kinh te xd1 chuong 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG 2
I. Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng 2
1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng 2
1.1. Khái niệm lao động trong xây dựng 2
1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng 2
2. Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng 4
2.1. Khái niệm về quản lý lao động 4
2.2. Ý nghĩa của công tác quản lý lao động 4
2.3. Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng 4
3. Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng 5
II. Năng suất lao động trong xây dựng 5
1. Khái niệm 5
1.1. Năng suất lao động cá nhân 6
1.2. Năng suất lao động xã hội 6
2. Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng 6
3. Tăng năng suất lao động trong xây dựng 9
3.1. Thực chất tăng NSLĐ 9
3.2. Hiệu quả của tăng NSLĐ 9
3.3. Biện pháp tăng năng suất lao động 10
III. Tiền lương trong xây dựng 10
1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 10
1.1. Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường) 11
1.2. Ý nghĩa của tiền lương 11
2. Một số khái niệm liên quan đến tiền lương 11
2.1. Ngạch lương 11
2.2. Thang lương 11
2.3. Nhóm lương 12
2.4. Hệ số cấp bậc lương 12
2.5. Mức lương 12
2.6. Phụ cấp theo lương 13
3. Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng 14
3.1. Tiền lương trả theo thời gian 14
3.2. Tiền lương trả theo sản phẩm 16
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG
I. Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng
1.1. Khái niệm lao động trong xây dựng
Hoạt động có ý thức của con người ở mọi lĩnh vực (sản xuất vật chất, hay phi vật chất) đều được gọi là lao động.
1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng
Bao gồm các hình thức phân loại sau:
a. Phân loại theo tính chất trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình lao động
Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp phân ra: lao động trực tiếp và gián tiếp
- Lao động trực tiếp: đối tượng này là những người trực tiếp liên quan đến sản xuất ra sản phẩm, thường được gọi là công nhân (tức những người làm việc bằng chân tay hay điều khiển các máy móc thiết bị sản xuất. Lực lượng này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh nghiệp, thường ≈ 85% tổng lao động của doanh nghiệp như công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, phục vụ công nhân chính và công nhân khác (điều khiển thiết bị, sửa chữa, dọn dẹp...)
- Lao động gián tiếp (các cán bộ quản trị) đó là những người tham gia các hoạt động quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà công việc của họ không trực tiếp gắn với sản phẩm sản xuất ra như nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kĩ thuật, quản lý hành chính... Trong xây dựng người ta quy ước lao động gián tiếp là những cán bộ quản lý điều hành từ cấp đội xây dựng trở lên đến cơ quan cao nhất của doanh nghiệp như xí nghiệp, công ty, tổng công ty.
Đội ngũ lao động gián tiếp còn được gọi là "viên chức doanh nghiệp"
Tập hợp cả hai khối được gọi là "công nhân viên chức" của doanh nghiệp
b. Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp xây dựng được phân thành
- Lực lượng lao động chính là lao động trong sản xuất kinh doanh xây lắp
- Lực lượng lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác)
việc phân loại này là nhằm biết đối tượng nào thừa hành và người nào quản lý và khi thanh toán tiền lương của doanh nghiệp thì có chính sách khác nhau giữa lực lượng lao động chính và lực lượng lao động khác
c. Phân loại theo tính chất, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp
Theo cách phân loại này lao động của doanh nghiệp được phân thành công nhân và viên chức doanh nghiệp:
- Đối với công nhân:
o Phân loại theo nghề bao gồm: công nhân nghề mộc, nề, sắt, bê tông...
o Phân loại theo trình độ lành nghề bao gồm: công nhân ở các nghề có các bậc tương ứng khác nhau từ bậc 1 đến bậc 7
- Đối với viên chức doanh nghiệp: phân chia theo trình độ chuyên môn nhân viên (cán bộ quản trị) bao gồm:
o Đại học
o Trên đại học
o Sơ cấp
o Trung cấp
đồng thời còn gắn với các chức danh khác nhau để phục vụ công tác trả lương
VD: trình độ đại học có thể phân ra:
- Chuyên viên gồm có: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp
- Kỹ sư gồm có: kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp
- Nhân viên: kinh tế, hành chính, văn thư, lái xe con...
d. Phân loại theo hình thức quản lý và tuyển dụng
- Theo hình thức quản lý bao gồm:
o Công nhân viên trong danh sách là số lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương
o Công nhân viên ngoài danh sách là số lao động không do doanh nghiệp quản lý và trả lương
- Theo hình thức tuyển dụng bao gồm:
o Lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn
o Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn
o Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ (tạm thời) người lao động được trả "tiền công"
2. Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
2.1. Khái niệm về quản lý lao động
Quản lý lao động là tổng thể các hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân người lao động.
2.2. Ý nghĩa của công tác quản lý lao động
Quản lý lao động trong xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi bốn lý do sau đây:
1. Con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh vì con người chính là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh
2. Nếu ta quản lý tốt lao động thì sẽ tạo điều kiện để sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn lực khác của doanh nghiệp như vốn, máy móc, vật tư, thiết bị
3. Quản lý lao động tốt ngoài ý nghĩa mang lại lợi ích xã hội to lớn hơn nhiều (tạo cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động)
4. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh là phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau do vậy việc quản lý lao động là cần thiết nhằm để giảm thiểu các lãng phí hoặc sử dụng kém hiệu quả.
2.3. Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng
Mục đích cuối cùng của quản lý lao động là hướng về các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội trong đó:
- Lợi ích kinh tế bao gồm cả lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và bản thân người lao động
- Lợi ích xã hội là:
o Tạo ra một tập thể đoàn kết và nhất trí cao trong hành động
o Tạo tập thể lao động làm việc theo phong cách hiện đại, văn minh
o Tạo điều kiện tối đa để người lao động phát huy đầy đủ tính sáng tạo
3. Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng
Nội dung của quản lý lao động có thể chia theo 3 giai đoạn sau đây:
a. Giai đoạn chuẩn bị và tiếp nhận nguồn lao động
- Nghiên cứu, phân tích và thiết kế vị trí, công việc
- Dự kiến nguồn lao động
- Tuyển dụng lao động
b. Giai đoạn tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn lao động
- Phân công và hợp tác lao động
- Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc
- Định mức thời gian lao động
- Năng suất lao động
- Trả công lao động: tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
- Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động
- Tăng cường kỷ luật lao động và thi đua sản xuất...
c. Giai đoạn phát triển nguồn lao động
- Đào tạo và đào tạo lại
- Đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp
- Thuyên chuyển và sa thải
- Ngoài ra quản lý nguồn lao động còn giải quyết một số nội dung quan trọng khác như:
o Bảo đảm thông tin cho người lao động
o Công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động
o Phúc lợi và chia lợi nhuận
Sau đây sẽ nghiên cứu một số nội dung quan trọng của quản lý lao động trong doanh nghiệp
II. Năng suất lao động trong xây dựng
1. Khái niệm
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một thời gian nhất định và được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hay là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp quy cách chất lượng.
Cần phân biệt năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội như sau:
1.1. Năng suất lao động cá nhân
NSLĐ cá nhân là hiệu quả lao động cụ thể của một người trong thời gian nhất định.
NSLĐ cá nhân chủ yếu được đo bằng hao phí lao động sống mà người lao động bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm, vì vậy khi xét NSLĐ cá nhân, người ta chủ yếu xét đến hao phí lao động sống mà người lao động đã tiêu hao trực tiếp để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, mà ít xét đến hao phí lao động quá khứ (hao phí các nguyên vật liệu, năng lượng, công cụ lao động)
1.2. Năng suất lao động xã hội
NSLĐ xã hội là hiệu quả chung của lao động xã hội trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. NSLĐ xã hội được xác định bởi toàn bộ chi phí lao động xã hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tức gồm cả hao phí lao động sống và quá khứ.
NSLĐ xã hội không phải là sự tổng hợp đơn thuần NSLĐ của nhiều cá nhân cùng tiến hành một quá trình sản xuất thống nhất mà nó là sự tổng hợp về NSLĐ của những ngành sản xuất khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm nhất định.
2. Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng
a. Phương pháp xác định NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật
Theo phương pháp này NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian:
Ws = (sản phẩm/ giờ công, ngày công)
(3.1)
Trong đó:
- Ws: NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật
- Q: Tổng khối lượng sản phẩm được hoàn thành trong kỳ nào đó được đo bằng đơn vị đo là hiện vật
- T: Tổng hao phí lao động (thời gian lao động) để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q (ngày công, giờ công, người - tháng, người - quý, người - năm)
chỉ tiêu này phản ánh W càng cao thì năng suất lao động càng cao và ngược lại
Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
o Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ.
o Không chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác
o Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có đơn vị đo đồng nhất.
- Nhược điểm:
o Không mở rộng tính NSLĐ chung cho nhiều công tác có đơn vị đo sản phẩm khác nhau và do vậy không dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong kỳ hoàn thành nhiều công tác
o Chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hoá, hợp tác hoá) và mức độ chất lượng sản phẩm.
b. Xác định NSLĐ theo lượng lao động hao phí (thời gian lao động hao phí) (Wt)
Wt = (giờ công, ngày công/sản phẩm)
(3.2)
Trong đó:
Wt: NSLĐ tính theo lượng lao động hao phí
Chỉ tiêu này phản ánh để làm được một đơn vị khối lượng sản phẩm thì cần lượng hao phí lao động như thế nào
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này : Về cơ bản cũng như phương pháp tính NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật.
Chú ý:
1. Hiện nay hệ thống định mức lao động là định mức trình bày dưới dạng thời gian do vậy NSLĐ theo thời gian lao động hao phí dễ so sánh với định mức lao động để đánh giá tình hình hoàn thành định mức lao động.
> ĐM: không hoàn thành định mức
< ĐM: vượt định mức
= ĐM: hoàn thành định mức
2. Từ định mức, năng suất lao động theo thời gian hao phí có thể tính ngược lại để xác định định mức, năng suất lao động theo khối lượng sản phẩm hiện vật
c. Phương pháp xác định NSLĐ theo giá trị bằng tiền(Wg)
NSLĐ theo giá trị được xác định theo một số dạng công thức sau:
Wg = (đồng/giờ công, đồng/ngày công v.v)
(3.3)
Wg = (đồng/người năm, đồng/người quý v.v)
(3.4)
Trong đó:
- Qi: Khối lượng sản phẩm loại i hoàn thành trong kỳ đang xét (tính theo hiện vật)
- Đi: Đơn giá của sản phẩm i (đơn giá đầy đủ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lãi và có thể gồm cả các loại thuế)
- Ti: Lượng hao phí lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác Qi
- : số lao động trung bình trong kỳ đang xét để hoàn thành khối lượng Qi
= Sđầu kỳ + Stăng - Sgiảm
Ưu và nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm:
o Có thể dùng để tính NSLĐ cho từng công việc hay nhiều loại công việc do đó có thể dùng tính NSLĐ bình quân chung cho cả doanh nghiệp trong kỳ:
o Có thể dùng để lập kế hoạch NSLĐ cho doanh nghiệp, cũng như ở các khâu, bộ phận của doanh nghiệp.
Năng suất lao động của 1 công nhân xây lắp trong kỳ:
Năng suất lao động của 1 công nhân viên xây lắp trong kỳ:
Trong đó:
- GXL: giá trị khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
- SCNXL: số công nhân xây lắp bình quân trong kỳ
- SCNVXL: số công nhân viên xây lắp bình quân trong kỳ
- Nhược điểm:
o Phương pháp này chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố giá cả.
o Phương pháp này chịu ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu công tác
Muốn dùng chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị bằng tiền để so sánh đánh giá doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay giữa kỳ này với kỳ khác của doanh nghiệp thì cần chú ý làm đồng nhất mặt bằng giá và đồng nhất cơ cấu công tác.
3. Tăng năng suất lao động trong xây dựng
3.1. Thực chất tăng NSLĐ
Thực chất của tăng năng suất lao động là khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ đang xét phải cao hơn khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ so sánh.
Hoặc tổng hao phí lao động cần thiết để làm ra một khối lượng sản phẩm nào đó của kỳ đang xét phải thấp hơn tổng hao phí lao động để làm ra một khối lượng sản phẩm của kỳ so sánh
3.2. Hiệu quả của tăng NSLĐ
- Nếu số lượng công nhân vẫn được sử dụng như kỳ cũ hay kỳ gốc thì sản lượng hoàn thành trong kỳ tăng
o doanh thu tăng,
o giảm được các chi phí phụ thuộc thời gian
tăng lợi nhuận
- Nếu cố định khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ số lượng công nhân giảm đáng kể do tăng NSLĐ các chi phí phục vụ công nhân giảm đi
- Tăng NSLĐ có thể đồng hành kéo theo việc giảm thời gian xây dựng và mang lại nhiều hiệu quả như:
o giảm chi phí xây lắp,
o giảm thiết hại do ứ đọng vốn của chủ đầu tư, nhà thầu;
o tạo thêm lợi nhuận do đưa công trình vào sử dụng sớm
- Tăng NSLĐ đi kèm với tốc độ tăng trả lương (theo sản phẩm) chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ tiết kiệm chi phí tiền lương
- Có thể giảm bớt quỹ thời gian làm việc cho người lao động mà thu nhập của họ vẫn đảm bảo không đổi
- Ngoài các lợi ích trực tiếp mang lại cho doanh nghiệp như trên còn có các lợi ích khác cho nhà nước và bản thân người lao động
3.3. Biện pháp tăng năng suất lao động
- Mở rộng áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến, đặc biệt là mở rộng cơ giới hoá, thay thế lao động thủ công
- Cải tiến công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:
o cải tiến bộ máy của doanh nghiệp, bộ máy quản lý công trường
o tổ chức tốt phục vụ nơi làm việc cho công nhân
o hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng, các khuyến khích có liên quan đến tăng năng suất
o Chuẩn bị tốt các công việc triển khai ban đầu như về công tác chuẩn bị vật tư, các công trình phục vụ thi công, các công tác tài chính...
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động
- Sử dụng tối đa các lợi thế do điều kiện tự nhiên mang lại: vd: mùa khô năng suất cao thì chú ý phân bố công việc hợp lý
III. Tiền lương trong xây dựng
1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương
1.1. Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường)
- Trong nền kinh tế thị trường: Tiền lương là giá cả của việc sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Thực tế hiện này thường phân biệt giữa hai khái niệm tiền lương và tiền công:
o Tiền lương thường dùng để chi trả cho thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng thêm các thu nhập khác như: thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp mua cho người lao động, các phúc lợi khác của doanh nghiệp...
o Tiền công: giá cả chi trả cho công lao động, ngoài tiền công người lao động không được thụ hưởng thêm các khoản khác
1.2. Ý nghĩa của tiền lương
- Tiền lương là công cụ để đánh giá chất lượng, số lượng lao động, trình độ nghề
- Tiền lương là công cụ phân phối lợi ích một cách hợp lý và là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, kích thích nâng cao năng suất lao động và ý thức phấn đấu của người lao động Chế độ tiền lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội
- Tiền lương phải đáp ứng được mục đích kinh tế và mục đích xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích và công bằng xã hội.
2. Một số khái niệm liên quan đến tiền lương
2.1. Ngạch lương
Ngạch lương là một khái niệm để phân biệt trả lương cho các đối tượng hưởng lương khác nhau trong hệ thống trả lương của nhà nước.
Ví dụ: ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính...
2.2. Thang lương
Thang lương được hiểu là các bảng thể hiện các bậc lương và các hệ số bậc lương khác nhau từ thấp đến cao nằm trong một ngạch lương
Ví dụ: thang lương của công nhân xây dựng
Bảng 3.1: Thang lương của công nhân xây dựng
Nhóm nghề Bậc/Hệ số
I II III IV V VI VII
Nhóm I 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20
Nhóm II 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40
Nhóm III 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90
2.3. Nhóm lương
Nhóm lương là phạm trù để phân biệt tính chất phức tạp, riêng biệt, nặng nhọc của từng ngành nghề để phân biệt nhóm lương
Đối với công nhân xây dựng cơ bản, được phân thành 3 nhóm I, II, III
2.4. Hệ số cấp bậc lương
- Trong mỗi thang lương, hệ số cấp bậc lương là tỷ lệ giữa mức lương theo các bậc khác nhau so với mức lương tối thiểu
- Đối với công nhân thuộc ngành xây dựng cơ bản thì chia làm 7 bậc tương ứng với 3 nhóm lương (I, II, III). Nếu công nhân có cùng bậc mà khác nhóm thì hệ số bậc lương sẽ khác nhau. Ví dụ:
o Công nhân bậc I thuộc nhóm I có hệ số cấp bậc lương là 1,55
o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,67
o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,85
2.5. Mức lương
Thể hiện số tuyệt đối về tiền lương tính cho một đơn vị thời gian tuỳ theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và hệ số cấp bậc tiền lương của từng ngành.
Có thể phân biệt ba loại:
- Mức lương tháng - người
- Mức lương ngày - người
- Mức lương giờ - người
Nếu lựa chọn trả lương theo hình thức này thì mức độ chính xác tăng dần từ lương theo tháng - người đến lương theo giờ - người
2.6. Phụ cấp theo lương
Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm:
a. Phụ cấp khu vực:
Áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
b. Phụ cấp trách nhiệm công việc:
Áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
c. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
d. Phụ cấp lưu động:
Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Riêng với công nhân ngành xây dựng, đồng loạt tất cả đều được hưởng mức phụ cấp này ở mức tối thiểu 0,2 và phụ cấp này được đưa vào đơn giá xây dựng cơ bản của tình thành phố
e. Phụ cấp thu hút:
Áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
f. Phụ cấp làm đêm và thêm giờ
- Phụ cấp làm đêm: để bổ sung thêm tiền bồi dưỡng cho người lao động làm đêm và được phân ra làm hai trường hợp:
o Nếu làm đêm không thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 30% / lương cấp bậc)
o Nếu làm đêm thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 40% / lương cấp bậc)
- Phụ cấp làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương
cấp bậc theo giờ x 150% hoặc 200%
hoặc 300% x Số giờ
làm thêm
o Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
o Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần
o Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động);
g. Phụ cấp đắt đỏ
Phụ cấp đắt đỏ được xác định đối với những nơi có giá lương thực, thực phẩm, dịch vụ so với bình quân chung của cả nước cao hơn từ 10% trở lên.
Phụ cấp đắt đỏ gồm 5 mức: 0,1; 0,15; 0,20; 0,25 và 0,30 so với mức lương tối thiểu
h. Phụ cấp không ổn định sản xuất
Phụ cấp do không có việc làm thường xuyên, thường ở mức 10% lương cấp bậc. Nhà thầu lấy nguồn này để dự trữ quỹ lương, và khi người lao động không có việc làm thì trích ra để trả.
Ngoài ra còn có một số phụ cấp khác được khoán trực tiếp cho người lao động như công tác phí và một số phụ cấp liên quan đến đi lại khoảng 4% lương cấp bậc.
Trong đơn giá XDCB của các tỉnh, thành phố còn bổ sung thêm tỷ lệ % nhất định để kể đến lương phụ (lương người lao động được hưởng trong những ngày nghỉ theo chế độ như ngày lễ, ngày tết...
3. Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng
3.1. Tiền lương trả theo thời gian
Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo, đơn giá tiền lương thoả thuận theo thời gian
Ltt = Ttt * L (3.5)
Trong đó:
- Ttt - Thời gian làm việc thực tế dùng để tính lương (tháng, ngày, giờ)
- L - Tiền lương cho một đơn vị thời gian dùng để tính lương (đồng/tháng, đồng/ngày .v.v...)
Có thể áp dụng một số dạng sau:
a. Tiền lương theo thời gian giản đơn
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn nghĩa là chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và mức lương trên một đơn vị thời gian của nhân viên để trả lương
- Tiền lương theo giờ làm việc
- Tiền lương theo ngày làm việc
- Tiền lương theo tháng làm việc
Trả lương theo giờ chính xác hơn > trả lương theo ngày > trả lương theo tháng.
dễ mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian lao động và nâng cao chất lượng công việc.
b. Tiền lương theo thời gian có thưởng (phạt)
Là hình thức tiền lương theo thời gian giản đơn kết hợp với thưởng (hay phạt) theo thoả thuận khi đạt được (hoặc vi phạm) các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng nhất định như:
- Thưởng do tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác
- Thưởng do rút ngắn thời gian
- Thưởng do tiết kiệm vật tư ( với công nhân xây dựng là rất quan trọng)
- Thưởng do làm gọn, làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường
Nguồn tiền thưởng có thể lấy từ:
- Khai thác từ giá trị làm lợi mang lại
- Dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp
Ưu điểm:
- Ở mức độ nhất định nào đó phản ánh được chất lượng lao động, điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động
- Rất thích hợp cho các công việc lao động mang tính trí óc, sáng tạo hay các công việc khó xác định khối lượng rõ ràng, công việc đòi hỏi có trách nhiệm cao
Hạn chế:
- Giữa tiền lương, kết quả lao động và chất lượng lao động không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tác dụng khuyến khích tăng năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng tạo... bị hạn chế
Điều kiện áp dụng phù hợp:
- Áp dụng cho các công việc có tính chất nghiên cứu, sáng tạo
- Các công việc có khả năng quản lý tốt được kết quả, chất lượng. VD: các công việc sản xuất công nghiệp theo dây chuyền
- Trả lương cho các công việc quản lý điều hành ở các doanh nghiệp
- Trả lương cho các công việc không thể xác định chính xác khối lượng hay không có định mức để thực hiện giao khoán
3.2. Tiền lương trả theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động hoàn thành tính bằng khối lượng sản phẩm tương ứng với chất lượng, thời hạn quy định và đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm
Lsp = Ntt x Đg (3.6)
- Lsp: tiền lương tính theo sản phẩm
- Ntt : khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành nghiệm thu
- Đg: đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm
Ưu điểm:
- Gắn kết được giữa tiền lương và kết quả lao động hình thức này cho phép kích thích người lao động quan tâm đến việc tăng năng suất hoặc kích thích người lao động tìm được các cải tiến sáng tạo để tăng khối lượng sản phẩm hoàn thành và tăng thu nhập tiền lương cũng như thúc đẩy việc cải tiến công tác tổ chức, quản lý lao động
Nhược điểm:
- Áp dụng hình thức tiền lương này thường hay gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư v.v...
Một số biến loại của trả lương theo sản phẩm:
a. Lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Là hình thức trả lương theo sản phẩm được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành (bao gồm khối lượng sản phẩm hoàn thành trong định mức và vượt định mức) và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm; đồng thời hình thức trả lương này không khống chế khối lượng sản phẩm hoàn thành
Đây là hình thức để trả lương cho những người lao động trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất (thợ chính);
b. Lương theo sản phẩm gián tiếp
Áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, phục vụ; tiền lương của họ phụ thuộc vào kết quả sản xuất của các công nhân chính và do vậy cũng không khống chế khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Hình thức này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính,tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của các công nhân chính.
Hai hình thức trên khác nhau ở đơn giá tiền lương:
[ Tiền lương theo sp trực tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm của thợ chính]
[ Tiền lương theo sp gián tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm của thợ phụ]
c. Lương theo sản phẩm có thưởng (phạt)
Là hình thức trả lương theo sản phẩm bình thường kết hợp với tiền thưởng hay phạt. Thưởng do đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, tiết kiệm vật tư và ngược lại. Cần phải quy định đúng đắn điều kiện thưởng, mức thưởng và nguồn tiền thưởng.
Thu nhập của người lao động khi đó được tính như sau:
[Thu nhập] = [Tiền lương theo sản phẩm] + [Tiền thưởng] (- [Tiền phạt] )
d. Lương theo sản phẩm luỹ tiến
Hình thức này áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Ở hình thức này có hai loại đơn giá lương: cố định và luỹ tiến. Đơn giá cố định để trả cho mức sản phẩm trong mức quy định. Đơn giá luỹ tiến tính cho các sản phẩm vượt mức. Đơn giá này được tính dựa vào đơn gía cố định và một hệ số tăng đơn giá (dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định).
e. Tiền lương khoán gọn (trả lương theo sản phẩm thông qua hợp đồng khoán)
Thực chất là hình thức trả lương theo sản phẩm, nhưng được tính toán và giao khoán trước cho cá nhân hoặc tổ đội thực hiện thông qua các hợp đồng giao khoán.
Tiền lương khoán là hình thức phát triển cao hơn của hình thức lương theo sản phẩm. Nó có mấy đặc điểm khác với tiền lương theo sản phẩm là:
- Sản phẩm giao khoán đa dạng, ví dụ: khoán theo một loại công việc riêng lẻ, khoán cho một quá trình tổng hợp, khoán cho một hạng mục công trình v.v...
- Đảm bảo cho người lao động liên kết chặt chẽ với nhau hơn, quan tâm đến kết quả cuối cùng, (ở hình thức trả lương cho sản phẩm còn có thể có hiện tượng bỏ sót công việc giáp ranh do hai đơn vị làm, khối lượng công việc có thể bị tính trùng lặp, người làm công việc trước ít quan tâm đến người làm công việc tiếp theo).
- Khi thức hiện phải ký hợp đồng giữa bên nhận và bên giao khoán, trong đó chỉ rõ trách nhiệm, các tính toán cụ thể, người nhận khoán biết trước được nhiệm vụ phải làm, các khoản chi phí, các khoản thu nhập được hưởng và thời gian thực hiện nó nên có tính kích thích cao hơn nhiều.
- Bên nhận khoán có thể là một đơn vị xây dựng, một đội xây dựng hay một cá nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro