Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

KÝ SỰ ẨM THỰC LENGHIA4

CÁ LÁC HOA

Bà Mẫn lưỡng lự bước qua bực cửa bức bàn. Hình như ở ngoài thềm có cái việc gì đấy đang hối thúc bà phải xem xét. Nhưng sân xướng, ao chuôm, vườn tược, chả có chuyện gì xảy ra cả.

Cái thềm gạch rộng thênh thang ba thứ đồ vật cố hữu: Vại cà nén, cái giành mắt cáo có 3 chân để úp bát đũa và cái chậu sắt tráng men để rửa mặt. Bà Mẫn lẩn thẩn nhướng mắt nhìn ba thứ vật dụng quen thuộc ấy rồi lại lưỡng lự bước qua bực cửa vào nhà. Một tiếng thở dài bị nén lại và nhả ra rất từ từ, rất khẽ. Bà sợ ông Sạn trong nhà nghe thấy.

Chuông đồng hồ treo tường nhả ra mười tiếng cổ lỗ, hơi chói gắt. Bà Mẫn chép miệng, ngồi xuống góc chiếc sập gụ bóng: "Đang đông chợ rồi đấy". Ông Sạn ngồi bó gối trong góc sập, gác chiếc cằm dài ngoẵng lên cánh tay, bất động từ sáng tới giờ mới nói một câu: "Hay ông trông nhà hộ tôi nhá? Tôi chạy ù đi một tí rồi về ngay ấy mà!". Bà Mẫn te tái xuống bếp, ra cầu ao. Ông Sạn thong thả kéo điếu, véo thuốc vê vê mãi rồi mới nạp vào nõ. Bà Mẫn vội buông chiếc giỏ tre ngang hông, bước thấp bước cao, lắp tắp như sợ ông Sạn đổi ý gọi bà về.

Nắng đồng bãi quánh đặc tưởng có thể xắn ra thành từng khối. Bà Mẫn lui cui đi mò một mình, dở dang giữa buổi, không chị không em. Làm ăn bất kể thứ gì mà một thân một mình đều là khổ cả. Các cụ ngày trước bảo "Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân" thật chẳng sai. Gái làng Yên xưa nay, đã đi mò tôm, mò cá ở bãi ngoài thì phải gọi nhau đi hàng đoàn và từ lúc chưa mọc mặt trời. "Tôm toá sáng, cá rạng đông", cho đến lúc mặt trời nhô lên trên cánh bãi thì những người "sát cá" cũng đã kiếm hẳn được một mớ cá tươi rói. Họ chạy uỳnh uỵch, quáng quàng về bán cá chợ sớm để rồi lại quáng quàng ra bãi mò vét lần hai. Lần hai là khoảng hơn chín giờ sáng cho đến trưa, là lần mò phụ, được sao hay vậy, tạp nham cả tôm, cáy, cá bống cơm... Nếu thành tấm thành món thì bán luôn dưới chợ trưa, còn không thì lại tất cả đem về cho ở nhà kịp kho kho, nấu nấu. Từ dạo tham gia làm công tác phụ nữ xã, thi thoảng bà Mẫn mới có dịp tranh thủ đi mò giữa buổi như vậy. Đi mò cua bắt cá ì oạp nơi đồng bãi cũng là một nghề của gái làng Yên này. Cả tổng, cả huyện chỉ có riêng làng Yên là có cái nghề độc đó - nghe nói là từ thời Mai An Tiêm để lại ấy. Người thì bảo đấy là nghề "sang", người lại bảo "dân cùng đinh, thiếu ruộng, thiếu nghề" mới phải mò cua, bắt bớp. Nghe những chuyện cãi vã ấy, bà Mẫn vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa cười trừ. Sang hèn gì thì đời bà coi như đã nếm đủ. Thời cuộc nó cứ chuyển vận ầm ầm, thì giờ đâu mà ngồi cãi nhau hèn hay sang. Kể ra mỗi bên đều có cái lý của mình. Bà Mẫn như vụt nhớ lại thời xuân sắc với những ngày đẹp đẽ của những cô Tấm thuở mò cua bắt bống ngoài bãi.

Thuở ấy, dân nội đồng nể cô Mẫn một vành. Người mò cua đồng bãi, suốt ngày úp mặt xuống đầm lầy, nắng và gió chao chát thế mà da dẻ vẫn trắng như ngó cần thì thật là lạ. Đã thế, Mẫn lại có biệt tài bắt cá lác hoa giỏi đến mức có người đi kè kè bên cạnh, cố học lấy ngón nghề mà vẫn không học được. Mẫn đâu có giấu nghề. "Người ta bắt cá lác bằng mắt em ạ. Cố mà nhìn xem cái vệt vây cá nó vật trên bùn, in đậm ngả nào thì đích thị con cá đang ẩn dưới bùn cạnh đó". Thế nhưng cả làng, ai cần cá lác hoa kho với ngọn rau dừa và lá gừng cho bà đẻ ăn cứ phải đến cầu cạnh cô Mẫn. Đàn ông làng Yên để tỏ lòng thơm thảo với vợ lúc sinh đẻ ốm đau đều so bì nhau bằng nồi đất kho cá lác. Muốn có nồi cá lác hoa kho khô phải dặn trước cô Mẫn vài ba ngày. Đám phó cối, thợ ngoã, thợ xắn đất vượt thổ, thợ cày thuê... không ai lại có thu nhập cao bằng Mẫn, mặc dù mỗi mớ cá lác, Mẫn chỉ lấy nhỉnh hơn mớ cá thường có hai hào bạc.

Làng Yên có một lệ bất thành văn ngay từ thời cụ Nguyễn Công Trứ gọi dân đi khai phá bãi phù sa để lập ấp, ấy là việc chỉ có những chàng trai thật tài giỏi hoặc học hành đỗ đạt cao mới được sánh duyên cùng những cô gái giỏi nghề mò xới cá lác hoa. Mẫn là bậc thầy của những cô gái ấy. Vì thế cho nên anh Vượng từ mặt trận đường số 6 về phép, trình giấy Uỷ ban kháng chiến xã ngày trước thì ngày sau, mai mối gia đình đôi bên cũng đã hòm hòm. Ngày cưới Vượng - Mẫn, khắp cả làng, ở chỗ nào cũng thấy râm ran câu hát vít vổng: "... Gái thôn Đoài là em gái thôn Đoài/ Trai thôn Thượng là anh trai thôn Thượng/ Đánh giặc cừ mà làm ruộng cũng hăng...". Ở với vợ được ba ngày hai đêm, anh Vượng xốc ba lô ra đi, đi mãi đến nay. Mộ chí trên Mường Thanh chỉ là một nấm đất tượng trưng. Có người bảo anh ở bộ đội bí mật đặc biệt.

Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Vượng đi rồi, nhà chỉ còn có Mẫn vừa xới xáo vườn tược vừa chăm nuôi bà mẹ chồng goá bụa mắc bệnh nghễnh ngãng, mấy năm nay lại thêm chứng quáng gà. Bà đổ bệnh từ khi nghe tin chồng - ông Vưởng làm phu vác đá ngoài mỏ Tràng Kênh bị chết mất xác vì là người đầu tiên vận động thợ mỏ biểu tình đòi tăng lương và ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân nhà đền Bến Thuỷ. Người hàng tổng đồn đãi, ông Vưởng làm cộng sản, chả biết thật hư ra sao, chỉ biết làng có thêm một người phụ nữ goá bụa và Vượng có thêm một tên gọi mới: cu Côi! Những đứa trẻ làng Yên bị mất cha, không hiểu sao ngày càng nhiều. Lớn tồng ngồng như cây sào, cưới vợ đến nơi mà vẫn cứ bị gọi là cu Côi như thường.

Mẫn có nghén. Vui mà lo, nỗi lo mơ hồ mà dường như hiện hữu. Lạy giời, mai kia, đứa trẻ lớn lên, là gái thì có nghề bắt cá lác hoa giỏi, là trai thì không phải kèm theo tên tục cu Côi. Thật là cơ khổ, đời con người ta có phận nên chạy trời mà không khỏi nắng. Đàn bà con gái trong làng đến kỳ sinh nở, kiêng cữ, ít nhiều gì cũng có đôi ba nồi cá lác om với gừng, với khế, với rau dừa nước. Thế mà đến lượt mình sinh nở thì Mẫn lại chỉ có mỗi một mớ cá bống cơm mua vội mua vàng dưới chợ chiều. Cái chuyện thua thiệt ấy thôi thì cũng coi như là chuyện vặt vãnh. Cá bống cơm nhỏ như đầu đũa, cũng gừng, cũng khế, cũng nồi đất om trấu vàng cườm như ai. Cái chuyện lớn lao, chuyện đau lòng là thằng cu Vương sinh ra, nồi cá bống kho cho người ở cữ chưa vẹt hết một phần thì ngày nó nhận tên là cu Vương đồng thời cũng là ngày nó nhận thêm một cái tên chẳng ai muốn: cu Côi! Mẫn choáng váng, bậm môi đến bật máu, nghiến răng kìm nén trước thân phận mình để chăm sóc mẹ chồng và nuôi thằng Vương khôn lớn. Chị luôn giật mìnhh mỗi khi nghe ai đó gọi con: Ơi cu Côi!

Sạn cùng tuổi với Vượng nhưng ở khác xóm. Nhà Sạn đông anh em nên quanh năm đói vàng con mắt. Sạn phải theo thuyền buôn phân bắc từ ngày mười một, mười hai tuổi đầu. Thật cơ cực, khốn nạn là cái nghề theo thuyền buôn phân bắc.

Mua, hốt và tha được một thùng phân bắc từ phố xá đến bến thuyền cũng đã đủ hộc cơm, chưa nói cái việc phải sống, phải ăn, ngủ và chuyên chở nó từ đấy đi tận Hải Phòng. Đông cũng như hè, cái ám khí nồng nặc và hầm hập của phân bắc nó chườm ướp làm cho anh chàng Sạn tã tướp ra như thể hình nhân. Sạn bỏ của chạy lấy người. Về đến nhà, ốm lay ốm lắt không ra bãi được một buổi.

Người làng đi làm vắng tanh lối ngõ. Sạn đang tha thẩn bên bờ dậu xóm Nam thì bỗng thấy thằng cu Vương lộn cổ xuống ao, nghe đánh "uỗm" một cái. Sạn lẩy bẩy vớt được cu Vương thì sau đấy trùm chăn, ôm ngực rên ư ử tới nửa tháng trời. Nhưng cũng từ đấy, Sạn có cớ đi lại, thăm nom bà cháu, mẹ con nhà Mẫn. Đến nhà Mẫn, cả ngày Sạn không nói một câu. Gặp mái bếp dột thì đánh rạ dặm dọi. Gặp mạch vữa ở sân gạch bị mủn thì kiếm xi măng, trộn cát rồi trét lấy trét để, càng trét càng lôi thôi, lem nhem. Mẫn ôm bụng nín cười mà chẳng dám nói một câu. Phải lúc lên cơn cò cử thì Sạn leo lên góc sập gụ ở giữa nhà, hai tay ôm lấy đầu gối chân nhô lên cao quá mang tai, cọ cọ chiếc cằm nhọn tua tủa râu, cứ thế bất động như một pho tượng. Dễ có đến cả chục năm trời, Sạn vẫn thế mà người làng lại cứ đồn đãi là Sạn có tình ý với Mẫn. Nghe chuyện, Mẫn cười: "Bác ấy thương hại nhà em toàn đàn bà, mẹ goá con côi nên bác ấy đến ngồi chơi cho khuây khoả ấy mà".

Mẫn đã bắt đầu làm quen với cuộc sống đơn giản. Mẫn đã nghiến răng vượt qua những đêm trăng thanh gió mát bên ngoài mà trong lòng cuống cuồng, bấn loạn, rối bời chăn chiếu, tóc tai. Và ở nhà ngoài là bà mẹ chồng nghễnh ngãng với chiếc quạt mo sột soạt khi quạt, khi đuổi muỗi. Thằng cu Vương nghịch ngợm ban ngày, ban đêm lăn ra ngủ, giang chân giang tay choán hết cả chỗ mẹ. Mẫn muốn nhận một phen trâu cho cu Vương chăn dắt nửa buổi để kiếm thêm vài điểm nhưng lại sợ máy bay bò ra ngoài bãi. Đêm nằm nắn chân nắn tay cho con, Mẫn thấy vui vì chân tay cu Vương bắt đầu vóng dài ra. Dấy lên trong lòng Mẫn một niềm hy vọng về một ngày mai thanh bình hết giặc dã, lo âu. Thằng cu Vương là hòn máu cuối cùng còn sót lại của dòng họ mà Mẫn là người có trách nhiệm to lớn là phải nâng niu, phải giữ gìn, phải bảo vệ.

***

Đã lâu lắm rồi, ngôi nhà ngói ba gian, cửa bức bàn từ thời bố mẹ ông Vưởng để lại, đến nay mới lại thấy tiếng cười, tiếng nói đàn ông ồ ồ vỡ giọng vừa ấm vừa vang. Mẫn nhận ra tín hiệu đầy ấm cúng và tin cậy ấy vào một buổi trưa khi Mẫn vừa bán mớ cá ở chợ về. Chị vội vã chân năm tay mười nhóm bếp nấu cơm thì thằng Vương nhảy ba bước từ ngoài ngõ vào nhà, miệng gào lên ồ ồ: "Bu ơi, con đói lắm rồi! Bu đâu rồi...". "Bu đây, cái gì mà rối lên thế. - Mẫn nở một nụ cười thoả mãn - Người ta lội ngoài bãi chưa kêu đói mà mày chỉ có ngồi học đã kêu oai oái lên thế?". "Ứ, thế bu tưởng học là nhàn lắm đấy hả?". "À, không bu biết, bu làm ồ cái xong ngay đây. Gớm, cha bố anh. Giọng cứ ồ ồ như ngan đực ấy. Lớn rồi, đừng có hòng mà nhõng nhẽo uốn mẹ. Tuổi ấy ngày trước, bố mày đã là bộ đội Điện Biên rồi cơ đấy!". "Dào ơi, bu chẳng phải ước. Mấy bữa nữa, con cũng là bộ đội như ai!". "Hả, mày nói nhảm nhí cái gì vậy Vương?". Mẫn đổ sụm xuống bên thềm cửa. Ba, bốn chiếc bát ăn cơm vỡ tan tành. Cu Vương lập cập lao ra ôm lấy mẹ. Cho mãi đến về sau, nó vẫn cứ tưởng rằng mẹ nó bị say nắng. Người ta ở ngoài bãi về giữa trưa thường hay có người say nắng như vậy. Chỉ có Mẫn biết tại sao mình ngã sụm xuống nơi bậu cửa. Thế là cái điều canh cánh lâu nay trong lòng Mẫn bỗng trở thành sự thực. Thằng cu Vương nghỉ học và bứt ra khỏi cánh tay mẹ một cách dứt khoát, mạnh bạo. Mẫn biết mình không còn cách nào giữ được con và Mẫn biết cái gì đang cuốn hút nó vượt trên mọi trở lực. Làng này ối đứa mười bảy tuổi rưỡi đã lên đường nhập ngũ huống hồ cu Vương.

Dùng dằng mãi, cuối cùng Mẫn quyết định nói chuyện nghiêm túc với cu Vương, câu chuyện mà lần đầu tiên trước mặt đứa con mình rút ruột đẻ ra, Mẫn cảm thấy khó nói lời mở đầu. Bên kia giường, bà mẹ chồng vẫn tư lự phe phẩy quạt mo cạnh cửa sổ. Góc sập gụ gian giữa lại là ông Sạn ngồi thu lu đầu gối quá tai cả ngày chẳng nói một câu. Mẫn rút chiếc khăn đen chấm nước mắt. Thằng Vương ngồi di di ngón chân.

- Thôi thế này Vương, có muốn bu cũng chẳng giữ nổi con. Mong cho con đi bằng anh bằng em. Nhưng tình cảnh nhà họ Lê Văn, con biết rồi đấy. Vì vậy, bu quyết định, con phải lấy vợ trước khi nhập ngũ. Lấy vợ sớm thì được đi sớm, không đi đợt này thì đi đợt sau. Bây giờ thì tuỳ anh, nhưng chẳng còn dài ngày đâu đấy.

Thế là Vương cưới vợ giữa lúc cầm quyết định nhập ngũ trong tay. Thế là Thảo, cô bạn học cùng lớp bỏ học về làm vợ Vương, suốt ngày theo mẹ chồng lội bãi ngoài học nghề bắt cá lác hoa. Căn nhà gỗ lim bức bàn lại trở lại trống vắng, lạnh lẽo từ buổi Vương đi. Rồi những đêm trằn trọc, khắc khoải, cô con dâu ôm chặt lấy mẹ chồng mà thút thít, rấm rứt: "Bu ơi, sao đời con khổ thế này? Con thương bu, bu ạ". "Ừ, ừ, bu biết rồi. Thôi ngủ đi. Sớm mai cái Thảo có đi ra bắt cá lác với bu nữa không?". "Ối, bu, con đi chứ ạ!". "Ừ, thế thì ngủ đi". Mẫn vỗ vỗ, xoa xoa vào lưng cô con dâu như thể Thảo còn bé lắm. Ở giường ngoài, bà Vưởng vẫn sột soạt, lục cục với chiếc quạt mo. Bà không ngủ như vậy từ mấy chục năm nay rồi.

Không phải chuyện cả lo, cả nghĩ, nhưng những điều mà Mẫn áy náy, ngẫm ngợi trong lòng, không hiểu sao nó lại thường hay trở thành sự thực. Khi những điều vô hình vô ảnh ấy trở thành nỗi lo thường trực trong đầu Mẫn thì nói bỗng nhiên bùng phát nhanh chóng. Lo thế, nghĩ thế mà nhiều lúc cập rập trở tay không kịp.

Cứ đêm đêm, nghe bầu ngực con bé Thảo phập phồng, tức tưởi, Mẫn bỗng nghiệm ra rằng, cái Thảo lấy chồng, ngủ với chồng cũng không được tới ba đêm. Nghĩ đến chuyện ấy làm Mẫn giật mình và lo lắng mãi không thôi. Lạy giời thương lấy con bé mảnh mai tội nghiệp, đừng đày nó vào kiếp sớm goá bụa, cảnh mẹ goá con côi như Mẫn! Thằng Vương mà rủi ro có mệnh hệ thế nào thì quả thật, ngôi nhà này hiện hữu tam tứ đại goá chồng! Mẫn rùng mình, mồ hôi chảy nhồn nhộn sống lưng. Chưa bao giờ Mẫn thấm thía nỗi cô cút, goá bụa, cô quạnh như đêm nay. Tay Mẫn rờ rẫm lập cập. Chị ôm chặt con bé Thảo như sợ ai dằng ra, cướp đi mất. Lần đầu tiên chị xụt xịt khóc thầm. Nước mắt bết hết một mảng tóc nàng dâu, nóng hôi hổi. Ngoài sân, trăng vẫn sáng ròng ròng.

Thảo lấy chồng chưa bén hơi thì Vương đã xa biền biệt. Nhưng bù lại, cả làng phát ghen vì Thảo có bà mẹ chồng nhất mực thương yêu. Bu Mẫn chi chút, quấn tóm Thảo không khác gì với Vương, có khi còn hơn thế. Hai tháng trước ngày sinh, Thảo cũng đã kịp trở thành cô gái bắt cá lác hoa thiện nghệ. Bu Mẫn thi thoảng đi họp, đi vận động "ba sẵn sàng, ba đảm đang", còn lại phần lớn thì giờ đều lo toan cho Thảo chuẩn bị "nằm ổ". Thảo thấy mẹ chồng chăm bẵm mình thì cảm động, chỉ biết khóc và đôi khi vô tâm nói điều gì đấy như xoáy vào lòng bu Mẫn những vệt xoáy quặn ruột gan. "Bu ơi, em bé đạp mạnh ghê. Giá giờ này anh Vương ở nhà nhỉ". Bu Mẫn lẳng lặng vào buồng kéo khăn vuông đen chấm nước mắt. Một tuần sau đấy Thảo sinh một bé gái lúc hai giờ sáng ngoài trạm xá xã. Bu Mẫn trực cả đêm, lúc ấy lại lật đật lấy đèn pin trở ngược về nhà "kiếm thêm hành khô để đón sữa non cho nó thơm". Bu Mẫn còn hồi hộp phấp phỏng và mong mỏi hơn cả Thảo nữa là khác. Điều ấy Thảo chưa thể biết được. Bà hy vọng, khát cháy một ước muốn: Đứa bé là con trai! Nhưng ác thay, một lần nữa, trời đất lại phụ bà. Quay trở lại trạm xá, bà Mẫn ôm lấy bọc chăn quấn đứa bé mà khóc nức nở. Dường như ít ai hiểu được lòng bà Mẫn lúc ấy khóc nỗi gì.

Ba gian nhà ngói gỗ lim khoáng đãng bắt đầu có thêm tiếng cười, tiếng nói hoà lẫn với giọng ru con vừa trẻ trung ngô nghê của Thảo. Bà Mẫn tự tay đi ra bãi ngài bắt cá lác hoa và úm trấu cho Thảo ăn dần - những nồi cá lác hoa kiểu mẫu dành cho sản phụ mà cả làng phải ghen tị. Bà cụ Vưởng cứ xán đến, một hai đòi bế chắt nội mà chẳng ai cho, cuối cùng thì bà cụ ngồi quạt cho con Thảo với nét mặt hờn lẫy của người già, trông thật tội. Ông Sạn dạo này cũng chăm đến hơn. Hình như ông cũng khoẻ ra thì phải. Ông trở thế ngồi trên sập gụ, thi thoảng gõ điếu bát lách cách làm con bé bỏ vú mẹ, quay ra nhìn ông chằm chằm.

"Bu ơi, cho con dành phần đặt tên cháu, bu nhớ!". "Ờ thì chị đặt tên gì nào? Nói bu nghe thử xem đã chứ?". Thảo cười lém lỉnh: "Con đặt tên theo vần bà nội, vậy tên cháu bà là Mận, Lê Thị Mận tức là ba loại quả mà phụ nữ ưa thích ấy bu ạ?". Như chợt nghĩ đến điều gì, bà Mẫn bỗng tái mặt đi, còn miệng thì nở một nụ cười gượng gạo: "Ờ, ờ... tên Mận... được đấy". Có cái gì vời vợi như đang hô nhau chà xát lòng bà. Giả sử nó là con trai thì mẹ Thảo định đặt tên gì nhỉ. Và bà nữa, ông nó là Vượng, bố nó là Vương, vậy chí ít nó cũng có chữ đầu là V. Chứ hỉ? Ôi thôi, thật là chuyện vớ vẩn. Mình lẩn thẩn thật rồi. Bà Mẫn lại kéo chiếc khăn vuông đen cố hữu vào buồng.

Một năm. Mười năm. Mười lăm năm. Đêm nay lại gió mát trăng thanh. Trăng lênh láng khắp bãi bờ, đồng đất vùng cửa sông. Nhà bà Mẫn quen lệ đi ngủ sớm. Trăng vàng ròng trên cái sân gạch rộng rinh. Con bé Mận đi chơi với bạn mãi cuối xóm. Căn nhà gỗ im ắng. Thi thoảng mới có tiếng chắt lưỡi của con thạch sùng và chiếc quạt mo sột soạt của bà cụ Vưởng. Có một tiếng thở dài được nén lại, rất khẽ. Cánh cửa lim bỗng nghiến lên ghê tai. Những người đàn bà trong nhà nhổm cả dậy. Con bé Mận hay ai về mà mở cửa mạnh thế?!

QUÊ QUÁN TÔI XƯA

Tôi hiếm khi nhớ nhà trong những chuyến đi xa, nhưng tự nhiên những ngày cuối năm tôi thường hay nghĩ về quê cũ. Không phải Sài Gòn, nơi gia đình tôi đang ở mà là quê cũ ở thôn Thanh Minh, cách thành phố Nha Trang 15km kia.

Có lẽ vì khi nói đến "quê", người ta thường nhớ đến những nơi xa lắc quê mùa mà mình sống những ngày còn nhỏ.

Mùa đông ở Anh thường mưa. Tôi nằm trùm chăn đọc sách, thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ, nơi những cành cây khẳng khiu trụi lá vẽ lên nền trời xám những đường ngoằn ngoèo. Hồi tôi học đại học, mẹ thường nói sao mẹ hay mơ thấy nhà cũ quá Biên ơi! (Biên là tên ở nhà của tôi), tôi hay nhăn mặt: "Nhớ gì không biết nữa, ở Sài Gòn có con không vui sao?".

Nhưng càng gần đến cuối năm, tôi càng nhớ ngôi nhà cũ nền đất lợp ngói âm dương, có cây sabôchê tôi hay trèo lên trốn mỗi lần làm biếng đi tắm hay đi ăn cơm. Hồi còn ba, trước nhà còn có cây mai lớn quanh năm đầy sâu, nhưng tết đến sâu đi đâu mất, chỉ có hoa mai nở vàng rực.

Tôi mê chơi búp bê tóc vàng mắt xanh nhưng mẹ nói "để tiền mẹ mua đồ ăn với sách vở chớ, tiền đâu mua búp bê chơi" nên tôi phải nghĩ ra trò khác. Buổi chiều tôi thường ra khoảng sân đất trước nhà lấy que ngồi vẽ công chúa. Trên sân có nhiều con cúc, giống con bọ nhưng nhỏ bằng móng tay út em bé, mềm mềm, sống dưới những lỗ nhỏ xíu đào dưới đất rất khó thấy. Mỗi lần bắt gặp một lỗ như vậy tôi lại bứt tóc xe lại cho vào lỗ câu cúc lên, bỏ lên tay cho bò qua bò lại nhồn nhột.

Chơi một mình chán, tôi chạy qua nhà dì Tư (dì Tư nấu chè trôi nước ngon tuyệt, bây giờ nghĩ lại tôi còn thèm) rủ con Trâm qua chơi chung. Tôi bày nó đào đất, lấy đất nhào nước chơi đúc bánh, thường sau mỗi lần chơi những cái bánh đất tròn tròn vương vãi đầy sân. Dì Tư rất ghét trò này nên mỗi lần qua rủ nó chơi tôi phải lén lút như ăn trộm. Con Trâm lớn lên rất xinh đẹp và cũng như đám bạn cũ của tôi đã có chồng, còn tôi cứ đi hoài hết công tác đến hội nghị và bây giờ lang thang cách quê mười mấy tiếng đồng hồ bay.

Tôi về thăm quê, hàng xóm cũ cứ hỏi: "Bé Uyên đi được mấy nước rồi con? Chừng nào mày có chồng?" (Lúc đầu tôi ngạc nhiên thấy người làng gọi mình là "bé", nhưng sau tôi đoán có lẽ vì đối với người ở quê tôi vẫn là con nhỏ buổi trưa hay vác cây sào dài ngoằng đi hái trứng cá hết nhà này đến nhà khác).

Bốn tháng nay tôi không có một hột cơm vô bụng. Mẹ gọi điện nói: "Hay con mua nồi cơm điện nấu cơm ăn chung với bạn, gì thì gì cơm cũng tốt hơn chớ!". Tôi cười bảo con ở chung với hai đứa người Anh, một đứa Ailen, bị tụi nó ảnh hưởng rồi con không ăn cơm đâu. Nói vậy cho mẹ khỏi lo nhưng tôi biết mình nhớ cơm nguội với cá cơm kho khô cong cho nhiều tiêu thật cay, hay cơm nóng mới nấu với canh chua nóng hổi.

Gần đây, mỗi lần vừa coi Tony Blair đọc diễn văn trên BBC hay Cold Play chơi rock trên Channel 4, vừa gặm sandwich hay nhai spaghetti, tôi lại nhớ những bữa ăn ngon lành ở quê. Tôi thích ăn bánh căn (mà ở miền Nam gọi là bánh khọt) nên mỗi sáng thường đem một cái trứng vịt ra chỗ bán bánh bảo thêm trứng vào bột. Bánh căn giòn tan, phủ một lớp trứng vàng rộm ăn với nước cá và mỡ hành béo ngậy ngon lành.

Bánh căn thịt bằm là một món xa xỉ mà tôi hiếm khi được ăn, nhưng gần đây nghĩ lại thấy vậy mà hay vì ăn bánh căn không thịt có cái thú nhấm nháp riêng. Chán bánh căn tôi đổi qua tiệm bánh ướt cô Luyến, không phải bánh ướt phủ trên đĩa rắc đậu xanh mà phải là bánh ướt mới vớt ra từ khuôn nghi ngút khói, tuốt trực tiếp từ đũa cả vớt bánh, ăn với mắm ớt và chả lụa mỏng như lưỡi mèo gói lá chuốt dày cộm. Tôi cũng nhớ tô bánh canh nấu cá dầm, thả những lát chả cá mỏng gió thổi cũng bay, rắc hành tiêu thơm nức mũi tôi thường xì xụp húp...

Mới đây tôi nằm mơ thấy mình sắp chết. Mà lạ tôi nằm mơ thấy nhà cũ ở quê chứ không phải nhà ở Sài Gòn. Đi báo cho mọi người biết nhưng không ai tin, tôi nằm nhà khóc hu hu. Tỉnh dậy, tôi nhớ đến một bài hát của Trịnh Công Sơn "Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời, dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy, giật mình tỉnh ra, ồ nắng lên rồi...".

Tôi rờ tay lên má, không có giọt nước mắt nào, ngoài cửa nắng cũng chẳng lên mặc dù đã hơn mười một giờ trưa. Sương mù dày đặc bên ngoài, ống khói nhà gần bên chỉ thấy mờ mờ trong sương. Mấy con chim hay đứng hót trước cửa sổ phòng tôi sáng nay cũng không thấy đâu, chắc đã bay qua trú đông ở những nơi ấm áp hơn như Ý hay Tây Ban Nha mất rồi.

Đứa bạn chung nhà gõ cửa đưa tôi tách trà, bảo "TV mới nói tuyết rơi ở Scotland với Xứ Wales rồi đó, vài bữa nữa thế nào nước mình cũng có tuyết thôi". Nước mình? Tôi uống trà, bảo: "Vậy hả? Chắc vài bữa còn lạnh nữa, phải mua thêm áo ấm thôi".

Tôi viết bài này khi ngồi trên xe anh bạn thân trên đường từ Southampton đến Bristol xem bóng đá, và khi nhìn ra cửa sổ xe thấy làng quê nước Anh với những cánh đồng trải dài có đàn cừu trắng toát gặm cỏ, tôi lại nhớ quê quán tôi xưa... Mà lạ, ở quê tôi có bao giờ thấy con cừu nào đâu, sao tự nhiên nhớ kỳ cục?...

EM ƠI SÀI GÒN NÓNG

Những ngày này, vào lúc "chánh ngọ", liếc nhìn nhiệt kế thấy con số lên đến 40 độ C. Nóng quá!

Khác với thông lệ, dạo này nhóm nhân viên văn phòng của một cơ quan trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, không còn rủ nhau ra ngoài ăn cơm trưa.

Lý do là quá nóng nực. Cả nhóm gọi điện thoại kêu cơm hộp mang đến tận cổng cơ quan. Chưa hết, họ còn "oẳn tù tì" xem ai phải chạy... 15m từ phòng máy lạnh ra phòng bảo vệ để nhận cơm!

Giữa trưa hừng hực nóng, quán cơm bình dân trong một con hẻm trên đường Cao Thắng, đối diện rạp hát Thăng Long, không còn ồn ào như mọi ngày vì cho dù có nơi để xe an toàn, cơm rẻ và vừa miệng nhưng quán che mái tôn nên thực khách ngồi phía dưới chẳng khác nào đang bị nướng! Còn ở quán "cơm báo chí" Chợ Đo Đo của một nhà văn tên tuổi, mấy cái quạt hơi nước tầng trên mở hết công suất mà thực khách vẫn thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhại.

Sài Gòn quá nóng! Nhiều người đang chạy xe hồng hộc trên đường phải dừng lại giải tỏa cơn khát bằng ly nước sâm, rong biển hay atisô ven lề đường. Mấy chị em sợ nám da, đầu vẫn trùm nón vải, bao tay dài tới nách... chỉ dám kéo nhẹ khẩu trang trước miệng ra, tu xong ly nước lại vọt xe đi ngay. Đường phố Sài Gòn buổi trưa vắng hẳn bóng người. Đoạn đường mà tôi thường di chuyển từ nhà đến cơ quan mấy hôm nay cứ như bị chảy ra vì ánh mặt trời. Chỉ di chuyển có vài mươi phút mà mắt hoa, thái dương giật liên hồi. Chỉ có các hồ bơi như Phú Thọ, Kỳ Đồng, Lam Sơn... là chật như nêm cối. Chú bảo vệ hồ bơi cho biết đã "cháy vé" từ đầu tháng tư.

Thời tiết nóng bức, mọi người dường như cũng ít trò chuyện với nhau hơn. Những người trước kia thường về nhà ăn cơm trưa và "tranh thủ chợp mắt một tí" giờ cũng phải nằm vật vạ ở cơ quan chờ đến giờ làm việc buổi chiều, tranh thủ hưởng chút hơi mát từ máy lạnh cơ quan. Hết giờ làm việc, thằng bạn cùng cơ quan rủ ra quán làm vài "ve" ướp lạnh cho bớt nóng, nào ngờ quán cũng chật kín!

Nhưng ngẫm đi, ngẫm lại thấy mình vẫn còn sướng, làm việc máy lạnh, ăn cơm máy lạnh... Trong khi ngoài đường, mấy bác xe ôm vẫn phải bó gối, dùng tờ báo cũ che mặt, ngủ chập chờn. Trên xe buýt, bác tài không còn nghiêm trang như lệ thường mà cởi phăng nút áo. Còn cô bạn gái từ Pleiku vào Sài Gòn chơi, vận áo sát nách mà mồ hôi vẫn đượm trên tóc mây. Thôi thì đành an ủi nàng rằng: Sài Gòn năm nào cũng có một mùa nắng nóng như thế, em ơi!

NEM BÚNG QUÊ TÔI

Trong cuộc sống dân dã có những vùng còn giữ mãi những món ăn ''đặc sản'' gắn liền với đồng ruộng với sông hồ. Quê tôi ven sông Tích (Hà Tây) hàng năm một vài trận lũ, nước rừng ngang đổ về tràn kín mặt sông, đem lại cho nhân dân ven sông một ''đặc sản'' mà ít nơi có - đó là tép búng, những con cá bống chỉ to hơn đầu đũa, cứ mỗi mùa lũ lại kéo về nhiều vô kể.

Dân ven sông quê tôi thường làm sẵn những cái "gành" chạy dài từ bở ra lòng sông rộng chừng 4-5 mét. Gành được chắn bằng phên đan dày để nước không chảy qua ào ạt, giữa gành để trống một cửa, những ngày nước lũ thì đem đó ra đơm ở cửa gành để hứng tép búng. Chiếc đó ở vùng này được nông dân làm khá công phu .

Nan đó vót nhỏ và tròn như chiếc kim đan, dài đến trên 2 mét. Người ta phải chọn thứ móc tốt, không ngấm nước để bện cái nan đó lại thành tấm, rồi "dựng" thành những chiếc đó tròn có đường kính đến 50cm, cao trên 2 mét. Nan đó vót nhẵn, lại đan cách đều chừng 0,2cm để nước vẫn chảy qua. Khi đơm đó xuống gành, tép búng bơi theo ven bờ sông từng đàn lọt qua cửa đó mà vào. Có ngày búng vào đó đổ ra được đầy thúng. Những con tép búng màu nâu nhạt, độ lớn đều nhau, lại là thứ tép ít xương, ăn lành nên tép búng được ưa chuộng và có giá.

Dân quê tôi đã có tập quán đem tép búng ướp với thính như kiểu làm nem chua để dành dùng cả năm gọi là nem búng.

Làm nem búng cũng khá công phu, trước hết đem tép búng tãi ra rổ cho thoát kiệt nước.

Dùng đậu tương, gạo nếp rang chín vàng, muối rang khô, tất cả nghiền thành bột pha trộn theo tỷ lệ nhất định gọi là bột thính. Nem búng ngon là ở cách làm thính, nếu gạo và đậu rang không kỹ mắm sẽ hỏng. Chuẩn bị xong thính sẽ bắt tay vào bước thứ hai là trộn búng với thính. Khi tép búng đã khô kiệt nước, đem rải từng lớp dày 1-2cm vào vại hoặc hũ sành, mỗi lớp búng lại rải lên trên một lớp thính dày khoảng 1cm.

Sau khi đã rải hết búng, dùng mo cau khô cắt vừa miệng hũ để đậy lại. Phải chèn 2-3 lớp mo cau và ghìm chặt bằng nan tre cứng. Sau đó bịt kín hũ bằng lá chuối khô, rồi lật úp hũ xuống. Ủ như vậy trong vòng 1 tháng trở lên, khi tép búng đã ngấm thính, con tép cứng lại đổi sang màu vàng sẫm và có mùi thơm đặc biệt là có thể dùng được.

Nem búng không dùng xô bồ như kiểu ăn cá, thịt, mỗi lần lấy búng ra chỉ vừa 1 bát con. Các loại rau ăn kèm là búp lộc vừng, lá sung non, lá đinh lăng, rau ngổ... Khi ăn dùng rau sống cuộn vài con tép búng vào giữa giống như ta ăn gỏi cá.

Nem búng khi nhai kỹ có vị béo đậm, hơi chua, lại bùi và dai. Bởi thế những người uống bia hoặc nhấp vài ly rượu thường ngồi lâu nhâm nhi vài con tép búng để thưởng thức vị đậm của búng, vị chát mà ngọt của búp lộc vừng, vị đăng đắng của rau ngổ và đặc biệt là mùi thơm của nem búng không thể lẫn với các mùi hắc của rau ngổ.

Ăn nem búng không thể vội vàng như một số thực khách đang mải mê với chốn thương trường, mà chỉ thích hợp với những người đã đứng tuổi ở miền quê vốn quen nhâm nhi chút rượu nấu từ gạo quê, quen với các vị ngọt bùi chua chát như cả cuộc đời họ đã từng nếm trải. Bởi thế ta không lạ khi thấy chỉ có 2 ông già ngồi gật gù với cút con rượu "quốc lủi", 1 bát con nem búng và một rổ rau sống mà phải mất hàng giờ. Một bữa "nhậu" bằng nem búng vừa dân dã, ít tốn tiền nhưng lại mang đến cho họ bao điều lý thú.

THANH HÓA ĂN RAU MÁ PHÁ ĐƯỜNG TÀU

Cái món đầu tiên mà nhà hàng dọn ra trong bữa tiệc tiếp đãi đoàn của UB Nhân dân huyện Thanh Hóa chính là món... rau má. "Ăn rau má mới đúng Thanh Hoá. Ăn rau má phá đường tàu mà", anh Kiều Vượng, chủ tịch hội nhà văn Thanh Hoá, nói.

Chúng tôi hết sức thú vị với đĩa rau. Rau má loại nhỏ lá, được gói lại thành từng nhúm nhỏ cũng bằng cọng rau má, trông rất xinh, để cả nguyên rễ. "Ăn rau má, phá đường tàu, đục ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại". Anh Duy giải thích vui vẻ về "thành tích" của dân xứ Thanh quê anh trong thời kỳ kháng chiến qua những câu vè dân gian trên: thời đói khổ, người dân Thanh Hóa phải đi dọc các đường sắt, dùng liềm để móc, cạy rau má cả rễ về ăn độn, làm xoáy lở cả đất dưới chân hai bên thanh đường ray tàu hỏa. Đường ống dẫn dầu chạy từ phía bên kia biên giới Việt - Trung chạy qua các tỉnh trong thời chiến tranh thì thỉnh thoảng vẫn bị dân của các tỉnh chứ không riêng gì Thanh Hóa, đục ống để lấy dầu. Dây điện thoại thì có người còn cắt đến dây điện cao thế chứ huống hồ gì...

Bây giờ thì rau má lại là đặc sản của xứ Thanh, đường hoàng có mặt tại các nhà hàng của tỉnh, như một thứ "xà lách dây" đặc biệt, có thể ăn kèm với nhiều món khác. Rau má Thanh Hoá có vẻ đậm đà hương vị hơn ở các vùng. Không chỉ được "lên đời" ở đây, mà nó còn được theo chân Nguyễn Duy vào Saigon. Năm 1997, Nguyễn Duy mở một quán bán "máu" để thoát cơn bĩ cực cơm áo gạo tiền. Quán tiết canh vịt do chính nhà thơ cắt tiết thu hút rất đông các "chiến hữu" đến ủng hộ. Anh thử đưa món rau má ăn với thịt vịt và thấy thực khách cứ ăn lấy ăn để. Thời đó, khi vừa chớm bệnh tiểu đường, anh hơi bi quan nên cố làm một cái gì đó để lại cho vợ con. Quán nhậu chỉ mở môt năm, đem lại mức lợi "không thể tưởng", gần đủ để xây một căn nhà khang trang cho vợ con, nhưng đồng thời cũng làm anh hao tổn sức khỏe khá nhiều do cứ mỗi ngày đều phải ra vào cụng ly với bạn bè, chiến hữu.

Buổi trưa, khi xe chúng tôi bắt đầu đi vào địa phận Thanh Hóa, anh lẩm bẩm: "Xứ thì nghèo mạt, có được hai quả núi nhỏ tí thì cái thì đặt Vân Chinh, cái thì Kỳ Vĩ". Cũng chính anh ngay trong buổi chiều, đã thốt: "Đất này khủng khiếp lắm mấy ông ạ. Vua chúa, đại thần, danh sĩ đếm không xuể". Một tượng Lê Lợi đang ở những nét hoàn chỉnh cuối cùng. Lam Kinh đang được xây dựng mở rộng thành cụm di tích lịch sử. Thành nhà Hồ đang được lập hồ sơ đề nghị được công nhận là di sản lịch sử. Cụm di tích đền thờ Bà Triệu chuẩn bị được xây dựng. Miêu Gia Ngoại Trang, nơi phát tích của nhà Nguyễn cũng đang trong kế hoạch tôn tạo. Thanh Hoá sắp trở thành một đại công trường xây dựng lại các di tích lịch sử, chính là những công trình đã bị "thôn tính" và huỷ hoại thời hợp tác hóa... Chuyến đi này, anh Duy còn mang theo một mục tiêu quan trọng khi trở về quê nhà, đó là thuyết phục tỉnh Thanh Hóa đứng ra chuẩn bị tổ chức một hội thảo khoa học nhằm đánh giá lại một cách chính xác hơn công lao của nhà Nguyễn đối với đất nước.

Buổi sáng, chúng tôi đến thăm cụm di tích tưởng niệm Nguyễn Du của Nghệ An. "Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân. Nửa thương thân cụ, nửa thương thân Kiều...". Anh Duy cứ đòi cho bằng được sự thuyết minh của cô gái xinh đẹp tóc dài mà hai năm trước anh đã từng được cô hướng dẫn tham quan. Rất may cho đoàn là cô cháu đời thứ tám của Nguyễn Du hôm nay cũng có đi làm. Ai trong đoàn cũng trầm trồ trước mái tóc dài đến chấm gối của cô. Nhà lưu niệm họ Nguyễn thật trầm mặc trong sương. Mọi người đều trang trọng thắp hương trước bàn thờ và ngôi mộ của cụ. Vân Huyền, cô thuyết minh, chợt "phát hiện" ra Nguyễn Duy tác giả của bài thơ Tre Xanh có trong sách giáo khoa mà cô đã từng học. Cô vui vẻ bảo: "Lâu nay cứ nghĩ các tác giả của các bài thơ trong sách giáo khoa là những người thật xa xôi, như người thiên cổ..."!

Chúng tôi đến thăm tiếp khu di tích tưởng niệm Nguyễn Công Trứ, gần như kề cạnh khu di tích Nguyễn Du. Nhà thờ cũ của ông đã đang được dỡ bỏ để xây mới hoàn toàn.

Món cháo lươn, miến lươn đặc sản là thứ không thể bỏ qua trước khi rời xứ Nghệ. Ghé quán bà Lan trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Vinh, người ăn ít nhất trong đoàn cũng làm hết hai tô, một miến một cháo, nếu không thì làm thêm cả xúp lươn cho đủ "bộ". Một vài chung rượu Kim Long để làm ấm lòng. Có lẽ còn đọng lại ấn tượng sau chuyến đi thăm cụ Nguyễn Du, anh Duy sửa lời cụ để khen chén rượu Kim Long: "Kim Long ơi hỡi Kim Long. Thôi thôi thiếp đã phải lòng chàng thôi"...

CHIM LÁ RỤNG

Khi đồng bằng sông nước thơ mộng miền Tây Nam Bộ đến mùa lúa chín vàng ươm, mọi người chứng kiến từ đâu không rõ, từng bầy cả ngàn con chim ríu ra ríu rít từ tận trời cao khép cánh buông thả mình tự do ''rụng'' xuống lả tả như những chiếc lá mùa thu trước gió. Chúng đáp xuống những đám ruộng lúa vừa chín tới. Chúng tinh ranh chọn những hạt lúa mẩy, mỏ chúng cắn bóc ăn lắt chắt, lắt chắt nhanh nhảu, ngon miệng, no lòng mát dạ rồi cả bầy lại hớn hở vụt bay lên bầu trời cao. Chúng có tên gọi là ''chim lá rụng''. Khi đói lòng chúng lại buông mình rơi xuống qua những đám lúa khác để ăn no.

Được ăn đầy đủ những hạt lúa vừa chín tới, ngọt ngào chất sữa cao nên chim lá rụng con nào con nấy béo mập tròn. Người dân bắt bằng cách đánh lưới hoặc tìm tới chỗ nghỉ ban đêm của chúng (thường những nơi đám cỏ năn, cỏ lác mọc lút đầu người) để quăng chài, bắt cả bầy, hàng trăm con trở lên, một cách dễ ợt.

Chim ''lá rụng'' là một loại sẻ đồng nhỏ hơn sẻ nhà, lông màu nâu nhạt, đôi mắt tinh nhanh, đôi cánh lão luyện để bay lên, đáp xuống. Ta bắt chúng đem về vặt sạch lông, mổ bụng và thui một lượt qua lửa rơm, xong đem ướp ngũ vị hương cùng các loại gia vị khác như tỏi, đường, bột ngọt... cho thơm, thấm đầu. Đem chim chiên sơ cho vàng rồi khìa bằng nước dừa (nước dừa đổ ngập chim, đun lửa liu riu, cho đến khi nước dừa thấm hết vào chim là được...). Chọn thứ dừa có ''cơm'' đã cứng thì nước mới ngọt.

Chim khìa xong vàng rộm, nhìn qua bắt mắt, thèm thuồng lại được bày trong chiếc đĩa sứ trắng, chung quanh khéo ''trang trí" bằng cà chua đỏ tươi, thái mỏng và rau xà lách xoong xanh biếc, điểm một ''cánh hoa ớt''... Gắp con chim ''lá rụng'' vàng ươm, kèm theo vài miếng rau, chấm muối tiêu chanh thì trên cả tuyệt vời! Vị ngọt của thịt chim, vị thơm của nước dừa hoà quyện. Mình chim ''lá rụng'' rất giòn và mềm, cắn vào nghe rau ráu, đưa thêm ly đế nếp thì có lẽ trên đời chẳng món nào tuyệt hơn!

Các quán nhậu và nhà hàng khách sạn ở miền Tây Nam Bộ thời thị trường rất nhạy bén và hiểu tâm lý khách thập phương khi đặt chân đến. Các cô tiếp viên xinh xắn liền giới thiệu, chào mời món ''chim lá rụng'' và đã được tiếng khen nức nở làm vui lòng khách thưởng thức, giá cả lại phải chăng.

TRẺ CON KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT CHÓ-TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Trong bối cảnh đói kém cùng cực của thôn quê sáu mươi ba năm trước-khi truyện ngắn này ra đời-thì phụ nữ và trẻ em mới thực sự là nạn nhân. Đọc lại truyện ngắn này của Nam Cao nhân năm mới Bính Tuất, cũng là một lần ngoảnh nhìn lại quá khứ đói nghèo, mà đâu đó tưởng như đã xa vời trong cuộc sống hôm nay.

Hắn hút đến điếu này là điếu thứ ba. Ba điếu thông luôn. Cái thuốc lào, hút vào một buổi sáng lành lạnh như buổi sáng hôm nay, sao mà ngon thế! Khói đậm đà như vị mật, thấm qua lưỡi để pha vào với máu, lan đi từng thớ thịt, làm da thịt đê mê. Đôi mắt hắn gà gà; hơi thở phì phò như ống bễ lò rèn, những ngón tay lờ rờ trên không khí mơn man một dáng hình tưởng tượng. Như thế trong vài ba phút. Rồi cơn say lại nhạt. Cái thú vị chính là ở đó. Những cơn say, nếu kéo dài ra tất thành nôn nao. Người ta đâm chúi đầu vào bức vách hoặc xều dãi ra như một con chó trước khi hóa dại! Còn cái gì thô tục bằng? Đằng này những cơn say rất chóng qua. Người hút, vừa hút xong, đã bị muốn hút luôn điếu nữa. Hút bằng nào cũng không biết chán. Hút đi, hút lại mà vẫn còn thấy ngon.

Cái điếu là một vật vô tri mà dường như cũng biết nịnh đời. Vốn dĩ xưa nay nó là một cái điếu rất tồi. Hút không kêu.

Nó chỉ xìn xịt như tiếng một vật gì bị ẩm. Nghe chán lắm. Thế mà hôm nay, chẳng biết cao hứng thế nào, nó lại kêu. Những tiếng nổ tanh tách nẩy lên trên không khí khô nỏ và trong veo của mùa thu như một chuỗi cười giòn. À, thì ra cái điếu hình như cũng có hồn. Vào một buổi sáng mát mẻ như buổi sáng hôm nay, tự nhiên nó hết ươn ao, và thấy cần phải ầm ĩ thì mới khoái. Người cũng vậy. Hắn thấy lúc này mà phải bó gối ngồi nhà thì cái đời thật khổ. Ấy thế là hắn càu nhàu chửi tục. Hắn chửi những quân hàng bưởi không chịu đến mua cây bưởi đào nhà hắn để hắn có dăm đồng bạc tiêu. Năm đồng bạc!... Mắt hắn sáng hẳn lên một chút. Chúng có vẻ vừa trông thấy con chó thui béo căng và vàng óng treo lủng lẳng bên trên cái chõng hàng nhà mụ Tam. Nước dãi tứa ra đầy miệng hắn, một hơi rượu rất mong manh thoáng qua mũi hắn rồi vụt biến. Chà! Hôm nay mát trời lắm nhỉ? Rượu với thịt chó mà lại gặp khí trời mát thì ngon biết chừng nào là ngon! Hắn nuốt dãi hai, ba lượt. Rồi hắn lại nhịt thuốc vào nõ điếu, châm đóm hút thêm điếu nữa. Cái điếu vẫn kêu tanh tách. Nhưng khói thuốc bây giờ sao nhạt thế! Khi đang hút thì nó nhạt như nước lã, mà hút xong thì lại hơi đắng miệng. Hắn nhổ bọt vào chân cột rồi vừa chép chép môi vừa hếch mặt nhìn lên nóc nhà. Rượu... thịt chó... rượu... thịt chó... óc hắn cứ luẩn quẩn nghĩ đến hai thứ ấy. Sắc vàng bóng của một cái mông chó thui nhầy nhầy mỡ với sắc xanh nhạt của một chai Văn-điển đầy ăm ắp cứ lần lượt hiện ra. Ờ! Ờ! Mát trời thế này mà được uống rượu thì tuyệt quá! Nhưng đào đâu ra tiền? Ấy thế là hắn lại chửi những quân hàng bưởi. Rồi nhân tiện, hắn chửi luôn vợ hắn cái "con mèo mù" đà đẫn mãi, bưởi chín đã gần muốn rụng mà vẫn chưa chịu rước người vào mua. Chửi chán, hắn tặc lưỡi một cái để bảo hắn rằng: không chửi nữa. Hắn quăng mạnh hai chân xuống đất để đứng lên và ra đi. Hắn đi cúi mặt, bước những bước mải mốt và cả quyết. Người ta cứ tưởng hắn như đã định sẵn một nơi nào để đến.

Nhưng không phải. Đến đầu ngõ, hắn tần ngần dừng lại. Bởi đến đầu ngõ, hắn gặp một con đường hai ngả. Biết đi ngả dưới hay là ngả trên? Đi ngả dưới là đến nhà con mẹ Vụ để gạ bán non cho nó mươi gốc chuối. Nhưng con mẹ Vụ sẽ nhớ ra rằng: đã có lần hắn bán cho thị mười gốc chuối lấy hai đồng bạc đi xóc đĩa rồi lại bán lần nữa cho người khác lấy ngót hai đồng bạc. Giá mỗi cây chuối có sinh ra lấy hai buồng thì hắn không đến nỗi là người lật lọng đâu. Nhưng cái giống chuối từ cổ chí kim, mỗi cây chỉ sinh được một buồng. Vậy thì hắn đích thực là một con người hay lật lọng.

Chậc! Ừ thì hắn là người lật lọng, như vậy thì đã sao? Không sao cả. Bởi ai đã chửi hắn luôn ba hôm mới biết rằng chửi hắn vô ích thật. Chửi hắn thì mỏi miệng. Nhưng nên buộc chỉ cổ tay để nhớ cho thật kỹ: từ giờ đừng bao giờ dại dột tham lợi mà mua chuối non cho hắn một lần thứ hai. Con mẹ Vụ sẽ không mua chuối non cho hắn một lần thứ hai. Không những thế. Rất có thể, nó sẽ xỉa xói vào mặt hắn mà mắng cho đến nhục. Vậy thì cái ngả dưới rành rành là bất lợi. Hắn quay mặt về ngả trên. Thế nghĩa là cứ đến thẳng hàng thịt chó nhà mụ Tam. Nhưng mụ Tam vốn không ưa bán chịu. Mà hắn thì lại đã chịu của mụ luôn ba bữa, chưa đào đâu ra tiền trả. Cái mặt mụ chắc chắn là sẽ không được tươi tỉnh lắm. Mụ sẽ vác nó lên. Mụ sẽ nhìn cái tổ chim vô hình trên lưng chừng một cây tre ở trước cửa hàng nhà mụ chứ không thèm nhìn hắn. Nếu hắn có lài nhài lắm, thì mụ sẽ hướng đôi môi lên hướng trời xanh mà bảo hắn: trả nợ cũ đi đã rồi hãy ăn. Như vậy thì cũng nhục. Hắn dùng dằng không nỡ bước. Trong khi ấy thì nước dãi từ từ nâng lên miệng hắn. Rượu... thịt chó!... Rượu... thịt chó!... Trước mắt hắn lại lập lòe hai sắc: vàng bóng và xanh nhợt. Hắn nuốt dãi kêu ừng ực. Rồi hắn tặc lưỡi một cái để ra hiệu cho hắn đừng do dự nữa.

Việc gì mà do dự nữa? Thịt chó của mụ Tam để bán chứ không phải để cho ôi thối. Còn hắn muốn ăn thì phải mua. Không có tiền thì mua chịu. Trời sinh ra thế. Dẫu rằng mụ Tam không ưa bán chịu thì hắn cũng đã chịu luôn được ba bữa. Thêm một bữa nữa thì đã sao? Ấy thế là hắn bước. Hắn bước nhanh nhẹn và vui vẻ. Y như một ông phó mới đi đến một đám mời ăn khao.

Nhưng gần đến hàng mụ Tam, hắn nghe tiếng mụ Tam the thé. Đích là mụ vừa xoắn được một kẻ ăn hàng chịu mất mặt mũi, bây giờ mới thấy. Đen đủi thực. Hắn tần ngần đứng lại. Để nghe ngóng xem sao đã! Chà cái con mụ la sát này thật là chua ngoa. Nó bảo người kia: ăn mà không muốn trả thì ăn này, ăn nọ cho nó. Miếng ăn là miếng nhục. Thế này thì khó lòng mà nuốt cho trôi được. Hắn thở dài một tiếng, quay trở về...

Bây giờ thì những bước đi thẫn thờ hơn. Hắn thấy người mỏi mệt, chân tay rời rã. Đúng là một anh nghiện đến bữa chưa được hút, thỉnh thoảng hắn lại đưa tay che miệng ngáp thật to, như một con trâu nghé ngọ, nước mắt ứa ra òng ọng. Khỏi một rặng tre cao, đến cánh đồng. Nắng bừng lên. Nắng mùa thu dìu dịu. Trời thì đẹp. Cánh đồng lúa mơn mởn, run gờn gợn như một làn da quen ủ kín, đột nhiên phơi ra gió lạnh. Phong cảnh quyến rũ như một nhan sắc hoàn toàn nẩy nở. Chao ôi! Giá hắn không bận nghĩ đến rượu và thịt chó! Giá hắn không khổ sở vì một cái dạ dày ưa đòi hỏi thì hắn đã sung sướng lắm, nhưng hắn lại thèm rượu và thịt chó mà không được uống rượu, ăn thịt chó. Bởi vậy hắn cho là đời thật đáng buồn. Kiếp người nản lắm. Trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay từ lúc còn thơ. Mà cái nắng hanh của mùa thu vô cùng khó chịu. Đầu hắn ngoẹo xuống vai. Đôi mắt hắn lim dim. Hắn có vẻ vừa đi vừa ngủ. Hắn đã gần ngủ thật thì một việc bỗng làm hắn đột nhiên tỉnh người.

Ấy là lúc hắn lò dò về đến sân. Hắn đang đi bỗng giật mình. Một con chó đang thiu thiu trong một bụi dong ở đầu sân nhảy cẫng lên một cái. Và hắn sực nhớ ra rằng: nhà hắn có một con chó vện, con chó vện ấy hay trông gà hóa cuốc, nên lắm khi chực đớp cả chân người nhà. Đó là một cái tật không thể tha thứ được. Bởi không ai nuôi chó để nó cắn què chân bao giờ. Ờ, mà lại còn điều này nữa: nuôi mèo hay nuôi chó thì cũng phải tùy gia cảnh: nhà giàu nuôi là phải, bởi nhà giàu sợ trộm mà lại nhiều cơm hớt; còn nghèo rớt mồng tơi như nhà hắn, nuôi làm gì? Giá thử nhà còn trẻ nhỏ, thì nuôi chó cũng được việc. Nhưng nhà không còn trẻ nhỏ. Thằng cu con đã lên ba. Nó đã có thể ra vườn được. Hạt gạo năm nay khó chuốc như hạt ngọc. Đến bữa ăn, phải tính đầu để chia cơm. Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó làm... Thế là đủ lắm. Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. Hắn gật đầu luôn mấy cái. Rồi hắn đưa mắt nhìn trộm con chó vện. Con chó vện đã lại nằm thiu thiu bên một gốc chuối. Quả thật, nó đã đến ngày tận số. Hắn đi tìm cái thúng. Hắn rón rén đi vòng lại phía sau đuôi con chó. Ập! Con chó giật mình đến thót. Nỗi nguy chụp xuống. Nó bị thu gọn trong cái thúng, không còn chỗ nào mà giẫy giụa. Trong khi ấy, thằng người kêu rối rít: - Chúng mày ơi! Chúng mày ơi! Tao úp được con chó rồi.

Lũ trẻ con đang nghịch đất, quăng cả những cái bẹ mèo chuối đi, xô đẩy nhau ngã kêu chí chóe, và vừa chạy về vừa reo lên: - Chúng mày ơi! Chúng mày ơi! Thầy úp được con chó rồi!...

A ha!

Người cha bảo:

- Chúng mày xúm cả lại đây, đè chặt lấy. Đè thật chặt.

Con Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ, cu Con xúm lại; đứa tì tay, đứa tì chân, đứa ngồi cả lên trên thúng. Người bố đi tìm gậy để ngấng lên cổ chó mà nhận xuống. Lũ trẻ bắt đầu bàn tán:

- Thầy giết chó, nhỉ?

- Ừ, thầy giết con chó để làm thịt chén.

- Thích nhỉ, cu Con nhỉ?

- Thầy cho cả chúng ta ăn thịt chó nhỉ?

- Tao cũng ăn thịt chó.

- Ừ, thầy cho cả mày, cả tao.

- Cả chị Gái...

- Chúng mày có im cả không, chó ra bây giờ thì mất ăn.

Người đàn bà ở chợ về. Thị tủm tỉm cười. Thị cười vì nghĩ đến đàn con. Hôm nay, chẳng biết cao hứng thế nào, thị đã mua cho chúng những bốn cây mía lách. Những ba trinh kia đấy, như thế kể đã nhiều lắm. Cả đội hàng của thị đem đi buổi sáng, bán được vừa sáu xu. Vì đâu thị có sự hoang phí ấy? Có lẽ bởi hôm nay trời mát. Có lẽ bởi thị thương hại thằng cu Con. Mỗi lần mẹ về chợ, cứ nghe tiếng các anh réo là cu Con lại thét lên. Hình như nó sợ các anh chạy ra trước nó. Có khi nó khóc. Có khi mải mốt quá, nó ngã lộn tùng phèo từ trên hè xuống sân.

- Ấy thế mà mười lần thì đến chín, mẹ nó chỉ chìa cho nó bàn tay không. Người đàn bà, nghĩ đến cái bộ mặt tiu nghỉu của con lúc nào, rỏ nước mắt ra lúc ấy. Trông thương đứt ruột. Nhưng biết làm sao được? Đã đành quà của nó, chỉ một đồng trinh là đủ. Nhưng không thể đong một hào chín xu rưỡi gạo. Mà cả ngữ tiêu trong nhà thị, mỗi ngày không thể quá hai đồng hào. Vậy có thương con thì để bụng. Còn cái sự mua quà thật khó lòng thay! Nhưng thời tiết có ảnh hưởng đến người ta rất lạ lùng. Hôm nay, người mẹ đáng thương kia thấy dễ chịu trong người. Khí nóng nặng nề của mùa hạ đã tan rồi. Cái rét sắc như dao của mùa đông chưa tới. Trời xanh ngắt. Nắng êm êm. Gió phơi phới trên da, cho người ta cái cảm giác nhẹ nhõm sau khi tắm. Tạo vật hiền hòa lắm. Tạo vật không đè nén và dọa nạt. Người ta tin tưởng vào đời hơn. Người mẹ nghĩ rằng: mát mẻ thế này thì làm việc là một trò chơi. Rồi thị lại nghĩ rằng nếu mía lách đem đi chợ mà không có người mua thì chẳng ai đem đến chợ. Ấy thế là thị đánh liều bỏ ra xu rưỡi và chọn lấy bốn cây vừa ngon vừa dài. Chọn xong, thị cũng thấy tiếc tiền. Và trên đường về, thị còn lẩn quất nghĩ đến xu rưỡi mãi. Nhưng thị lại nghĩ đến thằng cu Con, đến lúc nó sẽ bíu chặt lấy mấy cây mía lách mà cười nấc lên. Vậy thì thị chẳng nên tiếc nữa. Có mất đâu mà tiếc? Con thị nó sẽ ăn vào miệng.

Về đến nhà, thị cảm động quá, hơi run. Môi thị tự nhiên mỉm cười. Nhưng chẳng có đứa nào reo. Chẳng đứa nào trông thấy mẹ. Chúng đi đâu cả? Thị vừa gọi vừa hoảng hốt chạy ra ngoài bờ ao. À! Hú vía... chúng nó đây cả rồi. Nhưng làm gì mà dao thớt bừa bộn thế? Thị hơi sửng sốt vì bố chúng nó đang thả một con chó thui xuống nước và cầm một búi rơm kỳ cọ. Sao lại có sự long trọng ấy? Thị đã toan hỏi nhưng lại nín, vì lại có cả mấy người anh em bạn chồng. À, thôi phải... có lẽ hôm nay là ngày giỗ ông nào, bà nào đây. Thị ngây mặt ra, cố nhớ... Hăm nhăm tháng chín... không, mà không phải... Giỗ chạp gì hôm nay? Lửa giận chợt bốc lên ngùn ngụt. Thị thâm tím mặt. Thị biết chẳng phải giỗ chạp gì cả. Và có giỗ cũng chẳng cần giết chó. Xưa nay có bao giờ phải giết chó mới làm giỗ được? Nhà nghèo, chỉ bát cơm, bát canh thượng số vài, ba hào chỉ là đủ lắm. Gọi là có nhớ đến ông bà tiên tổ cho khỏi tội. Làm gì mà phải linh đình thế? Khốn nạn! Khốn nạn cho thị lắm! Cái số thị chẳng ra gì nên vớ phải một thằng chồng không biết lo, biết nghĩ, chỉ thích ăn, thích uống. Con chó to bằng ấy, lúc này bán đâu không nổi ba đồng bạc? Cả nhà ăn gạo nửa tháng. Ấy thế mà cái môi nó vừa máy lên một cái, nó đã phải đè ra mà giết ngay. Ăn hoang, ăn hại. Ăn uống thế, có khác gì ăn thịt con không, hở trời? Thị nghẹn ngào cả cổ. Thị muốn gào thật lớn. Nhưng còn vướng mấy người bạn đấy. Thôi, cũng đành cắn răng. Nhưng thị không còn sức mà đứng nhìn nó nữa. Thị chạy về nhà bình bịch. Thị quăng thị xuống cái phản gỗ sung đến phịch. Chao ôi là chán nản, thị thấy một nỗi chán nản rời rã xâm lấn người... Một lúc thật lâu, anh chồng về. Anh vừa lau tay vào vạt áo, vừa tươi cười hỏi:

- Nhà còn gạo không?

- Làm gì mà còn gạo!

- Thế thì làm sao được?

- Muốn làm sao thì làm!

Anh bẽ lắm. Giá phải như lúc khác thì anh đã cho cái tát.

Nhưng lúc này làm thế có khác gì đuổi bạn. Vả lại chị vợ đang tức tối. Đánh thị, chắc thị sẽ gào lên đến bảy làng nghe thấy. Còn ra quái gì! Anh cũng đành cười gượng mà nịnh nọt cho xong chuyện.

- Bu mày chịu khó đi đong chịu vậy?

- Tôi không rỗi!

Hắn đã lộn tiết lên rồi, không còn nhịn được. Mắt hắn trợn lên. Hắn gườm gườm nhìn vợ một giây, rồi hục hặc:

- Cái giống nhà mày khó bảo!

Mắt người vợ đã rân rấn nước. Hắn biết là hắn thắng. Chỉ cần khéo hơn một chút. Hắn lại xoay ra đấu dịu:

- Cái thứ người đâu mà ngang như cua vậy? Phải biết: tao muốn mất tiền làm gì chứ? Nhưng chết cái ăn của người ta mãi, chẳng lẽ không mời lại người ta một bữa thì cái mặt mình còn ra mặt gì? Nhân tiện con chó nó ăn phải bả hay sao chẳng biết, sáng hôm nay cứ rú lên rồi lăn ra giẫy chết...

À, ra thế... Thị hơi nguôi lòng một chút. Thật ra thì thị biết không nguôi, không được. Nó cục như chó vậy. Ương với nó, nó thượng cẳng chân, hạ cẳng tay là thường. Thiệt thân, mà kết cục cũng vẫn phải đủ gạo cho nó thổi. Thị đứng lên, vừa nguýt hắn, vừa lạu bạu:

- Đong mấy hào?

Thế là hắn lại đổi mặt ra tươi cười:

- Thì bu mày liệu đấy. Có ba người khách với tôi là bốn. Với lại mẹ con nhà mày nữa.

- Mẹ con chúng tôi thì nhịn. Đong chịu chỉ có thể đong đến năm hào là hết đất. Ai bán cho mình hơn?

- Ừ thì đong năm hào. Với bảo mẹ Xuyên bán chịu cho tao chai rượu nữa. Mà cầm cả chai nước mắm đi mua chịu cho tao một hào. Bao nhiêu là thứ! Thị rên lên như một người mất cướp. Nhưng nó đã muốn thế thì mặc nó. Thị cứ mua cho nó. Rồi bán gì đi mà trả nợ thì cứ bán. Còn thì ăn, hết thì nhịn. Bố ăn lắm thì con chết đói. Cùng lắm thì bồng bế nhau đi ăn mày...

Thị vừa thở dài vừa đi.

Bây giờ thì mọi thức đã xong rồi. Con chó hơi gầy. Nhưng gầy thì cũng tốt. Hai bát tiết canh đông lắm. Ấy là cái điềm lành báo rằng cuộc vui sẽ hoàn toàn. Những miếng thịt ngon thái tái trộn ngay vào hai cái bát chậu thật to cho khỏi lôi thôi. Vẽ vời đơm vào đĩa hẳn hoi thì biết bằng nào đĩa cho xuể? Nồi xáo bốc hơi thơm lựng, chẳng cần múc làm gì cho rếch bát. Sau khi đã hỏi qua ý khách, chủ nhà định bê cả nồi lên để lúc nào ăn cơm hãy múc ra. Múc ngay vào những bát bây giờ dùng đựng tái. Như vậy, tiện. Chỉ có hai cái bát mà đủ cả. Ăn hết rồi lại múc. Ăn thịt chó chứ có ăn bát đâu mà cần... Hắn lảm nhảm bênh vực cho cách dự định của hắn như thế mãi, tuy chẳng có ai phản đối. Họ cũng thừa biết cả cửa nhà cơ nghiệp nhà hắn chỉ có hai cái bát chậu ấy thôi. Nhưng có gì. Miễn là được uống rượu sớm hơn một chút. Anh nào anh ấy đói ngấu. Mà cái mùi thịt chó bốc lên thơm vô cùng. Bao nhiêu là nước răng?

Chủ nhân, sau một cái liếm môi rất nhẹn, hất hàm hỏi khách:

- Xong rồi chứ?

- Xong!

- Bưng mâm nhé?

- Ừ, làm thì làm!

- Nào, bưng mâm!...

Hắn dạng hai chân, khuỳnh hai cánh tay và thè lè cái lưỡi ra như một con chó về mùa nắng. Trông như hắn muốn vần một cái cối đá nhất chứ không phải để bưng một cái mâm bằng gỗ. Nhưng thật ra đó chỉ là một cử chỉ trịnh trọng và sung sướng. Binh Hựu giơ bàn tay trái lên làm trống khẩu, dùng ngón trỏ tay kia làm dùi, ưỡn ngực ra, vừa gõ vừa kêu:

- Tung! Tung!... Tung!

Ấy là cái hiệu trống để cho phu nhắc kiệu lên vai. Chủ nhân ý tứ nâng cái mâm thịt chó lên ngang mặt...

- Tung! Tung!

Thế nghĩa là: Đi! Đi! Và chúng đi. Lũ trẻ, thấy người lớn cũng làm trò như chúng, thích chí cười sằng sặc. Chúng à à tuồn vào nhà trước, như đàn ruồi. Cu Nhỡ trèo lên phản ngồi xếp bằng sẵn. Cu Con trèo không kịp khóc òa lên. Nhưng người bố trợn mắt thật to và quát:

- Những thằng này hỗn! Chỗ chúng mày ngồi đấy à? Cu Nhỡ cười như mếu, vội vàng tụt xuống. Cu Nhớn thấy thế làm khoái lắm. Nó vừa lêu lêu em, vừa nhạo:

- Xấu! Không ngồi đấy đi... xấu! Không ngồi đấy đi... Nhưng nó cũng cụt hứng ngay. Bố nó quay lại nó: - Còn mày nữa! Không xách thằng cu Con đi à? Đưa nhau xuống bếp, rồi ăn cơm. Khi cả ba đứa trẻ đã lụt cụt chạy ra rồi, hắn mới đặt mâm xuống phản, nháy mắt và xếch môi lên để làm cái điệu bộ cười, rồi toang toang bảo như một kẻ cả vẫn đi ăn, đi họp:

- Láo toét! Chỗ này là chỗ quan viên uống rượu. Có phải không, các cụ?

Nhiêu Cừ bẹp mồm ra:

- Bẩm cụ bá dạy thế thật là chí lý.

- Ồ, có chăng thì thế chứ!... Vậy mời quan viên nào!

Ba ông khách ngồi. Chủ nhân chắp hai tay trước ngực, rồi lại đưa tay phải lên đầu gãi, lầm rầm như khấn ông vải về ăn cỗ:

- Bẩm các cụ, chả mấy khi các cụ có lòng chiếu cố đến chơi nhà chúng cháu... Gọi là có chén rượu nhạt, xin rước các cụ cứ thật thà đi cho.

- Ờ!

Nghe tiếng! "ờ" rất sang rung lên trong cái cổ họng của binh Hựu bắt chước giọng ông chánh Ngạc, cả bốn anh cùng cười. Chủ nhân rót rượu ra hai cái bát. Hai người uống chung một bát. Chúng bắt đầu ăn, uống, tranh nhau nói và cười rung. Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu, cùng chung phận con sâu, cái kiến. Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài ra mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, giá chết được thì thị chỉ thắt cổ mà chết đi cho rồi... Thị dỗ con:

- Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ! Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.

Rồi muốn cho chúng quên đi, thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy. Úi chà! Nhiều chấy quá! Chỉ việc rẽ một đám tóc ra là đủ thấy bốn, năm con bò lổm ngổm. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ thi nhau bắt. Chúng cho cu Con mấy con chấy kềnh làm trâu. Mới đầu cái trò ấy cũng hay hay. Nhưng chỉ một lúc là chúng chán. Thằng cu Con ra hiệu đình công trước. Nó lăn vào lòng mẹ, oằn oại vừa hụ hị kêu:

- Đói! Bu ơi! Đói.

Tức khắc những đứa kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt nước bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào cũng gần dính lưng.

Mắt thị rơm rớm nước. Cũng may, tiếng người bố trên nhà gọi:

- Cái Gái đâu! Dẹp mâm đi, này!

Bốn đứa trẻ cùng nhỏm dậy: mặt chúng đột nhiên tươi tỉnh lại. Gái "vâng" một tiếng thật to và chạy lên. Cu Nhớn, cu Nhỡ ngồi chồm chồm đợi... Một lát sau, Gái bê mâm xuống. Nó nâng nâng lên ngang má như cha lúc nãy. Các em nó đứng lên, chực đu lấy cái mâm. Nó càng nâng cao hơn, mồm thét:

- Khoan! Khoan! Kẻo vỡ...

Cu Nhớn thét:

- Thì bỏ xuống?...

Gái vênh mặt lên, trêu nó:

- Không bỏ. Không cho chúng mày ăn.

- Có sợ thành tật không?

- Không cho ăn thật đấy.

Cu Nhỡ sốt ruột, khoặm mặt lại, vằng nhau với chị:

Gái hạ nhanh mâm xuống đất bảo:

- Này, ăn đi!

- Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay mặt xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đập như một người giẫy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cùng khóc theo.

BẦU KHÔ XÀO TỎI

Quê tôi lắm miếng ngon! Bởi vùng đất đã được hội đủ ba yếu tố: Thiên thời-Địa lợi-Nhân hòa. Nơi đây đã có biết bao miếng ngon từng làm rung cảm vị giác của kẻ sành ăn. Trong muôn vàn hương vị tuyệt vời ấy, có một món nấu thật "hèn" nhưng cũng đã từng in dấu cho thực khách những ấn tượng khó quên.

Món ăn ấy, được chế biến từ một thực phẩm rất dễ dàng tìm kiếm trên khắp mọi vùng đất Tổ quốc Việt Nam: Bầu cắt lát phơi khô giòn.

Món ăn ấy, trong những tháng ngày gian khó của cuộc đời, tôi đã được mẹ hiền dạy cách nấu nướng.

Tiết mùa xuân, nơi những miền quê, trong những vườn nhà... giàn bầu đã đơm hoa kết quả, cho những trái bầu đung đưa trong nắng... Ăn không hết, cho cũng đã nhiều, bán cũng chẳng là bao... người mẹ Việt qua bao thế hệ, đã biết dạy con, cắt lát phơi khô, dành cho ngày khan hiếm.

Mẹ tôi cũng theo lệ người xưa, cứ mỗi mùa bầu kết quả trong vườn nhà, lại dạy chị em tôi cắt bầu phơi khô, lưu trữ cho ngày trái gió trở trời.

Sớm tinh mơ, khi sương mù còn giăng phủ vườn cây, mẹ đã dậy sớm, ra vườn chọn hái những trái bầu vừa độ. Rồi đôi tay thoăn thoắt dùng dao bào lạng bỏ vỏ xanh, lần lượt lạng những lát dài mỏng thanh theo chiều dọc của trái bầu. Khi tia nắng đầu tiên vén màn sương nhìn xuống nhân thế, tất cả đã sẵn sàng. Mẹ rãi những miếng bầu phơi trên những mái tôn đã bắt đầu hút nhiệt. Và sau một ngày chịu cơn nắng chói chang, những miếng bầu đã trở nên khô giòn. Mẹ lại dạy tôi cách lưu trữ trong những ghè sành sạch khô và kín, để có thể bảo quản dài ngày.

Ngày tháng cứ trôi... xuân đi, hạ đến, thu về, rồi đông đến... Trong cái giá rét mùa đông, cái bụng muốn ăn nhiều để đủ năng lượng đối đầu giá rét, nhưng thực phẩm ở buổi chợ đò lại khan hiếm, giá cả lại cao. Mẹ lại vào kho, bốc nhúm bầu khô và lại dạy thêm cho tôi cách chế biến món bầu khô xào tỏi. Thật đơn sơ nhưng cũng đủ cho tôi mang theo mãi suốt cuộc đời cái hương vị lạ lùng của nó!

Ngâm bầu vào thau nước ấm một lúc, từng lát bầu hút nước, sẽ trương nở. Rửa lại thật sạch, rồi vắt thật khô.

Đặt chảo lên bếp cho khô ráo, cho ít dầu hoặc mỡ lợn vào. Khi chất béo đã đủ nhiệt, cho tỏi băm vào. Bạn sẽ cảm nhận ngay cái âm thanh xèo xèo và một hương vị ngạt ngào xộc vào khứu giác. Cho tiếp bầu vào, đảo nhanh, đều để hương thơm thấm vào từng lát bầu mỏng. Nêm ngay gia vị muối tiêu, nước mắm và bột ngọt (nếu bạn có nhu cầu) cho vừa vị. Đảo tiếp một lúc trên lửa lớn cho từng lát bầu thấm vị và săn giòn. Bày ra đĩa sạch, trang trí trên mặt ngọn ngò xanh trong dáng nghiêng nghiêng mời mọc!

Những tháng ngày cơ cực đã qua rồi! Nhưng giàn bầu nơi những khu vườn rợp bóng cây xanh, vẫn tính đủ tháng ngày đơm hoa kết quả...

Miếng ăn của những tháng ngày gian khó -món bầu khô xào tỏi- món ăn mang đậm hương vị quê hương, lại theo bước chân tôi, đã đồng hành chu du khắp mọi nẻo đường... và đến nay, nó đã có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng khách sạn lừng danh trong và ngoài đất nước Việt Nam:

Giêng, hai bầu được tha hồ

Ăn, cho không hết, phơi khô để dành!

Dao bào lạng lát mỏng thanh

Trắng phau như giấy nắng hanh khô giòn.

Gặp ngày mưa gió trở cơn

Cá tôm khan hiếm, vắng hoe chợ đò

Vào kho bốc nhúm bầu khô

Ngâm vào nước nở, vải thô vắt bầu

Hương thơm tỏi ngát phi dầu

Nêm vừa gia vị cho bầu thấm hơn

Muối rang, nước mắm, tiêu thơm

Vị tinh, tỏi giã, vị ngon béo bùi.

Bầu khô xào tỏi quê nhà

Món ăn dân dã Mẹ già dạy con

Tiệc mời mâm cỗ vàng son

Xót xa nhớ đĩa bầu giòn đơn sơ !

Hãy thử chế biến ! Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận ngay trong món ăn dân dã tuyệt vời này, ngoài hương vị lạ lùng độc đáo, còn gói trọn cái tình của kẻ một nắng hai sương vun đắp cho cây bầu đơm quả!

VEN BỜ CÀ NÁ

Với khách lữ hành, đi miền Đông hay miền Tây thậm chí Bắc- Nam, tìm được những quán bên đường có nhiều món ăn ngon, sạch, đồ ăn mới và nóng, phục vụ nhanh và đặc biệt là giá cả "chấp nhận được" là điều ai cũng quan tâm ghi nhớ cho những chuyến đi của mình. Một trong những kinh nghiệm của dân lữ hành là hãy ghé vào những quán có nhiều xe khách, du lịch, hoặc nhiều xe tải, vì các quán này ít nhiều cũng đáp ứng được 90% các tiêu chí "tìm quán lót lòng" ở trên.

Dọc theo quốc lộ 1, đến đoạn biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận, quán Nha Trang là nơi bạn có thể cùng gia đình ghé vào để nạp năng lượng dự trữ cho chuyến đi dài. Dù trưa hay chiều ghé vào, bạn đều có thể có một bữa cơm chính ngon miệng từ các món quen thuộc chế biến từ thịt heo, bò,... nhưng đặc biệt, quán ở sát cạnh biển nên luôn có các loại hải sản tươi mới phục vụ thực khách.

Các món ăn như tôm hấp, tôm kho, mực xào, luộc và lẩu, canh cá luôn nóng, ngon lành với chất lượng hải sản chắc thịt (tươi mới không bị bở do cất trữ lâu trong tủ lạnh ) và cách nêm nếm gia vị không đặc sệt Nha Trang hoặc Phan Rang, Phan Thiết, nhưng cũng dung hoà được khẩu vị với cách pha nước chấm riêng theo nhiều món ăn từ nước mắm cá cơm đậm đà được sản xuất nhiều trong vùng này.

Thức uống ngoài các loại quen thuộc, bạn có thể gọi một chai nước suối khoáng Vĩnh Hảo có gaz với một ít đường, vài lát chanh, là sẽ tỉnh táo, và bổ sung lượng vitamin C cần thiết trong ngày cho chuyến đi. Nha Trang là quán ven đường nhưng chất lượng phục vụ rất nhanh và hiếu khách. Bạn có thể không ăn chi cả, chỉ uống nước hoặc đơn giản là chỉ ghé vào để rửa mặt, vệ sinh cũng... được tiếp đón thoải mái. Một điểm khác là khách không bị làm phiền bằng đội quân bán hàng đặc sản khi cần chút thư giãn gân cốt sau những giờ bó gối trên xe hoặc đang cùng bạn bè, gia đình dùng bữa trong quán. Giá cả có thể chấp nhận với "mặt bằng giá" của những quán ven đường quốc lộ. Sổ tay du lịch của tôi đã vừa có thêm ghi chú quán Nha Trang đoạn quốc lộ 1 dọc biển Cà Ná cho các lần du lịch công tác sau.

ÔNG TÂY SƯU TẦM MÓN VIỆT

Với nhiều khách nước ngoài, chuột đồng hay thịt chó là những món khiến khách ngoại e dè, thậm chí rất sợ khi nhắc đến, nhưng với ông Ian Paul Morton, ông ăn thử hết!

Minh chứng cho lời nói này là trong suốt 6 năm sống và làm việc ở Việt Nam, ông Ian Paul Morton, nay là giảng viên của trường Anh ngữ VUS đã có một bộ sưu tập công thức các món ăn Việt Nam lên đến hơn 3.000 món và ông cũng đang tiến hành làm website giới thiệu các món ăn Việt Nam.

Thức ăn Việt Nam ư? Tuyệt vời!

Từng đi nhiều nơi trên thế giới, ông Ian có dịp thử qua nhiều món ăn của các quốc gia. Đến khi đến Việt Nam, ông phát hiện ra ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú. Hỏi ông những món ăn Việt Nam nào ông thích, ông hào hứng kể ra: chả cá Lã Vọng, bún riêu, bún ốc, cháo lươn, Cao lầu, gỏi măng cua... Và đặc biệt là chả cá Lã Vọng với cà cuống - một món ăn thuộc loại "ngon nhất thế giới" - đối với ông, một thầy giáo 42 tuổi và là người có thâm niên thưởng thức nhiều món ăn ở hơn 51 nước.

Trong phần mở đầu website ẩm thực Việt Nam mà ông đang chuẩn bị, ông phân tích thức ăn Việt Nam không giống như các quốc gia ở châu Á. Thức ăn Việt Nam rất phong phú, và đặc sắc. Mặc dù công thức nấu các món ăn Việt Nam gần với Trung Quốc, nhưng cái khác biệt lớn nhất với ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc chính là ở nước mắm (ông từng làm việc ở Trung Quốc). Trong khi hầu hết các món ăn Trung Quốc dùng với nước tương thì phần lớn các món ăn Việt đều có sử dụng gia vị là nước mắm. Đó chính là sự khác biệt.

Sự am hiểu về ẩm thực Việt Nam của ông cũng đáng nể khi ông kể ông đã thử qua rất nhiều món ăn Việt Nam của cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Với nhiều khách nước ngoài, chuột đồng hay thịt chó là những món khiến khách ngoại e dè, thậm chí rất sợ khi nhắc đến nhưng với ông Ian, ông cũng ăn các món này khá thường xuyên!

"Tại sao không thử? Tôi thích mạo hiểm, khám phá. Tôi thích món chuột đồng nướng với lá chanh và ớt. Phải công nhận là nó rất ngon. Và thịt chó, tôi cũng thử xem ăn thịt chó như thế nào. Nếu bạn không thử qua sẽ không bao giờ biết được sự khác biệt", ông bày tỏ.

"Nấu ăn là niềm vui của tôi và ăn ngon là niềm hạnh phúc". Vì thế không nên ngạc nhiên khi ông thẳng thắn nói rằng "đối với tôi, sống để ăn" chứ không phải ăn để sống". Ông giải thích nếu thức ăn ngon, thực phẩm tốt, sẽ mang lại không chỉ sức khoẻ mà còn cả niềm vui. Sống khoẻ mạnh, vui vẻ sẽ giúp mình làm được nhiều điều hơn nữa.

Mỗi ngày ông dành thời gian truy cập internet, tìm tòi những công thức nấu các món ăn Việt. Ông lưu trữ các công thức này và dành thời gian để thử nghiệm chúng. Mặc dù lịch dạy học của ông ở trường khá kín từ đầu đến cuối tuần, nhưng thường mỗi sáng chủ nhật ông dành một ít thời gian đi chợ- không phải là siêu thị- ông ra chợ An Đông, xem người ta đi chợ, bán hàng. Ông cũng lựa mua thực phẩm và có khi cũng trả giá như bao người Việt Nam khác. Hỏi ông trả giá ra sao? Ông cười: tôi đứng gần đấy quan sát, xem người ta mua loại thực phẩm mình muốn mua giá bao nhiêu thì tôi cũng sẽ mua với giá tương tự. Còn một điều nữa, nhiều người bán không biết được tôi hiểu tiếng Việt, họ nói chuyện qua lại và tôi biết loại thực phẩm đó nên mua giá bao nhiêu thì vừa. Trả giá ở những ngôi chợ Việt Nam đối với ông cũng là một điều thú vị!

Khi mua thực phẩm về, ông cũng bày ra nấu nướng, xem thử món ăn đó ra sao. Cứ mỗi món làm xong, ông bày lên bàn rồi mang máy ảnh, đồ nghề ra chụp hình, ghi chú cẩn thận cho từng món một.

"Tôi ôm ấp ý định làm một website giới thiệu 1.000 món ăn của Việt Nam ở cả 3 miền. 10% các món này sẽ là món chay", ông nói. Và ông đã thực hiện được hơn một nửa.

Bao giờ sẽ xong? Ông chỉ cười "thời gian dạy học dày quá. Tôi đã lên lịch để hoàn tất, nhưng không thể nhanh được. Có lẽ trước tháng 8/2006 tôi sẽ thực hiện xong website này. Hy vọng thế".

Dé là một món đặc sản đã có từ lâu ở đất Tây Sơn. Có người thì bảo món ăn trên là của dân tộc Bana từ Tây Sơn thượng đạo được dân Bình Khê (nay là Tây Sơn) "cải biên". Tất cả đều truyền miệng chưa có tài liệu nào chính xác, chỉ biết dân Tây Sơn từ bình dân đến thượng lưu ai ai cũng thích món ăn này, giỗ chạp hoặc cưới xin lớn nhỏ đều có món Dé. Sau vài tuần rượu, Dé được bưng lên. Dù đủ những món ăn quý và công phu, đa phần các đôi đũa đều tập trung vào món Dé.

Để làm món Dé, phải chọn những đoạn ruột vừa, không già và không non. Già thì xác nhiều không có chất bổ, non quá thì không đắng. Dé mà không đắng nhân nhẩn thì không ngon. Lòng bò thái vừa cho vào chảo, trộn ít nước mắm, dầu phụng, đường..., bắc lên bếp đun nhỏ lửa độ mười phút, cho sả, ớt, bột ngọt vào đun tiếp 3 đến 5 phút nữa, đổ nước vừa, đun đến khi nào lòng mềm mới thôi. Dé chọn rồi ngâm nước sôi, xổ nước vào tô lọc kỹ đổ vào chảo, bóp nát lá giang bỏ vào xoong trộn đều nhắc xuống, trước khi múc vào tô cho một ít rau sưng và rau ngổ. Thiếu gì thì thiếu chứ sả không thể thiếu được vì là món gia vị chủ yếu.

Món Dé thường dùng với bún và bánh tráng nướng. Có dịp mời bạn đến thăm quê hương của vị anh hùng áo vải, thăm bảo tàng Quang Trung, ngắm cảnh Hầm Hô, trước khi ra về ghé các quán cóc ở Phú Phong để thử dùng món Dé mà dân Tây sơn cho là ba nhất: bổ nhất, ngon nhất, rẻ nhất. Và nếu bạn chưa gặp bao giờ thì Dé là món... lạ nhất./

CƠM ÁO KHÓ

Khó ai ngờ, rất nhiều món đặc sản phố phường hôm nay trong các nhà hàng sang trọng đều có gốc gác quê mùa, đều sinh ra từ một thời thiếu thốn... Cuộc đổi đời của những món ngon gốc gác nhà quê giữa chốn đô thị phồn hoa mang trong nó hình bóng và bước chân thân phận của những con người xưa chân lấm tay bùn.

Ngày nay, bạn bè ở phố gặp nhau lại thích mời nhau đàn đúm giữa những chốn nhà hàng sang trọng. Cũng chặc lưỡi: Kệ! Hơi đắt đỏ một chút, nhưng có khi muốn tìm chút phong vị quê thì phải vào nhà hàng sang mới thấy.

• Món khó vào nhà hàng

Một dạo, những công ty du lịch, những nhà hàng lớn ở thành phố có bàn chuyện đi về những làng quê "lùng" cho bằng được những "bà Yan, ông Yan" còn "ken cúc" (can cook: biết nấu nướng) những món nhà quê để lên phố đào tạo lại cho hậu sinh có thêm vài món ngon mộc mạc. Họ trả cho mấy "nghệ sĩ chái bếp nhà tranh" này những món tiền lớn khi thêm vào thực đơn vài ba món lạ thôn dã tưởng tầm thường.

Người miền Trung quen trồng rau trồng khoai bên vườn nhà, mới nghĩ đến chuyện làm mắm rồi cất trữ trong chum, đến mùa đói, đắp một ụ đất gốc xoài, gốc mít mà làm lò tráng bánh. Bánh tráng cuốn (gọi là bánh ướt) chấm mắm nêm giã ớt tỏi gừng, ăn vào những ngày mưa thì quên cả no. Người Quảng Nam thích "cải biên" đập miếng bánh tráng nướng vào miếng bánh tráng ướt cũng chấm mắm cá thì gọi là bánh tráng đập. Ngày mùa, sáng sớm sẵn bánh tráng nhúng, hái thêm rau muống ngoài vườn cuộn với cá nục hấp, chấm mắm ớt, gừng cay xé, ăn vừa chắc bụng lại vừa đủ đạm cho cả ngày làm việc. Món ăn cứu đói hậu thời "bắp, bo bo" (khoảng 1979-1980) ở dải đất miền Trung là vậy, có ai ngờ hôm nay vào những hàng quán Sài Gòn, được lên ngôi, đổi đời. Quán ăn, nhà hàng có món bánh tráng cuộn thì nhiều. Nhưng với dân miền Trung tha phương cầu thực, cái vị trặm trịa của những món này ở quán Đo Đo của ông Nguyễn Nhật Ánh nằm trong hẻm đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) vẫn... gợi nhớ lạ.

Hôm nay, người ta cũng chứng kiến sự xuất hiện của đầy rẫy những làng nướng Nam bộ. Các món nướng gốc gác nương rẫy từ chuột đồng, rắn cho đến thỏ, vú dê hay sang là thịt bò tưởng chỉ quen với cái không khí gió đồng, khói rơm và mấy xị đế giữa ruộng làm bữa lỡ trên đồng nhưng hoá ra khi đã vào nhà hàng thì như cô Tấm khoác đồ Hàn Quốc! Làng nướng trên đường Cách Mạng Tháng Tám hay Đông Hồ lúc nào cũng nườm nượp khách. Kêu món, ngồi đợi rồi kháo nhau chuyện ở quê, chuyện làm ăn mà thấy nhớ nhà. Lắm tay nhậu món quê ở nhà hàng phố, sướng lên, khóc vì nhớ ngày xưa...

• Ngày xưa cứu đói, ngày nay làm giàu

Khá khen cho mấy ông chủ quán trên phố biết đánh trúng cái tâm lý hay buồn hay nhớ, hay nhắc nghĩa nhắc tình ngày xưa của khách ăn người Việt. Vì cũng dễ hiểu thôi, nhìn mặt nào mặt đó, dù có lên ông chủ này chủ nọ thì chân cũng còn bám chút phèn gốc gác nông dân, đô thị có muốn rửa thì cũng không sạch. Ngồi ăn có khi là cơ hội để mà nhớ, mà nhắc cái đối củi, chái bếp hay cánh đồng ấu thơ. Khi ta nhắc thì cũng là lúc ta quên mất sự đổi đời của những món ăn mang phận cô Tấm trên bàn được bán với một thực đơn rất... phố xá. Ngày xưa cứu đói, ngày nay làm giàu cho mấy tay chủ quán biết đánh vào cái ký ức người ta mà kinh doanh.

Món mít cám, gỏi xoài cá mú khô hay mít xào, mít trộn cho đến bánh tráng xúc hến... ngày nào chỉ là món vặt hay món đệm trong những ngày thùng gạo góc bếp vơi đi. Nhưng hôm nay ở bất kỳ nhà hàng nào thì đây là những thứ quý hiếm với giá cao. Thế nhưng các ông vẫn thích gọi làm thức nhắm như một cách bỏ tiền mua lấy sự gần gũi, thân quen cho vị giác. Rồi thì cơm niêu, cơm thố thời xưa nhà nghèo mới có, bây giờ không phải ai cũng đủ tiền để vào những nhà hàng chuyên phục vụ những món có... mùi đất đai thế này.

Đi ăn món "thời cơm áo khó" ở nhà hàng hôm nay, có khi thèm được ngồi nghĩ ngợi chuyện nghĩa tình hôm qua. Cái nghĩa tình mà chỉ có khi nghèo khó, mới cảm nhận thấy sự ấm cúng và đậm đà của nó. Và có vẻ như vì thế, cái ngon xưa ngon mãi đến giờ!

KHẾ

Mùa hè đến! Cái nắng đầu tiên theo những gánh khế kẽo kẹt nối nhau vào nội đô, mang theo vị ngọt ngào quê hương vào giấc mơ hồn nhiên của lũ trẻ trong phố "Quê hương là chùm khế ngọt - cho con trèo hái mỗi ngày...". Đất Gia Lâm, bên kia cầu Long Biên, Chương Dương lịch sử, từ lâu đã mang danh đất của những vườn khế cơm ngọt thơm, nức tiếng xa gần... Bên kia sông, mùa khế bói quả, những cánh hoa nhỏ xíu, li ti, tim tím bắt đầu rụng lấm tấm xuống gốc như phủ một lớp thảm hoa. Cánh hoa theo gió rắc vương đầy ngõ xóm làng quê. Cánh hoa trôi bập bềnh trên mặt ao phẳng lặng rụng xuống từ cây khế già nghiêng mình soi bóng nước. Rồi những đài hoa kết đậu thành từng chùm quả ngọt lúc lỉu trên cành, to dần, mọng căng da múi khế khiến lũ trẻ về thăm quê ngắm hoài không chán mắt.

Cây khế, không biết tự bao giờ đã gắn với chốn làng quê, trở thành một phần hồn đất Việt trong câu chuyện cổ dân gian. Người em đôn hậu, thật thà đã đựoc chim thần trả vàng khi đến ăn khế. Còn người anh tham lam, độc ác đã chết chìm theo tham vọng mãi mãi dưới biển sâu... Cây khế gắn với vàng, với tấm chân tình còn quý hơn vàng của con người nên chính vì thế quả khế cũng có nghĩa có tình. Cùng với nhiều loài cây khác như tre, cau, thị... cây khế đã thành máu thịt chốn chân quê, gắn với những tình cảm nhân hậu, thủy chúng, sắt son truyền từ đời này sang đời khác qua từng câu chuyện cổ: "ăn một quả/trả cục vàng/may túi ba gang/mang đi mà đựng..."

Tuổi thơ của mỗi người, ai chẳng vẫn được, mỗi trưa hè, nghe bà nhẩn nha kể chuyện, tay vuốt rôm ở lưng, tay kia phe phẩy quạt mo cau bên hiên nhà nắng nhạt. Người thành phố nhớ khế như nhớ hương vị của đất quê, nắng quê và sự ngọt ngào sâu sắc của lời bà mỗi chiều trên phố. Bỗng thấy gánh khế vàng ươm chen giữa dòng người xe ồn ào đô hội, không thể không vây đến cho thoả lòng. Khế cũng là thức quà đậm đà ưa thích, khế tươi chấm muối ớt, khế dầm, khế lại còn có thể chế biến thành ô mai, mức khế đậm đà hương vị. Cũng có khi, khế gửi cả vào món canh chua hương vị ngọt ngào của mùa hè. Khế thân thuộc trong từng bữa ăn, giản dị vị man mác chất quê hương không thể nào lẫn. Khế cho cảm giác nhơ nhớ da diết quê hương, thương thương đồng đất, thơm ngây cuống rạ. Chính vì thế khế quyến rũ người Hà Thành, cho người ta một cảm giác bâng khuâng bồi hồi về một chốn mênh mông trong khoảng không gian chật hẹp của phố. Phải ăn khế bằng cảm nhận của tất cả các giác quan, bằng chính tâm hồn mới thấy khế thân thương gần gụi.

Đất Gia Lâm cùng soi bóng sông Hồng, đối điện với kinh thành cổ ngàn năm Thăng Long vẫn có tiếng cho quả khế cơm thơm ngon nức tiếng xa gần mà lại thân thương với người Hà Thành. Mấy thôn Bồ Đề, Lâm Du, Ngọc Du... nổi tiếng với những vườn khế xanh ngút ngát, kĩu kịt qủa. Cũng bởi đất ven sông màu mỡ, có hạt phù sa lắng bồi hàng năm, cũng bởi bàn tay con người chịu thương chịu khó mới trồng nên được thức quả ngọt dâng đời.

Còn nhớ, khi xưa, đất này đã trở thành vùng đất thiêng gắn liền với lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngót mười thế kỳ nay. Thời Lý - Trần có các hành cung được đặt ở Gia Lâm, để nhà nước tiếp đón các sứ thần phương Bắc đến và nơi vua dừng chân chọn làm nơi nghỉ mát trong những ngày hè nóng nực. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đặt bản doanh tại Bồ Đề để chỉ huy cuộc phản công địch ở thành Đông Quan. Các triều đại sau này đều đặt cung điện tại Gia Lâm. Bến sông Bồ Đề xưa kia vẫn được truyền tụng là một trong tám cảnh đẹp của thành Thăng Long vào các thế kỷ XVII - XVIII. Sở dĩ có tên gọi là Bồ Đề vì trong thôn Phú Vinh bây giờ có tên nôm là Bồ Đề, tên gọi nôm này xuất hiện trước thế kỷ XV để chỉ vùng đất có hai cây bồ đề cao ngang với tháp Báo Thiên phía Nam kinh thành Thăng Long. Sử cũ chép rằng: khi bao vây quân xâm lược Minh đóng trong thành Đông Quan vào cuối năm 1427, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đặt đại bản doanh tại Bồ Đề, lập các lầu cao trên hai cây bồ đề này để quan sát giặc Minh đang bị bao vây trong thành; vì thế nó đựoc gọi là dinh Bồ Đề. Cùng với chiến thắng lừng lẫy quét sạch quân xâm lược nhà Minh, mảnh đất Bồ Đề đi vào lịch sử dân tộc ta. Sau chiến thắng, Lê Lợi còn đặt triều đình nhà Lê ở đây thêm một thời gian rồi mới tiến vào thành cũ. Về sau này, trên dinh cũ Bồ Đề các đời vua kế tiếp, khi thì cho xây dựng, khi thì cho xây đặt trạm dịch, khi thì đặt trạm binh đều gọi là Bồ Đề; cả đoạn sông Hồng chảy qua đây cũng gọi là sông Bồ Đề, có cả bến nước Bồ Đề...

Gia Lâm bây giờ đã lên phố, lên quận, những vườn khế cũng chẳng thể hạ nhiệt cùng cơn sốt đất đai ngày càng cao dần. Quả khế cơm múi cứ no căng vàng đượm, thơm ngây ngất, bày thành mẹt dọc chân cầu Long Biên đổ về ven con đê tả ngạn, nom sao thấy nao nao cùng lịch sử mảnh đất cổ. Những người gánh khế sang bên kia sông lam lũ đi dưới nắng trưa mà trên miệng lại nở nụ cười dân dã, vì họ gánh cả quê hương bình yên trên vai mình. Có bao giờ, người ăn khế tíu tít bên gánh hàng rong tự hỏi: "ăn một quả - trả cục vàng" như con chim thần trong cổ tích?!

TÁT ĐÌA NGÀY TẾT

Cứ mỗi năm đến gần Tết là chúng tôi sửa soạn đi tát đìa bắt cá, vì ngoài vụ "đánh đụng" một con heo với chòm xóm, nhà nào cũng cần có một ít cá để làm món khác: như cá lóc hấp cuốn bánh tráng, cá trê chiên, nấu canh chua v v... cho đỡ ngán thịt trong ba ngày tết.

Nhà tôi cũng có một cái đìa dài gần 100m chung với hai nhà hàng xóm, đìa này rất nhiều cá, tát cũng lâu mà không tiện bằng cách bán luôn rồi chia tiền cho ba nhà. Chúng tôi thường vô nhà ông anh rể tát cái đìa nhỏ hơn ở giữa cánh đồng và nằm giữa cái lung rau đắng xanh mát mọc dầy cả gang tay, nằm lên rất mát, rất đã.

Cái đìa nhà tôi sâu lắm, trên bờ đìa trồng hai cây mít, mấy bụi tre mỡ, còn một bờ bên kia thì chỉ trồng ổi và mía. Nó cũng cách xa nhà đến năm bảy chục thước nên ít khi được chăm sóc, cỏ hoang cỏ ống đế sậy chen nhau dày bịt. Ngoài ra còn bèo lục bình, rau muống, bông súng mọc đầy nên coi càng hườm hờ, hoang vu, nhất là lâu lâu lại thấy một con rắn cỡ cườm tay trườn từ bờ này qua bờ kia đuổi nhái.

Mỗi năm có nhiều người vô dạm hỏi mua đìa, họ nằm dài theo bờ lấy tay rờ phía dưới mép nước coi bờ có thiệt láng thì mới nhiều cá, chớ nhiều khi cá ăn móng đầy mặt nước như thế mà lại bị thất. Có người còn ngủ đêm tại bờ đìa để canh coi cá lóc táp mồi nhiều không, mà con cá lớn táp mồi nghe nhẹ lắm, "cụp" một cái thôi chứ nhiều anh lóc chỉ lớn bằng cổ tay mà táp nghe oàm oạp thấy ghê.

Ngày tôi còn nhỏ thì đìa này tát ba sòng gầu dai, mà mỗi sòng hai gầu bốn người tát. Coi họ giựt gầu nhịp nhàng thật tài tình, vì nếu không thì gầu sẽ đụng nhau ngay. Sau này có máy đuôi tôm thì họ chế ra máy bơm, quay ngược chưn vịt lại mà bơm trong ống bọng, khi nước tát gần cạn mới chuyển qua xài tu-huýt.

Nhà anh rể tôi ở bên trong sông Đòn Giông, ảnh có một cái đìa lớn nằm ở giữa lung, mà cái lung này chạy dài cả mấy cây số nên tới mùa nước rút, bao nhiêu cá dồn hết xuống đìa. Đến hồi tháng ba tháng tư ruộng đồng khô khốc, nước trong đìa cạn khô ảnh thường dùng leng tròn mà nạo vét cho đìa thêm sâu, cắm chà rồi thả rau muống đồng hay lục bình, nên năm nào cũng nhiều cá, nhứt là cá lóc và sặt rằn.

Chúng tôi sửa soạn đồ lề máy bơm từ sớm mà cũng phải hơn 10g sáng mới khiêng hết ra đến đìa.

Tuy mùa Xuân có sương mù và mát mẻ, nhưng khi dùng phảng chặt cho từng mảng cỏ đứt rời để lôi lên khỏi bờ đìa rất mệt, nên ai cũng đổ mồ hôi hột. Cá rô, cá sặt chui vào rễ cỏ, rễ lục bình bị lôi theo nên rớt ra nhảy lạch bạch trên mặt đất.Chừng 4g chiều thì đìa đã dọn sạch cỏ và máy bơm đã đặt xong xuôi, nhưng chúng tôi không tát ngay được, vì nếu làm như thế thì đìa sẽ cạn lúc nửa đêm làm sao bắt cá.

Chị tôi mang cơm chiều ra và còn thêm một thúng đồ đặc biệt gồm rượu đế; nước mắm tỏi ớt, cải bẹ xanh, xà lách, dưa leo, rau thơm hái trong vườn, có khi là đọt xoài non, lá điều, cây cù nèo v v.. để nhậu với cá trong đêm...

Chúng tôi đã mang ra mấy gốc tre già để làm củi, bẻ thêm cây điên điển quanh đó và rơm rạ sẵn sàng để đốt một đống lửa đêm cho ấm và để nướng cá.

Màn đêm vừa buông xuống là hơi sương đã bốc lên mờ mờ trên cánh đồng, chúng tôi đốt lửa trại gần chỗ đặt máy ở một đầu đìa, đầu đìa kia có giăng một cái vó lớn trên bờ.

Khi máy bơm bắt đầu nổ thì phía đầu đìa đằng kia, bắt đầu nghe đùi đụi, đó là mấy con cá lóc tìm đường thoát đi, tính dựa theo đêm tối mà trốn, ai dè rớt hết vô cái vó đã giăng sẵn chờ đón. Nó cứ nhảy chừng hai con một lần, nhưng mình không nên xách đèn tới soi, hay chạy tới chạy lui làm ồn ào, chúng sẽ sợ mà không nhảy nữa.

Những con cá nhảy lúc này còn khoẻ mạnh nên sẽ sống dai hơn loại cá bắt khi đã tát cạn vùi trong bùn.

Đợi chúng ngưng nhảy chúng tôi mới đem đèn lại bắt bỏ vô giỏ mà rộng trong nước. Loại này chỉ lớn cỡ cổ chân mà thôi, còn mấy con lóc cối rất lì lợm thường vùi thật sâu dưới bùn làm cho chủ đìa đôi khi không bắt được, mà lại lọt vô tay thằng nhỏ đi hôi tuốt phía đằng sau, vì lúc đó nó ngộp thở quá phải trồi đầu lên.

Chúng tôi lựa mấy con cá lóc mập mạp đập đầu, lấy cây trúc cắm vô họng nó rồi vùi trong tro than, chớ nếu nướng trên lửa sẽ không ngon vì tuy cháy đen phía ngoài mà bên trong có khi chưa chín.

Một lát sau, cá được bày ra trên mấy tấm lá chuối, dùng đũa vẽ thịt ra, cuốn với sau sống mà chấm với nước mắm chanh tỏi ớt. Từng ly rượu đế được rót ra làm cho đêm trường trở nên ấm áp.

Chừng chín mười giờ tối là ai cũng no say, chị tôi còn tiếp tế cà phê, nước trà, thuốc lá thuốc lào để người nào còn thức canh máy đỡ buồn ngủ.

Thực ra máy chạy đều đều, nếu nó có trục trặc gì mà tắt thì cũng biết ngay thôi, cần gì phải canh máy, nhưng chúng tôi tát đìa vì muốn thưởng thức cái cảnh như hồi nhỏ đi cắm trại, nên ngồi quanh đống lửa hát hò, nói chuyện râm ran phải quá 12g đêm mới chui vô đệm.

Những ngôi sao nhấp nháy mờ mờ trong màn sương đưa chúng tôi vào giấc ngủ.

Trời chưa sáng mà máy đã tự động tắt vì đìa không còn nước, từng chú cá rô chạy rẹt rẹt trên bùn non. Ngay chỗ sòng thì cá thác lác, cá sặt, cá chốt quến lại trước cái rổ xảo. Nếu không có cái rổ này chặn lại thì mấy loại cá trắng sẽ bị chưn vịt xoáy chết và thổi lên theo giòng nước mất rồi.

Cá trê ngơ chùm râu lên mà thở. Riêng cá lóc thì bây giờ đã vùi rất sâu trong bùn. Có năm trong một lần tát đìa cũng có mấy con tôm càng đi lạc từ sông vào trú ngụ ở đây, chúng giơ râu càng lên bơi lội giữa đám cua ốc tép đang xao xác giữa lòng đìa.

Chủ đìa chưa bắt cá mà con nít đi hôi ngồi dọc bờ đìa đã có đứa thò chân xuống chọt chẹt con cá núp dưới bùn, nhô cái mũi lên mà thở, chủ nhà vội la: "Ê ! Ê, chưa có được xuống nghe chưa! Đứa nào thò cẳng xuống tao bẻ lọi giò"

Chúng tôi dàn hàng ngang , ngồi hẳn xuống bùn mà bắt cá, giỏ đẩy ra phía trước. Dù bắt kỹ thế nào cá cũng còn sót tuốt dưới mấy lốt chân, hay chuồi trong bùn mà lọt ra phía sau, nên tụi nhỏ đi hôi đứa nào cũng được lưng giỏ.

Sau khi bắt cá rồi lại đi xâm lươn ở bên bờ. Cái xâm có hai chĩa nên khi dính con lươn hay rắn thì nó khựng lại và xoắn cái xâm rất mạnh nên mình mới biết. Rươn với rắn xâm được thường để nấu cháo ăn ngay bữa trưa đó.

Chúng tôi rửa cá cho sạch bùn, rồi chia cá đem về nhốt trong lu khạp, hoặc rộng trong giỏ ngâm nơi cầu ao để ăn dần cho tới qua Tết.

Hơn 20 năm qua rồi, mỗi năm Tết đến ở đây buồn quá, muốn đi tát đìa mà quê nhà xa vời vợi ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: