Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 4

Kiếm Văn sau hai năm lăn lộn ở nơi cái Chợ Hôm để kiếm sống, đã ra dáng là một chàng thanh niên, tuy đã lớn tướng, nhưng khuôn mặt thật thà chất phác như những người dân ở nơi đây. Ông chú của thằng bé Kiếm Văn tuy không giỏi buôn bán xoay xở như anh của mình, cũng biết chữ để đủ dạy cho cháu, tuy không mong học cao hiểu rộng để có ngày đề danh bảng vàng. Lúc Kiếm Văn còn nhỏ, hai chú cháu thường đánh bắt cá ở nơi con hói trước túp lều cũng no cái bụng, rảnh rỗi thì dạy chữ cho cháu. Sau lấy người thím chỉ biết bếp núc với chuyện sinh nở nên mới bỏ chuyện học hành của Kiếm Văn. Cha mẹ Kiếm Văn ra đi chẳng để lại gì cho  thằng bé Kiếm Văn thứ gì cả, chỉ còn lại một quyền sách  võ của bên đàng ngoại thằng bé. Ông chú lúc đó buồn bã nói với thằng bé.
_ Kiếm Văn! Chú chẳng có tài gì cả, học không giỏi, làm chẳng hay, buôn bán lại không biết, ruộng vườn cũng  chẳng có. Cũng may ở nơi chúng ta tôm cá còn nhiều, chỉ có điều từ khi có thím, nhà lại thêm miệng ăn, văn không thể học cao, thì còn quyển sách này vốn là của bên đàng ngoại của cháu, là kỉ vật của mẹ cháu, cháu hãy cất giữ cho mình.
Thằng bé Kiếm Văn nhận lấy mà nước mắt chảy dài. Cha, mẹ, thằng bé chỉ nhớ mang máng, còn khi hiểu biết thì chỉ thấy một mình ông chú là người thân. Thằng bé Kiếm Văn nhận lấy cuốn sách, đem ra đọc, mới biết đó là một quyển sách võ. Ngoài những lúc cùng với ông chú đi đánh bắt cá, thì thằng bé Kiếm Văn nhìn những đồ hình, với những câu kệ trong  quyển sách để luyện quyền luyện cước. Thằng bé Kiếm Văn tuy chẳng có người chỉ bảo, nhưng có điều thằng cũng sáng dạ, khi không đánh bắt cá, thì luyện quyền luyện cước. Cứ như vậy, hai chú cháu ở nơi túp lều nhỏ ở nơi cuối sông, cuối bãi.
Từ ngày gia đình sa sút, ông chú không đi lại trong làng nên dân làng cũng xem như người lạ, còn đám trẻ vạn chài thì xem thằng bé Kiếm Văn là dân ruộng nên cũng không chơi, gặp nhau nhiều lắm thì hỏi năm ba câu " mi, tau". Kể từ ngày có thêm thím, rồi thêm mấy đứa em, thằng bé Kiếm Văn như anh lớn, chị cả, mọi điều đều lo toan, đến khi mười ba tuổi thì thằng bé Kiếm Văn xin ra nơi cái Chợ Hôm để kiếm sống. Còn nhỏ thì làm việc lặt vặt, lớn lên thì việc gì cũng làm, miễn là có chút đồng, chút tiền, may mắn thì thêm một quan đem về thêm cho chú sắm sanh thêm một chút trong nhà. Hôm nay, Kiếm Văn một đêm gần như không ngủ, đang định bụng ghé vào nhà thờ họ Phạm, hay ra nơi hai cái miếu thờ ven sông ngã lưng một chút, chứ về nhà mấy đứa em nó quấy chẳng ngủ được. Thế mà lại gặp cái chàng người miền ngoài, ăn nói chẳng xem ai ra gì? Cứ ngỡ là ông thần, ông thánh nào, ai dè chỉ là cái bị thịt. Thế mà cũng từ Đàng Ngoài tay cầm thanh trường côn vào trong này mà khoác lác. Chàng kia bị Kiếm Văn đành ngã, nay lại bị Kiếm Văn hù cho xanh mặt. Không chừng cái thằng xứ Đàng Trong này nói thiệt chứ chẳng chơi, đem cột đá thả sông Thạch Hãn thì xong đời. Khi đó cá rỉa, thuồng luồng xơi, chỉ còn lại chút xương đem đến Lũy Thầy cứ đứng ở trên ném qua là xong. Chàng kia vừa nghĩ đến đó thì mặt xanh như tàu lá, người run bần bật như cầy sấy, chỉ thiếu điều tiểu tiện, đại tiện ra quần. Kiếm Văn nhìn thấy vậy thì bảo:
_ Người ở Đàng Ngoài mà ai cũng như ngươi, thì sao phải xây Lũy Thầy  cho  mệt nhỉ? Cứ lớp trước, lớp sau xông đến ho một cái, không khéo dắt nhau qua phương Bắc ở hết, thế là khỏe re?
Kiếm Văn vừa dứt lời, thì có người cười bảo:
_ Người huynh đệ nói đúng đó, ai cũng như người huynh đệ vừa nói, thì Đại Việt chúng ta đã trở thành quận, huyện của người phương Bắc, chẳng cần phải dắt nhau qua làm chi bên đó.
Kiếm Văn nghe có tiếng người bảo như vậy, liền quay lại nhìn, thì thấy một chàng thanh niên, khoảng hai bốn, hai lăm đang đứng nhìn. Người đó chính là Trần Phong. Trần Phong gặp Kiếm Văn không phải ở trong quán rượu, quán nước ở nơi cái Chợ Hôm, mà ở nơi đây. Kiếm Văn nghe người kia nói như vậy, thì cười nói:
_ Chắc có lẽ là như vậy, nếu không thì chúa của ta đâu cần phải đắp Lũy Thầy. Thôi không đôi co với các ngươi nữa, ta phải kiếm chỗ nào ngả lưng cái đã.
Kiếm Văn nói xong liền quay người bước đi,  không vào nhà thờ họ Phạm, thì lên ngã trên, nơi bến Trâu, cứ nằm đại trên mấy tảng đá dưới lũy tre dọc bờ sông mà ngủ, rồi tính tiếp. Kiếm Văn định bụng như vậy, ai dè cái chàng kia chẳng chịu. Cái chàng kia mới bảo:
_ Người huynh đệ! Hãy đứng lại cho ta phân tỏ đôi lời.
Kiếm Văn đang định bước đi, nay nghe vậy mới đứng lại và hỏi:
_ Ca ca! Có chuyện gì nữa hãy nói mau đi? Chứ Kiếm Văn này cả đêm không ngủ, giờ đây chỉ mong được chợp mắt một chút.
Chàng kia lắc lắc đầu và nói:
_ Cũng không có chuyện gì to tát, ta chỉ muốn thử  với người huynh đệ mấy chiêu quyền cước, để người huynh đệ biết rằng người xứ Đàng Ngoài không phải là phường giá áo túi cơm.
Kiếm Văn nghe chuyện thi quyền, đánh cước, thì khoái vô cùng, cũng mong muốn được gặp cao thủ để thử sức cho biết, liền đứng lại. Ấy vậy mà người kia lại bảo:
_ Người huynh đệ! Ta xem người huynh đệ ngủ chưa đủ, thế thì chiều nay chúng ta gặp nhau ở nơi đây. Ta sẽ chờ đợi người huynh đệ ở nơi đây.
Kiếm Văn nghe vậy thì chẳng nói chẳng rằng liền bước đi. Kiếm Văn lên đến nơi bến Trâu, tìm chỗ râm mát, đánh một giấc ngon lành. Kiếm Văn đang ngủ ngon thì con bé con ông chú đi tìm Kiếm Văn. Con bé tìm được Kiếm Văn thì mừng rơn.
_ Kiếm Văn ca ca! Hãy dậy mau, cha gọi anh về có việc.
Kiếm Văn tuy có chút ngang tàng, nhưng là người phải phép. Nghe con bé nói ông chú gọi mình có việc, liền nói với con bé.
_ Hãy lên lưng để ca ca cổng cho mau.
Con bé nghe vậy liền leo lên lưng của Kiếm Văn. Kiếm Văn cũng không hỏi con  bé là ông chú gọi mình về có việc gì, cứ như vậy mà chạy một mạch về đến nhà. Kiếm Văn vừa chạy về đến nhà, đã thấy ông chú diện khăn đóng, áo dài đen, quần trắng, chân đi guốc mộc liền cười lớn:
_ Chú ơi! Thật là đẹp, có phải giờ đây người làng cho chú ra đình để hầu việc phải không?
Ông chú với vẻ mặt đầy  hãnh diện cười nói:
_ Chuyện đó chắc hẳn sẽ có, chỉ có điều không phải việc đó.
Kiếm Văn nghe vậy thì vô cùng ngạc nhiên rồi hỏi:
_ Không lẽ chú gọi cháu về để khoe áo mới? Thế mà cháu cứ ngỡ có chuyện khác nữa chứ?
Ông chú nhìn Kiếm Văn và nói:
_ Kiếm Văn! Cháu có biết nay cháu bao nhiêu tuổi hay không?
Kiếm Văn nghe vậy cũng không biết ông chú hỏi tuổi mình để làm gì? Mà cái này ông chú ắt hẳn hiểu hơn cả mình nữa ấy chứ? Vì thế Kiếm Sơn mới cười nói:
_ Cái này thì chú biết hơn cháu, sao lại hỏi cháu làm gì?
Ông chú gật đầu, chưa nói, thì bà thím đang ngồi trong nhà nói vọng ra.
_ Kiếm Văn! Chú đi hỏi vợ cho cháu đó, nếu như gia đình người ta mà ưa thì đến vụ cày sẽ cho cháu đi ở rể luôn đó.
Kiếm Văn nghe vậy thì nhìn ông chú và hỏi:
_ Có thiệt không hả chú? Chắc thím chỉ nói chơi phải không chú?
Ông chú nhìn Kiếm Văn và bảo:
_ Kiếm Văn! Thím của con không nói chơi, mà là chuyện thiệt đó.
Ông chú nói xong thì đưa mắt nhìn lên bầu trời trong xanh.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                       Hết chương 4

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro