Sự tích cây dừa (2)
Vừa thấy con gái cùng với thúng gạo đầy, bà Hà lấy làm ngạc nhiên lắm. Đợi đến khi con gái vào gian trong, bà mới cất tiếng hỏi.
"Gạo con lấy nhà ai đây?"
Thùy khẽ trả lời:
"Thưa mẹ, con sang nhà phú ông để xin ít gạo nấu cháo cho hai mẹ con ta."
Nói xong, cô liền vào trong bếp rồi lấy gạo nấu cháo cho mẹ xơi. Húp chén cháo xong, bà Hà thều thào, giọng yếu ớt.
"Thùy này con, mẹ biết mẹ chẳng thể nào qua khỏi căn bệnh quái ác này! Mẹ không thể ở cùng với con được nữa. Con ráng mà giữ mình, làm thuê mướn cho phú ông thì cũng phải cố gắng làm lụng mà trả nợ cho người ta. Chớ có dại dột mà vào làm trong đấy, khổ lắm con ạ. Mà con mượn thúng gạo thì trả cho đủ, chớ có bỏ trốn không trả. Nghe con! Nghèo cho sạch, rách cho thơm con ạ!"
Nghe lời khuyên nhủ của bà, Thùy lại thấy cảm động. Cô ngồi bên giường bệnh của mẹ, ôm chầm lấy bà, khóc sướt mướt. Tình cảm mẹ con không hiểu lúc này lại càng khắng khiết, tình mẹ chạm tới tình con, tình con chạm tới đáy lòng của mẹ...
Chẳng được bao lâu sau đó, bà Hà mất do cơn bão bệnh kéo đến quá nhanh. Bà ra đi trong một căn nhà nhỏ nằm cuối làng, trong không gian tiêu điều của cảnh vật xung quanh. Thùy khóc lóc thảm thiết vì mẹ đã ra đi mãi mãi. Lúc người ta đến hay đi ngang qua nhà của cô thì thấy cô gái trẻ hai mắt đỏ hoe, cứ nấc lên mấy tiếng đau khổ. Hàng xóm kẻ ít người nhiều thấy thương cho gia cảnh hai mẹ con nên cũng gom góp được chút ít cho bà cụ để được yên mồ yên mả. Nấm mồ của bà được đặt ở sau nhà, nằm ở một bãi đất trống nhỏ mà hai mẹ con sở hữu, khói hương cứ bay nghi ngút. Ngày qua đêm, sáng qua tối, hàng xóm xung quanh chỉ thấy cảnh cô gái trẻ nằm vật vã, thảm thiết bên mộ mẹ hiền.
Về phía lão địa chủ độc ác, từ cái hôm cô Thùy đến xin thúng gạo về nhà, lão liên tục gặp ác mộng. Nhiều nhất chắc cũng năm - sáu lần một ngày. Người làm trông lão như một cái xác chết khô, chẳng có lấy một chút sức sống, hai mắt lão thâm quầng, mái tóc dài ngang lưng được buộc lại thành búi bù xù hết cả. Cả cơ thể lão lạnh toát. Lâu dần, tâm lý lão già cũng có chút bất ổn.
Có một hôm nọ, lão đang say giấc thì chợt nghe một tiếng vọng bên tai. Đó là giọng nói của một người phụ nữ chỉ tầm ba mươi đổ xuống và tiếng la thất thanh của một bà cụ già. Chợt, lão hét lớn khiến ai nấy trong nhà đều giật mình thon thót.
"Đừng... đừng... đừng... hai mẹ con bà tha cho tôi. Nào tôi có tội tình gì? Tôi không làm gì hết, hai người bỏ qua cho tôi...!"
Rồi cả...
"Cút... hai người cút ra ngoài đi... đi ra đi! Tôi không muốn nhìn mặt nữa, không! Không... Cái áo rách này của ai... không xứng đáng ở trong cái nhà này! Hai mẹ con các người!"
Chẳng một ai hiểu chuyện gì đang xảy ra với lão, chỉ biết hễ lão đặt mình xuống giường hay xuống ghế thì lão cứ la toáng lên hết cả. Cho nên người làm kẻ ở nhà lão đều thấy lão Vô hay đi ra đi vào từ trong nhà ra ngoài cổng. Thi thoảng người ta còn thấy lão ngồi xổm ở ngoài đồng rồi phá lên cười khành khạch hệt như một kẻ điên. Ai cũng sợ, ai cũng không dám lại gần. Nhưng vẫn không thể tránh khỏi lão già ấy. Lâu dần, tính cách lão càng ngày càng quái dị, càng độc ác, mưu mô, xảo quyệt và dễ nóng giận hơn. Cũng chính vì thế mà gia hạn nộp thúng gạo của Thùy bị lão cắt xuống còn một tháng.
Không lâu sau đó, tên địa chủ cho tay chân đến tận cuối làng, nơi căn nhà nhỏ ọp ẹp của cô gái trẻ bị mất mẹ không lâu để buộc cô vào làm cho nhà lão già, hầu hạ cho lão.
"Tôi gia hạn cho em ba tháng nhưng có vài chuyện nên tôi cho phép còn một tháng thôi. Nếu em không đủ số gạo ta cho em mượn thì em về làm cho ta. Nếu không, ta sẽ cho người đánh em không thương tiếc."
"Thưa ông, gia cảnh nhà con nghèo khó, chỉ có mỗi thúng gạo này là của nả quan trọng để nuôi con qua ngày. Mẹ con lại vừa mới mất, con lại không có tiền để lo liệu cho tang mẹ. Con thấy bứt rứt lắm, thưa ông. Mong ông thương tình, cho con thêm vài ngày nữa để con lo tang mẹ xong xuôi đã, sau đó con sẽ qua trả lễ ạ!"
Thấy Thùy ăn nói lễ phép, lại thêm bản tính háo sắc vốn có từ lâu của mình, lão nói:
"Được thôi, nể tấm lòng mẫu mực và tình mẫu tử của em nên ta đồng ý cho em khất vài ngày nữa. Nếu hôm sau ta đến mà không thấy em đi thì em sẽ không lường trước được hậu quả đâu!"
"Vâng." Thùy lúng túng, đôi mắt vẫn còn đỏ hoe.
Sau cùng, lão địa chủ rời đi...
Sự mòn mỏi, đau buồn và nhớ nhung khiến cho Thùy chưa thực hiện được lời hứa cũng đã nhắm mắt xuôi tay. Hàng xóm lại thương tình vì tấm lòng của người con gái dành cho mẹ, thứ tình cảm đó khiến họ động lòng. Họ lập một nấm mồ nho nhỏ đặt cạnh mộ của mẹ cô. Hay tin Thùy mất, lão Vô Trị tức lắm, lão đập phá đồ đạc trong nhà.
Vào tối hôm đó...
Lão đương ngủ sau thì bật dậy, vừa mở mắt, một khuôn mặt kinh dị đập thẳng vào mặt lão. Chẳng thể nào sai được, mặt của một người phụ nữ và bà cụ già...
"Ông trả mạng cho mẹ tao và tao! Trả mạng đây!"
"Tao sẽ giết mày!"
"Mày độc ác lắm!"
Lão hóa điên rồi ngã khụy xuống sàn rồi giãy lên đau đớn. Cả đêm hôm đó, mấy đứa người làm sợ hãi chẳng đứa nào dám ra cả. Đến sáng, lão Vô mang bộ dạng tơi tả chạy đến quan rồi khai ra mọi sự thật năm ấy. Quan lớn thấy thế thì sai người buộc lão lại rồi cho lão nói. Miệng lão chảy máu ròng ròng, lão cố gắng kể lại.
Ba năm trước, lão có nhận một cặp mẹ con cũng tựa như bà Hà và Thùy vậy. Cô gái ấy rất xinh đẹp, lại nhã nhặn, có học thức. Tính háo sắc đã chiếm đoạt lấy tâm trí lão. Lúc tiếp cận cô gái để hỏi han, người mẹ đã có chút nghi ngờ nhưng lại chẳng dám thưa. Vào hôm đó, lão cố gắng ép cô gái vào bên trong gian nhà riêng để giở trò đồi bại nhưng lại bị người mẹ can ngăn. Cơn tức giận át lấy tâm trí lão, lão cấm một cục đá lớn để đập thẳng vào đầu bà khiến bà già ngã xuống đất. Dòng máu đỏ chảy ra từ đầu bà. Lão vẫn còn nhớ rõ câu nói vào lúc ấy của cô gái:
"Thả tôi ra! Mẹ tôi! Ông thả thôi ra mau! Không tôi báo với quan là cả cái nhà này cùng với đống gia sản của đời ông tan biến đó! Cút ra đồ khốn nạn!"
Chữ "khốn nạn" vừa dứt, cũng là lúc tảng đá lúc nãy đánh thẳng vào đầu cô gái xấu số. Lão nghiến răng kèn kẹt vì cơn tức giận. Cho đến khi tâm trí ổn định lại, lão thất thần nhìn thấy hai cái xác chết của cặp mẹ con kia. Một phân là cô gái ấy quá xinh đẹp, phần nữa là do mới nhận nên lão khá tiếc. Nhưng hai cái xác lại khiến lão sợ hãi nên vùi tạm xuống đống đất nơi đã xảy ra án mạng. Lão kể rằng lúc ấy lão chẳng có một tí nào gọi là ăn năn, hối lỗi. Bây giờ đứng trước "tòa án", lão khai nhận tất cả. Để rồi, lão bị giam vào trong ngục và mọi thứ đều tan biến.
Người làm trong nhà lão được tự do và mỗi người được phân phát hai thúng gạo và một mảnh đất. Những mảnh ruộng lớn lão cướp từ dân nghèo được trả lại, đất của lão già thì chia cho mọi người xung quanh, căn nhà bị đập đi và xây thành một ngôi trường để thuận tiện cho việc dạy học lũ trẻ trong làng. Thớ đất được xới lên và người ta phát hiện hai bộ xương của hai người phụ nữ, họ được chôn cất cẩn thận rồi lập bàn thờ đàng hoàng, kỹ lưỡng. Chắc cũng vì điều đó mà oán hồn hai mẹ con chẳng còn lẩn quẩn ở đó nữa.
Ông địa chủ bị nhốt trong ngục suốt ngày chịu cảnh bị đánh đập, hành hạ bởi những tên ngục tù khác. Những lời dè bỉu mà lão nói với người làm của mình bây giờ đã hóa thành tro bụi, lão phải chịu cảnh những lời nói móc, nói xiên cứa thẳng vào da thịt mà rạch đến mức tan xương nát thịt. Hằng ngày trong ngục tối, lão không những bị vắt kiệt sức mà nửa đêm phải chịu những lời nói đáng sợ từ hai mẹ con nọ.
"Mày chết đi!"
"Mày không xứng đáng làm con người!"
"Mày không xứng đáng ở trong ngục, mày phải bị tao giết!"
Mấy tên khác nghe vậy thì lại kháo nhau rằng lão hóa thành quỷ dữ mất rồi. Kẻ khác mạnh miệng bảo lão Vô Trị vì mất hết mọi thứ nên tự sát ở ngoài đồng, còn người trong ngục là linh hồn của lão. Cứ thế mà lão Vô Trị chỉ sống thêm được tầm một tuần trong ngục rồi ra đi.
Lại nói phía nấm mồ nhỏ của hai mẹ con bà Hà và cô Thùy. Thời gian thấm thoát trôi qua, cũng đã sáu năm kể từ khi hai mẹ con mất, dân làng phát hiện có một loài cây có tán lá xòe và dài, mượt xanh tươi dẫu cho có nắng gắt. Lá mang hình dáng như chiếc kim. Đặc biệt, loài cây cho trái trên cao, phải trèo lên mới có thể hái được. Có lần nọ, quan lớn đi ngang qua, thấy loài cây kỳ dị mọc giữa khu vực gần kề ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con kia, quan lấy làm lạ lắm. Anh sai người trèo lên để hái, chật vật mãi mới có thể lấy được vài ba qua xuống. Vỏ quả cứng cáp, sần sùi, lúc bổ ra uống thử thì thấy nước trong vắt có vị ngọt lịm.
Được hàng xóm kể lại tình nghĩa mẹ con, hệt như như tấm lòng thơm thảo, trọng nghĩa nhân và giữ tiết sạch giá của cô gái trẻ, Thùy. Ông quan nghe thế thì gật đầu hài lòng rồi cho người trèo lên lấy lá. Lá của cây cho phấn được ông quan bỏ vào túi rồi đem đi rải ở mảnh đất tươi tốt. Về sau cây lớn lên, cho ra cây to trái ngọt. Người ta đặt tên cho nó là cây dừa...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro