Kim Dung
Tác phẩm
Kim Dung viết tổng cộng 15 truyện trong đó 1 truyện ngắn và 14 tiểu thuyết. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo.
Thư kiếm ân cừu lục (1955) (書劍恩仇錄)
Bích huyết kiếm (1956) (碧血劍)
Xạ điêu anh hùng truyện (1957) (射雕英雄傳)- tại Việt Nam được dịch thành Anh hùng xạ điêu.
Tuyết sơn phi hồ (1959) (雪山飛狐)
Thần điêu đại hiệp hay Thần điêu hiệp lữ (1959) (神雕俠侶).
Phi hồ ngoại truyện (1960) (飛狐外傳)
Bạch mã khiếu tây phong (1961) (白馬嘯西風)
Uyên ương đao (1961) (鴛鴦刀)
Ỷ Thiên Đồ Long ký (1961) (倚天屠龍記)
Liên thành quyết bản dịch của Vô Nại tiên sinh và của Hàn Giang Nhạn (1963) (連城訣)
Thiên long bát bộ bản cũ và bản mới (1963) (天龍八部)
Hiệp khách hành (1965) (俠客行)
Tiếu ngạo giang hồ bản cũ, năm (1967) (笑傲江湖)
Lộc Đỉnh ký bản cũ và bản mới (1969-1972) (鹿鼎記)
Việt nữ kiếm (truyện ngắn, 1970) (越女劍)
3 truyện Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên đồ long ký tạo thành Xạ điêu tam bộ khúc, đọc theo lần lượt. Thiên Long bát bộ cũng có thể coi là mở đầu của bộ ba cuốn truyện trên. Tuyết sơn phi hồ và Phi hồ ngoại truyện cũng đi đôi với nhau vì có cùng các nhân vật.
Hai câu thơ sắp thành tựa đề
Sau khi Kim Dung hoàn thành các tác phẩm của mình, một người bạn của ông là Nghê Khuông phát hiện rằng chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết tạo thành hai câu thơ thất ngôn:
Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
Đề tài
Chủ nghĩa yêu nước Trung Quốc là đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của Kim Dung. Ông nhấn mạnh đến sự độc lập tự chủ của người Hán, và nhiều tác phẩm của ông là bối cảnh khi Trung Quốc bị đe dọa bởi những người phương bắc như Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, Mãn Châu. Nhưng dần dần chủ nghĩa yêu nước của ông cũng bao gồm các dân tộc thiểu số tạo thành nước Trung Quốc bây giờ. Kim Dung đặc biệt khâm phục các đặc điểm của người Mông Cổ, Mãn. Trong Anh hùng xạ điêu, hình tượng của Thành Cát Tư Hãn và các con của ông là những vị tướng tài giỏi đứng lên chống lại sự thối nát của triều đại Tống. Hoặc như trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung miêu tả vua Khang Hy nhà Thanh là một người có lòng trắc ẩn và có năng lực. Trong Thiên long bát bộ, Kiều Phong mặc dù là người Khiết Đan nhưng từ nhỏ đã được người Hán nuôi dưỡng. Chính điều đó đã khiến Kiều Phong ngăn cản vua Liêu tiến quân.
Các tác phẩm của Kim Dung có thể coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm các lĩnh vực y thuật dân tộc Trung Quốc, châm cứu, võ thuật, âm nhạc, thư pháp, cờ vây, trà đạo, các triết học của đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão, và lịch sử phong kiến Trung Hoa. Các nhân vật lịch sử hòa trộn vào các nhân vật trong truyện.
Các tác phẩm của ông rõ ràng đã tỏ lòng tôn trọng và tán thành các giá trị truyền thồng Trung Hoa, đặc biệt là các quan niệm Khổng giáo như là mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, anh em, và nhất là giữa sư phụ và đồ đệ, giữa các huynh đệ. Kim Dung cũng nhấn mạnh vào các giá trị truyền thống như là danh dự và thể diện.
Cuối cùng ông phá vỡ các phép tắc đó trong tác phẩm cuối cùng Lộc Đỉnh ký. Vi Tiểu Bảo là một nhân vật chính nhưng không phải là anh hùng, mà lại là một kẻ tham lam, lười biếng, đáng khinh bỉ.
Phê bình
Các tác phẩm của Kim Dung đã nhận được nhiều phê bình từ độc giả và các nhà phê bình văn học. Nghê Khuông, một nhà văn nổi tiếng và là bạn của Kim Dung đã viết rất nhiều bài viết phân tích các nhân vật và thế giới võ thuật trong các tác phẩm của ông.
Tuy nhiên nhiều tác phẩm của Kim Dung đã bị cấm ở nhiều nơi ngoài Hồng Kông vì những lí do chính trị. Nhiều tác phẩm bị cấm ở Trung Hoa đại lục vì bị cho là chế nhạo Mao Trạch Đông và Cải cách văn hóa. Chính quyền Đài Loan cũng cấm vì cho rằng các tác phẩm này ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện giờ các tác phẩm của Kim Dung không bị cấm nữa. Một số chính trị gia như Đặng Tiểu Bình còn là người hâm mộ các tác phẩm của ông.
Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên long bát bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc.
Tác phẩm dựa Kim Dung
Có thể một phần vì muốn hoàn thiện các khe hở tình tiết trong truyện Kim Dung (Võ lâm Ngũ bá), phần vì muốn phát triển rộng thêm các chi tiết truyện, phần là ăn theo (Hậu anh hùng xạ điêu, Hậu cô gái Đồ Long, Hậu tiếu ngạo giang hồ; Thạch Phá Thiên...), rất nhiều người đã viết truyện dựa theo cốt, theo nhân vật trong truyện Kim Dung mà tạo dựng nhiều tác phẩm khác, gọi chung là các tác phẩm dựa Kim Dung xem tại đây
Nhân vật
Nhân vật nam
Các nhân vật nam chính thường được khắc họa từ khi còn nhỏ, cốt truyện tiếp nối các gian nan, thử thách của họ trước khi đạt tới trình độ võ công cao nhất;
Trần Gia Lạc: Thư kiếm ân cừu lục
Viên Thừa Chí: Bích huyết kiếm
Quách Tĩnh: Anh hùng xạ điêu
Dương Quá: Thần điêu đại hiệp
Hồ Nhất Đao: Tuyết sơn phi hồ
Miêu Nhân Phượng: Tuyết sơn phi hồ/ Phi hồ ngoại truyện
Hồ Phỉ: Tuyết sơn phi hồ/ Phi hồ ngoại truyện
Trương Thúy Sơn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Trương Vô Kỵ: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Địch Vân: Liên thành quyết
Tiêu Phong: Thiên long bát bộ
Đoàn Dự: Thiên long bát bộ
Hư Trúc: Thiên long bát bộ
Thạch Phá Thiên: Hiệp khách hành
Lệnh Hồ Xung: Tiếu ngạo giang hồ
Vi Tiểu Bảo: Lộc Đỉnh Ký
Nhân vật nữ
Mặc dù nữ nhân vật trong nhiều tác phẩm võ thuật được tạo ra để minh hoạ cho tình yêu của các nhân vật nam, nhiều nhân vật nữ lại là trung tâm của cốt truyện, được miêu tả là những cá nhân không bị lệ thuộc, mạnh mẽ, độc lập, thông minh, và có võ thuật tài giỏi. Ví dụ, Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu' không chỉ là người Quách Tĩnh yêu mến mà còn là một cô gái dí dỏm, thông minh hơn cả chồng mình sau này là Quách Tĩnh. Năng lực trí tuệ của cô cùng với sức mạnh cơ thể của Quách Tĩnh đã bổ sung cho nhau. Hoắc Thanh Đồng trong Thư kiếm ân cừu lục là một người giỏi võ, một người chị biết che chở, một đứa con có hiếu, và là một người sẵn sàng bảo vệ cho lợi ích của những người thân của cô. Công chúa Hương Hương dù không biết võ thuật nhưng cô đóng vai trò quan trọng trong câu truyện. Cuối truyện, cô tỏ ra không chỉ xinh đẹp mà còn đủ thông minh đế biết được sự thèm muốn của Càn Long. Cô có lòng cam đảm để hi sinh chính mình để bảo vệ giá trị của bộ tộc và cảnh báo Trần Gia Lạc trước những âm mưu của Càn Long. Ân Tố Tố, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược được miêu tả có sự can đảm, quyết tâm và thông minh bằng, nếu không nói là hơn các nhân vật nam khác trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.
Các nữ nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung gồm có:
Hương Hương công chúa: Thư kiếm ân cừu lục
Hoắc Thanh Đồng: Thư kiếm ân cừu lục
Lý Nguyên Chỉ: Thư kiếm ân cừu lục
Hạ Thanh Thanh: Bích huyết kiếm
A Cửu (Trường bình công chúa): Bích huyết kiếm
Hoàng Dung: Anh hùng xạ điêu
Tiểu long nữ: Thần điêu đại hiệp
Viên Tử Y: Phi hồ ngoại truyện
Trình Linh Tố: Phi hồ ngoại truyện
Miêu Nhược Lan: Tuyết sơn phi hồ
Ân Tố Tố: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Triệu Mẫn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Tiểu Chiêu: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Chu Chỉ Nhược: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Thích Phương: Liên thành Quyết
Thủy Sinh: Liên thành Quyết
A Châu: Thiên long bát bộ
A Tử: Thiên long bát bộ
Vương Ngữ Yên: Thiên long bát bộ
Mộc Uyển Thanh: Thiên long bát bộ
Chung Linh: Thiên long bát bộ
Tiêu Trung Tuệ: Uyên ương đao
Lý Văn Tú: Bạch mã khiếu tây phong
Đinh Đang: Hiệp khách hành
A Tú: Hiệp khách hành
A Thanh: Việt Nữ kiếm
Nhậm Doanh Doanh: Tiếu ngạo giang hồ
Nhạc Linh San: Tiếu ngạo giang hồ
Nghi Lâm: Tiếu ngạo giang hồ
Song Nhi: Lộc Đỉnh ký
Tô Thuyên: Lộc Đỉnh ký
Tăng Nhu: Lộc Đỉnh ký
Phương Di: Lộc Đỉnh ký
Mộc Kiếm Bình: Lộc Đỉnh ký
Kiến Ninh công chúa: Lộc Đỉnh ký
A Kha: Lộc Đỉnh ký
Ngũ tuyệt
"Thiên hạ ngũ tuyệt" (Võ Lâm Ngũ Bá) là năm nhân vật được coi như có võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc. Ở lần gặp thứ nhất Hoa Sơn luận kiếm (chuyện xảy ra trước bộ Anh hùng xạ điêu nhưng được nhắc lại) đã phân định Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất. Ngũ tuyệt gồm có:
Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông)
Hoàng Dược sư ở phương Đông (Đông Tà)
Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc)
Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế)
Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái)
Ngoài ra, Lâm Triều Anh và Cừu Thiên Nhận cũng được coi trọng mặc dù vắng mặt trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất.
Lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, được kể cuối bộ Anh hùng xạ điêu, không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.
Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, được kể cuối bộ Thần điêu hiệp lữ, không còn Cừu Thiên Nhận và Kim Luân Pháp Vương vì đã chết. Hồng Thất Công và Âu Dương Phong cũng đã mất sau trận kịch đấu bất phân thắng bại. Kết cuộc, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh và Dương Quá thế chỗ Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong trong danh sách ngũ tuyệt:
Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng)
Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng)
Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp)
Nhất Đăng là pháp hiệu của Đoàn Trí Hưng sau khi thoái vị và trở thành hòa thượng.
Độc Cô Cầu Bại
Độc Cô Cầu Bại là nhân vật độc nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện trong tác phẩm, nhưng có võ công tuyệt hảo. Chỉ có tên được nhắc đến trong Anh Hùng Xạ Điêu, Thần điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh Ký.
Nhân vật lịch sử phỏng theo
Kim Dung đã phỏng theo nhiều nhân vật lịch sử vào các tác phẩm của mình. Ông tự do thêm các chi tiết hội thoại, hành động mà trong tiểu sử của những nhân vật này không đề cập đến. Ví dụ như Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện là bạn thời thơ ấu của Quách Tĩnh; Vi Tiểu Bảo trở thành bạn của vua Khang Hy
Hoàn Nhan A Cốt Đả: Thiên long bát bộ
Gia Luật Hồng Cơ: Thiên long bát bộ
Thành Cát Tư Hãn: Anh hùng xạ điêu
Đà Lôi: Anh hùng xạ điêu
Vương Trùng Dương: được đề cập đến trong Xạ điêu tam bộ khúc, người sáng lập ra Toàn Chân giáo
Khâu Xứ Cơ: Anh hùng xạ điêu
Hốt Tất Liệt: Thần điêu đại hiệp
Chu Nguyên Chương: Ỷ Thiên Đồ Long ký
Khang Hi: Lộc Đỉnh ký
Càn Long: Thư kiếm ân cừu lục
Vương quốc Đại Lý
Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự (hay còn gọi là Đoàn Chính Nghiêm): Thiên long bát bộ
Đoàn Trí Hưng: Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp
Môn phái, bang hội
Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái hay gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:
Thiếu Lâm
Võ Đang
Côn Luân
Không Động
Nga Mi
Minh Giáo
Cái Bang
Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm
Tung Sơn
Thái Sơn
Hoa Sơn
Hành Sơn
Hằng Sơn
Đại Lý Đoàn Thị
Thời biểu
Năm Tiểu thuyết
Thế kỉ 6 TCN Việt Nữ kiếm
Thế kỉ 11 Thiên long bát bộ
Thế kỉ 12 Anh hùng xạ điêu
Thế kỉ 13 Thần điêu đại hiệp
Thế kỉ 14 Ỷ thiên Đồ Long ký
Thế kỉ 15
Thế kỉ 16 (Tiếu ngạo giang hồ)1
Thế kỉ 17 Bích huyết kiếm
Lộc Đỉnh ký
Thế kỉ 18 Thư kiếm ân cừu lục
Phi hồ ngoại truyện
Tuyết sơn phi hồ
1 Tiếu ngạo giang hồ không nói rõ xảy ra vào thời gian nào; Kim Dung nói rằng ông cố tình bỏ ngỏ. Tuy vậy độc giả đã phát hiện ra rằng câu truyện có thể xảy ra vào thời Minh, bởi vì phái Võ Đang và Nga Mi (được lập lên vào đầu triều Minh) xuất hiện nổi bật, và bởi vì người Mãn Châu không được đề cập. Trong vài bộ phim chuyển thể như 'Swordsman II' với Lý Liên Kiệt đóng vai chính, câu truyện diễn ra vào thời vua Vạn Lịch, tức là cuối triều Minh, trước khi nhà
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro