V. Phán Giáo
Lớp huyền nghĩa thứ năm là Phán giáo. Phán là bình luận, phê phán. Kinh A Di Đà thuộc về tạng nào? -Trong ba Tạng Kinh, Luật, Luận, Kinh này thuộc về Kinh Tạng. Kinh có nghĩa là thường, vì hằng thường không biến đổi. Bộ kinh này, khi Phật pháp diệt hết, vẫn còn lại trên thế gian hơn một trăm năm để độ thoát vô lượng vô biên chúng sanh, đó cũng là điểm khác nhau giữa kinh này và các kinh khác. Căn cứ vào ba thừa Thanh Văn, Duyên giác, Bồ-tát mà phê phán thì kinh này thuộc về Bồ-tát thừa, cơ duyên được độ đều là Bồ-tát có đủ căn tánh Đại thừa.
Sau khi đã biết năm lớp Huyền nghĩa, bảy thứ Lập đề rồi, chúng ta có nhận thức rõ về giá trị của bộ kinh này.
Dịch Giả: Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch.
Dao Tần chỉ là thời điểm. Dao Tần, Phù Tần không giống với Dinh Tần. Dinh tần là thời đại Tần Thủy Hoàng, Phù Tần là thời của Phù Kiên, Dao Tần là thời của Dao Hưng. Vào thời Phù Tần, có vị quan Khâm Thiên Giám nói với Phù Kiên rằng: "Hiện tại nên có một người đầy đủ trí huệ đến trong nước để giúp đỡ việc chính trị." Phù Kiên nói: "Nếu kể về bậc đại trí, phải cỡ như Ngài Cưu Ma La Thập."
Lúc bấy giờ ở „n Độ người ta đều sùng bái Ngài La Thập, vì Ngài là người có trí huệ phi thường.
Tại sao Ngài La Thập có trí huệ? - Cưu Ma La Viêm, cha Ngài Cưu Ma La Thập là con của vị Thừa tướng. Đúng ra ông phải kế thừa chức vị Thừa tướng của cha, nhưng ông lại không thích, mà đi đến nơi khác để học đạo. Lúc bấy giờ tu hành không nhứt định phải là xuất gia hay tại gia. Khi ông đến nước Quy Tư, em gái của vua nước này nhìn thấy ông, đem lòng thương, rồi nói việc này với anh mình. Vua bèn đem em gái gả cho Cưu Ma La Viêm. Sau đó Cưu Ma La Thập ra đời. Khi Cưu Ma La Thập còn trong thai mẹ, cũng giống như Ngài Xá Lợi Phất giúp mẹ biện luận thắng hơn mọi người. Bấy giờ có một vị A-la-hán nói: "Đứa bé trong thai bà này nhất định là một người đại trí huệ."
Lúc Ngài La Thập lên bảy tuổi, có một lần theo mẹ lên chùa lễ Phật, Ngài đã lấy tay nâng lư hương nặng bằng đồng lên khỏi đầu một cách dễ dàng nhưng rồi lại nghĩ: "Một đứa bé như ta làm sao dở nổi một vật nặng như thế?" Vừa nghĩ tới đó thì cái lư hương liền rơi xuống đất. Từ đó Ngài được khai ngộ về lý: "Tất cả duy tâm tạo." Rồi Ngài theo mẹ xuất gia. Sự xuất gia của mẹ Ngài cũng có điều đặc biệt: Trước kia cha Ngài là người tu hành, nhưng vì đối với vợ có tình nghĩa thâm sâu nên không còn muốn tu hành nữa. Bấy giờ, chính bà lại muốn đi tu, ông ấy bèn cản ngăn. Bà mẹ La Thập bèn tuyệt thực, không ăn không uống liên tục đến ngày thứ sáu. Ông Cưu Ma La Viêm thấy sinh mạng bà như chỉ mành treo chuông, mới ưng thuận cho bà xuất gia và bảo bà ăn uống trở lại.
Bà nói: "Nhứt định phải mời Pháp sư đến xuống tóc cho tôi, tôi mới chịu ăn."
Bà xuất gia không bao lâu bèn chứng Thánh quả. Cưu Ma La Thập cũng xuất gia theo mẹ, một ngày tụng thuộc lòng rất nhiều kinh và kệ, hễ đọc rồi là không quên. Do đó, đương thời có rất nhiều triết gia ngoại đạo và các đại luận sư đến biện luận với ngài; ba mươi sáu thứ bàng môn, bảy mươi hai thứ Tả đạo đều bị ngài biện luận chiết phục cả. Cho nên ở „n Độ tiếng tăm La Thập Pháp Sư rất lớn, ai ai cũng đều bội phục ngài, cả đến Phù Kiên cũng nghẹ Lúc bấy giờ Phù Kiên bèn sai tướng Lữ Quang đem mấy vạn binh mã sang đánh nước Quy Tư, với mục đích rước Ngài La Thập về nước mình. Ngài La Thập bèn tâu với Vua nước Quy Tư rằng: "Trung Quốc đem binh đến, nhà vua không cần phải đánh với họ làm chị Họ có yêu cầu điều gì thì nhà vua cứ thoả mãn cho họ."
Nào ngờ Vua không chịu nghe theo, mà cùng với Lữ Quang giao chiến rồi bị thua trận, và bị Lữ Quang giết chết, Pháp sư La Thập cũng bị bắt đi.
Trên đường trở về nước, Lữ Quang chuẩn bị nghỉ qua đêm tại một dải đất thấp ở dưới chân núi. Pháp sư La Thập vì có Tha tâm thông, nên biết rằng đêm đó sẽ có mưa lớn bèn nói với Lữ Quang: "Không nên đóng quân ở đây, chỗ này rất nguy hiểm."
Lữ Quang không tin La Thập và nói: "Ông là nhà sư, đâu phải là nhà quân sự", rồi vẫn đóng quân tại địa phương đó. Ngay đêm hôm ấy, mưa lũ ào ào, nước trên núi đổ xuống như trút, năm vạn quân mã bị dìm chết quá nửa. Từ đó về sau Lữ Quang mới biết Pháp sư La Thập có trí huệ không thể nghĩ bàn."
Đội quân tiếp tục lên đường, nhưng vào lúc trong nước Phù Tần phát khởi chánh biến. Phù Kiên bị lật đổ, Dao Trành lên làm Hoàng đế. Lữ Quang đóng quân lại, không nghĩ đến việc trở về nữa. Dao Trành làm vua mấy năm rồi băng hà, con là Dao Hưng nối ngôi Hoàng đế, phái người đến thỉnh Pháp sư La Thập về Trung Quốc để phiên dịch Kinh điển. Bấy giờ có hơn tám trăm vị Tỳ-kheo tụ hội để trợ giúp việc phiên dịch.
Pháp sư La Thập trước khi viên tịch nói với mọi người rằng: "Trong đời tôi dịch được khá nhiều Kinh điển, cũng không biết là đúng hay sai? Nếu dịch đúng thì sau khi tôi viên tịch, dùng lửa trà-tỳ, đầu lưỡi sẽ còn nguyên vẹn. Nếu dịch không đúng, thì lửa cháy tiêu hết không còn gì." Nói xong thì viên tịch. Sau khi đem nhục thân Ngài trà-tỳ, quả nhiên đầu lưỡi vẫn còn nguyên vẹn, do như vậy chứng minh rằng những bản dịch của Pháp sư Cưu Ma La Thập là chính xác.
Lại còn một chứng minh nữa là: Đời Đường, ngài Đạo Tuyên Luật sư hỏi Tiên nhơn Lục Huyền Sát: "Tại sao Kinh điển của Pháp sư La Thập dịch ra ai nấy đều thích đọc như vậy?" Trả lời: Vì "Pháp sư La Thập đã phiên dịch cho bảy Đức Phật trong quá khứ."
Cho nên những Kinh điển do Pháp sư dịch ra rất là chính xác.
Tam Tạng là Kinh, Luật, Luận. Kinh tạng thuộc về Định học, Luật tạng thuộc về Giới học, Luận tạng thuộc về Huệ học. Kinh, Luật, Luận tức là Giới, Định, Huệ.
Pháp sư nghĩa là lấy pháp (Phật Pháp) làm thầy. Lại có nghĩa là đem pháp bố thí cho mọi người. Pháp sư có nhiều hạng. Pháp sư đọc tụng kinh điển, Pháp sư thọ trì kinh điển, Pháp sư biên soạn kinh điển và Pháp sư giảng kinh thuyết pháp.
Cưu Ma La Thập là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là Đồng Thọ, có nghĩa là đồng tử này về sau nhất định sẽ sống rất lâu (thọ). Lại nói: Đồng tử ấy dầu tuổi còn nhỏ, nhưng trí huệ, đức hạnh và biện tài đều rất cao siêu, sở dĩ tuổi nhỏ mà có đức lớn, có đức hạnh của người cao tuổi cho nên gọi là Đồng Thọ.
Biệt Giải Văn Nghĩa:
Mỗi bộ kinh có thể chia làm ba phần: Phần tựa, Phần chánh tông và phần lưu thông.
Phần tựa là trình bày ý nghĩa đại khái của bộ kinh. Phần chánh tông là giảng nói về sự việc, đạo lý chính đáng của bộ kinh. Phần lưu thông là hy vọng người sau theo đó mà thêm vào cho đầy đủ, và truyền bá rộng ra giống như là giòng nước chảy đến bất cứ chỗ nào.
Phần tựa giống như cái đầu người. Phần chánh tông ví như là thân thể của người, trong thân thể có ngũ tạng lục phủ. Phần lưu thông ví như là hai chân có thể đi đứng hành động.
Phần tựa còn gọi là Tựa trước kinh, vì nó ở phần trước hết của kinh. Còn gọi là Tựa sau kinh. Tại sao gọi là Tựa trước kinh mà còn gọi là Tựa sau kinh? Điều đó có mâu thuẫn không?
- Gọi là Tựa sau kinh, là vì khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh, không có đoạn văn này. Sau đó, khi Tôn giả A Nan và Ca-Diếp kết tập Kinh tạng, thì thêm vào trước lời kinh, gọi là Tựa phát khởi, tức là nhân duyên phát khởi kinh. Còn gọi là Tựa chánh tín, do phần tựa này chứng minh rằng kinh văn là đáng tin cậy.
— trong phần Tựa có đủ sáu thứ thành tựu:
Tín thành tựu: Như thị
Văn thành tựu: Ngã văn
Thời thành tựu: Nhất thời
Chủ thành tựu: Phật
Xứ thành tựu: Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.
Chúng thành tựu: Một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo tăng.
Kinh điển có sáu thứ thành tựu này mới có thể đáng tin cậy được.Lời Kinh:Như vậy tôi nghe, một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc, cùng với đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.Tại sao gọi là Như vậy? "Như vậy" là Tín thành tựu. Pháp đúng như vậy là pháp đáng tin. Pháp không đúng như vậy là pháp không đáng tin. Cho nên "Như vậy" là lời chỉ cho pháp. Chỉ là chỉ bày Phật pháp. "Như" là tịnh, "thị" là động. "Như" mới "thị", không "như" thì không "thị." Sao gọi là "thị"? Không có chẳng thị mới kêu là "thị", vì tuyệt đối không có phi. Sao gọi là "Như" ? -"Như" là vắng lặng không động. "Như" chính là Chơn không." "Thị" chính là Diệu hữu, cũng chính là diệu hữu không ngoài chơn không, chơn không cũng không ngoài diệu hữu, cho nên gọi là không hữu bất nhị, tức không tức hữu, phi không phi hữu. Thứ pháp này mới là đáng tin cậy. Như vậy tôi nghe (như thị ngã văn), bốn chữ này là bốn chữ mở đầu của các Kinh Phật, "Như" mới "thị" mới "như." Không "như" thì không "thị", không "thị" thì không "như", đạo lý này là như thế đó, cho nên pháp "như thị" là đáng tin."Tôi nghe" là Ngài A Nan chính tai nghe. Ngài A Nan chứng quả Thánh, đã vô ngã, tại sao còn nói tôi nghe? -Cái tôi này là cái tôi vô ngã, cho nên Ngài A Nan nói "tôi nghe." Nhân vì người đời đều có cái tôi, nên Ngài A Nan dù là vô ngã, nhưng cũng tùy theo thế tục mà nói ra đạo lý này. "Tôi nghe" là Văn thành tựu. Có nghe mới có tin. Không nghe thì làm sao tin được?Bốn chữ "Như vậy tôi nghe" được căn cứ trên lời di huấn của Phật, khi Phật sắp nhập Niết-bàn : một ngày nọ, Phật nói với đại chúng: "Giữa đêm nay Như Lai sẽ nhập Niết-bàn."Ngài A Nan nghe Phật sắp nhập Niết-bàn, bèn khóc lên, giống như trẻ thơ thiếu mẹ. A Nan vừa khóc vừa thưa: "Xin Phật đừng nhập Niết-bàn, xin Phật đừng bỏ chúng con."Đầu óc của Ngài A Nan lúc đó đang bối rối, không còn tỉnh táo nữa, chỉ có khóc là hơn hết. Lúc đó có một người mù (Tôn giả A Na Luật), người mù này không giống với bao người mù khác; ông ta dù không có mắt (nhục nhãn) nhưng lại có thiên nhãn. Vì không có mắt thịt nên ông không cần phải ngó Đông ngó Tây, và không có chút vọng tưởng nào, tâm trí thanh tịnh. Ông hỏi Ngài A Nan: "Thưa Tôn giả, tại sao Ngài thương tâm khóc lóc quá đỗi như thế?"Ngài A Nan đáp: "Đức Phật sắp nhập Niết-bàn mà Ngài bảo tôi không khóc sao được?"Người mù nói: "Ngài khóc có ích gì đâu? Bây giờ còn có rất nhiều việc phải thưa hỏi Phật."- Có việc gì nào? Phật sắp nhập Niết-bàn, còn có việc gì cần thiết nữa đâu?- Có bốn việc rất quan trọng, nếu Ngài không hỏi rõ không biết sẽ phải làm sao!-Việc thứ nhất là: Khi kiết tập Kinh tạng, ở đầu kinh phải bắt đầu bằng những chữ nào?-Đúng thế! Việc đó rất quan trọng. May được ngài nhắc đến, nếu không tôi quên mất. Việc thứ hai, thưa Tôn giả?-Khi Phật còn tại thế, chúng ta tôn Phật làm Thầy. Khi Phật nhập Niết-bàn, chúng ta sẽ tôn ai làm Thầy?-Phải đấy. Khi Phật đã nhập Niết-bàn, chúng ta sẽ tìm ai làm thầy đây?-Khi Phật còn tại thế, chúng ta nương Phật mà ở. Lúc Phật đã nhập Niết-bàn, chúng ta nương theo đâu mà ở? Đó là việc thứ ba.-Còn việc thứ tư thưa Tôn giả?- Khi Phật còn tại thế, nếu các Thầy Tỳ-kheo có tánh xấu (tức là những người không giữ quy củ, không hòa hợp với chúng, tánh tình ưa tranh giành hơn thua giống như A-tu-la), thì Phật có thể điều phục. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, những Tỳ-kheo và những cư sĩ tánh xấu kia đều kiêu mạn, lấn hiếp người, nói rằng: "Các ông không bằng tôi, các ông không bằng tôi phát tâm. Như vậy phải làm sao?Ngài A Nan nghe nói, biết là vấn đề này rất hệ trọng, phải thưa hỏi Phật, mới lật đật lau nước mắt, đến trước Phật thưa: "Bạch Thế Tôn, hiện con có bốn việc muốn thưa hỏi Thế Tôn, xin Phật từ bi chỉ dạy cho."Phật đáp: "Được, có vấn đề gì cần hỏi, ta sẽ giải đáp cho."Ngài A Nan thưa: "Những Kinh điển mà Phật nói ra rất nhiều, khi kiết tập Kinh tạng phải dùng chữ gì để ở đầu kinh?"Phật nói: "Mười phương ba đời tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai đều dùng bốn chữ "Như vậy tôi nghe" để ở đầu kinh."A Nan lại hỏi: "Khi Phật còn ở đời, chúng con nương theo Phật làm Thầy; Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con nương theo ai làm Thầy? Có phải là nương theo Ngài Đại Ca Diếp không?"Phật nói: "Không phải đâu! Ta nhập Niết-bàn rồi, các ông nên lấy Ba-la-đề-mộc-xoa (Giới) làm Thầy."Cho nên người xuất gia phải thọ giới, đó là căn cứ theo lời dạy của Phật, khi Phật không còn ở đời phải lấy Giới làm Thầy.A Nan lại hỏi: "Việc thứ ba là khi Phật còn ở đời, những Tỳ-kheo chúng con cùng Phật trụ một chỗ. Bây giờ Phật nhập Niết-bàn, những Tỳ-kheo như chúng con đây phải trụ vào đâu?"Phật đáp: "Sau khi ta vào Niết-bàn, thì các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di phải trụ vào bốn Niệm xứ."Bốn Niệm xứ là gì? Tức là niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp.1. Quán thân bất tịnh: Nhìn thấy thân thể chính mình là không trong sạch thì không thể đối với người khác sanh tâm niệm luyến ái; vì không tâm ái nên không chấp trước. Không có chấp trước thì sẽ được tự do.
2. Quán thọ là khổ: Những cái mà mình tiếp thọ đều là khổ. Khổ thọ, Lạc thọ đều là nhân khổ.
3. Quán tâm vô thường: Niệm niệm đổi dời.
4. Quán pháp vô ngã
Ngài A Nan hỏi: "Việc thứ tư là gặp những Tỳ-kheo, cư sĩ và một số người có tính xấu ác, chúng con phải xử lý như thế nào?"Phật đáp: "Điều đó rất dễ, các ông nên dùng phép Mặc Tẩn. Mặc là không nói chuyện với họ, Tẩn là không để ý đến họ nữa."Điều này có nghĩa là khi gặp phải Tỳ-kheo có tánh xấu ác, thì nên dùng định lực chẳng để cho họ xoay chuyển.Tại sao Phật bảo A Nan dùng bốn chữ như vậy tôi nghe để ở đầu kinh?Việc này có bốn nguyên nhân:
1. Phân biệt với ngoại đạo: Những kinh luận của ngoại đạo mỗi khi bắt đầu đều dùng hai chữ "Có" hay "Không." Tiếng Phạn là A (Có), Ưu (Không). Họ chủ trương tất cả pháp vạn sự vạn vật đều không ngoài hai chữ này; không phải có tức là không, không phải không tức là có, cho nên dùng hai chữ "A, Ưu" để mở đầu. Hoặc nói là, trước kia không, bây giờ có. Đạo lý ấy cũng gần giống như la Chơn không diệu hữu, nhưng chưa được giải thích rõ ràng.Kinh tạng Phật giáo thì dùng chữ như vậy (Như thị): Bốn chữ "Tôi nghe như vậy" dùng để phân biệt với kinh luận ngoại đạo.
2. Dứt các nghi: Đức Phật biết rằng sau khi Ngài nhập Niết-bàn, đại chúng kiết tập Tam tạng thấy A Nan thăng tòa thuyết pháp liền khởi ra ba điều nghi: 1) Họ cho A Nan là Phật Thích Ca là Phật sống lại, 2) Có người cho là Đức Phật ở phương khác đến thuyết pháp chứ chẳng phải là Phật Thích Ca Mâu Ni. 3) Cũng có người cho là A Nan thành Phật rồi. Vì những điều nghi này nên Phật bảo A Nan để bốn chữ "Như vậy tôi nghe" ở phần đầu kinh.Do đó Mọi người đều biết rằng thực ra A Nan không phải là Đức Phật Thích Ca, cũng không phải là Phật ở phương khác đến, cũng không phải là Ngài A Nan thành Phật, mà nguyên lai pháp này, chính Ngài A Nan đích thân nghe Phật Thích Ca nói ra. Đó gọi là dứt các điều nghi cho mọi người.
3. Dứt tranh cãi: Ngài A Nan tuổi nhỏ nhất trong đại chúng Tỳ-kheo. Khi Phật thành đạo, A Nan mới ra đời. Khi Phật nhập Niết-bàn, A Nan mới bốn mươi chín tuổi. Những Tỳ-kheo khác so với A Nan đều lớn tuổi cả; luận về tuổi tác thì Ngài Ca Diếp lớn tuổi nhất. Các vị khác như Mục Kiền Liên Tôn giả, Xá Lợi Phất Tôn giả tuổi tác đều lớn hơn A Nan nhiều. Luận về đạo đức, học vấn, trí huệ, những vị Tỳ-kheo kia cũng có vị cao hơn A Nan. Tại sao lại chọn Ngài A Nan đọc lại Kinh điển trong thời kiết tập Kinh Tạng? - Trong các vị Tỳ-kheo già có, trung niên có, mà Ngài A Nan là tuổi nhỏ nhứt. Nếu nói rằng Kinh điển là do Ngài A Nan nói lên thì những người kia sẽ không tin và đều muốn tranh giành hơn thua với ông. Có vị sẽ nói: "Tôi nghe Kinh điển nhiều hơn ông, đáng lẽ tôi phải nói lại chớ." Có vị sẽ nói: "Tôi cũng là đệ tử Phật, những pháp do Phật nói ra tôi đều ghi nhớ trong lòng, đáng lẽ tôi phải nói lại chớ." Tới chừng nghe Ngài A Nan nói: "Như vậy tôi nghe", đó có nghĩa là "A Nan tôi đích thân nghe Phật nói." Thì có thể dứt được tranh cãi.
4. Tuân lời dặn dò: Tuân theo lời phó chúc của Phật.Ngài A Nan đem bốn việc hỏi Phật, hai việc trước đã nói ở trên rồi, bây giờ xin nói việc thứ ba. Việc thứ ba là nương theo bốn niệm xứ mà trụ. Bốn niệm xứ là: Thân xứ, Thọ xứ, Tâm xứ, Pháp xứ.
1. Quán thân bất tịnh: Chúng ta có thân này, chúng ta đối với thân thể rất là quý trọng phi thường, cho nó là thiệt có. Cho nên ích kỷ cũng từ thân này mà sanh, tự lợi cũng do thân thể này mà có. Nếu không có thân này thì cũng không có ích kỷ và tự lợi nữa.Tại sao có ích kỷ, tự lợi? - Tại vì không hiểu rõ thân thể này, cho nó là chơn thiệt không hư dối. Cho nên tạo tội ra cũng vì nó, gây ác cũng vì nó. Đối với thân này nhìn không rõ, buông không ra, tìm cho nó thức ăn ngon, nhà sang, xe đẹp. Đó là do chấp trước không buông bỏ được, vì thế mà cả ngày từ sáng tới tối phải bận rộn với thân. Một mai thân này phải chết đi, còn không hiểu rõ, lại nói: "Thân của tôi phải chết à? Sao không chịu giúp giùm tôi?" Chừng đó mới biết thân này không phải là thiệt, nhưng đã muộn rồi, ăn năn không còn kịp nữa.Như vậy thân này có phải là thiệt không? Người ngu nhìn thấy nó là thiệt, không giả dối chút nào. Nhưng người có trí huệ thì biết rõ thân này là do bốn đại: đất, nước, gió, lửa giả hợp nên. Thân thể này không phải là hoàn toàn thật. Vậy chứ hoàn toàn thật kia là gì? Cái hoàn toàn thật đó chính là Tự tánh. Tự tánh của chúng ta sáng suốt khắp cùng, đầy đủ vô ngại, cùng hư không khắp pháp giới, không ở chỗ nào mà chỗ nào cũng khắp. Thân thể của chúng ta chỉ là chỗ ở tạm thời của Tự tánh, khác nào một quán trọ. Thân thể chính là quán trọ ấy. Nhưng lữ khách ở quán trọ kia, nếu cho quán trọ là chính mình thì thật là quá lầm lạc. Nếu mình có thể xem thân thể là quán trọ mà cốt tìm đến ông chủ, thế là có thể biết được chính mình đấy. Thân thể của chúng ta đây từ trước đến nay vốn không sạch sẽ, bởi do tinh cha huyết mẹ hợp thành. Nó từ nhỏ không biết gì, rồi lớn dần lên, sanh ra các thứ tâm: Tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ, tạo ra vô số nghiệp: Sát sanh, trộm cắp, dâm dật, dối láo, rượu chè. Thân thể này có hoàn toàn quý báu chăng? Không phải thế! Phải thật là thanh tịnh không nhơ uế, không có nhiễm ô, không có một chút nào không thanh tịnh mới gọi là quý báu. Còn thân thể của chúng ta đây có chín lỗ thường tiết ra đồ bất tịnh: Hai mắt có ghèn, hai tai có cứt ráy, lỗ mũi có dãi mũi...— Trung Quốc có một số ngoại đạo chuyên môn ăn dãi mũi. Những người tu theo ngoại đạo này nói: "Đó là phép luyện đơn." Giả như không phải là ngu si làm sao có thể ăn dãi mũi được ư? Chẳng những dãi mũi, mà còn ăn cả ghèn và cứt ráy nữa, vì họ cho rằng những gì trong người tiết ra đều là quý báu cả. Những gì dơ bẩn họ đều cho là quý báu, thật là đáng thương xót biết bao!Thân thể của chúng ta, trên mặt có hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng, thêm hai cơ quan đại tiểu tiện, cộng thành chín lỗ. Ai cũng biết rằng đại tiện, tiểu tiện đều không sạch sẽ, giả như bạn nấu thức ăn ngon, dùng đại tiểu tiện làm gia vị, người ta không biết thì sẽ ăn vào, nếu biết được thì không ai chịu ăn cả, vì họ biết đó là thứ dơ dáy. "Chín lỗ thường tiết ra đồ bất tịnh", như vậy cái thân thể này có thật là quý báu hay không? Nếu là quý báu thì làm sao lại tiết ra đồ bất tịnh? Thân thể này nếu không tắm một tuần lễ thì sẽ ngứa ngáy khó chịu. Nếu để lâu hơn nữa thì có mùi hôi tiết ra. Thứ mùi hôi này, đừng nói đến chính mình, mà cả con chó cũng chịu không nổi nữa. Vì thế chúng ta phải nên quán thân bất tịnh. Thân thể này không sạch sẽ như thế, mình lại còn yêu tiếc nó, chấp trước nó hay sao! Yêu cái thứ không sạch sẽ như thế để làm gì chứ? Bạn sẽ nói: "Tôi có thể lấy dao chém nó để tự sát." Không cần phải thế! Bạn nên mượn giả để tu chơn. Tự tánh của bạn ở trong thân thể này, bạn đi vào trong thân ngũ ấm thì trở thành âm dương hỗn hợp, cũng chính là ở trong thanh tịnh và hỗn trược. Nếu bạn tu tập hướng thượng thì được thanh tịnh có thể thành Phật; nếu không chịu tu tập thì sẽ rơi xuống, hòa hợp với ô trược thành ra quỷ. Cho nên bạn tu tập hay không là việc của chính bạn, người khác không thể giúp đỡ được. Giống như Tôn giả A Nan nói mình là em họ của Phật, không cần phải tu hành chi, Phật sẽ gia hộ cho ông Tam-muội. Nhưng Phật trước sau không thể cho ông Tam-muội được, đợi đến sau khi Phật Niết-bàn, lúc kiết tập Kinh tạng, ông mới chứng Tứ quả A-la-hán, chừng đó ông mới biết chính mình không tu thì không thể chứng được.Quán thân bất tịnh là chúng ta không nên cho thân thể này là quý báu. Ai nói ta, ta không chịu được. Ai đánh ta, ta cảm thấy đau đớn và tủi thân. Kỳ thật, mình phải thấy rõ mà buông bỏ, không có cái đau, mà cũng không có cái không đau nào cả. Ai đau! Đau như thế nào? Có người đánh mình thì coi như mình đụng vào tường. Có người mắng mình, thì coi như họ đang hát hoặc nói tiếng ngoại quốc mà mình không hiểu là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, hay tiếng Bồ Đào Nha?Tóm lại, nếu mình có thể thấy rõ thân thể này mà buông bỏ hết, không chấp trước, thì có thể được tự tại. Quán thân bất tịnh là xem thân thể này chẳng có gì quý trọng cả.
2. Quán thọ là khổ: Thọ là những cái mà mình tiếp nhận:-Khổ thọ: Đó là Khổ khổ.-Lạc thọ: Trong đó có Hoại khổ.-Bất khổ bất lạc thọ: Đó là Hành khổ.Ba thứ trên, khi mình tiếp nhận nó, hưởng thọ nó, đều cảm thấy là khổ; mình biết nó là khổ thì không thể nào chấp trước mà hưởng thọ được. Tôi thường nói với các vị: "Thọ khổ là hết khổ, hưởng phước là tiêu phước." Thường thọ khổ thì không có khổ nữa; hưởng hết phước thì phước báu không còn nữa, tiêu mất hết rồi. Cho nên "quán thọ là khổ", mà thân, tâm, pháp cũng đều là khổ.
3. Quán tâm vô thường: Tâm này là vô thường. Tâm quá khứ không thể khả đắc, là vô thường; tâm hiện tại không thể khả đắc, là vô thường; tâm vị lai không thể khả đắc, là vô thường. Tâm này với niệm niệm đổi dời, niệm niệm không dừng nghỉ cho nên là vô thường, và thân, thọ, pháp cũng đều là vô thường.
4. Quán pháp vô ngã: Bổn lai rốt ráo không có pháp, pháp đã không có thì làm sao có ngã đưo=.c ử Ngã là bốn đại sắc pháp giả hợp với năm uẩn mà thành; đã không có bốn đại sắc pháp và năm uẩn thì chính ngã cũng không có. Cho nên quán pháp vô ngã, nhơn không, pháp không; Nhơn cũng không thì pháp cũng không nốt.Chúng ta tu hành phải thường quán tưởng Tứ niệm xứ. Khi Phật sắp diệt độ, Ngài dạy: "Tất cả Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bàtắc, Ưu-bà-di tu hành nương theo Tứ niệm xứ mà trụ." Bốn niệm xứ này rất là vi diệu, cho nên mọi người cần phải nghiên cứu kỹ càng. Nếu mình có thể hiểu rõ bốn niệm xứ và trụ ở bốn pháp này thì không có chấp trước mà được tự do chân chính. Có chấp trước thì không có tự do, không có tự do mới nhơn đó có chấp trước, cho nên phải tu bốn niệm xứ, nương bốn niệm xứ mà trụ, trụ mà không trụ. Không trụ tức là "không dựa vào bất kỳ tâm thái nào mà sanh tâm." (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).Bây giờ nói đến việc thứ tư mà Tôn giả A Nan đem hỏi Phật. Việc thứ tư là phải đối xử thế nào với Tỳ-kheo có tánh xấu? Đức Phật đáp: "Những Tỳ-kheo có tánh xấu, nên dùng phép Mặc tẩn. Do đây chúng ta có thể biết thời Phật còn trụ thế cũng có hạng Tỳ-kheo, cư sĩ và người có tánh xấu như vậy. Gặp những hạng người này thì không nên nói chuyện với họ, hãy giữ im lặng, không để ý đến họ, tự họ sẽ rút lui: Đó gọi là phép "Mặc Tẩn." Sau khi Phật nhập Niết-bàn, gặp phải những hạng Tỳkheo hay cư sĩ có tánh xấu thì dùng phương pháp này để đối đãi với họ.Như vậy tôi nghe, hai chữ Như vậy là Tín thành tựu, pháp như vậy thì đáng tin, pháp không phải như vậy thì không đáng tin. hai chữ Tôi nghe là Văn thành tựu. Nghe chính từ lỗ tai. Sao lại không nói tai nghe mà nói là tôi nghe? Bởi vì lỗ tai là một bộ phận của thân thể, còn "tôi" là tên gọi chung của thân thể. Lỗ tai chỉ là một tên riêng, đây gọi là bỏ riêng lấy chung. Không dùng tên riêng mà dùng tên chung, nên nói là "tôi nghe."Một thuở nọ, là nói về thời gian, là Thời thành tựu. Thời gian đó, tại sao không nói là năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, mà chỉ nói là "Một thuở nọ"? Tại vì năm tháng ngày giờ của mỗi quốc gia hoàn toàn không giống nhau, có nước lấy tháng giêng làm đầu năm, có nước lại lấy tháng hai, tháng ba hoặc tháng khác làm đầu năm. Vì lịch pháp không đồng nhau nên không có cách gì xác định về thời gian được; nếu xác định được thời gian thì các nhà khảo cổ sẽ khảo tra, nói là đúng hoặc là không. Bây giờ nói về "Một thuở nọ" thì không cần nhà khảo cổ phải khảo tra nữa. Muốn giảng kinh thuyết pháp, thứ nhất, cần phải có lòng tin, có người tin pháp mới có thể thuyết pháp được. Có người tin, nhưng không có thời gian đến nghe, thậm chí nghe một chút rồi chạy đi. Dầu có giảng kinh thuyết pháp mà người ta không nghe cũng không ích lợi gì. Tại sao nếu người ta thiệt có ý muốn học tập kinh pháp thì phải có thời gian; có thời gian rồi lại phải có lòng tin, lại phải có một vị Chủ thuyết pháp. Phật, chính là Chủ thuyết pháp, Chủ thành tựu vậy. Có Chủ thành tựu rồi, lại cần phải có Xứ thành tựu, nghĩa là phải có một địa điểm để giảng kinh thuyết pháp. Địa điểm ở đây chính là Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ. Nước Xá Vệ là tên một quốc gia ở nước „n Độ, Trung Quốc dịch là Phong Đức. Vì người trong quốc gia này đều rất thông minh, nên nước có dồi dào ngũ dục, thất bảo. Người trong nước đó lại có đức học rộng giải thoát. Nước này có ngũ dục, tài bảo, vậy ngũ dục là gì? Có người nói là của cải, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống và ngủ nghỉ; lại cũng có người nói là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc.Tóm lại, cảnh giới ngũ dục khiến cho trí huệ người ta điên đảo, con mắt người ta đắm trước sắc trần, tai đắm trước thanh trần, mũi đắm trước hương trần, đầu lưỡi đắm trước vị trần, thân thể đắm trước xúc trần. Ngũ dục này làm cho người ta mê loạn điên đảo chạy theo chúng nó. Người trong nước này có tài học rộng, hiểu biết nhiều. Giải thoát chính là không bị ràng buộc, rất tự do; được giải thoát cũng chính là tâm chấp trước rất nhẹ nhàng.Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Kỳ thọ là cây của Thái tử Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc là vườn của trưởng giả Tu-đạt-đa. Trưởng giả Tu-đạt-đa là một người giàu có đương thời ở „n Độ, nhưng ông ta chưa biết Phật pháp, ngay đến tiếng Phật cũng chưa được nghe. Một hôm nọ, ông ta muốn cưới vợ cho con nên đến nhà một người bạn giàu có tên là trưởng giả San-đàn-na ở trong thành. Đến nhà bạn, ông ta thấy San-đàn-na nửa đêm thức dậy dọn dẹp phòng ốc, bài trí trang nghiêm đẹp đẽ phi thường. Trưởng giả Tu-đạt-đa thấy bạn trang trí nhà cửa đẹp đẽ như thế mới hỏi: "Ông trang trí nhà cửa đẹp đẽ dường ấy để mừng việc chi thế?" Trưởng giả San-đàn-na đáp: "Có ăn mừng gì đâu, tôi muốn thỉnh Phật đến cúng dường đấy!"Trưởng giả Tu-đạt-đa vừa nghe thấy tiếng "Phật", quá đỗi kinh ngạc, mình nổi gai ốc, tóc tai dựng đứng, hỏi: "Phật là gì?"Trưởng giả San-đàn-na đáp: "Phật là Thái tử con vua Tịnh Phạn, đáng lý ra Ngài sẽ làm Vua, nhưng Ngài lại xuất gia tu hành thành Phật. Tôi muốn chuẩn bị những thức ăn cần dùng này để cúng dường Phật."Trưởng giả Tu-đạt-đa, tức trưởng giả Cấp Cô Độc, sau khi nghe tiếng Phật rồi, nao nao trong dạ, không ngủ được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết ông có lòng thành, bèn phóng hào quang soi rọi đến ông. Tiếp nhận ánh sáng chiếu đến, trưởng giả Tu-đạt-đa cho là trời đã sáng liền đứng dậy đi vào thành. Cửa thành bấy giờ hãy còn khoá chặt, nhưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng thần lực làm cho cửa thành mở toang, trưởng giả Tu-đạt-đa đi đến Tinh xá Trúc Lâm là nơi Phật đang ngự. Đến nơi, thấy có một vị Thiên nhơn đang đi vòng quanh Phật rồi đảnh lễ Phật. Trưởng giả Tu-đạt-đa từ trước chưa thấy Phật, cũng chưa nghe Phật pháp, không biết lễ phép ra sao, cho nên vị Thiên nhơn mới hiện ra như thế cho ông trông thấy. Trưởng giả Tu-đạt-đa cũng tự động đi quanh Phật ba vòng rồi cúi đầu đảnh lễ Phật. Phật nói pháp cho ông nghe, Tu-đạt-đa vô cùng thích thú nói rằng: "Phật có nhiều đệ tử như thế này phải có một nơi thật lớn mới có thể chứa hết được. Con dự tính tìm một địa điểm thật lớn để thỉnh Phật đến ở." Phật nói: "Được! Ông hãy tìm đi."Trưởng giả Tu-đạt-đa trở về nhà tìm kiếm khắp nơi, nhưng chưa thấy chỗ nào vừa ý; sau cùng, tìm đến hoa viên của Thái tử Kỳ-đà, ông cảm thấy chỗ này vừa đẹp lại vừa rộng lớn. Trưởng giả Tu-đạt-đa mới đến gặp Thái tử xin mua hoa viên đó. Thái tử ban đầu không muốn bán, nhưng nghe trưởng giả Tu-đạt-đa muốn mua bèn nói đùa: "Được, nếu ông muốn mua hoa viên của tôi thì cứ đem vàng lát kín hết, tôi sẽ bán cho."Trưởng giả không kỳ kèo đắt rẻ, trở về nhà, tức khắc cho mang vàng miếng trong kho ra lát khắp hoa viên, rồi nói với Thái tử: "Bây giờ vườn này thuộc về tôi rồi đấy nhé!"Nhưng Thái tử nói: "Hoa viên là của tôi mà, làm sao bán cho ông được? Tôi nói chơi đấy thôi chứ không bán, tôi không bán đâu!"Trưởng giả Tu-đạt-đa nói: "Thái tử nói chỉ cần đem vàng miếng lát đầy hoa viên thì sẽ bán cho tôi. Tương lai Thái tử sẽ làm Vua, sao lại không giữ lời hứa như thế?"Thái tử nghĩ ngợi một lát rồi nói: "Được, đất vườn đã lát đầy vàng là thuộc phần ông, còn cây chưa lát vàng vẫn thuộc về phần của tôi, kể như tôi cúng dường cho Phật đấy."Cho nên vườn này có tên là vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.Sao gọi là Cấp Cô Độc? - Cấp là ban cho, cũng tức là bố thí. Vì ông trưởng giả Tu-đạt-đa chuyên môn bố thí cho những người già cả trẻ nít cô độc.Thời Văn Vương nhà Chu, ở Trung Quốc cũng có cứu giúp bốn hạng người cùng khổ: Quan, quả, cô, độc. Quan là người già mà không có vợ. Quả là người già mà không có chồng. Cô là trẻ nít không có cha. Độc là người già mà không có con. Trưởng giả Tu-đạt-đa được tên Cấp Cô Độc là vì cứu giúp bốn hạng người này.Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ là Xứ thành tựu. Nhơn vì có người nói thì nhất định phải có nơi chỗ; không nơi chỗ, pháp sẽ không dễ gì nói được.Cùng với đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị , là Chúng thành tựu. "Cùng" tức là chung nhau, tức là mọi người cùng đi theo một vị Thầy để học tập, cùng ở một chỗ, cùng học tập theo Phật pháp, cùng phát tâm Bồ-đề như nhau, cùng khai mở trí huệ như nhau, cùng chứng đắc quả vị như nhau, cùng đồng thành Phật. Vì những lý do như nhau ấy cho nên dùng chữ "cùng".Đại Tỳ-kheo tăng, đầu tiên là nói về chúng Tỳ-kheo, vì Tỳ-kheo đều là hình tướng xuất gia. Kế đó nói đến chúng Bồ-tát, vì hình tướng Bồ-tát không nhất định, có lúc là tướng xuất gia, có lúc là tướng tại gia. Bồ-tát là những người tu theo trung đạo, cho nên để ở giữa, sau đó nói đến Thiên long Bát bộ, và sau cùng nói đến tất cả phàm phu tướng thế gian. Tướng xuất thế là Thánh nhân, Bồ-tát có lúc ở trong pháp hội, có lúc rời pháp hội đi đến thế giới khác. Tỳ-kheo là chúng thường theo Phật, theo Phật để nghe Kinh pháp. Cho nên khi kiết tập Kinh Tạng nêu chúng Tỳ-kheo ra trước."Đại" có ba nghĩa:-Tỳ-kheo là người được quốc vương, đại thần sùng bái.
-Tỳ-kheo là người đoạn dứt tất cả phiền não.
-Tỳ-kheo là người phá trừ các ác nghiệp.
Tỳ-kheo không giống như người của các ngoại đạo khác, cho nên gọi là "thắng", nghĩa là vượt hơn tất cả ngoại đạo khác.Tỳ-kheo lại có ba nghĩa:
1. Khất sĩ: Cầm bát xin ăn.
2. Bố ma: Khi có một người thọ trong giới đàn, thì Địa Hành Dạ-xoa liền đi báo với Không Hành Dạ-xoa, Không Hành Dạ-xoa tức tốc báo với Thiên ma. Thiên ma lo sợ nói: "Phật lại có thêm một đệ tử nữa. Quyến thuộc của ta ít đi một người rồi." Vì thế Thiên ma rất lo sợ, cung điện của Ma vương đều chấn động.
3. Phá ác: Khi Tỳ-kheo phát tâm Bồ-đề thì phá tám vạn bốn ngàn phiền não, cho nên gọi là phá ác.Tăng già là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là Hòa hợp chúng, tức là mọi người cùng ở một chỗ, không có chuyện hơn thua phải quấy, không tranh đấu lẫn nhau. Lại có "Sự hợp" và "Lý hợp." Thế nào là "Lý hợp"? Tức là mọi người cùng chứng Vô vi giải thoát. "Sự hợp" lại có sáu thứ:
1. Thân hòa đồng ở: Tăng chúng ở chung một chỗ, không hề tranh đấu lẫn nhau, mỗi thời mỗi khắc phải tự quản lý mình, không cho phạm lỗi, không làm phương hại đến người khác. Ví như mọi người đều không uống rượu mà mình lại uống rượu, mọi người đều không hút thuốc mà mình lại hút thuốc thì Tăng không hòa, sẽ không thể ở chung được. Cho nên nhất định phải giữ thanh quy, không cho phạm lỗi.
2. Miệng hòa không tranh: Không nên biện luận phải quấy với nhau. Không nên có kiểu thị phi: Nhà Trương tốt, nhà Lý xấu; ba con ễnh ương sáu con mắt... Phải miệng hòa không tranh cãi, không nên nói lý lẽ của thầy không đúng, còn lý lẽ của tôi mới đúng, mà tranh luận lăng xăng.
3. Ý hòa đồng vui vẻ: Mọi người cùng học Phật pháp. Anh tu trì tinh tấn, tôi lại càng tinh tấn hơn. Mọi người cùng tu hành tinh tấn hướng thượng. Chẳng nên mỗi ngày càng kém hơn. Phải nói chuyện ít đi, tu tập nhiều hơn thì ý niệm của mọi người sẽ hòa hợp.
4. Kiến hòa đồng giải: Mọi người đều có kiến giải giống nhau.
5. Giới hòa đồng tu: Mọi người cùng tuân giữ giới luật, đồng tu hành.
6. Lợi hòa đồng chia: Mọi người đều cùng vì lợi ích cộng đồng mà gắng sức.Sáu thứ hòa hợp trên đây là "Sự hợp." một ngàn hai trăm năm mươi vị... là tăng chúng thường theo Phật. Phật đến địa phương nào nói pháp, những vị này nhất định đều có đi theo. Không luận là Phật nói những Kinh họ đã nghe hay chưa, họ nhất định vẫn đi theo Phật để nghe thuyết pháp. Cơ bản vẫn thường là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Phật trước độ năm vị Tỳ-kheo, rồi đến trưởng giả tử Da-xá và bốn mươi chín người đệ tử của ông. Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên mỗi người có một trăm đệ tử cùng theo thầy quy y Phật, ngoài ra ba anh em Đại-Ca-diếp và một ngàn vị đệ tử cũng theo thầy quy y Phật. Vì thế cộng chung là một ngàn hai trăm năm mươi người. Ba anh em ông Ca-diếp cộng chung có một ngàn đệ tử. Trong đó, năm trăm người là đồ đệ của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp. Ca-diếp là tiếng Phạn. Trung Quốc dịch là Đại Quy thị. Ưu-lâu-tần-loa dịch là Mộc Qua lâm. Có người nói: Vì ông ở trong rừng Mộc Qua tu hành. Lại có người nói: Vì trước ngực ông có một cái bướu lớn như trái Mộc Qua (trái dưa). Cũng có người nói: — ngực lõm xuống như hình trái dưa. Tóm lại có thể là như thế. Tôi nghĩ rằng ông ta rất khoái ăn dưa, cho nên khi tu hành trên thân mới mọc ra một cái bướu thịt hình trái dưa như thế. Đặc tính của dưa là bổ phổi, nếu có bịnh phổi nên ăn nhiều dưa vào.Mộc Qua lâm Ca-diếp có hai người em, một người tên là Già-da là tên núi, Trung Quốc dịch là Tượng Đầu sơn (núi Đầu Voi); còn người kia tên là Na-đề, Trung Quốc dịch là Hà (sông) hoặc Thành. Tôi cho rằng con sông này ở bên thành, cho nên hai nghĩa đều dùng được. Hai người này tổng cộng có năm trăm đệ tử, cho nên ba anh em có một ngàn đệ tử.Phật giáo hóa chúng sanh, trước tiên độ năm vị Tỳ-kheo ở vườn Lộc Dã, sau đó đáng phải độ ai? Ngài mới quan sát thấy ba anh em ông Ca-diếp cơ duyên đã thành thục, đáng được hóa độ. Bấy giờ Phật đi đến chỗ của ông Đại Ca-diếp, nhưng Ngài không nói thẳng ra: "Tôi đến để độ bọn ông, các ông có tin không?", mà chỉ xử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo. Ngài nói: "Bây giờ trời đã tối, tôi có thể nghỉ nhờ một đêm được không?"Đại Ca-diếp là người tu hành theo đạo thờ Lửa rất lâu, lúc đó đã một trăm sáu mươi tuổi, thấy Phật không giống với người bình thường, nhưng ông ta nhìn không ra lai lịch của Phật và nhơn duyên gì Phật đến đây. Ông rất lấy làm lạ, tại sao bình thường, về lai lịch của bất cứ ai, hễ nhìn đến là ông biết ngay, mà hôm nay không cách gì hiểu được ông này là ai. Vì thế ông mới đưa Phật đến trong động một con rồng lửa. Con rồng lửa này là Hộ pháp của ông ta. Bất cứ người nào đi vào trong động đó liền bị rồng lửa thiêu chết ngay. Canh ba đêm ấy, rồng lửa muốn đốt chết Phật, nhưng Đức Phật dùng Hỏa quang Tam-muội đối phó lại, vô hiệu pháp thuật của nó, thâu nó vào bát và thuyết pháp cho nó nghe, cũng giống như việc Lục Tổ Đại sư thâu độc long vào trong bát, nhưng Phật không nói như Tổ: "Ngươi chỉ có thể biến ra lớn mà không thể biến lại nhỏ chui vào trong bát của ta." Phật chỉ rất tự nhiên thâu nó vào trong bát, thuyết pháp cho nó nghe; rồng lửa liền quy y Phật.Sau đó Phật hiển hiện các thứ thần thông, Đại Ca-diếp nhìn thấy, tự biết mình không bằng Phật, không có những đạo lực to lớn như thế, bèn xin quy y Phật. Sau khi quy y chẳng bao lâu, ông chứng được Thánh quả; năm trăm đệ tử của ông cũng theo ông quy y Phật và đều xuất gia. Hai người em của ông thấy anh mình theo Phật nên hai người cũng dắt năm trăm đệ tử cùng xuất gia theo Phật. Xuất gia không bao lâu họ đều chứng được Thánh quả. Nhơn đó gộp chung thành một ngàn hai trăm năm mươi vị. Những người này vì cảm tạ ơn sâu từ bi giáo hóa của Phật nên bất luận Phật đến thuyết pháp chỗ nào, các Ngài đều cùng theo Phật làm chúng Tỳ-kheo nghe pháp trong pháp hội. Cũng như quý vị nghe kinh hiện giờ, dù có người đã được nghe rồi nhưng vẫn trung thành hộ pháp. Ví như có vị đệ tử đi dạy học ở nơi xa, nhưng mỗi kỳ thứ bảy vẫn trở về đây tham gia pháp hội và làm Phật sự trong hai ngày cuối tuần. Đó là do lòng chơn thành hộ pháp của vị ấy. Lại có một đệ tử, dù có trăm công ngàn việc bận rộn vẫn thu xếp đến nghe kinh. Lao tác cả ngày bận rộn, rất là mệt nhọc, nhưng vẫn đến nghe kinh, thật là rất có lòng thành.Câu hội,là mọi người đều hội họp ở một chỗ.Đều là bậc đại A-la-hán,những người nhóm họp một chỗ đều là bậc đại A-la-hán cả. A-la-hán là tiếng Phạn, có ba nghĩa rất gần với nghĩa của Tỳ-kheo. Tỳ-kheo là nhân của A-la-hán, còn La-hán là quả của Tỳ-kheo.Ba nghĩa của La-hán là:1. Ứng cúng: — nhân là Khất sĩ, nên ở quả đáng được người, trời cúng dường.
2. Vô sanh: Trong nhân là Bố ma, nghĩa là làm cho ma sợ, làm cho "ma phiền não" sợ, làm ma chết sợ, thì quả đắc là vô sanh.
3. Sát tặc: Nhân là phá ác, nên quả gọi là Sát tặc, giết giặc vô minh, giết giặc phiền não.
Phá ma ngũ ấm và ma phiền não cùng ma chết. Chết cũng là một thứ ma. Giống như người tu hành tinh tấn nhưng khi có bịnh gần chết, thời nổi lên sợ sệt, đây tức là bị ma chết quấy động. Người chân thật tu hành phải không sợ sống cũng không sợ chết. Sống tức là chết, chết tức là sống, phải xem sống và chết như nhau, thì lòng dục vọng mới không sanh khởi. Nếu chết rồi thì sao lại có tâm dâm dục, tâm tham sân si mạn nghi ư? Lúc đó, tất cả phiền não đều không có, sẽ đạt đến cảnh giới hoàn toàn an lạc. Nhưng mà cảnh giới này không dễ gì đến được, tuy nhiên cũng không phải là khó khăn, chỉ cần quyết tâm mà thôi.Đều là bậc đại A-la-hán, mọi người đều biết đến. Những vị đại A-la-hán này đều là những bậc đạo cao, đức trọng, người người đều biết tiếng.Đó là Trưởng lão Xá-lợi-phất, Ma ha Mục-kiền-liên.Trưởng lão là tiếng tôn xưng người lớn tuổi. Trưởng lão có ba hạng:
1. Niên kỳ trưởng lão: Kỳ là người tuổi già. Tuổi già là người có tuổi tác rất cao.
2. Pháp tánh trưởng lão: Tức là người hiểu rõ ràng Phật pháp. "Tánh" là tự tánh. Vị này hiểu rõ Phật pháp và thông đạt tự tánh, cho nên bất luận là tuổi tác vị ấy lớn hay nhỏ mà có trí huệ vô lượng, biện tài vô ngại, thì đều được gọi là Pháp tánh trưởng lão. Có khả năng như trên, dù là tuổi tác còn nhỏ cũng được gọi là trưởng lão, để giảng giải Phật pháp. Như Xá-lợi-phất lúc còn tám tuổi mà đã chiến thắng các Luận sư đương thời ở „n Độ. Trong bảy ngày, Ngài có thể thông suốt được Phật pháp, cho nên gọi là Trưởng lão.
3. Phước đức trưởng lão: Vị này có rất nhiều phước đức, nên ai ai cũng thích cúng dường vị ấy. Nhơn vì vị ấy tiếp nhận sự cúng dường của người nào cũng có thể khiến người ấy gieo trồng phước lành, cho nên nhơn đó mà có được đức hạnh.Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên đều là trưởng lão. Xá-lợi-phất là tiếng Phạn, cha Ngài tên là Đề-xá, Lợi là tên của mẹ Ngài, Phất nghĩa là con, cho nên có một số kinh dịch là Xá-lợi-tử hoặc là Ưu-ba-đề-xá. Gộp tên cha mẹ lại làm tên của Ngài, cho nên gọi là Xá-lợi-phất, có nhiều cách phiên dịch. Có người dịch là Thân Tử, hoặc Thu Tử, hoặc Châu Tử.Ngài Xá-lợi-phất là người trí huệ bậc nhất trong hàng Thanh văn, trí huệ của Ngài không ai sánh kịp. Đương lúc Ngài ở trong thai mẹ đã giúp mẹ biện luận luôn luôn được thắng. Bà biện luận với ai? Chính là với cậu của Ngài là Ma ha Câu-hy-la. Trước kia, khi chưa mang thai ngài Xá-lợi-phất, mẹ Ngài cùng em bà biện luận, càng biện luận càng thua. Nhưng từ khi mang thai Ngài, bà biện luận với em không giống như trước, những lý lẽ đưa ra hoàn toàn vững chắc. Em của bà tức cậu của Ngài Xá-lợi-phất cũng rất thông minh, biết rằng đây không phải là chị biện luận hơn mình, mà là do sự giúp sức của đứa trẻ bà mang trong bụng. Lúc đó ông bèn phát tâm đi về Nam „n Độ học môn Luận lý. Cứ học, học mãi, trong nhiều năm, ngày xưa không có đèn điện, nhưng ông ta suốt ngày từ sáng đến tối đều siêng năng học tập: Bốn bộ Vệ-đà, bốn thuyết Luận học, thậm chí không có bỏ qua một giây phút nào. Học như vậy đến mấy năm, y phục rách cũng không kịp vá, mặt cũng không rửa, móng tay cũng không có thì giờ cắt, cho nên móng tay cứ mọc dài ra mãi, vì thế người ta gọi ông là Trưởng Trảo Phạm chí. Ông định học xong tất cả những luận học sẽ trở về biện luận cùng cháu mình. Vì ông là một vị Đại Luận sư, mới nghĩ rằng: "Nếu không thắng được đứa cháu mình thì còn mặt mũi nào nhìn ai nữa." Không dè sau khi học thành tài trở về lại phát hiện Xá-lợi-phất đã theo Phật xuất gia rồi. Ông cảm thấy không vui, cho việc học của mình là vô ích, và nói: "Phật có đạo đức gì? Chẳng qua chỉ là một ông Sa-môn. Ta phải đi tìm đứa cháu bắt về mới được." Ông ta bèn đi đến chỗ Phật định bắt cháu ông về. Phật nói: "Ông dựa vào lý do gì mà bắt cháu về? Tông chỉ của ông như thế nào?"Ông ta đáp: Tôi lấy "Không thọ" làm tông chỉ.Phật nói: Phải, ông lấy "Không thọ" làm tông chỉ tại sao ông còn thọ cái kiến chấp "không thọ" của ông? Tông chỉ của ông phải chăng là thọ cái không thọ?Từ trước đến giờ, ông cho tất cả đều không thọ, bây giờ Phật hỏi ông: Phải chăng là thọ cái chấp "không thọ"? Ông tự xét: Nếu nói là thọ, thì cái lý "lấy không thọ làm tông" đã bị đổ nhào, không còn đứng vững nữa, vì là có thọ rồi. Nếu nói là không thọ, thì cả đến kiến chấp cũng không thọ nữa. Nhưng khi lập tông này thì đã là có kiến chấp rồi, làm sao nói là không thọ kiến chấp ấy ư? Cho nên trả lời "thọ" cùng "không thọ" đều không đứng vững. Lúc đó ông tự nhận thua rồi.Trước khi biện luận, ông giao kết với Phật: "Nếu tôi thắng thì tôi mang Xá-lợi-phất về, không cho nó theo ông xuất gia. Còn nếu thua thì tôi sẽ cắt đầu dâng cho ông."Ông ta đem đầu đánh cuộc, khi thấy mình bại rồi ông ta liền co giò chạy một mạch. Chạy được ba bốn dặm, ông lại nghĩ: "Chà, bậy bạ quá! Đã nói chắc rồi, hễ thua thì nộp đầu mà bây giờ lại chạy đi, đâu phải là hành động của đại trượng phu nam nhi hảo hán!" Ông bèn trở lại, xin với Phật Thích Ca cho mượn dao. Phật hỏi: "Ông mượn dao để làm gì?" Ông nói: "Tôi thua rồi, tôi phải cắt đầu nộp cho ông." Phật nói: "Giáo pháp ta không có cách làm như vậy. Ông đã thua rồi thì không được đi, phải ở đây xuất gia mới đúng." Ông hỏi: "Đức Thế Tôn chịu nhận tôi sao?" Phật gật đầu. Như vậy chẳng những cháu không bắt về được, mà người đòi bắt về cũng xuất gia làm Tỳ-kheo nốt. Sau khi xuất gia, không bao lâu ông được Pháp nhãn tịnh, chứng Thánh quả.Xá-lợi-phất ở trong thai mẹ đã có đại trí huệ giúp mẹ biện luận thắng cậu của ông. Lại nữa, Xá-lợi-phất trong bảy ngày liền thông đạt Thật tướng các pháp, lúc tám tuổi đã biện luận thắng tất cả luận sư, cho nên gọi là Đại trí Xá-lợi-phất. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không ai hỏi mà tự nói ra Kinh A Di Đà, đương thời lấy ngài Xá-lợi-phất làm Thượng thủ, vì có trí huệ như ngài Xá-lợi-phất mới có thể tiếp nhận đạo lý thâm diệu của pháp môn Tịnh độ.Ngài Xá-lợi-phất chẳng những là trí huệ bậc nhất mà thần thông của Ngài cũng thuộc vào hàng bậc nhất nữa. Một hôm có vị cư sĩ thiết trai thỉnh Phật cúng dường. Bấy giờ ngài Xá-lợi-phất đang nhập định, người ta gọi Ngài mà Ngài không xuất định. Bấy giờ ngài Mục-kiền-liên, vị thần thông bậc nhất, muốn dùng thần lực của mình để gọi ngài Xá-lợi-phất xuất định, nhưng sử dụng tận lực thần thông mà cả đến chéo áo của Ngài Xá-lợi-phất cũng không lay động. Điều này chứng tỏ rằng Ngài Xá-lợi-phất chẳng những là trí huệ đệ nhất mà thần thông cũng là bậc nhất.Tại sao ngài Xá-lợi-phất có trí huệ bậc nhất? Tại sao gọi Ngài là Đại trí Xá-lợi-phất? Việc này phải xét theo nhơn quả. Khi Ngài còn tu nhơn, lúc mới phát tâm học Phật, gặp một vị Thầy, vị này hỏi: "Con muốn có trí huệ không?" Xá-lợi-phất đáp: "Con rất muốn." Lúc ấy vị Thầy mới bảo ông: "Nếu muốn được trí huệ thì phải học pháp môn Bát nhã trí huệ, trì chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi, Thập chú, Tâm Kinh... Mỗi ngày trì tụng các chú ấy thời có thể mở được trí huệ." Xá-lợi-phất bèn tuân theo, mỗi ngày từ sáng tới tối, đi đứng nằm ngồi đều để tâm ở việc trì tụng, không có gián đoạn, thậm chí còn phát nguyện đời đời kiếp kiếp luôn kính lễ vị Thầy đã dạy pháp Bát-nhã. Như vậy, đời nào ông cũng học tập pháp môn Bát-nhã, đời nào cũng tăng thêm trí huệ. Đến đời Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật, ông mới thành tựu được trí huệ như thế, có thể trong bảy ngày thông suốt Thật tướng các pháp.Ai là Thầy của ông ở thời tu nhơn? Chính là Phật Thích Ca Mâu Ni đấy. Cho nên khi Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi, ông cũng thành bậc đại A-la-hán. Đó là nhơn duyên mà ngài Xá-lợi-phất thành tựu đại trí huê. Chủ yếu là vì lúc nào ông cũng không quên lời dạy bảo của bậc thiện tri thức, cho nên nội trong bảy ngày mà thông suốt các pháp như vậy.Chúng ta tại sao học kinh chú rất chậm, thậm chí mấy tháng trời mà chú Lăng Nghiêm không thuộc? Đó là vì đời trước chúng ta chưa học qua thứ Phật pháp ấy, đến bây giờ mới bắt đầu học. Điều cần nhất là học Phật pháp không nên lười biếng, cần phải bắt chước sự siêng năng vượt bực của ngài Xá-lợi-phất, ngày đêm không lười biếng để học Phật pháp. Cho nên người bây giờ nhớ không được kinh chú, cần phải cố sức lên, đó gọi là "Cần năng bổ chuyết? (Siêng năng bù đắp chỗ vụng về). Nếu nhớ được rõ ràng, cũng càng phải nỗ lực gấp bội để tăng thêm trí huệ của chính mình.Tại sao trí huệ của ta kém hơn người khác? Tại vì chúng ta chưa học Phật pháp. Cho nên phải phát nguyện học tập Phật pháp thì tương lai chúng ta sẽ được đại trí như ngài Xá-lợi-phất. Ngoài ra chúng ta còn phải học theo đại trí của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, vì trí huệ của Ngài còn thâm diệu hơn ngài Xá-lợi-phất nhiều.Ma-ha Mục-kiền liên. Ma-ha là tiếng phạn có ba nghĩa:1. Lớn: Vì Ngài là bực Trưởng lão được quốc vương, đại thần cung kính.
2. Nhiều: Ngài học tập cả ba tạng mười hai bộ kinh điển.
3. Hơn hết: Ngài vượt hơn tất cả các ngoại đạo khác.
Mục-kiền liên là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Thái Thúc Thị, hoặc Lai Phục Căn, nhơn vì tổ tiên ngài khi tu hành ăn thứ rau này cho nên lấy đó đặt tên. Tên của ngài còn có một nghĩa là Câu-luật-đà, nhơn vì cha mẹ ngài cầu đảo với thần cây mà sinh ra ngài.Tôn giả Mục-kiền-liên là bậc thần thông bậc nhất, khi ngài mới chứng A-la-hán liền được sáu thứ thông. Sáu thứ thần thông là:
1. Thiên nhãn thông: Chẳng những có thể thấy được tất cả tình hình ở nhơn gian mà lại còn có thể thấy được nhứt cử nhứt động của các người ở trên cõi trời.
2. Thiên nhĩ thông: Chẳng những thấy được mà còn có thể nghe được mọi lời nói, mọi hành động của người và trời.
3. Tha tâm thông: Khi hai bên gặp nhau, trong tâm bạn có ý nghĩ gì, dù chưa nói ra miệng nhưng đối phương đã biết rõ những điều bạn nghĩ và những việc bạn định làm.
4. Túc mạng thông: Chẳng những biết được ý nghĩ của bạn trong hiện tại, mà cả đến nhơn quả đời trước của bạn cũng biết được rõ ràng.
5. Thần túc thông: Cũng gọi là Thần cảnh thông hay Như ý thông. Sao gọi là Thần túc thông? -Đó là một sức mạnh không thể nghĩ lường, có thiên biến vạn hóa, ngay đến quỷ thần cũng không lường biết. Lại gọi là Thần cảnh thông, vì có thể đến mọi cảnh giới, thông suốt không bị ngăn ngại, và Như ý thông: Được toại lòng mong muốn, muốn lên trời hoặc xuống địa ngục đều được tùy ý; thậm chí vào lửa, lửa không đốt được; vào nước, nước không nhận chìm; có thể mặc ý xuyên qua vách tường, không cần phải theo lối cửa; toại lòng như ý, muốn gì được nấy.
6. Lậu tận thông: Đã sạch cả hữu lậu. Hàng phàm phu đều có Hữu lậu, như cái bình pha lê bị rạn nứt không đựng nước được, hễ đổ nước vào liền chảy hết; nứt càng lớn thì nước chảy càng mau. Nếu không nứt thì nước sẽ không lậu (rỉ) chảy ra.Người ta có hữu lậu là thế nào? Người ta uống nước, ăn cơm, khi biến thành đại tiểu tiện thì sẽ rịn chảy ra. Người ưa nổi cáu, có tâm tham, sân, si, mạn, nghi... đó đều là lậu. Có lậu tức là không giữ được. Lậu tận thông tức là lậu ấy không còn có nữa. Lậu là những lỗi lầm, tập khí. Người ta không có lỗi lớn thì có lỗi nhỏ, không có lỗi nhỏ thì có lỗi vặt; khi không có lậu lớn thì có lậu nhỏ; khi không có lậu nhỏ lại có những tập khí vi tế. Về chữ Lậu thì giảng mãi cũng không cùng.Tôn giả Mục-kiền-liên sau khi được sáu thần thông, ngài liền dùng Thiên nhãn thông xem khắp thế giới, tìm kiếm cha mẹ mình, nhưng trước hết chú ý tìm mẹ của ngài thì thấy bà ở trong địa ngục. Tại sao bà mẹ của ngài lại ở trong địa ngục? Tại vì bà ta lúc sanh thời không tin Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng, chẳng những không tin mà còn hủy báng Tam Bảo, rồi còn sát sanh, ưa ăn trứng cá. Vì sát sanh quá nhiều nên phải bị đọa vào địa ngục. Tôn giả Mục-kiền-liên bấy giờ mới đem bát cơm cho mẹ ăn. Bà mẹ ngài vội vàng một tay cầm bát (vì lòng tham của bà quá nặng, sợ bọn ngạ quỷ kia đến cướp cơm của bà. Ngạ quỷ là loài tâm tham quá nặng), len lén bốc ăn. Nhưng vì nghiệp chướng bà quá nặng, trước khi cơm vào miệng đã cháy thành than, không thể ăn được mà còn làm phỏng miệng bà. Tôn giả Mục-kiền-liên dù có thần thông cũng không cách nào làm cho cơm không trở thành than được, vì thế ngài tức tốc về cầu cứu với Phật.Đức Phật liền dạy cho ngài một phương pháp cứu giúp mẫu thân, tức là thiết lễ cúng Vu lan bồn. Vu lan bồn là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Giải đảo huyền, nghĩa là giải cứu người bị treo ngược, tức là giải thoát cho những người biến thành ngạ quỷ bị khổ giống như bị treo ngược trong địa ngục. Phật dạy Ngài vào ngày rằm tháng bảy, sau khi chư Tăng làm lễ Tự tứ, hãy dùng thức ăn đủ cả trăm vị để cúng dường mười phương tăng, thì mới có thể cứu mẹ ngài thoát khổ được. Tôn giả Mục-kiền-liên y theo cách đó mà thi hành, quả nhiên siêu độ được mẹ ngài sanh lên cõi trời; chẳng những mẹ ngài mà tất cả những ngạ quỷ trong địa ngục ngày đó đều được siêu độ vãng sanh cực lạc.Có người nói: "Tôi không tin thức ăn sẽ hóa thành than lửa khi đưa đến cho ngạ quỷ ăn." Điều đó làm cho bạn không tin cũng phải, trước khi tôi cũng không tin như vậy. Nhưng mà trong vũ trụ có biết bao nhiêu việc rất lạ lùng, nói một vài lời cũng khó hết được, huống chi là những việc ngoài vũ trụ ư? Ví như nước trong, loài người và súc vật thấy là nước, nhưng thiên nhơn thấy là lưu ly, ngạ quỷ thấy là lửa. Những cái thấy đó đều là do nghiệp báo hiện ra. Trời, người ngạ quỷ... mỗi loại đều có nghiệp báo riêng, do nghiệp lực hiện ra mà thấy như vậy. Trên đây chính là nhơn duyên mà Tôn giả Mục-kiền-liên cầu Phật để cứu mẹ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro