Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ksan

Khách sạn là một cơ sở phục vụ nhu cầu chỗ ở ngắn của du khách. Tùy theo nội dung và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, vv. Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao (từ 1 đến 5 sao)

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi

Kinh doanh lưu trú  là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.

Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khách nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi.

* Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn

- KDKS phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch:

KDKS chỉ có thể đc tiến hành thành công tại các nơi có TNDL, bởi lẽ TNDL là yếu tố thúc đẩy, thôi thúc con ngườiđi du lịch. Nơi nào không có TNDL thì nơi đó không thể có khách tới. Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của khách sạn là khách du lịch. Rõ rang TNDL có ảnh hưởng rất mạnh tới đến kinh doanh của khách sạn. Mặt khác khả năng tiếp nhận của TNDL ở mối điểm du lịch sẽ quyết định quy mô của khách sạntrong vùng. Giá trị và sức hấp dẫn của TNDL có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn

- KDKS đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: 5 nguyên nhân

+ do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm ks: đòi hỏi các thành phần của csvckt của ks cũng phải có chất lượng cao. Tức là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của ks tăng lên cùng vs tăng lên của thứ hạng ks

+ sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn làm đẩy chi phí đầu tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao

+ chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao

+ chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn

+ do tính chất thời vụ nên mặc dù đầu tư lớn nhưng khách sạn chỉ kinh doanh hiệu quả vài tháng trong năm là nguyên nhân gây tiêu hao lớn.

- KDKS đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn:

Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa khá cao. Trong thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dung của khách, thường kéo dài 24/24h mỗi ngày.do vậy cần phải sử dụng 1 số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn. Với đặc điểm này các nhà quản lý khách sạn phải luôn đối mặt với những khó khăn về chi phí lao động trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí này mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng dịch vụ của khách sạn. Khó khăn cả trong công tác tuyển mộ lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.

- KDKS mang tính quy luật: Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của 1 số nhân tố mà chúng hoạt động theo 1 số quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật kinh tế của con người. Chẳng hạn sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết biến đổi trong năm luôn tạo ra nhưng thay đổi quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa của lượng cầu du lich đến các điểm du lịch. Tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch. Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì cũng gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh doanh khách sạn. Vấn đề đặt ra cho các khách sạn là phải nhgieen cứu kĩ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách sạn từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển kinh doanh có hiệu quả

* Khách của ks và tiêu thức phân loại khách của ks:

Khách của khách sạn:

Là những người có nhu cầu tiêu dung sản phẩm của khách sạn. Họ có thể là khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ ngơi thư giãn, khách thương gia với mục đích công vụ, họ cũng có thể là người dân địa phương hoặc bất kì ai tiêu dung sản phẩm của khách sạn. Các dịch vụ như tắm hơi, xoa bóp, san tennis…

khách của khách sạn là những người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích thời gian và không gian tiêu dùng.

Cách phân loại:

- Căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn gốc của khách:

+ Khách là người địa phương: bao gồm tất cả những người có nơi ở thường xuyên tại địa phương nơi xây dựng khách sạn, loại khách này tiêu dùng sản phẩm ăn uống và dich vụ bổ sung ( hội họp, giải trí) là chính, họ ít khi sử dụng dịch vụ buồng ngủ của khách sạn, nếu có thì là mua lẻ với thời gian lưu trú ngắn.

+ Khách không là người địa phương: Bao gồm khách từ địa phương khác, trong phạm vi quốc gia và khách đến từ nơi khác. Loại khách này tiêu dùng sản phẩm của khách sạn như ăn uống, ngủ nghỉ và dịch vụ bổ sung giải trí.

- Căn cứ vào mục đích chuyến đi của khách

+) Những người thực hiện chuyến đi với mục đích chính là để nghỉ ngơi thư giãn->gọi là khách du lịch thuần túy

+) Người thực hiện chuyến đi với mục đích công vụ: Công tác, tham gia hội họp, hội thảo

+) Người thực hiện chuyến đi với mục đích thăm người than, gia đình và mối quan hệ xã hội

+) Người thực hiện chuyến đi với mục đích khác như tham gia vào các sự kiện thể thao, chữa bệnh học tập

- Căn cứ vào hình thức tổ chức tiêu dùng của khách

+) Khách tiêu dùng sản phẩm của khách sạn thông qua sự giúp đỡ trung gian

+) Khách tự tổ chức tiêu dùng sản phẩm của khách sạn , khách này thường tự tìm hiểu về khách sạn

+ Ngoài ra còn phân loại theo độ tuổi, giới tính hay độ dài thời gian lưu trú

Lịch sử về hình thành và phát triển kinh doanh khách sạn trên thế giới:

Những dấu hiệu đầu tiên về cơ sở lưu trú được tìm thấy owe các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở miền đông cổ đại và muộn hơn là ở khu vực đại trung hải.

Các biến đổi to lớn về kinh tế , xã hội và chính trị trong thời kì quá độ từ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống trong thời điểm này.

Song song với sự củng cố chế độ phong kiến iwr các nước châu âu với nhiều nghề nghiệp mới được hình thành các thành phố phát triển nhanh, hoạt động ngoại thương được ở rộng, nhu cầu đi lại tăng mạnh, kéo theo sự tăng mạnh của nhu cầu lưu trú và ăn uống.

Cuối thế kỉ 18 đầuthế kỉ 19 là thời kì mang tính chất bước ngoặt của hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn, mang đúng nghĩa hiện đại của nó. Nguyên nhân sinh ra bước ngoặt này là sự hình thành hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và đặc biệt là giai đoạn phát triển công nghiệp của nó.

Khoảng cuối thế kỉ 19, hoạt động kinh doanh lưu trú được phân hóa theo vị trí đại lí của các cở sở kinh doanh.

Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 là thời kì nổi tiếng được gọi là “ Kỷ nguyên vàng” trong lịch sử phát triển của kinh doanh khách sạn . Kinh doanh khách sạn trong thời kì này có một số đặc điểm như:

-Sự ra tăng nhanh chóng của số lượng khách sạn sang trọng ở các thủ đô của các nước trên thế giới.

-Sự mở rộng và hiện đại hóa hàng loạt các khách sạn trong khu nghỉ dưỡng ở Riviera do sự ham thích ngỉ ngơi ở vùng biển về mùa hè của số đông khách du lịch

-Xuất hiện nhiều khách sạn dành cho các khách công vụ và khách có khả năng thanh toán trung bình.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động kinh doanh của khách sạn bị ngừng trệ. Một loạt khách sạn bị phá hủy, một số khách sạn bị biến thành bệnh viện phục vụ cho quân đội.

Ở thời kì giữa 2 cuôc chiến tranh thế giới, cơ cấu của các cơ sở lưu trú có nhiều thay đổi phù hợp với sự thay đổi cơ cấu khách du lịch.

Vào những năm 30 của thế kỉ 20, nghành chế tạo ôtô phát triển mạnh và ở mĩ xuất hiện những motel đầu tiên dành cho khách du lịch đi bằng ô tô.

Chiến tranh thế giới thứ 2 gây nên tổn thất cho kinh doan khách sạn. Rất nhiều khách sạn bị phá hủy và bị chiếm đóng biến thành các khu trại lính.

Sau chiến tranh và đặc biệt là từ sau năm 1950 đã mở ra 1 thời kì mới thuận lợi cho sự phát triển của kinh doanh khách sạn. Bên cạnh các nước có ngành kinh doanh khách sạn hiện đại như Thụy Sỹ, Áo, Pháp, đã xuất hiện các nước có nghành kinh doanh khách sạn mới như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Nam tư…

ý nghĩa về mặt Kinh tế, chính trị, xã hội của hoạt động kinh doanh khách sạn

a.Về kinh tế

 -Là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của ngành

 -Thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng của các dịch vụ và hàng hóa của các doanh nghiệp khách sạn tại điểm du lịch.

  -Vì vậy kinh doanh khách sạn còn làm tăng GDP của vùng và của cả một quốc gia

 -Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tư trong và ngoài nước,huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư.

 -Các khách sạn là các bạn hàng lớn của nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế.

-Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi một dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn.Do đó phát triển kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.

b.Về xã hội

 -Thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi trong thời gian đi du lịch của con người,kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động.

 -Hoạt động kinh doanh khách sạn còn làm tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệt rẻ.

 -Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ giao lưu giữa mọi người từ mọi nơi, mọi quốc gia khác nhau, các châu lục trên thế giới.Điều này làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình hữu nghị và tính đại đoàn kết giữa các dân tộc của kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.

 -Kinh doanh khách sạn là nơi chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bản chính trị, kinh tế quan trọng trong nước và thế giới. Vì vậy kinh doanh khách sạn đóng góp tích cực cho sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới trên nhiều phương diện khác nhau.

* 10 tập đoàn khách sạn lớn nhất trên thế giới

Theo số liệu 2012

1 / INTERCONTINENTAL HOTEL GROUP

Kể từ năm 2004 IHG là các nhóm khách sạn lớn nhất thế giới – và đến hôm nay group này bao gồm hơn 600.000 phòng. Trong nửa cuối năm 2008, 25.000 phòng gia nhập vào trong group, trong khi tăng trưởng sẽ là 250.000 trong vài năm tới làm cho chắc chắn rằng IHG sẽ vẫn còn trên đầu trang. Tốc độ tăng trưởng của nhóm được hỗ trợ bởi sự mở rộng của Holiday Inn Express và điều này đã được hỗ trợ với sự mở rộng của Crowne Plaza và sự xuất hiện của Staybridge Suites và Boutique Indigo Hotel ở châu Âu. Với 5,9% số lượng phòng được gia nhập them sẽ giúp cho IHG vẫn là tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới.

2 / WYNDHAM HOTEL GROUP

Wyndham Hotel Group là tập đoàn lớn thứ hai trên thế giới. Tập đoàn khách sạn ở Hoa Kỳ này có sự gia tăng 7,7% tổng số lượng phòng cung cấp trên thế giới. Việc mua lại hai thương hiệu từ Global Hyatt – tế Microtel Inns & Suites và Hawthorn Suites đã giúp cho tập đoàn này phát triển thêm trong tổng số gần 400 tài sản mới.

3 / MARRIOTT 

Marriott International duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình là 4,7% cũng như kế hoạch mở rộng mở rộng 800 khách sạn với tổng số 125.000 phòng. Tập đoàn này cũng  đầu tư đáng kể trong các thương hiệu hiện có của sẵn.

4 / HILTON HOTELS GROUP

Tập đoàn Khách sạn Hilton ở là nhóm lớn thứ tư trên thế giới. 300 khách sạn mới đã được thêm vào danh mục đầu tư của tập đoàn trong năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của nhóm này vẫn được duy trì  mạnh chủ yếu là ở Mỹ, đất nước của Hilton. Doubletree, Homewood Suites và đặc biệt Hilton Garden Inn và Hampton Inn đã bắt đầu có sự phát triển lớn toàn cầu.

5 / ACCOR GROUP

Accor Group đã có gần 500.000 phòng, với mức tăng trưởng hàng năm là 3,7%. Nhóm mở 800 thương hiệu Ibis 800 ở Thượng Hải, Trung Quốc. Cùng với sự tăng trưởng từ khách sạn Etap và FORMULE1 bảo đảm vị trí của mình trong lĩnh vực ngân sách / nền kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, kế hoạch mở rộng của Accor tiếp tục vẫn là một ưu tiên, với 105.000 phòng mới trong kế hoạch.

6 / CHOICE

Ghi nhận sự tăng trưởng phòng cung ứng toàn cầu là 4,5%, Chuỗi Khách sạn nhượng quyền Choice  Mỹ đã không di chuyển từ vị trí của nó trong bảng xếp hạng. Thương hiệu Cambria cao cấp mở rộng nhanh chóng với 12 khách sạn đi vào hoạt động trong 61 khách sạn. Để đa dạng hóa nguồn cung cấp tốt hơn, nhóm đang xem xét việc tạo ra hai thương hiệu mới cao cấp, dịch vụ đầy đủ, 7 / BEST

7/ BEST WESTERN

Phát triển Best Western phát triển ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp, mặc dù nguồn cung cấp toàn cầu giảm chỉ hơn một 1%. Trong năm 2008, nhóm đã mở một khách sạn 5 sao đầu tiên của nó ở châu Âu, ở Prague. Thương hiệu Premier cao cấp được coi là tầm quan trọng, đến ở Trung Quốc và Dubai.

8 / STARWOOD HOTELS & RESORT

Sự hồi sinh của tập đoàn Sheraton  là hoàn thành 70% và hiện đang bắt đầu chi trả để trả hết, với việc  cung cấp 10 khách sạn trong số khoản 20 khách sạn biến mất và không còn tương ứng với các tiêu chuẩn mới.

9 / CARLSON

Carlson với 150.000 phòng, đại diện cho sự tăngtrưởng  2%, nhóm khách sạn lớn thứ 9 trên thế giới. Mục tiêu phát triển và cho hoạt động 20.000 phòng ở châu Á-Thái Bình Dương đã đạt tới. Tại châu Âu, Carlson đã thông báo tăng cổ phần của mình trong Rezidor một nhóm hứa hẹn  có một sự tăng trưởng năng động.

10 / GLOBAL HYATT

Mặc dù ghi nhận một sự suy giảm phòng cung ứng toàn cầu là 17,4% Global Hyatt vẫn nằm trong nhóm 10 tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới. Sự sụt giảm này là kết quả tuy nhiên của chiến lược tập trung vào phân khúc cao cấp của tập đoàn .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: