Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ksql bai4chuong7

Bài 4 trang 146

1. Khái niệm: Chênh lệch hiệu quả lao động là 1 bộ phận cấu thành chi phí lao động trực tiếp. Tức là chênh lệch chi phí lao động trực tiếp bằng tổng chênh lệch tiền lương và chênh lệch hiệu quả lao động.

2. Cách tính:

- Chênh lệch hiệu quả lao động: (Ha-Hs)Ws

- Trong đó: Ha là số giờ lao động thực tế

                   Hs là số giờ làm việc theo dự toán

                   Ws là tiền lương theo dự toán 1 giờ làm việc

Yêu cầu 1: Xác định trường hợp bị điều tra?

Tuần

Chênh lệch hiệu quả lao động

Chi phí lao động tiêu chuẩn

CL/CP

tiêu chuẩn (%)

Tình trạng

Bị điều tra

1

14.000.000

160.000.000

8,75

Có lợi

2

15.600.000

150.000.000

10,4

Bất lợi

x

3

12.000.000

160.000.000

7,5

Có lợi

4

18.000.000

170.000.000

10,59

Bất lợi

x

5

14.000.000

138.000.000

10,14

Có lợi

x

Yêu cầu 2: Trong tình trạng bất lợi xác định đối tượng chịu trách nhiệm? Hành động điều chỉnh?

- Nguyên nhân của chênh lệch bất lợi hiệu quả lao động là do sử dụng nguyên vật liệu chất lượng thấp hơn thông thường làm cho thời gian lao động thực tế kéo dài hơn so với thời gian làm việc theo dự toán. Nó đòi hỏi công tác sàng lọc, tuyển chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cho sản xuất bị kéo dài ra. Khi đó, trách nhiệm có thể thuộc về các bộ phận như sau:

1.     Bộ phận cung ứng đầu vào cho sản xuất mua phải hàng kém chất lượng về nhập kho.

2.     Bộ phận kho hàng không kiểm tra kỹ chất lượng hàng hóa khi làm thủ tục nhập kho.

3.     Nếu như hàng hóa mua về đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được nhập kho, khi xuất dùng cho sản xuất bị kém chất lượng thì trách nhiệm thuộc về thủ kho không đáp ứng yêu cầu bảo quản hàng hóa.

4.     Bộ phận cung ứng nhập quá nhiều nguyên vật liệu trong một lần về nhập kho khi mà nhu cầu sử dụng của đơn vị lại dùng trong một thời gian dài dẫn đến thời gian lưu kho lâu và ảnh hưởng tới chất lượng nguyên vật liệu.

5.     Do bộ phận sản xuất đánh tráo nguyên vật liệu, đưa nguyên vật liệu kém phẩm chất vào sản xuất.

6.     Do người lao động còn thiếu tay nghề hoặc do ý thức người lao động nên gây  lãng phí.

- Ứng với từng tình huống thì cần có hành động điều chỉnh thích hợp.

1.     Bộ phận cung ứng phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu mới mua hàng.

2.     Bộ phận kho hàng phải kiểm tra kỹ chất lượng hàng hóa khi làm thủ tục nhập kho.

3.     Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thiết bị bảo quản, kho bãi… để có biện pháp kịp thời giảm ảnh hưởng tác động của môi trường tự nhiên tới chất lượng hàng hóa trong kho.

4.     Có kế hoạch nhập hàng theo từng chu kỳ sản xuất để tránh hàng tồn quá lâu trong kho.

5.     Kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất.

6.     Nâng cao tay nghề người lao động và có các biện pháp giám sát thái độ làm việc của người lao động. Giáo dục nâng cao tinh thần người lao động.

Yêu cầu 3: Chênh lệch hiệu quả lao động có lợi do phương pháp sản xuất mới sử dụng ít thời gian lao động nhưng lại gây lãng phí nguyên vật liệu…?

Trường hợp 1: Chênh lệch sử dụng nguyên vật liệu bất lợi và lớn hơn chênh lệch hiệu quả lao động có lợi. Trong trường hợp này, trách nhiệm thuộc về:

1.     Dây chuyền công nghệ gây lãng phí nguyên vật liệu thì cần xem xét trách nhiệm của bộ phận đầu tư, cải tiến phương pháp sản xuất mới đó.

2.     Người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sử dụng nguyên vật liệu không tiết kiệm. Có thể do mới đưa vào dụng phương pháp sản xuất mới nên người lao động chưa quen gây lãng phí nguyên vật liệu.

3.     Có trường hợp cá nhân người lao động gian lận nguyên vật liệu để làm của riêng mình.

- Ứng với từng tình huống thì cần có hành động điều chỉnh thích hợp.

1.     Nếu như nguyên liệu bị lãng phí do dây chuyền sản xuất thì cần tập trung vào việc nghiên cứu, cải tiến thiết bị và phương pháp sản xuất mới để tận dụng được nguyên vật liệu.

2.     Có biện pháp khen thưởng và xử phạt những người lao động trực tiếp gây lãng phí nguyên vật liệu. Cần xây dựng định mức phù hợp, giảm tỷ lệ bù hao nguyên vật liệu…Đồng thời, có chương trình đào tạo tay nghề cho người lao động khi đổi mới phương pháp sản xuất để họ làm quen và thích nghi để sử dụng nguyên liệu đầu vào một cách tối ưu.

3.     Điều tra hoặc xử lý các trường hợp ăn cắp nguyên vật liệu. Cần giám sát chặt chẽ, so sánh với định mức sử dụng nguyên vật liệu và đưa ra chế độ thưởng phạt đối với người lao động sử dụng hiệu quả, trong định mức chi phí nguyên vật liệu.

Kết luận: Khi chênh lệch sử dụng nguyên vật liệu bất lợi và lớn hơn chênh lệch hiệu quả lao động có lợi thì không nên áp dụng phương pháp sản xuất mới.

Trường hợp 2: Chênh lệch sử dụng nguyên vật liệu bất lợi và nhỏ hơn chênh lệch hiệu quả lao động có lợi. Khi đó, nên áp dụng phương pháp sản xuất mới.

Nếu việc lãng phí có thể khắc phục được thì:

Tiếp tục nghiên cứu và tìm lý do tại sao lãng phí nguyên vật liệu. Nếu rơi vào các tình huống ở trường hợp 1 thì giải quyết như trên.

Nếu việc lãng phí là do dây chuyền công nghệ và không thể khắc phục được thì vẫn áp dụng dây chuyền mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro