
KTTC 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỸ THUẬT THI CÔNG 1
Đội ngũ thực hiện:Khánh,Hạnh,Chính,Tùng,Chung,Bảo,Kiên,Hùng lớp XDAK9
Tài liệu của lớp ko đc share dưới bất kì hình thức nào
Câu 1:
Những tính chất của đất ảnh hưởng đến thi công?
Câu 2:
Mục đích của việc phân cấp đất và cách phân cấp đất?
Câu 3:
Cách xác định kích thước hố móng và cách tính khối lượng đất hố móng?
Câu 4:
Cách tính khối lượng công trình đất chạy dài?
Câu 5:
Cách tính khối lượng san bằng theo phương pháp chia ô vuông?
Câu 6:
Cách tính khối lượng san bằng theo phương pháp chia ô tam giác?
Câu 7:
Các phương pháp xác định khoảng cách vận chuyển đất trung bình? Nội dung của các phương pháp đó?
Câu 8:
Biện pháp chống tường hố đào bằng ván và xà gồ gỗ? Phạm vi sử dụng?
Câu 9:
Biện pháp chống tường hố đào bằng thanh giằng (dây giằng) và ván, xà gồ gỗ?
Câu 10:
Biện pháp hạ mực nước ngầm bằng ống kim lọc hút nông? Phạm vi áp dụng?
Câu 11:
Thi công đào đất bằng máy đào gầu thuận
- Các phương pháp đào.
- Các trường hợp đào.
- Cách xác định kích thước khoang đào. Cách tính năng suất máy.
Câu 12:
Thi công đào đất bằng máy đào gầu nghịch
- Thông số máy? Các sơ đồ đào?
Các trường hợp đào?
Câu 13:
Thi công đất bằng máy ủi
- Các sơ đồ đào và phạm vi ứng dụng?
- Các biện pháp nâng cao năng suất máy. Cách tính năng suất máy?
Câu 14:
Thi công đất bằng máy cạp
- Các sơ đồ đào và phạm vi ứng dụng?
- Các biện pháp nâng cao năng suất máy. Cách tính năng suất máy?
Câu 15:
Cách chọn búa theo năng lượng nhấc búa?
Câu 16:
Các quá trình (quy trình) thi công đóng cọc?
Yêu cầu kỹ thuật và biện pháp đảm bảo yêu cầu đó?
Câu 17:
Các loại búa đóng cọc? Nguyên lý làm việc của búa?
Câu 18:
Quy trình đóng ván cừ gỗ? Biện pháp đảm bảo độ kín khít và đảm bảo vị trí khi đóng ván cừ gỗ?
Câu 19:
Quy trình đóng ván cừ thép? Biện pháp đảm bảo ổn định của ván cừ khi đóng?
Câu 20:
Các trở ngại khi đóng cọc và biện pháp khắc phục?
Câu 21:
Những yêu cầu đối với ván khuôn? Các biện pháp đảm bảo yêu cầu đó?
Câu 22:
Phân loại ván khuôn và nguyên lý cấu tạo ván khuôn?
Câu 23:
Cấu tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn móng?
Câu 24:
Cấu tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn tường, ván khuôn khối lớn?
Câu 25:
Cấu tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn cột, dầm?
Câu 26:
Cấ
u tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn sàn sườn?
Câu 27:
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của ván khuôn trượt?
Câu 28:
Nguyên tắc và cách cấu taọ ván khuôn treo (thi công dầm, sàn)?
Câu 29:
Quy trình nghiệm thu ván khuôn?
Câu 30:
Những yêu cầu đối với vữa bêtông? Biện pháp đảm bảo yêu cầu đó?
Câu 31:
Cách chế trộn vữa bêtông theo phương pháp thủ công và trộn máy?
Cách tính năng suất máy?
Câu 32:
Tổ chức chế trộn vữa bêtông?
Câu 33:
Vận chuyển vữa bêtông bằng thủ công và bằng băng chuyền?
Câu 34:
Vận chuyển vữa bêtông bằng vận thăng và ôtô tự đổ, ôtô chuyên dụng?
- Yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn và bố trí.
Câu 35:
Vận chuyển vữa bêtông bằng cần trục tự hành?
- Yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn cần trục.
Câu 36:
Vận chuyển vữa bêtông bằng cần trục tháp?
- Yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn và bố trí cần trục.
Câu 37:
Vận chuyển vữa bêtông bằng bơm bêtông?
- Các loại bơm.
- Yêu cầu kỹ thuật khi vận chuyển.
Câu 38:
Đổ bêtông kết cấu dưới sâu?
Câu 39:
Đổ bêtông cột, dầm?
Câu 40:
Đổ bêtông kết cấu khối lớn, diện tích lớn?
Câu 41:
Đổ bêtông sàn sườn?
Câu 42:
Đổ bêtông vòm, vỏ?
Câu 43:
Nguyên tắc để mạch ngừng? Vị trí mạch ngừng của kết cấu cụ thể?
Câu 44:
Các sự cố trong đổ bêtông và biện pháp khắc phục?
Câu 45:
Đầm bêtông bằng thủ công và máy
- Nguyên lý.
- Quy trình đầm.
Câu 46:
Bảo dưỡng bêtông
- Yêu cầu khi bảo dưỡng.
- Quy trình bảo dưỡng.
Bài làm
Câu 1: Những tính chất of đất ảnh hưởng đến thi công?
* Trọng lượng riêng of đất (dung trọng tự nhiên):
Là trọng lượng đất tính cho 1m3, hay trọng lượng of 1 đvị thể tích đất (cm3, dm3, m3).
- Ký hiệu:
γ
,
γ
=G/V (T/m
3
, kG/m
3
) (G là trọng lượng khối đất tự nhiên có thể tích V).
- Nếu
γ
tăng thì độ rỗng of đất giảm (tức là đất càng chặt hay độ cứng of đất càng lớn), điều đó dẫn đến khó thi công, cần fả có các biện pháp thi công phức tạp, thời gian thi công kéo dài, giá thành thi công tăng.
* Độ ẩm of đất:
Là tỷ lệ tính theo % of nc có trong đất tự nhiên.
- Ký hiệu: W, W=(G-
G
0
)/G (đvị: %)
G: trọng lượng khối đất tự nhiên nguyên dạng.
G0: trọng lượng of khối đất khi đã sấy khô.
- Đất có thể phân loại theo độ ẩm như sau:
W=<5%: đất khô.
5%=<W=<30%: đất dẻo.
W>=30%: đất nhão.
- Đất khô thì công tác thi công thực hiện đc dễ dàng hơn và ko có công tác phụ phát sinh.
- Đất dẻo cũng dễ thi công nhưng trong đất đã có 1 lượng nc nhất định nên phần nào có ảnh hưởng đến thi công, nếu có phải xử lý thoát nc thì biện pháp cũng đơn giản.
- Đất nhão rất khó thi công do trong đất có nhiều nc, dễ trượt đất, do đó ko thi công trực tiếp đc mà phải có các biện pháp xử lý đất trc khi thi công.
* Độ tơi xốp of đất:
Là tỷ lệ lỗ rỗng chứa trong đất. Là độ tăng of 1 đvị thể tích ở dạng đã đc đào lên so vs đất ở dạng nguyên (tính theo %).
- Ký hiệu:
ω
,
ω=(V-
V
0
)/ V(đvị: %)
V: thể tích of khối đất sau khi đã lấy ra từ vỏ trái đất.
V0: thể tích of khối đất đó khi còn nằm trong vỏ trái đất.
-
Nếu
ω
càng lớn thì thi công càng dễ bị sụt trượt, do đó cần phải có các biện pháp thi công thích hợp dẫn đến tăng giá thành thi công.
* Góc dốc tự nhiên of mái đất (
α
):
Là góc dốc of mái đất ứng vs vtrí cân bằng giới hạn về trượt.
- Độ dốc tự nhiên of mái đất: i=tg
α
=H/B, hay còn gọi là độ soải of mái đất, là độ dốc lớn nhất of mái đất khi ta đồ (đối vs đất nguyên thổ) hay khi đổ đống (đối vs đất đắp) mà ko gây sụt lở cho đất.
- Hệ số mái dốc: m=cotg
α
=B/H, còn gọi là hệ số ổn định of mái đất.
- Nếu góc dốc
α
lớn thì đất đào đi ít dẫn đến giá thành thi công giảm.
- Nếu góc
α
nhỏ thì khối lượng đất đào đi tăng lên, tăng thời gian thi công, tăng chi phí thi công và chi phí vận chuyển.
* Lưu tốc cho phép of đất (v): Là tốc độ cho phép tối đa of dòng chảy trong đất ,à ko gây xói lở đất. Đvị: m/s. - Đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói mòn càng cao. - Khi thi công ctrình mà gặp dòng chảy có tốc đôh lớn thì phải tìm các giảm tốc độ dòng chảy, ko cho tác dụng trực tiếp lên ctrình. Câu 2: Mục đích của việc phân cấp đất và cách phân cấp đất? * Mục đích: - Đánh giá mức độ khó hay dễ trong thi công. - XD định mức thi công (định mức tgian, đơn giá thi công). - Lập dự toán XD. * Phương pháp: - Phân cấp theo phương pháp thủ công: 9 nhóm đất (I, II, III…). Dùng công cụ lao động thủ công để tiến hành đào đất ở nhiều nơi khác nhau và cho nhiều loại đất khác nhau. Trong quá trình đào xđịnh tgian đào 1m3 đất, lấy trung bình tgian đào 1m3 đất. XD định mức tgian trung bình => đơn giá đào. - Phân cấp đất theo phương pháp cơ giới: 4 cấp (1, 2, 3, 4). Sử dụng máy đào gầu đơn để tiến hành đào nhiều loại đâts, ở nhiều nơi khác nhau. Căn cứ vào năng suất đào 1m3 đất of gầu đơn để đánh giá mức độ khó khăn khi thi công => sắp xếp phâ cấp đất. Câu 3: Tính toán hố móng tập trung? Hố móng tập trung Mặt cắt hố móng a=a1+2e b=b1+2e c=a+2mH=a+2B d=b+2mH=b+2B a1, b1: kích thước đáy móng. H: chiều sâu hố đào. B: bề rộng mái dốc. m: hệ số mái dốc. e: kcách từ mép vtrí móng đến mép đáy hố đào. e=0,2 – 0,3m đối vs móng nhỏ, đào thủ công. e=0,4 – 0,5m đối vs móng nhỏ, đào máy. e=1,5 – 2m đối vs hố móng lớn, đào máy. Klượng hố móng: V=(H/6).[ab+(a+c)(b+d)+cd] Câu 4 :Cách tính khối lượng công trình đất chạy dài ? Có 3 cách tính khối lượng hố móng của công trình chạy dài 1.V1=FTB.L V:hơi nhỏ hơn khối lượng thực 2.V2= V:hơi lớn hơn khối lượng thực 3.V3= Với m là độ soải của mái dốc FTb=b + Trong 3 cách tính toán trên thì V3 là chính xác nhất và V1<V3<V2 -Tính theo công thức tính V1 hoặc V2 thì chỉ có hiệu quả khi L 50m và Câu 5: Tính toán san bằng mặt đất vs cao trình thiết kế cho trc (mạng ô vuông)? Đối vs btoán này, lúc đào chỉ biết cao độ thiết kế H0 nên cần phải tính toán klượng đào đắp trong khu đất, sau đó mới biết đc klượng cần vận chuyển đi hoặc vận chuyển đến. Các bước tiến hành tính toán klượng đào đắp như sau: B1: chia bình đồ khu đất XD thành 1 hệ lưới ô vuông cạnh a. Tùy thuộc vào đặc điểm độ dốc of khu đất mà kthước a of ô lưới có thể to hoặc nhỏ, chia càng nhỏ thì kết quả càng chính xác. a=10-30: mặt đất gồ ghề. a=30-60 (100m): mặt đất tương đối bằng phẳng. Vs các địa hình phức tạp thì việc chia lưới ô vuông sẽ ko chính xác, để giảm sai số trong tính toán có thể chia lưới ô vuông thành tam giác trên ngtắc kẻ đường chéo of ô vuông càng song song vs đường đồng mức càng tốt. B2: - Đánh số thứ tự các điỉnh ô vuông (tam giác). - Đánh số thứ tự of các ô vuông (tam giác). B3: xác định cao trình tự nhiên tại các đỉnh bằng cách như sau: - Dựng 1 mcắt đi qua dỉnh cần tính cao độ tự nhiên (HTN) sao cho mcắt đó càng vuông góc vs 2 đường đồng mức lân cận nó càng tốt. - Cao độ of đỉnh cần tính có thể nội suy đc từ cao độ of 2 đường đồng mức lân cận từ các kcách đo đc trên bình đồ. B4: xác định cao trình thiết kế (HTK). - Nếu mặt bằng cần san ko có độ dốc thoát nc thì cao độ thiết kế HTK bằng cao độ H0 đã ấn định trc. - Nếu mặt bằng cần san có độ dốc thoát nc I thì: H0: cao trình tại tâm mặt san. L: kcách từ tâm mặt san đến điểm cần tìm HTK. B5: xác định độ cao thi công (hTC). Độ cao thi công đc tính như sau: hTC=HTN-HTK Nếu: hTC>0 gọi là đào, viết bằng mực đỏ. hTC<0 gọi là đắp, viết bằng mực đen. Sau đó ghi vào đỉnh ô vuông. B6: xác định ranh giới giữa khu vực đào và khu vực đắp. Đường ranh giới đào – đắp đi qua cạnh ô vuông (tam giác) có độ cao thi công đổi dấu. Để vẽ đc đường ranh giới trc hết cần nội suy để tìm đc vtrí nào đó có cao trình bằng cao trình thiết kế HTK (hay hTC=0). B7: tính toán klượng đào đắp. Câu 7: Các phương pháp xác định khoảng cách vận chuyển đất trung bình? Nội dung của các phương pháp đó? -Phương pháp đồ thị xác định khoảng cách vận chuyển trung bình của kỹ sư Cu-ti-nốp (hình 2.15) +Cộng khối lượng đất các ô vuông theo từng cột dọc,ta vẽ được đường cong khối lương đào và đắp.Tung độ cao nhất của 2 đương cong ấy là tổng khối lượng đất đào và đắp. +Cũng bằng cách như vậy ta vẽ các đường cong tổng khối lượng đất đắp theo các hàng ngang có ô vuông. Diện tích W1 và W2 giữa 2 đường cong khối lượng bằng tích số giữa khối lượng đất V với hình chiếu của khoảng cách vận chuyển trung bình l1,l2: W1=V.l1 ; W2=V.l2 (2-37) ; (2-38) Khoảng cách vận chuyển trung bình bằng chiều dài của cạnh huyền tam giác vuông có 2 cạnh bằng l1 và l2. Nếu hình dạng khu vực đào phức tạp thì ta phân ra từng vùng đơn giản để tính toán và vẽ. -Khoảng cách trung bình vận chuyển đất dọc bằng diện tích F các đoạn đường cong phân bố khối lượng đất giữa 2 điểm “không”,chia cho tung độ lớn nhất của đường cong Vmax. Trong vận chuyển ngang: khoảng cách vận chuyển đất trung bình bằng khoảng cách giữa 2 trọng tâm trong tiết diện ngang của bãi lấy đất vào nơi đắp đất hoặc của đống đất đổ vào nơi đào đất. Trọng tâm của các khối đất (hình 2.17) có thể xác định bằng cách lấy mô men tĩnh theo công thức sau: Trong đó: v1,v2,…,vn –khối đất của từng đoạn đào(đắp) riêng biệt. lx – khoảng cách từ 1 trục x-x tự chọn đến trọng tâm chung của các đoạn đào (đắp). l1,l2,ln – các khoảng cách tự trọng tâm các đoạn đào (đắp) đến trục x-x. Câu 8 ,9:Biện pháp chống tường hố đào bằng ván xà gồ gỗ,thanh giằng Khi đào đất có chiều dày lớn hơn htd cho phép thì ta phải đào theo độ dốc tự nhiên của đất để tránh sụt lở ,tuy nhiên ko phải lúc nào ta cũng có thể đào theo độ dốc tự nhiên của đất vì những lí do sau -Đào theo độ dốc tự nhiên là tăng khối lượng đất đào cũng như đất lấp khi hoàn thành các công tác phần ngầm. -Địa hình ko cho phép vì xung quanh có những công trình phải đc bảo vệ Khi đó phải đào đất chống có vách đào.Có cách cách chống vách đất phổ biến như sau: -Chống bằng ván ngang -Chống bằng ván lát đứng. -Chống bằng ván cừ thép hoặc ván cừ gỗ. -Giằng néo giữ mái đất. Ván lát thường dài hơn khoảng cách giữa hai thanh chống tối thiểu 50mm . Khi đào đến chiều sâu 1m ,bắt đầu lát ván chống.Sau đó cứ đc một thân ván lại hạ tiếp ván xuống,hạ cột chống theo.Cột chống xuống đến đâu hạ thanh văng đến đấy.Nếu đất dính,giữa các thanh ván nằm ngang ko đòi hỏi phải sit nhau như chống đất cát Có thể tính toán để xác định khoảng cách giữa 2 cột chống và chiều dày của ván. Ván ngang dùng chiều dày thông dụng của ván cốp pha.thanh chống thường là gỗ 60* 80.Tải trọng tác dụng lên mặt ván là áp lực chủ động của đất ở độ sâu nhất lên ván cuối cùng. Có thể chống chéo vào thanh chống đứng nếu 2 vách đào xa nhau(hình 4.5b) Khi chiều sâu trên 2m và chiều rộng hố đào quá lớn,ngoài cách chống có thể dùng phương pháp néo.Khi néo,phải đảm bảo cọc néo đóng ra ngoài mặt trượt hình 4.6 ,Khoảng cách b theo CT 4.2 d Câu 10: Hạ mực nc ngầm bằng ống kim lọc? Khi chiều sâu mực nc ngầm H < 5m. Ống kim lọc đc hạ vào trong đất bằng phương pháp xói nc. * Quy trình thi công: - Hạ ống kim lọc vào trong đất ở gần sát hố đào. - Nối các ống kim lọc vào 1 ống chung (ống tích thủy). - Nối ống tích thủy vs máy bơm chân ko. - Bơm hút nc để hạ mực nc ngầm sao cho mực nc ngầm luôn thấp hơn đáy hố đào. - Thi công móng. - Nhổ ống kim lọc. * Quy trình hạ ống kim lọc: - Treo và giữ ống ở vtrí cần hạ ống. - Đưa vào trong ống kim lọc 1 đường ống dẫn nc có áp, đường ống này đc nối vs máy bơm tạo áp lực nc để hạ ống. - Bơm nc vào trong ống vs áp lực cao, đất ở đầu ống sẽ bị đánh nhuyễn thành bùn và sẽ dịch chuyển lên phía trên qunah thành ống do phản lực nc tạo ra, ma sát giữa đất và thành ống giảm, ống đc hạ xuống. - Qtrình hạ ống là qtrình lien tục bơm nc vào ống và hạ đến khi nào đạt đc độ sâu thiết kế, áp lực nc để hạ ống phụ thuộc vào loại đất, thường là 4-6atm. - Để giảm thời gian hạ ống, ngta thường đặt 1 vật nặng lên trên đầu ống kim lọc để tăng nhanh tốc độ hạ ống. * Quy trình hút nc: - Dùng bơm chân ko hút nc. - Bơm liên tục cho đến khi mực nc ngầm hạ thấp hơn cao trình đáy hố đào thì dừng. - Quan sát khi thấy nc bơm lên ít thì có khả năng đã đạt ycầu, mở ống và dùng thước dây hạ xuống ống để đo. * Quy trình nhổ ống: - Bơm nc cao áp vào ống. - Dùng palăng xích hoặc móc cẩu kéo ống lên. - Áp lực nc dung để nhổ ống thường ko quá 3-5atm. * Ưu điểm: - Tạo tình trạng khô ráo trong thi công. - Ko làm tăng tgian và khối lượng thi công. - Cải thiện cđộ đất nền trong và ngoài hố đào. * Nhược điểm: - Giá thành cao. * Chú ý: - Phương pháp này chỉ dung đc cho loại đất có hệ số thấm thích hợp (kt>=0,1m/ngđ). - Dùng hợp lý nhất là đối vs đất có kt>=30m/ngđ, đất á cát, đất cát có hàm lượng cát trên 60%. - Có thể hạ mực nc ngầm bằng nhiều tầng bơm. Câu 11: Thi công đào đất bằng máy đào gầu thuận - Các phương pháp đào. - Các trường hợp đào. - Cách xác định kích thước khoang đào. Cách tính năng suất máy. Máy đào gầu thuật có các thông số như trình bày ở hình 4.7 1.Đặc điểm của máy đào gầu thuận: Máy đào gầu thuận có cánh tay gầu ngắn và khỏe,máy có thể đào được đất cấp I đến cấp IV,máy có khả năng tự hành cao,nó có thể làm việc mà không cần các loại máy khác hỗ trợ.Khi làm việc máy vừa đào,quay,đổ đất lên xe vận chuyển.Dung tích gầu máy từ 0,35-6m3.Máy đào gầu thuận chỉ làm việc được ở những nơi khô ráo.Khi đào đất máy đứng dưới hối nên phải mở đường cho máy lên xuống. 2. Các sơ đồ làm việc của máy đào gầu thuận Có 2 cách đào chính đối với máy đào gầu thuận:đào dọc & đào ngang. Đào dọc là máy tiến theo chiều dài của khoang đào. Khi chiều rộng hố đào từ 1,5-1,9 lần bán kính đào lớn nhất,bố trí đào dọc đổ vào 2 xe ở 2 bên.Khi hố đào hẹp hơn 1,5Rmax và chỉ có 1đường cụt dẫn đến chỗ đào,nên bố trí đào dọc đổ sau. Trong điều kiện cho phép nên bố trí đào dọc đổ bên.Việc bố trí đào dọc đổ bên có thể rút ngắn đến nửa chu kỳ quay của gầu,tạo nâng cao năng suất lao động.Nếu rút ngắn 1 chu kỳ công tác của gầu xúc là 1 giây thì năng suất lao động tăng 5%. Bán kính đổ đất thường chọn là 0,6-0,7 của bán kính đào tối đa.Nếu bán kính hố đào bằng khoảng 2,5 lần bán kính đào thì cho máy chạy theo sơ đồ hình chữ chi nhưng vẫn đào dọc. Đào ngang là trục phần quay của gầu vuông góc với hướng di chuyển của máy.Đào ngang được áp dụng khi khoang đào rộng. 3. Một số lưu ý khi sử dụng máy đào gầu thuận. +Khi kết hợp với xe vận tải chuyển đất,nên bố trí quan hệ giữa dung tích xe vận tải sao cho 1 xe chưa được 3 đến 4 gầu.Nếu dung tích của xe vận chuyển quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ hạn chế năng suất đào. + Trong khi đào cần lưu ý sửa lối di chuyển của máy và tạo đường vận chuyển để nâng cao năng suất công tác. + Cần có biện pháp đảm bảo thoát nước cho khoang đào trong suốt quá trình làm việc của máy. Các sơ đồ ở hình 4.8 giới thiệu một số biện pháp kết hợp giữa đào và vận chuyển.Khi bắt đầu đào,máy phải tự đào đường lên xuống,có thể cho máy đào theo sơ đồ sau cũng có thể áp dụng sợ đồ đào dọc đổ bên (hình 4.8c) Câu 12: Thi công đào đất bằng máy đào gầu nghịch - Thông số máy? Các sơ đồ đào? Các trường hợp đào? Các thông số của máy đào gầu nghịch cho trên hình 4.9 1.Đặc điểm của máy đào gầu nghịch: Máy đào gầu nghịch(còn gọi là gầu xấp) đào được những hố có chiều sâu không lớn lắm (<6m).Máy được sử dụng đào hố móng các công trình dân dụng và công nghiệp,đào mương,đào hào đặt các ống thoát nước.Khi đào máy đứng trên bờ nên nó có thể đào được ở những nơi có nước ngầm.Khi đào bằng máy đào gầu nghịch không phải mở đường lên xuống.Máy có thể đào hố có vách thẳng đứng hoặc mái dốc.Dung tích gầu từ 0,15-1m3. 2.Các sơ đồ đào của máy đào gầu nghịch Máy đào gầu nghịch dùng để đào các hố móng ,mương rãnh theo 2 sơ đồ sau: +Đào dọc(hình 4.10a) theo sơ đồ này mỗi lượt đi máy có thể đào hố rộng 3-5m +Đào ngang(hình 4.10b) chiều rộng của hố hẹp hơn so với sơ đồ đào dọc,theo sơ đồ này máy đừng đào kém ổn định hơn. +Trường hợp hố đào rộng thì máy đào làm việc chạt chữ chi hoặc chạy theo các đường rãnh song song(hình 4.11 và 4.12).Trên hình 4.13 là sơ đồ công tác của máy đào gầu nghịch. . Câu 13: Thi công đất bằng máy ủi - Các sơ đồ đào và phạm vi ứng dụng? - Các biện pháp nâng cao năng suất máy. Cách tính năng suất máy? Trả Lời: * Các sơ đồ đào: 1. Sơ đồ tiến lùi: chỉ nên áp dụng nếu khoảng cách vận chuyển đất dưới 100m, hợp lý nhất nếu khoảng cách vận chuyển từ 10 – 50m. 2. Sơ đồ tiến quay: áp dụng khi khu vực đào và đắp song song với nhau và quá xa nhau. 3. Sơ đồ con thoi (sơ đồ số 8): áp dụng trong trường hợp nơi đắp nằm giữa hai nơi đào hoặc nơi đào nằm giữa hai nơi đắp. * Các biện pháp nâng cao năng suất máy: - Tránh, giảm đất rơi vãi + chọn sơ đồ tổ chức hợp lý + ghép máy ủi: khoảng cách 2 máy 0.8 – 1.0m. + lắp thêm cánh phụ ở 2 bên bàn gạt. - Rút ngắn thời gian cắt đất + đào xuống dốc với góc dốc hợp lý (nếu mặt bằng cho phép). Góc dốc hợp lý khoảng 15 – 17 độ. * Cách tính năng suất máy: - năng suất máy làm việc trong 1 giờ: Trong đó: q - thể tích đất chứa được trước bàn ủi (m3) kt - hệ số sử dụng của máy theo thời gian. kp - hệ số giảm năng suất do sự rơi vãi đất sang 2 bên bàn gạt. Tck - thời của một chu kì làm việc. - năng suất của máy làm việc trong một ca: z - số máy làm việc trong 1 ca. - Số ca máy cần thiết: Q – tổng khối lượng (thể tích) đất công tác (m3). Câu 14: Thi công đất bằng máy cạp - Các sơ đồ đào và phạm vi ứng dụng? - Các biện pháp nâng cao năng suất máy. Cách tính năng suất máy? TRẢ LỜI * Các sơ đồ đào: 1. Sơ đồ Elip: áp dụng trong trường hợp nơi đào song song với nơi đổ. 2. Sơ đồ số 8: áp dụng trong trường hợp nơi đắp nằm giữa hai nơi đào hoặc nơi đào nằm giữa hai nơi đắp. 3. Sơ đồ Zíc - zắc: có hiệu qủa cao khi thi công công trình đất chạy dài (L>500m), các máy cạp nối đuôi nhau chạy dọc công trình vừa đào vừa đổ đất. 4. Sơ đồ số 8 zíc - zắc: * Các biện pháp nâng cao năng suất máy: - nếu thi công ở vùng có đồi dốc, đào xuống dốc với góc hợp lý 5 -7 độ. - kết hợp với máy kéo để giảm thời gian vận chuyển đất. - làm tơi đất trước khi cắt đất => giảm thời gian cắt đất. - chọn sơ đồ cắt đất hợp lý => giảm thời gian cắt đất. * Cách tính năng suất máy: - năng suất máy làm việc trong 1 giờ: Trong đó: q - thể tích thùng chứa (m3). kt - hệ số sử dụng của máy theo thời gian. kp - hệ số kể đến độ tơi xốp của đất. ρ - độ tơi xốp của đất. Tck - thời của một chu kì làm việc. - năng suất của máy làm việc trong một ca: z - số máy làm việc trong 1 ca. - Số ca máy cần thiết: Q – tổng khối lượng (thể tích) đất công tác (m3). Câu 15: Cách chọn búa theo năng lượng nhát búa? - chọn sơ bộ theo điều kiện trị số động năng của bộ phận xung kích: với: E – năng lượng nhát buá (năng lượng của bộ phận xung kích), đơn vị kG.m hoặc T.m; kJ. Pd - Sức chịu tải của cọc theo đất nền. (kg hoặc T) - hoặc công thức: E Qb.v2/2g với: Qb - trọng lượng đầu búa. v - vận tốc rơi của búa. (m/s) g - gia tốc trọng trường. m/s2) Câu 16: Các quá trình (quy trình) thi công đóng cọc? Yêu cầu kỹ thuật và biện pháp đảm bảo yêu cầu đó? TRẢ LỜI * Các quá trình (quy trình) thi công đóng cọc: - Vận chuyển cọc. - Lắp dựng cọc và giá búa. - Đóng cọc: + Đóng cọc thử nghiệm. + Điều chỉnh thiết kế (nếu có). + Đóng cọc đại trà. - Nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công. * Các yêu cầu ký thuật và biện pháp đảm bảo yêu cầu: - Vận chuyển cọc từ bãi đúc đến địa điểm thi công cần đảm bỏa các yêu cầu sau: + Cọc không bị nứt gãy. + phân bố cọc theo thiết kế mặt bằng thi công cọc. (cần phân bố trong tầm với của cần trục lắp cọc đồng thời không làm cản trở quá trình di chuyển của búa và cần trục) + phải xếp cọc trên phương tiện vận chuyển cũng như trên mặt bằng thi công theo đúng sơ đồ tính toán vị trí móc cẩu, kê cọc tại đúng vị trí móc cẩu. - Lắp cọc vào giá búa: + cọc phải lắp đúng vị trí thiết kế (mũi cọc phải trùng với tâm cọc, cọc phải thẳng đứng) + để chuẩn bị lắp dựng cọc, cần giác vị trí mũi cọc trong từng đài, rắc vôi bột và dùng cọc gỗ đánh dấu. + sau khi lắp cọc vào giá búa, cần kiểm tra thẳng đứng theo 2 phương vuông góc. - Đóng cọc: + cọc phải được đóng đúng độ sâu thiết kế: . chọn búa đóng phù hợp và kiểm tra độ sâu của cọc ( ghi nhật kí thi công) . chọn trình tự đóng cọc hợp lý nhằm tránh hiện tượng chối giả và nứt vỡ đầu cọc. . tương ứng khi đóng cọc ta có 2 sơ đồ đóng cọc: khóm cọc và ruông cọc. Với mặt cắt ruộng cọc ta có thể chia ruộng cọc thành từng khóm cọc và đóng theo sơ đồ từng khóm. sơ đồ khóm cọc: khi số lượng cọc trong 1 đài < 16 cọc. sơ đồ ruộng cọc: khi số lượng cọc trong 1 đài > 16 cọc. Cách 1: đóng từ giữa đóng ra. Cách 2: chia ruộng cọc thành từng khóm, trong từng khóm thì tổ chức thi công như sơ đồ khóm cọc. + phải đóng đúng vị trí thiết kế: . dùng 2 máy kinh vĩ đứng trục giao trên mặt bằng, luôn luôn kiểm tra độ thẳng đứng của cọc trong suốt quá trình đóng cọc. . đảm bảo sai số theo yêu cầu quy phạm. + cọc phải đạt độ chối thiết kế: kiểm tra độ chối: Ethực tế = etrung bình1÷10 ≤ ethiết kế + cọc không bị nứt, vỡ hoặc gãy. Câu 17: Các loại búa đóng cọc? Nguyên lý làm việc của búa? TRẢ LỜI 1. Búa treo: cấu tạo từ các vật nặng (bê tong, thép,…): Q = 0.5 – 0.6 tấn 2. Búa hơi: Q = 1.5 – 8 tấn. a, Búa hơi đơn động: dùng hơi nước hoặc khi ép nâng búa lên cao, sau đó hơi nước (khí ép) được xả ra để búa rơi tự do xuống đập vào đầu cọc, cấp hơi (khí ép) -> xả… Quá trình trên lặp đi lặp lại cho đến khi cọc được hạ đến cao trình thiết kế. b, Búa hơi song động: dùng hơi nước hoặc khi ép nâng búa lên cao, sau đó hơi nước (khí ép) được xả ra nhưng vẫn còn giữ lại một phần, một phần hơi nước (khí ép) sau đó được dung để ép búa xuống. Như vậy, ngoài năng lượng từ phần rơi tự do, búa còn có them phần năng lượng do hơi ép phía trên, do đó năng suất của búa hơi song động cao hơn búa hơi đơn động. 3. Búa diesel: (búa nổ): Q = 0.6 – 5 tấn. Dùng phương pháp cơ học (dùng tời) nâng búa lên cao, sau đó thả búa rơi tự do xuống đầu cọc gây ra phản lục đẩy cọc đi xuống, đồng thời làm cháy dầu trong xi lanh, năng lượng nổ của dầu trong xi lanh sẽ nâng búa lên cao độ thiết kế, van trong búa sẽ xả hơi, búa rơi xuống đầu cọc, dầu cháy… Quá trình trên lặp đi lặp lại cho đến khi cọc được hạ đến cao trình thiết kế. Câu 18: Quy trình đóng ván cừ gỗ? Biện pháp đảm bảo độ kín khít và đảm bảo vị trí khi đóng ván cừ gỗ? TRẢ LỜI * Quy trình đóng ván cừ gỗ: - Đóng 1 đợt: + lắp dựng ván cừ vào giá búa rồi đóng 1 nhát đầu tiên. + kiểm tra vị trí ván cừ và điều chỉnh nếu cần. + đóng cho đến hết chiều sâu. - Đóng 2 đợt: + lắp dựng ván cừ vào giá búa rồi đóng 1 nhát đầu tiên. + kiểm tra vị trí ván cừ và điều chỉnh nếu cần. + đóng cho đến một nửa chiều sâu yêu cầu. + đóng ván tiếp theo cho đến một nửa chiều sâu. cứ tuần tự như vậy cho đến hết. * Biện pháp đảm bảo độ kín khít khi đóng ván cừ gỗ: - dùng nêm gỗ để đảm bảo độ kín khít ở trên. - cắt vát đầu dưới ván cừ để đảm bảo kín bên dưới. * Biện pháp đảm bảo vị trí khi đóng ván cừ gỗ: - xác định vị trí trục tường cừ: dung dây dọi hoặc máy kinh vĩ để kiểm tra. - dùng hệ thống khung dầm bằng gỗ hoặc thép để dẫn hướng cho ván cừ. Câu 19: Quy trình đóng ván cừ thép? Biện pháp đảm bảo ổn định của ván cừ khi đóng? 1. Quy trình đóng ván cừ: đóng 1 đợt và đóng 2 đợt. * Đóng 1 đợt. - Quy trình đóng. + Lắp dựng ván cừ vào giá búa rồi đóng 1 nhát đầu tiên. + Kiểm tra vị trí ván cờ và điều chỉnh nếu cần. + Đóng cho đến hết chiều sâu. - Nhược điểm. + Đất chèn vào mộng của ván cừ nhiều (toàn chiều ván cừ). + Do đóng hết chiều sâu nên nếu có sai sót rất khó sửa chữa. - Phạm vi ứng dụng. + Chiều cao tường cừ ≤ 3m. + Số lượng tấm ván cừ không nhiều. * Đóng 2 đợt. - Quy trình đóng. + Lắp dựng ván cừ vào giá búa rồi đóng 1 nhát đầu tiên. + Kiểm tra vị trí ván cừ và điều chỉnh nếu cần. + Đóng cho đến một nửa chiều sâu yêu cầu. + Đóng ván tiếp theo cho đến 1 nửa chiều sâu. Cứ tuần tự như vậy cho đến hết. - Ưu điểm + Đất chèn vào mộng cảu ván cừ ít hơn (1 nửa chiều dài cừ). + Có thể điều chỉnh sai lệch. - Phạm vi áp dụng. + Chiều sâu đóng cừ lớn. + Số lượng ván cừ nhiều. 2. Đảm bảo ổn định - Nguyên nhân gây mất ổn định ván cừ là do mất cân bằng ma sát giữa phần dưới và phần trên của mộng ván cừ. - Giải pháp khắc phục: Cắt vát đầu dưới của ván cừ để khi đóng xuống ván cừ hơi bị đẩy ra => giảm sát cho phần bên dưới (góc vát ngược chiều hướng đóng). - Dùng khi thi công qua tầng đất yếu: Nếu gặp trường hợp tầng đất tốt phía trên, tầng đất yếu phía dưới thì phải tăng diện tích phía mũi cừ giảm tốc độ xuống của ván cừ (cân bằng ma sát đầu trên và dưới). - Trong thực tế, thi công không dùng 2 giải pháp này mà chọn tăng chiều dày tính toán ván cừ. + Dùng phương pháp ép tĩnh hoặc ép rung: chọn tăng ván cừ lên 1,2 lần. + Thực tế hay dùng phương pháp ép rung, ép rung có thể dùng để nhổ ván cừ. Câu 20: Các trở ngại khi đóng cọc và biện pháp khắc phục? * Hiện tượng chối giả. - Hiện tượng. + Cọc không xuống hoặc xuống quá chậm. + Cọc bị rung nhẹ và âm thanh va chạm với búa không bình thường. - Nguyên nhân: Do chọn sơ đồ đóng không hợp lý. - Khắc phục. + Tạm thời ngừng đóng, chờ đên skhi kết cấu trở lại bình thường rồi đóng tiếp. + Với đất dính mà gặp chối giả do sự hồi ma sát nhanh thì không nên dừng đóng mà cố đóng cho vượt qua sự chối. + Nếu không khắc phục được thì dừng hẳn chờ cơ quan thiết kế đến xem xét. * Cọc gặp vật cản. - Hiện tượng. + Cọc không xuống. + Cọc rung mạnh. + Có âm thanh chói tai. - Khắc phục. + Dùng cọc thép lắp vào bên cạnh để đóng phá vật cản rồi tiếp tục đóng. + Nếu không tiếp tục đóng thì mời tư vấn thiết kế tới hiện trường tìm phương án giải quyết. * Cọc bị nổi. - Nếu cọc đã đóng bị trồi khi đóng cọc khác bên cạnh thì cần vỗ lại đầu cọc. - Khi đóng qua túi bùn, nước bị dồn ép có thể đẩy cọc trồi lên. Cần thay búa có tốc đọ cao rồi đóng tiếp. * Hiện tượng vỡ đầu cọc. - Chêm lại mũ để đóng tiếp nếu mũ cọc không bị xô không đóng được. - Nếu mặt phẳng đầu cọc bị nghiêng: Sửa lại đầu cọc cho phẳng rồi đóng. * Hiện tượng cọc bị nghiêng. - Nguyên nhân. + Do giá búa lắp nghiêng lệch. + Mặt phẳng mũ cọc không phẳng tuyệt đối. + Mặt phẳng nghiêng của các bên mũi cọc không đều nhau. - Khắc phục: Dùng dây cáp kéo cọc về trị trí thẳng đứng rồi đóng tiếp. Câu 21: Những yêu cầu đối với ván khuôn? Các biện pháp đảm bảo yêu cầu đó? - Đúng hình dạng và kích thước kết cấu: Khi chế tạo phải kiểm tra kích thước của tấm vật liệu làm khuôn, đồng thời phải chọn loại vật liệu đảm bảo chất lượng. - Ván khuôn phải đảm bảo độ cứng và cường độ: Khi chọn ván khuôn phải tính toán và kiểm tra cường độ và biến dạng. - Hệ thống đỡ phải đảm bảo ổn định: Khi chọn hệ thống phải tính toán kiểm tra độ ổn định. - Ván khuôn phải dễ lắp, dễ tháo: để chi phí nhân công nhân công tháo lắp là tối thiểu. Thiết kế cấu tạo ván khuôn ở dạng ghép và có kích thước định hình. - Ván khuôn phải sử dụng (luân chuyển) được nhiều lần: + Ván khuôn gỗ: 3-7 lần. + Ván khuôn gỗ dán, gỗ ép: 10 lần. + Ván khuôn nhựa: 50 lần + Ván khuôn thép: 200 lần. - Khe hở án khuôn tuân theo quy định để bảo đảm độ khít. + Khe hở ván khuôn: ∂ ≤ 2mm + Nếu khe hở vượt quá giới hạn thì phải xử lý: 2 < ∂ ≤ 10 mm thì dùng giấy xi măng nhồi vào khe hở. ∂ > 10 mm thì dùng gỗ chêm vào khe hở. - Phải chọn gỗ có độ ẩm thích hợp để chế tạo ván khuôn: W ≤ 18% để tránh bị cong vênh. - Chọn vật liệu làm ván khuôn phải chú ý đến điều kiện kinh tế: chi phí ván khuôn cần phải tối thiểu. Thường chọn nhóm gỗ V – VII. - Ván khuôn sau khi sử dụng phải được làm sạch, cất chứa, bả quản ở nới khô ráo đúng quy trình kỹ thuật. Trước khi đổ BT phải có biện pháp chống dính để tháo dỡ không làm hỏng ván khuôn (dùng giấy xi măng, bao dứa, quét dầu chống dính). Câu 22. Phân loại ván khuôn và nguyên lý cấu tạo ván khuôn? 1. Phân loại theo vật theo vật liệu chế tạo. a. Ván khuôn gỗ. Gồm VK gỗ xẻ và gỗ dán. * Ván khuôn gỗ xẻ: chiều dày từ 2,5-3 cm. - Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ chế tạo. - Nhược điểm: Không thẳng, dễ nứt, dễ cong vênh. * Ván khuôn gỗ dán: Được chế tạo trong nhà máy với kích thước 1,2x2,4 m, chiều dày 1-2,5 cm - Ưu điểm. + Mặt phằng đều, đẹp. + Không làm mất nước xi măng khi đổ BT. + Ít cong vênh, nứt. + Gia công nhanh. + Dễ tháo lắp, sử dụng được nhiều lần. - Nhược điểm: giá thành cao. b. Ván khuôn thép. - Cấu tạo: cấu tạo bởi các tấm tôn có chiều dày 2-2,5 cm và hệ sườn dọc, ngang đỡ phía dưới để tăng độ cứng cho ván khuôn dày 2,8 mm. - Số lần vận chuyển: ≥ 50 lần. - Ưu điểm. + Bề mặt BT nhẵn, phẳng, đẹp. + Cường độ ván khuôn cao, khả năng chịu lực tốt. Luân chuyển được nhiều lần. + Dùng để thi công các công trình nhiều tầng, khối lượng lắp ráp nhiều. c. Ván khuôn BTCT. - Đối với công trình có yêu cầu chống thấm cao (nhà kho, đạp thủy lợi…) thì dùng loại ván khuôn này. - Cấu tạo: bề dày đúng bằng bề dày lớp BT bảo vệ. Mac của ván khuôn = mác kết cầu của BT chịu lực => Ván khuôn được giữ lại làm lớp bảo vệ kết cấu. - Giá thành chế tạo cao. d. Ván khuôn xi măng lưới thép. - Dùng khi các cấu kiện có yêu cầu chống thấm cao và đc giữ lại làm lớp bảo vệ. - Bề dày của ván khuôn XM lưới thép là 1-2 cm đc đổ bằng hốn hợp xi măng – cát vàng và lưới théo nhỏ. e. Ván khuôn nhựa. - Ưu điểm. + Kích thước tấm lớn. + Bề mặt nhẵn. + Vật liệu dòn, nhẹ. + Dễ lắp dựng. - Nhược điểm: ván khuôn nhựa giòn nên phải làm hệ xà gồ đỡ đáy. f. Ván khuôn tổng hợp. - Chiều dày tấm ván 4-5 cm. - Hệ sườn bằng thép hoặc gỗ. - Khoảng cách giữa các sườn dày hơn. 2. Phân loại theo cấu tạo. a. Ván khuôn cố định: - Vật liệu được mang tới mặt gia công và lắp dựng tại chỗ. - Nhược điểm. + Hao hụt vật liệu làm ván khuôn lớn, công chế tạo lớn. + Chỉ dùng cho 1 loại kích thước kết cấu. => thích hợp cho các công trình có khối lượng ít, đơn lẻ, số tầng ít (1-2 tầng). b. Ván khuôn luân chuyển. - Được chế tạo ở trong xưởng thành từng mảnh, có kích thước định hình, chi tiết liên kết đơn giản (bulông, chốt…). Đem ra công trường tổ hợp các tấm lại với nhau phù với dạng kết cấu thi công. - Vật liệu chế tạo: gỗ dán, thép, nhựa tổng hợp. - Ưu điểm: + Gia công, lắp dựng, tháo dỡ đơn giản. Ít tốn công. + Hệ số luân chuyển lớn. => đc sử dụng rộng rãi trong thi công. c. Ván khuôn di động. - Các loại: di động thẳng đứng hoặc di động ngang. - Nguyên lý: + Chế tạo 1 hệ ván khuôn cho cả một công trình bao gồn cả hệ chống đỡ. + Sau khi lắp dựng, đổ BT xong, chờ cho BT đạt cường độ quy định thì tiến hành tách ván khuôn ra khỏi bề mặt BT. Dùng thiết bị điều chỉnh ván khuôn đến vị trí mới, điều chỉnh ván khuôn đến đúng vị trí rồi tiếp tục đổ BT. + Quá trình đc lặp lại tiếp tục như trên. - Ván khuôn di động được sử dụng rộng rãi trong các công trình có kích thước ít thay đổi, chiều dài và chiều cao lớn, nhiều tầng. d. Ván khuôn trượt. - Nguyên lí: + Chế tạo ván khuôn cho 1 đoạn công trình, ván khuôn được liên kết vào hệ khung treo ván khuôn => liên kết cứng vào kích vít, kích thủy lực tựa lên các thanh trụ. + Quá trình thi công BT liên tục trượt ván khuôn lên đến hết chiều cao công trình. + Dùng trong các công trình có tiết diện ít thay đổi, chiều cao và chiều dài lớn (kênh mương, lõi cầu thang, ống khối, tháp nước…). - Ưu điểm: + Thời gian thi công rút ngắn đi nhiều. + Tiết kiện hệ ván khuôn và chống đỡ. + Thi công an toàn. e. Ván khuôn treo. Sử dụng hệ cốt cứng của kết cấu để treo ván khuôn hoặc lợi dụng kết cấu đã thi công để thi công kết cấu nhằm giảm tối đa cột chống. Tao không gian thi công bên dưới rất thoáng. f. Ván khuôn bay. - Hệ thống ván khuôn bao gồm ván khuôn, xà gồ và hệ thống chống đỡ được tạo thành 1 ô kết cấu, di chuyển trên hệ đỡ có bánh xe. - Dùng để thi công sàn có diện tích lớn: sàn nấm. Câu 23. Cấu tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn móng? * Cấu tạo. - Ván khuôn đơn bao gồm các hộp có dạng hình chữ nhật hoặc vuông được ghép chồng lên nhau và được định vị bằng hệ thanh định vị (văng chống), có hệ sườn tăng độ cứng cho ván khuôn. - Cấu tạo ván khuôn như sau: + Hộp ván khuôn dưới và trên: tạo hình cho kết cấu. + Sườn ván khuôn: tăng độ cứng cho ván khuôn. + Chống xiên và cọc neo: định vị, giữ móng đúng vị trí thiết kế. Ngoài ra chống xiên còn tăng độ cứng cho sườn. + Ngoài ra còn có văng chéo, thanh ghìm, nẹp dọc để định vị vị trí móng. * Quy trình lắp dựng. - Lắp dựng ván khuôn bậc dưới. - Kiểm tra ván khuôn bậc dưới: kiểm tra vị trí, tim trục, cao độ. - Điều chỉnh vị trí ván khuôn bậc dưới cho đúng vị trí và cao độ. - Định vị ván khuôn bậc dưới (lắp các thanh định vị: chống xiên, cọc neo, nẹp dọc…). - Lắp ván khuôn bậc trên. - Kiểm tra và điều chỉnh ván khuôn bậc trên. - Định vị ván khôn bậc trên, - Kiểm tra tim trục bằng dây rọi. - Kiểm tra cao độ: dùng nước, nivô hoặc máy thủy bình. * Quy trình tháo dỡ ván khuôn. - Tháo dỡ từ bậc trên xuống bậc dưới. - Chỉ đc phép tháo ván khuôn khi BT đạt đủ cường độ. Thời gian tháo ván khuôn phụ thuộc vào mùa, thời tiết và chế độ bảo dưỡng. - Đối với ván khuôn không chịu lực có RBT = 24kG/cm2 thì đc phép tháo ván khuôn sau 2 ngày (BT mac 150-200) và sau 1 ngày (BT mac 250-300). Câu 24. Cấu tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn tường, ván khuôn khối lớn? * Cấu tạo. - Ván khuôn đc tổ hợp thành từng mảng, vận chuyển bằng cần trục. - Sử dụng các bulông xuyên trong ống nhựa hoặc thép phi 10 để liên kết 2 thành. Bố trí bulông thẳng hàng đứng từ trên xuống để BT dễ đi xuống. - Các thanh chống xiên, văng ngang để giữ ổn định cho tường. * Quy trình lắp dựng ván khuôn. - Lắp dựng cốt thép tường. - Lắp ván khuôn trong, lắp ván khuôn ngoài. - Lắp các chi tiết định vị ván khuôn: sườn, văng, chống…. - Khi chiều cao tường trên 2,5 m thì phải khống chế chiều cao đổ BT để tránh phân tầng. Quy trình thi công như sau: + Đặt buộc cốt thép đợt 1. + Ghép ván khuôn đợt 1. + Đổ BT đợt 1. + Đặt buộc cốt théo đợt 2. + Lắp ván khuôn đợt 2. + Đổ BT đợt 2. * Quy trình tháo dỡ ván khuôn. - Tháo dỡ từ bậc trên xuống bậc dưới. - Chỉ đc phép tháo ván khuôn khi BT đạt đủ cường độ. Thời gian tháo ván khuôn phụ thuộc vào mùa, thời tiết và chế độ bảo dưỡng. - Khi BT đạt cường độ RBT = 24 kG/cm2 thì tháo dỡ ván khuôn. Câu 25: Cấu tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn cột, dầm? 1;ván khuôn cột A, cấu tạo -Ván khuôn cột có thể được cấu tạo từ:gỗ xẻ,gỗ dán,thép,nhựa… -Ván khuôn cột từ gỗ xẻ ;tấm ván khuôn gỗ ,nẹp gỗ,gông gỗ hoặc thép,dây văng,cây chống xiên -Ván khuôn cột từ thép : tấm ván khuôn thép,thép góc liên kết,gông thép,dây giằng,cây chống xiên -Ván khuôn cột từ gỗ dán :tấm ván khuôn gỗ dán ,sườn gỗ,gông thép… Dây giằng có tăng đơ điều chỉnh độ căng :điều chỉnh độ thẳng đứng của ván khuôn khi lắp dựng,làm việc chịu kéo-giữ ván khuôn ,chống đẩy nổi ván khuôn khi đổ bêtông Cây chống xiên làm việc chịu nén khi áp lực của bêtông tác dụng lên ván khuôn B;Dựng lắp,tháo dỡ -Ván khuôn cột có thể lắp dời từng mảng , từng mặt cột hoặc tổ hợp thành hộp ván khuôn rồi đưa vào vj trí kết cấu bằng thủ công hay cần trục - Kiểm tra điều chỉnh vị trí: Kiểm tra độ thẳng đứng của ván khuôn bằng quả rọi hoặc máy kinh vĩ - Định vị bằng chống xiên, dây neo, văng * Chuẩn bị trước khi ghép ván khuôn : Xác định vị trí tim trục cột trên mặt sàn bằng cách chuyển tim trục và cao độ từ mặt đất tự nhiên lên mặt sàn thi công -Nếu số tầng nhà dưới 5 tầng thì có thể chuyển tim trục từ dưới lên mép ngoài của sàn ở vị trí các mép cột bằng máy kinh vĩ sau đó căng dây để xác định các vị trí cột còn lại - Đối với các nhà cao tầng hơn có thể dùng hai cách + Thủ công : Khi thi công để vài lỗ từ tầng 1 lên các tầng trên khi cần xác định tim trục người ta đưa máy kinh vĩ lên để xác định + Dùng máy toàn đạc + Lắp dựng sàn công tác phục vụ thi công -Nếu chiều cao không quá lớn dùng hệ giáo định hình - Khi bê tông đã đổ đạt cường độ ở phần dưới thì lắp dựng sàn công tác * Gông cột - Gông bằng gỗ chỉ dùng các cột có tiết diện nhỏ - Gông thép hình: Cấu tạo từ hai nửa trên thanh gông có khoét lỗ để dùng cho các cột có kích thước khác nhau - Gông thép ống : Dùng với các cột có kích thước tiết diện lớn. Gông gồm các ống thép kép, Bulong giằng, hai gông được ghép sát nhau theo hai phương. Câu 26: Cấ u tạo, quy trình dựng lắp, tháo dỡ ván khuôn sàn sườn? · Đặc điểm cấu tạo CẤU TẠO VÁN KHUÔN SÀN SƯỜN Ván khuôn dầm sàn được cấu tạo theo nguyên tắc độc lập truyền tải: + Dầm do cột chống dầm chịu + Sàn do cột chống sàn chịu - Ván diềm ngoài chức năng ván khuôn sàn còn có nhiệm vụ tạo sự dễ dàng khi tháo dỡ, khi lắp lúc đầu dễ định vị ( đóng đinh vào sườn đứng ) - Khi dùng ván khuôn thép định hình hoặc gỗ dán phải tổ hợp lại xà gồ ( bố trí xà gồ 2 lớp ) - Khi chiều cao dầm Hd < 500 có thể không cần dùng chống xiên - Khi 500 < Hd < 700 Phải dùng chống xiên - Khi Hd > 700 phải có chống xiên và bulong gia cường * Công tác dựng lắp ván khuôn - Lắp ván khuôn đáy dầm chính và cột chống - Lắp ván khuôn thành dầm chính - Lắp ván khuôn đáy dầm phụ và cột chống - Lắp ván khuôn thành dầm phụ - Lắp ván khuôn sàn Lắp xà gồ -> lắp ván sàn -> lắp cột chống * Công tác tháo dỡ ván khuôn - Chỉ được tháo dỡ ván khuôn dầm sàn khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công -Thời gian chờ để tháo dỡ ván khuôn, đà giáo phụ thuộc vào + Tính chất chịu lực của ván khuôn Ván khuôn không chịu lực ( các bộ phận của ván khuôn không còn chịu lực khi bê tông đã đóng rắn ) như ván thành dầm, ván khuôn cột, ván khuôn móng, ván khuôn tường, lõi, được phép tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ 25 daN/ cm2. Tức là sau khi đổ bê tông từ 2 – 3 ngày Ván khuôn chịu lực ( ván đáy dầm, sàn, cột chống ván đáy ) Chỉ được tháo ván khuôn khi bê tông đạt cường độ + Thời gian bê tông đạt cường độ cho phép Mác bê tông Loại xi măng Chế độ bảo dưỡng Điều kiện thời tiết khí hậu Kích thước khẩu độ ( Nhịp, chiều dài kết cấu ) · Chú ý Khi tháo dỡ ván khuôn, đà giáo ở các sàn của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau: - Giữ lại toàn bộ ván khuôn và cột chống của sàn nằm kề dưới sàn sắp đổ bê tông: ức là luôn luôn có 2 tầng kề dưới sàn chuẩn bị thi công được giữ nguyên ván khuôn và hệ chống đỡ - Ở tầng dưới thứ 3 thì ta dỡ từng bộ phận cột chống ván khuôn và giữ lại cột chống an toàn cách nhau không quá 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m - Về nguyên tắc: Ván khuôn không chịu lực tháo trước, ván khuôn chịu lực tháo sau. Nhưng trên thực tế thường phải tháo cùng lúc do vướng víu không thể tháo trước sau như trên - Tháo ván sàn: + Dỡ nêm ( Kích, vít ) để hạ cột chống xuống + Tháo ván khuôn ra + Tháo dỡ hệ chống ván khuôn sàn, - Tháo ván khuôn dầm phụ + Tháo ván thành và các chi tiết định vị + Tháo ván đáy và hệ chống đỡ - Tháo ván khuôn dầm chính + Tháo ván thành và các chi tiết định vị + Tháo ván đáy và hệ chống đỡ Chú ý : Nguyên tắc chung của quy trình tháo lắp ván khuôn : Lắp trước -> tháo sau; lắp sau -> tháo trước Câu 27: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ván khuôn trượt. 1.Nguyên lý: Chế tạo ván khuôn cho 1 đoạn công trình,ván khuôn được liên kết vào hệ khung treo ván khuôn → liên kết cứng vào kích vít,kích thủy lực tựa lên các thanh trụ. Quá trình thi công bê tông liên tục trượt ván khuôn nên đến hết chiều cao công trình Dùng trong các công trình có: Tiết diện ít thay đổi,có chiều dài hoặc chiều cao lớn(kên mương,lõi cầu thang,ống khối,tháp nước) Ván khuôn trượt có ưu điểm: -Thời gian thi công được rút ngắn rất nhiều -Tiết kiệm hệ ván khuôn và chống đỡ -Thi công an toàn · Cấu tạo:-Chiều cao của tấm cốp pha: Cốp pha trượt trung bình từ 1,1-1,2m,bộ cốp pha này bao quanh toàn bộ kết cấu đứng cần phải đổ BT bằng cốp pha trượt.Áp lực của toàn bộ tải trọng sinh ra trong thi công được chuyển sang hệ khung kích.Khung này được đặt cách nhau từ 1,5-2,5m. Tại khung này họ đặt những kích thủy lực để nâng hệ cốp pha lên. Câu 28: Nguyên tắc và cấu tạo ván khuôn treo Ở các công trình khung bê tông cốt thép,nhà công nghiệp loại lớn hay trong các công trình dân dụng có chiều cao lớn,cốt thép trong bê tông thường được sử dụng là thép hình (I,U người ta gọi là cốt cứng).Trường hợp này nên dùng cốp pha treo,cốp pha được treo vào cốt thép.Tuy nhiên khi thiết kế biện pháp cốp pha phải tính toán kiểm tra cụ thể và bổ sung cột chống khi cần thiết. - Sử dụng hệ cốt cứng của kết cấu để treo ván khuôn hoặc lợi dụng kết cấu đã thi công để thi công kết cấu khác nhằm giảm tối đa cột chống,tạo ra không gian thi công bên dưới rất thoáng. Câu 29: Quy trình nghiệm thu ván khuôn? 1 – Kiểm tra chất lượng gia công ván khuôn - Kiểm tra chất lượng vật liệu cấu tạo - Kiểm tra kích thước hình học của các tấm ván khuôn đà giáo 2 – Kiểm tra chất lượng của ván khuôn khi dựng lắp - Kiểm tra lại tim cốt, cao độ, vị trí của ván khuôn - Kiểm tra hình dạng kích thước hình học có phù hợp với kết cấu - Kiểm tra độ ổn định, biến dạng của ván khuôn và hệ chống - Kiểm tra độ phẳng giữa các tấm ghép nối, mức độ gồ ghề không quá 3 mm - Kiểm tra độ kín khít giữa các tấm ván khuôn, giữa ván khuôn và mặt nền - Kiểm tra các chi tiết chon ngầm và đặt sẵn - Kiểm tra chống dính ván khuôn và vệ sinh bên trong ván khuôn - Đối chiếu với sai lệch thực tế so với sai lệch cho phép theo quy định thi công (Tiêu chuẩn Việt Nam 4453 – 1995) 3 - Lập biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn Câu 30 : yêu cầu đối với vữa bê tông? Biện pháp đảm bảo yêu cầu đó? Yêu cầu đối với vữa bê tông : - Vữa bê tông pải đảm bảo đạt cường độ thiết kế - Vữa bê tông phải đc trộn đều đúng cấp phối - Thời gian trộn đổ đầm phải ngắn gọn nhất ( nhỏ hơn thời gian ninh kết của ximang 2h) - Vữa bê tông phải có độ sụt thích hợp.Độ sụt của vữa bê tông phụ thuộc vào tính chất công trình,hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết và phương pháp đầm Biện pháp đảm bảo yêu cầu : - Đảm bảo liều lượng pha trộn của bê tông xi măng, cát,đá dăm, sỏi và các chất phụ gia để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân đong theo khối lượng. Nước và phụ gia cân đong theo thể tích - Để tiện cho việc thi công trên công trường việc cân đong vật liệu tiến hành như sau : + Xi măng phụ gia theo khối lượng (kg) + Cốt liệu cát đá sỏi theo thể tích ( đo bằng các loại hộc co thể tích : 50,100,150,200 lit) + Nước tính bằng lít đo bằng thùng xô + Sai số cho phép không được vượt quá khối lượng cho phép + Lượng nước cho vào bê tông phải kể đến khối lượng nước trong phụ gia và nước trong cốt liệu ẩm Câu 31 : cách chế trộn vữa bê tông theo phương pháp thủ công và trộn máy? Cách tính năng suất máy a) Trộn thủ công Yêu cầu : - Phải có sân trộn để giữ được nước và không làm bẩn vật liệu trong quá trình trộn nên làm sân trộn như : + Rải gạch sau đó chèn mạch bắng vữa mac thấp + Đổ bê tông gạch vỡ rồi láng + Rải thép tấm tôn - Vữa bê tông không chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài như mưa, nắng - Thời gian chế trộn tối thiểu Quy trình trộn bê tông : - Trộn khô hỗn hợp cát vàng và xi măng theo đúng cấp phối thiết kế. - San đều hỗn hợp vừa trộn và rải cốt liệu ( đá dăm, sỏi) - Tưới nước bằng vòi hoa sen ( thùng loa hoa sen) - Trộn đều b) Trộn bằng máy : Có nhiều loại máy trộn bê tông với các đặc tính khác nhau : - Dung tích thùng trộn : 100,200,250lit … - Nguyên lý vận hành, lấy vữa ra : tự hành hoặc không tự hành - Nguyên lý trộn : trộn theo phương pháp rơi tự do hoặc cưỡng bức Quy trình trộn bê tông : - Nạp tất cả vật liệu cát đá xi măng vào cùng 1 lúc theo đúng cấp phối thiết kế ( nạp cốt liệu vào ben rồi đưa vào thùng trộn ) - Máy vừa trộn vừa bơm nước vào theo tỉ lệ Năng suất máy trộn : - Gọi khối lượng bê tông cần đổ một ca là Q - Số lượng máy cần dùng là : n = Q/ [ qtr] - Trong đó n – số máy trộn [ qtr] – năng suất của một máy trộn [ qtr] = m.Vthùng.k1.k2= Vthùng.k1.k2.8.3600/1000.tck (m3/s) Với m - Số mẻ trộn trên một đơn vị thời gian m =8.3600/tck K1 - Hệ số kể đến sự không đầy thùng của một mẻ trộn k1=0,75 K2 - Hệ số sử dụng thời gian k2=0,85 Vthùng- Dung tích của thùng máy trộn (lít) tck - Thời gian một chu kỳ trộn (s) Câu 32 : Tổ chức chế trộn vữa bê tông Chọn loại và số lượng máy trộn: - Chọn loại máy trộn phù hợp với công tác thi công sao cho vữa bê tông được đảm bảo cung cấp liên tục cho quá trình đổ bê tông - Quy trình : Chọn loại máy trộn dung tích của thùng và năng suất máysố lượng máy trộn Bố trí trạm chế trộn bt : - Bố trí trạm chế trộn cố định trực tiếp trên mặt bằng thi công. + Máy trộn và cốt liệu phải được bố trí ngay sát mặt bằng thi công để giảm tối thiểu cự ly vận chuyển vữa bt + Nếu vận chuyển vữa bt lên cao bằng vận thăng và vận chuyển ngang bằng thủ công thì cần thỏa mãn cự ly vận chuyển vữa bt xa nhất từ nơi trộn đến nơi thi công nằm trong khoảng L 50m + Nếu vận chuyển vữa bt bằng cần trục thì trạm chế trộn phải bố trí trong tầm với của cần trục để người điều khiển có thêt quan sát được + Nếu cần trục phải đứng ở nhiều vị trí mới thi công hết mặt bằng công trình thì không dùng giải pháp bố trí trạm trộn cố định do gây rơi vãi vật liệu - Bố trí trạm chế trộn cố định : + Khi không dùng được trạm trộn cố định thì cần phải bố trí trạm trộn di động, tùy theo từng giai đoạn thi công mà bố trí trạm trộn để đáp ứng công tác thi công của giai đoạn đó Câu 33 : Vận chuyển vữa bê tông bằng thủ công và băng chuyền a) Vận chuyển vữa bằng thủ công : - Phương pháp này chỉ nên sử dụng khi khối lượng bê tông không lớn và khoảng cách vận chuyển dưới 50m - Các phương tiện vận chuyển là : xô, thúng, xe cải tiến,xe cút kít… - Phải có biện pháp chống mất nước và chống phân tầng cho vữa bê tông (đảm bảo khi vận chuyển cốt liệu to không bị chìm xuống dưới) - Giải pháp tránh hiện tượng phân tầng cho vũa bê tông: + Bố trí trạm trộn ở vị trí sao cho cự ly vận chuyển không quá 50m + Làm phẳng mặt đường để xe vận chuyể đi lại b) Vận chuyển bằng băng chuyền - Băng chuyền có thể vận chuyển vữa bê tông lên cao và đi xa. Khoảng cách vận chuyển xa 200 đến 400m - Dễ bị phân tần vữa bê tông do tập trung cốt liệu khi vữa ra khỏi dải băng,do vậy khi vận chuyển phải có biện pháp xứ lý chống phân tầng : + Chọn máy trộn có năng suất đủ để cấp vữa thành một dòng liên tục trên suốt chiều dài băng chuyền + Tại đầu băng cho vữa bê tông đi qua một phiễu tiếp liệu,nếu chiều cao > 2,5m dùng ống vòi voi + Đảm bảo độ căng của băng,giảm chấn động vữa beetong bằng cách bố trí khoảng cách của ống lăn hợp lý + Khống chế tốc độ quay của băng để giảm lực quán tính khi vữa bê tông ra khỏi băng chuyền Câu 34 : Vận chuyển vữa bê tông bằng vận thăng và ô tô tự đổ và ô tô chuyên dùng? a) Vận chuyển bê tông bằng vận thăng - Vận thăng chỉ vận chuyển theo phương thẳng đứng còn vận chuyển ngang ta dùng phương pháp thủ công Chú ý: - Đảm bảo ổn định của máy vận thăng - Bố trí bàn nâng của vận thăng sát mép công trình - Bố trí vận thăng sao cho cự ly vận chuyển ngang bằng thủ công 50m - Chọn vận thăng sao cho năng suất của vận thăng bằng năng suất của máy trộn b) Vận chuyển bằng ô tô tự đổ và ô tô chuyên dụng Vận chuyển bằng xe tự đổ : - Dùng phương tiện này khi cự ly vận chuyển từ 11,5 km đồng thời số lượng bt phải lớn và số điểm sử dụng phân tán - Thường sử dụng khi đổ bt cho các công trình khối lớn - Chú ý tới thời gian ninh kết của bt,có thể trộn khô nếu thời gian vận chuyển dài - Tránh sự phân tầng do tập trung cốt liệu trong quá trình vận chuyển Vận chuyển bằng xe chuyên dụng : - Thùng chứa quay tròn trong quá trình vận chuyển - Quay chậm khi vận chuyển, quay nhanh trước khi đổ - Dung tích thùng chứa 56 m3 Câu 35 : vận chuyển vữa bt bằng cần trục tự hành a)Yêu cầu kỹ thuật : - Phục vụ cho toàn bộ công trình ( tới các vị trí cao nhất và xa nhất của công trình) - Đảm bảo an toàn cho cần trục và cho con người, cần trục không va vào mép công trình,thỏa mãn các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công - Chi phí cho phương án thi công là tối thiểu b)Chọn cần trục tự hành : Xác định các thông số cẩu lắp : + Trọng lượng tổng cộng của vật cẩu (QLG) (QLG) = Qck + qtb Trong đó : - Qck : trọng lượng cấu kiện lắp ghép - qtb : trọng lượng các thiết bị và dây treo buộc Chiều cao nâng móc cẩu để lắp cấu kiện ( HLC) ( HLC) = Ho + h1 + hck + h2 Trong đó : - Ho : Chiều cao từ cao trình máy đứng đến điểm đặt cấu kiện (m) - h1 : đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn điểm đặt m, h1 = 0,5-1m - hck : chiều cao của cấu kiện (m) - h3 : đoạn dây cáp cần trục : tính từ móc cẩu tới puli đầu cần(m) h3 = 1,5m Độ xa với để lắp cấu kiện (RLG) RLG = L.cos + r Trong đó : - L : là chiều dài tay cần - R : khoảng cách từ khớp quay của tay cần đến trục quay của cần trục r = 11,5m Tính chiều dài tay cần Chiều dài tay cần ngắn nhất có thể lắp được cấu kiện (Lmin) xác định như sau: + trường hợp cần trục ko có mỏ phụ L = l1 + l2 L = - Hch : Chiều cao điểm chạm tay cần, tính từ điểm chạm tay cần theo phương đứng : - e : khoảng cách an toàn, e = 1 1,5m - a : khoảng cách từ trọng tâm cấu kiện lắp ghép đến điểm chamk tg = Từ đây ta xác định được trị góc + trường hợp tay cần có mỏ phụ - Chiều dài tối thiểu tay cần tính theo công thức L = tg = - Lm chiều dài của mỏ - góc nghiêng của mỏ cần phụ = 30o Chọn cần trục - sau khi xác định được các thông số của cần trục dựa vào bảng đặc tính của caand trục ta tiến hành trọn cần trục dựa trên nguyên tắc sau : LCTLmin QCTQLG HCTHLG RCTRLG LCT : Chiều dài tay cần của cần trục QCT , HCT , RCT : là sức nâng, chiều cao móc cẩu,độ với xa của cần trục Cần trục tự hành lắp ghép kết cấu Câu 37: Vận chuyển vữa bêtông bằng bơm bêtông?Các loại bơm,yêu cầu kỹ thuật khi vận chuyển. *Đặc điểm :-Vữa bê tông đc vận chuyển trong đường ống thép ở phía đầu có bố trí ống mềm. -Để đẩy vữa đi dùng máy bơm khí nén. -Vận chuyển trong mặt bằng cũng như chiều cao khá lớn. -Năng suất cao (30-50m3/h) Có hai loại bơm :bơm di động và bơm tĩnh +Bơm di động dùng khi chiều cao nhà 6 tầng. +Khi chiều cao nhà >6 tầng dùng bơm tĩnh ( cố định) *Yêu cầu kỹ thuật : -Độ sụt của vữa bê tông không dưới 10 cm(với các kết cấu dày cốt thép,độ sụt có thể tới 15cm) -Đường kính của hạt cốt liệu lớn nhất ko vượt quá ¼ đường kính của van bơm. -Yêu cầu phải bơm liên tục,nếu vì sự cố mà phải dừng bơm quá thời gian ninh kết vữa xi măng thì phải bơm bỏ phần bê tông trong ống,thổi rửa ống rồi mới bơm tiếp. Câu 38: Đổ bêtông kết cấu dưới sâu? Kết cấu ở dưới sâu(móng,giằng) Đặc điểm : -Có thể có nước mặt hoặc nước ngầm -Kết cấu có thể phân tán trên mặt bằng rộng. -Chiều sâu có thể đáp ứng đc chiều cao rơi tự do hoặc : *khi chiều sâu H2,5m ,có nước ngầm -Trước khi đổ BT phải xử lý thoát nước(đào hố ga và bơm liên tục trong suốt thời gian đổ BT).Khi cường độ của BT đạt khoảng 25kg/cm2 thì dừng bơm nước. -Chọn phương pháp đổ trực tiếp.Để đạt năng suất cao có thể đổ bằng bơm hoặc cần trục,hoặc đổ trực tiếp bằng mái nghiêng. *Khi chiều sâu H2,5m ,không có nước ngầm Trong trường hợp này chỉ cần chú ý chống phân tầng cho BT khi đổ : -Nếu đổ bằng thủ công,dùng ống vòi voi mềm để đảm bảo độ cao rơi. -Nếu đổ bằng bơm hoặc cần trục thì đổ bình thường. *khi đổ BT kết cấu khối lớn ở sâu Trong từng trường hợp cụ thể mà phải chọn cần trục hoặc máy bơm. Đối với kết cấu BT khối lớn cần chú ý có biện pháp chống co ngót cho BT,các biện pháp như sau : -Đổ thành từng lớp(dừng lại cho co ngót hết).Vị trí ngừng theo quy phạm quy định. -Giảm tỉ lệ N/XM đến mức thiểu(chú ý đến thời gian dầm và quy trình đầm) -Dùng phụ gia hóa dẻo nhằm giảm lượng nước và đảm bảo độ sụt. -Xoa lại(vỗ lại). Câu 39 :Đổ bê tông cột,dầm ? Kết cấu cột : Quy trình đổ :đổ thành từng lớp và đầm. Đối với cột có chiều cao trên 2,5m thì phải có biện pháp đảm bảo chiều cao rơi tự do của BT để tránh phân tầng. Do cột kín không thể quan sát dấu hiệu nhận biết BT đồng nhất về thành phần trong cột. *Các biện pháp chống phân tầng : -Để cửa đổ và đầm ở độ cao Htd2,5m. -Sử dụng ống vòi voi mềm hoặc vải bạt. -Chọn độ sụt của vữa BT lớn trên 10 cm,lượng N/XM không đổi. -Đổ trước xuống chân cột một lượng chất kết dính(Vữa XM cát)đc trộn theo tỉ lệ như BT tạo ra một lớp dày khoảng 10 cm sau đó đổ BT bình thường(chú ý đầm kỹ và gõ thành ván khuôn xung quanh cột trong đoạn đầu tiên) -Kết hợp quan sát các vị trí khớp nối có nước XM chảy ra ,đây là dấu hiệu có đầm tiếp hay ko. -Khi chiều cao cột lớn hơn chiều cao Htd thì nên chia thành nhiều đợt ghép ván khuôn và đổ bê tông. Kết cấu dầm BT: Thông thường đối với nút khung giữa dầm và cột có rất nhiều cốt thép rất khó đổ BT và dễ xảy ra các vết nứt co ngót tại vị trí tiếp giáp giữa cột và dầm. Quy trình đổ:rải vữa-đầm. -Nếu hd350 đảm bảo chiều sâu ảnh hưởng của đầm,đổ một lúc. -Nếu hd350,phải rải thành từng lớp và đầ m để đảm bảo phù hợp với chiều sâu đầm.Trong trường hợp này phải có biện pháp chống phân tầng,cụ thể như sau: +Loại 1:sau khi đầm lớp 1 có một lớp nước Xm xuất hiện trên bề mặt gây phân tầng cho hai lớp BT đổ kế tiếp nhau. +Loại 2:Khi lớp BT đổ trước đã đến thời điểm ninh kết thì không đc đầm nữa ,khi đó sẽ xảy ra phân lớp đối với hau lớp kế tiếp nhau.Cách giải quyết các vấn đề trên,tiến hành đổ bậc với diện tích đổ Fy.cQ(t2-t1)/ Câu 40:Đổ bê tông kết cấu khối lớn,diện tích lớn? Các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép được coi là khối lớn khi kích thước cạnh nhỏ nhất không dưới 2,5 m ,chiều dày lớn hơn 0,8m. Khi thi công bê tông khối lớn phải áp dụng các biện pháp hạn chế ứng suất nhiệt phát sinh do chênh lệch nhiệt độ giữa mặt ngoài và trong lòng khối bê tông như dùng phụ gia hóa dẻo để giảm lượng xi măng ,dùng phụ gia ít tỏa nhiệt,dùng phụ gia chậm đông kết v..v.Trên hiện trường có thể sử dụng các phương pháo sau: -Che phủ quanh khối bê tông bằng vật liệu cách nhiệt. -Đặt các đường ống dẫn nhiệt từ trong lòng khối bê tông ra ngoài bằng nước lạnh. -Chia thành các khối đổ thích hợp để hạn chế tích tụ nhiệt trong khối bê tông. Thi công bê tông khối lớn phải đổ liên tục thành lớp có chiều dày đều nhau phù hợp với máy đầm và đổ theo một phương nhất định cho tất cả các lớp.Đổ theo phương pháp bậc thang chỉ được thực hiện khi đã có thiết kế thi công kèm theo các chỉ dẫn công nghệ đã đc phê duyệt. Câu 41:Đổ bê tông sàn sườn? Đặc điểm khi thi công kết cấu sàn: -Sàn có diện tích rộng do đó không thể đổ cùng một lúc -Cần có biện pháp chống nứt co ngót. -Khống chế chiều dày lớp đổ,độ bằng phẳng. -Nếu chiều cao dầm Hd800 thì được phép đổ bê tông cùng một lúc cả dầm và sàn theo quy trình:đổ đầy dầm thì đổ đến sàn,dầm đổ kiểu bậc,sàn đổ một bậc. -Nếu Hd800,quy phạm quy định phải đổ BT dầm trước tới độ cao thấp hơn so với đáy sàn 2-2,5 cm thì dừng lại chờ BT dầm co ngót hết mới tiến hành đổ sàn.Trong trường hợp có biện pháp chống nứt và co ngót thì đc phép đổ BT liên tục. Một số biện pháp kỹ thuật: -Khống chế diện tích đổ:Fy.cQ(t2-t1)/ -Khống chế chiều dày BT sàn (dùng cữ gỗ). -Đảm bảo độ bằng phẳng:chuyển cốt cao độ mặt sàn vào cốt thép cột và ván khuôn sàn ở mép ngoài,yêu cầu số mốc khống chế phải nằm trong khoảng của thước cán.Dùng máy thủy bình để đưa cao độ lên trước khi đổ và dùng máy kiểm tra cao độ trong quá trình đổ Câu 42:Đổ bê tông vòm,vỏ? Đặc điểm của kết cấu tấm vỏ là có chiều dày nhỏ,diện tích lớn,do đó phải chú ý chống nứt co ngót. Các biện pháp kĩ thuật: -Chia vỏ thành từng đoạn để ghép ván khuôn và đổ BT -Đổ BT đối xứng từ dầm biên vào giữa. -Chờ BT hết co ngót,chèn vữa BT có độ sụt bằng không vào khe 1m(vữa chống co) (trên thực tế hiện nay người ta đổ liền một mạch và dùng phụ gia hóa dẻo). Câu 43) Nguyên tắc đổ mạch ngừng? Vị trí mạch ngừng của kết cấu cụ thể?chưa có hình · Các nguyên tắc để mạch ngừng thi công: 1) Chỉ được để mạch ngừng tại nơi có lực cắt bằng không hoặc nhỏ. Nội lực trong cấu kiện có M, N và Q. N – do BT chịu nén tốt nên không cần tính đến yếu tố này. M – Lực kéo trong BT do M gây ra được thiết kế cho cốt thép dọc chịu toàn bộ. Q – Trong thiết kế khả năng chịu lục cắt của tiết diện gồm sự chịu lực của cốt đai ( cốt xiên ) và khả năng chịu cắt của BT. Do đó nếu để mạch ngừng tại vị trí có lục cắt lớn thì phải tăng cốt đai ( xiên ). 2) Tại vị trí ngừng , mặt phẳng tiết diện cảu kết cấu phải vuông góc với trục của kết cấu. Khi tiếp tục đổ BT phải xử lý vị trí dừng Đánh nhám bề mặt tiết diện ngừng, bơm nước áp lực rửa sạch bề mặt, tưới nước xi măng để tăng lực dính. Lý do để mạch ngừng vuông góc với trục cấu kiện vì ứng suất tiếp trên mặt phẳng nghiêng góc với trục cấu kiện chính là ứng suất nguy hiểm gây cắt lớn cho cấu kiện. · Vị trí mạch ngừng của cấu kiện cụ thể: 1) Mạch ngừng khi thi công móng 2) Mạch ngừng khi thi công cột BTCT Do lực cắt trong cột thường bé (tong thiết kế thường không xét đến lực cắt) do đó có thể ngừng tại bất kì vị trí nào. 3) Mạch ngừng khi thi công dầm Mạch ngừng nên bố trí khoảng 1/3 chiều dài nhịp ở giữa dầm. 4) Mạch ngừng khi thi công dầm liền sàn Mạch ngừng được bố trí phụ thuộc vào hướng đổ BT. Nếu hướng đổ BT song song với dầm phụ thì mạch ngừng bố trí ở 1/3 giữa nhịp dầm phụ (hình 9.10a). Nếu đổ BT theo hướng song song với dầm chính, nên bố trí mạch ngừng như hình 9.10b Mạch ngừng trong thi công sàn thường không có yêu cầu bắt buộc do lực cắt trong sàn thường nhỏ, nhưng nên bố trí cùng với mạch ngừng của dầm. 5) Mạch ngừng khi thi công sàn tấm vỏ Câu 44) Các sự cố trong đổ BT và biện pháp khắc phục? 1) Hiện tượng BT bị rỗ Có các hiện tượng rỗ: rỗ bề mặt, rỗ sâu, bị xuyên thủng. a) Rỗ bề mặt : (13cm) Nguyên nhân của hiện tượng rỗ bề mặt là do ván khuôn có khe hở lớn , khi đổ BT bị mất nước xi măng. Cách xử lý: Đục tẩy, đánh nhám chỗ bị rỗ, dùng vữa BT với cốt liệu nhỏ trát lại chỗ rỗ. Yêu cầu phải rửa sạch chỗ rỗ bằng nước có áp trước khi trát lại và vữa trát có mác bằng mác BT. b) Rỗ sâu Là hiện tượng rỗ thủng trên bề mặt có độ sâu khá lớn. Nguyên nhân của hiện tượng rỗ sâu là do kết cấu quá dày cốt thép, cốt liệu có kích thước quá lớn (không đúng chủng loại) dẫn đến khi đổ BT cốt liệu không lấp đầy tiết diện tạo thành lỗ. Cách xử lý: dùng máy phun BT để phun vữa BT vào lỗ thủng (phải phun đầy và cao hơn bề mặt lỗ thủng để tránh co ngót). c) Rỗ xuyên thủng BT bị xuyên thủng qua tiết diện. Nguyên nhân chủ yếu là do cốt liệu. Cách xử lý: dùng máy phun BT để phun vữa BT vào lỗ thủng, trước khi phun phải ghép vào một bên mặt lỗ. 2) Bê tông bị nứt (Vết nứt bề mặt và không theo hướng nào, bề rộng vết nứt nhỏ; vết nứt vuông góc với trục kết cấu; vết nứt nghiêng). - Nguyên nhân gây ra các vết nứt là do co ngót. - Cách xử lý: đục nhám bề mặt, bơm nước áp lực rửa sạch, láng một lớp vữa XM. 3) Bê tông bị trắng mặt - Hiện tượng: sau khi đổ BT một thời gian thấy có hiện tượng bề mặt bị mốc trắng. - Nguyên nhân: BT bị thiếu nước để vữa XM thủy hóa dẫn dến không đóng rắn được. - Khắc phục: phủ vật liệu giữ ẩm và tưới nước. Câu 45) Nguyên lý đầm BT bằng thủ công và máy? Quy trình đầm? · Nguyên lý: - Đầm BT bằng thủ công: Tác động vào trong khối BT một ngoại lực làm cho cốt liệu dịch chuyển, các hạt cốt liệu bé chui vào khe của các hạt cốt liệu to. Ảnh hưởng của đầm đến cốt liệu và chất kết dính nhỏ. - Đầm BT bằng máy: Tạo ra lực chấn động trong lòng của khôi BT, dưới tác dụng của lực chấn động ma sát giữa các hạ cốt liệu giảm, vữa BT chảy lỏng, cốt liệu dịch chuyển đến vị trí ổn định nhất và chất dính kết chèn vào các lỗ rỗng tạo ra sự đặc chắc của BT, làm cho BT đồng nhất về thành phần. · Quy trình đầm: - Rải vữa BT đến đâu thì phải đầm đến đó. - Đầm tại một vị trí đến khi nào BT không lún nữa và vữa XM nổi lên dàn đều trên mặt thì kết thúc đầm và chuyển sang vị trí khác. - Khi đầm thì dụng cụ đầm phải đặt thẳng góc với mặt phẳng đầm, đặc biệt là đầm máy (nếu đặt góc nghiêng dễ chạm vào cốt thép và gây mòn ti đầm). - Phải đầm xuống lớp đã đầm trước khoảng 5 10cm để tránh phân tầng tại vị trí tiếp giáp giữa 2 lớp đổ. - Trên mặt bằng tại vị trí tiếp giáp phải đầm chồng lên nhau 10cm (đầm bàn). - Bước đầm (khoảng cách giữa các vị trí đầm) ađ Rđ. Câu 46) Bảo dưỡng BT,yêu cầu bảo dưỡng chưa tìm thấy - Yêu cầu khi bảo dưỡng - Quy trình bảo dưỡng Quy trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào mùa thi công và vùng địa lý Quy trình bảo dưỡng được chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Ngay khi đổ BT xong Quy trình bảo dưỡng trong giai đoạn này là phủ bề mặt BT bằng các loại vật liệu đã được làm ẩm như bao tải, rơm rạ, cát…, không được tưới nước. Việc phủ bề mặt được kéo dài tới khi BT đạt cường độ khoảng 5KG/cm2 thì chuyển sang giai đoạn 2. Mùa hè: 23h Mùa đông: 1020h sau khi đổ bê tông. - Giai đoạn 2: Thời gian bảo dưỡng tiếp theo + Tưới ẩm và phủ kín bề mặt để giữ ẩm. + Chu kì tưới nước phụ thuộc vào vùng và mùa thi công. + Liên tục bảo dưỡng cho BT tới khi BT đạt cường độ bảo dưỡng dài hạn, tương ứng với nó là đủ thời gian bảo dưỡng cần thiết. Chú ý: Không bơm nước trục tiếp lên bề mặt BT.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro