số của nó (53,4% phụ nữ, 75,3% nam giới) có thể đọc và viết. Tình trạng nạo thai để lựa chọn giới tính và giết trẻ sơ sinh vẫn tồn tại ở các vùng nông thôn. Tỷ lệ giới tính quốc gia là 933 phụ nữ trên 1000 nam giới. Độ tuổi trung bình là 24,66, và tỷ lệ tăng dân số là 22,32 trẻ trên 1.000[4].

Dù 80,5% dân số theo Hindu giáo, Ấn Độ cũng là đất nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đứng thứ ba thế giới (13,4%). Các nhóm tôn giáo khác gồm Ki-tô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,84%), Phật giáo (0,76%), Đạo Jai-na (0,40%), Do Thái giáo, Hỏa giáo và Bahá'í[4].

Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1.652[5]. Đa số những ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính: Ấn-Aryan (được sử dụng bởi 74% dân số) và Dravidian (được 24% sử dụng); 2% còn lại dựa trên các nhóm Nam Á và Tạng-Miến. Tiếng Hindi và tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của chính phủ, và trong giáo dục cao học. 21 ngôn ngữ khác cũng được coi là chính thức.

Văn hoá

Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ

Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ đó. Những công trình nổi tiếng như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Chúng là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia.

Âm nhạc Ấn Độ được thể hiện ở rất nhiều hình thức. Hai hình thức chính của âm nhạc cổ điển là Carnatic từ Nam Ấn, và Hindustani từ Bắc Ấn. Các hình thức phổ thông của âm nhạc cũng rất phổ biến, nổi tiếng nhất là âm nhạc Filmi. Ngoài ra còn có nhiều truyền thống khác nhau về âm nhạc dân gian từ mỗi nơi trên đất nước. Có nhiều hình thức nhảy múa cổ điển hiện diện, gồm Bharatanatyam, Kathakali, Kathak và Manipuri. Chúng thường ở hình thức tường thuật và lẫn với những yếu tố sùng đạo và tinh thần. Truyền thống văn học sớm nhất Ấn Độ là hình thức truyền miệng, và sau này mới ở hình thức ghi chép. Đa số chúng là các tác phẩm linh thiêng như (kinh) Vedas và các sử thi Mahabharata và Ramayana. Văn học Sangam từ Tamil Nadu thể hiện một trong những truyền thống lâu đời nhất Ấn Độ. Đã có nhiều nhà văn Ấn Độ hiện đại nổi tiếng, cả với các tác phẩm bằng tiếng Ấn Độ và tiếng Anh. Nhà văn Ấn Độ duy nhất đoạt giải Nobel văn học là nhà văn dùng tiếng Bengal Rabindranath Tagore. Ấn Độ cũng là nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm cao nhất thế giới. Vùng sản xuất chính nằm tại Mumbai, cho ra lò hầu như tất cả phim thương mại Ấn Độ, thường được gọi là "Bollywood". Cũng có một số lượng lớn tác phẩm điện ảnh sử dụng tiếng Kannada, tiếng Malayalam, tiếng Tamil, tiếng Telugu và tiếng Bengal.

Khuôn mặt của một nghệ sĩ Kathakali, một kiểu nhảy múa cổ Ấn Độ, từ Kerala

Các hoạt động tôn giáo theo nhiều đức tin khác nhau là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Giáo dục được coi trọng bởi mọi thành viên ở mọi giai cấp. Các giá trị gia đình truyền thống Ấn Độ đã phát triển để đạt tới một hệ thống gia đình hạt nhân, bởi vì những hạn chế về kinh tế xã hội của hệ thống gia đình liên kết truyền thống cũ. Tôn giáo ở Ấn Độ là một vấn đề công cộng, với nhiều hoạt động đã trở thành phô trương tráng lệ và cùng với nó là sự sút giảm các giá trị tinh thần.

Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay. cuisine. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ. Trang phục truyền thống tại Ấn Độ khác biệt rát lớn theo từng vùng về màu sắc và kiểu dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới.

Môn thể thao được ưa chuộng nhất Ấn Độ là hockey trên cỏ, dù cricket hiện trên thực tế là một môn thể thao quốc gia, đặc biệt phía đông bắc, bóng đá là môn thể thao dân dã nhất và được theo dõi đông đảo. Những năm gần đây tennis cũng trở nên phổ biến ở Ấn Độ. Ấn Độ cũng nổi tiếng về cờ vua, với những kỳ thủ ở tầm vóc quốc tế như Vishwanathan Anand. Các môn thể thao truyền thống địa phương như kabaddi và gilli-danda, được thi đấu ở hầu hết mọi nơi trong nước.

Những ngày nghỉ lễẤn Độ cũng được biết tới là một đất nước của các lễ hội. Vì là quốc gia đa tôn giáo, Ấn Độ có các lễ hội rất đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành phần xã hội. Các lễ hội nổi tiếng và có nhiều người tham gia nhất gồm các lễ hội Hindu tại Diwali, Holi, Pongal và Dussehra và lễ hội của người Hồi giáo tại Eid.

Một số lễ hội được tổ chức ở đa phần đất nước; tuy nhiên, chúng được gọi theo những cái tên khác nhau tùy theo vùng hay có thể được tổ chức dưới hình thức khác biệt. Mọi lễ hội đều được chào mừng theo một kiểu duy nhất.

Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia. Những ngày lễ khác, từ chín đến mười hai, gắn liền với các lễ hội, ngày lễ tôn giáo và ngày sinh các lãnh đạo được quy định theo từng bang.

LS THAILAN

Lịch sử Thái Lan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực Thái Lan hiện nay trong thiên niên kỷ thứ nhất. Người Thái thành lập những quốc gia riêng của họ. Những quốc gia này bị đe dọa bởi Miến Điện và Đại Việt, cũng như sự đối đầu giữa người Thái và người Lào. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các đế quốc châu Âu. Sau sự kết thúc của nền quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan nằm dưới chế độ quân sự trong 60 năm trước khi chuyển sang thể chế quân chủ lập hiến như hiện nay.

Thời kỳ đầuCác khảo cổ học đã tìm thấy tại Ban Chiang, Thái Lan nhiều công cụ đồ đồng và nền văn minh lúa nước tồn tại vào khoảng 3600 năm TCN.

Các nền văn minh Malay, Mon và Khmer từng phát triển thịnh vương trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay. Đáng chú ý là Vương quốc Srivijaya ở miền nam, Dvaravati ở miền trung và Đế chế Khmer ở Angkor. Người Thái có liên hệ ngôn ngữ với một số dân tộc tại miền Nam của Trung Quốc, và có lẽ sự di dân từ miền Nam Trung Quốc đã xảy ra rất sớm, qua phía bắc của Lào.

Vương quốc Sukhothai

Những nhóm người Thái có lẽ đã bắt đầu di cư đến vùng đất ngày nay là Thái Lan ngay từ thế kỷ thứ VIII. Người Khmer đã dùng họ làm lính từ thế kỷ XII. Nhưng khi quyền lực của người Môn và người Khmer suy yếu thì quyền lực của các vương triều khác bắt đầu tăng lên. Vào năm 1238, người Thái ở Sukhothai không chỉ từ chối đóng thuế sử dụng nước cho những lãnh chúa người Khmer mà họ còn đánh đuổi luôn những lãnh chúa đó ra khỏi vùng đất này và thiết lập nên một nhà nước mới. Vị thủ lĩnh mới là Sri Indradit chiếm lấy ngai vàng. Với các thần dân của mình, ông ta giống như một người cha hơn là một ông vua, một thủ lĩnh đáng kính hơn là một nhà cai trị độc tài. Dưới triều đức vua vĩ đại nhất của mình, vua Ramkhamhaeng (1279 ? - 1317 ?), người Sukhothai đã xâm chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon Si Thammarat. Cũng chính ông vua này đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên của người Thái và đã làm cho thần dân của ông hiểu rõ sự coi trọng của ông dành cho nghệ thuật. Nhưng sau cái chết của ông vào năm 1300 đã báo hiệu sự suy đồi của đế quốc Sukhothai. Thoạt đầu những tỉnh nằm quanh Sukhothai đã hủy bỏ tất cả những ràng buộc với đế quốc này. Rồi đến lượt người Môm của Pegu tấn công và chiếm một phần bán đảo Malay. Cuối cùng một nhà nước mới ra đời vào năm 1378, nó tấn công và chiếm đóng Sukhothai. Từ đó trở đi vương quốc Ayuthaya, được thành lập vào năm 1350, trở thành nhà nước hùng mạnh nhất trong số tất cả những vương quốc Thái từng tồn tại cho đến bây giờ.

Vương quốc Ayutthaya

Ayutthaya là một nhà nước mà ở đó đức Vua được xem như vị chúa tể của mọi sinh linh trong vương quốc. Thậm chí người ta phải dùng một thứ ngôn ngữ dành riêng cho hoàng gia khi nói về đức Vua hay gia đình của ngài. Tổ chức xã hội của Ayutthaya được định hình dưới triều Vua Trailok (1448 - 1488). Các quí tộc thuộc những tầng lớp khác nhau được phân loại và ban tước hiệu tùy theo họ có bao nhiêu đất; thường dân không được cho phép có những quan hệ thông thường với họ. Chế độ nô lệ rất phổ biến, mà nạn nhân thường là các tù binh chiến tranh. Bành trướng mở rộng và chiến tranh với những nước láng giềng là những sự kiện nổi bật trong hai thế kỷ đầu tiên của triều đại Ayutthaya. Sau khi tiêu diệt được Sukhothai, triều đại Ayutthaya, còn được biết đến dưới cái tên Xiêm La (Siam), bắt đầu xâm chiếm miền Nam. Vào năm 1431, Vua Boromaraja đệ nhị cướp thành phố Khmer Angkor Thom, buộc những người Khmer phải dời về Phnom Penh. Sự kiện này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Khmer trong địa hạt tôn giáo. Nhưng vương quốc Xiêm đã thất bại trong việc chinh phục vương quốc Chiang Mai ở miền Bắc. Dưới sự cai trị của Vua Tilokaraja, Chiang Mai đã đứng vững trước tất cả những cuộc tấn công của Xiêm. Trong thời gian đó, một hiểm họa mới đã nổi lên ở sườn phía Tây nước Xiêm, khi các triều vua Miến Điện đầy tham vọng bắt đầu tiến vào vùng đất này. Thậm chí Chiang Mai cũng bị rơi vào tay quân xâm lăng vào năm 1557. Còn Ayutthaya thì phải đầu hàng vào năm 1569. Xiêm trở thành lãnh thổ của Miến Điện mãi cho đến năm 1584, khi hoàng tử Naresuan nắm lấy cơ hội từ cuộc chiến tranh ở Miến Điện, ông đã tuyên bố độc lập. Naresuan lên ngôi vua vào năm 1590, và chỉ trong vòng ba năm ông đã đuổi hết người Miến Điện ra khỏi đất nước. Ông trở thành người cai trị một vùng đất mênh mông, bao gồm tất cả các vùng lãnh thổ miền Bắc và một phần của Lào. Trong thế kỷ tiếp theo, vương quốc Xiêm bắt đầu thu hút sự chú ý của người phương Tây. Những thương nhân Hà Lan đã đến buôn bán ở miền Nam Pattani từ năm 1601, và những lái buôn người Anh đã đến Ayutthaya vào năm 1612. Người Châu Âu cạnh tranh nhau nhằm giành những đặc quyền về bến cảng và buôn bán, và cuộc cạnh tranh đã lên đến đỉnh điểm dưới thời Narai Đại đế (1656 - 1688). Vua Xiêm cử các sứ thần đến nước Pháp, và vua Pháp Louis XIV đã cử một sứ thần đến gặp vua Narai để đáp lễ. Nhưng với cái chết của Narai, người châu Âu bỗng thấy mình không còn được ưu đãi như trước nữa, trong khi đó những cuộc nổi loạn đã bùng nổ ở khắp xứ Xiêm. Ngay lập tức người Miến Điện tranh thủ cơ hội chiếm lấy miền Bắc. Vương quốc Xiêm suy yếu giờ đây không còn là đối thủ của Miến Điện nữa. Trong khi Ayutthaya đang hưởng thời kỳ ổn định cuối cùng dưới triều vua Boromakot (1733 - 1753), thì tháng 4 năm 1767 binh lính Miến Điện đã thiêu rụi kinh đô Xiêm.

Vương triều Chakri

Khi vương quốc Ayutthaya sụp đổ, một vị tướng người Xiêm có tên là Taksin cũng đang ở đó. Tập hợp những người ủng hộ mình thành một đội quân, một năm sau đó ông đã chiếm lại được thành phố, nhưng Ayutthaya đã bị tàn phá trơ trụi đến nỗi ông quyết định dời thủ đô ra xa hơn, xuôi theo dòng sông đến Thonburi. Với sự giúp sức của hai vị tướng khác là anh em Chao Phraya Chakri và Chao Phraya Surasih, Taksin đã chinh phục được các nước chư hầu hung tợn, đẩy lui sự tấn công của người Miến Điện và chiếm lại vùng miền Bắc. Nhưng những thành công liên tiếp rốt cuộc đã khiến ông ta mất hết lý trí, và trở nên tàn ác cực kỳ. Những viên tướng thuộc hạ đã truất ngôi và chém đầu ông ta vào năm 1782. Chao Phraya Chakri, thường được biết nhiều hơn dưới cái tên Rama đệ Nhất, đã trở thành vị vua mới. Ông là người khai sinh triều đại Chakri vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay. Rama đệ Nhất lại dời đô, lần này là về Bangkok, ông cho xây dựng thành phố theo kiểu mẫu Ayutthaya. Ông cũng làm hồi sinh nền nghệ thuật và văn hóa Thái Lan, một phần dựa vào trí nhớ của những người già cả đã đào thoát được khi Ayutthaya bị hủy diệt. Châu Âu thời đó đang bận rộn với cuộc chiến tranh Napoleon. Nhưng từ năm 1818, Xiêm lại mở cửa và tiếp xúc với phương Tây, bắt đầu bằng một hiệp định với người Bồ Đào Nha. Với mục tiêu chung là giành được những điều khoản buôn bán tối huệ và những đặc quyền đặc lợi khác, hai nước Anh và Mỹ đã ký kết các hiệp ước với Xiêm vào các năm 1826 và năm 1833.

Thời kỳ 1763-1932

Năm 1763 cuộc tấn công lớn nhất của người Miến Điện diễn ra. Những người Xiêm ngay lập tức phát động một cuộc phản công. Taksin, một vị tướng gốc Hán, đã tổ chức kháng chiến, đẩy lùi người Miến Điện và lập ra một thủ đô mới ở Bangkok. Từ đó ông bắt đầu cuộc chinh phục toàn bộ các dân tộc Thái. Taksin tấn công người Miến Điện ở phía bắc năm 1774 và chiếm Chiang Mai năm 1776, thống nhất Thái Lan. Năm 1782 Chaophraya Chakri phế truất Taksin khỏi ngôi vua nước Xiêm, lên ngôi và trở thành vua Rama I, lập ra triều đại nhà Chakri, tồn tại cho đến ngày nay.

Chế độ quân sự

Năm 1932, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang lập hiến. Thái Lan nằm dưới chế độ độc tài quân sự.

Nền dân chủ

Nền dân chủ của Thái Lan được thành lập sau sự kết thúc của chế độ độc tài quân sự năm 1992

LS TAYTANG

nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng những dãy núi hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya làm đất nước này xa cách cả hai. Tiếng Tây Tạng là một phần của nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Lịch sử của Tây Tạng đặc biệt ở chỗ là đây là một quốc gia phụng sự Phật giáo, cả đối với dân xứ đó cũng như đối với dân Mông Cổ (Mongol) và dân Mãn Châu (Manchu). Tây Tạng còn có tên thường gọi là "mái nhà của thế giới" hay là "đất nước của tuyết".

Tiền sử

Người Trung Quốc và người "tiền Tạng-Miến" (proto-Tibeto-Burman) có lẽ đã tách ra từ trước năm 4000 TCN, khi người Trung Quốc bắt đầu trồng kê ở thung lũng sông Hoàng Hà trong khi người Tạng-Miến vẫn là dân du mục. Tây Tạng tách khỏi Myanmar vào khoảng năm 500[1][2].

Người ta vừa tìm ra các đồn ở trên đồi cũng như các nơi chôn cất thời đại đồ đá từ tiền sử ở đồng bằng Chang Tang nhưng địa điểm xa xôi hiểm trở đã ngăn cản các nghiên cứu khảo cổ. Nhận định ban đầu là văn hóa này là văn hóa Zhang Zhung được miêu tả trong sách Tây Tạng cổ như là văn hóa nguồn gốc của đạo Bön.

Nguồn gốc theo truyền thuyết

Đế chế Tây Tạng

Map of Tibetan Empire in 820 in relation to other signficant powers

Một loạt các vua đã cai trị Tibet từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 11 - xem Danh sách các vua Tây Tạng. Đã có lúc người Tây Tạng cai quản về phía nam xa nhất là tới Bengal và phía bắc xa đến Mông Cổ.

Sự xuất hiện đầu tiên trong lịch sử

Tây Tạng lần đầu tiên bước vào lịch sử Địa lý của Ptolemy với cái tên batai (βαται), phiên ra ký tự Hy Lạp của một tên bản xứ là Bod. Tây Tạng sau đó xuất hiện trong lịch sử trong một cuốn sách Trung Quốc mà xứ này được gọi là fa. Sự kiện đầu tiên từ lịch sử còn ghi lại của Tây Tạng và cũng được xác nhận ở nước ngoài là khi Vua Namri Löntsän (Gnam-ri-slon-rtsan) gửi một đại sứ sang Trung Quốc đầu thế kỉ thứ 7.[3]

Thành lập triều đại

Tây Tạng bắt đầu tại một lâu đài tên là Taktsé (Stag-rtse) trong quận Chingba (Phying-ba) của Chonggyä (Phyongs-rgyas). Nơi đó, theo như Biên niên sử cổ của Tây Tạng,

"Một nhóm người âm mưu nổi loạn thuyết phục Stag-bu snya-gzigs [Tagbu Nyazig] khởi nghĩa chống lại Dgu-gri Zing-po-rje [Gudri Zingpoje]. Zing-po-rje là một chư hầu của đế chế Zhang-zhung dưới triều đại Lig myi. Zing-po-rje chết trước khi âm mưu nổi loạn xảy ra, và con của ông là Gnam-ri-slon-mtshan [Namri Löntsen] đã dẫn đầu âm mưu sau khi lấy được lời khai từ những người chủ mưu."

Nhóm người đó đã thắng và Namri Löntsän trở thành lãnh đạo của một nước mà sau này trở thành Đế chế Tây Tạng. Triều đình của Namri Löntsän đã gửi hai sứ giả sang Trung Quốc vào năm 608 và 609, đánh dấu sự xuất hiện của Tây Tạng trên trường quốc tế.[4]

Triều đại

Songtsän Gampo (Wylie: Srong-brtsan Sgam-po) (sinh 604, mất 650) là một vị vua đã mở rộng quyền lực của Tây Tạng và người được cho là đã mời Phật giáo vào Tây Tạng. Khi cha của ông, Namri Löntsän chết vì bị đầu độc, khoảng 618,[5] Songtsän Gampo đã nắm lấy quyền lực sau khi dập tắt một cuộc nổi loạn ngắn.

Tượng của vua Songtsän Gampo trong một hang ở Yerpa

Songtsän Gampo chứng tỏ là một nhà ngoại giao khéo léo và cũng không kém tài thao lược. Tể tướng của ông là Myang Mangpoje (Wylie: Myang Mang-po-rje Zhang-shang) đánh bại Sumpa vào khoảng năm 627.[6] Sáu năm sau (khoảng 632-3) Myang Mangpoje bị kết tội phản bội và xử tử.[7][8][9] Kế nhiệm ông là tể tướng Gar Songtsän (Mgar-srong-rtsan).

Sử liệu Trung Quốc ghi lại một phái đoàn Tây Tạng sang Trung Quốc vào năm 634 cầu hôn công chúa và bị từ chối. Năm 635-6 vua Tây Tạng tấn công và đánh bại người Azha (‘A zha), sống xung quanh hồ Koko Nur vùng đông bắc của Tây Tạng, và kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng vào Trung Quốc. Sau một chiến dịch đánh Trung Quốc khá thành công vào năm 635-6,[10] vua nhà Đường mới đồng ý gả công chúa cho Songtsän Gampo.

Khoảng năm 639, sau khi Songtsän Gampo có mâu thuẫn với em trai mình là Tsänsong (Brtsan-srong), người em trai này bị thiêu sống bởi tể tướng của chính ông là Khäsreg (Mkha’s sregs) (có lẽ là theo lệnh vua).[8][11]

Công chúa Wencheng (tiếng Tây Tạng Mung-chang Kung-co) rời Trung Quốc vào năm 640 để lấy Songtsän Gampo, một năm sau bà mới tới nơi. Hòa bình lập lại giữa Trung Quốc và Tây Tạng cho đến hết triều đình của Songtsän Gampo.

Em gái của Songtsän Gampo là Sämakar (Sad-mar-kar) được gửi sang kết hôn với Lig-myi-rhya vua của Zhang Zhung. Tuy nhiên, khi vị vua từ chối cuộc hôn nhân này, bà giúp anh trai đánh bại Lig myi-rhya và sát nhập Zhang Zhung vào Đế chế Tây Tạng.

Năm 645, Songtsän Gampo chinh phục vương quốc Zhang Zhung mà bây giờ là miền Tây của Tây Tạng.

Songtsän Gampo chết vào năm 650. Cháu nội còn nhỏ tuổi của ông là Trimang Lön (Khri-mang-slon) lên kế vị. Quyền lực thực sự nằm trong tay tể tướng Gar Songtsän.

Triều đại Mangsong Mangtsen (650-676)

Tể tướng Gar Songtsän chết vào năm 667, sau khi sát nhập xứ Azha vào lãnh thổ Tây Tạng. Giữa những năm 665-670, Kotan bị người Tây Tạng đánh bại. Vua Mangsong Mangtsen (Trimang Löntsen hay Khri-mang-slon-rtsan) thành hôn với Thrimalö (Khri-ma-lod), một phụ nữ sau này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Tạng. Vua qua đời vào mùa đông năm 676-677, và nước Zhang Zhung nổi loạn sau đó. Vào cùng năm, con của vua là 'Dus-rong Mang-po-rje (Tridu Songtsän hoặc Khri-'dus-srong-rtsan) ra đời.[12]

Triều đại 'Dus-rong Mang-po-rje (677-704)

Vua 'Dus-rong Mang-po-rje hay Tridu Songtsän cai trị dưới quyền nhiếp chính của bà mẹ đầy quyền uy Thrimalö và dòng tộc Gar (Mgar) có nhiều ảnh hưởng lớn vào thời đó. Năm 685, tể tướng Gar Tännyädombu (Mgar Bstan-snyas-ldom-bu) chết và em của ông ta, Gar Thridringtsändrö (Mgar Khri-‘bring-btsan brod), được chỉ định thay thế ông.[13] Năm 692, người Tây Tạng bị mất đồng bằng lưu vực sông Tarim Basin vào tay người Hán. Gar Thridringtsändrö đánh bại người Hán trong trận đánh năm 696, thiết lập hòa bình. Hai năm sau đó, vào năm 698, vua Tridu Songtsän mời dòng tộc Gar (trên 2000 người) đi dự một bữa tiệc săn bắn và cho thảm sát họ. Gar Thridringtsändrö sau đó tự vẫn, và quân đội trung thành với ông ta quy hàng theo người Hán. Sự kiện này chấm dứt quyền lực của dòng tộc Gar.[12]

Từ năm 700 cho đến khi mất, vua liên tục hành quân tiến đánh miền đông bắc, vắng mặt khỏi miền Trung Tây Tạng, trong khi mẹ của ông là Thrimalö cai trị trên danh nghĩa của ông.[14] Vào năm 702, Trung Quốc và Tây Tạng thiết lập hòa bình. Cũng cuối năm đó, nhà nước quân chủ Tây Tạng quay sang củng cố các tổ chức hành chính của (Chữ Tây Tạng: khö chenpo; Wylie: mkhos chen-po) khu vực đông bắc của Sumru (Wylie: Sum-ru), từng là nước Sumpa bị chinh phục 75 năm trước đó. Sumru được tổ chức lại thành một "vùng mũi" mới của đế chế. Vào mùa hè năm 703, Tridu Songtsän đóng quân tại Öljag (‘Ol-byag) xứ Ling (Gling), thượng nguồn của sông Dương Tử, trước khi bắt đầu xâm lược nước Jang (‘Jang) hay Nam Chiếu. Năm 704, ông lưu lại một thời gian ngắn ở Yoti Chuzang (Yo-ti Chu-bzangs) xứ Madrom (Rma-sgrom) trên sông Hoàng Hà. Sau đó ông xâm lược xứ Mywa (có lẽ = người Miêu)[15] nhưng qua đời trong chiến dịch hành quân đó.[14]

Triều đại Mes-ag-tshoms (704-754)

Gyältsugru (Wylie: Rgyal-gtsug-ru), sau này trở thành Vua Tride Tsuktsän (Khri-lde-gtsug-brtsan), được biết với tên thông tục là Mes-ag-tshoms ("Ông già nhiều râu"), sinh vào năm 704. Với cái chết của 'Dus-rong Mang-po-rje (Tridu Songtsen), hoàng hậu Thrimalö đã cai trị với quyền tể tướng cho ấu chúa Gyältsugru.[14] Năm sau đó con lớn hơn của Tridu Songtsen, tên là (Lha Bal-pho) đã phản đối việc nối ngôi của người em 1 tuổi nhưng, tại Pong Lag-rang, Lha Balpo đã bị "tước ngôi vua".[14][16]

Thrimalö đã sắp xếp đám cưới vua với một công chúa Trung Quốc. Công chúa Jincheng (金成) (Tây Tạng: Kyimshang Kongjo) đến vào năm 710, nhưng không rõ là cô ta có cưới ấu vương Gyältsugru vừa tròn 7 tuổi [17] hay là cưới Lha Balpo đã bị tước ngôi.[18] Ông này cũng cưới một phụ nữ từ xứ Jang (Nam Chiếu) và một người khác sinh ở Nanam.[19]

Gyältsugru chính thức lên ngôi với đế hiệu là Tride Tsuktsän năm 712,[14] cùng năm hoàng thái hậu Thrimalö qua đời vì cao tuổi.

Người Arab và người Turgis trở nên lớn mạnh trong giai đoạn 710-720. Người Tây Tạng là đồng minh với Arab và người phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Tibet và Trung Quốc thỉnh thoảng đánh nhau trong cuối thập niên 720. Ban đầu Tibet (với đồng minh người Turgi) chiếm thế thượng phong, nhưng bắt đầu thua trận. Sau một cuộc nổi loạn ở phía nam Trung Quốc, và một đại thắng của Tây Tạng năm 730, Tây Tạng và Thổ thiết lập hòa bình.

Năm 734 người Tây Tạng gả công chúa Dronmalön (‘Dron ma lon) cho Turgis Qaghan. Trung Quốc liên minh với Arab tấn công Turgis. Sau chiến thắng và hòa bình với người Turgis, Trung Quốc bất ngờ tấn công Tây Tạng. Tây Tạng chịu vài thất bại ở phía đông, mặc dù vẫn còn vững mạnh ở phía tây. Đế chế Turgis sụp đổ vì nội loạn. Năm 737, Tây Tạng tấn công vua Bru-za (Gilgit), ông này xin Trung Quốc giúp đỡ, nhưng cuối cùng phải chịu cống nạp cho Tây Tạng. Năm 747, cai trị của Tibet bị lỏng đi bởi chiến dịch hành quân của tướng Cao Tiên Chi, người cố gắng mở lại liên lạc trực tiếp giữa Trung Á và Kashmir. Tới năm 750 Tây Tạng đã mất gần hết các thuộc địa Trung Á về tay Trung Quốc. Tuy nhiên, sau thất bại của Cao Tiên Chi bởi quân Qarluq và Arab tại sông Talas (751), ảnh hưởng của Trung Quốc suy giảm nhanh chóng và ảnh hưởng của Tây Tạng quay trở lại.

Năm 755 Tride Tsuktsän bị các quan thượng thư là Lang và Bal giết. Sau đó Tagdra Lukong (Stag-sgra Klu-khong) trình bằng chứng cho hoàng tử Song Detsän (Srong-lde-brtsan) rằng "họ đã phản bội, gây chia rẽ trong đất nước, và chuẩn bị giết cả hoàng tử. … Sau đó, Lang và ‘Bal đã làm loạn, rồi bị giết bởi quân đội, tài sản bị tịch thu, và Klu khong was, người ta tin rằng, được trọng thưởng."[20]

Triều đại (756-797 or 804)

Năm 756, Thái tử Song Detsän chính thức lên ngôi vua với tên hiệu Trisong Detsän (Wylie Khri sron lde brtsan) và điều khiển nhà nước khi đã nắm được đa số ủng hộ[21] vào năm 13 tuổi sau một năm interregnum (giai đoạn không có vua). Năm 755 Trung Quốc đã yếu đi nhiều vì các nổi loạn từ trong nước, kéo dài cho đến năm 763. Ngược lại, triều đại của Trisong Detsän đã được đánh dấu bởi sự củng cố ảnh hưởng của Tây Tạng ở vùng Trung Á và chống lại Trung Quốc. Thời đầu của triều đại các xứ miền Tây của Tây Tạng phải cống nạp cho triều đình Tây Tạng. Từ thời gian đó Tây Tạng bắt đầu xâm lấn vào các xứ thuộc nhà Đường, tiến tới thủ đô Chang'an (Xian hiện nay, Hán Việt: Trường An) của Trung Quốc năm 763/764. Quân Tibet chiếm lĩnh Chang'an trong 15 ngày và thiết lập một vua bù nhìn trong khi Đường Thái Tông đang ở Lạc Dương. Nam Chiếu (ở Vân Nam và các vùng lân cận) vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Tạng từ 750 đến 794, khi họ nổi loạn chống lại các toàn quyền người Tây Tạng và giúp người Hán đánh bại người Tây Tạng.

Trong thời gian đó, người Kyrgyz thương lượng một hiệp ước hữu nghị với Tây Tạng và các cường quốc khác để cho phép thương mại tự do trong khu vực. Một cố gắng về một hiệp định hòa bình giữa Tây Tạng và Trung Quốc diễn ra vào năm 787, nhưng xung đột kéo dài cho đến hòa ước Trung Quốc - Tây Tạng năm 821 được ký kết ở Lhasa năm 823 (xem bên dưới). Cùng thời gian đó, người Uyghur, những đồng minh du mục của các vua nhà Đường, tiếp tục quấy phá dọc theo biên giới phía bắc của Tibet. Cho đến cuối triều đại vua này, những chiến thắng của người Uyghur ở phía bắc đã làm Tây Tạng mất đi nhiều đồng minh ở phía đông nam.[22]

Những nghiên cứu lịch sử gần đây cho thấy sự hiện diện của Thiên chúa giáo từ thế kỉ thứ 6 hay thứ 7, một giai đoạn khi người Hun trắng có nhiều liên hệ với người Tây Tạng.[23] Một sự hiện diện khá lớn vào thế kỉ thứ 8 khi Patriarch Timothy I (727-823) năm 782 gọi người Tây Tạng là một trong những cộng đồng quan trọng của nhà thờ phía đông và việc về sự cần thiết của việc bổ nhiệm một cha xứ khác khoảng 794.[24]

Triều đại Mune Tsenpo (kh. 797-799?)

Triều đại của Mune Tsenpo (Wylie Mu ne btsanpo) được ghi lại rất ít.

Triều đại Sadnalegs (799-815)

Dưới triều vua Tride Songtsän (Khri lde srong brtsan - thường được biết đến như Sadnalegs) có một cuộc chiến tranh kéo dài với các đế quốc Arab về phía tây. Có vẻ như là Tây Tạng đã bắt giữ được nhiều lính Arab và buộc họ ra mặt trận phía đông vào năm 801. Tây Tạng hoạt động xa về phía tây tới tận Samarkand và Kabul. Lực lượng Arab bắt đầu chiếm thế thượng phong, và thống đốc Kabul người Tây Tạng đầu hàng quân Arab và theo Muslim khoảng 812 hay là 815. Sau đó quân Arab đánh phía đông từ Kashmir, nhưng bị kìm chân lại bởi quân Tây Tạng. Cùng lúc đó, Uyghur tấn công Tây Tạng từ đông bắc. Xung đột giữa người Uyghur và người Tây Tạng tiếp tục một thời gian sau đó.[25]

Triều đại Ralpacan (815-838)

Ralpacan (Wylie Khri gtsug lde brtsan) là quan trọng đối với Phật giáo Tây Tạng như là một trong ba Vua chính pháp (Dharma Kings) người đã có công mang Phật giáo vào Tây Tạng. Ông là người ủng hộ Phật giáo một cách hào phóng và đã mời nhiều thợ thủ công, học giả, dịch giả vào Tây Tạng từ các nước lân cận. Ông cũng cổ động cho chữ viết Tây Tạng và việc biên dịch, được giúp đỡ nhiều với bộ từ điển Sanskrit-Tibetan chi tiết gọi là Mahavyutpatti bao gồm từ tương đương trong tiếng Tây Tạng của hàng ngàn từ Sanskrit.[26][27]

Tây Tạng tấn công lãnh thổ Uyghur vào năm 816 và bị tấn công vào năm 821. Sau khi Tây Tạng thành công trong việc đánh vào lãnh thổ Trung Quốc, Phật giáo cả hai nước bắt đầu tìm cách hòa giải.[28] Hòa nước Sino-Tibetan hoàn thành năm 821/822, bảo đảm hòa bình trên hai thập kỉ.[29] Một bản song ngữ của hòa ước này được khắc vào cột đá đứng bên ngoài chùa Jokhang tại Lhasa.[30]

Vua đã bị giết bởi những người theo đạo Bon và đưa người anh ông với quan điểm chống đối Phật giáo, Langdarma, lên ngôi.[31]

Triều đại Langdarma (838-842)

Triều đại Langdarma (Wylie Glang dar ma, đế hiệu là Tri Uidumtsaen Khri 'U'i dum brtsan đầy những vấn đề đến từ bên ngoài. Nước Uyghur phía bắc sụp đổ dưới áp lực của người Kyrgyz vào năm 840, và nhiều người di tản chạy vào Tây Tạng. Bản thân Langdarma bị ám sát, có lẽ là bởi một ẩn sỹ Phật giáo, vào năm 842.[32][33]

Tibet bị chia cắt

Sau cái chết của Langdarma, có một cuộc tranh cãi ai là người kế vị ông, thái tử Yumtän (Wylie: Yum brtan), hay là người con trai (hay cháu) khác là Ösung (Wylie: 'Od-srung) (sinh/mất 843-905 hay 847-885). Một cuộc nội chiến nổ ra kết thúc thời trung ương tập quyền của Tây Tạng cho đến giai đoạn Sa-skya. Đồng minh của Ösung đã cố giữ được Lhasa, nhưng Yumtän bị buộc phải tới Yalung nơi ông thiết lập một hoàng tộc riêng. [34] Vào năm 910 mộ của các vua bị quật lên.

Con của Ösung là Pälkhortsän (Wylie: Dpal 'khor brtsan) (893-923 hoặc 865-895), nắm quyền điều khiển miền Trung Tây Tạng một thời gian và phong vương cho hai con trai là Trashi Tsentsän (Wylie: Bkra shis brtsen brtsan) và Thrikhyiding (Wylie: Khri khyi lding, cũng còn được gọi là Kyide Nyigön [Wylie: Skyid lde nyi ma mgon] theo một số nguồn khác). Thrikhyiding dời đến khu vực miền tây Tây Tạng phía trên Ngari (Wylie: Stod Mnga ris) và thành hôn với một phụ nữ Tây Tạng quý tộc ở vùng cao nguyên, lập ra một triều đại địa phương. [35]

Sau khi đế chế Tibet bị chia cắt vào năm 842, Nyima-Gon, đại diện của một hoàng tộc Tây Tạng cổ đại thành lập triều đại Ladakh đầu tiên. Vương quốc của Nyima-Gon có trung tâm xa về phía đông của Ladakh ngày nay. Con trai cả của Kyide Nyigön trở thành người cai trị xứ Mar-yul (Ladakh), và hai người con trẻ hơn cai trị miền tây Tibet, thành lập Vương quốc Guge và Pu-hrang. Giai đoạn sau đó con cả của Guge là Kor-re, cũng được gọi là Jangchub Yeshe Ö (Byang Chub Ye shes' Od), trở thành một nhà sư Phật giáo. Ông cho gửi các học giả trẻ sang Kashmir để đào tào và chịu trách nhiệm mời Atisha sang Tibet vào năm 1040, và do đó đã mở ra giai đoạn được gọi là Chidar (Phyi dar) của Phật giáo Tây Tạng. Người con trẻ hơn, Srong-nge, theo dõi công việc hàng ngày của nhà nước; chính những con của ông đã tiếp tục dòng tộc hoàng gia. [36]

Quyền lực trung ương gần như là không tồn tại trong khu vực Tây Tạng từ năm 842 đến 1247, thế nhưng Phật giáo vẫn tồn tại trong khu vực xứ Kham. Trong thời vua Langdarma ba nhà sư đã trốn thoát khỏi vùng Lhasa nổi loạn vào khu vực núi Dantig ở Amdo. Đệ tử của họ là Muzu Saelbar (Mu-zu gSal-'bar), sau này được biết đến như là học giả Gongpa Rabsal (Dgongs-pa rab-gsal) (832-915), chịu trách nhiệm gây dựng lại Phật giáo ở đông bắc Tibet và là người được cho là sáng lập ra phái Nyingma (Rnying ma pa) của Phật giáo Tây Tạng. Trong khi đó, theo như truyền thống, một trong những hậu duệ của Ösung, người có gia sản gần Samye gửi mười thanh niên sang đào tạo bởi Gongpa Rabsal. Trong mười người đó là Lume Sherab Tshulthrim (Klu-mes Shes-rab Tshul-khrims) (950-1015). Khi đã được huấn luyện, những thanh niên được ordained và quay trở về vùng trung Tây Tạng xứ U và xứ Tsang. Những học giả trẻ có khả năng liên lạc với Atisha không lâu sau năm 1042 và giúp cho việc quảng bá và tổ chức Phật giáo ở Lhokha. Trong vùng này niềm tin bắt đầu mạnh lên với sự thành lập của Tu viện Sakya vào năm 1073.[37] Trong hai thế kỉ sau đó tu viện Sakya đã trở thành quan trọng trong đời sống và văn hóa Tây Tạng. Tu viện Tsurpu, nơi của phái Karmapa của Phật giáo, được thành lập vào năm 1155.

Người Mông Cổ và trường phái Sakya (1236-1354)

Người Tây Tạng biết rằng vào năm 1207 Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) đang chinh phạt đế chế Tây Hạ (Tangut). Liên lạc đầu tiên giữa người Tây Tạng và người Mông Cổ được sử sách ghi lại xảy ra khi Genghis Khan gặp Tsangpa Dunkhurwa (Gtsang pa Dung khur ba) và sáu đệ tự của ông ta, có lẽ là trong đế chế Tangut, vào năm 1215. [38]

Trong khi tướng Mông Cổ là Köden chiếm được khu vực Kokonor vào năm 1239, ông gửi tướng của mình là Doorda Darqan sang do thám Tây Tạng vào năm 1240 để nghiên cứu khả năng tấn công nhà Tống của Trung Quốc từ phía tây. Trong cuộc thám hiểm này các tu viện Kadampa xứ Rwa-sgreng và Rgyal-lha-khang bị thiêu hủy và 500 người bị giết. Cái chết của Đại hãn Mông Cổ Ögedei (Oa Khoát Đài) năm 1241 đã làm các cuộc viễn chinh của Mông Cổ vòng quanh thế giới tạm ngưng lại. Mông Cổ tiếp tục để ý tới Tây Tạng năm 1244 khi Köden gửi lời mời học giả người Bengal là Sakya Pandit'ta, lãnh đạo của trường phái Sakya, đến thủ đô của ông ta và chính thức đầu hàng Mông Cổ. Sakya Pandi'ta đến Kokonor với hai người cháu là Drogön Chögyal Phagpa ('Phags-pa; 1235-80) và Chana Dorje (Phyag-na Rdo-rje; 1239-67) năm 1246.

Khi Mông Kha (Möngke) trở thành Khả hãn vào năm 1251, ông ta ban phát nhiều quận của Tây Tạng cho bà con của ông ta. Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) được Mông Kha phong để chỉ huy các chiến dịch xâm lược Trung Quốc vào năm 1253. Vì Sakya Padit'ta đã qua đời vào thời gian này Hốt Tất Liệt mang Drogön Chögyal Phagpa vào doanh trại của ông ta như là một biểu tượng đầu hàng của Tây Tạng. Kublai được bầu lên làm Khả hãn năm 1260 theo sau cái chết của anh mình là Mông Kha, mặc dù việc lên ngôi của ông ta không phải là không có tranh cãi. Tại thời điểm đó ông phong cho Drogön Chögyal Phagpa 'state preceptor'. Năm 1265 Drogön Chögyal Phagpa quay lại lần đầu tiên và cố gắng thiết lập hệ thống Sakya với việc bổ nhiệm Shakya Bzang-po (một người đồng minh và phụng sự Sakya đã lâu) như là Dpon-chen ('tể tướng') toàn Tibet năm 1267. Một cuộc thống kê được làm năm 1268 và Tibet được chia làm 13 tỉnh nhỏ (myriarchies).

Năm 1269 Drogön Chögyal Phagpa quay lại với Kublai tại thủ đô mới của ông ta là Khanbaliq (Beijing hiện nay). Ông trình cho Qaghan một chữ viết mới được nghĩ ra để đại diện cho tất cả các ngôn ngữ trong đế quốc. Năm sau đó ông được phong Dishi ('imperial preceptor'), và vị trí cai trị Tây Tạng (bây giờ dưới dạng 13 myriarchies) được tái công nhận. Hệ thống Sakya trên toàn Tibet tiếp tục cho đến giữa thế kỉ 14, mặc dù nó bị chống lại bởi một cuộc nổi loạn của phái Drikung Kagyu với sự giúp đỡ của Hülegü Khan xứ Ilkhanate năm 1285. Cuộc nổi loạn bị dập tắt năm 1290 khi những người theo phái Sa-skya và quân Mông Cổ phía đông đốt cháy Tu viện Drikung và giết hại 10 000 người.[39]

Sự nổi lên của Phagmodru (1354-1434)

Tông phái Phagmodru (Phag mo gru) trung tâm tại Neudong (Sne'u gdong) được ban tặng như là một thái ấp cho Hülegü vào năm 1251. Khu vực này thường liên hệ với gia đình Lang (Rlang), và với sự suy giảm của ảnh hưởng Ilkhanate vùng này được cai trị bởi gia đình này bên trong hệ thống Mongol-Sakya đứng đầu bởi một Pönchen (Dpon chen) tại Sakya. Khu vực này dưới quyền cai quản của gia tộc Lang và liên tục bị xâm phạm trong suốt giai đoạn cuối thế kỉ 13 và đầu thế kỉ 14. Janchub Gyaltsän (Byang chub rgyal mtshan, 1302-1364) thấy những xâm phạm này là phạm luật và tìm cách khôi phục vùng đất Phagmodru sau khi ông được bổ nhiệm làm Myriarch năm 1322. Sau những tranh đấu về luật lệ kéo dài cuộc đấu tranh trở nên bạo lực khi Phagmodru bị tấn công bởi các vùng lân cận vào năm 1346. Jangchub Gyaltsän bị bắt và được thả vào năm 1347. Khi sau đó ông từ chối không xuất hiện tại tòa xét xử, khu vực của ông bị tấn công bởi Pönchen vào năm 1348. Janchung Gyaltsän có khả năng bảo vệ Phagmodru, và tiếp tục có các thành công về quân sự cho đến 1351 và ông trở thành nhân vật chính trị mạnh nhất trong đất nước. Các xung đột quân sự kết thúc vào năm 1354 với Jangchub Gyaltsän như là người chiến thắng không chối cãi. Ông tiếp tục cai trị miền trung Tây Tạng cho đến khi qua đời năm 1364, mặc dù ông đã rời tất cả các tổ chức Mông Cổ. Quyền lực vẫn nằm trong tay gia đình Phagmodru cho đến 1434. [40]

Sự nổi lên của tông phái Geluk

Lobsang Gyatso (Wylie transliteration: Blo-bzang Rgya-mtsho), Dalai Lama thứ 5, (1617-1682) là vị Dalai Lama đầu tiên nắm được quyền lực chính trị trên toàn miền trung Tibet.

Vị Dalai Lama thư 5 được biết như là người đã thống nhất Tibet dưới quyền điều khiển của tông phái Geluk của Phật giáo Tây Tạng, sau khi đánh bại phái đối lập Kagyu và Jonang và một người cai trị không tôn giáo, hoàng tử xứ Shang, sau một cuộc nội chiến kéo dài. Thành công của ông một phần là nhờ sự giúp đỡ của Gushi Khan, một tướng quân Oirat hùng mạnh. Các tu viện theo phái Jonang hoặc là bị đóng cửa hoặc là bị chuyển sang phái Geluk, và phái này vẫn lẩn tránh cho đến phần sau của thế kỉ 20.

Năm 1652 vị Dalai Lama thứ 5 thăm hoàng đế Mãn Châu, Shunzhi. Dalai Lama thứ 5 cho khởi công việc xây dựng cung điện Potala ở Lhasa, và dời trung tâm nhà nước về đó từ Drepung.

Cái chết của Dalai Lama thứ 5 vào năm 1680 được giữ bí mật trong 15 năm bởi người trợ lý thân cận của ông là Desi Sangay Gyatso (De-srid Sangs-rgyas Rgya-'mtsho). Các vị Dalai Lama vẫn là người đứng đầu nhà nước cho đến năm 1959.

Trong thời Dalai Lama thứ 5, những người châu Âu đầu tiên ghé Tibet. Hai nhà truyền giáo Jesuit, Johannes Gruber và Albert D'Orville, tới Lhasa vào năm 1661.[cần dẫn nguồn] Họ đã thất bại khi cố gắng chuyển người Tây Tạng sang Thiên Chúa giáo. Các đoàn truyền giáo khác cũng trải qua một thời gian ở Tây Tạng, và cũng không thành công mấy, và tất cả đều bị trục xuất vào năm 1745.

Đến cuối thế kỉ thứ 17th, Tibet xung đột với Bhutan, được ủng hộ bởi Ladakh. Kết quả là sự xâm lăng Ladakh bởi Tibet. Quân Kashmir giúp khôi phục quyền lực của Ladakh với điều kiện một mosque được xây dựng ở Leh và vua Ladakh phải chuyển sang Islam. Hòa ước Temisgam năm 1684 đã giải quyết mâu thuẫn giữa Tibet và Ladakh, nhưng nền độc lập của nước này đã bị giới hạn rõ rệt.Trên thế giới có rất nhiều bàn luận về phật giáo tây tạng rất trái chiều với nhau.

Thế kỉ thứ 18 và 19

Cuộc sống của Dalai Lama thứ 6 chỉ là những ngày tháng vui chơi, uống rượu, cung tần mỹ nữ và các bài hát tình ca. Tuyên bố rằng ông này không xứng đáng là một nhà sư, lãnh đạo Mông Cổ Lha-bzang Khan xâm lược Tibet với sự ủng hộ của Hoàng đế Khang Hy vào năm 1705. Dalai Lama chết không lâu sau đó, có lẽ là bị giết. Người Tạng giận dữ từ chối ứng cử viên Dalai Lama giả mạo mà Lha-bzang mang theo cùng với ông ta và cầu cứu người Mông Cổ xứ Dzungar (hay Oyrat) giúp đỡ. Người Dzungar đánh bại và giết Lha-bzang, nhưng sau đó đánh phá Lhasa và cướp bóc mộ của Dalai Lama thứ 5. Họ ở lại đó cho đến khi bị đoàn quân viễn chinh Trung Quốc đánh đuổi vào năm 1720. Quân Trung Quốc được hoan hô như là quân giải phóng và là bảo trợ của Kelzang Gyatso, người được họ đưa lên như là Dalai Lama thứ 7. Sau khi quân nhà Thanh rút khỏi miền trung Tibet năm 1723, có một giai đoạn nội chiến. Trong khi đó Amdo được công bố là lãnh thổ Trung Quốc với tên Koko Nor (hồ xanh). (Nơi này trở thành tỉnh Thanh Hải vào năm 1929.)

Trung Quốc bắt đầu gửi tới hai đại diện cao cấp, hay còn gọi là amban, đến Lhasa vào năm 1727. Sử gia ủng hộ Trung Quốc cho rằng hiện diện của amban là biểu hiện của quyền lực Trung Quốc, những người ủng hộ Tibet độc lập cho rằng amban tương đương với đại sứ. "Quan hệ giữa Tibet và nhà Thanh là quan hệ thầy tu và người bảo trợ và không dựa trên sự lệ thuộc vào nhau," theo vị Dalai Lama thứ 13.[41]

Pho-lha-nas cai trị Tibet với ủng hộ của Thanh triều vào những năm 1728-1747. Ông ta di chuyển Dalai Lama từ Lhasa đến Litang để làm ông khó ảnh hưởng nhà nước hơn. Sau khi Pho-lha-nas mất, con ông cai trị cho đến khi bị giết bởi amban vào năm 1750. Điều này làm nổi loạn xảy ra và các amban bị giết. Quân đội Trung Quốc tiến vào và khôi phục trật tự trong đất nước. Năm 1751, vua Càn Long ban sắc lệnh 13 điểm bỏ đi vị trí tể tướng (desi), đặt nhà nước Tibet dưới quyền của một hội đồng 4 kashag, hay là hội đồng của 4 quan thượng thư, và chính thức ban quyền lực cho các amban. Vị Dalai Lama trở lại Lhasa để chủ trì nhà nước mới.

Năm 1788 vua Nepal là Rana Bahadur Shah xâm lược Tibet. Không có khả năng đánh bại quân Nepal một mình, Tây Tạng cầu viện nhà Thanh, liên quân Thanh-Tạng đánh bại quân Nepal.

Vua Càn Long thất vọng về kết quả sắc lệnh năm 1751 của ông và khả năng điều hành của các amban.[42] Năm 1792, vua ban một sắc lệnh 29-điểm tăng cường kiểm soát của Trung Quốc lên Tibet. Sắc lệnh này tăng cường quyền lực của các amban, về lý thuyết là đặt họ ngang hàng với Dalai Lama và Panchen Lama và trao quyền hành chính, ngoại giao và thương mại cho họ.

Đế quốc Anh buộc Tây Tạng rút khỏi Nepal. Vào thế kỉ 19, quyền lực của nhà Thanh suy giảm. Khi lính Trung Quốc đóng tại Lhasa bắt đầu lơ đễnh nghĩa vụ quân sự, các amban mất đi ảnh hưởng. Sau sự xâm lăng Tibet bởi tướng Zorawar Singh các cuộc chiến tranh nổ ra với vương quốc Jammu thuộc Ấn Độ kết thúc với hòa ước tại Ladakh năm 1841 với Maharaja Gulab Singh.[43] và với Nepal năm 1856[44] mà không có sự can thiệp của Beijing. Hòa ước năm 1856 cho phép thiết lập một phái bộ Nepal tại Lhasa mà sau này cho phép Nepal tuyên bố có quan hệ ngoại giao với Tibet khi xin vào làm thành viên của Liên hiệp quốc năm 1949.[45]

Người Anh can thiệp và chiếm đóng

Chính quyền Anh ở Ấn Độ lại để ý đến Tibet trong cuối thế kỉ thứ 19, và một số lượng lớn người Ấn Độ đã vào đất nước này, ban đầu như những nhà thám hiểm, và sau đó như là những nhà buôn. Các hòa ước liên quan đến Tibet được ký giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc trong năm 1886[2], 1890[3], và 1893[4], nhưng nhà nước Tây Tạng không công nhận [cần dẫn nguồn] và tiếp tục cấm các phái đoàn Anh vào lãnh thổ. Trong suốt "Trò chơi lớn", một giai đoạn tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Anh, người Anh muốn có một đại diện ở Lhasa để theo dõi và làm giảm đi ảnh hưởng của người Nga. Vào năm 1904, họ gửi một lực lượng quân Ấn Độ dưới quyền chỉ huy của Trung tá Francis Younghusband, mà sau một vài trận đánh đã chiếm được Lhasa. Bộ ngoại giao Trung Quốc lúc đó khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng, tuyên bố như vậy là lần đầu tiên.[46]

Khi đoàn quân Anh đạt tới Lhasa, vị Dalai Lama đã lánh sang Urga ở Mông Cổ, Younghusband thấy việc quay lại Ấn Độ tay không là không chấp nhận được, ông ta liền đơn phương thảo ra một hiệp ước, và buộc nó phải kí trong điện Potala bởi tể tướng, Ganden Tri Rinpoche, và bất cứ quan chức nhà nước Tibet nào mà ông ta có thể nhóm họp lại như là một nhà nước lâm thời (ad hoc government). Những thượng thư người Tibet mà Younghusband gặp chỉ vừa mới được bổ nhiệm, nhưng điều này Younghusband không hay biết. Những quan thượng thư gốc đã bị cầm tù do nghi ngờ là họ ủng hộ người Anh và sẽ nhượng bộ cho Younghusband.[47]

Một hòa ước được kí kết yêu cầu Tibet mở biên giới với Ấn Độ thuộc Anh, cho phép người Anh và người Ấn du lịch tự do, không đánh thuế hải quan trên thương mại với Ấn Độ, một yêu cầu từ người Anh là Lhasa phải trả 2.5 triệu rupee như tiền bồi thường và không được quan hệ với bất kì nước ngoài nào khác mà không được sự đồng ý của chính quyền Anh.[48]

Hòa ước Anh-Tây Tạng tái khẳng định hòa ước Trung Quốc-Anh vào năm 1906 mà theo đó "Nhà nước của Vương quốc Anh sẽ không tìm cách xâm phạm lãnh thổ Tibet hay can thiệp vào công việc nội bộ của Tibet. Nhà nước Trung Quốc cũng không cho phép bất kì nước ngoài nào xâm phạm lãnh thổ hay can thiệp vào chính quyền nội bộ của Tibet."[49] Hơn thế nữa, Beijing đồng ý trả London 2.5 triệu rupee mà Lhasa buộc phải đồng ý trong hòa ước Anh-Tibet năm 1904.[50] Năm 1907, Anh và Nga đồng ý với những quy luật đã chấp nhận về vấn đề giữa Trung Quốc và Thibet[51][51] Năm 1910, nhà Thanh gửi một đoàn quân viễn chinh đến thiết lập quyền lực của Trung Quốc và hạ ngôi của Dalai Lama theo lệnh triều đình. Vị Dalai Lama một lần nữa phải lánh đi, lần này thì sang Ấn Độ. "Bằng việc tiến vào rồi lại rút ra, chúng ta đã đá ngã ngựa người Tibet và để mặc họ cho người đầu tiên tiến vào đấm đá," Charles Albert Bell, một nhà ngoại giao người Anh đóng tại và là người chỉ trích chính sách của nhà nước do Đảng Tự do Anh đứng đầu, đã viết như vậy.

Quân đội Trung Quốc bị đánh đuổi

Nhà sư - nhà thám hiểm người Nhật, Ekai Kawaguchi, viết năm 1909, miêu tả Trung Quốc mất đi ảnh hưởng ở Tây Tạng sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất 1 tháng 8, 1894–17 tháng 4, 1895:

"Uy quyền của người Trung Quốc ở mất đi rất đáng kể từ sau chiến tranh Trung-Nhật. Trước sự kiện đó, Trung Quốc thường đối xử Tibet như một bậc bề trên, trong khi Tibet, khiếp sợ trước uy lục của Thiên triều, tuân theo lệnh. Tất cả bây giờ đều thay đổi, và thay vì vâng lời, bây giờ Tibet đối với Trung Quốc có vẻ khó chịu... Người Tibet lắng nghe lời khuyên từ Trung Quốc khi thấy chấp nhận được, nhưng bất cứ lệnh nào không thích thì họ cứ mặc kệ..."

"Tibet có thể nói là bị đe dọa bởi 3 nước - Anh, Nga và Nepal, bởi vì Trung Quốc đối với họ vào thời điểm này là một lục lượng không đáng kể đối với tương lai của họ." [52]

Theo sau cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, quân du kích địa phương người Tibet mở một cuộc tập kích bất ngờ vào đồn lính Trung Quốc đóng tại Tibet. Sau đó quan chức Trung Quốc ở Lhasa buộc phải kí kết "Hiệp định 3 điểm" chấp nhận đầu hàng và rút đi lục lượng đóng tại miền trung Tibet. Đầu năm 1913, vị Dalai Lama quay trở lại Lhasa và ra một bản tuyên cáo phát tán đi toàn cõi Tibet lên án "Ý định xâm chiếm Tibet làm thuộc địa dưới quan hệ nhà bảo trợ - thầy tu", và tuyên bố rằng, "Chúng ta là một nước nhỏ, độc lập, phụng sự tôn giáo."[41]

Tibet và Mông Cổ ký kết một hiệp định vào năm 1913 công nhận độc lập lẫn nhau.[53]

Năm 1913-14, một hội nghị được tổ chức tại Simla giữa Anh, Tibet, và Trung Hoa Dân Quốc. Anh đề nghị chia các khu vực có người Tibet đang sinh sống thành Ngoại và Nội Tibet (trên mô hình một hòa ước trước đó giữa Trung Quốc và Nga đối với Mông Cổ). Ngoại Tibet, xấp xỉ khu vực hiện nay của Khu tự trị Tibet, sẽ là khu tự trị dưới sự bảo hộ của Trung Quốc. Trong khu vực này, Trung Quốc sẽ tránh không "can thiệp vào chính quyền." Trong vùng Nội Tibet, bao gồm phía đông của Kham và Amdo, Lhasa sẽ chỉ còn quyết định những vấn đề có liên quan tới tôn giáo.[54] Vào những năm 1908-18, có một đồn lính Trung Quốc ở Kham và các hoàng tử địa phương phải bị quản lý bởi trưởng đồn.

Trong một phiên đàm phán có mặt đại diện của Tibet, thương thuyết viên chính người Anh là Henry McMahon vẽ một đường trên bản đồ để phân định biên giới Tibet-Ấn Độ. Sau này nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng đường McMahon này đã chuyển một phần lớn lãnh thổ sang Ấn Độ một cách bất hợp pháp. Vùng lãnh thổ tranh chấp này được gọi là Arunachal Pradesh bởi Ấn Độ và Nam Tibet bởi Trung Quốc. Người Anh đã có những thỏa thuận với các thủ lĩnh các bộ tộc địa phương và đã thiết lập Mặt trận đông bắc (Northeast Frontier Tract) để quản lý khu vực này năm 1912. Hiệp định Simla được kí kết bởi cả ba phái đoàn, nhưng bị phủ nhận ngay sau đó bởi Beijing bởi vì họ không bằng lòng với cách vẽ biên giới phân chia khu Ngoại Tibet và Nội Tibet. McMahon và người Tibet sau đó kí bản hiệp định một cách song phương với chú thích rằng sẽ không cho Trung Quốc một quyền lợi nào nếu như họ không chịu kí. Ban đầu thì Nhà nước Ấn Độ bảo hộ bởi Anh phủ nhận hiệp định song phương của McMahon vì nó không tương thích với Hiệp định Anh-Nga năm 1907.[55][56]

Vào năm 1918, Lhasa đã lấy lại được quyền kiểm soát Chamdo và phía tây Kham. Một cuộc ngưng bắn được thiết lập dọc theo biên giới sông Dương Tử (Yangtze). Vào thời điểm đó, nhà nước Tibet kiểm soát toàn bộ Ü-Tsang cũng như xứ Kham phía tây của sông Dương Tử, xấp xỉ cùng với biên giới như Khu tự trị Tibet ngày nay. Phía đông xứ Kham được cai trị bởi các hoàng tử địa phương người Tây Tạng liên minh với các lực lượng khác nhau. Ở Amdo (Thanh Hải), nhóm người Hồi thiểu số và tướng phỉ Ma Bufang ủng hộ Quốc dân Đảng điều khiển khu vực Xining. Phần còn lại của tỉnh được điều khiển bởi dân địa phương.[5]

Trong những thập niên 1920 và 1930 Trung Quốc bị chia cắt bởi nội chiến và sau đó phải lo đối phó với chiến tranh chống Nhật, nhưng không bao giờ từ bỏ ý định khôi phục chủ quyền ở Tibet, và thỉnh thoảng cố gắng vài lần khẳng định điều đó. Trong suốt triều đại của Dalai Lama thứ 13, Beijing không có đại diện nào trên Tibet. Tuy nhiên, năm 1934, sau khi vị Dalai Lama qua đời, Trung Quốc gửi một "phái đoàn chia buồn" đến Lhasa dẫn đầu bởi Tướng Huang Musong.[57] Từ năm 1912 Tibet đã độc lập de facto không bị kiểm soát bởi Trung Quốc, nhưng vài lần họ tỏ ý sẵn lòng chấp nhận như là một phần của Trung Quốc với điều kiện là hệ thống bên trong của người Tibet không bị động chạm vào và Trung Quốc phải từ bỏ quyền cai trị trên một số khu vực quan trọng có người Tibet sinh sống ở Kham và Amdo.[58]

Năm 1938, người Anh cuối cùng cũng cho xuất bản Hiệp định Simla Convention như là một hiệp định song phương và yêu cầu tu viện Tawang, nằm về phía nam của đường McMahon, ngưng đóng thuế cho Lhasa. Để cố gắng sửa lại lịch sử, 1 tập trong toàn tập C.U. Aitchison's A Collection of Treaties, (Sưu tập các loại hiệp định) ban đầu được xuất bản với chú thích rằng không hiệp định có ràng buộc nào đã được kí ở Simla, đã được thu lại từ tất cả các thư viện.[59] Nó được thay thế với một tập mới và bao gồm Hiệp định Simla cùng với chú thích của biên tập nói rằng Tibet và Britain, nhưng không có Trung Quốc, chấp nhận hiệp định là có ràng buộc.[6] Năm 1907 Hòa ước Anh -Nga, ban đầu đã làm Anh nghi vấn giá trị của Simla, đã không được thừa nhận bởi người Nga vào năm 1917 và bởi Nga và Anh vào năm 1921.[60] Tuy nhiên Tibet đã thay đổi quan điểm về Đường McMahon vào thập kỉ 1940. Cuối năm 1947, nhà nước Tibet viết một văn bản cho Bộ Ngoại giao Ấn Độ vừa thành lập tuyên bố chủ quyền các quận Tibet ở phí nam của Đường McMahon.[61] Hơn nữa, bằng cách từ chối kí kết Hiệp định Simla, nhà nước Trung Quốc đã thoát khỏi việc công nhận giá trị của Đường McMahon.[62]

Tibet thiết lập Văn phòng Ngoại giao năm 1942 và năm 1946 họ gửi những phái đoàn chúc mừng đến Trung Quốc và Ấn Độ (nhân dịp Thế chiến thứ 2 kết thúc). Phái đoàn đến Trung Quốc mang theo một lá thư gửi đến Tổng thống Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-sek) nói rằng, "Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì nền độc lập của Tibet như là một quốc gia cai quản bởi các vị Dalai Lama nối tiếp nhau thông qua một hệ thống chính trị-tôn giáo thực sự." Phái đoàn đồng ý tham dự một phiên họp Quốc hội Trung Quốc ở Nanjing như là quan sát viên.[63]

Năm 1947-49, Lhasa gửi một "phái đoàn thương mại" dẫn đầu bởi Tsepon (Bộ trưởng Tài chính) W.D. Shakabpa sang Ấn Độ, Hong Kong, Nanjing (khi đó là thủ đô Trung Quốc), Hoa Kỳ, và Anh. Những nước được viếng thăm đã cẩn thận không ủng hộ tuyên bố rằng Tibet là độc lập với Trung Quốc và không bàn luận về các vấn đề chính trị với phái đoàn.[64] Những quan chức của phái đoàn thương mại này vào Trung Quốc thông qua Hong Kong với hộ chiếu Trung Quốc mà họ có được qua Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Ấn Độ và lưu lại Trung Quốc trong 3 tháng. Tuy nhiên các nước khác cho phép phái đoàn du hành với hộ chiếu cấp bởi nhà nước Tibet. Hoa Kỳ cũng tiếp đón phái đoàn thương mại một cách không chính thức.

Phái đoàn đã có gặp Thủ tướng Anh Clement Attlee ở London năm 1948.[65]

Bên trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Đảng cộng sản Trung Quốc đứng đầu bởi Mao Trạch Đông nắm lấy chính quyền tháng 10 đã không mất nhiều thời gian trong việc khẳng định chủ quyền của họ ở Tibet. Năm 1950, Quân đội giải phóng nhân dân tiến vào khu vực Chamdo của Tây Tạng, phá tan sự chống trả của quân đội Tây Tạng không được trang bị nhiều. Năm 1951, đại diện Trung Quốc tại Bắc Kinh đưa cho đại diện Tây Tạng với một Hiệp định 17 điểm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng. Hiệp định được thông qua ở Lhasa vài tháng sau đó.[66]

Ban đầu chính quyền Trung Quốc cố gắng cải tạo hệ thống xã hội và tôn giáo của Tibet ở Ü-Tsang. Phía đông của Kham và Amdo được sát nhập vào các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Miền tây Kham được đặt dưới quyền Ủy ban Quân sự Chamdo. Trong những khu vực này, cải cách ruộng đất được tiến hành. Những người cộng sản chỉ định các "địa chủ" — đôi lúc được chọn một cách bất kì — để cho công chúng làm nhục trong các "buổi đấu tố".

Người Trung Quốc xây dựng các đường quốc lộ đạt đến Lhasa, và nối tới biên giới Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Giới quý tộc và nhà nước Tây Tạng truyền thống vẫn ở chỗ cũ và được bảo trợ bởi nhà nước Trung Quốc. Tuy vậy trong thập niên 1950, chính quyền Trung Quốc bắt đầu đàn áp các Lama, những Lama này thấy rằng quyền lực xã hội và chính trị của họ sẽ dần dần bị phá vỡ bởi cách cai trị của người cộng sản. Trước năm 1959, đất của Tây Tạng được lao động bởi các nông nô đại diện cho đa số dân Tây Tạng.

Đến giữa thập niên 1950 có vài vụ nổi dậy ở vùng đông Kham và Amdo, nơi cải cách ruộng đất đã được tiến hành hoàn toàn. Những cuộc nổi dậy này cuối cùng lan ra phía tây xứ Kham và Ü-Tsang. Năm 1959 (thời gian Đại nhảy vọt ở Trung Quốc), chính quyền Trung Quốc bắt đầu đối xử Dalai Lama, bây giờ đã trưởng thành, một cách không tôn kính một cách công khai. Trong một số phần của nước những người cộng sản Trung Quốc cố gắng thiết lập các khu công xã nông nghiệp như trên toàn bộ Trung Quốc. Những sự kiện này đã làm nổ ra những nổi dậy ở Lhasa, và sau đó một cuộc khởi nghĩa đã xảy ra.

Phong trào kháng chiến của người Tibet bắt đầu với những kháng cự cô lập chống lại Trung Quốc trong thập niên 1950. Ban đầu có nhiều thành công với sự giúp đỡ của CIA và đa số phía nam Tibet rơi vào tay quân khởi nghĩa, nhưng năm 1959 với sự chiếm đóng của Lhasa lực lượng kháng chiến rút lui về Nepal. Các chiến dịch tiếp tục từ Vương quốc Mustang bán độc lập với lực lượng khoảng 2000 người, đa số được huấn luyện tại Trại Hale gần Leadville, Colorado, Hoa Kỳ. Năm 1969, trước ý định làm thân Trung Quốc của Henry Kissinger, sự giúp đỡ kết thúc và nhà nước Nepal đã giải tán chiến dịch. Xem [7].

Kháng cự ở Lhasa bị dập tắt không lâu sau đó, và vị Dalai Lama lánh sang Ấn Độ, mặc dù kháng cự vẫn tiếp tục trong các phần khác của đất nước trong vài năm. Mặc dù bị quản thúc gián tiếp, người Trung Quốc vẫn đặt vị Panchen Lama như là người đứng đầu ở Lhasa, tuyên bố rằng ông là lãnh đạo hợp pháp của Nhà nước Tibet trong sự vắng mặt của vị Dalai Lama, như là người đứng đầu nhà nước Tây Tạng theo truyền thống. Năm 1965, khu vực nằm dưới sự cai quản của nhà nước của vị Dalai Lama từ thập niên 1910 đến năm 1959 (Ü-Tsang và tây xứ Kham) được đặt tên lại là Khu tự trị Tibet (KTTT). Tự trị cho phép người đứng đầu nhà nước là người Tibet; tuy vậy, quyền lực de facto ở KTTT nắm trong tay bí thư Đảng cộng sản, người vào năm 2006, vẫn luôn luôn là một người Hán từ ngoài vùng Tibet. Vai trò của người Tibet ở các cấp cao hơn của lãnh đạo đảng cộng sản vẫn rất hạn chế.

Trong giữa thập niên 1960, các khu đất của các tu viện bị chia cắt và giáo dục không tôn giáo được giới thiệu. Trong suốt Cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh, bao gồm cả một số người Tây Tạng, đã mở một chiến dịch đập phá có tổ chức các địa điểm văn hóa trên toàn cõi Trung Quốc, bao gồm cả những đền thờ Phật giáo ở Tây Tạng. Trong vài ngàn tu viện ở Tây Tạng, hơn 6.000 đã bị tiêu hủy [8]. Theo một nguồn của Trung Quốc, chỉ một vài tu viện quan trọng về tôn giáo hay văn hóa là vẫn còn mà không bị hư hỏng nặng,[67], và hàng ngàn nhà sư và ni cô Phật giáo bị giết, hành hạ hoặc bỏ tù.[68]

Kể từ 1979 đã có nhiều cải cách kinh tế, nhưng không có cải cách chính trị. Một số chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng được miêu tả là trung hòa, trong khi một số chính sách khác được đánh giá là có tính đàn áp. Đa số các tự do tôn giáo đã được chính thức phục hồi, miễn là các vị Lama không tìm cách đặt câu hỏi về vấn đề cai trị của Trung Quốc, không thừa nhận vị Dalai Lama, và cư trú trong những vùng đã được quy định.

Vào năm 1989 vị Panchen Lama qua đời. Vị Dalai Lama chỉ định Gedhun Choekyi Nyima như là Panchen Lama thứ 11 nhưng không được nhà nước Trung Quốc công nhận, trong khi đó nhà nước Trung Quốc chỉ định một cậu bé khác, Gyancain Norbu. Gyancain Norbu được nuôi lớn ở Bắc Kinh và thỉnh thoảng xuất hiện trên truyền thông nhà nước. Hiện Gedhun Choekyi Nyima và gia đình đang ở đâu không ai biết. Nhiều người tin rằng họ đã bị cầm tù, trong khi Bắc Kinh luôn cho rằng họ đang sống dưới một cái tên bí mật để được bảo vệ sự riêng tư.[9]

Vị Dalai Lama bây giờ đã 71 tuổi, và khi ông qua đời một đứa bé Dalai Lama mới, theo truyền thống, phải được tìm ra. Vào năm 1997, vị Dalai Lama thứ 14 ngỏ ý rằng hóa thân của ông "chắc chắn sẽ không dưới sự kiểm soát của Trung Quốc; sẽ ở bên ngoài, trong thế giới tự do." [10]

Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền rằng sự cai trị Tây Tạng của họ là một sự tiến bộ đi từ thời phong kiến Tây Tạng trước năm 1950, và một vài nước thỉnh thoảng vẫn phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng. Vị Dalai Lama được kính trọng như là một lãnh đạo tôn giáo, và được đón tiếp bởi nguyên thủ của nhiều nước.

LS IRAEN

Bài 'Lịch sử Israel' này viết về lịch sử quốc gia Israel hiện đại, từ khi được tuyên bố thành lập năm 1948 cho tới tới hiện tại. Nền độc lập của Nhà nước Israel hiện đại đã được hoàn thành năm 1948 sau hơn 60 năm nỗ lực của các nhà lãnh đạo phái Zion (Chủ nghĩa lập quốc Do Thái) nhằm thiết lập chủ quyền và quyền tự quyết trên một Tổ quốc Quốc gia Do Thái.

Mong ước của người Do Thái nhằm quay trở lại nơi mà họ coi là Tổ quốc theo đúng quyền lợi của họ đã được thể hiện lần đầu tiên trong thời gian chiếm đóng của người Babylon sau năm 597. Nó đã trở thành một đề tài chính của người Do Thái từ sau những cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã, dẫn tới việc phá huỷ Jerusalem của người La Mã năm 70, và việc trục xuất người Do Thái sau đó. Cộng đồng người Do Thái và những người còn ở lại tiếp tục coi vùng đất đó là quê hương tinh thần và miền đất hứa của họ; không hề có bằng chứng về bất cứ một sự gián đoạn nào trong sự hiện hiện của người Do Thái tại vùng đất đó trong hơn ba nghìn năm qua. Trong nhiều thế hệ, chủ đề chính đa phần mang tính chất tôn giáo dựa trên lòng tin về việc người Do Thái sẽ quay trở lại Zion với sự xuất hiện của Messiah, tức là, chỉ sau khi có sự can thiệp của thần thánh; một số đã đề xuất hay cố gắng quay trở lại sớm hơn, nhưng họ chỉ là thiểu số.

Tuy nhiên, từ thời Holocaust, chủ nghĩa Do Thái đã lấn át trong những người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionist). Hiện hay, tất cả những người theo phái Cải cách, Bảo thủ và Chính thống đều là người theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái; và thậm chí những người Do Thái Haredi đã thay đổi từ chống Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chống đối tích cực Chủ nghĩa phục quốc Do Thái) thành không theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (giữ thái độ trung lập với Chủ nghĩa phục quốc Do Thái.) Những phong trào không theo Phục quốc Do Thái hiện nay rất hiếm thấy.

Tới giữa thế kỷ 19, Lãnh thổ Israel từng là một phần của Đế chế Ottoman với đa số dân Hồi giáo và Ả rập theo Thiên chúa giáo sinh sống, cũng như người Do Thái, Hy Lạp, Druze, Bedouin và các dân tộc thiểu số khác.

Tới năm 1844, người Do Thái là nhóm người đông đảo nhất (và tới năm 1890 trở thành đa số tuyệt đối) ở một số thành phố, nhất là tại Jerusalem. Hơn nữa, ngoài những cộng đồng tôn giáo truyền thống Do Thái đó, được gọi là Old Yishuv, ở nửa sau thế kỷ 19 xuất hiện một hình thức nhập cư Do Thái mới, đa số là những người cánh tả theo chủ nghĩa xã hội với mục tiêu đòi lại đất đai bằng cách lao động trên đó.

Tuyên bố Balfour năm 1917 xác nhận rằng Chính phủ Anh Quốc "nhìn nhận với sự ưu tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước quê hương cho người Do Thái"..."nó được hiểu rõ ràng rằng không hành động nào có thể được thực hiện nếu nó có thể làm tổn hại cho các quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải Do Thái đang sinh sống ở Palestine". Tuyên bố này được một số nước ủng hộ, gồm cả Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Liên đoàn quốc gia giao cho Anh Quốc quyền ủy trị Palestine.

Vào những năm 1920, việc nhập cư của những người Do thái diễn ra khá chậm chạp. Những biến động chính trị gây ra bởi sự khủng bố của Đức Quốc Xã tại châu Âu đã làm gia tăng nhanh chóng làn sóng nhập cư vào những năm 1930, cho đến khi Anh Quốc ban hành lệnh phong tỏa vào năm 1939.Chứng kiến sự tàn sát người Do thái của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực giúp đỡ người Do thái thoát khỏi sự phong tỏa của Anh Quốc để định cư tại Jerusalem.

Sau Thế chiến thứ hai, Anh Quốc đã bày tỏ ý định muốn rút chân ra khỏi Palestin vốn đang được đặt dưới sự ủy trị của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc chia cắt Palestin ra là hai nhà nước, Ả Rập và Do Thái cùng với khu vực Jerusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên hiệp quốc.

Cuộc di cư của người Do Thái tăng dần từ thập niên 1920; về căn bản cuộc di cư này tăng chủ yếu trong thập niên 1930, vì sự bất ổn chính trị tại Châu Âu với cuộc diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức đang diễn ra ở thời điểm đó, tới khi những biện pháp hạn chế được Anh Quốc đưa ra năm 1939. Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai và sự hầu như tuyệt chủng của người Do Thái tại Châu Âu với nguyên nhân từ Phát xít Đức, sự ủng hộ quốc tế cho những người Do Thái đang tìm kiếm nơi định cư tại Palestine khiến các nỗ lực của Anh nhằm ngăn chặn làn sóng này không còn kết quả.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã thông báo ý định rút lui khỏi lãnh thổ ủy trị Palestine của mình. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề xuất việc phân chia Palestine thành hai nhà nước, một nhà nước Ả rập và một nhà nước Do Thái, với Jerusalem sẽ thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Đa số người Do Thái tại Palestine chấp nhận đề xuất này, trong khi đa số người Ả rập tại Palestine phản đối nó. Người Ả rập hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Do Thái tại Palestine (tuy nhiên, họ không bị một ràng buộc pháp lý nào với việc chấp nhận kế hoạch bởi các nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính bắt buộc).

Bạo lực giữa cộng đồng Ả rập và Do thái nổ ra hầu như ngay lập tức sau đó. Tới cuối thời kỳ ủy trị của Anh, người Do Thái dự định tuyên bố thành lập một nhà nước riêng rẽ, một động thái mà người Ả rập quyết tâm ngăn chặn. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, những lực lượng Anh cuối cùng rời khỏi Palestine, và người Do Thái, dưới sự chỉ đạo của David Ben Gurion, đã tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, theo Kế hoạch phân chia.

Chiến tranh giành độc lập 1948

Ngay sau việc tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, các lực lượng Ai Cập, Syria, Iraq, Jordan, và Liban tấn công nhà nước mới ra đời từ mọi hướng. Trong một cuộc chiến liều lĩnh và đẫm máu đặc trưng bởi sự sử dụng nhiều loại vũ khí và những chiến thuật mưu mô, Israel cuối cùng đã đẩy lùi các lực lượng thù địch, và sau đó tiến quân chiếm một số vùng lãnh thổ vốn được quy định dành riêng cho người Ả rập theo Kế hoạch phân chia và cả thành phố Jerusalem. Một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa hai phía, và giới tuyến trở thành đường biên giới giữa Israel và các lãnh thổ Ả rập. Như một kết quả của cuộc chiến tranh năm 1948, Israel kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đã được dành cho họ theo Kế hoạch Phân chia và đa phần lãnh thổ dành cho người Ả rập cũng như một nửa thành phố Jerusalem thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Các vùng lãnh thổ Ả rập còn lại là Bờ Tây và Dải Gaza; Bờ Tây do Jordan quản lý, trong khi Dải Gaza thuộc quyền quản lý của Ai Cập. Để có thêm chi tiết, xem Chiến tranh Ả rập-Israel 1948.

Năm 1949, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, bốn thỏa thuận đình chiến đã được đàm phán và ký kết tại Rhodes, Hy Lạp, giữa Israel và các nước lân cận là Ai Cập, Jordan, Liban và Syria. Cuộc chiến tranh giành độc lập 1948-49 dẫn tới việc lãnh thổ Israel tăng thêm 50%, gồm cả phần tây Jerusalem. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tại Rhodes không mang lại được một thỏa thuận dàn xếp tổng thể và bạo lực dọc theo các đường biên giới tiến tục kéo dài trong nhiều năm.

Kết cục của cuộc chiến này, khoảng 711.000 người tị nạn Ả rập trở thành người tị nạn[1] và hơn 800.000 người Do Thái cũng rơi vào tình trạng tương tự. Con số sau gồm cả toàn bộ người Do Thái phải bỏ chạy hay bị trục xuất khỏi các nước Ả rập sau khi nhà nước Israel hình thành. Những nguồn tin ủng hộ người Palestine gọi đó là những người di cư, chứ không phải người tị nạn. Những người ủng hộ Israel cho rằng đó là sự trục xuất người Do Thái khỏi những vùng đất Ả rập, nhiều cộng đồng trong số đó đã được hình thành từ hơn 2000 năm trước. Theo quan điểm của đại đa số người Ả rập sự ra đời của Israel là một nguyên nhân gây ra sự tẩy rửa sắc tộc mà mục tiêu chính là những người Palestine. Khoảng 600.000 người tị nạn Do Thái đã định cư tại Nhà nước Israel, họ không có ý định và cũng không muốn quay trở lại những quốc gia cũ; nhiều người tị nạn Ả rập, và con cháu họ, tới bây giờ vẫn là những người tị nạn sống trong những trại tị nạn do Cơ quan Cứu trợ và Lao động Liên hiệp quốc cho những Người tị nạn Palestine tại Cận Đông (UNRWA) thành lập. Họ là nhóm người tị nạn duy nhất không được các quốc gia thu nhận từ giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngày 5 tháng 7 năm 1950, Knesset (Nghị viện Israel) thông qua Luật Quay trở về trao cho mọi người Do Thái quyền di cư tới Israel. Thậm chí trước khi luật này được thông qua, những làn sóng nhập cư đã tăng mạnh, và được chính quyền nước này hỗ trợ. Từ năm 1947 đến năm 1950 khoảng 250.000 người còn sống sót sau những vụ diệt chủng của Phát xít Đức đã quay trở về Israel. "Chiến dịch Thảm Thần" đã đưa hàng nghìn người Do Thái gốc Yemen về Israel.

Những năm đầu tiên nhà nước Israel mới thành lập gặp khá nhiều khó khăn, và một chính sách thắt lưng buộc bụng được đưa ra áp dụng năm 1949, và có hiệu lực mãi tới năm 1959.

[Vụ Lavon

Sau khi Gamal Abdal Nasser lên cầm quyền ở Ai Cập 1952, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ai Cập đã được cải thiện. Điều này được coi là một mối đe dọa đối với Israel. Trong một vụ rắc rối khiến công chúng Israel xúc động khi sự thật được phơi bày, và sau đó dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ, một nhóm ca nhân bên trong chính phủ Israel và Mossad đã âm mưu phá hại quan hệ giữa Ai Cập và Mỹ. Nhóm này đã đạo diễn một chiến dịch đánh bom chống lại các cơ sở chính phủ và dân sự Mỹ tại Ai Cập, gồm cả thư viện Mỹ tại Alexandria và Cairo, một rạp chiếu phim MGM, và các tòa nhà kinh doanh dân sự khác của Mỹ.

Chiến dịch này bị ngừng lại năm 1954 với sự bắt giữ hai nhân viên mật vụ đang tìm cách gài một quả bom; việc này đã dẫn tới sự tan rã của nhóm và sự bắt giữ hay hành quyết đa số thành viên của nó của người Ai Cập. Một số người cho rằng Israel đã không hành động đầy đủ để bảo vệ các nhân viên mật vụ của mình, những người bị cho là bị các cơ quan Ai Cập ngược đãi và tra tấn.

Trong cuộc điều tra sau đó, Thiếu tướng Binyamin Gibli đã tuyên bố rằng Bộ trưởng Quốc phòng, Pinhas Lavon đã ra lệnh miệng tiến hành chiến dịch này. Giám đốc Nhân sự ở thời điểm đó, Moshe Dayan, đồng ý với ý kiến này. Vì hậu quả của vụ việc, hiện được gọi là Vụ Lavon, Lavon buộc phải từ chức. David Ben Gurion lên thay thế. Năm 1960, sau khi bằng chứng mới từ một vụ xét xử kín một nhân viên mật vụ bị nghi ngờ là hai mang năm 1958, Lavon đã yêu cầu Ben Gurion tuyên bố miễn tội cho mình. Ben-Gurion đã từ chối, bởi ông không thể tin rằng các sĩ quan của quân đội Israel, do chính ông đào tạo nên, có thể phạm một hành động bất lương như vậy như Lavon dàn dựng.

Năm 1960, một ủy ban gồm bảy bộ trưởng đã tiến hành một cuộc điều tra vụ việc và tìm ra một tài liệu đã được Moshe Dayan và Shimon Peres khi ấy là Thứ trưởng Quốc phòng sử dụng, để đẩy trách nhiệm về chiến dịch Ai Cập 1954 cho Lavon. Một băng ghi âm sau đó cho thấy Peres, Dayan và Thiếu tướng Abraham Givli cũng có liên quan. Những kết luận của ủy ban được chính phủ chấp nhận. Dù có những nỗ lực nhằm che đậy các chi tiết của vụ việc dưới mác an ninh quốc gia, Vụ Lavon đã dẫn tới một scandal thứ hai và Ben Gurion buộc phải từ chức vì sự bất lực của chính phủ liên quan tới các nguyên nhân chính trị. Công chúng Israel phản ứng trước diễn biến mới của vụ việc khi họ biết sự thật của âm mưu này.

Trong cuộc bầu cử năm 1961 sau đó, Ben-Gurion đã tuyên bố rằng ông sẽ chỉ chấp nhận nhậm chức nếu Lavon rời khỏi chức vụ lãnh đạo Histadrut, tổ chức liên đoàn lao động của Israel. Những yêu cầu của ông được chấp nhận; tuy nhiên năm 1963 ông một lần nữa phải rời khỏi nhiệm sở khi vụ việc được lật lại. Những nỗ lực của ông nhằm tạo lập đảng chính trị MAPAI riêng biệt của mình để giải quyết vấn đề này trong giai đoạn 1964-1965 đã hại ông, và Ben-Gurion buộc phải ra đi.

Thông tin thêm về Vụ Lavon

Doron Geller: The Lavon Affair [1]

Danh sách các cuốn sách và bài viết về vụ việc [2]

Jack Riemer: Author unravels the scandal that brought down Ben-Gurion [3]

Tóm tắt của chính phủ Israel (tiếng Hebrew)[4]

Chiến tranh Suez 1956

Cuộc khủng hoảng Suez xảy ra khi cuộc xung đột năm 1956 giữa Israel và Ai Cập nổ ra, với việc Ai Cập đã gửi các lực lượng du kích vào trong lãnh thổ Israel và Israel tung ra những cuộc tấn công vào lãnh thổ Ai Cập để trả đũa. Ai Cập phong toả Vịnh Aqaba, và đóng cửa Kênh đào Suez với tàu bè Israel. Ai Cập cũng quốc hữu hóa kênh đào, sự việc khiến những nước Châu Âu đang cai quản kênh nổi giận. Để trả đũa, Pháp và Anh Quốc ký kết một thỏa thuận mật với Israel để chiếm lại con kênh bằng vũ lực.

Theo thỏa thuận này (vốn không được chính thức công nhận cho mãi tận gần đây), Israel xâm chiếm Dải Gaza và Bán đảo Sinai vào tháng 10 năm 1956. Các lực lượng Israel sẽ nhanh chóng tiến tới kênh đào và sau đó các lực lượng Anh và Pháp sẽ tới với lý do thiết lập lại ổn định.

Các lực lượng Israel, Pháp và Anh nhanh chóng giành thắng lợi nhưng buộc phải rút lui vào tháng 3 năm 1957 vì có áp lực từ phía đồng minh của họ là Hoa Kỳ, vốn không ủng hộ cuộc Chiến tranh Suez. The Liên hiệp quốc thành lập Lực lượng Khẩn cấp Liên hiệp quốc (UNEF) để giữ gìn hòa bình trong vùng.

Cuộc chiến sáu ngày

Tháng 6 năm 1967, quân đội Ả rập thống nhất triển khai với số lượng lớn dọc các đường biên giới, trong khi Ai Cập đóng cửa Eo Tiran và Nasser yêu cầu UNEF rời Ai Cập. Cuộc Chiến tranh sáu ngày bắt đầu ngày 5 tháng 6 năm đó, không quân Israel tung ra các cuộc tấn công trước phá hủy các căn cứ không quân Ai Cập, cùng ngày hôm đó họ cũng tấn công các lực lượng không quân Jordan và Syria. Sau đó Israel đánh bại (gần như liên tục) Ai Cập, Jordan và Syria. Tới ngày 11 tháng 6 các lực lượng Ả rập rút lui và tất cả các bên chấp nhận lời kêu gọi ngừng bắn của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc theo Nghị quyết 235 và 236.

Israel giành được quyền kiểm soát Bán đảo Sinai, Dải Gaza, Cao nguyên Golan, và vùng Bờ Tây Sông Jordan vốn thuộc quyền kiểm soát của Jordan trước kia, gồm cả Đông Jerusalem thành nhà nước 'Đại Israel'. Ngày 22 tháng 11, 1967, Hội đồng bảo an thông qua Nghị quyết 242, theo công thức "đổi đất lấy hòa bình", kêu gọi thành lập một nền hòa bình công bằng và lâu dài dựa trên việc rút quân đội Israel khỏi các vùng đất chiếm đóng năm 1967 để đổi lấy việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa mọi quốc gia, sự tôn trọng chủ quyền của mọi nước trong vùng, và quyền sống trong hòa bình, an ninh cũng như được công nhận các đường biên giới.

Trong cuộc chiến tranh tiêu hao giai đoạn 1969-1970, máy bay Israel đã tấn công sâu vào trong lãnh thổ Ai Cập để trả đũa những vụ bán pháo liên tục của Ai Cập vào các vị trí của họ dọc Kênh Suez. Đầu năm 1969, giao tranh nổ ra giữa Ai Cập và Israel dọc theo Kênh đào Suez. Hoa Kỳ đã giúp chấm dứt những cuộc xung đột đó vào tháng 8 năm 1970, nhưng những nỗ lực sau này của Hoa Kỳ nhằm đàm phán một thỏa thuận tạm thời để mở cửa Kênh Suez và giải giáp các lực lượng hai bên không mang lại thành công.

Chiến tranh Yom Kippur

Chiến tranh Yom Kippur bắt đầu khi vào ngày 6 tháng 10, 1973 (Ngày Chuộc lỗi của người Do Thái) quân đội Syria và Ai Cập tung ra những cuộc tấn công đồng thời, trước sự bất ngờ của Bộ Quốc phòng Israel, vào Đại Israel khiến nước này phải chịu một thất bại tạm thời. Sau 24-48 giờ đầu tiên ưu thế chuyển sang phía Isarel và trong ba tuần sau đó, phe tấn công bị đẩy lùi, các vùng đất được tái chiếm và một lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc được triển khai.

Kết quả của sự sửng sốt của xã hội Israel khiến chính phủ nước này phải bắt đầu các cuộc đàm phán về an ninh cho những đường biên giới của họ. Ngày 18 tháng 1, 1974, một thỏa thuận giải giáp được ký kết với chính phủ Ai Cập và ngày 31 tháng 3, với chính phủ Syria. Trên bình diện quốc tế, thế giới Ả rập trả đũa bằng cách áp đặt một lệnh cấm vận dầu lửa lên các nước có quan hệ thương mại với Israel. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào ngày 22 tháng 11, 1973 rằng họ sẽ tái lập các mối quan hệ với chính phủ Israel trừ khi nước này rút khỏi mọi vùng lãnh thổ chiếm đóng năm 1967.

Nghị quyết "Chủ nghĩa Zion là Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc" của Liên hiệp quốc

Ngày 10 tháng 11, 1975, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết xác nhận Chủ nghĩa Zion là một hình thức của Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Văn bản nghị quyết này có tại Nghị quyết 3379 tháng 11, 1975.

Đại hội đồng đã hủy bỏ Nghị quyết này.[2].

Tiến trình hòa bình Ai Cập-Israel

Tháng 11 năm 1977, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat đã chấm dứt 30 năm thù địch với Israel khi viếng thăm Jerusalem theo lời mời của Thủ tướng Israel Menachem Begin, người vừa nhậm chức đầu năm sau thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1977, trong sự kiện được gọi là Mahapakh. Trong chuyến thăm hai ngày, gồm cả một bài phát biểu trước Knesset, nhà lãnh đạo Ai Cập đã tạo ra một không khí thuận lợi mới tại Trung Đông theo đó nền hòa bình giữa Israel và các nước Ả rập láng giềng dường như đã trở thành một mục tiêu hiện thực. Sadat công nhận quyền tồn tại của Israel và tạo ra những nền tảng cho các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Ai Cập và Israel.

Tháng 9 năm 1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã mời Tổng thống Sadat và Thủ tướng Begin tới gặp cùng ông tại Trại David, và vào ngày 11 tháng 9 họ đã đồng thuận trên một khuôn khổ hòa bình giữa Israel và Ai Cập và một nền hòa bình toàn diện tại Trung Đông. Nó đã đặt ra những nguyên tắc rộng lớn và hướng lộ trình cho những cuộc đàm phán giữa Israel với các quốc gia Ả rập. Nó cũng thiết lập những khuôn khổ cho một chế độ chuyển tiếp tại Bờ Tây-Gaza với quyền tự trị toàn diện cho những người dân Palestine đang sống trên những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và cho một hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Israel. Hiệp ước được Begin và Sadat ký kết ngày 26 tháng 3, 1979, với một chữ ký làm chứng của Tổng thống Carter. Theo hiệp ước này, Israel trao trả Sinai cho Ai Cập vào tháng 4 năm 1982. Năm 1989, Chính phủ Israel và Ai Cập ký kết một thỏa thuận giải quyết quy chế của Taba, một vùng do lịch tại Vịnh Aqaba.

Liên đoàn Ả rập đã phản ứng trước hiệp ước hòa bình bằng cách tạm ngưng quy chế thành viên của Ai Cập trong tổ chức này và rời trụ sở của nó từ Cairo tới Tunis. Sadat sau này bị các thành viên phản đối những nỗ lực tìm kiếm hòa bình của ông với Israel trong quân đội Ai Cập ám sát.

] Liban

Những năm sau cuộc chiến năm 1948, biên giới của Israel với Liban khá yên tĩnh so với những đường biên giới với các quốc gia khác. Tuy nhiên, sau cuộc trục xuất những chiến binh fedayeen Palestine khỏi Jordan năm 1970 buộc họ phải tràn vào miền nam Li ban, tình trạng thù địch tại biên giới phía bắc Israel ngày càng tăng cao. Tháng 3 năm 1978, sau một loạt những vụ chạm súng giữa các lực lượng Israel và du kích Palestine tại Li ban, các lực lượng Israel đã vượt biên giới vào Liban bắt đầu Chiến dịch Litani. Sau khi Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an được thông qua, kêu gọi sự rút lui của Israel và thành lập Các lực lượng lâm thời Liên hiệp quốc tại Liban (UNIFIL) để giữ gìn hòa bình, Israel đã rút lui.

Tháng 7 năm 1981, sau những cuộc đấu súng khác giữa Israel và người Palestine tại Liban, phái viên đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan, Philip C. Habib, đã giúp đỡ dàn xếp một cuộc ngừng bắn giữa các bên. Trong thời gian này Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã tung ra các cuộc tấn công bằng rocket và pháo vào miền bắc Israel. PLO đồng thời giao chiến với các lực lượng Thiên chúa giáo Li ban.

Tháng 6 năm 1982, Israel trả đũa bằng cách xâm chiếm phần phía nam Liban trong cuộc Chiến tranh Liban 1982 nhằm tiêu diệt PLO, ban đầu chỉ là khỏi miền nam Liban nhưng sau này trên toàn diện đất nước. Một số người Liban ban đầu thực sự có cảm tình với Israel, nhưng sau đó hầu như toàn bộ người Liban cảm thấy bực bội với sự chiếm đóng của Israel. Thương tích nặng nề của Israel và sự thiếu hụt mục tiêu rõ rệt khiến sự bất bình trong nhân dân Israel về cuộc chiến cũng ngày càng gia tăng.

Tháng 8 năm 1982, PLO rút toàn bộ các lực lượng của mình khỏi Liban. Với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Israel và Liban đã đạt được một thỏa thuận vào tháng 5 năm 1983 đặt ra tiến trình rút quân đội Israel khỏi Liban. Tuy nhiên, những văn kiện đã được phê chuẩn không bao giờ được trao đổi giữa hai bên, và vào tháng 3 năm 1984, dưới sức ép từ phía Syria, Liban đã hủy bỏ thỏa thuận này. Tháng 6 năm 1985, Israel rút đa số quân đội của mình khỏi Liban, chỉ để lại một lực lượng đồn trú nhỏ và một nhóm du kích ủng hộ Israel tại miền nam Liban trong một "vùng an ninh," mà Israel coi là miếng đệm cần thiết chống lại các cuộc tấn công vào lãnh thổ phía bắc của họ. Cuối cùng Israel đã rút toàn bộ khỏi vùng này năm 2000, dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ehud Barak, đáp ứng Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an. Từ đó Liban vẫn tuyên bố chủ quyền với một vùng nhỏ tại Cao nguyên Golan được gọi là "Shebaa Farms" mà Israel đã chiếm của Syria năm 1967.

Thông tin thêm từ các nguồn ủng hộ Israel: [5], [6]

Phong trào Intifada lần thứ nhất

Để trả đũa việc Israel tiếp tục chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza, người Palestine đã bắt đầu (cuộc nổi dậy) Intifada lần thứ nhất năm 1987. Israel đáp lại bằng các biện pháp quân sự và cảnh sát mạnh mẽ, nhưng không thể chấm dứt cuộc xung đột. Phong trào intifada lần thứ nhất kéo dài tới tận năm 1991.

Chiến tranh Vùng Vịnh

Năm 1990, Iraq xâm chiếm Kuwait, dẫn tới cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh giữa Iraq và một lực lượng liên quân, do Hoa Kỳ cầm đầu. Iraq, tìm cách lôi cuốn sự chú ý của cộng đồng Ả rập và ngăn chặn các nước Ả rập tham gia Liên quân (và cả khả năng tham gia cùng Iraq), đã tấn công Israel với 39 quả tên lửa Scud. Dưới sức ép từ phía Hoa Kỳ, Israel đã không trả đũa. Thay vào đó, họ chấp nhận sự hỗ trợ bảo vệ trước những cuộc tấn công từ phía Hoa Kỳ. Một người đàn ông ở vùng lân cận Ramat Khen tại Ramat Gan đã bị một tên lửa chống tên lửa MIM-104 Patriot gây thiệt mạng khi nó đi trệch mục tiêu. Khoảng 7 tới 13 người đã chết vì ngạt do sử dụng mặt nạ phòng độc không đúng cách. Những phân tích thống kê cho thấy khoảng 30-80 cái chết khác cũng có liên quan tới các cuộc tấn công, chủ yếu do những cơn đau tim được quy cho bởi "căng thẳng thần kinh và khó thở" (Journal of the American Medical Association, Tập 273(15), 19 tháng 4, 1995, trang 1208-1210).

Cuộc di cư từ Liên bang xô viết cũ

Năm 1990, Liên bang Xô viết cho phép những người Sô viết gốc Do Thái di cư từ Liên bang Xô viết về Israel. Trước sự kiện này chính phủ Xô viết từng cấm tất cả những người Do Thái Xô viết (gần ba triệu người), những người muốn được di cư, quay trở lại Israel. Hàng trăm ngàn người đã lựa chọn rời bỏ đất nước sau khi lệnh cấm bị bãi bỏ. Một số nghi ngờ đặt ra về con số người Do Thái thực sự theo luật Do Thái là bao nhiêu trong cuộc di cư này. Những người Do Thái truyền thống bày tỏ quan ngại này vì những vấn đề liên quan tới sự đồng nhất trong cộng đồng Do Thái.

Những lo ngại khác tập trung trên khả năng thích ứng với văn hóa Israel và khả năng tìm kiếm việc làm thích hợp của những người di cư. [7]

Tiến trình hòa bình Trung Đông

Thắng lợi của liên quân trong cuộc chiến vùng Vịnh mở ra những khả năng mới cho một nền hòa bình khu vực, và vào tháng 10 năm 1991 Tổng thống Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết đã cùng tham dự một cuộc gặp lịch sử tại Madrid với các nhà lãnh đạo Israel, Liban, Jordan, Syria, và Palestine. Cuộc gặp này đã trở thành nền tảng cho những cuộc đàm phán song phương và đa phương dẫn nhằm mang lại một nền hòa bình lâu dài cũng như sự phát triển kinh tế cho khu vực.

Ngày 13 tháng 9, 1993, Israel và PLO đã ký Tuyên bố về các Nguyên tắc (DOP) (văn bản DOP) tại Sảnh phía Nam Nhà Trắng. Tuyên bố này là một sự đột phá lớn về nhận thức đạt được sau cuộc gặp tại Madrid. Nó đưa ra những mục tiêu đầy tham vọng liên quan tới việc chuyển giao chính quyền từ phía Israel cho một nhà nước lâm thời Palestine. DOP quy định thắng 5 năm 1999 sẽ là thời gian để một thỏa thuận vĩnh viễn về quy chế cho Bờ Tây và Dải Gaza bắt đầu có hiệu lực. Israel và PLO sau này đã ký kết Hiệp ước Gaza-Jericho vào ngày 4 tháng 5, 1994, và Hiệp ước Chuẩn bị Chuyển giao Quyền lực và Trách nhiệm ngày 29 tháng 8, 1994, bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực từ Israel cho người Palestine.

Thông tin thêm từ các nguồn ủng hộ Israel: [8],

Căng thẳng với Jordan đã giảm bớt ngày 25 tháng 7, 1994 khi hai quốc gia ký Tuyên bố Washington chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh vốn đã tồn tại giữa họ từ năm 1948. Ngày 26 tháng 10, 1994, Israel và Jordan đã ký kết một hiệp ước hòa bình lịch sử tại biên giới giữa hai nước, với sự chứng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, cùng với Ngoại trưởng Warren Christopher. Israel nhường một phần đất tranh cãi nhỏ cho Jordan, và hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, với đường biên giới mở và thương mại tự do. Govt Israel, Govt Jordan

Thủ tướng Yitzhak Rabin và Chủ tịch PLO Yasser Arafat đã ký kết Thỏa thuận Lâm thời Israel-Palestine mang tính lịch sử về Bờ Tây và Dải Gaza ngày 28 tháng 9, 1995, tại Washington, D.C.. Thoả thuận này, với sự chứng nhận của Tổng thống Bill Clinton thay mặt cho Hoa Kỳ và Nga, Ai Cập, Na Uy, cùng Liên minh Châu Âu, kết hợp và thay thế cho những thỏa thuận trước đó và đánh dấu sự kết thúc giai đoạn đàm phán đầu tiên giữa Israel và PLO.

Hiệp ước mở rộng quyền tự trị của người Palestine thông qua cuộc bầu cử tự do để hình thành một hội đồng lập pháp. Nó quy định việc bầu cử và thành lập hội đồng đó, chuyển giao quyền dân sự, việc tái triển khai của Israel tại các trung tâm dân cư ở Bờ Tây, cá thỏa thuận an ninh, và hợp tác trong nhiều khu vực khác. Những cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng bắt đầu ngày 5 tháng 5, 1996 tại Taba, Ai Cập. Như đã được đồng thuận trong Tuyên bố về các Nguyên tắc năm 1993, những cuộc đàm phán này sẽ giải quyết vấn đề quy chế Jerusalem, những người tị nạn Palestine, những người định cư Israel tại Bờ Tây và Dải Gaza, những thỏa thuận an ninh cuối cùng, các đường biên giới, các mối quan hệ và hợp tác với các quốc gia láng giềng, và các vấn đề liên quan tới lợi ích chung khác.

Vụ ám sát Rabin

Vụ ám sát Thủ tướng Rabin với một người Do Thái cực đoan cánh hữu ngày 4 tháng 11, 1995 đã đẩy cuộc tranh luận tầm quốc gia về vấn đề tiến trình hòa bình sẽ đi đến đâu lên đỉnh điểm. Cái chết của Rabin khiến Israel bị rung động mạnh mẽ, dẫn tới một giai đoạn tự vấn quốc gia và tạo ra sự đồng thuận ở mức độ cao trong nước cao nhất ủng hộ cho tiến trình hòa bình.

] Netanyahu lên nắm quyền lực

Tháng 2 năm 1996 người kế nhiệm Rabin, Shimon Peres, kêu gọi tổ chức bầu cử sớm. Cuộc bầu cử được tổ chức tháng 5 năm 1996 và là lần đầu tiên chức vụ thủ tướng được bầu trực tiếp, dẫn tới một thắng lợi sít sao cho lãnh đạo Đảng Likud là Binyamin (Bibi) Netanyahu cùng Liên minh Quốc gia trung hữu (Likud) của ông ta và đánh bại Peres cùng chính phủ Lao động/Meretz trung tả. Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các cuộc khảo sát đều cho thấy Peres sẽ chiến thắng với một tỷ lệ an toàn, nhưng một loạt các vụ đánh bom tự sát diễn ra ở thời điểm đó khiến lập trưởng của Likud về an ninh được người dân ủng hộ hơn. Hamas tuyên bố nhận trách nhiệm về đa số các vụ đánh bom này.

Dù có những quan điểm khác biệt với Hiệp ước Oslo, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố tiếp tục tôn trọng việc áp dụng nó, nhưng thời kỳ cầm quyền của ông đã cho thấy một thời kỳ chậm lại trong Tiến trình Hòa bình. (Những người ủng hộ Netanyahu cho rằng sự chậm lại này có nguyên nhân từ chủ nghĩa khủng bố Palestine.)

Thỏa thuận Hebron và Sông Wye

Thủ tướng Netanyahu đã ký kết Nghị định thư Hebron với Chính quyền Palestine ngày 15 tháng 1, 1997. Nghị định thư này dẫn tới việc tái triển khai các lực lượng Israel tại Hebron và việc chuyển giao chính quyền dân sự tại đa số diện tích thuộc vùng này cho Chính quyền Palestine. Từ thỏa thuận này, đã có ba tiến trình đàm phán nhỏ giữa Israel-Palestine. Một cuộc khủng hoảng lòng tin đã xảy ra giữa các bên khi họ không thể đáp ứng những yêu cầu của nhau cũng như giải quyết những vấn đề lo ngại của phía bên kia. Tuy nhiên, Israel và Palestine đã đồng thuận, vào tháng 9 năm 1997, về một lịch trình đàm phán bốn bên tiếp theo: hợp tác an ninh trong cuộc chiến chống khủng bố; những chiến dịch tái triển khai thêm nữa của các lực lượng Israel; một "hạn chót" cho những hành động đơn phương có thể dẫn tới những dự đoán trước về các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng; và việc đẩy nhanh những cuộc đàm phán đó. Hoa Kỳ tìm cách thúc đẩy các bên tiếp tục áp dụng Thỏa thuận tạm thời 1995 cùng với việc đẩy nhanh các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng. Để vượt qua cuộc khủng hoảng lòng tin cũng như tạo bước đột phá những rào cản, Tổng thống Clinton đã đưa những sáng kiến của Hoa Kỳ nhằm khôi phục tiến trình hòa bình ra trước Thủ tướng Netanyahu và Chủ tịch Arafat tại Washington vào tháng 1 năm 1998. Những ý tưởng này bao gồm mọi lĩnh vực của lịch trình đàm phán bốn bên tháng 9 năm 1997 và sẽ cho phép việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng. Người Palestine đã đồng ý với những nguyên tắc trong ý tưởng đó.

Hoa Kỳ tiếp tục thúc giục các bên liên quan đạt tới một thỏa thuận dựa trên các đề xuất của họ. Sau cuộc họp chín ngày tại Trung tâm Hội nghị Sông Wye ở Maryland, một thỏa thuận đã đạt được ngày 23 tháng 10, 1998. Thỏa thuận Wye dựa trên nguyên tắc nhân nhượng lẫn nhau và đáp ứng các yêu cầu chủ chốt của cả hai phía, gồm cả những biện pháp an ninh chưa từng có từ phía Palestine cũng như việc tiếp tục tái triển khai quân đội Israel tại Bờ Tây. Thỏa thuận này cũng cho phép các cuộc đàm phán về quy chế cuối cùng diễn ra vào ngày 4 tháng 5, 1999 ngày kết thúc của Thỏa thuận Tạm thời.

Chuyến thăm của Giáo hoàngNgày 21 tháng 3 năm 2000 Giáo hoàng John Paul II tới Israel trong một chuyến thăm lịch sử [9].

Rút quân khỏi Liban

Năm 2000, Israel đơn phương rút nốt các lực lượng của họ tại "vùng an ninh" ở nam Liban. Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã kết luận[10] rằng, tới ngày 16 tháng 6, 2000, Israel đã rút các lực lượng của họ ở Liban theo Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an. Liban tuyên bố rằng Israel tiếp tục chiếm vùng lãnh thổ Liban được gọi là "Sheeba Farms"; nhưng Liên hiệp quốc nhấn mạnh rằng Sheeba Farms thuộc Syrian, chứ không phải là lãnh thổ của Liban. Thông tin thêm từ nguồn ủng hộ Israel: [11]

Phong trào Intifada lần thứ hai

Lãnh đạo đối lập Israel Ariel Sharon đã tới thăm Temple Mount ngày 28 tháng 9, 2000, gây ra những vụ bạo loạn của người Palestine. Chuyến thăm này đánh dấu sự khởi đầu của al-Aqsa Intifada. Israel tuyên bố rằng người Palestine đã xếp đặt các kế hoạch nổi dậy từ trước chuyến thăm của Sharon, và rằng chuyến thăm của ông ta được sử dụng làm cái cớ cho những kế hoạch nổi dậy đó. Trong cuốn sách Giá đắt của Hòa bình The High Cost of Peace) của mình, Yossef Bodansky đã miêu tả sự kiện: "Khi Sharon thể hiện ý muốn viếng thăm Temple Mount, Barak đã ra lệnh cho giám đốc GSS là Ami Ayalon tiếp cận Jibril Rajoub với một yêu cầu đặc biệt nhằm bảo đảm cuộc viếng thăm diễn ra suôn sẻ trong tình hữu nghị... Rajoub đã hứa rằng nó sẽ diễn ra trong hòa bình nếu Sharon không vào bất kỳ một thánh đường Hồi giáo nào hay cầu nguyện trước công chúng... Để cẩn thận hơn nữa, Barak đã đích thân yêu cầu Arafat và một lần nữa được bảo đảm rằng chuyến thăm của Sharon sẽ diễn ra suôn sẻ..." (trang 354)

Tháng 10 năm 2000, người Palestine đã phá hủy một lăng mộ Do Thái tại Nablus, Mộ Joseph. Họ cũng ném đá vào những người cầu nguyện tại Bức tường phía Tây và tấn công những lăng mộ Do Thái khác, Mộ Rachel. Thông tin thêm từ nguồn ủng hộ Israel: [12]

Những cuộc bầu cử và đàm phán đặc biệt của Barak

Khi tiến trình hòa bình dần đi chệch hướng, Thủ tướng Israel Ehud Barak đã kêu gọi một cuộc bầu cử Thủ tướng đặc biệt. Barak hy vọng rằng một chiến thắng sẽ trao cho ông quyền lực mới trong đàm phán với người Palestine. Nhưng những hy vọng của Barak không diễn ra, và vào năm 2001, lãnh đạo đối lập Ariel Sharon được bầu làm Thủ tướng Israel trong cuộc bầu cử thủ tướng đặc biệt 2001. Thông tin thêm từ nguồn ủng hộ Israel: [13] Một tấm bản đồ về đề xuất của Barak tại cuộc Đàm phán Trại David tháng 10, 2000 có thể được tìm thấy tại đây: [14]

Hàng rào Bờ Tây của Israel

Trong những năm gần đây, đa số giới chức lãnh đạo chính trị và công luận Israel đều mất lòng tin vào Chính quyền Palestine với tư cách là một đối tác hòa bình, cho rằng nhiều người Palestine coi hiệp ước hòa bình với Israel chỉ là một biện pháp tạm thời. Cùng với biểu hiện như vậy, một số nhóm cánh tả Israel đã khẳng định rằng Israel chưa bao giờ được tôn trọng theo những thuật ngữ của bất kỳ một đề xuất nào họ từng đồng ý với người Palestine: [15] và gắng sức làm mất uy tin của tất cả những đề xuất hòa bình thật sự, không cần biết nguồn gốc của nó: [16]

Đường chạy của bức tường rào được tán thành tháng 5, 2005

Sự rút lui khỏi Gaza

Ngày 18 tháng 12, 2003, Cựu thủ tướng Ariel Sharon đã thông báo rằng ông sẽ xem xét việc đơn phương rút quân khỏi nhiều khu vực lãnh thổ chiếm đóng để việc đối phó trong thời hạn lâu dài với phong trào intifada đang diễn ra được dễ dàng hơn. Đây bị chỉ trích là một kế hoạch nhằm rút toàn bộ khỏi Dải Gaza, trong khi vẫn giữ đa số khu định cư ở Bờ Tây. Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo sự ủng hộ của họ cho kế hoạch này ngày 14 tháng 4, 2004. Giai đoạn đầu của kế hoạch liên quan tới công việc của những ủy ban kỹ thuật nhằm đưa ra những chi tiết hậu cần được nội các Israel thông qua ngày 6 tháng 6, 2004.

Ngày 26 tháng 10, 2004, kế hoạch rút quân của Sharon được nghị viện Israel phê chuẩn. Trước đó nó đã bị bác bỏ trong một cuộc bỏ phiếu bên trong đảng Likud của Sharon và chỉ được nghị viện thông qua với sự hỗ trợ của phe Công đảng đối lập. Nhiều cuộc bỏ phiếu khác đã được tổ chức về các kế hoạch sẽ diễn ra trong năm sau trước khi kế hoạch này được triển khai.

Ngày 12 tháng 4, 2005, Sharon tới trang trại của Tổng thống Bush tại Crawford, Texas, Hoa Kỳ. Những người phản đối kế hoạch rút quân đã đốt lốp xe tại Tel Aviv. Một ngày trước đó một cuộc náo loạn đã diễn ra tại Temple Mount, địa điểm linh thiêng nhất của Do Thái giáo, nơi các cuộc xung đột giữa những người Israel theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan và người Ả rập đã khiến hơn 3.000 cảnh sát phải can thiệp.

Quan hệ nước ngoài của Nhà nước Israel

Từ khi Israel được thành lập năm 1948, nhà nước này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong chính sách đối ngoại. Năm 1948, Israel bị cô lập ngoại giao, hậu của của việc họ bị các nước Ả rập láng giềng tẩy chay. Để đối phó, chính phủ Israel bắt đầu phát triển quan hệ với các nước ở xa. Chính phủ Israel đã tìm cách thiết lập các mối quan hệ hữu hảo, đặc biệt vbới chính phủ Hoa Kỳ, và các nước mới thành lập tại Châu Phi và Châu Á. Ngày 9 tháng 1, 1950, chính phủ Israel đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng những quan hệ ngoại giao giữa hai nước chỉ được thiết lập từ năm 1992. Ngày 15 tháng 5, 1952, quan hệ ngoại giao giữa nước này và Nhật Bản đã được thiết lập.

Lịch sử Kinh tế Israel hiện đại

Bối cảnh trước khi thành lập đất nước Lịch sử Israel hiện đại bắt đầu từ thập niên 1880, khi những người nhập cư theo chủ nghĩa Zion (chủ nghĩa phục quốc Do Thái) đầu tiên tới Palestine, khi ấy còn dưới sự quản lý của Ottoman, để gia nhập vào cộng đồng Do Thái đã sinh sống từ trước tại đó, lập nên những khu vực định cư và một số ngành công nghiệp, khôi phục tiếng Hebrew làm ngôn ngữ chính thức quốc gia, và tạo lập nên những định chế kinh tế và xã hội mới. Những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến dân số Do Thái giảm một phần ba, xuống còn 56.000 người, tương đương với mức đầu thế kỷ.

Vì hậu quả chiến tranh, Palestine rơi vào tầm kiểm soát của Anh, Tuyên bố Balfour của Anh trước đó đã kêu gọi thành lập một Quốc gia Do Thái tại Palestine. Quyền kiểm soát của Anh Quốc được chính thức công nhận năm 1920, khi họ được Hội quốc liên chính thức Ủy quyền cai trị Palestine. Trong thời gian Ủy quyền, kéo dài tới tận tháng 5 năm 1948, cơ cấu xã hội, chính trị và kinh tế của một quốc gia Israel tương lai đã được phát triển. Dù chính phủ Palestine chỉ có một chính sách kinh tế duy nhất, các nền kinh tế Do Thái và Ả rập phát triển riêng biệt, có rất ít quan hệ với nhau.

Hai yếu tố là phương tiện bồi dưỡng sự phát triển kinh tế nhanh chóng của khu vực Do Thái: sự nhập cư và các dòng vốn. Dân số Do Thái tăng chủ yếu nhờ nhập cư; tới cuối năm 1947 đã đạt tới 630.000, khoảng 35 phần trăm tổng dân số. Những người nhập cư tới theo từng đợt, với số lượng đặc biệt lớn vào giữa thập niên 1920 và 1930. Họ gồm những người thuộc ý thức hệ Zion và người tị nạn, cả kinh tế và chính trị, từ Đông và Trung Âu. Các dòng vốn gồm cả vốn công cộng, được các định chế Zion thu thập, nhưng chủ yếu là vốn tư nhân. Sản phẩm quốc nội tăng trưởng mạnh mẽ trong những giai đoạn nhập cư lớn, nhưng cả hai làn sóng nhập cư lớn đều kéo theo những thời kỳ giảm sút, những giai đoạn chỉnh sửa và củng cố.

Trong giai đoạn từ năm 1922 tới 1947 Sản phẩm Quốc nội Thực (NDP) của khu vực Do Thái tăng trưởng với mức độ trung bình 13.2 phần trăm, và tới năm 1947 đã chiếm 54 phần trăm NDP nền kinh tế của cả khu vực Do Thái và Ả rập. NDP trên đầu người ở khu vực Do Thái tăng ở mức 4.8 phần trăm; tới cuối giai đoạn này nó đã vượt 8.5 lần so với năm 1922, và lớn gấp 2.5 lần khu vực Ả rập (Metzer, 1998). Dù phát triển nông nghiệp - một mục tiêu ý thức hệ - không đáng kể, lĩnh vực này chưa bao giờ chiếm hơn 15 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội thực của kinh tế Do Thái. Tăng trưởng sản xuất ở mức chậm trong hầu hết thời gian này, nhưng rất nhanh chóng trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Palestine không bị cạnh tranh từ phía bên ngoài và trở thành nhà cung cấp chính cho các lực lượng quân sự Anh ở Trung Đông. Tới cuối giai đoạn, sản xuất đã chiếm một phần tư NDP. Xây dựng nhà cửa, dù là một yếu tố nhỏ của NDP, là lĩnh vực hay thay đổi nhất, và có đóng góp vào các vòng luân chuyển kinh doanh. Một yếu tố nổi bật của kinh tế Do Thái trong thời gian Uỷ trị, và tiếp tục đảm trách vai trò ở các giai đoạn sau này, chiếm phần quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ - hơn một nửa tổng NDP. Lĩnh vực dịch vụ còn gồm cả giáo dục và y tế, nền tài chính hiệu quả và các lĩnh vực kinh doanh, và các định chế bán chính phủ Do Thái, sau này sẽ sẵn sàng đảm trách trách nhiệm của các cơ quan chính phủ.

Những năm hình thành: 1948-1965 Nhà nước Israel đang được hình thành, giữa tháng 5 năm 1948, trong một cuộc chiến với những người Ả rập láng giềng. Những vấn đề kinh tế trước mắt rất nghiêm trọng: để đảm bảo đủ tiền chi trả cho cuộc chiến, và để thu hút càng nhiều người nhập cư càng tốt (ban đầu là những người tị nạn tại các trại ở Châu Âu và Cyprus), để cung cấp các đồ dùng căn bản cho người già và dân số mới, và để tạo lập một bộ máy chính phủ quan liêu nhằm đối phó với những thách thức đó. Việc thành lập một chính phủ diễn ra khá êm xuôi, bởi các định chế bán chính phủ Do Thái vốn đã phát triển trong thời gian Uỷ trị hiện trở thành các cơ quan của chính phủ.

Những thoả thuận ngừng bắn được ký kết năm 1949. Tới cuối năm đó, tổng cộng 340.000 người nhập cư đã tới, và tới cuối năm 1951 có thêm 345.000 người (những người này gồm cả người nhập cư từ các nước Ả rập), tăng gấp đôi số dân Do Thái. Những nhu cầu cấp bách được đáp ứng bằng một chương trình thắt lưng buộc bụng chặt chẽ và chính sách tài chính lạm phát của chính phủ, được kìm nén bằng các biện pháp quản lý giá và cung cấp các nhu yếu phẩm bằng tem phiếu. Tuy nhiên, các vấn đề như cung cấp nhà cửa và sử dụng lực lượng lao động mới chỉ được giải quyết dần dần. Một Chính sách Kinh tế Mới được đưa ra đầu năm 1952. Nó bao gồm việc phá giá trao đổi ngoại tế, dần giảm các biện pháp quản lý giá và cung cấp tem phiếu, và kìm chế mở rộng tiền tệ, chủ yếu bằng cách kiềm chế ngaâ sách. Những biện pháp khuyến khích nhập cư bị cắt bớt, để chờ đợi sự hội nhập của những người di cư trước đó.

Từ năm 1950 tới 1965, Israel đã đạt mức tăng trưởng cao: GNP Thực (Tổng Sản phẩm Quốc dân) tăng trưởng ở mức trung bình 11 phần trăm và GNP trên đầu người ở mức hơn 6 phần trăm. Nhân tố nào đã khiến điều này trở thành hiện thực?Israel may mắn nhận được những dòng vốn lớn: sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dưới hình thức chuyển vốn và những khoản cho vay đơn phương, sự bồi thường thiệt hại của Đức và sự hoàn trả các khoản tiền tư nhân, việc bán Khế ước nợ của Nhà nước Israel ra nước ngoài, và việc đơn phương chuyển các khoản hoàn trả công cộng, chủ yếu là Cơ quan Do Thái, vốn chịu trách nhiệm thu hút người nhập cư và các khu định cư nông nghiệp. Vì thế, Israel có được những nguồn tài nguyên lớn để sử dụng trong nước – cho tiêu thụ công cộng và cá nhân và đầu tư - khoảng 25 phần trăm lớn hơn chính GNP của họ. Điều này khiến họ có khả năng tiến hành một chương trình đầu tư ở diện rộng, chủ yếu được cung cấp tài chính thông qua một khoản ngân sách đặc biệt của chính phủ. Cả những nhu cầu tội phạm và triết lý xã hội của đảng chính trị lớn trong các liên minh chính phủ dẫn tới sự can thiệp sâu của chính phủ vào nền kinh tế.

Ngân sách chính phủ và các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ để thay thế nhập khẩu, cho phép phát triển các ngành công nghiệp mới, chủ yếu là dệt may, và các khoản trợ cấp giúp tăng trưởng xuất khẩu, ngoài món hàng xuất khẩu truyền thống là các sản phẩm cam quýt và gia công kim cương.

Trong bốn thập kỷ từ giữa thập niên 1960 tới ngày nay, nền kinh tế Israel đã phát triển và thay đổi, cũng như chính sách kinh tế của họ. Một lĩnh vực chính phản ánh những sự phát triển đó là cuộc xung đột Ả rập-Israel. Ảnh hưởng của nó được chú ý đầu tiên, và tiếp đó là những xáo động ngắn hạn trong tăng trưởng kinh tế cũng như tiến trình hoạch địch chính sách kinh tế.

Cuộc xung đột Ả rập-Israel Sự kiến đáng quan tâm nhất của thập kỷ 1960 là Cuộc chiến sáu ngày năm 1967, cuối cuộc chiến này Israel đã kiểm soát Bờ Tây (Sông Jordan) – vùng thuộc Palestine đã bị Jordan sáp nhập từ năm 1949 – và Dải Gaza, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Ai Cập.

Như một hậu quả của việc chiếm đóng các vùng đất đó Israel chịu trách nhiệm về đời sống kinh tế và chính trị tại các vùng họ chiếm đóng. Những khu vực Ả rập tại Jerusalem được thống nhất vào các khu vực Do Thái. Các khu định cư Do Thái được thành lập tại nhiều vùng lãnh thổ chiếm đóng. Khi những vụ việc căng thẳng tăng lên, các khoản đầu tư đặc biệt vào hạ tầng được tiến hành để bảo vệ những người định cư Do Thái. Sự phân bổ các nguồn tài nguyên cho những người định cư Do Thái tại những vùng đất chiếm đóng bắt đầu trở thành một vấn đề chính trị và kinh tế từ thời điểm đó.

Kinh tế Israel và các lãnh thổ bị chiếm đóng được hoà nhập một phần. Việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ phát triển, với những hạn chế trong việc xuất khẩu tới Israel các sản phẩm bị cho là có tính cạnh tranh quá cao, và những công nhân Palestine được vào làm việc bên trong Israel đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp. Ở thời kỳ đỉnh điểm, năm 1996, số nhân công người Palestine làm việc tại Israel lên tới 115.000 đến 120.000 người, chiếm khoảng 40 lực lượng lao động Palestine, nhưng chưa bao giờ chiếm hơn 6.5 lực lượng lao động tại Israel. Vì thế, trong khi việc lao động tại Israel là nhân tố đóng góp chính vào nền kinh tế Palestine, thì những hiệu ứng của nó trên kinh tế Israel, trừ các lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng, không lớn.

Kinh tế Palestine phát triển nhanh chóng – thu nhập thực trên đầu người của quốc gia tăng với mức độ trung bình gần 20 phần trăm hàng năm trong giai đoạn 1969-1972 và 5 phần trăm trong giai đoạn 1973-1980 – nhưng đã thay đổi rất bất thường sau giai đó, và trên thực tế đã giảm sút trong những khoảng thời gian xảy ra các vụ việc thù địch giữa hai bên. Thu nhập trên đầu người của người Palestine bằng 10.2 phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Israel năm 1968, 22.8 phần trăm năm 1986, và giảm xuống còn 9.7 phần trăm năm 1998 (Kleiman, 2003).

Một phần nhờ tiến trình hoà bình giữa Israel và người Palestine bắt đầu được tiến hành trong thập niên 1990, một thoả thuận kinh tế được ký kết giữa hai bên năm 1994, trên thực tế nó chuyển đổi cái từng hầu như là thoả thuận hải quan một bên (vốn trao cho Israel toàn quyền hành động trong việc xuất khẩu vào các vùng lãnh thổ nhưng hạn chế các loại hàng xuất khẩu của Palestine vào Israel) trở thành một liên minh thuế quan công bằng hơn: thực tế Israel được hưởng chính sách thương mại bên ngoài đồng nhất trong khi người Palestine chỉ được trao một số chủ quyền hạn chế trong việc nhập khẩu một số loại hàng hoá.

Những cuộc nổi dậy của người Ả rập (intifadas), trong thập niên 1980, và đặc biệt là cuộc nổi dậy có mức độ bạo lực cao hơn bắt đầu từ năm 2000 và tiếp diễn tới tận năm 2005, dẫn tới việc Israel đưa ra nhiều biện pháp hạn chế chặt chẽ những hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế, đặc biệt trong việc sử dụng nhân công Palestine tại Israel, và thậm chí là việc tái chiếm bằng quân sự một số vùng đã được trao cho người Palestine kiểm soát trước kia. Các biện pháp đó khiến nền kinh tế Palestine tụt hậu nhiều năm, xoá sạch đa số những thành quả thu nhập đầu người từng đạt được từ năm 1967 – GNP trên đầu người năm 2004 là $932, so với khoảng $1500 năm 1999. Các công nhân Palestine tại Israel được thay thế bằng các công nhân nước ngoài.

Một quan hệ kinh tế quan trọng của cuộc xung đột Ả rập-Israel là Israel phải tái cơ cấu một phần quan trọng trong ngân sách quốc phòng của họ. Tầm vóc của ngân sách quốc phòng luôn thay đổi, tăng trong chiến tranh và trong những cuộc xung đột quân sự. Tổng gánh nặng quốc phòng (gồm cả các chi phí không thuộc trong ngân sách) đã đạt tới mức cao nhất trong và sau cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, chiếm tần 30 phần trăm GNP trong giai đoạn 1974-1978. Trong giai đoạn 2000-2004, chỉ riêng ngân sách quốc phòng lên tới khoảng 22 đến 25 phần trăm GDP. Israel rất may mắn nhận được các khoản tiền hỗ trợ to lớn từ phía Hoa Kỳ. Cho tới năm 1972 đa số chúng tới từ các khoản trợ cấp hay vay nợ, đặc biệt dưới hình thức mua hàng nông nghiệp Hoa Kỳ. Nhưng từ năm 1973 viện trợ của Hoa Kỳ đã thay đổi trở nên liên quan mật thiết hơn tới nhu cầu quốc phòng của Israel. Trong giai đoạn 1973-1982 các khoản trợ cấp và vay nợ một năm trung bình ở mức $1.9 tỷ, và chiếm khoảng 60 phần trăm tổng nhập khẩu quốc phòng. Nhưng thậm chí trong những giai đoạn yên gắng nhất, gánh nặng quốc phòng, chưa tính tới khoản hỗ trợ của Mỹ, đã lớn hơn cả khoản chi thông thường của các quốc gia công nghiệp trong thời gian hoà bình.

Tăng trưởng và sự Dao động kinh tế Israel từng đạt những mức độ tăng trưởng cao nhất về thu nhập và thu nhập trên đầu người cho tới năm 1973, nhưng từ đó nó không bao giờ còn có thể quay về mức cũ nữa. Tăng trưởng GDP thường có biến động, nói chung trong khoảng 2 đến 5 phần trăm, đạt tới mức 7.5 phần trăm năm 2000, nhưng đã giảm xuống dưới 0 trong những năm giảm phát từ 2001 tới giữa 2003. Tới cuối thế kỷ 20, thu nhập trên đầu người đạt mức khoảng $20.000, tương tự mức ở những nước có mức độ công nghiệp hoá cao hơn.

Những biến động kinh tế tại Israel thường có liên quan tới những làn sóng nhập cư: một làn sóng người nhập cư lớn bất thần khiến những nhu cầu dân cư tăng cao trong một giai đoạn cho tới khi họ hội nhập được vào nền kinh tế, với những khoản đầu tư cho sự hội nhập đó. Nhập cư không bao giờ còn đạt mức cao như những năm đầu tiên sau khi Nhà nước được thành lập, nhưng sau khi Liên bang Xô viết bãi bỏ những quy định hạn chế, làn sóng nhập cư lại một lần nữa tăng khá cao. Tổng số người nhập cư trong giai đoạn 1972-1982 là 325.000, và sau khi Liên bang Xô viết tan rã tổng số người nhập cư lên tới 1.050.000 trong giai đoạn 1990-1999, chủ yếu từ các nước Cộng hoà thuộc Liên xô trước đây. Không giống như ở giai đoạn trước, những người nhập cư lần này dần hội nhập vào nền kinh tế (dù thường không làm việc trong lĩnh vực trước đây) không cần nhờ đến các dự án tạo việc làm của chính phủ. Tới cuối thế kỷ dân số Israel vượt quá 6.300.000 người, và số lượng dân Do thái chiếm 78 phần trăm. Những người nhập cư từ Liên xô cũ chiếm một phần năm số dân Do Thái, và là lực lượng lao động chất xám quan trọng của đất nước.

Khi kinh tế phát triển, cơ cấu sản xuất cũng thay đổi. Dù các lĩnh vực dịch vụ vẫn chiếm một phần khá lớn – thương mại và dịch vụ đóng góp 46 phần trăm sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh – nông nghiệp đã giảm tầm quan trọng, và công nghiệp chiếm một phần tư tổng thể. Cơ cấu sản xuất cũng đã thay đổi: cả trong tổng sản lượng và trong số phần trăm xuất khẩu, các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu truyền thống, hàm lượng kỹ thuật thấp giảm bớt, và những loại hàng tinh vi, có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử đã chiếm một phần quan trọng.

Những biến động trong sản lượng sản xuất được đánh dấu bởi các giai đoạn lạm phát và các giai đoạn tỷ lệ thấp nghiệp cao. Sau một sự thay đổi trong chính sách tỷ giá cuối thập kỷ 1970 (như được thảo luận dưới đây), một giai đoạn từ từ giảm lạm phát diễn ra. Những tỷ lệ lạm phát siêu tốc xuất hiện trong thập kỷ 1980, khoảng 400 phần trăm mỗi năm khi một chính sách ổn định quyết liệt được áp dụng năm 1985. Tỷ giá trao đổi ổn định, ngân sách và tiền tệ được thắt chặt, và lương cũng như giá ổn định đã khiến tỷ lệ lạm phát giảm lớn xuống mức chưa tới 20 phần trăm, và sau đó là khoảng 16 phần trăm cuối thập kỷ 1980. Các chính sách tiền tệ rất mạnh mẽ, từ cuối thập kỷ 1990, cuối cùng đã khiến tỷ lệ lạm phát còn 0 phần trăm năm 2005. Tuy nhiên, chính sách này, cộng với các yếu tố bên ngoài như sự phát triển của bong bóng công nghệ cao, sự giảm phát trên thế giới, và tình trạng mất an ninh bên trong do hậu quả của phong trào intifada, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10 phần trăm từ đầu thế kỷ mới. Những cải thiện kinh tế có được từ nửa cuối năm 2003, tới nay (tháng 2, 2005), không khiến con số thất nghiệp giảm nhiều.

Những thay đổi chính sách Nền kinh tế Israel ban đầu bị nhà nước quản lý chặt chẽ. Dần dần nó chuyển sang một nền kinh tế thị trường khá tự do (dù không hoàn toàn như vậy). Quá trình này đã bắt đầu từ thập kỷ 1960. Để đối phó sự thực hiện chính sách can thiệp quá đáng của chính phủ bởi những nhà làm luật, và với những thách thức đặt do do việc thành lập một liên minh thuế quan chung tại Châu Âu (để dần trở thành Liên minh Châu Âu ngày nay), từ đó Israel đã tiến hành một quá trình tự do hoá kinh tế từng bước. Quá trình này rõ ràng phải bắt đầu từ thương mại nước ngoài: những biện pháp hạn chế nhập khẩu được thay thế bằng việc bảo hộ bằng thuế quan, và các biện pháp bảo hộ này cũng dần giảm bớt, cả hoạt động thay đổi nhập khẩu và xuất khẩu đều được khuyến khích bằng các biện pháp tỷ giá sát thực tế hơn là bằng các biện pháp bảo hộ và trợ cấp. Nhiều thoả thuận thương mại từng phần với Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), bắt đầu từ năm 1964, dẫn tới một Thoả thuận Tự do Thương mại (FTA) trong lĩnh vực hàng công nghiệp năm 1975, và một Thoả thuận Tự do Thương mại với Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực năm 1985.

Tới cuối năm 1977 tự do hoá thương mại đã ở mức độ khá cao. Tháng 10 năm đó, Israel chuyển đổi từ hệ thống tỷ giá trao đổi cố định sang một hệ thống tỷ giá biến động, và các hạn chế áp đặt trên việc di chuyển dòng vốn được tự do hoá mạnh mẽ. Tuy nhiên, hành động này đã kéo theo một thời kỳ lạm phát nghiêm trọng khiến quá trình tự do hoá vốn lại bị tái kiểm soát. Các dòng vốn không hoàn toàn được tự do hoá cho tới đầu thế kỷ mới.

Trong suốt thập niên 1980 và 1990 những biện pháp tự do hoá mới đã được áp dụng: trong chính sách tiền tệ, trong thị trường vốn trong nước, và trong nhiều công cụ quản lý chính phủ vào hoạt động kinh tế. Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế đã giảm bớt đáng kể. Mặt khác, một số chức năng kinh tế của chính phủ đã tăng lên: một hệ thống y tế quốc gia được đưa ra, dù các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân vẫn tiếp tục tham gia vào trong hệ thống y tế quốc gia. Các khoản chi phí xã hội, như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp cho người già và hỗ trợ thu nhập tối thiểu, được mở rộng liên tục, cho tới khi chúng chiếm một phần lớn trong chi phí ngân sách nhà nước. Những khoản hỗ trợ đó, ở tầm rộng, đóng góp vào sự tiến bộ liên tục của sự đồng đều thu nhập, khiến Israel trở thành một trong những nước phát triển có tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập tốt nhất. Tới năm 2003, 15 phần trăm ngân sách chính phủ chi cho những dịch vụ y tế, 15 phần trăm cho giáo dục và 20 phần trăm nữa cho những khoản chi thông qua Cơ quan Bảo hiểm Quốc gia.

Từ đầu năm 2003, Bộ tài chính đã tiến hành một nỗ lực lớn nhằm giảm các khoản chi phí lương, thúc đẩy sự tham gia lớn hơn vào thị trường lao động, tư nhân hoá các doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu của chính phủ, và giảm bớt cả quy mô các khoản thâm hụt của chính phủ cũng như của lĩnh vực công cộng. Các hành động đó là kết quả của một sự chấp nhận ý tưởng của những nhà làm luật hiện nay rằng một nền kinh tế thị trường thực sự là cần thiết để hội nhập vào một thế giới toàn cầu hoá.

Một định chế kinh tế quan trọng là Histadrut, một liên đoàn của các liên minh lao động. Cái làm định chế này trở thành duy nhất là, bên ngoài các chức năng liên đoàn lao động, nó còn gồm cả khu vực nông nghiệp và các hợp tác xã, các doanh nghiệp xây dựng và công nghiệp lớn, và cả các định chế an sinh xã hội, gồm cả nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chính. Trong thời uỷ trị, và trong nhiều năm sau đó, Histadrut là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế và trong việc gây ảnh hưởng tới chính sách kinh tế. Trong thập kỷ 1990, Histadrut bị cắt bớt nhiều hoạt động không mang tính liên đoàn lao động, và ảnh hưởng của nó trong nền kinh tế vì đó cũng có giảm sút. Các liên đoàn chính liên minh với nó vẫn có nhiều tiếng nói trong các vấn đề liên quan tới lương bổng và việc làm.

Những thách thức phía trước Tiến vào thế kỷ mới, kinh tế Israel đã chứng minh một tương lai tươi sáng, khi nó tiếp tục đưa ra và áp dụng những cải tiến kinh tế mới, và có khả năng đương đầu với những biến đổi kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế Israel cũng phải đối đầu với một số thách thức nghiêm trọng. Một số trong số đó tương tự như vấn đề mà hầu hết các nền kinh tế công nghiệp trên thế giới hiện gặp phải: làm sao để sự đổi mới diễn ra êm thấm, sự chuyển đổi từ các hoạt động truyền thống không còn mang lại nhiều lợi nhuận, sang các loại sản phẩm tinh vi và có hàm lượng công nghệ cao, với việc tái cơ cấu nguồn lao động liên quan, và sự bình đẳng trong thu nhập. Giống như các nền kinh tế nhỏ khác, Israel phải đối mặt với vấn đề làm sao hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với hai thị trường chủ chốt là EU và Hoa Kỳ, và Trung Quốc, nền kinh tế đang nổi lên để trở thành một yếu tố kinh tế mới.

Các vấn đề xã hội liên quan tới những mối quan hệ giữa Israel và các nước Ả rập láng giềng của họ. Đầu tiên là những sự liên quan tài chính của nhiều vụ xung đột và các mối đe doạ quân sự. Rõ ràng, nếu hoà bình đến với khu vực này, các nguồn tài nguyên sẽ được chuyển đổi ở hiệu suất cao hơn. Hơn nữa, đầu tư nước ngoài, vốn rất quan trọng cho sự phát triển tương lai của Israel, cũng rất nhạy cảm với sự ổn định chính trị và an ninh. Các vấn đề khác phụ thuộc vào kiểu quan hệ được thiết lập; liệu hàng hoá sẽ được vận chuyển tự do và sẽ có những người lao động làm việc giữa nhà nước Israel và một nhà nước Palestine? Liệu sẽ có những mối quan hệ kinh tế khá tự do với các nước Ả rập khác để dẫn tới một sự hội nhập sâu hơn của Israel vào vùng này, hay, như mọi người thường nghĩ, liệu định hướng thương mại của Israel sẽ tiếp tục như hiện nay, chỉ diễn ra chủ yếu với các nước công nghiệp? Nếu điều này được chứng minh là đúng, Israel sẽ phải khéo léo đối xử giữa hai ông lớn: EU và Hoa Kỳ.

LS INDO

Thời kỳ đầu

Indonesia là một kết hợp của khoảng 250 chủng tộc, phần đông có họ hàng gần gủi với nhau trên quan điểm ngữ học và nhân chủng học: nhóm tộc Mã Lai. Nhiều chủng tộc còn giữ được truyền thuyết là tổ tiên họ di cư đến bằng thuyền từ phương bắc. Trên đảo Java đã đào được nhiều trống đồng cùng kiểu với trống đồng Đông Sơn. Nhiều sách giáo khoa lịch sử Indonesia dạy bài mở đầu với nền văn minh trống đồng.

Theo các tài tiệu có được, từ trên 2000 năm qua, các thương nhân đã đi tàu giữa Trung Hoa và Đông Nam Á, vùng giữa Đông Nam Á và Ấn Độ, tại các đảo ngày nay là Indonesia là nguồn cung cấp gia vị, trầm hương, dược liệu và các sản phẩm nhiệt đới khác. Các thương nhân người Hoa, Ả Rập, Ấn Độ vẫn thường xuyên lui tới các cảng biển ở Indonesia

Những vương quốc cổ xưa nhất của quần đảo này là các nhà nước theo Ấn giáo và Phật giáo, ngày nay tại trung tâm đảo Java tại thành phố Yogyakarta có hai công trình tôn giáo vĩ đại, đền thờ phật Borobudur và đền Ấn giáo Prambanan, cả hai đều được xây bằng đá tại chỗ vào thế kỷ thứ 6 và thế kỷ 8. Các công trình phục chế đã cho thấy vẽ đẹp hùng vĩ của các ngôi đền, quy mô xây dựng và các phù điêu trang trí của nó từ dưới lên trên. Những đền đài này được xây dựng từ thời Phật giáo và Ấn giáo còn thống trị ở Java. Đây cũng là bằng chứng về sự thịnh vượng của các vương quốc trên đảo, ngoài hai ngôi đền trên còn có hàng trăm ngôi đền nhỏ hơn trên khắp Java

Văn minh Ấn Độ truyền đến Indonesia rất sớm, không rõ vào lúc nào. Vào khoảng năm 100 CN, có thái tử Aji Saka dựa theo văn tự Ấn đặt ra văn tự Java. Cũng khoảng đó, xứ Langkasuka được lập ở vùng Kedah, Mã Lai. Đến khoảng năm 500, thì đế quốc lớn đầu tiên được lịch sử ghi nhận của Indonesia là xứ Srivijaya được dựng lên ở phía nam đảo Sumatra. Thủ đô của xứ ấy là thành Palembang, nay là một đô thị đông trên 1.000.000 dân. Trong mấy thế kỷ, Sri-Vijaya hùng cứ những vùng rộng lớn của Java, Sumatra và bán đảo Mã Lai.

Vương quốc SriVijaya có một cường địch là vương quốc Sailendra ở đảo Java. Không rõ Sailendra được lập lúc nào nhưng có lúc họ đô hộ được Thủy Chân Lạp (khoảng 790-802). Các vua Sailendra theo Phật giáo, tôn giáo được truyền đến vùng này vào khoảng năm 450. Từ khoảng 770 đến 825, 3 vua Sailendra nối nhau xây chùa Borobudur, nay vẫn là ngôi chùa Phật lớn nhất thế giới.

Không bao lâu sau, nhà Sanjaya rất sùng đạo Ấn giáo thắng Sailendra. Ấn giáo dần dần thay thế Phật giáo ở Java. Vào khoảng năm 985, vua Dharmavamsa ở đông bộ Java, Bali và tây bộ đảo Kalimantan ra lệnh dịch trường ca Mahabharata của Ấn giáo, dài hơn 200.000 câu, sang tiếng Java. Đời vua Joyoboyo, hậu duệ của ông trị vì từ 1135 đến 1157, được coi là thời vàng son của văn học tiếng Java.

Năm 1222, vương quốc Singhasari được thành lập ở đông bộ Java, nhanh chóng trở thành thế lực lớn nhất nhì của quần đảo. Singhasari đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ năm 1293, rồi đổi quốc hiệu thành Majapahit. Năm 1319, một viên tướng thủ lĩnh ngự lâm quân là Gajah Mada dần dần nắm hết mọi quyền bính trong triều. Từ 1319 đến 1364, Gajah Mada bành trướng Majapahit thành rộng lớn như Indonesia ngày nay, có thêm miền nam của Philippines.

Giai đoạn Hồi giáo ảnh hưởng

Các thương gia hồi giáo được ghi nhận là đến quần đảo Indonesia từ thế kỷ 6, nhưng việc Hồi giáo hoá Indonesia bắt đầu từ thế kỷ 13 với việc cải đạo của vua Acer ở miền cực bắc Sumatra, song việc Hồi giáo hoá diễn ra rất chậm cùng với việc dân cư ở đây đưa các tín lý hồi giáo vào các hệ thống triết lý và tôn giáo sẵn có khi họ là cho Hồi giáo thích nghi với Indonesia

Các vương quốc nội địa đều là các nhà nước nông nghiệp giàu có do thặng dư về nông sản, họ là những nhà nước quân chủ hùng mạnh với hệ thống thuế đánh trên nông sản và lao động của nông dân. Họ cũng phát triển một hệ thống pháp luật và cơ cấu chính quyền, thặng dư về nông sản đã nuôi sống hoàng gia và những người thợ giỏi để xây dựng những ngôi đền bằng đá vĩ đại. Các hoàng gia khuyến khích những loại hình nghệ thuật cao cấp như âm nhạc, múa, văn chương. Các trường ca vĩ đại của Ấn Độ như Mahabharata và Ramayana đã được cải biên bởi các nhạc sĩ, vũ công cung đình, làm phương tiện để truyền bá những giá trị văn hóa và đạo đức của người Java và Bali. Hệ thống chữ viết dựa trên tiếng Phạn với nhiều từ thâm nhập vào các ngôn ngữ địa phương

Thời kỳ thuộc địa của Hà Lan

Từ khoảng 1250 trở đi, Islam (Hồi giáo) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến khoảng 1550 thì trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Lúc ấy Majapahit đã yếu, và người Bồ Đào Nha bắt đầu đến lập căn cứ. Ít lâu sau đến lượt người Hà Lan. Năm 1619 người Hà Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là Chiến thắng huy hoàng, tức Jakarta, đọc rút ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên họ, và đặt trung tâm hành chính của họ ở đấy. Họ đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945.

Khi người Châu Âu đến Đông Nam Á vào giữa thế kỷ 16 thì đã có những nhà nước hùng mạnh ở khắp vùng này. Người Bồ Đào Nha là dân châu Âu đầu tiên có những thuộc địa ở Châu Á, Vào thế kỷ 16, họ đã thành lập những thương điếm buôn bán và thuộc địa ở Goa (Ấn Độ), Melaka (Malaysia), Timor (Indonesia), Macau (Trung Hoa), tuy nhiên vào đầu thế kỷ 17, sức mạnh của Bồ Đào Nha đã đối phó với các quốc gia đang nổi lên là Anh và Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh (EIC) và Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) được thành lập vào các năm 1600 và 1602. Trong gần 200 kế tiếp đó họ là đối thủ thương mại kịch liệt của nhau ở Châu Á. Công ty VOC di chuyển để thành lập những trạm buôn bán ở Ấn Độ, Srilanka, Đài Loan và Trung Hoa nhằm thu mua sản phẩm của phương Đông, một mục tiêu chính yếu là các đảo có nhiều gia vị, bây giờ là Sulawesi và Maluku ở miền đông Indonesia, thông qua buôn bán với các vương quốc địa phương. Năm 1619, VOC đã tấn công Jayakarta, lúc đó là thành trì và là thành phố buôn bán trọng điểm của vương quốc Banten, phía tây Java, thành phố bị huỷ diệt, người Banten bị đuổi khỏi thành phố, VOC đã thành lập đại bản doanh của mình tại quần đảo này, Jayakarta được người Hà Lan đặt tên lại là Batavia (Jakarta ngày nay) Công ty VOC đã mở rộng từ từ sự hiện diện của nó tại quần đảo Indonesia. Từ thế kỷ 17-18, nó hành xử như một vương quốc địa phương, liên minh hoặc cắt đứt quan hệ với các vương quốc lân cận, buôn bán rộng rãi cả với Trung Hoa, Ấn Độ và Châu Âu

Tuy vậy, tới năm 1756, VOC mới cai quản được toàn bộ Java, lúc đó nó đã kiểm soát Java, Ambon, và một số khu vực ở miền trung và miền nam Sumatra. Vua Hà Lan đã tiếp quản lại tài sản của VOC, tới thế kỷ 19, chính quyền Đông Ấn Hà Lan đã mở rộng quyền kiểm soát khắp Sumatra và miền đông Indonesia, cùng với sự sụp đổ của hai vương quốc Bali, Acer trước Hà Lan vào các năm 1905, 1911. Lúc đó quá trình thuộc địa đã được hoàn tất khắp Indonesia.

Trong thời kỳ Hà Lan đô hộ, cuộc khởi nghĩa giành độc lập lớn nhất có lẽ là cuộc Chiến tranh Java (1825-1830) giữa hoàng tử Diponegoro và tướng De Kock. Kết quả khoảng 200.000 người chết, trong đó 8.000 là người Hà Lan. Mặc dù người Hà Lan sau này thường nói tới sự hiện diện 3 thế kỷ của họ ở Đông Ấn, song đối với đa số dân cư ở đây, sự sát nhập vào Đông Ấn chỉ diễn ra vào cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Niềm tự hào địa phương, văn hóa chính trị và hiểu biết về lịch sử địa phương vẫn mạnh mẽ trong dân chúng cho đến khi người Nhật tiêu diệt đế chế Hà Lan ở đây vào năm 1941

Sự xuất hiện chủ nghĩa dân tộc đầu thế kỷ 20

Indonesia thời đế quốc Nhật chiếm đóng

Trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản chiếm Indonesia trong tay Hà Lan năm 1942. Sau khi bị quả bom Nagasaki 9 tháng 8 năm 1945, họ định đem ông Sukarno là lãnh tụ các phe nhóm yêu nước của Indonesia đi an trí ở Sài Gòn để tránh cuộc tổng khởi nghĩa. Một nhóm thanh niên trẻ bắt cóc được ông Sukarno khỏi tay người Nhật. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ông Sukarno và Hatta tuyên bố Indonesia độc lập

Chiến tranh với Hà Lan

Trong cuộc chiến tiếp theo bản tuyên ngôn ngày 17 tháng 8, Indonesia phải đương đầu với quân Nhật, rồi tiếp đến là quân Hà Lan có sự tiếp sức của quân Anh. May nhờ ngoại giao khéo léo, người Indonesia đã không phải đổ quá nhiều xương máu: chỉ khoảng 45.000 đến 100.000 chiến sĩ và 25.000 đến 100.000 thường dân Indonesia bị thiệt mạng. Cuối năm 1949, Indonesia được Hà Lan công nhận là quốc gia độc lập và bàn giao lại hệ thống hành chính. Indonesia là thành viên Liên hợp quốc từ 25 tháng 10 năm 1950.

Thời kỳ sau độc lập

Năm 1955 tổng thống Sukarno tổ chức hội nghị các quốc gia phi liên kết tại Bandung, kêu gọi các dân tộc còn bị ách thực dân nổi lên giành độc lập. Hội nghị này trở thành một bước tiến lớn cho sự khôi phục chủ quyền của nhiều quốc gia Á-Phi.

LS MONGCO

Vùng đất Mông Cổ ngày nay từng là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người từ thời tiền sử. Họ chủ yếu là những người dân du mục và dần dần phát triển thành những liên minh lớn mạnh. Năm 209 TCN, người Hung Nô đã thành lập một liên minh hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Mặc Đốn. Họ đã đánh bại người Donghu, vốn kiểm soát miền đông Mông Cổ trước kia rồi nhanh chóng trở thành một thế lực lớn uy hiếp Trung Hoa trong 3 thế kỉ sau đó. Triều Tần đã phải xây dựng Vạn Lí Trường Thành để ngăn chặn những sự xâm nhập từ phía bắc của người Hung Nô. Sau khi bị người Trung Quốc đánh bại vào năm 428-431, một bộ phận người Hung Nô đã di chuyển sang phía tây và trở thành người Hung. Sau đó, người Rouran đã thay thế Hung Nô cai trị Mông Cổ cho đến khi bị đánh bại bởi người Đột Quyết.

Người Đột Quyết cai quản Mông Cổ trong hai thế kỉ 7 và 8. Tiếp đó, họ lại bị thay thế bởi tổ tiên của người Uyghur ngày nay, và sau đó là người Khiết Đan và người Nữ Chân. Vào thế kỉ 10, Mông Cổ bị chia thành rất nhiều bộ lạc nhỏ liên kết rời rạc với nhau.

Thời kỳ đế quốc Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.

Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại Ilkhanate ở Ba Tư, triều Chagatai ở Trung Á, triều Nhà Nguyên ở Trung Quốc, và Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay.

] Xâm lược vùng Trung Á

Thành Cát Tư Hãn muốn thương mại và hàng hóa, gồm cả các loại vũ khí mới, cho đất nước mình. Một đoàn người Mông Cổ gồm hàng trăm lái buôn kéo tới một vương quốc mới hình thành nằm giữa Ba Tư và Trung Á, có tên gọi là Hoa Thích Tử Nô. Vị vua của vương quốc này cho rằng trong đoàn có các điệp viên. Thành Cát Tư Hãn gửi các đại sứ tới, và vị vua đã giết vị đại sứ và đốt râu của những người khác, những kẻ còn lại bị đuổi về. Thành Cát Tư Hãn trả thù, xuất quân đi về hướng Tây. Thành phố thủ đô của vị sultan là Samarkand đầu hàng. Quân đội của ông đầu hàng và ông bỏ chạy.

Thành Cát Tư Hãn và quân đội tiến sâu thêm vào vương quốc của vị sultan - tới tận Afghanistan và sau đó là Ba Tư. Người ta nói rằng vị vua Hồi giáo ở Baghdad tỏ ý thù địch đối với vị sultan và giúp đỡ Thành Cát Tư Hãn, điều tới cho ông một trung đoàn viễn chinh người châu Âu, từng là tù nhân của ông. Vì Thành Cát Tư không cần đến bộ binh, nên đã trả tự do cho họ, vì vậy những người châu Âu là những người đầu tiên lan truyền các tin tức sốt dẻo về các cuộc chinh phục của Thành Cát Tư Hãn.

Thành phố Nishapur nổi loạn chống lại sự cai trị Mông Cổ. Con rể Thành Cát Tư Hãn bị giết chết, và như được kể lại, con gái ông ta muốn rằng tất cả người dân trong thành phố phải chết, và theo truyền thuyết, họ đã chết.

Trong khi Thành Cát Tư Hãn đang củng cố các cuộc chinh phục ở Ba Tư và Afghanistan, một lực lượng 40.000 kỵ binh Mông Cổ lao vào Azerbaijan và Armenia. Họ đánh bại các quân thập tự chinh Georgian, chiếm pháo đài thương mại ở Crimea và trải qua mùa đông ở dọc bờ biển Đen. Khi họ quay về nhà họ gặp 80.000 chiến binh do hoàng tử Mstitlav của công quốc Kiev dẫn đầu. Lợi dụng ưu thế về tính kiêu căng và quá tự tinh của quân quý tộc. Nhẹ và cơ động hơn, họ thoát ra và làm những kẻ đuổi theo mỏi mệt và sau đó tấn công, giết hại và đánh tan họ.

Một lần nữa chỉ trong thời gian ngắn, Thành Cát Tư Hãn lại lao vào chiến tranh. Ông tin rằng người Tangut không tuân theo các nghĩa vụ đối với đế chế của ông. Năm 1227, ở tuổi sáu năm, trong khi đang dẫn đầu một cuộc chiến chống lại người Tangut, Thành Cát Tư Hãn, như người ta nói, ngã khỏi lưng ngựa và chết.

Về diện tích những vùng đất đã chinh phục được, Thành Cát Tư Hãn là người chinh phục vĩ đại nhất mọi thời đại - đế chế của ông rộng gấp bốn lần thời đại huy hoàng nhất của Alexandre Đại Đế. Quốc gia Mông Cổ tin rằng ông là người vĩ đại nhất mọi thời đại và là người đến từ trên trời. Trong số những người Mông Cổ được coi là Chiến binh thần thánh, và không giống như người Do Thái, những người tiếp tục thấy hy vọng trong những vị vua chinh phục (messiah) như David, người Mông Cổ tiếp tục tin rằng một ngày nào đó Thành Cát Tư Hãn sẽ lại sống dậy và dẫn dân tộc mình tới những thắng lợi.

Viễn chinh tới Châu Âu

Đế quốc Mông Cổ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời.

Lúc cuối đời Thành Cát Tư Hãn, các thành viên trong gia đình ông đánh lẫn nhau để xem ai là người kế vị ông. Để chấm dứt tranh cãi, Thành Cát Tư Hãn chọn đứa con thứ ba, Ogodei (Oa Khoát Đài). Và năm 1229, sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn, một hội nghị toàn thể Mông Cổ khẳng định sự kế tục của Ogodei như Đại Hãn. Ogodei bắt đầu sự cai trị của mình nhằm mục đích làm mọi người tin rằng ông chính là người có Thiên mệnh cai trị thế giới. Vào giữa những năm 1230, Ogodei gửi quân chống lại các vương hầu Slavic ở Đông Âu, nhưng cuộc kháng chiến của các bộ lạc Châu Á giữa vùng sông Volga và Ural còn lớn hơn những gì ông mong đợi, làm chậm lại kế hoạch chinh phục vùng núi phía tây Ural. Cuối cùng, năm 1237, quân đội của ông đẩy lùi người Nga, chiếm các thành phố Vladimir, Kolmna và Moscow năm 1238. Năm 1240 quân đội của ông tàn phá thành phố Kiev.

Tại Liegnitz (hiện nay là Ba Lan), mặc dù có số quân ít hơn, quân của ông đánh tan quân Đức với các kỵ sỹ trang bị nặng. Quân ông lao sang Hungary, và năm 1241 tiến tới vùng ngoại ô Wien. Sau đó, vẫn còn là điều khó hiểu đối với người Châu Âu, người Mông Cổ rút lui khỏi Wien. Đối với người Âu, có lẽ họ nghĩ rằng họ đã được cứu vãn bởi một điều thần kỳ. Đối với người Mông Cổ thì lại khác. Người Mông Cổ rút khỏi Trung Âu vì cái chết của Ogodei. Các sỹ quan cao cấp trong quân đội tin rằng họ phải quay về để xác định việc lựa chọn một vị vua mới.

Vợ goá của Odogei, Toregene bắt đầu cầm quyền cai trị quốc gia của Ogodei, dựa trên tên ông và hành động như người nhiếp chính cho đứa con lớn nhất. Các chiến dịch quân sự giảm dần. Chiến tranh nổ ra giữa những người trong gia đình mở rộng. Năm 1246, một trong số họ, Guyug, đã có thể mua được sự ủng hộ và được lựa chọn làm người kế tục của Ogodei. Ông ban thưởng rộng rãi cho những người đã ủng hộ ông và để tiếp tục được ủng hộ, từ các hoàng tử cho đến những người viết mướn, cứ như là tiền của ông là vô tận. Giáo hoàng Innocent IV gửi một đoàn sứ đến Mông Cổ, và một bức thư của họ mang đến ra lệnh người Mông Cổ "từ bỏ" các cuộc chinh phục Châu Âu. Giáo hoàng đưa ra một bản tóm tắt về cuộc đời của chúa Jesus và các giáo lý đạo Thiên chúa, hy vọng thay đổi được vị Đại Hãn, và ông tự miêu tả mình là được Chúa chỉ định nắm mọi quyền lực trên Trái Đất và là người duy nhất được Chúa uỷ nhiệm phát ngôn cho người. Guyug trả lời rằng Chúa đã trao cho người Mông Cổ, chứ không phải cho Giáo hoàng, quyền kiểm soát thế giới, từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Ông tuyên bố, Chúa trời dự định cho người Mông Cổ mở rộng điều răn dạy của mình dưới dạng bộ luật vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn. Và ông gửi lại cho giáo hoàng lời đề nghị rằng giáo hoàng phải quy phục.

Đế chế Mông Cổ, dù có phải của trời hay không cũng gặp phải những vấn đề giống như những đế chế khác. Giai đoạn cai trị ngắn ngủi của Guyug, từ 1246 đến 1247, kết thúc với việc Guyug chết một cách bí ẩn giữa những cuộc tranh cãi ầm ĩ bên trong gia đình hoàng tộc. Việc chọn lựa Đại Hãn mới được hoàn thành vào năm 1251 với đứa cháu trai của Thành Cát Tư Hãn: Mongke (Mông Ca). Một âm mưu của những kẻ đối nghịch nhằm ám sát ông và lễ lên ngôi của ông đã bị khám phá, và tiếp đó là những cuộc tra tấn, thanh lọc, xét xử, thú tội và máu – thanh lọc bên trong gia đình hoàng gia cũng như giữa các quan chức chính phủ.

Mongke cố gắng thiết lập sự hiệu quả trong việc quản lý mọi người dân của mình. Hệ thống ngựa trạm chuyển thư được cho phép tuyển dụng những người tài giỏi làm việc vì lợi ích của chính họ. Ông lập lên một hệ thống thuế có thể đoán trước cho phép người trồng cấy có thể sắp đặt trước kế hoạch. Ông yêu cầu việc cai trị địa phương không được cam thiệp vào việc trồng cấy lương thực. Hình phạt tử hình được áp dụng cho những sỹ quan lấy rau quả từ các vườn của người nông dân Trung Quốc. Các hoàng tử bị cấm ra các luật lệnh mà không được triều đình đế quốc cho phép. Các quan chức, cả dân sự và quân sự, bị cấm vào những vùng không thuộc quyền phán xét của mình. Các chiến dịch quân sự được tiến hành mà không gây tổn hại đến đất trồng hay phá hoại các thành phố, các hành động bị coi là làm giảm bớt số thuế có thể thu được cho ngân khố đế chế. Quyền sở hữu cá nhân được tôn trọng. Kẻ trộm và cướp bị trừng phạt, với hình phạt tử hình cho tội phạm dù nhỏ nhất.

Trong xã hội Mông Cổ, dù sao, phụ nữ cũng có nhiều tính độc lập hơn trong các xã hội Hồi giáo và phương Tây. Phụ nữ Mông Cổ có thể sở hữu tài sản riêng và theo kiện. Và họ phục vụ như những người bổ trợ trong quân đội, náu mình phía sau trong các trại mật trong các trận chiến nhưng cũng tham gia chiến trận trong tình huống khẩn cấp khi cần. Dưới thời cai trị của Mongke, các giáo sỹ và nhà sư được miễn khỏi lao động trong các dự án công cộng. Dưới thời Mongke cũng như dưới thời Thành Cát Tư Hãn, người dân được phép thờ phụng tôn giáo nào họ thích. Phật giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo đều phát triển. Và năm 1252, chế độ của Mongke đưa việc thờ phục Thành Cát Tư Hãn làm tôn giáo chính thức.

Tấn công vào khu vực Trung Đông

Những năm 1250, vua Louis IX của Pháp lo lắng cho vùng Đất Thánh và hy vọng một liên minh với người Mông Cổ để tiêu diệt Hồi giáo. Người Mông Cổ không quan tâm, nhưng họ đã bắt đầu mở rộng từ Ba Tư về Lưỡng Hà. Để hoàn thành việc cai trị thế giới, Mongke gửi một trong những anh em của mình, Hulegu, về phía tây và Mongke dự định dẫn đầu cuộc chinh phục toàn bộ Trung Quốc. Khi Hulegu và đội quân của ông đang đi qua Ba Tư, họ phá hủy giáo phái Hồi giáo mà người Châu Âu gọi là Cuộc thảm sát, mở con đường từ Mông Cổ đến Bagdad, thành phố lớn nhất và giàu có nhất thế giới Hồi giáo.

Một số người Thiên chúa giáo ở Bagdad thường đến Mông Cổ như một cơ hội để tự giải thoát mình khỏi sự cai trị Hồi giáo hay để báo thù quá khứ sai trái, và các lãnh đạo quân đội Mông Cổ, như thói quen, lợi dụng những sự xung đột đó. Bên trong quân đội của Hulegu có những người Thiên chúa giáo và Shi’a Hồi giáo, và họ được cho là những người tham gia tích cực nhất vào việc tấn công các dân cư dòng Hồi giáo Sunni ở Bagdad. Năm 1258, Bagdad bị phá hủy và nhiều người Sunni bị tàn sát, trong khi những người Thiên chúa giáo và Shi’a lại phát triển. Cuộc chinh phục Bagdad chấm dứt việc cai trị của các khalip nhà Abbasid tại Bagdad như một thủ đô tinh thần Hồi giáo trong thời hiện đại. Năm 1259, quân đội của Hulegu vào thành Damascus vĩ đại của Syri, người Thiên chúa giáo ở đó vui mừng chào đón quân Mông Cổ. Sau đó quân Mông Cổ tiến về phía nam đến Ai Cập, và họ biết rằng ngay cả các đế chế vĩ đại nhất của Chúa trời cũng có các giới hạn. Năm 1260, cuộc tiến quân của họ bị chặn lại bởi những người Mameluke Ai Cập, gần Nazareth. Để trả thù những người Thiên chúa giáo đã liên minh với người Mông Cổ, người Mameluke phá hủy các pháo đài của chiến binh Thập Tự Chinh ở Trung Đông, bắt đầu sự kết thúc của các Thập Tự Chinh ở đó

Thành lập Nhà Nguyên ở Trung Hoa

Bài chi tiết: Nhà Nguyên

Người Mông Cổ đã thôn tính hoàn toàn Trung Hoa trong thế kỷ 13 và lập nên nhà Nguyên-Mông (1271 - 1368). Tuy nhiên đến cuối thế kỷ 14, Nhà Nguyên suy yếu và bị người Hán đánh đuổi ra khỏi Trung Hoa vào năm 1368, người đứng đầu cuộc nổi dậy là Chu Nguyên Chương đã thành lập Nhà Minh

Mông Cổ xâm chiếm miền Bắc Trung Hoa

Ở thời còn Khuriltai, Thiết Mộc Chân tham dự vào một cuộc tranh chấp với Tây Hạ - cuối cùng trở thành cuộc chiến tranh chinh phục đầu tiên của ông. Dù vấp phải sự kháng cự từ những thành phố Tây Hạ được tổ chức phòng ngự tốt, cuối cùng ông đã thành công trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Tây Hạ khi ký hiệp ước hòa bình năm 1209. Ông được các vị hoàng đế Tây Hạ công nhận là chúa tể. Sự kiện này đánh dấu sự thành công đầu tiên trong quá trình chinh phục các vương quốc kế tiếp.

Một mục tiêu chính của Thiết Mộc Chân là chinh phục nhà Kim, chiếm lấy miền Bắc Trung Quốc giàu có và biến Mông Cổ trở thành một cường quốc lớn đối với người Trung Hoa. Ông tuyên chiến năm 1211, và dùng các phương pháp chiến đấu với Tây Hạ trước đó để tấn công nhà Kim. Sau khi giành được một số thắng lợi to lớn trên chiến trường và chiếm được một số thành trì sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, Thiết Mộc Chân đã chinh phục và củng cố các lãnh thổ nhà Kim xa về phía nam tới tận Vạn lý trường thành năm 1213. Sau đó ông tấn công ba mũi vào trong lãnh thổ Kim, trong khoảng giữa Trường thành và sông Hoàng Hà. Ông đánh bại quân đội Kim, tàn phá miền Bắc Trung Quốc, chiếm nhiều thành phố, và năm 1215 bao vây, chiếm và phá hủy kinh đô Kim tại Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh).

Chinh phục hoàn toàn Trung Hoa

Người Mông Cổ đã có ý chiếm Nam Tống, đế chế văn minh nhất thế giới thời đó. Mông Cổ rất chú ý tới cuộc chiến chinh phục Trung Quốc, ông đã chuẩn bị tấn công vào sườn nhà Tống thông qua cuộc chinh phục Vân Nam năm 1253 và một cuộc xâm lược Đông Dương, sẽ cho phép người Mông Cổ đánh Tống từ phía bắc, tây và nam. Trong khi đang tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, Mông Ca ốm vì bệnh lỵ và chết (năm 1259), nhờ đó nhà Nam Tống chưa bị đánh bại, và gây ra một cuộc nội chiến giành ngôi phá vỡ sự thống nhất và vô địch của đế chế.

Hốt Tất Liệt, một người cháu của Thiết Mộc Chân, lên ngôi Đại Hãn, trở thành lãnh tụ tối cao của các bộ tộc Mông Cổ năm 1260. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu tấn công nhà Nam Tống, từ năm 1271 đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279, Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ.

Thời kỳ thu hẹp lãnh thổ

Sau khi bị người Hán đánh bại, người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Theo quan điểm chính trị chính thống của Trung Quốc, chỉ có thể có một đế chế chính thống duy nhất trên lãnh thổ, do đó nhà Minh và nhà Nguyên ngăn cản sự hiện diện hợp pháp lẫn nhau. Tuy nhiên, các nhà sử học thường có khuynh hướng coi Nhà Minh là triều đại đại diện hợp pháp vì triều đại này do người Hán lập ra.

Sau khi chiếm được Bắc Kinh, nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng. Khoảng 7 vạn người Mông Cổ bị cầm tù và Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá. Tám năm sau cuộc xâm lược này, ngôi vua Mông Cổ được chuyển sang cho Yesüder, một hậu duệ của Arigh Bugha. Sau khi giúp Mông Cổ vượt qua giai đoạn hỗn loạn, ông trao lại ngai vàng cho con cháu của Hốt Tất Liệt. Trong khi các cuộc xung đột diễn ra ở Trung Quốc, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh.

Sự cai trị của Mãn Thanh

Thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1634, Ligdan Khan, vị Khan Vĩ đại cuối cùng của người Mông Cổ chết trên đường tới Tây Tạng. Con trai ông, Ejei Khan, đầu hàng người Mãn Châu và trao ấn báu của Hoàng đế Nguyên cho vị vua Mãn Thanh là Hong Taiji (Hoàng Thái Cực). Từ đó, Hong Taiji lập ra Nhà Thanh với tư cách là triều tiếp nối Nhà Nguyên. Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919.

Độc lập

Ngày 11 tháng 7 năm 1921, được Liên Xô ủng hộ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ra đời theo (chế độ Xã hội chủ nghĩa). Ngày này cũng là ngày quốc khánh của Mông Cổ hiện nay

Giai đoạn gần đây

Từ 1990, do ảnh hưởng từ Liên Xô, Mông Cổ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, cải tổ kinh tế, chính trị, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng với 18 chính đảng chính thức hoạt động, trong đó Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (cộng sản) là chính đảng lớn nhất.

LS TRUNG DONG

Trung Đông Cổ đại

Những nền văn minh đầu tiên trong vùng hiện được gọi là Trung Đông đã được tìm thấy tại Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại. Người Sumer, Babylon, Assyria, Israel và các dân tộc khác đã xây dựng lên các nhà nước quan trọng. Từ khoảng năm 500 trước Công Nguyên trở về sau, nhiều đế chế đã thống trị vùng này, bắt đầu từ Đế chế Ba Tư của nhà Achaemenes, tiếp đó là Đế chế Macedonia do Alexandros Đại Đế thành lập, và những vương quốc tiếp sau như Ai Cập thuộc Ptolemaios và vương quốc Seleukos tại Syria.

Thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, sự mở rộng của Cộng hoà La Mã đã sáp nhập toàn bộ vùng Đông Địa Trung Hải, và dưới thời Đế chế La Mã vùng này được thống nhất với đa số Châu Âu và Bắc Phi để trở thành một thực thể kinh tế và chính trị duy nhất. Thực thể này tạo điều kiện cho sự mở rộng của Thiên chúa giáo, và tới thế kỷ thứ 5 toàn bộ khu vực đều theo đạo Thiên chúa. Sự cai trị của La Mã được kế tục ở thế kỷ thứ 4 Công Nguyên bởi Constantinopolis, dẫn tới sự thành lập một Đế chế Thiên chúa giáo, nói tiếng Hy Lạp, được các nhà sử học gọi là Đế chế Byzantine (Đông La Mã), cai quản từ vùng Balkan cho tới Euphrates. Xa hơn nữa về phía đông, Đế chế Ba Tư được những người Parthia và sau này là nhà Sassanid hồi sinh.

Trung Đông Ả Rập

Nhờ kết quả của những nỗ lực thống nhất dưới giai đoạn cai trị của La Mã và Đông La Mã, thực tế không có sự phân biệt giữa cái hiện nay là Châu Âu và cái hiện là Trung Đông cho tới tận thế kỷ thứ 7 Công Nguyên. Tiểu Á, Syria, Palestine và Ai Cập đều là những vùng Thiên Chúa giáo và sử dụng tiếng Hy Lạp, chính trị và văn hóa thống nhất với thế giới Hy Lạp-La Mã ở thời cai trị của Constantinopolis, trong khi Lưỡng Hà (Iraq hiện đại) hình thành nên một vùng đệm giữa Đông La Mã và Đế chế Ba Tư.

Sự kiện quyết định trong việc hình thành Trung Đông với tư cách là một vùng văn hóa riêng biệt là sự trỗi dậy của Hồi giáo tại Bán đảo Ả Rập - do nhà tiên tri Muhammad sáng lập. Sau khi Muhammad mất năm 630 người Hồi giáo được trị vì bởi một khalip. Năm 634 quân của khalip bắt đầu tách khỏi Medina. Họ chiếm Palestine năm 636, Lưỡng Hà năm 637, Syria và Ai Cập năm 640 và Ba Tư năm 642. Đế quốc Đông La Mã đã thành công trong việc ngăn cản người Ả Rập xâm chiếm Tiểu Á, nơi vẫn còn là vùng Thiên chúa giáo cho tới khi những người Thổ Nhĩ Kỳ đến đây 400 năm sau. Đa số dân cư trong những vùng bị người Ả Rập chinh phục chuyển sang theo đạo Hồi chỉ trong vòng hai thế hệ, tạo nên một biên giới văn hóa thường trực giữa châu Âu và thế giới Hồi giáo.

Dù Đế chế Hồi giáo thống nhất được tạo thành sau những làn sóng chinh phục đầu tiên của người Ả Rập đã tan vỡ thành hàng loạt các quốc gia và các tiểu vương quốc Hồi giáo nhỏ hơn từ cuối thế kỷ thứ 9, người Ả Rập vẫn giữ ưu thế tuyệt đối trong vùng giữa sông Nil và sông Tigris (cũng như tại Bắc Phi và đa phần Tây Ban Nha) trong hơn 400 năm. Tuy nhiên, ở phía đông, Ba Tư nhanh chóng xác nhận sự độc lập của mình, dưới các triều đại như Tahir, Saffar, và Samani, và sau này cũng đã chấp nhận một hình thức Hồi giáo, hệ phái Shia, mà Hệ phải Sunni coi là dị giáo. Việc này đã tạo nên một biên giới thường trực ở phía đông cho thế giới Ả Rập Hồi giáo, dù đạo Hồi tiếp tục mở rộng về phía đông, tới Ấn Độ và Indonesia.

Trong giai đoạn này thế giới Ả Rập, dưới thời các khalip nhà Omeyyad, nhà Abbas và nhà Fatima, là trung tâm của các hoạt động văn hóa và kinh tế ở nửa phía tây của Âu Á. Trong khi Châu Âu tiếp tục tiến hành các cuộc xâm chiếm khiến dân chúng tại đó tụt lùi trở lại với đời sống kinh tế và tinh thần như ở thời Đế chế La Mã, các thành phố vĩ đại Ả Rập như Cairo, Alexandria, Basra, Damascus và, trên tất cả, là kinh thành Bagdad huy hoàng, trở thành nơi có thể đáp ứng đời sống cho một dân số đông đảo, một nền kinh tế thương mại thịnh vượng và một đời sống văn hóa phong phú. Văn hoá, kiến trúc, y khoa và khoa học Ả Rập tiến bộ hơn rất nhiều so với tây Âu. Tại tất cả các quốc gia theo Cơ đốc giáo, chỉ Constantinopolis với quyền lực đang ngày càng giảm sút là có thể so sánh với thế giới Ả Rập.

Người Thổ Nhĩ Kỳ, các chiến binh Thập tự chinh và người Mông Cổ

Lãnh đạo người Kurd Hồi giáo, Saladin đã chiến thắng vẻ vang trước các chiến binh Thập tự chinh

Sự thống trị của người Ả Rập bỗng chợt kết thúc vào giữa thế kỷ 11 với sự xuất hiện của người Thổ Seljuk, di cư tới từ những vùng đất quê hương của họ ở Trung Á, họ chinh phục Ba Tư, Iraq (chiếm Bagdad năm 1055), Syria, Palestine và Hejaz, đánh bại người Byzantines tại Trận Manzikert và chinh phục Tiểu Á. Ai Cập, khi ấy dưới thời các khalip nhà Fatima được yên ổn mãi tới năm 1169, khi tới lượt nó cũng rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ. Người Seljuk đã cai trị hầu như cả vùng này trong gần 200 năm sau đó, nhưng đế chế của họ đã nhanh chóng tan rã thành nhiều vương quốc nhỏ hơn - tiêu biểu là vương quốc Seljuk ở Rum.

Sự phân rã này của khu vực khiến người Thiên chúa ở phía tây, vốn từ thời tăm tối nhất của mình ở thế kỷ thứ 7 đã tiến hành một chương trình phục hồi kinh tế và nhân khẩu rất đáng chú ý, trở lại nắm ưu thế trong vùng. Năm 1095 Giáo hoàng Urban II kêu gọi giới quý tộc Châu Âu tái chiếm vùng Đất thánh cho Thiên chúa giáo, và vào năm 1099 các hiệp sĩ của cuộc Thập tự chinh thứ nhất đã chiếm Jerusalem. Họ thành lập ra Vương quốc Jerusalem, tồn tại tới tận năm 1187, khi Saladin tái chiếm thành phố. Các khu thái ấp thập tự chinh nhỏ hơn tồn tại tới tận năm 1291. Những chiến binh Thập tự chinh đã không thể thiết lập sự hiện diện thường trực của họ trong vùng, chủ yếu bởi vì họ không thể thu hút những người nhập cư từ Châu Âu khi cơn bốc đồng cho cuộc Thập tự chinh ban đầu đã tan biến.

Đầu thế kỷ 13 các sultan nhà Ayyub đã tái chiếm quyền kiểm soát Ai Cập và Syria từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cuộc hồi sinh của người Ả Rập không kéo dài. Một làn sóng những kẻ xâm lược mới - Đế chế Mông Cổ, tràn qua cả khu vực, cướp bóc Bagdad năm 1258 và tiến sâu về phía nam tới tận biên giới Ai Cập. Tuy nhiên, người Mông Cổ không xây dựng nên các đế chế, và tới giữa thế kỷ 14 họ đã rời khỏi vùng này. Khi bừng tỉnh, các sultan nhà Mamluk người Thổ tại Ai Cập đã tái chiếm quyền kiểm soát Palestine và Syria, trong khi các sultan khác kiểm soát Iraq và Tiểu Á. Người Ả Rập chỉ có toàn quyền Bán đảo Ả Rập. Sau khi Bagdad rơi vào tay quân Mông của Húc Liệt Ngột, sultan Ai Cập cho rước một hậu duệ của nhà Abbas về tôn làm khalip ở Cairo.

Thời kỳ Ottoman

Selim I - vị vua chinh phục Trung Đông cho đế quốc Ottoman

Tới đầu thế kỷ 15, đế quốc Ottoman trỗi dậy tại vùng Tây Nam Á. Năm 1453, sultan Ottoman là Mehmed II mang quân đi đánh Đông La Mã, chiếm được kinh thành Constantinopolis. Triều Mamluk đã giữ chân được người Ottoman bên ngoài khu vực Trung Đông trong một thế kỷ, nhưng vào năm 1514 sultan Selim I bắt đầu các cuộc chinh phục một cách có hệ thống vùng này cho Ottoman. Iraq bị chiếm năm 1515, Syria năm 1516 và Ai Cập năm 1517, tiêu diệt dòng dõi Mamluk. Sau cuộc chinh phạt Ai Cập năm 1527 Selim I bắt khalip cuối cùng của triều Abbas phải thoái vị và nhường ngôi cho ông. Đế quốc Ottoman lần đầu tiên từ thời cai trị của các khalip nhà Abbas từ thế kỷ thứ 10 đã thống nhất cả vùng, và họ giữ quyền kiểm soát nó trong 400 năm.

Đế chế Ottoman cũng chinh phục Hy Lạp, bán đảo Balkan và đa phần Hungary, lập ra biên giới mới giữa phía đông và phía tây dịch xa hơn về phía bắc sông Danube. Nhưng tây Âu mở rộng nhanh chóng, cả về kinh tế, văn hóa và nhân khẩu, với sự thịnh vượng mới từ châu Mỹ cung cấp cho sự phát triển nhảy vọt tạo lập các nền tảng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và cách mạng công nghiệp. Tới thế kỷ 17 châu Âu đã vượt xa thế giới Hồi giáo về của cải, dân số và —quan trọng nhất— công nghệ. Dù cả Thiên chúa giáo và Hồi giáo đều có thái độ thù địch với sự phát triển công nghệ của chủ nghĩa tư bản, cuộc cải cách Tin Lành đã kìm hãm sức mạnh của Nhà thờ Cơ đốc giáo và cho phép chủ nghĩa cá nhân được phát triển mạnh mẽ ở Bắc Âu.

Tới năm 1700 Đế chế Ottoman đã bị đẩy khỏi Hungary và cán cân quyền lực giữa hai phía đã nghiêng hẳn về phương tây. Dù tại một số vùng thuộc Đế chế Ottoman tại Châu Âu như Albania và Bosnia, có nhiều người đã cải sang Hồi giáo, vùng này về mặt văn hóa chưa bao giờ bị sáp nhập vào trong thế giới Hồi giáo. Từ năm 1700 đến 1918 người Ottoman dần lùi bước, và Trung Đông ngày càng rơi vào vùng ảnh hưởng của Châu Âu. Trong thế kỷ 19 Hy Lạp, Serbia, Romania và Bulgaria giành lại độc lập, và trong các cuộc chiến tranh Balkan giai đoạn 1912-13 Đế chế Ottoman bị hất khỏi toàn bộ Châu Âu, ngoại trừ thành phố Constantinopolis và vùng nội địa của nó.

Tới thế kỷ 19 Đế chế Ottoman bị Nga hoàng Nikolai I gọi là "Âu châu bệnh phu", dần rơi vào tầm kiểm soát tài chính của các nước đế quốc châu Âu. Sự thống trị nhanh chóng chuyển sang chinh phục. Thực dân Pháp sáp nhập Algérie năm 1830 và Tunisia năm 1878. Đế quốc Anh chiếm Ai Cập năm 1882, dù nó vẫn nằm dưới chủ quyền danh nghĩa của Ottoman. Người Anh cũng thiết lập sự kiểm soát hiệu quả trên Vịnh Ba Tư, và Pháp đã mở rộng ảnh hưởng của họ tới Liban và Syria. Năm 1912 Ý chiếm Libya và quần đảo Dodecanese, ngay ngoài khơi vùng đất trung tâm của Đế chế Ottoman là Tiểu Á. Đế chế Ottoman quay sang cầu cứu Đế chế Đức bảo vệ họ khỏi các cường quốc phương tây, nhưng kết quả chỉ là sự lệ thuộc ngày càng tăng về tài chính và cả quân sự vào nước Đức.

Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, giới lãnh đạo Trung Đông đã tìm cách hiện đại hóa đất nước của mình để cạnh tranh một cách hiệu quả hơn với các cường quốc châu Âu. Những ông vua có tư tưởng cải cách như Muhammad Ali Pasha tại Ai Cập, sultan Abdul Hamid II và các tác giả của cuộc cách mạng năm 1906 tại Ba Tư tìm cách áp dụng các công thức phương tây vào thể chế chính phủ, luật pháp dân sự, giáo dục phi tôn giáo và phát triển công nghiệp vào đất nước họ. Trên khắp vùng các tuyến đường sắt, đường thông tin được xây dựng, trường học và trường đại học được mở cửa, một tầng lớp sĩ quan, luật sư, giáo viên, hành chính viên mới xuất hiện, thách thức các tầng lớp lãnh đạo truyền thống và các học giả Hồi giáo.

Không may thay, trong tất cả các trường hợp trên, tiền trả cho những cuộc cải cách đều vay mượn từ phương Tây, và những khoản nợ đã dẫn tới tình trạng phá sản thậm chí là lệ thuộc hơn nữa vào phương tây, khiến các nhà cải cách mất uy tín. Ví dụ, Ai Cập đã rơi vào vòng kiểm soát của Anh Quốc vì những kế hoạch đầy tham vọng của Muhammad Ali và những người kế tục ông đã làm đất nước rơi vào tình trạng phá sản. Hơn nữa, việc phương tây hóa thế giới Hồi giáo đã tạo ra các đội quân chuyên nghiệp, do các sĩ quan muốn nắm quyền lực cho mình —một vấn đề mang lại tại họa cho Trung Đông từ đó— lãnh đạo. Cũng có những vấn đề khác tác động đến những nhà cầm quyền mong muốn cải cách nhất: họ được chuẩn bị cho mọi cuộc cải cách ngoại trừ việc chính họ rời bỏ quyền lực. Ví dụ, Abdul Hamid II, đã trở nên độc đoán hơn bao giờ hết, khi ông tìm cách áp đặt các cuộc cải cách lên đế chế còn chưa sẵn sàng của mình. Các bộ trưởng cải cách ở Ba Tư cũng tìm cách áp đặt quá trình hiện đại hóa lên các thần dân, gây ra những sự chống đối mạnh mẽ.

Những nhà cải cách nhiều tham vọng nhất là nhóm Những người Thổ trẻ (chính thức được gọi là Ủy ban cho sự Liên minh và Tiến bộ), những người đã lật đổ vua Abdul Hamid II và lên nắm quyền từ năm 1908. Do hai vị sĩ quan đầy tham vọng là, Ismail Enver (Enver Pasha) và Ahmed Cemal (Cemal Pasha), cùng một luật sư cấp tiến, Mehmed Talat (Talat Pasha) lãnh đạo, nhóm Những người Thổ trẻ ban đầu thiết lập một nền quân chủ lập hiến, nhưng nhanh chóng chuyển thành một hội đồng cầm quyền, với Talat là Đại Vizia và Enver làm Bộ trưởng Quốc phòng, họ tìm cách áp đặt các chương trình hiện đại hóa lên toàn bộ Đế chế Ottoman.

Kế hoạch có nhiều sai lầm. Đầu tiên nó bắt buộc sử dụng ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ và tập trung hóa chính phủ trên những gì cho tới thời điểm đó vẫn là đa ngôn ngữ và một đế chế trung ương quản lý lỏng lẻo, khiến những vùng sử dụng tiếng Ả Rập trong đế chế giận giữ và gây ra nhiều vụ nổi dậy của những người Ả rập theo chủ nghĩa yêu nước. Thứ hai, nó đưa đế chế rơi sâu thêm vào cảnh nợ nần. Và thứ ba, khi Enver Bey thành lập một liên minh với Đức, mà ông cho là cường quốc có quân đội hiện đại nhất châu Âu, nó khiến đế chế mất đi sự ủng hộ của Anh, nước đã bảo vệ cho đế quốc Ottoman chống lại sự xâm lấn của Nga từ thế kỷ 19.

Sự đô hộ của Châu Âu

Mustafa Kemal Atatürk, người sáng lập nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại

Năm 1914 liên minh của Enver Bey với Đức khiến nhóm Những người Thổ trẻ phạm một bước sai lầm nghiêm trọng khi gia nhập cùng đế quốc Áo-Hung và Đức vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, chống lại Anh và Pháp. Người Anh coi Ottoman là mắt xích yếu trong liên minh đối thủ, và tập trung vào việc đánh bại họ trước nhất. Khi một cuộc tấn công trực tiếp tại Gallipoli năm 1915 mang lại thất bại thảm hại cho họ, họ quay sang xúi giục những tổ chức cách mạng bên trong chính Đế chế Ottoman, lợi dụng sự suy yếu của chủ nghĩa quốc gia Hồi giáo. Những người Ả rập từng nhiều hay ít hài lòng với thời gian cai trị 400 năm của Ottoman, cho tới khi nhóm Những người Thổ trẻ "Thổ hoá" họ và thay đổi hệ thống chính phủ truyền thống của họ. Người Anh thành lập một liên minh với Sherif Hussein ibn Ali, người thừa kế chức vụ cai quản Mecca (và được những người Hồi giáo tin là con cháu của Nhà tiên tri Muhammad), người đã lãnh đạo một cuộc Nổi dậy Ả Rập chống lại quyền cai trị của Ottoman, sau khi nhận được lời hứa sẽ trao cho người Ả rập quyền độc lập.

Nhưng khi Đế chế Ottoman sụp đổ năm 1918, người Ả Rập nhận thấy mình đã bị lừa, và lừa đến hai lần. Không chỉ vì Anh và Pháp đã ký một hiệp ước mật (Thỏa thuận Sykes-Picot), để phân chia Trung Đông giữa họ, mà người Anh cũng đã thông qua Tuyên bố Balfour hứa hẹn ủng hộ cho phong trào phục quốc]] trong việc thành lập một nhà nước Do Thái tại Palestine, đây là vị trí cũ của Vương quốc Israel nhưng cũng là nơi sinh sống của đông đảo người Ả rập từ hơn một nghìn năm. Khi Đế chế Ottoman tan rã, người Ả rập tuyên bố thành lập một nhà nước độc lập tại Damascus, nhưng nhà nước này quá yếu ớt, cả về quân sự và kinh tế, để chống chọi lâu dài với các cường quốc Châu Âu, và Anh cùng Pháp nhanh chóng thiết lập quyền kiểm soát và tái sắp xếp khu vực Trung Đông theo ý muốn của họ.

Syria trở thành một nước bảo hộ của Pháp (với một cái tên mang tính che đậy là một quốc gia thuộc Liên đoàn các Quốc gia Ủy trị), với những khu vực ven biển theo Thiên chúa giáo bị tách riêng để trở thành Liban. Iraq và Palestine trở thành các lãnh thổ ủy trị của Anh, và một trong những con trai của Sherif Hussein, Faisal, được tôn làm vua Iraq. Palestine bị chia đôi, phần phía đông trở thành Transjordan làm nơi thuộc quyền cai trị của một người con trai khác của Hussein, Abdullah. Nửa phía tây Palestine được đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh, và số dân cư Do Thái vốn đã sống ở đó được cho phép tăng thêm. Đa số bán đảo Ả rập rơi vào tay một đồng minh khác của Anh Quốc, Ibn Saud, người lập nên vương quốc Ả Rập Saudi năm 1922.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của Đế chế Ottoman đã cho phép Kemal Atatürk lên nắm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ và tiến hành một trương trình hiện đại hoá, thế tục hóa khác. Ông xóa bỏ chế độ khalip, giải phóng phụ nữ, khuyến khích trang phục phương Tây và việc sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thay cho tiếng Ả rập, và xóa bỏ quyền phán xử của các tòa án Hồi giáo. Trên thực tế, Thổ Nhĩ kỳ, đã không còn thuộc quyền quản lý của Thế giới Ả Rập, quyết định tách khỏi Trung Đông và trở thành một phần của khu vực văn hóa châu Âu. Từ đó, Thổ Nhĩ Kỳ luôn cho họ là một quốc gia châu Âu chứ không phải là một phần của Trung Đông.

Một điểm có tính bước ngoặt khác trong lịch sử Trung Đông diễn ra khi dầu mỏ được phát hiện, đầu tiên là tại Ba Tư năm 1908 và sau này là tại Ả Rập Saudi (năm 1938) và các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư khác, và cả tại Libya và Algérie. Phát hiện mới cho thấy, Trung Đông, sở hữu lượng dầu mỏ dễ dàng tiếp cận lớn nhất thế giới, nguồn tài nguyên quan trọng nhất cho thế giới công nghiệp thế kỷ 20. Dù các công ty dầu khí phương tây khai thác và xuất khẩu hầu như toàn bộ số nhiên liệu cho nền công nghiệp ô tô đang phát triển nhanh chóng cũng như các ngành công nghiệp phương tây khác, các vị vua và tiểu vương của các quốc gia dầu mỏ trở nên đặc biệt giầu có, cho phép họ củng cố quyền lực vvà bảo đảm được sự hài hòa trong sự hiện diện của phương Tây trong vùng. Sự giàu có từ dầu mỏ cũng có ảnh hưởng trên việc làm mất tác dụng những phong trào cải cách kinh tế, chính trị hay xã hội từng xuất hiện tại thế giới Ả rập dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng Kemal tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thập niên 1920 và 1930 Iraq, Syria và Ai Cập bắt đầu có những bước tiến tới độc lập, dù Anh và Pháp chưa chính thức ra đi cho tới khi họ bắt buộc phải làm như vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong vùng Palestine các lực lượng Ả rập theo chủ nghĩa quốc gia và Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zion) xung đột lẫn nhau tạo nên một tình hình rắc rối mà Anh Quốc không thể giải quyết cũng như không thể thoát khỏi. Sự nổi lên nắm quyền của Adolf Hitler tại Đức đã tạo ra một tình thế khẩn trương mới đòi hỏi những người Do Thái phải thành lập một nhà nước Do Thái tại Palestine, và những ý định rõ ràng của những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái khiến sự phản đối của người Ả rập ngày càng gia tăng. (Xem thêm Xung đột Ả rập-Israel, Lịch sử cuộc xung đột Ả rập-Israel, Lịch sử Palestine và Lịch sử Israel.)

Cuộc đấu tranh này dẫn tới kế hoạch phân chia Palestine của Liên hiệp quốc năm 1947 để lập ra một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả rập tại vùng đất hẹp giữa Sông Jordan và Biển Địa Trung Hải. Các nhà lãnh đạo Ả rập phản đối kế hoạch này, trong khi các lãnh đạo Do Thái chấp nhận nó. Khi thời kỳ Ủy trị của Anh kết thúc, giới lãnh đạo chủ nghĩa phục quốc Do Thái đã tuyên bố thành lập Nhà nước Israel ngày 14 tháng 5, 1948. Trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, quân đội Ai Cập, Syria, Transjordan, Liban, Iraq và Ả rập Saudi đã can thiệp và bị Israel đánh bại. Khoảng 800.000 người Palestine đã bở chạy khỏi các khu vực bị Israel sáp nhập và trở thành những người tị nạn tại các nước láng giềng, vì thế đã tạo ra "Vấn đề Palestine" khiến khu vực từ đó luôn ở trong tình trạng bất an. Gần hai phần ba trong số 758.000—866.000 người Do Thái bị trục xuất hay bỏ chạy khỏi các vùng đất Ả rập sau năm 1948 được nhà nước Israel tiếp nhận và trao quyền công dân.

Một khu vực xung đột

Việc các cường quốc Châu Âu không còn trực tiếp quản lý khu vực, sự thành lập của nhà nước Israel, và vai trò ngày càng quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí, đã đánh dấu sự hình thành của Trung Đông hiện đại. Những phát triển đó dẫn tới sự hiện diện ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong các vấn đề Trung Đông. Hoa Kỳ là nước duy nhất đảm bảo sự ổn định của khu vực, và từ thập niên 1950 là lực lượng chủ chốt trong ngành công nghiệp dầu khí. Khi những phong trào cách mạng cộng hòa giúp những người có tư tưởng chống phương tây cực đoan lên cầm quyền ở Ai Cập năm 1954, tại Syria năm 1963, tại Iraq năm 1968 và tại Libya năm 1969, Liên bang Xô viết, đang tìm cách mở ra một vũ trường mới của cuộc Chiến tranh Lạnh ở Trung Đông, liên minh với các nhà lãnh đạo Ả rập như Gamal Abdel Nasser tại Ai Cập và Saddam Hussein tại Iraq. Các chế độ đó được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng nhờ những lời hứa tiêu diệt nhà nước Israel, đánh bại Hoa Kỳ và các nước "đế quốc phương Tây" mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân Ả rập. Khi không thể thực hiện những lời hứa, các chính quyền ngày càng trở nên độc đoán.

Để đối phó trước thách thức với quyền lợi của mình trong vùng, Hoa Kỳ thấy buộc phải níu kéo những đồng minh còn lại của mình, các vương triều bảo thủ như Ả rập Saudi, Jordan, Iran và các tiểu vương quốc vùng Vịnh Ba Tư, những biện pháp cai trị của họ hầu như là không thích hợp bởi chúng cùng có quan điểm chống phương tây. Đặc biệt Iran đã trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ cho tới khi một cuộc cách mạng do một tăng lữ Shi'a lật đổ chế độ quân chủ năm 1979 và thành lập nên một chế độ chính trị thần quyền thậm chí còn có quan điểm chống phương tây cực đoan hơn so với các chế độ thế tục tại Iraq hay Syria. Điều này buộc Hoa Kỳ phải thành lập một liên minh chặt chẽ hơn với Ả rập Saudi, một chế độ quân chủ bảo thủ, tham nhũng và đàn áp, và nguy hiểm nhất là quyết tâm tiêu diệt Israel. Danh sách các cuộc chiến tranh Ả rập-Israel gồm nhiều cuộc chiến lớn như Chiến tranh Ả rập-Israel 1948, Chiến tranh Suez 1956, cuộc Chiến tranh Sáu ngày 1967, Chiến tranh tiêu hao 1970, Chiến tranh Yom Kippur 1973, Chiến tranh Liban 1982, cũng như một số cuộc xung đột sau này.

Begin, Carter và Sadat ký kết một hiệp ước hoà bình năm 1978

Năm 1979, Ai Cập dưới thời cầm quyền của người kế tục Nasser là Anwar Sadat đã ký một hiệp ước hòa bình với Israel, chấm dứt viễn cảnh về một mặt trận quân sự Ả rập thống nhất. Từ thập kỷ 1970, người Palestine dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng Palestine do Yasser Arafat sáng lập, đã tiến hành các chiến dịch bạo lực kéo dài chống lại Israel, Hoa Kỳ, người Do Thái và các mục tiêu phương tây nói chung, coi đó là biện pháp làm suy yếu Israel và làm sút giảm sự hỗ trợ từ phương tây cho Israel. Trong những hành động này, người Palestine, được sự ủng hộ ở nhiều mức độ khác nhau từ các chế độ tại Syria, Libya, Iran và Iraq. Đỉnh cao của chiến dịch này là Nghị quyết 3379 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án Chủ nghĩa Phục quốc là một hình thức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc năm 1975 và việc chấp nhận Arafat vào trong Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Nghị quyết 3379 đã bị hủy bỏ năm 1991 bởi Nghị quyết 4686.

Sự tan rã của Liên bang Xô viết và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đầu thập kỷ 1990 gây ra nhiều tác động tới khu vực Trung Đông. Nó cho phép một số lượng lớn người Do Thái Xô viết di cư từ Nga và Ukraine tới Israel, làm tăng thêm nữa sức mạnh của nhà nước Do Thái. Nó cắt bỏ những nguồn tài chính dễ dàng nhất, những viện trợ vũ khí, và những ủng hộ ngoại giao cho các chế độ chống phương Tây trong thế giới Ả rập, làm suy yếu vị thế của họ. Nó mở ra triển vọng mới về nguồn dầu mỏ rẻ tiền từ Nga, khiến giá dầu giảm xuống, và giảm sự lệ thuộc của phương tây vào dầu mỏ từ các quốc gai Ả rập. Và nó cũng làm mất uy danh mô hình phát triển dựa trên nhà nước độc tài xã hội chủ nghĩa mà Ai Cập (dưới thời Nasser), Algeria, Syria và Iraq từng theo đuổi từ thập kỷ 1960, khiến những chế độ đó trì trệ về cả kinh tế và chính trị. Những nhà cầm quyền như Saddam Hussein tại Iraq dần quay sang chủ nghĩa quốc gia Ả rập coi đó là một hình thức thay thế cho chủ nghĩa xã hội.

Cũng chính điều này đã dẫn Iraq vào một cuộc chiến tranh kéo dài với Iran trong thập kỷ 1980, và sau đó là một cuộc xâm chiếm mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng vào Kuwait năm 1990. Kuwait từng là một phần của tỉnh Basra thuộc Đế chế Ottoman trước năm 1918, và vì thế theo một nghĩa nào đó cũng là một phần của Iraq, nhưng Iraq đã công nhận nền độc lập của nó trong thập kỷ 1960. Hoa Kỳ trả đũa vụ xâm lược bằng cách thành lập một liên minh gồm cả Ả rập Saudi, Ai Cập và Syria, giành được sự đồng thuận của Liên hiệp quốc và sau đó dùng vũ lực đẩy lùi Iraq khỏi Kuwait trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh. Tuy nhiên, Tổng thống George Bush không có ý lật đổ chế độ Saddam Hussein, điều mà sau này nước Mỹ tỏ ra hối tiếc. Chiến tranh Vùng Vịnh và những hậu quả của nó dẫn tới sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ trong vùng, đặc biệt tại Ả rập Saudi, một điều khiến cộng đồng Hồi giáo tức giận.

Trung Đông hiện đại

Một bản đồ thể hiện vùng Trung Đông theo định nghĩa thường được công nhận

Tới thập kỷ 1990, nhiều nhà bình luận Phương Tây (và cả Trung Đông) coi Trung Đông không chỉ là một khu vực xung đột, mà còn là một khu vực lạc hậu. Sự mở rộng nhanh chóng của các thực thể chính trị dân chủ và sự phát triển của các nền kinh tế thị trường tại Đông Âu, Mỹ Latinh, Đông Á và nhiều vùng Châu Phi không hề diễn ra tại Trung Đông. Trong cả vùng, chỉ Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, và ở một số khía cạnh là Liban là những chế độ dân chủ. Các quốc gia các có những cơ chế lập pháp, nhưng sở hữu rất ít quyền lực, và đa số dân cư tại các quốc gia vùng vịnh không hề có quyền bỏ phiếu, bởi họ chỉ là những công nhân nước ngoài, không phải là công dân.

Tại hầu hết quốc gia Trung Đông, sự phát triển của các nền kinh tế thị trường bị các biện pháp hạn chế chính trị, nạn tham nhũng, chi tiêu quá mức vào vũ khí, vào các dự án đầy tham vọng cũng như sự phụ thuộc quá đáng vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ ngăn cản. Các nền kinh tế thành công trong vùng là những nền kinh tế có sự kết hợp giữa sự giàu có từ dầu mỏ, dân số thấp, như Qatar, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Tại những quốc gia này, các tiểu vương cầm quyền cho phép một số tự do chính trị và xã hội ở mức độ nhất định, nhưng vẫn không chịu rời bỏ bất kỳ một phần quyền lực nào của mình. Liban, sau một cuộc nội chiến kéo dài trong thập kỷ 1980, cũng đã tái thiết được một nền kinh tế khá thành công.

Tới cuối thập kỷ 1990, toàn bộ Trung Đông không những bị bỏ lại sau Châu Âu, mà sau cả Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế thị trường đang phát triển nhanh chóng khác về sản xuất, thương mại, giáo dục, thông tin và rõ ràng ở cả nhiều tiêu chí phát triển kinh tế và xã hội khác. Thực tế, nếu không tính đến dầu mỏ, tổng giá trị xuất khẩu của toàn thế giới Ả rập thấp hơn riêng giá trị xuất khẩu của Phần Lan luôn được nhắc tới. Lý thuyết của các nhà kinh tế như David Pryce-Jones, cho rằng thế giới Ả rập đang mắc bên trong một "vòng tròn lạc hậu" mà văn hóa của họ chính là trở ngại không cho họ thoát ra, được chấp nhận rộng rãi ở phương tây.

Những năm đầu thế kỷ 21, tất cả các yếu tố đó cộng thêm cuộc xung đột ở Trung Đông đạt tới một đỉnh cao mới, gây ra hậu quả trên khắp thế giới. Nỗ lực bất thành của Tổng thống Bill Clinton nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và người Palestine tại Trại David năm 2000 (Hội nghị Thượng đỉnh Trại David 2000) trực tiếp dẫn tới việc Ariel Sharon trúng cử Thủ tướng Israel và tới phong trào Al-Aqsa Intifada, với đặc trưng là các vụ đánh bom cảm tử nhằm vào các mục tiêu dân sự Israel. Đây là lần bùng phát bạo lực lớn đầu tiên kể từ Hiệp ước Hòa bình Oslo năm 1993.

Cùng lúc ấy, những nỗ lực bất thành của hầu hết các chế độ Ả rập và sự phá sản của chủ nghĩa Ả rập cực đoan dẫn tới việc một số người Ả rập (và những người Hồi giáo) có giáo dục khác ngả theo Chủ nghĩa Hồi giáo, được cả các giáo sĩ dòng Shi'a tại Iran và giáo phái Wahhabist nhiều quyền lực ở Ả rập Saudi cổ xuý. Nhiều chiến binh Hồi giáo đã được huấn luyện quân sự khi chiến đấu chống lại các lực lượng Xô viết tại Afghanistan.

Một trong số đó là một người Ả rập Saudi giàu có, Osama bin Laden. Sau khi chiến đấu chống lại người Xô viết ở Afghanistan, ông đã thành lập tổ chức al-Qaida, chịu trách nhiệm về các vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ năm 1998, vụ đánh bom tàu USS Cole và các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, 2001 vào Hoa Kỳ khiến hàng nghìn thường dân thiệt mạng. Các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 dẫn tới việc chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bush tung ra một cuộc tấn công xâm lược vào Afghanistan năm 2001 để lật đổ chế độ Taliban, vốn chứa chấp Bin Laden và tổ chức của ông. Hoa Kỳ và các đồng minh của mình miêu tả chiến dịch này là một phần của "Cuộc chiến chống Chủ nghĩa Khủng bố" trên quy mô toàn cầu.

Hoa Kỳ và Anh Quốc cũng tin rằng Saddam Hussein đang tái lập chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, vi phạm những thỏa thuận họ từng ký kết hồi cuối cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh. Trong năm 2002 chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, đã lập một kế hoạch xâm chiếm Iraq, lật đổ Saddam và biến Iraq thành một nước dân chủ với một nền kinh tế thị trường tự do, mà họ hy vọng, sẽ trở thành một hình mẫu cho toàn bộ phần còn lại của Trung Đông. Khi Hoa Kỳ cùng các đồng minh chính của mình, Anh Quốc, Italia, Tây Ban Nha và Australia, không thể thuyết phục Liên hiệp quốc đồng thuận cho việc áp dụng nhiều nghị quyết của Liên hiệp quốc, họ đã tung ra cuộc tấn công vào Iraq, lật đổ Saddam mà không gặp phải khó khăn nào vào tháng 4 năm 2003. Saddam Hussein bị treo cổ năm 2006.

Sự hiện diện của đội quân chiếm đóng tại một quốc gia Trung Đông đã đánh dấu một điểm mốc quan trọng trong lịch sử vùng này. Nếu Hoa Kỳ thành công trong việc biến Iraq trở thành một quốc gia thịnh vượng ổn định và dân chủ, những hiệu ứng của nó cho khu vực này sẽ rất lớn lao. Ngược lại những hậu quả của sự thất bại cũng to lớn. Tiến trình chính trị tại Iraq đang diễn ra chậm chạp hơn mong đợi, và khá phức tạp với tình trạng bất ổn tại Iraq hiện nay, nhưng những cuộc bầu cử thành công đã diễn ra tháng 1 năm 2005 và quyền lực đã được chuyển giao cho một chính phủ Shia đa số.

Cũng trong năm 2005, tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine do George W. Bush đề xuất đã dừng lại, dù tình hình đã có chiều hướng thay đổi cùng với cái chết của Yasser Arafat năm 2004. Trước thực tế này, Israel dự định thực hiện một giải pháp đơn phương, tiếp tục tiến hành chương trình xây dựng Bức tường Bờ Tây để bảo vệ công dân của mình trước những cuộc đánh bom cảm tử của người Palestine và đề xuất việc rút quân đơn phương khỏi Gaza. Bức tường, nếu được hoàn thành, sẽ trở thành một sự sáp nhập trên thực tế với các vùng tại Bờ Tây của Israel. Trong năm 2006 một cuộc xung đột mới xảy ra giữa Israel và các du kích Shi'a Hezbollah tại miền nam Liban, càng làm những hy vọng về một nền hòa bình trở nên mong manh.

LS IRAN

Lịch sử Iran là lịch sử của một lãnh thổ có biên giới khá cố định từ thế kỷ XX, và lịch sử của vài dân tộc đã sống trên lãnh thổ này từ nhiều thế hệ. Đặc biệt nhất là dân tộc Ba Tư, với một sức mạnh bản sắc văn hóa hiếm có, đã mấy phen đứng vững không bị ngoại bang đồng hóa, và còn đồng hóa lại các triều đại, chủng tộc đô hộ đất nước họ.

Theo con số đưa ra của CIA World Fact Book vào tháng 7 năm 2009, [1], nước Iran có khoảng 66,4 triệu dân, trong đó người Ba Tư chiếm 51%, người Azerbaijan 24%, người Gilak và người Mazandaran 8%, người Kurd 7%, người Ả Rập 3%, người Lur 2%, người Baloch 2%, người Turkmen 2%, và 1% là các sắc dân khác.

Trong các chủng tộc kể trên, người Ba Tư, Gilak, Mazandaran, Kurd, Lur và Baloch thuộc gia đình tộc Iran. Người Azerbaijan nguyên thủy thuộc Hồi tộc, tức tộc Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nay cũng đã lai nhiều với tộc Iran và tộc Kavkaz. Ngoài ra, người Tajik ở Tajikistan và người Pashtun ở Afghanistan cũng thuộc tộc Iran. Người Baloch cũng có mặt đông đảo ở Pakistan. Vì vậy, những người theo lý tưởng "Đại dân tộc Iran" thường sáp nhập lịch sử một số nước lân bang vào lịch sử Iran.

Những triều đại lớn của Iran đã từng hùng cứ những vùng đất rộng lớn bao quanh Iran ngày nay. Những vùng đất này, trước và sau những thời đại đó, có khi cũng được tính vào lịch sử Iran trong một số trường hợp.

Với những khám phá khảo cổ từ thế kỷ 19, nhiều trang lịch sử thời cổ đại của Iran đã được tìm lại, tranh cãi, viết thêm, và cũng có khi bị xóa bỏ vì một số lý thuyết bị chứng minh là không vững khi đối chiếu với các khám phá mới.

Khoảng thời gian dài xấp xỉ 7.000 năm, trên một vùng đất rộng bao la, với nhiều chủng tộc, nhiều triều đại, và nhiều lằn ranh không rõ ràng về thời gian, về không gian, về huyết hệ khiến cho lịch sử Iran rất phong phú và phức tạp. Tuy nhiên, nhờ có vài triều đại của người Ba Tư cai trị những lãnh thổ lớn, đại cương của lịch sử Iran lại đơn giản và dễ nhớ. Ngoài các triều đại đó ra, cách phân định các thời kỳ trong lịch sử Iran thường khác biệt nhau, tùy theo các tiêu chuẩn nào đã được chọn về cương thổ địa lý, về nhân chủng học, v.v…

Bảng tổng quan dưới đây liệt kê một số triều đại trong lịch sử Iran. Còn rất nhiều triều đại, nhất là thời thượng cổ, vắng mặt trong bảng tổng quan này.

Thời kỳ tiền triều đại

Trên cao nguyên Iran có hàng chục di chỉ thời tiền sử chứng tích của nhiều nền văn hóa cổ và sự định cư ở đô thị từ thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên.

Người Iran thời sơ sử khởi sắc sau sự phân khai của các nhóm chủng tộc Âu-Ấn, và dấu tích họ được tìm thấy tại khu vực khảo cổ Bactria-Margiana, một trung tâm văn minh thời đại đồ đồng của miền Trung Á. Các bộ lạc Aryan và đến cao nguyên Iran vào thiên niên kỷ thứ ba và thứ hai trước Công nguyên, và có lẽ bằng nhiều đợt. Lâu dần họ phân biệt thành các nhóm tộc phía đông và các nhóm phía tây. Đến thiên niên kỷ thứ nhất TCN, nhóm phía tây gồm có các dân tộc Media, Ba Tư, Bactria và Parthia; nhóm phía đông có các dân tộc Cimmeria, Sarmatia và Alan sinh sống tại các thảo nguyên phía bắc Biển Đen. Người Pashtun và Baloch định cư ở vùng núi phía tây bắc Ấn Độ và vùng Balochistan ở Pakistan ngày nay. Lại có các tộc khác như người Scythia tản mác xa đến bán đảo Balkan phía tây và vùng Tân Cương phía đông.

Văn minh Jiroft

Văn minh Jiroft được phát hiện từ thập niên 1970 với hơn 100 di chỉ được tìm thấy quanh thành phố Jiroft. Những di chỉ này cho thấy sự hiện diện của một nền văn minh ngay từ thiên niên kỷ V trước Công Nguyên. Những thành tựu và những sắc thái của nền văn minh này đã khiến nhiều ý kiến xem rằng đây chính là nền văn minh gốc của nhân loại, thầy của các nền văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh lưu vực sông Ấn. [2][3]

Văn minh Sơ Elam

Văn minh Sơ Elam được xếp vào giai đoạn 3200 TCN đến 2700 TCN, với nhiều ý kiến dị biệt về niên đại như đối với các thời đại xa xưa khác. Đặc trưng của nền văn minh này là những di tích và cổ vật có ghi khắc văn tự Sơ Elam và văn tự đường gạch Elam. Hai văn tự này đến nay vẫn chưa được giải mã.

Những di tích của nền văn minh này được tìm thấy chủ yếu ở Susa, ở Teppe Sialk nơi có một ziggurat thời này và ở Tepe Yahya.

Teppe Sialk là một di chỉ của văn minh Sơ Elam tại Iran. Theo ước tính cho niên đại xưa nhất, di chỉ này đã có từ thiên niên kỷ VI trước CN.

Xứ ElamLịch sử Iran, ban đầu, trong suốt một quảng thời gian dài trên dưới 1700 năm (2550 TCN - 843 TCN), chỉ tập trung trong một khu vực miền tây nam khá hạn chế của xứ Iran ngày nay: bờ cõi xứ Elam và vài vùng phụ cận. Xứ Elam, nhờ ở cạnh bên miền Lưỡng Hà, nơi nhiều bia ký và tài liệu lịch sử đã được khai quật, giải mã, và đối chiếu, nên đã được biết đến ít nhiều trên khắp thế giới từ thế XX. Từ năm 2550 TCN (còn nhiều tranh cãi về niên đại chính xác), dưới các quốc hiệu Awan (2550 TCN - 2120 TCN), Simashki (2120 TCN - 1850 TCN) và Elam (1850 TCN - 539 TCN), vương quốc này đã sánh vai với các cường quốc của Lưỡng Hà như Lagash, Akkad, Assyria và Babylonia. Người ta đã biết tên và ước tính được năm cai trị của không dưới 65 vị vua của xứ này. Vị vua đầu tiên được biết tên (theo "Cambridge Ancient History" xuất bản năm 1971) là Peli, cai trị Awan vào khoảng năm 2500 TCN.

Xứ Elam, với thêm các nước phụ thuộc, có diện tích rộng khoảng 150.000 km². Lúc rộng lớn nhất diện tích này lên đến khoảng 350.000 km², tức là tương đương với Việt Nam ngày nay. Nhiều sử gia gọi Elam là đế quốc trong những giai đoạn hưng thịnh của xứ này.

Thủ đô vào buổi đầu của Elam là Anshan, một thành phố đã có từ thiên niên kỷ IV TCN. Nhưng thủ đô chót, thành Susa lại to lớn và nổi tiếng hơn. Và có lẽ Susa cũng được xây dựng trước cả Anshan: vào khoảng năm 4000 TCN. Susa được nhắc đến trong lịch sử lần đầu tiên vào thời vua Sargon xứ Akkad (2334 TCN - 2279 TCN) ở Lưỡng Hà. Khi xứ Akkad mất, vua Awan là Puzur-Inshushinak giành Susa vào lãnh thổ Elam. Người Lưỡng Hà Ur chiếm Susa và đầu thế kỷ XXI TCN.

Vào năm 2004 TCN, vương triều thứ ba của xứ Ur, lúc ấy là vương quốc mạnh nhất ở Lưỡng Hà, bị liên quân người Amorites và Elam (của vua Kindattu xứ Simashki) tiêu diệt. Vua Ur là Ibbi Sin bị giải về Elam. Thành phố Susa cũng về tay Elam.

Năm 1781 TCN, tiếp theo cái chết của vua Assyria là Shamshi Adad I, một cuộc chiến tranh kéo dài trong 20 năm đã diễn ra giữa các nước Assyria, Mari, Esnunna, Babylonia, Isin, Larsa, Aleppo (ở Syria) và Elam. Cuộc chiến này đưa đến chiến thắng và bá quyền của vua Hammurabi xứ Babylonia, người được coi là cha đẻ của bộ luật đầu tiên trên thế giới.

Trong khoảng thời gian tiếp theo đó, người ta chỉ biết ít sự kiện về Elam, ngoại trừ tên các triều đại và tên các vị vua một cách khá đầy đủ. Đến khoảng 1400 TCN, một triều đại mới được bắt đầu với vua Ige-halki (nhà Igehalki), có lẽ được lập lên bởi vua xứ Babylonia là Kurigalzu I. Trước đó Kurigalzu I đã phải thực hiện nhiều chiến dịch để chiếm vùng Kabnak và tây bộ Elam. Kế đó, bắt đầu một thời gian giao hảo tốt đẹp giữa Elam và Babylonia. Các vua Babylonia thường gả công chúa sang Elam. Các vua Elam nổi bật trong thời này có Humban-numena (1355 TCN - 1345 TCN), là một nhà chinh phục lớn (so với tầm cỡ các xứ thời đó) và người kế vị ông là Untash-Napirisha (1345 TCN – 1305 TCN), người cho xây thành phố Dur-Untash (Choga-Zambil).

Sau Untash-Napirisha, xứ Elam thường bị vua Assyria là Tukulti-Ninurta I tấn công. Đồng minh của Elam là Babylonia cũng bị vua này đánh bại. Elam hùng mạnh trở lại với Kidin-Hutran III (1245 TCN – 1215 TCN). Ông nhiều lần tấn công vào bờ cõi Babylonia, khiến các căn cứ Assyria ở đấy bị suy yếu, nhưng cũng làm cho nhà Kassites của Babylonia yếu thêm.

Nhà Igehalki được tiếp nối bởi nhà Shutrukid. Một cuộc nghiên cứu gần đây cho rằng hai triều đại này có thể chỉ là một. Với nhà Shutrukid, xứ Elam đạt đến đỉnh cao hùng mạnh trong lịch sử của họ. Thời này, hai xứ Assyria và Babylonia đều không mạnh lắm. Sau nhiều chiến dịch đánh vào Babylonia, Shutruk-Nahhunte I (1190 TCN – 1155 TCN) chiếm được thủ đô Babylon (1170 TCN) và diệt nhà Kassites của xứ này (1167 TCN). Năm 1166 TCN, Shutruk-Nahhunte I đánh bại vua Assyria là Assur Dan I, chiếm vùng phụ cận hồ Tiểu Zab.

Người Babylonia nổi lên, lập nhà Isin I, dần dần khôi phục lại lãnh thổ. Năm 1150 TCN, họ đánh Elam, lấy lại tượng hai vợ chồng "thần hộ mệnh quốc gia" của Babylonia là thần Marduk và nữ thần Tsarpanitum - khi trước bị Shutruk-Nahhunte I cướp đi - rước về. Elam qua đánh bại lại Babylonia, đem đi hai tượng năm 1143. Mười tám năm sau, người Babylonia, dưới sự thống lĩnh của vua Nebuchadrezzar I, đoạt lại hai pho tượng này. Và lần này, họ tàn phá cả đất nước Elam. Vua Elam là Hutelutush-Inshushinak (1125 TCN – 1105 TCN) phải rút về đất Anshan phía đông nam. Nhà Shutrukid mất ít lâu sau đó.

Sử học hiện nay không biết tên một vua Elam nào từ khoảng 1050 TCN đến 753 TCN. Khoảng 1050 đến 950 TCN có nhiều dân tộc di cư vào Tây Nam Á, tiêu diệt hoặc làm suy yếu nhiều nước cổ. Hai dân tộc quan trọng nhất là người Media đến định cư ở miền tây bắc Iran và người Ba Tư đến định cư miền tây nam Iran. Người Ba Tư chiếm vùng Anshan và lập xứ Parsumash ở đấy. Năm 843 TCN xứ Parsumash bị Assyria chiếm. Qua sự kiện đó người ta biết được là Elam đã mất vùng Anshan khá lâu trước đó. Và qua những sự kiện khác người ta cũng biết được là Elam đã chiếm lại được vùng Susa, và dời trọng tâm về vùng này.

Thời Tân Elam thứ hai (753 TCN - 646 TCN) là một thời người Elam tranh đấu để giữ gìn bờ cõi chống lại những cuộc xâm lăng của đế quốc Assyria. Các vua Elam thường liên kết với người Babylonia và nhiều láng giềng nhỏ khác, mấy lần giúp Babylonia nổi lên thoát ách đô hộ của Assyria. Nhưng Assyria thường thắng trận, và giữ quyền kiểm soát Babylonia. Sau một cuộc nổi dậy lớn của vua Babylonia là Shamash-shum-ukin chống lại Assyria, có hậu thuẫn mạnh từ Elam, vua Assyria là Assurbanipal đã đem quân tàn phá Susa năm 646 (hoặc 639 TCN). Các bia ký Assyria kể rằng lần này họ đã hoàn toàn xóa tên xứ Elam. Nhiều sách trong thế kỷ XX căn cứ vào các tài liệu này và coi năm 639 TCN là thời điểm kết thúc của Elam. Nhưng thật ra Elam, vỡ thành nhiều xứ nhỏ như Susa, Malamir, Zamir, Samati, v.v… vẫn còn tồn tại thêm được 1 thế kỷ nữa, đến năm 539 TCN, trước khi bị sáp nhập vào đế quốc Ba Tư của Cyrus Đại Đế. Thành phố Susa cũng đã tái sinh được từ những tro gạch hoang tàn và vươn lên thành một trong bốn đất kinh kỳ của Cyrus Đại Đế về sau.

Huyền sử Iran

Huyền sử Iran có thể mang nhiều tình tiết hoang đường, chẳng hạn với những ông vua ngự trị trên cả thế giới, hay trị vì hàng trăm năm, v.v… Nhưng huyền sử cũng thường được giảng dạy ở học đường trong một ít giờ học lịch sử. Và nhiều mẫu chuyện rút trong huyền sử cũng thường được các vua chúa, quan tướng cho đến dân gian coi làm tấm gương hành xử qua các đời, khiến huyền sử có tác động hoàn toàn thật trên chính sử.

Có nhiều nguồn tài liệu nói về huyền sử Iran. Hai nguồn nổi tiếng là bộ sử bằng văn xuôi Tarikh al-Rusul wa al-Muluk của Al-Tabari (838-923) và thiên sử thi Shahnama của Firdausi (935-1020). Hoàng đế Kay Khosrow của nhà Kayani là vị vua vĩ đại nhất trong huyền sử Iran.[4] Có tài liệu đánh đồng ông với vị Hoàng đế đã gầy dựng nên Đế quốc Ba Tư hùng mạnh - Cyrus Đại Đế. Tiểu sử của Hoàng đế Cyrus Đạị Đế được ghi nhận trong sử cũ Hy Lạp trong khi tiểu sử của Hoàng đế Kay Khosrow được ghi nhận trong sử cũ Ba Tư. [5][6]

Các triều đại được nhắc đến trong huyền sử Iran có:

Đế quốc Media (728 TCN - 550 TCN)

Dân tộc Elam không thuộc nhóm Ấn-Âu hay Ấn-Iran. Nhân vật thuộc chính sử người tộc Iran đầu tiên là Deioces - vị vua khai quốc của Media. Ông được nhắc đến trong các bia ký của đế quốc Assyria và trong bộ sử Historiai của Herodotos. Niên đại trị vì của ông còn trong vòng tranh cãi. Ông đã quy định luật pháp và tổ chức xây kinh thành Ecbatane (nay là Hamadan). Có thể vào năm 715 TCN ông đã bị vua Assyria là Sargon II đánh bại và bắt đày đi xa xứ [8].

Vua Phraortes lên kế vị vua cha Deioces. Ông thân chinh đánh quân Assyria, và bị tử trận. Trong lúc ông đang chinh chiến ở Assyria thì đại quân Scythia kéo đến đánh tan tác quân của con ông là Cyaxares, và đô hộ nước Media. [9]

Đế quốc Media khoảng năm 600 TCN.

Vào năm 625 TCN, vua Cyaxares vùng lên đánh đuổi được người Scythia, tiêu diệt các thủ lĩnh người Scythia và giành lại độc lập cho đất nước. Ông xây dựng lực lượng Quân đội Media hùng cường.[9] Ông họp binh với vua Nabopolassar của Babylonia diệt được đế quốc Assyria ở Iraq. Ông cũng đánh nước Lydia từ năm 585 cho đến năm 580 TCN. Media trở thành đế quốc rộng lớn nhất thế giới dưới thời ông và con ông là vua Astyages.

Vua Astyages làm trái lòng dân, lại gặp phải đối đầu với một vị vua tài ba hiếm có là Cyrus Đại đế khiến cho Media bị vĩnh viễn xóa tên trên bản đồ thế giới.

Buổi đầu của dân tộc Ba Tư (? - 551 TCN)

Theo sử gia Herodotos (484 TCN - 425 TCN), người Ba Tư lúc đầu gồm 10 bộ lạc. Hai nước của người Ba Tư được biết đến trong chính sử trước tiên có lẽ là xứ Parsua và xứ Parsumash. Theo biên niên sử của Assyria, năm 843 TCN vua Assyria là Shalmaneser III chinh đông, chiếm được xứ Parsua ở phía đông nam hồ Urmia (tây bắc Iran)[10].

Xứ Parsumash ở về phía bắc thành phố Susa. Xứ này do dòng dõi của vua Achaemenes, có buổi đầu là huyền thoại, cai trị[11]. Con của Achaemenes là Teispes (675 TCN - 645 TCN) mở rộng lãnh thổ, xưng là vua thành Anshan cách Susa hơn 500 km về phía đông nam. Từ Anshan, ông lại chiếm được xứ Parsa nay ở vùng thành phố Shiraz[12]. Teispes cho con trưởng là Ariaramnes (645 TCN - 600 TCN) làm vua Parsa, và con thứ là Cyrus I làm vua hai xứ Anshan và Parsumash, nhưng phải thần phục anh. Các xứ này, do hai chi của nhà Achaemenes cai trị, đều là chư hầu của đế quốc Media cho đến những năm đầu đời của vua Cyrus II (559 TCN - 530 TCN) - vị Hoàng đế sáng lập ra chế độ quân chủ Ba Tư cổ kính. [13]

[sửa] Nhà Achaemenes, thời đế quốc Ba Tư (551 TCN - 330 TCN)

"Trẫm là Hoàng đế Cyrus của Hoàng triều Achaemenes.", bằng tiếng Ba Tư cổ đại, tiếng Elam và tiếng Aramaic. Dòng chữ này được chạm khắc trên một cái cột ở cố đô Pasargadae.

Vua Cyrus II thôn tính được Media và lên ngôi vua nước này,[14] và trở thành Hoàng đế Cyrus Đại đế của Đế quốc Ba Tư. Là một vị vua lỗi lạc, ông xây dựng một trong những lực lượng Quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. Ông thực hiện chính sách kết hợp giữa ngoại giao với sức mạnh quân sự để mở rộng bờ cõi, xua đại quân không ngừng chinh phạt và liên tục giành chiến thắng trước những Vương quốc giàu có và hùng mạnh như Lydia và Babylon, thậm chí còn gặt hái thắng lợi trong cuộc chinh phạt người Saka theo nhà sử học Ctesias.[15][14][16][17]

Ông đặt được nền móng cho một đế quốc Ba Tư rộng lớn, văn minh, hưng thịnh, thành niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ông. Ông xưng là "Đức Vua của các vị vua", "Đức Vua của bốn phương Trái Đất"[18], và cho phép một số nước chư hầu tiếp tục giữ vương chế. Ông cai trị theo một cách thức phong kiến rất mềm mỏng.[19] Công cuộc bành trướng do Hoàng đế Cyrus Đại Đế đề xướng đã đưa Đế quốc Achaemenes trở thành đế quốc rộng lớn nhất trong thời kỳ cổ đại, chỉ sau Đế quốc La Mã khổng lồ.[16] Kế thừa và tiếp tục xây dựng một đế quốc hùng mạnh như vậy, một vị Hoàng đế kiệt xuất khác của Vương triều Achaemenes là Darius I đã tiến hành những cải cách lớn lao, phát triển đất nước. [20]

Thời nhà Achaemenes, Hỏa giáo trở thành quốc giáo của Ba Tư, và tiếp tục giữ vị thế này cho đến thời thuộc Ả Rập. Có ý kiến cho rằng nhà tiên tri vĩ đại Zoroaster sống cùng thời với vị vua vĩ đại Cyrus Đại Đế, và các tín đồ Hỏa giáo đã phò tá đắc lực ông trong những trận thắng vang dội.[21] Ông cũng thi hành chính sách tự do tôn giáo, văn hóa và tôn trọng nhân quyền đối với các dân tộc dưới quyền ông, nên được các ngoại tộc như người Do Thái kính nể.[22][18][16] Trụ Cyrus - ghi nhận của Hoàng đế Cyrus Đại Đế về cuộc chinh phạt xứ Babylon của ông - được nhiều người coi là Tuyên ngôn Nhân quyền đầu tiên trong lịch sử. [23]

Các vị "Vua của các vị vua" nhà Achaemenes có bốn kinh đô: Susa, Ecbatana, Babylon và Pasargadae - một kinh thành do chính vua Cyrus Đại Đế gầy dựng.[24] Dưới triều vua Darius I, một cung điện cũng được xây dựng ở thành phố Persepolis, và thành phố này trở thành kinh đô nghi lễ của Đế quốc Ba Tư. [25]

Hoàng đế Cyrus Đại Đế tử trận trong trận đánh khốc liệt với người người Massagetae theo ghi nhận của nhà sử học Herodotus, hoặc là người Derbices và quân Ấn Độ theo ghi nhận của nhà sử học Ctesias, hoặc là qua đời bình yên tại kinh thành Pasargadae theo ghi nhận của nhà sử học Xenophon vào năm 529 TCN.[14][26][27] Các hậu duệ của ông mở rộng bờ cõi sang Ai Cập, đồng bằng sông Ấn và Đông Âu. Hoàng đế Darius I xua quân đàn áp cuộc bạo loạn tại Babylon, tiêu diệt được thủ lĩnh phiến quân Ai Cập, và tiến hành chinh phạt các bộ lạc Iran của người Saka.[28][29] Đế quốc Achaemenes cũng đô hộ được một số nước của tộc Hy Lạp, người tộc Hy Lạp nuôi chí phục thù, và lập được một phong trào và một liên minh, do vương quốc Macedonia làm minh chủ.

Ngay từ đời vua Darius I, người Hy Lạp đã kháng cự quyết liệt. Sau khi dẹp tan tác một cuộc nổi dậy của nhân dân Ionian, ông cho quân chinh phạt xứ Hy Lạp.[30] Ý tưởng kết liễu hoàn toàn xứ Hy Lạp của ông bị thất bại, với trận Marathon vào năm 490 TCN. Hoàng đế Xerxes I lên nối ngôi vua cha, tiến đánh Hy Lạp và giành nhiều chiến thắng, đốt được cả thành Athena, nhưng sau đó thua trận và rút quân trở về. Sau đó, ông xây dựng cung điện, và ông là vị vua kiệt xuất cuối cùng của Vương triều Achaemenes.[31] Sau khi ông qua đời, Đế quốc Ba Tư suy vong. [32]

Thuộc Macedonia (330 TCN - 312 TCN)

Vào năm 334 TCN, vua xứ Macedonia là Alexandros Đại đế lên đường chinh phạt châu Á, theo gương Hoàng đế Cyrus Đại Đế thiết lập một Đế quốc rộng lớn.[33] Ông thống lĩnh liên quân Hy Lạp tiến đánh và liên tục đánh thắng quân Ba Tư, chiếm được Đế quốc Achaemenes.[34][35] Trong một thời gian ngắn ngủi (334 TCN - 323 TCN), ông đã đặt được nền móng truyền bá văn minh Hy Lạp trên lãnh thổ cũ của nhà Achaemenes. Tuy nhiên, ông cũng phải bỏ lễ nghi triều chính của Macedonia mà thay đổi theo cách thức Ba Tư, và cưới một công chúa Ba Tư là Stateira II để được thêm sự ủng hộ của người bản xứ. Tuy đánh bại Hoàng đế Darius III nhưng ông nỗ lực xây dựng một lăng tẩm hoành tráng tại kinh đô Persepolis, cho vị "Vua của các vị vua" thất thế. [36]

Alexandros chết đột ngột, các tướng lãnh của ông đánh nhau liên miên trong 4 cuộc chiến tranh Diadochi. Kể từ năm 312 TCN, lãnh thổ Iran ngày nay về tay tướng Seleukos, sáng tổ của nhà Seleukos.

Nhà Seleukos (312 TCN - 63 TCN)

Tướng Seleukos trở thành vua Seleukos I Nikator, cai trị liên danh với hoàng hậu Apamea xuất thân là một công chúa Ba Tư[37]. Ông và các hậu duệ áp dụng đường lối cai trị của Darius I nhà Achaemenes, rồi sau lại theo đường lối của Cyrus Đại đế[38]

Nhà Seleukos lúc ban đầu cai trị toàn cõi Iran ngày nay, nhưng từ năm 250 TCN - lúc nhà Arsaces khởi nghiệp - trở đi, thì mất kiểm soát phần nào lãnh thổ Iran, và cuối cùng bị đánh đuổi khỏi lãnh thổ này.

Song song với nhà Seleukos, có một số triều đại cai trị những vùng đất hạn chế, và thường là chư hầu của vương triều này.[39] Một thí dụ điển hình là vương quốc Mecene-Kharacene ở phía bắc vịnh Ba Tư, thành lập năm 129 TCN.[40]

Nhà Arsaces (250 TCN - 226)

Nhà Arsaces là của người Parthia thuộc tộc Iran. Họ được người Trung Quốc biết đến dưới tên nước An Tức. Phía tây, họ đẩy lùi nhà Seleukos chỉ còn lại Syria. Họ cũng ngăn được bước tiến của đế quốc La Mã khi họ đánh bại quân đội La Mã tại trận Carrhae năm 53 TCN.

Tuy bị nhiều cuộc nội chiến và ngoại xâm đến từ các dân tộc du mục từ Trung Á, nhà Arsaces đã tồn tại được 476 năm, và trở thành triều đại dài nhất trong chính sử tộc Iran.

Song song với nhà Arsaces, có một số triều đại cai trị những vùng đất hạn chế, với tính cách chư hầu hoặc thuộc quốc. Nổi tiếng nhất là nhà Bazrangi, tổ tiên của nhà Sassanid. Nhà Bazrangi đóng đô ở Istakhr, gần cố đô Persepolis.[41]

Nhà Sassanid (226 - 651)

Người Ba Tư hưng thịnh trở lại, lật đổ nhà Arsaces và lập nhà Sassanid. Nhà Sassanid đem lại một thời đại văn minh rực rỡ, với một lãnh thổ rộng lớn hơn nhà Arsaces, nhưng còn kém nhà Achaemenes.

Phía tây, họ khiến đế quốc La Mã phải kiêng nể. Đến thời La Mã bị chia thì hai lần họ suýt lấy được kinh đô Đông La Mã (Byzantine) là Constantinopolis. Phía đông bắc, họ ngăn được những cuộc xâm lăng của Đột Quyết, đế quốc rộng lớn nhất thế giới trong khoảng từ năm 560 đến 580. Phía tây nam, họ đánh lùi được những cuộc xâm lăng của người Ả Rập, và lại đô hộ nhiều vùng đất phía đông và nam bán đảo Ả Rập.

Song song với nhà Sassanid, có một số triều đại cai trị những vùng đất hạn chế, chẳng hạn như:

Nhà Karen (537 - 647) ở Tabaristan.[42]

Thuộc Ả Rập (651 - 821)

Bán đảo Ả Rập thống nhất thành một nước năm 631, và bắt đầu chiến tranh với nhà Sassanid kể từ năm 633. Lãnh thổ Iran ngày nay rơi vào vòng kiểm soát của người Ả Rập năm 642, nhưng người Ba Tư nổi lên hùng cứ một vài nơi, đến năm 651 thì nhà Sassanid mới mất.

Với sự đô hộ của người Ả Rập, đạo Hồi dần dần trở thành tôn giáo chính của các chủng tộc Iran. Người Ba Tư truyền bá văn minh của họ cho người Ả Rập, và hợp tác với người Ả Rập phát huy thời đại hoàng kim của Hồi giáo trong mấy trăm năm.

Vào buổi ban đầu, khi chính quyền trung ương của người Ả Rập còn thịnh, thì lãnh thổ Iran chịu nhiều ảnh hưởng của sự cai trị của:

Tuy bị đô hộ, nhưng trong khoảng 60 năm đầu (642 - 700) tiếng Ba Tư vẫn được dùng như một ngôn ngữ hành chánh chính thức trong đế quốc Ả Rập. Đến thời quan tổng đốc Al-Hajjaj (694 - 714) thì tiếng Ba Tư mới bị cấm trong các công văn. Kể từ đó, tiếng Ba Tư trung cổ pha trộn với tiếng Ả Rập, chuyển hóa nhanh chóng thành tiếng Ba Tư hiện đại.

Người Ba Tư vẫn hiện diện trong giới lãnh đạo hàng đầu của đế quốc Ả Rập, như tướng Abu Muslim Khorasani, khai quốc công thần của nhà Abbas, đạo sư Abu Hanifa, tổ sư phái Hanafi là phái lớn nhất trong hệ phái Sunni của đạo Hồi, hoặc gia đình Barmak vizia của nhà Abbas.

Các triều đại êmia tự chủ (821 - 1094)

Nhà Abbas đến khoảng năm 820 thì suy yếu dần, khiến nhiều chư hầu hoặc thống đốc các tỉnh ly khai thành những triều đại bán độc lập. Những triều đại với lãnh thổ lớn có:

Nhà Tahir (821 - 873) người Ba Tư.

Nhà Saffar (861 - 1003) người Iran.

Nhà Samani (874 - 999) người Ba Tư, khởi nghiệp ở Trung Á.

Nhà Buya (932 - 1094) người Ba Tư, trên danh nghĩa phò tá các khalip nhà Abbas nhưng thực chất là áp chế các khalip này.

Những triều đại với lãnh thổ nhỏ có:

Nhà Alavid (864 - 930) ở Tabaristan và Dailem.[47]

Nhà Hashim (868 - 1077) ở một phần của Shirwan. [48]

Nhà Saj (889 - 929) ở Azerbaijan. [49]

Nhà Sallarid (941 - 1064) ở Ghilan.[50]

Nhà Ziyar (928 - 1077) ở Ghilan và Gorgan.[51]

Từ thời nhà Tahir trở đi thì phong trào phục hưng tiếng Ba Tư ngày càng mạnh. Người Ba Tư truyền bá đạo Hồi cho người Thổ Nhĩ Kỳ rất thành công và tiếng Ba Tư trở thành ngoại ngữ thông dụng của người Thổ Nhĩ Kỳ tại những vùng đất mênh mông miền Trung Á.

Thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (1027 - 1239)

Người Turkmen thuộc tộc Thổ Nhĩ Kỳ lập nhà Ghaznavi ở Afghanistan năm 977. Nhà này bành trướng nhanh vào lãnh thổ Iran và đến năm 1027 thì họ kiểm soát được gần trọn lãnh thổ này [52]. Vì có thuyết cho rằng tổ của nhà Ghaznavi là con cháu của vị hoàng đế nhà Sassanid cuối cùng[53] nên nhiều người coi nhà Ghaznavi là một triều đại Ba Tư chính thống.

Con trai của vị vua khai quốc nhà Ghaznavi là Sultan Mahmud lên nối ngôi vào năm 997. Là một vị vua kiệt xuất và đầy tham vọng, ông mở rộng bơ cõi. Từ năm 1000 cho đến năm 1025, Sultan Mahmud tiến hành chinh phạt Ấn Độ đến 17 lần, dù ông không có ý định thiết lập một Đế quốc Hồi giáo nào tại đây. Ấn Độ bị cướp bóc ác liệt.[54] Với nhà Ghaznavi cuộc phục hưng văn hóa Ba Tư đạt đến mức huy hoàng rực rỡ với các nhà bác học, nhà thơ, nhà văn tại triều đình sultan Mahmud. Kinh đô Ghazni trở nên phồn vinh, chẳng thua gì kinh thành Bagdad của các Khalip khi đó. [55]

Năm 1025 các bộ lạc Oghuz thuộc tộc Thổ Nhĩ Kỳ qua sông Amu Darya vào định cư trong đế quốc Ghaznavi.[56] Người Oghuz có hai nhóm, nhóm lớn lập đế quốc Seljuk, hùng cứ Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v…; nhóm nhỏ là người Azerbaijan nay chiếm 24% dân số Iran. Phần lớn đất Iran ngày nay chuyển từ tay nhà Ghaznavi sang nhà (Đại) Seljuk sau trận Dandanaqan năm 1040. Nhà Đại Seljuk đóng đô ở Isfahan, và học tiếng Ba Tư, sống theo văn hóa Ba Tư.[57]

Năm 1148 vùng đất Khwarezm phía đông biển Caspi tách rời khỏi đế quốc Seljuk và sau đó hưng khởi thành đế quốc Khwarezm. Đế quốc này cũng thuộc tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Họ chiếm phần lớn đất Iran ngày nay kể từ năm 1194. Năm 1205, vị vua hùng mạnh của triều đại này, Ala ad-Din Muhammad xưng là Shah (vua, theo tiếng Ba Tư).

Vì ảnh hưởng lớn của văn minh Ba Tư, nên nhiều người gọi thời đại này là thời Ba Tư - Thổ Nhĩ Kỳ. Các triều đại lớn là:

Nhà Ghaznavi (977 - 1187) (Sau 1040 họ tồn tại chủ yếu ở Afghanistan và Pakistan).

Nhà Đại Seljuk (1037 - 1192)

Nhà Khwarezm-Shah (1077 - 1231) (Từ 1077 đến 1148 họ là chư hầu của nhà Đại Seljuk).

Nhà Ghur (1148 - 1215) phần lớn ở Afghanistan, Pakistan. Họ có một phần đất ở đông bộ Iran ngày nay.

Các triều đại nhỏ có:

Nhà Ismail (1090 - 1255) ở trung bộ Ba Tư.

Nhà Shah (1100 - 1550) ở Shirwan.

Nhà Atabeg của Azerbaijan[58] (1136 - 1225).

Cũng nên kể đến một triều đại không nhỏ, nhưng nằm bên ngoài cương thổ Iran ngày nay, là:

Nhà Ayyub (1171 - 1341) của người Kurd thuộc tộc Iran, tại Ai Cập, Libya, tây bộ bán đảo Ả Rập và Syria.

Thuộc Mông Cổ (1255 - 1500)

Nhà Y Nhĩ Hãn (1256 - 1353)

Ala ad-Din Muhammad II, nhà chinh phục lớn nhất của nhà Khwarezm Shah có lẽ còn bành trướng đế quốc Khwarezm rộng lớn hơn nữa, nếu ông ta không có một kình địch sống đồng thời đại là Thành Cát Tư Hãn. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ năm 1218 đến năm 1222, Thành Cát Tư Hãn và các tướng sĩ Mông Cổ đã đánh nhà Khwarezm Shah ngã quỵ, tàn sát dân chúng của nhiều thành phố lớn nhỏ, khiến dân số tộc Iran và các chủng tộc khác trong vùng bị suy giảm một cách thê thảm[59].

Con của Ala ad-Din Muhammad II là Jalal ad-Din Mingburnu cũng là một chiến tướng có khả năng, đã chiếm lại được đất Iran trong năm 1223 sau khi Thành Cát Tư Hãn về xứ [60]. Nhưng dưới thời Đại Hãn Oa Khoát Đài, đại quân Mông Cổ trở lại chiếm hầu hết đất Iran trong khoảng 1235-1239 [61]. Đến năm 1255, trước sức tấn công của Húc Liệt Ngột, thành trì cuối cùng của nhà Ismail ở trung bộ Ba Tư là Alamut bị hạ.

Húc Liệt Ngột và các con cháu ông ta được các Đại Hãn phong làm Il-Khan (Tiểu Hãn) nên triều đại này được gọi là nhà Ilkhan hay nhà Y Nhĩ Hãn (1256 - 1353).

Người Ba Tư, tuy bị đô hộ, nhưng đã đem văn hóa chinh phục được kẻ thống trị và thuyết được các vua nhà Y Nhĩ Hãn theo Hồi giáo[62]. Người Mông Cổ dần dần đồng hóa hòa lẫn với người Iran. Sự đồng hóa này cho phép một số ý kiến coi nhà Y Nhĩ Hãn biến thành một triều đại địa phương kể từ một thời điểm nào đó.

Sau vua Abu Sa'id Bahadur (1316-1335), nhà Y Nhĩ Hãn suy yếu hẳn. Thực quyền ở Iran nằm trong tay 5 triều đại là:

Nhà Ilkhan-Jalayir (1336 - 1432) ở Iraq rồi Khuzistan[63].

Nhà Banu Kurt (1248 - 1383)[64].

Nhà Muzaffar (1335 - 1392)[65].

Nhà Serbedarian (1335 - 1381)[66].

Nhà Jubanian (1337 - 1355)[67].

Nhà Timur (1369 - 1505)

Nhà chinh phục Thiết Mộc Nhi tức Timur (1369 - 1405) dấy nghiệp ở Trung Á, thôn tính hoặc hàng phục toàn cõi Iran, và tiến xa đến bán đảo Tiểu Á. Ông ta xưng là dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, nhưng chiếm đến đâu cũng áp đặt tiếng Ba Tư làm ngôn ngữ chính thức. Con cháu ông ta nối nhau làm vua được thêm 1 thế kỷ, tức là nhà Timur.

Tuy nhiên, các thế lực khác nhanh chóng hùng cứ nhiều vùng đất khác của Iran, như:

Nhà Seyid của Laristan và Resht (1361 - 1591)[68] ở Ghilan.

Nhà Karakoyunlu (1396 - 1468)[69] ở tây bộ Iran.

Nhà Akkoyunlu (1400 - 1508)[70] ở phần lớn Iran, Iraq ngày nay và vài vùng lân cận.

Nhà Safavid (1500 - 1722)

Shah Ismail I, một thiếu niên xuất chúng mới 14 tuổi, khởi nghiệp lập nhà Safavid khoảng năm 1500, xưng đế phần lớn những vùng đất thuộc Iraq và Iran ngày nay. Vào năm 1508, ông chinh phạt thành Baghdad - một thành phố có tầm quan trọng về chiến lược - từ tay nhà Akkoyunlu, đánh bại vua Murad nhà Akkoyunlu và kết liễu luôn triều đại này, rồi ít lâu sau đó ông chinh phạt được người Uzbek ở xứ Bukhara.[71][72][73] Ông còn phái các nhà truyền giaó Shi'a đến vùng Tiểu Á, kích động các bộ lạc của người Thổ Nhĩ Kỳ tại đây làm loạn chống lại Đế quốc Ottoman. Để trả đũa, vào năm 1514, vị Sultan tàn bạo và quả cảm của nhà Ottoman là Selim I thân chinh kéo đại quân tinh nhuệ tiến đánh Đế quốc Ba Tư và đánh tan tác Quân đội Ba Tư hùng mạnh do Shah Ismail I thân chinh thống lĩnh trong trận đánh quyết định tại Chaldiran.[74][75][76][77][78] Tuy nhiên, dù Sultan Selim I chiếm được kinh thành Tabriz sau chiến thắng này, nhưng ông không giữ vững được đất đai mới chiếm, do đó Đế quốc Safavid đã chiếm lại được kinh đô. [71]

Tuy nhiên, với chiến bại của Quân đội Ba Tư tại Chaldiran thì các tín đồ Shia Alevi không còn dám làm loạn chống Triều đình Ottoman nữa, đồng thời Shah Ismail I lâm vào cảnh vô cùng đau buồn do Sultan Selim bắt giữ hai người vợ của ông.[79] Vào năm 1528, Shah Tahmasp I đánh tan tác người Uzbek.[80] Ông cải tổ Pháo binh Ba Tư để khắc phục khuyết điểm gây nên chiến bại tại Chaldiran.[81] Trong các năm 1547 - 1555, ông còn giúp vị Hoàng đế vong quốc Humayun chiếm lại được toàn bộ Đế quốc Mogul.[82] Ông còn phải đối đầu với vị Sultan hùng cường Suleiman I của Đế quốc Ottoman, quân Ottoman giành thắng lợi và vào năm 1534, Sultan Suleiman I chiếm lại thành Baghdad từ tay Triều đình Safavid.[72][83][84][85]

Họa phẩm của Frans II Francken, cho thấy Shah Abbas I được đội kèn danh dự và phái bộ sứ thần Ba Tư ở châu Âu tôn làm Caesar mới.

Vào thập niên 1580, quân Ottoman lại tấn công và buộc Shah Abbas I phải hòa giải, nước Ba Tư mất rất nhiều lãnh thổ. Thế nhưng, dưới triều vua Abbas I, Đế quốc Safavid lên tới đỉnh cao huy hoàng. Ông tiến hành cải cách, xây dựng một lực lượng Quân đội trung thành với Hoàng đế, đánh tan tác người Uzbek, tái chiếm xứ Azerbaijan và chiếm lại toàn bộ các lãnh thổ bị Đế quốc Ottoman chiếm đóng.[71][86][87] Vào năm 1623, thành Bagdad bị ông tái chiếm.[72] Shah Abbas I cũng tiếp kiến tử tế những sứ thần châu Âu vào tiếp kiến ông, từ đó mở ra quan hệ ngoại giao đầu tiên giữa người phương Tây và người Ba Tư.[88] Ông là vị Hoàng đế vĩ đại nhất của Vương triều Safavid và đã mở rộng bờ cõi Đế quốc đến miền Nam Caucasus.[71] Tuy nhiên, sau khi Shah Abbas I qua đời thì những chiến công hiển hách của ông vẫn không được phát huy, do các Hoàng đế kế tục đều yếu kém, ngoại trừ vị Hoàng đế kiệt xuất Abbas II với những bề tôi sáng suốt.[87] Nhà Safavid vẫn bị ngăn chận về phía tây bởi nhà Ottoman hùng mạnh của người Thổ, phía đông bởi đế quốc Mogul, phía bắc bởi người Uzbek. Họ chuyển sức mạnh quân sự hướng vào các triều đại nhỏ trên lãnh thổ Iran ngày nay, khiến vùng đất này thật sự thống nhất sau nhiều thế kỷ.

Các hoàng đế nhà Safavid mang nhiều dòng máu (Azerbaijan, Ả Rập, Gruzia, Hy Lạp, Kurd), nhưng họ lấy quốc hiệu là Ba Tư. Họ đã tổ chức được một đất nước hùng mạnh, văn minh, thành tụ trên nhiều phương diện. Họ cũng đem lại một thay đổi quan trọng về tôn giáo: từ thời họ trở đi, phái Shi'a Mười Hai Giáo Trưởng của đạo Hồi trở thành giáo phái chiếm đa số tại Iran cho đến ngày nay. Hoàng đế Ba Tư gần như có thần quyền, và tuyên bố ông là lãnh tụ tối cao của toàn thể Hồi giáo.[71] Do Đế quốc Ba Tư thường chiến tranh liên miên với Đế quốc Ottoman theo hệ phái Sunni, Shah Abbas I đối xử tàn nhẫn với các tín đồ Sunni trong Đế quốc Ba Tư, nhưng nhìn chung ông có thái độ tự do tôn giáo với Ki-tô giáo. Ông còn đàn áp một cuộc nổi dậy của các tín đồ Ki-tô giáo người Gruzia, giết Nữ hoàng Ketevan của người Gruzia. [89][90]

Như hình ảnh của nhà Safavid, quốc dân Ba Tư, sau nhiều thế kỷ bị đô hộ, hoặc đô hộ xứ người, đã bị pha trộn rất nhiều chủng tộc. Mỗi người vẫn có thể tự coi mình là người Ba Tư, người Azerbaijan, người Kurd, v.v… nhưng thật ra bản sắc đó do văn hóa hơn là do sự thuần túy của chủng tộc. Đặc biệt nền văn hóa Ba Tư tiếp tục ảnh hưởng các lân bang: danh hiệu Padishah (Vương Chủ) đặc thù của các hoàng đế Ba Tư được các hoàng đế nhà Ottoman và nhà Mogul dùng một cách trang trọng. Dưới triều vua Abbas I, nền văn hóa - nghệ thuật của Đế quốc Ba Tư phát triển phồn vinh. Ông dời đô về thành Isfahan và xây dựng một tân đô lộng lẫy. Chốn kinh kỳ tráng lệ của vị Hoàng đế này nhìn chung, vẫn còn nguyên vẹn. Vải thêm kim tuyến, thảm và quà cáp bằng da của người Ba Tư được toàn thế giới ưa chuộng; và triết học Ba Tư có những quan điểm tiến bộ, khoa học, y học và toán học của Đế quốc Ba Tư sánh ngang các nước khác. Đế quốc Safavid trở thành người thừa kế xuất sắc của các Đế quốc cổ trong lịch sử Ba Tư.[71]

Thuộc Afghanistan (1722 - 1729)

Vua nhà Safavid là Soltan Hosein cưỡng bách người các tôn giáo khác và các giáo phái khác theo giáo phái Shi'a Mười Hai Giáo Trưởng như gia đình ông ta khiến loạn dấy lên ở nhiều nơi. Phía tây và tây bắc có người Thổ Ottoman và người Lezgin đánh vào, phía bắc có đế quốc Nga tấn công, và quan trọng nhất là phía đông bắc có người Pashtun từ Afghanistan tràn đến. Người Pashtun, do nhà Hotaki thuộc bộ tộc Ghilzai thống lĩnh, bao vây th3u đô Isfahan của nhà Safavid và chiếm được thành này năm 1722.

Mặc dù tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Pashtun, nhà Hotaki vẫn dùng tiếng Ba Tư làm ngôn ngữ chính thức trong lãnh thổ.

Trong năm 1729, một viên tướng gốc người Thổ Nhĩ Kỳ là Nadir Khan khôi phục được kinh đô Isfahan cho nhà Safavid và đánh đuổi được người Pashtun khỏi Ba Tư[91].

Thời "thuộc Afghanistan" tạm coi là giới hạn trong giai đoạn 1722 - 1729. Tuy nhiên, ít lâu sau, nhà Durrani (1747 - 1823) của Afghanistan cũng có lúc chiếm giữ vài vùng đất phía đông bắc Iran.

Nhà Afshar (1736 - 1796)

Bài chi tiết: Nhà Afshar

Thấy mình đủ mạnh, tướng Nadir Khan lật đổ nhà Safavid, lên ngôi, trở thành Nadir Shah và lập nhà Afshar năm 1736. Được Đế quốc Nga giúp đỡ - vốn không hợp phong thổ, quân Nga bị thiệt mất 130.000 binh sĩ từ năm 1722 tại Iran[92], nên bỏ ý định đô hộ - Hoàng đế Nadir Shah nhanh chóng dựng lên một đế quốc Ba Tư rộng lớn chưa từng thấy kể từ thời Sassanid (226 - 651).

Hoàng đế Nadir Shah bạo ác, đất nước Iran bị chiến tranh loạn lạc liên miên. Ông bị thuộc hạ ám sát năm 1747. Iran tiếp tục bị nạn binh đao trong nhiều năm và lãnh thổ nhà Afshar thu hẹp lại. Cháu nội của Hoàng đế Nadir Shah là ông vua mù lòa Shahrukh tuy cai trị một thời gian dài (1750 - 1796) nhưng chỉ còn đất Khorasan miền đông bắc Iran.

Nhà Zand (1750 - 1794)

Bài chi tiết: Nhà Zand

Một viên tướng của vua Nadir Shah là Karim Khan, người Lur (tộc Iran) lập nhà Zand ở trung bộ và nam bộ Iran năm 1750. Danh tướng Karim Khan, với nhiều chiến công, trở thành nhân vật hùng mạnh nhất ở Iran. Ông cũng tái lập được an ninh và thịnh vượng trong lãnh thổ. Đặc biệt, vua Karim Khan và những truyền nhân không xưng đế xưng vương, mà chỉ lấy danh hiệu khiêm tốn Vakilol Ro'aya (Trạng Sư của Nhân dân). Nhưng sau khi vua Karim Khan qua đời (năm 1779), những người kế tục ông không giữ nổi cơ đồ, khiến nhà Zand bị mất vào tay Agha Mohammad Khan, một kình địch từng bị làm con tin của ông.

Triều đình Karim Khan mở cửa cho người Anh của công ty Đông Ấn vào buôn bán ở hải cảng Bushehr. Ảnh hưởng của người Anh và văn hóa Anh dần dần trở thành ảnh hưởng Âu Tây quan trọng nhất tại Iran.

Nhà Qajar (1781 - 1925)

Bài chi tiết: Nhà Qajar

Nhà Qajar, người Turkmen, thống nhất được Iran năm 1794 và tái lập được trật tự ở đấy. Họ đóng đô ở Tehran từ năm 1786.

Tuy nhiên, ít nhất là vì không theo kịp được những tiến bộ của người Âu, Iran bị mất dần lãnh thổ. Sau cuộc chiến tranh Nga - Iran (1804 - 1813), kết thúc bằng hòa ước Gulistan, nhà Qajar phải nhượng cho đế quốc Nga các đất Azerbaijan, Daghestan và đông bộ Gruzia. Sau cuộc chiến tranh Nga - Iran lần thứ hai (1826 - 1828), Iran phải nhượng thêm đất Erivan, Nakhichevan, đặc quyền dùng Hải quân trên biển Caspi, và để người Nga tự do vào buôn bán trong nước. Vào năm 1881, đế quốc Nga chiếm thêm các vùng Turkmenistan và Uzbekistan ngày nay.

Vua Nasser al-Din Shah Qajar, với gần nửa thế kỷ tại ngôi (1848 - 1896), đã cố gắng canh tân xứ sở và cố gắng lợi dụng sự cạnh tranh giữa các Đế quốc Anh và Nga để giữ vững đất nước. Nhưng những cố gắng canh tân gặp nhiều chống đối từ giới tu sĩ và dẫn đến cuộc cách mạng hiến pháp Iran (1905 - 1911).

Tháng 2 năm 1921, chỉ huy trưởng của lữ đoàn Cozak Ba Tư là Reza Khan đảo chính và từ đấy nắm thực quyền trị nước, trước khi truất phế nhà Qajar vào tháng 10 năm 1925.

Nhà Pahlavi (1925 - 1979)

Bài chi tiết: Nhà Pahlavi

Reza Khan lên ngôi Hoàng đế, trở thành Reza Shah và tự đặt cho mình họ Pahlavi. Ông chấn hưng kỹ nghệ, giáo dục, y tế, v.v…, cải cách xã hội, quân đội, hành chính, tài chính, v.v… một cách thúc bách. Ông ra luật buộc dân phải ăn mặc Âu phục, bỏ y phục truyền thống, buộc phụ nữ phải bỏ che mạng. Ông ta thi hành các luật này một cách sắt thép: cho quân lính tàn sát những người chống đối ngay trong các thánh đường[93].

Tháng 8 năm 1941, vì lý do chiến lược, quân Anh và quân Liên Xô phối hợp tấn công Iran, truất phế Hoàng đế Reza Shah, và lập con trai ông là Hoàng đế Mohammed Reza Pahlavi lên ngôi.

Vua Mohammed Reza Pahlavi tiếp tục đường lối cải cách của cha, tuy mềm dẻo hơn chút ít dưới tên chương trình là Cách Mạng Trắng từ năm 1963, nhưng vẫn gặp nhiều chống đối từ quần chúng và đặc biệt là giới tu sĩ, cho đến khi bị phong trào của ông Ruhollah Khomeini lật đổ năm 1979.

Iran hiện đại (1979 - nay)

Bài chi tiết: Iran hiện đại

Nhà Pahlavi bị lật đổ năm 1979 do quá trình cuộc cách mạng Iran có nguyên do từ những cải cách xã hội có tính cách ép buộc từ các thế hệ trước. Sau khi nắm được chính quyền, cuộc cách mạng này nhường chỗ cho chính phủ lâm thời Iran (2/1979 - 2/1980) trước khi nước cộng hòa bắt đầu. Từ đó đến nay, người có quyền cao nhất ở Iran mang hiệu Lãnh tụ tối cao / Lãnh tụ của cuộc cách mạng (Rahbar).

Iran phải đương đầu với Iraq trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980 đến 1988, mà con số thương vong phía Iran được ước lượng là 500.000 đến 1.200.000 người.

Trong thập niên 2001 - 2010, Nhà nước Iran được nhiều sự chú ý từ giới truyền thông quốc tế vì thường tuyên bố muốn xóa tên xứ Do Thái trên bản đồ thế giới, và phát triển chương trình năng lượng hạt nhân có khả năng chuyển sang vũ khí hạt nhân.

LS PHANLAN

Ngày 6 tháng 12 năm 1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Nhưng từ ngày 27 tháng 1 đến 15 tháng 5 năm 1918 đã diễn ra cuộc Nội chiến Phần Lan với chiến thắng của phe Bạch Vệ dẫn tới sự thù địch với nước Nga Xô viết vốn ủng hộ cho phe Đỏ Phần Lan. Năm 1919, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã trao quyền độc lập cho Phần Lan.

Từ thập niên 1930, Phần Lan đã từ chối tham gia bất kỳ một tổ chức quốc tế nào nhằm bảo đảm cho sự trung lập của mình.

Để đảm bảo an ninh vùng biên giới phía tây và tìm đường thông ra biển, Liên Xô đã đặt ra các yêu cầu đối với Phần Lan như sau:

Biên giới Phần Lan trên eo biển Karel phải lui về phía sau trên một cự ly đáng kể để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương (Phần Lan), tức là yêu cầu cắt đất đai của Phần Lan cho Liên Xô với điều kiện Liên Xô nhượng lại một vùng đất lớn hơn cho Phần Lan (nhưng ở vị trí kém quan trọng hơn).

Phần Lan phải nhượng lại một số đảo nhỏ của họ trên Vịnh Phần Lan

Liên Xô được thuê cảng Petsamo, cảng duy nhất không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc Cực và cảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải quân và không quân.

Phần Lan khước từ tất cả những yêu sách trên[7] vì họ cho rằng với việc Liên Xô kiểm soát các vịnh then chốt, an ninh quốc gia của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là một suy nghĩ hợp lý vì Liên Xô từng đề nghị ba nước Estonia, Latvia và Litva những yêu cầu tương tự năm 1939 và sau khi Liên Xô đưa quân vào ba nước này thì các chính phủ này đều bị lật đổ và các nước này đều bị sáp nhập vào Liên Xô.

(Xem chi tiết:Liên Xô sáp nhập 3 nước ven biển Baltic)

Đàm phán tan vỡ ngày 13 tháng 11, chính phủ Phần Lan bắt đầu tổng động viên. Ngày 28 tháng 11, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Mikhailovich Molotov đơn phương hủy hiệp ước bất khả xâm phạm ký giữa Phần Lan và Liên Xô năm 1932 (có giá trị trong 10 năm) và quân Liên Xô tràn vào Phần Lan với cớ quân Phần Lan "bắn đại bác" sang lãnh thổ Liên Xô.

Ngày 1 tháng 12 năm 1939, tại Terijoki, một chính quyền thân Liên Xô với tên gọi là "Cộng hòa Nhân dân Phần Lan" đã được thành lập[7] nhằm chuẩn bị cho việc tiếp quản Phần Lan sau khi Liên Xô chiếm trọn quốc gia này[cần dẫn nguồn].

Ngày 3 tháng 12 năm 1939, Phần Lan đã yêu cầu Hội Quốc Liên ra tuyên bố lên án cuộc xâm lược của Liên Xô[7]. Các nước trong Hội Quốc Liên đã đồng ý giúp đỡ Phần Lan trang bị và kinh tế trong cuộc chiến này.

Diễn biến

Cuộc xâm lăng của Liên bang Xô viết dọc tuyến biên giới với Phần Lan

Trong cuộc chiến này Liên Xô gặp nhiều bất lợi, đội ngũ sĩ quan có kinh nghiệm đã bị Stalin triệt hạ gần hết trong cuộc đại thanh trừng, chỉ huy Liên Xô là Nguyên soái Kliment Yefremovich Voroshilov, một người nổi tiếng vì vai trò hỗ trợ đắc lực cho Stalin trong cuộc thanh trừng hơn là vì thành tích trên chiến trường. Quân Liên Xô cũng không có sư am tường về lãnh thổ Phần Lan và sự phối hợp chiến đấu giữa các đơn vị cũng thiếu hiệu quả.

Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hồng quân Liên Xô tấn công tám điểm dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô Helsingfors. Máy bay Liên Xô tràn ngập bầu trời Phần Lan, tiến hành oanh tạc dữ dội nhiều thành phố, thị trấn. Vào lúc 6h sáng cùng ngày, 23 sư đoàn của 4 tập đoàn quân với 450.000 binh lính, cùng 6 sư đoàn thiết giáp với hơn 2.000 xe tăng, được yểm hộ bởi hơn 1.000 máy bay vượt biên giới Phần Lan.

Poster tuyên truyền của Liên Xô trong cuộc chiến tranh với Phần Lan

Không quân Liên Xô tấn công Phần Lan chủ yếu là đơn vị ném bom và trinh sát tầm xa ADD(Aviatsiya Dalnego Deystviya), dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tối cao. Ngoài ra còn có các đơn vị không quân khác, tổng số máy bay khoảng 1.500 tới 3.200 chiếc. Dù vậy Không lực Phần Lan tuy lúc đầu chỉ có 36 chiếc tiêm kích Fokker D.XXI, 17 máy bay ném bom Blenheim Mk.I, 31 máy bay bổ nhào Fokker C.X(các loại khác như Gladiator, Fiat G.50, Brewster B 239, Messerschmitt Bf 109 ... chưa có) nhưng các phi công được đào tạo tốt, nhiều kinh nghiệm. Dù phải sử dụng cóp nhặt đủ loại máy bay và số lượng mỗi loại rất ít, không quân Phần Lan sử dụng chúng rất hiệu quả, với tỷ lệ diệt địch trung bình 20:1[cần dẫn nguồn].

Chân dung lãnh đạo tối cao Liên Xô Stalin

Ngay ngày đầu tiên của chiến tranh đã có tới 16 thành phố và thị trấn miền Nam Phần Lan bị 200 máy bay Nga ném bom. Trong đó người Nga thực hiện một cuộc ném bom tàn sát vào thủ đô trong lúc người dân Phần Lan chưa biết tin gì về chiến tranh đã nổ ra. Theo các nguồn tin của Nga thì 9 chiếc máy bay SB-2 được giao nhiệm vụ tìm kiếm các kỳ hạm "Vainamoinen" và "Ilmarinen" của Phần Lan nhưng không tìm thấy nên chuyển mục tiêu vào dinh tổng thống gần quảng trường chợ. Đã có sự nhầm lẫn trong việc tìm mục tiêu và bom rơi xuống trung tâm thành phố, khu vực trạm xe buýt vào lúc 14h50, 2 dặm tính từ dinh tổng thống. 91 người chết, 236 người bị thương. Nhiều nhà cửa bị phá hủy. Mặc dù các máy bay Nga lợi dụng mây để tấn công bất ngờ, vẫn có 3 chiếc bị rơi vì cao xạ. Mục tiêu chiến lược của Nga là ép chính phủ Phần Lan phải đầu hàng, tiêu diệt nguồn lực cho cuộc kháng chiến, gây hoang mang trong dân chúng. Các phi vụ ném bom chiến lược thực hiện nhằm vào các hải cảng, ga xe lửa nhằm cắt đứt tiếp tế của Phần Lan trong khi các phi vụ chiến thuật nhằm vào các đạo quân trên chiến tuyến cùng các căn cứ không quân.

Các chiến lược gia Hồng quân quá tự tin sau cuộc chiến Ba Lan nên đã quyết định tấn công bất ngờ vào Phần Lan ngay cuối mùa thu năm 1939 mà không cần chuẩn bị trang bị, khí tài mùa đông cho binh sĩ của mình. Tình báo Liên Xô cho biết Phần Lan chỉ có 120.000 quân phòng thủ cùng 162 máy bay đủ loại, yếu hơn nhiều so với đội quân Liên Xô.

"Thùng bánh mì" mà ngoại trưởng Liên Xô Molotov đã nói tới. Người dân Phần Lan đã gọi nó là Molotovin leipäkori/Thùng bánh mì Molotov. Đây chính là loại bom RRAB-3 do Liên Xô sản xuất

Dù lúc đầu ít có ác cảm với Liên Xô nhưng sau các cuộc ném bom, người Phần Lan hình dung Liên Xô là một đất nước bạo tàn, từ đó họ bắt đầu căm ghét và mong muốn được trả thù, đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Phần Lan trở thành đồng minh Đức. Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt gửi thông điệp tới Moskva, khuyến cáo về việc Liên Xô ném bom các thành phố thì Molotov, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô trả lời rằng "chúng tôi không ném bom và sẽ không bao giờ ném bom thành phố của Phần Lan , mà chỉ ném bom các sân bay, các sân bay này cách Mỹ 8 ngàn km nên người Mỹ không thể phân biệt được". Tuyên truyền của Liên Xô nói rằng các hình chụp nhà cháy, người chết có từ năm 1918[cần dẫn nguồn].

Stalin đặt kế hoạch chiếm Phần Lan chỉ trong 2 tuần, khi đó dù Molotov nói gì cũng không còn quan trọng. Người Nga đã lập trước một chính quyền gọi là "Chính phủ nhân dân Phần-Lan" cũng như tuyên bố mọi hành động quân sự là để giúp chính phủ nói trên. Không có chiến tranh, chỉ là các hoạt động chống "các nhóm vũ trang phản động" tại Hensinki đang đàn áp nhân dân. Sau này người Nga còn dùng nhiều từ khác nhau để chỉ cuộc chiến như: "Cuộc kháng chiến chống Phần Lan"(?), "cuộc chiến không tuyên bố", "chiến dịch Phần Lan", "chiến dịch truy quét Bạch vệ Phần Lan" v.v..

Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu diệt

Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel, bao gồm một vùng có công sự phòng ngự rộng khoảng 20 dặm chạy từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên xe tăng Liên Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần lan cài lại nên nhiều chiếc bị phá huỷ mau chóng còn binh sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng. Quân đội Phần Lan với số lượng ít hơn, khoảng hơn 200.000, dựa vào địa hình quen thuộc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ. Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga bị cắt ra từng mảnh, rút lui về điểm xuất kích với tổn thất lớn[cần dẫn nguồn].

Mùa đông năm 1939 có nhiệt độ âm 40-50 độ C, lạnh thứ hai kể từ năm 1828. Không quần áo ấm, nhiên liệu, thuốc men dự trữ, binh lính Liên Xô phải đánh nhau trong địa ngục băng giá (frozen hell). Hậu cần quá kém đến nỗi số người chết rét gấp nhiều số bị giết. Mặc dù chiến đấu với đội quân gấp 4 lần số bộ binh, 100 lần số xe tăng, 30 lần số máy bay, tinh thần quân Phần Lan rất cao. Có ngày quân Nga chết gần 10 ngàn người trong khi quân Phần Lan trung bình mất 250 người mỗi ngày[cần dẫn nguồn].

Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công ồ ạt trên toàn tuyến phòng thủ Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. Từ ngày 7 tháng 12 năm 1939 đến ngày 8 tháng 1 năm 1940 khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi, kết quả là 27.500 lính Hồng quân tử trận và 2.100 bị bắt làm tù binh để đổi lấy 900 quân Phần Lan. Đặc biệt là trong khoảng từ 4 tháng 1 đến 7 tháng 1 năm 1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng Xô viết khoảng 25.000 quân trong một trận lớn trên đường Raate, quân Phần Lan có 250 người chết để đổi lấy 17.500 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn 163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10 xe cơ giới các loại.[8] Tàn quân Liên Xô còn lại rút chạy về hậu cứ.

Lính trượt tuyết Phần Lan tại mặt trận phía Bắc ngày 12-1-1940

Thống kê trong các chiến dịch này Phần Lan đã tịch thu 288 xe tăng và 35 xe cơ giới các loại của Liên Xô bao gồm T-26, BT-5 và BT-7. 167 chiếc đã được trang bị lại cho các đội xe tăng lúc này còn nhỏ bé của Phần Lan.[9]

Hồng quân rất lúng túng bởi nhiều vấn đề chưa lường hết như quân phục lính liên Xô có màu sẫm khiến họ dễ bị lộ trên tuyết, vấn đề liên lạc, vấn đề di chuyển trên các vùng đầm lầy Phần Lan, vấn đề lương thực, nhiên liệu và sưởi ấm trong nhiệt độ âm 40 độ C cho một đội quân nửa triệu v.v. Nhiều sư đoàn Hồng quân bị mất liên lạc như sư đoàn 44: bị kẹt trong đầm lầy, trong số 44.000 quân chỉ còn có 5.000 sống sót. Tại eo đất Karelian, các đơn vị Nga bị bao vây trong các công sự bằng gỗ, nhiều người bị chết đói hoặc chết rét

Quân tình nguyện Na Uy chiến đấu bên cạnh người dân Phần Lan năm 1940

Các đoàn xe vận tải, xe tăng chìm trong đầm lầy, mắc kẹt giữa sông băng cho tới tận mùa xuân mới chìm xuống đáy. Hàng đòan xe bị bỏ giữa những con đường xuyên rừng. Phần Lan chiếm được 85 xe tăng, 437 xe tải, 36 xe kéo, 10 xe gắn máy, 1.620 ngựa, 92 pháo, 78 súng chống tăng, 13 pháo cao xạ và hàng ngàn súng trường, súng máy, nhiều kho đạn dược.

Trong cuộc chiến này, người dân Phần Lan đã sáng chế ra 1 loại vũ khí đặc biệt là Cocktail Molotov (hàm ý căm ghét Molotov-Ngoại trưởng Liên Xô lúc đó) hay còn gọi là chai xăng để chống lại những xe tăng hạng nhẹ, xoay trở chậm chạp,vỏ thép mỏng của Liên Xô đạt hiệu quả rất cao cũng như việc các binh sĩ Phần Lan mặc áo khoác trắng nguỵ trang trong tuyết để phục kích quân địch. Những kinh ngiệm này về sau đã được Liên Xô học lại trong Chiến tranh Xô-Đức dù Cocktail Molotov vì nhiều lý do đã không đạt hiệu suất tiêu diệt xe tăng Đức cao như những gì người Phần Lan đã làm với Liên Xô (do xe tăng Liên Xô tham chiến hầu hết là tăng hạng nhẹ T26 dễ bị phá hủy ) . Khi kết thúc cuộc chiến Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại 2.268 xe tăng, tương đương 9,2% số xe tăng Liên Xô có được năm 1939.

Người anh hùng của quân Phần Lan- Trung uý Simo Hayha

Ngoài những trận đánh trực diện, quân Phần Lan còn sử dụng các tay bắn tỉa, mà trong đó nổi tiếng nhất là Simo Hayha (Simo Häyhä) được quân Nga mệnh danh cho anh là Cái chết trắng (tiếng Nga: Белая Смерть, tiếng Anh: White Death, tiếng Phần Lan: Valkoinen kuolema). Sử dụng 1 khẩu súng trường Pystykorva, anh đã hạ 542 quân địch. Khi được tặng 1 khẩu súng tiểu liên Suomi M-31 SMG, anh diệt thêm 200 lính Xô viết, nâng thành tích lên được ít nhất 705 lính Liên Xô trong suốt cuộc chiến.

Tuy đạt được những thắng lợi ấn tượng nhưng Phần Lan không thể sánh lại ưu thế của Liên Xô về người và của. Trong khi chiến tranh làm hao tổn lực lượng Phần Lan không thể bù đắp thì Liên Xô dù thiệt hại nặng nhưng với 170 triệu dân so với 4 triệu của Phần Lan thì thiệt hại nhân mạng là không đáng kể. Ngay cả quân đội Xô viết với 7,2 triệu người năm 1939[11] cũng đã đông gần gấp 2 lần toàn bộ dân số Phần Lan.

Bất chấp thiệt hại khủng khiếp, Stalin tiếp tục cho hàng đoàn quân ra mặt trận, ông tuyên bố hồ hởi: "không quân của chúng ta đã tham chiến! Rất nhiều cầu đã bị phá sập! Rất nhiều đoàn tàu đã bị tiêu diệt! Quân Phần Lan chỉ còn ván trượt tuyết (để đánh nhau)! Nguồn cung cấp ván trượt của chúng quả là vô tận ...".

Xe tăng T-26 của Liên Xô bị tịch thu trên đường Raate

Đến tháng 2 năm sau, Hồng quân tập trung gom quân mở cuộc tấn công lớn tràn ngập eo biển kéo dài 42 ngày, kết hợp với những cuộc không kích lớn vào các nhà ga và các khu đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến.

Tháng 2 năm 1940, không quân Liên Xô đánh bom tập trung nhằm cắt đứt đường xe lửa-nguồn tiếp tế cho mặt trận. Xe lửa chỉ có thể chạy vào ban đêm, dù vậy các cuộc ném bom trong đợt này diễn ra dày đặc đến nỗi hệ thống đường sắt của Phần Lan gần như tan tành vào thời điểm kết thúc cuộc chiến.

Cuộc tấn công trên bộ của 6 sư đoàn Hồng quân, được yểm hộ bởi 440 khẩu đại bác cỡ lớn (bắn 300.000 quả đạn trên phòng tuyến chỉ dài 1.6km), cùng với 500 máy bay và hàng trăm xe tăng tại Hatjalahti và hồ Muolaa đã bị bẻ gẫy. Hồng quân thiệt hại nặng, nhưng Stalin tiếp tục điều thêm 600.000 quân, trong suốt một tháng, các cuộc tấn công tiếp diễn tại hồ Ladoga, tại vịnh Phần Lan...

Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến bị phá vỡ. Ngày 12 tháng 3 năm 1940 quân Liên Xô đổ bộ 2 sư đoàn (1 sư đoàn Liên Xô khoảng 8000-9000 người) lên Petsamo để tấn công 3 đại đội của Phần Lan[cần dẫn nguồn]. Tuyến phòng thủ phía Bắc của quân Phần Lan bị chọc thủng, 3 đại đội quân Phần Lan phòng thủ ở đây bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngày 26/2, hết sạch đạn dược và nhiên liệu, lương thực, quân Phần Lan buộc phải rút khỏi Koivisto. Ngày 12 tháng 3 năm 1940, chính phủ Phần Lan đã phải chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô.

Những lãnh thổ của Phần Lan bị cắt cho Liên Xô

Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, dù bị thiệt hại nặng. Hội Quốc Liên đã phản đối quyết liệt cuộc tấn công này và với đa số phiếu tuyệt đối đã khai trừ Liên Xô ra khỏi tổ chức hội.

Sau khi chiến tranh kết thúc, trên phần đất chiếm được của Phần Lan, Liên Xô đã thành lập Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia và sáp nhập vào Liên Xô do Otto Kusinen (một nhà chính trị Phần Lan lưu vong ở Liên Xô) lãnh đạo. Nhiều người dân ở đây đã bỏ chạy sang vùng lãnh thổ của chính phủ Phần Lan sau chiến tranh.

Hậu quả

Binh sĩ Phần Lan bắn cháy xe T-34 Liên Xô ở mặt trận Tali-Ihantala trong Chiến tranh Xô-Đức

Cuối cuộc chiến 105 ngày, không quân Liên Xô đã ném bom 690 thành phố, thị trấn và làng mạc. Máy bay của không lực lục quân bay 44.041 phi vụ, hải quân bay 8.000 phi vụ, ném hơn 25 ngàn tấn bom (55.000 quả), 41 ngàn khối bom cháy. Cường kích Hồng quân tấn công hơn 440 phi vụ. Không lực Hồng quân mất 314 máy bay do cao xạ Phần Lan, 207 chiếc khác bị hạ bởi các máy bay tiêm kích.

Tổn thất của dân thường Phần Lan do không kích là 956 người chết, 540 bị thương nặng, 1.300 bị thương nhẹ với 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, 5.000 nhà khác bị hư hại. Trong cả cuộc chiến, 25.000 người Phần-Lan chết, 55.000 bị thương, 450.000 người mất nhà cửa.

Dù phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến tranh xâm lăng Phần Lan, Liên Xô đã có thể đoạt được các khu vực chiến lược nhằm củng cố phòng thủ đất nước và lấy thêm nhiều nhà máy, công trình của Phần Lan trên vùng đất mới Karelia. Sau khi Liên Xô chiếm dải đất Karelia của Phần Lan đã gây ra sự căm phẫn trong dân chúng nước này, chính phủ Phần Lan đã từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cùng với các lực lượng Đức tấn công Liên Xô trong Chiến tranh Xô-Đức năm 1941. Dù vậy sau khi dành lại các vùng đất bị mất năm 1940 Phần Lan đã đơn phương dừng lại không tiếp tục tấn công Liên Xô và không tham gia bao vây Leningrad cùng phát xít Đức. Năm 1944 Hồng Quân Liên Xô phản công và nhanh chóng đánh bại quân Phần Lan đồng thời chiếm lại các vùng đất này. (Xem chi tiết: Chiến tranh Tiếp diễn

Nội chiến Phần Lan là một phần của tình trạng hỗn loạn quốc gia và xã hội ảnh hưởng bởi Đệ nhất thế chiến (1914–1918) tại châu Âu. Cuộc chiến xảy ra tại Phần Lan từ ngày 27 tháng 1 đến 15 tháng 5 năm 1918 giữa lực lượng của Đảng Dân Chủ Xã Hội Phần Lan lãnh đạo bởi Cộng Hòa Công nhân Xã Hội Chủ Nghĩa Phần Lan, được gọi là "phe Đỏ" (punaiset) và một bên là những người theo phe bảo thủ không thuộc xã hội chủ nghĩa, thuộc thượng viện Phần Lan, thường được gọi là "phe Trắng". Phe Đỏ được nhận sự ủng hộ của Bolshevik Nga trong khi phe Trắng nhận được hỗ trợ của Đế quốc Đức.

Thất bại trong Đệ nhất thế chiến cũng như Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Nga, và sự sụp đổ tại Nga đã có những tác động phản ứng mạnh mẽ lên xã hội Phần Lan trong năm 1917. Những người thuộc phe dân chủ xã hội cánh tả và những người bảo thủ cánh hữu tranh giành quyền lãnh đạo Phần Lan, mà sau đó chuyển từ cánh tả sang cánh hữu năm 1917. Cả hai nhóm liên kết với những lực lượng chính trị tương ứng tại Nga, càng làm lún sâu thêm chia rẽ đất nước.

Khi mà không có lực lượng quân đội và cảnh sát nào được chấp thuận để duy trì trật tự sau tháng 3 năm 1917, phe cánh tả và cánh hữu tự xây dựng lực lượng an ninh của riêng mình, dẫn đến sự nổi lên của hai lực lượng quân sự độc lập, Cảnh vệ Trắng và Cảnh vệ Đỏ. Bầu không khí về nỗi lo sự xung đột chính trị tăng dần với người dân Phần Lan. Cuộc chiến nổ ra vào tháng 1 năm 1918 do những hành động của cả hai phía trong việc gia tăng quân sự và leo thang chính trị. Phe đỏ dành thắng lợi trong cuộc chiến tiếp theo. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng 1917-1918 và cuộc nội chiến, Phần Lan dần thoát khỏi vòng kiểm soát của Nga và rơi vào tầm ảnh hưởng của Đế quốc Đức. Những người thuộc phe bảo thủ cố gắng dựng lên một nước Phần Lan quân chủ lập hiến dưới sự lãnh đạo của vua Đức, nhưng sau thất bại của Đức trong Đệ nhất thế chiến, Phần Lan trở thành một nước độc lập, dân chủ cộng hòa.

Cuộc nội chiến hiện vẫn là sự kiện gây tranh cãi nhất trong lịch sử Phần Lan hiện đại. Đã có khoảng 37.000 người chết trong cuộc chiến, bao gồm những nạn nhân ở chiến trường cũng như những nạn nhân trong những chiến dịch khủng bố chính trị cùng một lượng lớn người chết trong các trại tù. Tình trạng xáo trộn bất ổn đã phá hoại nền kinh tế, chia rẽ bộ máy chính trị và chia rẽ đất nước Phần Lan trong nhiều năm. Đất nước Phần Lan dần dần thống nhất qua những thỏa hiệp của các nhóm hòa giải chính trị từ cả hai cánh tả và hữu.

LS TAYBANNHA

Lịch sử Tây Ban Nha bắt đầu từ khu vực Iberia thời tiền sử cho tới sự nổi lên và lụy tàn của một đế quốc toàn cầu, cho tới lịch sử thời hiện đại với tư cách là một thành viên của Liên minh châu Âu.

Những người hiện đại đầu tiên đã di cư tới Tây Ban Nha khoảng 32.000 năm trước. Trong hàng thiên niên kỷ sau đó có nhiều nền văn hóa và nhóm người tới khu vực này, trong đó có người Iberia, người Tartessos, người Celt, người Phoenicia, người Hy Lạp, người Carthage, người Suebi và người Visigoths. Năm 711, người Moors, một đạo quân người Berber và người Ả Rập, đã xâm chiếm và chinh phục gần như toàn bộ bán đảo Iberia. Trong 750 năm tiếp theo, các nhà nước Hồi giáo độc lập được thành lập, toàn bộ khu vực dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo được gọi là Al-Andalus. Trong khi đó những vương quốc Kitô giáo ở phía bắc bắt đầu quá trình đấu tranh dành lại bán đảo được gọi là Reconquista, quá trình này kết thúc năm 1492 với sự sụp đổ của Granada.

Vương quốc Tây Ban Nha được thành lập năm 1492 sau sự thống nhất của Vương quốc Castile và Vương quốc Aragon.[1] Đây cũng là năm chuyến tàu của Christopher Columbus khám phá ra Tân thế giới, đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc Tây Ban Nha. Một tòa án dị giáo được thành lập, những người theo đạo Do Thái và đạo Hồi không chấp nhận chuyển đổi tôn giáo bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha.

Trong ba thế kỷ tiếp theo, Tây Ban Nha là cường quốc thực dân có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tây Ban Nha là cường quốc mạnh nhất châu Âu và một cường quốc toàn cầu trong thế kỷ 16 và phần lớn thế kỷ 17. Nền triết học, văn học và mỹ thuật của Tây Ban Nha phát triển rực rỡ trong thời kỳ này. Tây Ban Nha phát triển thành một đế quốc rộng lớn, trải dài từ California tới Patagonia, cũng như các thuộc địa trải dài ở tây Thái Bình Dương. Trở nên giàu có nhờ tài sản thu hái được ở các thuộc địa, Tây Ban Nha bị lôi kéo vào các cuộc chiến tranh tôn giáo và các cuộc chiến với nhiều quốc gia châu Âu khác. Tây Ban Nha mất dần quyền kiểm soát ở các vùng đất ở Hà Lan, Ý, Pháp và Đức ngày nay và bị lôi vào các cuộc chiến tranh với Pháp, Anh, Thụy Điển và Đế quốc Ottoman ở Địa Trung Hải và Bắc Phi. Các cuộc chiến tại châu Âu đã dẫn tới những tổn thất nặng nề về kinh tế, giai đoạn sau thế kỷ 17 chứng kiến sự suy tàn của Đế quốc Tây Ban Nha dưới triều đại Habsburg. Sự suy tàn lên đến đỉnh điểm trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, cuộc chiến kết thúc đã đẩy Tây Ban Nha từ vị trí một cường quốc hàng đầu châu Âu trở thành một cường quốc hạng hai, mặc dù quốc gia vẫn duy trì được sức mạnh thực dân.

Thế kỷ 18 chứng kiến sự nổi lên của một triều đại mới, nhà Bourbons, triều đại này đã có những nỗ lực tái tạo những thể chế nhà nước và dành được một vài thành công, trong đó có sự tham gia vào Chiến tranh Độc lập Hoa Kỳ. Tuy vậy, cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, châu Âu trải qua một giai đoạn hỗn loạn với Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh của Napoleon, hậu quả của cuộc chiến là phần lớn lãnh thổ châu Âu bị Pháp chiếm đóng, trong đó có Tây Ban Nha. Sự chiếm đóng này đã khơi mào cho một cuộc chiến tranh dành độc lập, cuộc chiến đã tàn phá Tây Ban Nha và mở đầu cho phong trào dành độc lập thành công của các thuộc địa ở châu Mỹ. Bị tàn phá bởi cuộc chiến, Tây Ban Nha trải qua thời kỳ bất ổn khi các đảng phái chính trị đại diện cho các nhóm "tự do", "phản động", "ôn hòa" chiến đấu và dành quyền kiểm soát đất nước ngắn hạn. Phong trào dân tộc bùng nổ ở các thuộc địa cuối cùng tại Cuba và Philippines đã dẫn đến một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, Tây Ban Nha chính thức mất các thuộc địa cuối cùng vào cuối thế kỷ 18.

Sau một giai đoạn bất ổn chính trị đầu thế kỷ 20, Tây Ban Nha bị rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu năm 1936. Cuộc chiến kết thúc với sự hình thành của một nền độc tài dân tộc đứng đầu bởi Francisco Franco, chế độ của Francisco Franco đã kiểm soát quốc gia này cho đến năm 1975. Tây Ban Nha là quốc gia trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai, dù vậy thì rất nhiều chiến binh tình nguyện Tây Ban Nha tham chiến về cả hai phía. Những thập kỷ hậu chiến là giai đoạn tương đối ổn định (ngoại trừ phong trào vũ trang đòi độc lập ở xứ Basque), Tây Ban Nha đã trải qua giai đoạn bùng nổ kinh tế thập niên 1960 và 1970. Triều đại Bourbon đứng đầu bởi hoàng tử Juan Carlos được tái lập sau cái chết của Franco năm 1975. Tây Ban Nha hiện đại, một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, là một trong những quốc gia phát triển nhất châu Âu, thành viên của Liên minh châu Âu và là chủ nhà của Thế vận hội Mùa hè 1992.

Thời kỳ đầu

Ghi nhận sớm nhất về Hominini sống ở châu Âu được tìm thấy trong hang động Atapuerca ở Tây Ban Nha; các hóa thạch được tìm thấy ở đây có tuổi gần 1,2 triệu năm.[2] Con người hiện đại Cro-Magnons đã đến sống ở bán đảo Iberi từ phía bắc của Pyrenees cách đây khoảng 35.000 năm. Dấu hiệu rõ ràng ràng nhất khi con người định cư thời tiền sử là các bức tranh trong hang động nổi tiếng ở động Altamira miền bắc Tây Ban Nha, đã được vẽ vào khoảng 15.000 TCN và được xem là and giai đoạn khởi đầu của nghệ thuật hang động.[3] Hơn thế nữa, di chỉ khảo cổ ở những nơi như Los Millares ở Almería và El Argar ở Murcia cho thấy các nền văn hóa đã phát triển tồn tại ở phần phía đông của bán bảo Iberi vào cuối thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng.[4]

Thủy thủ Phoenix Hy Lạp và Carthaginia đã định cư thành công dọc theo biển Địa Trung Hải gần Tartessos, ngày nay là Cádiz. Theo Tartessos, nó cũng có thể đề được cập rằng theo John Koch[5] Cunliffe, Karl, Wodtko và các học giả khác, văn hóa Celtic có thể đã phát triển cực thịnh đầu tiên ở xa về phía nam Bồ Đào Nha và đông nam Tây Ban Nha, khoảng 500 năm trước khi có bất kỳ dấu hiệu nào được ghi nhận ở Trung Âu.[6][7] Tiếng Tartessia xuất phát từ tây nam Tây Ban Nha, được viết trong một bản thảo Phoenix vào khoảng 25 TCN, đã được John T. Koch biên dịch sang Celtic và đang được nhiều triết gia và các nhà ngôn ngữ khác công nhận là bản tiếng Celtic đầu tiên.[5][8][9] Trong thế kỷ 9 TCN, cộng đồng Hy Lạp đầu tiên như Emporion (hiện đại Empúries) đã định cư dọc theo bờ biển phía đông của Địa Trung Hải, từ bờ biển phía nam đến Phoenicians. Người Hy Lạp đã đặt tên Iberia theo tên sông Iber (Ebro trong tiếng Tây Ban Nha). Vào thế kỷ 6 TCN, người Carthaginian đã đến Iberia, chiến đấu với người Hy Lạp đầu tiên, và không lâu sau đó, người Roman đã đến và kiểm soát Tây Địa Trung Hải. Khu vực định cư quan trọng nhất của họ là Carthago Nova (tên Latin của Cartagena ngày nay).[10]

Những người bản địa mà người La Mã đã gặp trong cuộc xâm chiếm của họ ở nơi mà ngày nay là Tây Ban Nha là người Iberian, đã định cư từ phần tây nam của Peninsula đến phần đông nam, và sau đó người Celts, hầu hết định cư ở phần phía bắc và tây nam của. Trong phần giữa của bán đảo, hai hóm này đã tiếp xúc nhau, một nền văn hóa pha trộn và riêng biệt đã hình thành, hay được gọi là văn hóa Celtiberian.[2] Chiến tranh Celtiberi hay chiến tranh Tây Ban Nha đã diễn ra giữa các tôn giáo tiến bộ của Cộng hòa La Mã và nhánh Hispania Citerior Celtiberian từ 181 đến 133 TCN.[11][12]

Đế chế La Mã và sự xâm chiếm của các bộ tộc German

Một nhà hát La Mã cổ ở Mérida

Trong chiến tranh Punic lần thứ hai, Đế chế La Mã đã sát nhập các thuộc địa thương mại của người Carthage trên biển Địa Trung Hải vào lãnh thổ của mình (từ năm 210 đến 205 trước Công nguyên). Đế chế La Mã đã cai quản toàn bộ bán đảo Iberia trong suốt 500 năm, ràng buộc vùng đất này bởi luật pháp và ngôn ngữ của La Mã. Những con đường lớn cũng được xây dựng nối bán đảo Iberia với đế chế.

Người La Mã đã trùng tu lại các đô thị còn lại như Lisbon (hay còn gọi là Olissipo, nay là thủ đô của Bồ Đào Nha), Tarragona (Tarraco) và thành lập các đô thị mới như Zaragoza (Caesaraugusta), Mérida (Augusta Emerita), và Valencia (Valentia). Nền kinh tế của bán đảo đã phát triển hưng thịnh dưới sự cai trị của La Mã. các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng lên cùng với việc đưa vào vận hành hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, một trong số chúng ngày nay vẫn còn được sử dụng. Các hoàng đế Trajan, Hadrian, Marcus Aurelius và Theodosius I, cùng với triết gia nổi tiếng Seneca đều sinh ra tại Tây Ban Nha. Đạo Cơ đốc đã lan đến Tây Ban Nha vào thế kỉ 1 và trở nên phổ biến vào thế kỉ 2 tại các đô thị. Phần lớn ngôn ngữ, tôn giáo, cơ sở luật pháp của Tây Ban Nha ngày nay đều bắt nguồn từ giai đoạn này.

Các bộ tộc người còn lạc hậu đã xâm chiếm Tây Ban Nha vào thế kỉ 5, khi mà Đế chế La Mã đang trên đà sụp đổ. Người Visigoth, Suebi, Vandal and Alan đã vượt qua dãy núi Pyrenees để tiến vào Tây Ban Nha. Người Visigoth sau đó đã tiếp quản Tây Ban Nha vào năm 415. Sau khi cải theo Thiên chúa giáo La Mã, vương quốc Visigoth đã trở thành một triều đại lớn ở bán đảo Iberia.

Thời kỳ Hồi giáo

Cung điện Alhambra được xây dựng trong Thời kỳ Hồi giáo tại Tây Ban Nha

Vào thế kỉ 8, bán đảo Iberia đã bị người Berber theo Đạo Hồi từ Bắc Phi nhanh chóng xâm lược (711-718). Sự xâm chiếm này là một phần trong sự mở rộng của triều đại Omeyyad Ả Rập. Chỉ có duy nhất ba vùng đất nhỏ ở miền núi phía bắc còn giữ được độc lập là Asturias, Navarre và Aragón. Trong Thời kỳ Hồi giáo, Tây Ban Nha được biết đến với cái tên Al-Andalus. Thời kì Hồi giáo ở Tây Ban Nha thịnh vượng nhất dưới triều vua Abd-ar-Rahman III.

Dưới chế độ Hồi giáo, Đạo Cơ đốc và Đạo Do Thái vẫn được công nhận, và những tín đồ của những tôn giáo này được quyền tự do thờ phụng tôn giáo của họ. Sự cải sang đạo Hồi đã dẫn đến sự phát triển vững vàng của đất nước. Những sự cải đạo rộng lớn sang Hồi giáo trong thế kỉ 10 và thế kỉ 11 đã biến Tây Ban Nha (hay thời đó gọi là Al-Andalus) thành một quốc gia mà Đạo Hồi vượt trội hẳn so với Đạo Cơ đốc[13].

Cộng đồng Hồi giáo ở Tây Ban Nha đã bị chia rẽ bởi những căng thẳng trong xã hội. Người Berber vùng Bắc Phi đã có những sự xung đột với người Ả Rập đến từ vùng Trung Đông. Một lực lượng lớn người Berber đã được thành lập, đặc biệt ở thung lũng sông Guadalquivir, vùng đồng bằng van biển rộng lớn ở Valencia và cả ở những vùng núi ở Granada.

Thành phố Córdoba, thủ đô của đế chế Hồi giáo Tây Ban Nha là thành phố rộng lớn nhất, giàu có nhất và phức tạp nhất lúc bấy giờ tại Châu Âu thời Trung Cổ. Thương mại và giao lưu văn hóa phát triển mạnh mẽ. Người Hồi giáo đã đưa vào Tây Ban Nha những nét văn hóa đặc sắc truyền thống của các vùng Trung Đông và Bắc Phi. Các học giả Hồi giáo và Do Thái đã góp phần lớn trong việc phục hồi và phát triển văn hóa của Hy Lạp cổ đại tại Tây Âu. Sự giao lưu văn hóa sâu rộng giữa người Hồi giáo và người Do Thái đã mang đến cho Tây Ban Nha một nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Nhiều công trình kiến trúc mang phong cách Hồi giáo vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, tiêu biểu là cung điện Alhambra. Ở nông thôn, quyền sở hữu đất đai từ thời La Mã vẫn được công nhận, rất ít khi xảy ra chuyện tước quyền sở hữu của một ai đó. Một số phương pháp kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Sự sụp đổ của Đế chế Hồi giáo, thống nhất Tây Ban Nha

Vua Fernando II của Aragón và nữ hoàng Isabel I của Castilla

Năm 722, vương quốc Asturias theo đạo Cơ đốc được thành lập, chỉ 11 năm sau khi người Berber xâm chiếm bán đảo Iberia vào năm 711. Đầu năm 739, quân đội Hồi giáo bị đuổi ra khỏi Galacia, nơi có một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của Đạo Cơ đốc thời trung cổ, Santiago de Compostela. Một thời gian ngắn sau, quân đội của người Frank cũng đánh đuổi thành công quân đội Hồi giáo về phía nam dãy Pyrenees, thành lập một tỉnh Cơ đốc giáo rồi sau này phát triển thành một vương quốc ở phía đông bắc.

Sự suy yếu của Đế chế Hồi giáo Al-Andalus trong những cuộc chiến tranh với vương quốc Taifa đã tạo điều kiện cho sự mở rộng của các vương quốc Cơ đốc giáo. Việc chiếm thành công thành phố trung tâm Toledo vào năm 1085 đã hoàn thành việc giải phóng phần lớn miền bắc Tây Ban Nha. Sau sự phục hồi vào thế kỉ 12 của vương triều Hồi giáo, những vùng đất lớn của người Hồi giáo đã rơi vào tay người Cơ đốc giáo vào thế kỉ 13 như Córdoba năm 1236 vào Seville năm 1248. Và người Hồi giáo chỉ còn lại mỗi vùng đất bị bao vây Granada và có vai trò như một tiểu quốc chư hầu ở phía nam. Cũng vào thế kỉ 13, vương quốc Aragón đã mở rộng tới vùng Địa Trung Hải và vươn đến đảo Sicily.

Năm 1469, ngai vàng của hai vương quốc Cơ đốc giáo Aragón và Castilla đã được hợp nhất bởi lễ cưới giữa vua Fernando II của Aragon và nữ hoàng Isabel I của Castilla. Năm 1492, vương quốc hợp nhất đã chiếm đóng Granada, chấm dứt 781 năm cai trị của người Hồi giáo tại bán đảo Iberia. Cũng trong năm 1492, với sự hỗ trợ của vua Fernando và nữ hoàng Isabel, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã vượt Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ, một phát kiến địa lí quan trọng hàng đầu của lịch sử. Trong cùng năm, một lượng lớn người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha bởi Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha.

Vua Fernando và nữ hoàng Isabel đã củng cố vững chắc hệ thống quyền lực trung ương, đồng thời cái tên España (Tây Ban Nha) bắt đầu được dùng để chỉ vương quốc hợp nhất. Với những cải cách lớn về chính trị, pháp luật, tôn giáo và quân đội, Tây Ban Nha đã vươn lên trở thành một cường quốc trên thế giới.

Từ Thời kỳ Khai sáng cuối thế kỉ 18

Sự thống nhất của các vương quốc Aragón, Castilla, Leon và Navarre đã làm nên nền tảng của đất nước Tây Ban Nha hiện nay và Đế chế Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đã trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh hàng đầu châu Âu trong thế kỉ 16 và nửa đầu của thế kỉ 17, vị thế đó được tạo nên bởi thương mại phát triển và sự chiếm hữu thuộc địa. Tây Ban Nha đã vươn tới đỉnh cao dưới sự trị vì cũa hai vua đầu tiên của hoàng triều Habsburg là Carlos I (1516-1556) và Felipe II (1556-1598).

Hệ thống thuộc địa ở đế chế Tây Ban Nha trải rộng khắp Trung Mỹ và Nam Mỹ, Mexico, một phần lớn miền nam Hoa Kỳ, Philippines ở Đông Á, bán đảo Iberia (trong đó có cả Bồ Đào Nha), miền nam Ý, đảo Sicily và một số nơi ngày nay thuộc các nước Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Tây Ban Nha là đế quốc đầu tiên được gọi là đất mặt trời không bao giờ lặn. Thời kỳ này được gọi là Kỉ nguyên Khai phá với việc các nước châu Âu đi chiếm thuộc địa, mở ra các trung tâm buôn bán. Cùng với nguồn kim loại, hương liệu, các mặt hàng xa xỉ phẩm mang về từ thuộc địa, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và châu Âu đã mang về rất nhiều kiến thức, làm thay đổi cách nhìn của người châu Âu về thế giới.

Vào thế kỉ 16 và thế kỉ 17, Tây Ban Nha cũng bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu thế kỉ 16, bọn cướp biển Barbary hung hãn dưới sự bảo hộ của đế chế Ottoman đã đột kích vào những vùng ven biển của Tây Ban Nha, với âm mưu lập ra các vùng đất Hồi giáo mới. Thời gian này, những cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Pháp cũng thường nổ ra tại Ý và một vài nơi khác. Tiếp đó, phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu đã khiến đất nước rơi vào bãi lầy của những cuộc chiến tranh tôn giáo.

Giữa thế kỉ 17, những dấu hiệu của sự căng thẳng tại châu Âu ngày càng lộ rõ. Triều đại Habsburg ở Tây Ban Nha đã liên tiếp vướng vào những cuộc xung đột về chính trị, tôn giáo, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế. Tây Ban Nha đã giúp đỡ Đế chế La Mã Thần thánh chống lại những người theo Đạo Tin lành. Nhưng Tây Ban Nha sau đó lại phải công nhận quyền độc lập của Bồ Đào Nha và Hà Lan, từ bỏ một số vùng đất cho Pháp. Từ năm 1640, Tây Ban Nha ngày càng suy yếu dần.

Cuộc tranh luận về quyền kế thừa ngôi báu đã nổ ra vào những năm đầu của thế kỉ 18. Cuộc chiến tranh về quyền thừa kế đã nổ ra tại Tây Ban Nha (1701-1714) với cái giá phải trả là Tây Ban Nha đã mất đi vị trí là một cường quốc ở khu vực. Vương triều Bourbon Pháp đã lên thay thế. Vị vua Bourbon đầu tiên là Felipe V đã thống nhất đất nước dưới một chính quyền tập trung, thủ tiêu rất nhiều đặc quyền đặc lợi của quý tộc địa phương. Thế kỉ 18 chứng kiến sự phục hồi dần dần và sự thịnh vượng đã quay trở lại Tây Ban Nha dưới triều đại Bourbon. Những ý tưởng của Thời kỳ Khai sáng đã phát huy tác dụng. Vào cuối thế kỉ 18, thương mại tăng trưởng nhanh chóng. Sự giúp đỡ quân sự đối với các thuộc địa Anh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ đã cải thiện vị thế quốc tế của Tây Ban Nha.

Thế kỉ 19

Bức tranh của danh họa Goya vẽ cuộc khởi nghĩa ngày 2 tháng 5 năm 1808

Cuối thế kỷ 18, Tây Ban Nha (cùng với Anh, Áo, đế chế Ottoman và Phổ,...) giúp đỡ Hoàng gia Bourbon mất ngôi trong Chiến tranh Cách mạng Pháp chống lại nước Cộng hòa Pháp. Nhưng sự thất bại trên chiến trường đã dẫn đến việc vua Carlos IV phải có những thỏa hiệp với nước Pháp cách mạng. Năm 1804, Đế chế thứ nhất được Hoàng đế Napoléon I của Pháp thành lập. Các cuộc chiến giữa Napoléon và Liên minh chống Pháp của Anh, Áo, Phổ,... xảy ra liên miên trong khi Tây Ban Nha bấy giờ về phe Pháp. Trong trận Trafalgar vào năm 1805, Hải quân Anh do Đô đốc Horatio Nelson thống lĩnh đập tan tác hạm đội hỗn hợp của Hải quân Tây Ban Nha và Pháp, và Đô đốc Tây Ban Nha bị thương chí mạng.[14] Sau đó, việc Tây Ban Nha rút khỏi Hệ thống Phong tỏa Lục địa đã khiến Napoléon hết sức tức giận. Ông ta đã đem quân chiếm đóng và hạ bệ vua Carlos IV của Tây Ban Nha. Người dân Tây Ban Nha phản ứng rất mãnh liệt và quyết định ủng hộ con trai vua Carlos là Fernando. Ngày 2 tháng 5 năm 1808, cuộc khởi nghĩa giành độc lập người dân thủ đô Madrid bùng nổ, chống lại quân đội Pháp chiếm đóng.

Tây Ban Nha bị đặt vào vòng phong tỏa của Đế quốc Anh. Trong khi đó, các ủy ban hành chính tuyên bố ủng hộ Fernando, và họ mong có được nhiều quyền tự trị từ Madrid với một bản hiếp pháp tự do. Năm 1812, Cádiz Cortes đã thành lập bản hiếp pháp đầu tiên của nước Tây Ban Nha, Hiến pháp năm 1812 (còn có tên là La Pepa).

Quân đội Anh, dưới sự lãnh đạo của công tước của Wellington, đã đánh bại quân đội Pháp ở bán đảo Iberia. Cuộc chiến tranh ở bán đảo Iberia có thể coi là cuộc chiến tranh du kích đầu tiên trong lịch sử cận đại Tây Âu. Những con đường tiếp tế của quân Pháp đã bị ngăn chặn và phá hủy bởi những chiến sĩ du kích Tây Ban Nha. Quân đội Pháp chính thức bị đánh bại trong trận Vitoria năm 1813, và đến năm sau, Fernando IV đã trở thành vua của Tây Ban Nha.

Sự xâm lược của Pháp đã để lại nhiều hậu quả tai hại cho Tây Ban Nha. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latinh đua nhau đòi độc lập, nước này chỉ còn lại mỗi hai thuộc địa ở châu Mỹ là Cuba và Puerto Rico.

Tấm bản đồ Tây Ban Nha năm 1850

Từ năm 1820-1823, một cuộc cách mạng đã diễn ra ở Tây Ban Nha đòi vua Fernando VII phải thực hiện bản Hiến pháp 1812, lãnh đạo bởi Rafael del Riego và được người dân ủng hộ. Trước phong trào cách mạng, nhà vua đã phải thừa nhận bản hiếp pháp và một số cải cách tư sản đã được tiến hành. Đến tháng 11 năm 1823, quân Bourbon của Pháp theo lệnh của Liên minh Thần thánh tiến vào đàn áp, Riego bị xử tử.

Năm 1873, nền cộng hòa đầu tiên ở Tây Ban Nha được thành lập. Nhưng đến năm 1874, nền cộng hòa đã bị Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã đàn áp.

Vào cuối thế kỉ 19, những phong trào dân tộc bùng nổ ở Cuba và Philippines, gây ra những cuộc chiến tranh đòi độc lập. Hoa Kỳ đã can thiệp vào các nước này và vào năm 1898, cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Tây Ban Nha bùng nổ. Kết quả là Tây Ban Nha đã mất nốt những thuộc địa cuối cùng của mình là Philippines, Guam ở châu Á và Cuba, Puerto Rico ở biển Caribbean.

Đầu thế kỉ 20

Những năm đầu thế kỉ 20, tình hình Tây Ban Nha tương đối ổn định. Tây Ban Nha đã chiếm một số thuộc địa ở châu Phi như Tây Sahara, Morocco và Guinea Xích Đạo. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh nổ ra tại Morocco vào năm 1931 đã làm suy giảm ảnh hưởng của Tây Ban Nha tại các thuộc địa này. Khoảng thời gian cai trị độc tài của tướng Miguel Primo de Rivera (1923-1931) kết thúc với việc nền cộng hòa thứ hai được thành lập. Chính quyền cộng hòa đã trao quyền tự trị cho các vùng như xứ Basque, Catalonia và Galacia, đồng thời công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

Năm 1936, cuộc nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ giữa phe của viên tướng độc tài Francisco Franco, được sự ủng hộ của các nước phát xít Đức và Italia với phe Cộng hòa, được 54 quốc gia trên thế giới ủng hộ, trong đó có Liên Xô. Song do nội bộ chính phủ Cộng hòa thiếu thống nhất nên lực lượng ngày càng yếu đi. Ngày 21 tháng 3 năm 1939, Franco chiếm được thủ đô Madrid, chính phủ Cộng hòa bị lật đổ. Franco thiết lập nền thống trị độc tài ở Tây Ban Nha và ông ta trở thành nguyên thủ của đất nước này cho đến khi mất. Cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha được coi là trận chiến mở màn cho Chiến tranh thế giới thứ hai sau đó. Dưới thời Franco, Tây Ban Nha giữ vai trò trung lập trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng vẫn ủng hộ cho phe Trục của các nước phát xít.

Tây Ban Nha dưới thời Franco

Dưới thời Franco, một nền thống trị độc tài được thiết lập ở Tây Ban Nha. Chỉ có duy nhất một đảng của Franco là hợp pháp, còn tất cả các chính đảng khác đều bị thủ tiêu. Nhiều nhân sĩ tiến bộ đã bị bắt giam hoặc bị giết, nhiều người đã phải chạy sang châu Mỹ Latinh.

Năm 1956, nền thống trị của Tây Ban Nha tại Morocco đã kết thúc. Đến năm 1968, đến lượt Guinea thuộc Tây Ban Nha tuyên bố độc lập, trở thành một quốc gia với tên gọi Guinea Xích Đạo.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha về mặt chính trị và kinh tế khá tách biệt so với thế giới bên ngoài. Nước này vẫn giữ mình đứng ngoài Liên hiệp Quốc cho đến tận năm 1955. Trong thập niên 1960, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và được gọi Phép màu Tây Ban Nha, giúp chuyển đổi nước này thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Các chính sách tự do hóa chính trị và kinh tế trong những năm cuối cầm quyền của Franco được thực hiện khiến cho ngành du lịch hết sức phát triển, chỉ số phát triển con người được nâng cao.

Từ sau năm 1978 đến nay

Tháng 11 năm 1975, nhà độc tài Franco qua đời vì bệnh tật tại thủ đô Madrid. Juan Carlos trở thành vua của Tây Ban Nha và được coi là người đứng đầu quốc gia. Năm 1978, hiến pháp mới được ban hành, đưa đất nước trở lại với tiến trình dân chủ. Năm 1982, Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha (PSOE) lên nắm quyền, đại diện cho sự trở lại của lực lượng cánh tả Tây Ban Nha sau 43 năm. Trong cuộc bầu cử năm 1996, Đảng Nhân dân Tây Ban Nha (PP) đã vượt lên trong cuộc đua tranh vào quốc hội.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2002, Tây Ban Nha đã thông qua việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu là euro, đồng tiền chung của 13 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2004, một chùm bom đã phát nổ tại nhà ga tàu điện ngầm tại thủ đô Madrid, giết chết 191 người và làm bị thương hơn 1460 người. Vụ khủng bố này đã gây chấn động dư luận Tây Ban Nha và thế giới. Đồng thời vụ khủng bố này cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc bầu cử quốc hội Tây Ban Nha 3 ngày sau đó. Kết quả là vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha đã lại lên cầm quyền, với việc ông José Luis Rodríguez Zapatero trở thành thủ tướng chính phủ của Tây Ban Nha.

LS TUMENISTAN

Cộng hòa Turkmenistan (cũng được gọi Turkmenia; tiếng Turkmen: Türkmenistan Jumhuriyäti; phát âm: Tuốc-mê-nít-xtan) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen". Sau đó nó là một thành phần của Liên Xô dưới tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen. Nước này giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc, và biển Caspi về phía tây. 87% người trong nước theo Hồi giáo, phần nhiều người trong đó có gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy có vùng phong phú về tài nguyên, phần nhiều nước này là sa mạc Karakum (sa mạc Cát Đen). Turkmenistan có hệ thống một đảng và nguyên thủ là Tổng thống vô thời hạn Saparmurat Atayevich Niyazov đến cuối năm 2006, khi ông đột tử.

Lịch sửLãnh thổ Turkmenistan có một lịch sử lâu dài và sóng gió, hết đội quân từ đế chế này tới đội quân từ đế chế khác đi qua đây trên con đường tìm kiếm những lãnh thổ thịnh vượng hơn. Lịch sử chữ viết của vùng này bắt đầu với cuộc chinh phục của Đế chế Achaemenid thuộc Ba Tư cổ đại, và vùng này được chia giữa các Xatrap Margiana, Khwarezm, và Parthia.

Alexander Đại Đế đã chinh phục lãnh thổ này vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên trên con đường tới Nam Á, khoảng cùng thời gian Con đường tơ lụa hình thành và trở thành con đường thương mại chính giữa Châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Một trăm năm mươi năm sau Vương quốc Parthian của người Ba Tư đã lập thủ đô của họ tại Nisa, hiện là ngoại ô thủ đô, Ashgabat. Thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này, đem theo Đạo Hồi và tích hợp Turkmen vào văn hoá Trung Đông. Vùng Turkmenistan nhanh chóng nổi tiếng bởi đây chính là thủ đô của Đại Khorasan, khi vua Hồi giáo Al-Ma'mun dời thủ đô tới Merv.

Magtymguly Pyragy (chân dung tưởng tượng)

Giữa thế kỷ 11, người Turk thuộc Đế chế Seljuk đã tập trung sức mạnh của họ tại lãnh thổ Turkmenistan trong nỗ lực nhằm bành trướng tới Afghanistan. Đế chế tan vỡ trong nửa sau thế kỷ mười hai, và người Turkmen mất nền độc lập khi Thành Cát Tư Hãn chiếm quyền kiểm soát phía đông vùng Biển Caspian trong cuộc hành quân về hướng tây. Trong bảy thế kỷ sau đó, người Turkmen sống dưới nhiều đế chế và liên tục xảy ra các cuộc chiến giữa các bộ tộc. Lịch sử Turkmen thời trước khi người Nga xuất hiện ít được ghi chép lại. Tuy nhiên, từ thế kỷ mười ba tới thế kỷ mười sáu, người Turkmen đã hình thành một nhóm sắc tộc, ngôn ngữ riêng biệt. Khi người Turkmen di cư tới vùng quanh Bán đảo Mangyshlak tại Kazakhstan ngày nay về hướng biên giới Iran và lòng chảo Amu Darya, xã hội bộ tộc Turkmen phát triển hơn nữa những truyền thống văn hóa sẽ trở thành nền tảng của ý thức quốc gia Turkmen sau này.

Giữa thế kỷ 17 và 19, quyền kiểm soát Turkmenistan bị tranh giành giữa các shahs Ba Tư, các Khiva khan, các emir Bukhara và những vị vua cai trị Afghanistan. Trong giai đoạn này, vĩ thủ lĩnh tinh thần Turkmen Magtymguly Pyragy đã trở thành nhân vật đầy ảnh hưởng cùng những nỗ lực tái lập độc lập và chủ quyền cho dân tộc. Ở thời điểm này vùng lãnh thổ Trung Á rộng lớn gồm cả vùng Turkmenistan vẫn chưa được vẽ bản đồ và rõ ràng đối với người Châu Âu nó chỉ được gọi là thế giới phía Tây. Sự đối đầu tranh giành quyền kiểm soát trong giai đoạn này xảy ra giữa Đế chế Anh và nước Nga Sa Hoàng và được gọi là The Great Game. Trong suốt cuộc chinh phục Trung Á của mình, người Nga luôn gặp phải sự kháng cự mạnh liệt của người Turkmen. Tuy nhiên, tới năm 1894 Nga đã giành được quyền kiểm soát Turkmenistan và sáp nhập nó vào lãnh thổ của họ. Sự đối đầu chính thức kết thúc với Thỏa ước Anh-Nga năm 1907. Dần dần, các nền văn hóa Nga và Châu Âu du nhập vào vùng này, để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này sẽ trở thành thủ đô Turkmenistan. Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và sự bất ổn chính trị sau đó đã dẫn tới việc tuyên bố vùng này trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen, một trong sáu nước cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1924, hình thành nên biên giới nước Turkmenistan hiện đại.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Turkmen mới trải qua một quá trình Âu hoá thêm nữa. Bộ tộc người Turkmen được khuyến khích vô thần và chấp nhận trang phục kiểu Châu Âu. Bảng chữ cái Turkmen được thay đổi từ kiểu ký tự Ả Rập truyền thống sang kiểu Latinh và cuối cùng sang kiểu Kiril. Tuy nhiên, việc khuyến khích người Turkmen từ bỏ kiểu sống du mục cũ là một ưu tiên của những người cộng sản không quá thô bạo cho tới tận cuối năm 1948. Những tổ chức quốc gia có tồn tại trong vùng thời kỳ thập niên 1920 và 1930.

Khi Liên bang Xô viết bắt đầu sụp đổ, Turkmenistan và các nước Trung Á còn lại đều muốn duy trì một hình thức nhà nước cải tiến, chủ yếu bởi họ có nhu cầu sức mạnh kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để phát triển thịnh vượng. Turkmenistan tuyên bố độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991[1], một trong những nước cộng hòa cuối cùng ly khai.

Năm 1991, Turkmenistan rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập, một tổ chức quốc tế của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ.

Lãnh đạo cũ thời Xô viết, Saparmurat Niyazov, vẫn tiếp tục nắm quyền tại Turkmenistan sau khi Liên bang Xô viết giải tán. Dưới thời cầm quyền hậu Xô viết của ông, các quan hệ Nga-Turkmenis tan bị ảnh hưởng nặng nền.[cần dẫn nguồn] Ông tạo dựng cho mình hình ảnh một người ủng hộ Hồi giáo truyền thống và văn hoá Turkmen (tự gọi mình là "Turkmenbashi", hay "lãnh đạo của người Turkmen"), nhưng ông nhanh chóng mang tiếng xấu ở phương Tây vì cách cầm quyền độc tài và sự sùng bái cá nhân quá mức. Quyền lực của ông được tăng cường mạnh đầu thập niên 1990, và năm 1999, ông đã trở thành Tổng thống suốt đời.

Niyazov bất ngờ qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2006, chưa kịp chỉ định người kế vị. Một vị Cựu phó thủ tướng được cho là con ngoài giá thú của Niyazov,[2] Gurbanguly Berdimuhammedow, trở thành tổng thống tạm quyền, dù theo hiến pháp Chủ tịch của Hội đồng nhân dân Ovezgeldy Atayev, sẽ là người nắm chức vụ này. Tuy nhiên, Atayev đã bị kết án một số tội và bị cách chức.

Trong một cuộc bầu cử ngày 11 tháng 2 năm 2007, Berdimuhammedow được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu 95% cử tri tham gia bầu cử, dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án.[3]

Để biết về tình hình từ khi Berdimuhammedow trúng cử, xem: Nhiệm kỳ Tổng thống Turkmenistan đầu tiên của Gurbanguly Berdimuhammedow.

Chính trị

Chính trị Turkmenistan theo khuôn khổ cộng hoà tổng thống, với Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ. Turkmenistan có hệ thống chính trị độc đảng.

Tổng thống được bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi Tổng thống Niyazov từ trần (tháng 12 năm 2006), Turkmenistan đã tiến hành thay đổi Hiến pháp, mở đường cho một cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên. Ông Gurbanguly Berdymuhamedov đã được bầu làm Tổng thống của Turkmenistan ngày 14 tháng 2 năm 2007.

Tổng thống đồng thời là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Nội các do Tổng thống bổ nhiệm.

Đối nội

Trong những năm qua, tình hình Turkmenistan nhìn chung ổn định, không có biến động lớn. Tổng thống Niyazov lên cầm quyền từ 1991, nắm toàn bộ quyền lực và được phong làm Tổng thống suốt đời. Năm 2010, Turkmenistan tuyên bố chấp nhận đa đảng, mặc dù hiện nay vẫn là nước độc đảng (Đảng Dân chủ).

Tháng 12 năm 2006, Tổng thống Niyazov đột ngột từ trần. Tháng 2 năm 2007, Turkmenistan tiến hành bầu cử Tổng thống mới là Ông Gurbanguly Berdymuhamedov. Tổng thống Gurbanguly Berdymuhamedov lên thay vẫn tiếp tục đường lối đối nội cũ. Tình hình nội bộ Turkmenistan không có biến chuyển lớn.

Hiến pháp của Turkmenistan cho phép thành lập các đảng phái chính trị, tuy nhiên từ khi tuyên bố độc lập năm 1991 Turkmenistan chỉ có 1 đảng duy nhất và hiện nay là đảng cầm quyền - Đảng Dân chủ Turkmenistan. Tháng 2 năm 2010, Tổng thống Berdymuhamedov một lần nữa nhắc lại việc Turkmenistan là quốc gia đa đảng và khuyến khích việc thành lập các đảng phái khác.

Đối ngoại

Về đối ngoại, Turkmenistan thực hiện chính sách trung lập, độc lập dân tộc, quan hệ hợp tác song phương, bình đẳng với các nước, không phụ thuộc vào các nước khác, không tham gia liên minh quân sự nào. Tuy nhiên Turkmenistan là một quốc gia đóng cửa nhất trong khu vực các nước CIS. Turkmenistan tập trung quan hệ với Nga, năm 2002 hai nước đã ký Thỏa thuận về hữu nghị và hợp tác. Quan hệ với các nước láng giềng như Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan không mặn mà, luôn tranh chấp trong vấn đề biên giới nhất là vùng biển Caspi, việc sử dụng nguồn nước chung, năng lượng. Quan hệ Turkmenistan – phương Tây gần như không phát triển, phương Tây thường xuyên chỉ trích Turkmenistan về những cải cách kinh tế và các vấn đề dân chủ nhân quyền. Tháng 12 năm 1995, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị quyết công nhận quy chế trung lập vĩnh viễn của Turkmenistan. Turkmenistan là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc, IMF, SNG.

Nhân quyền

Nói chung nhiều tổ chức nhà nước tại Turkmenistan không tôn trọng nhân quyền, dù một số quyền công dân được đảm bảo trong Hiến pháp Turkmenistan, như bình đẳng xã hội, bình đẳng giới tính, không bị đối xử bằng hành động tàn nhẫn và hình phạt bất thường, và tự do lập phong trào. Các quyền kinh tế và xã hội khác như quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, và quyền được giáo dục.

Tuy nhiên, hiện có các vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo và tự do tình dục. Bất kỳ một hành động tình dục đồng giới nào tại Turkmenistan đều bị trừng phạt có thể lên tới năm năm tù. Theo Forum 18, dù có áp lực quốc tế, cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ mọi nhóm tôn giáo và khuôn khổ pháp lý chặt chẽ tới mức nhiều người thà bí mật thực thi tôn giáo còn hơn phải vượt qua hàng đống những quy trình pháp lý chính thức, thực tế là những rào cản.[cần dẫn nguồn] Các tín đồ Tin lành Thiên chúa giáo đều bị hạn chế[cần dẫn nguồn], ngoài ra còn là các nhóm như Những người làm chứng của Jehovah, Bahá'í, và những người theo phong trào Hare Krishna. Những tín đồ Hare Krishna không được cho phép tiến hành quyên góp tại sân bay chính trong nước, Ashgabat.

Theo Phóng viên không biên giới#Chỉ số tự do báo chí thế giới của Phóng viên không biên giới, Turkmenistan có mức độ hạn chế khắt khe thứ hai về tự do báo chí trên thế giới, chỉ hơn Bắc Triều Tiên.

Tỉnh và Quận

Turkmenistan được chia thành năm tỉnh hay welayatlar (số ít - welayat) và một thành phố độc lập:

Địa lý

Với diện tích 488.100 km²(188.457 mi²), Turkmenistan là nước lớn thứ 52 trên thế gới. Nước này hơi nhỏ hơn Tây Ban Nha, và hơi lớn hơn bang California của Hoa Kỳ.

Hơn 80% lãnh thổ là Sa mạc Karakum. Vùng trung tâm đất nước chủ yếu là Vùng lún Turan và Sa mạc Karakum. Dãy Kopet Dag, dọc theo biên giới phía tây nam, cao tới 2.912 mét (9.553 ft). Núi Balkan Turkmen ở cực tây và Dãy Kugitang ở cực đông là những điểm cao đáng chú ý duy nhất. Những con sông gồm Amu Darya, Murghab, và Hari Rud.

Khí hậu chủ yếu khô cằn với sa mạc cận xích đạo, lượng mưa ít. Mùa đông khô và không khắc nghiệt, hầu hết lượng mưa hàng năm xảy ra trong giai đoạn tháng 1 và tháng 5. Vùng có lượng mưa lớn nhất nước là dãy Kopet Dag.

Bờ Biển Caspian của Turkmenistan dài 1768 km. Biển Caspian hoàn toàn nằm kín trong lục địa, không thông với đại dương.

Các thành phố lớn gồm Ashgabat, Türkmenbaşy (trước kia là Krasnovodsk) và Daşoguz.

Kinh tế

Cung Turkmenbashi tại Ashgabat

Một nửa vùng đất được tưới tiêu của quốc gia này được dùng trồng bông, khiến nước này trở thành nhà sản xuất bông đứng thứ 10 thế giới. Turkmenistan sở hữu trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ hàng thứ năm thế giới. Năm 1994, việc Chính phủ Nga từ chối xuất khẩu khí gas của Turkmenistan tới các thị trường ngoại tệ mạnh và tăng các khoản nợ của những khách hàng chính của họ thời Liên Xô cũ về cung cấp khí gas đã khiến lĩnh vực sản xuất công nghiệp này tụt giảm mạnh và khiến ngân sách nước này chuyển từ thặng dư sang thâm hụt nhẹ.

Turkmenistan đã đưa ra một số biện pháp tiếp cận cải cách kinh tế thận trọng, hy vọng sử dụng thu nhập có được từ khí gas và bông để duy trì nền kinh tế. Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp được ước tính khoảng 60%; số dân sống dưới mức nghèo khổ được cho ở mức 58% một năm trước đó[2]. Các mục tiêu tư nhân hoá còn hạn chế. Trong giai đoạn 1998 và 2002, Turkmenistan gặp tình trạng thiếu các con đường xuất khẩu thích hợp cho khí tự nhiên và phải chi trả nhiều khoản nợ ngắn hạn lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy tổng giá trị xuất khẩu đã tăng mạnh nhờ giá khí gas và dầu mỏ thế giới tăng. Các viễn cảnh kinh tế trong tương lai gần không khả quan vì nạn nghèo đói trong nước và gánh nặng nợ nước ngoài.

Tổng thống Niyazov đã chi phần lớn nguồn thu quốc gia vào việc cải tạo các thành phố, đặc biệt là Ashgabat. Những người theo dõi tình trạng tham nhũng đã lên tiếng lo ngại về việc quản lý dự trữ ngoại tệ của Turkmenistan, đa số chũng được giữ trong những quỹ ngoài ngân sách như Quỹ Dự trữ Trao đổi Nước ngoài tại Deutsche Bank ở Frankfurt, theo một báo cáo được đưa ra tháng 4 năm 2006 của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại London. Theo nghị định của Hội đồng Nhân dân ngày 14 tháng 8 năm 2003[3], điện, khí tự nhiên, nước và muối ăn sẽ được cung cấp miễn phí từ năm 2030; tuy nhiên, tình trạng thiếu thốn luôn xảy ra. Ngày 5 tháng 9 năm 2006, sau khi Turkmenistan đe dọa cắt những nguồn cung cấp, Nga đã đồng ý tăng giá mua khí tự nhiên của Turkmenistan từ $65 lên $100 cho mỗi 1.000 mét khối. Hai phần ba khí tự nhiên Turkmenistan được xuất khẩu cho công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước Nga[4].

Chương trình cải cách "10 năm phúc lợi" từ năm 1993 của Cố Tổng thống Niyazov nhằm đưa Turkmenistan thành “Cô-oét thứ hai" về xuất khẩu khí đốt, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên gấp 05 lần vào cuối năm 2004 với thành phần kinh tế chủ yếu là tư nhân, đã thu được một số kết quả. GDP từ năm 2007-2009 trung bình tăng 9%, trong đó lĩnh vực xây dựng đóng góp cho GDP 17%. Năm 2009, do ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vẫn giữ ở mức 6% đạt 16,24 tỷ USD. Năm 2010, nền kinh tế Turkmenistan tiếp tục xu hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. GDP 9 tháng đầu năm 2010 tăng 5,7%.

Turkmenistan có thế mạnh về trồng bông và dệt may, dệt thảm. Hàng xuất khẩu chủ yếu là khí đốt, dầu, sản phẩm hoá chất, dệt may, thảm và bông. Hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị khai thác, xây dựng, gạo và rau quả.

Hiện có 1700 công ty nước ngoài đang hoạt động ở Turkmenistan, chủ yếu là các công ty dầu khí, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ có 500 công ty, Trung Quốc có 4 công ty, công ty Petronass của Malaysia đang thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Caspi. Đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan – Trung Quốc mới được hoàn thành trong năm 2009. Qua đường ống này 30 tỷ m3 khí đốt sẽ được xuất sang Trung Quốc mỗi năm.

Sau khi Tổng thống mới lên cầm quyền (2007), Turkmenistan bắt đầu gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài, đẩy mạnh cải cách, quan tâm hơn đến phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo (xây dựng trường học, các cơ sở văn hoá, giáo dục, tăng cường dạy ngoại ngữ Anh, Đức, Nga).

Nhà nước rất chú trọng tới các chính sách về nhà ở, phúc lợi, công cộng. Các Bộ, ngành được trích kinh phí để xây dựng nhà ở cho công chức, nhân viên. Người dân được sử dụng miễn phí gaz, điện, nước, phương tiện giao thông công cộng và người có xe ô tô được cấp miễn phí 120 lít xăng/tháng, người sở hữu xe môtô được cấp 60 lít xăng miễn phí/tháng

LS HALAN

Hà Lan, hay còn gọi là Hòa Lan, (tiếng Hà Lan: Nederland) là phần châu Âu của Vương quốc Hà Lan. Vương quốc này là một nước theo chế độ dân chủ nghị viện - quân chủ lập hiến. Đôi khi người vẫn hiểu Hà Lan như là Vương quốc Hà Lan, mặc dù trên thực tế, tại thời điểm năm 2005 vương quốc này bao gồm cả Hà Lan (châu Âu) và các quần đảo Antilles và Aruba ở khu vực biển Caribe.

Hà Lan nằm ở phía tây bắc của châu Âu và có biên giới với Bỉ, Đức và nhìn ra biển Bắc.

Danh xưng chính thức của này là "Het Koninkrijk der Nederlanden" (Hán-Việt: Ni Đức Lan vương quốc), nhưng thông thường bị gọi lầm là Holland (Hà Lan), mà trên thực tế Hà Lan là hai vùng trong Vương quốc Hà Lan. Ni Đức Lan có nghĩa là vùng đất trũng.

Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển.[3][4] Và Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giầy gỗ, hoa tulip và sự đa dạng về xã hội. Các chính sách tự do của quốc gia này thông thường được đề cập tới ở nước ngoài. Quốc gia này là nơi đặt trụ sở của Tòa án Quốc tế vì Công lý. Amsterdam là thủ đô chính thức được công nhận trong hiến pháp. Den Haag (hay còn gọi là La Haye theo tiếng Pháp) là thủ đô hành chính (nơi hội họp của chính phủ), nơi ở của Nữ hoàng, và là nơi đặt trụ sở của nhiều đại sứ quán, của Toà án quốc tế.

Hà Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, khu phố mại dâm hay còn gọi là khu Đèn Đỏ ở Amsterdam còn là một điểm đến trong hầu hết các tour du lịch. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới.

Hà Lan đứng thứ năm trong danh sách năm 2004 về đánh giá các quốc gia theo tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy, Thụy Điển, Úc và Canada.

Địa lý

Khoảng một nửa nước Hà Lan có độ cao ít hơn 1 mét trên mặt biển, một vài vùng còn thấp hơn cả mực nước biển. Điểm cao nhất của nước Hà Lan, Vaalserberg nằm ở phía đông-nam, cao hơn mức Amsterdam 322,50 m, tại đấy cũng là góc 3 nước, giáp ranh giới với Đức và Bỉ.

Nhiều phần của Hà Lan thí dụ như gần toàn bộ tỉnh Flevoland được tạo thành do lấn biển chiếm đất. Vào khoảng 1/5 (18,41%) diện tích là nước, trong đó phần lớn nhất là Ijsselmeer, ngày xưa nguyên là một vịnh của biển Bắc, đã được ngăn bằng một con đập dài 29 km vào năm 1932 để lấy đất. Các con sông quan trọng nhất của Hà Lan là sông Rhein, sông Waal và sông Maas.

Hướng gió chính ở Hà Lan là hướng tây-nam với kết quả là một khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè mát và mùa đông không lạnh. Hà Lan có ranh giới về phía tây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ.

 Chính trị

Nữ hoàng Hà Lan Beatrix.

Từ sau khi cuộc chiếm đóng của Pháp chấm dứt vào năm 1815, nước Hà Lan có một nền quân chủ nghị viện, đứng đầu là hoàng gia Hà Lan Oranien-Nassau. Hà Lan được coi là một trong những nước tự do nhất thế giới (về báo chí, mại dâm, sử dụng ma túy..) xuất phát từ đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền.

Nữ hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thành phần của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nữ hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín. Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện.[5]

Hiến pháp

Hiến pháp là nền tảng pháp lý của Hà Lan, quy định những nguyên tắc chính của nhà nước Hà Lan là: Chế độ quân chủ; Nền dân chủ thông qua đại diện; Chế độ pháp quyền; và Phi tập trung hoá (1. Monarchy 2. Representative democracy 3. The rule of law 4. Decentralisation).

Nguyên thủ quốc gia

Nguyên thủ quốc gia từ 1980 là Hoàng hậu Beatrix. Con trai của bà, Willem-Alexander là người nối ngôi; cùng với người vợ là bà Màxima ông có 3 người con gái, Catharina-Amalia và Alexia. Theo Hiến pháp, Beatrix là thành viên của chính phủ và bổ nhiệm các bộ trưởng. Trên thực tế, sau khi bầu cử Hoàng hậu cử một thông tin viên (informateur) hỏi các phái chính trị trong Quốc hội. Sau bản tường trình, Hoàng hậu cử một thành lập viên (formateur), người có thể sẽ là thủ tướng tương lai, thành lập chính phủ.

Thủ tướng Hà Lan hiện nay ông Mark Rutte.

Nội các

Nội các hiện nay của Hà Lan bao gồm 1 Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng, 14 Bộ trưởng, 9 Quốc Vụ Khanh.

Thủ tướng hiện nay là Mark Rutte thuộc Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (Volkspartij voor Vrijheid en Democratie/VVD), nhậm chức từ tháng 10 năm 2010.

Quốc hội

Quốc hội (Staten-Generaal) bao gồm 2 viện. Việc bầu cử 150 thành viên của Viện thứ hai (Tweede Kamer) thông thường được tiến hành 4 năm một lần. Viện này thật ra là quốc hội, đại diện cho nhân dân và kiểm tra chính phủ.

Viện thứ nhất (Eerste Kamer) là Thượng viện bao gồm 75 đại diện của các hội đồng tỉnh và cũng được bầu 4 năm một lần. Công việc của Viện thứ nhất trước nhất là thẩm định những luật lệ do Viện thứ hai là Hạ viện đưa ra; trong những trường hợp nhất định Viện thứ nhất có thể ngăn chận một đạo luật bằng quyền phủ quyết.

Hệ thống pháp lý (The Judicial System)

Toà án Tối cao gồm các thẩm phán do Nữ hoàng bổ nhiệm suốt đời từ danh sách do Hạ viện đề cử. Hệ thống tư pháp được thực hiện bởi các thẩm phán được bổ nhiệm và không có chế độ Bồi thẩm đoàn. Dưới Toà Tối cao có 3 loại toà án khác: 61 toà án khu chuyên xét xử các vụ hình sự và dân sự nhỏ; 19 Toà án quận xử các vụ quan trọng hơn và 5 Toà Phúc thẩm xử khiếu nại từ các toà án cấp quận.

Ngoài ra hệ thống pháp lý Hà Lan còn có các toà án hành chính và toà án quân sự. Các toà án hành chính được chuyên môn hoá trong nhiều lĩnh vực như thương mại và công nghiệp, thuế, tài chính ... Hiến pháp Hà Lan bác bỏ việc áp dụng xét xử bằng bồi thẩm đoàn và án tử hình.[6]

Đảng phái

Chính sách xã hội

Trong những thập niên vừa qua, nước Hà Lan được biết đến đặc biệt là vì những quy định pháp luật tự do về những chất ngây nghiện "mềm" (đọc Coffeeshop), về mại dâm (là một nghề được luật pháp công nhận và người mại dâm vì thế có bảo hiểm xã hội), về việc phá thai cũng như về việc giúp người chết không đau đớn (tiếng Anh: euthanasia). Hà Lan cũng là quốc gia đầu tiên tạo khả năng cho hôn nhân của những người đồng tính luyến ái.

Trừ những thành phố gọi là Randstad (Amsterdam, Rotterdam và Den Haag), cởi mở và khoan dung trong quần chúng một phần đi theo sau những luật lệ tự do của chính mình này.

Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn giáo khác nhau.

Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.

Quân sự

Bản đồ hành chính Hà Lan

Nghĩa vụ quân sự nói chung được hoãn vô hạn định từ năm 1996. Nước Hà Lan vì thế có một quân đội chuyên nghiệp. Lực lượng quân sự bao gồm tổng cộng 53.130 người, trong đó 23.150 người thuộc lục quân, 11.050 người thuộc không quân và 12.130 người thuộc hải quân. Bên cạnh đó, từ năm 1998 còn có Koinklijke Marechaussee (cảnh sát biên phòng) là một phần độc lập của quân đội. Chi phí cho quân sự chiếm 1,6% tổng sản phẩm quốc nội (Đức: 1,5%, USA 3,4%)

Lục quân của nước Hà Lan (Koninklijke Landmacht) được liên kết chặt chẽ với lực lượng lục quân Đức thông qua Quân đoàn 1 Đức-Hà Lan.

Phân chia hành chính

Khởi sự ban đầu năm 1579 với 7 tỉnh, 2 tỉnh Nord-Brabant và Limburg được thêm vào sau đó. Drenthe cũng trở thành một tỉnh riêng và tỉnh Holland được chia thành Holland-Bắc và Holland-Nam vào năm 1840. Tỉnh trẻ nhất là Flevoland, chỉ được thành lập từ 1986. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1986 Hà Lan được chia thành 12 tỉnh (provincies). Các tỉnh lại được chia thành 483 làng (gemeenten). Tỉnh của Hà Lan là vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. Làng là vùng cấp ba. Mười hai tỉnh nhóm lại thành 4 vùng liên tỉnh (Landsdelen). Bốn vùng liên tỉnh này thực ra không phải là một cấp hành chính mà chỉ nhóm lại để phục vụ công tác thống kê. Mỗi vùng liên tỉnh là một vùng cấp một của Liên minh châu Âu.

Đối ngoại

Hà Lan là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh (Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh...). Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Hà Lan theo đường lối trung lập. Sau khi bị phát xít Đức chiếm (hoàng gia phải chạy ra nước ngoài), Hà Lan liên kết với phe đồng minh và phương Tây, tham gia sáng lập và có vai trò quan trọng (đóng góp nhiều sáng kiến và tài chính) ở nhiều tổ chức quốc tế như UN, EU, IMF, Ngân hàng Thế giới, CSCE, GATT, WTO, NATO, ASEM...

Hà Lan ưu tiên củng cố quan hệ với đồng minh truyền thống như Mỹ, NATO, Tây Âu, Nhật. Ngoại trưởng hiện nay (Verhagen) coi “Mỹ là đồng minh quan trọng nhất” (có 3 Tổng thống Mỹ gốc Hà Lan, hai nước mới kỷ niệm 400 năm quan hệ 1609 – 2009, Hà Lan đầu tư hơn 150 tỉ USD ở Mỹ - lớn thứ 3 sau Anh và Nhật, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Hà Lan với hơn 200 tỉ USD). Hà Lan chú trọng quan hệ với các nước đang phát triển (một phần vì thuộc địa trước đây), tranh thủ tài nguyên, thị trường tiêu thụ...[7]

Về viện trợ phát triển, từ tháng 2 năm 1999, chính phủ Hà Lan quyết định giảm số nước được nhận viện trợ song phương từ 70 xuống còn 17 nước là Bangladesh, Bolivia, Ethiopia, Burkina Faso, Eritrea, Ghana, Ấn Độ, Macedonia, Mali, Mozambique, Nicaragua, Sri Lanka, Tanzania, Uganda, Việt Nam, Yemen, Zambia. Hiện nay gồm 21 nước. Trong quá trình chọn lựa danh sách các nước được nhận viện trợ song phương, chính phủ Hà Lan đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn, trong đó có:

1) Chính sách kinh tế - xã hội có chất lượng tốt;

2) Trình độ quản lý đạt yêu cầu, nhất là trình độ quản lý các quỹ công.

Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định thành lập Vụ Nhân quyền và gìn giữ hoà bình, chỉ định Đại sứ nhân quyền (Ambasador for Human Rights).[8]

Hà Lan đặc biệt ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu.

Năm 2010, Hà Lan sẽ đóng góp 3,6 tỉ euro cho EU (năm 2009 là hơn 7 tỉ euro). Chính phủ mới sẽ tiếp tục chính sách của chính phủ trước: coi trọng quan hệ với các nước láng giềng (Pháp, Bỉ, Luxembourg), các nước thành viên EU, NATO. Ngay sau khi Chính phủ mới được thành lập, Thủ tướng Mark Rutte đã thăm Bỉ và Luxembourg, Ngoại trưởng Uri Rosenthal thăm Bỉ, gặp song phương với Tổng Thư ký NATO và Đại diện cấp cao Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU. Ngoài ra, Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte tiếp tục coi Mỹ là đối tác chiến lược; tranh thủ các nước đang phát triển, đặc biệt với châu Phi và châu Á; đề cao vấn đề năng lượng, môi trường, nhân quyền, các mục tiêu thiên niên kỷ… Đối với các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Mark Rutte tuyên bố Hà Lan sẽ tiếp tục gách vác các trách nhiệm quốc tế như đã thực hiện trong quá khứ; để ngỏ khả năng đưa nhân viên quân sự Hà Lan trở lại Afghanistan và giúp Afghanistan đào tạo cảnh sát theo đề nghị của NATO. [9]

Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Chính sách viện trợ phát triển của Hà Lan do Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao quản lý và điều phối việc cấp các khoản viện trợ. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới (0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh… và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, quản lý nước, thuỷ lợi, giáo dục… Mức độ viện trợ của Hà Lan cho các nước tuỳ thuộc trình độ phát triển của các nước này và quan hệ chính trị nói chung.

Lịch sử

Vùng này là nơi định cư của các bộ tộc Arawak và Carib trước khi người Tây Ban Nha đến đây vào thế kỉ 16.

Hai nhà thám hiểm Alonso de Ojeda và Amerigo Vespucci phát hiện ra đảo Curaao năm 1499. Người Hà Lan đến xâm chiếm đảo Curaçao cùng hai đảo Aruba và Bonaire năm 1634, Peter Stuyvesant trở thành viên Toàn quyền đầu tiên ở Curaçao.

Sau khi Vương quốc Frank bị chia cắt, Hà Lan thuộc về Vương quốc Frank Đông (Regnum Teutinicae) và sau đó thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Dưới triều của hoàng đế Karl V, người đồng thời cũng là vua Tây Ban Nha, nước được chia thành 17 tỉnh và cũng bao gồm phần lớn nước Bỉ ngày nay. Sau tuyên bố độc lập của 7 tỉnh miền Bắc (Liên minh Utrecht) vào ngày 23 tháng 1 năm 1579 và cuộc chiến 80 năm kế tiếp theo đó chống lại dòng họ Habsburg Tây Ban Nha, nền độc lập trên hình thức đối với Tây Ban Nha được ghi nhận trong Hòa ước Münster, là một phần của Hòa ước Westfalen vào ngày 15 tháng 5 năm 1648, dẫn đến việc tách ra khỏi Đế chế Đức trong thời kỳ Trung cổ, đồng thời với Thụy Sĩ. Ngày này được xem là ngày nước Hà Lan ra đời.

Trong thời gian sau đó nước Hà Lan, là Cộng hòa Hà Lan Thống nhất (Republiek der Zeven Verenigde Nederlanden - Cộng hòa của bảy tỉnh Hà Lan Thống nhất), lớn mạnh trở thành một trong những thế lực kinh tế và hàng hải lớn nhất của thế kỷ 17. Trong thời gian đấy nhiều thuộc địa và địa điểm buôn bán được thiết lập trên toàn thế giới. Nieuw Amsterdam (Amsterdam mới) được thành lập, thành phố mà sau này được đổi tên thành New York. Tại châu Á người Hà Lan thiết lập thuộc địa Nederlands-Indië, nước Indonesia ngày nay, độc lập vào tháng 12 năm 1949. Trong vùng đông bắc Nam Mỹ (Suriname) và vùng biển Caribbean cũng thành hình thuộc địa Hà Lan (Aruba, Curaçao, Bonaire, Saba, Sint Eustatius và Saint Martin ); các đảo này là phần đất tự trị của vương quốc Hà Lan. Vì thế mà vương quốc Hà Lan bao gồm chính thức là 3 phần: Hà Lan, Aruba và quần đảo Antille thuộc Hà Lan.

Năm 1796, với sự hỗ trợ của Pháp, Cộng hòa Batavian (Bataafse Republiek) được thành lập, được gọi theo bộ tộc người German là Bataver, đầu tiên định cư tại vùng giữa sông Rhein và sông Maas. Năm 1806 Napoléon thành lập Vương quốc Holland từ Cộng hòa này.

Sau khi bị nước Pháp dưới thời Napoléon I thôn tính, vương quốc Nederlande được thành lập, bao gồm cả nước Bỉ ngày nay. Vị vua đầu tiên là Wilhelm I từ dòng dõi Oranje-Nassau. Bỉ và cùng với nước Bỉ là vùng Flandern Franken Hạ giành được độc lập sau cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830 nhưng mãi đến 1839 mới được Wilhelm I công nhận.

Vua Hà Lan đồng thời cũng là Đại Công quốc của Luxembourg, nơi Đạo luật Salica (Lex Salica) không cho phép người nguyên thủ quốc gia là nữ. Khi Wilhelm III chết chỉ để lại một người con gái (nữ hoàng Wilhelmina), ngai vàng Luxembourg được chuyển về một nhánh kế thừa khác trong dòng họ Nassau và người anh em họ của Wilhelm là Adolf von Nassau kế nhiệm tại đó.

Nước Hà Lan chính thức trung lập trong Đệ nhất thế chiến và đã có thể thành công trong việc không tham gia vào cuộc chiến. Thế nhưng Hà Lan vẫn động viên toàn bộ quân đội cho đến khi chiến tranh kết thúc và thêm vào đó là phải đối phó với làn sóng người di tản từ nước Bỉ bị Đế chế Đức chiếm đóng.

Trong Đệ nhị thế chiến chính phủ Hà Lan cũng đã cố gắng không tham gia chiến tranh; những lời cảnh báo khác đi không được tin. Thế nhưng Hitler đã ra lệnh xâm chiếm Hà Lan, để có thể thôn tính nước Pháp từ phía Bắc vòng qua tuyến phòng thủ Maginot. Sau 3 ngày chiến đấu, quân đội Đức bắt buộc Hà Lan đầu hàng vào đêm 14 tháng 5 năm 1940 bằng cuộc bỏ bom Rotterdam. Trung tâm thành phố bị phá hủy hầu hết vì bom và những đám cháy kế tiếp theo đó. Đây là cuộc bỏ bom trên diện rộng đầu tiên trong Đệ nhị thế chiến. Đất nước bị quân đội Đức chiếm đóng từ tháng 5 năm 1940 cho đến tháng 5 năm 1945. Nhiều người Hà Lan hợp tác với chế độ chiếm đóng và nhiều người cũng đã tiếp thu ý tưởng của một Đại Đế chế Đức hay Đại Đế chế German, thuộc vào trong số đó là những người Hà Lan nói tiếng Đức. Việc truy nã người Do Thái xảy ra tại Hà Lan đặc biệt dữ dội: không một nước nào khác ở châu Âu lại có nhiều người có tính ngưỡng đạo Do Thái bị bắt đi trại tập trung nhiều như thế. Cho đến nay vai trò của các cơ quan hành chính Hà Lan và của công ty tàu hỏa Hà Lan vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Tượng trưng cho việc truy nã người Do Thái là vụ việc của Anne Frank. Thế nhưng đa số người dân phải cam chịu cảnh chiếm đóng. Phần phía Nam của Hà Lan được quân đội Đồng minh đang tiến quân giải phóng vào nửa cuối năm 1944; phần miền Bắc mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt.

Nước Hà Lan là thành viên thành lập Liên minh Kinh tế Benelux (Low Coutries) và cũng là nước đồng thành lập khối NATO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (và vì thế cũng là nước đồng thành lập Liên minh châu Âu).

Trong thập niên 1980, các quy định mang tính tự do trong các việc về người thiểu số và về tiêu dùng các loại thuốc gây nghiện "mềm" được đưa ra. Đi trước các thay đổi luật pháp này là nhiều xung đột trầm trọng với người nước ngoài, đã bắt buộc chính phủ Hà Lan phải hành động. Các quy định của Hà Lan trước đó hoàn toàn là những gì khác với những quy định được coi là gương mẫu.

Trong những năm 1990, đặc biệt là vụ thảm sát tại Srebrenica đã có nhiều tác động chính trị lớn và bắt buộc chính phủ phải từ chức vào năm 1994. Antille thuộc Hà lan trở thành vùng tự trị năm 1954, đảo Aruba tách khỏi nhóm đảo này năm 1986. Năm 1994, dân cư trên nhóm đảo này bỏ phiếu quyết định duy trì việc liên hiệp với Hà lan.

Trong thời gian vừa qua mô hình chính trị đa văn hóa rộng lượng của Hà Lan đã trải qua nhiều thử thách. Các vấn đề của đường lối chính trị này biểu hiện đặc biệt ở vụ giết người của phái dân túy (populist) Pim Fortuin, người đã tạo một vết sướt sâu đậm trên hình tượng Hà Lan. Thêm vào đó, chính sách chính trị tự do tạo điều kiện thuận lợi cho việc những người theo đạo Hồi quá khích và những người được gọi là giảng đạo căm thù di dân vào Hà Lan: vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 đạo diễn Theo van Gogh bị giết chết. Hậu quả của việc này là nhiều cuộc tấn công các đền thờ đạo Hồi và những tuyên bố thù địch chống lại người dân theo đạo Hồi. Từ đấy phần lớn người dân yêu cầu một chính sách không khoan nhượng đối với những người di dân có hành động bạo lực và thay đổi các luật lệ di dân được cảm nhận là quá tự do. Và cũng từ thời điểm đấy nhiều chính trị gia phải được cảnh sát bảo vệ vì họ vẫn tiếp tục bị người theo đạo Hồi đe dọa.

Dân cư

Với khoảng 480 người dân trên một cây số vuông, Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất thế giới (Monaco 16.435, Đức: 236 người, Namibia: 2).

Tiếng Hà Lan là tiếng chính thức trên toàn quốc gia; bên cạnh đó là nhiều tiếng Đức địa phương. Tiếng Friesen là ngôn ngữ chính thức trong tỉnh Friesland (tiếng Friesen: Provinsje Fryslân, tiếng Hà Lan: Provincie Friesland) và ở đấy cũng là ngôn ngữ của đài phát thanh và hệ thống quản lý nhà nước. Trong vùng đông bắc người ta nói nhiều tiếng Hà Lan địa phương, trong vùng đông nam là tiếng Đức. Tiếng Hà Lan là cũng là ngôn ngữ chính thức tại Vlaanderen (xứ bắc của nước Bỉ), Surinam, Aruba và trên quần đảo Atillen. Tại Nam Phi, tiếng Afrikaans là một ngôn ngữ phát triển độc lập từ tiếng Hà Lan. Với một ít khó khăn người nói tiếng Afrikaans và người Hà Lan có thể đọc và hiểu được thứ tiếng kia.

Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi tại Hà Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu. Ước tính có khoảng 80% người dân Hà Lan sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.

Sống tại Hà Lan là người di dân đến từ khắp thế giới: Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,...

[sửa] Giáo dục

Hà Lan có 3 hình thức giáo dục bậc cao tồn tại song song với nhau:

1. Đại học (University): Hà Lan có 14 trường đại học, bao gồm cả trường đại học Mở. Theo nguyên tắc, các trường này đào tạo sinh viên trở thành học giả và nhà khoa học, nhiều chương trình học cũng có một phần chuyên nghiệp, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ngoài các viện nghiên cứu. Các trường đại học có quy mô khác nhau, số lượng sinh viên đăng ký từ 6,000 đến 30,000. Tổng cộng, số sinh viên lên đến khoảng 150,000 người.

2. Trường đại học chuyên nghiệp (University of professional education hay còn gọi là Hogescholen)

Các trường đại học chuyên nghiệp có các chương trình học đào tạo về mọi ngành nghề. Hà Lan có hơn 50 trường chuyên nghiệp. Trường có số sinh viên đăng ký nhiều nhất là khoảng 20,000 - 25,000, ở các trường khác thì ít hơn nhiều. Tổng cộng có tất cả 280,000 sinh viên học tại các trường này.

3. Viện giáo dục quốc tế (International Education institute):

15 viện giáo dục quốc tế ở Hà Lan có những khóa học sau đại học trong nhiều lĩnh vực. Các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh và được thiết kế cho sinh viên nước ngoài. Để được chấp nhận vào học các khóa này, sinh viên phải có bằng cử nhân và nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Các viện giáo dục quốc tế có khoảng ngàn sinh viên theo học. Các trường đại học và đại học chuyên nghiệp cũng có các khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh.Các tôn giáo quan trợng nhất là Công giáo Rôma 31%, Tin Lành 20% và Hồi giáo 5,5%, tôn giáo khác 2,5%, khoảng 40% người Hà Lan không cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào. Người theo Công giáo sống chủ yếu ở miền Nam trong khi người theo đạo Tin Lành chủ yếu ở miền Bắc Hà Lan. Hiện nay, ở Hà Lan ước tính có khoảng 250.000 tín đồ Phật giáo.[10]

[sửa] Kinh tế

[sửa] Tổng quát

Chợ bán phó mát tại thành phố Gouda, Hà Lan

Nước Hà Lan có một hệ thống kinh tế cởi mở và hoạt động tốt. Từ những năm 1980 chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của nhà nước. Công nghiệp hóa và công nghiệp thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện thống lĩnh trong lãnh vực sản xuất. Trước các nước láng giềng một thời gian dài, đất nước này đã có một ngân sách quốc gia cân đối và đấu tranh chống trì trệ trong thị trường lao động có hiệu quả.

Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa – việc trồng hoa uất kim cương (hoa tu líp) đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.

Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền [kinh tế]] - thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địa danh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là New Amsterdam...), châu Phi, Indonesia... Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Công ty Đông Ấn Hà Lan được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỷ 17 được coi là “thế kỷ Hà Lan”, sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên.

Điểm nổi bật của nền kinh tế Hà Lan là có nền công nghiệp phát triển và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp và là cửa ngõ thông thương quan trọng ở châu Âu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Lan là chế biến thực phẩm, hoá chất, khai thác dầu khí và sản xuất máy móc thiết bị điện tử.

Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan chỉ có khí đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc (sản lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hiện nay), nhưng đã biết sử dụng thế mạnh là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu… Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai mầu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.

Những lĩnh vực có thế mạnh: xây dựng, hoá chất, khai thác dầu khí, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện tử, vi điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, đánh cá. Năm 2007, kinh tế cơ bản tiếp tục phát triển, GDP đạt 556 tỉ euro và tổng kim ngạch thương mại là 654 tỉ euro tuy nhiên từ năm 2008 kinh tế Hà Lan bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.[11]

Hiện nay, với kim ngạch thương mại khoảng 1100 tỉ USD, Hà Lan là nền kinh tế đứng thứ 16 thế giới. Mấy thập niên qua, Hà Lan đã xây dựng thành công nền kinh tế tri thức. Dịch vụ chiếm 74 %, công nghiệp 24 % và nông nghiệp 2% GDP. 98 % dân có tivi và sử dụng internet (thứ 2 thế giới sau Israel), 91 % dân sử dụng máy vi tính, cao thứ 3 thế giới (sau Canada và Thụy Sỹ). Hà Lan có các tập đoàn hàng đầu thế giới như Shell (số 1 thế giới năm 2008), Philips (công ty điện tử đầu tiên trên thế giới), Unilever, Akzo Nobel, tập đoàn ING và ABN... Hà Lan chú trọng phát triển bền vững (GDP tăng 1 – 2 %/năm), cân bằng sinh thái, môi trường, chất lượng cuộc sống, xây dựng các thiết chế học tập suốt đời, tuổi thọ trung bình 80 tuổi, chỉ số phát triển con người HDI 95,8 % (cao thứ 6 thế giới)...[12]

Hiện Hà Lan là một trong những nước Châu Âu bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bắt đầu từ 2008. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực (từ 2008 dành khoảng 50 tỉ euro để kích cầu tập trung vào 4 lĩnh vực chính: mua nợ xấu kèm điều kiện tăng giám sát hệ thống tài chính; mở rộng giao thông như nâng cấp cơ sở hạ tầng dài hạn, tạo việc làm, giảm thất nghiệp..; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng bị tác động mạnh nhất của khủng hoảng nhưng năng động, dễ thích nghi, tạo nhiều việc làm; tăng bảo hiểm xã hội nhất là cho người già, trẻ em, người bệnh) nhưng tình hình vẫn rất khó khăn: GDP năm 2009 dự kiến giảm 4%, tăng 0% năm 2010 và có thể bắt đầu tăng trưởng từ năm 2011. Năm 2009, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng kinh tế suy thoái, Hà Lan vẫn xuất siêu 39 tỉ đô, là nước xuất siêu cao thứ 2 trong EU sau Đức với 135,8 tỉ đô. Tỉ lệ thất nghiệp của Hà Lan năm 2009 là 5,6% và có thể tăng đến 8% năm 2010 (tương đương 600.000 người thất nghiệp). Thâm hụt ngân sách năm 2009 là 5,3%, dự kiến thâm hụt 6% năm 2010. Nợ quốc gia dự kiến tăng lên khoảng 65,7% năm 2010.

Các chỉ số kinh tế:

GDP: 796,7 tỉ USD (2009)

GDP đầu người: 39.400 USD (2009)

Tăng trưởng kinh tế: - 3,9 % (2009), 1,9% (2008), 3.9% (2007)

Thất nghiệp: 4,8% (2009)

Lạm phát: 1,2% (2009)

Nợ công: 60,9 % GDP[13]

Tài nguyên thiên nhiên

Trồng hoa uất kim cương, một ngành nông nghiệp quan trọng

Nước Hà Lan có khí đốt, được khai thác trên quy mô lớn gần Groningen cũng như là phía nam biển Bắc. Năm 1996 có 75,8 tỉ m³ (theo BP) được khai thác. Như thế Hà Lan đứng thứ 5 trên thế giới về khai thác khí đốt, sau Nga (561,1 tỉ m³), Mỹ (546,9 tỉ m³), Canada (153 tỉ m³) và Liên hiệp Anh (84,6 tỉ m³). Ngoài ra còn có trữ lượng dầu nhỏ tại vùng biên giới Emsland và mỏ muối tại Delfzijl và Hengelo. Ngoại trừ đất sét thí dụ như tại Bourtanger Moor Hà Lan không có tài nguyên khoáng sản lớn.

LS MYANMAR

Myanma có một lịch sử lâu dài, rực rỡ và tương đối phức tạp. Người Miến - dân tộc đông nhất ở Myanma hiện đại - không phải là những chủ nhân đầu tiên của Myanma. Trước khi người Miến di cư tới và lập nên các triều đại của mình, người Pyu đã có các quốc gia thành thị của mình suốt từ thế kỷ 1 TCN ở miền Trung và miền Bắc Myanma hiện đại. Ngoài ra, có thể người Môn đã tới định cư và lập quốc gia của mình ở miền Nam Myanma trước khi người Miến bành trướng xuống.

Thời kỳ đầu

Vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.

Vào khoảng trước những năm 800, người Miến bắt đầu từ Tây Tạng hiện nay di cư tới châu thổ Ayeyarwady. Tới năm 849, họ đã thành lập quốc gia của mình xung quanh trung tâm Pagan và quốc gia này ngày càng trở nên hùng mạnh.

Vương triều Pagan thống nhất Myanma lần thứ nhất

Trong thời Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanma hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Pagan, với kinh đô tại Mandalay.

Theo sử truyền khẩu của người Miến và người Môn, từng có quốc gia Môn giàu có và văn minh ở châu thổ châu thổ Ayeyarwady - vương quốc Thaton. Nhưng vua Pagan Anawratha đã thôn tính vương quốc người Môn này. Tuy nhiên, người ta chưa tìm thấy các hiện vật khảo cổ thuyết phục nào về sự tồn tại của quốc gia Môn này, có lẽ vì các nghiên cứu khảo cổ chủ yếu được tiến hành ở Thượng Miến. Có thể, trước sức ép của Đế quốc Khmer, người Môn từ Dvaravati (ở miền Trung Thái Lan hiện đại) phải di tản sang Hạ Miến vào khoảng thế kỷ 9.

Trải qua hơn 200 năm, đến cuối thế kỷ 13, đế quốc Pagan hưng thịnh, kiểm soát phần lớn lãnh thổ Myanma ngày nay. Đây là một vương quốc Phật giáo mà các ngôi đền còn lại ở Bagan ngày nay không những chứng minh sự giàu có tột đỉnh về nông nghiệp mà còn chứng minh sự hiểu biết của người dân về toán học, hình học và xây dựng. Các đền thờ ở Bagan trải dài trong khu vực 40km vuông trên bờ sông Ayeyarwad. Pagan là kỷ nguyên vàng son từ thế kỷ 11-13 trong tâm trí người Miến Điện.

Thời kỳ bị tàn phá và chia cắt

Tới cuối thế kỷ 13, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Nguyên Mông xâm lược Myanma, thành phố Pagan bị cướp phá và sau đó bị bỏ hoang, chỉ còn lại các ngôi đền do các tự viện Phật giáo quản lý. Mặc dù quân Nguyên rút lui ngay sau khi cướp phá Pagan, nhưng triều Pagan sụp đổ hoàn toàn. Myanma bước vào một giai đoạn bị chia cắt suốt gần 300 năm. Trong thời kỳ chia cắt kéo dài này, hàng loạt quốc gia của người Miến, người Rakhine, người Shan và người Shan Miến hóa, người Môn đã thành lập. Các quốc gia này xung đột với nhau. Lớn mạnh nhất trong số các quốc gia đó là Hanthawaddy của người Môn, Mrauk U của người Rakhine. Người Shan Miến hóa lập nên quốc gia của mình và xưng là Triều Ava với ý tiếp nối Triều Pagan. Giữa thế kỷ 16, liên minh các quốc gia Shan đã cướp phá Ava, chấm dứt sự tồn tại của Triều Ava.

Vương triều Taungoo thống nhất Myanma lần thứ hai

Người Miến lập nên Triều Taungoo vào khoảng cuối thế kỷ 15 với trung tâm là Taungoo. Đến giữa thế kỷ 16, Taungoo dưới sự cai trị của vua Tabinshwehti đã tái thống nhất Myanma. Vì sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ Châu Âu ở Đông Nam Á, Vương quốc Taungoo trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế bằng cách chinh phục các quốc gia Manipur, Chiang Mai và Ayutthaya. Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của Vương quốc Taungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ Đào Nha, đã khôi phục lại triều Taungoo vào năm 1613.

Giữa thế kỷ 18, người Mon với sự trợ giúp của Pháp đã nổi dậy, khôi phục quốc gia Hanthawaddy, khiến triều Taungoo sụp đổ vào năm 1752.

Vương triều Konbaung

Giữa thế kỷ 18, một vương quốc Miện Điện mới xuất hiện là vương quốc Ava do Alaungpaya thành lập nên Triều đại Konbaung gọi là Đế chế Miến Điện thứ ba vào khoảng thập niên 1700 tại khu vực ngày nay là Mandalay. Nó từng bước mở rộng kiểm soát trên nhiều vùng đất bây giờ là Myanma, gồm cả việc chinh phục các nhà nước ở vùng đồi núi của người Shan. Myanma trở thành một cường quốc khu vực đáng kể, tranh giành lãnh thổ và dân cư với vương quốc Ayuthaya của người Thái. Cuộc cạnh tranh giữa người Myanma và người Thái gay gắt và ác liệt. Năm 1767, Myanma đã đủ mạnh để phái một đạo quân tiến đánh thủ đô Ayuthaya của người Thái. Thủ đô này đã bị cướp phá, của cải bị cướp bóc, hàng vạn người Thái bị bắt và bị đem về Myanma làm nô lệ; vương quốc Ayuthaya sụp đổ.

Nhà Thanh (Trung Quốc) lo ngại sự lớn mạnh của Myanma, đã bốn lần xâm lược nước này trong khoảng thời gian từ 1766 đến 1769 nhưng không lần nào thành công. Tuy nhiên, chiến tranh với Thanh đã khiến Myanma phải giảm áp lực đối với Ayutthaya và rồi đánh mất quyền kiểm soát với nước này. Tuy nhiên triều Konbaung đã chiếm thêm được Mrauk U và Tenasserim.

Vào cuối thế kỷ 18, Myanma là một nước hùng mạnh nhất ở lục địa Đông Nam Á, một phần do sự giảm sút tại vương quốc của người Thái phải đang khôi phục sau sự suy tàn của Ayuthaya và vương quốc của người Việt đang bị nội chiến. Tuy nhiên tới đầu thế kỷ 19, vương quốc Thái và Việt Nam hưng thịnh lên, trong khi vương quốc Miến Điện bị suy tàn, tầng lớp quý tộc của Myanma hướng về bên trong hơn là hướng về các đối tác của họ là Thái và Việt Nam và ít có quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Khi người Anh gia tăng sự hiện diện của họ ở vùng Đông Nam Á vào thế kỷ 19, thì tầng lớp quý tộc Miến Điện tỏ ra ít có khả năng đánh giá mối đe dọa đối với họ như người Thái và vì vậy càng ít có khả năng để đưa ra những chiến lược đối phó.

Xung đột với người Anh

Từ thế kỷ 17, công ty Đông Ấn của Anh EIC đã mở rộng lãnh thổ kiểm soát ở Ấn Độ, đặc biệt lại thủ phủ Calcuta gần Ava, ban đầu Myanmar được EIC xem như là vùng đệm, nó có tầm quan trọng về thương mại, nhưng quan trọng hơn vẫn là về mặt chiến lược. Không một cường quốc Châu Âu nào khác giành được ảnh hưởng ở đó và người ta cho rằng các nhà cầm quyền Miến Điện đã thừa nhận sức mạnh của xứ Ấn Độ thuộc Anh, cùng tạo điều kiện để hai bên quan hệ buôn bán có kết quả. Tuy nhiên, sau cuộc chinh phục Ayuthaya năm 1767, tới năm 1820 họ tiếp tục mở rộng quyền kiểm soát qua vùng Arakan tiếp giáp với vịnh Bengal, những người tị nạn Arakan đã bỏ chạy qua biên giới Ấn Độ và từ đó tổ chức các cuộc kháng chiến chống lại người Miến Điện. Cuối cùng, vua Miến Điện đã yêu cầu người Anh đưa dân tị nạn trở lại, đổi lại người Anh ngày càng gia tăng sự quan tâm của họ đến sự bất ổn chính trị ở vùng biên giới phía đông thuộc địa Ấn Độ của mình

Triều đình Miến Điện đã đánh giá thấp sức mạnh của EIC, năm 1822 các lực lượng quân đội của Miến Điện chiếm Bengal và đe doạ tiến vào Chitagong trong cuộc tranh chấp đòi trao trả những người tị nạn Arakan, kết quả đội quân quân viễn chinh của Anh đã tiến vào Myanmar, cuộc chiến tranh Anh - Miến Điện đầu tiên kéo dài 2 năm, từ 1822 – 1824, cuối cùng với ưu thế về chiến thuận và vũ khí, lại được sự hậu thuẫn từ Bengal, người Anh đã chiến thắng, người Miến Điện buộc phải nhượng lại một phần lớn lãnh thổ ở bờ biển thuộc vịnh Bengal, qua hơn hai thập niên kế tiếp, EIC đã khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng đất mới này, tăng sản lượng lúa gạo và phát triển mạnh các ngành thương mại xuất khẩu về gạo, gỗ và đóng tàu

Mặc dù bị đánh bại trong cuộc chiến đầu tiên với người Anh và bị mất đất, tuy nhiên những tranh chấp trong các thập niên kế tiếp đã dẫn tới cuộc chiến tranh lần thứ 2 giữa Anh và Miến Điện vào năm 1850, kết quả người Anh lại thắng và họ thu thêm các vùng đất thấp của Myanmar, cuộc thôn tính của người Anh tiếp diễn và tới năm 1885, khi nhà vua Miến Điện cùng hoàng tộc bị bắt và lưu đày sang Calcuta, Myanmar chính thức bị sát nhập vào Anh năm 1886

Thời thuộc địa

Sau khi chiếm hoàn toàn Myanmar vào năm 1886, chế độ quân chủ Miến Điện bị xoá bỏ và giới quý tộc bị tước hết quyền lực, Myanmar được cai trị từ Calcuta như một tiểu khu vực của đế quốc Anh - Ấn. Mô hình quản lý Ấn Độ do người Anh áp đặt vốn chẳng hiểu gì hoặc tôn trọng gì các cơ cấu xã hội tại chỗ, vùng đất thấp Myanmar vốn là những đồng bằng màu mỡ là cái nôi của người Miến Điện và là trái tim của các vương quốc Miến Điện lại được cai trị trực tiếp bởi chính phủ thuộc địa với đầy đủ các chính sách chính trị và kinh tế của Anh

Ở vùng đồi cao của Myanmar, ở các khu vực có các sắc tộc sinh sống như người Shan, người Karen thì người Anh áp dụng một chính sách cai trị gián tiếp. Cơ cấu xã hội và tầng lớp tinh hoa bản địa ít nhiều vẫn được giữ nguyên vẹn khác với vùng thủ đô của Miến Điện, điều này đã dẫn tới làm gia tăng sự chia rẽ giữa người Miến Điện và các sắc tộc thiểu số

Sự thống trị của thực dân Anh đã tạo ra một bộ máy cai trị mạnh mẽ, được duy trì bằng việc kiểm soát xã hội dựa vào một lực lượng cảnh sát và quân đội có hiệu quả. Bộ máy cai trị do người Anh giám sát, nhưng được hình thành với các viên chức phần lớn do người Miến Điện gốc Anh và người Ấn. Tầng lớp thượng lưu quan chức mới do Anh tạo ra đại bộ phận là người Miến Điện gốc Anh với mô thức văn hoá chịu ảnh hưởng của Anh nhiều hơn là của Myanmar, điều này đã đặt ra nhiều vấn đề lớn cho Myanmar sau khi giành độc lập

Sự cai trị của Anh đã làm gia tăng tính đa dạng về sắc tộc của Myanmar, mối liên kết trong bộ máy cai trị với Ấn Độ có nghĩa là người Ấn được tự do di dân, cùng với dân nhập cư người Hoa từ Malaya đã dẫn tới tại các vùng đất thấp hình thành một xã hội đa chủng tộc, đa tôn giáo Người Anh đã làm thay đổi nền kinh tế của Myanmar, vào những năm 1850 họ khuyến khích dân định cư ở vùng đồng bằng, nơi phần lớn là các vùng đầm lầy và rừng rậm, hệ thống đường xá, cảng biển được mở rộng với kết quả là làn sóng mạnh mẽ người Miến Điện từ vùng phía bắc khô

Miến Điện trong thế chiến thứ 2

Trong Thế chiến thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản trong Chiến dịch Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.

Thời kỳ độc lập

Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác[3]. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hoà độc lập, với cái tên Liên bang Miến Điện, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng. Không giống như đa số các thuộc địa của của Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho phép các nước cộng hoà trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia[4]. Vùng địa lý hiện nay của Myanma có thể suy ngược từ Thoả ước Panglong, là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ Miến Điện và Thượng Miến Điện và Các vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc.

Năm 1961, U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo bất kỳ một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và sẽ đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi. Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này sẽ cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

Giai đoạn gần đây

Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự (SLORC). Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989[8]. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực[9]. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanma năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993[10]. Năm 1997, Uỷ ban Luật pháp Quốc gia và Vãn hồi Trật tự được đổi tên thành Uỷ ban Hoà bình và Phát triển Quốc gia (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanma được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn thành[10]. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa vùng đất của những ông vua

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #lamtung