kttslieuuuuu
KỸ THUẬT TRUYỀN SỐ LIỆU
Câu 8: Nêu đặc điểm các chế độ thông tin, các đặc điểm của chế độ truyền thông tin?
* Đặc điểm của chế độ thông tin
Khi truyền số liệu giữa hai thiết bị, có thể dùng một trong 3 chế độ thông tin sau :
- Đơn công: được dùng khi dữ liệu được truyền chỉ theo một hướng, ví dụ trong một hệ thống thu nhập số liệu định kì.
- Bán song công: được dùng khi hai thiết bị kết nối với nhau muốn trao đổi thông tin một cách luân phiên, ví dụ một thiết bị chỉ gửi dữ liệu đáp lại khi đáp ứng một yêu cầu từ thiết bị kia. Rõ ràng hai thiết bị phải có thể chuyển đổi qua lại giữa truyền và nhận sau mỗi lần truyền.
- Song công hoàn toàn: được dùng khi số liệu được trao đổi giữa hai thiết bị theo cả hai hướng một cách đồng thời.
* Đặc điểm của chế độ truyền thông tin
Bao gồm hai chế độ là chế độ truyền không đồng bộ và chế độ truyền đồng bộ
a. Chế độ truyền không đồng bộ
- Là hình thức truyền mà phía thu và phía phát thực hiện không trùng nhau, không cùng một nhịp và khoảng cách các mức là không cùng một nhịp
b. Chế độ truyền đồng bộ
- Là hình thức truyền mà phía thu và phía phát thực hiện đồng thời với nhau, cùng nhịp với nhau và khoảng cách các mức là như nhau
Để cho phép thiết bị thu hoạt động được các mức đồng bộ khác nhau, ta cần:
- Luồng bit truyền được mã hóa một cách thích hợp để máy thu có thể duy trì trong một cơ cấu đồng bộ bit
- Tất cả các frame được dẫn đầu bởi một hay nhiều byte điều khiển nhằm đảm bảo
máy thu có thể dịch luồng bit đến theo các ranh giới byte hay ký tự một cách chính xác.
- Nội dung của mỗi frame được đóng gói giữa một cặp ký tự điều khiển để đồng bộ frame.
Trong trường hợp truyền đồng bộ, khoảng thời gian gian giữa hai frame truyền liên tiếp có các byte nhàn rỗi được truyền liên tiếp để máy thu duy trì cơ cấu đồng bộ bit và đồng bộ byte hoặc mỗi frame được dẫn đầu bởi hai hay nhiều byte đồng bộ đặc biệt cho phép máy thu thực hiện tái đồng bộ.
Câu 9. Trình bày nguyên tắc cơ bản đồng bộ bít, ký tự và đồng bộ frame trong chế độ truyền thông tin nối tiếp bất đồng bộ.
* Nguyên tắc cơ bản đồng bộ bit
Nguyên tắc đồng bộ bit là xác định chính xác ranh giới giữa các bit (bit start, bit dữ liệu và bit stop) để đảm bảo dữ liệu truyền giữa bên phát và bên nhận là đồng nhất.
Trong truyền bất đồng bộ, đồng hồ của thiết bị thu chạy không đồng bộ với tín hiệu thu. Để xử lý thu hiệu quả, cần phải có kế hoạch dùng đồng hồ thu để lấy mẫu tín hiệu đến, ngay điểm giữa thời của bit dữ liệu (điểm giữa của thời gian). Để đạt được điều này, tín hiệu đồng hồ thu phải nhanh gấp N lần đồng hồ phát vì mỗi bit được dịch vào thanh ghi SIPO sau N chu kỳ xung đồng hồ.
Sự chuyển trạng thái từ 1 xuống 0 là dấu hiệu của bit start, có nghĩa là điểm bắt đầu của một ký tự và chúng được dùng để khởi động bộ đếm xung clock ở máy thu. Mỗi bit bao gồm cả bit start, được lấy mẫu tại khoảng giữa của thời bit ngay sau khi phát hiện. Bit start được lấy mẫu sau N/2 chu kỳ xung clock (giữa sườn xuống của xung), tiếp tục lấy mẫu sau mỗi N xung clock tiếp theo cho mỗi bit trong ký tự (sườn xuống của xung tiếp theo). Cần lưu ý rằng, đồng hồ thu chạy bất đồng bộ với tín hiệu đến, do đó các vị trí tương đối của hai tín hiệu (tín hiệu start và bit ký tự) có thể ở bất kì vị trí nào trong một chu kỳ của xung đồng hồ thu (vị trí bất kỳ của sườn xuống), với N càng lớn thì vị trí lấy mẫu có khuynh hướng gần giữa thời bit hơn. (nếu lấy mẫu ngả về nửa trên của sườn xuống thì là bit stop trở thành bit start (nhầm) nếu ngả về phía dưới của sườn xuống thì bit ký tự sẽ truyền tiếp theo trở thành bit start (cũng nhầm nốt), do đó cần phải lấy mẫu tín hiệu đúng điểm giữa của thời gian thì mới phải là bit start).
* Nguyên tắc đồng bộ ký tự
Mạch điều khiển truyền nhận được lập trình để hoạt động với số bit bằng nhau trong một ký tự kể cả số bit stop, bit start và bit kiểm tra giữa thu và phát. Sau khi phát hiện và nhận start bit, việc đồng bộ ký tự đạt được tại đầu thu rất đơn giản, chỉ việc đếm đúng số bit đã được lập trình. Sau đó sẽ chuyển ký tự nhận được vào thanh ghi đệm thu nội bộ và phát tín hiệu thông báo với thiết bị điều khiển (CPU) rằng đã nhận được một ký tự mới, và sẽ đợi cho đến khi phát hiện một start bit kế tiếp.
* Nguyên tắc đồng bộ frame
Khi thông điệp gồm khối các ký tự thì thường được xem như một frame thông tin (information frame) được truyền, bên cạnh việc đồng bộ bit và đồng bộ ký tự, máy thu còn phải xác định được điểm đầu và điểm kết thúc của một frame. Điều này được gọi là sự đồng bộ frame.
Nguyên tắc đơn giản nhất để truyền một khối ký tự có thể in được là đóng gói chúng thành một khối hoàn chỉnh bằng hai ký tự điều khiển truyền đặc biệt là STX và ETX.
Mặc dù kế hoạch này thoả mãn cho đồng bộ frame nhưng có trở ngại là nếu trong dữ liệu lại có bit giống STX hay ETX thì sao. Để khắc phục vấn đề này, khi truyền STX hay ETX chúng ta sẽ được kèm theo một ký tự DLE (Data Link Escape). Mặt khác để tránh nhầm lẫn giữa ký tự DLE đi kèm với STX hay ETX và byte giống DLE trong phần nội dung của frame, khi xuất hiện một byte giống DLE trong phần nội dung, nó sẽ được gấp đôi khi truyền đi.
Câu 10. Biểu diễn luồng thông tin số liệu truyền dẫn theo chế độ truyền bất đồng bộ cho bản tin dùng mã ASCII gồm các ký tự SAODO. (cho biết mã hexa của các ký tự: S = 53; A = 41; O = 4F; D = 44).
Trả lời:
(Cách làm: trước tiên chuyển từ mã hexa sang mã nhị phân
- Bit đầu là bit Start (0) bit ký tự bit kiểm tra chẵn lẻ bit Stop (1)
Bit kiểm tra chẵn lẻ bằng 0 nếu các bit 1 trong ký tự là chẵn, và bằng 1 trong trường hợp còn lại.)
Ta có:
S = 53h = 0101 0011
A = 41h = 0100 0001
O = 4Fh = 0100 1111
D = 44h = 0100 0100
Khi đó các ký tự SAODO sẽ được biểu diễn như sau:
0 0101001101 0 010000010 1 0 01001111 11 0 01001000 0 1 0 0100111111
Câu 11: Vẽ hình, trình bày nguyên tắc truyền đồng bộ thiên hướng ký tự
* Nguyên tắc truyền đồng bộ thiên hướng ký tự
Để thực hiện đồng bộ này, máy phát thêm vào các ký tự điều khiển truyền, gọi là các ký tự đồng bộ SYN, ngay trước các khối ký tự truyền.
Hình (a) trình bày sự đồng bộ frame theo phương thức giống như truyền bất đồng bộ bằng cách đóng gói khối ký tự giữa cặp ký tự điều khiển truyền STX-ETX. Các ký tự điều khiển SYN thường được dùng bởi bộ thu để đồng bộ ký tự thì đứng trước ký tự STX (start of frame).
Khi máy thu đã được đồng bộ bit thì nó chuyển vào chế độ làm việc gọi là chế độ bắt số liệu hình (b), nó bắt đầu dịch dòng bit trong một cửa sổ 8 bit mỗi khi tiếp nhận một bit mới. Bằng cách này, khi nhận được mỗi bit, nó kiểm tra xem 8 bit sau cùng có đúng bằng ký tự đồng bộ hay không. Nếu không bằng, nó tiếp tục thu bit kế tiếp và lặp lại thao tác kiểm tra này. Nếu tìm thấy ký tự đồng bộ, các ký tự tiếp được đọc sau mỗi 8 bit thu được.
Khi ở trong trạng thái đồng bộ ký tự (đọc các ký tự theo đúng danh giới bit), máy thu bắt đầu xử lý mỗi ký tự thu nối tiếp để dò ra ký tự STX đầu frame. Khi phát hiện một STX, máy thu xử lý nhận nội dung frame và chỉ kết thúc công việc này khi phát hiện ra ký tự ETX.
Khi dữ liệu nhị phân đang được truyền, dùng một ký tự DLE chèn vào trước STX và ETX, và chèn một DLE vào bất cứ vị trí nào trong nội dung có chứa một DLE. Trong trường hợp này , các ký tự SYN đứng trước ký tự DLE đầu tiên.
Câu 12: Vẽ hình, trình bày nguyên tắc truyền đồng bộ thiên hướng bít
Câu 13: Biểu diễn chuỗi bit khi truyền chữ TEST và kiểm tra chẵn lẻ theo hàng trong nguyên tắc đồng bộ thiên hướng ký tự với các dữ kiện:
- Mã ASCII dạng HEX của các ký tự như sau: STX = 02; ETX = 03; T = 54
E = 45; S = 53
- Mã kiểm tra lỗi BCC chỉ kiểm tra các ký tự từ STX đến ETX
Trả lời:
Ta có:
STX = 02h = 00000010
ETX = 03h = 00000011
T = 54h = 01010100
E = 45h = 01000101
S = 53h = 01010011
BCC = 00010111
Khi đó ta biểu diễn chuỗi bit khi truyền chữ TEST như sau:
Byte nhàn rỗi Cờ mở Nội dung khung Cờ đóng
011111011 01111110 000000100101010001000101010100110101010000000011 00010111 01111110 011111011
Câu 4: Phân tích những nguyên nhân gây ra sự suy giảm và biến dạng tín hiệu.
Sự suy giảm tín hiệu là quá trình yếu đi của tín hiệu còn sự biến dạng tín hiệu là tín hiệu nhận được ở phía thu không giống như dạng tín hiệu ở phía phát
Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
- Khoảng cách truyền tin, sự suy giảm tín hiệu tỉ lệ thuận với độ dài đường truyền. Khi một tín hiệu lan truyền dọc dây dẫn, vì một lý do nào đó biên độ của nó giảm xuống được gọi là sự suy giảm tín hiệu
+ Khắc phục: nếu trường hợp cáp quá dài thì cần có một hay nhiều bộ khuếch đại được chèn vào khoảng dọc theo cáp nhằm tiếp nhận và tái sinh tín hiệu
- Sự suy giảm tín hiệu gia tăng theo một hàm của tần số trong khi đó tín hiệu lại bao gồm một dải tần vì vậy tín hiệu sẽ bị biến dạng do các thành phần suy giảm không bằng nhau
+ Khắc phục: Các bộ khuếch đại được thiết kế sao cho khuếch đại được các tín hiệu có tần số khác nhau với hệ số khuếch đại khác nhau. Ngoài ra còn có thiết bị cân chỉnh nhằm cân bằng sự suy giảm xuyên qua một băng tần được xác định
- Do băng thông bị giới hạn bởi bất kỳ một kênh hay đường truyền nào cũng đều có một băng thông xác định. Băng thông chỉ ra các thành phần tần số nào của tín hiệu sẽ được truyền qua kênh mà không bị suy giảm nên khi tín hiệu nhị phân truyền qua kênh chỉ những thành phần tần số trong dải thông sẽ đc nhận bởi máy thu
- Sự biến dạng do trễ pha: Tốc độ lan truyền của tín hiệu dọc theo một đường truyền thay đổi tuỳ tần số. Do đó khi truyền một tín hiệu số, các thành phần tần số khác nhau sẽ đến máy thu với độ trễ pha khác nhau, dẫn đến biến dạng do trễ của tín hiệu tại máy thu. Sự biến dạng sẽ gia tăng khi tốc độ bit tăng. Biến dạng trễ làm thay đổi các thời khắc của tín hiệu gây khó khăn trong việc lấy mẫu tín hiệu.
- Sự can nhiễu (tạp âm) Khi không có tín hiệu một đường truyền dẫn hay kênh truyền được xem là lý tưởng nếu mức điện thế trên đó là 0.Trong thực tế có những tác động ngẫu nhiên làm cho tín hiệu trên đường truyền vẫn khác 0, cho dù không có tín hiệu số nào được truyền trên đó. Mức tín hiệu này được gọi là mức nhiễu đường dây (tạp âm).
Câu 5: Phân tích các ưu, nhược điểm của các môi truyền truyền dẫn số liệu. Lựa chọn môi trường truyền dẫn số liệu phù hợp cho mạng truyền dẫn số liệu Việt Nam.
Trả lời:
Có hai loại môi trường truyền dẫn số liệu là môi trường truyền dẫn có dây và môi trường truyền dẫn không dây
1. Môi trường truyền dẫn có dây
a. Các đường truyền hai dây không xoắn
Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, dùng kết nối hai thiết bị cách xa nhau đến 50m, tốc độ bit nhỏ hơn 19,2Kbps.
Mặc dù đường hai dây có thể được dùng để nối hai máy tính một cách trược tiếp nhưng thường dùng nhất là cho kết nối một DTE đến một thiết bị kết cuối mạch dữ liệu cục bộ DCE
-Nhược điểm: Dễ bị nhiễu xuyên tâm do sự can nhiễu giữa các tín hiệu điện trong các dây dẫn kề nhau trong cùng một cáp
Ngoài ra cấu trúc không xoắn khiến chúng rất dễ bị xâm nhập bởi các tín hiệu nhiễu bắt nguồn từ các nguồn tín hiệu khác như do bức xạ điện từ.
b. Các đường dây xoắn đôi
- Ưu điểm: loại bỏ được các tín hiệu nhiễu vì khi bất kỳ tín hiệu nào thâm nhập vào cả hai dây ảnh hưởng của chúng sẽ giảm đi bớt sự triệt tiêu nhau. Hơn nữa nếu có nhiều cặp dây xoắn trong cùng một cáp thì sự xoắn của mỗi cặp trong cáp cũng làm giảm nhiễu xuyên âm.
Ngoài ra cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong mạng điện thoại và trong nhiều ứng dụng truyền số liệu.
Các đường xoắn đôi cùng với các mạch phát và thu thích hợp lợi dụng các ưu thế có được từ các phương pháp hình học sẽ là đường truyền tốc độ xấp xỉ 1Mbps qua cự ly ngắn hơn 100m và tốc độ thấp qua cự ly dài hơn
cực ly dài hơn.
c. Cáp đồng trục
- Là cáp mà hai dây của nó có lõi lồng nhau, lõi ngoài là lưới kim loại. Khả năng chống nhiễu rất tốt nên có thể sử dụng với chiều dài từ vài trăm met đến vài km. Có hai loại được dùng nhiều là loại có trở kháng 50 ohm và loại có trở kháng 75 ohm
d. Cáp quang
Dùng để truyền các xung ánh sáng trong lòng một sợi thuỷ tinh phản xạ toàn phần. Môi trường cáp quang rất lý tưởng vì:
- Xung ánh sáng có thể đi hàng trăm km mà không giảm cuờng độ sáng.
- Giải thông rất cao vì tần số ánh sáng dùng đối với cáp quang cỡ khoảng 1014 –1016
- An toàn và bí mật
- Không bị nhiễu điện từ
Chỉ có hai nhược điểm là khó nối dây và giá thành cao.
ðTóm lại: Trong môi trường truyền dẫn có dây thì ưu điểm nổi bật là khó có khả năng xuyên nhiễu, bảo vệ thông tin tốt, tính bảo mật thông tin cao
Nhược điểm: Tính cơ động kém, khó khăn trong việc thay đổi hướng truyền
2. Môi trường truyền dẫn không dây
a. Đường truyền vệ tinh
- Ưu điểm: + Thông tin trao đổi giữa trạm mặt đất và vệ tinh có thể là thông tin một chiều hoặc thông tin hai chiều
+ Phù hợp với mọi địa hình
+ Băng thông lớn
-Nhược điểm: chi phí hệ thống cao, lượng thông tin trao đổi ít so với cáp quang, tính bảo mật thông tin cao
b. Đường truyền vi ba
- Ưu điểm: Các liên kết vi ba mặt đất được dùng rộng rãi để thực hiện liên kết các thông tin khi không thể hay quá đắt tiền để thực hiện một môi trường truyền vật lý
Cự ly truyền dài
- Nhược điểm: khi chùm sóng vi ba trực xạ đi xuyên ngang tầng khí quyển nó có thể bị nhiễu bởi nhiều yếu tố như địa hình hoặc điều kiện thời tiết bất lợi
c. Đường truyền vô tuyến tần số thấp
- được dùng để thay thế các liên kết hữu tuyến có cự ly vừa phải thông qua các bộ thu phát khu vực, tốc độ nhanh
- nhược điểm: giới hạn phạm vi truyền do giới hạn nguồn phát
Câu 6: Vẽ hình, trình bày đặc điểm của chuẩn giao tiếp EIA – 232D/V24
· Sơ đồ trình tự như sau (do dùng bản word này em chưa quen nên không tìm đc thanh công cụ để vẽ)
DTE -> DCE -> PSTN -> DCE-> DTE
Đặc điểm của chuẩn giao tiếp EIA – 232D/V24:
- EIA – 232D là tên gọi do hiệp hội công nghệ điện tử của Mỹ đặt ra từ những năm 1987 trở lại đây
- Giao tiếp EIA – 232D/V24 được định nghĩa như một giao tiếp chuẩn cho việc kết nối giữa DTE và Modem (DCE)
- Sử dụng đầu nối 25 chân (DB9 – 9 sợi)
- Về phương diện điện: tín hiệu ở 2 mức là mức “0” và “1”, hiệu điện thế < -3V và >3V (3V÷5V = “1”
- Tốc độ truyền nhỏ hơn 20Kbs khoảng cách truyền nhỏ hơn 15m
Câu 7. Vẽ hình, trình bày đặc điểm của chuẩn giao tiếp modem rỗng và chuẩn RJ45.
Câu 14: Vẽ hình trình bày đặc điểm tổng quát frame dữ liệu của giao thức BSC. Trình bày các bước thực hiện BSC trong ví dụ phía truyền thực hiện truyền lại 3 lần khi phía nhận báo nhận không tốt thông tin.
SYN
SYN
SOH
Header
STX
TIN số ký tự (độ rộng 5÷8bit)
ETX/ETB
CRC
Nơi nhận
Number Seq
control
Biên nhận
· Cấu trúc Frame dữ liệu của giao thức BSC
Để thông suốt bản tin có thể dùng thêm các byte đệm:
SYN
SYN
DLE
DLE
DLE
ETX/ETB
CRC
Trong đó:
- header: đầu khung, chứa thông tin địa chỉ nhận, số khung, thông tin điều khiển, biên nhận
- TIN: các ký tự
- CRC kiểu mã sửa sai
- SYN: Ký tự đồng bộ
- SOH: báo bắt đầu phần đầu của khung dữ liệu
- STX: báo hiệu kết thúc phần đầu của khung
- ETX/ETB: báo hiệu kết thúc khung dữ liệu/báo kết thúc khối dữ liệu
Ngoài ra trong BSC còn có các lệnh:
- CRC = BCC: mã sửa sai
- ENQ: yêu cầu trả lời từ một trạm xa
- ACK: thông báo tiếp nhận tốt thông tin
- NAK: thông báo tiếp nhận không tốt thông tin
- EOT: báo hiệu kết thúc truyền dữ liệu và giải phóng liên kết
- DLE: là các ký tự chèn vào để đảm bảo thông tin được “trong suốt” (thông tin không bị lỗi, không bị trùng)
*Ví dụ: phía truyền thực hiện truyền lại 3 lần khi phía nhận báo nhận không tốt thông tin:
Giả sử gọi phía truyền là điểm A, phía nhận là điểm B ta có:
A B
Yêu cầu nối SYN EQN
SYN ACK trả lời nối
Truyền số liệu DLE STX…….DLE ETX
SYN NAK trả lời nhận
Truyền số liệu DNE STX…….DLE ETX
SYN NAK trả lời nhận
Truyền số liệu DNE STX…….DLE ETX
SYN NAK trả lời nhận
Truyền số liệu DNE STX…….DLE ETX
SYN NAK trả lời nhận
Yêu cầu ngắt SYN EOT
Câu 15. Vẽ hình minh họa, trình bày ý nghĩa các vùng trong gói dữ liệu của giao thức XMODEM. Trình bày đặc điểm cải tiến của giao thức YMODEM so với giao thức XMODEM.
Trả lời:
SOH
Chỉ số thứ tự
Bù 1 của số thứ tự
Thông tin
Kiểm tra
· Gói dữ liệu của giao thức XMODEM
Trong đó:
-SOH: báo bắt đầu của khung dữ liệu
- Chỉ số thứ tự: chỉ số thứ tự của gói truyền đầu tiên là 1 và các số tiếp theo đc tăng dần modul với 256. Ngoài ra còn có các field để chứa giá trị bù 1 của số thứ tự gói hiện hành trong field số thứ tự trước đó
- Vùng thông tin có độ dài cố định là 128 byte, thông tin có thể là dạng text hoặc nhị phân
- Vùng kiểm tra là một byte, dùng phương pháp kiểm tra kiểu tổng BSC và chỉ tính theo nội dung của vùng thông tin
* Đặc điểm cải tiến của giao thức YMODEM so với XMODEM
- YMODEM cho phép truyền nhận các khối dữ liệu có độ dài 1024byte (gấp 10 lần khối dữ liệu của XMODEM)
- Nếu đường truyền không tốt, YMODEM tự động giảm độ dài dữ liệu xuống còn 128 byte để giảm bớt số byte phải truyền lại khi phát hiện sai
- Giảm khả năng hư hỏng khi kết thúc truyền một tập tin
- Sử dụng phương pháp phát hiện kiểm tra sai CRC
- Truyền các thông tin liên quan đến tập tin truyền cho máy thu
Câu 16: Vẽ hình minh họa, trình bày đặc điểm ý nghĩa các vùng trong gói dữ liệu của giao thức Kermit trong phương thức truyền dẫn đồng bộ thiên hướng ký tự
Trả lời:
MARK
LEN
SEQ
TYPE
DATA
CHK1
CHK2
CHK3
Trong đó:
-MARK: là vùng đánh dấu, để đánh dấu bắt đầu của gói là ký tự SOH mã 01H
- LEN: là vùng độ dài, số byte trong gói tính từ sau byte này (tức là độ dài của gói trừ 2) , giá trị tối đa là 94, như vậy độ dài tối đa của một gói là 96 byte
- SEQ: là vùng số thứ tự, số thứ tự của gói modul với 64, gói truyền đầu tiên (gói S) sẽ có số thứ tự là 0, số thứ tự của gói kế tiếp sau gói có số thứ tự là 63 sẽ trở lại là 0
- TYPE: là vùng kiểu gói, để phân biệt các kiểu gói khác nhau, mỗi kiểu gói sẽ có nội dung và nhiệm vụ khác nhau
- DATA: vùng thông tin, nội dung của tập tin cần truyền chứa trong gói “D”, tên của các tập tin trong một số kiểu gói khác thì được chứa trong gói “F”, vùng này không chứa gì
- CHECK: vùng kiểm tra, có thể chọn vùng 1 byte tổng kiểm tra hoặc vùng 2 byte tổng kiểm tra hoặc vùng 3 byte CRC. Giá trị kiểm tra được tính từ vùng độ dài (không tính vùng đánh dấu)
Câu 17: Trình bày tổng quát các phương pháp kiểm tra phát hiện lỗi trong kỹ thuật truyền số liệu.
Trả lời:
1. Phương pháp kiểm tra chẵn lẻ theo ký tự
Máy phát sẽ thêm vào mỗi ký tự truyền một bit kiểm tra parity đã được tính toán trước khi truyền. Khi nhận được thông tin truyền, máy thu sẽ thực hiện các thao tác tính toán trên các ký tự thu được và so sánh với bit parity thu được. Nếu chúng bằng nhau thì đc giả sử là không có lỗi (g/sử vì cách này có thể không phát hiện được lỗi trong khi lỗi vẫn tồn tại trong dữ liệu) nhưng nếu chúng khác nhau thì chắc chắn có một lỗi xảy ra.
Để tính toán parity bit cho một ký tự, số các bit trong mã ký tự được cộng lại với nhau và bit parity đc chọn sao cho tổng số các bit 1 (bao gồm cả bit parity) là chẵn hoặc là lẻ
2. phương pháp kiểm tra theo ma trận
- Khi truyền đi một khối thông tin, mỗi ký tự được truyền đi sẽ được kiểm tra tính chẵn lẻ theo chiều ngang, đồng thời cả khối thông tin này cũng được kiểm tra tính chẵn lẻ theo chiều dọc. Như vậy cứ sau một số byte nhất định thì một byte kiểm tra chẵn lẻ cũng được gửi đi, byte chẵn lẻ này được tạo ra bằng cách kiểm tra tính chẵn lẻ của khối ký tự theo cột.
Dựa vào các bit kiểm tra ngang và dọc ta xác định được tọa độ của bit sai và sửa được bit sai này
- Một frame coi như một khối ký tự sắp xếp có hai chiều, mỗi ký tự có bit kiểm tra chẵn lẻ P. Nếu ta sắp xếp các bit của ký tự đúng vị trí tương ứng từ trên xuống thì ta có một khối các ký tự
3. Phương pháp mã dư thừa
- Một từ mã được viết dưới dạng một đa thức:
C(x) = (Cn-1Xn-1 + Cn-2Xn-2 +…. + C1X + C0)
Tín hiệu được phát đi trong khung gồm k bit sẽ được bên phát thêm vào n bit nữa để kiểm tra được gọi là Frame check sequence (FCS). Bên thu khi nhận được tín hiệu này sẽ đem chia cho một đa thức được gọi là đa thức sinh đã biết trước (bên phát và bên thu đều cùng chọn đa thức này). Nếu kết quả chia không dư coi như tín hiệu nhận được là đúng.
N bit thêm vào đó được gọi là CRC.
Cụ thể các bước tính FCS:
- Bước 1: chuyển thông báo nhị phân thành đa thức M(x), chọn hàm cho trước G(x) có bậc c, G(x) = xc + 1 (c chính là độ dài của CRC)
- Bước 2: nhân M(x) với xc
- Bước 3: thực hiện phép tính M(x).xc / G(x) ta được phần nguyên và số dư:
Q(x) + R(x)/G(x), trong đó R(x) chính là CRC
- Bước 4: Thành lập FCS chính là thông báo cần truyền đi FCS = xc.M(x) + R(x)
Câu 18: Vẽ sơ đồ khối tổng quát của hệ thống mật mã hóa số liệu.
Cho bảng chữ cái tiếng anh có các chữ cái ứng với các số thứ tự theo module 26.
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
N
0
P
Q
R
S
T
U
V
W
X
Y
Z
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Tìm văn bản sau khi mật mã hóa văn bản gốc ‘DIENTU’ với khóa mã dịch vòng LOVE.
Trả lời:
*Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống mật mã hóa số liệu:
Quản lý khóa
Khóa KE
Khóa KD
Văn bản gốc
Mã hóa
Văn bản mật mã
Giải mã
Văn bản gốc
Trong đó:
- KE khóa mật mã phía mã hóa
- KD khóa mật mã phía giải mã
*TÌm văn bản sau khi mật mã hóa văn bản gốc “DIENTU”:
Văn bản gốc: DIENTU tương ứng với: 3 8 4 13 19 20
Khóa mã dịch vòng: LOVE tương ứng: 11 14 21 4
Mod26 14 22 25 17 30 34
14 22 25 17 4 8
Vậy văn bản sau khi mật mã hóa văn bản gốc “DIENTU” với khóa mã dịch vòng LOVE sẽ là: 14 22 25 17 4 8 tương ứng với các chữ cái: OWZREI
(nếu muốn tìm lại vb gốc, ta lấy mã sau khi mật mã trừ đi mã khóa dịch vòng sau đó mod26 sẽ ra)
Câu 19: Trình bày đặc điểm cấu trúc của mạng LAN nối dây.
LAN là từ viết tắt của từ tiếng Anh : Local Area Network (mạng máy tính cục bộ) là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ như nhà ở phòng làm việc, trường học….. Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác.
Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các thiết bị ghép nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính con (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau. Trong thời đại của hệ điều hànhMS-DOS, máy chủ mạng LAN thường sử dụng phần mềmNovell NetWare, tuy nhiên điều này đã trở nên lỗi thời hơn sau khi Windows NT và Windows for Workgroups xuất hiện. Ngày nay hầu hết máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows, và tốc độ mạng LAN có thể lên đến 10 Mbps, 100 Mbps hay thậm chí là 1 Gbps.
Câu 20: Trình bày đặc điểm cấu trúc của mạng LAN không dây.
Mạng không dây (tiếng Anh: wireless network) là mạng điện thoại hoặc mạng máy tính sử dụng sóng radio làm sóng truyền dẫn (carrier wave) hay tầng vật lý.
Chuẩn IEEE 802.11 định nghĩa tầng vật lý và tầng MAC cho một mạng nội bộ không dây. Thành tố cơ bản của 802.11 là tế bào (cell) với tên gọi là BSS (basic service set - bộ dịch vụ cơ bản).
Mỗi BSS thường gồm một vài máy trạm không dây và một trạm cơ sở trung tâm được gọi là AP (access point - điểm truy cập). Các máy trạm (có thể di động hoặc cố định) và trạm trung tâm liên lạc với nhau bằng giao thức MAC IEEE 802.11 không dây. Có thể kết nối nhiều trạm AP với nhau bằng mạng hữu tuyến Ethernet hoặc một kênh không dây khác để tạo một hệ thống phân tán (DS - distributed system)
Các máy trạm dùng chuẩn IEEE 802.11 có thể nhóm lại với nhau để tạo thành một mạng ad hoc - mạng không có điều khiển trung tâm . Trong trường hợp này, mạng được hình thành tức thời khi một số thiết bị di động tình cờ thấy mình đang ở gần nhau trong khi đang có nhu cầu liên lạc mà không tìm thấy một cơ sở hạ tầng mạng sẵn có tại chỗ (chẳng hạn một BBS 802.11 với một trạm AP). Một ví dụ về mạng ad hoc được hình thành là khi một vài người mang máy tính xách tay gặp nhau tại một bến tầu và muốn trao đổi dữ liệu mà không có một trạm AP ở gần đó
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro