Chương 3: Bạo lực học đường???
Và đỉnh điểm của việc bị đè ép là vào cuối học kì 2 lớp 10, khi vừa thi học kì xong, mới lớp 10 thì vẫn chưa lo lắng trong kì thi trung học phổ thông quốc gia sắp tới nên giáo viên cũng chỉ dạy cho hết chương trình còn sót lại và cho tự do làm việc trong tiết với câu nói quen thuộc "chơi thì chơi nhưng đừng làm ồn đến các lớp bên cạnh."
Chúng tôi chơi theo nhóm bài uno. Thề là dù có được chỉ bao nhiêu lần, tôi cũng không hiểu được cách chơi của nó. Nhìn mọi người hăng say chơi còn tôi thì ngồi thả bài theo tổ tiên mách bảo. May sao được Hạo Thạc nhắc nhở tôi đã trót lọt về hạng 2 trong sự hoang mang của bản thân.
Sau khi tôi thoát khỏi sự khó hiểu của uno mọi người vẫn tiếp tục đến khi tìm ra ai hạng chót, tôi đã nói mình đi vệ sinh. Mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu tôi kiềm chế lại tính cách quái gỡ của mình.
Trên đường đi đến phòng vệ sinh, những người bạn khác trong lớp cũng đi theo. "Có lẽ là thuận đường"- tôi nghĩ vậy. Nhưng cách họ đi sau lưng tôi, tụm lại vào nhau chỉ trỏ, nói bóng nói gió và có khi còn cười ầm lên về những câu nói mang tính sát thương về tinh thần cao khiến tôi có cố lơ đi cũng không thể không lọt vào tai mình được.
Cứ vẫn câu nói "Nhẫn nhịn là cách tôi tự rèn luyện bản thân" mà tôi học trong bộ phim nào đó để nói đi nói lại trong đầu, ngăn những hành đồng thiếu suy nghĩ của mình lại vì họ là con gái.
"Mặt nó cũng dày ghê nhỉ. Cứ đi kè kè theo sau. Mình thấy xấu hổ giùm luôn á."
"Học thì không giỏi mà cứ cho mình ta đấy. Buồn cười ghê."
"Nó nghe thấy chừ. Nói nhỏ nhỏ thôi."
"Cảm thấy buồn cho họ khi chơi chung với người tẻ nhạt như thế."
Tất cả mọi thứ đều vô ích khi họ thấy tôi chỉ im lặng. Công cuộc nói xấu sau lưng lên đến đỉnh điểm khi họ chê bai nhân phẩm, lòng tự trọng của tôi bằng việc "đồ ẻo lả, con trai không ra con trai, con gái cũng chẳng ra con gái, cứ bám áo người khác ra vẻ đáng thương để lôi kéo sự chú ý đó mà." Và sau đó là một trận cười khoái chí.
Con người tôi tẻ nhạt thật nhưng tôi đặt cho mình ba điều để bản thân sẽ không phải chịu thiệt. Một là đừng đụng đến gia đình tôi, ha là đừng đựng đến người thân của tôi và cuối cùng là đừng đụng đến cái danh dự và nhân phẩm bé nhỏ của tôi.
Đối với tôi, gia đình và người thân là hai khái niệm khác nhau. Gia đình là những người cùng dòng máu, sinh ra tôi và cùng tôi lớn lên. Còn người thân là những người quan tâm, yêu thương, chia sẻ, đồng hành cùng tôi và là những người không vì cái lợi ích mà giả vờ vuốt ve, an ủi tôi.
Và họ đã đụng đến hai điều trong ba cái nguyên tắc đó. Họ đụng đến nhân phẩm của tôi và nói trúng tim đen của tôi khi lợi dụng thứ tình cảm mà tôi có được từ những "người thân" đó.
"Giận quá mất khôn" nó đúng trong trường hợp này. Từ lúc tôi mở miệng ra nói từ đầu tiên là đã tự nhân thức rằng mình sẽ được "uống trà" ở phòng giám thị. Tôi chỉ tay vào mặt từng đứa và kể ra tất cả việc "tốt" mà chúng làm.
Từ việc bám chân giáo viên xin điểm trong khi bản thân học chẳng ra gì đến chạy lui chạy tới xin đội tự quản xóa hết lỗi vi phạm của bản thân để không bị vào sổ đỏ của trường.
Tôi không muốn quan tâm nhưng "cái gì một chút thì vui, nhiều quá là nó lố lăng, ô dề đấy các bạn."
Không cần biết có bao nhiêu người nghe và bao nhiêu người chứng kiến, kết quả là cả lũ bị lôi vào phòng giám thị nhưng lúc đó tôi không sợ hãi cũng chẳng lo lắng.
Nhìn những giọt nước mắt cá sấu đáng thương của "các bạn" mà tôi lại vui vẻ đến lạ. Cuối cùng tin này truyền đến lớp tôi và nhìn thấy bộ dạng hớt hải của đám bạn tôi lại thấy an tâm vì mình vẫn còn được quan tâm và để ý. Thầy giám thị đã gọi giáo viên chủ nhiệm lớp tôi lên, có cả giáo viên lớp bên nữa.
"Thì ra trong lũ đó còn có hai đứa lớp khác. Biết thế lúc chửi đã chừa nó ra cho đỡ mang tiếng với giáo viên lớp khác."
Cô lớp tôi chẳng tin vào mắt mình khi nhìn thấy tôi là nhân vật chính trong đó. Cô vẫn nghĩ tôi là đứa trầm lặng, ít nói nhưng không phải là đứa hay nổi nóng lên.
Lần này, tôi đã làm cô thất vọng. Đã cãi nhau còn là bạn chung lớp rồi lôi thêm bạn khác lớp. Tội chồng tội.
Nhưng mấy ai hiểu được sự việc lúc đó, mấy ai quan tâm tôi là đứa bị hại. Nhìn thấy một dàn nước mắt chảy ra từ những gương mặt kia còn tôi thì cứ trơ ra đấy. Ai tin tôi là người bị hại.
Cô đã hỏi tôi: "Hanh, nói với cô là em không gây sự với các bạn, là do các bạn đã nói điều không tốt với em nên mới có chuyện như vậy. Cô vẫn tin là học sinh lớp mình luôn ngoan và hiểu chuyện."
Điều cô nói đúng, nhưng không ai tin cả. Chẳng ai tin một đứa vừa gây tội xong lại không có vẻ gì hối lỗi. Tôi biết cô có thất vọng nhưng niềm tin của cô dành cho học trò quá lớn để chấp nhận rằng có xích mích trong lớp.
Cũng không buồn biện minh cho bản thân khi nghe thầy giám thị công bố hình phạt là dọn vệ sinh phòng thực hành còn "các bạn" thì dọn rác trước cột cờ. Tôi cũng chỉ im lặng chấp nhận nhưng lại không buồn vì đã trả thù lại sương sương những gì tụi nó làm với mình.
Thế là tôi đã để lại hình ảnh xấu của bản thân cho giáo viên khác thấy. Họ chỉ đánh giá mình với những gì họ thấy, chỉ tin những gì mà họ muốn tin và cũng chẳng quan tâm sự thật như thế nào. Con người là thế đấy.
Tôi nhìn thấy ánh mắt lo lắng của Hạo Thạc và Trí Mẫn, nhận được cái vỗ vai an ủi của Nam Tuấn và Thạc Trân, thấy sự khinh bỉ từ Doãn Kỳ và Doãn Khởi khi "dàn nước mắt" lần lượt bước ra. Và thấy sự áy náy của Chính Quốc khi nhìn tôi.
Tôi tự hỏi: "Lúc đó sao cậu lại có ánh mắt sự vậy, nó nhìn tôi là vì đau buồn hay thương hại thay tôi. Cho tôi tự luyến là vì cậu không thể chạy đến và bảo vệ tôi lúc đó nên cậu thấy hối hận."
Dù ra sao, việc tôi làm tôi tự chịu, không việc gì phải sợ hãi. Chẳng qua là bản thân là ghi điểm xấu trong mắt thầy cô và bạn bè, làm gia đình buồn lòng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro