kinh van
Câu hỏi: Vì đây là Pháp Hội đầu tiên tại New Zealand, và chúng con là học viên mới, chúng con mong Sư Phụ giảng thêm về Đại Pháp để chỉ đạo chúng con tu luyện.
Thầy: Để trả lời các câu hỏi của chư vị, thật sự là tôi đang giảng Pháp cho chư vị, là vì hầu hết các câu hỏi là có liên quan đến tu luyện. Về những điều này tôi sẽ giảng càng rõ cho chư vị.
Câu hỏi: Con ở trong một căn nhà cho mướn. Người ở phòng bên kia thì có nhiều sách tôn giáo và sách khí công, người này có thể bị phụ thể nhập. Thưa, con có bị ảnh hưởng không?
Thầy: Để tôi giảng thế này, điều mà chư vị tu luyện là Đại Pháp, là con đường tu luyện chân chính. Điều duy nhất mà các môn khí công khác có thể làm được thì bị năng lượng của sự tu luyện chân chính của chư vị chặn lại. Chư vị không bị chúng can nhiễu được. Tuy nhiên có một điểm là: nếu chư vị không xử lý chính mình cho tốt, và chư vị trộn chúng vào, cái gì cũng đọc và cái gì cũng tập, có thể chư vị sẽ gặp rắc rối. Nếu chư vị giữ được tâm tính thì chư vị sẽ không bị bên ngoài can nhiễu. Thật ra, chư vị cũng biết rằng có nhiều người tập những thứ loạn bậy, tuy nhiên chư vị có nhận ra rằng môi trường của nhân loại ngày nay không còn thuần tịnh nữa không? Cho nên, nơi nào người tu luyện chúng ta đến, miễn là chư vị thận trọng trong tâm và tu luyện một cách đường đường chính chính, chư vị không cần quan tâm đến những thứ đó. Chư vị cũng không bị rắc rối gì. Vì chư vị lo lắng, thì chính điều đó cũng là một chấp trước, hễ mà chư vị có chấp trước thì phải loại trừ nó đi. Cho nên mặc dù dường như là người khác can nhiễu, thật ra đó chính là tâm của chư vị tạo ra.
Câu hỏi: Khi Thầy viết trong bài thơ "Và giúp Sư Phụ trong khi họ bước đi trong thế gian này" và "Bây giờ, đến đây và giúp tôi chuyển Pháp Luân", thưa có phải Thầy nói về các đệ tử hay là về chư Phật, Đạo, Thần?
Thầy: Cả hai. Hãy nhớ điều này: thời mà tôi truyền Pháp tôi có mở các khóa giảng. Thực tế là tôi đang nuôi dưởng phần tử tinh hoa của Đại Pháp. Hiện nay, chính chư vị là người đang chứng thực Đại Pháp nơi người thường - chư vị là người mà đang làm việc này. Đến cả các học viên mới của chúng ta cũng đã trở thành cựu học viên rồi, tất cả đang tham gia trong việc truyền bá Pháp và giúp nhiều người hơn nữa đắc được Pháp. Sự tu luyện của chư vị cùng với tâm kiên định trong Đại Pháp là kiên định vững vàng và đã ổn định Đại Pháp một cách mạnh mẽ. Đồng thời giúp nhiều người hơn nữa đắc được Pháp nơi xã hội người thường chính là giúp Sự Phụ. Tất nhiên, tất cả xẩy ra không phải là ngẫu nhiên, mà nó là một phần hiển nhiên của sự tu luyện của chư vị. Cách là như thế. Tất nhiên, những người tại tầng thứ cao hơn thì có tình huống của họ, ở trên đó là như thế.
Câu hỏi: Chúng con hiểu thế nào về hai câu chữ trong bài thơ của Thầy "Ai được nhiều trí tuệ, // Vận dụng kỹ năng một cách bén xảo, // tuy nhiên tất cả cũng vì tình mà làm."
Thầy: Qua lịch sử có rất nhiều danh nhân, nhiều vị được xem là thánh, nhiều vị được xem là rất nổi bật, và nhiều vị được người thường xem là rất nổi danh, cùng với nhiều danh nhân hiện nay. Tất cả các vị đó cũng là người thường, tuy nhiên họ chưa vượt qua khỏi cái tình. Họ cảm thấy họ đã làm được gì đó, người khác bèn cho rằng họ xuất sắc, thông minh, và có trí tuệ. Thực tế, qua những gì tôi thấy, tất cả điều đó đã được làm trong cảnh giới của tình. Cái ý là thế. Chưa một ai đã vượt qua khỏi cái tình và tất cả đều vẫn còn ở trong môi trường của người thường. Cho nên họ cũng vẫn còn là người thưòng.
Câu hỏi: Con của con là hai tuổi, nó thích xem băng hình của Thầy dạy các bài công pháp lắm. Tuy nhiên ba của nó phản đối dữ lắm.
Thầy: Tu luyện để phản bổn quy chân chính là mục đích thật sự mà con người đến thế gian hiện nay. Điều mà tôi giảng cho chư vị chắc chắn là sự thật. Trong tất cả con người trên thế giới hôm nay, thực tế, không một ai đến để làm người. Cũng không hẳn tất cả đến để đắc được Pháp. Vì sự tồn tại trong xã hội con người không phải là mục đích của chúng ta, cũng như tôi giảng vừa qua, không phải ai đến đây cũng đều để đắc được Pháp, tuy nhiên tất cả đều vì Pháp mà đến đây. Vì sự tồn tại của chúng ta trong xã hội con người không phải là mục đích chính của sinh mệnh của chúng ta, mục tiêu chủ yếu và sự tồn tại của một sinh mệnh là để quay trở về, thế chẳng phải điều chúng ta đang làm là tốt nhất hay sao? Có lẽ, không cho nó tu luyện, thì ba nó đã giúp cả hai mẹ con vượt khảo nghiệm. Còn có các nhân tố khác nữa, như là thật sự tìm cách ngăn chận không cho cả hai tu luyện. Thế chư vị phải xét sự việc này ra sao? Chư vị cảm thấy thế nào là đúng thì cứ theo đó mà làm. Tùy vào chư vị xử lý cho đúng.
Câu hỏi: Con người có cá tính khác nhau. Thưa, càng tu luyện tại cảnh giới cao hơn thì bản tính càng ít đi?
Thầy: Con người có các cá tính khác nhau, tuy nhiên các cá tính đó không giống như bản chất chân thật của họ. Cá tính con người, tại mức tối đa, chính là biểu hiện của các chấp trước mà họ không muốn buông bỏ. Đặc tính nguyên thủy của chúng ta thì không trở thành chướng ngại cho sự tu luyện của chúng ta, bởi vì nhiều người có đặc tính căn cội rất xâu. Đó là các đặc tính khác nhau của các sinh mệnh của họ. Một số làm gì thì thích làm nhanh và một số làm gì thì thích làm chậm. Tất nhiên, những điều đó không bao gồm thói quen mà con người phát triển từ sơ sinh. Không kể sinh mệnh của chư vị là nhanh hay chậm thì cũng không gây cản trở sự tu luyện của chư vị.
Cho nên chư vị phải siêng năng học Pháp, là vì thời gian của một đời người quả thật là hạn hẹp. Mặc dù con người trong xã hội người thường muốn đạt được những gì lâu bền trường cữu trong thế gian này, họ không đạt được bất cứ điều gì chỉ trừ khi họ tu luyện. Không kể chư vị có bao nhiêu tiền, chức vị cao đến đâu, hay cuộc đời chư vị thoải mái thế nào, chư vị cũng không mang được gì theo với chư vị. Chư vị không mang bất cứ gì đến đây chỉ trừ cái thân này của chư vị, và chư vị cũng không mang theo được gì khi chư vị rời khỏi đây. Chỉ có một điều mà chư vị mang theo được chính là những gì chư vị đạt được qua tu luyện, vì nó được mang trực tiếp trên thân của nguyên thần của chư vị. Cho nên nó là quý giá nhất và khó nhất mới đạt được. Đó là tại sao nó được quý hơn bất cứ những gì khác. Nó quyết định những gì một người đạt được trường cữu, và nó quyết định hình thức tồn tại và môi trường được thiết lập cho họ tại các tầng thứ khác nhau. Cái chỗ con người đây là kinh hãi vô cùng, tuy nhiên con người có thể tu luyện ở đây; thiên giới rất tốt, tuy nhiên tu luyện lên trên đó cũng không dễ. Chính vì bị khốn khổ trong chỗ con người này mà họ mới tu luyện được ở đây.
Câu hỏi: Thưa, nếu một người bình tĩnh thì họ tu luyện dễ hơn phài không? Còn nếu một người dễ tức giận dữ thì khó tu luyện hơn phải không?
Thầy: Tôi vừa giảng rằng một người có đặc tính của sinh mệnh của họ. Tuy nhiên về vấn đề tức giận, thì đó không phải là phần của bản tính sơ sinh của họ. Tôi có thể nói với chư vị rằng khi một người tức giận, chắc chắn là do ma tính của họ tạo ra. Tại sao? Có người có thể nghĩ rằng "Tôi có ý tốt. Tôi giận dữ để dạy cho nó cư xử tốt." Hay là "Tôi giận dữ để giúp cho nó làm công việc của nó tốt." Đó là do ma tính tạo ra, gọi là "lấy tà trị tà", vì chư vị dùng ma tính để bắt người khác làm điều tốt. Nếu chư vị đối xử tốt với họ và nhã nhặn mà bảo người kia làm việc cho tốt, tôi nghĩ rằng họ sẽ cảm động và dần dần tự mình làm việc cho tốt thay vì bị chư vị cưởng ép. Sau đó họ sẽ làm còn khá hơn nữa. Cho nên trong tu luyện chư vị phải từ từ bỏ đi cái thiếu sót giận dữ này của chư vị. Chư vị luôn cảm thấy khó mà kềm chế cơn giận của chư vị; thật ra thì nó không khó. Trong nhiều trường hợp chư vị dùng lý lẽ mà xử lý khá hơn. Cho nên chư vị không được giận dữ.
Khi chư vị tức giận ai, chư vị sẽ trao đức của chư vị cho họ. Tức giận thật sự có thể giảm bớt nghiệp cho người khác. Chắc chắn là thế. Vì đối với họ chư vị xử lý như yêu ma, không kể là hằng ngày hay trong tu luyện, chư vị đều giúp họ tiêu nghiệp của họ. Tuy nhiên điều mà chư vị nhận có thể là nghiệp từ họ chuyển sang cho chư vị. Cho nên tôi nghĩ, là người tu luyện, chư vị đừng làm những điều như thế. Để cho họ tự mình tu luyện và tự mình chuyển hóa nghiệp của họ.
Câu hỏi: Con có nhiều khổ nạn và rắc rối trong tu luyện, cho nên con chú tâm tự cứu độ mình và không phỗ truyền Pháp được. Thưa, con chỉ có thể tu đạt quả La Hán, phải không?
Thầy: Không phải trường hợp đó. Đó là lý thuyết của Phật Giáo. Mỗi một học viên Đại Pháp đều có một trạng thái tu luyện khác nhau. Không phải ai cũng phỗ truyền Pháp. Không có luật lệ rằng chư vị phải làm cách này cách khác. Thật ra, có khả năng suy nghĩ về việc phỗ truyền Pháp, làm được hay không khi chư vị giao dịch với mọi người trong cuộc sống hằng ngày hay làm được một cách có tổ chức, cả hai điều là biểu hiện của sự tu luyện cá nhân của mỗi một học viên, là điều rất tốt. Cũng giống như trong Pháp Hội mà chúng ta tổ chức hôm nay: có người thì nói được kinh nghiệm của mình, trong khi người khác thì không nói được mặc dù họ cũng đang tu luyện. Chỉ có là mọi người đang ở trong trạng thái tu luyện của họ. Có sự quan hệ đó, không có vấn đề chi cả.
Câu hỏi: Thưa, thống khổ mà con tự tạo ra cho con, con hiểu nó như thế nào? Nếu con vượt qua được, thì có tính là con đã vượt qua được trong tu luyện không?
Thầy: Để tôi giảng cho chư vị: chư vị có thể vượt qua khổ nạn mà tự mình gây ra, tuy nhiên đó chỉ là khổ nạn trong cuộc sống bình thường. Tại sao? Là vì các thống khổ đó không phải an bài cho con đường tu luyện của chư vị, bởi vì từng bước đều đã được an bài có hệ thống - các chấp trước cần phải loại bỏ, khi chư vị đề cao sau khi vượt qua các thử thách đặc định, phần thân thể chư vị đáng lẽ được gia trì, phần rắc rối nào sẽ giải quyết, sự việc gì sẽ xẩy ra trong khi tu luyện, cảnh giới nào chư vị sẽ đạt đến... tất cả đều đã được an bài một cách có hệ thống. Cho nên nếu chư vị thêm vào những gì khác thì cũng bằng như là can nhiễu cái bộ những thứ này mà đã được an bài một cách có hệ thống cho chư vị.
Cho nên chư vị không nên cố ý truy cầu thống khổ, cũng không nên cố ý an bài điều gì. Cứ tu luyện một cách tự nhiên. Miễn là khi gặp vấn đề gì thì chư vị có thể vượt qua cho tốt, là tốt rồi. Nếu khi chư vị gặp bất cứ rắc rối gì, chư vị có thể tự xét bên trong chính mình và tìm cho ra chấp trước của chính mình, thì đó chính là tu luyện. Chư vị biết có người tu luyện trong núi. Thật ra là họ đang ở trong các núi cao trong địa phương này, chỉ có là không ai biết về họ. Trong nhiều núi cao trên thế giới đều có người tu luyện. Một số thì tu luyện vài ngàn năm và họ đề cao tầng thứ của họ rất chậm. Họ chỉ tu luyện qua chịu đựng gian khổ thôi. Mặc dù chịu đựng gian khổ thật sự có thể giúp con người tu luyện và tiêu trừ nghiệp, nhưng nếu họ không tuân theo Pháp lý mà tu luyện thì nhất định sự tu luyện của họ sẽ chậm chạp. Và chính vì họ không biết các Pháp lý của các tầng thứ cao đến thế, cho nên họ không thăng tiến đến các cảnh giới cao như thế được.
Tại sao ngày nay chư vị tu luyện nhanh như thế? Trong trạng thái hiện tại của chư vị, chư vị không tưởng tượng được là chư vị thăng tiến nhanh như thế nào. Chỉ có vài năm ngắn ngủi từ khi tôi truyền Pháp, mà đã có nhiều người đạt được tiêu chuẩn Viên Mãn rồi. Không tưởng tượng nổi. Chính là vì họ học Đại Pháp, đối với Đại Pháp của vũ trụ, đồng hóa người tu thì rất dễ dàng. Tôi nhớ là đã cho ví dụ này rồi: nếu một cái mùn cưa hay một miếng cây mà bỏ vào lò nấu thép, tức thì chư vị không thấy dấu vết của nó nữa. Con người cũng như miếng cây đó, Đại Pháp này của vũ trụ cũng giống như cái lò nấu thép. Để đồng hóa một con người, để đồng hóa một người, để đồng hóa một sinh mệnh, thì quá dễ dàng. Tuy nhiên tôi không làm theo cách đó được, tôi phải để cho chư vị tự mình tu luyện. Nếu tôi làm theo cách đó thì cũng bằng như tôi tạo ra một sinh mệnh mới; chư vị có thể vẫn còn hình dáng và bản chất nguyên thủy, tuy nhiên kết quả thì không phải là chư vị nữa. Đó là tại sao tôi bảo chư vị là phải chân chính tu luyện, chân chính đề cao và giải thoát chính mình.
Câu hỏi: Thưa, đôi lúc con niệm các câu chú trong các bài công pháp trong khi tập công thì có được không?
Thầy: Đừng làm thế. Tập công là tập công. Bởi vì các bài công pháp đòi hỏi một trạng thái yên lặng, người tập phải cố gắng đừng suy nghĩ điều gì. Và học Pháp là học Pháp. Cho nên phải tách rời hai việc này ra. Mặc dù 4 hàng chú ở đoạn đầu của mỗi một bài công pháp là nên niệm trước khi tập mỗi bài, chứ không được niệm trong khi tập. Theo cách này thì đạt trạng thái yên lặng dễ dàng hơn.
Câu hỏi: Các học viên mới cần hiểu các nguyên lý của các bài công pháp, và đến cả một số học viên lâu năm, các động tác của họ cũng sai.
Thầy: Cứ chỉ họ nếu họ sai. Còn về việc hiểu Pháp, cứ để cho họ học Pháp. Phải tách rời việc học Pháp và tập công ra. Chư vị phải bảo những người mà không học Pháp nên học Pháp; nếu không thì tập các bài công pháp cũng uổng phí thôi. Để tôi nói với chư vị, chư vị có biết điều đáng tiếc nhất là gì không? Những người mà đã đến với Pháp nhưng lại bỏ lỡ, hay những người đã được trao cho mà không nhận - đó là điều mà họ sẽ mãi mãi hối tiếc và hối tiếc mãi mãi! Họ không thể tưởng tượng nổi cái hối tiếc đau buồn mà họ sẽ vĩnh viễn cảm tưởng! Đây là vì rất nhiều sinh mệnh có cơ duyên đến đây để đắc được Pháp. Qua bao nhiêu niên đại, cũng có một số sinh mệnh đã mất đi chính niệm, ngày càng không còn nhớ biết họ ở đây để làm gì, cho nên họ dễ bị sa lầy. Hễ mà đã bị mê lạc rồi, quả thật là .... Tất nhiên, may mắn thay, Pháp lý có thể giải quyết các rắc rối này. Nguyên nhân duy nhất phải quan tâm là chư vị không đọc Pháp, nguyên nhân duy nhất phải quan tâm là chư vị không học Pháp. Tôi có thể đánh thức tất cả những gì trong chư vị và có thể thanh lọc tất cả những gì mà đã che phủ bản chất nguyên thủy của chư vị.
Câu hỏi: Thưa con có thể hát nhạc của bài công pháp trong tâm lúc thiền được không?
Thầy: Đừng hát. Tại sao một người nghe nhạc khi tập luyện? Là vì tôi đã có xét, môi trường mà người ngày nay tu luyện là khác với tất cả những người tu luyện khác trong quá khứ. Chư vị có công việc làm, bận rộn làm việc và bận rộn học hỏi trong xã hội, cho nên nó khiến cho tâm của chư vị khó mà tỉnh lặng xuống. Mục đích mà để cho chư vị nghe nhạc chính là giúp cho chư vị nhập trạng thái tĩnh được. Lấy một niệm nghe nhạc để giúp cho chư vị không suy nghĩ điều gì khác. Một niệm thay thế vạn niệm. Tuy nhiên chính sự nghe nhạc cũng dễ trở thành một chấp trước. May mắn là nhạc của chúng ta gia trì năng lực, nó có nội dung của Đại Pháp trong đó. Cho nên nhạc đã được chuyển thành một cách để giúp chư vị được lợi ích và đề cao chư vị trong tu luyện. Vai trò của nhạc Ðại Pháp là như thế. Ðừng chú ý điệu nhạc trên bề mặt, nói khác đi, đừng chấp trước vào đó.
Câu hỏi: Con nhìn thấy chữ vạn xoay chuyển. Thưa có phải cái dấu mà Sư Phụ in không?
Thầy: Nói chung, cái dấu này được khắc trên trán của một người. Những cái mà chư vị nhìn thấy ở trong các trạng thái khác chỉ là ký hiệu của chữ vạn, chính là ký hiệu của Phật Gia.
Câu hỏi: Phật Thích Ca Mâu Ni chịu rất nhiều gian khổ khi ngài xuống đây cứu độ người. Thưa, ngài vẫn còn ở tầng thứ Như Lai phải không?
Thầy: Phật Thích Ca Mâu Ni là Như Lai và đó là sự thật. Tuy nhiên không ai nói đến tầng thứ của ngài ở đâu. Chư Phật và Pháp Vương tại các tầng thứ khác nhau tất cả đều được gọi là Như Lai. Không ai nói về điều đó và cũng không được phép biết.
Câu hỏi: Thưa, tại sao Ðạo Gia cũng niệm "Phật A Di Ðà" và "Quan Âm Bồ Tát"?
Thầy: Hệ thống thật sự của Đạo Giáo chưa thành lập cho đến đời nhà Minh [1368-1644 C.E.]. Trước đó thì không có tôn giáo trong Ðạo Gia. Ðơn thuần chỉ có hình thức một sư phụ chỉ đạo một nhóm đệ tử trong khi họ tu luyện. Mặt dù chỉ là một nhóm người, những nó cũng chưa phát triển một hình thức tôn giáo toàn bộ. Sau đời nhà Minh, hình thức của nó căn bản là giống như hình thức của các tu viện và các tôn giáo. Bởi vì Ðạo cần phải tu luyện với tâm thanh tịnh, tu luyện đơn độc và tỉnh lặng, không có yếu tố cứu độ tất cả chúng sinh. Một tôn giáo sau khi đã thành lập rồi mục đích của nó là gì? Một là giúp người tu luyện đạt Viên Mãn; một cái khác là các tôn giáo có thể chỉ đạo người trong xã hội chủ yếu rèn luyện tấm lòng và tâm của họ cho tốt hơn. Cho nên Ðạo Giáo cũng bắt đầu làm những điều đó, làm các nghi thức tôn giáo cho người và cứu độ người. Vì có nhiều người theo, nên đã cứu những người đó. Cứu độ người có nghĩa là không những chỉ cứu một hay hai người - thì đâu có gọi là "độ người", mà là "dạy dỗ đệ tử". Cho nên Ðạo Giáo cũng bắt đầu dùng những danh hiệu như là Phật, Bồ Tát, đến cả La Hán. [Tôn giáo] mà tôi vừa giảng qua là Ðạo bình thường - chứ không phải là Ðại Ðạo. Nó chỉ phát xuất ra trong lịch sử gần đây thôi.
Câu hỏi: Phụ thể ám thân của con vì con tập một môn khí công khác. Sau đó nó nhập vào thân của con trai của con và dạy nó tập khí công. Con có loại trừ được phụ thể của đó không?
Thầy: Nếu một người chỉ gần Ðại Pháp mà không thật sự tham gia Ðại Pháp - nếu họ chỉ đi ngang qua hay chỉ nhìn từ bên ngoài - đó là điều đáng buồn nhất! Tất cả những gì tôi dạy chư vị ở đây chính là dạy chư vị làm người tu luyện như thế nào. Nếu chư vị không bỏ được chấp trước của chư vị, chư vị sẽ vĩnh viễn không thành một người tu luyện. Chư vị chỉ bị bẫy trong đau khổ trong khi bị chấp trước vào những điều đau khổ đó của chư vị. Tôi sẽ giải quyết những thứ đó cho các đệ tử chân chính tu luyện, tuy nhiên chư vị phải là người tu luyện. Kế tiếp, đến cả điều mà tôi vừa bảo chư vị rằng tôi giải quyết vấn đề của chư vị ra sao, chư vị phải xóa nó đi. Sư Phụ làm gì cho chư vị, tuyệt đối cũng không được nghĩ tới - [cứ nghĩ thế này] Sư Phụ sẽ không làm gì cho chư vị cả. Chư vị chỉ học Pháp và rèn luyện bản thân mình trong Ðại Pháp. Còn những gì về đứa con của chư vị, chư vị không nên nghĩ đến. Cả đời chư vị chấp trước vào chúng chư vị cũng không giải quyết được. Khi chư vị không còn chấp trước vào chúng nữa, khi mà đến lúc tôi sẽ xử lý những thứ đó cho chư vị.
Khi một người Viên Mãn mà họ vẫn còn có nhiều rắc rối xung quanh thì làm sao được? Làm sao mà được phép? Tôi sẽ giải quyết tất cả cho chư vị - không những các nợ cũ của chư vị mà đã chồng chất đời này đến đời khác, mà còn những mối cơ duyên mà chư vị đã hình thành. Một người mà tu luyện đến Viên Mãn thì không phải là một chuyện dễ. Nợ mà chư vị thiếu qua đời đời và nợ mà chư vị muốn trả qua đời đời - có quá nhiều - tất cả các nợ đó phải được giải quyết cho chư vị. Chư vị thật sự phải là một sinh mệnh giác ngộ thuần khiết, từ bên trong ra đến bên ngoài trước khi chư vị có thể đạt Viên Mãn. Làm sao chư vị đạt Viên Mãn, nếu chư vị không đền trả vô số những gì chư vị mang theo bên cạnh chư vị, cùng với bao nhiêu nợ và đau khổ mà chư vị phải đền trả? Vậy mà chư vị không ý thức được những điều đó, chư vị cũng không giải quyết chúng được. Chư vị cả đời chỉ buồn phiền chấp trước vào những thứ đó; chư vị không giải quyết chúng được. Bây giờ chư vị đã gặp được Ðại Pháp rồi, tại sao lại còn quan tâm đến những thứ đó? Ðể cho tâm chư vị yên. Chư vị vẫn còn một hơi thở còn lại và ít nhất chư vị vẫn còn một chính niệm, đúng không? Cứ tu luyện Ðại Pháp. Ví dụ thật sự chư vị không bảo tồn được các phần kia của chư vị, ít nhất chư vị cũng bảo tồn được cái phần mà có chính niệm chứ? Hơn nữa, khi chư vị đạt Viên Mãn trong tương lai, không giải quyết những thứ đó thì làm sao được? Tuy nhiên nếu chư vị chấp trước quá mạnh vào những thứ đó, đối với chư vị tôi xử lý sao đây? Bất cứ một ý tưởng nào cũng là chấp trước, và chấp trước không phải chỉ hình thành trong một hay hai ngày. Bao nhiêu thời gian đã trôi qua, bao nhiêu chấp trước như thế, bao nhiêu sợ hãi như thế, làm sao chư vị làm người tu luyện được? Nghe những lời nghiêm khắc như thế này là tốt cho chư vị.
Câu hỏi: Một số tư tưởng của con là do nghiệp tư tưởng tạo ra, con biết đó là cơ hội cho con chuyển hóa nghiệp lực của con. Về vấn đề này xin Thầy giảng cho con phải làm sao?
Thầy: Bỏ cái chấp trước đó qua một bên và tu luyện một cách đường đường chính chính - cách là như thế! Nếu hiện tại bất cứ học viên nào tại đây mà có gì trong tâm không buông bỏ được, thì ngay bây giờ chư vị bỏ chúng xuống được. Tôi bảo đảm rằng khi chư vị ra khỏi giảng đường này hôm nay, cách suy nghĩ của chư vị về những điều đó sẽ khác. Tu luyện là một tiến trình buông bỏ chấp trước của con người đến mức tối đa. Tại sao chư vị quan tâm quá nhiều về những thứ đó? Những thứ này, chư vị cứ giữ mãi trong tâm, những gì chư vị chấp trước vào và những gì chư vị quan tâm nhiều, chính là một bức tường ngăn chận khiến chư vị không bỏ được cái nhân tính đó lại đằng sau. Tôi bảo chư vị rằng, hãy từ từ buông bỏ các tư tưởng của chư vị, để thoát ly khỏi cái nhân tính đó và tiến sang trạng thái của Thần. Vậy mà mỗi một tư tưởng của chư vị cứ bị gắn vào và bị cột chặt vào trong cái chỗ con người đây. Giống như thuyền sắp rời bến, vậy mà sợi dây của nó thì bị cột chặt vào bến tàu. Nhiều sợi giây bị cột lại và chư vị không thoát được chỉ trừ khi chư vị gỡ chúng ra.
Câu hỏi: Một số học viên đã ở trong trạng thái tiêu trừ nghiệp bệnh trong một thời gian khá lâu. Thưa đây có nghĩa là họ bị vướng tại một tầng và không tiến lên hơn nữa được?
Thầy: Quả thật là họ vướng tại tầng thứ đó khá lâu rồi, nói khác đi, còn ôm giữ các chấp trước khá lâu. Thông thường trong các học viên là có hai tình huống. Một số thì nói rằng họ bị chấp trước vào vấn đề sức khỏe của họ khá lâu rồi. Chư vị cũng biết, sự tu luyện của chư vị không phải chỉ đạt mục đích cá nhân; mà phải tiêu trừ nghiệp của chư vị trong khi chư vị đề cao chính mình. Nếu chư vị chấp trước vào nghiệp, chư vị sẽ không đề cao bản thân mình, chư vị cũng không đề cao tâm tính của chư vị, trong trường hợp này thì chư vị sẽ không vượt qua khảo nghiệm được. Cái rắc rối đó sẽ kéo dài thật lâu. Ðó là nói rằng, trong tu luyện chư vị không thăng tiến, cứ vướng mãi ở trong giai đoạn đó. Nếu chư vị thật sự kiên trì để thăng tiến và đề cao bản thân, chư vị đã vượt qua khảo nghiệm đó lâu rồi. Tuy nhiên sau một thời gian lâu dài mà chư vị vẫn chưa ngộ ra. Và ngược lại, chư vị lại còn khởi tâm chấp trước về vấn đề sức khỏe đó, làm lay động niềm tin kiên định tu luyện Ðại Pháp của chư vị. Kết cuộc là, trước khi một thử thách chưa vượt qua, thì những cái khác chồng chất cái này lên cái kia, khiến cho khảo nghiệm đó vô cùng to lớn. Tất nhiên, chúng ta cũng không bỏ qua việc một số học viên có rất nhiều nghiệp. Tu luyện là phức tạp. Tuy nhiên tôi nghĩ đa số các trường hợp xẩy ra chính là việc đề cao tầng thứ quá chậm, cho nên trạng thái đó cứ kéo dài mãi.
Câu hỏi: Các Pháp giảng mà Thầy đã giảng trong nhiều trường hợp, như là các buổi họp của Thầy với một số học viên, hay là khi các học viên báo cáo tình hình và hỏi các câu hỏi, chúng con có cho mọi người xem được không?
Thầy: Việc đó là không tốt! Không tốt chi cả! Trong một số trường hợp tôi không cho phép bất cứ ai thu âm hay thu băng hình, một số học viên cứ dấu các băng thu đó trong túi của họ. Các vị đó tìm cách gạt tôi, tuy nhiên các vị đó tự mình gạt mình thôi. Ðó là vì toàn bộ tu luyện của chư vị cùng với toàn bộ đề cao của chư vị chính là một chiến trình tu luyện bản thân mình. Cái gì mà dấu diếm thì cũng như là những thứ của con nít thôi. Những điều mà tôi giảng trong các tình huống cụ thể thông thường không có áp dụng cho tất cả chư vị. Cho nên khi chư vị cho người khác xem chẳng phải là nó sẽ can nhiễu họ hay sao? Ðể tôi nói với chư vị, Pháp lý là bao la. Tôi đã truyền Pháp ttừ một điểm rong vĩ mô và truyền toàn bộ, tôi chưa giảng cho chư vị những gì cụ thể cả. Nếu tôi giảng thì rất khó mà chư vị tu luyện. Chư vị là một trong những người tu luyện trong Ðại Pháp, trách nhiệm đối với Ðại Pháp chính là trách nhiệm đối với bản thân mình. Nếu Ðại Pháp này mà chỉ trệch đi một bước, chư vị sẽ không trở về được. Nếu Pháp mà không chân chính, chư vị cũng không tu Viên Mãn.
Câu hỏi: Con học tự xét chính mình và ý thức tiêu trừ các tư tưởng xấu trong tâm của con, tuy nhiên đôi khi con chỉ ra tư tưởng xấu của người khác, thì người đó bất hòa với con. Con có tạo nghiệp không?
Thầy: Ðó không phải là tạo nghiệp. Cái tốt là chư vị có thể chú ý đến chấp trước mà chư vị có, tuy nhiên chư vị không nên quan tâm thái quá vào chuyện nhỏ.
Còn về việc chỉ ra chấp trước cho người khác, nếu chư vị có ý tốt mà làm, thì chư vị nên làm. Khi chư vị tu luyện chẳng phải chư vị phải nghĩ đến hạnh phúc cho người khác hay sao? Chư vị phải nghĩ đến người khác trước. Khi chư vị nhận ra thiếu sót của ai, tại sao không cho họ biết, bởi vì họ cũng đang tu luyện mà? Không kể là họ phản ứng ra sao, nếu cần phải bảo với họ, chư vị nên cho họ biết. Chư vị có ý tốt và Sư Phụ cũng thấy, chư vị không cần thể hiện ra cho người khác. Trong trường hợp họ không chấp nhận điều chư vị nói, không kể là họ chấp nhận hay không, chư vị đã đụng vào các chấp trước mà họ cần phải loại bỏ đi, và tôi nghĩ nó sẽ xúc tác giúp cho họ đề cao. Lúc đó có thể họ chưa ngộ ra, nhưng sau này có thể là sẽ ngộ. Nếu họ vẫn không ngộ ra, tôi sẽ dùng miệng của người khác mà cảnh giác họ. Nếu họ vẫn không hiểu, họ sẽ đụng cái đầu của họ và bị sưng u to. (Thầy cười) Tôi nói đùa thôi! Thật ra, tu luyện chính là để buông bỏ các tâm chấp trước. Nếu chư vị muốn biết làm sao tu luyện, thì chư vị phải đọc sách Chuyển Pháp Luân, phải đọc đi đọc lại. Nếu chư vị nhận ra chấp trước của mình nhưng không muốn loại bỏ chúng đi, thì chư vị có vấn đề. Nếu tự mình chư vị không tìm ra các chấp trước của chư vị, tuy nhiên người khác đã chỉ ra cho chư vị và sau đó chư vị không hài lòng về chuyện đó, thì chư vị nên đọc sách Chuyển Pháp Luân. Chư vị không cần đọc với mục đích trong tâm, cứ cầm lên sách Chuyển Pháp Luân, không kể là bản tiếng Hán, tiếng Anh, hay các ngôn ngữ khác, khi tình cờ mở nó ra, bảo đảm phần mà chư vị mở ra sẽ trực tiếp chỉ ra cho chư vị. Bảo đảm là như thế. Tuy nhiên đừng làm như một thử nghiệm. Cố ý thử nghiệm là tệ vô cùng; chính là đối với Pháp chư vị không nghiêm trang. Cho nên nếu chư vị muốn thử, thì sẽ không có tác dụng hay giúp gì cho chư vị.
Câu hỏi: Ðã hai năm, từ khi con bắt đầu học Pháp và tâm tính đang đề cao. Tuy nhiên con chưa kinh nghiệm các thử thách về thân thể. Có phải là Sư Phụ không lo cho con?
Thầy: Chư vị đã tu hai năm rồi. Hãy suy nghĩ: nếu tôi không lo cho chư vị, chư vị đã rời khỏi môn tu luyện này lâu lắm rồi. Thật ra, chư vị không nên so sánh bản thân mình với người khác. Chư vị có thể nghĩ "Người khác gặp thử thách to lớn như là bị xe đụng. Đến cả xe bị hư mà thân thể thì không hề gì. Tôi cũng phải trải qua các thử thách loại này." Trong tu luyện mọi người đều có hoàn cảnh khác nhau. Có thể tôi không an bài điều đó cho chư vị và có thể dùng cách khác để giúp chư vị tiêu trừ nghiệp của chư vị. Thực tế, nếu mọi thử thách đều như nhau, thì còn gì để chư vị tu luyện - vừa nhìn thì chư vị đã biết rồi. Nếu bất cứ điều gì chư vị gặp đều giống như với người kế bên và chư vị cứ theo đó, thì không phải là tu luyện. Cho nên tình huống của mỗi người là khác biệt rất nhiều.
Câu hỏi: Thưa, con của con quen nghe bài giảng thu âm của Sư Phụ. Con cũng bật lên cho nó trước khi đi ngũ. Thưa, khi nó lớn lên hễ mà nghe Pháp thì nó buồn ngũ?
Thầy: Không. Chư vị làm điều tốt. Ðứa bé thích nghe bài giảng là vì phần nguyên thần, phần hiểu biết căn nguyên của nó hiểu. Những điều nguyên thủy dần dần giảm đi và bị che phủ sau khi nó lớn đến 3 tuổi. Sau 3 tuổi và trước 6 tuổi, trẻ con vẫn còn ngây thơ lắm. Sau 6 tuổi thì chúng có khuynh hướng hình thành các quan niệm của chúng.
Câu hỏi: Thưa, cơ duyên tu luyện được tạo ra như thế nào?
Thầy: Một số thì hình thành tại các tầng thứ khác nhau, và một số thì được hình thành trong chỗ con người đây.
Câu hỏi: Trong địa phương chúng con, tài liệu Ðại Pháp vẫn được phỗ biến công khai rất nhiều trong xã hội. Có phải là vì một số nguyên nhân đặc biệt hay không?
Thầy: Tất cả chư vị điều làm tốt trong sự tu luyện của chư vị. Nói về hình thức, căn bản là chư vị đang tu luyện thể theo hình thức của Ðại Pháp và không có vấn đề. Còn về tài liệu, một số địa phương thì có, một số thì không. Ở Trung Hoa Ðại Lục có chỗ cả mấy chục người mà phải cùng chia sẽ chỉ một cuốn sách, họ thiếu tài liệu một cách nghiêm trọng. Nhất là trong các vùng nông thôn quả thật họ rất thiếu tài liệu. Thiếu sách rất nhiều. Các vấn đề này sẽ được giải quyết.
Câu hỏi: Lĩnh hội Pháp trên căn bản của Pháp, chúng con hiểu như thế nào?
Thầy: Nguyên nhân to nhất mà không lĩnh hội được Pháp trên căn bản của Pháp chính là người tu suy xét Pháp với quan niệm của người thường, dùng danh từ của người thường mà nói về Pháp như thể mình là người ngoài. Nếu người tu thật sự lĩnh hội được Pháp từ trên căn bản của Pháp lý, điều mà họ nói là Pháp, tư cách của họ cũng là của một đệ tử Ðại Pháp. Đó chính là kiên trì tu luyện. Lời của họ thì khác. Trong khi họ kiên trì thăng tiến trong tu luyện, mà họ còn bàn về làm sao kiên trì hơn nữa. Tuy thế người mà không từ trên căn bản của Pháp mà nói về Pháp, đó chỉ là qua cảm giác mà lĩnh hội Pháp, hay ôm giữ tâm thái của người thường mà cảm thấy Ðại Pháp tốt và qua ngôn ngữ của người thường mà nói về Pháp. Thường thường là như thế. Sự khác biệt là khá to.
Câu hỏi: Mới đây tinh thần con thấp lắm và con không làm các sự việc một cách siêng năng. Thưa có phải con làm biếng không?
Thầy: Hãy siêng năng! Chỉnh lại! Tôi có thể với chư vị rằng, đây là một biểu hiện khác nữa của ma tính và do nghiệp tư tưởng tạo ra. Nó khiến cho chư vị bị kẹt vào trạng thái đó và ngăn chận không để chư vị thăng tiến. Nếu chư vị lĩnh hội được Pháp từ trên căn bản của Pháp lý và thật sự siêng năng cải tiến, chư vị sẽ vượt qua được.
Câu hỏi: Cháu trai của con 3 tuổi thích nhìn ảnh của Sư Phụ và phù hiệu Pháp Luân. Nó nói thế này "Pháp Luân chuyển trên trời và đất, đạt Viên Mãn là trở về nhà." Tuy nhiên ba của nó thường can nhiễu việc học Pháp của nó. Có những việc mà con không can thiệp được.
Thầy: Thứ nhất, chư vị phải tự mình xét nguyên nhân. Vì ba của nó không hiểu và không để cho nó tu luyện, thì đừng làm điều đó trước mặt ông ta. Hãy suy nghĩ: tu luyện là điều chân chính nhất để làm. Vì ba nó không hiểu và chư vị cũng không giải thích được một cách rõ ràng, chư vị có thể tâm sự với nó về điều đó sau này. Chư vị biết nó không phải là một đứa bé bình thường. Nó chỉ có 3 tuổi thôi, tuy nhiên lời của nó không phải là lời của người thường mà có thể nói được.
Câu hỏi: Giữa xúc tiến thành công của người thường và chấp trước mà thầy giảng, thì có giống nhau không?
Thầy: Ðại Pháp của vũ trụ tạo ra môi trường để cho các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau tồn tại và tạo ra các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau. Nhân loại chỉ ở trong một tầng thứ thấp nhất của các môi trường và là các sinh mệnh do Ðại Pháp của vũ trụ tạo ra. Tại tầng thứ này Ðại Pháp đã tạo cho nhân loại các nguyên lý mà họ cần phải biết. Còn về đặc điểm tương tự với Ðại Pháp, tôi không đồng ý với chư vị. Xúc tiến thành công có thể là điều tốt cho nhân loại. Tuy nhiên đó là cho người thường. Ðiều mà tôi giảng đây là về người tu luyện. Người tu luyện cố gắng làm tốt trong công việc làm và cần phải học tập, tuy nhiên họ không chấp trước vào những điều đó.
Câu hỏi: Thưa, cố gắng học cho giỏi thành hạng nhất một trong lớp có phải là chấp trước không?
Thầy: Tôi đã giảng vấn đề này một cách rõ ràng rồi. Nhiều trẻ con không những học Pháp tốt, mà còn được hạng nhất hay hạng nhì trong các môn học ở trong trường. Nhiều đứa là như thế, nhiều lắm. Không hẳn là chúng chấp trước vào thành tích học vấn đạt được, mà là qua tu luyện Đại Pháp nên chúng hiểu phải làm gì. Chúng quân bình được học vấn và học Pháp cho tốt. Học sinh là phải học cho giỏi. Ðó là hiểu biết từ Pháp, chúng biết là phải làm người tốt bất cứ nơi nào. Chúng biết là học sinh chúng phải cố gắng học; thì tự nhiên chúng học giỏi. Miễn là chúng cố gắng học và làm xong các bài vở, thì chúng sẽ được nhận vào các trường tốt hay được nhận vào đại học; chứ không phải là vì chấp trước vào các trường tốt hay điểm cao hay đại học mà đạt được. Tôi thường nói điều này: khi con người ám ảnh với ý tưởng làm điều gì hay muốn điều gì, kết quả thường là trái ngược; đơn thuần chư vị nghĩ làm điều cho tốt, thì tự nhiên là được.
Câu hỏi: Nếu một người bỏ nhiều thì giờ và nổ lực trong công việc làm cho hoàn hảo, thưa đó có phải là một chấp trước không?
Thầy: Nếu trong sở làm chư vị không siêng năng và không làm việc cho tốt, tôi nghĩ chư vị sẽ không an tâm khi chư vị lãnh lương. Ðó là vì người tu luyện phải là người tốt bất cứ nơi nào. Không phải làm một người tốt chỉ vì làm một người tốt. Chư vị là người tu luyện, chư vị phải xử lý mọi sự cho tốt. Như thế thì mới được.
Câu hỏi: Con lo rằng con không tu thành được. Con quyết tâm, nếu đời này con không tu thành, thì con sẽ tiếp tục tu luyện trong đời sau.
Thầy: Chư vị có vẽ kiên định, nhưng thật ra chư vị không kiên định chút nào cả. Nếu trong đời sau trạng thái này cũng xẩy ra thì sao? Chư vị sẽ tu luyện trở lại trong đời sau? Chư vị phải quyết chí không bỏ lỡ cơ duyên này, quyết chí tu thành trong đời này.
Câu hỏi: Bây giờ con đã hiểu Pháp Luân Ðại Pháp không được truyền rộng cho loài người tương lai. Thế thì con không cần tiếp tục tu luyện trong đời sau. Thưa suy nghĩ này có đúng không?
Thầy: Chư vị vừa nói rằng chư vị không tu thành trong đời này, rằng chư vị sẽ tiếp tục tu luyện trong đời sau, tuy nhiên sẽ không có Pháp Luân Ðại Pháp trong đời sau, thế thì tu luyện vào thời đó không có tác dụng. Nhưng vì chư vị đưa lên câu hỏi này, có nghĩa rằng chư vị vẫn còn ý chí muốn tu luyện. Hãy siêng năng lên. Buông bỏ các chấp trước của chư vị và tu luyện một cách chân chính. Còn cái gì chư vị không buông bỏ được chứ? Chư vị cũng biết là không một sự việc gì trong vũ trụ này là ngẫu nhiên mà xẩy ra. Một sự việc to thế này đã xẩy ra trong xã hội con người - có thể ngẫu nhiên không? Tôi không tiết lộ những gì về loài người của tương lai được, vì chư vị sẽ chấp trước mà đến học. Ðó chính là chư vị học với tâm chấp trước. Tôi nghĩ rằng nguyên nhân mà chư vị không siêng năng là vì chư vị chưa hiểu Pháp thấu đáo. Cách mà giải quyết vấn đề này chỉ là đọc sách thêm thôi. Nó chỉ tốn chư vị một chút ít thì giờ và cũng không gây khổ nhọc cho thân thể hay tinh thần của chư vị. Cứ đọc sách thêm, cố gắng để giải quyết các vấn đề của chư vị, xem chư vị có kiên trì thăng tiến hay không và chư vị có cố gắng tu luyện hay không.
Câu hỏi: Các học viên ở Hồng Kông kính chào Sư Phụ!
Chúng con cảm thấy rất buồn vì các nguồn tin báo cáo sai lệch của truyền tin ở Hồng Kông về Sư Phụ và Pháp Luân Ðại Pháp. Chúng con có công khai gửi cho cơ quan truyền tin để chỉnh xửa các báo cáo không đúng và sai lệch của họ. Sau khi nghe bài giảng Pháp của Sư Phụ tại Sydney và New Zealand, các đệ tử chúng con càng quyết tâm tiến bước trên con đường Pháp Luân Ðại Pháp của Sư Phụ, chân chính tu luyện và phổ truyền Pháp.
Thầy: Cám ơn tất cả chư vị! (Vỗ tay) Pháp Luân Ðại Pháp không thể cung cấp cho mỗi người trên thế giới một quyển sách, cũng không thể cung cấp mỗi một quyển sách cho hơn mỗi một tỉ người ở Trung Quốc và đo lường xem vị trí của họ ở đâu. Nhân loại có phần biết lẫn cả phần không biết. Mặc dù trên bề mặt họ không biết, thực tế, họ có phần biết của họ. Khi mà cho con người biết chữ Pháp Luân Ðại Pháp và Chân Thiện Nhẫn, tâm của họ nẩy sinh tư tưởng. Tùy vào lúc đó họ nghĩ gì, có thể là đã định tương lai và vị trí của họ rồi. Cho nên không kể là các báo cáo đó nói gì và họ xử lý ra sao, cũng như tôi đã giảng hôm qua, hầu hết người ở khắp mọi phương trời trên thế giới đều đã nghe về những gì đã xẩy ra; ai cũng có ý riêng của họ về chuyện này. Nó không phải là chuyện bình thường. Với Ðại Pháp nghiêm túc như thế, hãy suy nghĩ: những gì các phóng viên đó viết, thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đã làm. Và cũng không hạn chế cho chuyện này thôi, mỗi một người trong xã hội người thường và mỗi một sinh mệnh, trong tương lai, đều phải chịu trách nhiệm cho tất cả những gì họ làm. Ðây là một chân lý tuyệt đối - hoàn toàn là thật. Công kích Ðại Pháp không phải là chuyện nhỏ, là vì Pháp này tạo ra nhân loại. Thậm chí Pháp mà họ cũng chống đối, thì cuối cùng họ sẽ ra sao?
Câu hỏi: Con, đệ tử của thầy, sau khi đọc sách Hồng Ngâm, nước mắt rơi xuống má và con học được rất nhiều. Nó là một quyển sách vô giá cho tu luyện.
Thầy: Trong sách đó, chủ yếu tôi viết về những điều trong tu luyện và những điều có liên quan đến Pháp. Tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp chư vị thăng tiến, cho nên tôi đưa ra xuất bản.
Câu hỏi: Về những chuyện xảy ra ở Bắc Kinh, tất cả chúng con phải chịu đựng và kiên định trong Ðại Pháp.
Thầy: Tất nhiên để cho con người tự mình tu luyện thì đúng. Tuy nhiên nếu những kẻ khác kết tội chư vị là một tà pháp và chư vị vẫn làm ngơ, tôi nghĩ rằng đó không hẳn là đúng. Là vì mỗi một học viên tu luyện trong Ðại Pháp và họ biết sự quý báu của Ðại Pháp. Quý Ðại Pháp chính là quý chính bản thân mình. Trong tiến trình chư vị học Ðại Pháp, chư vị thường gặp một số khảo nghiệm, lẫn cả các khảo nghiệm trong giấc mơ của chư vị, trong cuộc sống hằng ngày, hay trong đời sống hằng ngày. Nó giống như các bài thi sau một giai đoạn học tập xong thì phải xét xem chư vị có kiên định có học giỏi không. Và tôi có thể nói với chư vị rằng, sẽ có khảo nghiệm cho đến lúc cuối cùng khi chư vị đạt Viên Mãn trong Ðại Pháp.
Câu hỏi: Thưa, nếu các gien mà tạo ra nguồn gốc của bệnh được nhổ đi, những người bị bệnh đó họ "được" hay "mất", ví dụ như những người chuyên môn trong phòng thí nghiệm và trẻ con mà bị nhiễm, cùng với những người trong không gian này lẫn cả các không gian khác.
Thầy: Tôi giảng thế nào đây? Chư vị không đụng được những gì trong các không gian khác. Con người liên tục thám hiểm về nghành khoa học sinh mệnh con người, tuy nhiên những gì họ được phép biết chỉ là trạng thái của phần bề mặt nhất của thân thể con người, phần mà tạo ra bằng các phân tử. Tuy thế nhân loại vĩnh viễn sẽ không biết được phần căn bản mà tạo ra sinh mệnh con người. Mặc dù con người muốn biết rõ về sinh mệnh con người và tìm hiểu sinh mệnh thật sự là gì, đối với loài người những điều này vĩnh viễn sẽ là một bí ẩn. Nhân loại sẽ không được phép biết điều đó. Còn về con người có còn bị bệnh hay không khi mà đã nhổ đi cái gien bệnh đó, nó không có tác dụng theo cách đó. Thân người có các nhân tố riêng tạo ra căn bệnh. Các nhà nghiên cứu bệnh đã phát hiện rằng bệnh không phải là do các nhân tố mà người ta cho rằng nó tạo ra bệnh. Cho nên không thể nào mà con người mà không bị bệnh.
Từ góc độ của tu luyện, nếu một người chưa bao giờ bị bệnh chắc chắn sau khi chết họ sẽ xuống địa ngục. Tại sao? Nếu như một người chỉ tạo nghiệp và không đền trả nghiệp của họ, thì nghiệp sẽ tích lũy rất nhiều. Ðó là tại sao con người bị bệnh, bị đau khổ, bị rắc rối trong cuộc đời, gặp khổ nạn và bị khó khăn. Tất cả những điều đó chính là để tiêu trừ nghiệp của con người, giảm bớt nghiệp của họ. Khi một người bị bệnh, thì có một số lượng nghiệp to được tiêu trừ. Thế thì bị bệnh là điều tốt? Tất nhiên là không. Nếu một người không làm những điều xấu, thì ít khi họ bị bệnh. Thế có nghĩa là con người không cần loại bỏ gien, cái gien mà tạo ra bệnh? Thật ra, những gì con người muốn làm, thì họ cứ làm - đó là chuyện của con người. Tôi chỉ giảng cho chư vị một cái lý. Con người luôn muốn tìm hiểu và muốn "phát triển". Con người luôn có các tư tưởng sai lệch đó, cho nên họ cứ làm những điều đó. Khoa học hiện đại đã ngấm vào mỗi một lãnh vực của đời sống và nó xâm nhập vàp trong từng một chỗ nhỏ. Vạn sự vạn vật dường như có sinh mệnh và tồn tại chỉ vì khoa học. Cứ nghiên cứu, là vì con người ngày nay chỉ sống trong cái hoàn cảnh này. Ðó chỉ là công việc làm của chư vị. Tôi nghĩ chư vị nên cố gắng làm cho tốt thì không có vấn đề gì.
Còn về "được" hay "mất" mà chư vị đã nêu lên, nó không có liên hệ đến tu luyện. Chư vị cứ làm công việc làm của chư vị. Công việc làm và sự tu luyện của chư vị là tách rời ra, nó không cùng một thứ. Công việc làm của chư vị không thay thế được sự tu luyện của chư vị. Tuy nhiên tâm tính của chư vị và trạng thái tu luyện của chư vị sẽ phản ảnh qua việc làm của chư vị và qua tư cách của chư vị trong bất cứ những gì xung quanh chư vị.
Câu hỏi: Thưa, nếu vũ trụ là một hệ thống có thứ tự và năng lượng vô hạn, làm sao cái lý thuyết hỗn loạn hiện đại phù hợp với dạng thức của vũ trụ?
Thầy: Thật ra, không kể là nó hỗn loạn thế nào tại tầng thứ nhân loại đây, ở ngoài kia [xã hội] không kể là có bao nhiêu trường dạy về tư tưởng - có hằng trăm trường về triết lý học trong Trung Quốc cổ xưa, và có các học thuyết về triết lý và tôn giáo trong thời gian gần đây - điều họ giảng hay làm cũng đều là những gì của tầng thứ này. Những điều đó không ảnh hưởng đến vũ trụ được. Tôi dẫn cho chư vị một ví dụ. Nghe thì như là nói xấu người khác, tuy nhiên thật ra thì không phải. Tôi chỉ dẫn một ví dụ: thùng rác luôn tỏa ra mùi hôi đủ loại, chư vị không ngăn nó được. Nó chỉ là một biểu hiện của sự hỗn loạn trong cái chỗ con người đây. Cho nên nó không có liên kết trực tiếp với vũ trụ. Qua hỗn loạn chúng ta xét được tâm người và xem ai vẫn còn giữ được chính niệm.
Câu hỏi: Có lần con thật sự ngồi trong thế kiết già cả 8 giờ và 20 phút. Từ đó con cứ mãi bị khập khiễng. Bây giờ thì khá lắm rồi. Thưa làm thế có sai không?
Thầy: Ngồi từ 8 tiếng hay là hơn nữa không phải điều mà chư vị cố gắng là làm được. Trong khả năng của mình, chư vị tập thêm là tốt rồi. Nếu mà nó vượt khả năng của chư vị và chư vị cố ngồi đó trong cái thế đó lâu như thế, hay cố làm theo cách nào đó, tất nhiên, cái tâm tu luyện đó thì không tốt cho lắm, có thế đó là một chấp trước nữa? Nếu chư vị thật sự bị chấp trước ngồi trong thế kiết già, thì nó sẽ nảy sinh một nhân tố khiến cho chư vị ngộ ra sự kiện đó và nhận thức ra được. Cho nên tôi nghĩ rằng trong sự tu luyện của chư vị, chư vị không nên có chấp trước, cố làm điều gì đó giỏi nhất, hay cố gắng ngồi thiền lâu dài để hơn ai đó, hay khởi một tâm chấp trước khác. Bảo đảm kết quả là ngược lại. Trong tu luyện Đại Pháp, nhất định chư vị không được phép khởi tâm chấp trước nào - chư vị chỉ được phép loại trừ đi các tâm chấp trước.
Trong trường hợp mà qua tu luyện lâu dài, chư vị ngồi trong thế kiết già lâu như thế một cách tư nhiên, và chư vị có thì giờ vì không có chuyện gì xảy ra trong nhà, thì chư vị cứ ngồi lâu, tôi nghĩ là được. Tuy nhiên có một điều nữa mà tôi đã giảng, rằng Ðại Pháp của chúng ta không khuyến khích tu luyện trong trạng thái tĩnh lặng lâu dài. Chư vị phải đọc sách nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn. Chư vị phải biết rõ rằng chư vị tu luyện cái tâm của mình và đề cao trong Pháp. Các công pháp tu luyện của chúng ta là cách phụ trợ để đạt Viên Mãn. Cho nên nếu chư vị bỏ 8 tiếng đó để học Pháp, tôi nghĩ rằng chư vị sẽ tiến bộ rất nhiều. Thực tế, tôi đã giảng cho chư vị trước đây rằng khi chúng tôi bắt đầu truyền dạy Pháp này, chúng tôi có xét vấn đề là, làm sao một người tu luyện được trong xã hội bình thường. Vì thời giờ của họ rất hẹp, nhiều người bận rộn với công việc làm, nhất định là không có thì giờ để thiền lâu như thế.
Thật ra, tôi đã giảng điều này trước đây. Dù rằng chư vị chỉ có nửa giờ để thiền, tôi sẽ không để cho chư vị bị trụt lại đằng sau. Ðối với những gì cần phải giải quyết qua tập luyện các bài công pháp, chư vị sẽ không bị trụt lại đằng sau - hình thức tu luyện của chúng ta có tình huống này. Nếu mọi người đều ngồi được 8 tiếng mỗi ngày, thì chúng ta sẽ không làm công việc làm trong xã hội bình thường, và người khác cũng sẽ không hiểu chúng ta. Ðiều đó thì không đúng. Ðiều tôi giảng là một cái lý. Không có nghĩa là chư vị không được phép làm điều này điều khác. Nếu chư vị có nhiều thì giờ và tự nhiên ngồi thiền được trong một thời gian lâu, thì tôi không phản đối. Ðiều tôi nói có nghĩa là chư vị không nên làm bất cứ điều gì với tâm chấp trước.
Đa số cách nghĩ của tôi là của người miền Ðông. Vừa qua tôi giảng mỗi một vấn đề về cả hai mặt. Tôi không nhất định là các học viên người da trắng hiểu được. Chư vị có hiểu không? (Vỗ tay) Tốt lắm. Khi tôi giảng Pháp, cách nghĩ của tôi thường thường là cách của người Á Ðông, cho nên tôi muốn hỏi chư vị.
Câu hỏi: Nếu một sinh mệnh được tạo ra trong Tam Giới, thì rất khó cho sinh mệnh đó tu luyện vượt qua khỏi Tam Giới phải không?
Thầy: Không hẳn như vậy. Trong các đường lối tu luyện trong quá khứ thì rất khó. Chư vị có thể nói rằng không được. Mặc dù họ giảng là họ cứu độ tất cả chúng sinh trên diện rộng, thực tế thì chỉ cứu độ những ai mà từ thế giới của họ xuống đây. Còn về Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jê-Su mà đã đến để cứu người, các vị ấy độ bất cứ ai trong phạm vi chủng tộc của họ. Thế mà cũng có giới hạn. Hiện tại, tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều đang định lại vị trí của mình. Cho nên có thể là có cơ hội trong khía cạnh mà chư vị nêu lên. Nó còn tùy một sinh mệnh xử lý với tất cả điều này ra sao.
Câu hỏi: Ðại Pháp của chúng ta bao gồm các nguyên lý của Phật Gia, Ðạo Gia và Kỳ Môn. Thưa, các Pháp lý mà các Như Lai khác đã chứng ngộ có thể chỉ đạo chúng con không?
Thầy: Không, Ðại Pháp bao gồm tất cả, tuy nhiên chư vị không được thêm vào bất cứ tiểu đạo nào như là các đường lối nhỏ, các môn nhỏ, hay Như Lai nào. Nó sẽ khiến cho hiểu biết của chư vị sai lệch, là vì không có môn nào có vị trí hay được nêu lên cùng loại với Ðại Pháp của vũ trụ. Pháp tạo ra các tầng thứ hiểu biết khác nhau và các Quả Vị khác nhau. Tất cả những gì chư vị tu luyện trong Ðại Pháp cũng đều có các yếu tố trong Pháp mà chư vị tự mình chứng ngộ. Ðó là Quả Vị mà chính chư vị đạt được.
Ðể tôi giảng sơ qua thôi: một số trong chư vị đây là người mới và cũng chưa đọc sách, hay chư vị được các học viên hay gia đình của chư vị mang đến đây. Có lẽ là vì cơ duyên mà chư vị được ngồi đây. Tuy nhiên tôi cần nói cho chư vị biết, tôi không có đủ thì giờ để trả lời các câu hỏi của chư vị. Tại sao? Tôi đến đây cũng không phải dễ, đây là lần đầu tiên sau vài năm mà các học viên của tôi mở buổi Pháp Hội này, họ có nhiều câu hỏi trong tu luyện để tôi trả lời. Cho nên thời gian là vô cùng quý báu cho những người tu luyện. Ðó là tại sao tôi không có thì giờ cho chư vị. Xin thông cảm. Tại sao? Các câu hỏi của chư vị có khuynh hướng là câu hỏi của người thường, và tôi không xử lý những gì của xã hội con người. Có người vừa hỏi "Sư Phụ của quý vị có khả năng, tại sao ông không đẩy mạnh kinh tế quốc gia?" Mọi người biết rằng xã hội con người tiến triển là thể theo các quy luật đã định. Những gì xẩy ra trong một giai đoạn nào đó là do chư Thần quyết định. Phật, Ðạo, Thần duy trì các sự việc này. Tùy tiện làm cho sự việc hỗn loạn thì tuyệt đối không được phép. Nếu như tất cả chư Thần đó mà làm bất cứ điều gì họ muốn, thế giới sẽ mất trật tự, nói chi là xúc tiến kinh tế.
Tôi đoán câu hỏi vị này nêu lên, thứ nhất, vị này không phải là một trong những người tu luyện chúng ta; thứ hai, là khêu khích; thứ ba, vị này suy nghĩ sự việc từ quan điểm của con người. Nhân loại muốn gì thì Thần làm đó hay sao? Nhân loại muốn gì thì trên trời cũng làm theo? Thần là do con người khống chế hay sao? Chư vị nghĩ rằng xúc tiến kinh tế quốc gia là quan trọng, tuy nhiên chư vị nên biết rằng chư Thần xem các việc khác là quan trọng hơn! Chư vị biết, nhân loại không được phúc lành chính là vì đạo đức của họ suy đồi và nhân tâm quá suy hoại. Nếu nhân tâm trở thành tốt, họ sẽ được phúc lành và thịnh vượng. Chư vị có hiểu các nguyên lý này không?! Nhân loại đã suy đồi đến bước này rồi, thế mà vẫn còn muốn cái này cái khác. Ai sẽ ban cho chư vị?! Ðây tôi không nói về một số chủng tộc cá biệt và một số quốc gia cá biệt nào. Tôi đang giảng về một Pháp lý chung. Tác dụng là thế. Ðể được phúc lành, nhân loại phải tiêu trừ bớt nghiệp của mình. Chỉ có nhiều đức thì con người mới được thịnh vượng và hùng mạnh. Trước hết, con người phải có cái tâm tốt và có ít nghiệp. Nếu không, không những chỉ kinh tế sẽ trượt xuống, mà thảm họa và thiên tai đủ loại sẽ liên tục xẩy ra cho con người. Tuy nhiên, là một con người, cá nhân này không hiểu điều này và cũng không hiểu tất cả đều đã được an bài. Họ cứ nghĩ những gì nhân loại muốn làm thì họ cứ làm.
Câu hỏi: Vì những kẻ xấu cứ mãi làm điều xấu cũng là được an bài như thế, thưa họ có được tha thứ không?
Thầy: Không, họ không được tha thứ. Khi chúng tôi nói tất cả đều là cơ duyên, chúng tôi nói về sự kiện mà sinh mệnh của con người đã được trình tự an bài. Tôi có giảng trong Pháp rằng, có hai tình huống mà định mệnh của một người có thể thay đổi được, tức là có thể thay đổi những gì an bài cho người đó. Một là khi họ bước vào con đường tu luyện. Vì tu luyện không có an bài trong cuộc đời của chư vị, cho nên phải sửa lại toàn bộ cuộc đời của chư vị. Một tình huống khác là một người làm những điều xấu ác thì có thể thay đổi định mệnh của họ; cứ mãi làm điều xấu ác thì sẽ thay đổi định mệnh cho nguyên cả cuộc đời của họ. Nếu một người không làm điều xấu ác thì họ sẽ không tạo nghiệp. Ðó là tại sao khi một người làm những điều xấu ác thì có thể thay đổi định mệnh của họ và thay đổi các an bài nguyên thủy của họ. Tuy nhiên điều mà đang chờ đợi họ là hủy diệt, từng lớp từng lớp, để đền trả lại những gì họ đã làm. Tu luyện thật sự thay đổi được cuộc đời của một người. Không có cách nào khác.
Câu hỏi: Khi con đọc Chuyển Pháp Luân con thường quên nhiều nguyên lý cao thâm sau khi con đọc sách xong. Sau đó con nghe các bài Pháp giảng trong băng thu âm, sau đó con cũng không nhớ được gì.
Thầy: Ðó là bình thường. Một mặt khác, vì lúc ban đầu chư vị có nhiều thứ xấu trong tâm. Mặt khác, phần của chư vị mà đắc được Pháp thì nhớ. Ðó là phần của chư vị mà đã tu xong rồi. Trong khi chư vị liên tục thăng tiến trong tu luyện, chư vị càng đề cao nhanh hơn, thì phần của chư vị mà đã tu luyện xong sẽ được tách rời ra nhanh hơn. Hễ vừa đủ tiêu chuẫn liền bị tách ra. Một khi đã tách rời ra, thì nó không còn liên lạc với phần bề mặt của chư vị được nữa, phần mà chưa tu luyện xong. Ðó là tại sao chư vị cảm thấy mình quên tất cả. Tức là phần tu xong của chư vị đã đi rồi. Là vì, hễ mà đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn, đồng hóa với tiêu chuẩn của Pháp, thì nó thăng hoa. Phần mà đã thăng hoa đó chính là một vị thần, nhất định là nó không trộn lẫn với con người được. Tất nhiên, cũng không tuyệt đối. Người tu luyện trong núi xâu rừng thẳm trong quá khứ thì không như thế, vì họ không có liên hệ với xã hội người thường. Còn đệ tử Ðại Pháp thì tu luyện ngay trong xã hội người thường. Nếu phần thần của chư vị cũng làm giống như một con người, nhất định là bị cấm ngặt, cho nên phải tách rời nó ra. Ở bên này không kể chư vị làm tốt hay xấu, phần mà đã tu luyện xong không hoạt động và cũng không tham gia chuyện của con người. Ðây là để đảm bảo phần của chư vị mà đã tu luyện xong rồi không bị rớt xuống, mà chỉ liên tục đề cao. Cách đó là tốt nhất.
Ðó là tại sao có lúc chư vị cảm thấy chư vị lại quên đi, hay tại sao có lúc sau khi vượt qua khảo nghiệm chư vị cảm thấy không biết làm sao mà chấp trước kia lại trở lại. Ðó là vì phần mà chư vị đã tu luyện xong, phần mà đã đủ tiêu chuẩn đã được tách rời ra rồi. Ðó là nguyên nhân. Tuy nhiên không hẳn là như thế. Khi chư vị liên tục chân chính tu luyện, sự thay đổi của phần con người ở bề mặt nhất ngày càng to hơn và to hơn, chư vị ngày càng nhớ Pháp nhiều và nhiều hơn. Cho nên trong một thời gian đặc định nó sẽ xẩy ra, đó là bình thường.
Câu hỏi. Bây giờ càng ngày con càng ít nói và những gì con làm con xem rất nhẹ. Con lại hay quên. Thưa trạng thái này có bình thường không?
Thầy: Có một tình huống nữa mà có liên hệ với sự quên. Trong cuộc sống nơi người thường, nhất là ở Trung Quốc, nhiều người chỉ để tâm vào mưu đồ và toan tính để hơn thưa người khác. Cho nên tư tưởng và cách nghĩ của họ rất xấu và hoàn toàn không phù hợp với tư tưởng của người tu luyện. Con người đã quen như thế rồi. Mỗi khi chư vị suy nghĩ về vấn đề, tâm của chư vị sẽ đi đến đó và biến thành tư tưởng xấu. Thế chúng ta phải làm sao? Trước hết vặn tắc phần tư tưởng đó để nó không còn hoạt động nhiều, để giúp cho phần tư tưởng tốt của chư vị hoạt động nhiều hơn. Ðó là tại sao trong giai đoạn đó, chư vị phát hiện bản thân mình quên nhiều việc một cách dễ dàng. Làm thế là vì lợi ích cho chư vị. Tuyệt đối không được để cho chư vị có ý tưởng xấu mỗi lần chư vị bắt đầu suy nghĩ. Tất nhiên, đây không phải là nói là nó xấu, tuy nhiên cách suy nghĩ như thế thì không đúng. Hễ mà chư vị suy nghĩ, trong trạng thái suy nghĩ, thì nó cần phải thay đổi. Trong một giai đoạn đặc định chư vị dường như hay quên. Ðã làm như thế cho sự tu luyện của chư vị. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng công việc làm hay học vấn của chư vị. Trong trường hợp chư vị phát hiện điều gì mà chư vị đã làm mà không đúng, có lẽ là có quan hệ với việc chư vị đề cao. Ðiều đó xẩy ra là vì Pháp lý liên tục đề cao. Chư vị phát hiện rằng điều mà chư vị cho là đúng thì không hoàn toàn là đúng nữa sau khi chư vị đề cao. Và khi chư vị đề cao lên nữa, chư vị sẽ phát hiện rằng điều mà chư vị vừa hiểu qua cũng lại không đúng nữa. Chư vị có thể kinh nghiệm trạng thái đó. Cho nên chư vị tu luyện càng cao thì nó càng đúng hơn.
Câu hỏi: Tu luyện bắt đầu từ nguồn gốc sinh mệnh của con người và liên tục như thế cho đến khi Viên Mãn; đồng thời, trụ công phát triển từ trên đỉnh đầu của họ cho đến khi đạt Viên Mãn. Thưa sự liên hệ giữa hai tiến trình này là sao?
Thầy: Chuyển hóa thân thể bằng vật chất cao năng lượng chính là chuyển hóa thân thể bẩm sinh của chư vị. Các đại giác thì có nhiều năng lượng. Năng lượng đó biểu hiện là một trụ công trong tu luyện và đó là một phần Pháp của người tu luyện biểu hiện rõ ràng. Sự tồn tại của chúng có hai hình thức khác nhau. Tất cả những gì cần thiết trong tu luyện, đến sự thay đổi của các phân tử của thân thể của họ cũng tùy thuộc vào năng lượng đó, nó có thể thay đổi tất cả. Tu luyện Ðại Pháp bắt đầu từ tầng thứ vi tế nhất của sinh mệnh. Nhưng vì họ là người tu luyện, thân thể bên ngoài của họ cũng thay đổi theo, chỉ có là tỉ số thay đổi thì nhỏ. Tỉ số là khoảng 1%.
Câu hỏi: Tu luyện đạt được qua thân thể ở bên phía con người đây. Con hiểu các Pháp lý rõ hơn và không truy cầu điều gì, nhưng con lại đạt được một cách tự nhiên.
Thầy: Vâng! Ðó là một trạng thái rất tốt. Khi chư vị đạt đến trạng thái đó, chư vị cảm thấy thoải mát và thỏa mãn với cuộc đời của mình. Trong khi chư vị liên tục cải tiến, khi càng hiểu rõ và hiểu rõ hơn về các Pháp lý, chư vị sẽ phát hiện rằng tu luyện càng dễ và dễ hơn. Rất nhiều điều dường như không còn phức tạp nữa như khi mà chư vị xét nó từ góc độ của con người. Chỉ liếc qua là hiểu rõ tất cả. Khi người thường bất đồng với nhau họ cải vã và không nghe nhau. Tuy thế khi chư vị không tham dự vào các tranh cãi của họ, khi chư vị nhìn họ một cách điềm tỉnh như một người ngoài, chư vị sẽ xét được ai đúng. Nếu chư vị không là một bộ phận trong người thường và chư vị xét sự tranh cãi của họ, chư vị không cần nghe nhiều, thì cũng sẽ hiểu tất cả. Chư vị cảm thấy không có đáng để tranh cãi cả. Chỉ liếc qua là hiểu rõ tất cả.
Câu hỏi: Vì con lớn tuổi, các khớp xương của con bị cứng và ngồi thiền thì rất khó. Ðến cả ngồi bán già con làm cũng không được. Con chỉ ngồi tập với hai chân khép lại.
Thầy: Tu luyện không có vấn đề về tuổi tác cho ai cả. Lớn tuổi cũng không gây khó khăn cho tu luyện, là vì tuổi tác không có liên quan đến tu luyện. Không kể già hay trẻ, tất cả chư vị đều lĩnh hội được Pháp. Còn về ngồi trong thế kiết già, tất nhiên cho người lớn tuổi thì tôi xét khác. Nếu trong đời chư vị chưa từng ngồi trong thế kiết già, các khớp xương và gân chưa từng giảng xa như thế, chư vị phải làm sao? Cứ tập từ từ, đừng quan tâm, tôi nghĩ cuối cùng chư vị sẽ làm được. Ðến cả những người khoảng 80 đến 90, chưa bao giờ ngồi trong thế hoa sen cũng ngồi được. Cứ thử đi và hoàn toàn tin vào bản thân mình. Trong quá khứ, thường thường người tu luyện không đắc được Ðạo cho đến khi họ khoảng 80 hay 90 tuổi hay đến cả ngoài 100 tuổi.
Câu hỏi: Người trong tương lai sẽ không được biết Pháp này, tuy thế trong kinh văn "Pháp Định" giảng rằng "Thế hệ tương lai bao nhiêu niên đại trong tương lai phải tu luyện theo cách mà đích thân tôi lưu lại, nếu họ muốn đạt Viên Mãn."
Thầy: Khi tôi giảng cho chư vị tôi chỉ có thể dùng ngôn ngữ con người. Tại bất cứ cảnh giới nào hay tại bất cứ tầng thứ nào của vũ trụ, Pháp này vĩnh viễn không thay đổi. Pháp vĩnh viễn không thay đổi nữa. Cho nên Ðại Pháp này của vũ trụ sẽ vĩnh viễn không phá vỡ được. Hơn nữa, Pháp có khả năng tự chỉnh lại, tự liên tục hài hòa và tự hoàn thiện để vĩnh viễn không bị phá hoại. Chư vị biết rằng nhân loại không xứng đáng nghe một Pháp vĩ đại thế này. Không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni không giảng pháp chân chính, hay Chúa Jê-su không muốn giảng pháp rõ ràng cho con người; mà chính là vì con người chỉ được phép nghe bao nhiêu đó thôi, nếu không thì họ sẽ biết sự thật về Phật và Thần, điều đó không được phép. Hôm nay tôi đã giảng cho chư vị rất nhiều thiên cơ. Nếu chư vị đạt Viên Mãn, những gì tôi giảng tất cả đều giảng cho Thần chứ không phải giảng cho con người.
Trí nhớ của những người mà không đạt Viên Mãn được sẽ bị xóa đi trong tương lai - vì họ không được phép biết những điều này. Trong Ðại Pháp này thực tế là có người sẽ về Pháp Luân Thế Giới, và Pháp có nội hàm cá biệt cho cách tu luyện này. Cho nên những điều đó có được trao cho con người hay không sẽ được quyết định trong tương lai. Tuy nhiên loài người trong tương lai sẽ không biết về Ðại Pháp hay biết về tôi. Con người sẽ truyền xuống như một truyền thuyết trong bao nhiêu niên đại trong tương lai, truyền giống như câu chuyện thần tiên mà con người kể lại qua bao nhiêu niên đại. Họ sẽ nhớ các bài học nghiêm trọng mà đã lưu lại cho nhân loại khi các sinh mệnh tại tầng thứ này cuối cùng được đặt lại vị trí.
Câu hỏi: Pháp Luân Công dạy Chân Thiện Nhẫn. Thưa, khi sự việc xẩy ra cho các đệ tử Pháp Luân Công ở Tianjin thì chúng con có nên Nhẫn không?
Thầy: Câu hỏi này đã được nêu lên rồi, cho nên tôi không giảng nữa. "Nhẫn" thể hiện qua tư cách toàn bộ của người tu luyện, nhưng không có nghĩa là không hành động. Khi người ta tùy tiện phá hoại một Pháp vĩ đại thế này, chẳng phải chúng ta không phát biểu ý kiến hay sao? Ðể tôi giảng cho chư vị một lần nữa: các học viên mà đến Bắc Kinh không phải là để biểu tình hay xuống đường, họ không hô hào, không mang biểu ngữ, không có ý đồ xấu. Mọi người đến đó với thiện ý trình lên tình hình thật sự cho các lãnh đạo quốc gia. Tôi nghĩ những điều đó là nên làm. Họ làm là vì họ cảm thấy những gì bất công xẩy ra cho các đệ tử Ðại Pháp, thì cũng bằng như là chính họ bị bất công. [Họ cảm tưởng rằng,] "Khi quý vị kết tội Đại Pháp là tà, thì cũng bằng như là kết tội cá nhân tôi là tà." Họ nghĩ theo cách này. Họ muốn khôi phục thanh danh của Ðại Pháp và trình rõ tình hình cho các lãnh đạo quốc gia. Vì ý tưởng đó mà họ làm. Ðiều đó đâu có sai! Nhiều người đã đến đó? Tôi nói rằng số người đi đến đó là không nhiều. Là vì 100 triệu người tập luyện, nếu mọi người cùng đi thì không tưởng tượng nổi - Bắc Kinh không chứa được bao nhiêu người đó đâu. Trong 100 triệu trên toàn quốc gia, mà chỉ có 10 ngàn người đến đó. Nhiều là sao? Nếu như họ thật sự gán cho Đại Pháp là một "dị" giáo, tôi nghĩ rằng không những chỉ 10 ngàn người thôi đâu. Báo cáo tình hình thật sự cho chính quyền trung ương thì có gì sai không? Làm thế không có gì sai cả! (Vỗ tay)
Chúng tôi đã nói rằng chúng tôi không phản đối chính quyền và chúng tôi không làm chính trị. Chúng tôi chỉ cố gắng làm người tốt. Làm thế có gì sai không? Các viên chức chính quyền có nên kết tội các học viên là tà không? Nếu họ đối xử như người thường, ai nói gì về họ thì họ cũng không quan tâm. Tuy nhiên. Tuy nhiên họ thật sự đang cố gắng làm người tốt, vậy mà chính quyền vẫn còn kết tội là tà ác - làm sao mà họ không đau lòng?
Câu hỏi: Thưa người có lòng tốt là do tầng thứ của nguyên thần của họ chỉ định phải không?
Thầy: Lòng tốt thật sự là bản tính nguyên thủy của một người. Trong thế tục này, thì chỉ gọi là phản ảnh lòng tốt bẩm sinh của một người. Nó hoàn toàn khác với bản tính của những người mà hoàn toàn tái sinh từ thú vật hay các loài vật khác. Là con người ai cũng có lòng tốt, bởi vì mỗi một sinh mệnh đều phải phù hợp với tiêu chuẩn của một tầng thứ đặc định khi được hình thành trong cảnh giới đó. Chỉ có là con người hình thành các quan niệm đủ loại sau khi sinh ra để có chân đứng trong xã hội người thường. Họ liên tục bảo vệ chính mình, bảo vệ lợi ích nhỏ nhen của họ, và liên tục làm hại người khác. Cho nên lòng tốt của họ ngày càng biến mất đi.
Câu hỏi: Chư Phật thì ở tại tầng thứ cao nhất và loài người thì ở tại tầng thứ thấp nhất. Thưa giữa chư Phật và con người thì có bao nhiêu tầng thứ?
Thầy: Dường như chư vị chưa học Pháp. Tôi đã giảng nhiều lần cho các học viên của tôi về cấu trúc của vũ trụ. Chư vị có thể tìm xem trong sách của tôi. Vì đề tài này rất rộng, giảng thì tốn thì giờ và không phải điều mà có thể trả lời hết ngay bây giờ. Không như chư vị tưởng tượng, Phật không phải là cao nhất. Trong quá khứ, Thần tại các tầng thứ cao nhất là vô hình, vị ấy không có thân thể. Từ góc độ của toàn bộ vũ trụ, chư Thần mà có thân thể đều là ở các tầng thứ ở giữa và thấp hơn. Từ các tầng thứ cao hơn lên đến trên, tất cả chư Thần khỗng lồ đều là vô hình. Họ giống như vật chất di động vô hình, tuy nhiên họ có tư tưởng và sinh mệnh. Tầng thứ của họ càng cao, thì họ càng có nhiều năng lượng hơn và càng hùng mạnh hơn; tầng thứ của họ càng cao, thì trí tuệ của họ càng bao la hơn.
Câu hỏi: Con chỉ tập luyện có nửa năm thôi và con không thấy có phản ứng gì hay thấy các trạng thái tu luyện trong pháp môn chúng ta. Đây có phải là Sư Phụ không lo cho con? Có lúc con nghĩ rằng có thể con là một người có căn cơ to. Thưa tư tưởng loại này có đúng không?
Thầy: Chư vị có thể có tư tưởng này khác, điều đó thì được. Tuy nhiên đừng để các tư tưởng đó biến thành các tâm chấp trước. Xóa nó đi. Con đường tu luyện của mỗi người thì đã có một số an bài đặc định rồi, cứ tu luyện đi. Đại Pháp là sẵn có cho tất chúng sinh. Nếu là một đệ tử mà không được tôi lo cho, đó là vấn đề của tôi. Thực tế, chư vị lĩnh hội được các Pháp lý và cũng tu luyện được trong Pháp, mặc dù chư vị không cảm thấy sự thay đổi của chư vị. Đó không có nghĩa là chư vị không tu luyện. Một số người thì rất là nhạy cảm, trong khi người khác thì không. Cho nên trạng thái tu luyện của mọi người là khác nhau. Có thể một người có căn cơ to, hay có thể là không. Cho nên nó có thể là bất cứ tình huống nào.
Câu hỏi: Thưa, nếu một người chỉ tu luyện đến tầng thứ thiên nhân, họ có phải chờ cho đến khi cái nhục thể này chết trước khi họ trở về vị trí của họ?
Thầy: Đối với thiên nhân trong Tam Giới, họ không có thân thể mà do các lớp hạt tử của phân tử to nhất tạo thành. Thân thể của họ là do nhiều hạt tử vi tế hơn tạo ra so với tầng thứ này của hạt tử của con người. Cho nên, họ không mang thân thể của cái lớp này được. Tuy nhiên tôi có giảng rằng không có chuyện một người đạt Viên Mãn trong Tam Giới. Không vượt qua khỏi Tam Giới, không ai được tính là đạt Viên Mãn cả. Thật ra có một số người thì khá hơn những người khác - tức là, họ là người tốt trong đám người thường, họ có ít nghiệp, hay họ đã làm nhiều điều tốt trong những đời của họ. Mặc dù họ không tu luyện họ cũng được lên các tầng thứ khác nhau trong Tam Giới để thành thiên nhân, không đòi hỏi phải tu luyện. Tuy nhiên họ vẫn phải đi xuống và tái sinh nhiều năm sau đó. Còn về tiểu đạo, có các nguyên nhân tại sao họ không vượt qua khỏi Tam Giới. Đó là chuyện của họ và chúng ta không quan tâm vào chuyện của họ.
Câu hỏi: Đối với xử lý sự việc con không có quan điểm của con, con dễ bị người khác ảnh hưởng. Thưa, có phải con không kiên trì?
Thầy: Đây là vấn đề lý trí. Là người tu luyện, khi làm điều gì thì phải dùng chính niệm để chi phối quan điểm của mình.
Câu hỏi: Thưa, làm công việc làm cho tốt có liên quan đến tu luyện không?
Thầy: Khi chư vị làm việc gì trong người thường, nếu đó chỉ là vấn đề kỹ thuật là phải làm sao cho tốt và không có liên hệ đến tâm tính của chư vị, tôi nghĩ rằng điều đó không có liên quan đến việc tu luyện của chư vị. Nếu rắc rối mà chư vị đang đối mặt có liên hệ đến tâm tính, tức là, nếu điều mà chư vị làm có thể đưa đến điều tốt hay xấu, tôi nghĩ rằng chư vị sẽ làm đúng miễn là chư vị cố rắng hết sức mình để theo tiêu chuẩn của người tu luyện.
Câu hỏi: Phần thân thể mà do vật chất cao năng lượng chuyển hóa hay được chuyển hóa chỉ một phần thì có còn bị pháp trong không gian vật chất này khống chế không?
Thầy: Sau khi hoàn toàn được chuyển hóa rồi thì nó sẽ không bị. Còn về phần mà chưa được chuyển hóa, thì nó có thể bị không gian con người đây ảnh hưởng, nó có thể bị không gian này ức chế.
Câu hỏi: Thưa, ăn thức ăn nóng sẽ làm cho bị nóng bên trong thân thể, dẫn đến cảm lạnh và ho, và ăn nhiều sẽ lên cân.
Thầy: Câu này dường như là câu hỏi mà người thường nêu lên - không có gì liên hệ đến người tu luyện. Là người tu luyện, năng lượng phát ra từ thân thể của chư vị có thể thay đổi trạng thái thân thể của chư vị dù rằng chư vị có cố ý hay không. Dù sao thì chư vị cũng khác với người thường. Nếu người tu luyện quan tâm đến việc ăn thức ăn nóng, sợ bị nóng nhiều bên trong thân thể, đó chính là một tâm chấp trước. Hơn nữa, nó không hẳn là như thế. Là người tu luyện, chư vị phải hiểu Pháp từ trên căn bản của Pháp và xét cá nhân mình với các nguyên lý cao hơn. Nếu chư vị cứ mãi xét cá nhân mình với nguyên lý của người thường, tôi nói là không đúng lắm. Thật sự phải thế không? Đó là vấn đề về tâm tính. Người thường thì họ sợ bị cảm hay bị ho. Tôi biết vị này chưa tu luyện. Là người tu luyện, thân thể của chư vị cuối cùng sẽ trở thành Nãi Bạch Thể, sẽ vượt qua Tam Giới, và thân thể sẽ là vật chất cao năng lượng. Chẳng phải chúng ta phải theo tiêu chuẩn cao hơn trong khi chúng ta tu luyện hay sao? Nếu chư vị nói rằng "Trước khi con đạt đến đó, con vẫn cứ dùng quan niệm con người để xét cá nhân mình và tự con đặt tiêu chuẩn cho con", thế thì chư vị vĩnh viễn là con người. Thậm chí chư vị cũng không biết được là chư vị có đủ tiêu chuẩn hay không. Chư vị phải chính mình tuân theo tiêu chuẩn cao.
Nếu chư vị muốn tu luyện thì chư vị cứ tu. Một số học viên trong quá khứ không dám uống nước lạnh, bây giờ thì họ uống mà không có vấn đề gì. Họ đã từng sợ này sợ kia, bây giờ thì không ai có vấn đề gì cả. Những gì con người tin tưởng thì chỉ là quan niệm của con người. Hôm qua, tôi có dẫn một ví dụ về một học viên, vị này cho tôi biết là đã bị xe đụng. Hay vai, xương trong thân thể, và xương chậu đều bị gẩy. Vị này được đưa vào bệnh viện trong khi bất tỉnh. Bệnh viện cho rằng ông ta khó mà bình phục, rằng ông bị thương rất nặng, và đến lúc là phải lo việc tang phó rồi. Tuy nhiên vào ngày thứ hai, từ trên giường ông đứng dậy và đi ra. Nhân viên bệnh viện không hiểu. Bác sĩ hỏi "Làm sao mà ông ta còn sống được?" Và ông về nhà. Sau đó, bệnh viện muốn xem ông ta ra sao và hỏi "Ông ta vẫn còn đi được sao?" Ý họ hỏi "Ông ta còn đi được?" Bác sĩ được biết là ông không đi được nữa. Bác sĩ bèn nói "Thấy không, tôi đã bảo rồi, ông ta không đi được." Nhưng bác sĩ lập tức được biết "Bây giờ ông ta chạy được." (Vỗ tay) Tất nhiên, với quan niệm con người chư vị không hiểu được điều này. Đó là nói rằng, là người tu luyện, chư vị phải biết chư vị đang làm gì. Chư vị không nên cứ luôn nhầm lẫn cá nhân mình với người thường.
Câu hỏi: Trong việc cứu người, Sư Phụ đã mở cái cửa này to lớn. Tại sao điều đó làm cho rất nhiều Thần trong các không gian khác nhau bị xáo trộn?
Thầy: Là vì tôi đang chính Pháp! Tất cả họ đều đang bị chỉnh xửa lại. (Vỗ tay) Tất cả sinh mệnh đều đang định lại vị trí cho tương lai của họ.
Câu hỏi: Một số văn từ đã trích những lời giảng của Sư Phụ trong đó. Chúng con bỏ nó cách nào?
Thầy: Đốt nó thì được rồi. Vì chư vị đang là đệ tử tu luyện, chư vị không cố ý vô phép, và chư vị cũng không có chỗ để chứa nó. Còn các giấy chép sách lại, nhất là một số chư vị cũng có hỏi phải làm sao với các giấy mà có lỗi. Đốt tất cả đi, điều đó không sao cả. Pháp ở trong các không gian khác của các lá thư, và lửa trong thế nhân này không đụng được nó. Cái mà chư vị hủy đó là giấy và mực, nó chỉ là do các hạt tử của lớp to nhất hình thành mà thôi.
Câu hỏi: Trong lúc con ngồi thiền tốt hơn là không nên cử động. Nếu cái thế ngồi tình cờ thay đổi và không ngồi đúng, chúng con có được sửa lại để ngồi cho đúng được không?
Thầy: Được, không có ảnh hưởng gì cả. Khi có gì không đúng thì phải sửa. Nếu không, nếu chư vị quen như thế thì cái cơ chế sẽ bị méo mó, cho nên phải sửa lại. Tuy nhiên đó không phải nói rằng mỗi người thì không được khác một chút trong các động tác. Động tác của mỗi người không thể hoàn toàn giống nhau, giống như là được đặt khuôn. Chắn chắn là không phải. Miễn là các động tác của mọi người trên căn bản đủ tiêu chuẩn là được rồi. Cố gắng hết sức mình để tập chung với nhau. Khi chư vị tập các bài công pháp động tác thì phải đồng nhất
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro