Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kinh van

Học viên: Con đã đọc sách của Thầy và con đang học Pháp. Con mách với bạn bè và bà con của con về pháp môn này. Họ quan tâm là vì họ đã từng là tín đồ Phật Giáo. Tất nhiên, nhiều người bạn thì là tín đồ Cơ Đốc Giáo. Họ lo rằng nếu họ học Pháp Luân Công, thì họ có còn tiếp tục niệm kinh hay đi nhà thờ như trước nữa không?

Thầy: Được, tôi sẽ giải thích. Điều chư vị hỏi là nếu một người có tín ngưỡng khác có thể học Pháp Luân Công và có bị can nhiễu không. Thật ra thì tôi có giảng những điều này trong sách của tôi rồi, nhưng tôi cũng có thể giảng lại một lần nữa.

Chư vị cũng biết, tu Phật không giống như người thường tưởng, như là đạt được một loại kiến thức. Tu Phật là điều thật sự vô cùng nghiêm túc. Không có gì trên thế gian này mà quan trọng hay cao quý bằng. Có nhiều pháp môn tu luyện và nguyên lý "bất nhị pháp môn" là quan trọng trong Phật Giáo, chúng ta cũng thế. Tôi vừa giảng rằng đối với Phật Giáo vào thời Mạt Pháp, tu luyện không còn là điều dễ dàng. Tại sao thế? Trong giai đoạn này con người không còn hiểu hàm nghĩa chân chính của kinh Phật nữa. Cái rắc rối chủ yếu chính là: các giải thích trong tự điển của Phật Giáo hiện đại không còn tương hợp với những gì Đức Thích Ca Mâu Ni giảng lúc còn tại thế. Ví dụ, nguyên lý "bất nhị pháp môn" mà Đức Thích Ca Mâu Ni giảng có nghĩa là khi một người tu luyện thì không được trộn lẫn các môn khác vào mà tu, không được tu hai thứ hay nhiều thứ cùng một lúc. Giả thử nếu chư vị học Thiền Tông; thì chư vị không được học Tịnh Độ. Nếu chư vị học Tịnh Độ, thì chư vị không được học Thiên Đài hay Hoa Nghiêm. Và nếu chư vị học Hoa Nghiêm, thì chư vị không được học Thiên Đài, cũng không học Thiền hay học Mật Tông.

Tại sao thế? Hiện nay người ta không hiểu; miễn là một vị Phật là họ sẽ thờ phụng, miễn là một vị Phật thì họ không quan tâm là vị ấy từ môn nào và họ sẽ thờ phụng tất cả. Đây là nguyên nhân chủ yếu mà ngày nay các hòa thượng không tu thành. Sự thật, mỗi một vị Phật chủ trì một thiên giới riêng, và mỗi một thiên giới thì có một vị Phật Như Lai. Ví dụ, Phật Dược Sư thì chủ trì Lưu Lý Thế Giới; Hoa Nghiêm Thế Giới thì có Hoa Nghiêm Như Lai; Liên Hoa Thế Giới thì có Liên Hoa Như Lai; và Thế Giới Cực Lạc thì có Phật Như Lai A Di Đà, v.v. Mỗi một vị Phật Như Lai thì có một bộ phương pháp tu luyện riêng của họ, các nguyên lý căn bản mà mỗi một vị Phật chứng ngộ là từ Pháp lý của vũ trụ. Tuy thế chứng ngộ và cách tu luyện của mỗi một vị Phật Như Lai là khác nhau. Tại sao thế? Như chư vị có thể đã biết, khả năng của mỗi một vị Phật là khác nhau, là vì họ khác nhau. Vị Phật này có khả năng này và vị Phật kia có khả năng kia, nhưng tất cả đều cùng ở trong một cảnh giới; chỉ có khả năng là khác nhau. Nó giống như vào học đại học. Chư vị là một sinh viên đại học, người kia cũng thế. Chư vị học về khoa học, người kia học về nhân văn, người khác học về nông nghiệp, và người khác nữa học về thiên văn. Mỗi người thì khác nhau. Tất cả họ đều là sinh viên đại học, tuy thế những gì họ học và kiến thức đạt được là khác nhau. Tôi vừa đưa ra một ví dụ tương đồng giản dị.

Bây giờ nếu con người muốn lên một thế giới nào đó, Phật Giáo có thời đã đòi hỏi người tu phải thệ nguyện là về nơi đó. Ví dụ, có người nói: "Tôi muốn về Thế Giới Tịnh Độ, tôi muốn tu về nơi Phật A Di Đà ở và trở thành một sinh mệnh dưới sự trụ trì của đức Phật." Có thể có người muốn tu thành Bồ Tát hay tu thành La Hán. Thế thì sau khi chư vị phát lời thệ nguyện đó, chư vị chỉ tu trong môn phái của đức Phật đó, chỉ học kinh Phật A Di Đà, niệm danh hiệu của Phật A Di Đà. Và chư vị không được phép đọc các kinh khác. Đó gọi là "bất nhị pháp môn". Nếu chư vị muốn về Thế Giới Hoa Nghiêm thì chư vị không được đọc kinh nào khác ngoài Kinh Hoa Nghiêm. Con người nghĩ rằng tất cả lời giảng [của các môn tu luyện] là các nguyên lý của Phật Giáo và tất cả là tốt cho con người, nhưng đó chỉ là suy nghĩ của con người. Nếu chư vị không chú ý điều này một cách chặt chẽ, mọi thứ sẽ bị hỗn loạn. Một cuốn kinh bao hàm tất cả các nguyên lý mà một người tu luyện cần học, từ tầng thứ thấp nhất cho đến cao nhất. Chỉ có con người mới nghĩ rằng trộn lẫn các môn với nhau để mà tu là tốt.

Xã hội nhân loại đã bị phong kín lại rồi, tất cả chư Thần chân chính mà đã từng có trách nhiệm cứu độ con người không còn quản con người nữa. Họ không còn quản con người nữa bởi vì họ xem con người ngày nay phẩm chất quá thấp, cho nên họ không còn muốn con người nữa hay muốn cứu độ con người nữa. Điều tôi giảng vừa qua, tức là khó khăn lắm tôi mới truyền được Pháp này, và rất nhiều Thần và Phật đã tìm cách ngăn cản không để tôi làm việc này. Họ nghĩ rằng con người ngày nay không còn cứu được nữa và cũng không nên giữ lại. Con người không biết điều này và vẫn cho rằng họ đang sống khá sung sướng. Con người không biết sự khác biệt to lớn giữa đạo đức của con người ngày nay và con người trong quá khứ; cũng không biết sự khác biệt to lớn giữa Thiên và Địa, không biết chư Thần và Phật xem con người ra sao, không biết trên Thiên Giới thuần tịnh thế nào, không biết các chư Phật cao quý và vĩ đại ra sao!

Sự sai biệt giữa nhân loại và thiên nhân thật sự vô cùng to lớn. Bầu trời dường như trong sạch đối với thế nhân, nhưng đó chính là vì nhân loại nhìn sự vật qua cặp mắt do vật chất từ chỗ này cấu thành. Nếu nhân loại mà có khả năng nhìn loài người từ các không gian cao hơn, chính họ cũng sẽ phát hiện xã hội nhân loại cuồn cuộn trong những lớp nghiệp đen to lớn, nhơ nhớp kinh hoàng. Cho nên chư Thần và Phật không xem nhân loại như con người tưởng tượng. Con người được cứu độ là vì chư Thần và Phật từ bi đối với con người. Không phải như thể là khi chư vị khen chư Phật, thì chư Phật sẽ mang chư vị [lên thiên giới]; cũng không phải là chư Thần và Phật ban cho chư vị bất cứ điều gì chư vị muốn. Thực tế là, không kể là chư Thần hay chư Phật, các vị ấy không quan tâm đến hình thức khi nói đến tu luyện. Không kể là một tôn giáo to cỡ nào, cũng không tính đó là tu luyện. Chính tôi cũng truyền một pháp môn cho nhân loại, cũng không phải vì để truyền một tôn giáo mà tôi làm. Chư Thần và Phật không thừa nhận tôn giáo, chỉ thừa nhận con người.

Người ta luôn nói rằng "Tôn giáo mà tôi tin thì tốt lắm." Dường như người này duy hộ chư Phật, hay duy hộ Jê-su và các Thiên Chủ. Không phải thế. Người này càng nhiệt tình với tôn giáo đó, thì họ càng chấp trước vào đó; càng chấp trước vào đó thì người này lại càng xa rời chư Thần. Tôn giáo chỉ là một hình thức tu luyện do con người tạo ra. Không kể nó là một tôn giáo trọn vẹn hay hoàn hảo thế nào, nó cũng không so được với một người mà tu luyện một cách hoàn hảo. Khi con người chú tâm vào những điều này, chư Thần và Phật vừa nhìn thấy liền cảm thấy rất khó chịu. Chư Phật không xét hình thức mà chư vị chấp nhận trong thế nhân này. Có thể chư vị đã qui y rồi hay đã rửa tội rồi, nhưng nếu chư vị vẫn còn tâm con người thì có khác gì đâu? Chư Phật không xét những điều đó, họ chỉ xét là chư vị có thật sự tu luyện bản thân mình hay không. Nếu chư vị đã qui y rồi hay đã rửa tội rồi, và thậm chí chư vị cũng không đốt nhang hay niệm danh hiệu Phật, tuy nhiên chư vị giữ tiêu chuẩn do Thần và Phật đề ra, và còn tinh tấn tu luyện chân chính, hễ nhìn thấy chư vị họ đã vui rồi. Chư vị không cần hỏi, họ sẽ liên tục bảo hộ chư vị, trông nom chư vị, giúp chư vị tu luyện. Cái ý chẳng phải là thế hay sao? (Vỗ tay)

Có người nói "Tôi không bỏ kinh Phật được." "Tôi không bỏ được kinh Thánh," hay là "Tôi không bỏ niệm chú được." Điều mà họ bỏ không được chính là tôn giáo chứ không phải là chư Phật. Hãy suy nghĩ một cách cẩn thận và nhìn xem. Đó là trường hợp của các tín đồ, chẳng phải sao? Tại sao họ không bỏ tôn giáo được? Tìm cái nguyên nhân cội rể trong tâm chư vị và xét xem, tận sâu bên trong chư vị nhìn nhận vấn đề này ra sao. Với một số điều, thể hiện bên ngoài dường như là đúng nhưng không hẳn là đúng. Chỉ có chân chính tu luyện bản thân mình thì mới thật sự là tin tưởng Thần và Phật. Và đó là cách mà chư Phật xét vấn đề; họ không quan tâm đến một tôn giáo điều hành tốt thế nào. Cũng như chư vị biết, rất nhiều người trong lịch sử đã tu thành, nhưng họ không cần phải là người trong tổ chức tôn giáo nào. Nhiều người có uy đức rất lớn cũng không có tu trong tôn giáo. Họ giữ mình theo tiêu chuẩn nghiêm khắc và kiên tâm làm người tốt. Và khi họ kiên trì giữ vững như thế qua một thời gian dài, ngày càng khá hơn, chư Phật trông nom họ và họ sẽ đạt Viên Mãn.

Nguyên lý mà tôi đang truyền, rốt ráo là, bảo chư vị làm người tốt, làm một người tốt hơn, làm một người tốt vượt hẳn người thường. Khi chư vị làm được như thế, chư vị sẽ là một sinh mệnh cao hơn, và khi chư vị thăng hoa cao hơn chư vị sẽ là một sinh mệnh thậm chí trong cảnh giới cao hơn nữa. Vì thế, nếu một người như thế mà không được thăng lên thiên đàng, thì người này còn có thể ở lại trên trái đất này không? Con người là ích kỷ và tranh đua, họ tranh đấu vì danh vì lợi. Có nghĩa là con người trên trái đất này là khác với chư vị. Sự thật là thế. Nếu chư vị nói chuyện với họ [các tín đồ tôn giáo] về khía cạnh này, thì không kể là tôn giáo nào, hễ mà chư Thần đã bỏ nó rồi, thì đó cũng chỉ là một hình thức xã hội nơi người thường và cũng chỉ là một công việc của người thường. Tôn giáo của họ thật sự không có tác dụng gì về tu luyện. Tuy nhiên, ở đây còn bao gồm một vấn đề về tính nghiêm túc trong tu luyện. Chuyên nhất tu luyện chính là chân tu. Nếu một người muốn học Đại Pháp của chúng ta, thì họ có thể học. Bảo họ rằng dù là thuộc về tôn giáo khác cũng không can nhiễu với tu luyện trong Đại Pháp, nó có một vấn đề về sự nghiêm túc trong tu luyện. Bảo họ rằng sự liên hệ với tôn giáo của họ cũng không có ảnh hưởng gì, rằng sau khi họ đọc sách thì họ sẽ hiểu. (Vỗ tay)

Học viên: Ngoài 5 bài công pháp mà Thầy giảng cho chúng con, con thấy có một bộ thủ ấn, bộ thủ ấn mà Thầy thực hiện.

Thầy: Trước hết, để tôi giảng cho chư vị "thủ ấn" là gì. Thủ ấn được xem như là một ngôn ngữ của Phật, một hình thức diễn đạt, mà khi chư Phật diễn đạt điều gì và họ không muốn dùng ngôn ngữ, thì họ dùng thủ ấn. Truyền cảm bằng tư duy là được sử dụng giữa các vị Phật với nhau. Khi chư vị nhìn thấy các Pháp Thân của tôi, hay nhìn thấy chư Phật hay Bồ Tát trong giấc mơ, khi họ nói chuyện với chư vị, có lúc họ không dùng lời, nhưng chư vị vẫn nghe được âm thanh. Đó là truyền cảm bằng tư duy. Theo danh từ hiện đại thì gọi là truyền cảm tư duy qua âm thanh lập thể. Thủ ấn thường được dùng khi giảng Pháp cho nhiều Bồ Tát và La Hán. Nó không phải là giống như ngôn ngữ ký hiệu của con người; nó thiêng liêng, thuần tịnh hơn và uy lực rất mạnh mẽ. Nó là ngôn ngữ của Phật, cho nên khi thủ ấn được dùng thì nó mang năng lượng và uy lực, và những gì vị Phật diễn đạt cho tất cả chúng sinh bên dưới họ chính là Pháp. Nhưng thủ ấn thì giống như các lời được giảng, và ngôn ngữ có thể phối hợp trong nhiều cách khác nhau để diễn đạt các ý nghĩa khác nhau. Mỗi một vấn đề đều có thể được diễn đạt từ các góc độ khác nhau, cho nên không cố định hay có tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có một bộ thủ ấn đặc biệc dùng cho các bài công pháp; tức là khi hai tay kết lại để hình thành một thế, thì đó gọi là một bộ thủ ấn. Ví dụ, thủ ấn hoa sen [liên hoa thủ ấn] và bộ thủ ấn mà chúng ta dùng để tập các bài công pháp - nó là một bộ thủ ấn. Thủ ấn dùng với cử động thì khác với bộ thủ ấn bất động. Thủ ấn mà tôi thực hiện trong khi tập các bài công pháp trong băng hình là để cho phần "biết" của chư vị nhìn thấy trước khi chư vị tập các bài công pháp, và cho các sinh mệnh trong các không gian khác. Cho nên chư vị không cần học bộ này. Còn những ai trong chư vị mà sau này tu thành Phật thì sẽ biết thực hiện chúng thế nào. (Vỗ tay)

Học viên: Thưa Thầy Lý, hôm nay Thầy có thể hạ nhập Pháp Luân cho tất cả chúng con phải không? (Vỗ tay)

Thầy: Để tôi nói với chư vị, miễn là chư vị chân tâm tu luyện - tức là, không kể chư vị đã đến đây hay chư vị tự mình đọc sách - tất cả chư vị đều sẽ được một Pháp Luân. Tôi cũng muốn nói rằng: nhất định chư vị phải trân quý cuốn sách này. Chư vị hiện tại chưa nhận thức ra, nhưng tất cả những gì cuốn sách này giảng đều là Phật lý. Tất cả các tầng thứ tu luyện đều bao gồm trong sách. Thật ra, những gì chỉ đạo chư vị tu luyện không gì khác hơn là Phật Pháp. Trong khi chư vị tu luyện bản thân mình, chư Thần và Phật sẽ giúp chư vị. Hãy suy nghĩ: ai ở trong mỗi tầng thứ của các thiên giới? Họ chẳng phải là các chư Thần và Phật hay sao? Chẳng phải họ là chư Phật cao hơn hay sao, đến cả các chư Phật cao hơn, và các chư Phật cao hơn nữa hay sao? Đó là tại sao tôi bảo chư vị mỗi một chữ trong sách là đại biểu cho từng lớp từng lớp của vô lượng chư Phật, cuối cùng là các Pháp Thân của tôi và cũng có Pháp Luân triển hiện tại tất các tầng thứ khác nhau. Tại sao có người cảm thấy thoải mái sau khi cầm sách lên và đọc? Tại sao nghiệp của họ được tiêu trừ vừa khi họ đọc sách? Và tại sao vừa khi họ đọc sách thì bệnh của họ được lành? Tất nhiên, hễ chư vị tu luyện thì không phải là nghiệp của chư vị được tiêu trừ hết tất cả một lần; lần thứ nhất thì không thể tiêu trừ hết tất cả cho chư vị, đó là nhiều quá. [Điều xẩy ra là,] thêm một phần được tiêu trừ khi cảnh giới tư tưởng của chư vị thăng hoa đến một tầng thứ cao hơn, và vì để cho chư vị đề cao qua tu luyện mà chúng tôi làm theo cách này. Cho nên uy lực của Pháp này là vô cùng vĩ đại. Hãy suy nghĩ: tôi có cần hạ nhập Pháp Luân cho từng người hay không? Miễn là chư vị chân chính học Đại Pháp và muốn tu luyện, chư vị sẽ được cấp một Pháp Luân, không kể là ai. Đại Pháp đang được truyền khắp nơi trên toàn thế giới. Tôi không thể gặp tất cả mọi người trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc chỉ có các học viên mà đã đến tham dự khóa giảng thì mới gặp tôi; đa số thì chưa gặp. Không có những thứ mà tôi ban cho chư vị như là Pháp Luân, chư vị có tu luyện được không? Không tu được. Đó là tại sao tôi đã đặt năng lực của tôi vào trong sách này. Miễn là người đó tu luyện, hễ họ đọc sách, thì sẽ đạt được tất cả những gì cần được trong tu luyện.

Hiện tại có nhiều học viên đi khắp nơi tìm tôi, nhưng tôi không muốn gặp họ. Tôi không muốn gặp họ có một nguyên nhân, tức là, tôi muốn họ ở tại nơi đó và kiên định, vững vàng tu luyện chính mình. Khi một số học viên gặp tôi thì tâm của họ dễ bị kích động, và đó cũng là một can nhiễu cho sự tu luyện của họ. Tôi muốn tĩnh tâm tu luyện. Chỉ có việc truyền Pháp của tôi thôi, thì không có tác dụng: chư vị phải đắc được Pháp và phải có thì giờ để đọc sách, và tu luyện chính mình một cách vững vàng. Đó là tại sao tôi cố gắng không gặp chư vị thường xuyên. Giả như trường hợp Pháp mà tôi giảng không thể chăm lo cho chư vị khi từng người không gặp tôi, thì tôi làm việc này cũng uổng phí thôi. Cho nên, miễn là chư vị đọc sách, và miễn là chư vị thật sự tu luyện, chư vị sẽ đạt được tất cả những gì chư vị đáng được trong pháp môn này. Bảo đảm là như thế. (Vỗ tay)

Từ hàng ngàn năm nay các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni tự mình tu luyện qua các kinh Phật, và đã làm như vậy mà không được gặp Sư Phụ của mình, đúng không? Pháp sẽ bao hàm tất cả những gì cần thiết cho những ai tu luyện chân chính. Thường thì khi tôi hạ nhập Pháp Luân cho chư vị tôi không cho phép chư vị nhìn thấy. Đó là để loại trừ đi cái tâm chấp trước: chư vị không học công cho đến khi chư vị được ban cho điều gì.

Học viên: Thưa Thầy Lý, Thầy nói rằng có các môn khí công thật và giả. Làm sao chúng con phân biệt được giữa cái thật và cái giả?

Thầy: Có các môn khí công thật và giả, và thật ra người thường khó mà phân biệt được, bởi vì tiêu chuẩn mà con người ngày nay nhận định về tốt và xấu thì khác với trước kia. Khi một người thật sự tu luyện, dần dần họ sẽ phân biệt được. Chư vị có thể nhìn xem người đó dạy điều gì. Chư vị có thể thấy rằng những gì họ giảng không phải là lý chân chính, hay bề ngoài họ bảo người ta làm điều tốt nhưng tận bên trong họ cầu tiền và do vậy lừa người. Tu luyện Phật Pháp là nghiêm túc và không bao giờ được trộn lẫn với việc kiếm tiền. (Vỗ tay) Hầu hết những gì trong thế giới đều được con người dùng để kiếm tiền, ngoại trừ Phật Pháp là tuyệt đối không được. Hơn nữa, động cơ của một số người là vì danh, và người thường là luôn luôn chấp trước vào danh và lợi. Các thầy khí công giả dẫn người ta đi lệch sang đường tà, và họ cũng không cứu độ người được. Trái lại họ hủy hoại người ta.

Trên thực tế, tội lỗi của họ là không nhỏ. Nếu một người có căn cơ rất cao, người mà đến để đắc Pháp, mà bị họ hủy hoại, tưởng tượng xem tội lỗi của họ to lớn chừng nào. Vì tiền tài mà họ làm điều tệ hại như vậy. "Kiếm tiền" không phải là cớ để phạm tội như thế. Khi khí công đạt đến cao trào ở Trung Quốc, toàn bộ các thầy khí công phần đông là truyền khí công miễn phí. Chỉ có các thầy khí công giả đã xuất hiện làm rối loạn. Có nhiều thầy khí công, lúc ban đầu khi ra công chúng rất xuất sắc. Trong mỗi một trường hợp đó đều là phó nguyên thần tu luyện, phần bên con người thì không hay biết. Theo thời gian chấp trước về danh và lợi của người đó khởi lên. Trước khi họ ra công chúng, sư phụ của họ trông nom họ, theo đó có tác dụng khống chế của phó nguyên thần của họ. Nhưng, một khi họ tích cực hoạt động trong xã hội, phần con người của họ bị cám dỗ vì danh vì lợi của thế tục. Hễ mà họ ham muốn những thứ đó liền bị rơi xuống. Cho nên họ không có công, cho nên đến cả chính họ - các thầy khí công - cũng vẫn ngã bệnh.

Học viên: Con muốn hỏi Thầy: Nếu các học viên chúng con đạt Viên Mãn, thì chúng con đi về đâu?

Thầy: Tôi có Pháp Luân Thế Giới. Có rất nhiều thiên giới, tôi có thể giảng về các thiên giới này cho chư vị. Nhiều người ngồi đây dường như có học thức cao, theo cách nói của con người, nên tôi sẽ giảng ngắn gọn cho chư vị về khái niệm của vũ trụ.

Những gì nhân loại biết chỉ là một không gian này, và nó không giản dị như các tín đồ Phật Giáo hiểu biết về không gian. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, từ trong Pháp căn bản của vũ trụ ngài đã chứng thực và giác ngộ ra rất nhiều chân lý. Người thời ấy không có ghi chép những điều này, cũng không thu thập và ghi chép trong kinh Phật. Cho nên các chân lý đó không có lưu lại cho người trong nhân thế. Cho đến 500 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế thì người ta mới biên soạn thành kinh. Như chư vị có thể hình dung được, 500 năm sau đó, quả thật là khó cho người ta nhớ lại chính xác những gì Thích Ca Mâu Ni giảng lúc còn tại thế, và đó là các kinh Phật mà chúng ta có hiện nay. Trên thực tế toàn bộ những kinh này đã khác với những gì Phật Thích Ca Mâu Ni giảng lúc ban đầu, mặc dù chúng cũng bao hàm một số Phật lý và cũng có thể áp dụng cho tu luyện. [Những gì bao hàm trong đó] chỉ là một vài điều mà con người được phép biết trong quá khứ, và các sinh mệnh trong không gian này chỉ được phép biết bao nhiêu đó thôi.

Vũ trụ không nhỏ như kinh Phật mô tả, cũng không giản dị như những người tu Đạo trong quá khứ giảng. Điều mà Đức Thích Ca Mâu Ni giảng vào thời ấy chính là La Hán Pháp và La Hán Pháp là mức quả vị thấp nhất. Tất nhiên, ngài đã giảng những điều cao hơn, nhưng chỉ một số rất ít được lưu lại. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có giảng một điều lúc còn tại thế, đó là: con số Phật Như Lai là nhiều như số hạt cát ở sông Hằng và mỗi một vị Phật Như Lai chủ trì một thế giới. Thậm chí cái phạm vi mà ngài giảng cũng là vĩ đại đối với con người. Nhưng thật ra, chư vị cũng biết, các phân tử là do các lạp tử vi quan cấu thành, và nhân loại thì sống giữa các phân tử và các tinh cầu. Trên thực tế, Hệ Ngân Hà chỉ là một lạp tử trong vũ trụ, và trong phạm vi trải rộng mà bao gồm vô số hệ ngân hà có một ranh giới và cũng có cái vỏ bên ngoài. Và đó là cái vũ trụ mà nhân loại nói đến. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là một vũ trụ nhỏ. Cái gì nằm bên ngoài vũ trụ nhỏ này? Thậm chí khoa học hiện đại cũng không dám nghĩ đến, và thậm chí nhân loại cũng không có khái niệm về nó. Vũ trụ cũng không phải sinh ra từ một vụ "nổ lớn" (big bang).

Từ những nơi cực kỳ xa xôi vượt khỏi vũ trụ nhỏ này là các thiên thể giống như vũ trụ nhỏ này. Thần và Phật đều có tầng thứ, chư Phật tại các tầng thứ thấp hơn không thể nhìn thấy chư Phật tại các tầng thứ cao hơn. Trong tầm nhìn của chư Thần và Phật tại các tầng thứ cao hơn nữa thì đây cũng chỉ là một phạm vi rất nhỏ. Nhân loại không thể khám phá được nó. Nhân loại biết về tốc độ ánh sáng, nhưng tốc độ ánh sáng không phải là nhanh nhất. Ánh sáng là do thời gian và không gian ước chế, chính thời gian và không gian cũng là do vật chất từ vũ trụ cấu thành. Tất cả những gì trong một không gian, lẫn cả ánh sáng, cũng là vật chất, và mỗi loại vật chất thì đều có năng lượng. Mọi người đều sống trong không gian của lớp phân tử này. Như là không khí, gỗ, nước, kim loại, đất hay đá, tất cả đều là do các lạp tử tại lớp phân tử này cấu kết thành. Trong không gian này nhân loại không cảm giác được năng lượng phóng xạ từ các phân tử, bởi vì nhân loại cũng là do các phân tử cấu thành. Nhưng trên thực tế phân tử cũng có năng lượng. Ánh sáng trong không gian nhân loại đây cũng có cái lớp lạp tử bên ngoài của nó. Điều tôi nói là, các không gian khác nhau có ánh sáng khác nhau, và các loại vật chất mà cấu thành ánh sáng trong các không gian khác nhau thì cũng khác nhau. Và vì sự khác biệt trong thời gian và không gian mà tốc độ ánh sáng trong đó cũng khác nhau. Cho nên, hãy nhìn sâu xuống: nguyên tử cũng có năng lượng, năng lượng của các hạt nhân nguyên tử thì càng mạnh hơn, neutron (trung tử) thì lại càng mạnh hơn nữa, và với điện tử, quark, và neutrino (trung vi tử), lớp kế tiếp thì phóng xạ và năng lượng lại càng mạnh hơn lớp trước đó. Lạp tử càng sâu xuống, thì năng lượng và phóng xạ càng mạnh. Xuống tận tầng của bản nguyên vật chất, lực lượng càng mạnh đến mức mà đối với nhân loại không cách nào có thể diễn tả nó được. Nhưng tất nhiên là, nhân loại vĩnh viễn không thể hiểu được bản nguyên vật chất.

Tôi vừa giảng về những điều này là để nói với chư vị rằng vũ trụ này không giống như nhận thức hạn hẹp của nhân loại về nó. Có bao nhiêu vũ trụ to nhỏ khác nhau trong vũ trụ? Con số là không tính được. Tuy nhiên, khi diễn tả trong một thể hệ vũ trụ nhỏ, thì có thể nói theo cách này: khoảng 3000 vũ trụ nhỏ thì cấu thành một vũ trụ lớp thứ nhì có kích cỡ to hơn một chút, và cũng khoảng cùng một con số đó của vũ trụ lớp thứ hai thì cấu thành vũ trụ lớp thứ ba. Theo cách thức cấu tạo thế này thì đối với con người mà giảng thì nó là vô tận. Thế thì "thiên giới" to thế nào? Tôi có thể nói với chư vị rằng nhân loại vĩnh viễn không bao giờ phát hiện được thiên thể rốt cục to lớn đến thế nào. Đến cả Phật Như Lai cũng không thể giảng ra được. Nó giản dị là quá vĩ đại. Nó không phải như con người đã nhận thức ra với kiến thức của họ.

Chư vị hãy suy nghĩ những lời tôi vừa giảng. Một chút kiến thức đó mà con người hiểu được có đáng kể gì? Đó chỉ là điều trẻ con, và bên cạnh đó, cái khoa học thực nghiệm hiện đại đó đã hoàn toàn dẫn nhân loại đi sai lệch rồi. Khoa học thực nghiệm đã tạo ra nhiều giả tượng. Hiện tại con người có thể không có khả năng nhìn thấy điều này. Để tôi dẫn một ví dụ. Về vũ trụ mà tôi vừa giảng qua, khoa học thực nghiệm tin rằng vũ trụ tạo ra là do vụ "nổ lớn". Chẳng phải đó là giả tượng mà nó tạo ra cho chư vị hay sao? Con người ai cũng tin như thế. Khoa học thực nghiệm tin rằng con người là được tạo thành qua sự tiến hóa, thuyết tiến hóa dạy con người là họ tiến hóa từ loài khỉ. Hoàn toàn không phải như thế. Chẳng phải là nó dẫn chư vị đi sai đường hay sao? Con người nhận thức về vật chất thật ra thì cũng sai - thậm chí cả kiến thức căn bản cũng sai. Hơn nữa, nhân loại sống trong mê ảo, đã hoàn toàn bị kiến thức đó niêm phong kín lại. Họ đang ngày càng bị nó niêm phong chặt hơn, đến độ mà hầu như không còn chỗ nữa. Và chân lý của vũ trụ này đã hoàn toàn bị che lấp bởi [những loại kiến thức này]. Dưới những tình huống như thế - mọi người hãy suy nghĩ - nếu ai đó muốn nói về chân lý của vũ trụ, khoa học này có chấp nhận không? Cái khoa học này đã hình thành một môi trường, và chắc chắn là nó chống lại. Đó là tại sao khi những gì của tầng thứ cao hơn được nêu lên, nó sẽ nói rằng chư vị tin tưởng mù quáng. Sự việc là như thế.

Nhiều người vì thế mà đã hình thành một quan niệm cố hữu. Nếu con người của các thế hệ trước mà đã phát minh ra một số định luật và học thuyết, như là thuyết tương đối của Einstein, con người lại xem nó như đỉnh cao của khoa học. Tư tưởng của người thế hệ sau bị hạn chế trong phạm vi của những điều này, nếu ai dám suy nghĩ cao hơn hay có ý vượt qua những người đó trong nghiên cứu của mình, tức khắc sẽ có người nói "Quý vị thật sự hơn được Einstein sao?" Tại sao thế? Môi trường vật chất hiện hữu của khoa học theo lối kinh nghiệm hiện đại đang hạn chế con người. Nếu một khoa học gia nổi tiếng mà hiểu biết vượt hơn hiểu biết của các thế hệ trước đây, vị ấy sẽ phát hiện hiểu biết của các thế hệ trước đây là thật và đúng trong lĩnh vực của những vị đấy, một khi ai mà vượt qua những hiểu biết đó, thì vị ấy phát hiện ra rằng những thứ đấy bản thân chúng cũng không đúng, và thực ra đó là để hạn chế con người. Một người thật sự thành công mà biết tự mình suy nghĩ thì họ dám vượt qua những thứ đó. Chư vị thật sự sẽ đạt được một điều khi chư vị đột phá các quy ước mà người khác đặt định ra. (Vỗ tay)

Học viên: Chúng con dự định xếp đặt các bài kinh văn theo thứ tự thời gian. Thưa có được không?

Thầy: Được. Cái chữ "kinh văn" không có hàm nghĩa đặc biệt gì. Ý nghĩa nguyên sơ của danh từ kinh văn là để chỉ các bài viết mà cần được học và đọc thường xuyên. Các bài viết thường được tham khảo thì được gọi là "kinh văn".

Học viên: Một con beo thình lình hiện ra trong khi con ngồi thiền. Thưa con beo đó là gì?

Thầy: Bởi vì chư vị muốn luyện công, nên nó tìm cách can nhiễu chư vị. Đừng sợ nó - không có gì hại chư vị được (Vỗ tay). Từ khi tôi bắt đầu làm sự việc này, tôi vốn có trách nhiệm với người tu luyện. Bảo đảm là thế. Có rất nhiều người đang học và không ai bị vấn đề gì. Nhưng có một điều là: chư vị phải tự xem mình là người tu luyện. Không được nếu chư vị sợ, vì sợ chính là một tâm chấp trước của con người cần phải buông bỏ.

Học viên: Thưa Thầy Lý, chúng con đọc sách "Pháp Luân Công Trung Quốc": rằng tập bài thứ nhất 3 lần, từ đó chúng con đã tập mỗi bài 3 lần. Nhưng tại sao các động tác tay đưa lên xuống [bài Quán Thông Lưỡng Cực Pháp] và bài Pháp Luân Châu Thiên Pháp thì không tập 3 lần [mà là 9 lần]?

Thầy: Tôi nói rằng công pháp này rất linh hoạt. Nếu chư vị có thì giờ chư vị có thể tập thêm, và nếu chư vị không có thì tập ít lại. Nếu hôm nay chư vị bận rộn và chỉ có thì giờ tập một bài thì cũng được. Khi chư vị không có thì giờ hay nếu chư vị có đủ thì giờ để tập chỉ một bài, thì cứ tập một bài. Và khi chư vị có nhiều thì giờ hơn chư vị có thể tập thêm. Nhưng mỗi lần tập xong 9 lần liên tiếp thì chư vị nên ngừng lại, và đó có nghĩa là chư vị không nên tập bài đó tiếp thêm nữa. Theo cách này là tốt hơn. Môn tu luyện mà tôi dạy thì khác với các môn tu luyện khác. Với các môn tu luyện khác, khi chư vị luyện các bài công pháp thì quá trình luyện công diễn ra, và khi chư vị không tập thì nó ngừng lại và không còn hoạt động nữa. Trong công pháp chúng ta người tu được luyện suốt 24 giờ trong ngày, và nó được gọi là "Pháp luyện người". Thế chư vị tập các bài công pháp để làm gì? Chính là chư vị đang gia trì các cơ chế mà tôi đã hạ nhập trong người chư vị. Tại sao tôi bảo là phải "tùy cơ nhi hành"? Trong khi tập các bài công pháp, năng lượng trong tay của chư vị sẽ gia tăng, và người tu luyện đang gia trì các cơ chế đó. Gia trì như thế thì các khí cơ sẽ càng mạnh mẽ hơn. Cho nên các cơ chế đó sẽ tự động hướng dẫn các động tác của chư vị.

Học viên: Thưa học Pháp thế nào là tốt nhất? Con chỉ đọc sách hay viết xuống [bằng tay] trong khi đọc sách, hay chỉ copy lại quyển sách?

Thầy: Ở Trung Hoa Lục Địa có nhiều người thuộc lòng quyển sách, nhiều người đã viết lại. Cũng có một số người không thuộc được, cho nên họ chỉ đọc thường xuyên. Cách nào cũng được. Những người mà đã thuộc sách rồi phát hiện rằng khi nào họ gặp phải vấn đề , lập tức họ nhớ lại Pháp. Có nghĩa là họ sẽ không xử lý sai sự việc. Viết lại cũng giúp chư vị hiểu biết thâm sâu hơn. Mục đích đọc sách thường xuyên cũng là giúp chư vị hiểu biết thâm sâu hơn và giúp chư vị liên tục đề cao.

Học viên: Thưa Thầy, chúng con cảm thấy gọi Thầy bằng "Thầy" là không đúng. "Thầy" dường như là danh từ quá bình thường, cho nên con nghĩ rằng có lẽ Thầy bảo chúng con gọi Thầy bằng "Thầy" bởi vì các tình huống ở Trung Hoa Lục Địa. Cho nên ở đây chúng con sẽ nói "Chào Sư Phụ". Còn những người trước đây có học đạo Phật như chúng con cảm thấy tiếng Sư Phụ là cao hơn chúng con, cho nên không nên gọi bằng "Thầy".

Thầy: Cám ơn chư vị. Thật ra, chư vị gọi tôi là gì cũng được, là Thầy, là Sư Phụ, hay gọi tên của tôi. Tất cả đều được hết. Tại sao tôi bảo chư vị gọi tôi thế nào cũng được? Bởi vì xã hội ngày nay đã bị hỗn loạn vì những kẻ bất chính. Một số tự xưng là Phật, một số tự xưng là Phật sống, một số tự xưng là Đại Sư, và một số tự xưng là giáo chủ. Tuy nhiên, chẳng phải tất cả những người đó là đang truy cầu danh và lợi hay sao? Tôi nói rằng chư vị có thể gọi tôi tùy ý theo sở thích của chư vị. Gọi tôi bằng "Thầy" không có gì sai. Tôi không quan tâm đến những danh hiệu này, tôi cũng không truy cầu những điều đó. Nhưng tất nhiên, nếu chư vị là học viên của tôi, muốn tỏ sự kính trọng tôi và cảm thấy rằng Thầy của chư vị thật sự đang cứu độ chư vị và giúp chư vị, và vì lý do đó mà chư vị muốn gọi tôi theo cách nào đó, thì đó là tùy chư vị. Gọi tôi bằng "Thầy", tôi cảm thấy là được rồi.

Học viên: Còn một điều nữa là, vừa qua Thầy giảng "Đừng làm vì tiền". Điều này khiến cho con cảm thấy đây là một vị Phật thật. Tất nhiên, Thầy không nói trong sách rằng Thầy là một vị Phật, nhưng con cảm thấy khi chúng con còn tu luyện Phật Giáo chúng con chưa bao giờ gặp một vị Minh Sư như thế này, người mà có thể thực sự chỉ đạo. Cho nên con nói với người khác "Quý vị tìm đâu ra một người không thu tiền và còn chỉ đạo chư vị tu luyện và tiêu trừ nghiệp cho quý vị? Quý vị đã bao giờ gặp được một người như thế chưa?" Tại sao bây giờ con lại nói ra điều này? Đó là vì con cảm thấy Thầy của chúng con là một Đạo Sư, người thật sự đến đây để chỉ đạo chúng con tu luyện, cho nên con không quan tâm về những gì con đã học trong quá khứ nữa. Con nghĩ rằng trong những người có mặt tại đây cũng có người đã từng là tín đồ của Phật Giáo, có nhiều cư sĩ Phật Giáo, cũng có những người học các môn khác. Nhưng con nghĩ rằng, kể từ hôm nay chúng con phải coi vị Minh Sư của chúng con như là Thầy thật sự của chúng con, người mà chỉ đạo chúng con tu luyện và chúng con không nên học những thứ khác. Tất nhiên, con không dám nói với người khác, nhưng ít nhất con cũng nghĩ như thế, bởi vì Thầy đã đến đây hôm nay, những lời này diễn tả những gì con muốn diễn tả từ bao nhiêu năm qua và hôm nay cuối cùng con đã nói ra được.

Con muốn tu luyện lên các tầng thứ cao trong suốt cuộc đời này của con, nhưng chưa tìm ra một pháp môn thích hợp. Con đã học Mật Tông Tây Tạng và một số môn khí công khác. Thậm chí con còn chính thức là đệ tử của một vị đại sư. Nhưng sau đó con cảm thấy con vẫn là con và không cảm thấy gì cả. Tuy nhiên sau khi nghe Thầy giảng Pháp, con có thể nói rằng Pháp của Thầy truyền là Phật Pháp. Khi con đi xem bài giảng trong băng thu hình trong ngày đầu tiên, Thầy giảng "miễn là chư vị chân chính tu luyện...." con nói với máy truyền hình "Con muốn tu luyện một cách chân chính" nhưng con hy vọng là Thầy sẽ đến Mỹ bởi vì tất cả chúng con có mặt tại đây hôm nay đã hy vọng rằng Thầy sẽ đến. Cho nên con mong rằng Thầy sẽ giúp cho chúng con giác ngộ thêm nữa và giảng thêm cho chúng con những gì chúng con cần phải chú ý tại đây ở San Francisco. Con trân thành hy vọng như thế. (Vỗ tay)

Có nhiều cư sĩ Phật Giáo và họ bị khó khăn không bỏ được những gì họ đã học từ các môn khác. Cho nên chúng con có trách nhiệm phải giúp họ. Nhưng có một câu hỏi mà con muốn hỏi Thầy trực tiếp, đó là: có một người đã từng là cư sĩ Phật Giáo, họ đọc kinh và thờ Phật rất nhiều năm rồi. Họ nói rằng mỗi khi họ đọc kinh (Kinh Phật cổ) họ ngửi thấy một mùi hương tỏa ra, nhưng khi đọc sách Pháp Luân Công thì ngửi thấy một mùi lạ. Thầy đang ở đây hôm nay, bởi vì con không ngửi thấy mùi gì hay cũng không thấy được điều gì, nên mong Thầy giảng một chút về điều này.

Thầy: Được rồi. Kỳ thật trong thời Mạt Pháp, chư Phật chân chính không còn quản sự việc trong thế giới này. Nhưng rất nhiều thú vật mà đã đắc linh khí bò vào các tượng Phật và khiến cho con người thờ phụng chúng. Chúng giúp người ta làm một chút ít điều gì đó hay giúp họ một chút. Hễ người này thật sự muốn tu luyện, những thứ đó sẽ can nhiễu. Ví dụ, một số người nói rằng, tập công nào đó thì có mùi hương, nhưng thực tế thì cái mùi đó phát ra từ những con chồn cáo. Mùi thì khác nhau trong hai không gian: nó là mùi hương thơm ở bên này, nhưng lại là mùi hôi ở bên kia. Chân lý đảo ngược trong nhân thế, tất cả mọi thứ khác cũng thế. Mùi hương đối với con người thật sự là hơi độc đối với Phật. Nó muốn ngăn chận không cho chư vị học Đại Pháp, cho nên nó cố tình can nhiễu bằng cách phát ra mùi hôi đó.

Đây là điều tôi nghĩ. Các học viên chúng ta ở San Franscisco, không nên chỉ chú tâm vào một mình San Francisco, mà cần nhìn toàn thể nước Mỹ. Còn về tu luyện như thế nào, chỉ chú tâm vào một hình thức này thôi. Tôi làm những gì tôi đang làm chính là để lưu lại một con đường cho các thế hệ tương lai, và họ sẽ theo cách này mà làm. Giả thử mà tôi muốn điều khác, thì tôi đã giảng Pháp trong chùa và đã thành một hòa thượng rồi. Nhưng làm một hòa thượng sẽ không được. Các tôn giáo không còn giúp con người đắc Pháp trên phạm vi rộng hơn. Tôi đã chọn hình thức này cho con người tu luyện, vì thế chư vị phải tiếp tục tu luyện theo cách này. Nó không như thể là: hễ một người tu pháp môn của tôi thì họ phải theo các luật lệ và nghi thức đủ loại. Làm thế là không tốt. Nếu ai muốn học, thì cần cho họ một quá trình nhận thức. Nếu ai biết pháp môn này là tốt, cứ bảo họ chỉ cần đọc sách. Khi hiểu biết của họ gia tăng, tự động họ sẽ chuyên tâm xử lý mọi thứ tốt hơn. Trong khía cạnh này thì những điều này dễ dàng hơn cho các cư sĩ Phật Giáo. Các hòa thượng thì ở trong một hoàn cảnh đáng thương nhất, bởi vì họ hoàn toàn bị hình thức tôn giáo ngăn chận, đến độ mà họ không gặp được Pháp, cũng như họ không dám tiếp xúc với Pháp.

Học Viên: Thưa Thầy, con có hai câu hỏi. Câu thứ nhất là: vì cơ duyên mà Thầy đã đến đây và gặp chúng con. Thầy nói rằng Thầy có cơ duyên với chúng con. Vậy, Thầy nghĩ thế nào về tầng thứ của chúng con, tức là, nhóm học viên chúng con? Liệu nhóm học viên này có thể đạt công thành và Viên Mãn trong môn này không?

Thầy: Để tôi giảng cho chư vị, mọi người ngồi đây, bao gồm cả các trẻ em, tức là, miễn chư vị có thể siêng năng tu luyện, con đường mà tôi an bài cho chư vị sẽ tiến đến Viên Mãn. (Vỗ tay) Nhưng đừng hoan hỉ quá sớm. Đối với tu luyện, Sư Phụ dẫn chư vị vào cửa [Sư Phụ lĩnh tiến môn], còn tu luyện thì hoàn toàn tùy thuộc vào cá nhân chư vị. Tôi đã an bài tất cả cho chư vị rồi, tôi có thể bảo hộ chư vị, gia trì cho chư vị, và diễn hóa công cho chư vị tăng lên các tầng thứ mới. Nhưng về việc tu luyện cái tâm của chư vị, đó là còn tùy vào chính bản thân chư vị. Khi chư vị bị khó khăn gì và trải qua khảo nghiệm gì, chư vị có chịu đựng được hay không và có vượt qua được hay không, hoàn toàn là tùy vào cá nhân chư vị. Tất nhiên, khi chư vị thật sự không vượt qua nổi, tôi sẽ điểm hóa cho chư vị. Lúc ấy, tôi chỉ lo rằng tư tưởng của chư vị quá cực đoan mà không tỉnh thức được cho dù tôi cố gắng điểm hóa thế nào, vì thế mà rắc rối xẩy ra. Tôi có thể nói với chư vị rằng, khi chư vị không vượt qua khảo nghiệm, và chư vị nghe điều gì trong tai chư vị, đó chính là Pháp Thân của tôi đang dùng những lời không dễ nghe để rầy la chư vị và bảo chư vị điều gì. Khó mà vượt qua khảo nghiệm, nhưng hễ chư vị vượt qua được rồi và nhìn lại, chư vị sẽ phát hiện khảo nghiệm đó không là gì cả, và chư vị còn thấy làm lạ là tại sao lúc ấy chư vị quá chấp chước vào thứ đó. Khi chư vị thật sự vượt qua được rồi, bảo đảm tâm tính của chư vị sẽ đề cao và nghiệp của chư vị sẽ được tiêu trừ. Nếu rắc rối mà chư vị gặp là do người khác gây ra, thì họ sẽ cấp đức của họ cho chư vị. Vì thế mà tôi bảo với chư vị rằng: chịu khổ không phải là điều không tốt. Chỉ có con người mới nghĩ rằng chịu khổ là điều không tốt, rằng một đời đau khổ là một đời không hạnh phúc. Tuy thế đối với người tu luyện, đau khổ không những tiêu trừ nghiệp mà còn đề cao tầng thứ của một người và đưa đến Viên Mãn. Nếu chư vị nói rằng tôi chỉ muốn hạnh phúc nơi người thường, rằng chư vị không muốn một chút đau khổ nào, chỉ muốn luyện trong thoải mái, vậy thì nghiệp của chư vị không tiêu trừ được, tâm tính của chư vị cũng không đề cao, và chư vị sẽ không đạt Viên Mãn. Ý nghĩa là thế.

Dù tôi có giảng gì đi nữa, Pháp lý có được giảng rõ thế nào đi nữa, thì khi phải chịu khổ, có thể chư vị cũng không thể nhẫn chịu nổi. Tôi đã nói sự thật với mọi người trước đây. Tại sao chư Phật có rất nhiều phúc lành? Các vị ấy được hạnh phúc và trường thọ. Đó chính là vì các vị ấy càng chịu khổ bao nhiêu, thì sẽ được hưởng phúc lành bấy nhiêu. Hôm nay nếu tôi bảo tất cả chư vị mà đang ngồi đây hôm nay là phải trải qua nhiều đau khổ như thế, không ai trong chư vị sẽ đạt Viên Mãn. Tại một tầng thứ căn bản, miễn là chư vị thật sự quyết tâm tu luyện, Sư Phụ sẽ giúp chư vị tiêu trừ thêm nghiệp của chư vị. Đúng như những gì tôi đã từng giảng: có thể chư vị đã chịu khổ bao nhiêu đời rồi, để mà đắc được Pháp này. Nhiều người thật sự đã đến để được đắc Pháp, cho nên họ đã bắt đầu chịu khổ từ lâu lắm rồi. Hôm nay, chư vị còn thiếu gì nữa đây? Chỉ có một điều là: chỗ buông bỏ chấp chước của con người, chư vị còn thiếu sót. Cái khổ mà tôi nói chủ yếu chính là cái khổ kèm theo với việc chư vị buông bỏ chấp trước của bản thân chư vị

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #wdaw