Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

KINH VAN

Câu hỏi: Một số phụ đạo viên không lắng nghe các ý kiến khác. Họ trở thành như các quan lại nơi người thường.

Thầy: Phụ đạo viên là phải sẵn sàng và có khả năng lắng nghe các ý kiến khác. Nhưng nếu chư vị suy nghĩ về các phụ đạo viên, họ cũng là người tu luyện và họ cũng không hoàn hảo. Một số học viên nghĩ rằng "Tại sao chúng ta không chọn người thông minh nhất và người mà tốt nhất trong địa phương chúng ta để làm phụ đạo viên?" (Khán giả cười) Nó không có tác dụng theo cách đó. Thế thì tại sao tôi không bước ra và tự mình làm những sự việc này trực tiếp? Tôi muốn để cho chư vị cơ hội Viên Mãn và tạo uy đức. Nếu mà tôi làm hết tất cả, hay bảo chư vị phải xử lý mỗi sự việc cụ thể thế nào và chư vị chỉ làm theo sự chỉ huy của tôi, chắc chắn là phối hợp sẽ tốt, bởi vì [chư vị nghĩ] "Sư Phụ bảo chúng ta như thế. Không có gì gọi là nếu, và, nhưng gì cả. Phải tuân theo Sư Phụ." Thế thì chư vị có tạo được uy đức gì không? Chư vị cố gắng gì đây? Đối mặt với thử thách hay gian khổ chư vị vẫn tiến bước trên con đường của chính chư vị không? Chỉ khi nào chư vị tìm cách để xử lý sự việc cho tốt trong khi chư vị chứng thực Pháp và đương đầu với các thử thách, và khi chư vị tự mình cố gắng mà thành công - thì đó mới là xuất sắc.

Các phụ đạo viên trong đệ tử Đại Pháp trên thực tế chỉ là phụ đạo viên, là nơi liên lạc, và người đưa tin tức. Đừng xem họ là Sư Phụ, và cũng đừng đặt hy vọng vào họ quá cao, mà chư vị dựa vào họ trong khi chư vị tu luyện và muốn họ phải xử lý mọi việc cho đúng. Không phải như thế. Nếu người phụ đạo thật sự như là Sư Phụ, hay có khả năng nhận định từ mọi mặt và không bao giờ sai, thì nhiều người trong địa phương đó không tu luyện thành được, bởi người phụ đạo đó đã suy ra tất cả tốt, thì không còn gì để cho chư vị phải suy nghĩ cả. Nếu mà vị này làm tất cả đúng thì chư vị không còn cơ hội để thể hiện tài năng của chư vị. Chư vị hiểu cái ý đó không?

Thật ra, đã lâu rồi tôi bảo các phụ đạo viên địa phương là phải điều hành sự việc một cách lỏng lẻo, và rằng, ngoại trừ các nổ lực của nhóm cần phải phối hợp, họ không được giới hạn con đường mà mỗi một đệ tử Đại Pháp chọn, là con đường của một cá nhân đang chứng thực Pháp. Cho nên ngoài chuyện gì không tốt cho Đại Pháp và người phụ đạo cần chặn đứng sự việc đó, mỗi một đệ tử Đại Pháp phải hoàn toàn đảm trách vai trò của mình và phải tiên phong làm những gì người đệ tử Đại Pháp phải làm. Trong khi chư vị chứng thực Pháp, những gì chư vị nghĩ, nhìn thấy, gặp phải, hay nhận thức ra được, thì cứ làm, chỉ lúc ấy chư vị mới tiến bước trên con đường của chính cá nhân chư vị và tạo uy đức cho chính cá nhân mình. Chẳng phải là như thế hay sao? (Vỗ tay)

Với một số học viên, tôi phát hiện họ vẫn bị dích mắt vào các phụ đạo viên, họ nghĩ "Tại sao người phụ đạo viên này không đủ tiêu chuẩn?" (Sư Phụ cười) Nếu như người phụ đạo viên mà thật sự tốt và suy ra được tất cả trước, tôi nghĩ rằng các học viên khác trong địa phương đó thật sự không có cách nào để thể hiện tài năng và khả năng của mình. Nếu một địa phương nào đó làm tốt, thì chắc chắn là là thế này: các phục đạo viên chỉ cần nói điều gì đó cần phải làm, và các đệ tử Đại Pháp, tự nguyện, phối hợp với nhau và cùng nhau vượt qua các thử thách, hoàn toàn dùng trí tuệ của đệ tử Đại Pháp, để hoàn tất sự việc cho tốt theo cách tốt hơn. Đến cả khi các phụ đạo viên không suy nghĩ cặn kẽ hay thiếu sót điều gì, các đệ tử Đại Pháp bổ túc cho tốt, và đó chính là uy đức của chư vị. Đừng bất mãn khi sự việc khó khăn, và cũng đừng nghĩ rằng chư vị phải thể hiện cho người khác thấy chư vị đang làm gì. Sư Phụ nhìn thấy được tất cả những gì chư vị làm, và tất cả chư thần cũng thế. Khi chư vị tự mình làm tốt, thì đó chính là uy đức trường cửu của chư vị.

Trong tu luyện chư vị không thể lúc nào cũng nhìn người khác. Chư vị phải nhìn vào chính mình, và tu luyện chính mình. Khi có rắc rối gì, tìm vào chính mình và cố gắng tìm cho ra phần rắc rối của chư vị. Khi chư vị nhìn thấy có gì thiếu sót, suy tính làm sao mà chư vị có thể làm sự việc cho tốt, luôn luôn giữ chính niệm, và phải thể hiện chính niệm chính hành của một đệ tử Đại Pháp khi đối diện với các thử thách - đó mới là xuất sắc. Là đệ tử Đại Pháp, đó chính là chư vị chứng thực pháp với chính niệm và chỉ lúc ấy chư vị mới thật sự xứng đáng là người đệ tử Đại Pháp.

Câu hỏi: Một số quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương rất thân thiện với tà ác và sự chênh lệch trong việc cứu độ chúng sinh rất to.

Thầy: Làm bao nhiêu được thì làm, làm trong khả năng của chư vị và đúng lúc. Chỗ nào mà tà ác dữ dội thì chư vị có thể chờ - không sao cả và cũng không phải là lỗi của học viên chúng ta. Tất nhiên, nơi nào không có đệ tử Đại Pháp thì nơi đó sẽ có rắc rối trong việc cứu độ các sinh mệnh trong tương lai; vì chư vị là đệ tử Đại Pháp chư vị sẽ suy nghĩ về điều này. Thể theo hình thế mà thực thi sự việc, làm bao nhiêu được thì làm, và khi gặp những việc không làm được, thì để sau này chúng ta sẽ xét là phải làm sao.

Câu hỏi: Khi chúng con không có khái niệm hay kế hoạch trước, thì tác dụng chứng thực Pháp xuất sắc, và khi ngược lại thì tác dụng kém.

Thầy: Vâng, nhiều điều chư vị làm, khi chư vị không có khái niệm con người, thì các chấp trước của chư vị không trộn lẫn vào được. Nếu, chư vị có trách nhiệm đối với Pháp, không có các tâm chấp trước con người, không có những thứ cá nhân, không trộn lẫn những thứ cá nhân vào, chắc chắn chư vị làm việc đó tốt. Ngược lại, hễ mà chư vị trộn các nhân tố cá nhân của chư vị vào, thì chư vị không làm việc đó tốt được.

Có một điều chư vị phải chú ý: chư vị đang chứng thực Pháp, không phải chứng thực cá nhân mình. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp chính là tu luyện, và những gì chư vị phải buông bỏ trong tiến trình tu luyện không gì khác hơn là cái chấp trước bản ngã của chư vị; ngược lại, chư vị không buông bỏ được, mà còn làm cho cái rắc rối mà chư vị chứng thực cá nhân mình nghiêm trọng thêm, đến độ mà chư vị làm mà không còn ý thức nữa. Khi chư vị đang chứng thực Pháp và đang tu luyện, thì đó chính là tiến trình buông bỏ cái bản ngã của mình, khi chư vị không làm được như thế thì thật sự chư vị đang chứng thực cá nhân mình. Rốt ráo là chư vị phải buông bỏ đi tất cả những thứ của con người, và chỉ sau khi chư vị buông bỏ tất cả các chấp trước của con người của chư vị, thì chư vị mới bước ra khỏi cái vòng xích của con người.

Chư vị là người tu luyện, chư vị phải có uy đức. Và uy đức của chư vị đến từ đâu? Chẳng phải là nó đến từ chư vị buông bỏ được bản ngã của mình và trong môi trường khó khăn này mà không ích kỹ, và là một đệ tử Đại Pháp hoàn toàn có trách nhiệm đối với Pháp hay sao? Đó chẳng phải chính là uy đức hay sao? Hơn nữa, chư vị đã làm được điều đó trong môi trường khó khăn này. Chư vị càng đặc để chư vị trước và trộn các nhân tố bản ngã vào, thì uy đức của chư vị càng ít đi, và đó là tại sao chư vị không thành công trong các việc hay những gì chư vị làm. Những gì của Đại Pháp phải là thiêng liêng nhất, đó là tại sao chư vị càng có ít khái niệm cá nhân và càng ít trộn lẫn các nhân tố cá nhân vào, thì chư vị xử lý sự việc khá hơn và có lẽ chư vị càng thành công hơn.

Câu hỏi: Chúng con có thể để ảnh của Sư Phụ dạy các bài công pháp trên một cái bản to khi chúng con dùng để giảng rõ sự thật về Đại Pháp?

Thầy: Nếu để giảng rõ sự thật thì tôi nghĩ không có vấn đề gì, chẳng phải chư vị cũng đã làm rồi hay sao? (Khán giả cười)

Câu hỏi: (Thầy: Tôi sẽ không đọc lớn ra những lời lịch sự trước các câu hỏi, được không?) Các sơ sở truyền tin do các đệ tử Đại Pháp thành lập cần nhân lực, tài liệu, và tài chánh để điều hành một thời gian lâu dài. Các bạn đồng tu ở đài truyền hình thường nói với con, vì con là đệ tử ở Đài Loan, "Có từ 300 đến 500 ngàn người ở Đài Loan tu luyện Đại Pháp, cho nên khi đài truyền hình cần chúng ta không có rắc rối tìm người." Thưa Sư Phụ, Đài Loan có nên chú trọng thêm vào truyền hình để giảng rõ sự thật hay không?

Thầy: Ai biết kỹ thuật hay có kỹ năng đặc biệt, không kể là từ Đài Loan hay từ nơi nào khác, chắc chắn là được mời đến.

Câu hỏi: Khi việc tiến trình dịch thuật bị chậm lại, thưa có phải là can nhiễu không?

Thầy: Thường thì những việc cụ thể mà đệ tử Đại Pháp làm là có liên quan đến tu luyện cá nhân của họ, đồng thời có liên quan đến hoàn cảnh của cá nhân họ. Với những gì cụ thể như điều này, chư vị cũng cần thảo luận với nhau và tính ra cách để điều hành khá hơn và tiến bước trên con đường của chính chư vị. Không có quyển sách Đại Pháp-dịch ra tiếng ngoại ngữ nào là do tôi dịch cả (Sư Phụ cười, khán giả cười) và mỗi một đệ tử Đại Pháp đều đảm trách các trách nhiệm khác nhau. Việc dịch thuật cũng không do ai phân công. Tất cả là do những đệ tử tích cực thảo luận [để quyết định bản dịch nào tốt nhất] và phối hợp với nhau. Cho nên cứ tìm cách làm sao cho tốt hơn. Trong tất cả những gì chư vị làm, chính là chư vị đang chứng thực Pháp và tu luyện cá nhân mình, đó là tất cả những gì chư vị nên làm.

Câu hỏi: Chúng con có nên lựa chọn các học sinh vào trường Minh Huệ không? (Khán giả cười) Sư Phụ, xin chỉ bảo về điều này.

Thầy: Theo tôi nghĩ, bây giờ chư vị đang điều hành một trường học, cho nên trong việc nhận học sinh chư vị không nên chọn lựa. Thật ra, chư vị cũng biết, Đại Pháp chỉ là về tu luyện - Đại Pháp không có gì khác ngoài tu luyện. Và thậm chí hôm nay con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp cũng khác - để giảng rõ sự thật, để cứu nhiều người thế giới hơn nữa, để quân bình cuộc bức hại này, vân vân, một số học viên đã cùng nhau thành lập các cơ sở truyền tin hay làm việc này việc khác - những việc đó không có phần nào là của Đại Pháp cả. Đó là những trường hợp của các học viên đang bước trên con đường của cá nhân mình mà chứng thực Pháp, và cũng là do các học viên tự mình làm những việc đó. Cho nên, đó cũng là tạo uy đức của chính chư vị, và rất xuất sắc.

Vì đây không phải một phần sự việc của Đại Pháp, thì nó phải là phần của xã hội bình thường, cho nên nó phải phù hợp với xã hội bình thường. Chính là các sinh mệnh mà chư vị cứu độ trong xã hội bình thường, thế thì chư vị càng phải gần với xã hội bình thường và làm cho cơ sở truyền tin của chư vị trở thành một cơ sở mà quần chúng thích xem và nghe. Chỉ có cách đó, chư vị mới đạt được kết quả tốt hơn.

Trường học Minh Huệ cũng thế. Chính Đại Pháp thì không có trường học, nhưng đệ tử Đại Pháp, người đang cứu độ chúng sinh và đang giảng rõ sự thật, đang lưu lại những gì tốt nhất cho người tương lai, các sinh mệnh của tương lai, và họ đang nuôi mầm non mới, chính là các đệ tử Đại Pháp bé. Cho nên rốt ráo là, những gì chư vị đang làm là rất tốt. Bởi vì chư vị đang làm điều tốt cho chúng sinh, chư vị không thể chọn lựa ai được vào hay ai không được vào. Chẳng phải tốt hơn là nhận thêm người từ xã hội bình thường vào hay sao? Nói khác đi, nếu chư vị muốn gia nhập vào giới tích cực - thì rất hạn hẹp nếu cứ mãi nhận tài trợ của các đệ tử Đại Pháp - thế thì chư vị phải có chân đứng trong xã hội và gia nhập vào trong giới tích cực đó. Cách làm là như thế.

Câu hỏi: Chúng con có thể thành lập một lớp học Minh Huệ trong hệ thống giáo dục và thành lập nó tại trong một trường học được không?

Thầy: Cứ làm tùy theo hoàn cảnh của chư vị và làm cách nào cũng được. Không có giới hạn hay một kế hoạch đặc định nào khi làm việc tốt cho chúng sinh. Không kể là tự mình thành lập một lớp học Minh Huệ hay tự mình dạy một lớp Minh Huệ, hay có thể chư vị là một thầy giáo và chư vị dạy học sinh căn cứ vào Chân Thiện Nhẫn trong lớp học bình thường, không có sao cả. Tất nhiên, thành lập một trường học Minh Huệ là điều rất tốt. Bây giờ trường đã thành lập rồi, tôi mong rằng chư vị sẽ điều hành tốt hơn và tốt hơn nữa, làm cho trường to hơn và to hơn, và thành lập nhiều trường Minh Huệ hơn nữa. Tất cả, đối với tất cả sinh mệnh, chính là một phúc lành, và đối với tà ác thì chính là dẹp sạch chúng đi.

Câu hỏi: Thường có người đến học Pháp Luân Công để xin tỵ nạn. Những sự việc này chúng con xử lý ra sao?

Thầy: (Thầy cười) Thật ra, đó quả thật là một sỉ nhục cho chính quyền Trung Quốc. Tại sao người từ các quốc gia khác không nộp đơn xin tỵ nạn? (Khán giả cười) Nhưng tại sao rất nhiều người ở Trung Quốc lại nộp đơn xin tỵ nạn? Chẳng phải Trung Quốc tự hào là "cường" quốc hay sao? Có bao giờ nghe một cường quốc mà lại có nhiều người muốn trốn để tỵ nạn? Chữ "cường" nghe hơi một chút không thật.

Xét từ mặt khác, để các động cơ qua một bên, nếu người ta muốn có cơ hội ở lại Mỹ hay ở lại một quốc gia phát triển khác, cách dễ nhất bây giờ là xin giấy đi tỵ nạn với danh nghĩa của Pháp Luân Công. Tôi nghe có các buổi họp trong Phố Tàu ở Nửu Ước về cách thức xin tỵ nạn, và (khán giả cười) họ đặc biệt dạy về cách học Pháp Luân Công. Tất nhiên, thật ra họ không dạy người ta Pháp Luân Công. Họ chỉ dạy người ta các bài tập, bao nhiêu bài tập, và các sách trong Pháp Luân Công, và còn dạy về các câu hỏi mà nhân viên nhập cư sẽ hỏi trong bài thi (khán giả cười). Họ đang làm những điều đó.

Hơn nữa, hễ ai mà xin đơn tỵ nạn với danh nghĩa của Pháp Luân Công, thì người ấy đã trao tương lai của mình cho Pháp Luân Công. Đó là vì họ đã dùng danh nghĩ của Pháp Luân Công mà thay đổi định mệnh của mình - không kể là họ có ý thức hay không. Đó là nói theo danh từ của người thường. Sự thật thì, mọi người đến đây là vì Đại Pháp, và nếu toàn thế giới đến vì Đại Pháp, tất nhiên nếu họ được lợi ích một chút từ Đại Pháp thì không sao. Thế thì cứ làm. (Thầy cười) Miễn là chính quyền địa phương không phản đối, chúng ta cũng không phản đối.

Tuy nhiên, khi ai mà được tỵ nạn chính trị với danh nghĩa của Pháp Luân Công, họ sẽ mắc nợ Pháp Luân Công bởi vì Pháp Luân Công thay đổi định mệnh cho họ. Thế thì người ấy tuyệt đối không được chống lại Pháp Luân Công, nếu không thì họ tự mình khiến cho tương lai bị ngặt nghèo. Không có gì nguy hiểm hơn. Cho nên người như thế, nếu họ đến học công hay tập các bài tập thì không sao, nhưng theo thời gian chư vị nên cho họ biết sự thật rằng: "Quý vị phải chắc chắn không được liên hệ trong việc bức hại Pháp Luân Công, và cũng đừng nghĩ đếu điều ấy. Đó là tốt cho quý vị. Tôi cho quý vị biết điều này là vì quý vị muốn lợi dụng Pháp Luân Công, nếu không tôi cũng không nói gì cả."

Câu hỏi: Con, một đệ tử, muốn viết một bài thơ để trợ giúp Sư Phụ trong Pháp Chính. Con xin hỏi Sư Phụ, làm sao con cải tiến kỹ năng viết văn và sáng tạo?

Thầy: Thật ra, tôi biết chư vị muốn hỏi rằng làm sao chư vị phong phú trí tuệ để làm tốt trong việc chứng thực Pháp. Nếu chư vị có một căn bản cần thiết, chư vị sẽ sáng tác được nhiều, chắc chắn, ngược lại nếu chư vị không có căn bản chư vị sẽ bị một số khó khăn lúc đầu. Ví dụ, nếu chư vị muốn học thơ nhà Đường là gì, thì trước hết chư vị phải học các bài thơ đời nhà Đường như thế nào, các vần thơ thế nào, hay các kịch nghệ và vần thơ như thế nào, sau đó chư vị mới bắt đầu sáng tác. Vì chư vị là đệ tử Đại Pháp, có lẽ khi chư vị thật sự muốn làm thì chư vị sẽ làm được, chư vị sẽ có khả năng làm tốt, và chắc chắn chư vị sẽ bắt đầu nhanh chóng hơn và thành thục nhanh hơn người khác, chắc chắn là thế. Có nhiều đệ tử Đại Pháp làm thơ rất nhanh và cũng không cần gắng sức; khi họ muốn sáng tác bài nào thì sáng tác được ngay. Nhưng đối với người thường, thì khi sáng tác họ phải gắng sức rất nhiều, tâm trạng phải đúng, phải nghĩ cách này cách khác. Nhưng đối với các đệ tử Đại Pháp thì sự việc trôi chảy một cách nhanh chóng, không kể là gì. Khi chư vị buông bỏ cái bản ngã của chư vị hơn nữa, thì chính trí tuệ mà chứng thực Pháp sẽ tự động đến.

Câu hỏi: Vừa qua Sư Phụ nói rằng: một số chữ trong các bài kinh văn cần sửa lại. Chúng con có thể trực tiếp dán lên trên các chữ cũ, thay vì cạo các chữ cũ đi?

Thầy: Thật ra, chư vị làm cách nào cũng được, miễn là chư vị sửa các chữ đi. Các học viên ở Trung Hoa Lục Địa không có phương tiện để làm điều này. Tôi biết trong quá khứ, hầu hết các sách in ở Trung Hoa Lục Địa là dùng giấy in báo và rất dầy, cho nên nếu chư vị cạo nhẹ nhẹ với lưởi bào mỏng thì sẽ không bị rách. Tôi chỉ cho chư vị một ý kiến thôi. Chư vị không hẳn là phải làm theo cách ấy. (Khán giả cười)

Câu hỏi: Vì lợi ích kinh tế, một số chính quyền ở Á Châu giả vờ không biết cuộc bức hại đang xẩy ra ở Trung Quốc. Chúng con có nên gắng sức để giúp họ nhìn thấy sự thật về kinh tế của Trung Quốc không?

Thầy: Chư vị có thể làm bất cứ điều gì miễn là lợi ích cho chúng sinh. Con người suy xét sự việc một cách khác nhau, và họ sống với các tiêu chuẩn khác nhau. Một số người không xem lợi ích vật chất là quan trọng, và khi mà họ biết được sự thật việc giảng rõ sự thật sẽ đạt được kết quả tốt. Nhưng hiện nay nhân loại có khuynh hướng sống vì lợi ích vật chất.

Cho nên tôi sẽ giảng một chút về con người trong thế giới này. Lợi ích vật chất là nhu cầu cần thiết thúc đẩy cho các sinh mệnh trong quá khứ, họ rất ích kỹ. Con người thế giới chỉ sống vì lợi ích cá nhân. Hơn tất cả, lợi ích cá nhân có thể làm cho người ta tuyệt vọng hay sung sướng, dù một người đã mãn nguyện rồi, những gì họ đạt được cũng không trường cửu, hay cụ thể và thực tại. Hơn nữa, không kể nhân loại tranh đấu bao nhiêu vì những thứ đó, thật sự nó cũng không ở trong tầm tay của họ, bởi vì cả một đời người trong thế giới này đã được an bài từ lâu lắm rồi, và mỗi một bước đi của nhân loại là do chư thầy khống chế. Không kể một người muốn gì, thì cũng không tính, vả lại sự truy cầu của một người có thể trở thành chấp trước. Con người thế giới cứ mãi vì lợi ích cá nhân mà làm, cho dù họ không đạt được điều họ muốn. Con người là như thế. Không kể họ có đạt được điều gì hay không, họ vẫn cứ làm, thái độ con người là thế. Nếu họ chỉ ngồi và chờ cho điều tốt rớt vào trong lòng của họ thì cũng không được - con người phải làm những điều đó. Khi cái gì thuộc về của ai, thì người đó phải làm mới đạt được; và khi cái gì không thuộc về của họ, vì chấp trước họ sẽ khổ cực để đạt được nó, cũng giống nhau thôi. Nhân loại là như thế. Sự thật thì, ngoài bị dính mắt, trong khi nhân loại sống trong thế giới này, họ không bao giờ có khả năng tự mình an bài định mệnh của mình. Không có cách nào mà họ đạt được những gì họ muốn. Một người mà muốn đạt được điều gì, thì điều đó đã được an bài là một phần của cuộc đời của họ; nếu không được an bài trước cho họ, thì họ sẽ không bao giờ đạt được. Tôi có giảng trước đây rằng: có hai điều có thể thay đổi đường đời của một người. Một là tu luyện, và cái kia là người đó bắt đầu suy sụp. Hai điều đó có thể thay đổi đường đời của một người. Ngoài hai điều đó ra, thì không có cách nào mà một người thay đổi đường đời của họ được.

Thế thì, đối với một con người, ý nghĩa cuộc đời là gì? Chính là kinh nghiệm cái cảm tưởng chấp trước vào lợi ích cá nhân và kinh nghiệm sự hưởng thụ trong tiến trình của một đời người mà bị nhúng vào "tình". Hãy suy nghĩ, đáng tiếc thay, thật sự cái cảm tưởng loại này là thế nào. Họ vui mừng khi đạt được điều gì và đau khổ khi mất nó; khi ăn thịt họ thấy ngon, khi ăn kẹo thì họ thấy ngọt... tuy nhiên trong nhân thế còn có cay đắng, đau khổ, và đau đớn, cảm tưởng của những người trẻ là chấp trước vào "tình", và còn cảm tưởng của những người trong các giai cấp khác nhau trong xã hội mà họ đuổi bắt, được hay mất những gì trong suốt cuộc đời của họ - mặc dù những điều mà đạt được hay mất đó không phải là vì họ gắng sức mà có. Con người là như thế khi họ sống trong thế giới này. Con người quả thật là đáng thương vô cùng! Thế mà họ cũng vẫn không nhìn xuyên thấu cái gọi là "thực tế" đó, và thật sự họ cũng không muốn nhìn.

Hiện tại đối với chư thần, nếu họ khiến cho các cảm tưởng mà con người trong thế giới này mãnh liệt lên, thì phải có một số nhân tố trong đó. Ví dụ, họ tạo ra cái "tình" và "cảm tưởng" cho con người; cấp cho con người cặp mắt mà không nhìn thấy chân tướng của vũ trụ và nhìn thấy ảo ảnh của vật chất; tất nhiên còn nhiều nhân tố khác nữa. Chỉ như thế thì họ mới khiến cho con người chấp trước vào cảm tưởng hưởng thụ, cái cảm tưởng mà chư thần chỉ cấp cho con người, và còn làm cho cái cảm tưởng đó mãnh liệt hơn. Cho nên để cho họ kinh nghiệm cái cảm tưởng mãnh liệt như thế, thì phải khiến cho họ ham muốn cái cảm tưởng mà một người cảm tưởng khi đạt được điều gì. Nói giản dị, cuộc đời mà họ sống thật sự chỉ vì lợi ích cá nhân - chính lợi ích cá nhân đó mà đã giúp cho họ sống. Vì lợi ích cá nhân mà hai người đánh nhau; vì lợi ích cá nhân mà hai quốc gia có chiến tranh; và cũng vì lợi ích cá nhân mà Chiến Tranh Thế Giới mới xẩy ra. Đó là vì nhân loại chấp trước vào vục vọng về lợi ích cá nhân. Và chính vì các nhân tố này, mà chư thần dễ khống chế sự việc.

Chẳng phải nhân loại nói về nhân quyền, tự do tín ngưỡng, và những thứ khác bây giờ hay sao? Đệ tử Đại Pháp đã nhìn thấy - là người tu luyện tất cả chư vị đã nhìn thấy rõ rằng - không có gì ở đây trong nhân thế là chắc chắn cả, khi những điều đó mà có liên hệ đến lợi ích cá nhân, thì nó chỉ là cặn bã thôi. Ở Tây Phương chẳng phải có nhiều quốc gia tranh đấu vì dân chủ, tự do tín ngưỡng, và nhân quyền hay sao? Dường như bây giờ nó thể hiện là tiến triển, nhưng khi bị lợi ích cá nhân cám dỗ, có bao nhiêu chính quyền dám nói lên để chống lại bọn tà ác ở Trung Quốc, bọn người mà đang bức hại học viên Pháp Luân Công? Điều chúng ta nhìn thấy là, họ không dám đối mặt với vấn đề này, mặc dù trên nhiều mặt luôn xem là "tiến triển" - như là nhân quyền, tự do tính ngưỡng, vân vân - thật ra là đang bị xâm phạm. Khi có liên hệ đến lợi ích cá nhân, thì họ không còn sinh khí nữa và trở thành yếu đuối, những gì họ thấy họ làm ngơ, cũng không dám nói lên. Tất cả những gì họ nói như là dân chủ, tự do tín ngưởng, và .... , hễ mà liên hệ đến lợi ích vật chất, tất cả những gì nhân loại xem là cao quý và biện hộ một cách mãnh liệt, lập tức trở thành vô nghĩa.

Là đệ tử Đại Pháp, chư vị phải hiểu điều này rõ hơn: chúng ta không dính mắt vào bất cứ điều gì trong thế giới này. Chúng ta tu luyện trong khi phù hợp tối đa với xã hội bình thường, và đến cả việc giảng rõ sự thật hiện nay qua các hình thức như là: nhân quyền và tự do tín ngưỡng, đó cũng là để cứu độ chúng sinh, có thế thôi. Thời mà Chế Độ Cộng Sản xuất hiện, chẳng phải có một thời gian người ta cuồng tín, và chẳng phải nhiều người nghĩ rằng cái chế độ đó sẽ giúp xã hội tiến triển hay sao? Một người tu luyện, chỉ buông bỏ những thứ của người thường tại đây thì chưa đủ - chư vị cần phải sáng suốt.

Không phải nói rằng chư vị nên bác bỏ những thứ đó. Đệ tử Đại Pháp phải rõ điều đó. Điều mà tôi truyền cho chư vị là một Pháp lý. Loài người mà đạt đến điểm này hôm nay, có đủ lý trí để bớt đi đau khổ, về phần con người thì không có gì sai. Tuy nhiên, thật sự con người đạt được gì chứ? Thật ra, trước lợi ích cá nhân mà còn lý trí thì đó cũng là do chư thần khống chế. Và đó là tại sao khi chư vị giảng rõ sự thật với chính quyền hay thành phần kinh doanh, chư vị sẽ thấy cảm tưởng của họ là: lợi ích thực tại của họ trước, thương gia chắc chắn là chỉ nghĩ về tình hình kinh tế của công ty của họ, bởi vì đó là những điều quan trọng nhất. Khi chư vị giảng rõ sự thật cho họ, họ cũng không muốn nghe khi sự việc trước mắt ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của họ. Tôi cũng nhận thấy như thế. Tuy nhiên con người thì khác, cũng như tôi đã nói, con người sống vì các tiêu chuẩn khác nhau. Sự việc là như thế. Chư vị có thể làm những điều đó [hình thức giảng rõ sự thật], nhưng chư vị phải tuyệt đối hiểu rõ sự việc, và chư vị cần hiểu loài người như thế nào.

Câu hỏi: Là đệ tử của Sư Phụ, con xin hỏi, tại sao trong lịch sử đã an bài Hồng Kông và Ma Cau tồn tại ở Trung Hoa Lục Địa dưới hình thức "một quốc gia, hai hệ thống"? Nguồn gốc lịch sử của hai nơi này là gì?

Thầy: Nói về nguồn gốc lịch sử của các nơi đó, chúng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Còn về điểm này, chư vị không thể nói rằng chúng là lãnh thổ của một quốc gia khác. Còn về "một quốc gia, hai hệ thống", bởi vì ai cũng biết cái Đảng kia không tốt và chính chúng cũng biết là mọi người điều biết như thế, trong khi chúng muốn lấy lại khu vực đó và để Đảng cai trị, chúng cũng biết rằng Hồng Kông và Mau Cau không đồng ý, thế giới cũng không đồng ý, cho nên kết quả là "một quốc gia, hai hệ thống". (Khán giả cười) Thật là một điều sỉ nhục. Tại sao khi các quốc gia khác có khu vực được trả lại họ không giữ hai hệ thống? Chẳng phải là vì người ta không thích thứ của quý vị hay sao?

Câu hỏi: Mục đích thật sự của "một quốc gia, hai hệ thống" là để giúp người Trung Hoa có cơ hội biết được hình thế thật sự phải không?

Thầy: Tất nhiên không có gì là ngẫu nhiên, và cũng không có gì xẩy ra chỉ vì một nguyên nhân. Khi chư thần an bài điều gì họ không suy nghĩ như con người. Khi họ an bài điều gì, vấn đề liên hệ là to lớn bao gồm tất cả. Khi con nguời nhìn thế giới này, thì họ nhìn từ trong một tầng hạt tử mà nhìn. Ví dụ, thế giới này mà con người nhìn thấy chính là ở giữa hai loại hạt tử - đó là phân tử và tinh cầu - và từ trong các hạt tử mà cấu thành bằng phân tử, mà họ nhìn cái thế giới này. Thần là khác. Khi một vị thần nhìn, trong phạm vi khả năng của họ, vị ấy nhìn kết quả xẩy ra với tất cả hạt tử trong vũ trụ mà liên hệ đến một điều. Họ nhìn sự việc từ nhiều khía cạnh và từ mọi mặt, và đó là tại sao những gì mà họ an bài đạt được nhiều mục đích.

Hơn nữa, dù sao đi nữa, nhân loại cũng không được phép nhìn thấy tất cả những gì trong thế giới này, thế giới mà hình thành bằng cái lớp lạp tử này. Nguyên nhân là, nếu mà họ để cho nhân loại thấy tất cả, thì sẽ có đủ loại khoa học không thể giải thích được, thế thì con người sẽ tin thượng đế cho dù họ không muốn. Cho nên để giữ không cho nhân loại nhìn thấy cái thế giới này một cách rõ ràng, họ phải tạo cho nhân loại một cặp mắt này. Bởi vì cặp mắt người là được cấu tạo bằng các hạt tử của phân tử, nhưng tại sao họ cũng vẫn không nhìn thấy một số điều mà do các hạt tử của phân tử cấu thành và cũng không thấy được trong phạm vi này? Đó là vì chư thần đã an bài nhiều chướng ngại cho con người. Mục đích thật sự của hai hệ thống là cần thiết cho hoạch định của thế giới trong thời điểm lịch sử này. Tôi cũng có giảng những điều này trước đây rồi.

Câu hỏi: Con thường dùng thơ với hình thức văn hóa để viết cho các bài giảng rõ sự thật cho các mạng lưới Đại Pháp, đôi lúc để diễn tà nội hàm của chứng thực Pháp, con không theo quy tắc và cách sáng tác thơ cổ điển. Làm thế thì có sai không? Nếu theo đúng để diễn tả nội hàm cho chính xác, thì không cần theo quy tắc và theo cách sáng tác thơ cổ điển hay theo luật - thưa sự hiểu biết này có đúng không?

Thầy: Chư vị muốn phá cái quy tắc đó - có phải chư vị nói thế không? Thật ra, đó chính là tư tưởng con người hiện đại sau khi đạo đức đã bị suy đồi - tức là, đi ngược lại truyền thống và những gì chính thống. Đây không phải là tôi nói chư vị. Tôi nói từ quan điểm của Pháp, là cái chỗ mà nhân loại đứng bây giờ. Sự thật thì nhân loại đang trượt xuống và trở thành ngu xuẩn rồi. Văn hóa Trung Hoa là do thần truyền xuống cho con người, và mỗi văn hóa của một triều đại, lẩn cả thơ - như là thơ đời nhà Đường, thơ của đời nhà "Song", hay kịch và thơ đời nhà "Yuan" - tất cả đều là hình thức văn hóa của các thiên thể khác nhau đã mang xuống cho nhân loại khi họ đến để kết duyên. Vì thế, nếu chư vị muốn sáng tác những thứ đó, tốt nhất là phải theo quy tắc của chúng. Nếu chư vị nói rằng "Tôi không thích vần thơ", nếu chư vị không thích vần thơ thì có các thơ viết theo văn xuôi hiện nay, cho nên chư vị có thể làm thơ theo văn xuôi. Loại thơ đó không có nhiều quy tắc để theo, và các loại đó theo hình thức hiện đại. Thật ra, tôi nghĩ rằng các bài thơ đó nhạt nhẽo và cũng không có nội hàm thâm xâu. Thơ mà được sáng tác với hình thức cổ xưa trái lại chư vị có thể thưởng thức được.

Câu hỏi: Con xin thay mặt các đệ tử Đại Pháp ở Chongqing gửi lời chào và nghĩ đến Thầy. Họ bảo con chắc chắn là phải gửi đến Thầy.

Thầy: Cám ơn tất cả chư vị. (Vỗ tay) Sư Phụ biết tất cả. Bảo với họ Sư Phụ biết tất cả.

Câu hỏi: Một số đệ tử đã sai lệch rồi sau khi bị tù trong trại lao động, các đệ tử khác rất nao núng và lo cho tình trạng của họ. Chúng con làm sao giúp họ?

Thầy: Nếu họ cần được giúp, thì cứ giúp. Giả dối thì dễ vạch trần. Còn "Ăn năn" là gì? "Ăn năn" đó sẽ đi đến đâu? Chẳng phải tất cả những thứ đó là giả dối hay sao? Khi trở về xã hội và suy nghĩ sự việc một cách điềm tỉnh, tất cả sẽ rõ ràng. Đối với những người bị "cải tạo", chẳng phải là họ đã hiểu rõ sự việc không lâu sau khi được thả ra? Bao nhiêu người mà đầu não vẫn còn mơ hồ trong suốt thời gian này? Còn những ai không đủ tiêu chuẩn trong suốt thời gian này, đó là vì họ cảm thấy họ làm nhiều điều xấu, họ biết rằng họ sai, họ hổ thẹn khi gặp các đồng tu, và bây giờ thì họ bị chấp trước vào cái hổ thẹn đó. Đó chính là nguyên nhân.

Câu hỏi: Thưa chúng con muốn bỏ tiến để mướn một nơi làm việc về giảng rõ sự thật, có được không?

Thầy: Thật ra, khi nói đến việc giảng rõ sự thật, các đệ tử Đại Pháp đã luôn dùng tiền lương và tiền tiết kiệm của mình để làm những việc đó. Tuy nhiên chư vị phải để ý làm sao chư vị sống: không những chư vị phải để ý đến chư vị sống làm sao, mà còn phải để ý làm sao gia đình của chư vị sống, và còn phải nghĩ đến người khác nữa. Nếu chư vị không lo cho đời sống gia đình hay cuộc sống riêng của chư vị cho tốt, thì nó sẽ trở thành khó khăn trong việc chư vị giảng rõ sự thật. Hay từ một gốc độ nữa, nếu cuộc sống của chư vị không ổn định và chư vị không có tiền ăn, thì chư vị bị chi phối vì chư vị chú ý vào việc đó, chẳng phải việc giảng rõ sự thật của chư vị sẽ bị gián đoạn hay sao? Vì thế mà chư vị phải lo cho hoàn cảnh của chư vị. Tôi có thể nhìn thấy tâm của chư vị. Chỉ làm những gì chư vị có thể làm.

Câu hỏi: Xin Sư Phụ giảng thêm một chút về vũ trụ và nhân loại tương lai?

Thầy: Giảng về tương lai trong hiện tại không có ý nghĩa thật đối với chư vị. Tương lai của nhân loại là mỹ diệu và con người sẽ được phúc lành. Đó là vì Đại Pháp đã được truyền tại đây, vì thế mà cái chỗ này được lưu lại, các sinh mệnh mà không phạm tội với Đại Pháp trong giai đoạn này sẽ được phúc lành. Vì Đại Pháp được trao truyền tại đây, cho nên đã thiết lập cho các sinh mệnh tương lai môi trường thích hợp cho họ sống ở đây. Có thể thóc lúa của tương lai sẽ có hình thức như cây ăn trái, mỗi một hạt gạo thì lớn thế này (Thầy diễn tả bằng tay, nó to bằng trái banh của Mỹ). Chỉ đùa chút thôi. Tuy nhiên, nếu mà nói, thì số lượng lao động ít hơn nhiều; nước và không khí sẽ trong sạch; những thứ độc hại như là sâu bọ, muỗi, ruồi, vân vân sẽ không còn nữa; và thế giới quả thật sẽ là mỹ diệu. Chư thần của vũ trụ cũ không tưởng tượng nổi sự mỹ diệu của vũ trụ mới bởi vì họ không nhìn thấy được nó, và họ không dám và cũng không có khả năng tưởng tượng là vũ trụ như thế nào - bởi vì nó hoàn toàn được kiến tạo trên một nền tảng khác. Sinh mệnh của quá khứ là ích kỹ, nhưng vũ trụ tương lai là không kiến tạo trên nền tảng ích kỹ, và tất cả sẽ tốt hơn.

Câu hỏi: Trong tương lai gần đây nhiều người sẽ tự nguyện đến để đắc được Pháp, vì thế chúng con nên mở các chỗ luyện Công khác?

Thầy: Tất nhiên đó là điều mà chư vị nên làm, và chư vị cũng đã làm rồi. (Khán giả cười) Khi một nơi mà có nhiều ngườI rồi, thì nên lập một nơi luyện công mới. Đúng, phải làm cách như thế.

Câu hỏi: Một số học viên ở Nhật Bản không tin tưởng nhau, làm cho các công việc chứng thực Pháp khó thực hiện. Con cảm thấy buồn và thật sự mong rằng chúng con cùng nhau đề cao trong một nhóm trong tương lai gần đây.

Thầy: Đúng. Thật ra, không kể là tình huống nào, khi các nhân tố xấu có chỗ đứng, đó là vì các học viên có vấn đề. Hôm qua một học viên nêu lên vấn đề về bài viết giả mạo và tôi hỏi thế này: chư vị là do Đại Pháp tạo ra, làm sao mà chư vị bị những thứ giả mạo đó phỉnh gạt chư vị chứ? Và tại sao chư vị không suy xét sự việc với tiêu chuẩn của Pháp? Chẳng phải tà ác chiếm chỗ đứng là vì chấp trước của chư vị quá mạnh hay sao? Thật ra, một số người cũng vẫn không có lý trí, chính niệm của họ không mạnh đủ.

Câu hỏi: Ở Nhật Bản có hơn một ngàn tôn giáo được truyền ra, và người Nhật luôn diễn tả Pháp Luân Công là một tôn giáo.

Thầy: Tôi nghĩ về việc này thế này. Từ nay về sau, khi ai nói Pháp Luân Công là tôn giáo, cứ để yên. Nếu họ muốn biết thêm thì chư vị có thể giải thích là Pháp Luân Công không phải là tôn giáo; và nếu họ không muốn biết thêm, chư vị không cần nói gì về Pháp Luân Công là tôn giáo hay không là tôn giáo. Nếu ai muốn gọi Pháp Luân Công là tôn giáo thì cứ để yên, bởi vì trong xã hội cái danh từ "tôn giáo" không có nghĩa xấu. Đệ tử Đại Pháp không theo hình thức tôn giáo khi tu luyện, bởi vì chư vị không theo nghi thức và không muốn các nghi thức đó can nhiễu đến chư vị. Điều tôi giảng cho chư vị là một cái lý căn bản trong Pháp. Người thường có thể hiểu được bao nhiêu ... trên thực tế, tôi đã giảng cho chư vị lâu rồi, rằng người thường sẽ gọi chúng ta là tôn giáo. Tôi đã giảng trước đây khi tôi truyền Pháp.

Câu hỏi: Chuyển Pháp Luân bản dịch tiếng Nhật chữ "的," như trong "目的," cũng được sửa thành "地"?[1]

Thầy: Với Nhật Bản là một chuyện khác, bởi vì hàm nghĩa của các chữ của Nhật Bản thì các Hán ngữ. Tôi nghĩ tốt hơn là đừng có đụng tới bản dịch tiếng Nhật.

Câu hỏi: Các học viên là hội viên của Hội Phật Học không nên kềm chế tất cả những gì các học viên khác làm, thưa chẳng phải là đúng hay sao? (Khán giả cười)

Thầy: Với những việc mà các học viên làm để chứng thực Pháp và cứu độ tất cả sinh mệnh bằng cách giảng rõ sự thật, thì họ không nên can thiệp vào, ai mà làm điều đó là sai. Nhưng có một số học viên có khuynh hướng đi sang cực đoan khi làm việc gì, và thế mà dễ gây nên ảnh hưởng xấu. Trong trường hợp đó thì không cho họ làm. Nhiều người trong chư vị đây là phụ đạo viên của các địa phương khác nhau, chư vị phải nhớ một điều: trừ khi cần phối hợp trên toàn diện để hoàn tất việc gì, hãy thả lỏng cái "uy quyền" của chư vị và để cho các họ viên tự mình rèn luyện, và để cho họ một cơ hội tạo uy đức của họ. Chư vị phải để cho các học viên cơ hội và để cho họ làm việc. Chư vị phải nhớ điều này. Đến cả tôi, Sư Phụ của chư vị, cũng phải hạ cái "uy quyền" của tôi xuống và để cho các học viên tiến bước trên con đường của họ. Khi một học viên làm điều gì sai chư vị nên chỉ ra cho họ. Và nếu họ thật sự gây ảnh hưởng xấu, thì chư vị nên nghiêm trang mà khuyên họ, và phải suy xét làm sao để sửa đổi và đền bù lại cho ảnh hưởng xấu đó. Nhưng đừng gọi họ là yêu ma. Khó mà tránh phạm lỗi lầm trong tu luyện, và trong các lỗi lầm đó sẽ có số to và số nhỏ.

Còn về các học viên chúng ta, chư vị phải nghiêm khắc mà xét chính mình. Chư vị là đệ tử Đại Pháp, cho nên chư vị phải có trách nhiệm với chính mình và với Đại Pháp. Dù sao, chư vị cũng là do Đại Pháp tạo ra và uy đức của chư vị sẽ sáng chiếu trong vũ trụ tương lai. Cho nên làm sao chúng ta không tiến bước trên con đường của chúng ta cho tốt? Cho nên, đừng đổ lỗi nhiều cho các phụ đạo viên. Giả thử, người phụ đạo viên mà hoàn hảo, họ tu luyện xong rồi, tuy nhiên chư vị cứ hướng ra ngoài mà tu, thay vì hướng vào bên trong mà tu chính mình - hỏi chứ chư vị vẫn còn là người tu luyện không? Người mà chư vị tu luyện chính là chư vị. Nếu thật sự có gì sai với người phụ đạo, thì bình tĩnh với ý tốt mà chỉ ra điều sai đó. Tất cả chư vị là người tu luyện và người tu luyện thì vẫn còn các tâm chấp trước của con người chưa buông bỏ hết, các tâm chấp trước của con người thật ra là dễ bị kích động, và khi nó mà bị kích động rồi thì nó sẽ đóng vai trò xấu. Cho nên chư vị phải thiện và thiện giải tất cả sự việc, chư vị phải vui vẽ và thân mật, giải thích sự việc một cách rõ ràng, từ lòng tốt của mình. Và sau đó sự việc sẽ trở thành tốt. Tuy nhiên, nếu một người phụ đạo mà không lắng nghe các ý kiến mà có ý tốt, tức là người này có vấn đề.

Hơn nữa, có một số rất ít học viên là như thế này: bề ngoài thì họ tử tế với người khác, nhưng những gì họ nói ra mang các nhân tố riêng của họ, đến cả các nhân tố làm cho người khác khó chịu. Tuy nhiên bên ngoài những gì họ nói thì rất nhẹ nhàng. (Khán giả cười) Đó là khéo léo và lừa đảo người ta, hoàn toàn không phải là trạng thái của một đệ tử Đại Pháp nên có.

Nếu các phụ đạo trong một địa phương nào đó không tu luyện căn cứ vào Pháp, và/hay là các đệ tử Đại Pháp không siêng năng học Pháp, thì sự việc phức tạp mà chúng tôi nêu lên sẽ xuất hiện. Tuy nhiên tất cả đệ tử Đệ Pháp và các phụ đạo cần phải rõ một điều: các tâm chấp trước của một người mà chưa buông bỏ qua tu luyện sẽ xuất hiện, nhưng đó không có nghĩa là người đó không tốt; nhiều khía cạnh mà họ tu luyện tốt rồi không có thể hiện ra, bởi vì họ dù sao cũng đã buông bỏ các tâm chấp trước đó qua tu luyện rồi. Thực tế, khi một người tu luyện nơi người thường mà không còn một tâm chấp trước nào của con người, thì họ thật sự không có gì mà biểu hiện được, và tất nhiên khi họ thật sự tu luyện đến điểm đó họ sẽ Viên Mãn. Cho nên hễ một người còn tâm chấp trước của con người thì nó sẽ hiện ra, nhưng đó không có nghĩa là họ không tu luyện hay họ không tu luyện tốt. Chỉ có là họ không làm tốt trong một số vấn đề nào đó hay trong một số khía cạnh nào đó. Tất cả chư vị nên chú ý điểm này.

Nói khác đi, nếu tâm chấp trước của con người thể hiện ra khi chúng ta tu luyện thì không gì đáng kể. Điều then chốt là mọi người phải tự mình xử lý như là người tu luyện, và khi có các vấn đề xẩy ra thì chư vị tìm vào bên trong chính mình mà xét. Nếu mọi người đều làm được như thế, thì trạng thái tu luyện cũng địa phương đó chắc chắn sẽ tốt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ ít hơn.

Câu hỏi: Không có lãnh đạo trong tu luyện, và Đại Pháp không có tổ chức. Khi các hội viên hay người trưởng phụ đạo của Hội Phật Học chúng ta liên hệ với các nhóm khác trong xã hội và với các cơ quan chính quyền, thưa chúng con danh hiệu Trưởng hay Hội Viên của Hội Phật Học có hợp thức không?

Thầy: Tôi nói rằng đó là hợp thức - chẳng phải là hội đã tạo chư vị để chư vị phù hợp với xã hội bình thường hay sao? Thế thì tại sao không dùng phương tiện đó để giảng rõ sự thật trong xã hội bình thường? Tất nhiên là được, và chính quyền cho phép chư vị đăng ký. Nhưng chư vị không được có tâm hiển thị, bởi vì chư vị chứng thực Pháp, chứ không phải chứng thực cá nhân mình.

Đệ tử Đại Pháp là người tu luyện chân chính. Nếu xã hội hiện đại không như thế này, thật ra tôi cũng sẽ không muốn lập các hội này, và chúng ta chỉ có các nơi luyện công khác nhau cùng với một số phụ đạo, rồi thêm một số phụ đạo cho các địa phương đó, là đủ rồi. Trên thực tế, người phụ đạo là người tu họp các người khác, họ cũng là người tu luyện; họ là người phục vụ người khác và cống hiến chính mình.

Câu hỏi: Một nhóm người bệnh ung thư muốn chúng con dạy cho họ luyện công. Chúng con làm được không? [Và một câu hỏi nữa], chúng con không có kỹ năng căn bản về ca hát và nhảy múa, nhưng nếu chúng con thật sự để tâm học và tập, chúng con có thể làm một buổi trình diễn trên diện rộng trong một thời gian ngắn không?

Thầy: Về điều [thứ nhì] này, nếu làm được thì cứ làm tùy theo hoàn cảnh và khá năng của chư vị. Nhưng nếu chư vị không có căn bản để tổ chức một buổi trình diễn trên diện rộng, mà vẫn muốn làm, thì khán giả sẽ cười chư vị. Giải trí người ta thì được, nhưng nếu người ta phê bình và chê cười chư vị thì nó lại trở thành phản tác dụng. Cho nên điều chư vị làm phải thể theo hoàn cảnh.

Còn về các bệnh nhân ung thư muốn tập luyện, là còn tùy vào động cơ thúc đẩy của họ. Khi người thế giới muốn đắc được Pháp, muốn tu luyện, hay cho rằng Pháp Luân Đại Pháp tốt, chính là nhân loại tiên phong chứng thực Pháp và tiên phong chọn lực tương lai chính mình. Nhưng nếu chư vị dùng Đại Pháp như một loại dụng cụ để chữa bệnh, và làm thế nơi người thường, điều đó quả thật là bất kính với Đại Pháp.

Chư vị có thể đến các nhà tù để giới thiệu pháp môn chúng ta, và chư vị có thể đến bệnh viện để dạy cho bệnh nhân. Chúng ta làm thế là để chứng thực Đại Pháp. Chư vị phải giữ tư tưởng như thế khi chư vị đi bất cứ nơi nào mà chư vị dạy luyện công, trên thực chất là chư vị đang cứu độ chúng sinh và giúp con người đắc được Pháp và cứu người. Nếu chư vị lấy Đại Pháp làm dụng cụ để chỉnh sửa lỗi lầm của con người và trị bệnh cho con người, hay nghĩ rằng Pháp là một phương tiện để thay đổi những sự tình mà người thường đã tạo ra, thì đó là một vấn đề. Đại Pháp được truyền trong xã hội nhân loại với mục đích duy nhất là cứu người. Chư vị phải rõ điều này. Có người nói "Pháp Luân Công rất tốt để chữa bệnh ung thư. Quý vị nên đến tập" trong trường hợp đó chắc chắn là không có tác dụng bởi vì sự suy nghĩ của chư vị đã lệch rồi. Đại Pháp không phải đến đây để trị bệnh; mà là giúp giải quyết các rắc rối của con người với mục đích là cứu họ trên tầng thứ căn bản. Nếu đó là khởi điểm thì kết quả sẽ tốt, chắc chắn như thế. Nhưng nếu chư vị với tâm chấp trước mà làm những điều bình thường, thì tác dụng sẽ không tốt.

Tu luyện là điều nghiêm túc. Tôi, Lý Hồng Chí tuyệt đối không đến đây để dẫn dắt chư vị trị bệnh cho người, nói chi là những thứ của con người, và tuyệt đối không dẫn dắt chư vị thành lập tôn giáo trong xã hội. Tôi đến để dạy chư vị tu luyện và trách nhiệm cứu độ sinh mệnh chư vị.

Câu hỏi: Trong cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan, tâm chấp trước của một số học viên khởi lên. Thưa đó có phải là khảo nghiệm do thế lực cũ an bài? Chúng con xử lý cách nào cho đúng?

Thầy: Thậm chí mà trời có sập xuống, chính niệm của một người tu luyện cũng không lay chuyển - đó mới là tu luyện, và đó mới là xuất sắc. (Vỗ tay) Một người tu luyện không chấp trước vào bất cứ điều gì trong thế giới này. Tu luyện của đệ tử Đại Pháp ngày nay là theo một hình thức khác. Trong tu luyện chư vị gắng sức hết mình trong thế giới này để phù hợp với xã hội bình thường, cho nên chư vị có công việc bình thường trong xã hội bình thường, và chư vị có gia đình, có công việc làm, và tất cả những điều đó liên kết chặt chẽ với xã hội. Với cuộc bầu cử của Đài Loan một số học viên nghĩ người nào đó khá tốt cho nên họ muốn bầu người ấy, trong khi các học viên khác thì nghĩ một người khác khá tốt và muốn bầu cho người kia. Con người có quan điểm riêng khác khau, điều đó không có gì sai. Hành động riêng tư của một người trong xã hội không đại biểu cho Đại Pháp. Tuy nhiên chư vị không nên chấp trước vào những điều đó theo cách của người thường.

Ai mà chư vị bầu, là Sư Phụ của chư vị, tôi không thể nói rằng chư vị sai, tôi cũng không liên hệ vào những việc đó. Đó là vì con đường mà tôi bảo chư vị chọn là bảo chư vị tu luyện trong người thường. Người tu luyện chỉ mang lợi ích cho xã hội. Chư vị tu luyện trong xã hội bình thường nhưng chư vị không lái xã hội nhân loại theo hướng này hay hướng khác.

Cho nên đối với mỗi một học viên, chư vị bầu một cá nhân nào hay bầu ai mà chư muốn, thì được. Chỉ có là chư vị không được quá chấp trước vào đó. Nhưng qua cuộc bức hại đệ tử Đại Pháp ở Trung Hoa Lục Địa, đệ tử Đại Pháp đã nhìn xuyên thấu một điều, vì thế mà một số nghĩ "Ai gần với tà ác mà bức hại chúng ta, tôi không bầu người đó." (Vỗ tay) Là Sư Phụ của chư vị tôi cũng không phản đối. (Khán giả cười, vỗ tay) Đó là tư tưởng riêng của học viên, là Sư Phụ của chư vị tôi không bảo chư vị nên bầu cho ai, nói chi là tôi bảo chư vị phải làm theo nhóm nào, làm thế là không được phép. (Khán giả cười)

Còn về việc các học viên bàn luận điều gì với nhau, họ làm những điều đó, và làm với tư cách cá nhân, với các bạn đồng tu. Và khi chư vị bàn chư vị sẽ đi bầu hay ai sẽ bầu cho ai, những điều đó là hành động cá nhân và không có liên quan gì với Đại Pháp hay Hội Phật Học. Một người phụ đạo trong Hội Pháp Học có thể, cũng thế, ủng hộ một đảng phái nào đó, và đó là hành động cá nhân của người ấy. Tôi nói rằng bởi vì họ đang tu luyện và đồng thời cũng là thành viên của xã hội. Chư vị bảo họ hoàn toàn vứt bỏ tất cả những thứ của người thường trong khi tu luyện được không? Nó chỉ có thể xẩy ra khi họ tu Viên Mãn rồi. Cho nên trong khi họ đang tu luyện trong xã hội bình thường, họ sẽ giao tiếp với xã hội, và họ sẽ bầu người nào họ muốn. Họ sẽ có quan điểm riêng của họ và điều đó không có gì sai.

Kết quả của cuộc bầu cử ra sao, cũng không gây mâu thuẫn trong xã hội - nếu không thì là vô cùng nguy hiểm. Là một người tu luyện chư vị phải nghiêm khắc với chính mình hơn nữa, và đó là tại sao tôi bảo các học viên chúng ta rằng chư vị không bên bị các tâm chấp trước ảnh hưởng hay bị bốc đồng như người thường. Nguyên nhân là, chư vị mang năng lượng và chư vị có công năng, điều mà chư vị làm khởi động các nhân tố rất to lớn, và ảnh hưởng của chư vị trên xã hội cũng to lớn. Vì thế mà chư vị không nên để người thường dẫn đạo chư vị. Tôi nhìn thấy một số học viên bị người thường ảnh hưởng đến độ mà họ giận dữ và bị xúc động, và chính niệm của họ không mạnh; lúc ấy không ai nhìn thấy hình ảnh người tu luyện của chư vị nữa. Chư vị không được làm như thế. Trong ngày kháng cáo 25 tháng 4 mấy năm trước, chúng ta rất hài hòa và hoàn toàn lý trí. Chúng ta là tốt cho xã hội.

Câu hỏi: Bây giờ đám hắc thủ và các sinh mệnh tà ác của thế lực cũ không còn nhiều nữa, thưa điều gì can nhiễu với học viên khi họ không làm tốt?

Thầy: Rất nhiều hắc thủ của thế lực cũ đã bị tiêu diệt rồi, chúng tập trung xung quanh Trung Hoa Lục Địa, và đôi khi chúng ra để làm điều xấu. (Khán giả cười) Và tôi muốn diệt sạch các thần xấu ác ở ngoài Tam Giới. Chúng đang chỉ huy các sinh mệnh tà ác, và một số thì tự mình mà làm. Nhưng dù là trường hợp nào, khi đã đến bước này rồi, nếu một thần nào mà dám trực tiếp tham gia vào những điều đó, cho dù nếu chư vị không diệt sạch nó, thì ở trên cũng sẽ làm. Hiện tại sự việc đang thay đổi nhanh chóng.

Câu hỏi: "Trường kỳ hay nhất thời - tất cả là do thời gian tạo ra" có nghĩa là gì?

Thầy: "Trường kỳ" là đã trải qua bao niên đại lâu dài và tất cả sự việc mà đã xẩy ra theo thời gian. Còn phần "nhất thờI" là chỉ về một thời gian ngắn. Không kể là trường kỳ hay nhất thời, theo chư thần nhìn nó, thì chiều dài của khái niệm về thời gian là giống nhau. Có lẽ chỉ một chốc lát lại là bằng bao nhiêu niên đại lâu dài đối với các sinh mệnh ở đây. Và đối với cặp mắt của chúng ta nó chỉ là một chốc lát, cái chốc lát đó, thì lại là một thời gian rất lâu dài trong một trường thời gian khác. Đồng thời, một thời gian dài trong thế giới chúng ta thì là một chốc lát đối với một số thần to lớn. Chính thời gian tạo ra tất cả điều này và chính thời gian nó đang tạo cái giả tượng đó. Cái ý là thế.

Câu hỏi: Con có cơ hội để ứng cử hội đồng đô thị, và con muốn làm bạn với nhiều người trong các tầng lớp xã hội, và để tạo một nền tảng tốt cho việc giảng rõ sự thật trong tương lai. Vì con không quen thuộc với chức vị của hội đồng đô thị, con phải bỏ thêm thì giờ để học những vấn đề trong cộng đồng, tham gia trong các việc cộng đồng, và học hỏi về việc làm hội viên của hội đống. Đôi lúc con cảm thấy có mâu thuẫn, vì con nghĩ rằng con nên bỏ thì giờ sáng tác các chương trình truyền hình hay là làm các hình thức khác trong việc giảng rõ sự thật.

Thầy: Pháp tôi giảng là về tu luyện trong xã hội bình thường. Và khi chư vị tu luyện trong xã hội bình thường, chư vị, là một đệ tử Đại Pháp, sẽ có liên hệ với xã hội đủ loại. Các công việc làm khác nhau vốn đã có tác động với xã hội rồi. Chỗ đó không có mâu thuẫn.

Thật ra, có nhiều học viên có công việc làm khác nhau và qua công việc làm đó họ giảng rõ sự thật, cái vấn đề là làm sao cho tốt hơn. Tôi không phản đối chư vị chọn lựa công việc làm nào đó. Không kể là cơ sở kinh doanh của chư vị điều hành to lớn thế nào hay chức vị của chư vị cao bao nhiêu, những điều đó không có sao cả. Tôi muốn xác nhận rằng con người trong các tầng lớp xã hội đều có thể tu luyện được, tôi thật sự đã quyết định [bằng cách cho phép điều này]. Trong lịch sử có rất ít các trường hợp của người giàu hay những người với chức vị cao được cứu độ. Nhưng tôi không phân biệt thể theo đó, tôi chỉ xét tâm người. Tôi sẽ cứu độ tất cả mọi người. (Vỗ tay) Kinh nghiệm sống đã chứng minh là điều đó đúng - không những làm được, mà đệ tử Đại Pháp của tôi đã tu thành đạt. Trong quá khứ, vì không có Đại Pháp, chư thần khác nhau, chân lý mà họ chứng thực và ngộ không phải là chân lý căn bản của vũ trụ. Ngày nay Đại Pháp được truyền ra rồi, cho nên điều gì cũng làm được.

Câu hỏi: Chúng con có nhiều việc và hoạt động về chứng thực Pháp. Con không có thì giờ đảm bảo là mọi việc hoàn tất xong và mỗi ngày cho có rất ít thì giờ tập các bài công pháp và học Pháp.

Thầy: Vâng, đó là một vấn đề. Nếu chư vị thực sự bận rộn với công việc Đại Pháp cụ thể nào đó, chư vị có thể tập các bài công pháp ít đi một chút và tìm thì giờ sau đó để bù lại thì được. Nguyên nhân là, với các bài công pháp này, chư vị có thể tập chúng nhiều hơn khi chư vị có thì giờ, và chư vị có thể tập ít hơn khi chư vị không có thì giờ. Sư Phụ đã bảo với chư vị điều này rồi. Tuy nhiên khi nói đến vấn đề học Pháp, tôi nghĩ rằng chư vị phải tìm thì giờ để học, dù chỉ là một chút thôi. Tuy nhiên khi chư vị tìm thì giờ để học thì sẽ có một vấn đề xẩy ra: tâm của chư vị không tĩnh được, và nếu tâm của chư vị không tĩnh được, trên thực tế chư vị học cũng như không và phí thì giờ. Nếu chư vị định học Pháp, chư vị cần phải dẹp tất cả những gì khác trong tâm chư vị qua một bên, giữ cho tâm điềm tĩnh, tâm yên lặng, và thật sự học Pháp. Dù rằng chư vị chỉ học một vài đoạn thôi [theo cách này], còn tốt hơn là học nguyên cuốn sách với một cái tâm bồn chồn. Khi chư vị học Pháp, chư vị phải hấp thụ Pháp.

Câu hỏi: Tất cả các khó khăn mà các đệ tử hiện thời trải qua là do thế lực cũ nhắm vào Pháp Chính, thưa có đúng không?

Thầy: Không, tất cả các khó khăn của chư vị là phần tu luyện của chư vị, và thế lực cũ can nhiễu chỉ nhắm vào sự tu luyện của một số nhỏ trong chư vị. Tôi nói rằng tôi không chấp nhận thế lực cũ can nhiễu đệ tử Đại Pháp, bởi vì các đệ tử Đại Pháp là đệ tử của tôi và không ai khác xứng đáng mà xử lý họ. Nói chi mà chúng tôi để cho chúng thành công âm mưu lợi dụng đệ tử Đại Pháp và phỉnh gạt đệ tử Đại Pháp để đạt mục đích của chúng, hủy đệ tử của tôi. Nguyên nhân mà chúng can nhiễu được, là vì chúng nắm được chấp trước và thiếu sót của chư vị, hơn nữa còn có nghiệp của chư vị sót lại từ quá khứ. Bức hại xuất phát từ các nhân tố này. Chính Pháp ngoài Tam Giới không có liên quan trực tiếp với chư vị, nhưng chư vị ở đây trong thời Chính Pháp và chư vị ở đây trong khi Sư Phụ ở đây, và chư vị là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp.

Câu hỏi: Một số học viên nghĩ rằng nếu họ chỉ ở nhà và phát chính niệm, và dùng điện thoại gọi để giảng rõ sự thật, họ tính họ là đệ tử thời Pháp Chính và họ không cần đi ra. Thưa có được không?

Thầy: Nếu họ không bận rộn với các công việc Đại Pháp, nếu họ không đi ra làm các hoạt động nhóm để chứng thực Pháp và giảng rõ sự thật, hay là các hoạt động như học Pháp chung nhóm thì không đúng cho lắm. Học Pháp chung là một môi trường tôi tạo ra cho chư vị và là một hình thức tôi lưu lại cho chư vị. Tôi nghĩ rằng chư vị vẫn nên tham gia. Đó là chống cự kinh nghiệm thử thách và tu luyện theo cách đó giúp học viên chúng ta đề cao nhanh nhất. Khi chư vị tu luyện một mình, chư vị thiếu các nhân tố giúp chư vị đề cao. Và chẳng phải chư vị, là đệ tử Đại Pháp, nói rằng chư vị sẽ làm khi Sư Phụ bảo hay sao? Chẳng phải chư vị nói rằng chư vị phải tiến bước thẳng trên con đường mà một người đệ tử Đại Pháp phải tiến bước hay sao?

Tôi nhìn thấy thử thách của chư vị, cho nên tôi không muốn nói rằng chư vị "phải làm" như thế nào. Ít khi tôi nói như thế, bởi vì tôi biết nó khó khăn cho chư vị. Hơn nữa, trong tu luyện chư vị phải tự mình mà hiểu sự việc. Tôi giảng Pháp lý, nhưng chư vị phải tự mình tiến bước trên con đường của chính mình. Nếu chư vị bảo rằng chư vị "phải làm" thế này thế này, thì nếu chư vị thiếu sót điều gì, thì thiếu sót đó chính là khuyết điểm của Sư Phụ; Sư Phụ không để chư vị tự mình hiểu ra sự việc đó hay để cho chư vị tự mình xử lý, thế thì phần đó của chư vị đã không tu luyện. Đó là tại sao ít khi tôi nói theo cách ấy. Một đệ tử Đại Pháp phải nhận thức ra trách nhiệm của mình và làm những gì đệ tử Đại Pháp phải làm.

Câu hỏi: Con tham gia trong các hoạt động quan trọng để chứng thực Pháp nhiều lần, và phát hiện khi chúng con cố gắng hoàn thành điều gì to lớn, thì thường có nhiều can nhiễu, tiêu trừ nghiệp, vân vân.

Thầy: Từ ngày đầu là đã gián đoạn rồi, cho nên gián đoạn có lúc sẽ xẩy ra, cả to lẫn nhỏ. Phần còn sót lại của thế lực cũ và những thứ xấu nó cứ không chấm dứt. Mỗi một lần tôi giảng Pháp, chúng nghe được Pháp. Cũng như chư vị nghe Pháp, đồng thời cũng như chư vị, tuy nhiên chúng cứ khăng khăng làm những điều đó. Tội lỗi của chúng to đến độ không đo lường được với sinh mệnh của chúng nữa. Trong tương lai chúng sẽ phải đền trả tội lỗi của chúng vô tận vô tận, cho dù chúng đền trả được cho tất cả - tội lỗi của chúng là lớn như thế. Và khi nói đến phần còn lại của thế lực cũ trong Tam Giới, các nhân tố đủ loại trong vũ trụ đã suy hoại, thì các nhân tố cũ đang hy sinh chúng và các khiến cho chúng làm cho đến bước cuối cùng. Tội lỗi của những thứ đó to đến độ tội lỗi của chúng có thể hỏa tiêu chúng thành tro. Chính là các nhân tố xấu ác đó đã khiến chúng làm như thế.

Câu hỏi: Thưa có tâm giản dị tốt hơn hay có tâm phức tạp là tốt hơn? Và các nguyên nhân là gì?

Thầy: Trong ánh mắt của chư thần, nếu tâm của một người giản dị và trong sạch, chư thần xem họ là một người tốt. Và nếu tâm của một người phức tạp, thì chư thần xem họ là người xấu, bởi vì theo chư vị xét, chẳng phải cái tâm mà phức tạp là do các chấp trước hình thành trong thế giới con người mà ra hay sao? Chẳng phải phức tạp là kết quả của chấp trước vào thế giới con người hay sao? Vì thế mà đây là một chân lý trong tu luyện.

Có tâm giản dị không có nghĩa là chư vị có ít trí tuệ, và có tâm phức tạp cũng không có nghĩa là chư vị có trí tuệ. Và đó không phải là lợi thế với hình thức của tu luyện của đệ tử Đại Pháp đang tu luyện tại đây trong môi trường của người thường hay những gì chư vị làm hôm nay để chứng thực Pháp. Trí tuệ của đệ tử Đại Pháp xuất phát từ chính niệm - niệm siêu phàm - và loại trí tuệ đó thì khác với khái niệm của tâm phức tạp mà đã hình thành nơi người thường và trong xã hội. Cái thứ đó là về lợi ích cá nhân, là ích kỷ, và là một hình thức xảo quyệt phát triển qua mưu đồ chống lại người khác. Khởi điểm của đệ tử Đại Pháp, mặt khác, là chứng thực Đại Pháp, không truy cầu bất cứ điều gì cho cá nhân. Cho nên trên căn bản là khác. Còn cái sau là trí tuệ to lớn, trong khi cái trước thì chúng ta nên gọi là tư tưởng phức tạp. Và biểu hiện của nó là khác, chắc chắn như thế.

Câu hỏi: Đã lâu lắm rồi, địa phương của chúng con có nhiều cựu học viên không ra học Pháp chung nhóm, và cũng không tập các bài công pháp với chúng con ở ngoài trời. Họ nghĩ rằng không ra học Pháp chung nhóm chỉ học Pháp ở nhà cũng tốt, như nhau thôi. Và ở nhà họ tập các bài công pháp cũng tốt. Họ nghĩ rằng làm theo cách ấy không gây trở ngại gì cho chúng con đề cao trong một chỉnh thể.

Thầy: Thật ra, tôi nói rằng nếu thật sự mà có người như thế, thì đó kết quả từ tâm chấp trước của con người. Nếu chư vị không tin, tìm xâu vào trong tâm của chư vị và chư vị chắc chắn tìm ra được chấp trước. Nói một cách nhẹ nhàng, chư vị làm biếng. Nói một cách nghiêm túc, chư vị sợ. Tất nhiên, một số cựu học viên là bận rộn với các việc cụ thể, điều đó thì khác.

Câu hỏi: Nếu ai theo kẻ ô nhục ở Hồng Kông một lần, thì họ có thể tham gia trong các dự án thông tin của chúng con đang làm hay không?

Thầy: Tốt hơn là đừng hỏi Sư Phụ câu hỏi cụ thể như thế này. Một số học viên đã phạm lỗi, nhưng miễn là họ sửa đổi thì không sao - có ai là không phạm lỗi? Cho nên từ quan điểm của người học viên này, khi các học viên khác không tin chư vị, đừng ngoan cố chống lại. Tránh vấn đề một chút thì cũng được, bởi vì theo cách ấy cả hai bên có ít áp lực về tinh thần.

Nếu người ta không để cho chư vị làm những việc đó, chư vị cứ ra đường mà phát các tờ tài liệu, cũng cứu độ chúng sinh như nhau. Hay chư vị có thể đến lãnh sự quán hay là tòa đại xứ mà phát chính niệm hay làm việc khác. Chư vị có thể làm các việc đó, thế thì tại sao chư vị lại chấp trước vào một thứ? Chư vị càng chấp trước vào đó, chư vị càng tạo ấn tượng xấu cho người khác thấy, đúng không? Cho nên tại sao chư vị cứ khăng khăng làm việc ấy? Và chẳng phải thế lực cũ lợi dụng chỗ chư vị như thế mà tạo ra rối loạn hay sao? Cho nên bất cứ điều gì chư vị làm, nếu điểm xuất phát của chư vị là: nghĩ đến Đại Pháp, tôi nói sẽ khác rồi và hình thế cũng sẽ thay đổi. Tôi đề nghị tất cả học viên mà bị nghi ngờ thì nên đến lãnh sự quán hay là tòa đại sứ và ra đường phát các tài liệu, đến những nơi mà cần chư vị nhiều nhất và trực tiếp, mặt đối mặt, giảng rõ sự thật với người thường, hiện thời đừng liên hệ trong các việc nội bộ bên trong của các dự án. Thể hiện với mọi người là chư vị có thật hay không, thể hiện rằng chư vị có đủ tiêu chuẩn hay không.

Còn về những ai thực sự có "vấn đề", chư vị không cần lo lắng về họ. Những người đó ở trong giới đệ tử Đại Pháp nhưng không ở trong Pháp, hễ thế lực cũ mà kết thúc với họ rồi thì sinh mệnh của họ cũng bị kết thúc thôi. Thật ra, tôi biết rằng một số người có "vấn đề", họ biết Đại Pháp tốt, nhưng vì họ sợ các cơ quan tình báo sẽ truyền ra những điều sỉ nhục ám hại người mà họ đã làm trước đây, tâm lo sợ này khiến họ tiếp tục làm điều xấu, đồng thời cầu xin pháp thân Sư Phụ giúp dễ dàng hơn cho họ. Nhưng làm sao mà Pháp Thân làm được? Tu luyện là nghiêm túc, nhất là sự tu luyện của một đệ tử Đại Pháp - uy đức là to lớn vô cùng! Thế mà vì chấp trước mà họ cầu xin, hơn nữa họ lại có cái tâm sợ hãi nhơ nhớp đó. Họ không được phép và cũng không được. Nhưng phần còn lại của thế lực cũ và bọn yêu ma sa đọa đó nhìn thấy tâm chấp trước của những người đó, vì thế mà chúng giả ra thành Sư Phụ và phỉnh gạt chư vị hay bảo với chư vị làm điều gì đó thì được. Theo cách ấy chúng bức hại chư vị cho đến chết thôi.

Câu hỏi: Tất cả đệ tử Đại Pháp Đài Loan và các đệ tử bé trong trường Minh Huệ Đài Loan gửi lời kính Sư Phụ. (Thầy: Cám ơn) (Mọi người vỗ tay) Tất cả đệ tử bé trong trường mẫu giáo Minh Huệ Đài Loan gửi lời kính Sư Phụ. Trong thời Chính Pháp, làm sao chúng con dùng phương tiện học vấn để chứng thực Đại Pháp?

Thầy: Thật ra, những gì chư vị đang làm chính là chứng thực Đại Pháp. Các học viên trong trường Minh Huệ đã trở thành đệ tử bé con, và điều đó có ảnh hưởng trên xã hội, ảnh hưởng các trường học, và ảnh hưởng đến các giới giáo khoa. Vì thế để sự việc thực hiện có chiều xâu và chính xác hơn, trên thực tế điều tôi mong ước là chư vị sẽ làm việc đó. (Thầy cười) (Tiếng vỗ tay) Tôi nói rằng đó là điều mà tôi mong ước, nhưng nói cho chính xác hơn, đó là điều mà tất cả sinh mệnh đang mong mõi (Thầy cười) (Tiếng vỗ tay)

Câu hỏi: Trong một địa phương, sau khi một số người vừa đến từ Trung Quốc và nói rằng họ là đệ tử Đại Pháp, một số đồng tu lập tức giúp họ xin tỵ nạn chính trị. Chúng con có nên tìm hiểu về họ một thời gian trước khi chúng con giúp họ xin tỵ nạn không?

Thầy: Khi nói đến những vấn đề này, các học viên có thể tự mình quyết định phải làm sao tùy theo hoàn cảnh. Nếu một người là đệ tử Đại Pháp thật sự, thì chư vị không từ chối giúp họ, trong khi họ bị thống khổ. Hỏi họ nhiều về các câu hỏi trong Pháp thì sẽ rõ, phải không?

Câu hỏi: Một số học viên khi làm việc họ sang cực đoan và gây ra ảnh hưởng xấu cho Đại Pháp.

Thầy: Các sinh mệnh mà chư thần không phục nhất, chính là các sinh mệnh không giữ vững chính mình và là các sinh mệnh thiếu chính niệm khi làm việc gì. Nếu một người mà không giữ vững chính mình, không nói rõ ý của mình, sang cực đoan khi làm việc gì, và nếu "người" thật của họ không tự kiềm chế bản thân, thì nói đi, tôi đang cứu độ ai đây? Ai là chư vị? Chư thần không phục các sinh mệnh như thế. Mặc dù những người đó đã tham gia hàng ngũ đệ tử Đại Pháp, thật ra họ không phải là một bộ phận của Đại Pháp. Thật là đáng buồn. Họ không có chính niệm.

Câu hỏi: Một số học viên mà có công năng nghĩ rằng, khi họ phát chính niệm, các sinh mệnh trong các không gian khác nên được cứu độ, rằng tiêu diệt chúng là không thiện một chút .....

Thầy: Nếu Pháp Chính không tồn tại, hay nếu sự việc này chỉ là: một sư phụ chỉ đạo một số đệ tử, thì thật sự chư vị không thể nói rằng hiểu biết của người đệ tử này là sai, mặc dù vị sư phụ nghĩ rằng tư tưởng chư vị không phù hợp. Với bất cứ vị sư phụ nào, nếu tôi có một đệ tử như thế, trước hay sau gì, thì người đệ tử đó cũng sẽ bị gửi về nhà, bởi vì nếu chư vị không làm những gì sư phụ bảo, thì chư vị là đệ tử gì đây? Những gì đang xẩy ra trong hiện tại thì khác. Chính Pháp đang diễn tiến và vượt qua sự tu luyện cá nhân. Khi một sinh mệnh can nhiễu với chư vị và can nhiễu với Đại Pháp, thì sinh mệnh đó phải bị tiêu diệt, và nó không còn là vấn đề, chư vị là một người nhân từ hay không; mà là vấn đề chư vị có trách nhiệm với Đại Pháp hay không.

Chư vị là một đệ tử Đại Pháp, cho nên đừng nghĩ rằng mục tiêu cứu độ chúng sinh chỉ là cho bản thân chư vị tu Viên Mãn. Không phải. Trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp mà chư vị cũng không làm? Khi Đại Pháp đang bị thiệt hại, mà chư vị làm ngơ? Các đệ tử Đại Pháp ở Trung Hoa Lục Địa đã bị giết vì bị bức hại - nó không có liên hệ gì với chư vị hay sao? Nhờ Đại Pháp mà chư vị được tất cả, ngược lại Đại Pháp không cần chư vị đền trả. Tuy nhiên, vì chư vị là một trong các đệ tử Đại Pháp, nếu Đại Pháp không còn, chư vị còn tồn tại không? Chẳng phải bảo hộ Đại Pháp là bảo hộ chính chư vị hay sao? Thật ra, tôi nghĩ cái rắc rối của học viên này đã vượt qua lẫn lộn rồi. Tôi không đọc hết những gì còn lại trong giấy hỏi này .....

Câu hỏi: .... bịa đặt một số điều có liên quan đến vấn đề học thuộc lòng Luận Ngữ một số lần và thêm các câu chú nào đó, cho rằng có ảnh hưởng mạnh mẽ. (Thầy: Thấy không, chẳng phải tôi nói rằng rắc rối của họ là vượt khỏi lẫn lộn phải không?) (Khán giả cười) Và ông ta im lặng dạy các học trò.

Thầy: Đó là can nhiễu. Hiện thời họ bị yêu ma lợi dụng, chỉ có là chưa nghiêm trọng thôi. Còn về người học viên này, tầng thứ của họ đã rớt xuống xa lắm rồi, so với các đệ tử Đại Pháp mà đang chứng thực Pháp một cách chân chính và chính trực, thì người này quả thật là tầm thường, (Thầy cười nhẹ) và không theo kịp rất xa. Trên thực tế, họ không được can nhiễu các học viên khác, bởi vì nhiều học viên có thể nhận ra rằng người đó không đúng, và chỉ có một số nhỏ có chấp trước mạnh thì bị ảnh hưởng.

Câu hỏi: Tôi cảm thấy thế lực cũ an bàn cho chúng con một số tình hình khẩn trương và muốn kéo chúng con xuống, nhưng miễn là chúng con vượt qua các khảo nghiệm đó và vượt qua các thử thách đó, chúng con sẽ buông bỏ được các chấp trước từ căn bản và từ đó mà làm khá hơn.

Thầy: Đúng. Nếu như chư vị không chấp trước vào bất cứ điều gì, thì thế lực cũ không có cớ và cũng không làm gì chư vị được.

Câu hỏi: Vai trò của Đài Loan trong thời Chính Pháp là gì, và sau khi Pháp chính nhân gian thì vai trò đó là gì?

Thầy: Pháp chính nhân gian là chuyện của tương lai. Còn về vai trò của Đài Loan, tôi chỉ có thể nói với chư vị rằng trong khi [Đài Loan và Trung Hoa Lục Địa] cũng có cùng một tổ tiên và cũng thuộc về một dân tộc, chỉ có thái độ đối với Đại Pháp của hai bên thì khác nhau, và tương phản rõ rệt.

Câu hỏi: Cụ thể, làm sao các đệ tử Đại Pháp biết ngày mà Chính Pháp kết thúc?

Thầy: Đừng bị chấp trước. Khi ngày ấy đến, lịch sử của vũ trụ cũ này sẽ kết thúc, và đệ tử Đại Pháp sẽ Viên Mãn. Trong tíc tắc ấy khi chư vị Viên Mãn và được khai mở rồi, đối với một chúng sinh, đó chỉ là vấn đề: từ một tíc tắc này chuyển sang tíc tắc kế tiếp - thậm chí cũng không tới một tíc tắc - và cái đường ranh giới giữa con người và thần chéo vào nhau. Sự tu luyện của đệ tử Đại Pháp là từ thế giới vi mô tiến ra bên ngoài, đó là tại sao phần mà đã tu luyện xong rồi trong thế giới vi mô sẽ không làm gì khi chủ thể không khống chế nó, tuy nhiên phần này nó biết tất cả bởi vì dù sao thì nó cũng đã tu luyện xong rồi. Có một phần của chư vị, phần mà ở trong cảnh giới cao nhất mà chư vị đã tu đạt đến và trong mỗi một cảnh giới bên dưới cho đến tận đáy, trong tất cả các cảnh giới của chư vị, chư vị sẽ biết trạng thái của sự việc. Cho nên giữa tíc tắc này và tíc tắc kế tiếp, từ một con người người tu lập tức trở thành thần. Trong tíc tắc ấy chư vị sẽ biết tất cả, và trong tíc tắc ấy chư vị sẽ trở thành một vị thần to và vĩ đại.

Câu hỏi: Thưa tình hình chính trị ở Đài Loan là do thế lực cũ hoạch định, hay là do chấp trước của đệ tử Đại Pháp gây ra?

Thầy: Hình như các học viên chúng ta thật sự quan tâm đến điều này. Tình hình không phải là do các đệ tử tạo ra; những sự việc đó không có liên hệ gì với đệ tử Đại Pháp chúng ta. Tất cả là do các nhân tố còn lại của thế lực cũ tạo ra trong quá khứ. Xét sự việc trong hiện tại, phần còn lại của thế lực cũ dường như là chúng không làm được những gì chúng muốn nữa.

Câu hỏi: Có một học viên đến Bắc Kinh để kháng cáo sau khi tà ác bắt đầu bức hại. Nhưng sau đó anh ta chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân và không đọc các kinh văn mới. Chúng con chia xẽ kinh nghiệm với anh ta nhiều lần, mong rằng anh ta thoát ra cái hiểu biết sai lầm đó, tuy nhiên làm gì cũng không có hiệu quả. Thưa con hỏi, dùng loại "búa nặng" nào để đánh thức anh ta? (Thầy cười) (Khán giả cười)

Thầy: Với ý tốt mà nói với anh ta và tìm xem anh bị chấp trước gì. Anh ta có trở ngại tinh thần là vì một chấp trước nào đó, họ lo sợ, và đó là nguyên nhân tạo ra cái trạng thái đó. Anh ta tin những lời dối trá và tuyên truyền của tà ác - và còn gì nữa? Tuy nhiên anh cũng đã biết Pháp tốt, vì thế mà anh bị mâu thuẩn, và anh không buông bỏ được [điều gì đó]. Nếu anh ta thật sự không đủ tiêu chuẩn, thì đó là vấn đề riêng của anh. Tuy nhiên nếu vẫn còn hy vọng để cứu, thì chư vị nên giúp anh ta.

Câu hỏi: Vừa qua chúng con có dùng hình thức qua trình diễn mỹ thuật để chứng thực trong cộng đồng và kết quả cũng khá tốt. Có vài đoàn thể đã mời chúng con đi trình diễn và dạy các bài công pháp, có một nhóm là những người bệnh ung thư. Con xin hỏi, chúng con phải làm sao? Hơn nữa, chúng con định tổ chức một buổi trình diễn trên diện rộng. Chúng con có thể thu tiền vào cửa không? Chúng con có thể quyên tiền cho các đoàn thể khác không?

Thầy: Tuyệt đối chư vị không được quyên tiền cho các đoàn thể khác và chư vị không nên làm những gì không quan trọng cho đệ tử Đại Pháp. Đối với đệ tử Đại Pháp, chứng thực Pháp, giảng rõ sự thật, cứu độ chúng sinh, và chống lại cuộc bức hại này phải là ưu tiên, không có gì được can nhiễu. Nếu chư vị làm việc gì mà không có liên quan đến Đại Pháp, điều mà chư vị đạt được sẽ không đáng với nổ lực của chư vị.

Có người có thể nghĩ "Nếu tôi quyên tiền cho họ, thì họ có thể tốt với Pháp Luân Công." Không có tác dụng như thế. Tôi truyền Pháp đã bao nhiêu năm rồi, và tôi chưa bao giờ nghĩ đến dùng phương tiện tài chính, quyền hành gì, hay ảnh hưởng cá nhân gì, để cho con người đắc được Pháp. Nếu họ không đến vì Pháp thì cũng vô dụng thôi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #asas