KNGT 03
[KN GIAO TIẾP] Triết lý tomato
"Tomato viết ngược lại vẫn là Tomato. Có đảo ngược thế nào thì cà chua cũng vẫn là cà chua".
Cà chua xanh thì bên trong cũng xanh, ngoài đỏ thì bên trong cũng đỏ. Không giống như quả dưa hấu, ngoài xanh mà trong lại đỏ...
Con người ta không phải lúc nào cũng sống được như quả cà chua, sống thật đúng với cái "tôi" bên trong của mình. Có khi muốn sống như thế nhưng lại không thể được. Và cái câu "đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" lại được áp dụng triệt để như một lời biện minh hữu ích. Người ta bảo đấy là sự kết hợp cà chua với dưa hấu để cho ra thế hệ F1 hoàn hảo, biết biến hoá linh hoạt trong từng hoàn cảnh...
Nhưng, như một người bạn đã nói: "Nếu như trong cuộc đời, cái gì cũng là chính nó, người tốt kẻ xấu đều có thể phân định ngay từ lần gặp đầu tiên, cuộc sống còn thú vị nữa hay không? Cũng như trong cuộc sống, những "người xấu" thật ra cũng không đáng ghét lắm. Sự có mặt của họ tạo nên sự phong phú cho cuộc đời và ở một chừng mực nào đó, họ tạo nên thế đối lập khiến những người tốt được nhận diện và ngợi khen.
Có một "người bạn cà chua" cũng tốt, nhưng đối diện với một cây dưa hấu vẫn thú vị hơn nhiều. Không phải giả dối, mà là biết giấu mình một chút, người đối diện sẽ cảm thấy được khám phá và phát hiện ra sự thú vị ẩn chứa bên trong cái vẻ ngoài lạnh lùng ấy.
Có người nói rằng sống trong đời là tìm cách chiếm lĩnh một lập trường sống, một lập trường nhân cách giữa cuộc đời. Ngoại trừ số ít người có can đảm không quan tâm đến xung quanh, thì đa số những người còn lại đều có đôi lúc hoang mang về cách sống của mình.
Tôi không phải là một người "can đảm không quan tâm đến xung quanh". Tôi đôi khi cũng vẫn hoài nghi về lối sống của mình. Nhưng tôi thích phân biệt rõ ràng tốt - xấu, kể cả ngay từ lần gặp đầu tiên. Tôi vẫn thích trắng đen rõ ràng hơn là mờ mờ ảo ảo. Và hơn hết, tôi vẫn thích có một "người bạn cà chua" hơn là một "người bạn dưa hấu". Không phải ai cũng biết giới hạn của việc "giấu mình đi một chút" cho người khác khám phá. Người ta hay tham lam, hay đi quá đà mà chẳng nhận ra được đâu là điểm dừng.
Thích thì bảo là thích. Không thích thì bảo là không thích.
Yêu thì bảo là yêu mà không yêu thì nói không yêu.
Đừng có miệng nói yêu mà trong bụng thì ghét, sau lưng lại nói xấu hết lời. "Dù ai cách núi ngăn sông ta cũng không nói ghét là yêu. Dù ai ngăn sông cấm chợ ta cũng không nói yêu là ghét".
Xấu thì hãy sống đúng như xấu, đừng cố tỏ ra mình tốt đẹp. Mà tốt đẹp rồi thì hãy giữ và làm cho mình tốt đẹp hơn.
Nghèo thì không thể sống cuộc sống của giàu, mà giàu cũng chẳng thể cố vờ như mình nghèo khó.
Sống đúng với bản thân mình, đấy mới là ý nghĩa sâu xa của "triết lý cà chua"!
Tôi từng được giáo huấn thế này: "Em không thể giữ mãi một lối sống, một nếp suy nghĩ được. Em làm ở công ty A, tất cả mọi người đều cùng đi ăn cơm trưa với nhau. Nhưng khi em chuyển sang công ty B, mọi người chỉ thích gọi cơm hộp về văn phòng ăn thì em cũng không thể bắt tất cả bỏ thói quen ấy để đi ra ngoài ăn cùng nhau. Hoặc em cũng sẽ phải làm như họ hoặc em sẽ phải ra ngoài ăn một mình. Vậy thì khi đó, em có còn là em với thói quen cũ không? Em có còn là... cà chua nữa không?"
Tôi đã cười rất nhiều mỗi khi nhớ lại câu nói đó. Người nói rất thật lòng, đưa ra ví dụ rất cụ thể nhưng lại nhầm lẫn giữa việc thay đổi thói quen cho phù hợp với hoàn cảnh sống và việc sống đúng với con người mình. Tôi có thể chuyển sang ăn cơm hộp nhưng đó chỉ đơn thuần là chuyển thói quen chứ không có nghĩa là tôi sẽ biến thành một người xấu, cũng không có nghĩa là tính cách, phẩm chất của tôi thay đổi theo. Tôi vẫn cứ là tôi, đơn giản vậy thôi...
Còn bạn, bạn sẽ sống như thế nào? Như cà chua hay dưa hấu?
[KN GIAO TIẾP] Lòng tự trọng.....thay đổi nhìn nhận bản thân
LÒNG TỰ TRỌNG - THAY ĐỔI CÁCH NHÌN NHẬN BẢN THÂN
“Hãy là phiên bản điển hình nhất của chính bạn, thay vì trở thành phiên bản thứ hai của người khác!” - Judy Garland
Lòng tự trọnglà một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nhân cách mỗi con người. Đó là hình ảnh cơ bản nhất bạn có được về bản thân theo quan điểm của riêng bạn. Nếu bạn có cái nhìn tốt về bản thân, bạn là người có lòng tự trọng cao, và ngược lại. Đó là nền tảng cho cuộc sống chúng ta, giúp ta nhận ra rằng: cuộc sống vô cùng đáng giá và phải sống hết mình vì nó.Trừ khi bạn tin vào bạn, tin vào khả năng của chính mình, bạn sẽ không thể thành công trên đường đời. Nói một cách khác, chúng ta đơn giản cần phải tự hào về bản thân và những khả năng của mình hơn việc mong muốn trở thành những gì chúng ta không thể.
Lòng tự trọng thấpảnh hưởng đến tất cả cách khía cạnh của cuộc sống bao gồm nghề nghiệp, công việc, gia đình, các mối quan hệ, đời sống xã hội và những khía cạnh khác. Nó luôn tạo ra cảm giác thất bại, trong khi đó lòng tự trọng cao cho chúng ta sự tự tin và niềm tin mãnh liệt vào tiềm năng bản thân để tiến xa hơn trong cuộc sống.
Khi chúng ta nhận thức được rằng đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng, và rằng hàng ngàn người đang chấp nhận sống với một lòng tự trọng thấp bất kể sức khỏe, hạnh phúc và sự hiểu biết của họ, chúng ta cần nắm được một số phương pháp đơn giản nhưng quan trọng để nâng cao lòng tự trọng bản thân. Sau đây là một trong số những cách hiệu quả nhất:
1. Tạo một Sổ Tay Chiến Thắng
Đây là một trong những phương pháp khiến tôi giữ được lòng tự trọng mình luôn ở mức cao. Hãy viết vào một quyển sổ tất cả những thành công bạn đã đạt được trong quá khứ. Không quan trọng thành tựu của bạn nhỏ bé hay vĩ đại, chỉ cần bạn có thể nhớ được chúng! Đó có thể là những kĩ năng đặc biệt hay những thứ quý giá bạn sở hữu, một điểm số cao hay một huy chương khi bạn chiến thắng một cuộc thi. Đó cũng có thể là một khoảng tiền thưởng, một dịp bạn được thăng tiến, hay thậm chí chỉ là cái nháy mắt từ một người bạn khác giới khi bạn ghi điểm tại một trận đấu giải trong trường. Chúng hoàn toàn có thể là bất cứ thành tựu nào bạn đã đạt được trong cuộc sống.
Hãy đảm bảo rằng bạn phải bắt tay vào việc này ngay từ bây giờ! Tất cả chúng ta đều có những thời điểm cảm xúc trái ngược nhau, và cái chúng ta cần mỗi lúc tâm trạng xuống dốc chính là sự nâng đỡ về mặt tinh thần. Hãy lướt qua sổ tay của bạn mỗi khi cảm thấy tồi tệ hay đang có những suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ thấy được nó tạo cho bạn trạng thái tâm lý tốt như thế nào một khi bạn bắt đầu nghĩ về những điều tốt đẹp đã từng đến trong cuộc sống của bạn. Nó đơn giản chỉ nhắc nhở bạn về những gì bạn đã làm được trước đây, và chẳng có bất cứ lí do nào khiến bạn không thể làm được như thế trong hiện tại và tương lai.
2. Trân trọng năng lực của bạn
Hãy chọn một nơi yên tĩnh để tập trung nghĩ về những năng lực và khả năng thiên phú của bạn. Và quan trọng nhất, ngừng đổ lỗi cho chính mình! Hãy chỉ nhìn vào những điểm tốt và những mặt tích cực trong phẩm chất cũng như trong cuộc sống của bạn. Hãy biết ơn những đặc điểm tốt đẹp bạn được ban tặng và trân trọng chúng. Hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn mọi người tôn trọng và yêu quý bạn, bạn phải tôn trọng và yêu quý bản thân mình trước.
3. Làm theo lẽ phải
Hãy luôn cố gắng làm những điều đúng đắn trong cuộc sống. Chúng ta đều là những con người trưởng thành, đã đủ tỉnh táo để phân biệt đúng – sai. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm theo lẽ phải một cách hết mình. Tin tôi đi, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều khi biết rằng mình đang làm những điều có ích, những điều tốt cho danh tiếng, sức khỏe và hạnh phúc của bạn.
Lấy một ví dụ, cá nhân tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vời khi dậy sớm mỗi ngày, cầu nguyện, ăn điểm tâm, tập thể dục, đọc báo, làm việc chăm chỉ, làm một số việc vặt thường ngày và thiết lập những quyền ưu tiên. Tôi cảm thấy rằng tôi đang làm tất cả những điều quan trọng mà mình cần phải làm để luôn tràn trề năng lượng và giữ cho lòng tự trọng của tôi ở mức cao.
4. Tiếp xúc với những người sống tích cực
Hãy luôn “trà trộn”, gặp gỡ và tiếp xúc với những người sống tích cực và tràn đầy năng lượng – những con người lạc quan, tự tin vào bản thân và có cái nhìn tích cực đối với cuộc sống. Chúng ta cần phải xây dựng những mối quan hệ cho chính mình để đảm bảo rằng xung quanh chúng ta là những con người tốt, nhiệt tình, kiên quyết và sống lạc quan.
5. Hãy tử tế
Có một điều chắc chắn rằng, chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy dễ chịu nếu ta sống một cách vô tâm, đầy ác ý và ích kỷ. Đối xử với người khác bằng sự tôn trọng và tình thương yêu là điều nên làm. Bạn càng tôn trọng và yêu quý người khác bao nhiêu, bạn sẽ được tôn trọng và yêu quý bấy nhiêu. Ai cũng có những tố chất và giá trị đặc biệt để đóng góp cho cuộc đời. Hãy biết tử tế, khiêm tốn, giúp đỡ người nghèo và người gặp khó khăn bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào có thể để giúp đỡ và đóng góp cho xã hội, cũng như để trở nên đáng tôn trọng và có giá trị hơn trong con mắt của bạn. Điều đó sẽ khích lệ tinh thần bạn, khiến bạn có cái nhìn tích cực hơn về chính mình.
6. Hãy thành thật, chăm chỉ và sống có ích
Một nhân tố quan trọng khác giúp nâng cao lòng tự trọng chính là sự thành thật, chăm chỉ và sống có ích. Một lần nữa, lòng tự trọng trái ngược với việc không thành thật và không hữu ích. Mỗi khi thành thật, một niềm vui sẽ hiện diện bên trong bạn, kết quả là hình thành nên một hình ảnh tự thân tốt đẹp. Đồng thời, trở thành một người chăm chỉ và thành thật sẽ dẫn đến một thành tích tốt, và một lần nữa điều đó củng cố thêm lòng tự trọng của bạn.
Trên đây là một trong số những phương pháp chính bạn có thể sử dụng để nâng cao hình ảnh cũng như lòng tự trọng của bản thân. Hãy luôn nhớ rằng, lòng tự trọng không phải là những gì người khác nghĩ về bạn mà chính là những gì bạn tin và đánh giá về chính mình. Phải thành thật tôn trọng một ai đó. Hay nói cách khác, đó chính là tôn trọng chính bản thân mình.
Hal Urban đã nói: “Lòng tự trọng chính là cách chúng ta cảm nhận một cách thành thật về chính mình bất kể những gì người khác nói. Và cách chúng ta nghĩ về bản thân liên quan mật thiết với cách phát triển phẩm chất của mỗi người. Nói tóm lại, sự phát triển về nhân cách chính là sự lựa chọn và tinh thần trách nhiệm.”
Trước khi kết thúc, có một điều bạn cần phải nhớ:
“Để hình thành một lòng tự trọng đích thực, chúng ta cần phải tập trung vào sự thành công và quên đi những điều tiêu cực hay những sai lầm chúng ta mắc phải trong cuộc sống.”–Denis Waitley.
Mục tiêu là những ước mơ có thời hạn ??????????????
"những người có mục tiêu sống chắc chắn họ sẽ thành công vì họ biết rõ con đường mà họ đang hướng đến "
động lực và mục tiêu =>sức mạnh của chiến thắng :
# động cơ :mục tiêu bắt nguồn từ nhiều động cơ .Cchúng cho ta lý lẽ để hành động và khởi đầu những mục tiêu tốt đẹp
#sự độc lập :mục tiêu giúp chúng ta dám chịu những việc làm ,hành động trách nhiệm với cuộc sống .Thay vì cứ chạy rong đám đông hay lang thang trong cuộc đời ,chúng ta hãy chọn con đường riêng của chúng ta ,con đường giúp chúng ta hoàn thành những ước vọng của mình .
# định hướng :mục tiêu cho chúng ta một mục đích đến ,biết được đích đến ,chúng ta có thể thấy được rõ viễn cảnh tương lai .
# ý nghĩa :cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn khi chúng ta nhận rõ những điều chúng ta mong muốn ,thay vì chúng ta sẽ tồn tại ngày này qua ngày khác ,mục tiêu trong cuộc sống giúp chúng ta có nhiều lý do để bắt đầu cuộc sống thực sự .
# sự hứng khởi ,vui tươi :sốn có mục đích là loại thuốc giải độc cho căn bệnh đáng sợ mà xã hội hiện có :sự nhàm chán .làm sao mà chúng ta chán được khi bạn có những hào hứng mục tiêu để thực hiện ?Mục tiêu trong cuộc sống giúp bạn vui hơn ,hấp dẫn hơn và thêm nhiều thách thức để bạn vượt qua .
# sự thõa mãn :mục tiêu hơn bất kì điều j khác giúp chúng ta phát triển tiềm năng .Thiết lập mục tiêu giúp chúng ta nhận ra điều gì trong tầm tay .Mỗi bước thành công đều xây đựng lòng tự tin .Mỗi mục tiêu được hoàn thành giúp chúng ta thấy được nhiều hơn về điều chúng ta có thể thực hiện ,dẫn dắt đến những mục tiêu mới và nhiều thành công hơn nữa ..........
CÁC BẠN ĐÃ XÂY DỰNG CH MÌNH MỘT MỤC TIÊU ĐỂ VƯƠN TỚI CHƯA ......
Những nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành đạt của một người?
Qua nghiên cứu ý kiến của 1000 người thành công nhất nước Mỹ,Thomas Mike đã đúc kết được những cá tính chủ yếu mà những người thành công thường có:
1. Hết lòng say mê với công việc.
2. Có thái độ tích cực với cuộc sống, đầy lòng tự tin,không lúc nào giảm sút niềm tin vào thành công của mình. Lòng tin của họ càng mãnh liệt khi công trình họ đang tiến hành hé chút thành công.
3. Biết tự phát hiện ra sức sống của mình vào những giây phút cần nhất.
4. Biết kiềm chế mình đồng thời biết quyết đoán kịp thời. Họ không bao giờ lãng quên mục tiêu phấn đấu của mình và chọn ra con đường ngắn nhất để đi tới thành công.
5. Thái độ thẳng thắn và lòng trung thực.
6. Kiên trì, nhẫn nại thường xuyên.
7. Dám mạo hiểm, dám thừa nhận sai lầm để nhanh chóng tìm ra cách khắc phục.
8. Có quan hệ tốt với mọi người; biết chủ động tham khảo ý kiến của người khác.
9. Biết dùng người và tập hợp được chung quanh mình những người có năng lựcvà tinh thần trách nhiệm.
10. Khỏe mạnh cả về tinh thần và thể chất; biết cách nghỉ ngơi, giải trí.
11. Biết chia sẻ vinh quang với đồng nghiệp,không bao giờ nhận hết thành tích về mình.
12. Có suy nghĩ rằng bản thân phải để lại một chút gì đó đóng góp cho cộng động và xã hội.
Những kỹ năng giao tiếp cần biết
Những kỹ năng giao tiếp cần biết
Không yêu cầu những ngôn từ mới, giao tiếp đôi thực ra chỉ cần những kỹ năng để nói chuyện và giữ cho mối quan hệ diễn ra êm đẹp.
Ngôn ngữ cơ thể
Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.
Nói ra suy nghĩ
Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.
Đào sâu
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.
Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm.
Rành mạch, dễ hiểu
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.
Những kỹ năng cần có
Biết lắng nghe
Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.
Tôn trọng những điểm khác nhau
Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.
Gặp nhau ở điểm giữa
Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.
Xem xét lại quyết định
Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết. Với thực hành cộng với kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp đôi lứa sẽ trở thành bản tính thứ hai. Từ việc chọn một bộ phim vào tối thứ Sáu để cảm thấy bạn có vẻ cần nhiều không gian cho sự lãng mạn được thăng hoa, nó đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm đối với bất kỳ tình huống nào và cùng nhau tìm kiếm kết quả tích cực.
Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng cách đưa ra tờ giấy bạc trị giá 20 đô la. Trong gian phòng có 200 khán giả, anh ta cất tiếng hỏi: "Ai muốn có tờ 20 đô la này?".
Nhiều bàn tay giơ lên. Anh ta nói tiếp: "Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la cho bạn - nhưng điều đầu tiên, hãy để tôi làm việc này!"
Anh ta vò nhàu tờ 20 đô la. Sau đó, anh ta lại hỏi: ""Còn ai muốn tờ bạc này không?". Vẫn có những bàn tay đưa lên.
"Ồ, vâng, nó sẽ như thế nào nếu tôi làm thế này?" - nói rồi anh ta quẳng nó xuống sàn và giẫm giày lên. Sau đó, anh ta nhặt tờ bạc lên, bây giờ trông nó đã nhàu nát và dơ bẩn. "Nào, ai còn muốn có tờ bạc này nữa?". Vẫn còn những bàn tay đưa lên
"Những người bạn của tôi, tất cả các bạn phải học một bài học rất giá trị. Không có nghĩa gì đối với những việc tôi làm với đồng tiền, bạn vẫn muốn có nó bởi vì nó không giảm giá trị. Nó vẫn có giá trị là 20 đô la. Nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, bạn bị rơi ngã, bị "vò nhàu" và bị vẩn đục bởi những quyết định mà chúng ta làm và những hoàn cảnh đến với chúng ta. Chúng ta cảm thấy hình như chúng ta trở nên vô giá trị; nhưng không có nghĩa lý gì những gì đã xảy ra, bạn sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng là vô giá với những người yêu thương bạn. Giá trị của cuộc sống chúng ta được quyết định không phải do những gì chúng ta làm hoặc người mà chúng ta quen biết, mà bởi... chúng ta là ai.
Bạn thật đặc biệt - đừng bao giờ quên điều đó!"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro