KINH VAN
Vỗ tay)Một lần nữa được gặp lại chư vị sau một thời gian. Một số người ở đây là học viên mới, và đối với họ các dịp Pháp hội như thế này là rất khó để tham dự, và các Pháp hội này đặc biệt cần thiết cho sự thăng tiến và giúp ích trong việc đẩy nhanh sự tiến bộ của họ. Đó là vì sao chúng ta tổ chức các Pháp hội. Tôi thấy một điều khá cần thiết là sau Pháp hội này tại Chicago, chúng ta nên chọn Chicago làm trung tâm khuyến khích việc học Pháp trong vùng Midwest. Đồng thời, tôi muốn nhân cơ hội này để gặp gỡ với chư vị. Tôi cũng muốn lắng nghe, qua các bài chia xẻ kinh nghiệm của chư vị, về những thăng tiến cũng như sự lĩnh hội mà chư vị thu được trong thời gian tu luyện gần đây. Ngày hôm qua, một phóng viên đã hỏi tôi, "Điều gì làm ngài hạnh phúc nhất trong đời?" Dĩ nhiên, cả đời tôi là để dành cho một điều này. Tôi đã trả lời, đối với các vấn đề của người thường, không có điều gì làm tôi hạnh phúc nhất, nhưng khi tôi nghe hay nhìn thấy các đệ tử của tôi chia xẻ kinh nghiệm, đó là lúc tôi cảm thấy hài lòng nhất. (Vỗ tay) Từng chút thăng tiến mà các học viên đạt được là không dễ dàng chút nào. Họ đã phải chịu đựng rất nhiều thống khổ. Trong một xã hội luôn coi trọng các lợi ích thực tiễn và giữa các tình cảm của nhân thế, thì không đủ khi chỉ nói về việc xả bỏ các chấp trước và giải quyết các mâu thuẫn theo cách mà khác với người thường. Họ phải thực sự hành, và điều đó là khó. Giữ mình thản nhiên trước những lợi ích thực tiễn bầy ngay trước mắt, luôn nở một nụ cười trên môi khi đối mặt với tất cả giận dữ và hận thù, và luôn tự tìm lỗi của bản thân khi có xung đột - đây là những điều mà người thường không thể làm được. Thực tế là, khi chư vị đang vượt qua các khảo nghiệm này, nó thực sự thống khổ.
Do đó khi tôi đọc hay lắng nghe các bài chia xẻ kinh nghiệm của chư vị, tôi có thể hiểu rõ giá trị toàn bộ con đường mà chư vị đã trải qua. Mỗi người trong chư vị có thể viết cả một cuốn sách về quá trình tu luyện của mình, mà trong đó một số điều chư vị biết và một số điều thì chư vị biết không rõ hay không nhận ra, vì có một số yếu tố tác động sau tình cảnh đó. Sau khi chư vị đạt Viên Mãn, chư vị sẽ thấy rằng quá trình tu luyện của mỗi người là một quá trình trong đó chính họ thiết lập uy đức vĩ đại của bản thân. Chỉ khi đó mới có thể thấy được sự huy hoàng của họ. (Vỗ tay) Bao nhiêu người trong lịch sử đã tu luyện thành công? Rất ít. Chư vị có thể nghe về một vài người trong số đó trong các câu chuyện của giới tu luyện hay các truyền thuyết mà được lưu truyền trong lịch sử. Có rất nhiều người trên thế giới, tại sao đa số không thể tu luyện, và tại sao không có nhiều người hơn nữa tu luyện thành công? Bởi vì con người không thể xả bỏ nhân tính. Con người luôn nhìn mọi thứ với các giá trị nhân bản, như cách mà con người hiện đại hiểu biết khoa học, như cách mà con người diễn đạt các điều thần diệu xuất hiện trong giới tu luyện, hay cách mà con người đang thực hành các đức tin tôn giáo. Luôn luôn sử dụng tiêu chuẩn và cảnh giới con người, con người nhìn vào các thứ này theo một cách nghĩ bảo thủ mà đã hình thành sau khi sinh; họ sẽ không bao giờ đi đến kết luận đúng. Con người càng ngày càng trở nên thực tế về mặt tư lợi. Con người không thể xả bỏ nhân tính, và đó là tại sao không có nhiều người đã tu luyện thành công trong lịch sử. Tất nhiên, hôm nay tôi đã vén mở chính Pháp của vũ trụ cho tất cả chư vị, và quyền năng vô biên của Pháp đang được hiển lộ; và hiện nay thực sự có nhiều người có thể chân chính tu luyện và thật sự tiến bộ trong tu luyện. Bởi thế mà có rất nhiều đệ tử Đại Pháp, rất nhiều người đang tinh tấn và rất nhiều người sẽ đạt Viên mãn trong tương lai. (Vỗ tay)
Các phóng viên thường hỏi tôi, "Tại sao có quá nhiều người đang học [Đại Pháp]?" Điều đó rất khó để họ hình dung. Nhiều người trên thế giới - không chỉ các phóng viên - đọc sách Đại Pháp với ý định tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc này. Thậm chí khi họ cầm cuốn Chuyển Pháp Luân, họ vẫn tiếp tục tìm kiếm - "Do đâu mà có quá nhiều người học cuốn sách này? Có cái gì ở trong này nhỉ?" Sau khi dở đi dở lại, cuối cùng họ vẫn không thể tìm thấy lời giải. (Cười) Đó là vì chính cái tư tưởng đó đã là một chướng ngại to lớn rồi. Không cầu, tự nhiên đắc. Trong xã hội con người, mọi thứ có thể đạt được thông qua lao động vất vả và tranh đấu; chỉ có những thứ vượt khỏi tầng của người thường thì không thể đạt được thông qua cái mà người thường gọi là lao động vất vả và tranh đấu. Nên hoàn toàn trái lại, chư vị phải từ bỏ chấp trước tìm cầu thì mới đắc được chân Pháp lý (Fa-truths). Điều này hoàn toàn ngược lại cách hiểu của con người. Đó là vì sao khi nhiều người nhìn mọi thứ bằng cách hiểu của con người, họ sẽ không bao giờ hiểu rõ. Tại sao lại có quá nhiều người đến học [Đại Pháp]? Bởi vì nhiều người đã nhìn thấy chân Pháp lý của vũ trụ. Nó đơn giản như vậy. Thế thì, tại sao lại có nhiều người không thể nhìn thấy chân Pháp lý của vũ trụ? Nó thực sự là vấn đề ngộ tính của con người. Một số người đo lường mọi thứ bằng các khái niệm và chấp trước của người thường. Nhưng một số người không có khái niệm nào cả, nên họ có thể nhìn thấy sự hiện diện của Pháp, và họ có thể thấy chân tính của Pháp. (Vỗ tay) Một số người thậm chí không thể buông bỏ các tư tưởng hậu sinh của mình dù họ có cố gắng vất vả đến đâu. Họ xem Đại Pháp như các thứ khác - với các khái niệm. Một khi họ nhìn vào một thứ gì đó, họ đo lường nó với các khái niệm mà họ có được giữa những người thường. Nhưng các khái niệm của họ có đúng không? Hay nó sai? Nó có phải sự thật không? Những người này không suy nghĩ về điều này một cách cẩn thận và chân thành. Đây là một lý do mà rất nhiều người không thể đắc Pháp. Trong giai đoạn tu luyện gần đây, nhiều học viên đã thực sự tiến bộ rất lớn, đặc biệt là các học viên lâu năm. Họ có thể thấu hiểu Pháp từ trong Pháp, và thực sự thể hiện cảnh giới và hành vi của một người tu luyện, những điều hoàn toàn khác với của người thường. Họ thực sự xuất sắc.
Một số học viên thường hỏi tôi, "Tại sao con vẫn còn quá nhiều tư tưởng xấu và tư tưởng của người thường nổi lên sau khi tu luyện một thời gian dài như vậy? Một số tư tưởng thậm chí rất tệ." Tôi đã giảng về vấn đề này nhiều lần cho tất cả chư vị. Rất khó khăn cho người tu luyện thực sự buông bỏ các chấp trước nhân tính. Tuy nhiên nếu chư vị vẫn còn các chấp trước trong quá trình tu luyện thì không có nghĩa là chư vị tu luyện không tốt. Thực sự là khi chư vị cảm thấy được chấp trước của mình thì chính nó thể hiện sự thăng tiến. Và trong thực tế, các chấp trước mà người tu luyện phơi bầy chỉ là thể hiện của các chấp trước mà đã suy giảm rồi. Đôi khi các tư tưởng nổi lên là rất xấu, chính vì nó xấu như vậy. Chúng là những thứ đã phát triển giữa người thường trong quá khứ, trước khi tu luyện. Đó cũng chính vì người thường là như thế. Nên người thường không thể nhận ra những thứ đó là xấu. Khi chư vị liên tục tiến bộ trong tu luyện, những thứ đó sẽ ngày càng ít đi. Nhưng trước khi chúng hoàn toàn bị loại bỏ, mặc dù chúng có ít dần đi, nhưng chúng vẫn tệ như vậy khi thể hiện ra. Đó là tại sao mà một số học viên - thậm chí sau nhiều năm tu luyện - vẫn phát hiện các chấp trước xấu xa. Đó là lý do.
Ngoài ra, người tu luyện trong quá khứ không thực sự loại trừ các chấp trước của họ. Họ chỉ đè nén hay kiềm chế các ý đồ hay các ý tưởng xấu của mình. Chỉ có các đệ tử tu luyện trong Đại Pháp mới thực sự và hoàn toàn loại trừ tất cả các chấp trước, vì chỉ có Đại Pháp mới có thể làm được điều này. Bởi vì các chấp trước và các tư tưởng xấu của người tu liên tục bị suy giảm, thể hiện của các chấp trước và các tư tưởng này ngày càng yếu hơn, do đó sự khác biệt giữa hành vi của người tu và của người thường ngày càng lớn hơn. Với người tu, công của chư vị cũng cao như mức tâm tính của chư vị. Vì chư vị là người tu, các chấp trước và tư tưởng xấu của chư vị ngày càng ít đi trong quá trình tu luyện, chư vị nhìn sự việc một cách khác hẳn so với người thường, cảnh giới tư tưởng của chư vị tăng lên, và công của chư vị cũng tăng trưởng. Nếu cảnh giới tư tưởng của chư vị không tăng, thì công cũng không tăng. Nó không như mọi người vẫn nghĩ - phải chú trọng Đức vì sợ sẽ làm các việc xấu sau khi có công ở cao tầng, có thần thông và đắc Đạo. Điều này có vẻ là một người tu không coi trọng đức thì sẽ không ảnh hưởng gì cả. Không phải như vậy! Nếu chư vị không coi trọng đức thì chư vị không thể thăng tiến chút nào trong tu luyện. Tôi cũng đã nói về vấn đề vật chất và tinh thần là một và nhất tính. Mọi thứ trong vũ trụ được tạo ra bởi chân Pháp lý Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ. Mọi vật chất và mọi yếu tố của sinh mệnh đều mang đặc tính Chân Thiện Nhẫn. Nếu chư vị không đồng hoá với chúng, thì chư vị sẽ không thể thăng lên. Tinh thần và vật chất là một và nhất tính. Tôi không muốn nói nhiều trong ngày hôm nay vì chỉ có một ngày cho Pháp hội, và nhiều người còn phát biểu. Do đó hãy tiến hành như thường lệ, chư vị phát biểu vào buổi sáng, và những người không kịp vào buổi sáng có thể phát biểu khi Pháp hội tiếp tục vào buổi chiều. Thời gian còn lại, tôi sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến sự tu luyện của chư vị. Chư vị có thể đưa lên các tờ câu hỏi. Đây là toàn bộ những điều tôi muốn nói bây giờ. (Vỗ tay)
* * * * * *
Trong suốt cả sáng nay và một phần của buổi chiều các học viên đã chia xẻ các kinh nghiệm của mình. Họ phát biểu rất tốt, và một số học viên có sự hiểu Pháp rất sâu sắc, điều này rất tốt. Nói cách khác, Pháp hội lần này của chúng ta đã đạt được mục tiêu đề ra. Thông qua việc nói chuyện và chia xẻ các kinh nghiệm với nhau, thì có thêm nhiều học viên phát hiện ra các thiếu sót của mình và đâu là chỗ hạn chế trong sự tu luyện của họ. Khi nhìn thấy các học viên khác tu luyện tiến bộ thế nào, chúng ta nên tìm ra cách thức để làm sao theo kịp. Thực sự, đây chính là hiệu quả mà chúng ta muốn thu được. Chúng ta không thể để việc tự tu luyện trở thành một hình thức; thay vào đó, chúng ta phải làm cho nó có tác dụng thực sự giúp các học viên đề cao. Tôi cho rằng Pháp hội này của chúng ta đã tiến hành rất tốt. Bây giờ tôi sẽ dùng buổi chiều hôm nay để trả lời các câu hỏi của chư vị.
Câu hỏi: Nhiều học viên, giống như con, không biết là khi luyện các bài tập công, trừ bài thứ hai và thứ năm, chúng con có được phép tập bao nhiêu lần tuỳ thích không? Chúng con có thể tập các bài này đến chín lần không?
Sư phụ: Tôi nghĩ điều này không thành vấn đề. Trong tình huống đặc biệt, khi chư vị có thời gian thì có thể luyện nhiều hơn. Khi không có thời gian, chư vị có thể tập ít đi một chút. Nhưng bình thường chư vị nên luyện các bài tập với số lần theo như yêu cầu hiện nay. Điều này về cơ bản là đủ để theo kịp tiến độ tu luyện của chư vị. Đặc biệt khi chư vị tập theo nhóm, thì nó phải thống nhất. Tất nhiên, đối với việc tu luyện, nếu chư vị có thời gian thì tập càng lâu càng tốt. Mối bận tâm chủ yếu chính là đường lối Đại Pháp được tu luyện hiện nay trong xã hội người thường. Sự tu luyện của chư vị cần phải phù hợp tối đa với xã hội người thường này. Vì thế, yêu cầu quá mức cho việc luyện các bài tập sẽ ảnh hưởng đến công việc và học tập của chư vị, làm chư vị không thể cân bằng giữa các việc. Tôi đã cân nhắc cẩn thận vấn đề này để đảm bảo sự tu luyện của chư vị có thể đạt được mục đích của nó. Mục đích này có thể đạt được nếu chư vị luyện các bài tập theo đúng số lần yêu cầu. Nhưng, nó sẽ không thành vấn đề gì nếu chư vị tập nhiều hơn, vì như tôi đã nói, nếu chư vị thực sự quá bận và tập ít hơn, thì chư vị có thể tập tăng lên sau đó khi chư vị có thời gian. Do đó, đối với việc luyện các bài tập, chư vị có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với thời gian biểu của mình. Tuy nhiên, liên quan đến việc nâng cao tâm tính và học Pháp, chư vị không thể làm theo kiểu cắt bớt được. Thậm chí nếu chư vị không có thời gian, thì chư vị vẫn phải dành thời gian đọc sách. Chư vị phải thật sự chú tâm vào việc này.
Câu hỏi: Nói cách khác, với năm bài tập công, chúng con nên tập bao nhiêu lần cho từng bài?
Sư phụ: Hãy cứ tập theo số lần yêu cầu trong sách là đủ rồi. Và nếu chư vị có thời gian thì có thể tập thêm. Tuy nhiên, hãy tập theo nhịp trong băng hướng dẫn; đó là đủ rồi.
Câu hỏi: Tại Pháp hội tại Canada, Sư Phụ có giảng rằng tình mẫu tử không nên tạo thành một chấp trước cho người tu. Xin cám ơn Sư Phụ. Con chính là người mẹ đấy. Con đã mua [cuốn sách] Pháp Luân Công cho con trai của con.
Sư Phụ: Một người mẹ luôn yêu các con của mình một cách tha thiết. Nhân thế không thể tồn tại nếu không có tình mẫu tử. Nhưng với một người tu luyện, chúng ta nên biến tình thương này trở nên cao quý và rộng lớn hơn, chúng ta nên để cho nhiều người hơn trải nghiệm được sự từ bi này, chúng ta nên cho tất cả trẻ em nhận được sự từ bi của các đệ tử Đại Pháp, và chúng ta hãy mở rộng trái tim mình để từ bi với tất cả. Điều đó thậm chí sẽ tuyệt vời hơn. Đồng thời, chư vị nên chú ý đến một vấn đề trong quá trình tu luyện. Các đệ tử Đại Pháp cần xử lý tốt các quan hệ trong gia đình, với người thân và bạn bè. Chư vị phải luôn tử tế, từ bi và không nên tỏ ra lạnh lùng với mọi người. Điều đó không đúng. Chư vị gượng ép làm điều đó thì hoàn toàn không phải là một người tu đã thực sự xả bỏ được chấp trước tình cảm. Do đó sự thăng tiến biểu hiện từ từ với các cách khác nhau. Nên trong quá trình tu luyện, chư vị có thể yêu thương chăm sóc con cái chư vị và những người già. Điều đó không sai. Nó cũng không có sai đối với một người tu. Mấu chốt là không nên quá dính mắc, vì chấp trước đúng là những thứ mà người tu không nên có. Nếu có bất kỳ một sợi dây nào trói chặt chư vị, thì chư vị không thể thoát ra được.
Câu hỏi: Trái đất tươi đẹp này đang bị tàn phá nghiêm trọng do bạo lực và ô nhiễm công nghiệp của con người gây nên. (1) Trái đất mỏng manh và nhậy cảm này liệu còn kéo dài được bao lâu?
Sư Phụ: Tốt hơn hết là tôi không bàn về các vấn đề này trong thời gian hiện tại. Thậm chí nếu tôi tiết lộ tình trạng thực sự của nó thì mọi người cũng không tin nó ngay. Là người tu luyện, bản thân chúng ta không cần lo lắng là Trái Đất này sẽ tồn tại bao lâu nữa, vì nó tồn tại bao lâu cũng không liên quan gì đến sự tu luyện của chư vị, vì chư vị sẽ vượt lên trên người thường và hoàn toàn đạt đến trạng thái cao hơn một người thường. Vì chư vị phản bổn quy chân, và chư vị đang cố gắng tu luyện, chư vị sẽ từ từ thoát khỏi trạng thái của một người thường. Không có một thiên tai nhân hoạ nào ảnh hưởng đến chư vị. Do vậy tốt hơn hết chư vị không nên băn khoăn về những thứ đó.
Câu hỏi: (2) Là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, con có nên mở rộng lòng từ bi của mình cho Trái Đất và các sinh mệnh khác nhau không?
Sư Phụ: Lòng từ bi của một người tu rất bao la. Chúng ta có lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh (sentient beings) vì tất cả các tất cả chúng sinh đều đang phải chịu thống khổ. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không thể coi động vật như con người. Tại sao? Tôi sẽ nói sự thật cho chư vị. Sự dồi dào trên trái đất là được tạo ra cho loài người. Mọi sinh vật, bao gồm cả thực vật và động vật đều tồn tại vì con người. Đó là vì sao chúng ta không thể lẫn lộn chúng với con người. Sự từ bi và yêu thương chăm sóc của con người đối với các sinh vật khác tuyệt đối không thể vượt quá sự yêu thương chăm sóc mà con người có với nhau. Chư vị có thể công nhận là tất cả các chúng sinh đều đang thống khổ và chư vị có thể thương yêu chúng, nhưng chư vị tuyệt đối không thể đối xử với chúng bằng với chư vị.
Câu hỏi: Thưa Trái Đất liệu có thể tự bảo vệ nó khỏi các thiên tai như dịch bệnh và núi lửa không?
Sư Phụ: Không có gì trên Trái Đất này là tồn tại ngẫu nhiên. Không gì trên Trái đất là xảy ra ngẫu nhiên. Chúng đều có nguyên nhân đằng sau. Nhưng, nó không phải như điều mà chư vị nghĩ. Đó là các vị Thần đang duy hộ chân Pháp lý và các sinh mệnh tại tầng thứ này. Thiên tai và dịch bệnh và những thứ khác đều có nhân duyên. Nói cách khác, nó xảy ra do nghiệp lực của loài người đã lớn khủng khiếp. Nếu nhân tâm trở nên đồi bại, đất đai sẽ cằn cỗi, nước sẽ khan hiếm và thiên tai sẽ xuất hiện, bao gồm cả núi lửa và động đất. Bởi vì mọi thứ được tạo ra là cho con người, mọi thứ sẽ tốt khi con người trở nên tốt; nếu con người trở nên xấu xa thì mọi thứ cũng sẽ trở nên tồi tệ.
Câu hỏi: Thưa làm thế nào để con người trở thành những cư dân tốt hơn của trái đất?
Sư Phụ: Hãy nâng cao đạo đức. Nếu nhân loại có thể nâng cao đạo đức của mình đến trạng thái tốt nhất, tôi nghĩ rằng các thiên tai và các dịch bệnh khác nhau mà đe doạ con người sẽ chắc chắn giảm đi, và cũng giống như thế đối với chiến tranh. Nếu đạo đức của con người chẳng nâng lên, mọi thứ đều có thể xảy ra. Thực sự, mọi thứ trở nên bại hoại chính là do nhân tâm bị suy đồi. Như tôi đã vừa giảng trước đây, trái đất được tạo ra và thiết lập cho con người. Cho nên, nếu con người suy đồi thì mọi thứ cũng trở nên suy đồi một cách tương ứng.
Câu hỏi: Con đã nhìn và nghe thấy một số điều lạ lùng và đặc biệt xảy ra với con và người khác nhiều lần. Con cũng biết là những điều này đã xảy ra trước đây. Con không thể nhớ chi tiết, nhưng con chắc chắn 100% là trước đây con đã nhìn và nghe thấy chính những điều này. Con chỉ không thể nhớ được chúng cho đến khi chúng thực sự xảy ra. Thưa tại sao lại như vậy?
Sư Phụ: Đó là một dạng của công năng tha tâm thông. Chư vị cảm thấy và bỗng biết được về điều gì đó trong quá khứ hay tương lai. Kết cấu của vũ trụ bao gồm sự tồn tại của các thời không khác nhau. Tôi đã bàn về chủ đề này trong các cuốn Pháp Luân Công và Chuyển Pháp Luân. Hơn nữa, mọi thứ trong không gian này của chúng ta là được tạo thành từ các tế bào, như không khí, sắt, và cả cái micro này, thân thể con người, và cặp mắt con người. Thế nên, những gì mà con người có thể nhìn thấy là một thế giới được tạo bởi các phân tử. Nhưng chính các phân tử cũng không phải là các hạt duy nhất trong vũ trụ; chúng lại được cấu tạo từ các hạt vi mô hơn. Các phân tử tạo thành khung cảnh này, cái mà con người có thể nhìn thấy và đang sống trong đó. Còn như các thế giới mà được tạo thành từ các hạt nhỏ hơn các phân tử mà con người có thể trông thấy, thì cặp mắt con người không thể nhìn được. Nếu con người có khả năng nhìn thấy tầng thứ đó, thì họ đã phải có một loại mắt được cấu tạo từ các hạt vi mô như thế. Lý do mà những người tu có thể nhìn thấy những điều đó chính là vì con mắt vi mô hơn của họ đã được mở trong quá trình tu luyện. Các hạt vi mô lại thực sự được cấu thành từ các hạt vi mô hơn. Do đó, tại mỗi một lớp của các hạt, con mắt đó có một dạng tồn tại. Người tu có thể làm cho con mắt này hoạt động và kết nối với bên phía con người này. Khi đó chư vị có thể nhìn thấy. Đây là tôi đang nói về thiên mục từ một góc độ khác.
Câu hỏi: Đệ tử đã có bài phát biểu tại Pháp hội Toronto. Nhiều người đã hỏi xin đệ tử bản sao của bài viết của con, họ nói rằng bài này sẽ giúp cho việc truyền Pháp cho người Tây Phương. Vậy đệ tử có thể phân phát bài viết này được không?
Sư Phụ: Điều này tốt thôi nếu các học viên của chúng ta cần sử dụng nó cụ thể cho việc truyền Pháp. Nếu chư vị phân phát bài này, thì được. Tuy nhiên sau khi dùng nó xong, không được biến nó thành tài liệu học Pháp hay thứ gì đó mà mọi người truyền nhau đọc. Đừng để nó ảnh hưởng đến Pháp. Đừng phân phát nó một cách có tổ chức. Nếu nó cần thiết trong một tình huống truyền Pháp đặc biệt và chư vị phân phát nó cũng tốt thôi. Đó lại là một vấn đề khác.
Câu hỏi: Chúng con vẫn luôn nhận được các lời hỏi thăm đến Lý Sư Phụ từ nhiều vùng. Vì có quá nhiều nên chúng con phân chúng theo các nhóm như sau: từ Trung Hoa lục địa gồm các vùng sau: Thành phố Huludao thuộc tỉnh Liaoning, Weihai, Shenyang, Guangzhou, Kunming, Zhengzhou, Chongqing, Ningbo, Panjin, Baoding, Shiyan, Nanjing, Harbin, Tianjin, Yingkou thuộc tỉnh Liaoning, Pingdingshan, Zhongshan thuộc tỉnh Guangdong, Qinhuangdao, Shijiazhuang, Beijing, Yantai, và Xiangtan. Họ đều nhớ Sư Phụ rất nhiều. Họ cũng muốn hứa với Sư Phụ rằng dù các can nhiễu và khảo nghiệm mà họ phải đương đầu có lớn đến đâu, thì sự kiên định và vững tin vào Đại Pháp của họ không bao giờ dao động; họ sẽ vượt qua các khảo nghiệm để thoả lòng Sư Phụ. (Vỗ tay) Các học viên từ Washington, các tiểu bang Michigan, Houston, Florida, Woodland, California, Chicago, Singapore, Canada, Toronto, và Indonesia kính lời chào trân trọng nhất đến Sư Phụ.
Sư Phụ: Cám ơn tất cả chư vị. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Tất cả họ cũng bày tỏ quyết tâm là sẽ tu luyện Đại Pháp một cách tinh tấn và dũng mãnh cho đến khi đạt Viên Mãn.
Sư Phụ: Các học viên của chúng ta đã làm được rất tốt. Họ đã có thể hiểu Pháp rất thấu đáo. Thực sự, chỉ khi nào một người thông hiểu Đại Pháp từ đáy lòng và trong quá trình tu luyện từ đáy lòng luôn coi trọng việc tu luyện bản thân, thì mới có thể đạt được điều này.
Câu hỏi: Sư Phụ, xin hãy giảng cho chúng con biết, khi Chúa Jê-su bị đóng đinh trên thập tử giá, thì tất cả các đệ tử của ngài đang làm gì? Sư Phụ, xin hãy nói điều này cho mọi người trên toàn thế giới và trên các Thiên đàng: chúng con các đệ tử Đại Pháp sẽ tuyệt đối không cho phép những điều như thế được xảy ra.
Sư Phụ: (Vỗ tay nồng nhiệt) Cám ơn chư vị! Người tu luyện không nên bị ảnh hưởng bởi các suy nghĩ của con người, vì chư vị là người tu. Tôi cám ơn tất cả chư vị về cảm xúc chân thành về Đại Pháp và Sư Phụ. Tôi biết tất cả điều đó.
Câu hỏi: Khi nghiệp lực của thân thể con được tiêu trừ, khi càng cảm thấy đau đớn, con lại càng cảm thấy thương cho Sư Phụ. Con không biết là Sư Phụ đã phải chịu đựng lớn đến thế nào.
Sư Phụ: Đừng nghĩ nhiều quá về Sư Phụ. Đừng nghĩ về những điều này.
Câu hỏi: Vì một học viên bị đột quỵ, Sư Phụ phải uống một bát thuốc độc. Vậy đối với một học viên bị ung thư thì sao? Một học viên bị kết án tử hình? Sư phụ phải chịu đựng nhiều thế nào cho gần một trăm triệu đệ tử?
Sư Phụ: Để tôi nói cho tất cả chư vị, vì chư vị ngồi đây đều là người tu và chư vị đều cảm thấy một số tình huống của Sư Phụ: những điều về tôi thực sự không thể được bàn luận một cách tuỳ tiện. Hơn nữa, tôi cảm thấy càng rõ ràng là những việc này không thể được tiết lộ trong xã hội người thường. Càng ít người có thể chấp nhận nó, và cuối cùng họ sẽ không không còn hiểu chúng nữa. Trong tương lai tất cả chư vị sẽ biết những điều này khi chư vị đạt đến Viên Mãn. Lúc đó, chư vị sẽ thấy được sự vĩ đại của bản thân chư vị và Sư Phụ của chư vị đã không làm chư vị thất vọng. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Theo hiểu biết của con về tình hình Đại Pháp ở Trung Quốc thì đây là một khảo nghiệm then chốt trên con đường tiến đến Viên Mãn của mỗi đệ tử đang tu luyện ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các đệ tử bên ngoài Trung Quốc vẫn tu luyện trong một môi trường thoải mái và không có đàn áp. Vậy thì làm thế nào chúng con có thể đạt Viên Mãn được?
Sư Phụ: Chư vị không thể nhìn các sự việc theo cách như vậy. Các đệ tử Đại Pháp là một. Các nước bên ngoài Trung Quốc có các tình huống đặc thù riêng. Mọi người hãy suy nghĩ về điều này, một số học viên của chúng ta thậm chí đang gặp vấn đề làm sao kiếm đủ miếng ăn hàng ngày, nhưng họ vẫn tu luyện Đại Pháp một cách tinh tấn. Và họ vẫn không từ bỏ dù không còn gì để ăn. Nhiều học viên tại Mỹ đến từ Trung Quốc đã và đang phải trải qua những thời khắc khó khăn khi họ phải làm việc trong các nhà hàng và các công việc đầy tớ. Đôi khi các thách thức là vô cùng to lớn, thậm chí lớn đến độ ảnh hưởng đến triển vọng tương lai của chư vị. Nếu trong tình huống như thế mà tâm của chư vị vẫn bất động, thế là tốt rồi. Tôi không có ý rằng mọi người phải gặp các tình huống giống nhau. Và thực sự, tôi cho rằng khổ nạn to lớn này không phải toàn bộ nhắm vào bản thân các học viên; mà đúng hơn nó nhắm vào toàn thể Đại Pháp. Có thể chọn đúng con đường để đi trong lúc đối mặt với các khó khăn to lớn như vậy là rất trọng yếu. Sự huy hoàng của Pháp có thể cho phép sự huy hoàng của các đệ tử được thể hiện bởi vì mỗi thành viên của Đại Pháp đều có vai trò tối quan trọng cho sự hiển lộ của Đại Pháp trong nhân thế, là vững chắc như kim cương. Tôi có thể thấy rằng tất cả chư vị đã và đang làm được điều này khi vượt qua rất nhiều thử nghiệm. Đại Pháp đã và đang làm được điều này qua các khảo nghiệm. (Vỗ tay)
Câu hỏi: Một số đệ tử đã trở về Trung Quốc để báo cáo các tình huống thực sự cho các cấp chính quyền.
Sư Phụ: Không nên làm các việc này một cách cá nhân. Tôi nghĩ rằng nhà nước Trung Quốc thực sự biết rất rõ về tình hình của chúng ta. Họ hoàn toàn biết rõ rằng đây là những người tốt. Còn họ sẽ đối xử với chúng ta thế nào trong tương lai, chư vị và tôi cùng đang quan sát. Tình hình là như vậy.
Câu hỏi: Một số đệ tử làm các công việc của Đại Pháp rất bận rộn. Họ chỉ có rất ít thời gian để học Pháp và tập công. Cũng rất khó khăn cho họ giữ được tâm thanh tịnh. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này thưa Sư Phụ?
Sư Phụ: Dù bận thế nào, thậm chí là chư vị đang làm việc Đại Pháp, chư vị phải đặt việc học Pháp làm ưu tiên số một. Đó là điều bắt buộc. Là đệ tử, mỗi người đều có công việc làm riêng, gia đình, công việc xã hội, và hơn nữa, mỗi người cần phải học Pháp và luyện công. Điều đó rất khó. Có lẽ thống khổ này thực tế chính là để thiết lập uy đức của chư vị trên còn đường trở thành một Giác Giả. Có một điều nữa mà tôi muốn nói tới. Thật không dễ dàng gì cho bất kỳ đệ tử Đại Pháp nào đắc Pháp lúc ban đầu. Nói thế không phải là có người đóng cửa, giám sát và ngăn chặn chư vị nhập môn. Nó thường biểu hiện qua sự kiểm tra tâm tính để xét xem chư vị phản ứng thế nào - đó chính là để xem xem tư tưởng của chư vị phản ứng và xử lý thế nào và qua đó có đắc Pháp được không. Có một số người thực sự vượt qua được. Trước đây, nhiều đệ tử đã biết rằng khi tôi còn đang đi mở các lớp giảng Pháp tại Trung Quốc, cứ ngay khi nào tôi mở một lớp tại một địa điểm thì chắc chắn lại có một lớp "khí công giả" được tổ chức chỉ cách khoảng trăm mét. Ma quỷ không muốn con người đắc được chính Pháp, chúng viện cớ là "đưa cho con người một khảo nghiệm để xem họ chọn cửa nào để bước vào." Điều đó vẫn thường xảy ra. Trước đây, như chư vị đã biết, khi Phật Thích Ca đang giảng Pháp, thì vào lúc đó có rất nhiều tà môn oai đạo cũng cố gắng gây can nhiễu. Đứng giữa những can nhiễu đó, cũng là để xem một người sẽ chọn cửa nào. Sự lựa chọn do bản thân chư vị quyết định. Khi Lão Tử truyền Đạo, cũng có rất nhiều thầy khí công cũng như những hệ thống tu luyện khác nhau xuất hiện. Vào lúc đó, cũng là tuỳ vào chư vị và chỉ một mình chư vị chọn lấy con đường tu luyện, và đó là quyết định của bản thân chư vị. Trong bất kỳ giai đoạn nào, một khi có chính Pháp được truyền ra, thì chắc chắn sẽ xảy ra như vậy. Nếu chỉ là việc tu luyện, thì sự việc được an bài theo cách đó là tốt thôi. Tuy nhiên, khi nó liên quan đến Chính Pháp hiện nay, kiểu an bài đó trên thực tế là đang phá hoại Chính Pháp, và điều đó là không thể chấp nhận được. Tuyệt đối phải loại bỏ.
Câu hỏi: Con cảm thấy rằng chúng con nên xuất bản nhiều bức thư ngỏ do các đệ tử viết ở Trung Quốc trên các tờ báo ở miền tây Trung Quốc. Nhưng một vài đệ tử nói rằng, các bức thư đó được viết ở mức độ quá cao và với khuynh hướng chính trị khá mạnh. Thưa Sư Phụ, chúng con phải giải quyết vấn đề này thế nào?
Sư Phụ: Người phụ trách chính nên đánh giá điều đó. Đừng tham dự vào chính trị. Người khác đối xử với chúng ta thế này, nhưng chúng ta không được đối xử lại với họ như thế. Chúng ta không được liên quan vào chính trị trong bất kỳ tình huống nào.
Câu hỏi: Nhìn vào kết cấu của các hạt từ vi mô tới vĩ mô, phân tử cấu thành cơ thể con người không phải là nhỏ nhất, cũng không phải là lớn nhất. Làm sao chúng con có thể hiểu chân Pháp lý tại xã hội con người là biểu hiện của Pháp tại tầng thứ thấp nhất?
Sư Phụ: Điều đó hết sức đơn giản. Chắc chắn rằng phần trung tâm của vũ trụ không thể là phần lớn nhất. Nếu giả sử nó là phần lớn nhất, nó sẽ trở thành cái vỏ bên ngoài của vũ trụ. Vì thế, trung tâm của vũ trụ là các hạt ở giữa, mà chính xác là nằm giữa những hạt lớn và hạt nhỏ, bao gồm từ các hạt vi quan nhất tới cái lớp của các hạt lớn nhất mà chính là cái vỏ của toàn bộ vũ trụ. Như vậy, con người đang ở giữa tất cả các hạt, và điều đó chỉ ra rằng con người có thể ở vị trí trung tâm của cái vũ trụ này như thế nào. Cơ thể con người được cấu tạo bằng lớp hạt này.
Câu hỏi: Một số đệ tử bỏ nhiều thời gian vào việc tranh luận về quan điểm của họ với một vài cư sĩ bên Phật Giáo và trả lời các câu hỏi của họ trên mạng lưới điện toán. Họ hy vọng rằng, làm việc đó sẽ giúp những người này đắc Pháp. Liệu phương pháp này có hiệu quả không, thưa Sư Phụ?
Sư Phụ: Tôi không nghĩ là có bất kỳ điều gì sai trái ở đây. Nhưng chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta hành xử tốt và đừng có tranh cãi với họ. Các vị Phật cứu độ những người hữu duyên. Nếu họ không muốn đắc Pháp, thì không làm gì được. Chư vị có thể chỉ nói với họ về chân Pháp lý, và cùng lắm là chư vị có thể thuyết phục họ là người tốt. Đừng tranh luận với họ. Điều này bao gồm cả những tình huống khi họ có thể thậm chí trở mặt và xúc phạm mọi người, trong trường hợp đó các đệ tử không nên hành động giống như họ. Họ là con người. Những hoà thượng và ni cô không đắc được chính Pháp, thì vẫn chỉ là những người thường.
Câu hỏi: Bởi vì họ mong muốn giúp đỡ những cư sĩ bên Phật Giáo đắc Pháp, các đệ tử có ít thời gian để đọc sách và luyện công. Thưa Sư Phụ, đó có phải là sự can nhiễu của lạn quỷ hay nghiệp lực không?
Sư Phụ: Trong trường hợp đó, "mất" có thể nhiều hơn "được". Thực sự là tốt để giúp mọi người đắc Pháp. Cũng không có vấn đề gì khi lướt mạng lưới điện toán một lát nếu chư vị đã luyện bài tập xong và nghỉ một chút sau khi học Pháp xong. Nhưng nếu việc này chỉ làm đặc biệt cho họ và sự tu luyện của chư vị bị ảnh hưởng và hậu quả là, "mất" nhiều hơn "được". Nếu là thế, thì không nên làm.
Câu hỏi: Đạo gia tu luyện nhấn mạnh vào tu "Chân", trong khi Phật Gia tu luyện nhấn mạnh vào tu "Thiện". Thưa có trường phái nào tu luyện nhấn mạnh vào chữ "Nhẫn" không?
Sư Phụ: Chịu đau khổ có thể có tác dụng loại bỏ được nghiệp lực. Nhưng chịu đựng quá nhiều thống khổ không nhất thiết loại bỏ được nhiều nghiệp lực, bởi vì rất khó mà loại bỏ một lượng lớn nghiệp lực nếu con người cố làm thế nhưng không tu luyện. Họ không thể chịu đựng được nhiều. Trong quá khứ, thời Phật Thích Ca Mâu Ni, đã có nhiều người tu luyện theo lối tu khổ hạnh. Họ cố tình chịu đựng thống khổ. Luôn có những người như vậy. Họ chịu đựng giá lạnh giữa băng tuyết, tự đánh bằng roi da, và tự dùng dao cắt thân thể. Loại tu luyện này luôn được xem là "tiểu đạo" hay "tà đạo". Qua những gì tôi thấy, những người không đắc được chính Pháp và đi bằng đường chính không bao giờ đạt Chính Quả. Vì thế rất khó cho họ tu ra ngoài Tam Giới. Và rất dễ cho một loại chấp trước nảy sinh: tiêu nghiệp chỉ vì để tiêu nghiệp.
Câu hỏi: Con tin tưởng vững chắc vào Đại Pháp. Vợ con là một người thường và cô ta kiên quyết phá thai. Điều này đẩy con vào tình thế rất khó khăn.
Sư Phụ: Có rất nhiều vấn đề phức tạp kiểu thế này hiện nay. Trong trường hợp của chư vị, chư vị chỉ có thể cảnh báo cô ta đừng làm thế bởi vì phá thai là tội ác đối với con người. Như chư vị đã biết, tất cả vật chất là sinh mệnh một khi nó được tạo ra, bao gồm cả máy móc hay những sản phẩm được tạo ra trong các nhà máy. Trong suốt quá trình đối tượng này được chế tạo, một khi nó xuất hiện ra, trong các không gian khác, một sinh linh được đưa vào bên trong đó. Đó là lý do mọi thứ đều đang sống. Cái bào thai trong dạ con rõ ràng là một con người. Phá bỏ nó cũng giống như việc lấy đi một mạng sống, giống như giết một người. Không kể là nó đã được sinh ra hay chưa. Phá thai, thực tế là sát sinh. Con người nghĩ rằng phá cái thai đó chẳng có hậu quả gì vì nó vẫn ở bên trong dạ con và chưa được sinh ra. Đó là cách nhìn nhận của những người thời nay với đạo đức suy đồi. Các vị thần và các sinh mệnh cao tầng vượt ra ngoài thế giới con người không nhìn vấn đề này như vậy. Như chư vị đã biết, khi một sinh mệnh được luân hồi, nó phải tìm một cái dạ con. Sau khi nó vào trong một cái dạ con, thì cuộc đời của sinh mệnh này đi vào vòng luân hồi trong nhân thế. Vì thế các vị Thần đã an bài mọi thứ cho tương lai của nó. Nhưng nó lại bị giết trước khi ra đời. Vào lúc đó, chư vị thử nghĩ xem, nó sẽ đi đâu? Có lẽ nó sẽ phải đợi vài chục năm, thời gian mà đã được an bài trước đó cho cuộc sống của nó, trước khi bị kết thúc - giống như cách mà mọi người thường sống cho đến 70 hay 80 năm tuổi đời - và sau đó nó mới có thể tiếp tục bắt đầu kiếp luân hồi kế tiếp. Chỉ vào lúc đó, các vị Thần mới lại chăm sóc cho nó. Nó quá nhỏ bé. Không những bị giết, nó còn bị đặt vào tình huống cực kỳ thống khổ, mặc dù nó mới chỉ là một sinh mệnh nhỏ bé như thế. Còn điều gì tội nghiệp hơn nữa không. Có đúng không?
Câu hỏi: Trang 117 sách Chuyển Pháp Luân có nói rằng, "đây là lần cuối cùng chúng tôi truyền giảng Chính Pháp trong Thời Mạt Pháp". Xin hãy giảng cho chúng con, Sư Phụ, liệu chúng con có thể hiểu điều này có nghĩa là trong tương lai, một Pháp lớn như thế này sẽ không bao giờ được truyền giảng nữa phải không?
Sư phụ: Bởi vì chúng ta đang nói về điều này ở đây, trước hết để tôi giải thích "Thời Mạt Pháp" là gì. Tôi sẽ giảng cho chư vị "Thời Mạt Pháp" có nghĩa gì. Có một số người và các phóng viên không hiểu điều này, tuy thế họ giả vờ là họ hiểu. Một khi họ nghe nói về "Thời Mạt Pháp", họ bèn nói, "Ồ không, Pháp Luân Công đang nói về sách khải huyền". Thực sự họ không thể hiểu nổi điều này. Lời nói về "Thời Mạt Pháp" xuất phát từ Thích Ca Mâu Ni. Nó có nghĩa là gì? Thích Ca Mâu Ni nói rằng, "khi tôi còn tại thế và trong 500 năm sau khi tôi nhập diệt, con người có thể tu luyện theo Pháp của tôi và được cứu độ. Sau 500 năm đó, Pháp mà tôi đã giảng sẽ đi vào Thời Mạt Pháp". "Mạt Pháp" có nghĩa là Pháp đã đến hồi kết, giai đoạn khi mà Pháp không còn phát huy tác dụng nữa. Nó có nghĩa là như vậy. Pháp (lúc đó) không còn cứu độ được con người. Đó là thời mạt Pháp, vậy làm sao mà một Pháp đang suy tàn cứu độ được con người? Thích Ca Mâu Ni đã nói về giai đoạn cuối cùng của Pháp đó, và đó chính là điều Thích Ca Mâu Ni muốn nói; điều đó không có bất kỳ liên hệ nào tới những thảm hoạ trong vũ trụ. Hãy nhớ rằng, chính bây giờ là giai đoạn cuối cùng của thời mạt Pháp. Thích Ca Mâu Ni đã nhập diệt hơn 2500 năm, vượt quá quãng thời gian đó bốn lần rồi, vì thế thậm chí giai đoạn cuối cùng của thời mạt Pháp cũng đã qua rồi. Tuy nhiên, vì mọi người vẫn còn kính ngưỡng và tin tưởng vào các vị Phật, nên rốt cuộc, họ vẫn duy trì các lễ nghi Phật Giáo, nhưng rất khó cho họ thành công trong tu luyện. Có lẽ trong tương lai, những gì giống như truyền Đại Pháp của vũ trụ sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ trở lại nữa.
Câu hỏi: Sư Phụ, xin giảng cho chúng con liệu những người đắc Pháp trước ngày không còn tu luyện có cơ hội để đạt Viên Mãn hay không?
Sư Phụ: Có lẽ hơi sớm để nói về điều này. Các đệ tử bây giờ tu luyện Đại Pháp là khác với các đệ tử trong tương lai. Bây giờ là giai đoạn Chính Pháp. Chư vị đã đắc được Pháp tại tầng thứ thấp nhất của Chính Pháp, và chư vị là một phần thuộc chỉnh thể của Đại Pháp trong nhân thế. Nói khác đi, sự tu luyện hiện tại của chư vị được kết nối với toàn thể sự việc Chính Pháp. Vì thế sự huy hoàng thực sự là ở chỗ này. Đó thực sự là hết sức vĩ đại khi có thể giúp Sư Phụ trong việc chứng thực Pháp trong thế giới này. Đó là tại sao việc đắc Pháp này không khó đối với chư vị như là đắc Pháp trong các pháp môn khác trước đây. Cũng như chư vị sẽ giữ vững tâm mình và ổn định Đại Pháp trong tương lai, điều đó thực sự là rất suất sắc. Điều này không chỉ hạn chế trong việc đo lường vấn đề tâm tính của cá nhân chư vị, mà đồng thời chư vị còn đóng góp cho Pháp. Sự huy hoàng thực sự là ở chỗ này. Đối với người tu luyện trong tương lai thì sẽ khác. Họ chỉ là người tu luyện, chỉ thực hiện tu luyện cá nhân. Tất nhiên, người trong tương lai cũng sẽ tu luyện Đại Pháp mà tôi đã truyền. Vì thế sẽ có rất nhiều người, một số lượng lớn người, được cứu độ. Điều đó là như thế trong tương lai, nhưng nó sẽ bị hạn chế trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Sau đó, Pháp này sẽ không còn được lưu lại cho con người nữa. Pháp này không thể được lưu lại như là một văn hoá cho người tương lai. Điều đó là tuyệt đối không được chấp nhận.
Câu hỏi: Thưa Sư Phu, thế giới của Phật Như Lai được biến hoá ra từ Huyền Quan (của Phật Như Lai) hay được tạo ra bởi chính vị ấy?
Sư Phụ: Như Lai có nghĩa là gì? "Như Lai" trong đó bao hàm ý nghĩa là: mang chân Pháp lý đến nhân gian để thực thi ước nguyện của mình; nó có nghĩa là mang hoàn thiện, bất diệt, và chân Pháp lý thực sự để thực thi ước nguyện của mình. Chư vị có thể dịch nó theo cách đó bởi vì nó không phải một Hán từ. Nó là tiếng Phạn cổ. Ở thiên giới, một vị Phật Như Lai được gọi là Pháp Vương. Mỗi vị Phật Như Lai có thiên giới riêng, vì thế mà các vị này cần cai quản thiên giới của mình. Nhưng cách thức mà vị Phật này cai quản là hoàn toàn dùng sự từ bi, lòng nhân từ, để chuyển hoá chúng sinh một cách từ bi. Đây không giống với phương thức quản lý của con người, không giống như vậy. Vậy thì thiên giới của Phật Như Lai từ đâu mà có? Có hai trường hợp chính. Một là đa số các vị Phật, Đạo, Thần và các chúng sinh đang sống được tạo ra ngay bên trong cảnh giới tương ứng của chính họ. Trường hợp khác là nó được thiết lập trong tiến trình tu luyện cùng với uy đức của họ; cụ thể hơn nữa là, nó bao gồm phần mà tu luyện được qua cách thức của Huyền Quan trong các giai đoạn đầu của tu luyện. Mô tả vấn đề của các vị Phật và Thần bằng ngôn ngữ con người thật không thích hợp lắm. Khi nó đang trong tiến trình tu luyện, chư vị có thể gọi nó là Huyền Quan. Nhưng khi vị Phật uy nghi đạt Viên Mãn cùng với vương quốc của họ trở thành thực tế, chư vị không thể so sánh theo cách này nữa. Đó là bất kính. Tất cả những điều kỳ diệu mà vị Phật này có là trang nghiêm, biểu hiện sự uy nghi của một vị Phật và thiên giới của họ.
Câu hỏi: Sau khi đọc kinh văn của Sư Phụ "Vài suy nghĩ của riêng tôi", có nhiều đệ tử cảm thấy tâm tư rất nặng nề, và họ đã gửi nhiều lá thư đi khắp mọi nơi cố gắng ngăn chặn điều đó xảy ra.
Sư Phụ: Về việc cho là dẫn độ, chính phủ Trung quốc đã cho rằng đó chỉ là một tin đồn. Bất chấp việc ai đã tung ra tin đồn, họ cho rằng đó chỉ là một tin đồn, có nghĩa là, không có việc như vậy. Không có những việc như vậy, nhưng nó phải xuất phát từ đâu đó. Tôi biết nó không phải được làm theo lệnh của chính phủ Trung quốc. Có lẽ, nó được gây ra bởi nhưng người có động cơ bất chính muốn dùng Pháp Luân Công để tiến thân, hay được gây ra bởi những người muốn đặt Pháp Luân Công ở thế đối nghịch với chính phủ Trung Quốc.
Câu hỏi: Về những gì đang xảy ra tại Trung Quốc gần đây, ngoài việc kiểm tra xem các đệ tử tại Trung Quốc có thể đạt Viên Mãn, cũng có yếu tố của chính Đại Pháp đang trở thành mục tiêu và bị hại, thưa phải không?
Sư phụ: Chúng ta không nên quan tâm bởi những điều này. Bởi vì chính phủ Trung quốc đã phát hành công văn số 27, hãy để cho dĩ vãng trôi vào dĩ vãng. Chư vị rốt cuộc là người tu luyện và không dính mắt vào sự việc của con người. Còn như những gì mà người thường đã làm, cho dù là đúng hay sai chúng ta không động tâm, xem như chưa có gì xảy ra. Còn như việc họ đối xử với chúng ta ra sao, đó là vấn đề của họ. Chư vị nên quan tâm đến việc tu luyện của cá nhân mình. Là Sư Phụ của chư vị, tôi cũng đang quan sát mọi chuyện. Đừng đề cập tới những việc này nữa vào lúc này. Nhưng nếu xảy ra việc các đệ tử tại Trung Hoa Lục Địa bị khủng bố chỉ vì họ tu luyện, tôi và các đệ tử bên ngoài Trung quốc chắc chắn sẽ rất quan tâm. Chắc chắn là như thế.
Nếu nhìn từ không gian cao hơn, chính là cựu thế lực đang sử dụng các sinh mệnh xấu xa ở các không gian thấp hơn để bức hại.
Câu hỏi: Sư Phụ, người giảng rằng, "Nếu chư vị không thể yêu thương kẻ thù, chư vị không thể đạt Viên Mãn". Con nhận thấy con không thể yêu thương những kẻ đã công kích Sư Phụ và Đại Pháp một chút nào cả.
Sư Phụ: (Cười) Chư vị chắc nhớ lại điều tôi đã nói. Tôi nói, "Chư vị đều là người tu, nhưng tôi thì không phải. Tôi là người truyền dạy Pháp cho chư vị". Mọi người thử nghĩ xem, các Pháp lý của vũ trụ đã tạo ra những môi trường cho sự tồn tại của các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau cũng như cho hình thức khác nhau của các sinh mệnh trong vũ trụ, và cũng đã tạo ra các sinh mệnh của các tầng thứ khác nhau. Vì thế, nếu một người chống lại Pháp này của vũ trụ, thì họ sẽ đi về đâu trong vũ trụ này? Sẽ không có chỗ cho họ. Người như thế là quá tệ và họ nằm ngoài phạm vi của Pháp. Chẳng phải họ là một người xấu hay sao? Chư vị không nên đánh đồng những kẻ làm hại chân Pháp lý với kẻ thù cá nhân của chư vị. "Chư vị phải yêu kẻ thù của mình" có nghĩa là gì? Bởi vì mỗi người trong số chư vị là đang tu luyện, chư vị phải từ bi với người khác và không nên hạn cuộc chính mình vào những điều như "Nếu mi đối xử tốt với ta, ta sẽ thiện với mi; còn không, ta sẽ không thiện với mi." Liệu có gì khác biệt so với những thứ của người thường như là, "Nếu mi đối xử tốt với ta, ta sẽ đối xử tối với mi". Không có gì khác biệt cả. Chư vị là người tu luyện, vì thế chư vị phải vượt trên cảnh giới của người thường và vượt hơn cảnh giới đó nữa. Với người thường thấp như thế và chư vị thì cao thế này, liệu chư vị có xem những người mà thấp hơn chư vị rất nhiều như là kẻ thù không? Khi chư vị xem những người đó như kẻ thù, chẳng phải chư vị đã hạ chính bản thân xuống thấp như thế - chỗ của người thường rồi hay sao. Đúng không? Các vị Thần không bao giờ đối xử với con người như kẻ thù; con người không đáng gì cả. Và cũng từ góc độ từ bi, họ không thể xem con người là kẻ thù.
Nhưng làm tổn hại đến Pháp và Chính Pháp thì lại là một chuyện khác. Điều này không chấp nhận, thậm chí nếu một người vô ý đồng loã với việc này. Bất kỳ điều gì con người làm, họ phải chịu trách nhiệm cho việc đó. Và tất cả những đệ tử tu luyện đang ngồi đây: bất kỳ điều gì các vị đã làm trong quá khứ, chư vị cũng bắt buộc phải gánh chịu. Con người phải chịu trách nhiệm cho tất cả những gì họ làm. Đừng nghĩ rằng nó không được tính: vì lúc đó chư vị thụ động, hay nói năng thiếu trách nhiệm, hay chư vị chỉ nói hay làm gì vì bị ép buộc, hay chư vị đã bị ma quỷ khống chế - không có lý do nào hết. Không có điều gì trong đó có thể bỏ qua được.
Câu hỏi: Chỉ đến bây giờ, con mới nhận ra khó khăn thế nào cho Sư Phụ khi dùng cách từ bi nhất để Chính Pháp trong nhân thế. Chính Pháp ở trên kia có khó hơn ở dưới này không? Sư Phụ có thể hé lộ một chút cho các đệ tử không?
Sư Phụ: (Cười) Thực sự là, các sinh mệnh ở trên đó không phải là con người với quá nhiều tư tưởng xấu. Họ không có suy nghĩ của con người. Nhưng họ cũng kiên quyết bảo vệ quan niệm của chính họ. Trong lúc tất cả các sinh linh đang bị suy đồi kể từ giai đoạn rất tốt, không ai trong số họ cảm nhận chút nào về điều đó. Không một chúng sinh nào nhận ra là mình sẽ suy đồi, và họ đều thích so sánh bản thân họ với các sinh mệnh không tốt như họ. Họ vẫn xem bản thân mình là tốt hơn so với kẻ khác. Họ tự đo lường bản thân theo cách đó. Thực tế, thì họ đã so sánh với những sinh mệnh đồi bại, thay vì so sánh với tiêu chuẩn của vũ trụ dành cho chúng sinh. Dẫu cho chư Thần không có tư tưởng của con người, họ cũng không còn thích hợp với tiêu chuẩn ban đầu cho cảnh giới của họ. Trong tiến trình Chính Pháp họ đã lớn mạnh thành một thế lực và trở thành một chướng ngại trong tiến trình bảo vệ bản thân họ. Điều này can nhiễu với Chính Pháp và đã trở nên vô cùng nghiêm trọng khi nó gây tổn hại tới Chính Pháp. Chân Pháp lý của vũ trụ là giống nhau: bất kỳ ai cũng phải trả giá cho việc mình làm.
Câu hỏi: Con cảm nhận sâu sắc rằng Sư Phụ và Đại Pháp đã ban cho chúng con rất nhiều, trong khi chúng con đền đáp lại quá ít. Đặc biệt là khi Đại Pháp và đệ tử tại Trung Quốc đang đối mặt với khảo nghiệm mãnh liệt, chúng con có thể làm gì khác ngoài việc tu luyện vững vàng kiên định?
Sư Phụ: Đơn thuần chư vị cứ tu luyện vững chắc tinh tấn. Nếu không ai can nhiễu đến sự tu luyện của chư vị, tất cả các chúng sinh trên thiên đàng và trên trái đất có thể được cứu độ; bất cứ ai can nhiễu tới Chính Pháp sẽ bị đào thải. Thực tế, đệ tử Đại Pháp chỉ muốn tu luyện bản thân họ, và không muốn đòi hỏi gì nhiều. Một nhóm người không hiểu chúng ta. Chúng ta sẽ cho họ thời gian để hiểu chúng ta. Họ có thể chửi mắng hay đánh đập chúng ta, nhưng chúng ta không đối xử lại với họ như vậy. Thật là quá đủ nếu chúng ta có thể tiếp tục tu luyện những gì của chúng ta. Con người sẽ phải đền trả cho bất kỳ điều gì họ làm. Điều này là chắc chắn.
Câu hỏi: Các đệ tử từ Đại Liên kính gửi lời chào tới Sư Phụ.
Sư Phụ: Cám ơn mọi người. (vỗ tay).
Câu hỏi: Vừa mới đây, một vài phụ đạo viên và thậm chí cả người đứng đầu trung tâm phụ đạo quận giấu ảnh của Sư Phụ và sách Đại Pháp. Họ bảo các học viên khác làm tương tự, nói rằng làm thế là để bảo vệ Pháp và sách Đại Pháp.
Sư Phụ: Đừng nên đưa ra câu hỏi thế này. Thật không có gì sai với những người đó khi phải vận dụng đến cách của con người khi nhìn thấy Đại Pháp bị phá hoại và thiệt hại xảy ra. Chư vị nên làm tất cả để bảo vệ các sách Đại Pháp. Điều đó là tốt. Nhưng nếu làm điều đó vì tâm sợ hãi thì lại không thích hợp với tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp.
Câu hỏi: Tất cả đệ tử Đại pháp từ Khố Nhĩ Lạc, khu tự trị Ngô Duy Nhĩ Tân Cương kính đến lời chào đến Sư Phụ.
Sư Phụ: Cám ơn mọi người!
Câu hỏi: Có rất nhiều... Con sẽ đọc tất cả một lượt. Các đệ tử từ Mẫu Đơn Giang kính lời chào tới Sư Phụ. Tất cả đệ tử từ Rending Lake Park tại Bắc kinh, 10 ngàn đệ tử tại Đại Khanh, tất cả đệ tử tại Công viên Mồng 1 tháng 8 tại Nam Xương, các đệ tử tại Bộ hàng không và Khu số 6, các đệ tử Đài loan nhớ Sư Phụ, tất cả các đệ tử Đại Pháp tại Austin, Texas, các đệ tử Đại Pháp tại Tần Hoàng Đảo, các đệ tử Đại Pháp tại Trường Đại Học Quân Y số 1, các đệ tử tại Thẩm Quyến kính gửi lời chào tới Sư Phụ.
Sư Phụ: Cám ơn tất cả! Quả thật là tốt! Các đệ tử này thực sự tốt!
Câu hỏi: Các đệ tử từ tỉnh Hà bắc, Sơn Hải Quan, Triệu Dương, Tiền Giang thuộc tỉnh Hồ Bắc, và Midwestern Mỹ kính gửi lời chào tới Sư Phụ.
Sư Phụ: Cám ơn mọi người!
Câu hỏi: Con đã học Đại Pháp khá nhiều năm rồi. Con cũng học Pháp mỗi ngày. Nhưng khi tình huống và những rắc rối mà con đang gặp bây giờ hơi phức tạp một chút, con đang không biết phải làm thế nào. Những điều mọi người đang nói đều rất ấn tượng với con, tuy nhiên con không thể áp dụng những điều mà Pháp đã điểm hoá cho bản thân con, và thậm chí còn đến mức tránh né những vấn đề then chốt. Con đã phải viện đến chữ "Nhẫn" một cách đơn giản và máy móc, với mục đích ẩn chứa bên trong là để không mắc phải lỗi lầm. Làm sao để con rũ bỏ được tận gốc rễ chấp trước này?
Sư Phụ: Thực sự, nó không có gì to tát. Đơn thuần chỉ là câu hỏi về kiên định. Tôi nghĩ cách tốt nhất là học Pháp nhiều hơn. Một khi chính niệm mạnh lên, các chấp trước sẽ dễ dàng để xả bỏ. Dựa vào Pháp để đo lường cái gì đúng, cái gì sai. Thực tế là, việc học Pháp nhiều hơn chính là từ trong Pháp và nhờ Pháp để xả bỏ những thứ xấu.
Câu hỏi: Thưa Sư Phụ, ở trang 77 trong bài giảng tại Trường Xuân, có một đoạn được đọc là, "Luôn luôn tôn vinh người đã chết chứ không phải người còn sống." Sư Phụ, xin hãy giảng chi tiết về đoạn này.
Sư Phụ: Điều đó có nghĩa là, ngày xưa người ta luôn thích xây dựng một người đã chết như là biểu tượng đương thời. Dù người đó vĩ đại thế nào khi còn sống, người ta chỉ tôn sùng họ sau khi người này chết đi. Họ không tôn sùng người này khi còn sống. Họ không thể làm thế với người đang sống, bởi vì họ nghĩ rằng người đang sống có thể sẽ mắc sai lầm một ngày nào đó, và thật là khó xử khi hạ bệ người ta xuống sau khi đã tôn vinh người ta lên. Đó là lý do tại sao họ thường tôn vinh người đã chết thay vì người sống. Nhưng đây là những vấn đề của con người! Thực tế, khi chư vị nói ai đó tốt, chư vị không cần thiết phải mô tả người đó tốt ở mọi mặt. Làm sao một người thường không phạm lỗi? Do vậy nếu chư vị không mô tả ai đó như là hoàn hảo về mọi mặt, và chư vị chỉ nói rằng anh ta có những thành tích trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, thì chư vị không cần phải lo lắng về điều này. Con người vẫn sẽ phạm lỗi hay lặp lại cùng một lỗi lầm. Trí tuệ con người hết sức hạn hẹp khi nói về những vấn đề như vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro