Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kinh te cong 6. tang luong toi thieu

Thông tin Tổng hợp > Kinh tế

Tăng lương tối thiểu có ảnh hưởng đến việc làm của người lao động thu nhập thấp?

16:50' 5/8/2011

(Thanhtravietnam.vn) – Tăng lương tối thiểu nhằm mục đích đảm bảo mức sống cần thiết cho người lao động, đặc biệt là lao động thu nhập thấp (TNT). Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu có tác động như thế nào lên việc làm của đối tượng này? Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo “Tác động của tăng lương tối thiểu lên việc làm của người lao động TNT”  được tổ chức sáng nay (5/8).

Tin liên quan:

Tăng lương tối thiểu trước lộ trình: Cần sự ủng hộ của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu có ảnh hưởng đến việc làm của người lao động TNT?

Theo TS. Nguyễn Việt Cường, việc quy định mức lương tối thiểu nhằm bảo vệ người lao động, bên cạnh đó, lương tối thiểu còn có một số tác động tích cực khác như khuyến khích người lao động làm việc tăng năng suất lao động và làm giảm số lượng người trợ cấp xã hội, nó còn có mặt tích cực là tăng tiêu dùng, tổng cầu.

Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra rằng tăng lương tối thiểu cũng có thể dẫn đến những tác động không mong muốn như tăng lạm phát, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, bên cạnh đó, do tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng chi phí lao động của doanh nghiệp nên nó còn có một tác động tiêu cực khác là sự giảm cầu về lao động và gia tăng thất nghiệp đối với những người lao động có TNT. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng, việc tăng lương tối thiểu sẽ có ít tác động lên việc làm nếu mức lương tối thiểu ở gần mức lương thị trường hoặc người lao động có khả năng “đàm phán” tiền lương hay có thông tin tốt về thị trường lao động.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế và giảm nghèo, trên cơ sở đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2008 – 2012, Chính phủ đã quy định các mức lương tối thiểu để bảo vệ nhóm lao động yếu thế (lao động giản đơn làm việc trong điều kiện bình thường), tiền lương tối thiểu cũng đều đặn được nâng lên theo lộ trình. Việc tăng lương tối thiểu ở Việt Nam, xét về mặt quan hệ định lượng, hầu như hiện nay chúng ta chưa có cơ sở để kết luận liệu tăng lương tối thiểu có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hay không ở nhóm lao động có kỹ năng thấp và TNT?

Tại Việt Nam, tiền lương tối thiểu là mức tiền lương tháng thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong một tháng. Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh theo lạm phát, khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế. Cho đến năm 2010, Việt Nam đã có khoảng 10 lần điều chỉnh lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu thực tế và mức lương tối thiểu danh nghĩa ở giai đoạn đầu tương đối gần nhau. Bởi ở thời điểm này tỷ lệ lạm phát không cao, do vậy khi điều chỉnh lương tối thiểu danh nghĩa thì mức lương tối thiểu thực tế người lao động nhận được có tăng lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tỷ lệ lạm phát cao nên khi tăng lương tối thiểu thì trên danh nghĩa mức lương tối thiểu là cao, song lương thực tế người lao động nhận được (theo giá so sánh) lại tăng rất chậm. Có thể thấy khoảng cách giữa lương danh nghĩa và lương thực tế tăng dần theo thời gian. Nghiên cứu của TS Nguyễn Việt Cường cho thấy, tiền lương tối thiểu danh nghĩa tăng 508% từ mức 120 lên 730 nghìn đồng thời kỳ 1994 – 2010. Tuy nhiên, mức lương thực tế (giá so sánh) chỉ tăng lên khoảng 120% thời kỳ này. Tốc độ tăng lương tối thiểu thực tế vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng GDP. Tốc độ tăng lương tối thiểu thực tế bình quân năm là khoảng 5%, trong đó tốc độ tăng GDP bình quân năm vào khoảng 7%. Hiện nay mức lương tối thiểu chỉ khoảng gấp 2 lần chuẩn nghèo. Nghiên cứu này cũng đưa ra con số cụ thể như: tháng 5/2009, mặc dù tiền lương tối thiểu danh nghĩa tăng khoảng 20% từ 540 – 650 nghìn đồng, nhưng do tỷ lệ lạm phát, tiền lương tối thiểu thực tế lại giảm 3%.

Theo số liệu điều tra mức sinh hoạt gia đình năm 2004 và 2006 do Tổng cục thống kê thực hiện, ở nước ta, số lượng người lao động làm việc trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân (khu vực chính thức) chiếm khoảng 15%, số lượng lao động làm việc cho bản thân mình hoặc cho các hộ gia đình khác cũng chiếm tỷ lệ cao (khu vực phi chính thức).  Cũng theo số liệu điều tra, có một số lượng người lao động làm việc ở khu vực phi chính thức, thậm chí ở các khu vực chính thức cũng phải nhận mức lương dưới mức tối thiểu. Do đó cần có biện pháp quản lý để người sử dụng lao động chấp hành đúng quy định về lương tối thiểu.

Tác động của việc tăng tiền lương tối thiểu lên việc làm nói chung rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê. Việc tăng tiền lương tối thiểu làm giảm khả năng có việc làm trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, kết quả này cần phải được phân tích một cách thận trọng vì có thể lao động khu vực chính thức tự chuyển sang khu vực phi chính thức để có thu nhập cao hơn. Kết quả này còn cho thấy vai trò quan trọng của khu vực  phi chính thức trong việc tạo việc làm. Vì vậy, hoạt động kinh tế của khu vực phi chính thức cũng cần nhận được sự quan tâm phù hợp./.

Song Tú

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: