kinh van
Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, có tám vạn bốn nghìn pháp môn trong Phật Gia. Trong đó có bao gồm các đường lối tu luyện tại các tầng thứ khác nhau? Thế còn về các không gian khác ....
Sư Phụ: "Có tám vạn bốn nghìn Pháp môn tu luyện trong Phật Pháp" là điều Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng xuất lai. Phật Thích Ca đã tiết lộ những gì mà ngài có thể giảng cho con người. Chư vị đều biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni chưa phải là Đấng Tối Cao của vũ trụ. Vì thế, ngài cũng không biết về những điều rộng lớn hơn của vũ trụ vĩ đại hơn và tối thượng. Do đó, nói cách khác, trong khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong cảnh giới của mình rằng. "Có tám vạn bốn nghìn Pháp môn", đó là điều chỉ nên tiết lộ cho con người, và nó là không sai. Con người không hề có chút manh mối nào nếu bảo với họ rằng có mười vạn đường lối tu luyện, nên con số đó được dùng.
Dựa trên những gì tôi thấy, tám vạn bốn nghìn Pháp môn tu luyện được Phật Thích Ca Mâu Ni đề cập tới hoá ra là kết giao với chúng sinh trong Tam Giới. Trong khi đó, các hệ thống trong các không gian khác, chưa bao giờ được tiết lộ cho con người. Con người không được biết đến chúng. Cũng như, trong vũ trụ nơi mà có hoàn cảnh giống như địa cầu này thì không phải chỉ có một. Nhưng không nơi nào trong số những nơi đó là trung tâm của vũ trụ.
Câu hỏi: Trước đây không lâu, tại điểm tập luyện của chúng con tổ chức một số hoạt động hồng Pháp và các đệ tử đã dành khá nhiều thời gian vào việc này. Nhưng dường như các hoạt động này mang lại hiệu quả rất ít.
Sư Phụ: Liên quan đến hiệu quả của việc hồng Pháp, chư vị hãy làm hết khả năng của mình. Thế lực cũ ... cái thế lực cũ mà tôi đang nói đến không phải là ma quỷ thực sự, mà là những sinh mệnh bại hoại tại các tầng thứ khác nhau, và chúng bao gồm cả những sinh mệnh chính diện lẫn tà diện. Chúng đều nghĩ rằng chúng đang giúp đỡ tôi. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của chúng đã thực sự trở thành một chướng ngại mà Tôi phải đối mặt. Tiến trình hồng Pháp của chúng ta đã bị cản trở là vì sự tồn tại của yếu tố chống đối này; rất khó cho các học viên mới đắc được Pháp, và thế lực cũ đã khiến cho một số người không quan tâm đến Đại Pháp, thậm chí sau khi họ đã đắc được Pháp, và kết quả là những người đó từ bỏ tu luyện. Những vấn đề này đang trong tiến trình được giải quyết; mọi người đừng lo lắng về những thử thách như vậy. Hãy làm bất cứ điều gì mà chư vị dự định. Tất cả những vấn đề này đang trong tiến trình được giải quyết.
Câu hỏi: Sư Phụ giảng rằng việc hồng Pháp không có gì liên quan đến Viên Mãn. Tuy nhiên, việc hồng Pháp là linh thiêng nhất, có thể thực sự cứu độ các sinh mệnh mà chưa đắc được Pháp. Vì thế, thiếu nhiệt tình về việc hồng Pháp có phải là vấn đề mà một đệ tử cần phải đột phá không thưa Sư Phụ?
Sư Phụ: Việc hồng Pháp và Viên Mãn là hai khái niệm khác nhau không có liên quan trực tiếp. Viên Mãn là nói về đạt cảnh giới Viên Mãn qua tiến trình tu luyện trong thống khổ và hoàn tất con đường tu luyện. Tuy nhiên, hồng Pháp là điều mà chư vị, người với lòng bao dung vô lượng, làm trong khi tu luyện bản thân, và đó là những gì mà chư vị nên làm trong suốt tiến trình đề cao bản thân. Tuy nhiên những gì chư vị đã làm trong việc hồng Pháp không được tính riêng như là phúc báo nơi người thường, bởi vì chư vị không muốn trở thành người thường trong đời sau. Chư vị muốn đạt Viên Mãn. Vì thế mà liên quan đến từ bi và cứu độ chúng sinh trong việc tu luyện bản thân, và chúng ta biến nó thành một phần uy đức mà đã thiết lập trong khi chư vị tu luyện.
Câu hỏi: Thưa tính thích làm đẹp của một phụ nữ là bản chất tự nhiên hay là một chấp chước?
Sư Phụ: Hiện tại, tôi không nghĩ là chúng ta có thể nói rằng cô ta có chấp chước nếu cô ta cố gắng làm đẹp. Có người nói rằng đó là bản chất tự nhiên của phụ nữ. Thật ra tôi cho rằng phụ nữ nên chú ý đến điều này. Luộm thuộm thì ai nhìn cũng thấy không đẹp, tuy nhiên nếu quá diêm dúa thì lại phản tác dụng. Không phải chỉ có tôi nói rằng không tốt - mà người thường nhìn cũng thấy không đẹp. Con người cần chú ý đến chuyện ăn mặc. Trên thiên giới, các vị Thần, Phật, Bồ Tát đều vĩ đại, thiêng liêng và mỹ lệ tuyệt vời. Các vị ấy đều có lớp da tổ hợp từ các hạt tử cực kỳ vi quan. Chư vị có thể tưởng tượng làn da của họ đẹp và mịn màng thế nào rồi. Khi đạt đến mức đó thì không cần chú ý đến việc trang điểm nữa.
Câu hỏi: Trong Chuyển Pháp Luân Sư Phụ có giảng: "khi vượt qua tiến trình sinh mệnh thiên định ban đầu, thì sinh mệnh được kéo dài thêm kia, hoàn toàn chỉ để cho chư vị dùng để tu luyện; chư vị suy nghĩ chỉ chệch đi chút xíu, là sinh mệnh gặp nguy hiểm ngay." Mong Sư Phụ hãy giảng cụ thể hơn về điều này. Đệ tử đã tu luyện hơn ba năm. Đủ các loại bệnh tật trong người con đã khỏi hoàn toàn. Con cũng không cần dùng các loại thuốc mà đã đeo bám con hàng chục năm nay. Mặc dù đã trên sáu mươi tuổi, nhưng thân thể con hiện giờ khoẻ hơn nhiều so với lúc khoảng bốn mươi tuổi. Con muốn làm một số công tác phù hợp với khả năng của mình ngoài việc tu luyện thưa có được không?
Sư Phụ: Đương nhiên là chư vị có thể làm, miễn là việc đó không ảnh hưởng đến việc học Pháp và luyện công. Đoạn "vượt qua tiến trình sinh mệnh thiên định," là đề cập đến tình huống trong đó một cá nhân chỉ còn được sống mấy chục năm trong đời này. Khi người này đến tuổi thì sẽ phải ra đi. Nhưng khi họ sắp sửa đến giai đoạn cuối của "tiến trình sinh mệnh thiên định," họ mới bắt đầu tu luyện, và tu luyện rất chăm chỉ và tinh tấn, và thấy ngay rằng cá nhân này đúng là một khối nguyên liệu tốt. Không kể họ bao nhiêu tuổi - tôi không quan tâm đến tuổi tác. Như chư vị đều biết, Trương Tam Phong đến bảy mươi tuổi mới đắc Đạo, và ông đã sống đến 130 tuổi. Ông chính thức tu luyện khi đã trên 70 tuổi. Đó là nói rằng, tu luyện không có liên quan đến tuổi tác. Nó phụ thuộc vào chư vị có thể tinh tấn hay không. Nếu chư vị thực sự có thể vứt bỏ sinh tử và nghĩ, "Tuổi tác ư? Thì sao. Tại sao tôi phải nghĩ về những thứ như vậy? Tôi đã đắc được Pháp rồi, thế thì tôi sẽ tiếp tục tu luyện," (vỗ tay) Khi chư vị thật sự xem mình như một người tu, thay vì là một người thường, thì sinh mệnh của chư vị sẽ được liên tục tu luyện và liên tục được kéo dài. Sinh mệnh chư vị sẽ liên tục được tăng lên, cho phép chư vị đủ thời gian để tu luyện. Còn có những vị không tinh tấn đến mức độ mà họ không đạt Viên Mãn được trong đời này. Thế nên điều này không thể kéo dài thêm nữa. Khi thọ mạng đến, thì họ phải tuân theo số mạng thôi. Mặt khác, không những chỉ là họ không tu thành trong đời này, mà những gì trong đời sau của họ cũng bị gián đoạn. Thế thì, làm gì được đây? Chúng tôi phải cho họ ra đi. Nó sẽ là như thế. Thế nên, những người già loanh quanh chìm nổi trong nhân thế hàng chục năm cần hiểu rõ hơn - tất cả những gì xảy đến đều là chấp trước và truy cầu mà họ có trong đời. Chư vị cần phải minh bạch về điều đó rồi chứ. Nên, còn gì mà chư vị chưa buông bỏ được đây? Nói thì dễ, nhưng khó làm.
Câu hỏi: Qua các sự việc xảy ra tại Bắc Kinh và Thiên Tân, con thấy hứng khởi và thăng tiến rất nhiều. Thậm chí đối với người tu luyện, cũng khó mà chiếu theo Chân Thiện Nhẫn trong giờ phút then chốt này, thế mà họ cũng đạt được Chân. Họ đến đó để nói lời chân thật hoàn toàn với thiện ý, và họ không làm bất cứ việc gì mà không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện. Họ luôn giữ được tâm bình khí hoà. Mong Sư Phụ yên lòng, các đệ tử chân tu chân chính tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sẽ không phụ lòng Sư Phụ. Điều con nói thưa đúng có không?
Sư Phụ: Chư vị nói đúng. Tôi cũng đã nhìn thấy thực tế như vậy. Nên tôi viết trong bài "Một vài cảm tưởng của tôi" rằng "mỗi người đều có ý chí của mình." Cả một đời này của tôi, tôi chỉ làm duy nhất một việc này - vốn là có trách nhiệm cho sự Viên Mãn của người của tôi, người mà có thể tu luyện. Khi tôi nhìn thấy các học viên của tôi lần lượt vượt qua các khảo nghiệm to lớn mà đạt viên mãn, chư vị có biết tôi cảm thấy thế nào không? (Vỗ tay nhiệt liệt) Suất sắc, quả thật là suất sắc. Họ xứng đáng trở thành các vị thần vĩ đại! Tôi nhớ ông Nostradamus có lẽ đã nói rằng, đến một thời gian đặc định, Thần và người đều tồn tại cùng lúc. Không kể là ông ta nói gì, thực sự, tôi nghĩ rằng không thể xem chư vị như người thường hiện nay nữa. Chư vị buông bỏ được những thứ mà người thường không thể. Chư vị chịu đựng những điều người thường không thể. Ôi!, đó là tại sao mà người thường không hiểu chúng ta. Tuy nhiên chúng ta phải cố gắng hết sức để giúp mọi người hiểu được. (Sư Phụ cười)
Câu hỏi: Mối quan hệ giữa Đại Pháp nghiêm túc và Đại Pháp viên dung, chúng con phải làm sao cho đúng ?
Sư Phụ: Đại Pháp là nghiêm túc. Nếu một cá nhân muốn tu luyện đạt Viên Mãn mà không nghiêm túc có được không? Đại Pháp nếu chỉ lệch một chút, thì người tu không đạt viên mãn được. Liệu các tà pháp kia có thể cho phép người tu thành các vị Thần vĩ đại được không? Tuyệt đối không thể được. Đó là tại sao Pháp là nghiêm túc. Mỗi đệ tử Đại Pháp phải đủ tiêu chuẩn của mỗi cảnh giới mà họ tu đạt đến. Điều này là nghiêm túc. Cái gì cần tống khứ trong tiến trình tu luyện thì phải bị tống khứ. Không còn cách nào khác. Đại Pháp có thể độ nhân và có thể tạo ra mọi thứ trong vũ trụ. Nó có Pháp lý cho các tầng thứ khác nhau. Pháp lý tại mỗi một tầng thứ là kết nối với chỉnh thể Pháp, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, và từ vi quan đến hoành quan (vi mô đến vĩ mô); tất cả đều được nối liền với nhau. Trong mỗi tầng thứ các nguyên lý này cũng độc lập kết nối với nhau. Cho nên dù là giảng từ góc độ nào, thì Pháp này đều viên dung, đều giảng rõ được và không phá hủy được, dựa trên các nguyên lý đều hoàn toàn diễn giải được tất cả. Bởi vì Pháp tạo ra vũ trụ, đương nhiên Pháp có thể biểu hiện Chân lý khắp mọi nơi và quyền năng tuyệt đối. Pháp có thể biến xấu thành tốt, có thể cứu mọi thứ và cứu độ tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Chẳng phải thành-trụ-hoại-diệt tồn tại trong quá khứ hay sao? Đại Pháp có thể đổi hướng những thứ mà đang trong giai đoạn "hoại" biến thành mới và tốt trở lại. Đại Pháp có tất cả tác dụng, có quyền năng tuyệt đối. Cho nên Đại Pháp này là tuyệt đối viên dung và không phá được. (Vỗ tay).
Câu hỏi: Chúng con may mắn được biết Đại Pháp sau [buổi tập trung] ngày 25 tháng 4 nghe qua những người mà bức hại Đại Pháp bàn về Đại Pháp. Chỉ sau hai tháng, chúng con cảm nhận được sự âu sắc và vĩ đại của Đại Pháp.
Sư Phụ: Người xấu nghe điều xấu, và người tốt nghe điều tốt! Khi những kẻ tà ác lăng mạ Đại Pháp, rốt cuộc thì họ cùng phải nói đến ba chữ "Pháp Luân Công". Học viên này của chúng ta liền khi đó nhìn thấy "Pháp Luân Công" và nhìn thấy Pháp Luân Công tốt. (Vỗ tay) Con người không phá hoại Phật Pháp được. Mỗi lần tà ác lợi dụng kẻ xấu để phá hoại chúng ta, thật ra họ đang hồng dương chúng ta! (Vỗ tay nhiệt liệt) Tuy nhiên những người đó làm những điều xấu ác đó với dụng tâm xấu xa. Khẳng định là thế. Và đó là chỗ xác định vị trí sinh mệnh của họ.
Câu hỏi: Thưa làm thế nào con có thể kiên định nâng cao nhận thức về Đại Pháp?
Sư Phụ: Những điều tôi giảng cho chư vị là Pháp lý, và nguyên nhân mà các học viên bắt đầu đến học là vì họ nhận thấy Pháp lý này tốt. Dần dần, họ nhận ra rằng Pháp lý này không những chỉ là dạy con người làm người tốt, mà còn là một quyển sách tu luyện, một quyển sách Phật Pháp - là thiên Pháp, là Đại Pháp của vũ trụ. Họ dần dần nhận thức ra được điều này. (Vỗ tay) Do đó, tôi nghĩ rằng tốt hơn hết chư vị nên tiếp tục tu luyện mà không truy cầu bất kỳ mục đích nào. Nếu cả ngày chư vị đều nghĩ về việc đi đến thế giới của chư Phật, sự thật điều đó sẽ phát triển một loại chấp trước. Có câu nói rằng "vô cầu tự đắc." Cứ tu luyện, tất cả sẽ triển hiện xuất lai. Khi nó triển hiện xuất lai, chư vị sẽ cảm thấy, "Ồ, nó đều là tự nhiên." Chư vị cảm thấy tự nhiên là vì cảnh giới của chư vị đã đạt đến đó rồi. Nhân loại là ở cảnh giới của nhân loại, và họ muốn nhìn thấy những gì ở bên trên cảnh giới của họ. Họ đều có ước muốn này. Khi người tu luyện đạt đến cảnh giới đó và nhìn thấy những điều này, họ không cảm thấy kỳ lạ, mà trái lại là tự nhiên.
Câu hỏi: Các đệ tử tại Quảng Châu rất nhớ Sư Phụ, và rất mong được gặp Sư Phụ.
Sư Phụ: Cám ơn các học viên tại Quảng Châu. Hiện nay rất khó nói... (mỉm cười) bởi vì hiện nay thì không được.
Câu hỏi: Các đệ tử Đại Pháp tại điểm tập công đường Đa Luân, Nam Kinh cũng như các đệ tử khác ở Nam Kinh xin gửi lời chào và vấn an đến Sư Phụ đại từ đại bi!
Sư Phụ: Cám ơn tất cả chư vị!
Câu hỏi: Toàn bộ các đệ tử tại Bắc Kinh, Lan Châu, Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ, Nội Mông, Quảng Châu, Thượng Hải và Vũ Hán xin gửi lời chào và vấn an đến Sư Phụ, và mong Sư Phụ hãy yên tâm!
Sư Phụ: Cám ơn tất cả chư vị!
Câu hỏi: Cuộc đời của Khang Hy Đại Đế rất vĩ đại. Thưa đó có phải là một gương mẫu được tạo ra cho các hoàng đế đời sau không?
Sư Phụ: Cuộc đời của Khang Hy Đại Đế hoàn toàn vĩ đại. Câu chuyện về thời thịnh vượng của Khang Hy và Càn Long đã được lưu truyền qua các thế hệ. Tôi sẽ không giảng về các vấn đề của người thường. Khang Hy đúng là một vị hoàng đế vĩ đại.
Câu hỏi: Con đã một lần hỏi Sư Phụ một câu mà làm Sư Phụ rất buồn.
Sư Phụ: Tôi không buồn. Có lẽ là lúc đó tôi đang nghĩ về những điều khác. Vấn đề mà tôi nghĩ đến là khác với điều mà cá nhân chư vị nghĩ. Những gì chư vị nhìn thấy chỉ là hình thức bề mặt. Những tôi nhìn thấy là thể hiện chân thật.
Câu hỏi: Ma sắc xuất hiện trong mộng của con là chồng con. Thưa đó có phải là một thể hiện của yêu ma can nhiễu?
Sư Phụ: Vì chồng của chư vị ở đó [bên cạnh chư vị], nó không thể là chồng chư vị. Cho nên khẳng định là nó đã diễn hoá. Cần cảnh giác.
Câu hỏi: Em gái của con là học sinh học viện Trung Y. Học kỳ tới lớp nó phải học bắt buộc là một môn khí công. Nó muốn hỏi là phải chăng nó không nên học lớp đó?
Sư Phụ: Một học sinh học viện Trung Y... Đúng, các học viện y khoa ở Trung Quốc hiện nay đang bắt đầu công nhận tác dụng trị liệu trực tiếp mà khí công có thể mang lại cho Trung Y. Họ đã bắt đầu học môn này. Tuy nhiên, theo những gì tôi biết, học sinh mà học các môn khí công chân chính thì rất ít. Khi khí công bắt đầu được phổ cập, chỉ có một số ít môn khí công là tương đối tốt. Sau đó, khí công giả dần dần xuất hiện. Công pháp đầu tiên mà tương đối tốt là Thái Cực quyền. Hiện nay một số người đã thay đổi Thái Cực quyền đến độ mà không còn nhận ra nó được nữa. Cái môn đã bị thay đổi này nhất định là có hại. Sau này Dịch Cân Kinh xuất hiện. Thái Cực quyền là thuộc về bên Đạo gia, Dịch Cân Kinh thuộc bên Phật Gia, và trong quá khứ Dịch Cân Kinh đã được các hoà thượng Thiếu Lâm Tự sử dụng trong nội tu. Ngay sau đó là một phương thức tu luyện dân gian: "Ngũ cầm hí" xuất hiện. Các môn này là tương đối tốt đối với mọi người. Cũng có một số các môn khác nữa. Chúng tôi không kể hết các tên ra đây. Hiện nay có các môn phụ thể loạn bậy đủ loại. Nếu mà mang chúng vào trường học cho ngườI ta học, thì thật sự chúng sẽ làm hại học sinh của các trường đó.
Câu hỏi: Khi con lấy tiêu chuẩn của người tu luyện để đo lượng bản thân, con thường sợ rằng Sư Phụ không thừa nhận con là một đệ tử chân tu. Nhưng những người khác lại nghĩ rằng con không tệ đến thế. Gần đây, thậm chí họ còn bảo con làm phụ đạo viên. Con biết rất rõ là con không xứng đáng. Con sợ con sẽ làm hại hình ảnh của Đại Pháp.
Sư Phụ: Dường như chư vị lo sợ quá nhiều. Thật ra, một phụ đạo viên không cần giải quyết nhiều việc, và đó cũng không phải là một chức vụ chính thức gì; nó chỉ có việc đến điểm luyện công và tổ chức cho mọi người tập công và học Pháp. Không có nhiều việc phải lo. Đừng lo lắng đến thế. Mặc dù chư vị cảm thấy mình tu luyện không tốt, nhưng lại là tốt. Đây là nói lên rằng chư vị có thể nhìn thấy thiếu sót của mình ở đâu. Chớ lo lắng khi chư vị nhận ra khuyết điểm và sai lầm. Nếu có, thì chỉ là việc tống khứ chúng đi thôi. Nếu chư vị không có chấp trước và sai lầm thì chư vị không cần tu luyện nữa. Trong tiến trình tu luyện chư vị sẽ có chấp trước của con người, không thể tránh được.
Câu hỏi: Khi con gặp khổ nạn, con biết đó là khảo nghiệm, và con cố gắng hết sức để tâm không động. Nhưng khi con gặp những chuyện vui, con không thể dừng được sự vui mừng.
Sư Phụ: Thì cứ vui thôi. Không sao cả. Dù sao, cảm thấy vui thì tốt hơn là không vượt qua được các khảo nghiệm mà chư vị cho là khó vượt qua. Thật ra, tư tưởng vui mừng của chư vị sẽ tự nhiên biến đi khi cảnh giới của chư vị đề cao. Chư vị không cần cố ý ức chế nó. Tất nhiên, cứ khi chư vị gặp chuyện vui mà lại nhẩy cẫng lên sung sướng thì không được. Tất cả chư vị phải có lý trí và tri thức, do đó tôi không nghĩ là có vấn đề. Tuy nhiên khảo nghiệm qua hình thức thống khổ thì rất khó vượt qua.
Câu hỏi: (1) Thưa giữa các Giác Giả có sự khác biệt về tầng thứ không?
Sư Phụ: Tất nhiên là có. Kể cả các vị Như Lai cũng không cùng một tầng thứ. Như tôi đã giảng, họ là các Pháp Vương; người tu luyện gọi họ chung là "Như Lai". Có các Đại Pháp Vương và các Đại Pháp Vương khác tại tầng thứ còn cao hơn nữa.
Câu hỏi: (2) Thưa, nếu như thế, có phải các sinh mệnh của các Giác Giả thấp hơn là do các Giác Giả cao hơn an bài không?
Sư Phụ: Điều đó thực sự không phải như chư vị nghĩ. Đừng dùng tư tưởng con người mà nghĩ về các vị Thần, chư vị sẽ không bao giờ hiểu được. Đó cũng là bất kính. Sau khi một người tu thành Như Lai, trong phạm vi năng lực của vị đó, mọi thứ đều theo ý của vị đó, và vị đó trở thành toàn năng [vô sở bất năng-không có gì là không thể được]
Câu hỏi: Con là một học viên kỳ đầu tiên. Nếu chúng con đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không đạt được Viên Mãn đến ngày kết thúc tu luyện vì căn cơ bản thân kém cỏi, chúng con vẫn có thể đi theo Sư Phụ phải không, chúng con vẫn có thể tiếp tục đi đến...
Sư Phụ: Chư vị "đã tu luyện hết sức mình, [nhưng chư vị vẫn không thể]"... chư vị thiếu tự tin quá. Nếu chư vị đã cố gắng hết mình và vẫn không đạt được Viên Mãn, thì không đúng. Những từ này là mâu thuẫn với nhau. (Cười) Vấn đề này không tồn tại. Chỉ cần tinh tấn. Chư vị cũng không biết căn cơ của chư vị thế nào. Làm sao chư vị có thể nói là kém cỏi? Nếu chư vị đã cố gắng hết mình, điều chờ đợi chư vị chính là Viên Mãn! (Vỗ tay)
Câu hỏi: Nếu chúng ta xem quả Địa Cầu như một hạt tử, ví dụ một phân tử, thì vật chất cấu thành phân tử này của Địa Cầu là thấp hơn tầng thứ của con người, là vì tầng thứ càng cao thì vật chất cấu thành nên nó càng mịn hơn.
Sư Phụ: Nếu tôi giảng ra mọi thứ về vũ trụ này cho chư vị thì không được. Tuy nhiên tôi đã giảng cho chư vị rằng, càng mịn và càng vi quan thì tầng thứ càng cao. Ngoài ra tôi cũng có giảng cho chư vị rằng Địa Cầu này là ở tầng thứ thấp nhất. Tầng thứ thấp nhất thì nằm giữa các hạt tử lớn và nhỏ. Trên thực tế, tôi đã giảng cho chư vị rằng nó là thấp hơn các hạt tử lớn, và cũng thấp hơn các hạt tử nhỏ. Bởi vì nó ở giữa [tầng] thấp nhất. Chúng tôi cũng có giảng về những thứ lớn hơn. Chúng cũng [ở tầng] cao hơn con người.
Câu hỏi: Con không có máy thu âm để phát nhạc Pháp Luân Đại Pháp khi tập công. Thưa con có thể thay đổi các tư thế trong lúc tập công pháp đứng bằng cách đếm được không?
Sư Phụ: Được, vì lúc đầu khi tôi dạy các học viên luyện công thì không có nhạc, và chúng tôi đã tập bằng cách đếm. Dù sao thì tu luyện là điều siêu thường. Vì chúng ta có một cơ chế tự động, nên khi cơ chế này rất mạnh, thì hai tay sẽ tự nó trở về tư thế điệp khấu tiểu phúc (tư thế hai tay bắt chéo nhau tại vị trí bụng dưới) sau khi kết thúc chín lần động tác. Đó là tại sao chúng ta nói khi luyện công cần phải "tuỳ cơ nhi hành" (cử động theo cơ chế). Một khi cơ chế đã hình thành thì nó vận chuyển hoàn toàn tự động, và cơ chế này sẽ dẫn dắt và vận động cho thân thể luyện công. Các động tác chắc chắn sẽ làm tự động. Cho nên mục đích mà tôi bảo học viên nghe nhạc khi tập công chính là để cho người mới tập nhanh chóng đạt đến trạng thái mà không bị tư tưởng tạp loạn can nhiễu. Nghe nhạc sẽ giúp họ không nghĩ đến điều gì khác, sử dụng hình thức nhất niệm thế vạn niệm. Đó là cách thức mà chúng ta sử dụng. Nhạc, chính nó cũng là một niệm. Tuy nhiên tôi đã đặt nội hàm của Pháp và công vào trong nhạc này, tạo cho nó có tác dụng phụ trợ việc tu luyện. Đó là mục đích của việc nghe nhạc khi luyện công.
Nếu chư vị có thể luyện công một cách chính xác mà không có nhạc, thì cũng tốt như nhau. Không ảnh hưởng gì cả.
Câu hỏi: Con có thể ngủ thay thế luyện công được không?
Sư Phụ: Không, là vì nó sẽ dẫn chư vị sang phía cực đoan. Trong tiến trình tu luyện chư vị vẫn còn cần thân thể này để tu luyện. Không có thân thể này, chư vị không tu luyện được những thứ mà chúng tôi đã làm cho chư vị. Đó là tại sao chư vị vẫn phải ăn, ngủ và đảm bảo thân thể chư vị trong trạng thái khoẻ mạnh. Cho nên chư vị cần ngủ. Còn khi chư vị bận công việc - dù đó là việc Đại Pháp, hay công tác thường ngày - chư vị không ngủ vài đêm, thỉnh thoảng thôi, thì đó là một vấn đề khác. Khi chư vị luyện công thì chư vị sẽ hồi phục ngay lập tức. Tuy nhiên nếu chư vị chỉ luyện công và không ngủ trong một thời gian lâu, thì thay thế luyện công với ngủ; diều đó lại không được. Đó không phải là cách mà một người tu luyện trong Đại Pháp, tại sao chư vị lại muốn làm như thế. Việc đề cao tâm tính của chư vị là ưu tiên hàng đầu trong sự tu luyện của chư vị, và việc đó mới làm cho chư vị đề cao thật sự. Nếu tâm tính chư vị không đề cao, thì dù chư vị luyện công bao nhiêu đi nữa chư vị cũng không đề cao được. Chư vị không thể cưỡng bách sự đề cao qua luyện công. Không đề cao tâm tính, chư vị sẽ không bao giờ đề cao được, không kể chư vị luyện công như thế nào.
Câu hỏi: Con vẫn biết đầu cơ cổ phiếu là việc không tốt, nhưng con vẫn không lý giải được nguyên nhân thực sự đằng sau. Tại nước Mỹ, các công ty phân phối cổ phiếu cho mọi người như một loại phúc lợi của họ. Điều này có thể xem như của phi nghĩa không? Chẳng phải cổ phiếu là cách mà các công ty tăng vốn để phát triển hay sao?
Sư Phụ: Tôi có thể nói với mọi người rằng, những thứ mà con người xem là đúng thì không hẳn là đúng. Nhất là khi đạo đức nhân loại không còn tốt nữa, những gì nhân loại xem là tốt rất có thể là xấu. Chư vị cũng biết, được trả lương qua lao động hay qua làm công việc trí óc, hay nếu chư vị làm kinh doanh lớn, hay chư vị có tài năng nào đó - tất cả những điều này đều là cách làm ra tiền bình thường và dù chư vị có làm ra được bao nhiêu tiền cũng không thành vấn đề. Đó là làm ra tiền một cách đúng đắn, và không thành vấn đề dù chư vị làm ra được bao nhiêu. Tôi không bao giờ cảm thấy ổn khi biện pháp đầu cơ được sử dụng, vì nó có một nguyên lý trong vũ trụ này gọi là "bất thất, bất đắc" (không mất, không được). Có lẽ khi chư vị được số tiền đó, chư vị không biết bao nhiêu thứ tốt chư vị sẽ phải mất vì chư vị không bỏ ra bất cứ gì để đổi lại. Cổ phiếu lên rồi xuống, tâm người cũng theo nó mà thay đổi. Làm sao chư vị tu luyện được trong khi làm chuyện đó? Trong khi một số người phát tài, cũng có thể một số người khác vì cùng đường mà phải nhẩy lầu. Thật ra, đầu cơ cổ phiếu là đánh bạc. Thế thì, là một người tu luyện, chư vị có nên đánh bạc không? Tôi nói là không nên. Tất nhiên, tôi không có nói người thường trong xã hội người thường phải làm gì với cổ phiếu. Con người có nên đầu cơ cổ phiếu hay không, đó là việc của người thường. Tôi chỉ giảng các nguyên lý tu luyện cho người tu. Dù sao thì chư vị cũng phải vượt qua khỏi trạng thái của người thường và đo lường bản thân mình với tiêu chuẩn cao hơn, đúng không? Còn phần mà được công ty phân phát như là phúc lợi hay là lương bổng thì có thể được đổi ngay thành tiền mặt.
Câu hỏi: Người tu không gánh thêm nghiệp của người thân được. Tại sao trẻ em không có nghiệp lại có thể gánh nghiệp cho chúng con.
Sư Phụ: Có lẽ đứa trẻ đó nhìn thấy cha mẹ nó đang vượt qua khảo nghiệm một cách quá khó khăn và làm điều đó quá tệ. Cho nên nó gánh một phần cho chư vị, nhưng chư vị không biết ơn mà lại nghĩ "Tại sao đứa con này lại chịu khổ thay cho mình?" (Cười) Tôi chỉ minh hoạ một nguyên lý. Không hẳn là như thế. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra đối với con cái của đệ tử Đại Pháp.
Câu hỏi: Đứa con năm tuổi của con đã tu luyện được hai năm. Nó nói có một cái máy truyền hình ở trong trán của nó và Sư Phụ giảng Pháp cho nó cả ngày lẫn đêm. Thưa đây là can nhiễu hay trạng thái đúng đắn?
Sư Phụ: Cháu là một đứa trẻ, nên không phải là can nhiễu. Có lẽ đây là cách để cho cháu nhỏ đắc Pháp. Tuy nhiên điều này tuyệt đối không ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của cháu bé.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro