Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kinhtechinhtri

PHẦN 2: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Phân tích các thuộc tính của hàng hoá.Cách xác định lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng tới nó?

Hàng hoá là sản phẩm của lao động thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.Vì vậy không phải bất kỳ vật phẩm nào cũng là hàng hoá.

*Hai thuộc tính của hàng hoá

-Giá trị sử dụng là công cụ của vật phẩm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của hang hoá quy định, là nội dung vật chất của của cải vì vậy nó là một phạm trù vĩnh viễn.Giá trị sử dụng của hàng hoá có đặc điểm là: giá trị sử dụng không fải cho người sản xuất trực tiếp ra nó mà là cho người khác, cho XH.Giá trị sử dụng đến tay người khác -người tiêu dung phải thong qua trao đổi mua bán.Trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

-Giá trị của hàng hoá

Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá fải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Thí dụ:1m vải=5kg thóc

Hai hàng hoá vải và thóc có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được lại với nhau theo một quan hệ tỉ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm của lao động,có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người. Sự hao phí lao động đó chính là giá trị của hàng hoá.Vậy giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó.Do đó giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.Giá trị phản ánh mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Do đó giá trị là một phạm trù lịch sử nó chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.

*Cách xác định lượng giá trị hàng hoá:

Nếu giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá thì lượng giá trị của hàng hoá chính là lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó( bao gồm lao động vật hoá và lao động sống). Trong sản xuất hàng hoá, hao phí lao động cá biệt tạo thành giá trị cá biệt của hàng hoá.Trên thị trường, không thể dựa vào giá trị cá biệt để trao đổi mà fải dựa vào giá trị xã hội của hàng hoá.

Giá trị xã hội của hàng hoá được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất một loại hàng hoá nào đó.Đó là thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của XH nghĩa là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình.Thông thường thời gian lao động XH cần thiết của 1 loại hàng hoá nào đó gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá đó trên thị trường.

*Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá:

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá:Năng suất lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng giá trị hàng hoá.Năng suất lao động được đo bằng số lượng thời gian hao phí để chế tạo ra một sản phẩm.Giá trị hàng hoá thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Còn năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ kỹ thuật của người lao động, máy móc thiết bị, phương pháp tổ chức quản lý...

Cần phân biệt tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động.Để sản xuất ra một hàng hoá có các loại lao động khác nhau tạo ra các loại hàng hoá có giá trị khác nhau đó là lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Câu 2: ptích mối qhệ cung cầu & các cnăng cơ bản of thị trường

-Cầu là nhu cầu có knăng thanh toán

Các nhtố ảnh hưởng tới cầu(thu nhập, sức mua of đồg tiền, giá cả hang hóa, thị hiếu of người tiêu dung..)

-Cung là khối lượng hang hóa hiện có ở thị trường or chuẩn bị cung cấp cho thị trường

Các nhân tố ả hưởng tới cung(sản xuất, giá cả)

Mối qhệ giữa cung và cầu diễn ra trên thị trường, độc lập với ý muốn cquan of cngười đc gọi là qluật cung-cầu hang hóa.

Mối qhệ cung-cầu thườg xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường thong qua các trường hợp: cung=cầu, cung>cầu, cung<cầu, làm cho giữa giá cả &gtrị thay đỏi tương ứng.

Qhệ cung-cầu có ả hưởng tới giá cả & ngược lại giá cả cũng tđộng lên cung & cầu. đây là sự tđộng fức tạp theo chiều hướng &mức độ #nhau. Khi giá cả 1 hàng hóa nào đó tăng lên sẽ làm cho ncầu về nó giảm đi tương đối, nhưng lại kích thích sx, nghĩa là tăng cung hang hóa đó, còn việc giảm nhu cầu về hang hóa đó sẽ dẫn đến giảm cung. Khi ncầu về hàg hóa nào đó tăng lên trog khi mức cung ko thay đổi sẽ làm cho giá cả tăng lên &kích thích sxuất nó, nghĩa là kích thích tăng cung.

Sự tăng giá cả có ả hưởng tới cầu thường ko giống nhau với các loại hang hóa. Chẳng hạn khi giá lương thực, thực fẩm tăng lên thì ncầu về nó thường ko giảm or giảm ko đáng kể nhưng việc tăng giá hang xa xỉ sẽ làm cho ncầu về chúng giảm nhiều.

- các cnăng of thị trường

Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán hang hóa mà ở đó các chủ thể ktế thường xuyên tác độg với nhau để xđịnh giá cả & sản lượng

Thị trường có vtrò to lớn đvới nền sx hang hóa. Nó thúc đẩy sự ptriển, mở rộng sx & lưu thong hàg hóa. 1 nền ktế hang hóa chỉ có thể ptriển mạnh mẽ khi có đủ các dạng thị trường như: thị trường hang tiêu dung, tt TLSX, tt Sức lđ &dvụ, thị trườg tiền tệ, tt KH-cnghê...

Vtrò of thị trường đc thể hiện qua các cnăng sau:

Thừa nhận(or ko thừa nhận) gtrị sử dụng xh of hang hóa, xđịnh mđộ gtrị of hang hóa đc thực hiện.

Cung cấp thôg tin cho người sx & tiêu dung

Kích thích or hạn chế sx & tiêu dung

Câu3 : Phân tích quy luật giá trị. Biểu hiện của quy luật này qua hai giai đoạn phá triển của chủ nghĩa tư bản?

1.Quy luật giá trị:

a.Nội dung của quy luật giá trị:

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá ở đâu có sản xuất và trao đổi thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động.Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Sự hoạt động của quy luật giá trị được biểu hiện thong qua giá cả hàng hoá trên thị trường.Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.Trong sản xuất quy luật này yêu cầu thời gian lao động hao phí cá biệt để sản xuất hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao động cần thiết. Trong lưu thông( trao đổi) đối với mỗi hàng hoá giá cả có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nhưng bao giờ cũng xoay quanh giá trị. Đối với tổng hàng hoá quy luật này yêu cầu tổng giá cả sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất. Như vậy, nhìn bề ngoài sản xuất và trao đổi hàng hoá là công việc riêng của từng người, họ độc lập và hình như không chịu sự chi phối nào, nhưng trên thực tế mọi người sản xuất và trao đổi hàng hoá đều chịu sự chi phối của quy luật giá trị.

b.Tác dụng của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hoá quy luật giá trị có 3 tác dụng sau:

-Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:người sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì,bán cho ai và bằng công nghệ nào là do họ quyết định.Mục đích của họ là thu được nhiều lãi.Dựa vào sự biến động của giá cả thị trường người ta biết được hàng hoá nào đang khan hiếm, có giá cao,hàng hoá nào đang ế thừa, có giá thấp. Từ đó họ sẽ mở rộng những mặt hang đang khan hiếm, có cao và thu được nhiều lãi và ngược lại sẽ thu hẹp sản xuất thậm chí đóng cửa không sản xuất những mặt ế thừa không tiêu thụ được. Kết quả là các yếu tố sản xuất (TLSX, sức lao động) chuyển dịch từ ngành này sang ngành

khác,làm cho quy mô ngành này mở rộng, ngành kia thu hẹp. Đó là sự điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.

Tác dụng điều tiết lưu thong của quy luật giá trị được biểu hiện ở chỗ hàng hoá bao giờ cũng được đưa từ nơi có giá bán thấp sang nơi có giá bán cao hơn.quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sự vận động đó, phân phối các nguồn hàng hoá hợp lý hơn giữa các vùng của đất nước, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hoá trong xh.

-Thúc đẩy LLSX phát triển: trong nền kinh tế hàng hoá người sản xuất hàng hoá nào cũng muốn có nhiều lãi.Người có nhiều lãi hơn là người sản xuất ra hàng hoá có giá trị cá biệt thấp hơn so với giá trị XH của hàng hoá, nếu các điều kiện khác giống nhau. Muốn vậy những người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, ứng dụng những thành tựu mới nhất của KH-KT vào sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất thực hành tiết kiệm.Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.Kết quả là năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.Ngoài ra để thu được nhiều lãi, người sản xuất hàng hoá còn fải thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng,cải tiến các biện pháp lưu thong, bán hang để tiết kiệm chi phí lưu thong và tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn. Vì vậy, quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy LLSX phát triển.

-Phân hoá những người sản xuất hàng hoá:sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh mặt tích cực, còn dẫn đến phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu, người nghèo.Trong sản xuất hàng hoá dưới tác động của quy luật giá trị và các quy luật khác, tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, có kiến thức, trang bị kĩ thuật tốt,có vốn sẽ phát tài và trở thành giàu có. Ngược lại: những người không có các điều kiện trên hoặc gặp rủi ro, tai nạn sẽ dẫn đến mất vốn,phá sản. Tác dụng này của quy luật giá trị một mặt đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển, mặt khác phân hoá XH thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra những điều kiện cho sự ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá lớn hiện đại, đó là nền sản xuất hàng hoá TBCN.

Biểu hiện của quy luật này qua hai giai đoạn phát triển của CNTB: Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.

Trong giai đoạn CNTB độc quyền giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.

Câu 4:Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. phân tích vì sao hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫnđó?

1.Mọi tư bản đều xuất hiện với một khối lượng tiền tệ nhất định và vận động theo công thức T-H-T' ,trong đó T'=T+t. số tiền trội lên so với số tiền ứng ra ban đầu được Mac gọi là giá trị thăng dư,kí hiệu là m. đây là công thức chung của tư bản

*Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Lí luận giá trị khẳng định rằng giá trị hàng hoá là do lao động XH của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, nghĩa là nó chỉ được tạo ra trong sản xuất. Nhưng mới thoạt nhìn vào công thức chung ta lại có cảm giác giá trị thặng dư đựơc tạo ra trong lưu thong.Có fải lưu thong tạo ra giá trị thặng dư k? Sự lưu thông thuần tuý dù trao đổi ngang giá hay trao đổi không ngang giá cũng không hề làm tăng them giá trị.

-Trường hợp trao đổi ngang giá, những người tham gia trao đổi chỉ có lợi về mặt giá trị sử dụng chứ không có lợi về mặt giá trị, nên không tạo ra m. Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, người này được lợi trong mua và bán, thì người khác sẽ mất đi khi bán và mua, còn xet them phạm vi toàn Xh thì đó chỉ là sự phân phối lại giá trị mà thôi.

Sự phân tích trên cho thấy trong lưu thông không làm cho T lớn lên, nhưng nếu nằm ngoài lưu thông (tức là tiền tệ để trong két) thì tiền tệ cũng không làm tăng them giá trị.Như vậy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản biểu hiện ở chỗ: tiền tệ vừa lớn lên trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông.

Để giải quyết được mâu thuẫn này phải tìm trên thị trường 1 hàng hoá có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản than nó. Đó là hàng hoá sức lao động.

2. Hàng hoá sức lao động :

Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực của con người, là khả năng lao động của con người.

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá: người có sức lao động tự dovề than thể, được quyền làm chủ sức lao động của mình để có thể đi làm thuê (bán sức lao động). Họ không có tư liệu sản xuất và của cải khác trong điều kiện đó bụôc họ phải đi làm thuê tức là bán sức lao động của mình.

Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính như hàng hoá thông thường:

-Giá trị sức lao động cũng do số lượng lao động XH cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Sức lao động tồn tại trong cơ thể sống con người, muốn sản xuất và tái sản xuất ra nó con người cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vì vậy giá trị hàng hoá sức lao động được tính bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết về mặt vật chất và tinh thần để duy trì đời sống bình thường của người công nhân và gia đình anh ta kể cả những phí tổn học tập để người công nhân có một trình độ nhất định.

Việc xác lập giá trị hàng hoá sức lao động như trên là tất yếu đối với quá trình tái sản xuất XH. Giá trị hàng hoá sức lao động có được phụ thuộc vào yếu tố tinh thần và lịch sử, nghĩa là nó phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng nước: khí hậu, tập quán, trình độ văn minh, nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

-Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của hàng hoá sức lao động, nó nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua để sử dụng vào quá trình lao động sản xuất. Khác với hàng hoá thông thường khi được sử dụng nó có khả năng tạo ra một lượng giá trị mới hơn giá trị ban đầu của bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm riêng có của hàng hoá sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

Câu 5: Thế nào là giá trị thặng dư? giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch? So sánh sự giống và khác nhau của giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối?

1.Giá trị thặng dư, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch

-Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài sức lao động, do người công nhân làm thuê tạo ra.và bị nhà TB chiếm đoạt

Giá trị thặng dư phản ánh được bản chất của QHSX TBCN- quan hệ bóc lột của nhà TB đối với lao động làm thuê.

Mục đích của các nhà TB là sản xuất giá trị thặng dư tối đa, vì vậy các nhà TB dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát lại có hai phương pháp chủ yếu để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

-Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt khỏi giới hạn thời gian lao động cần thiết. Ngày lao động kéo dài trong khi thời gian lao động cần thiết không thay đổi, do đó thời gian lao động thặng dư tăng lên.Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ TBCN. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của CNTB, khi lao động còn ở trình độ thủ công và năng suất lao động còn thấp.Với lòngtham vô hạn, nhà TB tìm mọi thủ đoạn để kéo dài ngày lao động, nâng cao trình độ bóc lột lao động làm thuê. Nhưng một mặt do giới hạn tự nhiên của sức lực con người, mặt khác do đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân đòi rút ngắn ngày lao động, cho nên ngày lao động không thể kéo dài vô hạn. Tuy nhiên ngày lao động không thể rút ngắn đến mức chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động. Vì tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày, trong khi thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

-Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu và tăng tương ứng với thời gian lao động thặng dư với độ dài ngày lao động không thay đổi, dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động XH. Việc tăng năng suất lao động xã hội, trứơc hết ở các ngành sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng, sẽ làm cho giá trị lao động giảm xuống do đó làm giảm thời gian lao động cần thiết.Khi độ dài ngày lao động không thay đổi,thời gian lao động cần thiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư- thời gian để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối cho nhà TB để giành ưu thế trong cạnh tranh, để thu được nhiều giá trị thặng dư, các nhà TB đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn thiện phương pháp quản lý kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Kết quả là giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị XH.Nhà TB nào thực hiện điều đó thì khi bán hàng hoá của mình sẽ thu được 1 số giá trị thặng dư trội hơn so với các nhà TB khác.

-Phần giá trị thặng dư thu được trội hơn giá trị thặng dư bình thường của XH được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

Xét từng đơn vị sản xuất TBCN, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, cục bộ. Nhưng xét trên phạm vi toàn XH TB, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là một động lực mạnh nhất thúc đảy các nhà TB ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.

-Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Cái khác nhau là ở chỗ giá trị thặng dư tương đối thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động XH, còn giá trị thặng dư siêu ngạch thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt.

2.So sánh sự giống và khác nhau của giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối đều có cái chùn giống nhau về mục đích là làm cho thời gian lao động thặng dư được kéo dài ra. Nhưng chúng vẫn có sự khác nhau về giả thiết, biện pháp và kết quả..

Câu 6: Thế nào là tuần hoàn và chu chuyển của TB? Những biện pháp làm tăng tốc độ chu chuyển của TB?

1.Tuần hoàn của TB

Mọi TB sản xuất trong quá trình vận động đều trải qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới 3 hình thức, thực hiện 3 chức năng:

GĐ1: TB mang hình thức tiền tệ, thực hiện các chức năng mua các yếu tố sản xuất tư liệu sản xuất và sức lao động.

GĐ 2: TB mang hình thức TB sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra hàng hoá và tạo ra giá trị thặng dư.

GĐ 3: TB mang hình thức TB hàng hoá với chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.

T-H ->tư liệu sx

->Sứclđ

...Sản xuất.... H-T'

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

- Sự vận động của TB qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới 3 hình thức, thực hiện 3 chức năng rồi quay về hình thức xuất phát của nó gọi là tuần hoàn của TB.

2.Chu chuyển của TB.

Nghiên cứu tuần hoàn của TB là nghiên cứu mặt chất của sự vận động TB, cong nghiên cứu chu chuyển TB là nghiên cứu mặt lượng hay nghiên cứu tốc độ vận động của TB. Mặc dù có sự khác nhau nhưng cả 2 cùng nghiên cứu sự vận động của TB. Vì vậy tuần hoàn và chu chuyển của TB có quan hệ mật thiết với nhau.

-Chu chuyển của TB là sự tuần hoàn của TB nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới, diễn ra lien tục, lặp đi, lặp lại không ngừng. Chu chuyển TB phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của TB.

Thời gian chu chuyển của TB là khoảng thời gian từ khi TB ứng ra dưới một hình thức nhất định đến khi nó trở về cũng dưới hình thức đó nhưng có kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của TB cũng là thời gian TB thực hiện được một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn TB bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông.

Thời gian sản xuất=thời kỳ lao động+thời kỳ gián đoạn lao động+thời kỳ dự trữ sản xuất

Cả thời kỳ gián đoạn lao động và thời kỳ dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị sản phẩm. Sự tồn tại của hai thời kỳ này là không tránh khỏi. Nhưng nói chung thời gian của chúng càng dài thì hiệu quả lao động của TB càng thấp. Rút ngắn thời gian này có tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng TB.

Thời gian lưu thông là thời kỳ TB nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời kỳ này bao gồm thời gian mua, thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.

-Tốc độ chu chuyển của TB là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm của TB ứng trước.

Công thức tính tốc độ chu chuyển TB là: N=CH/Ch; Trong đó: N là tốc độ chu chuyển; CH là thời gian TB vận động trong 1 năm;Ch là thời gian của 1 vòng chu chuyển TB.

*Những nhân tố và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển TB:

Theo công thức trên tốc độ chu chuyển TB phụ thuộc vào thời gian chu chuyển TB. Nói cách khác phụ thuộc vào những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất dài, ngắn phụ thuộc vào các nhân tố sau:

-Đặc điểm của từng ngành sản xuất

-Tiến bộ KHKT, công nghệ

-Trình độ tổ chức phân công lao động

-Trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất.

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế thị trường hiện đại cho phép sử dụng những thành tựu kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, việc tổ chức sản xuất và dịch vụ sản xuất một cách khoa học... đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn lao động, thời kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu quả lao động TB.

Thời gian lưu thông dài hay ngắn là phụ thuộc vào nhiều nhân tố như:

-Tình hình thị trường (cung-cầu, giá cả...)

-Khoảng cách từ sản xuất đến thị trường

-Trình độ phát triển của GTVT..

Sự tồn tại trong thời gian lưu thông là tất yếu và có vai trò quan trọng đối với thời gian sản xuất. Song rút ngắn thời gian lưu thông sẽ làm cho TB nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng lượng TB đầu tư cho sản xuất, tạo ra nhiều giá trị, giá trị thặng dư hơn, nên làm tăng hiệu quả hoạt động TB.

Tóm lại do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên thời gian chu chuyển của các TB khác nhau trong cùng một ngành và ở các ngành khác nhau là rất khác nhau. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TB, các nhà TB thường tìm mọi cách khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt không thuận lợi cuả những nhân tố trên để nâng cao tốc độ chu chuyển TB.

Câu 8: trình bày tính tất yếu & Phân tích các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay theo tinh thần ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 10? Tại sao ktế nhà nc giữ vtrò chủ đạo?

* Tính tất yếu kquan & ý nghĩa of sự tồn tại nền ktế nhiều tp

- Thành phần ktế là kvực ktế, kiểu qhệ ktế đc đặc trương bởi hình thức shữu nhất định về LLSX. Do đó, TP ktế tồn tại ở những hình thức tchức ktế nhất định trog đó căn cứ vảo QHSX(trc hết là qhệ sở hữu) nào thốg trị để xđịnh từng tPhẩn ktế cụ thể.

- sự tồn tại ktế nhiều thành phần là đtrưng trog TKQĐ lên CNXH & là tất yếu kquan bởi vì có một số tphần ktế do PTSX cũ để lại, một số tphần ktế mới đc hthành trog qtrình cdựng qhệ sx mới. các tphần ktế nền tảng of ktế xhcn ngày càng ptriển &sẽ lôi cuốn định hướng các tphần ktế # hội nhập vào PTSX mới.

- Nguyên nhân cơ bản of sự tồn tại ktế nhiều tp trog TKQĐ suy đến cùng là do qluật QHSX phù hợp với t/c & trđộ ptriển of LLSX. ở nc ta do trình độ LLSX còn thấp lại phân bổ ko đều giữa các ngành, các vùng nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình ktế, nhiều hthức shữu, nhiều tp ktế

- Sự tồn tại ktế nhiều tp ko những là kquan mà còn là động lực thđẩy kthích sự ptriển LLSXXH bởi vì:

+ sự tồn tại ktế nhiều tp, tức là tồn tại nhiều hình thức tchức ktế, nhiều phương thức qlý phù hợp với trđộ # nhau of LLSX. Chính sự phù hợp này có tdụng thúc đẩy NSLĐ, tăng trưởng ktế, nâng cao hquả ktế trog các tp ktế & trog toàn bộ nền ktế qdân.

+ sự tồn tại nhiều tp ktế là cơ sở để ptriển KTTT định hướng XHCN ở nc ta.

+ Sự tồn tại nhiều tp ktế đáp ứng đc lợi ích ktế of các g/c, tầng lớp xh, có tdụng kthác sdụng các nglực, các tiềm năng of đnước như sức lđ, vốn, tnguyên, knghiệm qlý đẻ tăng trưởng ktế nhanh & có hquả.

-Trên cơ sở nguyên lý và thành phần kinh tế chủ yếu mà Lênin chỉ ra trong thời kỳ quá độ (KT XHCN, kinh tế của những người sản xuất nhỏ, KTTB tư nhân, KT TBCN ) tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà xác định cơ cấu cho từng giai đoạn phù hợp.

-Qua thực tế 20 năm đổi mới ĐH X của Đảng đã xác định nền kinh tế nước ta gồm 5 thành phần cơ bản: KT nhà nước, KT tập thể, KT tư nhân (KTTB tư nhân+KT cá thể tiểu chủ), KT tư bản nhà nước, KT có vốn đầu tư nước ngoài.

-Nội dung và vai trò của các thành phần kinh tế:

1.Kinh tế nhà nước (KTNN)

KTNN dựa trên hình thức sở hữu công hữu về TLSX chủ yếu, KTNN bao gồm các doanh nghiệp nhà nứơc (DNNN), tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ,...DNNN giữ vị trí then chốt ở các ngành, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước.KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền KTQD, được thể hiện như sau

-Một là các DNNN đi đầu trong các ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế XH và chấp hành pháp luật.

-Hai là KTNN là chỗ dựa để nhà nước thực hiện chuác năng điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN.

-Ba là KTNN cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng vững chắc của nền KTQD.

2.Kinh tế tập thê:dựa trên hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên KT tập thể bao gồm các hình thức hợp tác đa dạng trong đó HTX là nong cốt, lien kết rộng rãi người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các DN vừa và nhỏ không giới hạn quy mô, địa bàn, lĩnh vực.

-HTX được hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp của các xã viên, phân phối theo kết quả kinh doanh, vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ của các xã viên. HTX được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc cơ bản là: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Nhà nứơc giúp đỡ tạo điều kiện cho HTX phát triển như đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển HTX.

3.Kinh tế tư nhân - TB tư nhân là thành phần KT dựa trên hình thức sở hữu tư nhân TBCN về TLSX và bóc lột lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta thành phần KT này có vai trò đáng kể trong việc phát triển LLSX, XH hoá sản xuất, giải quyết việc làm, khai thác các nguồn vốn và góp phần giải quyết các vấn đề XH khác.

Nhà nước khuyến khích KTTBTN phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và xét về lâu dài có thể hướng thành phần KT này đi vào KT TBNN dưới những hình thức khác nhau.

-KT cá thể tiểu chủ: thành phần kinh tể này dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX, sự khác nhau giữa KT cá thể và tiểu chủ là ở chỗ: trong KT cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế cá thể tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân, gia đình nhưng có thuê lao động.

-Ở nước ta trình độ LLSX còn tấp, thành phần KT này có vai trò to lớn trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước. Nó có khả năng sử dụng và phát huy hiệu quả các tiềm năng về vốn, sức lao động, các kinh nghiệm sản xuất ngành nghề truyền thống. Hạn chế của thành phần kinh tế này là ở tính tự phát, manh mún và chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Vì vậy cần tạo điều kiện để thành phần KT này phát triển và hướng dẫn vào KT tập thể một cách tự nguyện hoặc làm vệ tinh cho các DNNN, HTX.

4.Kinh tế TBNN là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa TBNN và kinh tế TBNN trong và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác liên doanh.

Kinh tế TBNN có khả năng to lớn về vốn, công nghệ, tổ chức quản lý tiên tiến, thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể trong giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sự tồn tại của thành phần kinh tể này là rất cần thiết, cần phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ quá độ ở nước ta.

5.KT có vốn đầu tư nước ngoài: thành phần này dựa trên hình thức sở hữu hầu như tuyệt đối là vốn của nước ngoài nhưng chủ sở hữu không nhất thiết là các nhà TB. Những năm gần đây tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể (chiếm gần 25% vốn đàu tư từ nước ngoài) và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế cũng lớn lên (>16% GDP).

Đối với thành phần kinh tể này cần tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển, cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài hướng vào xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế XH gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.

Câu 9: Trình bày những giải pháp hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta?

Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, muốn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

1.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần

-Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong TKQĐ là một trong những điều kiện để thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.

-Cùng với việc đổi mới, củng cố KTNN và kinh tế hợp tác. Việc thừa nhận và khuyến

khích các thành phần kinh tê cá thể, tư nhân phát triển là nhận thức quan trọng về xây dựng XHCN. Tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật và đều là nội

2.Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, tạo lập các yếu tố đồng bộ, các yếu tố thị trường.

-Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá cần phải mở rộng phân công lao động XH, phân bố lại lao động và dân cư theo hướng chuyên môn hoá, hợp thức hoá nhằm khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động, mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài gắn phân công trong nước với phân công lao động quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường ngoài nước.

-Cần phải phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ, hình thành thị trường sức lao động, quản lý chặt chẽ đất đai, nhà cửa, xây dựng thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, công nghệ tài nguyên thực hiện mở rộng phân công lao động cần phải hoàn thiện đồng bộ các thị trường tiền tệ, vốn, sức lao động, chất xám, thông tin, tư liệu lao động, tư liệu tiêu dùng... điều này sẽ đảm bảo cho việc phân bố và sử dụng yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

3.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KHCN, đẩy mạnh CNH-HĐH

Trong kinh tế thị trường các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững được trong cạnh tranh nếu thường xuyên thay đổi công nghệ để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất và lưu thông hàng hoá. Muốn vậy cần phải phải đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và dịch vụ hiện đại đồng bộ. Trước hết là hệ thống đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay, điện nước...

4.Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ giá cả.

-Sự ổn định chính trị là nhân tố quan trọng để phát triển, là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, tăng cường hiệu lực của quản lý nhà nước, phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân.

-Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế nhiều thành phần. Nó tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

-Đổi mới chính sách tiền tệ, giá cả nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng.

5.Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi

-Hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô phải được kiện toàn phù hợp với nhu cầu kinh tế thị trường , bao gồm điều tiết chiến lược, kế hoạch, pháp luật, chính sách và các đòn bẩy kinh tế, bằng biện pháp giáo dục, khuyến khích, hỗ trợ và bằng cả răn đe, trừng phạt, ngăn ngừa, điều tíêt thông qua bộ máy nhà nước và các đoàn thể.

-Đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Đồng thời phải có phương hướng sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ đúng đắn với đội ngũ đó nhằm kích thích họ không ngừng nâng cao trình độ nghiệp bụ, bản lĩnh quản lý.

6.Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Thực hiện có hiệu quả kinh tế đối ngoại, chúng ta phải đa dạng hoá hình thức, đa dạng hóa đối tác, quán triệt nguyên tắc hai bên cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không phân biệt chế độ chính trị XH, cải cách cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kỹ thuật nhân tài và kinh nghiệm quản lý.

Những giải pháp trên tác động qua lại với nhau sẽ tạo nên sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nước ta theo định hướng XHCN.

Câu 10: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại nhiều hình thức phân phối?Nội dung các hình thức phân phối cơ bản ở nước ta hiện nay?

-Phân phối là một khái niệm rộng, tuỳ theo góc độ xem xét mà có những nội dung phân phối khác nhau như: phân phối tổng sản phẩm, phân phối TLSX, TLTD, theo lao động, theo vốn, giá trị tài sản đóng góp vào sản xuất kinh doanh.

-Mỗi một PTSX có 1 quan hệ phân phối khác nhau, phân phối là một mặt của QHSX, do quan hệ tư hữu TLSX chi phối và quyết định

-Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất, do sản xuất quyết định

*Tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức phân phối thu nhập cá nhân trong TKQĐ ở nước ta được quy định bởi các yếu tố sau:

-Do yêu cầu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau của nền kinh tế nhiều thành phần

-LLSX ở nước ta còn kém phát triển, do đó để huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất phải thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau tương ứng với sự đóng góp của các nguồn lực đó

-Nước ta đang trong thời kỳ hình thành và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do đó quan hệ phân phối cũng phải là sự kết hợp các hình thức phân phối của cơ chế thị trường (phân phối theo vốn) với các hình thức phân phối của CNXH (phân phối theo lao động).

*Các hình thức phân phối cơ bản ở nước ta hiện nay:

-Phân phối theo lao động: đây là nguyên tắc phân phối cơ bản dưới CNXH. Đó là nguyên tắc phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho XH, không phân biệt giói tính, màu da, tuổi tác, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai ko làm k hưởng.Thực chất của nguyên tắc này là phân phối theo hiệu quả mà người lao động đã cống hiến.

+Nguyên tắc phân phối theo lao động yêu cầu: trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau, lao động khác nhau thì trả công khác nhau.Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể trả công khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể trả công bằng nhau.

+Phân phối theo lao động không có nghĩa là người lao động sẽ nhận toàn bộ những gì mà họ đã cống hiến cho XH mà họ chỉ nhậnn được phần còn lại của tổng sản phẩm XH sau khi đã khấu trừ di các phần cần thiết như: khoản để bù đắp cho những TLSX đã hao phí (mở rộng sản xuất, lập quỹ dự trữ hoặc quỹ bảo hiểm đề phòng tai nạn, những rối loạn do những hiện tượng tự nhiên gây ra), khoản để bù đắp chi phí quản lý chung, không trực tiếp thuộc về sản xuất (quản lý hành chính, an ninh quốc phòng), khoản để đáp ứng yêu cầu chung (trường học, bệnh viện, nhà trẻ,..), khoản lập quỹ cần thiết để nuôi dưỡng những người không có khả năng lao động. Phần còn lại sẽ được phân phối theo tỷ lệ với lao động của người lao động đã cống hiến. Việc khấu trừ như vậy là cần thiết vì tổng sản phẩm XH sản xuất ra ngoài việc đảm bảo lợi ích nhu cầu trực tiếp của mọi người lao động mà còn phải đảm bảo cho cuộc sống chung của cả cộng đồng trong hiện tại và tương lai

+Phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan dưới CNXH. Trong TKQĐ nó được thực hiện trong thành phần kinh tế nhà nước và một phần trong kinh tế tập thể vì:

-Thành phần KTNN và KT tập thể dựa trên chế độ công hữu về TLSX do đó mọi người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau nên phải lấy lao động làm căn cứ phân phối.Có sự khác biệt giữa những người lao động về thái độ tổ chức và trình độ lao động.LLSX tuy đã phát triển nhưng chưa đến mức đủ để phân phối theo nhu cầu do đó phải thực hiện phân phối theo lao động.Tác dụng cuả việc phân phối theo lao động kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế kinh tế với kết quả SXKD đảm bảo cho ai đóng góp nhiều lao động giỏi thì sẽ thu nhập ca và ngược lại từ đó kích thích tính tích cực của người lao động làm cho họ ra sức học tập, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học...góp phần giáo dục thái độ, tinh thần và kỉ luật lao động đúng đắn cho người lao động, chống lại những kẻ lười lao động, thiếu ý thức lao động.Hạn chế của phân phối theo lao động: mọi người lao động có thể lực, trí lực hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, nên phân phối theo lao động chưa hoàn toàn bình đẳng vì không thể đáp ứng nhu cầu như nhau, với một công việc nhau nhưng trên thực tế người này vẫn được lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn được lĩnh nhiều hơn người kia

-Phương pháp thông qua phúc lợi tập thể: đây là nguyên tắc phân phối ngoài thù lao lao động được thực hiện thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội để xây dựng phúc lợi chung như nhà ăn tập thể, nhà trẻ trường học, câu lạc bộ bệnh viện..nó được áp dụng nhằm khắc phục trong chừng mực nhất định những hạn chế của nguyên tắc phân phối theo lao động.

-Tác dụng của việc phân phối thông qua quỹ phúc lợi tập thể xã hội.

+Nâng cao thêm mức sống của toàn dân nhất là đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, rút ngắn sự chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng.

+Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trong CNXH vì đó là những điều kiện vật chất tinh thần, nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của con người, để qua đó phát huy năng lực sáng tạo, năng khiếu cá nhân, tính tích cực của các thành viên trong xã hội.

-Giáo dục ý thức cộng đồng

Xã hội càng phát triển thì các quỹ phúc lợi ngày càng nhiều càng thể hiện được tính ưu việt cua CNXH.

-Phân phối theo vốn. là nguyên tắc phân phối thu nhập theo dựa trên cơ sở sở hữu giá trị tài sản hay vốn góp vào quá trình sản xuất kinh doanh. thực chất đây là hình thức phân phối theo quyền sở hữu quá khứ để nhân một phần sản phẩm thặng dư.

+Trong TKQĐ nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế . tương ứng với mọi thành phần kinh tế là một quan hệ sở hữu đặc trưng về TLSX, do đó có những quan hệ phân phối khác nhau.

+Trong các cơ sở kinh tế có yếu tố đầu vào là TB và lao động làm thuê thì nguyên tắc phân phối thống trị là phân phối theo TB và giá cả sức lao động.

+Với thành phần kinh tế cá thể, chủ thể vừa là người lao động, vừa là người sở hữu, họ tự phân phối và tự quyết định lấy quan hệ tích luỹ và tiêu dùng.

+Ở các công ty cổ phần, cổ đông là những đối tượng khác nhau: có thể là nhà nước, tập thể, tư nhân, ngoài ra còn có một bộ phận đáng kể nguồn vốn được huy động dưới hình thức như: tiền, gửi tiết kiệm, công trái, trái phiếu...thực chất là vốn vay. Vốn tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, có thể phân thành các hình thức chủ yếu sau: vốn tự có của các chủ doanh nghiệp độc lập, vốn cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần và của các xã viên trong HTX, vốn cho vay. Chủ sở hữu các nguồn vốn trên được quyền hưởng lợi ích hợp pháp từ sở hữu các tài sản ở vốn đó.Trong thành phần KT TB nhà nước việc phân phối ở đây cũng được thực hiện theo nguyên tắc vốn góp.

 việc thực hiện nguyên tắc phân phối theo vốn góp hay theo tài sản là tất yếư khách quan, nó có tác dụng to lớn trong việc khai thác tối đa mọi tiềm năng về vốn trong các thành phần kinh tế, trong tầng lớp dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho SXKD để phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Câu11: Nêu đ/n CNH, HĐH? Ptích tính tất yếu, mtiêu, các qđiểm cơ bản of ĐCSVN về CNH,HĐH ở nc ta?

CNH, HĐH là qtrình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hđộng sxuất, kdoanh dvụ & qlý ktế, xh từ sdụng lđ thủ công là chính sang sdụng một cách phổ biến sức lđ cùng với công nghệ, ptiện & phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự ptriển of công nghiệp & tiến bộ KH-côg nghệ tạo ra NSLĐXH cao.

Tính tất yếu of CNH, HĐH

CNH,HĐH ở nc ta hnay là một tất yếu kquan, bắt nguồn từ ycầu xdựng cơ sở vchất-kỹ thuật of CNXH. Mỗi PTSX bao h cũng tồn tại & ptriển dựa trên cơ sở vchất, kỹ thuật nhất định.

Cơ sở vchất-kỹ thuật of CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu ktế hợp lý, trđộ xh hóa cao, dựa trên nền tảg of KH-CN tiên tiến, đc hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền ktếqdân.

Theo Lênin: "Cơ sở duy nhất & thực sự để làm tăng of cải of chúng ta để xd XHCN chỉ có thể là đại Cnghiệp...ko có 1 nền đại CN tổ chức cao, thì ko thể nói đến CNXH đối với 1 nứơc nông nghiệp đc..."

Đối với các nc đã qua gđoạn ptriển of CNTB, bc vào xd CNXH, việc xác lập cơ sở vchất kthuật of CNXH đc tiến hành thong qua kế thừa, điều chỉnh & hoàn thiện cơ sở VC-kỹ thuật mà nhân loại đã đạt đc trog CNTB theo yêu cầu of cđộ mới & ptriển nó ở trình độ cao hơn

Còn đối với các nc qđộ lên CNXh có điểm xphát thấp như VNam để có cơ sở vc-kt of CNXH, nhất thiết phải tiến hành CNH, HĐH nền ktế qdân, coi đay là gpháp có tính bắt buộc để XDXHCN hiện thực

Mtiêu CNH,HĐH ở nc ta là xd nc ta thành nc cnghiệp có cơ sở vc-kt hiện đại, có cơ cấu ktế hợp lý, QHSX tiến bộ, fù hợp với quá trình ptriển of LLSX, đsồng vchất & tinh thần cao, qphòng, an ninh vững chắc, dân giàu nc mạnh xh công bằng dân chủ văn minh;

Theo quan điểm of Đảg thì chúg ta fải ra sức fấn đấu để đến năm 2020 về cơ bản nc ta trở thành nc công nghiệp.

*Qđiểm of Đảg ta về CNH, HĐH

- CNH fải gắn liền với HĐH

- xdựng nền ktế mở, hội nhập với khu vực & tgiới, hướng mạnh về xkhẩu đồg thời thay thế nhập khẩu những sp trog nc knăng sx có hquả

- CNH,HĐH là sự nghiệp of toàn dân, of mọi tp ktế trog đó ktế NN là chủ đạo

- Lấy việc phát huy nguồn lực of cngười làm ytố cơ bản cho sự ptriển nhah & bền vững, tăng trưởng ktế fải gắn liền với tiến bộ xh

- KH &công nghệ là độg lực of CNH, HĐH, kết hợp công nghệ truyền thốg với cnghệ hđại, tranh thủ đi nhah vào hđại ở nhữg khâu quyết định cần & có thể rút ngắn tgian, vừa có bc đi tuần tự, vừa có bc nhày vọt

- Lấy hquả ktế xh làm tiêu chuẩn cơ bản để xđịnh fương án ptriển, lựa chọn p/án đtư và công nghệ.

- Kết hợp ktế với an ninh qphòng

Những qđiểm cơ bản trên về CNH, HĐH cũng nói lên nhữg đặc điểm cyếu of CNH,HĐH ở nc ta.

Câu12: trình bày nhữg ndung cơ bản of CNH, HĐH ở VN?

1. Thực hiện Cách mạg KHCN để xd Cơ sở vchất-kỹ thuật cho CNXH, ptriển mạnh mẽ LLSX

Nc ta đang định hướng XHCN bỏ qua cđộ TBCN, qtrìh CNH, HĐH tất yếu fải đc tiến hành bằng CM KHCN. Trog đkiện tgiới đã trải qua 2 cuộc & đkiện cơ cấu ktế mở, cuộc CM KHCN ở nc ta có thể & cần fải bao hàm cuộc CM KHCN mà tgiới đã trải qua.

- cuộc CM KHCN ở nc ta hnay có thể kquát gồm 2 ndung cyếu sau:

Một là xd thành côg cơ sở vchất kỹ thuật cho CNXH để dựa vào đó mà trang bị công nghệ hđại cho các ngành ktế qdân.

Hai là: tổ chức ng/cứu thu thập thôg tin phổ biến ứng dụng những thành tựu mới of KH hiện đại vào sx, đsống với những hthức bc đi & qmô thích hợp.

- Trog qtrình thực hiện CM KHCN ta cần lưu ý:

+ ứng dụg những thành tựu mới, tiên tiến về KHCN đbiệt là côg nghệ thôg tin & Côg nghệ tin học fục vụ CNH, HĐH & từng bc ptriển nền ktế tri thức

+ sdụng cnghệ mới gắn với ycầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vòg quanh, giữ đc nghề truyền thốg & gắn với công nghiệp hđại.

+tăng đầu tư ngân sách & huy động các nglực # cho KHCN & kết hợp ptriển cả bề rộng lẫn chiều sâu, xd mới cải tạo cũ, thực hiện tiết kiệm hiệu quả.

+kết hợp các loại qmô lớn, vừa và nhỏ, coi trọg hquả sx kdoanh & hquả ktế xh

2. Xd cơ cấu ktế hợp lý & fân công lại lđộg xh

a. xdựng cơ cấu ktế hợp lý

- cơ cấu ktế là tổg thể các bfận hợp thành cùng với vtrí, tỷ trọg & qhệ tương tác fù hợp giữa các bfận trog hệ thốg KTQD

- cơ cấu ktế đc xem xét dưới góc độ, cơ cấu ngành(công nghiep, nôg nghiệp, dịch vụ...) cơ cấu vùng(các vùng ktế theo lãnh thổ)& cơ cấu tp ktế.

- Trog cơ cấu ktế thì cơ cấu ngành là bfận có tầm qtrọg đặc biệt, là bộ sương of cơ cấu ktế

- Xd cơ cấu ktế là ycầu cthiết kquan of 1 nc trog tkỳ CNH, HĐH. Vđề qtrọng là tạo ra 1 cơ cấu ktế tối ưu (hợp lý). Một cơ cấu ktế đc coi là tối ưu khi nó đáp ứng đc các ycầu sau:

+ p/á đc & đúng các qluật kquan, nhất là các qluật ktế & xu hướng vđộg & ptriển KTXH of đnước

+phù hợp với xu hướng, tiến bộ of KHCN đã & đang diễn ra như vũ bão trên thế giới

+cho phép kthác tối đa mọi tiềm năng of đnước, of các ngành, các tphần, các xí nghiệp về cả chiều rộng lẫn chiều sâu

+thực hiện tốt sự fân công & hợp tác qtế theo xu hướng sxuất & đsống ngày càng đc qtế hóa, do vậy fải tạo dựng đc cơ cấu ktế mở

+xd cơ cấu ktế là1 quá trình trải qua những chặng đường nhât đinh, do vậy cơ cấu ktế of chặng đườg trc fải tạo đề cho chặng đườg sau & fải đc bổ sung hòan thiện dần trog qtrình ptriển

- Ở nc ta hnay đảng ta đã xđịnh cần tập trung xd một cơ cấu ktế hợp lý mà bộ sương of nó là cơ cấu ktế công-nông nghiêp-dvụ gắn với fân công & hợp tác qtế sâu rộng & khi hoàn thành cơ cấu ktế đó cho fép ta kết thúc TKQĐ lên CNXH

- Cơ cấu trên ở nc ta trog TKQĐ đc thực hiện theo phương tram kết hợp công nghiệp với trđộ, tranh thủ cnghiệp mũi nhọn tiên tiến. vừa tận dụng đc nguồn lđộg dồi dào, vừa cho fép rút ngắn khoảng cách lạc hâu, vừa fù hợp với nguồn vốn có hạn of nc ta. Lấy qmô vừa & nhỏ là cyếu, có tính đến qmô lớn nhưng fải là qmô hợp lý & có đkiện giữ đc nhịp độ ptriển hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa các ngành, các lvực, các vùg trog nền ktế

b. Tiến hành fân côg lại lđộg xh

- Từ sx nhỏ lên sx lớn XHCN trog qtrình CNH tất yếu fải fân công lại lđộg. Phân côg lđộg xh là sự chuyên môn hóa lđ, tức là chuyên môn hóa sxuất giữa các ngành trog nội bộ từng ngành & giữa các vùng trog nền KTQD.

- Phân công LĐXH có tdụng rất lớn, nó là đòn bẩy of sự ptriển công nghiệp & NSLĐ, cùng với CM KHCN nó góp fần hthành & ptriển cơ cấu ktế hợp lý.

- Trong qtrình CNH, HĐH sự fân công lại LĐXH fải tuân thủ các quy trình có tính qluật sau:

+ Tỷ trọg và số tuyệt đối lđộg trog nhà nc giảm & tỷ trọg, số tuyệt đối lđộg công nghiệp ngày 1 tăng lên.

+ Tỷ trog lđộg trí tuệ ngày 1 tăng & chiếm ưu thế so với lđ giản đơn trog tổng LĐXH

+ Tốc độ tăng lđ trog các ngành sx fi vật chất(dịch vụ) tăng nhanh hơn tôc độ tăng lđ trog các nganh sx vchất

- Ở nc ta fương hướng fân công lại lđộg hiện nay cần fải triển khai trên 2 địa bàn :tại chỗ & nơi # để ptriển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cần ưu tiên địa bàn tại chỗ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: