Kinh te vi mo
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010. Báo Đầu tư đã trao đổi với ông Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), về những nội dung chính của Chương trình hành động này.
* Thưa ông, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định phê duyệt Định hướng quản lý vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010. Vậy, vì sao lại cần phải ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010?
- Chiến lược vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010 và Định hướng quản lý vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010 cùng đề ra những định hướng và nhiệm vụ cơ bản trong quản lý vay và trả nợ. Tuy nhiên, Chương trình hành động sẽ đưa ra định hướng cơ bản, đồng thời định ra thời hạn để hoàn thành các nhiệm vụ này, nhằm tiếp tục sớm đưa Chiến lược đi vào thực tế và phát huy hiệu quả, tránh tình trạng cơ chế, chính sách tốt thì nhiều, nhưng thực thi trong thực tế lại không được như mong muốn.
Vì vậy, Chương trình hành động được xây dựng căn cứ vào khả năng và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Định hướng quản lý vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010, nhưng cũng có thể điều chỉnh thời hạn thực hiện các nhiệm vụ này nếu cần thiết.
* Vậy mục tiêu chính của Chương trình hành động là gì?
- Chương trình hành động có 3 mục tiêu chính là hoàn thiện khuôn khổ thể chế và pháp lý trong quản lý nợ nước ngoài; nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách và quản lý vay, trả nợ nước ngoài; tăng cường thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẻ, công bố thông tin và đào tạo cán bộ.
* Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình hành động là xây dựng chính sách về vay và trả nợ trong trung hạn 2 - 3 năm. Ông có thể cho biết, mục tiêu, nội dung của chính sách này?
- Mục tiêu của chính sách vay, trả nợ trung hạn là ngoài việc hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách vay, trả nợ của Chính phủ, còn được sử dụng như một định hướng cho khu vực doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các phân tích kinh tế, cũng như các quyết định liên quan tới vay, trả nợ và tham gia các thị trường tài chính trong, ngoài nước.
Do vậy, chương trình vay, trả nợ trung hạn cần bao hàm cả các phân tích sâu về thị trướng tài chính và có định hướng rõ nét về các chính sách vay, trả nợ của Chính phủ để khu vực doanh nghiệp có thể tham khảo. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này là mức độ phổ biến hay công khai hoá chính sách vay và trả nợ của Chính phủ, đặc biệt về dài hạn khi các công cụ vay và trả nợ phát triển phong phú.
* Theo đánh giá của các chuyên gia, việc lồng ghép các chương trình, khoản vốn vay trong và ngoài nước thời gian qua chưa tốt, nên chưa nâng cao được hiệu quả tổng hợp về sử dụng vốn. Vấn đề này sẽ được xử lý ra sao trong thời gian tới?
-Chính phủ đã có định hướng là cần phải tăng cường sự phối hợp giữa quản lý vay, trả nợ nước ngoài và vay, trả nợ trong nước của Chính phủ, tiến tới thống nhất quản lý nợ của Chính phủ. Tuy nhiên, việc thay đổi mô hình quản lý và tổ chức bộ máy của các cơ quan Chính phủ đòi hỏi phải có nhiều thời gian, đặc biệt, trong đó cần phải làm rõ có hay không nhu cầu phải thay đổi mô hình quản lý, và nếu có, thì mô hình cần hướng tới là gì trong trung, ngắn hạn và lộ trình để chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang mô hình mới.
* Vừa qua, một số doanh nghiệp đã tiến hành huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường quốc tế và đã đạt được kết quả bước đầu rất khả quan. Trong thời gian tới, hoạt động này sẽ được hỗ trợ như thế nào?
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dần dần tiếp cận với thị trường vốn quốc tế thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu tại các thị trường này. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn này vẫn rất hạn chế. Vì vậy, cần phải có định hướng, chính sách cụ thể trong thời gian tới cho vấn đề này. Trước mắt, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý cho vấn đề trên.
Bên cạnh hình thức huy động vốn trên, hình thức các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp phát hành tại thị trường vốn trong nước cũng đang được khuyến khích. Chính sách này cũng cần được tổng kết, đánh giá để triển khai tiếp trong thời gian tới.
Công khai thông tin nợ công, lập quỹ tích lũy trả nợ
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:
Ý kiến (0)
Bản tin về nợ công được Bộ Tài chính phát hành 6 tháng một lần.
▪ P.V
10:30 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/7/2010
Nội dung chính của nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công, vừa được Chính phủ ban hành
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai, cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh; vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương theo quy định thông qua hình thức phát hành bản tin về nợ công.
Bản tin về nợ công được Bộ Tài chính phát hành 6 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên trang điện tử của Bộ Tài chính.
Đó là một nội dung tại nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2010, nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết.
Đồng thời, một quỹ tích lũy trả nợ cũng sẽ được hình thành, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ.
Cùng với quyết nghị thành lập quỹ này, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện quản lý quỹ tích lũy trả nợ với nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ, sử dụng nguồn vốn của quỹ đúng mục đích, bảo đảm tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu của Quỹ.
Cũng theo nghị định, Chính phủ sẽ quản lý toàn diện nợ công thông qua 4 công cụ. Đó là: chiến lược dài hạn về nợ công; chương trình quản lý nợ trung hạn; kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công.
Chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công,... Căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn về nợ công là kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và 10 năm, các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ cũng như các nghị quyết, quyết định về chủ trương huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ,...
Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.
Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội dung gồm: kế hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); kế hoạch vay nước ngoài, được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; kế hoạch trả nợ, được chi tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.
Thứ tư là các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công. Các chỉ tiêu giá sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nợ chính phủ so với GDP..
Sẽ công khai các khoản nợ quốc gia
Tại hội thảo “Quản lý và giám sát tài chính công trước những vấn đề nợ công ở châu Âu và những hàm ý đối với Việt Nam” do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức hôm qua 2.7 ở Hà Nội, TS Nguyễn Thành Đô - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) - đã làm sáng tỏ thêm bức tranh toàn cảnh về nợ công của Việt Nam.
TS Nguyễn Thành Đô đánh giá: “Các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia đang trong giới hạn an toàn. Công tác quản lý nợ ngày càng tốt hơn, dần tiếp cận thông lệ quốc tế. Tỷ trọng nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ Chính phủ có xu hướng giảm. Nghĩa vụ trả nợ trong tầm kiểm soát, đặc biệt, phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi”.
Theo TS Nguyễn Thành Đô, tính đến ngày 31.12.2009, trong cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ, vay ODA chiếm tỷ lệ chủ yếu với 74,67%, kế đến là vay thương mại với 19,92%, vay ưu đãi với 5,41%. Lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2006 là 1,54%/năm, 2009 là 1,9%/năm, và 2010 là 2,1%/năm.
Theo nhận định của các chuyên gia, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia sẽ gia tăng để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển; tỷ trọng vốn ODA sẽ giảm dần, vốn vay thương mại tăng dần.
TS Nguyễn Thành Đô cho biết sắp tới sẽ hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nợ công, thông qua việc hoàn thiện chính sách quản lý về vốn ODA, vay ưu đãi, phát hành trái phiếu, quản lý phòng ngừa rủi ro; nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay; thu thập, báo cáo, công khai các chỉ tiêu giám sát an toàn nợ... Đặc biệt tới đây Bộ Tài chính sẽ công khai minh bạch thông tin danh mục nợ Chính phủ và nợ nước ngoài quốc gia cũng như các chỉ tiêu giám sát nợ, các chiến lược quản lý nợ, và các báo cáo đánh giá an toàn, bền vững nợ trên website về thông tin nợ quốc gia của Bộ mà thời gian qua phần nào đã được cập nhật. Bộ cũng đã xây dựng nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công trình Chính phủ.
Dự kiến đầu tháng 7.2010 sẽ ban hành các nghị định liên quan đến quản lý nợ công như nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công, nghị định về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, và nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. “Chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý nợ, định hướng quản lý nợ đến năm 2012 và giai đoạn đến năm 2020, nghiên cứu sử dụng các công cụ quản lý nợ có tính đến bối cảnh trong và ngoài nước, phù hợp với thông lệ quốc tế”, TS Nguyễn Thành Đô cho biết thêm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro