Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kinhtexaydung

câu 1 : quá trình hình thành công trình xây dựng

1. Theo nghĩa rộng (theo góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước)

Quá trình hình thành công trình xây dựng bắt đầu từ giai đoạn lập chiến lược kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai lãnh thổ đến giai đoạn đưa công trình vào vận hành sử dụng:

Quy hoạch xây dựng được lập và phê duyệt để làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng;

: Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp

1.   Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: bắt đầu từ lúc hình thành ý tưởng đầu tư cho đến lúc dự án được phê duyệt

Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước kể từ khâu nghiên cứu xác định sự cần thiết phải đầu tư, đến các khâu thăm dò khảo sát thị trường, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án để quyết định đầu tư.

2.   Giai đoạn thực hiện đầu tư: từ lúc có quyết định đầu tư đến lúc xây dựng xong

Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước kể từ khâu xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các khâu thiết kế, thi công xây dựng công trình... cho dự án đầu tư. Thực chất của khâu này là phải hình thành được hai loại tài sản sản xuất của dự án, đó là tài sản cố định (ví dụ: nhà xưởng, máy móc) và tài sản lưu động (dự trữ vật tư, tiền mặt...) để chuẩn bị đưa công trình vào hoạt động.

3.   Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào vận hành khai thác

Giai đoạn này bao gồm các công việc như hoàn trả mặt bằng; nghiệm thu, bàn giao, khánh thành công trình; hướng dẫn sử dụng công trình và vận hành công trình; bảo hành công trình; quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

Có thể thấy, quá trình đầu tư không phải chỉ đơn giản bao gồm có giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện xây dựng xong công trình mà còn phải kéo dài hàng chục năm để vận hành khai thác dự án.

câu2 :  hãy cho biết những lực lượng tham gia vào quá trình hình thành công trình xây dựng

I. Các lực lượng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng

1.   Chủ đầu tư: là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất quyết định mọi vấn đề của đầu tư. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật.

2.   Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng

3.   Các doanh nghiệp xây dựng và lắp máy

4.   Các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án đầu tư ở mọi giai đoạn của quá trình đầu tư

5.   Các tổ chức cung cấp và tài trợ vốn cho dự án đầu tư

6.   Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án

7.   Các cơ quan Nhà nước có liên quan dến đầu tư

8.   Cac tổ chức xã hội, các hiệp hội có liên quan đến như Hội xây dựng, Hội bảo vệ môi trường và nhân dân ở địa phương đặt dự án.

câu 3: hãy phát biểu sản phẩm xd va phan tich nhung dac diem cua sp xd

1. Khái niệm về sản phẩm xây dựng

1.   Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng đã hoàn chỉnh (theo nghĩa rộng) là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất khác như các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hóa chất, luyện kim…và cuối cùng là ngành công nghiệp xây dựng đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khấu cuối cùng để đưa vào hoạt động.

2.   Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng nâng đỡ, bao che và phần lắp đặt các thiết bị máy móc cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động.

3.   Theo Điều 3, khoản 2 Luật Xây dựng 16/2003/QH11: “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.”

4.   Các sản phẩm xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong thời gian dài nên để phù hợp với công việc thanh quyết toán cần phân biệt sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng của xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là công việc xây dựng, các giai đoạn, các đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối cùng là các công trình hay hạng mục công trình xây dựng đã hoàn chỉnh và có thể bàn giao đưa vào sử dụng.

2. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng

1.   Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, được xây dựng và sử dụng tại chỗ nhưng lại phân bố tản mạn trên toàn vùng lãnh thổ

2.   Sản phẩm xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, vào địa phương nơi xây dựng

3.   Sản phẩm xây dựng mang tính cá biệt cao cả về phương diện kết cấu và cả về phương diện chế tạo, kiến trúc.

4.   Sản phẩm xây dựng có kích thước, chi phí lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài. Do vậy phải tính toán kỹ lưỡng khi thiết kế vì nếu có sai sót sẽ rất khó sửa chữa.

5.   Sản phẩm xây dựng đóng vai trò nâng đỡ, bao che, không trực tiếp tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất, trừ các công trình đường ống.

6.   Sản phẩm xây dựng có liên quan nhiều ngành: bao gồm các ngành cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất đồng thời cũng liên quan đến nhiều ngành sử dụng các sản phẩm (các công trình sau này).

7.   Sản phẩm xây dựng có liên quan đến cảnh quan kiến trúc, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, do đó nó ảnh hưởng tới cả cộng đồng cả theo hướng có lợi hoặc có hại.

8.   Sản phẩm xây dựng có tính chất tổng hợp về kinh tế kỹ thuật, văn hóa, chính trị xã hội, quốc phòng...

câu 4: hãy phân tích các dac diem cua sxxd

I. Những đặc điểm của sản xuất xây dựng

1.   Vì sản phẩm xây dựng là cố định nên sản xuất xây dựng phải di động, lực lượng thi công luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác. Các giải pháp kỹ thuật, tổ chức thi công do vậy luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với từng công trình, không ổn định như các ngành khác à do vậy phải tốn chi phí xây dựng các công trình tạm và di chuyển lực lượng thi công, tạo tâm lý tạm bợ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, NSLĐ, NS thiết bị và tuổi thọ thiết bị thấp à Có thể khắc phục bằng cách tận dụng lao động địa phương, trang bị các máy móc gọn nhẹ có tính cơ động cao và phát triển các doanh nghiệp cho thuê máy xây dựng; giáo dục tư tưởng ổn định cho các cán bộ công nhân viên.

2.   Thời gian xây dựng (chu kỳ sản xuất) trong xây dựng thường dài do đó gây thiệt hại do ứ đọng vốn đầu tư và thiệt hại do ứ đọng vốn sản xuất (vốn đầu tư là vốn của chủ đầu tư, vốn sản xuất là vốn của nhà thầu xây dựng) cũng như dễ gặp các rủi ro do tự nhiên, biến động giá thị trườngà Có thể khắc phục (giảm thiệt hại) bằng cách giảm thời gian xây dựng, nhanh chóng đưa công trình vào sản xuất và sử dụng, giảm thiệt hại do ứ đọng vốn.

3.   Sản phẩm xây dựng mang tính cá biệt cao nên sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng trừ trường hợp các doanh nghiệp xây dựng các căn hộ để bán, cho thuê.

4.   Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có nhiều đơn vị tham gia xây dựng trên cùng một diện tích theo một trình tự thời gian và không gian nhất định vì vậy đòi hỏi người cán bộ tổ chức thi công phải có trình độ tổ chức phù hợp của các đơn vị sao cho đảm bảo tiến độ đề ra.

5.   Sản xuất xây dựng thường phải tiến hành ở ngoài trời và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khí hậu do đó khi lập kế hoạch và tiến độ thi công phải chú ý đến yếu tố thời tiết. Phải chú ý cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân như làm lều che mưa nắng, cơ giới hóa tối đa...

6.   Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do địa điểm xây dựng mang lại: cùng loại công trình nhưng xây ở các địa phương khác nhau thì giá vật liệu, nhân công, máy thi công khác nhau do vậy giá thành khác nhau dẫn đến lợi nhuận khác nhau.

7.   Tốc độ phát triển kỹ thuật ở xây dựng thường chậm hơn so với các ngành công nghiệp khác, tỷ lệ lao động thủ công cao và ngành xây dựng là một ngành khó nhập khẩu.

Câu 5 : nêu khái niệm nang suat ld va bien phap nang cao nang suat lao dong

I. Năng suất lao động trong xây dựng

1. Khái niệm

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một thời gian nhất định và được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hay là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp quy cách chất lượng.

Cần phân biệt năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội như sau:

1.1. Năng suất lao động cá nhân

NSLĐ cá nhân là hiệu quả lao động cụ thể của một người trong thời gian nhất định.

NSLĐ cá nhân chủ yếu được đo bằng hao phí lao động sống mà người lao động bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm, vì vậy khi xét NSLĐ cá nhân, người ta chủ yếu xét đến hao phí lao động sống mà người lao động đã tiêu hao trực tiếp để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, mà ít xét đến hao phí lao động quá khứ (hao phí các nguyên vật liệu, năng lượng, công cụ lao động)

1.2. Năng suất lao động xã hội

NSLĐ xã hội là hiệu quả chung của lao động xã hội trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. NSLĐ xã hội được xác định bởi toàn bộ chi phí lao động xã hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tức gồm cả hao phí lao động sống và quá khứ.

NSLĐ xã hội không phải là sự tổng hợp đơn thuần NSLĐ của nhiều cá nhân cùng tiến hành một quá trình sản xuất thống nhất mà nó là sự tổng hợp về NSLĐ của những ngành sản xuất khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm nhất định.

Câu 6 :trinh bay cach xac dinh nang suat lao dong trong DNXD

a. Phương pháp xác định NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật

Theo phương pháp này NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian:

Ws = Q/T(sản phẩm/ giờ công, ngày công)

Trong đó:

Ws: NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật

Q: Tổng khối lượng sản phẩm được hoàn thành trong kỳ nào đó được đo bằng đơn vị đo là hiện vật

T: Tổng hao phí lao động (thời gian lao động) để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q (ngày công, giờ công, người – tháng, người – quý, người – năm)

à chỉ tiêu này phản ánh W càng cao thì năng suất lao động càng cao và ngược lại

Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

I. Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ.

II. Không chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác

III. Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có đơn vị đo đồng nhất.

. Nhược điểm:

I. Không mở rộng tính NSLĐ chung cho nhiều công tác có đơn vị đo sản phẩm khác nhau và do vậy không dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ hoàn thành nhiều công tác

II. Chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hoá, hợp tác hoá) và mức độ chất lượng sản phẩm.

b. Xác định NSLĐ theo lượng lao động hao phí (thời gian lao động hao phí) (Wt)

Wt = T/Q(giờ công, ngày công/sản phẩm)

Trong đó:

Wt: NSLĐ tính theo lượng lao động hao phí

à Chỉ tiêu này phản ánh để làm được một đơn vị khối lượng sản phẩm thì cần lượng hao phí lao động như thế nào

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này : à Về cơ bản cũng như phương pháp tính NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật.

Chú ý:

1.   Hiện nay hệ thống định mức lao động là định mức trình bày dưới dạng thời gian do vậy NSLĐ theo thời gian lao động hao phí dễ so sánh với định mức lao động để đánh giá tình hình hoàn thành định mức lao động.

> ĐM: không hoàn thành định mức

< ĐM: vượt định mức

= ĐM: hoàn thành định mức

2.   Từ định mức, năng suất lao động theo thời gian hao phí có thể tính ngược lại để xác định định mức, năng suất lao động theo khối lượng sản phẩm hiện vật

c. Phương pháp xác định NSLĐ theo giá trị bằng tiền(Wg)

Câu 7 : trình bày khái niệm tiền luong va hinh thuc tra luong

1.1. Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường)

. Trong nền kinh tế thị trường: Tiền lương là giá cả của việc sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

. Thực tế hiện này thường phân biệt giữa hai khái niệm tiền lương và tiền công:

I. Tiền lương thường dùng để chi trả cho thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng thêm các thu nhập khác như: thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp mua cho người lao động, các phúc lợi khác của doanh nghiệp…

II. Tiền công: giá cả chi trả cho công lao động, ngoài tiền công người lao động không được thụ hưởng thêm các khoản khác

1.1. Ý nghĩa của tiền lương

Tiền lương là công cụ để đánh giá chất lượng, số lượng lao động, trình độ nghề

. Tiền lương là công cụ phân phối lợi ích một cách hợp lý và là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, kích thích nâng cao năng suất lao động và ý thức phấn đấu của người lao động à Chế độ tiền lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội

. Tiền lương phải đáp ứng được mục đích kinh tế và mục đích xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích và công bằng xã hội.

 Tiền lương trả theo thời gian

Ltt = Ttt * L

Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo, đơn giá tiền lương thoả thuận theo thời gian

Trong đó:

. Ttt - Thời gian làm việc thực tế dùng để tính lương (tháng, ngày, giờ)

 L - Tiền lương cho một đơn vị thời gian dùng để tính lương (đồng/tháng, đồng/ngày .v.v…)

Có thể áp dụng một số dạng sau:

Tiền lương theo thời gian giản đơn

Tiền lương theo thời gian có thưởng (phạt)

Ưu điểm:

 Ở mức độ nhất định nào đó phản ánh được chất lượng lao động, điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động

 Rất thích hợp cho các công việc lao động mang tính trí óc, sáng tạo hay các công việc khó xác định khối lượng rõ ràng, công việc đòi hỏi có trách nhiệm cao

Hạn chế:

 Giữa tiền lương, kết quả lao động và chất lượng lao động không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau à tác dụng khuyến khích tăng năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng tạo… bị hạn chế

Điều kiện áp dụng phù hợp:

Áp dụng cho các công việc có tính chất nghiên cứu, sáng tạo

 Các công việc có khả năng quản lý tốt được kết quả, chất lượng. VD: các công việc sản xuất công nghiệp theo dây chuyền

 Trả lương cho các công việc quản lý điều hành ở các doanh nghiệp

 Trả lương cho các công việc không thể xác định chính xác khối lượng hay không có định mức để thực hiện giao khoán

Tiền lương trả theo sản phẩm

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động hoàn thành tính bằng khối lượng sản phẩm tương ứng với chất lượng, thời hạn quy định và đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm

Lsp = Ntt x Đg

. Lsp: tiền lương tính theo sản phẩm

. Ntt : khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành nghiệm thu

. Đg: đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm

Ưu điểm:

. Gắn kết được giữa tiền lương và kết quả lao động à hình thức này cho phép kích thích người lao động quan tâm đến việc tăng năng suất hoặc kích thích người lao động tìm được các cải tiến sáng tạo để tăng khối lượng sản phẩm hoàn thành và tăng thu nhập tiền lương cũng như thúc đẩy việc cải tiến công tác tổ chức, quản lý lao động

Nhược điểm:

. Áp dụng hình thức tiền lương này thường hay gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư v.v…

Câu 9: trinh bay khai niem tai san co dinh va tieu chuan nhan biet

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động tồn tại dưới hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.

Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, được thể hiện ở một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

1.1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình

-     Tư­ liệu lao động là những tài sản hữu hình nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì đ­ược coi là tài sản cố định:

1.      Chắc chắn thu đư­ợc lợi ích kinh tế trong t­ương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2.      Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

3.      Nguyên giá tài sản phải đ­ược xác định một cách tin cậy và có giá trị từ  10.000.000 đồng (m­ười triệu đồng) trở lên.

1.2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình

-     Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba điều kiện quy định tại điểm trên, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì đ­ược coi là tài sản cố định vô hình.

-     Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế th­ương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà đ­ược phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Câu 10: KN về hao mòn tài sản cố định( hao mòn vô hình, hữu hình)

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do sự bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động.

Căn cứ vào nguyên nhân sinh ra hao mòn và đặc điểm của hiện tượng hao mòn mà chia hao mòn ra 2 loại:

1.1. Hao mòn hữu hình TSCĐ

a. Khái niệm

Hao mòn hữu hình TSCĐ là hao mòn có hình thái vật chất do tác động của quá trình sử dụng và các nguyên nhân khác (như do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động) làm cho cấu tạo vật chất, tính năng kỹ thuật của tài sản giảm sút dần à kéo theo TSCĐ bị hư hỏng dần, đến mức độ nhất định thì hư hỏng toàn bộ không sử dụng được nữa phải thải loại khỏi sản xuất (hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật)

Bên cạnh hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật, giá trị của TSCĐ cũng bị giảm sút theo (hao mòn hữu hình về mặt kinh tế)

à Hao mòn hữu hình TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tác động trong quá trình sản xuất, do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động.

 Hao mòn vô hình TSCĐ

a. Khái niệm

Hao mòn vô hình là sự hao mòn không thể nhận biết được về mặt vật chất, nó chỉ thể hiện ở hiện tượng: tài sản cố định cũ bị mất giá (cả về giá trị và giá trị sử dụng) khi so sánh chúng với TSCĐ khác cùng loại tiến bộ hơn.

Hao mòn vô hình là sự lạc hậu về kỹ thuật và sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây nên.

Câu11 trinh bay KN khau hao tai san co dinh

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định

a. Khái niệm về khấu hao TSCĐ

Như đã nêu trên: trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ hao mòn dần (gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình)

Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. à Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái đầu tư TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.

Hoặc:

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống tổng giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.

a. Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ

Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu bỏ ra để hình thành TSCĐ.

Câu 13: khái niệm và thành phần  của vốn lưu động trong DN

1. Khái niệm, thành phần và cơ cấu của vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng

1.1. Khái niệm

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất mà doanh nghiệp xây dựng phải ứng trước ra để thoả mãn nhu cầu cho các giai đoạn dự trữ sản xuất, giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục.

1.1. Nội dung và cơ cấu của vốn lưu động trong DNXD

a. Nội dung của vốn lưu động trong DNXD

Vốn lưu động của DNXD thường phân ra: Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất và vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông:

Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất

-     Đây là toàn bộ lượng vốn cần phải ứng trước cho nhu cầu dự trữ cho sản xuất, chủ yếu là dự trữ các nguyên vật liệu xây dựng.

-     Lượng vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

o       Quy mô sản xuất của doanh nghiệp

o       Khả năng cung ứng vật tư của thị trường và tình hình công tác cung ứng vật tư của DN (thu mua, vận chuyển, bảo quản, tìm nguồn hàng...)

Vốn lưu động nằm trong sản xuất thi công

-     Lượng vốn nằm trong sản xuất thi công thể hiện chủ yếu ở:

o       Giá trị khối lượng xây dựng dở dang là giá trị của khối lượng công tác xây dựng đang thi công dở và đã thi công nhưng chưa làm thủ tục nghiệm thu thanh toán với bên giao thầu.

o       Chi phí chờ phân bổ là những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra một lần nhưng do đặc điểm riêng mà không thể phân bổ toàn bộ một lần vào một khối lượng công tác cụ thể, mà nó phải được phân bổ nhiều lần vào nhiều khối lượng công tác khác nhau. (ví dụ chi phí ván khuôn, đà dáo, chi phí một lần của máy, chi phí công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ…)

-     Về quy mô, lượng vốn này cũng phụ thuộc vào các nhân tố chính:

o       Quy mô sản xuất

o       Công việc tổ chức thi công của doanh nghiệp (VD: DN áp dụng hình thức thi công dàn trải thì lượng vốn nằm trong giai đoạn này nhiều hơn. Nếu DN tập trung dứt điểm từng việc để nhanh chóng nghiệm thu thanh toán thì lượng vốn này giảm đi)

Vốn lưu động nằm trong thanh toán

-     Vốn lưu động nằm trong thanh toán là toàn bộ lượng vốn để thỏa mãn các nội dung sau:

o       Phần vốn nằm trong khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành, đã nghiệm thu bàn giao cho bên giao thầu theo hợp đồng và đang chờ thanh toán thu tiền về.

o       Vốn bằng tiền là toàn bộ tiền ở quỹ, ở tài khoản ngân hàng, các khoản thế chấp, kí quỹ ngắn hạn…

o       Các chi phí cho những hoạt động nghiệm thu, thanh toán

-     Quy mô của lượng vốn này phụ thuộc vào một số nhân tố chủ yếu:

o       Số lần thanh toán trong kỳ đã được lựa chọn

o       Hình thức thanh toán

o       Thời gian luân chuyển các chứng từ thanh toán các loại: Thời gian cần thiết để nhà thầu lập bảng đề nghị thanh toán; thời gian để bên A (chủ đầu tư) kiểm tra, xác nhận; thời gian thẩm tra và chấp nhận việc thanh toán của các cơ quan thanh toán (kho bạc trong trường hợp dùng vốn ngân sách)

b. Cơ cấu của vốn lưu động

Cơ cấu của vốn lưu động là tỷ trọng của từng thành phần vốn chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất nhất định.

Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động sơ bộ đánh giá được trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Câu 14: Hãy phân tích sự chu chuyển VLD cua dn XD

1. Sự chu chuyển của vốn lưu động

1.1. Khái niệm

Sự vận động của đồng vốn có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông và ngược lại gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động.

Một chu kỳ vận động của đồng vốn (một vòng quay) trải qua 3 giai đoạn:

T   -   Đ   -   SX   -   TP   -   T’

T và T’- tiền

Đ – đối tượng lao động

SX – sản xuất

TP – thành phẩm

-     Giai đoạn 1 (T-Đ): Doanh nghiệp dùng tiền để mua nguyên nhiên vật liệu đưa vào dự trữ cho sản xuất. Vốn chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào việc tổ chức công tác cung ứng vật tư và xác định mức dự trữ vật tư hợp lý.

-     Giai đoạn 2 (Đ – SX – TP): Doanh nghiệp đưa nguyên nhiên vật liệu vào sản xuất để làm ra sản phẩm. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.

-     Giai đoạn 3 (TP – T’): Doanh nghiệp bán sản phẩm để thu tiền về. Vốn chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Tốc độ vận động của vốn ở giai đoạn này phụ thuộc vào công tác nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán với bên giao thầu.

Câu 15: Hay phan tich hieu qua do tang nhanh toc do chu chuyen VLD

1.1. Hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ mang lại các hiệu quả sau:

-     Nếu giá trị khối lượng hoàn thành bàn giao thanh toán không thay đổi sẽ tiết kiệm được lượng vốn lưu động sử dụng

o       Nếu vốn lưu động đi vay thì giảm được chi phí trả lãi do sử dụng vốn trong kỳ à chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ giảm theo à lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên.

o       Nếu vốn lưu động tự có à có thể dùng vốn này để sinh lợi ở lĩnh vực khác

-     Nếu vẫn triệt để huy động số vốn lưu động thì sẽ làm tăng giá trị sản lượng bàn giao thanh toán trong kỳ à tăng lợi nhuận trong kỳ

Câu 16: Hay cho biet nhung bien phap de tang nhanh toc do chu chuyen VLD

1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần tìm các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ quay vòng cuả vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng của vốn gồm 3 nhóm thuộc 3 giai đoạn quay vòng của vốn:

-     Các nhân tố thuộc phạm vi sản xuất như trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất…

-     Các nhân tố thuộc phạm vi cung ứng và dự trữ vật tư

-     Các nhân tố thuộc phạm vi thanh quyết toán

ở mỗi giai đoạn quay vòng của vốn cần đề ra các biện pháp thích hợp để rút ngắn thời gian quay vòng:

1.1. Đối với giai đoạn dự trữ sản xuất

-     Áp dụng các biện pháp tổ chức cung ứng vật tư hợp lý

-     Tăng cường sử dụng vật liệu địa phương tại chỗ, khai thác các nguồn vật tư gần công trường với giá bán hợp lý nhằm giảm cự ly vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển, giảm lượng dự trữ

-     Tổ chức tốt công tác bảo quản vật tư, tránh rơi vãi, mất mát.

-     Xác định mức dự trữ vật tư hợp lý, không thừa, không thiếu.

1.2. Đối với giai đoạn sản xuất

-     Lập kế hoạch thi công có tính khả thi cao

-     Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, dùng các biện pháp nâng cao năng suất… nhằm rút ngắn thời gian thi công

-     Áp dụng các biện pháp tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu

-     Mở rộng áp dụng cơ giới hóa xây dựng

-     Tổ chức tốt mặt bằng thi công, tăng cường các biện pháp quản lý và kích thích lao động...

1.3. Đối với giai đoạn thanh quyết toán

-     Lựa chọn và thương thảo hình thức thanh toán có lợi

-     Chủ động chuẩn bị tốt các hồ sơ thanh toán

-     Áp dụng các biện pháp thúc đẩy tiến trình thanh toán…

Câu 17: trình bày nhiện vụ yêu cầu và nội dung cung ứng vật tư trong xây dựng

Đảm bảo cung cấp vật tư đồng bộ về chủng loại,đủ về số lượng,đảm bảo về chất lượng,kịp thời về thời gian với chi phí hợp lý nhất phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công, các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng

Nội dung của công tác cung ứng vật tư trong xây dựng

Lập kế hoạch cung ứng vật tư

Tổ chức bộ máy cung ứng vật tư

Tổ chức thu mua vật tư

Tổ chức vận chuyển vật tư

Tổ chức giao nhận vật tư

Tổ chức bảo quản vật tư

Cải tiến nâng cao chất lượng cung ứng vật tư

Câu 18 Trinh bay khai niem va co cau cua tong muc dau tu cua du an

Khái niệm: Tổng mức đầu tư dự án là khái toán của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định trong giai đoạn lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật làm cơ sở lập kế hoach, quan ly dau tu va xac dinh hieu qua dau tu cua du an. Đối voi du an su dung von ngan sach nha nuoc thi tong muc dau tu con la chi phí toi da ma chu dau tu duoc phep su dung de dau tu xay dung cong trinh

Cơ cấu của tổng mức đầu tư dự án:

Chi phí xây dung

Chi phi thiet bi

Chi phi bi thuong giai phong mat bang tai dinh cu

Chi phi quan ly du an

Chi phi tu van dau tu xay dung

Câu 19: Khái niệm và cơ cấu của DTCT

Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) là dự trù chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng xây dựng của từng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án và được xác định ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán chi phí của các công trình và các chi phí có liên quan thuộc dự án.

cơ cấu :

Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).

Công thức xác định dự toán công trình:

GXDCT  = GXD + GTB  + GQLDA + GTV + GK + GDP

Câu 20: Trình bày nội dung của dự toán chi phí  xây dựng( giá trị dự toán khối lượng xây lắp)

a. Chi phí xây dựng (GXD)

Chi phí xây dựng là chi phí để thực hiện phần xây dựng của công trình, hạng mục công trình;bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công.

Chi phí xây dựng bao gồm:

1.      Chi phí trực tiếp bao gồm:

o        Chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp),

o        Chi phí nhân công,

o       Chi phí sử dụng máy thi công

o       Chi phí trực tiếp khác là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình như chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên và không xác định được khối lượng từ thiết kế. 

2.      Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác

3.      Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.

4.      Thuế giá trị gia tăng

Câu 22 Trình bay KN cac loai gia thanh xay lap co lien quan den hach toan sxkd cua doanh nghiep

a. Giá trị khối lượng xây dựng thực hiện

-     Giá trị khối lượng xây dựng thực hiện bao gồm cả giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán; giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu nhưng chưa thanh toán trả tiền và giá trị khối lượng xây dựng thực hiện dở dang chưa được nghiệm thu thanh toán.

-     Giá trị khối lượng xây dựng thực hiện dùng để xác định NSLĐ, hiệu suất sử dụng tài sản cố định và một số chỉ tiêu khác.

-     Chỉ tiêu này cũng được hạch toán chung cho toàn doanh nghiệp, từng bộ phận kinh doanh hay theo từng hợp đồng.

b. Giá trị xây dựng ký trong hợp đồng

-     Giá trị xây dựng ký trong hợp đồng là giá trị xây dựng của công trình được ký hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng

c. Giá dự thầu các gói thầu xây dựng

(Đã nêu khái niệm ở phần trước)

Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

Hạch toán xác định giá dự thầu và giá hợp đồng là hạch toán SXKD trước khi thực hiện hợp đồng kinh doanh

Hạch toán xác định doanh thu, giá trị khối lượng xây dựng dở dang, giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu chưa thanh toán là hạch toán SXKD khi thực hiện hợp đồng kinh doanh

Câu 23: trinh bay KN va cach xac dinh loi nhuan tu hoat dong xay lap

Lợi nhuận sản xuất kinh doanh xây dựng được xác định như sau:

Ltr = D - C

Ls = Ltr - TTNDN

TTNDN = Ltr x tTNDN =  (D - C) x tTNDN

Trong đó:

-     Ltr: lợi nhuận trước thuế

-     D: Doanh thu sản xuất kinh doanh xây dựng hay giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

-     C: Chi phí sản xuất kinh doanh xây dựng

-     Ls: Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)

-     TTNDN: thuế thu nhập doanh nghiệp

-     tTNDN: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện nay phổ biến ở mức 25%)

Câu 24: cac bien phap cua nha thau de giam gia thanh xay lap

-     Tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu có giá cả, phương thức thanh toán và dịch vụ bốc xếp hợp lý.

-     Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, chọn hình thức cung ứng hợp lý để giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí kho bãi.

-     Dự trữ vật tư hợp lý để không bị ngừng thi công nhưng cũng không quá nhiều gây ứ đọng vốn lưu động.

-     Tổ chức bảo quản tốt vật tư tại kho bãi.

-     Xây dựng và áp dụng các định mức vật tư có cơ sở khoa học chính xác

-     Ứng dụng công nghệ xây dựng tiến bộ, mở rộng áp dụng mức cơ giới hóa hợp lý

-     Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ máy móc xây dựng đạt năng suất cao

-     Áp dụng các hình thức tiền lương, các khuyến khích kinh tế khác một cách có hiệu quả.

-     Nâng cao trình độ tay nghề và trách nhiệm của người lao động đối với công việc.

-     Tổ chức công trình và bộ máy quản lý công trường, bộ máy quản lý doanh nghiệp hợp lý nhất…

Câu 25:  lai suat

là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được công bố đối với một khoản vay hoặc một khoản đầu tư. Lãi suất thực tế (lãi suất hiệu quả) là lãi suất mà bạn thực sự thu được từ một khoản đầu tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến tác động của lãi suất ghép

Lãi suất danh nghĩa được chuyển sang lãi suất thực tế theo công thức sau:

re = (1 +  (r / n))n - 1 

trong đó:

re : lãi suất thực tế

rn : lãi suất danh nghĩa

n  : số chu kì gộp lãi

Câu 26: lãi tức cách tính lãi đơn lãi kép

Lãi là số tiền thu được (đối với người cho vay) hoặc chi ra (đối với người đi vay) do việc sử dụng vốn vay.

Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra

ãi.Lãi kép: là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Nó chính là lãi tính trên lãi, hay còn gọi là ghép lãi

Câu 27: Khái niệm dòng tiền của dự án

Là khái niệm để chỉ các khoản thu nhập và chí phí

phát sinh ở những thời điểm khác nhau trong suốt vòng đời của dự án đầu tư.

Điển hình một chi tiêu vốn đòi hỏi dòng tiền chi ra ban đầu, được gọi là

đầu tư thuần. Như vậy, việc đo lường thành quả của một dự án theo các dòng

tiền hoạt động thuần dự kiến phát sinh qua một số năm trong tương lại là rất

quan trọng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: