kokology-game 17,18
Trò chơi 17 : ĐI XE ĐIỆN NGẦM
Hầu hết chúng ta đi xe điện ngầm với cảm giác lẫn lộn, phấn khích pha lẫn khiếp sợ. Dù là nơi đông đúc, ồn ào, chẳng nổi tiếng về an toàn hay điều kiện vệ sinh, nhưng xe điện ngầm có một cái gì đó khiến nó trở thành một phần gắn liền, không thể thiếu của cuộc sống của thành thị. Có lẽ đó là một đường ray điện, là nhịp điệu khởi hành hay dừng lại đột ngột khi xe điện ngầm lăn bánh rời ga này tới ga khác. Hoặc có lẽ đó là khả năng vô tận gậy sững sờ cho cả những cư dân kỳ cựu nhất của thành phố, bằng những cú sốc khinh hoàng và những vụ đụng độ không sao thấy trước được.
Cho dù bạn chưa bao giờ đi xe điện ngầm, nhưng hãy cứ thử tưởng tượng : bạn đang đứng lắc lư trên một chiếc xe điện ngầm đông nghẹt, thì chợt trông thấy một chỗ trống ở gần đó. Bạn định tới ngồi xuống thì nhận ra một người khác cũng đã dợm hướng về chỗ trống đó rồi. Bạn làm gì ?
1. Ngồi vào chỗ trống đó, dĩ nhiên.
2. Lưỡng lự và nhìn quanh trước khi làm bất cứ cái gì.
3. Để người kia ngồi xuống chỗ trống.
4. Chuyễn sang một toa khác.
Trò chơi 18 : MÓN QUÀ VÔ THỪA NHẬN
(Trò này có vẻ thú vị hơn. Giải đáp cũng hay lắm đấy ! )
Thật khó mà thổ lộ cho người khác biết mình thật sự cảm thấy như thế nào về họ. Chẳng bao giờ dễ dàng tìm ra lời nói đúng đắn hay điệu bộ thích hợp để diễn ỉa cảm xúc thật sự của mình, và sẽ càng khó khăn hơn nữa khi người bạn đang cố bày tỏ tâm tư lại là người bạn đang yêu thầm. Với nhiều người, việc thốt ra ba từ "anh yêu em" (hoặc "em yêu anh") còn khó nhọc hơn cả mối đe dọa ghê gớm nhất.
Bạn vừa quyết định sẽ bộc lộ tất tần tật những cảm xúc của mình với người mà bạn đang trộm yêu từ "hàng thế kỷ nay". Bạn cũng đã mua một món quà nhỏ để trợ giúp bạn biểu lộ tình cảm chân thật và tình yêu sâu sắc của bạn.
Thế nhưng, trớ trêu thay, vào giờ phút cuối cùng, khi bạn nghiêng mình trao món quà cho người đó thì bạn lại nhận được câu: "Xin lỗi, tôi không thể nhận tình cảm của bạn được. Tôi đã yêu một người khác rồi".
Ôi chao, thế này thì chỉ có thời gian mới hàn gắn được trái tim tan vỡ của bạn thôi. Và câu hỏi liền sau đây là: bạn sẽ làm gì với món quà "vô thừa nhận" đó ?
1. Đem sử dụng nó cho mình.
2. Đem cho một ai khác.
3. Quăng nó vào sọt rác.
4. Gửi bằng đường bưu điện cho người đã chối bỏ nó, biết đâu còn một "hy vọng cuối cùng".
--------
Lời diễn giải trò 17 : ĐI XE ĐIỆN NGẦM
(trò này sách giải thích không hay lắm)
Xe điện ngầm có lẽ chẳng phải là phương tiện đi lại sang trọng gì cho cam, và bạn không thể mong chờ được ngắm cảnh vật hai bên đường, nhưng đôi khi xe điện ngầm lại là phương tiện duy nhất đưa bạn tới nơi bạn muốn đến. Hiểu theo cách đó, xe điện ngầm giống như một cuộc hẹn hò mà không biết mặt đối tượng. Trong cả hai tình huống, chẳng hề dễ dàng thay đổi lộ trình một khi bạn lỡ leo lên xe lộn tuyến đường. Cách bạn thấy mình xử lý vụ việc tới ngồi xuống chỗ trống tương đương với cách bạn sẽ hành động khi bạn muốn hủy bỏ cuộc hẹn thứ hai, sau khi một người bạn của bạn đã gặp rắc rối khi giới thiệu bạn với ai đó mà họ tưởng là "hoàn hảo với bạn".
1. Ngồi vào chỗ trống đó, dĩ nhiên.
Bạn biết mình muốn cái gì, và quan trọng hơn, biết mình không muốn cái gì. Kinh nghiệm đã dạy cho bạn biết rằng không việc gì phải khổ sở, áy náy về sự ảnh hưởng đối với người khác khi chính bạn là người phải sống với hậu quả. Điều này có nghĩa là bạn sẽ làm tổn thương một vài cảm xúc khi bạn sống trong cuộc đời, nhưng ít nhất thì những cảm xúc tổn thương đó không phải là của chính bạn.
2. Lưỡng lự và nhìn quanh trước khi bạn làm bất cứ cái gì. (dok, higaderu, mpeda)
Bạn luôn nhìn bức tranh toàn cảnh và cân nhắc cảm xúc của tất cả mọi người liên quan trước khi ra một quyết định. Dù sao thì thế giới đâu có quay quanh bạn. Hãy nhớ, quyết định bạn đưa ra bây giờ có nghĩa là sự khác nhau giữa một chỗ ngồi thoải mái, và một cuộc hành trình dài luôn phải tự hỏi hà cớ gì mình lại phải chịu cái kết cục khổ sở như thế này đây.
3. Để người kia ngồi xuống chỗ trống. (32tst, mon)
Bạn nghĩ quá nhiều về việc những người khác nghĩ gì. Và vì muốn mọi sự tốt đẹp, cuối cùng hóa ra bạn lại đi thực hiện ao ước của những người khác. Mọi người ca ngợi bạn như là người cực kỳ dễ sống chung.. Nhưng chính bạn mới là người phải chịu trận hồi lâu trong cuộc hành trình dài nơi đường hầm tối, chứng kiến ai đó đang quá hạnh phúc đến độ cứ để mặc kệ bạn đứng mỏi chân suốt dọc đường.
4. Chuyển sang một toa khác.
Khái niệm về cuộc hẹn "mù" - không biết mặt người hẹn - thật là xa lạ đối với bạn. Viễn cảnh bị quăng vào mối quan hệ với ai đó bạn chưa gặp bao giờ đủ để bạn bắt đầu quýnh quáng tìm kiếm ngay một cái phanh khẩn cấp. May thay, những người biết bạn đã suy nghĩ ra chuyện này rồi, và bất chấp bạn có rất nhiều bản chất tốt, bạn cũng khó lòng có thể đứng đầu danh sách trong viễn cảnh của bất cứ cuộc cạnh tranh nào.
Lời diễn giải trò MÓN QUÀ VÔ THỪA NHẬN :
Thật khó có điều nào khơi gợi sự phản ứng dữ dội như khi bị khước từ tình yêu. Trong những trường hợp tiêu cực thái quá, nó có thể biến niềm đam mê cháy bỏng thành một mối thâm thù. Bạn phản ứng như thế nào khi món quà - biểu tượng cho tình yêu của bạn bị từ chối sẽ chỉ ra mức độ đau đớn của bạn, mà theo đó bạn có thể nhanh chóng bình phục, vượt qua cú sốc và tiếp tục cuộc sống của mình, hay là có khuynh hướng vương vấn mãi với thế giới của giấc mơ tan vỡ. Điều này cũng trùng lắp với mức độ chấp nhận hay khăng khăng phản đối mà bạn bộc lộ mỗi khi phải đối phó với những thất bại bất kỳ trong cuộc sống.
1. Đem sử dụng nó cho mình. (dok, tiol, mon, monitor1612, mpeda)
Là một người khắc kỷ, bạn đối mặt trực diện với thực tế. Và giống như một người khắc kỷ, bạn thích giữ gìn đìều nhắc nhở về con tim nhói đau của mình cho đến khi tự nó phai nhạt đi cùng với thời gian. Bạn dám tự nói với mình một cách dõng dạc rằng "Cái này đau thật đấy!" bởi vì bạn biết mình có đủ sức mạnh để nhận lấy nỗi đau và để đeo nó như một tấm huân chương danh dự. Nhưng tính cách này của bạn cũng có thể được hiểu như một phương thức trả thù, bởi vì bằng cách đó, không bao giờ bạn để cho người kia quên rằng họ đã làm đau bạn biết chừng nào.(Chắc cũng giống như dok nói :"Để mỗi lần nhìn lại món quà đó, còn nhớ được vài kinh nghiệm xương máu")
2. Đem cho một ai đó khác. (coyoteugly, monitor1612)
Bạn cố đánh giá hết mức tình huống tồi tệ bằng cách tự tách biệt mình với cái vật nhắc nhở chẳng vui vẻ gì, và đồng thời lại làm cho một người khác hạnh phúc. Bạn không "cất tất cả trứng vào một giỏ", và điều đó cho phép bạn nhanh chóng quên đi nỗi thất bại và tiếp tục sống đàng hoàng. Thậm chí mặc dù mọi thứ không suôn sẻ với bạn trong lần này, nhưng chắc chắn vẫn có một ai đó, đang ở đâu đó luôn yêu mến cái đặc tính tốt đẹp trong bản chất của bạn.
3. Quăng nó vào sọt rác. (Meo U, higaderu)
Bạn nghĩ rằng quăng món quà đi tức là bạn đã quăng luôn cả những ký ức và nỗi đau liên quan tới nó. Nhưng thật ra bạn là mẫu người hay nặng lòng, cứ đeo bám mãi vào cơn đau, vào nỗi đau bị từ chối. Bạn không thể để nó trôi qua được. Bạn có thể quẳng chiếc nhẫn xuống sông chỉ để khỏi phải thấy nó bên bồn rửa mặt vào sáng sớm mai; nhưng bạn không thể vứt đi những ký ức buồn hay những nỗi đau. Hãy học cách sống chung với chúng.
4. Gửi bằng đường bưu điện cho người đã chối bỏ nó, chờ đợi một hy vọng cuối cùng.
Bạn đi tìm đoạn kết cho chính mình, cho dù điều đó tức là thây kệ những ước muốn của người mà bạn nghĩ mình yêu. Biện pháp này chắc chắn là mạnh khỏe nhất cho bạn, bởi vì nó có thể giúp bạn nói rằng :"Tôi đã làm tất cả những gì mà tôi có thể làm. Còn những thứ còn lại nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi."
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro