kt tbcn 1951-1973, bùng nổ kt mĩ 1865-1913, kt tbcn 1982-nay
2. Đặc điểm và những nhân tố phát triển KT TBCN giai đoạn 1951-1973.
* Đặc điểm:
- giai đoạn KT các nước TB tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định
- tốc độ tăng trưởng KT chung của các nước TB phát triển trong gđ 1953-62 là 4,8%, gđ 63-72 là 5%.
- công nghiệp, nông nghiệp cũng có những thành tựu mới, cơ cấu KT thay đổi nhanh chóng
- thương mại cũng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chưa từng thấy, đạt 9-10% năm.
- nhịp độ tăng trưởng tương đối liên tục mặc dù vẫn có những cuộc khủng hoảng KT theo chu kì. Mức giá chung vẫn ổn định, nhà nước bắt đầu kiểm soát được lạm phát.
* Nguyên nhân:
- do đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng nhanh chóng các thành tựu của CM KHKT. vào SX làm cho năng suất lao động cao hơn nhiều so với trước.
- do nhà nước TB độc quyền can thiệp sâu vào đời sống KT-XH. Nhà nước kết hợp chặt chẽ, thường xuyên như 1 tất yếu KT với TB độc quyền điều tiết KT-XH. Nhà nước tập trung vào ngân sách 1 phần lớn thu nhập quốc dân, do đó có thể điều tiết, can thiệp vào nền KT. Đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả, điều hòa 1 số mâu thuẫn KT-XH, khuyến khích, hạn chế đầu tư, kiểm soát lạm phát.
- do các nước TB đẩy mạnh liên kết KT, tạo đk cho các nước đẩy mạng quá trình phân công, chuyên môn hóa để khai thác lợi thế của mình. Làm cho thị trường thế giới được mở rộng, hàng rào thuế quan, phi thuế quan dần dần giảm bớt. Làm cho hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định, thông qua chế độ tỉ giá hối đoái cố định giữa đôla Mĩ với vàng. Năm 1947, hiệp đinh chung về thuế quan và thương mại GATT được kí kết.
- do các nước đẩy mạn quan hệ KT với các nước đang phát triển. Sau CTTG 2, một lọat các nước thuộc địa đã giành được độc lập, làm thay đổi quan hệ KTCT giữa họ với các nước TB. Thông qua trao đổi không ngang giá, nguồn lợi lớn hơn đã chảy về phía các nước TB, góp phần đầu tư và phát triển KT của họ.
- ngoài ra, các nước TB đã đổi mới hàng loạt tài sản cố định sau chiến tranh, thực hiện quân sự hóa nền KT. Trong giai đoạn này cũng có sự chạy đua về KT giữa 2 hệ thống TBCN và XHCN
3. Thời kì bùng nổ KT Mĩ 1865-1913.
* Thực trang:
- tăng trưởng với 1 tốc độ rất nhanh, bình quân 7% năm.
- tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh hơn nhiều so với các nước, SX công nghiệp tăng 13 lần, đặc biệt là CN luyện kim tăng 20 lần.
- nông nghiệp: xóa bỏ chế độ đồn điền và chiếm hữu nô lệ. Trở thành nền nông nghiệp phát triển với hình thức trang trại qui mô lớn, trở thành kiểu mẫu trên TG.
- tốc độ tăng kim ngạch ngoại thương tăng lên khoảng 24 lần, xuất khẩu TB tăng hơn 5 lần, thị trường chủ yếu là khu vực châu Mĩ la tinh.
- GTVT: hệ thống đường sắt được mở rộng với tốc độ chưa từng có, bình quân 1 năm tăng vài chục nghìn km.
à Từ 1 nước phụ thuộc vào châu Âu, Mĩ nhanh chóng trở thành quốc gia công nông nghiệp đứng đầu thế giới.
* Nguyên nhân:
- cuộc nội chiến kết thúc đã xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía Nam, tạo điều kiện cho CNTB phát triển rất nhanh trên toàn lãnh thổ.
- thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch, giúp cnngh Mĩ tránh khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài.
- tiếp tục thu hút nguồn vốn, lực lượng lao động giỏi, kĩ thuật từ các nước châu Âu. Nguồn dân di cư từ châu Ân sang đã đóng góp phần quan trọng trong sự phát triển KT Mĩ.
- ảnh hưởng của cuộc CM KHKT, tiếp thu kinh nghiệm và kĩ thuật của các nước khác. Trong thời kì này Mĩ đứng đầu thế giới về các phát minh.
- thúc đẩy tích tụ tập trung TB và tập trung SX. Sự hình thành và thống trị của các tổ chức độc quyền diễn ra rất nhanh, qui mô lớn, thâu tóm hầu hết các ngành KT chủ yếu.
- tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở của nguồn tài nguyên giàu có.
- chính sách của chính phủ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển.
Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa từ 1982 đến nay
- Điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của cơ chế thị trường:
Giảm tỉ trọng chi tiêu của nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách chính phủ, hạn chế mức cung tiền, ngăn chặn lạm phát, ví dụ như ở Mỹ giảm chi tiêu ngân sách cắt giảm chi phí quốc phòng từ mức thường xuyên 33-35% xuống 30%.
- Kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân
+Mỹ cắt giảm 25% thuế thu nhập cá nhân. Hệ thống thuế thu nhập 50%-10% xuống 30%- 10%
+ Ở các nước châu Âu thì giảm thuế trực thu đi đôi với mở rộng thuế giá trị gia tăng, chuyển gánh nặng từ người kinh doanh sang người tiêu dùng để hạn chế tiêu dùng, tăng tiết kiệm. Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp bằng tư nhân hóa và cổ phần hóa một sô doanh nghiệp của nhà nước. Đồng thời chính phủ còn nới lỏng sự kiểm sát hành chính để doanh nghiệp tự do kinh doanh, cho doanh nghiệp thích ưng với xu thế tự do hóa và giảm chi phí quản lý của nhà nước.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế:
Giảm bớt các ngành sử dụng nhiều năng lượng và nhân công, cải tiến kỹ thuật, giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng.
- Điều chỉnh quan hệ kinh tế quôc tế:
+ Giải quyết các mâu thuẫn lợi ích kinh tế bằng đàm phán, các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm tìm ra giải pháp chung đưa nền kinh tế ra khỏi bế tắc.
+ Các tổ chức kinh tế được thành lập: G7 , hội nghị thượng đỉnh G7 hàng năm họp bàn về các vấn đề kinh tế chính sách trên thế giới và các chính sách của họ; tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời khắc phục tình trạng bảo hộ mậu dịch ( áp đặt nâng cao các tiêu chuẩn về lao động, chât lượng vệ sinh an toàn, môi trường xuất xứ ... hay áp dụng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự hay dịch vụ của quốc gia nào đó), các tổ chức kinh tế khác như tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương nhằm tạo ra khu vực mậu dịch tự do, tăng cường khả năng cạnh tranh với các khu vực khác.
+ Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, điều chỉnh dòng chảy và phương thức đầu tư quốc tế là một nét mới trong phươg thức điều chỉnh kinh tế các nước tư bản.
Kết quả điều chỉnh:
- Điều chỉnh kinh tế có tác động khác nhau giữa các nước, tuy nhiên đã giúp khắc phục phần nào mâu thuẫn, dần dần thoát ra khỏi lạm phát, đình trệ cuối những năm 70. Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 3,2 %
Kinh tế Mỹ đạt tốc độ 3% ( 1980- 1990) và 3,4%( 1990- 1999) Kinh tế nhật sớm thoát ra khỏi giai đoạn chì trệ với mức bình quân 4% (1980- 1990) , xong trong thập niên 90 lâm vào khủng hoảng đạt 1,4 %.Kinh tế cac nước Tây Âu phục hồi chậm chạp hơn Pháp là 2,3% và1,7%, Anh là 2.2% và 1,5%...
- Cơ cấu kinh tế biến đổi sâu sắc
+ Phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, ít lao động và nguyên liệu. Theo xu hướng giảm cac ngành sản xuất vật chất tăng các ngành dịch vụ. Tỷ trọng các ngành công nghệ cao chiếm trên 50% trong tổng số sản phẩm xã hội, trên 30% ở Nhật, Anh Pháp...
+ Tính quốc tế hóa của nền kinh tế được nâng cao nhờ các hoạt động của các công ty siêu quốc gia.
+ Trình độ nghiệp vụ và các yếu tố cấu thành thị trường hàng hóa sức lao động cũng biến đổi. Chính phủ và các công ty tư nhân chú trọng đầu tư nâng cao trình độ của đội ngũ lao động
Điều chỉnh kinh tế có tác dụng đáng kể với sự phát triển kinh tế, song còn nhiều vấn đề còn tồn tại:quá trình quốc tế hóa và liên kết kinh tế tiếp tục tồn tại và làm cho cạnh tranh đa dạng và quyết liệt hơn. Tình trạng thất nghiệp, sự chênh lệch về thu nhập, bất bình đẳng xã hội vẫn tăng lên. Tình trạng bất ổn định và suy thoái vẫn diễn ra.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro