Kinh tế chính trị
Câu 11. Thế nào là tư bản bất biến và tư bản khả biến? Việc phân chia tư bản thành hai bộ phận như vậy có ý nghĩa gì? Thế nào là tỷ suất giá trị thặng dư?
1. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là biến tư bản tiền tệ thành
các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
- Trong sản xuất, công nhân sử dụng tư liệu sản xuất để chế tạo ra sản phẩm. Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, máy móc được sử dụng trong một thời gian dài, hao mòn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển từng phần vào sản phẩm. Có loại như nguyên liệu nhiên liệu, vật liệu phụ tiêu hao toàn bộ qua một chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn ngay vào sản phẩm mới.
Như vậy, dù giá trị tư liệu sản xuất được chuyển dần từng phần hay chuyển nguyên vẹn ngay vào sản phẩm, bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất có đặc điểm chung là giá trị của chúng được bảo tồn không có sự thay đổi về lượng và chuyển vào sản phẩm mới trong quá trình sản xuất.Bộ phận tư bản này gọi là tư bản bất biến (ký hiệu bằng C).
- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động có tính chất khác với bộ phận tư bản bất biến (C).
Trong quá trình sản xuất, bộ phận tư bản này có sự thay đổi về lượng, tăng lên về số lượng giá trị, vì đặc điểm của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là khi được đem tiêu dùng thì nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - gọi là tư bản khả biến (ký hiệu bằng V).
- Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Hiện nay, giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại tự động hóa quá trình sản xuất đối với một số sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng suất lao động, nhưng cũng không thể coi đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.
2. Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến. Tỷ suất giá trị thặng dư ký hiệu là m' và được
xác định bằng công thức:
m' =(m/v)x100%
Tỷ suất giá trị thặng dư vạch rõ trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê, đồng thời nó cũng nói lên ngày lao động
được phân chia thành hai phần - thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư - như thế nào.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro