Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kinhh van

Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, ngày mai ghi băng hình video có được phép sử dụng không?

Sư Phụ: Chư vị có thể đã nghe rằng ở Trung Hoa Lục Địa, nhiều người đang học Pháp mà chúng tôi đang truyền dạy, và tôi không còn mở các khoá giảng nữa. Tôi cũng không còn gặp các học viên ở Trung Hoa Lục Địa. Thực ra, tôi đã không gặp các học viên ở Trung Hoa Lục Địa cả ba năm nay rồi. Nhưng càng ngày càng nhiều người học, và điều này đã gây chú ý trong xã hội. Họ thấy rằng nhiều người đang theo học. Còn gì nữa, sau khi mọi người học Pháp ai cũng đều cảm thấy Pháp là tốt. Cũng như các chư vị học viên nói, sau khi mọi người học Pháp rồi họ đều rất kiên định trong tu luyện. Sau đó, khi số người học trở nên đáng kể, như trong xã hội Trung Quốc, điều này có thể làm cho một số người suy nghĩ một chút. Nhiều người có thể đánh giá tôi và Pháp với tư tưởng của người thường. Làm điều tốt cho mọi người thậm chí cũng rất khó khăn, là vì nhân tâm không còn ngay chính. Chúng tôi cố gắng tránh các rắc rối không cần thiết này. Đó là tại sao trong thời gian gần đây, khi tôi gặp các học viên tại một số quốc gia, tôi có bảo với họ là không được ghi âm hay ghi hình các buổi đó. Đó chính là nguyên nhân! Đây chính là để giảm thiểu việc phổ biến những điều này về Trung Quốc. Mặc dù chúng ta không tham gia chính trị - cho nên tất nhiên là không có vấn đề chính trị ở đây - nhưng người xấu có thể làm hại chúng ta bằng các trích dẫn tách khỏi ngữ cảnh vì họ muốn kích động gây rối. Nguyên nhân cơ bản chính là tránh các rắc rối sao cho Pháp này của chúng ta được lưu lại cho nhân loại và cho tương lai một cách chính xác và không có bất kỳ sai lệch nào. Nếu chúng ta gây ra bất kỳ tổn thất không cần thiết nào, thì sẽ là điều phải hối tiếc trong tương lai. Chúng ta không chỉ nghĩ đến hiện tại thôi.

Dù là băng ghi âm hay ghi hình, thì nó cũng không được giữ lại trong tương lai - chắc chắn là thế. Như chư vị biết, một số băng ghi hiện đã bị xoá rồi; tức là, một số băng hình mà đã được thu trước đây đã mất hình, còn băng tiếng thì mất âm thanh. Chúng sẽ từ từ bị xoá đi. Có một số những điều không được lưu lại theo cách đó. Khi các học viên khác nghe những gì tôi nói đặc biệt cho tình huống của chư vị, thì các vị này sẽ có tình huống khác và hiểu biết khác. Chuyển Pháp Luân là phù hợp cho mọi người đọc. Tình hình là thế. Nên làm gì thì còn tuỳ vào chư vị. Tôi chưa đưa ra trả lời tuyệt đối về việc này.

Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, con là một đệ tử đến từ Thượng Hải. Các đệ tử ở Thượng Hải thực sự nhớ Sư Phụ rất nhiều. Pháp Hội Chia Xẻ Kinh Nghiệm Quốc Tế lần trước sau khi trở về, con cho họ biết là con đã gặp Sư Phụ, ai cũng đều ứa nước mắt. Họ nhờ con chuyển lời vấn an của họ đến Sư Phụ.

Sư Phụ: Bảo với họ là tôi rất tiếc không đến Thượng Hải lúc đó khi tôi truyền công. Là vì lúc đó tôi muốn lưu lại một con đường chân chính cho Pháp này, tôi không giống như các khí công sư khác mà xử sự như người bán rong trên đường phố hay chạy lòng vòng thương mại hoá đồ của mình. Tôi chỉ đến khi được mời từ các tổ chức khí công địa phương, Hội Nghiên Cứu Khoa Học Khí Công hay các cơ quan chính quyền. Thượng Hải không có mời, nên vấn đề này được giữ như thế. Sau này khi giấy mời được chuyển đến thì tôi đã ngưng không truyền công nữa. Tôi cảm thấy rất tiếc là không đến được thành phố lớn này của Trung Quốc để truyền dạy Pháp. Sau Bắc Kinh, thì Thượng Hải là thành phố lớn nhất ở Trung Quốc. Tất nhiên, tôi biết có nhiều người đang học Pháp tại Thượng Hải hiện nay. Điều mà làm tôi hài lòng là mặc dù tôi đã không đến đó, tôi nghĩ rằng chỉnh thể tiến trình quảng bá và phát triển Đại Pháp tại Thượng Hải là vững chắc và họ học Pháp rất tinh tấn - điều này rất tốt.

Câu hỏi: Thưa Sư Phụ Lý, con là một đệ tử từ Bắc Kinh. Tất cả các học viên tại Bắc Kinh gửi lời vấn an Sư Phụ.

Sư Phụ: Các đệ tử tại Bắc Kinh, và thực ra không chỉ ở Bắc Kinh thôi - các đệ tử tại nhiều địa phương khác cũng thế - tôi cũng nhớ chư vị. Nhưng tôi lưỡng lự gặp gỡ chư vị, là vì hễ tôi gặp chư vị, nếu một người thấy tôi, trong vài tiếng đồng hồ thì hàng chục người sẽ đến; vài nghìn người sẽ đến trong vòng một ngày; và ngày hôm sau có thể cả trên vạn người sẽ đến. Người ở các địa phương khác cũng có thể đến, cũng như ngày hôm nay, nhiều người đến đây từ các địa phương khác. Thế thì nó sẽ mang đến một số phản ứng tiêu cực trong xã hội, vì thế mà tôi không gặp chư vị được. Tuy nhiên tôi cũng có nghĩ, vì chúng tôi truyền Pháp mà không gây rắc rối nào trong cái hệ thống xã hội cứng nhắc này, chúng tôi đã vượt qua khảo nghiệm trong giai đoạn rất khắc nghiệt của lịch sử này. Cho nên trong bất kỳ thời điểm tương lai nào trong lịch sử, chúng ta sẽ giữ vững kiên định, đúng không?

Câu hỏi: Chúng ta có các học viên mang các bản sao của cuốn Chuyển Pháp Luân từ Hồng Kông và Trung Quốc. Thưa, bán các sách này tại Pháp Hội có được không?

Sư Phụ: Nếu chư vị có các bản sao của sách Chuyển Pháp Luân trong tay, muốn làm điều tốt cho mọi người tại Pháp Hội, tạo thuận lợi cho các học viên chưa có sách, tôi không nghĩ có điều gì sai - chư vị có thể làm điều đó. Bởi vì chư vị không truy cầu danh hay tư lợi, thì nó không thành vấn đề. Nhưng trước khi chúng ta làm những việc này, thì nên báo cho những người có trách nhiệm ở Hoa Kỳ biết để tránh các sự cố. Tôi không nghĩ là có vấn đề gì.

Một số trong chư vị ở đây mà đã gặp tôi lần trước cũng đã qua một giai đoạn tu luyện rồi. Tôi nghĩ rằng chư vị cũng đã đạt được mức độ hiểu biết nhất định về Pháp và sẽ không hành động thiếu trách nhiệm. Tại sao tôi chắc chắn như thế? Là vì chư vị biết điều tôi đang truyền dạy là gì rồi. Chúng tôi không cần bất cứ gì - mà là trực chỉ nhân tâm. Pháp này sẽ là vô dụng nếu nhân tâm không cải biến. Không có hình thức cưỡng chế nào mà cải biến nhân tâm được, cho nên chúng tôi không đặt ra luật lệ này khác hay yêu cầu mọi người phải làm điều này điều khác - chúng tôi không làm điều đó. Thực tế thì Pháp này có khả năng tự phát triển một cách lành mạnh được, giúp nhiều và nhiều người hơn nữa học Pháp và đóng được một vai trò tích cực như thế trong xã hội, vì Pháp đã ở trong tâm mọi người, vì họ biết đã tự mình hành xử ra sao, và vì họ không còn cần ai khác bảo họ phải làm gì và họ cũng không cần tôi bảo họ làm gì. Đó là tại sao tôi không quan tâm thái quá về điều đó. Nếu một người trong chúng ta ở đây không làm tốt điều gì, những người còn lại sẽ nhìn thấy ngay. Pháp là ở đây; chư vị có Pháp để đo lường sự việc. Bảo đảm là có tác dụng như thế.

Câu hỏi: Sư Phụ nói rằng Pháp này sẽ được truyền không chỉ riêng cho người Trung quốc chúng ta, mà còn cho các dân tộc khác. Chúng con hy vọng là Sư Phụ có thể cho một vài chỉ dẫn là làm thể nào để hồng truyền Pháp này cho người khác.

Sư Phụ: Chúng ta cũng không có bất kỳ quy định cụ thể nào về việc này. Pháp đã đang được phổ biến ra công chúng cho mọi người. Cho đến nay, sách Chuyển Pháp Luân đã được dịch sang tiếng Đức, Nhật bản, Triều Tiên, Pháp, Anh, Nga và các tiếng khác. Dù sao thì cũng có nhiều. Bản dịch sang tiếng Ý đang được tiến hành và việc dịch sang các ngôn ngữ khác cũng đang được tiến hành một cách khẩn trương.

Các nhóm dịch thuật đang làm các việc này, là vì khi các bản dịch đã hoàn thành thì mọi người có thể đọc chúng. Về việc phổ biến Pháp, chúng ta cũng không có các quy định miêu tả việc này cần được thực hiện cách này hay cách kia. Tôi nghĩ rằng chúng ta thấy Pháp này là tốt khi phổ biến Pháp, cho nên mọi người trân quý Pháp. Chính vì Pháp tốt, nên chư vị muốn giới thiệu Pháp cho mọi người. Cho nên cách mà Pháp này được phổ biến hoàn toàn là từ tâm-đến-tâm và từ người-đến-người. Điều này cơ bản là cách mà Pháp được phổ biến. Ở Trung quốc, hiện đã có trên 20 triệu người chân chính tu luyện rồi. Nếu tính cả những người lúc tập lúc không thì hiện có đến cả 100 triệu người. Nhưng trên bề mặt thì nó có vẻ tĩnh lặng và không nổi tiếng đối với mọi người trong xã hội. Đó là vì mọi người đang phổ biến Pháp từ tâm-đến-tâm - truyền bằng miệng và bằng tâm của họ. Hiện nó đã hình thành một xu hướng khá lớn. Không có quy định đặc biệt nào và mọi người tự giác mà làm việc đó. Chư vị có hiểu ý tôi không? Chúng tôi không quy định bất kỳ nghi thức nào là vì Phật Gia giảng phổ độ tất cả chúng sinh - cứu độ mọi người. Đây không phải là chư vị đi cứu độ người, vì chư vị vẫn còn đang tu luyện và nhất định chưa cứu độ người được. Nhưng việc giới thiệu Pháp của chư vị cho người khác là cách tốt nhất để giúp họ đắc Pháp. Người trong tương lai sẽ biết Pháp quý giá như thế nào. Không kể chư vị cho người khác bao nhiêu tiền hay những thứ tốt đẹp nào khác, thì cũng không quý giá bằng việc trao Pháp cho họ. Pháp tạo được tôn giáo, quốc gia, đất nước, hay giúp nhân loại khôi phục đạo đức để cho họ được hạnh phúc, hòa bình, và hài hòa. Chỉ có các nhân tố này thì nhân loại mới phát triển được một cách lành mạnh.

Câu hỏi: Sau khi học Pháp Luân Phật Pháp, điều đầu tiên mà con muốn làm là làm việc chăm chỉ và làm công việc cho tốt. Con đọc sách Pháp khi con thực sự không có gì để làm.

Sư Phụ: Chẳng phải đó là tốt nhất hay sao? Có thể một số sự tình mà chư vị gặp trong cuộc sống, nơi sở làm, hay trong xã hội có thể giúp chư vị đề cao liên quan đến một số chấp trước của chư vị. Khi chư vị gặp chuyện gì, có thể đó là để trừ bỏ các chấp trước của chư vị hay để giúp chư vị điều gì đó. Một người khi bước vào con đường tu luyện, thì từ đó không có gì là ngẫu nhiên trong cuộc đời của họ cả. Vì con đường tu luyện của chư vị đã được an bài một cách có hệ thống và thời gian thì cũng không còn nhiều, cho nên không thể có điều gì là tình cờ cả. Tất cả mọi thứ đã được an bài rất chặt chẽ. Đừng xem những thứ có vẻ ngẫu nhiên và tầm thường mà chư vị gặp trong cuộc sống hàng ngày là tình cờ, bởi vì không thể có nhiều thứ kỳ lạ xảy ra cho chư vị và chư vị cũng không thể đi sang không gian khác để tu luyện - theo cách đó thì chư vị không đề cao tâm tính được. Chư vị vẫn còn ở trong trạng thái mà chư vị sống với những thứ thế tục này, các rắc rối của chư vị vẫn là rắc rối của người thường, cách sống của chư vị vẫn như của người thường, và những gì chư vị gặp cũng không khác nhiều so với trước đây. Nhưng nếu chư vị suy nghĩ về nó một cách cẩn thận, thì nó không giống. Tất cả điều đó xảy ra chính là để giúp chư vị đề cao trong tu luyện.

Câu hỏi: Sư Phụ giảng Chân-Thiện-Nhẫn. Trong một tình huống đặc định, một người có thể phản bội người khác, và trong tình huống đó chúng con đã hứa giúp người bị hại dạy cho kẻ bất lương một bài học. '

Sư Phụ: Chúng tôi nghĩ thế này và điều này cũng có giảng trong sách: Khi chư vị gặp chuyện gì bình thường làm cho chư vị thực sự tức giận và chư vị muốn can thiệp vào, thì không phải là chư vị không được phép làm. Nếu chư vị nói vài câu khi gặp tình huống đó thì cũng được thôi. Có lẽ lời nói của chư vị sẽ không có tác dụng, hay có thể lời nói của chư vị không đúng chỗ là vì chư vị không nhìn thấy nguyên nhân đằng sau sự xung đột đó, tức là, quan hệ nhân duyên giữa họ. Ví dụ, có hai người, và một người bị người kia cho cú đấm. Chư vị nghĩ rằng, từ quan niệm của người thường thì người tung ra cú đấm là sai - sao anh lại đấm người ta? Nhưng nếu chư vị quay ngược thời gian thì chư vị sẽ thấy rằng trong nửa trước cuộc đời của người đó, hay trong kiếp trước của người đó, họ đã đấm người kia một cú một lần rồi. Khi người tu luyện chúng ta xét một người, chúng ta không chỉ xét một đời của họ, mà chúng ta phải xét toàn bộ tiến trình của sinh mệnh ấy. Người kia đã nợ người này.

Hoàn toàn hợp lý cho cảnh sát xử lý những việc này, và nó phù hợp với các nguyên lý trần tục để người thường xử lý người thường - những điều này không vi phạm bất kỳ nguyên lý nào. Nhưng tôi muốn nói rằng, người tu luyện là nên can thiệp ít hơn và cố gắng không can thiệp chút nào khi họ nhìn thấy những chuyện như thế. Tại sao? Là vì hễ mà chư vị can thiệp thì có lẽ là chư vị sẽ xử lý nó không đúng. Đáng lẽ là nó không được an bài theo cách đó nhưng chư vị, là người tu luyện, cứ nhất mực làm theo cách đó, thì chư vị có thể tạo nghiệp vì đã trì hoãn hay phá hỏng chuyện đó. Vị Thần đó đã khởi thủy an bài cho người đó trả nghiệp của họ trong đời này, nhưng nay anh ta không trả được, và hai người đó sẽ phải tìm cơ hội khác để làm lại việc này. Đây là ý mà tôi nói. Nhưng nếu chư vị thực sự gặp những chuyện tệ hại như giết người hay phóng hỏa mà chư vị lại lờ chúng đi, thì đó là vấn đề tâm tính. Chư vị là người tu luyện, nhưng đối với những chuyện này thậm chí một vị Thần cũng phải làm, đúng không? Nhưng mặt khác, bình thường thì học viên chúng ta rất hiếm gặp những chuyện như vậy, hay thậm chí không bao giờ gặp. Đó là vì chúng không có an bài cho chư vị trong cuộc đời của chư vị, là vì mọi thứ đều phải nhằm giúp chư vị đề cao tâm tính của mình. Nếu những thứ này vô dụng, dưới các tình huống bình thường các học viên chúng ta sẽ rất hiếm hay hầu như không bao giờ gặp những chuyện đó.

Còn với việc phản bội ai hay hứa với một người thường chuyện điều gì, đó là những vấn đề của người thường. Một khi chư vị tu luyện, chư vị phải tuân theo Pháp mà đo lường mọi thứ và giữ bản thân theo các tiêu chuẩn của người tu luyện. Nếu chư vị đo lường mọi việc với tiêu chuẩn của người thường - như là "phản bội" ai hay "hứa với một người thường điều gì" - chẳng phải chư vị cũng chỉ là một người thường hay sao?

Câu hỏi: Các học viên ở hải ngoại tại Hoa Kỳ đều đang phải học loại khoa học tự nhiên tẻ nhạt với một kiểu chấp trước.

Sư Phụ: Có lẽ tôi sẽ giảng điều này ngày mai. Tôi sẽ giảng cho chư vị nguyên lý này: Lịch sử của nhân loại và khoa học của nhân loại thực sự là một sai lầm. Nền tảng phát triển của nó, cũng như nền tảng tri thức của nó về nhân loại, về thiên nhiên và về vật chất, tất cả đều sai. Và điều này đã phá hoại đạo đức trong xã hội con người ngày nay. Đây là vấn đề chủ yếu; tôi sẽ giảng về điều này ngày mai. Nhưng có một điểm: Nếu nhân loại không có bất kỳ tri thức nào, thì ngày nay con người sẽ không đọc được cuốn Chuyển Pháp Luân, hay họ cũng không hiểu được các nội hàm cao hơn và sâu hơn ở trong sách. Cho nên nó có lẽ không phải tình cờ mà chư vị đã học các tri thức mà chư vị đã có. Nhân loại tương lai sẽ phát triển một nền tảng khoa học mới, cho nên họ cũng sẽ cần có tri thức.

Tôi nghĩ rằng là một đệ tử Đại Pháp, khi đến lúc, chư vị sẽ tự nhiên biết phải làm gì. Có lẽ những điều này cũng không phải là tình cờ. Do vậy bây giờ chư vị cứ học những gì chư vị nên học và đừng xem nó như điều mà chư vị chấp trước vào. Tôi có nghe một học viên là sinh viên bỏ học vì anh ta đã làm điều sai lầm khi anh đến Hoa Kỳ lần đầu. Tôi cho rằng, anh ta có thể đã làm điều gì sai lúc đầu, nhưng bây giờ anh lại thêm vào sai lầm trước đó. Là vì chuyện gì xảy ra thì cũng đã xảy ra rồi, đừng cố ý tạo thêm khó khăn cho cuộc đời của mình trong tương lai - một số lỗi lầm mà chư vị gây ra không thể sửa chữa theo cùng một cách. Chư vị biết trong tâm rằng chư vị đã làm sai, chư vị biết là chư vị sẽ không tái phạm nó theo cách đó nữa trong tương lai, và khi nói về những điều này, miễn là chư vị làm tốt hơn trong tương lai và đền bù một cách thành công cho việc đó là tốt rồi. Nên tôi không nghĩ có vấn đề gì. Với các vấn đề này, chúng tôi không yêu cầu chư vị quay ngược lại vấn đề và đền bù cho quá khứ vì chư vị đã làm điều sai - chúng ta sẽ không làm theo cách này. Nói cách khác, đừng tạo khó khăn trong sự tu luyện của chư vị, và cũng đừng tạo khó khăn trong cuộc đời của chư vị. Là sinh viên, ngay bây giờ chúng tôi chỉ có thể bảo chư vị học cho giỏi - vì chư vị là sinh viên thì chư vị phải học cho giỏi.

Thậm chí nếu chư vị làm công việc nào khác, vì nó là loại công việc trong xã hội người thường và từ góc độ của những nguyên lý của xã hội người thường, nó là một dịch vụ đối với xã hội nhân loại trong không gian này, chư vị cũng phải làm cho tốt. Đó là vì nhân loại cũng là biểu hiện của sinh mệnh tại tầng thấp nhất của Pháp của vũ trụ.

Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, thay mặt các đệ tử tại Đức, con xin gửi tới Sư Phụ lời vấn an.

Sư Phụ: Tôi có thấy giấy mời từ Đức. Nga cũng gửi giấy mời vào tháng 11 năm ngoái khi thời tiết còn lạnh. Khi thời tiết ấm hơn, tôi sẽ tìm thời gian để đi đến đó.

Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, con đã nhập cư đến Nhật Bản. Chúng con luôn mong Sư Phụ đến Nhật Bản nếu Sư Phụ có cơ hội trong tương lai.

Sư Phụ: Khi tôi mở các khóa giảng tại Quảng Châu thì cũng có người từ Nhật Bản tham dự. Sau đó, vị này trở về Nhật Bản và mang thêm một số người nữa, tất cả đều là người Nhật. Nhìn bên ngoài thì tất cả những người này đều đã già. Sau một thời gian học, vị này vẫn không bỏ được môn khí công mà đã theo trước đó, thế nên chúng tôi không bao giờ liên lạc với vị đó nữa. Bởi vì tất cả những người được vị này dạy cũng không thuần khiết, chúng tôi không còn liên lạc với vị đó nữa.

Câu hỏi: Chồng con là một người Nhật Bản, nhưng anh ấy rất thích Đại Pháp. Anh ấy nghĩ rằng Đại Pháp rất tốt.

Sư Phụ: Có thể có sự khác biệt về văn hóa. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu người Nhật thực sự học được Đại Pháp, thì dễ hơn nhiều cho họ so với người da trắng, là vì người Đông phương thì có cùng lối suy nghĩ; người Tây phương thì có cách suy nghĩ khác. Nhưng sau khi người Tây phương học Đại Pháp, họ cũng thấy rất tốt. Tôi có đến Nhật Bản một lần, nhưng chỉ là để xem người Nhật sống như thế nào thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dawd