Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ky nang

học) Thích suy nghĩ, sống nội tâm, nhưng rất thực tế, những người có cá tính hướng nội này chỉ bị thuyết phục bởi những lý do hợp lý. - Tự khởi động và nghỉ ngơi để hồi phục một mình là tính cách tự nhiên như hơi thở của bạn.

 => Nhận diện bản thân, thay đổi cuộc đời!

Là Người Hướng nội & Thực tế, bạn thích những công việc có sự tự do hành động, thích ở một mình trong khoảng thời gian giải quyết vấn đề… 

Tổng quan về người có cá tính Hướng nội & Thực tế

- Bạn chỉ chia sẻ suy nghĩ khi ai đó hỏi bạn, bạn thường say mê với thế giới riêng mình và thích làm việc độc lập mà không bị gián đoạn.

- Là người thực tế (và thực dụng), bạn chỉ tin vào những gì tận mắt nhìn thấy. Với khả năng ghi nhớ chính xác những gì đã thấy, bạn rất giỏi quan sát những chi tiết cụ thể nhưng bạn không có những dự tính dài hạn hoặc cái nhìn trừu tượng.

- Kiểu giao tiếp của bạn thường ngắn gọn, không màu mè khách sáo (đôi khi tỏ ra xa cách với người khác). Có lẽ bạn coi việc dính líu đến những người khác là mất thì giờ? (Bạn ít quan tâm và không muốn lắng nghe khi chủ đề không hứng thú với bạn). – Bạn chỉ muốn thực tế và bạn đáp ứng tốt nhất những giải pháp thực tế.

- Bạn ghét những người dễ xúc động và khoe khoang, bạn không ưa những kẻ lên mặt đạo đức (giả), dạy đời… Đối với bạn, tìm kiếm giải pháp cụ thể, hành động thực tế khi hoàn cảnh thay đổi và điềm tỉnh là phong cách của bạn.

Môi trường làm việc lý tưởng cho Người Hướng nội & Thực tế

Bạn sẽ làm việc tốt nhất trong môi trường mà ở đó:

- Hạn chế đến mức tối thiểu các quy tắc, giấy tờ, thủ tục hành chính và sự giám sát.

- Tạo cơ hội trải nghiệm, cho bạn làm những công việc thực tế (sản phẩm hữu hình).

- Cho phép tự chủ và có không gian riêng. Khuyến khích các cách tiếp cận thẳng thắn, trực tiếp.

Về những điểm mạnh liên quan đến công việc, bạn có khả năng:

- Đưa mọi người và công việc lại gần nhau tạo cảm hứng hành động

- Có óc quan sát cao; Chú trọng đến thông tin thực tế

- Nắm bắt nhanh những công việc có xu hướng hành động và có tính thực tiển

- Vượt qua những trở ngại bằng sử dụng cách tiếp cận hợp lý, đánh giá và thúc đẩy hiệu quả.

- Có khả năng làm việc độc lập (trong nhiều giờ liền)

Những công việc phù hợp với Người Hướng nội & Thực tế

Nếu cá tính của bạn có khuynh hướng tương đồng với nhóm Người Hướng nội & Thực tế nêu trên, bạn có thể tham khảo một số nghề do các chuyên gia hướng nghiệp đề nghị, những công việc phù hợp với bạn như sau:  

- Kinh doanh chứng khoán;  - Cố vấn tài chính;  - Trợ lí giám đốc (hoặc người lập kế hoạch);

- Kỹ sư (hoặc nhân viên các ngành kỹ thuật);  - Điều hành sản xuất (hoặc Logistics)

- Khoa học máy tính  (chuyên viên phần cứng, phần mềm, phân tích hệ thống, quản trị an ninh mạng…);

- Nghề quản lý (kinh doanh, nhân sự, sản xuất);  - Chuyên viên nghiên cứu điều tra;

- Biên tập viên;  - Phi công, Điều khiển không lưu;  - Y sĩ gây mê;

- Các nghề về kỹ thuật vận hành, bảo trì, bảo dưỡng; - Thợ mộc, thợ điện, thợ hàn…

Đăng ký | Đăng nhập

Chọn nhanh Chọn nâng cao Hội thảo Giảm học phí

Tìm khóa học Giảm học phí Hội thảo Tiếng Anh Tài Chính-Kế Toán Công Nghệ Thông Tin Quản trị-Nhân sự Khác

Cơ Khí - Điện Tử

Du lịch-Khách Sạn

Đầu tư-Làm giàu

Kỹ năng thăng tiến

Ngành khác

Nghề Phổ Thông

Nghệ Thuật

Ngoại ngữ khác

Sales-Marketing-PR

Tìm khóa học Sau Đại Học & MBA Đại học Cao đẳng Trung cấp Trường Nghề Mầm non - Trung học quốc tế

Cẩm Nang Hiếu Học Tư Vần Trực Tuyến Hướng Nghiệp Nghề Hot Cẩm Nang Học Tập Tin Tức 

Cách tìm việc cho Người Hướng nội & Thực tế

>> Khóa học Kỹ Năng Thăng Tiến

(Hiếu học) Người Hướng nội & Thực tế cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và cách trả lời phỏng vấn khi ứng tuyển tìm việc như thế nào?

=> Tổng quan về Người Hướng nội & Thực tế và các nghề phù hợp

=> Nâng cao hiệu quả học tập và làm việc cho cá tính hướng nội.

Mặc dù bạn có thể trở thành lãnh đạo nhóm bởi khả năng của mình nhưng đôi khi bạn thấy làm việc theo nhóm sẽ làm mình mệt mỏi và không hiệu quả!

* Những điểm mạnh sẵn có của Người Hướng nội & Thực tế:

- Đưa mọi người và công việc lại gần nhau tạo cảm hứng hành động; Đàm phán tốt.

- Có óc quan sát cao; Chú trọng đến thông tin thực tế

- Nắm bắt nhanh những công việc có xu hướng hành động và có tính thực tiển; Điềm tỉnh và quyết đoán trước những bất ngờ.

- Vượt qua những trở ngại bằng sử dụng cách tiếp cận hợp lý, đánh giá và thúc đẩy hiệu quả.

- Có khả năng làm việc độc lập (trong nhiều giờ liền)  

* Cách giảm bớt những điểm hạn chế trong công việc:

- Làm việc nhóm: Đôi khi bạn thấy làm việc theo nhóm sẽ làm mình mệt mỏi và không hiệu quả! Đồng thời những người trong nhóm cũng sẽ lúng túng khi bạn vừa đi và trở về với giải pháp và ý tưởng riêng của bạn. Vì thế, mặc dù bạn có thể trở thành lãnh đạo nhóm bởi khả năng của mình, nhưng bạn cần thích nghi hơn nữa với các buổi họp (kéo dài) và chán (vì nó không phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu của bạn). => Nên hòa đồng hơn và chấp nhận khác biệt.

- Không muốn gò ép vào các quy định do những người khác đề ra: Đây cũng có thể là vì bạn đã không chọn đúng nghề nghiệp. => Bạn hãy nghĩ đến thời điểm xem xét lên lương và được thăng chức để vượt qua. 

- Chạm lòng tự ái của bạn bè, đồng nghiệp: Vì là người thực tế (và thực dụng), việc quan tâm đến mọi người (nếu không có lợi ích gì) sẽ không phải là ưu tiên hàng đầu của bạn! Điều hạn chế này khiến bạn khó đạt được kết quả. => Bạn hãy lưu ý đến cảm xúc, quan tâm đến người khác nhiều hơn. 

- Không thích bị kiểm soát: Đối với những công việc đòi hỏi sự chuẩn bị, bạn có khả năng nhanh chóng thực hiện mà không cần chuẩn bị nhiều, nhưng chính điều này có thể khiến bạn bị mất tín nhiệm nếu công việc gặp rắc rối. => Đừng cẩu thả, hãy chịu sự kiểm soát, tuân thủ các quy định, thủ tục đối với những việc quan trọng; đừng ỷ mình có tài…    

* Cách trả lời phỏng vấn khi ứng tuyển tìm việc

Bạn sẽ cảm thấy hòa đồng ngay với người phỏng vấn có tính cách hướng nội & thực tế như bạn. Tuy nhiên, với những trường hợp khác, bạn hãy khai thác triệt để những thế mạnh của mình bù đắp những hạn chế, cụ thể:

- Với tính cách của mình, bạn sẽ thường trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, thân thiện. Trong khi một số người phỏng vấn lại muốn những câu trả lời trang trọng hơn. Vì thế, nếu bạn ngập ngừng và thấy người phỏng vấn dường như đợi nghe một điều gì khác, bạn hãy mở rộng câu trả lời và nói thêm nhiều sự kiện hơn.  

- Khi nêu cụ thể và thực tế về kinh nghiệm, thành tích của mình, bạn hãy chuẩn bị trước câu trả lời của nhà phỏng vấn như: “Bạn có thích sếp cũ của mình không? – Quan hệ với đồng nghiệp như thế nào?”

- Đừng giữ khoảng cách (vì không muốn chia sẻ thông tin cá nhân), như vậy sẽ làm cho bạn như đang che dấu điều gì… Dừng lại một chút nếu thấy cần, sau đó hãy thành thật.

- Không nên chỉ biết lắng nghe những vấn đề có liên quan đến lợi ích của bạn, mà hãy “nghiến răng” lắng nghe mọi thứ do người phỏng vấn bạn đang nói, bất kể có liên quan hay không. (Kiên nhẫn là ưu điểm cần có!).

- Tính thực tế, khả năng tập trung vào hiện tại của bạn là tài sản quý giá, nhưng khi cần xử lý những vấn đề có xu hướng tương lai, bạn lại chỉ có thể đưa ra được những giải pháp ngắn ngủi để xử lý những vấn đề có tính chiến lược. Vì vậy, hãy trả lời từ tốn và chín chắn, bám sát sự kiện. Sau đó bạn chuyển hướng nếu mọi việc thay đổi.    

Chúc bạn thành công

cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói.

(Hiếu học) Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn?  

Có những trường hợp phải giao tiếp như: đi dự sinh nhật một người bạn hoặc đến dự một đám cưới chẳng hạn, ngẫu nhiên bạn bị chủ nhà xếp đặt ngồi cạnh một người lạ, chưa gặp lần nào. Sau vài câu chào hỏi xã giao, nếu bạn cứ ngồi ngây ra, họ hỏi câu gì trả lời câu ấy, không ai hỏi… thì thôi, bạn sẽ trở thành một người ít nói, khó gần, có thể bị xem là "cù lần" hoặc "khinh khỉnh". Nhưng muốn nói chuyện, lại không biết nói chuyện gì. Bạn đã rơi vào trường hợp như vậy chưa? (Hình: Man Alone at a Party/Troy Blum/-realstudio)  

Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài "mẹo” sau:

- Hình dung trước khi thực hiện: Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. (Xem thêm: Cách khắc phục tính hay đỏ mặt, xấu hổ… ). Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?

- Tập nói chuyện phiếm: Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.

- Thái độ chân thành: Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe

 - Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen: Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; - không phải như vậy; - chỉ là may mắn thôi mà; - đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.  

Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói. (Xem thêm)

- Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác: Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.

Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ. 

Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”. Chúc bạn thành công.

Màu sắc yêu thích và nghề nghiệp.

>> Không đậu ĐH vẫn thành tài- Các khóa học không cần thi

(Hiếu học). Bạn yêu thích màu sắc nào nhất? Xanh, đỏ, vàng, tím… màu nào cũng đẹp! Nhưng biết được màu sắc yêu thích nhất, nó có thể là yếu tố giúp cho bạn khám phá ra nghề nghiệp phù hợp cho  mình.

Cách chọn màu.

-          Nhóm thứ nhất gồm:  màu vàng, xanh da trời và đỏ.

-          Nhóm thứ hai gồm:   màu xanh lá cây, tím và vàng cam.

Hãy chọn lựa màu sắc yêu thích nhất của bạn từ 2 nhóm trên, kết hợp lại sẽ ra kết quả giúp bạn tham khảo và hiểu thêm về nghề nghiệp cho mình. (Chọn mỗi nhóm 1 màu => 2 màu).

Màu sắc yêu thích và nghề nghiệp: Bạn yêu thích màu sắc nào nhất? Có thể bạn không biết lý do tại sao mình yêu thích nó. Nhưng biết được màu sắc yêu thích nhất, điều đó có thể là yếu tố giúp cho bạn khám phá ra khả năng phù hợp cho nghề nghiệp của mình. – (Hình: Themaninblue.com )

1. Vàng – Xanh lá cây

Bạn có khả năng hiểu ý người khác và thể hiện khéo léo suy nghĩ của mình nhằm làm tăng hiệu quả giao tiếp. Bạn còn biết cách sáng tạo sản phẩm, hệ thống và dịch vụ phù hợp nhất với môi trường.  

Nghề nghiệp phù hợp: kiến trúc sư, môi giới bất động sản, nhà thiết kế, sáng tạo quảng cáo, cố vấn tài chính…

2. Vàng – Tím

Bạn thích công việc có tốc độ phát triển nhanh với những nhiệm vụ không lặp lại. Những chướng ngại vật liên tiếp không khiến bạn nản lòng mà trái lại bạn càng thấy hấp dẫn và thích thú khám phá những cái mới. Khả năng giao tiếp là một ưu điểm của bạn và bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn nhờ kĩ năng này.

Nghề nghiệp phù hợp: nhân viên quan hệ công chúng ( PR ), quản lí truyền thông, dẫn chương trình hay người tư vấn cho giới trẻ.

3. Vàng – Vàng cam

Bạn biết những thông tin mới nhất và có giá trị về lĩnh vực của mình. Bạn có tư tưởng cởi mở và cách tiếp cận, phân tích tình huống một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, bạn biết cách giải tỏa những áp lực hàng ngày.

Nghề nghiệp phù hợp: người thống kê, nhà địa chất, nhà nghiên cứu, người phát triển sản phẩm,  cán bộ thư viện hoặc biên tập viên.  

4. Xanh da trời – Xanh lá cây

Bạn dễ lấy lòng người khác bằng những lời góp ý mang tính xây dựng. Kĩ năng lắng nghe tốt khiến bạn hợp tác thành công với đồng nghiệp, khách hàng. Họ tin tưởng bạn kể cả khi đưa ra những quyết định quan trọng.

Nghề nghiệp phù hợp: nhà văn, diễn viên, kế toán, nhà tâm lí học, thư ký hoặc quản lí văn phòng.

5. Xanh da trời – Tím

Bạn luôn có cái nhìn bao quát về vấn đề. Tầm nhìn xa trông rộng chính là lợi thế để bạn phát triển những thị trường mới, ý tưởng mới và lĩnh vực mới. Thêm nữa, bạn còn biết bỏ qua những điều vụn vặt không cần thiết để hoàn thành công việc.

Nghề nghiệp phù hợp: trong lĩnh vực tài chính, môi giới chứng khoán, bảo hiểm, nhân viên PR, luật sư, nghiên cứu thị trường.

6. Xanh da trời – Vàng cam

Bạn có khả năng phát triển sản phẩm mới, cải thiện quá trình sản xuất, giao việc hiệu quả cho nhân viên. Bạn thích môi trường làm việc bận rộn bởi ham muốn học hỏi. Áp lực sẽ kích thích bạn làm việc nhanh chóng và năng suất hơn.

Nghề nghiệp phù hợp: giám đốc điều hành, nhân viên xây dựng, các nghề kỹ thuật – sản xuất…

7. Đỏ - Xanh lá cây

Bạn biết giá trị của mình và làm thế nào để tận dụng tốt nhất các nguồn lực để kiếm tiền. Khả năng chi tiêu hợp lí và tính cẩn thận cũng là những điểm mạnh của bạn.

Nghề nghiệp phù hợp: nhân viên an ninh, kiểm toán, nhân viên ngân hàng, giáo viên, thanh tra, người quản lí tài sản, ý tá hoặc bác sĩ phẫu thuật.

8. Đỏ - Tím

Khi những người khác nói, bạn biết cách phân loại thông tin và hình thành một kế hoạch hành động từng bước một. Bạn biết làm thể nào để giữ những người xung quanh bình tĩnh và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng.

Nghề nghiệp phù hợp: quản lí nhân sự, người lập kế hoạch, biên tập hoặc trợ lí giám đốc.

9. Đỏ - Vàng cam

Bạn rút ra bài học từ những sai lầm và thành công trong quá khứ để hình thành những ý kiến mạnh mẽ, khó bắt bẻ. Nghệ thuật “ phê bình” người khác khéo léo khiến công việc của bạn diễn ra suôn sẻ hơn.

Nghề nghiệp phù hợp: phân tích ngân sách, chuyên gia máy tính, quản lí sản xuất, hoặc chủ kinh doanh.

Chọn nghề: Tham khảo cho người có tính cách hướng nội.

(Hiếu học). Nếu bạn là người có tính cách thiên về hướng nội: Bạn là người cẩn thận, thích sự yên tĩnh, có khuynh hướng thu hẹp trong thế giới nội tâm, thường gặp khó khăn khi tạo dựng những mối quan hệ mới, không có nhiều bạn bè, có bề ngoài trầm tĩnh, thường ít nói, không thích những bất ngờ, làm việc tốt khi độc lập hơn là khi phải làm việc chung với nhóm. Vậy bạn nên chọn nghề gì?

Rất nhiều ngành nghề phù hợp với những người thiên về tính hướng nội như dạy học, thầy thuốc, khảo sát, thiết kế, hành chính văn phòng, nghiên cứu khoa học, lập kế hoạch chiến lược, thợ chuyên ngành bậc cao… Sau đây là các nghề cụ thể của người có tính cách hướng nội để bạn “tham khảo”:

1) Hướng nội và nhiều ước mơ - dễ thích nghi – lập dị: là ngườicó nhiều tưởng tượng, thích lý thuyết, thích các vấn đề phức tạp, nơi làm việc thường lộn xộn, thích chơi cờ…. Các nghề phù hợp như: Kiến trúc sư, chuyên viên phân tích tài chính, thị trường, nhà kinh tế học, xây dựng kế hoạch, nhạc sĩ, thiết kế web, thiết kế nội thất

2) Hướng nội và cương quyết – hợp lý – thực dụng: Là người có tính thực tế, cần kế hoạch và hệ thống làm việc hiệu quả, thích tự quyết đinh, có thời khóa biểu cụ thể cho nghỉ ngơi và làm việc hay học tập… Các nghề phù hợp như: Nhà khoa học, cán bộ khoa học, các nghề đòi hỏi luôn nâng cao năng lực và kiến thức, y bác sĩ, hoạch định truyền thông, các kỹ sư, chuyên viên phần mềm, chuyên gia phân tích hệ thống mạng, chuyên viên phát triển và quản trị Game

3) Hướng nội và trung thực – tận tâm – tinh tế: Là người trọng danh dự, trung thành, có lý tưởng, làm việc giỏi khi một mình, có tính nguyên tắc nhưng cũng dễ thích nghi với môi trường làm việc, quan tâm lo lắng nhiều đến gia đình… Các nghề phù hợp như: Thủ kho, thủ thư, chuyên viên văn phòng, nhân sự, nhà nghiên cứu, nhân học, cán bộ khí tượng thủy văn, thông dịch viên, chuyên viên pháp lý, nhà tâm lý, biên tập viên, nhân viên lễ tang, môi trường, nghề dược, quản lý hệ thống thống tin…

4) Hướng nội và nhạy cảm – sáng tạo – tận tâm: Là người biết lắng nghe người khác, có thiên phú về ngôn ngữ, thích có điều kiện để sáng tạo, quan tâm đến tiện nghi gia đình, khôn khéo khi biểu lộ tình cảm… Các nghề phù hợp như: Nhà văn, nhà thơ, chuyên viên sáng tạo ngành quảng cáo, thời trang, điện ảnh, chế tác trang sức, thiết kế đồ họa,…

5) Hướng nội và chân thật – quy cũ – thực tế: Có trách nhiệm, công bằng, dè dặt, thích trật tự, ngăn nắp, tôn trọng sự chính xác và có ý thức, tận tâm với gia đình, đề cao truyền thống, quan hệ họ hàng. Các nghề phù hợp như: Bảo vệ, giáo viên, các nghề thuộc ngành tư pháp, tòa án, các nghề về kỹ thuật vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, chuyên viên nghiên cứu điều tra…

6) Hướng nội và hòa hợp – lạc quan – khiêm tốn: Là người nhạy cảm,dễ cảm thông, quan tâm đến hành động của người khác, có óc thẩm mỹ, ít nói, thích lắng nghe…Các nghề phù hợp như: Họa sĩ, nhân viên thiết kế, chăm sóc khách hàng, đầu bếp, nha sĩ, nhân viên xã hội từ thiện, chuyên viên tâm lý,…

7) Hướng nội và thực tế - công bằng – quyết đoán: Là người cẩn thận, trung thực, có trách nhiệm, làm trước khi chơi, biết kiểm soát chi tiêu, có kế hoạch, làm theo trình tự, bảo thủ… Các nghề phù hợp như: người được ủy thác, công chứng viên, môi giới bất động sản, quản trị văn phòng, quản lý dữ liệu, thanh kiểm tra, tư vấn tài chính, dự trù ngân sách, kế toán, kiểm toán

8) Hướng nội và thực dụng – thích nghi – hợp lý: Là người thực tế, khéo tay, thích thu thập các dữ liệu về kỹ thuật, thích làm việc với các hướng dẫn cụ thể, học hỏi khi làm việc, không ảo tưởng, tự lập, có kỷ luật…Các nghề phù hợp như: thợ thủ công, công nhân kỹ thuật, bào chế thuốc, lính cứu hỏa, cảnh sát, lập trình viên

Trên đây là một số yếu tố giúp bạn có thể nhận ra tính cách hướng nội của mình kỹ càng hơn. Để từ đó, bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc thích hợp với tính cách của bạn. Điều quan trọng là bạn nên tránh những nghề có liên quan, đòi hỏi sự xã giao người tiếp xúc với người nhiều như ngoại giao, tiếp thị, kinh doanh, hướng dẫn viên du lịch... Nên thiên về các nghề tiếp xúc với thiên nhiên, với kỹ thuật thuần túy và nghệ thuật. Tuy nhiên, phân biệt chỉ mang tính chất tương đối, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các tính cách khác phụ trợ thêm vào tính hướng nộị của bạn.  

* Tài liệu cũng chỉ có tính tham khảo nên không thể phổ quát đầy đủ tất cả các ngành nghề thông dụng, mong các bạn thông cảm.

nâng cao hiệu quả học tập và làm việc cho cá tính hướng nội.

(Hiếu học). Nếu bạn thích học một mình và bạn nghỉ rằng làm việc một mình hoặc chỉ với một người khác thì bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn khi phải ở chung với nhóm, vì bạn cần sự yên tĩnh tập trung suy nghĩ để xử lý vấn đề. Phong cách tự chủ này cũng có ưu điểm của nó, bạn có nhiều khả năng hoàn thành nhiệm vụ khi phải tác chiến độc lập. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được giá trị và sức mạnh của tập thể, thì bạn vẫn có thể phát huy tinh thần đồng đội bằng cách “nâng cao hiệu quả học tập và làm viêc cho tính cách có phần hướng nội” của mình.

Bạn sẽ tăng cơ hội học hỏi khi học một kỹ năng hoặc làm việc cho một dự án mới bằng cách kết hợp với những người khác. Nếu bạn đồng ý rằng sẽ rất hữu ích khi học và làm việc với những người khác thì sau đây là một số cách tạo thói quen học tập và làm viêc theo nhóm cho người có phong cách “một mình”.

- Hãy khởi đầu với những người bạn cảm thấy ít nhiều ưa thích, cố gắng tìm ra tiếng nói chung với họ.

- Bạn thích làm việc và sáng tạo một mình, nhưng trước đó nên thảo luận, động não trong một nhóm, có thể là nhóm nhỏ vài người cũng được.

- Tình nguyện nhận nhiệm vụ thực hiện với một người khác, sau khi hoàn thành sẽ trở lại với nhóm.

- Nên tham dự các khóa học hoặc trò chơi mang tính hành động nhiều hơn.

- Mỗi ngày nên tiếp xúc với bạn bè, cố gắng có những cuộc trao đổi nhiều ý nghĩa hơn thay vì chỉ gật đầu chào hỏi lãnh đạm.

- Hãy mạnh dạn cho người khác biết bạn cần điều gì vì họ chỉ có thể hợp tác khi họ biết bạn cần gì, nếu cần giúp đỡ hãy nói thật cụ thể.

- Nếu bạn phải tham dự tiệc tùng hay phải tham gia các buổi họp cộng đồng, đừng nên đến trể và sớm bỏ về trước. Cảm thấy chán ngán vì sự ồn ào náo nhiệt thì bạn hãy tìm người đứng một mình (có lẽ cùng tính cách như bạn) và ở bên cạnh họ cho có bạn.

- Nếu được yêu cầu phát biểu trước đông người, bạn hãy chỉ tập trung vào hai hoặc ba người trước mặt bạn. Hàng ngày khi tự học, hãy tưởng tượng mình là giáo viên đang giảng bài, dạy cho người khác các bài học mà mình đang ôn tập.

- Nếu có điều kiện nên tham gia vào một vài câu lạc bộ có các môn mình yêu thích như đọc sách, ngâm thơ, âm nhạc, hội họa…

Nếu bạn gặp gỡ thường xuyên với những người khác một cách tự nguyện hơn, chủ động đến với họ để  học tập và làm việc thì chắc chắn bạn sẽ gây dựng nên sự tự tin nơi bạn nhiều hơn. Trong xã hội, bạn có thể học được nhiều kinh nghiệm, hiểu được nhiều quan điểm từ những người khác một cách trực tiếp và thực tế. Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và sống động này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm mà người khác đã từng mắc phải. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống, bạn đồng ý như vậy chứ? Vậy nếu là người có cá tính thiên về hướng nội, bạn hãy hướng ra ngoại giới nhiều thêm nữa để cân bằng cá tính, bạn sẽ hài hòa hơn và  hiệu quả học tập, làm việc của bạn sẽ dược nâng cao rất nhiều.  

Chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn!    

Học cách ứng phó theo hoàn cảnh

>> Khóa học Kỹ Năng Thăng Tiến

(Hiếu học) Cách ứng phó với hoàn cảnh sẽ tạo nên kết quả, và kết quả ấy có lợi hay có hại, thành công hay thất bại là tùy thuộc vào cách ứng phó như thế nào của bạn. Vậy, như thế nào là cách ứng phó phù hợp theo hoàn cảnh để thành công? 

Đối với người thành công, hoàn cảnh bất lợi xảy ra đối với họ chỉ là một phép thử của số phận mà họ phải vượt qua. Chấp nhận những điều mình có và biến những cái không may thành cơ hội đó là suy nghĩ của người thành công.

Bạn cần tìm ra điều mình thực sự đam mê

Đôi khi cuộc đời ném vào đầu bạn một cục gạch. Nhưng đừng vì thế mà nản lòng, bạn phải tìm ra tình yêu đích thực của mình - không chỉ trong tình yêu mà cả trong công việc. Phần lớn cuộc đời bạn sẽ gắn bó với công việc, cách duy nhất để thực sự hài lòng với nó là bạn phải có niềm tin đó là công việc tuyệt vời nhất. Nếu bạn vẫn chưa tìm được những gì bạn thực sự đam mê, hãy tiếp tục tìm kiếm. Với sự mách bảo của trái tim, bạn sẽ biết khi nào bạn thực sự tìm thấy nó.

Chính niềm tin giúp bạn mạnh mẽ, bởi bạn không thể biết mọi việc rồi sẽ dẫn đến đâu, bạn chỉ biết chúng có quan hệ với nhau khi bạn quay đầu nhìn lại. Vì vậy, bạn phải tin rằng những gì bạn đang làm, những điểm bạn tạo ra một lúc nào đó sẽ kết nối đến tương lai của bạn. Bạn hãy tin vào quyết định của mình, vào vận may, cuộc đời, nhân quả, bất cứ cái gì, vì nói cho cùng thì làm sao biết được thế nào là sẽ hay?

Có một câu nói đại ý là: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng trong đời thì sẽ đến một ngày chắc chắn điều đó trở thành sự thực.” Vì thế, bạn hãy nhìn vào gương mỗi ngày và tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong đời, liệu mình có muốn làm những gì mình sắp sửa làm không?” Và, nếu như câu trả lời là “Không” trong nhiều ngày liên tiếp, bạn có thể nhận biết rằng: “mình cần thay đổi”.

Bạn không thể thay đổi hướng gió nhưng bạn có thể thay đổi hướng cánh buồm để điều khiển hướng đi của mình. 

Ứng phó với hoàn cảnh bằng hành động phù hợp   

Trước mỗi hoàn cảnh, mỗi sự việc, cách ứng phó như thế nào là điều rất quan trọng vì phần lớn kết quả là phụ thuộc vào nó. Hẳn nhiên, các điều kiện khách quan có thể làm thay đổi hoàn cảnh, nhưng trước sự thay đổi (nếu có) này cũng lại là một hoàn cảnh tiếp theo cần sự ứng phó phù hợp mà thôi. Vì vậy, học cách ứng phó với hoàn cảnh là cách mà chúng ta lựa chọn để có hành động phù hợp và làm nên sự khác biệt.

Ứng phó với hoàn cảnh bằng hành động phù hợp không nhất thiết phải phản ứng theo định kiến như thế này, như thế kia mà là ý thức rõ hành động mình đang làm. Khi nói dối, biết mình đang nói dối, khi sợ hãi, biết mình đang sợ hãi vv…, tự nhận biết và hiểu chính mình để có hành động phù hợp ứng phó với hoàn cảnh thực tế. Một khi ý thức rõ hành động mình đang làm, cho dù chưa thành công bạn cũng không mang mặc cảm hối tiếc vì bạn đã làm hết khả năng, vì bạn đã không bỏ lỡ, vì bạn đã tin vào quyết định của chính mình…

Cuộc đời của bạn là cuộc sống của bạn, vì vậy đừng phí phạm nó để sống cuộc sống của người khác. Đừng mắc vào cái bẫy của những tín điều - sống theo cách nghĩ của kẻ khác. Đừng để ý kiến của những kẻ ồn ào xung quanh nhấn chìm tiếng nói bên trong của chính bạn. Và quan trọng nhất, hãy dũng cảm đi theo trái tim và trực giác của mình. Bằng một cách nào đó, chúng luôn biết rõ bạn thực sự muốn làm gì. Tất cả mọi cái còn lại chỉ là thứ yếu mà thôi.

Xin cảm ơn các bạn! (*)  

Quản lý tâm trí: Tiếng nói bên trong

>> Khóa học Kỹ Năng Thăng Tiến

(Hiếu học) Làm thế nào giải quyết những khó khăn trong cuộc sống? - Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong của tâm trí, hiểu rõ tâm trí của bản thân. Hay nói cách khác, phải tìm lại chính mình, hiểu về chính mình và từ đó có được hành động phù hợp hoàn cảnh.

Khi mọi người tìm thấy được “tiếng nói bên trong” của họ, họ có thể đạt tới những cống hiến rất độc đáo, rất riêng biệt mà không ai giống ai cả. Khi con người sử dụng được “năng lực tối ưu” này của bản thân, họ có thể vươn tới những thành công lớn, có thể hoàn thành một cách xuất sắc nhất!

Chỉ khi chúng ta thực sự tin tưởng vào chính mình, chúng ta mới có thể chia sẻ những điều “độc đáo, những điều vẫn còn nằm trong bóng tối mà nhiều người đã vô tình bỏ qua”.

Quản lý tâm trí: Tiếng nói bên trong

Đó là, hãy đối diện và sống với hiện tại, khi bạn đã quen với ý niệm “ngay lúc này”, bạn sẽ bắt đầu càng lúc càng tập trung hơn vào giá trị chân thực cùng sự phù hợp (hoàn cảnh) của chính công việc mà bạn đang thực hiện... rồi dần dần bạn sẽ bớt ý tưởng lo lắng cho kết quả công việc nào đó trong tương lai...

Để học cách quản lý tâm trí, thì phải tự mình cảm nhận, tự mình thể nghiệm để hiểu về chính mình và từ đó có được hành động phù hợp hoàn cảnh, bởi không thể nhờ ai khác.

- Quan sát, dõi theo tâm trí của mình.

“Dõi theo” khác với “theo dõi”, quan sát một cách ung dung để nhận biết tâm trí đang như thể nào chứ không rình rập, không bình luận, không phê phán, không khuyến khích mà cũng không ngăn cản nó. Để dễ hình dung việc quan sát tâm trí của mình, bạn hãy ghi ra giấy tất cả ý tưởng (và cảm xúc) của mình trong 5 phút, sau đó đọc lại rồi đốt bỏ bởi nó có thể là khá ngớ ngẩn và bạn cũng đừng kinh sợ nếu như nó là những điều kinh khủng… - Cách này sẽ giúp bạn làm quen với việc tự nhận biết tâm trí là như thế nào. Nhưng cái khó lúc mới thực hành là thường dễ bị tràn ngập bởi những ý tưởng này nọ, nên người ta thường dùng cách “dõi theo” hơi thở để luyện tập.  

- Bắt đầu bằng tập thở

* Các phương pháp khí công, dưỡng sinh, yoga, thiền… đều bắt đầu bằng tập thở bụng. (Hiện nay, phương pháp đơn giản không tốn kém này ngày càng được phổ biến ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới đễ phòng và chữa stress, căn nguyên các bệnh không lây như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gout…)

Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất mà cốt lõi nhất. Đó là Thở - Thở bụng. Trước hết là nhận biết về cái hơi thở đang vào đang ra kia! Lợi ích bất ngờ là sự dõi theo này giúp ta cắt đứt dòng nghĩ tưởng, cảm xúc linh tinh, gom thân tâm ta về một mối là hơi thở của chính mình, ở đây và bây giờ, dứt bặt những âu lo phiền muộn. Thần kinh của ta trong cùng một lúc không thể nghĩ đến hai việc. Đã nghĩ việc này thì quên việc kia. Khi ta dõi theo hơi thở, tập trung quan sát nó, thì ta đã hòa giải nhẹ nhàng những nghĩ tưởng khác. Nói khác đi, nó làm ta được “thảnh thơi”, nó giải stress, nghĩa là mang lại sức khỏe, an lạc, hạnh phúc.

Hàng ngày, chúng ta dõi theo hơi thở hoặc ung dung quan sát tâm trí của mình để trải nghiệm, khám phá ra những gì đang xảy ra bên trong ta. Ở một mức độ sâu xa hơn, người ta thấy rằng tâm và thân gắn kết nhau qua các cảm xúc.

Nếu không nhận biết cảm xúc tức thì của tâm trí (ngay lúc phát sinh), thì ta chỉ đối phó với nó trên lý thuyết. Bạn có thể nói, “Sân hận là không tốt”, hay “Tham là không tốt”, “Sợ hãi là không tốt…” và bạn tiếp tục lại sẽ sợ hãi, lại nóng giận… cứ như thế, chẳng có gì thay đổi cả. Nhưng quản lý được tâm trí, nhận biết ngay được cảm xúc đang có, bạn sẵn sàng cho hành động phù hợp đúng với hoàn cảnh thay vì là phản ứng “không kiểm soát” theo cảm xúc căng thẳng. 

Bạn có thể quan sát tâm trí bất kỳ lúc nào và ở đâu… đi đứng nằm ngồi gì cũng có thể được. Có rất nhiều phương pháp để bạn chọn lựa cách nào là phù hợp nhất cho bạn. Nó là phương thuốc đơn giản giúp điều trị các “bệnh căn” hùng hục, lăng xăng, căng thẳng… của đời sống bận rộn; để biết ngồi yên, biết thở vào, thở ra thật sâu, thật tỉnh thức và biết mỉm cười cám ơn cuộc sống. - Và bạn chỉ có thể khám phá ra điều này bằng sự thực hành, tự mình thực hiện mà thôi!

Cải thiện sự tập trung

>> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân

(Hiếu học) Tìm cách cải thiện sự tập trung để trí óc làm việc tốt hơn. Có sự tập trung, bạn sẽ có khả năng nhận biết, ghi nhớ các thông tin dễ dàng hơn và gồm cả việc nhớ lại những điều trước đó.

Tập trung sẽ giúp bạn quay về việc bạn đang làm, ý thức được việc bạn đang làm, nhận biết việc bạn đang làm - đang nghe - đang thấy. (Hình: lifedynamix) 

Tập trung là một kỹ năng thuộc về tâm trí và mọi người đều có thể cải thiện, phát triển nó ngày một tốt hơn. Sau đây là cách cải thiện cho sự tập trung của bạn theo 2 phương diện:

Thứ nhất: Tăng cường khả năng tự nhiên sẵn có của bạn.  

Cách tập trung này không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài - nói cách khác, nó làm tăng sự chú ý trong tâm trí của bạn.

Thứ hai: Điều chỉnh môi trường bên ngoài của bạn cho phù hợp để tập trung được dễ dàng hơn.

Cách tiếp cận này đặc biệt quan trọng khi bạn cần tập trung để nghiên cứu, học tập và làm việc.

Phương cách 1: Nâng cao sức mạnh tinh thần

Mỗi khi bạn học một kỹ năng mới, ghi nhớ thông tin, hoặc phát triển những thói quen mới, các tế bào thần kinh và các kết nối trong não của bạn sẽ phát triển và thay đổi. Vì thế bạn cần có niềm tin, một ít thời gian và nỗ lực để có thể cải thiện khả năng tập trung hiệu quả và tốt hơn. Chúng bao gồm:

- Học cách chú tâm: Chỉ cần từ 3 đến 5 phút mỗi ngày, bạn hãy tập quan sát tâm trí của mình: - Đó là ghi ra giấy tất cả ý tưởng (và cảm xúc) của mình trong những phút đó. Cách này sẽ giúp bạn làm quen với việc luôn nhận biết tâm trí của mình, để có thể tự phát hiện ra ngay những lúc mình đang mất tập trung. Ngoài ra, khoa học ngày nay cũng chứng minh rằng các buổi thiền, yoga hoặc hít thở dưỡng sinh cũng làm tăng khả năng làm việc của não, giúp con người thư giãn, có trí nhớ và tập trung tốt hơn.     

- Giấc ngủ: nếu bạn không có được giấc ngủ ngon, bạn sẽ không có tinh thần tập trung như bạn muốn. Vì thế, hãy cố gắng tạo điều kiện để có thời gian và nơi ngủ thoải mái nhất mà bạn có thể có được. Đây cũng là một đầu tư tốt cho sức khỏe và bộ nhớ của bạn!  

- Dinh dưỡng: Ăn uống hợp vệ sinh và đầy đủ. Não của bạn cần các chất dinh dưỡng thích hợp để cho phép bạn tập trung, và lượng đường trong máu của bạn cần phải được giữ đúng mức (não tiêu thụ glucose - là nhiên liệu chính của nó). Một lưu ý quan trọng – hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề về sức khỏe.  

- Tham gia các trò chơi luyện trí não: Các nghiên cứu cho thấy, các trò chơi đòi hỏi bạn tập trung sẽ cải thiện khả năng tập trung của bạn. Nên chơi ít nhất 10 phút mỗi ngày, hãy hết lòng tham dự vui chơi và đón nhận lợi ích từ nó.

Phương cách 2: Cải thiện môi trường của bạn

Ngoài việc xây dựng các thói quen mô tả ở trên thành thói quen hàng ngày, việc điều chỉnh môi trường của bạn cũng có thể cải thiện sự tập trung cho bạn khi học tập.

- Tạo một địa điểm học tập quen thuộc: Những sự thay đổi bên ngoài có thể làm bạn thêm mất tập trung do não của bạn phải tiếp nhận và xử lý những tín hiệu khác lạ. Ngoài ra, một đề nghị là không nên học trên giường, bởi vì cơ thể của bạn thường đã được “lập trình” cảm giác buồn ngủ một khi bạn ở trên giường (hoặc nằm võng).

- Chọn ánh sáng phù hợp mà bạn thấy rằng mình dễ tập trung nhất. Riêng về màu sắc, các nghiên cứu khoa học giải thích rằng, màu sắc ảnh hưởng đến não: Màu đỏ giúp cải thiện tập trung và bộ nhớ, trong khi màu xanh cải thiện sự sáng tạo. Bạn hãy thử xem: Sử dụng nhiều vật dụng màu đỏ trên bàn, trên trang phục của bạn, các bức tranh, hình nền của máy tính để bàn thành màu đỏ…

- Loại bỏ phiền nhiễu: Tắt chuông trên điện thoại và thực hiện các việc khác với mục đích tránh bị gián đoạn mất tập trung. Ngoài ra, nếu bạn thấy việc học tập là một công việc cực khổ, thì nó cũng là một “phiền nhiễu” và sẽ thật khó để tập trung. Vì thế, hãy đặt ra mục tiêu và phần thưởng cho mình sau khi hoàn thành công việc, bạn sẽ dễ tập trung hơn.  

- Giải lao: Năng lượng của tâm trí sẽ bắt đầu giảm sau một thời gian tập trung, vì vậy hãy nghỉ giải lao hai giờ một lần khoảng 10 phút như: Đi bộ xung quanh, ăn một món ăn nhẹ, hoặc ngắm cảnh để thư giãn tâm trí của bạn.

Tập trung là cách nhanh chóng để giúp bạn nhớ được những thông tin tốt hơn. Và để cải thiện sự tập trung, bạn cũng cần có niềm tin nơi mình. Nếu bạn liên tục nói với bản thân rằng, bạn có một trí nhớ kém, bạn không thể tập trung được, cuối cùng bạn sẽ bắt đầu tin tưởng rằng đó là sự thật. Thay vào đó, bạn hãy suy nghĩ theo một hướng tích cực hơn, tự nói với bản thân, "tôi có thể nhớ tài liệu này! Tôi có thể cải thiện sự tập trung của mình ngày càng tốt hơn!” - Tại sao không?

Sáng tạo là sáng tạo ngay từ bản thân!

(Hiếu học) Sáng tạo không đơn thuần chỉ là theo những gì đã được giảng dạy, sử dụng lại kiến thức đã có, mà khởi đầu cho sáng tạo chính là sáng tạo ngay từ bản thân. Để sáng tạo phải có đam mê và niềm tin. Vậy, như thế nào là sáng tạo ngay từ bản thân?  

Sáng tạo luôn có được từ những người đang thực hiện sứ mệnh, do họ có niềm tin và tình yêu với công việc họ làm. Và sáng tạo cũng chỉ có được từ những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập. Vì vậy, khởi đầu cho sáng tạo là không đòi hỏi, không bị lệ thuộc vào các điều kiện phải có được như thế này, thế kia! (Ảnh: Thehindu) 

Hẳn nhiên, để sáng tạo thì cũng phải có chuyên môn sâu về các vấn đề liên quan, nhưng sáng tạo không phải là sử dụng lại kiến thức đã có, mà sáng tạo là vận dụng, tìm kiếm những điều mới mẻ và kết hợp chúng theo những cách thức độc đáo mà trước đó không ai tưởng tượng được.

Vậy điều gì làm lên sự khác biệt của những con người sáng tạo? Đó là họ không đi theo những suy nghĩ ‘dựa theo” mang tính lối mòn. Hầu hết, những nhân vật thành công, những người sáng tạo đều được lôi cuốn bởi những trải nghiệm mới. Cho nên, nếu muốn sáng tạo, chúng ta phải tập trung vào những suy nghĩ cởi mở, tự do cùng những thông tin mà lối tư duy đó mang lại.

Không đòi hỏi sự hoàn hảo, không luẩn quẩn do dự mãi với lập luận vô nghĩa: “Chúng ta có thông minh không, có sáng tạo không?”Bởi sáng tạo không có sự đắn đo, mà là có “tâm hồn sáng tạo”, thoát khỏi sự kềm kẹp của tâm thức ngay từ bước khởi đầu! Nếu đòi hỏi phải có như thế này, có như thế kia mới sáng tạo, thì cái làm được đó không hẳn là sáng tạo.

Biết chấp nhận môi trường đang sống, từ hoàn cảnh từ thực tế, thích ứng và vận dụng tất cả những gì mình có, tìm cách phát huy, đổi mới, độc đáo ... thì đó chính là sáng tạo. - Sáng tạo không chờ đợi sự thay đổi, mà phải là tích cực chủ động tạo ra thay đổi.

Như vậy, trước khi tìm kiếm các điều kiện và phương tiện để sáng tạo, để có thể nắm bắt cơ hội và thành công thì điều trước tiên cần có là lòng tin và sự đam mê; tự đặt ra thách thức cho bản thân, sẵn sàng ra khỏi vùng an toàn, vượt qua thử thách…

Tóm lại, tính sáng tạo, sự sáng tạo chân chính hoàn toàn thoát ly khỏi tâm lý so sánh nhỏ nhen, sánh so đố kỵ và nhất là phải vượt thoát khỏi cái tính hay đổ thừa…  Không đòi hỏi hoàn cảnh phải chìu theo ý mình, bởi một khi có niềm tin, có khát vọng thì chính những khó khăn, nhục nhã… có thể sẽ là động lực khiến bạn cố gắng vươn lên hơn mà thôi.

Sáng tạo là một năng lực vô cùng quan trọng trong công việc và trong chính đời sống. Đó là khả năng tìm thấy điều mới mẻ từ khả năng quan sát và nhận biết, nó sẽ giúp bạn phát triển thêm những hiểu biết của mình, làm phong phú những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc hơn trong việc tìm kiếm ý tưởng và giải quyết vấn đề.

Sáng tạo của bạn là sản phẩm của bạn, bởi sẽ chẳng ai có thể “nhận thức” thay cho bạn được, vì vậy bạn phải có niềm tin để quyết tâm cố gắng. - Người ta vẫn thường nói rằng, tiềm năng sáng tạo có sẵn ở tất cả mọi người hay nói cách khác, sáng tạo là sáng tạo ngay từ bản thân!

àm thế nào tạo ra những ý tưởng mới?

>> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân

(Hiếu học) Vì sao chúng ta có quá ít ý tưởng? Làm thế nào để có thể tạo ra nhiều ý tưởng hơn? Và muốn thay đổi tư duy, để có thể đột phá sức sáng tạo, hàng ngày chúng ta nên rèn luyện thông qua những hoạt động học tập và làm việc như thế nào?

Để tạo nên những ý tưởng mới, khả năng tư duy sáng tạo có thể được rèn luyện dễ dàng trong mọi hoạt động bình thường hằng ngày như:

Thái độ tích cực:

Mỗi khi gặp phải một tình huống khó khăn, rắc rối trong cuộc sống, bạn hãy nghĩ đến mặt tích cực của vấn đề và sử dụng ngôn ngữ tích cực. Bởi hình ảnh trong tâm trí và ngôn ngữ chính là chất liệu hình thành nên tư duy. Những hình ảnh bạn tưởng tượng và ngôn từ bạn sử dụng sẽ giúp cải thiện trạng thái tâm lý của bản thân. Vì thế, trước khi bắt đầu làm một công việc bất kỳ, bạn hãy tưởng tượng ra những hình ảnh thành công mà bạn sẽ đạt được khi hoàn thành công việc. Tạo niềm tin tích cực sẽ giúp bạn tin vào bản thân, vào người khác và vào thế giới xung quanh. Hãy duy trì những cảm xúc tích cực và quản lý những cảm xúc tiêu cực bằng cách nhận biết nó, để có thể tránh bớt cảm xúc sợ hãi, cảm xúc ghen tị,… và để tránh những cơn giận dữ điều khiển cuộc sống của bạn.

Tạo hình ảnh tư duy:

- Tạo hình ảnh tư duy bằng “sự hình dung tưởng tượng”: Khả năng của bộ não là không giới hạn, khi bạn tạo ra những hình dung tưởng tượng mình thành công tức là bạn đang tạo ra trong tâm trí những mô hình xử sự thành công mới. Sự hình dung tưởng tượng sẽ là bí quyết giúp bạn tăng cường các cơ may, tạo nên nhiều ý tưởng thường xuyên hơn và dễ dàng hơn. Mặc dù chưa ai biết đích xác tại sao việc nhẩm trước trong trí, sự hình dung tưởng tượng lại có hiệu quả như vậy, nhưng những ai đã và đang áp dụng đều tin cậy nó. 

- Học cách chú tâm: Nhờ chú tâm, bạn sẽ luôn toàn tâm toàn ý cho công việc. Chú tâm sẽ giúp bạn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo dễ dàng hơn. Không những thế, chú tâm còn giúp chúng ta khám phá những tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người  Chú tâm là để nhận biết và để không bỏ lỡ! Chú tâm sẽ giúp cho bạn có những quyết định đúng như bạn muốn, đúng như là con người, hoàn cảnh và vấn đề cần giải quyết của bạn.   

Quan sát sự ngẫu nhiên:

Có rất nhiều người đã dừng lại toàn bộ công việc của mình khi vấp phải một chút khó khăn. Đây chính là sai lầm khi bạn muốn sáng tạo. Hãy tiếp tục, rất có thể trong quá trình làm việc bạn sẽ ngẫu nhiên nảy ra được những ý tưởng mới, hướng giải quyết mới giúp bạn vượt qua được những khó khăn đó và vươn tới thành công. Từ những điều tưởng chừng như quen thuộc nhưng nhờ dám độc lập suy nghĩ, dám tìm cái mới kết hợp với sự tìm tòi và óc quan sát sẽ giúp trí sáng tạo của bạn phát sinh sáng kiến mang nhiều tính khác lạ, đổi mới.

Để làm được những điều này, bạn nên luôn giữ bên mình một cuốn sổ nhỏ, ghi lại những vấn đề bạn quan sát hàng ngày, tìm những giải pháp khác so với cách bạn đã làm để giải quyết vấn đề. Cuốn sổ đó còn có thể giúp bạn lưu giữ lại những ý tưởng bất chợt nẩy ra trong đầu khi bạn đang ở bất cứ đâu. Ngoài ra, để có nhiều ý tưởng, bạn cần quan sát, nhìn nhận vấn đề với nhiều góc độ. Bởi rất có thể bạn sẽ tìm kiếm được những ý tưởng mới, những cách làm mới hiệu quả hơn nếu bạn phân tích vấn đề dưới một góc nhìn mới.

Ai cũng sáng tao được, hãy để cho óc sáng tạo của bạn được rèn luyện và phát triển bằng cách thường xuyên tham gia các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, câu cá hay đi bộ... Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần thay đổi quan điểm của mình về sáng tạo, chấp nhận một chút mạo hiểm trong công việc, trong cuộc sống; dám nghĩ khác, làm khác, kể cả có lý và vô lý... (Không đúng, nhưng đẹp - Hình minh họa).  

Khích lệ và giải phóng tiềm năng sáng tạo bản thân

Sáng tạo, tìm ra ý tưởng là điều ai cũng có thể làm được. Chỉ vì các quan niệm “thiên tài” và không phải thiên tài; vì các định kiến “ý tưởng” thế này là hữu dụng, ý tưởng thế kia là tầm thường; vì áp lực “vô hình” muốn được ngợi khen là người biết khiêm nhường v.v…; từ đó đã tạo nên tâm lý e dè, sợ xấu hổ. Chúng đè ép và phá hỏng tâm trí sáng tạo dù ít, dù nhiều luôn tiềm tàng sẵn có trong mỗi người. Vì vậy, bạn hãy cứ sáng tạo đi, làm khác đi, có nhiều ý tưởng đi. Đừng quá quan tâm đến việc người khác nghĩ thế nào khi bạn muốn có những ý tưởng sáng tạo. Làm sao biết được ý tưởng của bạn sẽ là vô dụng, là không độc đáo khi bạn chưa có được nó?  

Thay đổi tư duy đi! Hãy có niềm tin, rồi bạn sẽ làm được. Đột phá sức sáng tạo để có thể tạo ra những ý tưởng mới chính là sự thay đổi cần thiết, không những cho học hành, cho công việc mà còn cho cả cuộc sống. Chắc chắn tâm hồn của bạn sẽ trở nên tươi mới hơn, hài hòa hơn và hạnh phúc hơn.  

Chúc bạn tìm thấy con đường riêng cho mình và thành công.

Để là người chiến thắng

(Hiếu học) Chứng minh bản thân, ứng xử với đồng nghiệp, với cấp trên, với khách hàng, nắm bắt tốt các cơ hội... và dù đã thành công, nhưng vẫn chưa có cảm giác của người chiến thắng. Có thể bạn còn thiếu một điều gì đó… 

Cảm nhận chiến thắng không nhất thiết phải luôn luôn là người chiến thắng ở tất cả các lĩnh vực. Nhưng cần thiết phải thay đổi thái độ để đạt mục tiêu này, bởi chiến thắng không phải là sự liên kết ta với giàu có và vận may!

Khi tôi (Donald  Keough*) lên ba tuổi, căn nhà của chúng tôi bị cháy trụi. Gia đình tôi hầu như mất hết tất cả. Chúng tôi phải tìm một chỗ khác để ở và rồi Đại khủng hoảng kinh tế ập đến. Cha tôi, Leo, lúc đó 42 tuổi, lại phải làm lại từ đầu. Tuy nhiên, cha tôi đã tạo dựng lại được cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi rời trang trại, chuyển đến thành phố Sioux, Iowa.

Ở đó, cha tôi kiếm được một việc làm trong một trại gia súc địa phương, một trung tâm mua bán gia súc lớn. Ông có một khả năng kỳ lạ trong việc đánh giá và định giá gia súc một cách nhanh chóng.

Về cơ bản, Leo có thể đánh cược với bất kỳ ai bằng một chiếc mũ Stetson rằng ông có thể nhìn vào một bãi nhốt khoảng 50 con gia súc và có thể đánh giá được trọng lượng bình quân của chúng với độ sai lệch chỉ trong 10 pound. Khi đó tôi còn là thiếu niên và vào mùa hè, tôi làm việc giúp cha tôi nhưng tôi chưa bao giờ thấy một ai thắng ông trong những vụ cá cược đó. Tôi cũng đã cho rằng cha tôi không bao giờ thua cuộc cả.

Nhưng cha tôi có một thứ còn giá trị hơn cả cặp mắt tinh tường của ông. Trong kinh doanh, nơi vốn có quá nhiều những kẻ quỷ quyệt, lừa đảo, cha tôi lại cực kỳ nổi tiếng là một người trung thực: “Người ra giá đúng”.

Những người chủ trại chăn nuôi gia súc từ phía tây Nebraska và Wyoming và Nam Dakota đầu tư toàn bộ gia sản, lại phải dãi dầu hàng tháng trời, thường là trong điều kiện thời tiết cực kỳ xấu để chăn nuôi đàn gia súc của họ, sau đó đưa chúng lên tàu và chỉ nói với cha tôi một cách hết sức đơn giản: “Leo, hãy trả cho chúng tôi mức giá tốt nhất có thể nhé!”

“Thành công sẽ lâu bền hơn nếu bạn đạt được nó mà không làm hủy hoại những nguyên tắc của bạn”.( Walter Cronkite)

Họ hoàn toàn tin tưởng ở cha tôi. Và đó là phẩm chất mà tôi rất muốn phấn đấu để có: “Được tin tưởng”. Đó chính là sự chiến thắng chân chính! Bởi chiến thắng không phải để được người ta sợ, không phải để được yêu thương. Mà là được tin tưởng - rằng bạn là người thẳng thắn và trung thực với mọi người, rằng bạn công bằng và bạn luôn làm những điều đúng đắn.

Ngày đó, và kể cả bây giờ, lòng tin đã trở thành nền tảng cho mọi công việc kinh doanh. Bất chấp những cải tiến công nghệ, những xu hướng quản trị và marketing mới, cuối cùng, tất cả các công việc kinh doanh chung quy lại cũng chỉ là vấn đề về lòng tin - người tiêu dùng tin tưởng rằng sản phẩm sẽ đem lại những giá trị mà nó phải thực hiện - nhà đầu tư tin rằng ban quản lý có đủ năng lực - nhân viên tin rằng ban giám đốc sẽ thực hiện các nghĩa vụ của họ.

Trong những năm gần đây, có vẻ như chúng ta chứng kiến khá nhiều trường hợp mà những người năng nổ, thông minh lại không ý thức rõ ràng đâu là đúng đâu là sai khi làm việc. Toàn bộ môi trường xã hội của chúng ta trở nên ít trách nhiệm công dân hơn và ngày càng khoan dung hơn với những hành vi xấu.

Năm 1969, Philip Zimbardo, một nhà tâm lý học ở Stanford đã thực hiện một thí nghiệm nổi tiếng. Hai chiếc xe không mui và không biển số đăng ký được bỏ lại, một chiếc ở Bronx, New York và một chiếc ở Palo Alto, California. Chiếc xe ở Bronx gần như ngay lập tức bị tháo dỡ và trở thành rác.

Nhưng ở Palo Alto, mọi chuyện diễn ra theo một cách khác hẳn. Đầu tiên là không có gì thay đổi. Chiếc xe được để nguyên, không ai đụng đến trong suốt hơn một tuần. Rồi một ngày sau đó, chính nhà tâm lý học này cầm một cái búa tạ đến và bắt đầu phá cái xe.

Ngay sau đó, những người qua đường thay nhau dùng búa phá cái xe cho đến lúc nó hoàn toàn bị phá hủy. Cuộc thí nghiệm đó đã dẫn đến một lý thuyết về tội phạm “phá hoại cửa sổ” - ý tưởng chính của lý thuyết này là nếu một chiếc cửa sổ bị vỡ của một tòa nhà không được sửa chữa, thì những kẻ phá hoại sẽ nhanh chóng phá nốt phần còn lại của cửa sổ.

Lý thuyết này nói: “Không ai quan tâm đâu. Hãy phá cửa sổ và nếu bạn vẫn không gặp phải rắc rối nào cả thì hãy phá thêm nhiều cái nữa. Mọi chuyện sẽ vẫn ổn thôi”.

Một số người lãnh đạo công ty nhận thấy rằng họ không còn hỏi câu “Việc đó có đúng không?” nữa mà thay vào đó là câu “Việc đó có hợp pháp không?” Và từ đó, chỉ một bước tiến nhỏ nữa thôi là sẽ đến lúc họ hỏi: “Chúng ta có thể thoát tội nếu làm việc đó hay không?”

Kết cục của câu chuyện đối với những công ty này thực sự là bi kịch. Người ta xuyên tạc số liệu và giả mạo các bút toán để che giấu các khoản nợ, thổi phồng thu nhập và trốn thuế - hoặc vì cả ba mục đích.

Và, thật không may, những hoạt động phi pháp của các công ty này đã được báo chí phanh phui và đưa tin nhiều đến mức nó làm ô uế cả danh tiếng của toàn ngành. Vô số những bức ảnh về những doanh nhân làm ăn phi pháp tổ chức các bữa tiệc thịnh soạn và nhảy vọt lên vị trí thượng lưu, cao quý và giàu có; làm đau lòng tất cả chúng ta.

Một phần khác của vấn đề nằm ở sự ám ảnh được nổi tiếng. Đó là mặt bệnh hoạn nhất của cuộc sống hiện đại. Máy quay phim luôn luôn mở sẵn và trong thế giới truyền thông 24/24, những phát thanh viên chuyên nghiệp luôn luôn tìm kiếm một người nào đó mới mẻ để phỏng vấn. Một số chuyên viên cấp cao thì luôn luôn sẵn lòng. Để có hình trên trang nhất của một tạp chí, họ phải làm rất nhiều thứ, bỏ ra cả gia tài để tổ chức những bữa tiệc hoang phí và xây những căn nhà thật phô trương, hào nhoáng.

Khi bạn trở nên hơi quan trọng một chút, bạn hãy cẩn thận - các “tác giả” sẽ tâng bốc bạn lên tận mây xanh và gán ghép cho bạn sự hấp dẫn và thông minh hơn mức mà bạn xứng đáng, hoặc họ sẽ làm cho bạn trở nên xấu xa hơn cả quỷ. Ở miền Midwest quê tôi, những chủ trang trại giàu có nhất cũng cố tình ẩn mình, điều đó giúp bạn đỡ bị “phổng mũi” trước những lời tâng bốc.

Mọi người đều thích được người khác biết đến, tuy nhiên mỗi người đều phải cẩn thận để không bị quyến rũ bởi việc sùng bái cá nhân và bị xúi giục bước qua lằn ranh đạo đức.

Chúng ta không bao giờ có thể thông qua đủ luật lệ để có thể khiến con người trở nên sống có đạo đức. Hôm nay, khi tôi ngồi viết những dòng này, bất chấp việc luật lệ bây giờ nghiêm khắc hơn (có thể có người cho là quá nghiêm khắc) và bất chấp sự căm phẫn của công chúng đối với mức lương thưởng quá cao cho những nhà lãnh đạo và những hành động quản lý đáng ngờ, chúng ta vẫn nghe tin về những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiến sát vạch phạm quy, ranh giới giữa sự cao quý và sự yếu đuối của con người. Khoảng cách giữa hai cái đó không phải là lớn. Mọi người có thể vươn lên để làm được những điều phi thường. Và họ có thể rơi xuống rất xa và rất nhanh.

Những thầy tu dòng Tên và nhà cổ sinh vật học xuất chúng Teilhard de Chardin đã viết rằng “không có tương lai tiến bộ nào chờ đón một người trừ khi nó kết hợp với tương lai của tất cả những người khác”.

Tôi đồng ý với quan điểm này. Vì vậy, việc đối xử với những người xung quanh chúng ta với sự đồng cảm và tôn trọng không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là một điều thiết yếu để cùng tồn tại. Những người vô đạo đức có thể sẽ hưng thịnh trong một thời kỳ, đôi khi là một thời kỳ dài, nhưng cuối cùng, sự vô đạo đức của họ sẽ hủy hoại chính họ. Bạn không thể xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh và trường tồn trên một nền tảng thối rữa, suy đồi về đạo đức.

Cha tôi có lẽ rất đồng ý rằng không có gì quan trọng hơn đạo đức kinh doanh Tất nhiên cha tôi được nuôi dưỡng bởi những giá trị của vùng Midwest rằng, một điều bạn nói ra là một cam kết, một cái bắt tay cũng giống như một hợp đồng được ký trước sự chứng kiến của luật sư. Chỉ có đạo đức, nó không tách biệt khỏi những điều khác trong cuộc sống của bạn. Cha tôi thường nói rằng ông ngủ rất ngon. Tôi cho rằng câu ngạn ngữ cổ sau đây là đúng: “Một lương tâm thanh thản sẽ ngủ yên ngay cả dưới tiếng sấm”.

oOo

Ngay từ khi khởi nghiệp cũng như trong suốt cuộc đời của một doanh nhân: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong công việc, khả năng thuyết phục người khác vá nắm bắt tốt các cơ hội… luôn là chiếc chìa khóa mở ra thành công cho mỗi người. Bạn cũng đã có những phẩm chất của một nhân viên xuất sắc, sự khéo léo của một bậc thầy trong giao tiếp, khả năng lãnh đạo và quyết đoán, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội… nhưng vẫn chưa có cảm giác của người chiến thắng chân chính? Bởi có thể bạn còn thiếu một điều: “Được hoàn toàn tin tưởng”

Gia Nghi tổng hợp (Hieuhoc.com) 

(*) Donald R. Keough từng là một cái tên nổi bật trong giới quản trị cấp cao ở Mỹ, từng là chủ tịch của Cocacola, Columbia Pictures và nằm trong Ban điều hành những công ty hàng đầu như McDonald, Washington Post, Home Depot, Berkshire Hathaway...  

Với sự nghiệp lừng lẫy trong 60 năm ở những vị trí điều hành các tập đoàn hàng đầu thế giới, Donald Keough nay đã 83 tuổi có dư trải nghiệm và sự khôn ngoan để hướng dẫn người khác làm thế nào để thành công... 

Luyện tâm trí: Hình dung tưởng tượng

>> Khóa học Kỹ Năng Thăng Tiến

(Hieuhoc) Hình dung tưởng tượng là quá trình tạo ra những hình ảnh kết nối trong tâm trí của bạn, và thường được sử dụng như một công cụ để tự cải thiện, làm giảm căng thẳng và giải quyết vấn đề.

Các vận động viên, những người nổi tiếng, những người thành công từ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống đã dùng sự hình dung tưởng tượng như là một cách hiệu quả để cải thiện hiệu suất, nâng cao kỹ năng và tăng sự tự tin.  

Sự hình dung tưởng tượng là một phương cách thực sự có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và tăng cường khả năng của bạn để làm bất cứ điều gì bạn mong muốn, bởi tâm trí tiềm thức của bạn nhận biết và chấp nhận sự hoạt động hình dung giống như những kinh nghiệm thực tế - có nghĩa là, tâm trí của bạn sẽ làm quen với cảm xúc thể chất phát sinh giống như bạn đang tham gia vào một thực tế y như vậy.

Các huấn luyện viên và vận động viên thường sử dụng phương pháp hình dung khi luyện tập trước khi thi đấu đều công nhận bởi tính hiệu quả của nó. Họ thực hành nhiều lần để nâng cao hiệu suất vật lý của họ. Nhưng hình dung tưởng tượng còn có thể là một hỗ trợ mạnh mẽ cho mọi nỗ lực trong nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ riêng môn điền kinh.

Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn luyện tâm trí, thực hành “hình dung mục tiêu” để mạnh mẽ và có thể đạt hiệu quả cao nhất

1) Hãy hình dung (tưởng tượng) vấn đề của bạn thật chi tiết.

Thay vì chỉ đơn giản mơ ước mình có được một tình huống tốt hơn so với những gì đang ở hiện tại, hãy thử nhìn thấy cụ thể hơn về tình hình mới mà bạn muốn kinh nghiệm. Chẳng hạn như loại quần áo bạn sẽ mặc, cử chỉ của cơ thể, những người khác xung quanh bạn, các chi tiết của trường học, sở làm hoặc nghề nghiệp của bạn và vv…. Càng nhiều chi tiết cụ thể được bạn đưa vào tâm trí sẽ càng có nhiều "cảm giác" để tiềm thức của bạn có thể tin rằng chúng là thực.

2) Hình dung thường xuyên và nhất quán.

Hình dung tưởng tượng cũng giống như những thói quen tích cực khác, càng củng cố bạn càng có nhiều khả năng làm điều đó! Vì vậy, hãy thiết lập một thời biểu cụ thể cho việc hình dung mỗi ngày - ngay cả khi bạn chỉ dành cho nó 10 phút một lần. Hãy xem nó là công việc ưu tiên của bạn, thực hành thường xuyên, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp và bạn sẽ thấy kết quả nhanh hơn.

Thật tốt, nếu bạn chủ động thực hiện những “hình dung ngắn" nhiều lần trong ngày khi bạn có cơ hội trong các hoạt động bình thường của bạn. Đơn giản, chỉ cần tạm dừng một lúc, nhắm mắt và nhớ lại một hình ảnh tích cực đã làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc và lạc quan về một số khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Điều này sẽ giúp cho sự tập trung của bạn mạnh mẽ hơn và giảm thiểu các tiêu cực mà có thể bạn phải nhận trong những công việc nhàm chán quen thuộc

3) Hãy sử dụng nhiều cảm xúc 

Trong quá trình hình dung tưởng tượng, chúng ta nghĩ ra trong đầu cả một khối kết cấu, có mục tiêu, có kế hoạch thực hiện từng bước để đạt được kết quả mong muốn. Và những cảm giác kinh nghiệm được khi thực hiện các bài tập hình dung thì quan trọng hơn những hình ảnh nhìn thấy trong tâm trí của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang hình dung mình là một người kinh doanh thành công, hãy cố gắng để chắc chắn rằng bạn đang cảm thấy những cảm giác tương ứng với một tầm vóc như vậy, chẳng hạn như sự tự tin, quyền lực, thành công và sự hài lòng nhất!

4) Sự hình dung của bạn sẽ được đưa vào đời sống thực tế:

Những sự việc được hình dung chi tiết càng cụ thể càng tốt, những cảm xúc của bạn càng mạnh mẽ sự hình dung của bạn sẽ càng hiệu quả - và nhiều khả năng, bạn sẽ có suy nghĩ và hành động theo đúng như cái cách mà bạn đã luyện tập hình dung trước đó.

Nâng cao chỉ số cảm xúc bản thân (EQ)

(Hieuhoc) Trắc nghiệm chỉ số cảm xúc (EQ) nhằm giúp bạn tìm hiểu và cải thiện bản thân chứ không phải để tìm kiếm lỗi lầm. Vì vậy, hãy đánh giá bản thân qua các tình huống dưới đây và cho điểm mỗi câu từ 1 đến 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều).  

Chỉ số EQ được cho là gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật để kết hợp trong việc xác định ai sẽ là người xuất sắc.

1. Tôi vẫn thoải mái và tự tin dưới áp lực

2. Tôi có thể xử lý cảm xúc tiêu cực, không để trở thành đau khổ

3. Tôi tập trung, không bỏ sót cả những chi tiết nhỏ trong công việc.

4. Tôi sẵn sàng thừa nhận với những sai lầm

5. Tôi nhạy cảm trước tâm trạng và cảm xúc của người khác

6. Tôi có thể nhận thức phản hồi hoặc lời chỉ trích mà không trở thành cố chấp

7. Tôi nhanh chóng lấy lại bình tỉnh khi tôi giận dữ hay buồn bã

8. Tôi luôn có cảm giác trung thực trong giao tiếp

9. Tôi có thể chấp nhận thực tế một cách nhanh chóng sau thất bại

10. Tôi nhận thức được hành vi của mình tác động như thế nào với những người khác

11. Tôi chú ý lắng nghe mà không vội vả kết luận

12. Tôi có một kế hoạch (mỗi tháng một lần hoặc quý) để xem xét lại các mục tiêu của tôi đã như thế nào, có thật sự tôi muốn sống cuộc sống của tôi như thế không?

Số điểm của bạn

Hãy cộng tất cả số điểm của 12 câu trên, mỗi câu từ 1 đến 5 điểm (1 là có ít và 5 là có nhiều). Sau đây là những gợi ý:

12-24

Xin khen ngợi sự thẳn thắng của bạn. Mặc dù bạn có thể là một chuyên gia kỹ thuật hoặc có IQ rất cao, nhưng chỉ số cảm xúc - EQ của bạn là rất thấp. Nó cho thấy, có thể bạn có một số công việc để làm. Nhưng nếu với chỉ số cảm xúc này, bạn có thể thấy mình thường chán nản, hoặc mất phương hướng trong cuộc sống.

• Bạn có dừng lại và chờ đợi để cho những cảm xúc mạnh mẽ vượt qua trước khi bạn phản ứng hay để cho cảm xúc lấn át?

• Bạn có để sự nông nổi điều khiển - thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng?

• Bạn đáp ứng với thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và bất an chứ không phải là niềm đam mê và mục đích?

Đừng tuyệt vọng! Trí thông minh cảm xúc không phải là bẩm sinh - nó có thể được học hỏi và cải thiện. Chúng ta có thể điều chỉnh, nâng cao nó, “Nếu cuộc sống là 10% những gì xảy ra cho chúng ta và 90% là do cách chúng ta phản ứng như thế nào, thì chính chúng ta nắm giữ quyền tạo ra cuộc sống chúng ta muốn!”

25 – 34

Những người có chỉ số cảm xúc trong phạm vi này thường thấy mình “hụt hẩng” so với đồng nghiệp và ngay cả người thân của họ. Họ dường như ít khả năng để đối phó với sự thay đổi, căng thẳng và khó khăn. Một số người cũng gặp trầm cảm hoặc cảm thấy 'mất mát' trong cuộc sống.

• Bạn có để sự nông nổi điều khiển - thay vì thiết lập kế hoạch của riêng bạn dựa trên khả năng?

• Bạn đáp ứng với thách thức cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và bất an chứ không phải là niềm đam mê và mục đích?

EQ có thể được học hỏi và cải tiến với tưởng thưởng xứng đáng! Nghiên cứu của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại một số các tổ chức hàng đầu thế giới cho thấy, chỉ số EQ được cho là gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật để kết hợp trong việc xác định ai sẽ là người xuất sắc.

Nâng cao EQ giúp các mối quan hệ tốt hơn, sức khỏe nhiều hơn và triển vọng một cuộc sống hạnh phúc hơn! Để làm được việc này, bạn có thể bắt đầu từ sự tự nhận thức làm nền tảng để nâng cao EQ. Hãy tự hỏi mình:

• Những tình huống thường tạo ra căng thẳng và stress cho bạn? Làm thế nào để bạn xử lý những tình huống này?

• Những suy nghĩ tiêu cực gì thường đến trong tâm trí của bạn? Chúng là những tưởng tượng hay sự thật trong thực tế?

• Bạn có e sợ khi chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn với những người khác?

Nếu chúng ta gặp khó khăn khi thể hiện nhu cầu tình cảm - nếu chúng ta thường xuyên quan tâm những người khác nghĩ gì với nhu cầu riêng của mình - đó là điều sẽ đưa đến cảm giác trống rỗng, thù địch, hay chán nản vào một ngày nào đó. Đừng để điều này xảy ra cho bạn! Hãy chăm sóc bản thân mình! Quan tâm chính nhu cầu của bạn. Nó có thể khó khăn lúc đầu - nhưng nghiên cứu cho thấy nó sẽ còn hơn là một thắng lợi. Vì vậy, hãy di chuyển vào trong 'vùng khó chịu' để thể hiện những nhu cầu và bạn sẽ được thưởng cho công việc khó khăn của bạn nhiều lần hơn! Đây là một trong những bước quan trọng để gây dựng trí thông minh cảm xúc. Bạn sẽ được hạnh phúc hơn - và những người xung quanh bạn sẽ hiểu bạn nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, nếu cuộc sống là 10% những gì xảy ra cho chúng ta và 90% là do cách chúng ta phản ứng như thế nào, thì chính chúng ta nắm giữ quyền tạo ra cuộc sống chúng ta muốn!

35 – 44

Bạn có điểm EQ trên mức trung bình - với nền cơ bản để phát triển! Bạn có khả năng nhạy cảm với cảm xúc của những người xung quanh bạn - đồng nghiệp của bạn, bạn bè, gia đình và các khách hàng quan trọng. Bạn cũng nhận thức được hành vi của bạn tác động vào người khác. Tuy nhiên, trong khi bạn có thể hiểu người khác và nhu cầu của họ - bạn phải nhớ cho riêng bạn! Đừng ngại khi tỏ lộ một cách trung thực những nhu cầu và cảm xúc này. Trên thế giới cũng đã thừa sự cao đạo, nó không cần có thêm bạn nữa! Hãy biết rằng, niềm đam mê của bạn cũng cần được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động

Chúng ta phí thời gian trong vai trò của chúng ta, thậm chí khi không có niềm vui hoặc sự hài lòng. Cuộc sống chúng ta trở thànhtẻ ngắt bởi những vụn vặt. Chắc chắn, việc quét nhà, rửa chén là cần làm; công việc phải được đáp ứng đúng thời hạn… nhưng chúng ta cũng cần phải dừng lại và tìm biết những gì sẽ cho chúng ta niềm vui lớn lao và ý nghĩa hơn. Nếu chúng ta không thường nhắc nhở chính mình, chúng ta tự đánh mất mục đích của cuộc sống, chúng ta có nguy cơ trở thành thù địch và hoài nghi. Hãy tự hỏi mình:

• Những tình huống thường tạo ra căng thẳng và stress cho bạn? Làm thế nào để bạn xử lý những tình huống này?

• Những suy nghĩ tiêu cực gì thường đến trong tâm trí của bạn? Chúng là những tưởng tượng hay sự thật trong thực tế?

• Bạn có e sợ khi chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của bạn với những người khác?

• 3 điều gì là ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống của bạn?

Nếu bạn có chủ tâm với những điều này, bạn sẽ nâng cao được tiềm năng và sự tìm kiếm sẽ hiệu quả hơn cho hạnh phúcn thành tựu trong cuộc sống.

45 – 54

Xin chúc mừng!

Bạn có trí thông minh cảm xúc rất cao. Đây là tin tốt! Chỉ số EQ tính cho gấp đôi chỉ số IQ và kỹ năng kỹ thuật khi kết hợp trong việc xác định người xuất sắc.

Cấp EQ của bạn có khả năng đã và sẽ là một trình điều khiển hiệu suất cao cho bạn trong nhiều năm nữa. Trong khi bạn đang làm tốt, đừng quên dành thời gian thoát khỏi sự bận rộn ngày qua ngày để dừng lại và suy ngẫm về những ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống của bạn. Nếu chúng ta không thường nhắc nhở chính mình, chúng ta tự đánh mất mục đích của cuộc sống, chúng ta có nguy cơ trở thành thù địch và hoài nghi.

55 – 60

Chúc mừng EQ đặc biệt của bạn! Chúng tôi rất ấn tượng!

Tuy nhiên, nếu bạn có số điểm trong phạm vi này thì: Hoặc là bạn có chỉ số rất cao trong trí tuệ cảm xúc hoặc rất thấp. Sao lại có thể như thế?

Bởi kết quả này có thể có từ mức độ kiến thức cao của bạn hoặc do sự thiếu hoàn chỉnh khi bạn phải tự nhận thức để đánh giá bản thân cho chính xác. Vì lý do tự nhận thức là nền tảng năng lực của trí tuệ cảm xúc! Bạn có thể phải làm rõ từ một tư vấn khác như đồng nghiệp, bạn bè,  hoặc thành viên gia đình để xác nhận điểm số của bạn. Hoặc là bạn đã đánh giá điểm quá cao hoặc bạn phải có một chặng đường dài để vượt qua.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: