Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

lam giau tu nong nghiep-up by : 01673762791

30 tuổi giàu từ nông nghiệp? 

Để thực hiện mô hình, ngoài nguồn vốn tự có trên 15 triệu đồng, anh Chung vay 7 triệu đồng của Dự án dân số gia đình và trẻ em huyện, thuê nhân công xây dựng khu chăn nuôi biệt lập trên diện tích 1.000m2, trong đó có 1 dãy chuồng lợn, 1 dãy chuồng gà.

Nhờ có chút kiến thức về kỹ thuật và thị trường, anh đầu tư nuôi lợn sinh sản, lợn thịt và gà thịt, sử dụng kết hợp thức ăn tinh (gạo, cám, ngô, sắn) và thức ăn công nghiệp. Theo tính toán của anh, 6 con lợn nái, mỗi năm một con cho 2 lứa giống (22-28 con), ngoài cung cấp cho thị trường còn đảm bảo đủ giống để phát triển đàn lợn thịt của gia đình. Nhờ đó, năm 2007, anh đã xuất chuồng trên 3 tấn lợn hơi, đầu năm 2008 bán được gần 1 tấn.

Ngoài ra, anh còn nuôi gà siêu thịt với trên 1.700 con. Những tuần đầu khi gà mới xuống ổ, anh cho chúng ăn cám viên, khi được 2 tuần tuổi bổ sung cám ngô và cám đậm đặc. Nhờ áp dụng khẩu phần ăn này, chỉ sau 1,5-2 tháng, gà đạt trọng lượng 2-3,5kg/con. Chỉ tính trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, anh đã xuất trên 4, 5 tấn gà thịt. Tâm sự với chúng tôi về bí quyết làm ăn, anh cho rằng: "Trong chăn nuôi, quyết định sự thành bại là con giống. Vì vậy, phải chọn được giống nuôi tốt. Tiếp đó, trong quá trình nuôi, phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện kỹ thuật, thường xuyên tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại.

Bằng hướng đi phù hợp, bình quân thu nhập của gia đình đạt 130-140 triệu đồng /năm. ông Sin Văn Lìn, Chủ tịch UBND xã Bảo Nhai cho biết: Mô hình kinh tế của gia đình anh Chung rất hiệu quả, trong thời gian qua, xã và huyện đã tổ chức cho gần 300 hộ dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, nhiều gia đình đã xây dựng được những mô hình tương tự, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.  

Hiện nay, nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong triển khai Đề án phát triển đàn bò thì ở Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) người dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia thực hiện đề án. Từ cuối năm 2006 đến nay, toàn xã đã triển khai đăng kí mua cho các hộ chăn nuôi 50 con bò. Hiện nay, có 40 hộ tiếp tục đăng kí và sẽ được cung cấp. 

Mô hình nuôi bò nhốt của ông Hứa Văn ơn thôn Khuổi Thiêu, hiện gia đình ông nuôi 4 con bò theo đề án. 

Một số hộ bắt đầu kết hợp mô hình trồng cỏ voi để chăn nuôi bò nhốt, thay đổi dần tập quán chăn thả, toàn xã có 11ha cỏ voi đã được nghiệm thu và 5ha thực hiện xong chuẩn bị nghiệm thu. Có thể nói, việc triển khai đề án ở Hà Vị cơ bản gặp thuận lợi vì công tác tuyên truyền của cấp uỷ, chính quyền đến mọi người dân được thực hiện tốt, người dân hiểu được tầm quan trọng của đề án trước tiên mang lại lợi ích về kinh tế cho bản thân, đồng thời là động lực để địa phương phát triển.

Vì những người thực hiện đề án được hưởng lãi suất ưu đãi, được hưởng một phần hỗ trợ về trồng cỏ voi, đi tham quan mô hình ở địa phương khác và tự lựa chọn con giống phù hợp và được bảo hành con giống trong một khoảng thời gian nhất định. Sau hơn một năm triển khai thực hiện đề án, đàn bò ở Hà Vị từng bước phát triển, đồng vốn vay đã phát huy hiệu quả tiêu biểu như hộ chị Hoàng Thị Yêu thôn Pá Yếu, theo đề án chị nuôi hai con bò cái sinh sản từ cuối năm 2006, hiện nay, đã cho ra hai con bê. Hộ ông Lý Văn Thái thôn Lủng Kén, nuôi 2 con bò từ cuối năm 2006 hiện một con đã sinh sản. Ông Ma Hoàng Dương thôn Nà Pả, nuôi 4 con theo đề án, hiện 2 con đã sinh sản cộng với đàn bò của gia đình ông đã có 8 con bò. Hộ ông Đoàn Hữu khích thôn Khau Mạ, nuôi 2 con bò theo đề án hiện đã sinh sản thêm hai con bê. Nhìn chung, đàn bò thực hiện theo đề án phát triển tốt, nhiều con đã sinh sản nâng số đàn bò của xã lên 75 con, cộng với đàn trâu tổng đàn trâu, bò của Hà Vị đã lên tới gần 600 con.

Với một xã đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, phát triển đàn gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá chính là tạo điều kiện cho người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, công tác phát triển đàn bò ở Hà Vị vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tập quán chăn thả lâu đời của người dân nên việc triển khai nuôi bò nhốt người dân còn nhiều bỡ ngỡ, người dân chưa bổ sung cho bò ăn thêm chất tinh, chủ yếu là chất xơ nên bò phát triển chậm. Một số hộ dân không muốn tiêm phòng cho bò đã gây thiệt hại cho chính mình. Vừa qua, xã Hà Vị có 3 con bò thực hiện theo đề án bị chết, một con trong thời gian bảo hành thì được đơn vị cung ứng bồi hoàn con bò khác tương đương giá trị. 2 con bò chết còn lại do chủ chăn nuôi nhất quyết không chịu tiêm phòng vì bò đang mang thai, bò qua thời gian bảo hành nên không được đền bù. Do chủ quan không tiêm phòng nên chính người chăn nuôi bị thiệt hại về kinh tế. Hiện nay, Đảng uỷ, chính quyền xã đã kiên quyết chỉ đạo các hộ nuôi bò phải tiêm phòng đầy đủ nhằm giảm thiểu những thiệt hại cho người chăn nuôi.

Mong muốn của những người thực hiện Đề án phát triển đàn trâu, bò ở xã Hà Vị là được trồng những loại cỏ có năng suất cao và có chất lượng tốt và thêm thời gian bảo hành con giống để con giống làm quen với môi trường giúp cho bà con yên tâm chăn nuôi. Đồng thời, thường xuyên được tập huấn về cách phòng chống dịch bệnh một cách cụ thể để người dân nắm được các biện pháp cơ bản trong phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, giảm thiệt hại thấp nhất cho người nông dân.  

Bác Triệu Văn Nhân, năm nay hơn 50 tuổi, người dân tộc Dao là một điển hình làm kinh tế giỏi ở thôn Lũng Tao, xã Đổng Xá, huyện Na Rì (Bắc Kạn) . 

Bác Nhân luôn được bà con trong thôn tin yêu, kính trọng, 12 năm qua, Bác được nhân dân trong thôn bầu làm trưởng thôn. Lũng Tao là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Đổng Xá, những năm trước đây, gia đình bác Nhân cũng như các gia đình khác còn nghèo đói, có năm gia đình thiếu ăn vài ba tháng.

Trước thực trạng đó, với cương vị là người trưởng thôn, bác Nhân đã trăn trở suy nghĩ xem phải làm gì, làm thế nào để gia đình mình và bà con trong thôn có được cái ăn, cái mặc và không bị đói rét nữa.

Sau nhiều phiên chợ, gặp gỡ bạn bè, tìm hiểu và học hỏi cách làm ăn, năm 1999, bác Nhân quyết định phát triển kinh tế gia đình mình theo mô hình: Đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm; đặc biệt là trồng xen canh, gối vụ các loại cây lương thực...Với diện tích gần 7000m2 đất ruộng, trước đây chỉ cấy một vụ, nay vụ thứ 2 gia đình bác đưa cây ngô lai, cây đậu tương, lạc vào gieo trồng hết diện tích. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và bón phân đầy đủ nên hàng năm không những lương thực đủ ăn mà còn dư thừa để chăn nuôi hoặc bán ra thị trường lấy tiền mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình.

Ngoài phát triển sản xuất cây lúa và cây màu, bác Nhân còn tích cực vận động vợ con trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Đến nay gia đình bác đã có hơn 1 ha cây hồi sắp cho thu hoạch, trồng được 100 cây cam, quýt và nuôi được 24 con trâu, bò, hàng trăm con gia cầm.

Chỉ tính trong năm vừa qua, từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gia đình bác Nhân đã có thu gần chục triệu đồng, chưa kể từ nguồn thu khác từ lúa, ngô và cây ăn quả...Với cương vị là một trưởng thôn, ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, bác Nhân còn luôn quan tâm, giúp đỡ bà con trong thôn về vốn, kinh nghiệm sản xuất nên nhiều hộ trong thôn cũng đã biết cách làm ăn, có vốn để phát triển...Với tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu và giúp đỡ mọi người cùng vươn lên, bác Nhân luôn được bà con trong thôn kính trọng. Năm nào gia đình bác cũng bình chọn là Gia đình văn hoá. Tấm gương cần cù, chịu khó và tinh thần vươn lên của bác Triệu Văn Nhân đáng để cho chúng ta học tập, làm theo.  

Huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng, vốn là nơi đi đầu trong khoán 10, đưa cây ngô đông trồng trong vụ chính và trồng ngô đông trên đất ướt.  

Một góc cánh đồng trồng ớt ở xã Đại Đồng (Vĩnh Tường). 

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất trên 1ha canh tác ở Vĩnh Tường tăng từ 24 triệu đồng (năm 2001) lên 42 triệu đồng (năm 2006); giá trị ngành chăn nuôi tăng gấp đôi, từ 103 tỷ đồng lên 208 tỷ đồng; sản lượng cá từ 930 tấn lên 23.300 tấn.

Năm 2001, Vĩnh Tường bố trí lại cơ cấu cây trồng - vật nuôi gắn với dồn đổi thửa, sắp xếp lại đất đai. Chín xã vùng đất bạc màu chuyển một phần diện tích không chủ động được nước tưới sang trồng rau màu. Vùng đồng bằng có một phần đất trũng chuyển sang thả cá. Các xã vùng bãi trước đây chuyên trồng mía nay chuyển sang trồng ngô và cỏ nuôi bò.

Vĩnh Tường là huyện trọng điểm lúa với 6.000ha lúa đông xuân và 7.000ha lúa mùa. Lâu nay, nông dân cấy 15 giống lúa /vụ, đa số là giống ngắn ngày, chất lượng và năng suất thấp. Vì vậy, đến mùa thu hoạch, cánh đồng có chỗ lúa vàng óng, lại có ruộng mới trổ bông. Nay Vĩnh Tường "xóa" giống ngắn ngày, chỉ cấy các giống lúa muộn có năng suất cao như Khang Dân 18, Q5, Bồi Tạp Sơn Thanh, ải Hòa Thành, DT10 và một số giống đặc chủng như nếp, tám thơm... Nhờ đó năng suất lúa tăng vọt, bình quân 57 tạ /ha, có vụ lên tới 67 tạ /ha. 5 năm qua, diện tích cấy lúa tuy giảm gần 500ha nhưng sản lượng vẫn tăng gần 7.000 tấn. Trồng rau là nghề truyền thống của nông dân Vĩnh Tường. ở nhiều vùng đã xuất hiện nghề kinh doanh rau giống như Tân Tiến và Đại Đồng, mỗi xã có 50 - 70 hộ kinh doanh rau giống. Mỗi gia đình chỉ gieo ươm 5-7 sào rau cũng đã có thu nhập 60-70 triệu đồng /năm.

Vĩnh Tường đất chật, người đông, không có đồng cỏ, ngay đất ở cũng hiếm, thế mà đàn bò mấy năm gần đây tăng đột biến, từ 15.000 con (năm 2001) lên 27.000 con (năm 2006), trong đó có 670 con bò sữa, sản lượng 3.000 lít sữa /ngày. Chất lượng đàn bò thịt cũng thay đổi do thay giống bò cóc bé nhỏ bằng bò lai Sind. Có được kết quả này là nhờ huyện đã xây dựng đề án phát triển đàn bò, đồng thời có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người chăn nuôi như hộ nuôi bò đực giống được hỗ trợ 2 triệu đồng; 100 hộ nghèo ở các xã Phú Đa, Phú Thịnh, Yên Bình được vay vốn với lãi suất 0,48% để phát triển đàn bò. Chúng tôi về xã Vĩnh Thịnh, xã vùng bãi có tới 154 hộ nuôi bò sữa với 490 con. Chỉ riêng về giống, nông dân đã đầu tư không dưới 10 tỷ đồng, đó là chưa kể những khoản khác như máy vắt sữa, thức ăn, chuồng trại. Vào thăm Bí thư Đảng ủy xã Đào Minh Tuấn, "vua" nuôi bò sữa ở đây, ông cho biết, lúc cao điểm nuôi tới 37 con theo quy trình khá hoàn hảo: có máy vắt sữa đôi, 1, 1 mẫu cỏ và người chăm sóc bò chuyên nghiệp, tiền bán sữa lên đến vài triệu đồng /ngày.

Tuy nhiên, Vĩnh Tường vẫn còn nhiều khó khăn như chưa có vùng chuyên canh sản xuất nông sản và thị trường còn bó hẹp. Đầu năm 2006, cơn "sốc" giá làm sữa bò giảm từ 3.600 đồng /lít xuống dưới 3.000 đồng /lít. Người nuôi bò chao đảo, nông dân Vĩnh Thịnh bán gần 100 con bò sữa. Cuối năm, giá sữa lên 4.200 đồng /lít, nhiều người lại lên Yên Bái, Tuyên Quang mua bò sữa.

Trong thời hội nhập, muốn làm giàu, nông dân cần phải có kiến thức, am hiểu thị trường. Việc này chỉ riệng người nông dân không làm được. Mong được sự góp sức của chính quyền cơ sở và ngành nông nghiệp.  

Ông cứ thử hình dung xem, một gia đình nông dân nuôi đến 5 con lợn nái đã bận rộn như thế nào. Vậy mà, chủ trang trại này có đến 1.200 lợn nái. Theo tôi, có lẽ đây là mô hình lớn nhất miền Bắc"!  

Ông Ngoạn kiểm tra lợn giống trước khi xuất chuồng. 

Ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây khâm phục nói. Người chủ trang trại lợn nái nói trên là ông Nguyễn Văn Ngoạn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH Cường Thành có trụ sở tại thị xã Hà Đông.

Giấc mơ lợn nái!

Đầu Chạp, trời lạnh cắt da, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó GĐ sở NN & PTNT Hà Tây dẫn chúng tôi đi thăm trại lợn giống. Cách Hà Đông chừng 50 km, dọc theo đường Hồ Chí Minh chúng tôi có mặt tại trại lợn Cường Thành (nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức).

Vẻ ngoài tĩnh mịch, cây cối xanh ngút xào xạc, trang trại nhác giống một khu nghỉ dưỡng. Ông chủ năm nay tròn 50 tuổi, bà chủ chẵn 44 xuân. Trông họ chẳng có nét gì của một nông dân thứ thiệt.

Ông Ngoạn phân bua: "Tôi hiện công tác tại sở NN&PTNT, bà xã cũng là công chức của Sở Giáo dục Hà Tây". Mời khách nhâm nhi những quả chuối tiêu vườn nhà quả to bằng cổ tay, vàng lựng ông Ngoạn kể về nghiệp nuôi lợn nái. Hóa ra người chủ đã đầu tư cả triệu đô la vào trang trại này cũng đi lên từ nghề trồng hoa, làm kem rồi cả thợ ảnh nghiệp dư.

Năm 2002, ông đã liều đầu tư một trang trại lợn nái khiến nhiều người sững sờ. "Dự toán của dự án tròn một triệu đô la - 15 tỷ đồng. Nhưng tôi tự làm cả nên hết có 11 tỷ đồng".

Ông Ngoạn cho biết, điều lo ngại lớn nhất của ông là kỹ thuật nuôi lợn nái, chứ không phải là vốn. "Trước đây, gia đình chỉ nuôi hai lợn nái thôi nhưng mỗi lần lợn trở dạ là cả nhà lo sốt vó"- Ông Ngoạn hóm hỉnh.

Nhưng điều khó khăn ấy đã được hóa giải khi ông thấy bên mình có nhiều cơ hội thành công: "Tôi công tác tại Sở Nông nghiệp, có nhiều anh em giỏi chuyên môn. Trên địa bàn tỉnh Hà Tây có nhiều trường kỹ thuật nông nghiệp, đội ngũ cử nhân chăn nuôi khá dồi dào mà vẫn chưa có việc làm...".

Tháng 6/2003, cái mốc mà bây giờ ông Ngoạn vẫn nhớ như in: "600 lợn nái ông bà, một kỹ sư trẻ của Thái Lan, đội ngũ 5 cử nhân chăn nuôi và cơ man nỗi lo".

Lo xem lợn có ăn ngon miệng không, có ngủ ngon giấc không. Và xa hơn, đàn lợn nái bạc tỷ (mỗi con 4,5 triệu đồng) có đẻ ra nhiều tiền? "Nhiều đêm tôi mất ngủ, thức giấc lại xách đèn đi thăm đàn lợn.

Nhìn chúng trắng hồng, căng đầy sức sống ở tuổi sắp làm mẹ khiến tôi vợi đi nỗi lo". Áp Tết Giáp Thân (2004), đàn lợn nái ông bà đồng loạt dọn ổ. Lứa đầu chẳng mấy thành công.

Mỗi con lợn mẹ chỉ đẻ được 7 - 8 con. Trong khi đó để có lợi nhuận thì mỗi lợn nái phải đẻ ít nhất là 9 con. Chưa đủ, do đàn lợn đẻ so nên nhiều lợn mẹ phải mổ. Vì lẽ đó, chúng bị chuyển thành lợn thịt. Tiền của xuống sông!

"Lợn đẻ ít, ngoài nguyên nhân đẻ so còn có yếu tố thụ tinh chưa được chuẩn" - Ông Ngoạn nói. Hay như tỷ lệ lợn con chết, tỷ lệ hao hụt cao là do công tác quản lý chưa gắn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.

Dựng địa vị "vua"

Hiện tại, ông Ngoạn rất tự tin khi đã "chuẩn hóa" được các quy trình nuôi lợn nái công nghiệp.

Trên 30 lao động, trong đó một nửa là cử nhân, kỹ sư đã được lập trình theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Hôm đến trang trại, trời buốt thấu xương nhưng anh kỹ sư nhất mực bắt ông chủ và nhà báo vào phòng tắm nước lạnh, phòng khử trùng nếu muốn lọt thế giới của những mẫu hậu họ Trư.

Nghiến răng vì lạnh. Nhưng vì là quy trình nên không có ngoại lệ. Ông Ngoạn nói: "Cứ thấy báo chí nói đến dịch lở mồm, long móng ở gia súc là mình mất ngủ".

Trang trại lợn của ông Ngoạn được xây cất trên khu đất 7ha. Hiện đã có 6 khu vực: Khu lợn tách đàn chuẩn bị phối giống, khu "bà bầu", khu các "bà mẹ" nuôi con nhỏ...Tại khu phối giống, anh em kể chuyện sản xuất mà vui như hội.

Số là, để phối giống hiệu quả thì phải nắm rõ "chu kỳ" của lợn nái. Không có cách nào khác là phải chăm nom chị em. Chưa đủ, khi phối phải làm cho "chị em" đạt khoái cảm tột độ thì tỷ lệ thụ thai mới cao. Không may lỡ nhịp, tức là lại phải chờ gần một tháng sau mới có thể phối giống lại.

Thế là, vào ngày "đẹp trời" của chị lợn nái, một chú lợn đực được nhốt một lồng, hai bên là hai chị nái xề... Đứng cạnh bạn khác giới khiến các chị nhà ta xốn xang. Điều đó chưa đủ, một thanh niên lực lưỡng phải cưỡi lên lưng chị lợn nái.

Tay vuốt đầu, tay vòng xuống xoa bầu ngực căng tức của chị lợn nái. Chỉ khi, khoái cảm tột độ, các chị mới chịu cho cái của "nhân tạo" vào. " Một con lợn dài gần 2m, nặng 2 tạ, để phối thành công đôi khi các nhân viên mỏi tay và tức ngực"- Ông Ngoạn cho hay.

Giống lợn nái khôn ngoan lắm, chúng chỉ thích các thanh niên nam khỏe mạnh làm việc này. Nếu đưa phụ nữ đến, chúng gầm ghè và hảy khỏi lưng. Nhiều anh em đùa rằng: "Chúng em làm nghề... mại dâm".

"Bây giờ yên tâm rồi. Mỗi lứa, lợn nái đẻ trung bình mười con. Tỷ lệ thất thoát rất thấp" - Ông Ngoạn vui mừng. Nhờ áp dụng kỹ thuật hiện đại của nước ngoài và kinh nghiệm thực tế, nên lợn nái của trang trại đã có tỷ lệ sinh 10 con/lứa (2,5 lứa/năm).

Năm 2006, với 1.200 lợn nái ông bà, ông Ngoạn đã ương thành công 27.000 con lợn giống bố mẹ cung cấp cho các tỉnh phía Bắc. "Từ thứ Hai đến thứ Sáu, dành cho Nhà nước. Thứ Bảy, Chủ nhật dành thời gian cho lợn nái. Nhiều khi vào trang trại vui quá, ngủ thêm một tối Chủ nhật", ông Ngoạn thích thú.

Mô hình trang trại lợn giống ông bà của ông Ngoạn được xem là một trong những trang trại lớn nhất Việt Nam.  

rang trại của anh Nguyễn Hữu Son (sinh 1960), ngụ tại ấp Lộ Ngang, xã Bình Đức (Châu Thành, Tiền Giang) là mô hình theo tinh thần chuyển đổi cơ cấu giống của tỉnh Tiền Giang. 

Một mô hình trang trại ở Tiền Giang 

Tập trung vào mô hình "hai cây, ba con", trong đó bò sữa là vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng hộ gia đình vùng đất cao của các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây và thành phố Mỹ Tho. Năm 2003, trên diện tích 12.000 m2, anh đã xây dựng cơ sở sản xuất, chăn nuôi gồm nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi lợn, bò sữa và nuôi cá. Hiện trại nuôi lợn của anh có 60 lợn nái và 400 lợn thịt. Trại nuôi bò có 40 con bò mẹ và 15 bò con, trong đó có 30 con đang cho sữa. Toàn bộ qui trình chăn nuôi đều áp dụng theo hướng công nghiệp. 10 tháng qua, anh Son thu được 1.000 lợn con. Anh đã chuyển phần lớn sang nuôi lợn thịt, xuất chuồng trên 80 tấn lợn hơi với doanh thu khoảng 1,4 tỉ đồng. Hiện nay, với 30 con bò đang cho sữa, mỗi ngày anh vắt được khoảng 300 kg sữa, bán được hơn 1 triệu đồng. Tính ra, anh thu về không dưới 350 triệu đồng tiền sữa, chưa kể cá và thức ăn gia súc.

Anh Son cho biết: trước đây ở Long Định (Châu Thành), tôi định mở nhà máy chế biến thức ăn gia súc, từ sự cạnh tranh trên thương trường đã mở cho tôi phương thức làm ăn mới, đó là "vừa sản xuất - kinh doanh, vừa trực tiếp chăn nuôi". Thông qua hiệu quả chăn nuôi, tôi giới thiệu với bà con sản phẩm của mình. Ngoài ra, vốn là một nông dân nên vẫn còn có niềm đam mê với nghề nuôi trồng. Anh cho biết: "Tôi đã từng khăn gói đi nhiều nơi để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn, bò. Tôi học luôn cả nghề thú y. Thậm chí, còn xin ở lại một vài trang trại để cùng thức đêm để học cách đỡ đẻ cho lợn và bò. Để đạt được hiệu quả trong chăn nuôi, tôi mạnh dạn đề xuất với Hội Nông dân Tiền Giang cho đi tham quan, hội thảo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật... cho bà con. Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của từng hộ, tôi tận tình hướng dẫn cách làm ăn phù hợp, nhất là chăn nuôi bò sữa.

Hiện cơ sở của anh Son là điểm tham quan học tập rút kinh nghiệm của nhiều bà con địa phương. Dự kiến, năm 2005, anh sẽ mở rộng cơ sở trang trại./.  

Anh Tống Văn Minh cư trú tại thôn Hoàn Dương (Mộc Bắc - Duy Tiên - Hà Nam) là chủ trang trại 70 mẫu, nuôi trồng tới 10 loại hình cây, con, gồm lúa, đậu tương, măng tre Bát Độ, cá, dê, gia súc, gia cầm, lợn, thỏ. 

Với hình thức trồng nhiều cây, nuôi nhiều con đã tạo ra sự phong phú về chủng loại nông sản và mang lại sự độc đáo riêng biệt trong phong cách SX của ông chủ họ Tống. Với mong muốn thoát nghèo, năm 90 gia đình anh bắt đầu làm quen phương thức SX đa canh ngay trên diện tích 5 mẫu ruộng. Vì chưa có kinh nghiệm nên năm được, năm không. Nhưng nghị lực và lòng quyết tâm đã tiếp sức cho gia đình anh cho đến khi Nghị quyết 03 của tỉnh ủy ra đời về chuyển đổi ruộng trũng, phát triển mô hình trang trại, gia đình mạnh dạn nhận thầu 60 mẫu đất quỹ công của xã.

Khu trang trại đấu thầu cộng với diện tích ao, vườn của gia đình chiếm tới 70 mẫu. Anh đầu tư 300 triệu đồng để tiến hành đào ao, đắp bờ, lấp đất tạo mặt bằng, mua phương tiện máy móc và cây con giống. Dành trên 100 triệu mua trang thiết bị máy móc, anh bảo "để SX nông nghiệp hiệu quả và đạt năng suất cao" . Chẳng thế, gia đình anh đã chủ động đầu tư gần 10 thiết bị gồm máy bơm, phát điện, máy nghiền ngô, gạo, máy phay đất, xe công nông chở hàng, máy công nghiệp dành cho chăn nuôi.

Cá được anh Minh xem là nguồn thu chủ yếu của gia đình. Để thuận tiện cho việc quản lý và chăm sóc anh Minh tiến hành khoanh vùng, chia ao thành từng ngăn thích hợp cho phân loại cá: Cá giống, cá nhỡ, cá trưởng thành, cá chuẩn bị cho thu hoạch. Sử dụng 5 mẫu ao nhà để chuyên SX cá bột, phục vụ con giống, đáp ứng cho nhu cầu thả cá thịt của gia đình. Mỗi năm, anh thả từ 7 đến 8 tấn cá các loại như: trắm, chép, mè, trôi vào khoảng tháng 7 và thu hoạch tầm tháng 3 năm sau. Nghề nuôi cá đã cho mức thu nhập khá cao, trừ chi phí lãi suất đạt 40 triệu đồng/năm.

Gắn con cá với đàn lợn, gia đình anh dùng 300 m2 xây dựng chuồng trại theo hệ thống công nghiệp. Lúc nào trong chuồng cũng có từ 30 đến 40 con lợn nái ngoại, chúng sinh sản trên 1.000 con giống/năm, trung bình đạt 10-12 con/tháng. Nghề nuôi lợn không những mang lại thu nhập cao mà còn tận dụng nguồn thức ăn cho cá, giảm chi phí đáng kể về nguồn thực phẩm trong nuôi thủy sản.

Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, Anh Minh đã thâm canh nhiều loại cây trồng như:đậu tương, lúa- những loại cây cho doanh thu hàng chục triệu đồng. Đặc biệt tháng 5/2004, trong chuyến thực tế ở Lào Cai về trồng măng tre Bát độ, anh đã đưa 500 hốc về trồng trên 2.000 m2 đất vì thấy hiệu quả kinh tế cao của nó. Dự kiến tháng 4/2005, anh sẽ thu hoạch 300-400.000 đ/hốc.

Hiện nay hình thức vỗ béo gia súc để cung cấp cho các chủ lò mổ cũng rất hiệu quả, anh thu mua những con trâu, bò gầy (50-60 kg/con) và chăm sóc chúng trong vòng 2 tháng bán với mức lãi từ 400-500.000 đ/con. Từ mô hình làm kinh tế trên, trừ chi phí mỗi năm anh lãi khoảng 160-170 triệu đồng.

Nông thôn » Nông thôn làm giàu » Mô hình sản xuất 

12.08.2010 16:08

Làm giàu từ hai bàn tay trắng 

07.08.2007 16:52 

Từ hai bàn tay trắng vươn lên trở thành mô hình đoàn viên phát triển kinh tế hiệu quả nhất trong xã, được bầu chọn hộ nông dân trẻ tiêu biểu, đó là Trần Văn Mạnh, đoàn viên chi đoàn thôn Long Khám, xã Việt Ðoàn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).  

Sinh năm 1978, sau khi tốt nghiệp THCS, Mạnh tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Trung cấp cơ khí với tay nghề bậc 3/7 dự định sẽ tiếp tục nối nghiệp bố làm việc tại công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc. Nhưng, vào thời điểm đó hoạt động của doanh nghiệp lại hết sức khó khăn, hoạt động cầm chừng, nên Mạnh quyết định chuyển hướng lập nghiệp.

Nhưng sẽ làm gì đây khi chỉ với tay nghề cơ khí chưa được trải nghiệm qua thực tế, vốn lại càng khó khăn, nhà Mạnh chỉ ở vùng quê nghèo thuần nông. Mạnh quyết định xin làm thợ và công việc chủ yếu là đọc bản vẽ công trình, lấy cao trình trong các công trình kênh mương, đầu cánh kỹ thuật...

Công việc đang thuận lợi thì Mạnh quyết định chuyển sang chăn nuôi, khiến không ít người ngạc nhiên và hoài nghi về tính khả thi, bởi thời điểm năm 2000, anh vẫn chưa lập gia đình, có người còn cho rằng "chắc là cả thèm chóng chán". Với số vốn ít ỏi tiết kiệm trong ba năm làm thợ, sự hỗ trợ một phần của bố mẹ, phần còn lại là vốn vay, Mạnh đầu tư xây dựng bốn ngăn chuồng lớn, trong đó ba chuồng nuôi lợn thịt, một chuồng nuôi lợn nái.

Việc xây dựng chuồng trại của Mạnh tiết kiệm được rất nhiều do Mạnh tự tay làm từ việc thiết kế, đến xây dựng. Từ năm 2000 đến 2003, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, lợn nuôi tăng trưởng nhanh không bị bệnh dịch, số lợn xuất càng ngày càng tăng, trong chuồng lúc nào cũng có khoảng 30 đầu lợn, Mạnh bắt đầu có vốn để quyết định nâng quy mô chăn nuôi lớn hơn.

Mạnh cho biết: "Thời điểm dồn vốn xây dựng thêm năm gian chuồng trại lớn nữa, gia đình rất lo bởi nếu duy trì trong chuồng lúc nào cũng có 70 đầu lợn thì không biết có đủ vốn để nuôi không?

Sau khi lập gia đình, Mạnh động viên vợ đi học chứng chỉ thú y tại Trường đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội trong thời gian một năm để có thể chăm sóc lợn theo đúng quy trình khoa học, phòng dịch bệnh. Cuối năm 2004, Mạnh quyết định mở đại lý cấp 2 cung cấp thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, và vợ của anh kiêm luôn bác sĩ thú y.

Không dừng lại ở đó, Mạnh tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng nuôi gà diện tích tương đối lớn, có thể nuôi đến hàng nghìn con. Một trong những bí quyết giúp Mạnh nuôi gà rất "thắng" là ở chỗ vào dịp xảy ra dịch cúm gia cầm, trong lúc hộ chăn nuôi khác không dám đầu tư nuôi gà nữa thì Mạnh lại quyết định nuôi lớn hơn... Tính trung bình một năm Mạnh xuất chuồng khoảng gần 9 tấn thịt lợn, hơn 2,5 tấn gà, bán đại lý gần 150 tấn thức ăn chăn nuôi, cùng thuốc thú y; năm 2006, anh thu lãi hơn 60 triệu đồng.

Trong thời gian tới, Mạnh dự kiến đấu thầu xây dựng trang trại lớn, cách xa khu dân cư để không gây ảnh hưởng môi trường, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên địa phương. Trước khi chia tay, Mạnh nói: "Bất cứ lúc nào, các bạn thanh niên muốn trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, tôi xin sẵn sàng".

g Chau Quen, người dân tộc Khơ me ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, năm nay 63 tuổi, có trang trại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ vốn vay ngân hàng cộng với siêng năng lao động và nhạy bén trong sản xuất kinh doanh.  

Ảnh minh họa 

Buổi đầu lập nghiệp ông Chau Quen chỉ có 0,8 ha đất, trồng lúa 1 vụ rồi 2 vụ/năm, với gia đình 10 miệng ăn, cuộc sống luôn lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau. Phát huy truyền thống nuôi bò ở vùng Bảy Núi, ông được chương trình xóa đói giảm nghèo hỗ trợ 5.000.000 đồng mua 2 con bò giống để nuôi. Ông Quen đưa bò đi tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng, cắt cỏ kết hợp với tận dụng rơm rạ sau thu hoạch lúa cho bò ăn và cho bò uống nước đủ liều lượng theo trọng lượng cân nặng của bò, dùng lưới cước làm màng cho bò ngủ để tránh muỗi đốt... Nhờ đó, đôi bò của ông Quen chóng lớn, 7 tháng sau bán được 16 triệu đồng, trả vốn ngân vay 5 triệu, còn lại ông mua 3 con bò giống nuôi tiếp và chuyển 0,1 ha đất trồng lúa sang trồng cỏ để làm thức ăn tươi cho bò. Năm đầu 0,1 đất trồng cỏ cho 3 con bò ăn không hết, ông bán bớt cho bà con trong vùng nuôi bò, cứ thế đàn bò ngày càng phát triển và đất trồng lúa cũng chuyển hết sang trồng cỏ nuôi bò. Theo ông Quen 0,8 ha đất trồng cỏ bán 1 năm lãi 20 triệu đồng, còn trồng lúa thì lãi mỗi năm 2 đến 5 triệu đồng, có năm lỗ vốn, vì trồng lúa phải tốn tiền phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới rất nặng, năm nào hạn hán thiên tai lũ lụt nặng, sâu rẫy phá hại... thì lỗ vốn là cái chắc. Năm 2001, ông Quen vay ngân hàng 45 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi 40 con bò thịt và bò sinh sản để cung cấp con giống cho bà con trong vùng nuôi, mỗi năm ông bán bò thịt và con giống thu trung bình 70 đến 90 triệu đồng. Ông Quen còn mua thêm 1,5 ha đất đào ao nuôi cá và lập vườn trồng cây ăn trái và hoa màu theo phương châm lấy ngắn nuôi dài để có thu nhập quanh năm.

Trong chăn nuôi và trồng trọt, ông Quen đặc biệt quan tâm theo dõi tình hình giá cả và nhu cầu thị trường. Khi bò thịt giá cao ông đầu tư mạnh cho phát triển đàn bò lên đến trên 90 con, thấy thị trường giá bò có xu thế giảm do dịch lở mồm long móng tràn lan, ông phát triển ao nuôi cá, lươn...Do trang trại sản xuất ở xa vùng chế biến thủy sản, ông Quen không nuôi cá xuất khẩu (cá tra) mà tập trung nuôi những loại cá có giá trị kinh tế cao để bán chợ như cá rô đồng, trê vàng, rô phi, cá điêu hồng. 

Chung lòng làm giàu trên núi đá 

23.06.2007 15:40 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, gia đình đoàn kết của anh Hoàng Xuân Phú, người Dáy tại xã Cốc San- Bát Xát- Lào Cai còn giúp đỡ nhiều người làm giàu từ nuôi thủy sản. Gia đình anh đã được tặng bằng khen của Uỷ Ban Dân số Gia đình và Trẻ em cho gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu khu vực phía Bắc 2007. 

Năm 1991, kinh tế gia đình anh Phú gặp rất nhiều khó khăn. Đứa con gái mới ba tuổi đã phải ăn ngô ăn sắn thay cơm. Anh Phú bàn với vợ quyết nhận thầu 5 tấn thóc mỗi năm để sử dụng khu trại cá 3,2ha của Ủy ban xã Cốc San. Thấy vậy, nhiều người ái ngại cho gia đình anh, vì ở cái vùng núi đá này "sống được còn khó huống chi làm giàu từ con cá", anh Phú kể.

Không kinh nghiệm, không kiến thức về nuôi trồng thủy sản... anh lặn lội đi băng rừng gần 200km lên Công ty Thủy sản Yên Bái tìm cán bộ kỹ thuật về tư vấn. Sau khi quyết định sẽ nuôi cá giống để phục vụ đồng bào nơi đây, anh Phú thế chấp ngôi nhà để vay ngân hàng 800 nghìn đồng mua 100 nghìn cá bột giống.

Nhờ được cán bộ kỹ thuật từ Yên Bái về hướng dẫn, gia đình anh đã có người giúp về khâu kỹ thuật: Cho cá ăn như thế nào, vệ sinh ao hồ ra sao, sinh sản như thế nào, hay đơn giản là ngày nào thì tiêm thuốc kích dục tố cho cá sinh sản đạt hiệu quả cao... Bảy năm trời kỹ sư Vũ Tiến Đát ở với gia đình anh Phú và hướng dẫn anh cùng bà con lân cận cách nuôi cá bột, cá thịt.

Không phải là mọi chuyện đều suôn sẻ khi năm 2003, nhiều lứa cá chết hàng loạt, anh Phú thiệt hại 30 triệu đồng tiền cá giống. Nhưng điều đó cũng không làm anh và gia đình nản lòng. Thiếu vốn, anh gán nhà để vay vốn ngân hàng nuôi thêm lợn. Mỗi năm gia đình anh xuất hơn một tấn lợn thịt và hàng trăm lợn con giống. Chín ha đất đồi rừng của gia đình, anh và vợ quyết định trồng bồ đề, mỡ... để lấy củi đun và bán gỗ công nghiệp, tạo việc làm cho cả nhà và hàng chục lao động trong xã.

Khi kinh nghiệm đã có, công việc của trại đi vào ổn định, anh Phú đi khắp các tỉnh trong vùng từ Lai Châu, yên Bái, Bắc Ninh, Hà Tây... để học thêm các khoá đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, tìm hiểu kinh nghiệm của các mô hình tỉnh bạn, về xây dựng trang trại của mình. Mỗi năm gia đình anh cấp vốn và cá giống cho hàng chục hộ gia đình ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Bằng vốn và kinh nghiệm của mình, anh mò mẫm lên tận Phong Thổ- Lai Châu, Yên Bình- Yên Bái... hướng dẫn những gia đình mua cá giống của anh cách nuôi cá mà chẳng lấy một xu.

Mỗi gia đình được anh Phú giúp từ 5-10 triệu đồng tiền cá giống một năm. Anh Phú tâm sự: "Mình bán cá giống, mang thức ăn đến, giúp họ về kỹ thuật nữa. Khi nào họ thu hoạch cá mình mới lấy tiền gốc thôi. Mình giỏi hơn thì mình phải giúp đỡ những người chưa biết chứ".

Các con anh Phú đều ngoan, học giỏi. Con gái lớn hiện đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Tài chính Hưng Yên, còn cậu con trai út- Hoàng Ngọc Toản đang học lớp 5 nhưng năm năm liền đều là học sinh giỏi.

Chị Chắp - vợ anh Phú thêm: "Gia đình mình sống hòa thuận lắm. Vợ chồng lấy nhau mười mấy năm mà chưa bao giờ to tiếng. Ở chung với bố mẹ chồng nhưng chưa có xích mích lớn nào cả".

Năm 2006 gia đình anh Hoàng Xuân Phú sản xuất hơn 20 triệu con cá bột và ươm nuôi 115 vạn con các hương giống các loại. Bán gia thị trường 12 tấn cá thịt, xuất chuồng 1,5 tấn lợn thịt. Tổng thu nhập gia đình anh 2006 là 390 triệu. Mô hình trang trại của gia đình anh Phú thường xuyên tạo việc làm cho khoảng 10 lao động quanh vùng. Hằng năm gia đình anh giúp vốn cho cộng đồng nhân dân trong vùng và các tỉnh lân cận khoảng hơn 80 triệu về con giống, thức ăn chăn nuôi... bằng phương thức cung ứng giống vốn trả chậm. Năm 2007 gia đình anh được chọn là gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu đại diện cho Lào Cai, nhận bằng chứng nhận tại lễ tuyên dương gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu khu vực miền núi phía bắc do Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.  

Ở bản Trống Là, xã vùng cao Hồ Bốn, Mù Cang Chải, Yên Bái ai cũng tấm tắc khen vợ chồng Giàng A Rua biết cách làm ăn. Từ 2 bàn tay trắng, nhờ sử dụng hiệu quả đồng vốn vay Ngân hàng CSXH, nay vợ chồng A Rua đã có 6 con trâu, 9 con bò và đàn dê sinh sản hơn 20 con. 

Vào một chiều cách đây 8 năm, Giàng A Rua giục vợ là chị Vàng Thị Sua dọn cơm ăn sớm để anh đi họp chi hội ND. Tối về, Rua thông báo chi hội đã bầu chọn vợ chồng anh là một trong những hộ nghèo của bản được Ngân hàng CSXH cho vay vốn đợt đầu tiên.

Vốn ưu đãi "đẻ"... trâu, bò

"Đi tập huấn mấy buổi ở trụ sở UBND xã và dưới phố huyện, mình đã hiểu thủ tục vay vốn, trả lãi và tiền gốc. Cán bộ ngân hàng và cán bộ Hội ND hỏi, được vay vốn thì thích nuôi con gì, mình bảo thích nuôi con trâu. Thế là cán bộ xếp vợ chồng mình vào tổ vay vốn nuôi trâu, bò" - A Rua thật thà kể. Với 4 triệu đồng ngân hàng cho vay, A Rua tìm mua một con trâu cái mới lớn. Con trâu được đôi vợ chồng trẻ chăm sóc rất cẩn thận, chu đáo, bởi đó là tài sản riêng lớn nhất của vợ chồng anh. Hai năm sau, con trâu cái đẻ được một con nghé, và cứ thế chuồng trâu của vợ chồng Giàng A Rua mỗi năm lại có thêm một con nghé. Tới nay, đàn trâu của nhà A Rua đã có 6 con. Nhiều trâu, vợ chồng A Rua cũng vỡ thêm được nhiều đất hoang ven suối, trên đồi để cấy lúa, trồng ngô, sắn. Diện tích ruộng, rẫy của nhà A Rua tới gần 2ha. Sẵn cái bụng hào phóng, vào mùa vỡ đất, vợ chồng A Rua còn cho nhiều hộ trong bản mượn trâu về kéo cày.

A Rua khoe: "Thấy vợ chồng mình chịu khó làm ăn, sử dụng đồng vốn hiệu quả, năm 2004, Ngân hàng CSXH lại cho vay 7 triệu đồng. Trâu đã có, vợ chồng mình quyết định mua bò. Năm đó nhà mình được mùa, bán ngô, bán lúa được 4 triệu đồng, cộng với 7 triệu đồng vay ngân hàng, vợ chồng mình mua 3 con bò cái". Để nuôi được bò béo, A Rua hăng hái tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do xã tổ chức. Từ 3 con bò giống ban đầu, giờ đây đàn bò nhà A Rua đã tăng lên 9 con. Vợ chồng A Rua còn dành một mảnh nương tốt để trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu, bò.

Hộ đi sau làm theo hộ đi trước

Cả bản Trống Là ai cũng tấm tắc khen vợ chồng A Rua chăn nuôi mát tay. Không chỉ nuôi trâu, bò mà vợ chồng anh còn nuôi được một đàn dê sinh sản hơn 20 con. A Rua thổ lộ: "Nuôi nhiều trâu, bò, dê, vợ chồng mình sẽ giàu có, 2 đứa con của mình sẽ được đi học dưới phố huyện. Mình có nhiều trâu, bò, dê thì muốn giúp các hộ khó khăn khác cũng dễ...".

Ông Sùng A Chơ - Phó Chủ tịch Hội ND xã Hỗ Bốn cho biết, vợ chồng A Rua là một trong những hộ đầu tiên trong xã được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để phát triển chăn nuôi trâu, bò. Tổ vay vốn nuôi trâu, bò, dê của bản Trống Là do Hội ND thành lập hiện đang có 27 hộ tham gia với mức vay bình quân 5 triệu đồng/hộ. Từ thành công của mình, A Rua rất tích cực tư vấn, giúp đỡ các hộ khác trong bản về cách sử dụng đồng vốn vay ưu đãi, kinh nghiệm chăn nuôi.

Bà Phạm Thị Thu Mơ - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải tâm sự: "Đối với đồng bào dân tộc Mông vùng cao Mù Cang Chải, nguồn vốn ưu đãi chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu có sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn, đoàn thể trong việc định hướng, hướng dẫn bà con cách làm ăn, tập huấn, chuyển giao KHKT ngay tại thôn, bản. Gương vượt khó, làm giàu từ đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH như vợ chồng Giàng A Rua là minh chứng sinh động để tuyên truyền, vận động các hộ nghèo khác làm theo. Tập hợp ND vay vốn ưu đãi theo các tổ, nhóm cùng sở thích, cùng mô hình sản xuất vừa tạo môi trường để các hộ giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, cách làm ăn, vừa góp phần theo dõi, quản lý tốt nguồn vốn".  

Bắc Kạn: nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 

29.01.2006 00:00 

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã được đẩy mạnh thời gian qua ở tỉnh Bắc Kạn. Hiện toàn tỉnh có hơn 3400 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. 

Các cấp hội nông dân đã phối hợp với các ngành tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân với các buổi tập huấn kỹ thuật và hội thảo đầu bờ, các lớp IPM, chăn nuôi, trồng trọt. Từ đó, nhiều hộ đã biết áp dụng vào thực tiễn sản xuất để xây dựng các mô hình canh tác cho giá trị kinh tế cao: mô hình cánh đồng 30 triệu đồng/ha (trồng cây mía) tại các xã Cao Kỳ, Hoà Mục, mô hình trồng thuốc lá ở xã Yên Hân, Yên Cư (huyện Chợ Mới), mô hình phát triển vùng chăn nuôi lợn nái tập trung tại xã Hảo Nghĩa (huyện Na Rì), mô hình điểm về chăn nuôi bò nhốt tại các xã Phương Linh, Tú Trĩ, Cẩm Giàng, Nguyên Phúc (huyện Bạch Thông)... Hầu hết các mô hình này đều phát huy hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm, mang lại thu nhập bình quân từ 25 triệu đồng/hộ/năm trở lên, thậm chí có hộ nhờ phát triển kinh tế vườn rừng đã cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, như hộ gia đình bác Lý Kim Tiến ở xã Xuất Hoá, thị xã Bắc Kạn...

Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Bắc Kạn xây dựng thành công mô hình rau 3 vụ cho thu nhập đạt trên 53 triệu đồng/ha, giúp nhiều hộ nông dân của thị xã trở nên khấm khá hơn. Bên cạnh đó, các mô hình nuôi tôm càng xanh ở Khang Ninh (Ba Bể), Nguyên Phúc (Bạch Thông), nuôi cá chim trắng ở thị xã Bắc Kạn, nuôi bò thịt bán thâm canh ở huyện Chợ Đồn có triển vọng rất tốt, đạt giá trị kinh tế cao giúp hàng trăm hộ nông dân xoá đói giảm nghèo.

Trong năm nay, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu có 15% hội viên nông dân các cấp đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi, hơn 1000 hộ thoát nghèo.  

Tỷ phú vùng đồi 

15.05.2007 16:59 

Mới ngoài 30 tuổi, nhưng anh Nguyễn Văn Thu ở thôn Sơn Cao, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã được bà con nơi đây khâm phục trước khả năng vượt khó làm giàu trở thành tỷ phú vùng đồi. 

Từ khu đất đồi bỏ hoang lâu năm, anh Thu đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp thu về trên 250 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động và khoảng 250 lao động thời vụ với mức lương từ 1,3 triệu đồng cho đến 1,5 triệu đồng/tháng. Hàng năm, anh đã nộp các khoản thuế và tham gia các khoản đóng góp cho nhà nước với số tiền trên 30 triệu đồng.  

Để đầu tư cho trang trại với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 1 tỷ đồng, anh Thu cho biết: Năm 2002, anh đã bàn với vợ mạnh dạn xin xã giao cho 4,3 ha khu đất đồi bỏ hoang. Khu đồi này từ những năm 1970 đến 1980, bà con dùng để trồng sắn nhưng không hiệu quả, đến năm 1992, chuyển sang trồng cây bạch đàn với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, mỗi hộ chỉ từ 1 đến 2 sào. Do khu đất này giáp ranh của ba xã nên việc trông coi rất khó khăn nên ngày càng nhiều hộ bỏ đất trống. Khi thấy anh nhận khu đất này, người thân trong gia đình rất lo lắng, không biết rồi anh sẽ cải tạo khu đất này ra sao, trồng cây gì, nuôi con gì... cho phù hợp vì xung quanh không có nước, đất đai khô cằn trong khi đó nhà lại thiếu vốn, thiếu lao động. Không ngại thất bại, sau khi tính toán kỹ lưỡng anh bàn với vợ vay vốn của anh em, bạn bè và ngân hàng mỗi nơi một ít để đưa cây ăn quả lên vùng đồi, xây dựng mô hình trang trại đa canh.

Do anh là người đi tiên phong trong việc phát triển trang trại vùng đồi núi trọc nên được tỉnh và địa phương tạo điều kiện hỗ trợ cho 50% số tiền mua cây giống. Ngoài ra, anh còn nhờ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông tỉnh và huyện về giúp quy hoạch, thiết kế giúp cho toàn bộ khâu kỹ thuật như đào đắp đồng mức, trồng cây chống xói mòn giữ nước và đất, đào giếng, xây bể lấy nước phục vụ cho việc trồng cây xây dựng trang trại hệ thống chăn nuôi. Những năm đầu, anh trồng được 750 cây vải, 350 cây xoài, 300 cây trám. Trong thời gian cây còn bé, anh trồng xen kẽ những cây ngắn ngày như sắn, đỗ, lạc... để lấy ngắn nuôi dài. Về chăn nuôi trong chuồng, trại của anh thường xuyên nuôi từ 6 đến 7 bò nái sinh sản, 3 lợn nái, trên 100 con gà thả vườn đẻ trứng và mỗi năm thu khoảng 3 tạ gà thịt. Với quy mô này, trừ chi phí bước đầu đã đảm bảo được cuộc sống của gia đình. Cuối năm 2004, anh đã đầu tư mở rộng trang trại xây dựng một trại nuôi gà liên doanh với công ty Jappa Comfeed với công suất 6.000 con/lứa thu lãi gần 100 triệu đồng/năm. Thấy nuôi gà công nghiệp có lãi cao anh đã đầu tư thêm một trại gà nữa. Từ đó thu nhập của anh năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Năm 2006 thu lãi trên 200 triệu, năm 2007 anh dự kiến thu 370 triệu đồng, trừ chi phí ước đạt khoảng 280 triệu đồng.

Thấy vùng kinh tế vườn đồi làm trang trại là đúng hướng phù hợp với đất đai thổ những của địa phương, anh đã tích cực đi tuyên truyền, hướng dẫn bà con xung quanh cùng tập trung làm kinh tế trang trại mở ra hướng đi mới. Hiện toàn xã có 45 trang trại tổng hợp có quy mô từ 1 ha trở lên cho thu nhập từ hàng chục cho đến hàng trăm triệu đồng. Nhờ đó đời sống của nhân dân nơi đây không ngừng được cải thiện. Riêng gia đình anh Thu còn giúp đỡ cho một số hộ có hoàn cảnh khó khăn về kỹ thuật, vốn để đầu tư sản xuất hiện đã có của ăn của để.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: