kinhdoanh
Download the original attachment
BÀI THỨ NHẤT
NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG
1. TƯ TƯỞNG TRONG KINH DOANH THEO MẠNG
Suy nghĩ tích cực thì Bạn sẽ có những hành động tích cực, Đối với KDTM, Bạn muốn thành công cần phải trả lời được 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tại sao tôi lại tham gia vào KDTM?
Câu hỏi 2: Tôi làm như thế nào?
Ở câu hỏi thứ nhất Bạn tham gia vào KDTM có thể với mong muốn:
- Có một công việc độc lập tự do, không gò bó thời gian.
- Muốn tự do về tài chánh
- Muốn có một doanh nghiệp riêng
- Muốn có cơ hội được đi du lịch khắp thế giới
- Muốn có tài sản để thừa kế cho con cháu
- Muốn tự do phát triển năng lực cá nhân
- Muốn có 1.000.000 người bạn ở khắp mọi nơi.
- Muốn có sức khỏe và thu nhập cao
- ........
Câu hỏi 1 là tự hỏi chính mình, để trả lời chỉ mất 10% thời gian nhưng quyết định 90% thành công.
Câu hỏi 2 chiếm 90% thời gian nhưng chỉ quyết định 10% kết quả.
Tại sao nhiều người bước vào KDTM rồi lại bỏ cuộc, bên cạnh đó lại có những người thành công nhất trong doanh nghiệp này. Điểm khác nhau chính là câu trả lời của câu hỏi 1, vậy Bạn cần xem xét câu hỏi 1 một cách nghiêm túc.
Để thành công lớn thì cần có mục đích cả cuộc đời.
2. CÔNG VIỆC CHÍNH
Khi nói đến họa sĩ, ta biết ngay công việc chính của họ là vẽ, hay nói đến Bác sĩ thì ta biết ngay công việc chính của họ là khám và chữa bệnh. Vậy còn công việc chính ở đây là gì? Khi mới nghe giới thiệu, một số người nghĩ ngay đến việc tiếp thị, bán hàng và vì do họ đã có sẵn kinh nghiệm bán hàng, họ nghĩ ngay đến việc đem các sản phẩm đi chào bán. Họ bán như thế nào không cần biết, chỉ biết sau một thời gian ngắn họ quay về và than rằng: không ai chịu mua hàng của họ cả. Họ được giải thích rằng: không phải đi bán hàng như vậy mà là cần phải xây dựng mạng lưới. Họ lại lao đi mời người và ký hết người này đến người khác. Một hiện tượng khác lại xảy ra, khi họ ký đến người thứ mười thì người thứ nhất rơi rụng, tìm được người thứ mười một thì người thứ hai bỏ đi. họ ký người mới càng nhanh bao nhiêu thì số người bỏ việc cũng càng nhanh bấy nhiêu. Cuối cùng họ chán nản bỏ đi và tuyên bố: Đây là trò vô bổ. Bạn có muốn trở thành người như thế không? Tôi nghĩ là bạn không muốn thế. Có lẽ Bạn ngạc nhiên. Không bán hàng, cũng không tuyển người, vậy tôi phải làm gì đây. Để trả lời câu hỏi của bạn, xin vẽ ra sơ đồ phát triển mạng lưới.
Giả sử Bạn tìm được 5 người có mong muốn làm việc và họ cũng có mong muốn làm việc như Bạn, tức là mỗi người cũng tìm ra được 5 người nữa tức là ở tầng thứ hai Bạn có 25 người, tầng ba có 125 người. cứ tiếp tục như vậy, qua tầng 6 Bạn sẽ có mạng lưới gần 20.000 người, một con số cũng khá lớn phải không? Lớn hơn cả một công ty trách nhiệm hữu hạn thành đạt.
Tuy nhiên, khi tìm ra được một người có mong muốn làm việc thực sự thì công việc cũng mới chỉ là bước đầu. Điều này cũng giống như Bạn gieo hạt mầm xuống đất, khi cây đã mọc lên Bạn không thể để cho nó tự mọc lớn được mà Bạn phải chăm sóc, tưới nước, bón phân. Để mạng lưới có thể nở ra từ một người làm việc thật sự, Bạn phải làm một việc chính trong doanh nghiệp này: đó là ĐÀO TẠO . Công việc đào tạo chiếm 80% thời gian và công sức của Bạn. Bạn ngạc nhiên vì doanh nghiệp gì không bán hàng mà lại là đào tạo, để giải đáp cần xem tiếp các phần sau. Trong doanh nghiệp nào cũng vậy, hàng hóa phải vận động, lúc đó chúng ta mới có hoa hồng, mới có thu nhập nhưng hàng hoá vận động không có nghĩa là phải cầm hàng đi rao bán mà công việc chính của Bạn ở đây chính là ĐÀO TẠO .
3. BẢN CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP KDTM: SAO CHÉP
Trong doanh nghiệp của chúng ta, hàng hóa không luân chuyển từ người này đến người khác mà chỉ có dòng thông tin luân chuyển mà thôi. Tất cả mọi người muốn mua hàng đều mua tại công ty hoặc các chi nhánh của công ty. Người đi trước đào tạo và giúp đỡ người đi sau để cùng nhau thành đạt. Vì vậy doanh nghiệp của chúng ta mang tính tinh thần rất lớn. Một trong những đặc tính lớn của doanh nghiệp là tính sao chép. Sao chép cả cái tốt lẫn cái xấu. Khi bạn đào tạo người mới tức là bạn đang sao chép mình. Việc cần thiết là làm sao để sự sao chép càng đơn giản càng tốt và người sau lại tiếp tục sao chép xuống nữa. Ở đây không phải là bạn sao chép ra một người giống y hệt mình về cả kiến thức, công việc, sự hưng phấn. mà trong khi giao tiếp, phần các giác quan giao lưu với nhau không quá 10%, còn lại 90% sự giao lưu giữa hai người là thông qua tiềm thức.
Một trong những vấn đề sao chép quan trọng quyết định sự thành công trong doanh nghiệp chính là sao chép sự hưng phấn . Khi bạn nhúng mình trong các hoạt động của nhóm, của công ty Bạn sẽ nhận được sự hưng phấn đồng đội, hưng phấn sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn. Một nhà thành đạt lớn trong ngành kinh doanh bảo hiểm đã khẳng định: Dù bạn làm bất cứ việc gì nếu bạn thiếu sự hưng phấn thì sẽ không thể thành đạt được. Để sao chép được sự hưng phấn cho cả mạng lưới thì bản thân bạn phải thật sự có hưng phấn. Nhưng làm sao để có hưng phấn, Hưng phấn chỉ có thể có khi Bạn có niềm tin: Tin vào ngành kinh doanh theo mạng, tin vào sản phẩm, tin vào công ty, tin vào người bảo trợ và tin vào chính mình. Đó chính là cơ sở của thành công trong doanh nghiệp này.
4. CƠ SỞ THÀNH CÔNG: NIỀM TIN
Niềm tin là cơ sở để thành công trong bất cứ công việc nào, thiếu niềm tin sẽ không có sự đam mê trong công việc và sẽ chùn bước khi gặp phải khó khăn dù rất nhỏ. Thực tế cho thấy không có công việc nào dễ dàng cả và Bạn chỉ có thể vượt qua những khó khăn khi Bạn có niềm tin vững chắc vào công việc của mình. Nếu không có niềm tin chắc chắn ông Kentucky không thể đi nổi 1.000 quán ăn để chào mời món gà rán của mình, và cho đến quán ăn thứ 1.009 mới chịu nhận làm thử món gà rán của ông, ngày nay món gà rán Kentucky đã có mặt trên khắp thế giới cùng với tên tuổi của ông. Nếu không có niềm tin thì chắc rằng ông Edison không thể thực hiện nổi 12.000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Vậy để thành công trong doanh nghiệp này thì chúng ta cần phải tin vào cái gì?
* Tin vào ngành KDTM:
Bạn không thể theo đuổi công việc này nếu Bạn không thật sự tin vào ngành KDTM. Ngành kinh doanh này thực ra đã có lịch sử trên 60 năm, chỉ có tìm hiểu và có kiến thức sâu sắc về ngành kinh doanh này Bạn mới có thể tin tưởng thật sự vào sự thành công trong doanh nghiệp này. Ông Richard Poe, phóng viên báo "Success" của Mỹ là người phản đối mãnh liệt ngành KDTM. Ông được tổng biên tập giao nhiệm vụ tìm hiểu để viết bài chỉ trích những người tham gia ngành kinh doanh này. Sau một thời gian tìm hiểu, ông đã không những không chỉ trích mà còn dành một chuyên mục ủng hộ những người đi theo ngành KDTM. Cuối cùng ông viết cuốn sách "Làn sóng thứ ba - kỷ nguyên mới trong ngành KDTM" để phân tích các sự kiện cũng như chỉ ra các phương pháp làm việc và quyển sách này đã trở thành một trong những quyển sách kinh điển về KDTM.
Tôi có một người bạn, anh ta đi học ngành quản trị kinh doanh ở bên Mỹ về, rồi trong thời gian học anh tham gia vào một công ty KDTM. Khi trở về Việt Nam , cha của anh yêu cầu anh quản lý giúp cha quản lý nhà máy sản xuất xi măng tại Hải Dương với mức lương là 8.000.000đ/tháng. Đó là mức thu nhập rất cao dành cho người quản lý ở đó. Nhưng anh đã từ chối vì KDTM chính là sự nghiệp anh đã chọn cho cuộc đời mình. Anh trả lời cha rằng: "Con có những ước mơ riêng cho mình, nếu con làm quản lý nhà máy xi măng, con chỉ có trong tay 300 công nhân nhưng nếu con làm công việc con chọn lựa thì con có trong tay là 3.000 nhà doanh nghiệp và còn hơn thế nữa". Đúng vậy, nếu không có niềm tin, chắc chắn anh sẽ không thể có quyết định như vậy.
* Tin vào sản phẩm:
Trong KDTM, Bạn không thể gieo niềm tin cho người khác nếu Bạn không có niềm tin thực sự hoặc có nhưng chưa đủ mạnh. Bạn có thể lừa người khách của mình mặc dù luân lý trong KDTM không cho phép làm điều đó. Bạn có thể lừa giỏi đi nữa thì Bạn cũng chỉ có thể lừa được vài người chứ không thể tạo ra mạng lưới lớn mạnh được. Để tạo được niềm tin cho mọi người và nhất là để sao chép niềm tin cho cả mạng lưới của Bạn thì Bạn phải thật sự tin yêu sản phẩm. Để có được niềm tin này thì không có cách gì khác hơn là Bạn phải thử sản phẩm và tìm mọi cách thấy được kết quả sản phẩm. Chỉ có kết quả sản phẩm tuyệt vời mới có thể khẳng định niềm tin của Bạn, Qua thực tế kinh nghiệm, có một cách nhanh nhất để Bạn có thể nhìn thấy được nhiều kết quả sản phẩm, đó là tìm hiểu kết quả của những người đã sử dụng thông qua những người bảo trợ của mình. Bạn hãy xin địa chỉ của những người thực sự đã dùng sản phẩm rồi gọi điện hoặc đến gặp trực tiếp để tìm hiểu tác dụng sản phẩm qua những người đã sử dụng. Gặp 1 người chưa tin thì Bạn gặp 10 người, rồi 20 người. Khi Bạn thật sự tin yêu sản phẩm rồi, lúc đó dù khó khăn đến mấy Bạn cũng vẫn nghĩ rằng: Mình đang đem sức khỏe và niềm vui đến cho bao người khác.
* Tin vào công ty:
Nếu Bạn Làm việc nhưng luôn hồi hộp không biết công ty đó bị bể lúc nào thì chắc chắn sẽ không thể làm tốt được. Hiện nay trên thế giới có hơn 30.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực KDTM trong đó có khoảng 5.000 công ty lớn. Tại Việt Nam cũng chỉ mới có khoảng 20 công ty. Tại Mỹ có người đã tham gia một lúc 10 công ty KDTM. Thời gian tới khi luật pháp về KDTM đã ổn định, ngành KDTM phát triển rầm rộ cùng sự ra đời của hàng trăm công ty với đa dạng mặt hàng và dịch vụ khác nhau, Bạn có thể ký hợp đồng với nhiều công ty để được mua sản phẩm với giá ưu đãi. Tuy nhiên nếu làm việc thì chỉ nên lựa chọn 1 công ty để công tác mà thôi. Bạn thử nghĩ xem, một người đặt một chân lên một chiếc tàu, còn chân kia để lên chiếc thuyền gỗ, tàu và thuyền mới khởi động thì còn để như vậy được nhưng khi tàu bắt đầu tăng tốc thì Bạn chỉ còn một cách chọn: Hoặc lên tàu, hoặc ở lại thuyền. Việc Bạn chọn công ty KDTM cũng vậy. Nếu Bạn làm nghiệp dư thì sao cũng được nhưng nếu Bạn muốn trở thành một chuyên gia lớn, Bạn chỉ nên chọn một công ty làm chỗ dựa cho mình mới thành công lớn được.
* Tin vào người bảo trợ:
Người bảo trợ chính là người đã giới thiệu Bạn vào doanh nghiệp tạo cho Bạn có cơ hội tăng thêm nhu nhập và cải thiện sức khỏe. Trong doanh nghiệp này người ta theo nhau vì niềm tin. Người ta dùng sản phẩm hoặc tham gia doanh nghiệp chính là vì tin Bạn, theo Bạn chứ không phải vì sản phẩm hay công ty. Khi Bạn thành đạt, công lao của người bảo trợ rất lớn vì họ là người đã giới thiệu, giúp đỡ bạn và luôn mong Bạn thành công. Bạn có thành công thì người bảo trợ mới thành công. Vì vậy Bạn hãy lắng nghe những gì mà người Bảo trợ giảng dạy, khi Bạn đã thành đạt lúc đó Bạn mới nên sáng tạo công việc thêm thông qua kinh nghiệm của mình. Một luân lý trong KDTM, đó là luôn luôn tôn trọng và tin theo người bảo trợ.
* Tin vào chính mình:
Có một câu chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có hai quả trứng cùng tranh luận với nhau xem khi nở ra sẽ là con gì? Quả trứng thứ nhất nói: "Tôi muốn thành con ốc, ốc không cần phải quyết định gì cả. Nó trôi theo dòng nước đại dương vì thế nên nó không cần phải dự định, xắp đặt cái gì. Dòng nước mang thức ăn đến cho nó. Nó chỉ nhận được cái gì mà đại dương mang đến, không hơn không kém. Cuộc sống như vậy là phù hợp với tôi. Có thể là bị hạn chế song ở đây không bị ràng buộc trách nhiệm, không cần phải quyết định, chỉ đơn giản là tồn tại trong sự điều phối của đại dương". Quả trứng thứ hai nói: "Cuộc sống như thế không cần cho tôi, tôi muốn trở thành đại bàng, đại bàng có thể bay đi bất cứ đâu mà nó muốn và làm bất cứ gì mà nó thích. Tất nhiên nó tự lãnh trách nhiệm phải tìm kiếm thức ăn để tồn tại, nhưng nó có thể bay cao giữa núi ngàn. Tự nó kiểm soát hoàn cảnh, không ai kiểm soát được nó. Tôi không muốn bị ai hạn chế, áp đặt mình. Tôi không muốn làm nô lệ của đại dương. Vì điều đó tôi sẵn sàng trả bằng mọi nỗ lực để có thể được sống cuộc sống của đại bàng". Vậy còn bạn, bạn muốn cuộc sống của đại bàng hay của con ốc, có nghĩa là Bạn muốn sống một cuộc sống an phận hay một cuộc sống không bị ai bó buộc mình, tự mình làm chủ lấy mình. Nếu Bạn muốn sống một cuộc sống của đại bàng thì nhất thiết Bạn phải có niềm tin vào chính mình.
Các niềm tin trên đều có thể có được sau một thời gian làm việc nhưng tin vào bản thân là điều khó nhất. Không ai có thể giúp Bạn được nếu Bạn không tự giúp bản thân. Bạn nên nhớ rằng khi Bạn xây dựng được mạng lưới lớn tức là Bạn đã có một doanh nghiệp khổng lồ, sau này chính là một tài sản giá trị thừa kế lại được cho con cháu. Không vinh quang nào lại không có cay đắng, không có việc gì lại không phải trả giá. Khi Bạn muốn thành đạt lớn trong cuộc đời, Bạn phải chấp nhận trả giá cho thành đạt đó. Thiếu ý chí, thiếu nghị lực và niềm tin vào chính bản thân mình, Bạn khó trở thành chuyên gia lớn trong công việc kinh doanh này được. Cách nhanh nhất để có thể thành công là bắt trước những người thành đạt. Suy nghĩ những gì mà người đã thành công suy nghĩ, cố gắng làm những gì mà người thành đạt đã làm. Với kinh nghiệm của tôi thì để thành công trong công việc KDTM, để có thể trở thành các chuyên gia lớn, việc đầu tiên là Bạn phải cố gắng tập đứng lên được trên bục giảng để có thể đào tạo lại cho hàng trăm người khác, tập nói trước công chúng để có thể tổ chức được các sự chương trình, sự kiện lớn.
5. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG: KHÔNG BỎ CUỘC
Không riêng gì KDTM, làm bất cứ công việc gì mà bỏ nửa chừng thì chắc chắn sẽ không thể thành công. Cũng như nhà bác học Edison , mỗi lần không thành công ông chỉ tự nhủ: ta đâu có thất bại, mỗi lần tìm không đúng dây tóc bóng đèn là mỗi lần loại bớt một dây tóc không thích hợp.
Trong KDTM, ba tháng đầu đối với người mới tham gia thật là gian truân, giống như ví dụ về một người đi đào vàng, biết chắc chắn dưới lòng đất tại chỗ đó có vàng nhưng sau khi sới đi những lớp đất thì bắt đầu gặp phải một tảng đá lớn chắn ngang. Nếu nản chí bỏ việc giữa chừng thì chắc chắn sẽ không thể thành công được. Trong trường hợp này người đào vàng cần dựa vào sức mạnh đồng đội để bắn văng tảng đá ra rồi mới thu gom vàng được.
Công việc của chúng ta cũng tương tự, khi mới bắt đầu làm việc chúng ta gặp phải rất nhiểu trở ngại và thường bỏ việc nửa chừng, lý do bỏ việc thường là do nhận thức về KDTM chưa đúng, do thu nhập ban đầu chưa có hoặc còn thấp hay do bị báo chí và người thân cản trở . Vì vậy để không bỏ việc thì phải tham dự đầy đủ các buổi đào tạo của công ty, phải chịu dành thời gian nghiên cứu tài liệu, phải thường xuyên liên lạc với hệ thống, tham dự các buổi giao lưu và các sự kiện của công ty, thực hiện việc bán lẻ để có thu nhập ban đầu, có bản lĩnh vững vàng và tin tưởng vào thành công. Sau đây là một ví dụ nhỏ có thể khẳng định khả năng thành công rất lớn của công việc này.
Từ trước đến nay có bao giờ bạn có hoài bão muốn trở thành một người chủ chưa? Nếu có thì bạn muốn trở thành một người chủ như thế nào? Còn như nếu chưa có thì xin bạn hãy quan tâm đến ví dụ sau đây.
Theo bạn trong thời điểm hiện nay (2003) thì thu nhập 10.000.000đồng/ tháng có cao không? Cũng khá cao có phải không ạ vì có nhiều người ba bốn năm kinh nghiệm công tác cộng với hai ba bằng đại học cũng chưa chắc đạt được thu nhập như vậy. Tuy nhiên tôi đưa ra hai trường hợp như sau.
Trường hợp thứ nhất: bạn là một người rất có năng lực và rất chịu khó vì vậy thu nhập của bạn được người ta trả cho là 15.000.000đồng/ tháng.
Trường hợp thứ hai: bạn nhận được thu nhập là 100đ cho tháng đầu tiên nhưng từ tháng tiếp theo thì số tiền này tự nhân đôi lên.
Vậy tôi và bạn cùng so sánh sau hai năm thì thu nhập bên nào cao hơn.
Tháng Cách 1 Cách 2 Tháng Cách 1 Cách 2
1 15.000.000 100 7 105.000.000 6.400
2 30.000.000 200 8 120.000.000 12.800
3 45.000.000 400 9 135.000.000 25.600
4 60.000.000 800 10 150.000.000 51.200
5 75.000.000 1.600 11 165.000.000 102.400
6 90.000.000 3.200 12 180.000.000 204.800
Bạn hãy nhìn xem, ở cách thứ nhất sau 1 năm làm việc bạn đã có trong tay 180triệu đồng rồi, vậy mà nếu làm theo cách thứ 2 thì thu nhập mới chỉ có hơn hai trăm ngàn đồng thôi, thật tệ quá phải không. Nhưng cứ tiếp tục làm việc, kết quả cuối cùng ra sao?
Tháng Cách 1 Cách 2 Tháng Cách 1 Cách 2
1 15.000.000 100 13 195.000.000 409.600
2 30.000.000 200 14 210.000.000 819.200
3 45.000.000 400 15 225.000.000 1.638.400
4 60.000.000 800 16 240.000.000 3.276.800
5 75.000.000 1.600 17 255.000.000 6.553.600
6 90.000.000 3.200 18 270.000.000 13.107.200
7 105.000.000 6.400 19 285.000.000 26.214.400
8 120.000.000 12.800 20 300.000.000 52.428.800
9 135.000.000 25.600 21 315.000.000 104.857.600
10 150.000.000 51.200 22 330.000.000 209.715.200
11 165.000.000 102.400 23 345.000.000 419.340.400
12 180.000.000 204.800 24 360.000.000 838.860.800
Bạn nhìn kỹ đi, nếu cứ tiếp tục kiên nhẫn làm việc thì ở cách 2 thu nhập chỉ riêng tháng thứ 23 thôi cũng lớn hơn cả tổng thu của cách 1.
Điều này muốn nói lên sự so sánh giữa công việc của một người làm công ăn lương với công việc của một người làm công việc kinh doanh theo mạng. Trong trường hợp đi làm thuê hưởng lương thì đúng là bạn có thu nhập ngay, tháng nào chắc tháng đó, tuy nhiên đôi khi cũng có những áp lực, rủi ro và những bất ổn trong công việc. Giả dụ thu nhập của bạn là rất đều đặn thì nó có thể tăng trưởng đúng như trong cách 1.
Còn trong kinh doanh theo mạng, Bạn tuyển chọn từng người một cho đến khi có được một người thật sự thích thú với công việc như bạn rồi sau đó giúp cho người này tuyển và đào tạo ra được người khác cũng như vậy. Thời gian đầu Bạn phải cố gắng vượt qua được tâm lý chán nản vì công việc thật là "ỳ à ỳ ạch" giống như xe máy của bạn đi số một. Rồi từ từ bạn cũng tìm được hai người làm việc, từ hai người thành bốn người, bốn người thành tám người, công việc những tháng đầu sao mà ngán vậy, thu nhập chẳng đáng là bao. Nhưng khi mạng lưới của bạn đã có 500 người thì chỉ cần mỗi người tìm một người thôi là bạn đã có 1000 người tích cực trong hệ thống. Và cứ như vậy 1000 trở thành 2000 rất là nhanh. Khi mạng lưới của bạn bùng nổ, bạn mới thấy sững sờ không thể ngờ nổi thu nhập của bạn sao lại tăng nhanh đến như vậy.
Các chuyên gia lớn trong kinh doanh theo mạng thường tâm sự : Họ không ít hơn 100 lần muốn bỏ việc do những áp lực từ gia đình và xã hội, bởi không ai chịu hiểu có một doanh nghiệp gì mà làm mãi không thấy tiền đâu. Thật ra họ không chịu nhìn thấy ban đầu vài trăm đồng bạc thật chẳng đáng gì nhưng chính là nền tảng của tiền tỉ sau này.
Để không bỏ cuộc cần: Kiên trì, dựa vào người Bảo Trợ
Vậy bạn có muốn kiên nhẫn đánh đổi hai năm vất vả để có một cuộc sống ổn định không còn phải lo lắng về vật chất nữa không? Câu trả lời tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.
BÀI THỨ HAI
CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC CẦN THIẾT
XÂY DỰNG NGÔI NHÀ DOANH NGHIỆP
Mỗi người trong số chúng ta khi bước chân vào doanh nghiệp này thực chất là đang xây dựng cho mình một doanh nghiệp riêng, một doanh nghiệp độc lập. Tuy nhiên doanh nghiệp có thành công hay không chính nhờ vào nỗ lực của mỗi chúng ta. Thực chất là chúng ta cùng làm việc trong một đại gia đình nên phải cùng nhau xây dựng một ngôi nhà doanh nghiệp.
1. TÌM HIỂU SẢN PHẨM:
Ngôi nhà được xây dựng có vững chắc hay không chính là do nền móng, ngôi nhà của chúng ta được xây dựng bằng nền móng chính là sản phẩm. Một doanh nghiệp bất kỳ dù phương pháp kinh doanh có tốt đến đâu mà không có sản phẩm đáp ứng đòi hỏi của thị trường thì chắc chắn cuối cùng sẽ bị phá sản. Theo thống kê, một doanh nghiệp KDTM sẽ bị phá sản trong vòng 18 tháng nếu sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường. Niềm tin vào sản phẩm là nhiên liệu đốt cháy lòng đam mê của Bạn, là cơ sở thành công trong doanh nghiệp.
Nếu bạn có sức khỏe bạn sẽ có hàng ngàn mong muốn, khi không có sức khỏe thì bạn chỉ có một mong muốn duy nhất: Đó là SỨC KHỎE.
Trước tiên khi buớc chân vào công việc kinh doanh mạng, chúng tôi khuyên Bạn nên tìm đến một công ty kinh doanh mạng có sản phẩm liên quan đến sức khỏe . Tại sao vậy vì thị trường sức khỏe hiện nay có doanh thu rất lớn, chỉ thua thị trường du lịch, tức là đứng hàng thứ hai trên thế giới, hơn cả những thị trường lớn như ôtô, máy tính, dầu khí. Đó là do nhu cầu về sức khỏe hiện nay ngày càng trở lên cấp bách và đây là một thị trường lớn có nhiều triển vọng.
Trong thị trường sức khỏe thì các chuyên gia kinh doanh mạng thường khuyên mọi người nên chú trọng đến các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, loại sản phẩm này vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người vì vai trò của nó là bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta lượng thiếu hụt mà cơ thể không được cung cấp đầy đủ, nhằm làm cho hệ miễn dịch được củng cố và hoạt động hiệu quả hơn, qua đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống được nhiều loại bệnh tật. Để hiểu rõ về tác dụng của thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, chúng tôi bàn sâu về tác dụng của nó.
Các kết quả nghiên cứu về y tế những năm gần đây cho thấy có bốn nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đó chính là do ăn uống không đúng, thực phẩm có chứa độc tố, tình trạng ô nhiễm môi trường, và căng thẳng thần kinh.
a. Trước hết nói về ăn uống không đúng , về tính chất mất cân bằng nghiêm trọng về dinh dưỡng. Nhiều nơi người ta chỉ chú trọng về vấn đề năng lượng trong thức ăn mà quên hẳn về dinh dưỡng, con người thời hiện đại thường bị thừa năng lượng do ít vận động và ăn quá nhiều chất đường, chất béo. Việc thừa năng lượng đã dẫn đến hậu quả xấu như béo phì và kéo theo nhiều căn bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
Dinh dưỡng gồm vitamin, khoáng chất, những chất vi lượng, đa lượng là những chất mà cơ thể chúng ta hàng ngày rất cần với số lượng ít, nhưng lại không thể thiếu được vì thiếu nó các phản ứng sinh hoá trong cơ thể không thực hiện được gây nên rất nhiều bệnh tật.
Hiện nay trong khẩu phần ăn hàng ngày, chúng ta đáp ứng cho cơ thể không đầy đủ các vi chất dinh dưỡng, nếu như không nói là thiếu trầm trọng, đó là do thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày nghèo nàn về chất. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm của chúng ta nghèo nàn về chất. Ví dụ như đất đại bạc màu (trên thế giới trung bình mỗi năm đất đai bạc màu đi 1% do khai thác không đúng, không được bổ dưỡng kịp thời) hoặc do thực phẩm ngày càng trải qua nhiều khâu chế biến công nghiệp làm mất đi nhiều chất, do vật nuôi cây trồng đang được chạy theo năng xuất phát triển mất tự nhiên, mất cân đối.Một ví dụ quen thuộc mà chúng ta thường thấy đó là hiện tượng thiếu Iốt trong cây cỏ, vật nuôi mà chúng ta đang phải bù lượng thiếu đó bằng muối iot, đối với hàng trăm chất vi lượng khác cũng bị thiếu tương tự như vậy mà chưa được bù vào, thiếu một vài ngày cơ thể tự khắc phục được, nhưng để thiếu một vài tháng, một vài năm và rồi kéo dài liên tục trong nhiều năm, quá trình trao đổi chất bị rối loạn và chính là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh mãn tính.
b. Tiếp theo cần phải nói đến vấn đề thực phẩm hiện nay chứa rất nhiều độc tố, đó là những chất độc đi vào cơ thể từ khi gieo trồng như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, những chất đi vào vật nuôi như thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, rồi những chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. Người ta tính ra rằng một người đàn ông trưởng thành ở Châu Âu mỗi năm tự đưa vào cơ thể 25kg chất độc, Nếu ăn một lúc anh ta chết ngay nhưng ở đây là ăn rải ra trong năm, mỗi ngày một ít và tuy hàng ngày trong cơ thể các chức năng gan, thận. đã thải ra rất nhiều độc tố rồi nhưng không thể thải hết. Cứ thế tích tụ dần, một người đàn ông 40 tuổi từ 70-80kg thường chứa trong người từ 5-7kg chất cặn bã và chất độc. Chúng ta tưởng tượng chỉ cần thải ra một phần chỗ đó thôi, cơ thể đã nhẹ nhõm đi rất nhiều và nhiều bệnh tật đã có thể tự thoát đi.
c. Nguyên nhân nữa là tác động có hại của môi trường xung quanh lên cơ thể . Cùng với sự tiến hoá của khoa học kỹ thuật, văn minh càng cao thì chúng ta càng phải chịu những mặt trái sâu sắc của nó. Từ những vấn đề mang tính toàn cầu như tia phóng xạ, tia cực tím, chất thải công nghiệp. cho đến những vấn đề mang tính địa phương như khí thải ô tô, xe máy, khói nhà máy, bụi xây dựng, nguồn nước ô nhiễm. Những tác động có hại này tạo ra trong cơ thể chúng ta những gốc hóa học tự do (Là các phân tử bị khuyết một điện tử song hành, tạo ra phản ứng dây chuyền khi kết nối với các phân tử khác, cực kỳ hung hãn tàn phá cơ thể. Chúng là nguyên nhân chính của các bệnh tim mạch, ung thư và các căn bệnh nguy hiểm khác.
d. Nguyên nhân cuối cùng là do căng thẳng thần kinh (Stress). Ai cũng như vậy, chúng ta vẫn triền miên phải sống trong sự căng thẳng nhiều mặt. Từ những vấn đề khó chịu như tắc đường, mất điện, kẹt xe. đến những vấn đề lớn như hạnh phúc gia đình, sự nghiệp, doanh nghiệp. Những căng thẳng này đốt cháy một lượng chất cần thiết mà chúng ta không thể bù đắp được, càng tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng.
Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến điều gì, đó là hệ miễn dịch của chúng ta không có đủ điều kiện hoạt động, sức đề kháng của cơ thể ngày một kém đi rất dễ nhiễm bệnh. Báo Sài gòn giải phóng thứ ba ngày 3.9.2002 có nói "Năm 2001 tỷ lệ mẫu thức ăn trên địa bàn TPHCM không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 90% và gần như toàn bộ bị nhiễm vi sinh có trong nước và rác thải, mới đây 100% mẫu bánh mì thịt nguội các loại ở các quận 1,3,4,5,7 được xét nghiệm không đạt vệ sinh, thậm chí có 22/30 mẫu bị nhiễm nước rác thải". Báo Tuổi trẻ thứ ba ngày 4.6.2002 đề cập việc "Mỗi năm Việt nam có 150.000 ca ung thư mới được phát hiện trong đó có 70.000 ca tử vong do ung thư và con số này đang ngày càng gia tăng". Báo Phụ nữ số ra ngày 26.3.2003 nói: "Theo đánh giá của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WTO), Việt Nam đang đứng thứ 13 trong 22 nước trên toàn thế giới có số bệnh nhân lao cao nhất toàn cầu. hiện nay có khoảng 44% dân số Việt nam đã bị nhiễm lao. Tuy nhiên số bệnh nhân lao được phát hiện hàng năm là 90.000 người (chiếm 20% số người nhiễm thực tế)".
Từ trước đến nay mỗi khi có bệnh chúng ta lại nghĩ ngay đến thuốc, nhiều thuốc giúp chúng ta chữa bệnh nhưng không giúp hệ miễn dịch mạnh lên mà ngược lại càng làm cho hệ miễn dịch yếu đi, lười dần vì đã có người giúp cho nó. Vì thế đã dùng thuốc thì chúng ta lại càng phải dùng thuốc nhiều hơn. Hơn nữa trong thuốc có chứa hóa chất nên thường gây tác dụng phụ, chữa bệnh này lại nảy sinh bệnh khác, rồi bệnh khác nữa, rất ít người mắc bệnh nhiều năm lại chỉ có một bệnh mà thường phải có từ 3-4 bệnh khác nhau.
Trước đây nửa thế kỷ người ta vẫn coi Aspirin là một loại thuốc chữa bá bệnh: từ nóng sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng tới thấp khớp. Thế nhưng hậu quả của việc dùng thuốc Aspirin dài hạn là tăng Acid dịch vị, giảm các khả năng bảo vệ (giảm lớp nhày, giảm khả năng khôi phục tổn thương tế bào ở thành dạ dày), tăng nguy cơ xuất huyết. Bây giờ không ai coi Aspirin là thuốc bá bệnh nữa nhưng việc tự chữa bệnh nhất là bệnh cảm mạo, đau nhức, thấp khớp, thống kinh bằng các loại thuốc kháng viêm không steroid (kết hợp với paracetamol) lại đang thịnh hành. Việc dùng thường xuyên các loại thuốc đó gây tỷ lệ đau bao tử khá cao. Thử tưởng tượng, Bạn bị đau bụng ra hiệu thuốc hỏi mua thuốc đau bụng nhưng chủ hiệu thuốc trả lời: rất tiếc, thuốc đau bụng vừa mới hết, xin dùng tạm mấy viên thuốc ho rồi mai lại đây tôi bán thuốc đau bụng cho. Thật nực cười vì có lẽ chủ hiệu thuốc này đang bị điên, thuốc tây là thuốc đặc trị, đâu thể dùng lung tung được. Vậy là không có loại thuốc nào chữa được bá bệnh cả, Tuy nhiên cần hiểu rõ: thế nào là thuốc bá bệnh? Bá bệnh có nghĩa là bách bệnh, tức là một trăm bệnh. Tuy nhiên không có nghĩa là chữa đủ 100 bệnh mới gọi là bách bệnh, Bá bệnh ở đây được hiểu là số nhiều. Loại thuốc nào trị được nhiều loại bệnh khác nhau một lúc thì được gọi là bá bệnh. Nhưng có một loại thuốc trị được bá bệnh mà hàng ngày chúng ta vẫn thường thấy nhưng ít ai quan tâm đến tầm quan trọng của nó.
Tỏi: Theo David Kessler trong quyển "Chỉ dẫn của Bác sỹ về thức ăn chữa bệnh" Tỏi đã được dùng làm thức ăn chữa bệnh hơn 5000 năm nay. Qua nhiều thế kỷ, tỏi đã có tiếng trong các món thuốc dân gian: nhuận tràng, lợi tiểu, sát trùng, an thần và còn là "thuốc trị bách bệnh", từ dối loạn tiên hóa, súc vật cắn, trĩ, loét, mất khẩu vị, đến u bướu và bệnh tim. Thậm trí nó còn được coi là thuốc kích dục. Sự thật đã được khoa học chứng minh rất đáng ngạc nhiên: tỏi quả thật có chứa nhiều hợp chất có tác dụng ngăn chặn bệnh tim, đột qụy, ung thư, nhiễm trùng và lượng cholestorol trong máu cao.
Rau má: Dược sỹ Bùi Kim Tùng trong quyển:"Món ăn bài thuốc, quyển 3" có ghi: Rau má thanh nhiệt do sinh tân dịch, thông tiểu do nhiều kali; rau má cáo tính kháng khuẩn do có asiaticosid và sasponin; Năm 1979 Li Ning Hon đã kiểm chứng và công nhận khả năng làm lành vết thương của rau má; rau má an thần nhẹ do có Brahmosid; Rau má có hai chất Flavonoid và koempferol có khả năng chống ôxy hoá, giúp ngăn chặn sự lão hóa, chống sơ động mạch và các bệnh tim mạch khác. Người Philippin dùng rau má để hạ huyết áp, nhuận tràng, trị nổi gân xanh, tĩnh mạch trương nở.
Nấm Linh chi đỏ: Trong báo Khoa học - Kỹ thật - Kinh tế TPHCM số 138 - 4/2001 có bài viết về việc nghiên cứu trồng nấm linh chi đỏ của thạc sỹ Cổ Đức Trọng và thạc sỹ Phan Thị Nhiều. Theo bài báo: Linh chi đỏ có công dụng rất tốt trong: điều trị viêm gan siêu vi, nâng cao chức năng sản xuất interferol, nâng hoạt tính của đại thực bào và lympho bào, chữa các bệnh ung thư, chống dị ứng, bảo vệ và chống ảnh hưởng của tia chiếu xạ, điều trị nhiễm virus HIV, điều hòa và ổn định huyết áp, giảm cholesterol, chống sơ cứng động mạch, loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, stress.
Còn rất nhiều loại thuốc "chữa bá bệnh" khác nữa, một đặc điểm chung của các loại "thuốc bá bệnh" trên là ở chỗ những loại đó không phải là thuốc mà là thực phẩm, nó có sẵn ở chợ chứ không phải trong quầy thuốc tây. Vậy thì tại sao thực phẩm lại chữa được "bá bệnh" ? Để hiểu rõ điều này chúng ta cùng phân tích bài phát biểu của ông Walloc, một tiến sĩ y học người Mỹ đã được giải thưởng Nobel về y học năm 1991.
Ông Walloc, trong bài nói chuyện về "Sự trung thực của các xác chết" đã đặt câu hỏi tại sao một số dân tộc trên thế giới, con người sống được từ 120 đến 140 tuổi mà hiện nay tuổi thọ trung bình chỉ đạt 70 tuổi. Để trả lời câu hỏi đó trong suốt 12 năm liền Ông tiến hành 17.501 ca phẫu thuật xác chết tự nhiên của con người và động vật (trong đó 14.501 ca cho động vật và 3.000 ca cho con người). Và ông đã rút ra kết luận: con người ta chết do nhiều nguyên nhân nhưng 80% nguyên nhân chính là do bệnh, bệnh là do thiếu ăn (Thiếu Vitamin, Khoáng chất và các nguyên tố Vi lượng, đa lượng). Do đó để cơ thể khỏe mạnh có tuổi thọ: Con người 1 ngày cần 90 nguyên tố Vi lượng gồm: 60 khoáng chất, 16 Vitamin các loại, 12 acide amin đạm, 2 acide amin béo), thế nhưng tại các nước Châu Âu thực phẩm hàng ngày chỉ cung cấp từ 20 - 30 nguyên tố vi lượng, vì vậy dẫn đến cáùc tình trạng. Ví dụ: Cao huyết áp, béo phì, sỏi thận, loãng xương: do cơ thể thiếu Canci trầm trọng, Alzeimer (bệnh mất trí ở người già): Do thiếu Vitamin E, Tiểu đường: do thiếu Chrom và vanadium, Nhồi máu cơ tim: do thiếu Selen, Bạc tóc sớm, phình động mạch chủ: do thiếu đồng
Để khắc phục các tình trạng trên thì cần bổ sung Vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có 3 dạng hấp thụ:
- Dạng 1: Dưới dạng kim loại: độ hấp thụ từ 3% - 5%
- Dạng 2: Dưới dạng chế biến(Sữa, Vitamin tổng hợp), độ hấp thụ từ 8% - 100%
- Dạng 3: Dưới dạng thảo mộc tinh chế (Dạng khoáng keo) độ hấp thụ 98%
Và rồi kết thúc bài nói chuyện, ông tóm lược lại như sau: "Tất cả những người sống thọ từ 120 đến 140 tuổi đều có một điểm chung này: Họ sống tại những bản làng trên núi cao từ 8.000 đến 14.000 bộ so với mặt nước biển. Ở đấy, hàng năm, các sa khoáng phủ lên mặt đất đến 2 tấc Anh, hoàn toàn không có mưa tuyết. Đó là những vùng hết sức khô ráo. Vậy làm sao họ nhận được để uống và tưới tiêu? Đó là nhờ vào tuyết tan từ trong núi ra, nước đi đến họ từ các dòng sông băng, nước này không sạch và trong như nước suối phun, nhưng khi ta nâng cốc nước lên nhìn ta sẽ thấy nó có màu vàng - trắng hoặc trắng - xanh da trời. Nó chứa trong đó từ 60 đến 72 khoáng chất. Con sông Titicaca ở Tây tạng được gọi là sông SỮA BĂNG. Họ không chỉ uống loại nước này để thu được từ 8 - 12% các khoáng chất hấp thụ vào cơ thể dễ dàng, mà quan trọng hơn họ dùng nước này để tưới nước trồng trọt từ năm này sang năm kia, từ mùa này đến mùa khác, từ thế hệ này đến thế hệ nọ, kéo dài trong khoảng 2.500 - 5.000 năm nay rồi. Nhờ đó họ không hề bị các chứng bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, viêm khớp, loãng xương, ung thư, đục thủy tinh thể, nhãn áp. không có trường hợp dị tật của trẻ sơ sinh, không có nhà tù, không có nạn nghiện ma túy, không có thuế má và không hề có một bác sỹ nào. Thế mà họ vẫn sống từ 120 đến 140 tuổi chẳng bệnh tật gì. NÊN TÂM NIỆM MỘT ĐIỀU RẰNG, NẾU MỘT NGÀY BẠN KHÔNG DÙNG CÁC KHOÁNG CHẤT, BẠN SẼ BỊ RÚT NGẮN CUỘC SỐNG CỦA MÌNH HẾT MỘT SỐ GIỜ, THẬM CHÍ MỘT SỐ NGÀY".
Một câu nói cũng rất cần phải ghi nhớ: " Chúng ta cần giải thích cho mọi người rằng: chúng ta không phải đưa thuốc cho họ, chúng ta cho họ cái mà họ không được nhận đủ từ thức ăn. Đó là thành tựu cao nhất của khoa học và công nghệ y học và đó là con đường dẫn đến sức khoẻ".
Tiến sĩ y học, giáo sư, viện sĩ viện hàn lâm khoa học liên bang Nga.
V.A.TUCHELAN
Các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thường có ba chức năng cơ bản sau: Chức năng thải độc, chức năng dinh dưỡng và chức năng bảo vệ.
- Chức năng thải độc: là đưa ra khỏi cơ thể những chất cặn bã, chất độc đã lưu trữ lâu ngày, chủ yếu là theo đường bài tiết, có thể qua da.
- Chức năng dinh dưỡng: là bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết thẩm thấu vào từng tế bào.
- Chức năng bảo vệ: là giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Vậy muốn thành công trong ngành kinh doanh mạng, điều đầu tiên là Bạn phải tin vào sản phẩm, làm sao để tin? Chỉ còn cách là dùng thử? Làm sao dám dùng thử? Đương nhiên Bạn phải hiểu về nó. Vậy làm sao hiểu? Chỉ còn cách phải học. Bạn hãy tham gia vào các khoá học về kiến thức sản phẩm của công ty kinh doanh mạng mà bạn đã lựa chọn làm sự nghiệp theo những tiêu chuẩn trong phần: Lựa chọn công ty
2. LẬP DANH SÁCH NGƯỜI QUEN:
Sau khi tìm hiểu kỹ và tin tưởng vào sản phẩm thì phần tiếp theo cũng rất quan trọng, đó là việc lập danh sách người quen. " Một chiếc bút chì cùn còn tốt hơn cả bộ óc sắc sảo ", ý muốn nói là không nên chủ quan vì nghĩ rằng mình có trí nhớ tốt mà điều cần làm hơn cả là phải viết ra. Bạn hãy tưởng tượng như là nhà mình có đám cưới, nếu không lập danh sách mời, Bạn có thể mời thiếu nhiều khi cả những người rất quan trọng trong nhà. Người quen ở đây là người mà bạn có thể mời họ vào công việc này. Bạn phải lập danh sách mời ít nhất là 100 người liên tục cần bổ sung thêm vào trong danh sách, đối tượng mời của Bạn là:
• Những người bạn biết từ khi học mẫu giáo
• Những người bạn biết từ khi học phổ thông
• Những người bạn học cùng trường đại học
• Những người bạn gặp ở câu lạc bộ, khu vui chơi, du lịch, thể thao.
• Những người đã dạy dỗ bạn
• Tất cả họ hàng của bạn
• Những người đồng nghiệp mà bạn đã từng làm việc cùng
• Tất cả bạn bè của bạn
• Tất cả người quen của bạn ở các thành phố và các nước khác.
Có ba thị trường có thể mời:
• Thị trường nóng: Là những người thân thích, ruột thịt. Với người mới thì đây là thị trường khó nhất vì người thân là người luôn bảo vệ cho bạn, sợ bạn bị lôi kéo, bị dụ rỗ vào những con đường sai trái. Bạn không nên đụng đến thị trường nóng cho đến khi Bạn thật sự có kinh nghiệm hoặc đã thành đạt.
• Thị trường ấm: Là những người bạn đã từng gặp rồi. Hãy lập danh sách người quen từ thị trường ấm trước tiên và mời người ở thị trường này. Đây là thị trường dễ thành công nhất.
• Thị trường lạnh: Là những người không hề quen biết, chưa từng gặp bao giờ. Đây là thị trường lớn nhất vì thị trường nóng và ấm thì có giới hạn nhưng thị trường lạnh thì vô vàn. Những người thành công là những người biết cách làm với thị trường lạnh.
DANH SÁCH NGƯỜI QUEN
STT Họ Tên ĐT&ĐC Phân loại
ABC Nhu cầu Số lần mời Ghi chú
KD SD 1 2 3 4 5
1
...
100
Phân loại và lựa chọn:
- Loại A: là nhưng người năng động, chịu khó, nhiệt tình, tự tin, chịu học hỏi, cầu tiến Ưu tiên mời trước tiên
- Loại B: Là người có tài chánh nhưng chỉ quan tâm đến sức khỏe, không thích tham gia kinh doanh Mời mua sản phẩm
- Loại C: Là người tiêu cực, an phận, hay bàn lùi Nhờ giới thiệu dùm khách hàng tiềm năng và Bạn chỉ mời họ khi bạn đã thành công.
3. MỜI NGƯỜI:
Có một câu chuyện như thế này: Có hai người bạn cùng đi mò trai, một người tên Hùng và một người tên Dũng. Người tên Hùng thì lặn một hơi xuống và bắt đầu tìm kiếm: Đây rồi, trai nhiều quá nhưng làm sao biết con nào có ngọc đây, chà con này to, mình bóng bảy như thế này chắc ngọc to lắm. Và Hùng cứ sờ và lựa chọn từng con, cuối cùng một hơi lặn Hùng lên bờ và mang theo 5 con trai rất to, Hồi hộp mở từng con một và rồi . không con nào có ngọc cả. Hùng gấp lại và cầu nguyện hàng ngày với hy vọng trai sẽ cho ngọc.
Còn người thứ hai tên Dũng xuống biển mò thì mang theo cái rổ, không lựa chọn mà là súc. Gặp đám trai Dũng súc đầy rổ không cần biết con lớn, con bé và một hơi lặn mang lên một rổ đầy với 100 con trai. Dũng thản nhiên mở trai ra, con nào không có ngọc Dũng quẳng trở lại biển, cuối cùng trong 100 con trai thì có 5 con có ngọc trong đó một con hạt ngọc rất to và sáng, các con khác hạt ngọc lờ mờ, những con có hạt ngọc mờ thì Dũng tiếp tục nuôi dưỡng, mài dũa cho nó sáng lên.
Câu chuyện này muốn nói rằng khi mời người thì không nên lựa chọn đối tượng mời quá. Có người nói với tôi rằng: "Trời, mình vừa tìm được một ông Bác sĩ tiềm năng lắm, quan hệ rất rộng, biết ngành y, rất phù hợp với công việc này". Thế nhưng tiềm năng vậy mà rốt cuộc ông Bác sĩ đó đâu có chịu làm việc, đi học đào tạo cũng không chịu vì tự ái bản thân. Đó chính là con trai to nhưng lại rỗng.
Còn có những sinh viên rất bình thường, nhà nghèo, không hề có quan hệ rộng nhưng lại có một ý chí và rất yêu thích công việc này, vì thế nên quyết tâm làm việc. Và rồi người sinh viên này đã tìm ra được phía sau là những người rất mạnh. Đó là những con trai nhỏ nhưng đã có những hạt ngọc lờ mờ ẩn bên trong, chỉ cần nuôi dưỡng, mài dũa sau này có thể thành hạt ngọc lớn.
Trong công việc của chúng ta, có một kinh nghiệm như sau: Bạn mời 100 người thì chỉ có 40 người đến nghe, trong 40 người đến nghe thì chỉ có 15 người ký đơn đăng ký tham gia, trong đó chỉ có 3 - 5 người mua hàng và bắt tay làm việc thế nhưng chỉ có 1 người thật sự làm việc rất tốt. Từ người này sẽ nở ra một rừng người. Như vậy mời 100 người đến nghe buổi hội thảo thì chỉ lấy được 1 người làm việc tốt, vậy muốn có 5 người giỏi trực tiếp thì bạn phải mời 500 người. Tuy nhiên trình độ của Bạn ngày càng chuyên nghiệp thì con số này sẽ giới hạn lại.
Lưu ý:
Nguyên tắc khi mời người: Không tiết lộ thông tin
Công việc của chúng ta là kinh doanh thông tin, kinh doanh thông tin mà lại tiết lộ thông tin thì làm sao thành công, một trận đấu mà biết trước tỷ số thì chẳng ai còn muốn coi nữa. Nhiều người mới thất bại ngay trong lần mời đầu tiên chính là do đã tiết lộ thông tin. Tại sao vậy? Chính là do người mới chưa hiểu hết công việc, chưa đủ kinh nghiệm để giải thích cho khách mời.
Nhiệm vụ của người mới chỉ cần tóm gọn trong 5 chữ : " MỜI NGƯỜI TỚI NGỔI NGHE" . Tức là người mới đưa người lên để nguời tuyến trên cho thông tin và ngồi đó lắng nghe, học cách tư vấn để sau này giúp cho người sau nữa.
Công việc mời người rất quan trọng và phải có nghệ thuật. Có hai cách mời chủ yếu: Mời trực tiếp và mời gián tiếp.
* Mời trực tiếp: đối tượng mời là những người đã quen biết, qua tìm hiểu Bạn biết người được mời thực sự có nhu cầu về sản phẩm hoặc nhu cầu tìm kiếm một công việc làm tăng thêm thu nhập. Bạn hãy mời trực tiếp họ.
Mời gián tiếp: Đối tượng được mời thường là người lạ Bạn mới quen khi Bạn chưa biết rõ người ta có nhu cầu gì. Ở đây Bạn muốn mời người ta nhưng lại gián tiếp mời người thứ 3.
+ Mời gián tiếp cho một tỷ lệ thành công rất cao vì Bạn không trực tiếp mời người ta mà chỉ nhờ giới thiệu giúp, Do đó tránh cho họ cảm giác sợ bị lừa gây cho họ cảm giác tò mò cũng muốn tìm hiểu.
+ Nên mời 80% bằng điện thoại, 20% gặp trực tiếp. Tuyệt đối không được giải thích công việc cụ thể trên điện thoại.
+ Phải nói sao cho lời mời thật quan trọng đối với người được mời, người được mời chỉ đến nghe khi họ thấy công việc rất quan trọng, có lợi cho họ.
+ Trước khi mời luôn phải có tác động thăm dò xem người ta có nhu cầu gì bằng các câu chuyện xã giao. Một khi đã ngỏ lời mời rồi không nên nói chuyện quá 3 phút. Phải nhanh chóng ngắt câu chuyện (dù không có việc gì gấp) để từ chối trả lời những thắc mắc của người được mời. Phài làm cho người được mời cảm thấy tò mò và mong muốn đến nơi hẹn gặp
KHI MỚI BẮT TAY VÀO VIỆC, NHÀ PHÂN PHỐI MỚI CHỈ LÀM 3 NHIỆM VỤ: TÌM HIỂU KỸ VỀ SẢN PHẨM, LẬP DANH SÁCH NGƯỜI QUEN VÀ MỜI NGƯỜI.
3. CHO THÔNG TIN:
Công việc cho thông tin dành cho người bảo trợ có kinh nghiệm.
Trước khi cho thông tin cần chuẩn bị đầy đủ một bộ dụng cụ làm việc, cách xắp xếp, bố trí hình ảnh sao cho chu đáo và có lôgic, có trình tự để khi kết thúc buổi nói chuyện là có thể hướng dẫn khách mời đăng ký tham gia vào công việc ngay.
Trình tự cho thông tin:
+ Giới thiệu sơ lược về công ty
+ Giới thiệu sơ lược các dòng sản phẩm chính, các kết quả khi dùng sản phẩm
+ Giới thiệu KDTT và KDTM
+ Điều kiện, quyền lợi tham gia và chế độ hoa hồng.
+ Các kết quả của những người thành đạt.
+ Giải đáp các thắc mắc
+ Hướng dẫn đăng ký đơn và các bước cần làm ban đầu.
5. GIÚP QUYẾT ĐỊNH:
Trả lời các câu hỏi thắc mắc, thông thường có một số câu hỏi mà khách hàng thường lặp đi lặp lại. Bạn phải nắm kỹ để giáp đáp.
6. ĐÀO TẠO:
Khi khách hàng tiềm năng đã quyết định tham gia doanh nghiệp, chúng ta bắt đầu đào tạo để hướng dẫn họ biết cách làm việc: Phải bắt đầu công việc như thế nào, cách mời người, cho thông tin và đào tạo hệ thống ra sao? Đây là công việc chiếm tới 80% thời gian và công sức của Bạn. Bạn không chỉ đào tạo bản thân mà đào tạo cả mạng lưới mình. Mạng lưới bạn có vững chắc hay không phụ thuộc vào việc Bạn đào tạo mạng lưới ra sao? Vì vậy Bạn là người mới thì người Bảo trợ sẽ giúp Bạn, sau này khi đã có kinh nghiệm rồi thì Bạn phải tự tự đào tạo cho doanh nghiệp của Bạn. Mạng lưới của Bạn có lớn hay không chính là do Bạn. Không biết đào tạo, Bạn không thể thành công lớn được.
"1 nhà phân phối được đào tạo cẩn thận còn tốt hơn 1000 nhà phân phối không được học hành"
Mái che công ty: Lo các thủ tục pháp lý
Mái che mạng lưới: Hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm
Ranh giới: người mới không được vi phạm
BÀI THỨ BA
TAM GIÁC VÀNG TRONG KINH DOANH THEO MẠNG
Trong kinh doanh theo mạng người ta chỉ làm 3 nhiệm vụ: đó là Bán Hàng, Tuyển Dụng và Đào Tạo.
1. BÁN HÀNG.
Bán hàng trong KDTM không giống như bán hàng bình thường, nghĩa là không cầm hàng đi mời, chào, rao, bán, không mở cửa hàng bán bày bán, không đi quảng cáo tiếp thị, không năn nỉ khách mua giùm, không gửi hàng cho các tiệm thuốc tây hay cửa hàng mỹ phẩm.Bán ở đây là bán uy tín cá nhân, bán những kết qủa mà bạn có được. Khách hàng không phải mua hàng mà họ mua bản thân bạn và mua những kết qủa sản phẩm mà bạn chỉ cho họ biết.
Đừng mất thời gian mô tả chi tiết sản phẩm như những người bán hàng hay tiếp thị bình thường vì khách hàng chỉ quan tâm xem sản phẩm có đem lại ích lợi gì cho họ không. Do đó chúng ta cần phải cho khách hàng xem những kết qủa do sản phẩm đem lại cho bản thân, gia đình mình và những kết qủa của những người khác nhưng rất cần thiết cho khách hàng. Hãy cho khách hàng xem cuốn " Kết quả sử dụng sản phẩm ". Khi khách hàng thấy những trường hợp bệnh tương tự như họ đã có kết qủa nhờ Sản phẩm này thì họ sẽ có nhu cầu mua ngay. Nói chung là muốn bán hàng tốt thì bạn phải biết kể những câu chuyện (có thật) mà khách hàng đã dùng Sản phẩm có kết quả và có liên quan tới họ (đặc biệt là những căn bệnh mà họ đang mắc phải)
Ở đây Bạn không cần phải trực tiếp bán Sản phẩm mà chỉ cần mách cho họ biết có một Sản phẩm rất hữu ích cho họ. Nếu họ muốn mua thì chỉ họ nơi mua. Nếu họ ngại xa thì bạn mua giùm họ; hoặc có thể bán lại Sản phẩm mà bạn còn dư cho họ.
Sau khi bán hàng, cần phải đặc biệt quan tâm tới khách hàng. Cần phải lập bảng theo dõi sức khoẻ. Khách hàng chỉ chú ý vào những hiện tượng họ thấy khó chịu nhất còn sản phẩm của ta thì lại không phải thuốc chữa bệnh mà chỉ giúp cơ thể phục hồi những rối loạn và tăng sức đề kháng để cơ thể tự chữa bệnh. Bạn không được biến mình thành bác sĩ để chữa bệnh cho họ. Không được cam kết với khách hàng dùng Sản phẩm này sẽ khỏi bệnh. Nếu người nào bắt bạn cam kết dùng khỏi mới mua thì đừng mất thời gian với họ. Chúng ta chỉ giới thiệu Sản phẩm cho những người cần. Nếu họ hiểu và quý trọng sức khỏe họ sẽ mua. Bạn phải luôn luôn nhớ là không phải bạn đang bán hàng cho họ mà bạn đang giúp họ có được cơ hội bảo vệ sức khỏe, sắc đẹp . Vì vậy nếu họ không hiểu thì họ đã mất một cơ hội chứ không phải lỗi của bạn.
Có một trường hợp khách hàng ở Bà rịa Vũng Tàu mặt bị Nám hỏi thách đố với một nhà phân phối của một công ty kinh doanh mạng: "Anh có dám chắc trị hết Nám cho tôi không, nếu hết thì tôi cho anh 50 triệu, nếu không hết thì anh đền cho tôi cái gì". Anh ta trả lời rằng: "Tôi không phải là Bác sĩ, cũng không phải là nhà chăm sóc thẩm mỹ do đó tôi không đem sản phẩm của công ty chúng tôi ra để cá cược với chị, tôi chỉ cho chị hay về thông tin một dòng sản phẩm tốt mà tôi nghĩ sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giải tỏa những lo lắng cho chị, và đây là những trường hợp thực tế giống chị mà nhờ sản phẩm này họ đã hết, nếu chị không tin thì có thể gặp họ để hỏi hoặc gặp chuyên viên của công ty chúng tôi để được tư vấn, còn chị vẫn không muốn tìm hiểu, lại cũng chẳng thèm tin thì đó là quyền của chị".
Hãy nhớ là bạn chỉ bán được Sản phẩm nếu bạn đã dùng và thực sự yêu thích Sản phẩm. Bạn không nên quá chú trọng vào những người bệnh, đặc biệt là những bệnh nan y, vì bạn không phải là thầy thuốc và những Sản phẩm Thực phẩm dinh dưỡng cũng không phải thuốc.
Đối với các công ty kinh doanh thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mà Bạn làm Nhà Phân Phối thì có một số lưu ý rất quan trọng cần phải nhấn mạnh lại :
+ Không được giới thiệu sản phẩm của công ty là thuốc.
Tại sao vậy? Vì thuốc thường có hoá chất gây tác dụng phụ, không thể dùng một cách tùy tiện mà nó phải được chỉ định và kiểm tra nghiêm ngặt của Bác sĩ. Đó là lý do tại sao bệnh nhân thường phải quay lại gặp Bác sĩ tái khám. Sản phẩm của chúng ta chỉ là các chất bổ sung các Vitamin, khoáng chất và các chất vi lượng cần thiết mà cơ thể đang bị thiếu, do đó có thể sử dụng chung với cả thuốc tây, thuốc Nam , thuốc Bắc đều không ảnh hưởng gì. Nó càng làm tăng thêm tác dụng điều trị.
+ Không được cam kết sẽ chữa khỏi bệnh cho khách hàng:
Tại sao vậy? Vì tùy theo cơ địa của mỗi người mà có sự hấp thu sản phẩm khác nhau, chỉ nên giới thiệu một thông tin tốt về những gì mà Bạn cảm nhận thực sự, có sao nói vậy, không hề thổi phồng lên. Ngoài ra chỉ cho khách hàng thấy những bằng chứng về kết quả sử dụng thực sự của nhiều người khác, còn khách hàng có tin hay không là quyền của họ. Ngay cả Bác sĩ giỏi cũng không dám cam kết sẽ chữa hết bệnh được.
+ Không cho vay hay bán chịu sản phẩm cho khách hàng
không nên đem đi ký gửi hoặc cho vay mượn làm giảm uy tín của sản phẩm.
2. TUYỂN NGƯỜI:
Bạn không đào tạo được ai cả nếu Bạn không làm công việc đầu tiên là tuyển người. Tuyển người có nghĩa là tìm và lựa chọn người vào làm việc chứ không phải là lôi kéo người khác vào doanh nghiệp. Phải nhanh chóng xây dựng tầng 1 của bạn vì có người tầng 1 mới có tiếp tầng 2,3.Khi tuyển người cần tập trung trước mắt vào thị trường ấm. Đối tượng cần tìm: Là những người năng động, ham thích kinh doanh, thích công việc tự do, không bị gò bó (Đại lý bảo hiểm, nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị.)
- Có 2 loại người: Người chỉ dùng Sản Phẩm và người thích làm Kinh Doanh. Người dùng Sản Phẩm thì ta bán lẻ; người thích làm Kinh Doanh thì tuyển vào làm Doanh nghiệp (làm KDTM )
- Trước mắt dựa vào danh sách người quen. Sau đó thường xuyên mở rộng quan hệ ra những khu vực khác.
- Tuyển ở đây không phải mời người tới ký Form là xong mà phải tìm cho được người muốn làm KDTM. Họ luôn luôn có nhưng là số ít nên ta phải tuyển nhiều để sàng lọc. Thống kê cho thấy:
Cứ mời 100 người có 15 người mua hàng
Trong 15 người mua hàng có 5 người làm việc
Trong 5 người làm việc 1 người thủ lĩnh.
Tức là cứ 100 người sẽ cho ta 1 thủ lĩnh có cùng chí hướng, thực sự đam mê công việc này và sẽ theo mình tới đích. Chỉ cần có 5 người như vậy là bạn có khả năng thành đạt lớn rồi.
- Khi tuyển người nhớ phải theo phương pháp 2 chọi 1 (bạn mời người còn người bảo trợ cho thông tin). Phải chú trọng tới nghệ thuật mời sao cho thật tò mò, thật hấp dẫn đối với khách mời. Đừng đụng vào thị trường nóng vội vì bạn sẽ bị phản đối rất mạnh; cũng đừng đụng vào thị trường lạnh vội vì bạn chưa có kinh nghiệm. Nên tập trung vào thị trường ấm trước.
- Đừng mất thời gian với những "con trai rỗng"(những người tiêu cực, an phận.).
- Nên tuyển người bằng các buổi gặp gỡ 2 chọi 1 và tổ chức các buổi hội thảo.
- Khi tuyển người trước khi cho thông tin cần phải yêu cầu người mới chứng minh là: họ có ham muốn làm việc không và họ có được thời gian rảnh 20-30h mỗi tuần không. Nếu họ không có ham muốn lắm đồng thời quá bận thì không cần cho thông tin cụ thể làm gì cả. Chỉ nhờ họ giới thiệu người giùm mình thôi. Cần phải làm rõ là họ có mong muốn mở doanh nghiệp riêng không, tại sao, có khó khăn gì; thực sự có mong muốn thay đổi cuộc đời không.
- Lần đầu tiên giới thiệu đừng cung cấp quá nhiều thông tin, đặc biệt là những thông tin chi tiết, phức tạp. Trong vài chục phút không ai có thể ngấm nhiều thông tin được. Quan trọng nhất là " bạn nói thế nào " sau đó mới tới " bạn nói cái gì ".
Khi Bạn đã có mạng lưới dù nhỏ, Bạn cũng nên nghĩ ngay đến mở một văn phòng riêng cho Bạn. Văn phòng là nơi giúp luân chuyển hàng hóa, tuyển người và đào tạo người mới, là nơi tổ chức các chương trình họp nhóm và giao lưu. Văn phòng có thể tổ chức tại nhà riêng hoặc địa điểm thuê mướn.
3. ĐÀO TẠO : CÔNG VIỆC CHÍNH
Nếu chỉ bán hàng có làm giàu được không?
Nhiều người bước chân vào công việc này thấy mặt hàng tốt, độc đáo họ nghĩ ngay đến việc làm giàu nhờ bán hàng. Lúc đầu họ có thể bán được nhiều hàng nhưng càng ngày mạng lưới càng bùng nổ, càng ngày càng nhiều người bước chân vào công việc này, việc bán hàng trở lên khó khăn. Vì vậy cố gắng bán hàng chỉ có một khoản thu nhập tạm thời mà thôi. Do đó không thể làm giàu nhờ vào bán hàng được.
Nếu chỉ tuyển người có thành công được không?
Nếu chỉ tuyển người mà không có đào tạo, người đăng ký đơn tham gia rất đông nhưng không biết làm gì cả và cuối cùng đành bỏ việc. Bạn tập trung quá vào việc tuyển người. Tuyển được 10 người, sang người thứ 11 thì người thứ nhất rơi rụng, tuyển được người thứ 12 thì người thứ 2 rơi rụng, số người tuyển nhiều bao nhiêu thì rơi rụng nhiều bấy nhiêu. Vì vậy chỉ tuyển người sẽ không bao giờ thành công được.
Do đó Bạn phải dành ra 80% thời gian cho công việc đào tạo. Kỹ năng đào tạo càng tốt thì mạng lưới càng vững chắc. Tuy nhiên chỉ đào tạo những người thực sự muốn được đào tạo. Các hình thức đào tạo gồm:
+ Tự đào tạo và đào tạo từ mạng lưới
+ Dự các lớp giới thiệu OPP về kiến thức sản phẩm và chính sách hoa hồng của công ty
+ Sinh hoạt tại nhà
+ Các buổi đào tạo kỹ năng cơ sở
+ Các buổi đào tạo kỹ năng chuyên sâu
+ Gặp mặt tầng 1
+ Tổ chức các buổi giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm
+ Luyện tập để trở thành các Speaker
+ Tham gia vào các sự kiện lớn của công ty
+ Gặp gỡ những người có thành tích
+ Chia nhau tài liệu để luyện tập.
+ Nên có văn phòng riêng của nhóm. Mỗi tỉnh nên có ít nhất 1 văn phòng. Đây là nơi làm việc giới thiệu và đào tạo cũng như giao lưu
rất hiệu quả
- Muốn thành công lớn chúng ta phải chủ động tạo ra các sự kiện. Doanh nghiệp chúng ta không tiến từ từ mà luôn có đột biến.
- Đừng làm việc một mình như những chú sói đơn độc mà hãy tận dụng hệ thống. Hãy đưa người tới để hệ thống đào tạo họ. Hãy "nhúng" họ vào
những sự kiện.
- Hãy nhớ bạn là một nhà doanh nghiệp KDTM và bạn đang xây dựng doanh nghiệp riêng của mình. Vì vậy phải luôn tuân thủ chặt chẽ nội quy và
nguyên tắc đào tạo.
- Việc đào tạo cần tham khảo các tài liệu do các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh mạng viết ra, các tài liệu này đều có bán tại các nhà
sách tại Hà Nội và TPHCM:
+ Các tài liệu học tập:
* Cẩm nang khởi nghiệp kinh doanh mạng.
* El lớn hé mở bí quyết
* 10 bài học trên chiếc khăn ăn
* Đối thoại với người đỡ đầu tinh thần
* Làn sóng thứ ba - Kỷ nguyên của kinh doanh theo mạng.
+ Các tài liệu tham khảo:
* Làm cách nào để xây dựng 1 DN KDTM sản sinh lợi nhuận
* Bạn muốn trở thành bậc thầy trong KDTM
* Turbo - MLM
* Nhà KDTM vĩ đại nhất thế giới
* Doanh nhân vĩ đại nhất thế giới
* Cơ hội thuận lợi nhất trong lịch sử loài người
* Suy nghĩ và làm giàu
Có một phương pháp để thực hiện tốt cả ba công việc (bán hàng, tuyển dụng, đào tạo) trên, đó là:
* CHÌA KHÓA VÀNG TRONG KINH DOANH THEO MẠNG: KỸ NĂNG 2 TUYỂN 1
Kỹ năng 2 tuyển 1 là chìa khóa vàng để thực hiện thàng công trong KDTM. Bạn phải thường xuyên sử dụng chìa khóa này và Bạn càng sử dụng thành thạo bao nhiêu, cơ hội thành công của Bạn càng lớn bấy nhiêu. Khi mời một ai đó vào doanh nghiệp hoặc mời sử dụng sản phẩm, Bạn không nên tự cho thông tin mà cần phải nhờ vào người bảo trợ.
Bạn mời khách đến dự buổi trao đổi công việc, Bạn phải Promotion (đề cao) người bảo trợ để khách mời chuẩn bị tinh thần nghe thông tin, sự thành công trong buổi tư vấn là do Bạn chứ không phải do người Bảo trợ. Bạn làm tốt công việc chuẩn bị ban đầu và Promotion tốt người bảo trợ, khách mời sẽ nghe chăm chú hơn, còn Bạn cần phải có thái độ nghiêm túc lắng nghe, không được nói leo và ngồi học cách tư vấn, nhớ lưu ý một điều là công việc của Bạn chỉ là : MỜI NGƯỜI TỚI NGỔI NGHE người Bảo trợ cho thông tin để rồi sau này Bạn cũng trở thành người Bảo trợ và cho thông tin giúp cho người dưới của Bạn.
Nhiệm vụ của bạn trong buổi gặp gỡ:
+ Chuẩn bị hình ảnh cá nhân: thái độ tự tin, tác phong lịch sự, ăn mặc đẹp.
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm việc: bút, giấy, máy ghi âm, hợp đồng, kết quả sản phẩm.
+ Giới thiệu cho người bảo trợ và khách mời làm quen để tạo không khí thoải mái, tránh cảm giác căng thẳng.
+ Quảng cáo, đề cao người bảo trợ. Bạn càng đề cao bao nhiêu thì kết quả càng có lợi cho bạn bấy nhiêu
+ Tắt ĐTDĐ, lấy sổ ra ghi chép (vì sau này chính ta cũng sẽ phải giới thiệu)
+ Ngồi chung với khách, không làm việc riêng, không nói leo
+ Khi kết thúc buổi nói chuyện thì nhiệm vụ của nhà phân phối là phải tế nhị hỏi khách xem còn thắc mắc gì không? Nếu họ không thắc mắc thì
ký Form cho họ.
Nơi tổ chức cho thông tin cũng phải do Bạn chủ động xắp xếp, không tổ chức gặp ở tại nhà người được mời tránh những ảnh hưởng xung quanh tác động.
* NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC
Thời gian đầu làm việc không ai là không mắc sai lầm, sai lầm lớn nhất chính là sợ mắc sai lầm. Nếu không làm gì thì chắc chắn sẽ không bao giờ có sai lầm và đương nhiên cũng sẽ không bao giờ thành công. Lấy ví dụ về đội bóng đá. Họ có 11 người trong đội ở trên sân, trong khi đó hàng ngàn khán giả trong khán đài và hàng triệu khán giả xem tivi, Khán giả có quyền ngồi, nằm, la hét tuỳ thích. Họ có thể chê Bạn: sao thằng này hôm nay đá dở ẹt. khán giả có mọi quyền từ la hét, chỉ trích, ném trứng thối ra sân. Họ có tất cả nhưng chỉ trừ mọi thứ: không được nhận CUP. Bạn bước vào doanh nghiệp cũng tức là Bạn tham gia vào cuộc chơi lớn. Bạn muốn nhận phần thưởng vinh quang của cuộc chơi hay Bạn muốn không làm "phật lòng" ai cả. Tùy Bạn quyết định, chỉ xin đưa ra vài sai lầm thường mắc phải để Bạn khỏi lặp phải vết chân người đi trước.
1. Không tin vào sự thành công của ngành KDTM.
Ngành KDTM đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới là trên 60 năm, còn Bạn hôm nay lại mới chỉ nghe lần đầu tiên bởi vậy cứ phân vân hoài là không biết kết quả công việc sẽ đi về đâu. Niềm tin là cơ sở để thành công trong KDTM. Có một cách duy nhất để củng cố niềm tin trong Bạn là Bạn hãy làm việc đi. Chỉ qua công việc Bạn mới nắm rõ doanh nghiệp, sản phẩm và Bạn mới có niềm tin mãnh liệt, chỉ qua công việc Bạn mới có hưng phấn và sự đam mê giúp Bạn vượt qua những khó khăn ban đầu.
2. Không tin người bảo trợ:
Dường như ai cũng thường mắc phải sai lầm này. Bản chất của doanh nghiệp này là SAO CHÉP, càng sao chép đúng chỉ dẫn của người bảo trợ, Bạn càng thành công. Khi Bạn đã thực sự trưởng thành Bạn mới nên sáng tạo thêm trong công việc.
3. Không thường xuyên liên lạc với người bảo trợ và không tham gia các sự kiện.
Doanh nghiệp chúng ta là doanh nghiệp đồng đội, làm việc trên tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Trong doanh nghiệp này Bạn được tự do, nhưng càng tự do Bạn lại càng không biết phải làm gì. Nếu Bạn làm việc lẻ loi một mình, chắc chắn Bạn sẽ thất bại ngay. Bạn nên đến gặp người bảo trợ trình bày những khó khăn, thắc mắc, ngoài ra khi đi dự các buổi đào tạo chuyên sâu và các sự kiện, Bạn không chỉ nhận được kiến thức mà còn nhận được năng lượng và hưng phấn của rất đông người. Bạn sẽ học hỏi được kinh nghiệm của rất nhiều người. Bạn sẽ nhìn thấy những người cũng chỉ mới vào doanh nghiệp nhưng họ đã gặt hái một số thành tích nào đó và như vậy cũng đủ để Bạn tin rằng: "mình cũng làm được".
4. Không đọc tài liệu.
Kiến thức là sức mạnh tiềm ẩn, tài liệu và sách vở là những kinh nghiệm quý báu do các chuyên gia bậc thầy trong ngành viết lại. Bạn phải đọc tài liệu thường xuyên, thậm chí đọc đi đọc lại. Mỗi lần đọc Bạn sẽ cảm nhận thấy cái gì đó mới mà trước đó Bạn chưa thấy được.
5. Không đặt mục đích phấn đấu lớn.
Bạn đã nghe về các bước phát triển. Bạn thật sự không muốn đứng trong hàng ngũ những người thành đạt, Bạn sẽ không bao giờ thành đạt.
6. Không lập kế hoạch làm việc.
Khi Bạn không lập kế hoạch tức là Bạn làm việc theo hứng thú nhất thời. Những người làm việc kiểu đó, họ chỉ có thể hăng hái lúc đầu thôi. Doanh nghiệp chúng ta không phải là doanh nghiệp ăn xổi mà là cuộc chạy maratông cho những ai dài hơi.
7. Không thường xuyên tuyển người.
Dù Bạn đã có nhiều tầng 1 đến đâu Bạn cũng phải thường xuyên tuyển người và dạy cho tầng dưới Bạn biết cách tuyển người. Có như vậy mạng lưới của Bạn mới lớn mạnh được. Một điều lưu ý là Bạn không bao giờ được cho người xuống tầng dưới của Bạn.
8. Ngại bán lẻ.
Việc bán lẻ cũng nên quan tâm vì nhớ rằng: hoa hồng chỉ có thể có được khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
9. Chọn lọc người mời.
Đây là sai lầm cũng thường mắc phải, Bạn chắc cũng thấy cái phễu lọc nước. Đầu vào của doanh nghiệp của chúng ta cũng rất thoải mái từ bà nội trợ, anh xe ôm cho đến giám đốc, tiến sĩ, ai cũng có thể trở thành nhà phân phối độc lập được. Chính đầu vào thoải mái như vậy nên nhiều người cho rằng công việc của chúng ta tầm thường quá. Họ đã lầm vì để thành công trong doanh nghiệp này họ cần phải học hỏi, làm việc rất nhiều, ngoài ra cần có sự kiên trì, ý chí lớn trong công việc. Doanh nghiệp chúng ta không đòi hỏi có vốn liếng nhiều mà vốn ở đây chính là con người. Không quan trọng người được mời giàu có hay không, điều quan trọng là tìm ra được những người chịu khó và quyết tâm làm việc là Bạn thành công.
BÀI THỨ TƯ
NĂM NGÀY LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN
CỦA 1 NHÀ PHÂN PHỐI MỚI
NGÀY THỨ NHẤT
1. Bạn đã ký hợp đồng và trở thành nhà phân phối độc lập của một công ty Kinh doanh theo mạng nào đó. Xin chúc mừng quyết định đúng đắn của bạn!
2. Hãy trang bị cho mình bộ tài liệu hoạt động (Starter-kit) tại văn phòng công ty. Đây là bộ tài liệu hết sức hữu ích cho các bạn với đầy đủ những dụng cụ làm việc và thông tin về công ty, sản phẩm, chính sách thưởng...
3. Hãy thực hiện lần mua đầu tiên với các sản phẩm bất kỳ.
4. Hãy sử dụng sản phẩm cho sức khoẻ của chính bạn. Đó cũng chính là cách kiểm tra chất lượng sản phẩm hữu hiệu nhất. Nếu Bạn không dùng sản phẩm mà vẫn đi nói với người khác đây là sản phẩm tốt thì chính là Bạn đang lừa họ và Bạn không hơn gì chiếc Tivi chỉ suốt ngày quảng cáo lên: Sản phẩm tôi tốt nhất nhưng thực sự không bao giờ dùng. Vì vậy đừng tiếc tiền cho sử dụng sản phẩm cho bản thân, mà hãy thương cho sức khoẻ của bạn.
5. Chúng ta thảo luận cụ thể xem sao: Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền một tháng? Bạn sẽ dành cho công việc này bao nhiêu thời gian? Bạn phải bắt đầu như thế nào? Câu hỏi quan trọng nhất mà bạn phải suy nghĩ là: Tại sao bạn muốn điều đó? hay là ĐỂ LÀM GÌ? Tùy thuộc vào câu trả lời của bạn mà chúng ta lên kế hoạch làm việc: giờ gặp gỡ, cường độ gặp gỡ, tham gia đào tạo, trình diễn, các chuyên đề... cho hàng ngày, tuần, tháng, năm. Đó là lý do tại sao chúng ta ngồi xuống đây. Mỗi người chúng ta có MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI của mình và chúng ta phải đạt được điều ấy.
6. Mở nhật ký của bạn ra, trang đầu tiên và viết: LÀM VIỆC TRONG SỰ HƯNG PHẤN cùng với 7 nguyên tắc để thành công:
I. Người bảo trợ luôn luôn đúng.
II. Nếu nói người bảo trợ SAI, xem lại I.
III. Cảm thấy bị người đỡ đầu làm tổn thương- SAI.
IV. Khiêm tốn - chẳng thêm được đồng nào.
V. Đừng ngủ gật với tầng 1
VI. Chẳng có sự TRỪNG PHẠT nào cho người khởi đầu.
VII. THÀNH QỦA nở hoa trong NHỌC NHẰN.
Trong suốt 3 tháng đầu làm việc, tuyệt đối tuân thủ 7 nguyên tắc trên; ngược lại thất bại là điều KHÔNG TRÁNH KHỎI.
Chúng tôi hướng dẫn bạn cách lập Danh Sách KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG, trước hết hãy bắt đầu với bạn bè, người quen và họ hàng. Ai sẽ là người bạn muốn giúp đỡ đầu tiên để đem đến cho họ sự khỏe mạnh và thêm thu nhập?
Stt Họ tên ĐT & Đ/C Phân loại A B C Nhu cầu Số lần mời Ghi chú
KD SK 1 2 3 4 5
1
2
..
100
GHI CHÚ :
1. Nên lập Danh sách khách hàng ít nhất là 100 người.
2. Khi lập danh sách không nên quyết định thay cho bất cứ ai.
3. Khi lập danh sách nên dựa vào sổ Điện thoại, card visit và các mối quan hệ khác
4. Cần phải viết ra vì : "Một cây bút chì cùn còn nhọn hơn bất kỳ trí nhớ nào"
5. Nguồn khách hàng có thể từ:
• Bạn học: phổ thông, đại học.
• Bạn học lớp buổi tối: anh văn, vi tính, khiêu vũ.
• Những thầy cô giáo, huấn luyện viên dạy ta
• Bạn cùng sinh hoạt CLB: thể thao, văn nghệ, hưu trí, bơi lội.
• Bạn đồng nghiệp trong cty (cũ lẫn mới)
• Những người cùng đi nghỉ mát, cùng sở thích
• Những người chủ quán ăn, cửa hàng bạn hay mua sắm
• Bạn thân, chiến hữu
• Bà con, họ hàng, người thân
• Hàng xóm
• Bạn bè, người quen của gia đình mình
• Bạn bè, đối tác, khách hàng trong quá trình làm việc
.......
6. Hàng ngày luôn cố gắng bổ sung vào danh sách những người bạn chợt nhớ ra hoặc mới làm quen, không nên lạm dụng trí nhớ bản thân.
7. Nếu chưa lập xong danh sách thì đừng nên mời người.
B/ phân loại khách hàng tiềm năng theo ABC
Loại A : những người năng động, nhiệt tình, luôn tự tin, dám nghĩ dám làm, chịu khó học hỏi, cầu tiến ưu tiên số 1 để mời tham gia
Loại B : những người thành đạt về tài chính, người quý trọng sức khoẻ mời dùng sản phẩm
Loại C : những người tiêu cực, hay bàn lùi, không mạnh dạn, người an phận nhờ giới thiệu giùm khách hàng tiềm năng đánh đường vòng. Những người này chỉ tham gia khi bạn đã thành công. Vì vậy hãy để lại sau cùng, khi nào có thu nhập tốt rồi hãy mời họ
Nếu bạn đang ở nhà đừng rời khỏi bàn cho đến khi đạt đến con số 100. Sau đó, giải lao một chút, rồi lục lại tất cả các cuốn sổ địa chỉ, các tập Album, ghi lại mọi số điện thoại trên lịch, trên tường... có sót cái Card Visit ai đó tình cờ đưa cho bạn không? Cố gắng moi cho đủ 100 người nhé.
7. Chúng ta bắt đầu với cuốn sổ có trật tự ABC. Ghi chép tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm mà bạn thu lượm được ở các buổi giới thiệu và chuẩn bị để kể lại vào ngày mai.
8. Đến gần máy điện thoại và học cách mời mọi người đến tham dự buổi giới thiệu một cách chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách mời hiệu qủa. Sẽ có vài cuộc gặp ngày mai! Tuyệt vời ! Nghỉ ngơi 5 phút đi, rồi bắt đầu bài tập ở nhà của bạn (tiến hành 10 cuộc hẹn gặp nữa)
9. Vào buổi tối, mọi việc đâu vào đấy. Hãy gọi cho chúng tôi để thông báo chắc chắn giờ hẹn gặp của bạn ngày mai. Bây giờ chúc bạn ngủ ngon nhé
NGÀY THỨ 2
1. Đến gặp Người Bảo trợ một giờ trước cuộc hẹn gặp đầu tiên của bạn. Hãy kể về sản phẩm cho Anh ấy nghe đồng thời cho xem danh sách người quen có thể cùng kết hợp tổ chức buổi giới thiệu hiệu quả nhất.
2. Bạn hãy cùng Người Bảo trợ tổ chức buổi giới thiệu và sau đó cùng phân tích những thiếu sót (luôn luôn hiện diện lúc ban đầu).
3. Ghi chép một lần nữa về buổi giới thiệu nhưng lần này là về sơ đồ kinh doanh, bạn hãy học thuộc lòng để giới thiệu vào ngày mai. Ghi chú tất cả những câu hỏi, thắc mắc vào sổ vì chính bạn sẽ là người giải thích chúng trong nay mai . Cuốn sổ này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc của người nghe giới thiệu.
4. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không phải tất cả những người bạn đã mời sẽ đến dự. Vì sao vậy? Vì không phải tất cả mọi người ai cũng giữ lời hứa của họ. để 10 cuộc gặp mặt có thể được tiến hành, bạn nên mời 20 người. Hãy nhớ điều này!
5. Đừng quên gọi điện cho Người Bảo trợ của Bạn vào buổi tối để ngủ ngon, không có ác mộng về công việc nhé.
NGÀY THỨ 3
1. Đến sớm gặp Người Bảo trợ để nhận được lời khen vì bạn kể lại rất hay về sản phẩm và sơ đồ kinh doanh.
2. Cùng nhau tiến hành các cuộc gặp và tiếp tục phân tích những sai sót (lại vẫn là những sai sót thậm chí trong trường hợp bạn thật khôn khéo trong công việc và lĩnh hội mau chóng tất cả mọi vấn đề).
3. Bài học đầu tiên: Về những ý kiến phản đối. Sau đó bạn sẽ đương đầu với những ý kiến phản đối ấy. Người Bảo trợ sẽ hướng dẫn bạn trong trường hợp nào bạn nên trả lời những câu hỏi của họ và làm thế nào để giải đáp một cách tốt nhất và cách giảm thiểu tối đa những ý kiến phản đối đó. Trong từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ xác định được tại sao lại có những lời phản đối ấy? Mọi người thực sự muốn hiểu rõ hơn hay họ chỉ muốn bới móc, chế giễu bạn? Hãy chú ý đến hành động cử chỉ của bạn (đừng dùng tay để giải thích) dùng lời nói luôn có tác dụng tốt hơn. Nếu ai đó cố tình không hiểu bạn, đừng phí thời gian cho họ.
4. Tiếp tục làm việc (gọi điện, ghi chép, học thuộc)
5. Đừng quên thói quen trước khi đi ngủ của bạn. Cuộc thảo luận giữa chúng ta sẽ đem lại cho bạn thêm niềm hưng phấn.
NGÀY THỨ 4
1. Bạn quen với việc dậy sớm chưa? Có ác mộng về công việc không? Tuyệt vời! Bạn cùng Người Bảo trợ hãy tiến hành luyện tập những câu phản đối. Lần này thì giống như bạn thi vấn đáp vậy. Khi chúng ta tiến hành xong, bạn sẽ chẳng còn e ngại bất cứ những ý kiến phản đối nào của các quý ông, quý bà ưa thích tranh cãi nữa.
2. Gặp gỡ, gặp gỡ và GẶP GỠ. Công việc của chúng ta là công việc thống kê: Trong 100 người mà bạn mời sẽ có 20 người sẽ tham gia công việc, vài người trong số họ sẽ trở thành khách hàng (để hưởng giá mua ưu đãi), vài người muốn thêm chút ít thu nhập và 5-6 người thật sự muốn thành nhà chuyên nghiệp. Công việc của này như những người thợ mỏ, đào tìm cho đến khi sáng lên những viên kim cương lấp lánh.
3. Tiếp tục hẹn gặp và sẵn sàng để hai ba ngày sau đến lượt bạn bước lên sân khấu trình diễn trước những khán giả về sản phẩm cũng như về công việc.
4. Chuẩn bị " báo cáo" hàng ngày vào buổi tối.
NGÀY THỨ NĂM
1. Sau khi gặp gỡ, chúng ta sẽ tiến hành trình diễn trước khán giả. Bạn sẽ phải tập cho đến khi nào mọi cử chỉ, điệu bộ và bài giới thiệu của bạn thật tự nhiên và lôi cuốn. Một trong những nhà phân phối của chúng tôi đã phải lập đi lập lại câu chào " Xin chào tất cả các quý bà và quý ông" một tiếng đồng hồ cho đến khi anh ta không vấp ở chữ "quý bà " nữa. Còn bây giờ thì chúng tôi không làm cách nào cho anh ta rời khỏi sân khấu được .
2. Các cuộc gặp gỡ như thường lệ. Bạn có để ý là bây giờ TỰ BẠN đang giới thiệu với mọi người không? Trong khi chúng tôi ngồi nghe bạn và gật đầu đồng ý không? Bạn đang tiến hành bài giảng cho những nhà phân phối tương lai của bạn. Bạn có thể làm TẤT CẢ MỌI ĐIỀU, điều này thật tự nhiên. Và bạn chẳng e ngại bất cứ điều gì. Bạn đang đương đầu với những ý kiến phản đối. Tiếp tục đi. Rồi tất cả những nhà phân phối tương lai của bạn cũng sẽ bắt đầu những bài giảng như hôm nay, và vòng quay cứ tiếp tục như thế. Bạn trong tương lai sẽ là bậc thầy của các bậc thầy. Mục đích của chúng ta là giúp nhau thành đạt. Bạn phải giúp họ làm những điều tương tự như thế.. CHẲNG ĐIỀU GÌ LÀ KHÔNG CÓ THỂ!
3. Bạn đã biết việc phải làm trước khi đi ngủ ngoài việc bạn làm năm ngày trước đây rồi phải không. Chúc bạn ngày mai hạnh phúc và mọi ngày đều như thế !
Trong trường hợp bạn không thành công nghĩa là bạn không bắt đầu công việc này hoặc là bạn từ bỏ công việc sau một tuần. Trong những trường hợp khác bạn sẽ đạt được MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI của mình. Đừng e ngại những bước chân khởi đầu !
BÀI THỨ NĂM
DOANH NGHIỆP ĐỀ CAO BẢN LĨNH CÁ NHÂN
CHÌA KHOÁ THÀNH CÔNG CỦA KDTM
(Huấn luyện đặc biệt của EDUARD KHLOPOV - chuyên gia KDTM)
Kinh doanh theo mạng là doanh nghiệp của bản lĩnh cá nhân, doanh nghiệp của quan hệ con người với con người. Người ta chỉ tôn trọng và đi theo những người mạnh, những người biết tự trọng, những người biết đề cao bản lĩnh cá nhân. Sau đây là 71 yêu cầu, 71 kỹ năng tối thiểu cần đào tạo (cho bản thân cũng như cho các nhà phân phối - distributor của mình) nhìn qua lăng kính đề cao bản lĩnh cá nhân nếu Bạn muốn thành công.
1. ĐỀ CAO BẢN LĨNH CÁ NHÂN (ÐCBLCN) là không được chấp nhận, không được quen với tất cả những cái thấp, cái kém. Phải biến đổi nó cho phù hợp với mình hoặc nếu không thì tránh xa ra.
2. ÐCBLCN tức là phải luôn đóng vai trò chủ đạo trong ước mơ của mình. Không chỉ dừng ở mong muốn mà luôn phải có ước mơ.
3. ÐCBLCN không phải là sống theo kiểu khổ hạnh, mà là phải sống một cuộc sống xứng đáng đồng thời giúp đỡ cho mọi người. Sống chỉ vì mình là ích kỷ. Sống chỉ vì người khác là theo chủ nghĩa khắc khổ.
4. ÐCBLCN tức là phải hiểu rằng chỉ khi ta tự giúp được mình thì ta mới có khả năng giúp được người khác.
5. ĐCBLCN là chỉ chấp nhận các suy nghĩ tích cực, không chấp nhận bất cứ suy nghĩ tiêu cực nào.
6. ÐCBLCN nghĩa là Bạn phải là người đầu tiên nói từ không cho những người còn hoài nghi lời nói của Bạn hoặc hoài nghi chính bản thân Bạn chứ không phải họ sẽ nói từ đó. Khi tiến hành gặp gỡ hay khi giới thiệu doanh nghiệp hãy nói từ không 30 giây trước khi người ta kịp nói từ đó rồi Bạn sẽ thấy Bạn mạnh như thế nào.
7. ÐCBLCN tức là phải làm doanh nghiệp trong ngành kinh doanh có tương lai to lớn : ngành Kinh doanh theo mạng, nơi cho ta tự do nhiều nhất, kể cả tự do về tài chính.
8. ÐCBLCN tức là không chỉ làm việc trong ngành doanh nghiệp có tương lai nhất mà còn phải làm việc trong Công ty mạnh nhất. Tahitian Noni International hiện là công ty trả thưởng cao nhất thế giới.
9. ÐCBLCN tức là chỉ làm việc với những người mà cùng với họ Bạn có thể nhanh chóng đạt tới ước mơ của mình. Bạn cần đặt ra câu hỏi : Mình có thể cùng người này thực hiện mục tiêu và ước mơ mình đặt ra trong thời gian sớm nhất không? Nếu không thì Bạn nên tách khỏi người đó và đừng mất thời gian với họ.
10. ÐCBLCN tức là đừng có thuyết phục người khác. Doanh nghiệp của chúng ta là giới thiệu một cơ hội tuyệt diệu cho người hiểu và cần nó chứ không phải là lôi kéo, thuyết phục ai. Thuyết phục họ tức là Bạn đã không tự tôn trọng mình. Người bị thuyết phục khi gặp bất cứ khó khăn nào cũng dễ bị dao động ngay, và trong thâm tâm họ sẽ không tôn trọng bạn.
11. ÐCBLCN tức là Bạn chỉ cho phép mình làm việc với những Distributor nghe Bạn, tin tưởng Bạn và tôn trọng Bạn.
12. ÐCBLCN tức là phải làm việc tương ứng với chiến lược của Công ty, làm việc ở nơi doanh nghiệp của ta có điều kiện phát triển. Phải tận dụng sức mạnh của dòng chảy, đừng bơi ngược dòng vì thế là Bạn phải bỏ rất nhiều công sức mà lại thu được ít kết quả.
13. ÐCBLCN tức là đừng làm các việc mang tính chất hồi sức, chữa chạy cho các Distributor chán nản, lười biếng, những người làm việc nửa vời, vì thế tức là Bạn tự đào mộ chôn mình.
14. ÐCBLCN tức là phải tin tưởng tuyệt đối vào bản thân mình, rằng Bạn có thể, Bạn có khả năng, phải gạt bỏ tất cả mọi loại rào chắn trên đường đi của Bạn. Niềm tin không lay chuyển vào bản thân, vào doanh nghiệp, vào Công ty, vào sản phẩm sẽ đưa bạn vượt qua hết mọi khó khăn để đạt đến ước mơ của mình.
15. ÐCBLCN tức là phải có mục đích (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn), tức là Bạn phải biết Bạn đang đi về đâu. Ðiều đó có nghĩa là Bạn tự thấy mình sẽ đạt được điều đó.
16. ÐCBLCN tức là phải cho mình quyền phạm sai lầm, không sợ mắc sai lầm. Chính các sai lầm là vệ tinh dẫn đường cho Bạn.
17. ÐCBLCN tức là phải hành động, phải là người làm việc mới có thể đạt được những kết quả to lớn.
18. ÐCBLCN tức là chỉ giao tiếp với những người kính trọng Bạn và ủng hộ Bạn.
19. ÐCBLCN tức là phải quan hệ, giao tiếp với những người thành đạt.
20. ÐCBLCN tức là luôn phải có vẻ ngoài đẹp và đàng hoàng, kể cả những lúc không ai nhìn thấy bạn.
21. ÐCBLCN tức là phải biết đầu tư vào bản thân: thời gian, tiền, sức lực, đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tham dự các lớp học và các hoạt động của Công ty.
22. ÐCBLCN tức là phải đến, có mặt và làm việc đúng giờ.
23. ÐCBLCN tức là phải đồng ý, tỏ ra xứng đáng khi mọi người khen & công nhận Bạn.
24. ÐCBLCN tức là phải quan tâm đầy đủ đến sức khỏe của mình, thiếu sức khỏe thì không có gì còn ý nghĩa nữa.
25. ÐCBLCN tức là khi phải lựa chọn giữa cái trung bình và cái tốt thì bao giờ Bạn cũng chọn cái tốt.
26. ÐCBLCN tức là phải tự mình chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, về doanh nghiệp của mình, chứ không phải là để cho người khác lãnh trách nhiệm hộ.
27. ÐCBLCN tức là phải quyết định trở thành thủ lĩnh và có cách nhìn của thủ lĩnh trong mọi vấn đề. Thủ lĩnh đó không phải là tiền, không phải là doanh nghiệp, mà là quan hệ và thái độ ứng xử mọi nơi mọi lúc, là lòng tự trọng.
28. ÐCBLCN tức là khi không hài lòng thì phải nói ngay, nói thẳng và nói một cách lịch sự, đừng nghĩ trong lòng, đừng biến mình thành nạn nhân của sự không hài lòng.
29. ÐCBLCN tức là không chấp nhận các ý kiến phản đối khi gặp gỡ . Nếu có các câu hỏi đặt ra thì trả lời, còn với các ý kiến phản đối thì không cần thiết tiếp tục và cần chấm dứt cuộc gặp ngay. Không được cho phép người ta phản đối doanh nghiệp của chúng ta.
30. ÐCBLCN tức là khi bán hàng Bạn luôn luôn phải là người chiến thắng chứ không phải người khác, chỉ có họ đã bỏ lỡ cơ hội chứ không phải là Bạn. (Nếu người ta nói : đắt quá - thì Bạn có thể trả lời : Ðúng vậy, tôi cũng thấy như thế, riêng đối với anh thì đúng là đắt thật và chấm dứt giao tiếp ngay. Trong câu trả lời của bạn thể hiện rõ thái độ tự hào của bạn đối với chính bản thân mình, đối với sản phẩm, và những lời của bạn sẽ đến được với người ta, bạn sẽ thấy họ phản ứng như thế nào).
31. ÐCBLCN tức là khi mời người đừng để cho người ta coi thường mình. Khi người ta hoài nghi Bạn có thể nói Xin lỗi là tôi đã gọi điện cho anh về vấn đề này. Tôi đã nhầm khi định giới thiệu cho anh khả năng kiếm tiền lớn hoặc Tôi thấy là anh không hợp với doanh nghiệp này. Hãy chủ động nói không trước họ.
32. ÐCBLCN tức là không làm hộ mọi người phần việc họ phải tự làm khi đã là Distributor. Cần phải thoả thuận đầy đủ về trách nhiệm của mỗi bên.
33. ÐCBLCN tức là khi thấy người thành công lớn trong doanh nghiệp thì phải tự đặt mình vào vị trí của người ta để so sánh. Kinh doanh theo mạng - đó là tốc độ thiết lập quan hệ giữa người với người.
34. ÐCBLCN tức là phải tránh xa những người chỉ biết phê phán người khác, kéo chăn về phía mình.
35. ÐCBLCN tức là luôn làm việc có đồng đội, vì chỉ khi làm việc với đồng đội chúng ta mới trưởng thành nhanh.
36. ÐCBLCN tức là Bạn phải luôn luôn hiểu rõ quy luật gieo gì gặt nấy: hôm nay Bạn là cái mà Bạn đã suy nghĩ và hành động ngày hôm qua.
37. ÐCBLCN tức là không chấp nhận mọi sự bào chữa của bản thân mình cũng như của người khác. Bào chữa và biện bạch chỉ làm mất thêm thời gian.
38. ÐCBLCN tức là tôn trọng quan hệ với người khác, nhận biết, công nhận cái mạnh đồng thời không đi sâu vào cái yếu của người khác.
39. ÐCBLCN tức là không cho Distributor vay tiền cũng vay sản phẩm. Distributor được mua chuộc sẽ không bao giờ làm việc cả.
40. ÐCBLCN tức là phải biết tha thứ. Tha thứ một người không có nghĩa là rồi sau đó sẽ phải làm việc với anh ta mà tha thứ rồi sau đó chia tay.
41. ÐCBLCN tức là phải kính trọng sponsor. Có thể sau khi ký Bạn rồi sponsor không làm việc, nhưng Bạn phải luôn kính trọng vì đó là người đã đưa Bạn vào doanh nghiệp này, để Bạn có thể trở thành triệu phú. Bạn phải biết cách đề cao, quảng cáo, bán tiểu sử sponsor của mình.
42. ÐCBLCN tức là đạt bằng được mục đích đã đề ra, là trở thành người chiến thắng.
43. ÐCBLCN tức là phải dành 100% cho doanh nghiệp và miệt mài đánh đúng vào một điểm. Nếu Bạn dành chưa đủ 100% tức là Bạn còn chưa tự tin là mình có khả năng làm được điều mình mong muốn.
44. ÐCBLCN tức là phải đạt các danh hiệu.
45. Không làm việc với những Distributor không tỏ ra kính trọng Bạn và không quảng cáo, bán bạn với giá cao nhất. Khi gặp gỡ nếu Distributor của Bạn không giới thiệu Bạn một cách tương xứng thì dừng ngay, không gặp gỡ nữa, thậm chí nếu họ đã là thủ lĩnh cũng vậy.
46. ÐCBLCN tức là phải đưa mức thu nhập của mình ngang với ước mơ chứ không phải hạ ước mơ xuống tới mức thu nhập hiện tại.
47. ÐCBLCN tức là lúc nào cũng phải đi trong đội hình mạnh nhất, trong hàng ngũ của những người đầu tiên.
48. ÐCBLCN tức là không được bắt chước mọi người, không so sánh mình với người khác. Mình phải đặc biệt là mình với bản tính riêng của mình.
49. ÐCBLCN tức là phải có mặt tại những buổi huấn luyện đặc biệt, trong hàng ngũ những người đi đầu, có mặt trong hoạt động thực tế.
50. ÐCBLCN tức là phải biết nghỉ ngơi, biết thưởng thức chứ không phải lúc nào cũng chỉ biết có làm việc. Phải dành một thời gian nhất định cho riêng mình.
51. ÐCBLCN tức là phải có kế hoạch và không để lãng phí thời giờ.
52. Thủ lĩnh là thái độ tôn trọng bản thân mình và thời gian của mình.
53. ÐCBLCN tức là đừng giải thích doanh nghiệp cho những người không chú ý nghe mình. Khi tiến hành cuộc gặp nếu thấy người ta mất tập trung tư tưởng (mặc dù ngồi nghe im lặng) thì cần nói ngay Tôi thấy rằng anh không quan tâm đến vấn đề này và dừng cuộc gặp ngay.
54. ÐCBLCN tức là làm việc với Distributor mức 2 chỉ khi có mặt Distributor mức 1 (sponsor của anh ta), làm việc với Distributor mức thấp hơn nữa chỉ khi có mặt tất cả các Distributor là sponsor của anh ta. Nếu làm khác đi tức là Bạn tự phá hỏng tất cả các quan hệ.
55. ÐCBLCN tức là phải biết đầu tư mình vào những việc quan trọng. Nếu đầu tư mình vào những việc nhỏ và khẩn cấp tức là Bạn tự làm thấp mình đi.
56. ÐCBLCN tức là đừng dành hết thời gian để đào tạo tất cả người của mình theo tất cả các đề tài (vì như vậy thì thời gian cả đời cũng không đủ). Ban đầu chỉ đào tạo cơ sở, sau đó phải đưa họ vào Hệ thống để Hệ thống đào tạo họ (các sự kiện, các lớp học v.v.)
57. ÐCBLCN tức là sau các sự kiện lớn không được kể lại cho những người không tham dự. Ai không tham dự sự kiện lớn tức là người hoặc không đạt tiêu chuẩn đi dự hoặc coi thường sự kiện, và đằng nào cũng không xứng đáng được biết nội dung của các sự kiện đó.
58. ÐCBLCN tức là khi làm việc với một thành phố thì cũng cần phải thỉnh thoảng rời nó. Bạn chỉ đến khi đưa ra những điều kiện khích lệ nhất định
(Ví dụ: Tôi chỉ đến khi Bạn đạt Supervisor hoặc Assistant Manager).
59. ÐCBLCN tức là Bạn phải đưa ra cho các Distributor các điều kiện mà họ phải tuân theo để làm việc, chứ không phải họ đưa các điều kiện ra cho Bạn.
60. ÐCBLCN tức là không để quan hệ kiểu suồng sã. Phải có một ranh giới nhất định.
61. ÐCBLCN tức là phải tiến hành các cuộc gặp lần đầu một cách ngắn gọn. Không phải lúc nào ta cũng sẵn thời gian cho mọi người được. Mỗi buổi gặp không được kéo dài quá 35-40 phút và Bạn luôn phải là người chủ động kết thúc cuộc gặp.
62. ÐCBLCN tức là không làm việc với những người kéo Bạn xuống bằng những lời than phiền. Dành chủ yếu thời gian để giúp những người có mạng lưới phát triển tốt.
63. ÐCBLCN tức là chúng ta là chủ doanh nghiệp của ta, là người tạo ra công việc. Sau khi gặp gỡ không bao giờ được gọi điện trước cho người ta. Nếu Bạn gọi điện trước thì Bạn là người thua cuộc.
64. ÐCBLCN tức là không đưa ra cái gì khi người ta không yêu cầu.
65. ÐCBLCN tức là không tham dự vào bất kỳ các đụng độ nào giữa các Distributor.
66. ÐCBLCN tức là không bao giờ cho phép ai được cao giọng với mình.
67. ÐCBLCN tức là không chạy theo mọi người, không gặp gỡ trên lãnh thổ của người ta, chỉ gặp trên lãnh thổ trung gian hoặc là trên lãnh thổ của Bạn.
68. ÐCBLCN tức là khi người ta nói người ta có ít thời gian (ít hơn số thời gian cần thiết để giới thiệu) thì tốt nhất là hoãn buổi giới thiệu. Bạn có thể nói : Tôi làm việc theo kiểu chuyên nghiệp, đây không phải là dạng doanh nghiệp mà có thể nói dăm ba câu điều được. Ta hãy gác lại khi nào có đủ thời gian thích hợp. Không được để cho khách làm chủ tình hình.
69. ÐCBLCN tức là không bao giờ được bán sản phẩm hoặc giới thiệu doanh nghiệp ở giữa đường. Gặp nhau giữa đường chỉ có ý nghĩa để hẹn gặp. Nên nói chuyện trong tiệm cà-phê, có bàn ghế đàng hoàng.
70. ÐCBLCN tức là không bao giờ để mình rơi vào vị trí nạn nhân, phải biến hoàn cảnh thành có lợi cho mình. Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải giữ vững vị trí thủ lĩnh của mình.
71. Hẹn gặp gỡ nhưng khách đến muộn. đề cao bản lĩnh cá nhân tức là cần nghe giải thích nguyên nhân tại sao muộn, song không làm việc tiếp mà phải chuyển cuộc hẹn sang lúc khác.
Tất cả mọi thành công là xuất phát từ bên trong ta.
Thành công của KDTM phụ thuộc vào tốc độ xây dựng quan hệ với mọi người.
10 CÂU HỎI LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN
1. Bạn có thật sự muốn trở thành một người thành đạt không?
Một người thành đạt cần có:
- ý thức tự giác kỷ luật rất cao và đầu tư cá nhân lớn.
- Phải tốn rất nhiều thời gian để suy tư một mình. Ngay cả khi phải làm việc trong môi trường ồn ào thì họ tìm thấy sự tĩnh mịch trong suy tư bằng cách gạt bỏ tất cả những gì làm rối trí xung quanh.
- Ðặt mình vào trong những hoàn cảnh mới (Ðối với một số người thì việc dời đến nơi ở, vùng đất, công việc mới là điều kinh khủng nhưng đối với người thành đạt thì không. Họ sẵn sàng chịu mạo hiểm).
- Thường chịu sự phản bác của bạn bè (Nếu có dịp đọc tiểu sử của những người thành đạt Bạn sẽ thấy hầu hết họ đều bị hiểu sai, thường thì những người thân cận họ nhất cũng không thể ngờ tới tương lai của họ sau này).
2. Trong Bạn có sự thôi thúc vươn lên mãnh liệt nào không?
Thôi thúc sáng tạo, hành động vươn lên học hỏi kinh nghiệm mới cũng giống như một chiếc lò xo bị dồn nén bên trong những người thành đạt, sẵn sàng bật lên bất cứ lúc nào.
3. Ðiều gì là quan trọng hơn cả đối với Bạn?
Ðiều quan trọng đối với những người thành đạt không phải là Bạn đã làm những gì? mà Bạn là người như thế nào?. Tiêu chuẩn thực để đánh giá một người chính là những gì mà con người đó coi trọng. Bạn có quý trọng những phẩm chất của cuộc sống để trở thành người thành đạt lòng tự trọng, lòng tự hào về những thành quả đạt được, hay có cách nhìn tích cực về cuộc sống? Ðường đi của những người thành đạt luôn gập gềnh, trong những lúc khó khăn ấy, Bạn cần nhiều thứ hơn là chỉ những động cơ thúc đẩy cụ thể giúp Bạn tiếp tục bước đi.
4. Bạn sẵn sàng đầu tư những gì?
Sự thành đạt đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian, nổ lực, gắn bó với công việc. Phải sẵn sàng đầu tư bất cứ cái gì sự thành đạt đòi hỏi.
5. Khả năng sẵn sàng chịu đựng của Bạn là bao nhiêu?
Khó khăn thường đổ lên đầu những người có chí hướng. Những người thành đạt phải biết chịu đựng bất cứ khó khăn gì gặp phải và biến chúng thành cơ hội. (ở đời, lúc gặp chông gai, chỉ có kẻ yếu đuối mới kêu la, còn người thành đạt thì vươn lên và tiếp tục tiến bước trên con đường đó).
6. Bạn sẵn sàng từ bỏ những gì?
Phải luôn sẵn sàng từ bỏ sự vui thích tạm thời, những cám dỗ để vươn đến những mục đích lâu dài và bền vững cho bản thân cũng như gia đình
7. Bạn sẵn sàng gánh vác bao nhiêu trách nhiệm?
Người thành đạt không mất thời gian than phiền, phàn nàn về những công việc có ít thời gian nghỉ phép, hưởng phúc lợi ít và lương thấp. Họ chỉ tập trung để làm sao có thể thực hiện được một công việc hoàn mỹ hơn cho công ty của họ hay thậm chí là làm sao có thể bắt đầu tốt công việc kinh doanh của riêng họ và đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn. Sự thành đạt và trách nhiệm cao luôn đi đôi với nhau như hình với bóng.
8. Bạn có sẵn sàng bắt đầu với những gì Bạn đang có không?
Có câu châm ngôn phương đông: Một chuyến đi vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Giấc mộng thành đạt cao có thể thành sự thực chỉ khi nào Bạn hăng hái bắt đầu từ những bước nhỏ đầu tiên. Hãy bắt đầu làm những việc mà Bạn có thể làm được để vươn đến những việc mà Bạn chưa thể làm ngay bây giờ.
9. Bạn có muốn nghĩ đến chính bản thân không?
Một trong những ngộ nhận lớn nhất ngăn cản sự thành đạt là ý tưởng càng làm việc chăm chỉ thì Bạn sẽ càng thành đạt. Song thực tế còn có những yếu tố khác không kém quan trọng là phải đạt sự quân bình giữa suy nghĩ và hành động. Nếu Bạn biết lo nghĩ cho chính bản thân Bạn hơn là nhờ người khác lo giùm thì Bạn có thể sẽ thành người thành đạt.
10. Bạn có bằng lòng với những thành tựu kém hơn tiềm năng thực sự của mình không?
Nhiều người đã từng thành đạt, nay lại thất bại là do không muốn vươn cao hơn những gì đã đạt được. Họ đã trở thành người giữ của.
Người sớm thành đạt nhưng lại bo bo giữ lấy những thành tựu ấy trong những năm còn lại của cuộc đời thì xem như họ đã thất bại.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro