kinh doanh vang
Kinh doanh vàng tài khoản không còn xa lạ?
KDVTK là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế.
Hình thức kinh doanh này phù hợp với xu hướng quốc tế, làm giảm bớt nhu cầu kinh doanh vàng vật chất và tạo một kênh lưu thông hiệu quả giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới, nhất là trong điều kiện nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu vàng chứ không cho phép xuất khẩu vàng.
Ở nước ta hiện nay đã có 5 ngân hàng và 3 công ty vàng bạc đá quý được phép triển khai nghiệp vụ này, bao gồm: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Á Châu (ACB), Phương Đông (OCB) và Việt Á; Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM.
Ông Phan Thanh Hải, chuyên viên kinh doanh vàng và ngoại tệ của OCB, cho biết: "Sau hơn hai tháng triển khai nghiệp vụ KDVTK, doanh số mua bán vàng tài khoản của OCB đạt gần 1.000 kg vàng. OCB đã sử dụng nghiệp vụ này làm công cụ bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh vàng, nhờ vậy doanh số mua bán và lợi nhuận tăng lên, giá cả cũng cạnh tranh hơn trước thu hút được một lượng khách hàng đáng kể đến giao dịch với OCB. OCB cũng luôn ý thức nâng cao công tác quản lý rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả".
Hiện KDVTK có ý nghĩa thiết thực với các TCTD nhưng hình thức này lại chưa đến được với người dân do tính thanh khoản kém và rủi ro quá cao. Nếu một cá nhân mở tài khoản kinh doanh vàng ở ngân hàng, với khoảng cách giá hiện tại 1,5 USD/ounce, cộng phí khoảng 0,40 USD/ounce thì ngay khi thực hiện giao dịch sẽ lỗ 1,90 USD/ounce, nhân ra với lượng giao dịch tối thiểu 5kg (tương đương 160 ounce và tương đương 133 lượng) thì sẽ lỗ 305 USD (gần 5 triệu đồng), đó là chưa kể chi phí vốn và giá chạy ngược, thêm vào đó là rủi ro do kẹt đường dây điện thoại, hết giờ làm việc, hết hạn mức... Vì vậy hiện nay người dân vẫn chuộng giao dịch vàng vật chất hơn.
Theo ông Hải, muốn hình thức KDVTK hấp dẫn người dân hơn thì ngân hàng phải có một hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để quản lý hồ sơ khách hàng và giao dịch trực tuyến được, số lượng giao dịch tối thiểu và phí giao dịch cũng phải giảm hơn nữa. Tuy nhiên khi nước ta gia nhập WTO, hy vọng nghiệp vụ KDVTK sẽ có những bước phát triển mới để có thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư
Vài khái niệm về chỉ số USD index
Chỉ số Dollar U.S ( USDX )
Chỉ số Dollar U.S. là trung bình trọng lượng của những đồng ngoại tệ trong cùng một "rổ" so với đồng Dollar.
Chỉ số Dollar U.S ( USDX) là gì?
Nếu bạn đang kinh doanh chứng khoán, những chỉ sổ như Dow Jones Industrial Average (DJIA), NASDAQ Composite, Russell 2000, S&P 500, Wilshire 5000, và Nimbus 2X( chẳng phải xa lạ gì. Ồ! Đợi một chút nào. Thật ra chỉ số sau cùng còn trông giống như cái cán chổi thần kì của Harry Potter nữa chứ.
Đấy bạn thấy không nếu chứng khoán U.S. có chỉ số thì đồng Dollar U.S cũng thế. Do vậy những ai kinh doanh tiền tệ như chúng ta đều gắn kết với chỉ số Dollar U.S (viết tắt là USDX)
Chỉ số Dollar U.S. là trung bình trọng lượng của những đồng ngoại tệ trong cùng một "rổ" so với đồng Dollar.
Thôi nào! Có lẽ tôi phải quay trở lại vấn đề trước khi bạn bắt đầu với mớ định nghĩa nhùng nhằng này, hãy cùng nhau bắt tay phân nhỏ nó ra nhé!
Thật ra nó cũng tương tự như cách bạn thấy các chỉ số cổ phiếu chạy hoạt động cho chúng ta biết tổng quát tình hình giá trị của các cổ phiếu chứng khoán. Dĩ nhiên lúc này "chứng khoán" mà chúng ta đề cập ở đây chính là những đồng tiền lớn khác trên thế giới.
Khái niệm "rổ"
Chỉ số Dollar U.S. liên quan đến sáu ngoại tệ:
1. Đồng Euro (EUR)
2. Đồng Yên (Nhật)
3. Bảng Anh (Anh)
4. Đồng Loonie (Canada)
5. Đồng Kronas (Thụy Điển)
6. Đồng Francs (Pháp)
Còn đây là một một câu hỏi có 1 bẫy nhỏ: Nếu chỉ số được cấu thành từ 6 đồng ngoại tệ, vậy theo bạn cả thảy có bao nhiêu quốc gia liên quan?
Bạn nào trả lời "6" vậy, thành thật chia buồn cùng bạn: "Trật rồi!" . Vậy có ai đáp "17" không? Bạn quả là một thiên tài.
Đáp án đúng phải là "17". Có lẽ bạn đã quên mất rằng Cộng đồng chung Châu Âu có cả thảy là 12 thành viên sau đó mới cộng thêm 5 quốc gia khác nữa (gồm Nhật, Anh, Canada, Thụy Sĩ và Thụy Điển)
Rõ ràng 17 quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ trên thế giới song rất nhiều đồng tiền khác phải theo sát chỉ số Dollar U.S. Chính điều này khiến USDX trở thành công cụ rất tốt để đo lường sức mạnh toàn cầu của đồng Dollar U.S.
Lại thêm một điều thú vị nữa đây: khi đồng Euro rớt giá, theo bạn chỉ số Dollar U.S. sẽ di chuyển như thế nào?
Đồng Euro chiếm một tỉ lệ lớn trong cấu thành chỉ số Dollar U.S., thậm chí có thể gọi nó là "chỉ số phản Euro". Bởi USDX bị tác động cực mạnh từ đồng Euro, mọi người đang mong đợi một chỉ số Dollar "cân bằng" hơn. Mặc dù vậy, không chỉ đơn giản có thế.
Đọc chỉ số Dollar U.S. như thế nào?Đây là biểu đồ của U.S. Holler tại chỉ số đồng Dollar:
Đầu tiên, hãy chú ý chỉ số luôn được tính toán suốt 24 giờ 1 ngày, 7 ngày trong 1 tuần. USDX đo lường giá trị tổng quát của đồng Dollar tương ứng với mức cơ bản là 100,000. Hừ! Khó hiểu rồi đấy!
OK! Ví dụ, hiện tại bạn đọc thấy con số trên biểu đồ là 86.212. Nó có nghĩa đồng Dollar đã rớt 13.788% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (86.212 - 100.000)
Nếu bạn đọc thấy 120.650 nghĩa là giá trị của đồng Dollar đã tăng 20.650% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (120.650 - 100.000)
Thời điểm khởi đầu của chỉ số là vào tháng 3 năm 1973. Đó là lúc những quốc gia lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau tại thủ đô Washington và tất cả đồng ý cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Khởi đầu của chỉ số còn được xem là "thời kì nền tảng"
Công thức tính chỉ số Dollar U.S.
Đây là công thức dài ngoằn nhưng đòi hỏi tính chặt chẽ cao đấy. Không đơn giản tí nào!
USDX = 50.14348112 x EURUSD^(-0.576) x USDJPY^(0.136) x GBPUSD^(-0.119) x USDCAD^(0.091) x USDSEK^(0.042) x USDCHF^(0.036)
Cũng có một loại chỉ số dollar khác được Federal Reserve sử dụng gọi là "chỉ số trade-weighted U.S. Dollar"
Fed muốn tạo ra một chỉ số có thể phản ánh giá trị đồng dollar so với các ngoại tệ chính xác hơn dựa trên khả năng cạnh tranh hàng hóa của Mỹ so với các quốc gia khác.
Khác biệt chính giữa chỉ số USDX và traded-weighted dollar index nằm ở rổ riền tệ được sử dụng và trọng lượng liên quan của chúng. Trọng lượng này dựa trên số liệu thương mại hằng năm.
Các đồng tiền và trọng lượng của chúng:
Đây là trọng lượng hiện tại của chỉ số:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro