ktnt4
1. Chức năng
“Ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa trong nước với nước ngoài”
- Nếu xét ngoại thương là một khâu của q/trỡnh tỏi sx xó hội, ngoại thương có các chức năng sau:
+ Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước.
+ Chuyển hoá giá trị sử dụng, làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân và thích ứng chúng với nhu cầu tiêu dùng và tích luỹ.
+ Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.
- Nếu xét ngoại thương là 1 lĩnh vực kinh tế, ngoại thương có chức năng là: Tổ chức chủ yếu quá trình lưu thông hàng hoá với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thoả mãn nhu cầu của sản xuất và của nhân dân về hàng hoá theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí ít nhất.
Trong khi thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá với bên ngoài, ngoại thương phải chú trọng cả giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá.
Để thực hiện chức năng trên ngoại thương cần có sự quản lý của NN.
2. Nhiệm vụ
a. Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá đất nước.
+ Khi tham gia vào trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta phải chấp nhận những nguyên tắc của cạnh tranh trên thị trường, và điều đó đòi hỏi hoạt động ngoại thương phải tính toán kỹ lỗ lãi, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là phải có hiệu quả.
+ Đồng thời, để kinh doanh có hiệu quả cần thay đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nước, tháo gỡ những ràng buộc, cản trở hoạt động ngoại thương nói riêng, hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường nói chung.
- N/vụ của ngoại thương nâng cao hq kd:
- N/vụ của ngoại thương thúc đẩy quá trình CNH:
+ Tìm kiếm toàn bộ nguồn lực đầu vào (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) đồng thời mở rộng đầu ra cho sx công nghiệp, thúc đẩy CNH pt nhanh, ổn định và lâu dài
+ Thúc đẩy q/trình liên doanh, liên kết với nước ngoài để hình thành những ngành công nghiệp mới, mặt khác khai thác một số ngành công nghiệp truyền thống
b. Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước: Vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả.
- Quan hệ giữa ngoại thương và vốn:
+ Vốn bao gồm 2 nguồn: vốn trong nước (từ các nguồn thu ngân sách: thuế, phí, lệ phí, tích lũy nội bộ) và vốn nước ngoài
+ NT pt làm cho vốn nước ngoài tăng
+ XK mở rộng làm tăng nguồn thu ngoại tệ
+ NK tăng, đầu vào cho sx tăng, năng lực sx trong nước tăng, thu nhập quốc dân tăng, từ đó tích lũy cũng tăng. Trong các nguồn vốn, tích lũy trong nước là quan trọng nhất
+ NT pt dẫn đến toàn bộ các hình thức dịch vụ ngoại tệ pt theo (vận tải, du lịch, BH,..)
+ NT pt, nguồn thu từ thuế tăng, kèm theo đó là các loại phí tăng
- Tác động của NT đến tình trạng dư thừa lđ:
+ Khi NT pt kéo theo đó là sự pt của sx (cả những ngành nghề mới và những ngành nghề truyền thống: sơn mài, gốm, mỹ nghệ) nên thu hút được nhiều lđ
+ Ngoại thương pt làm cho dịch vụ cũng pt theo, thu hút được lđ
- Quan hệ giữa NT và công nghệ
+ NT pt, vốn ngoại tệ tăng, đây là phương tiện để NK công nghệ
+ NT pt thúc đẩy q/trình liên doanh liên kết với nước ngoài do vậy nó thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào VN
- Tác động của NT đến việc sd có hq TNTN
TNTN của VN đa dạng nhưng không nhiều do vậy phải sd có hq TNTN.
+ NT cung cấp thiết bị, máy móc, công nghệ để khai thác TNTN với năng suất cao, hq cao.
+ Sau khi khai thác TN có 2 cách: bán nguyên liệu cho nước ngoài hoặc chế biến trong nước. Để chế biến trong nước yêu cầu phải có công nghệ của nước ngoài do vậy phải nhờ đến NT
+ NT tạo đk cho đầu ra nhằm tạo hq cao
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro