kinh te chinh tri (chipboc)
Phần II: Kinh tế chính trị
Câu 1: Hàng hóa 2 thuộc tính của hàng hóa?
* Hàng hóa
- Định nghĩa hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
- Hàng hóa là hình thái thể hiện phổ biến nhất của của cải trong xa hội tư bản
- Hàng hóa là phải có ích
- Hàng hóa chứa đựng quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa với người tiêu dùng mà người tiêu dùng ở đây là …
* Phân loại hàng hóa
Căn cứ vào hình thái tồn tại ng ta phân hàng hóa thành 2 loại là hàng hóa vô hình
+ Hàng hóa hữu hình là hàng hóa có hình thái tồn tại vật chất cụ thể có thể cân đo đong đếm được
+ Hàng hóa vô hình là các sp dịch vụ những hàng hóa này không có hình thái tồn tại riêng biệt độc lập và việc sx hàng hoa này đi liền với tiêu dùng
Căn cứ vào … Chia thành hàng hoa thông thường và hh đặc biệt
+ Hh thông thường do lao động của con ng tạo ra và khi bán đi thì mất quyền sở hữu
+ Hh đặc biệt như hàng hóa sức lao động, TB cho vay, đất đai, tài nguyên thiên nhiên khi đưa vào sử dụng.
* Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng
+ là công dụng , là tính có ích của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Giá trị sử dụng cao hay thấp là do 3 nhân tố quyết định
P Thuộc tính tự nhiên của vât, tc vật lý,hình học sinh học của đối tượng lao động để chế tạo ra sp.
P Trình độ tay nghề cuả ng lao động
P Công nghệ chế tạo, việc ứng dụng khoa học và công nghệ váo sản xuất ng ta đã tạo ra nhiều giá trị sử dụng ngày càng tốt hơn
+ Giá trị sử dụng chỉ biểu hiện khi tiêu dùng nó là nd vật chất của của cải không kể hình thái xh của của cải thế nào. Vì vậy giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
* Giá trị hàng hóa: Muốn hiểu giá trị hàng hóa ta phải đi từ gt trao đổi
- Gía trị trao đổi: Trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng là một tỷ lệ trao đổi với nhau giữa những gt sử dụng khác nhau:
VD: 1m vải = 10kg thóc
- Cơ sở của gt trao đổi: 2 hình thái khác nhau về gt sd nhưng có thể trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Vì 2 hh đó đều là sp của lđ, đều là lđ của con người đã hao phí kết tinh vao trước đó. Cho nên trao đổi 1m vải = 10 Kg thóc là ng lao động hao phí làm ra 1 m vải bằng lđ hao phí làm ra 10 kg thóc. Cho nên tính chất của trao đổi hàng hoa là trao đổi lao động của người này với lđ của ng khác.
* Định nghĩa
Gt của hh là lđ xh của những ng sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của gt hh ra bề mặt xh. Cho nên gt là biểu hiện quan hệ xh của những người sx hh, Giá trị là phạm trù lịch sử.
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
- Sự thống nhất giữa 2 thuộc tính vì hàng hóa không thể thiếu một trong 2 thuộc tính
- Hai thuộc tính đó đối lập với nhau
+ Đối với ng sx hàng hóa thì họ sx ra gt sử dụng nhưng không phải để cho họ dùng mà là để cho ng khác dùng. Họ cũng quan tâm đến giá trị họ quan tâm xem lao động hao phí của họ có được bù đắp, được hoàn trả không.
+ Đối với ng tiêu dùng lại quan tâm đến giá trị sử dụng nhưng muốn có được giá trị sử dụng thì phảo hoàn trả lại gt cho ng sx.
- Quá trình thực hiện giá trị và gt sử dụng khác nhau về không gian và thời gian.
+ Về thời gian thì thực hiện gt trước , gt sử dụng sau
+ Về không gian thực hiện giá trị ở trên thị trường
Nếu không thực hiện được giá trị thì gt sử dụng nó trở thành vô dụng. Đây là mầm mống dẫn tới khủng hoảng sx thừa trong cn tư bản.
* Hàng hóa có 2 thuộc tính là do tính chất hai mặt của lao động sx hàng hóa tạo ra.
- Lao động cụ thể: Là lđ có ích giữa những hình thức cụ thể của những ngành nghề những nghề nghiệp chuyên môn nhất định hị sử dụng công cụ lđ khác nhau tác động vào đối tượng lao động khác nhau tạo ra những sp khác nhau. Tức là tạo ra những gt sd khác nhau. Như vậy lđ cụ thể tạo ra gt sư dụng của hàng hóa phân công lđ xh càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều hình thức lđ cụ thể do đó sx ra nhiều gt sử dụng khác nhau.
- Lao động trừu tượng là trừu tượng hóa các lđ cụ thể giữ lấy cái chung trong mọi hình thức lao động cụ thể. Đó là sự hao phí sức lực của cơ bắp, thần kinh khi tiến hành bất cứ lđ cụ thể nào .
Như vậy lao động trừu tượng tạo ra gt hành hóa. hàng hóa sỏ dĩ có 2 thuộc tính vì lđ sx hàng hóa có tính 2 mặt.
Câu 2: Những quy định về lượng giá trị của hàng hóa ? Phân tích nội dung tác động của quy luật giá trị.?
1 Những quy định về lượng gt
* Thước đo lượng gt hàng hóa.
- Lượng gt hh được đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí để sx ra hh có thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xh cần thiết.
- Đối với mỗi loại hh được sx ra ở các cơ sx khác nhau mà các cơ sở đó có sự khác nhau về trình độ tay nghề của ng lđ. Nó khác nhau ở các cách thức tổ chức sx, khác nhau ở công cụ và công nghệ sx cho nên thời gian lđ hao phí ở các cơ sở đó là khác nhau. Hay là thời gian lao động cá biệt cũng khác nhau. Nhưng trên thị trường hàng hóa không phải bán theo gt cá biệt hay thời gian lao động hao phí cá biệt mà phải bám theo thời gian lđ xh cần thiết.
+ Thời gian lđ xh cần thiết là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành sx ra hh với trình độ thành thạo trung bình cường độ lao động trung bình trong đk bình thường so với hoàn cảnh xh nhất định. Nhưng trên thực tế thời gian lđ xh cần thiết được xđ theo thời gian lđ cá biệt của cơ sở sx và cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó cho thị trường.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng gt hàng hóa.
-Năng suất lđ thay đổi:
+ KN: là sức sx của lao động được tính bằng số lượng sp tạo ra trong một đơn vị thời gian hoặc số thời gian cần thiết để sx ra một sp.
+ MQH giữa NSLĐ và lượng giá trị hàng hóa.Năng suất lđ tỷ lệ nghịch với giá trị của hàng hóa nghĩa là năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm.
+ NSLĐ phụ thuộc vào:
P Trình độ tay nghề của ng lđ sự phát triển của k.học và trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sx.
P Sự kết hợp xh của qtrinh sx
P Hiệu quả của các phương tiên sx
P ĐK tự nhiên
- Cường độ lđ thay đổi
+ KN là mức độ khẩn trương phải căng thăng nặng nhoc. Là mức độ hao phí lao động trong đơn vị thời gian
+ MQH giữa cường độ lao động với sx lao động. Nếu năng suất lao động không đổi tăng cường độ lao động làm tăng số lượng sp lao động sx ra. Song song với tăng mức độ hao phí lao động cho nên gt của một đơn vị sp không đổi nó chỉ làm tăng tổng hao phí. Tăng cường độ lao động giống như tăng thời gian lao động.
- Lao động phức tạp và lđ giản đơn.
+ KN: LĐ phức tạp là lđ phải trải qua quá trình học tập đào tạo rèn luyện mới có thể tiến hành lao động.
Lao động giản đơn là lao động không cần phải trải qua học tập đào tạo rèn luyện mà chỉ cần có sức khỏe là làm được .
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn
* cấu thành lượng giá trị hàng hóa: Gồm 2 bộ phận
- Lđ vật hóa là lđ được kết tinh vào trong tư liệu sx.
- lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sx thành sp mới.
* Nội dung và tác động của quy luật giá trị.
- Nội dung:
+ yêu cầu sx và trao đổi hh phải căn cứ vào hao phí lđ xh cần thiết. Cụ thể là quy luật này yêu cầu trong sx hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng lao động xh cần thiết
+ Trong trao đổi là phải ngang giá bởi vì có trao đổi ngan giá thì mới duy trì được quan hệ sx.
2 tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sx và điều tiết lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sx tăng NSLĐ cá biệt dẫn tới tăng NSLĐ xh và thúc đẩy lực lượng sx phát triển.
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên tạo cơ sở kinh tế cho sự ra ddooiwif của sx tư bản.
Câu 3: Làm rõ sx giá trị thặng dư 2 phương pháp gt thặng dư.
1 SX giá trị thặng dư
Sx tư bản chủ nghĩa là sx hh cũng giống với mọi nền kinh tế sx hh khác là phải kết hợp tư liệu sx với sức lao động để sx ra hh có gt sử dụng và gt. Nhưng sx tbcn khác với mọi sx hh khác ở chỗ tư liệu sx của nhà tư bản kết hợp với SLĐ là những công nhân làm thuê làm việc dưới sự chỉ huy kiểm soát của nhà tư bản để sx ra gt thặng dư cho nhà tư bản.
Như vậy sx tư bản cn là sự thống nhất giữa sx ra gt sd và sx ra gt thặng dư.
* chứng minh quá trình sx ra gt thặng dư.
Bước 1: vd: giả sử có 10kg sợi nhà tb mua 10kg bông, với giá 10đô la, hao mòn máy móc 2 đô la, phải thuê công nhân 12h/ngày phải trả công 3 đô la /ngày. Giả sử sau 6h đã có 10kg sợi, nhà tb mua tiếp 10kg bông giá 10đôla , hao mòn máy móc 2đô la.chi phí bỏ ra 27 đôla nhà tb thu về 30đô từ 20 kg sợi.
Bước 2: cm quá trình sx và lí luận: để sx ra hh nhà TB phải ứng ra 1 số tiền để mua hh, bao gồm": tư liệu sx, sức lđ và kết hợp chúng lại tạo ra hh cụ thể, ng lđ sd sức lđ tác động vào đối tượng lđ tạo ra sp mới. Giá trị sd chuyển dịch gt tư liệu sx vào trong sp. Quá trình sx là quá trình kết hợp tư liệu sx với sức lao động tức là quá trình lđ sx.
è Khái niệm:Giá trị thặng dư là bộ phận gtri dôi ra ngoài gt sức lao động do kéo dài thời gian lao động, vượt quá thời gian lao động tất yếu mà có.
Nguồn gốc của gt thặng dư là do lao động tạo ra trong quá trình sx.
* 2 Phương pháp sx giá trị thặng dư
1: Phương pháp sx gt thặng dư tuyệt đối
KN: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lđ vượt quá thời gian lđ tất yếu. Trong đk NSLĐ tất yếu không đổi.
Minh họa
* Hạn chế của phương pháp
- Ngày lđ không thể kéo dài không thể vượt quá giới hạn của ngày tự nhiên là 24h
- Giới hạn về sinh lý của ng lđ, người lđ phải có thời gian ăn nghỉ ngơi vui chơi giải trí.
- Luôn luôn vấp phải sự phản đối quyết liệt của ng lđ. Họ đấu tranh đòi ngày lđ giới hạn là 8h.
2 Phương pháp sx gt thặng dư tương đối.
- KN: là gt thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lđ tất yếu nhờ đó nhờ đó mà kéo dài thời gian lao động thặng dư. Trong đk ngày lao động và cường độ lao động không đổi. Rút ngắn thời gian la0 động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lđ ở các ngành sx ra các tư liệu tiêu dùng.
- Mối quan hệ giữa gt thặng dư thương đối và gt td siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được nhờ tăng nslđ cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục tiêu là động cơ thúc đẩy từng nhà tư bản cải tiến kỹ thuật , tổ chức sx hợp lý. Đeo đuổi gt thặng dư siêu ngạch làm cho gt thặng dư siêu ngạch khi thì ở nhà tư bản này khi thì ở nhà tư bản khác.
Như vậy nslđ cá biệt nó diễn ra thường xuyên và dẫn tới nslđ xh tăng lên mà gctb thu được gt thặng dư tương đối thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của gt thặng dư tương đối.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sx ngày càng phát triển nslđ xh tăng thì món lời mà gc các nhà tư bản thu được dưới hình thức gt thặng dư tương đối ngày càng tăng.
Câu 4: Xuất khẩu tư bản và ý nghĩa thực tiễn của XKTB
* XKTB
- KN: Là xk gt hay là đầu tư tb ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt gt thặng dư bằng các nguồn lợi khác ở các nước NK tư bản.
- nguyên nhân cơ bản của XKTB
+ Ở các nước tư bản phát triển: Quá trình tích tụ, tích lũy và tập trung tư bản gắn liền với việc ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT ngày càng cao làm cho cấu tạo hữu cơ tb C/V tăng lên dẫn tới tỷ suất lợi nhuận giảm. Như vậy đầu tư tư bản có tỷ suất lợi nhuận thấp cho nên xuất hiện hiện tượng " thừa" tb hoặc phải đưa tư bản ra nước ngoài để có tỷ suất lợi nhuận cao.
+ Ở các nước NK có nhiều tài nguyên thiên nhiên, có lao động dồi dào, giá cả sức lao động rẻ nhưng lại thiếu kyc thuật . Trước thực tế đó các nước tư bản phát triển họ tìm cách lôi cuốn các nước này để đưa vào quỹ đạo của chủ nghĩa tb thế giới. Từ đó tư bản thừa ở các nước phát triển được đầu tư vào các nước lạc hậu để có lợi nhuận độc quyền nhờ khai thác tài nguyên và giá nhân công rẻ.
- bản chất của XKTB:
+ XkTB khác với xk hàng hóa. XK hàng hóa là để thực hiện gt và gt thặng dư ở nước ngoài. Còn XK TB là XK gt ra nước ngoài để chuyển hóa thành các yếu tố sx và thực tiễn tổ chức sx kd ở nước ngoài nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
+ XKTB là hình thức bóc lột nhiều tầng của CNTB thể hiện ở chỗ. Nguồn gốc của TBXK là gt thặng dư do công nhân lđ chính quốc tạo ra.
+ GTTD được tư bản hóa thành phương tiện bóc lột gc công nhân ở nước NK tư bản. XKTB là 1 tiền đề cần thiết để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa ở các nước kinh tế lạc hậu.
- Hình thức XKTB
Căn cứ vào chủ thể XK thì có XKTB nhà nước và XKTB tư nhân
+ XKTB nhà nước để tạo đk thuận lợi về chính trị kinh tế xh làm cho TBCN đầu tư thu lợi nhuận.
+ XKTB tư nhân là để thu lợi nhuận của nước ngoài.
Căn cứ vào phương thức quản lý tư bản XK TB thành XK trực tiếp và Xk tb gián tiếp dưới hình thức viện trợ cho vay.
- Ý nghĩa thực tiễn
Ở việt nam trước thực dân pháp cũng tìm cách xâm chiếm để XK TB sang VN. Nhưng nó làm cho VN mất chủ quyền.Dẫn tới cuộc đấu tranh của nhân dân việt nam. Ng VN không chấp nhận việc XK TB của pháp.
Nhưng khi giành được chủ quyền chúng ta mở cửa kêu gọi người nước ngoài đầu tư vào VN. Kinh tế tăng trưởng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, CNH HĐH diễn ra nhanh khkt phát triển.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nhược điểm; Vì muốn tạo đk cho nước ngoài ĐTu nên đã ưu đaĩ quá mức cho họ gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Câu 5: Tư bản tài chính
- KN: TBTC là sự dung hợp giữa TBNH của một số Nh độc quyền lớn với tư bản của các tổ chức độc quyền công nghiệp.
- Nguồn gốc:Quá trình chuyển biến từ CNTB tự do sang cNTB độc quyền là quá trình tích tụ tập trung tư bản trong công nghiệp hình thành các tổ chức độc quyền công nghiệp và quá trình tập trung tích lũy TB trong ngành Nh hình thành những ngân hàng độc quyền lớn.
+ tập trung TB trong NH diễn ra nhanh chóng hình thành những NH lớn do nắm được một khối lượng lớn tiền tệ tức là phương tiện lưu thông và phươn tiện thanh toán cuẩ xh mà các chức năng kỹ thuật của nh như qly tiền mặt, cung cấp tín dụng và thanh toán thành chức năng khống chế đối với các tư bản khác nó biến ngân hàng lớn thành một tổ chức có quyền lợi vạn năng chi phối các mặt hoạt động trong nền kinh tế tư bản.
- Tích tụ và tập trung tư bản trong công nghiệp hình thành các tổ chức độc quyền công nghiệp các tổ chức này tìm cách xam nhập vào các hoạt động của tổ chức độc quyền Nh và ngược lại các tổ chức độc quyền nh cũng tìm cách xâm nhập vào hđ của các tổ chức độc quyền công nghiệp. tư đó lợi ích của các tổ chức độc quyền Nh và lợi ích của các tổ chức độc quyền công nghiệp nó xoắn xuýt với nhau hình thành một loại Tb mới là TBTC.
- Cơ chế thống trị của TBCN
+ Là chế độ tham dự Nghĩa là nó tìm cách nắm trên 50% cổ phiếu của công ty để hình thành tập đoàn tài chính, khống chế các tư bản chức năng.
+ Thông qua hệ thống ngân hàng với các chi nhánh của nó TBTC xâm nhập vào mọi ngành kinh tế cuốn hút các cơ sở kinh tế vào hệ thống sx và phân phối của họ tạo ra thời kỳ khống chế của tư bản chủ nghĩa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Ở vn khi chuyển sang nền kt thị trường có những ngân hàng độc quyền như: Nông nghiệp công thương…., tổng công ti than, điện…
Nhưng vì 2 tổ chức này chưa gắn kết với nhau,Nguồn tc nhà nước phải thông qua NHNN cty nhà nước để phát huy hiệu quả kinh tế. Trong đó phần lớn các tập đoàn kinh tế lớn ở trong trạng thái thua lỗ nhất là tập đoàn đóng tàu vinasin đang thua lỗ 80000 tỷ đồng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro