kinhh van
Câu hỏi: Con trai 4 tuổi của con rất thích đọc và học thuộc Chuyển Pháp Luân và kinh văn nhưng cháu lại không thích tập công. Vậy nó có được tính là tu luyện không?
Sư Phụ: Trẻ con không giống như người lớn chúng ta. Trẻ con ham chơi. Đó là bản tính của chúng và không thể xem đó là chấp trước bởi vì chúng sống như thế. Nếu một đứa trẻ có thể học Pháp, tốt nhất là hãy để cho cháu học. Tôi rất thích quan sát trẻ em bởi vì suy nghĩ, tư tưởng và thân thể của chúng thật thuần khiết. Nếu chúng tu luyện, chúng sẽ thực sự tiến rất nhanh. Chúng không có những chấp trước hình thành sau này trong cuộc đời. Khi nghe giảng Pháp, vài đứa trẻ vừa chơi vừa nghe cứ như thể chúng không nghe thấy gì. Thực ra, chúng nghe được hết tất cả. Nếu chư vị hỏi chúng, chư vị sẽ thấy là chúng biết tất cả. Rất là tốt nếu một đứa trẻ có thể tập các bài công pháp nhưng sẽ khó thực hiện nếu nó còn nhỏ quá. Vì nó còn là một đứa trẻ, nên nó còn phải chơi. Trẻ nhỏ cần phải được đối xử theo cách khác.
Câu hỏi: Khi hồng Pháp cho người phương Tây, chúng con nhận thấy rằng một vài người không thể từ bỏ tín tâm vào Chúa Jesus. Điều đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến việc tu luyện Đại Pháp của họ?
Sư Phụ: Tôi đã bàn luận về vấn đề "tu luyện phải chuyên nhất". Nếu một người không chuyên nhất trong tu luyện Đại Pháp, người đó sẽ không thể đạt viên mãn trong Đại Pháp. Trước đây tôi đã nói là cả vũ trụ, hay thậm chí cả tầng cao hơn đều đã đi lệch khỏi Pháp này. Vậy có bao gồm cả nhân loại trong đó không? Nếu tất cả các chúng sinh trong vũ trụ đều đã lệch khỏi Pháp, vậy những chúng sinh đã lệch khỏi Pháp lại không bao gồm cả thiên đường mà nhân loại tin tưởng hay sao? Nếu thiên quốc của Phật, Đạo, Thần đều nằm trong đó, vậy hãy nghĩ xem vấn đề là gì. Cho dù bất cứ ai đã giảng Pháp từ trước đến nay - Jesus, Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử hay Yahweh - vào thời điểm mà họ giảng Pháp, tất cả các chúng sinh và sinh mệnh trong vũ trụ đã đi lệch khỏi đặc tính căn bản của vũ trụ trong một thời gian lâu dài rồi.
Hãy để tôi đưa ra một ví dụ bằng ngôn ngữ thô sơ nhất. Giả sử, thiên quốc của Phật và Thần được làm bằng vàng, nhưng trải qua một khoảng thời gian dài, chúng đã trở nên bất tịnh và không còn là vàng ròng nữa. Nó vẫn làm bằng vàng nhưng chỉ là vàng 18 cara hay 16 cara mà thôi. Ngày nay, khi Pháp đang được quy chính, vàng là tinh khiết, vàng ròng 24 cara. Tuy thế, tôn giáo hay pháp môn tu luyện mà họ lưu lại đều là từ thời kỳ vàng 18 cara hay 16 cara, và chúng không đạt tiêu chuẩn cho thiên quốc mới của Phật và Thần. Vậy một người có thể trở về một thiên quốc làm bằng vàng thuần 24 cara không? Cho dù chỉ một phân tử như thế có thể trở về, nó cũng sẽ làm ô nhiễm thiên quốc đó, nên điều này không được phép xảy ra. Có phải là trường hợp này không? Vậy nên nhân cơ hội này, tôi nói với mọi người rằng không một tôn giáo nào trên thế giới ngày nay, bao gồm cả chính giáo của các vị Phật, mà tôi không gọi là tà giáo - có thể cấp phương tiện để nhân loại tiến đến viên mãn được nữa.
Cho dù một người có chọn tôn giáo nào và tu luyện tốt đến đâu, thậm chí nếu họ hoàn toàn tu theo những gì Phật và Chúa Jesus đã giảng trong thời đó, cùng lắm họ cũng chỉ đạt đến nguyên lý cao tầng nhất mà Thích Ca Mâu Ni hay Jesus giảng. Mà đó chỉ là vàng 16 hay 18 cara mà thôi. Liệu họ có thể trở về với thiên quốc bằng vàng ròng không? Điều này không có nghĩa là Thích Ca Mâu Ni hay Jesus không đủ tốt. Những gì tôi nói là, chúng sinh trong toàn vũ trụ đều đã lệch khỏi Pháp, và họ cũng chỉ là các phần tử trong đó - đó là như vậy. Tôi sẽ không đi vào chi tiết vì đây là một vấn đề to lớn. Nhân loại chỉ ngoan cố bám vào một đường lối sai lầm, họ chỉ tin những gì họ đang thấy. Nhân loại cũng có một thói quen nghiêm trọng thâm căn cố đế - họ không nhìn nhận mọi việc một cách lý trí; mà họ chỉ muốn thực hiện mọi việc theo tình cảm. Vì tình cảm, họ không thể từ bỏ những gì lưu lại từ các niên đại xa xưa và không dùng lý trí để phân tích chính xác xem cái gì là đúng hay sai.
Câu hỏi: Chúng con phải chú ý điều gì khi hồng Pháp cho người Tây phương?
Sư Phụ: Người chủng tộc da trắng có lối suy nghĩ khác với chủng da vàng như chúng ta, vì vậy chúng ta phải chú ý đến điểm đặc biệt này. Đừng cản trở họ bằng cách sử dụng lối suy nghĩ và ngôn ngữ phức tạp của người Trung Quốc. Điều đó sẽ khiến họ nghĩ "cái này quá khó" và sẽ khó đạt được kết quả tốt đẹp. Vậy tôi gợi ý thế này: Để cố gắng cho những người Tây phương đắc Pháp, trước tiên hãy cho họ xem cuốn sách Pháp Luân Công Trung Quốc (bản hiệu chỉnh). Sau khi đọc cuốn sách đó, họ có thể đọc được Chuyển Pháp Luân. Với cách đó, việc học đối với họ sẽ tương đối dễ. Nếu họ bắt đầu bằng cách đọc sách Chuyển Pháp Luân, rất có thể là hầu hết họ sẽ bỏ cuộc trong trường hợp họ không hiểu. Tất nhiên, cũng có cả những người xuất sắc và có thể hiểu ngay khi vừa xem qua. Một vấn đề nữa là chư vị phải tìm cách để họ đọc hết cuốn sách ngay trong lần đầu tiên. Nếu họ bỏ dở giữa chừng, thì họ sẽ khó lại tìm được thời gian mà đọc nó; khi đó nếu chư vị bảo họ đọc hay tìm hiểu nó, họ sẽ buộc phải nói là họ không có thời gian. Luôn luôn là như thế. Thực chất, chính nghiệp tư tưởng của họ ngăn cản họ tiếp tục đọc sách bởi vì nó sợ. Sau khi đọc cuốn sách này, nghiệp tư tưởng của họ có thể bị loại trừ đi.
Câu hỏi: Chúng con đã giới thiệu Đại Pháp cho đài truyền hình, đài phát thanh, các báo Mỹ nhưng không nhận được hồi âm nào. Chúng con có nên tiếp tục nỗ lực thực hiện việc này không?
Sư Phụ: Tôi giảng cho tất cả mọi người một nguyên lý. Có lẽ tất cả chư vị đều biết cách thức tiến hành công việc một cách kiên định của tôi. Tôi đã nói là sẽ không theo hình thức tôn giáo nào, tôi không ghi tên điểm danh chư vị từng người một như cách của người thường. Chúng ta không có hình thức nào, không có trụ sở và không có gì hữu hình cả. Bất cứ điều hữu hình nào cũng có thể làm phát khởi tâm chấp trước và vậy nên nó không có chỗ trong tu luyện. Cái mà chúng ta phải dứt bỏ không chỉ là tiền tài, danh vọng và tư lợi. Để tôi nói với chư vị điều này: Vì Pháp của chúng ta được truyền trong xã hội nhân loại và nó thật là vĩ đại, nói một cách tương đối, yêu cầu để phổ truyền một Pháp lớn thế này nhất định là phải cao nhất. Chư vị không hiểu tại sao tôi lại chọn một phương thức vô hình như vậy. Bởi vì Pháp này lớn đến vậy, để làm cho Nó công bằng chúng tôi phải chọn phương thức "Đại Đạo vô hình" để hồng truyền Pháp này trên trần thế. Đã có rất nhiều vị đến truyền Pháp trước đây như các vị Phật, Chúa Jesus của Tây phương và cả Yahweh. Các vị đó tập hợp mọi người lại với nhau, sợ rằng nếu không thì mọi người sẽ không tu luyện được tốt hay sẽ bị rớt xuống. Vậy nên tụ hợp mọi người lại để tu luyện với nhau. Thích Ca Mâu Ni yêu cầu đệ tử của ông cạo đầu và mặc áo cà sa. Các đệ tử của chúa Jesus thì nhập tu viện. Tôi có thể nói với chư vị rằng lý do họ làm như vậy bởi vì Pháp mà họ truyền thì thấp hơn. Không có các đòi hỏi đó thì họ không độ nhân được. Ngược lại, ngày nay chúng tôi có một Pháp lớn như vậy mà rõ ràng chúng tôi lại dám truyền rộng ra và để mọi việc tùy ý chư vị - chỉ xét tâm của chư vị. Tôi đã nói là tôi đã mở ra một cánh cửa rất rộng. Thực tế, chư vị không biết là không có cánh cửa nào cả. Mở hoàn toàn-vấn đề là trực chỉ nhân tâm.
Giả như chư vị đến từ các không gian và thiên giới khác nhau để đắc Pháp. Tư tưởng người thường của chư vị không biết gì cả. Nếu chư vị muốn trở về thiên giới của mình, hãy nghĩ xem: Chư vị có thể làm được điều đó với pháp môn và tôn giáo của quá khứ không? Tuyệt đối không được. Ngược lại, Pháp của chúng tôi ngày nay có thể cứu độ tất cả các chúng sinh và đưa họ về nơi nguyên thủy, bởi vì đây là Đại Pháp của vũ trụ. Nếu là vậy, yêu cầu để truyền Pháp này ở trần thế phải cực kỳ chân chính. Nên tôi đã nói với tất cả mọi người rằng chúng ta đang đi theo một con đường chân chính nhất. Chúng tôi yêu cầu mọi người dứt bỏ tư lợi, tình cảm và danh vọng. Bắt đầu từ tôi, chúng ta dứt bỏ tất cả những thứ này. Thế chưa phải là tất cả. Chúng tôi còn nhấn mạnh rằng vì chư vị phổ truyền Pháp trong xã hội người thường, chư vị phải phù hợp và không được vi phạm phương thức của xã hội người thường.
Khi truyền Pháp, chúng ta hiếm khi quảng cáo trên các mục quảng cáo trên truyền hình hay báo chí, hay hoang phí quảng bá bản thân. Không, chúng ta chưa làm vậy bao giờ. Tất cả những bản tin xuất bản vào thời tôi giảng Pháp không có gì ngoài ý chính: Lý Hồng Chí đang ở đây. Chỉ có một số lượng rất nhỏ các học viên đã quảng bá về Đại Pháp. Đây là những việc thuộc về hoạt động cá nhân của họ, họ làm việc tốt cho Pháp với tư cách cá nhân. Nếu Đại Pháp áp dụng bất kỳ hình thức truyền thông nào để quảng bá cho Nó thì đó chính là làm nhơ nhuốc Nó. Đó là lý do vì sao chúng ta không theo cách này. Giả sử nếu chư vị là một học viên và cũng là một nhà báo hay chủ biên của một tờ báo. Nếu chư vị muốn quảng bá Pháp, đó là việc cá nhân của chư vị - Pháp không yêu cầu điều đó. Hành động cá nhân hay mong muốn cá nhân làm những việc này là thuộc về xu hướng cá nhân. Mong muốn làm điều tốt với tư cách cá nhân không có liên hệ gì với toàn thể Pháp.
Vì sao lại có nhiều người học Pháp vậy? Tất cả chư vị đều biết rằng Pháp của chúng ta là tốt. Bởi vì Nó là Pháp của vũ trụ, ai có thể nói là Nó không tốt? Ngay cả những người xấu nhất phản đối Nó ngoài mặt nhưng bên trong cũng phải ngưỡng mộ Nó? Vì sao ngoài mặt họ lại phản đối Nó? Họ biết rằng nếu ai cũng hành xử theo Pháp, thì thực sự là đến lượt họ sẽ bị đào thải. Vì vậy những gì chư vị làm để phổ truyền Pháp là việc làm cá nhân. Bản thân Đại Pháp không có hình thức nào hết. Chúng tôi đã lấy đúng hình thức "Đại Đạo vô hình".
Tất cả chư vị đều là những thành viên bình thường trong xã hội khi chư vị về nhà. Chúng tôi chỉ xét cái tâm của chư vị thôi - chúng tôi không có bất cứ giáo điều hay quy định bắt buộc dưới bất kỳ hình thức nào. Thực sự, không ai trong quá khứ dám theo con đường này. Đối với bất cứ tôn giáo nào, nếu chư vị bảo mọi người hãy về nhà và tu luyện mà không theo lễ nghi hay hành động có chủ ý nào, tôn giáo đó sẽ tan rã. Họ hoàn toàn không dám theo cách đó vì Pháp của họ không đủ uy lực. Chúng ta, mặt khác lại dám theo cách này. Khi chư vị trở về, tất cả chư vị sẽ làm công việc của mình và cuộc sống của chư vị không có gì thay đổi cả. Tất cả chư vị sẽ giữ Pháp trong tâm, tu luyện bản thân và thực sự đề cao bản thân. Trước đây tôi đã nói rằng Phật và Thần không để ý hay thừa nhận tôn giáo của người thường - họ chỉ xét nhân tâm. Vì sao Phật lại không can thiệp khi tôn giáo bị phá hoại? Tại sao Chúa lại không can thiệp khi nhà thờ bị tàn phá? Bởi vì đó là những việc làm của con người. Con người muốn làm điều tốt và xây dựng đền chùa và nhà thờ để cho con người có phương tiện thờ cúng Phật hay Chúa. Đó là nghi thức do con người áp dụng. Phật và Thần, mặt khác chỉ xét nhân tâm. Vì vậy nên chúng ta không tham gia vào bất cứ nghi thức nào.
Tất nhiên, như tôi đã nói trước đây, thậm chí vì nhiều lý do nữa mà chúng ta không nên tham gia chính trị. Chúng ta tuyệt đối không được tham gia chính trị. Sự phát triển của xã hội con người, hoàn cảnh của một quốc gia, mối quan hệ giữa các cá thể đều được quyết định bởi sự tiến hóa xã hội. Người thường không thể theo ý mình mà chặn nó lại được. Những gì mà toàn thể nhân loại có thể làm là vắt óc mà tiến về phía trước, tăng cường học hỏi để đạt được điều gì đó hay có những khát vọng khác; tuy nhiên nếu không có sự biến đổi của thiên tượng, người thường không thể thay đổi dù chỉ một điều. Sự phát triển của nhân loại là trên một con đường đã định sẵn, và mỗi bước tiến về phía trước trong tiến trình phát triển của nó đều không hề lầm lạc. Vậy nên một người tu luyện là vượt trên người thường. Tại sao anh ta còn phải băn khoăn đến việc của người thường? Chính trị gia trong các tôn giáo tham gia chính trị vì độc lập, chủ quyền và thậm chí cả những cái gọi là "địa vị". Một số còn giết hại con người và tham gia vào các hoạt động khủng bố - đó là ma quỷ. Tôi nói rằng họ không phải là người tu luyện. Một người tu luyện sẽ không can thiệp vào chính trị của người thường. Những người này chỉ là chính trị gia mà thôi. Cái mà một vị Phật hay Thần muốn là thiên giới. Tại sao phải đi chiến đấu giành lãnh thổ của người thường? Chư vị có nghĩ họ là những người tu luyện không? Họ có đạt tiêu chuẩn không? Nhân loại vẫn xem họ và tôn sùng họ như Thần Thánh. Thực tế, một số họ còn không phải là người tốt, họ sẽ xuống địa ngục.
Câu hỏi: Có phải môi trường vật chất đã tồn tại hàng nghìn năm của xã hội nhân loại là một trong các yếu tố tạo ra nghiệp tư tưởng không?
Sư Phụ: Tất nhiên là vậy rồi. Chư vị sẽ không tạo nghiệp nếu không vì môi trường vật chất này. Nếu không có môi trường nhân loại hiện nay, chư vị sẽ không làm được một việc gì dù tốt hay xấu. Không có môi trường này, chư vị đã không thể là con người. Nhưng cùng lúc đó, xã hội nhân loại cũng có những đặc thù riêng của nó, nên nó phải tồn tại.
Câu hỏi: Có phải chính cái ma tính của xã hội Hoa Kỳ là rào cản chính kiến cho người Hoa Kỳ không thể đắc Pháp được không?
Sư Phụ: Chư vị không nói như vậy được. Khi tôi đến vùng nông thôn và một vài thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ, tôi thấy rất nhiều người tốt và những người Tây phương tốt. Tất cả các thành phố lớn trên thế giới cũng khá hỗn loạn, người tốt và kẻ xấu xen kẽ nhau, và khó mà phân biệt giữa người tốt với người xấu. Thường thì có người cực kỳ tốt cũng như có kẻ cực kỳ xấu do nguyên lý tương sinh tương khắc. Vậy nên chư vị không nên kết luận khái quát đơn giản như thế. Hoa Kỳ có những đặc điểm riêng. Đối với toàn thế giới, nó đóng vai trò chính đối với toàn thế giới trong sự phát triển của phong cách hiện đại của tư tưởng biến dị của con người, mà bao gồm tất cả các lĩnh vực và trường phái, như nghệ thuật, văn hóa và giá trị con người. Phong cách hiện đại này là nền văn hóa đồi bại - nó không phải là văn hóa con người. Điều này là chắc chắn. Tôi nghĩ là văn hóa Mỹ trước năm 1950 là văn hóa của con người. Người ta lúc đó khá tốt. Đàn ông phương Tây có tính cách lịch thiệp và hành xử văn minh, trong khi phụ nữ thì cư xử theo cách mà người phụ nữ phải có. Tôi nghĩ rằng điều đó khá tốt. Ngày nay, đàn ông và phụ nữ dường như có tính cách như nhau. Tất nhiên tôi không nói là Hoa Kỳ là không tốt.
Như tôi đã nói trước đây, tôi chỉ đang nói về những thay đổi của nhân loại. Ngày nay, người châu Á cũng kinh khủng lắm. Mọi người đang làm tổn thương nhau và có những toan tính xấu. Người ta không biết rằng khi hai người gặp nhau họ đã bắt đầu làm tổn thương nhau mà không cần phải nói nhiều. Đó là vì trải qua lịch sử văn hóa lâu dài, đời này nối tiếp đời khác, chư vị không bao giờ biết ai nợ ai điều gì. Vì ân oán đã được tích lại trong một thời gian quá dài, khi người ta gặp nhau, mỗi người trong bọn họ đều muốn đòi lại món nợ quá khứ và vậy nên họ làm thương tổn nhau một cách tàn nhẫn. Có phải chư vị vừa nói là người Trung Quốc ở Hoa Kỳ thì không hòa hợp không? Tất cả chư vị đều nhìn ở bề mặt, trong khi tôi thấy nguyên nhân thật sự. Đó chính là nguyên nhân.
Câu hỏi: Con bị ảnh hưởng bởi ma tính. Nó đi vòng quanh bên ngoài và bên trong thân thể con. Mọi người chung quanh con đều biến thành mặt đen, vàng, xanh hoặc tái, như ma quỷ...
Sư Phụ: Hãy để tôi nói cho chư vị điều này: Khi người ta nói rằng họ đang tu luyện Đại Pháp hay khi chư vị nói rằng chư vị là đệ tử Đại Pháp, tôi phải xem chư vị có thật sự là đệ tử Đại Pháp không - những lời chót lưỡi đầu môi không có ý nghĩa gì. Đệ tử của tôi phải thật sự tu luyện và khi có vấn đề thì đều tìm chấp trước bằng cách tự hỏi: Điều đó có phải là do vấn đề nào bên trong tâm tính của mình không? Sau khi đọc cuốn sách chỉ một lần, một vài người nhận là họ đang tu luyện Đại Pháp và họ gặp những rắc rối này khác. Tư tưởng của họ đầy những vấn đề của con người. Họ tranh đấu với người khác khi gặp vấn đề và trong va chạm, thì lại tìm lỗi ở người khác chứ không tìm ở họ. Họ tự nhận là đệ tử của tôi nhưng tôi không công nhận điều đó. Rõ ràng đó là hai việc khác nhau. Tất nhiên, không phải tôi nói câu hỏi này hay người này.
Tôi đang nói là bất cứ vấn đề nào cũng có thể giải quyết được nếu chư vị tìm ra sai sót ở bên trong bản thân. Chư vị có thể thấy là một người đã quen học nhiều những thứ lộn xộn và toàn thân anh ta bị bao quanh bởi những tín tức hỗn loạn. Anh ta luôn thấy những hình ảnh ghê rợn hay cơ thể anh ta có những phản ứng ghê sợ. Anh ta đến học Đại Pháp vì những lý do này vì anh ta biết được sức mạnh kỳ diệu của Đại Pháp. Nhưng tôi nói cho tất cả mọi người, đó là đến học Pháp một cách có chủ đích với tâm truy cầu. Điều này sẽ không có tác dụng và cũng sẽ không đạt được gì. Chúng tôi không phản đối nếu ban đầu chư vị có chấp trước như vậy, khi chư vị vẫn còn chưa hiểu Pháp. Nhưng trong quá trình học Pháp, chư vị phải dứt bỏ những chấp trước loại này. Khi đó, bất kỳ tình huống nào cũng có thể giải quyết được. Tôi nghĩ là tôi đã giảng rõ quan điểm của tôi cho tất cả mọi người. Vấn đề này cũng đã được giảng rõ trong Chuyển Pháp Luân rồi. Chư vị phải đọc sách và học Pháp nhiều hơn. Đọc sách sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của chư vị.
Câu hỏi: Con luôn có cảm giác là con là người tốt bụng, nhưng tại sao con lại không đạt được từ bi như Sư Phụ mô tả?
Sư Phụ: Đây là một câu hỏi tốt. Thực ra chính câu hỏi cũng là một chấp trước. Tôi không nói là việc viết ra câu hỏi là một chấp trước. Mà là chính là chư vị chấp trước vào sự từ bi của chư vị, mà điều đó sẽ không đến như chư vị mong muốn đâu. Khi tầng thứ của chư vị đề cao, phần tình cảm mà chư vị buông bỏ đi sẽ không trở nên trống rỗng - nó sẽ được thay thế bởi sự từ bi mà tăng lên từ từ. Trong các học viên của tôi ngồi tại đây, nhiều người thực sự đã tu lên tầng rất cao, nhưng vì sao chư vị lại không có sự từ bi ở tầng cao như thế? Trên thực tế, từ bi của Thần hoàn toàn khác với từ bi trong trí tưởng tượng của con người hiện đại. Tôi đã nói với chư vị về vấn đề này nhiều lần trước đây rồi. Để chư vị sống được trong xã hội người thường, ở bề mặt chư vị không được phép thể hiện quá khác thường. Nếu chư vị mà thể hiện nhiều từ bi như vậy, thực sự là chư vị sẽ không còn sống trong xã hội người thường được nữa. Vì nguyên do này, sự từ bi và tất cả những thứ khác mà chư vị đạt được qua tu luyện đều phát triển với tốc độ nhanh ở các tầng vi quan nhất của sự tồn tại của chư vị, và chúng được tách ra khỏi phần bề mặt của chư vị.
Nhân loại được tạo thành bởi các lạp tử được hình thành tuần tự từ các vi lạp cho đến các phân tử ở tầng bề mặt của lạp tử lớn nhất; các phân tử, đến lượt nó, lại tạo thành các tế bào. Khi chư vị không ngừng tu luyện, các phân tử bên trong thân thể chư vị (tôi chỉ có thể miêu tả điều này theo cách này vì ngôn ngữ con người là hạn chế) và các vi lạp của thân thế chư vị sẽ chuyển hóa mạnh mẽ đồng hóa với tiêu chuẩn của Pháp. Sau đó, khi chư vị kết thúc việc tu luyện đối với một phần của chư vị, điều đó cũng tương đương với việc như phần đó được tách ra - ngay cả sự từ bi của chư vị cũng được tách ra. Nó giống như là một cái kho mà [tôi] thay mặt cho chư vị cất đi tất cả những gì chư vị đạt được qua tu luyện. Chư vị sẽ không tu luyện được nếu như thân thể của chư vị thay đổi quá nhanh ở bề mặt. Nếu thế thì chư vị sẽ rơi lệ trước tất cả những gì chư vị thấy. Khi đó bất kỳ điều gì chư vị làm, nó cũng sẽ như là phần chư vị đã tu thành cùng làm với chư vị, như thế thì cũng tương đương với việc một vị Thần làm việc của người thường. Thậm chí ngay cả khi chư vị làm điều xấu, nó cũng sẽ tương đương với việc một vị Thần làm điều xấu. Kết quả là chư vị sẽ rớt xuống. Để tránh cho chư vị khỏi rớt xuống, và đồng thời có thể duy trì việc tu luyện của chư vị giữa người thường, phần tu thành của chư vị sẽ lập tức được tách khỏi phần chưa tu thành của chư vị mà vẫn được tạo thành bởi các lạp tử thô. Nó sẽ luôn được giữ trong tình trạng một vị Thần ngồi kết bàn ở thế hoa sen trong khi phần chư vị chưa tu thành sẽ luôn sống giữa xã hội người thường như một người thường. Khi chư vị tiếp tục tu luyện từ trong ra ngoài, chư vị dần dần viên mãn bản thân. Khi phân tử ở tầng bề mặt nhất đã viên mãn và đồng hóa xong, bước cuối cùng chính là sự viên mãn cuối cùng. Đó chính là con đường mà chúng tôi đã chọn.
Vài học viên đã hỏi "Sư Phụ, con đã tu luyện như thế này, sao con lại không cảm thấy mình thăng tiến nhiều, và tại sao các tư tưởng bất hảo vẫn thỉnh thoảng phản ánh trong tâm trí con?" Tôi bảo chư vị đừng lo lắng. Chư vị sẽ không thể nào tu luyện được nếu tất cả các vật chất của con người đều được gỡ bỏ hết ra khỏi bề mặt. Nếu chư vị không có tư tưởng con người, chư vị sẽ thấy rõ tất cả các tư tưởng mà con người phát ra. Mỗi từ, hành động và suy nghĩ của con người hiện đại đều ích kỷ và thậm chí có cả những tư tưởng bất hảo, thầm kín mà chư vị không thể chịu đựng được. Làm sao chư vị có thể sống giữa họ được? Làm sao chư vị có thể cộng tác với họ được? Vì vậy làm thế là không được. Ví dụ, nếu chư vị đã tu thành 100 phần trong thân thể chư vị, chỉ có một phần có thể được tách ra khỏi bề mặt của chư vị, thì chư vị sẽ luôn cảm thấy là sự thăng tiến ở bề mặt không nhanh thế. Điều đó là bình thường. Nghe tôi nói như vậy, chư vị không nên nghĩ rằng "Ồ thì ra là vậy. Vậy giờ tôi không phải lo lắng gì nữa và tôi chỉ làm những gì mình muốn". Tôi đang nói về nguyên lý của Pháp. Nếu chư vị không giữ mình theo tiêu chuẩn nghiêm khắc hay nếu chư vị không hành xử theo tiêu chuẩn, thì không thể nói là chư vị đang tu luyện được. Sự liên hệ là như vậy.
Câu hỏi: Ngay khi con lơ là, bản ngã của con đã bộc lộ nguyên hình.
Sư Phụ: Chư vị đừng hạ thấp mình quá thế. Thực sự chư vị là một người tu luyện. Chư vị có thể thấy thiếu sót của mình, vào lúc đó chư vị đã vượt qua tư tưởng của chư vị rồi, và chư vị đã vượt qua bản ngã cũ của chư vị rồi. Một người thường không nhận ra thiếu sót của mình. Họ nghĩ là mọi cái của họ đều tốt cứ như thể họ là một bông hoa vậy, có đúng không? Vì chư vị đang tu luyện bản thân, xét bản thân và thấy các thiếu sót của chư vị, vậy không đúng chư vị là người tu luyện sao?
Câu hỏi: Con đã phạm hai lỗi lớn và sau đó con thấy rất hối hận. Vậy Phó Ý thức của con hay các tín tức của con đang phát huy tác dụng?
Sư Phụ: Nếu chư vị làm một việc gì đó giữa người thường hay nếu chư vị làm một điều xấu nào đó, chư vị không thể nói là không phải mình đã làm điều đó. Chư vị cũng không thể phân tách ra liệu Chủ Ý thức hay Phó Ý thức đã làm điều đó bởi vì chư vị là một [thân] thể gắn kết. Hơn nữa, chư vị không thể nói được rằng tất cả những thứ này là do nghiệp tư tưởng của chư vị làm bởi vì đó cũng là do Chủ ý thức của chư vị yếu. Nghiệp đó sẽ ngăn trở chư vị cho đến khi nào chư vị tiêu trừ được nó. Khi nghiệp đó chưa được tiêu trừ, các hành vi bên ngoài của nó đều được xem là của chư vị. Nếu chư vị mạnh mẽ chống đối lại nó, hay nếu chư vị có thể phân biệt được nó và giữ Chủ Nguyên Thần mạnh mẽ, đó là chuyện khác. Do vậy, chư vị sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chư vị không chống lại những gì mà nghiệp làm. Tu luyện là tống khứ những thứ xấu và đồng thời tăng cường Chủ Nguyên Thần. Khi tu luyện, tốt nhất là không nghĩ về những gì xảy ra trong quá khứ. Cho dù có tồi tệ thế nào thì chúng đã xảy ra rồi. Hãy thực hiện tốt trong tương lai để chư vị không phát triển thêm một chấp trước nữa.
Câu hỏi: Chúng con đã thu băng hình video một vài Pháp hội ở Hoa Kỳ, và vẫn chưa đưa chúng cho những người họ hàng ở nước ngoài. Làm như vậy có phải là đi ngược lại với mong muốn của Sư Phụ không?
Sư Phụ: Tôi có thể nói chư vị rằng cách thức tu luyện mà Đại Pháp của chúng ta chọn là tốt nhất và trong sáng nhất. Tôi có trách nhiệm thực sự với chư vị để đảm bảo chư vị có thể thật sự đạt đến Viên Mãn. Tôi phải thanh lý khỏi Đại Pháp tất cả những gì không thuộc về tu luyện trong Đại Pháp. Cho dù đó là những gì tôi đã giảng, những gì tôi đã giảng với các đệ tử ở những vùng hay quốc gia nhất định, hay điều gì không phù hợp đối với các vùng khác, đều cần phải thanh lý. Những điều được giảng riêng cho một vùng mà không thể áp dụng chung cũng cần phải được thanh lý. Mục đích là để chư vị có thể thực sự tu luyện mà không có bất kỳ cản trở nào - đó chính là mục đích.
Có người hỏi, "Có phải là sẽ có lợi cho sự tiến bộ của học viên nếu hiện thời chúng ta bật bài giảng của Sư Phụ hôm nay cho họ nghe khi chúng ta trở về?" Nếu chư vị đã thu rồi, thì cứ để thế nhưng đừng phổ truyền nó trong xã hội với chấp trước hoan hỷ hay hưng phấn. Sẽ không sao nếu sau khi chư vị trở về và chư vị bật nó tại điểm luyện công hay cho những học viên ở nước chư vị. Nhưng tôi muốn nói với chư vị rằng, là một đệ tử, chư vị không cần tôi phải nói chi tiết với chư vị phải xử lý điều này như thế nào. Khi tất cả mọi người đã xem nó xong hay khi sách kinh văn đã được in, hãy xóa nó đi - thế thôi. Nếu ai đó đã bất cẩn thu lại nó cho người khác, bật nó, phổ truyền nó hay cố tình để cho nhà xuất bản hay nhà in sản xuất nó hàng loạt, người đó đã phạm phải lỗi lầm tồi tệ nhất. Tôi cho rằng người đó không đạt tiêu chuẩn là một đệ tử Đại Pháp.
Câu hỏi: Con không chăm chỉ tu luyện và đã rớt vài lần trong khảo nghiệm sắc dục. Nếu giờ con sửa chữa con đường của mình, Sư Phụ có còn nhận con không?
Sư Phụ: Để tôi nói với chư vị điều này: Đừng nghĩ là chư vị không thể tu luyện được nữa bởi vì chư vị đã một hay hai lần không vượt được khảo nghiệm. Thực sự, đó chính là cách mà chư vị tu luyện. Vài người đang tu luyện tốt đã vượt qua khảo nghiệm, vài người đang tu luyện không tốt cũng chưa vượt qua khảo nghiệm tốt hay chưa hề vượt qua khảo nghiệm. Tuy nhiên học viên này đã vượt qua khảo nghiệm ở lĩnh vực khác. Đấu tranh vượt qua nó theo cách này và có đủ để vượt qua khảo nghiệm tốt hay không - đó chính là tu luyện. Nếu ai ai cũng có thể vượt qua mọi khảo nghiệm thì chư vị không còn cần tu luyện nữa và chư vị sẽ thành Phật ngay lập tức. Có phải vậy không? Nhưng khi chư vị cứ rớt đi rớt lại một khảo nghiệm thì chư vị phải nhìn nhận nó một cách nghiêm túc. Có thể xem là chư vị đang tu luyện nếu chư vị để nó diễn ra trong một thời gian dài không?
Câu hỏi: Trước khi con học Chuyển Pháp Luân, nghề của con là chữa bệnh bằng khí công. Sau khi học Pháp Luân Công, con đã bỏ nghề. Vậy bây giờ con có thể học châm cứu và Trung Y và dùng chúng như một nghề được không?
Sư Phụ: Đó hoàn toàn không thành vấn đề. Y thuật Trung Quốc là một hình thức trị bệnh trong xã hội người thường. Đó là việc của người thường và không mâu thuẫn gì với việc tu luyện. Về việc chữa bệnh bằng khí công, tôi nói với chư vị chắc chắn đừng có làm như thế. Tôi nghĩ là chư vị có thể học y học Trung Quốc và châm cứu - không có vấn đề gì - chư vị có thể học chúng và hành nghề.
Câu hỏi: Chúng con ở đây chỉ có một số lượng rất ít học viên và chúng con ở rải rác. Chúng con không có một môi trường tốt để học Pháp như ở Trung Quốc. Làm thế nào để chúng con có thể tạo ra môi trường tốt hơn?
Sư Phụ: Chư vị có biết là ngày trước khi tôi đến Bắc Kinh để giảng Pháp, chỉ có hơn 200 người trong khóa giảng đầu tiên không? Giờ thì đã là 100 triệu người. Tất cả chư vị đều có nhiệm vụ phải nói cho người khác về Pháp. Vậy sẽ có thêm nhiều người trong tương lai có phải không? Chính mỗi cá nhân tạo nên môi trường của mình. Thực sự là sẽ rất tốt nếu có thêm nhiều người tu luyện cùng nhau. Mọi người có thể chia sẻ quan điểm, học hỏi từ nhau và giúp nhau thăng tiến và nói cho nhau nghe về những thứ xảy đến trong quá trình tu luyện. Điều đó sẽ làm tăng thêm tín tâm trong tu luyện. Đồng thời, sẽ có một trường năng lượng rất mạnh hình thành khi mọi người tập công theo nhóm, và nhất định là các học viên đều có lợi - điểm này là khẳng định. Nếu một người tu luyện một mình, người đó có thể quên việc tu luyện khi bận rộn hay tập công không đều đặn lúc sớm, lúc muộn. Dù sao, thì không còn nghi ngờ gì nữa là họ sẽ uể oải hơn.
Câu hỏi: Tại sao con nhìn người trong không gian khác, họ đều là người Tây phương - một vài người lại là những thiên thần có cánh trong khi con chưa bao giờ thấy người châu Á cả?
Sư Phụ: Nếu chư vị thấy điều đó thì cứ để nó như vậy. Nếu tôi giảng rõ cho chư vị, tôi e là chư vị sẽ phát triển một chấp trước mới hay có sự hiểu lầm. Ngày nay, các học viên của chúng ta có vẻ là người Trung Quốc hoặc chư vị có vẻ như là người Thụy Điển hay một loại người Tây Phương khác, nhưng có lẽ chư vị thuộc một chủng tộc khác. Vũ trụ cực kỳ rộng lớn. Có lẽ sau khi chư vị tu thành, chư vị sẽ đến thiên giới của các vị thần giống như người Tây phương. Có lẽ là trường hợp đó. Tôi không nói nó phải là như thế - đừng phát triển tâm chấp trước. Chư vị đừng nên hoan hỉ và bối rối và ngừng tu luyện trong trường phái Phật kể từ nay trở đi. Nếu chư vị không tu luyện theo đường lối mà tôi dạy chư vị hôm nay, chư vị sẽ không trở về nơi đó được đâu. Nếu chư vị nói: "Những gì Sư Phụ dạy chúng ta thuộc về Phật gia, vậy ngày mai tôi sẽ đến cầu nguyện ở nhà thờ Thiên chúa giáo" thì chư vị sẽ không trở về nơi đó được. Tôi đã nói là bài giảng của tôi dựa trên Phật Gia, nhưng điều tôi đang giảng là Pháp của vũ trụ. Có trường phái nào là không nằm trong phạm vi của Pháp vũ trụ? Cho nên đây là lý do. Tôi đã giảng ngày một rõ hơn khi giảng Pháp này. Điều này có lẽ sẽ không giúp ích cho việc tu luyện của chư vị. Chư vị phải tu luyện và tự mình ngộ ra những điều này.
Câu hỏi: Con cố gắng thuyết phục một người họ hàng dừng tập một môn khí công. Con đã không tự chủ vững và một đêm con đã nhận quán đỉnh từ ông ấy. Rất nhiều thứ xấu đã bị đổ vào. Khi tỉnh dậy, con thấy đau đầu và từ đó con hay bị đau đầu. Con phải làm gì đây?
Sư Phụ: Chư vị đã không giữ mình cho vững. Chư vị đã không phản đối khi ông ta làm quán đỉnh cho chư vị - không phản đối có nghĩa là chư vị muốn nó. Chư vị đồng ý để ông ta quán đỉnh trong một thời khắc yếu đuối. Chư vị phải nhớ bài học này và tự chủ mình trong lần sau. Đừng lo, đó là một khảo nghiệm. Cảm giác đau đầu của chư vị là giả, nó dạy cho chư vị phải tăng ngộ tính. Trải qua khảo nghiệm trong mơ không phải là một phần của tu luyện. Chư vị được khảo nghiệm trong tình huống đó để xem chư vị tu luyện có vững vàng không - nó là như vậy. Nếu chư vị có thể kiên định giữ mình ngay cả trong mơ, điều đó có nghĩa là việc tu luyện của chư vị tại tầng đó và về khía cạnh đó là vững vàng. Nhưng điều này chỉ được áp dụng cho tình huống của chư vị một lần thôi. Rất nhiều giấc mơ không phải là mơ. Nếu ma quỷ thực sự đến, nó sẽ là một tình huống khác.
Câu hỏi: Thưa, Sư Phụ đã từng nói thế giới của chúng ta là dơ bẩn. Sư Phụ cũng từng nói là những thứ ở đây là quý giá đối với bên kia. Điều này có thể được lý giải thế nào?
Sư Phụ: Nếu chư vị mang một thứ gì nguyên vẹn ở đây sang bên kia, không có ai muốn nó hết. Nó sẽ bị xem là thứ dơ bẩn nhất, thậm chí còn dơ bẩn hơn cả phân - thực sự là thế. Vật chất ở thế giới này là quý giá sau khi nó đồng hóa với cảnh giới bên kia thông qua quá trình chuyển hóa, mối liên hệ là như thế. Nói cách khác, một số vật chất đã chuyển đi từ đây, nhưng vật chất ở đây là từ trên kia rơi xuống. Mối liên hệ là như vậy. Thiên cơ đều đã được tiết lộ.
Câu hỏi: Khi một người tu luyện đạt đến điểm Nguyên Anh xuất thế, Thiên mục của anh ta có thể nhìn thấy nó. Tiêu chuẩn để đạt đến trung tầng là gì?
Sư Phụ: Trong quá khứ, học viên ở một vài pháp môn tu luyện trong thế gian có thể nhìn được nó. Ví dụ, trong Đạo Gia, khi Nguyên Anh lớn đến cỡ đứa trẻ 7 hay 8 tuổi, Chủ Nguyên Thần của người đó có thể nhập vào và làm chủ nó và Nguyên Anh có thể thoát ra ngoài cơ thể. Điều này được gọi là Nguyên Anh xuất thế. Nó đã là Phật thể và rốt cuộc nó quá phấn khích để ở yên đó - và nó muốn ra ngoài đi loanh quanh và chơi đùa. Nếu chư vị nhìn thấy Nguyên Anh ở trong cơ thể và nó không ra ngoài thì không được gọi là Nguyên Anh xuất thế. Nhưng phương pháp tu luyện của chúng ta không cho phép nó ra ngoài hay ít nhất là trong giai đoạn hiện tại. Như tôi vừa nói, chỉ có không gian này là chưa được xử lý, ở đây rất dơ bẩn và nguy hiểm. Khi các không gian cao tầng đang được xử lý, thực sự rất nhiều sinh mệnh đã đến không gian này-thậm chí có nhiều thứ xấu từ tầng rất cao đã đến. Có vài người mà chư vị thấy trên phố, thực ra không phải là con người. Nếu chư vị có công năng, nhìn quanh thế giới này xem và chư vị sẽ thấy có rất nhiều sinh mệnh lạ. Chúng trông giống con người và chư vị không thể phân biệt được. Tất cả những thứ này đều phải được xử lý.
Tiêu chuẩn nào để đạt đến trung tầng? Chư vị có biết chư vị có khả năng tu luyện đến tầng thứ nào không? Đâu là trung tầng của chư vị? Để đảm bảo cho chư vị có thể tu luyện, đây chính là cách thức mà chư vị được dạy để tu luyện. Nên chư vị không thể biết được và chư vị cũng không được phép biết. Một khi chư vị biết, chư vị sẽ khởi chấp trước tự mãn hay các chấp trước khác-chư vị không biết chư vị có thể làm gì. Trong quá khứ, có một vài người tu luyện như vậy và đã bị hủy hoại. Đột nhiên, một hôm, vị này thấy mình bề ngoài có vẻ như một vị Phật, thế là anh ta ra ngoài và trở thành khí công sư. Anh tự nhủ "Mình là một vị Phật rồi". Rồi anh tiếp tục cư xử như thế. Anh từ chối không nghe lời bất cứ ai, kể cả thầy của mình. Chư vị có thể nói là chư vị sẽ không bị cám dỗ, nhưng đó là trạng thái hiện nay của chư vị. Khi chư vị rời khỏi môi trường này và thấy cái gì đó, liệu chư vị không bị dao động không? Vậy nên để đảm bảo cho chư vị có thể thăng tiến nhanh hơn, vài người không được phép thấy. Tuy nhiên, rất nhiều người được phép thấy, trạng thái của mỗi người mỗi khác. Chúng tôi cũng có rất nhiều học viên sắp đạt Viên Mãn. Thực ra họ đã đạt rồi. Chỉ là vì họ không được phép tiến tiếp mà thôi. Nhưng dường như họ biết rất nhiều thứ. Một số người đang nói chuyện với tôi, họ thấy tôi và muốn giao tiếp với tôi. Hiện tượng này trước đây chưa có bao giờ, bởi vì nó không thể nào xảy ra được. Điều đó cho thấy học viên của chúng ta tiến rất nhanh trong tu luyện.
Câu hỏi: Con thấy vài học viên phô trương như thể họ trội hơn tất cả những người khác, và con chỉ muốn tránh xa họ. Đó có phải là một hiện tượng bình thường không hay nó có nghĩa là con đã không tu luyện được tốt?
Sư Phụ: Điều này chỉ có thể nói rằng là một hiện tượng bình thường. Vài người có chấp trước này. Vài học viên của chúng ta không chịu đựng được khi họ cảm nhận các chấp trước khởi ra từ tư tưởng con người - đặc biệt là của các học viên mới, vì họ hay thể hiện tư tưởng nhiều hơn. Điều đó không có nghĩa là các học viên này không tu luyện tốt. Đó là vì chấp trước của họ mà chưa được gỡ bỏ đang lộ ra. Tu luyện là như vậy. Chư vị không thể nói một người là không tốt khi chư vị thấy một chấp trước ở người đó. Chư vị cũng không thể nói là họ đã tu luyện lên một tầng thứ cao khi thấy họ làm một điều gì đó tốt. Một người chỉ có thể được xét một cách toàn diện.
Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, trong kinh văn "Diễn giải Pháp", Sư Phụ viết rằng "đã dung túng ma quỷ theo nhân tính của mình..." "Ma quỷ"này là gì?
Sư Phụ: Ma quỷ là gì? Chúng chỉ là ma quỷ thôi. Vẫn luôn luôn có ma quỷ trong vũ trụ này. Loại ma quỷ mà chư vị đề cập đến chủ yếu là ma tính thể hiện từ tâm tính hay tư tưởng, có nghĩa là vẫn còn phần ma tính trong con người. Có nghĩa là, các học viên chúng ta đôi khi ảnh hưởng đến người khác như là ma quỷ vậy. Thỉnh thoảng một người lại can nhiễu người khác như là ma quỷ. Nhưng chư vị không thể nói rằng họ chính là một con ma - chư vị chỉ có thể nói rằng họ đóng vai đó. Có lẽ họ là một người khá là tốt. Họ vẫn đang tu luyện bản thân, và chỉ vào lúc đó họ làm một điều gì đó không phải và thể hiện ra như là can nhiễu của ma quỷ đối với người khác. Cũng có những người tương đối có nhiều nghiệp tư tưởng hơn. Ma quỷ được nhắc đến trong bài "Diễn giải Pháp" là ma quỷ phá hoại Pháp và gây tác hại đến việc tu luyện của chư vị. Không phải là tôi không thể bảo vệ chư vị trước những ma quỷ loại này. Tôi có thể nói với chư vị rằng mọi tình huống xảy ra trong quá trình tu luyện đều liên quan đến chư vị, nên chư vị phải tu luyện.
Câu hỏi: Phần mà đã đắc Pháp nên chính Pháp như thế nào?
Sư Phụ: Chư vị đang hỏi về kinh văn "Diễn giải Pháp". Tôi sẽ không giải thích chi tiết cho chư vị ở đây. Cho dù chư vị hiểu thế nào về bài "Diễn giải Pháp", chư vị cũng không hiểu sai nó đâu; chỉ là vì mức độ lĩnh hội của chư vị là hạn chế. Thực ra, tôi không hoàn toàn viết nó cho phần con người của chư vị. Mà tôi viết nó cho phần đã tu thành của chư vị. Vì vậy, chư vị hiểu nó ở mức độ nào cũng tốt cả.
Câu hỏi: Học viên ở khu tự trị Ngô Duy Nhĩ Tân Cương mong gặp Sư Phụ.
Sư Phụ: Họ đang mời tôi đến đó. Tôi biết cảm tưởng của chư vị. Cảm ơn tất cả mọi người. Mọi người ở nhiều nơi đều mong tôi đến. Hãy chờ đến lúc có cơ hội thuận tiện.
Câu hỏi: Con thực sự muốn giúp hồng Pháp, nhưng có lúc con sợ rằng có thể con làm điều gì đó không đúng và sơ suất mà phá hoại Pháp. Con phải xử lý việc này như thế nào?
Sư Phụ: Hãy nói về kinh nghiệm học Pháp của chính chư vị. Đừng nói về Pháp như thể lời đó là của chư vị. Đừng nói về Pháp với những diễn giải sai lầm. Hãy nói về chính kinh nghiệm của chư vị. Nếu chư vị sợ làm hại đến Pháp, hãy nói những gì chư vị trải nghiệm và hiểu trong Pháp, vân..vân. Sau đó chư vị hãy nói thêm thế này: "Hàm nghĩa trong Pháp rất sâu. Đó chỉ là những gì tôi hiểu tại trạng thái tu luyện hiện tại của tôi". Làm vậy sẽ không hại đến Pháp. Hoặc, chư vị có thể nói với người ta lời của Sư Phụ và để người ta tự hiểu những lời đó. Tất cả các cách này đều không gây hại cho Pháp. Nếu chư vị nói lời của tôi cho người khác như thể là lời của chư vị, thì vô tình đã gây ra một tác động xấu. Đôi lúc, một người thêm khái niệm của họ vào trong Pháp, nói rằng nghĩa của từ này là thế này hay thế khác. Thật kinh hoàng khi họ đưa ra diễn giải của mình. Có phải là họ tùy tiện diễn giải Pháp không? Thực ra, Pháp có nội hàm rất thâm sâu. - họ không diễn giải được chút gì cả. Người tu chỉ có thể nói thế này: "Tôi nhận ra nội hàm này trong Pháp và vẫn còn những nội hàm sâu hơn nữa". Nói vậy thì được.
Câu hỏi: Chúng ta phải tu luyện vô vi và không can thiệp vào chuyện người thường. Đồng thời, chúng con phải nghĩ đến người khác trong mọi tình huống. Chúng con cân bằng mối quan hệ này như thế nào?
Sư Phụ: Một nguyên lý trong Pháp mà tôi đã dạy là tất cả mọi người phải tu luyện tâm và tư tưởng của mình, trở thành người tốt - một người tốt hơn nữa và thậm chí phải đạt tiêu chuẩn cao tầng. Khi có vấn đề, hãy tìm nguyên nhân ở bên trong bản thân mình. Nếu chư vị can thiệp vào sự việc của xã hội người thường mà chư vị gặp, có lẽ chư vị xử lý nó không được tốt và sẽ phạm sai lầm. Đó là tại sao chư vị nên can thiệp càng ít càng tốt hoặc không động gì đến nó cả. Hãy xét điều này: Tại sao các thầy tu trong quá khứ phải rời khỏi thế tục? Một thầy tu còn phải nhét bông vào tai để ông ta không phải nghe gì cả ngày, vì ông ta không muốn nghe thấy gì hết. Ông khóa cái miệng của mình lại không nói gì cả. Ông thấy rằng khi lắng nghe thì những thứ xấu sẽ nhập vào. Đối với ông thì dường như mọi thứ đều tạo ra nghiệp.
Chư vị có biết một người xấu là thế nào không? Vì sao một người xấu lại trở thành xấu? Đó là vì tư tưởng của người đó mang đầy những thứ xấu. Họ học rất nhiều thứ xấu và tâm họ đầy những tư tưởng xấu. Họ là một người xấu cho dù điều đó có hiển hiện ra ngoài hay không. Vậy những thứ xấu này đến từ đâu? Có phải chúng đến từ những gì họ nghe được không? [Một thầy tu sẽ có cảm giác thế này:] "Tôi không muốn gì cả, tôi không nghe theo những điều xấu, tôi không để tâm những gì mà tôi thấy và tôi không nghe theo bất cứ điều gì". Như thế nào là một người tốt? Chư vị sẽ là một người tốt nếu tâm chư vị đầy những ý nghĩ tốt. Nếu tâm chư vị chỉ có tư tưởng tốt, chư vị làm gì cũng sẽ đạt tiêu chuẩn. Mọi hành vi đều được điều khiển bởi bộ não một người, nên chư vị làm gì thì chắc chắn cũng sẽ là điều tốt. Nếu một người tu luyện như chư vị mà can thiệp vào việc của người thường, chư vị sẽ phạm lỗi bởi vì chư vị không thấy được quan hệ nhân duyên. Nếu đó là công việc của chư vị thì đương nhiên là chư vị không thể lờ nó đi được. Trong xã hội người thường, nếu chư vị thấy một ai đó đá hay nhục mạ người khác hay nếu chư vị thấy người ta đánh nhau do mâu thuẫn và chư vi nhảy vào để bảo vệ ai đó để chống lại sự bất công, thế thì chư vị không nên can thiệp vào những chuyện này. Vì sao vậy? Đã có cảnh sát và nhà chức trách. Chư vị can thiệp vào chuyện đó thì cũng tương đương với việc can nhiễu. Bên cạnh đó, những gì chư vị làm có thể không đúng. Nếu một người trong đời trước nợ người kia một cú đá, anh ta chỉ trả lại nó trong đời này. Anh ta sẽ không trả nợ được nếu chư vị can thiệp vào. Nhìn từ góc độ người thường, chư vị đã làm một điều tốt. Tuy nhiên, đối với vị Thần đã an bài sự việc để giải quyết nợ nghiệp, chư vị đã làm một điều xấu, bởi vì không còn xét người tu luyện theo tiêu chuẩn người thường nữa. Điều này để minh họa một điểm là chư vị không nên làm những việc có chủ ý này.
Làm thế nào để trong tâm chư vị luôn nghĩ đến người khác trong mọi tình huống? Tôi đã nói với chư vị rằng việc tu luyện của chư vị phải phù hợp tối đa với xã hội người thường, chư vị còn phải duy trì quan hệ với mọi người. Vì thế sẽ có vấn đề liên quan đến tư lợi. Tôi nói rằng nó là không tốt nếu chư vị vẫn ích kỷ, nghĩ đến mình đầu tiên trong các hoàn cảnh mà không nghĩ cho người khác. Rốt cuộc, chư vị vẫn phải duy trì quan hệ với mọi người trong xã hội. Nếu ở chỗ làm, chư vị chỉ ngồi đó, lạnh lùng, xa cách và không làm gì cả thì tôi nghĩ là ông chủ sẽ sa thải chư vị. Chư vị vẫn còn phải tôn trọng lối sống của xã hội nhân loại. Chư vị vẫn phải quan hệ với mọi người, tốt với họ và nghĩ đến họ trước khi thực hiện điều gì. Trong xã hội ngày nay, vài doanh nhân chỉ muốn lấy hết tiền ra khỏi túi của người khác để có thể làm giàu ngay lập tức. Về điểm này, tôi cho rằng giới kinh doanh da trắng ở Âu Châu có cách suy nghĩ rất tốt. Một doanh nhân da trắng xem việc kinh doanh là một công việc và một nghĩa vụ, và anh ta toàn tâm toàn sức thực hiện nó. Anh ta không phiền lòng ngay cả khi anh ta chỉ có một khách hàng trong ngày. Anh ta nghĩ rằng đó là công việc của mình, là một phần của cuộc sống, và anh ta đang làm một việc gì đó và sẽ ổn chừng nào anh ta còn khả năng nuôi sống bản thân hay cho gia đình của anh ta và dành dụm một ít. Đó là trạng thái của con người. Ngày nay, tham vọng làm giàu nhanh chóng của người ta thật là quá mạnh mẽ. Chính cái tư tưởng này chi phối người ta. Con người đơn giản là làm tổn thương nhau như thể họ muốn lấy hết tiền của khác cho vào túi của họ. Những người khác sẽ làm thế nào đây? Sao họ không nghĩ đến sự khốn khó của người khác? Họ làm mọi việc không cần quan tâm đến người khác một chút nào. Đó là tâm lý của xã hội người thường ngày nay đã bị biến dị. Khi làm điều gì, hãy nghĩ xem người khác liệu có chịu được không - một con người là phải như vậy.
Câu hỏi: Xin Sư Phụ giảng lại cho chúng con nghĩa của bài "Theo đường giữa"[Thủ trung-bản tiếng Hán]?
Sư Phụ: Tất cả các học viên phải biết là chư vị không nên hiểu Pháp với tình cảm và tư tưởng con người. Nói đơn giản, thì nó là như vậy. Ví dụ, hôm nay có người phỏng vấn tôi. Anh ta hỏi tôi, "Vậy hãy cho chúng tôi biết bên trong và bên ngoài vũ trụ như thế nào?" Tôi nói với anh ta "Khái niệm mà anh vừa đề cập đến là xuất phát từ lối suy nghĩ của người thường. Trong vũ trụ này, không có cái kiểu bên trong và bên ngoài như anh nói - không có khái niệm như vậy. Những gì anh nói là suy nghĩ và tư tưởng của một người thường". Tôi muốn nói với chư vị là chư vị cũng cần phải cải biến tư duy người thường của chư vị. Có nghĩa là, trong cuộc sống hàng ngày hay lúc hiểu Pháp, thực sự với tư duy của con người chư vị không sao hiểu được và chư vị không nên hiểu Pháp với những quan niệm người thường mà chư vị bám chắc vào và không xả bỏ đi. Ý nghĩa bề mặt của "Theo đường giữa" là "đừng đi đến chỗ cực đoan".
Câu hỏi: Thưa, Sư Phụ giảng rằng uy đức của Đại Phật trên thiên giới là do họ tự tu luyện mà thành. Nhưng rất khó để tu luyện trong thiên giới của Phật, vậy có phải là tất cả họ đều phải quay lại nhân thế này để tu luyện không?
Sư Phụ: Có hai nguồn sinh mệnh trong vụ trũ: Một là được sinh ra bởi cha mẹ và nguồn kia là kết quả của sự vận động của vật chất trong vũ trụ. Cảnh giới tư tưởng của một sinh mệnh được tạo ra trong một cảnh giới thì cao đúng bằng cảnh giới đó. Sinh mệnh đó không bị nhiễm bởi bất cứ thứ gì ở tầng thấp hơn và không cần đạt bất kỳ tiêu chuẩn nào của tầng thứ thấp hơn. Nó phù hợp với tiêu chuẩn của cảnh giới đó ngay khi nó được sinh ra. Vậy không phải là nó sẽ phải sống trong cảnh giới đó sao? Rồi cũng có những sinh mệnh khác đạt được cảnh giới đó qua tu luyện. Ở đây tôi nhấn mạnh vào tu luyện vì chư vị là người tu luyện. Thực ra, tỉ lệ mà lên được trên đó thông qua tu luyện chiếm một phần cực nhỏ trong vũ trụ. Hầu hết các sinh mệnh đều xuất sinh trong cảnh giới của họ.
Câu hỏi: Con rất xúc động trước nhiệt tình hồng Pháp của nhiều học viên, nhưng bản thân con lại thường cảm thấy thờ ơ. Con phải làm gì để thay đổi tâm thái này?
Sư Phụ: Tôi không có bất kỳ yêu cầu nào về việc này. Tôi không nói là các học viên của chúng ta phải đi hồng Pháp hay phổ truyền Pháp cho người khác. Nếu ai đó không có lòng nhiệt tình như vậy hay người đó không muốn phổ truyền Pháp sau khi đắc Pháp, thì cũng không sao. Chư vị không buộc phải làm điều đó và điều đó cũng không được xem là sai. Nhưng tôi nói với chư vị, là một học viên, thì nên nói với người khác về Pháp khi chư vị thấy họ đau khổ bởi vì chư vị có lòng nhân từ. Cho dù chư vị có giúp họ bằng tiền hay bằng gì đi nữa thì cũng không tốt bằng giới thiệu với họ về Pháp, đó là cách làm tốt nhất.
Câu hỏi: Thưa, khi không tập công theo nhạc, tốc độ thực hiện động tác có ảnh hưởng đến kết quả không?
Sư Phụ: Nó sẽ không quá nhanh cho dù chư vị có làm nhanh thế nào, nó cũng không quá chậm cho dù chư vị có làm chậm thế nào. Tốc độ thì không cố định. Chư vị đang gia trì cơ chế, nên không có nghĩa là nó phải giống hệt như của tôi. Nhưng khi chư vị tập công, thì nhịp độ nên gần tương đương với băng tập. Động tác phải đều nhau và đúng thứ tự khi chư vị tập theo nhóm.
Câu hỏi: Nguyên anh của một người sẽ ngừng phát triển khi nó lớn bằng người đó. Vậy trẻ con có phải chờ cho đến khi chúng lớn rồi tu luyện không?
Sư Phụ: Con người làm sao mà so sánh với Nguyên Anh được? Nguyên anh xuất sinh nhờ tu luyện. Không phải là có rất nhiều trẻ em đang tu luyện sao?
Câu hỏi: Suy nghĩ của người khác thường nhập vào tâm trí con. Khi ai đó buồn ngủ, con cũng muốn ngủ, khi anh ta giận dữ, con trở nên không vui.
Sư Phụ: Đó là một trạng thái xảy ra trong quá trình tu luyện của một người. Đó là do các lỗ chân lông của chư vị đã mở hết ra và chư vị có thể cảm nhận được tín tức ngoại lai. Nó không phải là một công năng. Nó chỉ là một trạng thái trong quá trình tu luyện. Khi ai đó bị đau ở đâu đó trên thân thể, chư vị cũng cảm thấy điều đó; khi ai đó cảm thấy chỗ nào đó không thoải mái, chư vị cũng trở nên không thoái mái; khi ai đó hạnh phúc, cùng lúc đó chư vị cũng hạnh phúc. Thực tế, đó là trạng thái xảy ra khi cơ thể chư vị mở thông ra. Nhưng nó sẽ qua nhanh thôi. Chư vị càng tiến nhanh trong tu luyện, thì trạng thái đó càng qua nhanh.
Câu hỏi: Con nghe nói một học viên đã qua đời không lâu sau khi học Pháp. Anh ta nhất quyết không uống thuốc trước khi anh ta mất. Tại sao một người lại chết ngay cả khi anh ta chết mà không sợ như thế?
Sư Phụ: Khi một người bị bệnh không uống thuốc, ở bề mặt liệu chư vị có thể phân biệt được nó là do từ sâu thẳm bên trong anh ta muốn tôi chữa bệnh cho anh ta, hay bởi vì anh ta kiên quyết xem bản thân mình là học viên. Nếu một người thường bị bệnh chết đi và nhất quyết dù thế nào cũng không uống thuốc, vậy anh ta có chết không? Anh ta sẽ chết đúng không? Đến lúc anh phải lìa đời thì anh ta phải lìa đời thôi, bởi vì anh ta là người thường. Làm sao mà đường đời của một người thường lại có thể tùy tiện được gia hạn? Anh tuyên bố rằng anh tập công. Mọi người hãy nghĩ xem: Chư vị có trở thành đệ tử Đại Pháp nếu chư vị tập Pháp Luân Công và đọc sách không? Nếu chư vị không chăm chỉ tinh tấn và không thực sự hành xử theo tiêu chuẩn mà tôi đã giảng cho chư vị, làm sao chư vị có thể là đệ tử của tôi? Chư vị có phải là đệ tử của tôi, thì không tùy thuộc vào việc tôi có thừa nhận chư vị là đệ tử hay không. Nói cách khác, chư vị có đạt tiêu chuẩn của một đệ tử không? Nếu chư vị tập công hàng ngày như là tập thể dục, nếu chư vị đọc sách mà không đồng hóa với nội hàm, nếu chư vị không tinh tấn chăm chỉ và không hành xử theo các yêu cầu từ trong sách, chư vị có thể là đệ tử của tôi không? Chư vị vẫn là một người thường phải không? Hãy nói về một người thường bị ốm và như một người chết đuối vớ được cọc, anh ta nhận ra rằng tôi có thể trị nghiệp bệnh cho một người. Vì với hệ thống tu luyện này, chính là không dùng thuốc khi đang tiêu nghiệp, anh ta đã tập công với hiểu lầm rằng nếu anh ta chỉ tập công và không uống thuốc thì bệnh anh ta sẽ khỏi và anh ta sẽ không chết. Anh ta không chỉ là một người thường mà anh ta còn ôm giữ một chấp trước mạnh như vậy. Làm sao mà anh ta không chết?
Đại Pháp là uy nghiêm và tu luyện là một vấn đề nghiêm túc. Làm sao lại có thể tùy tiện gia hạn cuộc sống của một người mà đã đến lúc nên phải kết thúc, hay một người thường lại có thể dễ dàng được phép đạt Viên Mãn và trở thành Phật?! Chư vị phải tu cái tâm của mình. Sẽ không có nghĩa lý gì nếu tâm chư vị không chuyển biến từ căn bản. Chư vị sẽ không được tính là đã vượt qua khảo nghiệm nếu bề ngoài chư vị làm tốt nhưng bên trong vẫn có một chút ít chấp trước mà chư vị không tự nhận ra. Là vì đây là điều nghiêm túc nhất. Chuyển biến từ căn bản cần phải thực sự xảy ra. Chư vị biết là rất nhiều người tập Pháp Luân Công và một số lớn trong số họ đã được chữa khỏi bệnh ung thư hay các căn bệnh hiểm nghèo khác. Tôi không cần phải kể những điều đó với chư vị là vì tất cả học viên của chúng ta đều biết.
Cũng có những người bị bệnh nguy kịch vì ung thư hay các căn bệnh chết người khác đến học Pháp Luân Công và vẫn qua đời. Vì sao vậy? Khi người đó từ miệng nói là đang tập Pháp Luân Công, tâm trí anh ta vẫn không dứt bỏ được suy nghĩ về bệnh của mình chút nào cả. Vài người có thể nghĩ thế này: "Anh ta khá say mê luyện tập. Anh ta nói với chúng tôi về việc không uống thuốc và anh ta còn khuyên chúng tôi từ bỏ chấp trước về bệnh tật nữa. Anh ta thậm chí còn giúp đỡ người khác học Pháp." Nhưng không nhất thiết là bản thân anh ta đã xả bỏ nó - chư vị không biết trong tâm anh ta nghĩ gì. Điều này cho thấy là vấn đề phức tạp như thế nào. Anh ta bảo người khác hãy xả bỏ chấp trước, vì biết rằng Sư Phụ sẽ nghe thấy. Anh muốn Sư Phụ nghe thấy. Nói rõ ra, anh đang cố gắng đánh lừa Sư Phụ. Mục đích thực sự của anh là: "Sư Phụ chắc chắn sẽ lo cho mình vì tất cả những gì mình đã làm. Mình đã đọc sách, tập công và bảo mọi người tu luyện, vậy nên đương nhiên là Sư Phụ sẽ trị bệnh cho mình". Chư vị thấy là ở bề mặt anh ta ngừng dùng thuốc, nói những điều đó và hành xử theo yêu cầu của tôi đối với việc tu luyện. Tuy nhiên, thực chất anh ta không thực sự đạt tiêu chuẩn của người tu luyện. Anh ta vẫn nghĩ "Chừng nào mình còn làm thế này, Sư Phụ chắc chắn sẽ tiêu trừ bệnh của mình". Anh ta vẫn cứ nghĩ như vậy. Anh ta có gỡ bỏ cái tâm truy cầu Sư Phụ tiêu trừ bệnh cho anh ta không? Có phải cái tâm truy cầu đó vẫn bám chặt và bị che dấu trong tâm anh ta không? Trong trường hợp đó, có phải anh ta đang cố lừa người khác và lừa cả tôi không? Thực tế, anh ta đang lừa dối chính mình. Trong trường hợp đó, làm sao có thể trị bệnh cho anh ta được?
Tuy nhiên, chúng tôi thường tạo cơ hội cho những người bị bệnh nặng, và chúng tôi vẫn trì hoãn mọi việc. Ngày mà bệnh viện chẩn đoán sẽ qua đời đã qua lâu rồi. Đã qua một thời gian dài, có thể nó là nửa năm, một năm hay vài năm. Chúng tôi vẫn cho người này cơ hội và chờ anh ta xả bỏ chấp trước đó. Nhưng anh ta đơn giản vẫn không dứt bỏ. Mặc dù anh ta không nói gì, nhưng trong tâm trí anh ta luôn có suy nghĩ thế này: "Vì mình tập Pháp Luân Công, bệnh của mình có lẽ đã hết rồi. Vì mình tập Pháp Luân Công, có lẽ nó đã được chữa khỏi rồi". Anh ta không thực sự xem mình là người tu luyện, người mà không nghĩ chút nào đến bệnh tật. Tôi vừa nói rằng tôi gần như không yêu cầu chư vị điều gì. Không có ràng buộc nào cả - chỉ xét tâm chư vị thôi. Nếu tôi không xét cả tâm chư vị, liệu tôi có thể cứu độ chư vị được không? Trên thực tế, bất kể một người theo đường lối tu luyện nào, tâm của anh ta cũng phải cải biến. Điểm khác biệt là hệ thống tu luyện của chúng ta là trực chỉ nhân tâm.
Câu hỏi: Con càng học Pháp, con càng nhận thấy rằng uy lực của Pháp là vô biên, rằng mọi thứ đều viên dung trong cái vô biên đó và không có điểm kết thúc đối với nó. Sư Phụ có thể cho con biết tại sao lại như vậy không?
Sư Phụ: "Mọi thứ đều viên dung trong cái vô biên"- đây cũng là một loại khảo nghiệm. Một khi chư vị cảm thấy đang tiến gần đến Viên Mãn, chư vị sẽ không còn cảm giác này nữa. Cảm giác của chư vị là rất tốt. Cho dù chư vị cảm thấy thế nào, đừng quá quan tâm đến nó. Đôi lúc một người có thể thăng hoa rất nhanh khi họ đề cao. Nhưng khi tới bộ phận thân thể nội trong Tam Giới, nó trở nên khó vô cùng để tiến thêm bước nữa. Nó khó đến nỗi mà chư vị hoàn toàn không muốn từ bỏ phần tư tưởng con người của mình. Đây là một tình huống mà tôi đã nhận ra.
Câu hỏi: Thưa, Sư Phụ thường nói rằng thời gian là cấp bách. Đồng thời, Sư Phụ cũng nói rằng Đại Pháp sẽ truyền xa và rộng trong xã hội người thường trong một thời gian dài. Nó có phải là mâu thuẫn không?
Sư Phụ: Đúng là tôi nói rằng thời gian là cấp bách. Tôi đã nói rằng tôi không những chỉ cứu con người. Sau khi chư vị đạt Viên Mãn, tôi vẫn có những việc khác phải làm mà tôi không thể nói với chư vị được. Tôi không thể dạy Pháp trong một thời gian dài trong xã hội nhân loại. Nếu tôi nói rằng thời gian là thúc bách, thì chư vị chỉ nên tăng tốc việc tu luyện của mình. Đừng hiểu sai lời tôi hay nhầm lẫn nó với bất kỳ tin đồn về thảm họa nào mà các tà giáo hiện nay đang lưu truyền. Thời gian cho tu luyện thật sự khá là cấp bách. Sẽ không có thảm họa nào nhưng sẽ có thời hạn phải kết thúc việc tu luyện. Một khi toàn bộ sự thật được triển hiện, mọi việc sẽ kết thúc và chư vị sẽ không còn được phép tu luyện nữa. Nhưng nhân loại vẫn sẽ tiếp tục. Việc tu luyện sẽ mãi mãi tồn tại, mặc dù nó sẽ là một hình thức tu luyện của tương lai.
Câu hỏi: Sống trong xã hội người thường, nếu một người sống một cách chính trực, có trách nhiệm đối với công việc và gia đình, và không cẩu thả chút nào, thì có thể xem đó là chấp trước không?
Sư Phụ: Tôi không thể nói những gì chư vị nói là sai, nhưng tôi cũng không loại trừ những nhân tố con người rất mạnh trong lời nói của chư vị. Đó là vì khi chư vị cố gắng thực thi tốt trong xã hội người thường, chư vị sẽ không thực thi chúng với cách nghĩ của một vị Phật được. Với cách đó, chư vị sẽ không làm được gì cả. Vì vậy, chư vị vẫn còn cách nghĩ của con người. Đó chỉ là biểu hiện của các trạng thái khác nhau ở các tầng nào đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro