Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kn triết (son)

Câu 2: quy luật khách quan trong nhận thức và hành động phải đảm bảo tính khách quan, trong hoạt động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.

Câu 3: Quan điểm toàn diện là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tổ kể cả các khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật.

Nguyên tắc phát triển là nguyên lý của sự phát triển của phép biện chứng duy vật, sự phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

Yêu cầu phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi. không những thấy được hiện tại mà còn thấy được khuynh hướng tương lai phát triển.

Câu 4: - Phủ định: là sự không thừa nhận, loại bỏ hay thay thế một sự vật hiện tượng nào đó.

- Phủ định biện chứng: là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên đường dẫn tới một cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định. Nói cách khác phủ định nào tạo ra tiền đề cho sự phát triển gọi là phủ định biện chứng.

- Phủ định của phủ định: là 2 giai đoạn phủ định lần 1: loại bỏ cái cũ, lần 2 tạo ra cái mới có những đặc trưng cơ bản của cái cũ nhưng ở mức độ cao hơn.

Câu 5: Mặt đối lập: Được hiểu là những mặt, yếu tố, bộ phận có đặc điểm hoặc khuynh hướng vận động ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một sự vật hay hệ thống sự vật, có sự tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau, làm điều kiện và tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lập kia; nghĩa là giữa hai mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau, khiến chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau; nó còn bao hàm trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau của các mặt đối lập.

(ví dụ quá trình đồng hóa và dị hóa trong một cơ thể sống là hai mặt đối lập trong sự thống nhất.Nếu đồng hóa mà không có dị hóa thì đồng hóa không tồn tại được và ngược lại)

+ Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động lẫn nhau, sự bài trừ, phủ định lẫn nhau, sự triển khai của các mặt đối lập.

(ví dụ trong xã hội có những giai cấp đối kháng: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột ...)

+ Mâu thuẫn biện chứng: là sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập, hay có thể nói, là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập biện chứng tạo ra sự vận động và phát triển;

Mâu thuẫn nói chung, đấu tranh của các mặt đối lập nói riêng (mâu thuẫn biện chứng) là nguyên nhân nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển.

(Ví dụ cuộc đấu tanh giai cấp nô lệ chống lại chủ nô đã làm cho xã hội chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến)

Câu 6: - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Lý luận là hệ thống những tri thức, khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.

Câu 7: - Lực lượng sản xuất là biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm con người, tư liệu sản xuất; nó thể hiện năng lực của con người trong việc chinh phục giới tự nhiên, là nội dung của phương thức sản xuất, cơ sở của lịch sử. Trong đó, con người là yếu tố quan trọng nhất.

- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. nó là hình thức của phương thức sản xuất, là cơ sở kinh tế, cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần. quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm.

- Hình thái kinh tế xã hội: dùng để chỉ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX với một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đó.

- Phương thức sản xuất là biểu thị cách thức, phương thức mà con người thực hiện tiến hành tronhg quá trình sản xuất ở những giai đoạn lịch sử nhất định

Câu 8: - Kinh tế là toàn bộ những mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi sản phẩm.

- Chính trị là quan hệ giữa những nhóm xã hội đặc biệt,thong qua các quan hệ số đông, cầu nối tạo nên các quan hệ số đông đó là hướng tới lợi ích cho số đông.

- Cơ sở hạ tầng là tập hợp những quan hệ sản xuất của một xã hội hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.

- KTTT: là quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo... cùng với những thể chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể XH được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Câu 9: - Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về địa vị trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định, cơ bản nhất là khác nhau (giữa các tập đoàn) về sở hữu tư liệu sản xuất; do sự khác nhau đó, tập đoàn người này có thể chiếm hữu kết quả lao động của tập đoàn người khác (những người cùng giai cấp thì không khác nhau về lợi ích xã hội cơ bản, nghĩa là họ quan hệ thống nhất về lợi ích giai cấp).

- Đấu tranh giai cấp: là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là CM xã hội.

- Dân tộc: Là khái niệm để chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người trong lịch sử. Dân tộc là cộng đồng xã hội, tộc người ổn định bền vững, cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách...

Câu 10: K/n Nhà nước: là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự xã hội và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.

Câu 11: Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội

Câu 12: Ý thức xã hội là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống...về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, thẩm mỹ, tôn giáo và khoa học của một cộng đồng người, phản ánh tồn tại xã hội của họ.

- Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội (hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất vật chất của xã hội (yếu tố cơ bản nhất),...).

-------------------------------

Biện chứng: nghệ thuật tranh luận, đàm thoại để tìm ra chân lý. Biện chứng là sự tác động qua lại sự liên hệ, sự phụ thuộc vào nhau của các sự vật hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật hiện tượng.

Biện chứng bao gồm: biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất và biện chứng chủ quan là phản ánh biện chứng trong hoạt động tinh thần của con người.

Phép biện chứng: là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

hai đặc trưng cơ bản: -được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.

- có sự thống nhất giữa nội dung của thế giới quan (duy vật biện chứng) với phương pháp luận (biện chứng duy vật)

3 hình thức cơ bản:

- Phép biện chứng chất phác

- Phép biện chứng duy tâm

- Phép biện chứng duy vật

Phương pháp biện chứng:là cách thức xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển không ngừng. hay nói cách khác phương pháp biện chứng là phương pháp tư duy xem xét các sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, biến đổi.

- Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định, tính vốn có khách quan của sự vật, hiện tượng. là sự thống nhất các thuộc tính làm cho nó là nó và nó khác biệt với cacis khác.

- Lượng: chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu hiện nhịp điệu quy mô của sự phát triển.

- độ: là mối liên hệ qui định lẫn nhau giữa chất và lượng, nó là giới hạn mà trong đó SV hay HT vẫn còn là nói, chưa chuyễn thành cái khác

+ 2 nguyên lý:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Nguyên lý về sự phát triển

+ 3 Quy luật:

- Quy luật mâu thuẫn

- Quy luật lượng chất

- Quy luật phủ định

+ 6 cặp phạm trù

- Cái riêng và cái chung

- Nguyên nhân và kết quả

- Hình thức và nội dung

- Bản chất và hiện tượng

- Ngẫu nhiên và tất nhiên

- Khả năng và hiện thực

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: