Kim Binh Mai 25
Hồi 85
Chủ Tớ Chia Lìa
Trong thời gian Nguyệt nương vắng nhà, Kim Liên và Kính Tế mặc sức làm yêu làm quỷ, ngày đêm ôm ấp không rời.
Một hôm Kim Liên thấy trong người mệt mỏi, mắt nặng không muốn mở, lười ăn uống, bụng thì càng ngày càng lớn, bèn gọi Kính Tế tới bảo:
- Tôi có chuyện này muốn nói cùng chàng, ít hôm nay tôi mệt mỏi rã rượi, mắt nặng trĩu chỉ muốn ngủ, cơm cháo chằng muốn ăn, mà bụng thì cứ lớn ra. Hồi gia gia sinh tiền, tôi mong có thai mà không được, lại nhờ Tiết sư bà cho thuốc cầu tự cũng chằng thấy công hiệu gì. Nay gia gia không còn, đi lại với chàng chín mười tháng nay thì lại có con. Thật ra thì tôi tắt đường kinh từ hồi tháng ba, nay như vậy là cái thai đã được sáu tháng. Từ trước tới nay tôi luôn nói xấu người khác, bây giờ thì chính thân tôi như thế này, biết tính làm sao. Chi bằng nhân lúc Đại nương vắng nhà, chàng phải mau mau tìm thuốc phá thai chứ không còn cánh nào nữa. Nếu không thì tôi chỉ còn cái chết, chứ không còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ đâu.
Kính Tế ngẫm nghĩ rồi nói:
- Thuốc phá thai thì ngoài tiệm mình cũng có ít vị, nhưng không biết là những vị nào, lại không biết đơn thuốc phá thai ra làm sao. Nhưng nàng yên tâm, huyện này có Hồ thái y chuyên trị bệnh đàn bà, lại từng quen biết với nhà này, để tôi tới xin đơn phá thai cho nàng vậy.
Kim Liên bảo:
- Vậy thì chàng đi mau đi, cứu mạng cho tôi.
Kính Tế gói ba tiền, tới nhà Hồ thái ỵ Hồ thái y niềm nở ra tiếp đón vì biết Kính Tế là con rể Tây Môn Khánh. Thi lễ xong xuôi, Hồ thái y mời Kính Tế ngồi dùng trà rồi hỏi:
- Lâu quá không gặp, chằng hay hôm nay đại nhân hạ cố tới có điều chi dạy bảo?
Kính Tế đáp:
- Chằng giấu gì tiên sinh, hôm nay vãn sinh tới đây là để xin tiên sinh cho thuốc hạ thai, nguyện mong tiên sinh hết lòng giúp cho.
Nói xong đưa gói bạc ba tiền lên bàn.
Hồ thái y nghiêm giọng bảo:
- Đức của thiên hạ lấy sự hiếu sinh làm gốc, mọi người trong thiên hạ chỉ cầu thuốc an thai, sao đại nhân lại hỏi thuốc phá thai? thuốc đó thì quả tôi không có, quả tôi không có.
Kính Tế hoảng lên, vội đưa thêm hai tiền nữa rồi nói:
- Xin tiên sinh chớ để ý chuyện đó làm gf, thuốc nào thì cũng có chỗ dùng nó, người đàn bàn này sinh đẻ không được bình thường, nhờ tôi xin thuốc phá thai, chớ thật tình không có làm hại ai cả.
Hồ thái y thấy đưa thêm tiền mới đổi sắc mặt thấp giọng bảo:
- Nếu vậy thì được, để tôi cho đơn này, uống vào không sao cả. Người đàn bà chỉ hơi mệt một chút rồi cái thai tự nhiên ra.
Nói xong kê đơn cho Kính Tế. Kính Tế hết lòng cảm tạ. Về ngay tiệm thuốc nhà, cân đúng theo đơn, đem về cho Kim Liên.
Tối hôm đó, Kim Liên sai sắc thuốc. Uống xong, thì bụng đau như thắt, lăn lộn trên giường. Xuân Mai phải tận tình chăm sóc.
Gần nửa đêm thì cái thai bị tống ra. Xuân Mai thấy cái thai sáu tháng đã thành hình, nhận ra là con trai, vội thu dọn kỹ lưỡng rồi sai Thu Cúc bỏ vào cầu tiêu.
Hôm sau Kính Tế tới, biết là cái thai đã ra thì yên tâm lắm. Kim Liên mừng rỡ vì trút được gánh nặng.
Nhưng ở đời:
Chuyện lành chằng được nói ra
Chuyện ác lại thấy bay xa nghìn trùng.
Cho nên chỉ vài hôm sau là lớn nhỏ trong nhà tự nhiên đều biết chuyện Kim Liên ăn ở với Kính Tế đến mang thai rồi dùng thuốc phá thai.
Ít ngày sau thì Nguyệt nương về tới nhà. Vừa đi vừa về cũng mất nửa tháng. Gia nhân ùa ra tiếp đón lạy mừng.
Thay quần áo xong, Nguyệt nương lập bàn thờ giữa sân lạy tạ trời đất, rồi vào lạy tạ trước linh vị chồng, sau đó mới trở lại thượng phòng. Mọi người quây quần hỏi thăm. Nguyệt nương kể lại chuyện không may trong miếu Đại Nhạc cho mọi người nghe, kể xong thì khóc nức nở. Mọi người phải hết lòng an ủi. Như Ý bồng Hiếu ca nhi ra, mẹ con gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó Nguyệt nương sai dọn rượu, mời Ngô Đại cữu tới để cảm tạ.
Đến tối là một tiệc khác, mọi người trong nhà ăn mừng Nguyệt nương trở về bình an.
Hôm sau, Nguyệt nương vì đi đường mệt nhọc vất vả, phơi gió sương, lại gặp chuyện sợ hãi, nên trong người mệt mỏi hâm hấp sốt. Vài ngày sau mới bình phục.
Thu Cúc định lên kể cho Nguyệt nương nghe về chuyện Kính Tế và Kim Liên phá thai mà nó được mục kích tận mắt, nhưng vừa tới cửa thượng phòng đã gặp ngay Tiểu Ngọc. Tiểu Ngọc biết ngay ý định của Thu Cúc, liền chặn Thu Cúc lại, đánh hai bạt tai rồi mắng:
- Con khốn, có cút ngay không, Đại nương mới đí xa về ốm đau mệt nhọc, mấy hôm nay chưa dậy được, bây giờ mày định vào làm Đại nương giận mà ốm thêm phải không?
Thu Cúc nuốt giận lui ra.
Ít hôm sau, Kính Tế có việc lên lầu lấy hàng, Kim Liên đã chờ sẵn, hai người diễn cảnh mây mưa. Thu Cúc biết rõ, vội tới gặp Nguyệt nương mà thưa:
- Kẻ nô tỳ bao lần nói mà Đại nương không chịu tin. Trong lúc Đại nương vắng nhà, hai người công khai ăn ngủ cùng nhau cả ngày lẫn đêm, lại có cả Xuân Mai quanh quẩn chung vui. Hôm nọ hai người đem thuốc phá thai về, Ngũ nương uống vào, nửa đêm truỵ thai, đó là con trai. Vậy mà bây giờ họ lại đang ăn nằm với nhau trên lầu, tôi không dám nói dối, xin Đại nương tới ngay sẽ bắt gặp quả tang.
Nguyệt nương biết là không thể đừng được, vội rảo bước qua hoa viên mà tới. Xuân Mai ở dưới nhà thấy Nguyệt nương từ xa, vội chạy lên lầu, hai người vẫn chưa rời nhau. Xuân Mai kêu lên:
- Nguy rồi, Đại nương tới.
Hai người kinh hoàng rời nhau ra, nhưng không có chỗ nào lẩn trốn. Kính Tế vội mặc quần áo rồi xuống thang lầu mà chạy, nhưng bị Nguyệt nương bắt gặp, gọi lại mắng:
- Thằng khốn kiếp kia, mày vào đây làm gì?
Kính Tế luống cống đáp:
- Thưa con lên lầu lấy hàng.
Nguyệt nương quát hỏi:
- Ta đã dặn rằng muốn lấy gì thì cứ việc sai gia nhân, tại sao mày vào phòng của người góa bụa? mày vào làm gì? thằng khốn kiếp vô liêm sỉ kia?
Kính Tế không biết nói sao, vội ba chân bốn cẳng lủi mất. Kim Liên thì hổ thẹn quá, không dám xuống lầu, nhưng bị Nguyệt nương gọi xuống mà mắng:
- Ngũ muội, từ nay phải ngưng trò vô liêm sỉ đó đi, muội muội cũng như tôi đều là quả phu, không thể so sánh với những người có chồng được. Sao muội muội làm điều bất chính với thằng khốn đó để gia nhân đầy tớ nó bàn tán xôn xao. Gia nhân đầy tớ nó nói bao lần, tôi đều không tin, nhưng hôm nay thì chính tôi bắt gặp quả tang, muội muội không còn chối cãi gì được nữa. Từ nay muội muội phải sửa đổi đừng để thiên hạ chê cười là loài trắc nết. Đàn bà phải đoan chính, đến như tôi bị cường tặc cưỡng bức mà còn giữ được lòng đoan chính, nếu không thì đã không mặt mũi nào trở lại cái nhà này nhìn thấy mọi người. Tôi nói ít, muội muội phải hiểu nhiều.
Kim Liên nghe Nguyệt nương mắng, mặt cứ đỏ lên rồi tái đi từng chập, mãi mới cúi gầm mặt xuống mà nói lí nhí:
- Tôi đang thắp hương trên lầu thì cậu Kính Tế cũng tình cờ lên lầu lấy hàng. Làm gì có chuyện này kia.
Nguyệt nương nghe vậy thì đùng đùng nổi giận, mắng cho một hồi nữa. Thấy Kim Liên nín lặng, không dám đối đáp, mới chịu về phòng.
Tối hôm đó Tây Môn Đại thư lại gọi chồng vào phòng trà mắng:
- Đồ khốn nạn vô luân, vô liêm sỉ, chuyện rành ràng ra vậy mà từ trứoc tới giờ cái miệng cứ chối leo lẻo. Con dâm phụ đó muốn cướp chồng tôi mà trước mặt mọi người thì nói xấu hết người này người nọ, thật đáng tởm. Còn chàng, chuyện đã như thế này, chàng còn mặt mũi nào ăn hột cơm nhà này nữa.
Kính Tế thẹn quá, hoá giận mắng lại:
- Đồ lăng loàn, tôi ăn tiền của tôi chứ không ăn nhờ ai hết, tôi cũng đem về nhà này bao nhiêu tiền của chứ có phải không đâu.
Nói xong giận dữ bước ra.
Từ đó Kính Tế không dám lén lút tới phòng Kim Liên, cần lấy hàng chỉ sai Đại An và Bình An về lấy. Cửa ngõ trong nhà ljai được đóng kỹ và do chính tay Nguyệt nương đích thân kiểm soát. Chuyện tư thông giữa Kính Tế và Kim Liên lại bị gián đọan.
Cũng trong thời gian đó, Trương Đoàn luyện, vốn là cậu của Kính Tế, bị cách chức nằm nhà, ngày ngày Kính Tế thường qua bên nhà cậu ăn cơm. Nguyệt nương cũng chằng thèm hỏi.
Thấm thoát hai người đã xa cách nhau được hơn một tháng, Kim Liên ra vào thẩn thơ, thấy ngày dài đằng đẳng, đêm tối lạnh lùng, chỉ mong ước được gặp gỡ giao hoan. Nhưng càng mong đợi thì âm tích càng cách tuyệt, Kính Tế cũng vô kế khả thi.
Một hôm, Kính Tế chợt nghĩ nên viết một bức thư tỏ tình thương nhớ để nhờ Tiết tẩu lén đưa cho Kim Liên.
Hôm sau Kính Tế lấy cớ ra ngoại thành có việc, cưỡi lừa tìm tới nhà riêng của Tiết tẩu mà hỏi:
- Tiết ma ma có nhà không?
Con dâu của Tiết tẩu là Kim Đại thư, vợ của Tiết Kỷ con trai Tiết tẩu, đang bồng con, nghe người gọi thì chạy ra hỏi:
- Ai vậy?
Kính Tế đáp:
- Tôi đây, tôi hỏi Tiết ma ma có nhà không?
Kim Đại thư mời Kính Tế vào nhà, rót trà mời rồi đáp:
- Ma ma tôi tới nhà dượng tôi rồi, đại nhân có chuyện gì xin cứ nhắn lại cũng được.
Vừa nói xong thì Tiết tẩu về, hỏi:
- Cậu tới có gì dạy bảo không?
Kính Tế uống một hớp trà rồi nói:
- Tất nhiên là có chuyện mới tới đây phiền Tiết ma mạ Nguyên là tôi và Ngũ nương ở nhà đi lại với nhau nhưng bị con a hoàn Thu Cúc tố cáo, khiến Đại nương và Đại thư lãnh đạm với tôi, lại cấm đường cấm nẻo ra vào khiến tôi và ngũ nương không trao đổi tin tức gì được. Nay thì thời gian xa cách cũng đã lâu, muốn gửi vài chữ cho nhau cũng chằng biết nhờ ai. Hôm qua tôi đã nhờ ma ma đây đưa giùm, nay tới đây hỏi tin tức, nhân gặp chị thì xin chị giúp tôi.
Nói xong lấy ra một lạng bạc, đặt lên bàn mà bảo:
- Đây là chút lễ mọn, nhờ chị đưa lại cho ma ma.
Kim Đại thư nghe xong vỗ tay cười bảo:
- Đời thuở nhà ai, chàng rể lại tằng tịu với vợ bế của cha vợ bao giờ. Thế gian thật có lắm chuyện nực cười. Này, nhưng mà tôi hỏi thật, đại nhân làm thế nào mà dụ được Ngũ nương vậy?
Kính Tế hơi khó chịu:
- Thôi chị đừng cười giưỡn nữa. Tôi có đem theo thêm một lá thư nữa đây, ngày mai nếu chị có tới đó thì tìm cách đưa giùm tôi.
Nói xong lấy bức thư trong tay áo ra. Kim Đại thư, tức Tiét tẩu, cầm lầy phong thư rồi nói:
- Từ hôm Đại nương đi Thái An Châu dâng hương tới giờ tôi cũng chưa gặp, thôi được, để ngày mai tôi tới thăm Đại nương sẽ đưa giúp cho, cũng là một công đôi việc.
Kính Tế hỏi:
- Tôi phải tới đâu để nhận tin của Tiết tẩu?
Tiết tẩu đáp:
- Tôi sẽ tới tiệm tìm gặp cậu.
Kính Tế cáo từ mà về.
Hôm sau Tiết tẩu tới thăm Nguyệt nương, nói chuyện một hồi rồi sang phfong Ngọc Lâu, sau đó mới tới phòng Kim Liên, làm như lần lượt thăm hỏi mọi người.
Lúc đó Kim Liên đang ngồi ăn cháo, mặt mày ủ dột. Xuân Mai đứng bên cạnh nói:
- Nương nương chớ quá sầu si, ai muốn nói gì cũng mặc, nay thì gia gia đã mất, Đại nương cũng chẳng có thể giữ được chủ tớ mình. Nương nương phải vui lên mà tính chuyện sau này. Ở đời sống phong lưu sung sướngn được ngày nào hay ngày nấy.
Nói xong đem rượu ra rót mời chủ:
- Nương nương dùng chung rượu này cho ấm bụng giải phiền.
Kim Liên thờ thẫn cầm chung rượu, nhìn hai con chó đang đùa giỡn trước thềm mà bảo:
- Loài súc sinh kia mà còn được cùng nhau vui sướng, con ngừoi lại không đựoc như vậy hay sao?
Chủ tớ đang uống rượu chuyện trò thì Tiết tẩu bước vào vái chào cười bảo:
- Gớm, thầy trò vui quá nhỉ.
Nhân thấy hai con chó đùa giỡn trước thềm, bèn nói:
- Nương nương nhìn xem, thế này là có điềm lành tin vui rồi đấy nhé.
Kim Liên hỏi:
- Lâu quá không thấy Tiết tẩu lại chơi, hôm nay đi đâu mà tới đây?
Nói xong chỉ ghế mời ngồi. Tiết tẩu ngồi xuống đáp:
- Tôi bận rộn suốt ngày, có lúc nào được nhàn hạ đâu. Nhân lâu ngày không tới thăm Đại nương, lại gặp lúc Đại nương mới đi dâng hương về, nên tới chào hỏi kẻo Đại nương giận. Tôi cũng vừa thăm Tam nương xong, Tam nương cho tôi mấy cái thoa cài đầu, lại cho tám tiền, chỉ có Tứ nương chằng cho được gì, gớm người sao mà bần tiện thế, mà sao hôm nay không thấy Ngũ nương ở trong hậu phòng vậy?
Kim Liên đáp:
- Tôi mấy hôm nay trong người khó ở nên lừoi, chằng muốn đi đâu.
Xuân Mai rót rượu mời. Tiết tẩu cảm ơn rồi nói:
- Nương nương tử tế quá, tôi tới lần nào cũng được uống rượu.
Kim Liên bảo:
- Tiết tẩu sao không sanh thêm lấy một đứa con gái cho cvui.
Tiết tẩu đáp:
- Tôi mà còn sanh đẻ gì được. Con dâu tôi là Kim Đại thư vừa sinh được đứa cháu gái, bây giờ mới hai tháng.
Chuyện trò một lát, Tiết tẩu bảo:
- Lão gia mất đi, nương nương ở đây chắc cũng lạnh lùng lắm nhỉ.
Kim Liên nói:
- Tất nhiên làm sao so được với lúc gia gia tôi còn sống. Chằng có giấu gì Tiết tẩu, nhà này người đông lắm chuyện, Đại nương tôi lại mới có con trai nên cách đối xử với chúng tôi cũng thay đổi, chỗ chị em không được thân mật như ngày trứoc. Ít hôm nay phần tôi trong người khó ở, phần vì chuyện này chuyện kia, tôi cũng chằng vào hậu phòng làm gì.
Xuân Mai ngồi bên nói:
-Cũng chỉ tại con Thu Cúc nhà này đặt điều bịa chuyện cho nương nương tôi, cả tôi cũng bị dính vào nữa.
Tiết tẩu nói:
- Thì ra cũng tại nó, xưa nay gia nhân là phải bênh vực chủ chứ sao lại hành động như vậy bao giờ.
Kim Liên quay bảo Xuân Mai:
- Coi xem con khốn đó đâu, nó dám lén lắm đó.
Xuân Mai đáp:
- Nó đang ở dưới bếp, thật không ai như con khốn khiếp đó, chủ có chuyện gì là đem đi học lại với người khác hết.
Tiết tẩu uống một chung rượu rồi nói:
- Bây giờ không có ai thì để tôi xin thưa chuyện. Hôm qua cậu Kính Tế có tới gặp tôi kể hết mọi chuyện, lại nói rằng Đại nương sai đóng hết các cửa ngỏ, chẳng còn cách gì ra vào. Lâu nay cậu ấy không gặp được nương nương, trong lòng thương nhớ lắm, mới khẩn khảon nhờ tôi tới thăm nương nương và đưa thư cho nương nương. Tôi nghĩ là gia gia đã mất, nương nương đầu còn xanh tuổi còn trẻ, chẳng việc gì phải sợ, đã đốt hương sao còn sợ khói.
Nói xong lấy bức thư trong tay áo ra đưa cho Kim Liên. Kim Liên mở ra coi, thấy vắn tắt mấy câu:
Lửa đâu đốt cháy gan ruột
Buồn khổ đâu chất nghẹn yết hầu.
Tiêu hao vắng bặt
Nhớ nhung lã chã giọt châu
Chuyện cũ đã như vậy
Đằng nào cũng đã chịu nhơ
Chằng bằng gần nhau cho thoa? ước mơ.
Bên dưới đề bốn chữ "Kính Tế bách bái". Kim Liên đọc xong bỏ lá thư vào tay áo. Tiết tẩu bảo:
- Nương nương có viết hồi thư hay có gửi vật gì không, kẻo cậu ấy lại bảo là tôi không đưa thư cho nương nương.
Kim Liên bảo Xuân Mai ngồi tiếp Tiết tẩu, rồi vào trong lấy một cái khăn tay, dùng son viết lên ít chữ, gói lại cẩn thận rồi trở ra đưa cho Tiết tẩu rồi dặn:
- Tiết tẩu nói lại với cậu ấy rằng đừng nên giận mà qua bên nhà cậu mợ ăn cơm như vậy, rồi bên đó bảo là đang ở nhà vợ buôn bán, sao lại phải tới đó ăn cơm, như vậy rồi phiền thêm ra. Nếu Đại thư trong này không cho đem cơm ra thì cứ bảo là lấy tiền bán mà mua cơm, cùng ăn với Phó quản lý. Nếu giận mà không chịu về nhà thì chỉ có nghĩa là nhận mình có lỗi mà thôi.
Nói xong đưa tặng năm tiền. Tiết tẩu nhận tiền, cảm ơn rồi bảo:
- Để tôi sẽ nói lại.
Nói xong đứng dậy cáo từ.
Sau đó Tiết tẩu tới tiệm thuốc gọi Kính Tế ra chỗ vắng, đưa cái khăn của Kim Liên mà bảo:
- Ngũ nương dặn tôi nói lại rằng cậu đừng giận mà bỏ nhà sang bên Trương cữu ăn cơm như vậy, chỉ thêm phiền. Cậu cứ việc đi đi về về ăn uống cho đầy đủ, nếu không thì lấy tiền bán hàng ra mà ăn.
Đoạn lại lấy thêm năm tiền đưa cho Kính Tế coi mà bảo:
- Cái này là Ngũ nương thưởng cho tôi đấy.
Kính Tế nói:
- Thật là phiền Tiết ma ma nhiều quá.
Nói xong cáo từ. Vừa đi được vài bước thì Tiết tẩu gọi lại mà bảo:
- Còn chuyện này tôi quên nói; hồi nãy hầu chuyện với Đại nương, lúc tôi cáo từ thì Đại nương cho Tú Xuân gọi tôi trở vào bảo là tối nay tôi trở lại đem Xuân Mai đi bán cho nhà khác, vì Xuân Mai toa rập với cậu và Ngũ nương.
Kính Tế hơi giật mình, ngẫm nghĩ rồi bảo:
- Ma ma cứ đem Xuân Mai về nhà, tôi sẽ đến gặp Xuân Mai bàn tính.
Nói xong bước đi.
Tối hôm đó Tiết tẩu tới nhà Tây Môn Khánh, vào gặp Nguyệt nương, Nguyệt nương bảo:
- Hồi trước tôi đưa cho tẩu tẩu mười sáu lạng mua nó thì bây giờ tẩu tẩu cũng bán nó với giá mười sáu lạng cho tôi.
Nói xong quay lại bảo Tiểu Ngọc:
- Ngươi ra bảo nó sửa soạn mà đi, không cho nó mang theo cái gì cả, chỉ mặc quần áo trên người mà thôi.
Tiết tẩu tới gặp Kim Liên bảo:
- Đại nương sai tôi tới lãnh Xuân Mai đem bán, nói là Xuân Mai toa rập với nương nương tác tệ. Lại dặn tôi là phải bán lại đúng giá như cũ.
Kim Liên nghe nói đem Xuân Mai đi bán bàng hoàng không nói được lời nào, chỉ thấy hai hàng lệ dài mãi sau mới bảo:
- Tiết tẩu coi đó, gia gia mất đi, tôi đã sầu khổ bao nhiêu, chỉ có Xuân Mai làm bạn, vậy mà Đại nương lại bắt bán nó đi, thật là người không còn biết tình nghĩa là gì. Đại nương cậy có tí con trai mà coi người khác như đất bùn. Lý Bình Nhi lúc trước cũng vậy mà sau chết cả mẹ lẫn con, cho hay trời cũng có mắt lắm.
Tiết tẩu hỏi:
- Nghe nói lúc sinh tiền, gia gia yêu quý Xuân Mai lắm phải không?
Kim Liên đáp:
- Còn phải nối, Xuân Mai nó đòi một là được mười, nó nói gì gia gia cũng nghe.
Tiết tẩu bảo:
- Nếu vậy thì Đại nương hành động sai lầm rồi. Người được gia gia yêu quý như thế mà nỡ đuổi đi, lại dặn là không cho đem theo gì ngoài quần áo trên người, như vậy thì luân lý xóm giềng họ sẽ nghĩ sao?
Kim Liên hỏi:
- Đại nương dặn tẩu tẩu như vậy phải không?
Tiết tẩu đáp:
- Đại nương không nói với tôi nhưng dặn Tiểu Ngọc như vậy, lại sai Tiểu Ngọc tới đây kiểm soát xem Xuân Mai có đem gì theo không.
Kim Liên không nói gì, chỉ khóc. Xuân Mai đứng nghe từ nãy, nhưng vẫn bình thản như thường, thấy chủ khóc thì bảo:
- Nương nương việc gì phải khóc cho hại sức khỏe, nương nương cứ buồn phiền như vậy rồi thành bệnh, tôi đi rôi lấy ai săn sóc cho nương nương. Đại nương đuổi tôi đi, không cho đem quần áo đồ đạc gì cũng chằng sao, tôi có đến nỗi gì thiếu cơm ăn áo mặc đâu.
Đang nói thì Tiểu Ngọc tới nói:
- Ngũ nương thấy Đại nương hành độg như vậy có lạ không, Xuân Mai hầu hạ Ngũ nương mấy năm nay, bây giờ tự nhiên đem bán đi, lại không cho đem theo thứ gì. Thôi thì Ngũ nương xem có quần áo nào đẹp lấy ra tặng Xuân Mai một hai bộ gọi là kỷ niệm rồi đưa Tiết tẩu cầm giùm chọ Đó cũng là tình chủ tới mầy năm nay.
Kim Liên bảo"
- Ngươi cư xử như vậy mới là người nhân nghĩa.
Tiểu Ngọc nói:
- Thì ở đời có ai biết chắc là mình lúc nào cũng vô sự, vả lại thế tử hồ bi, tình chị em làm sao quên được.
Nói xong tự tay mở rương quần áo của Xuân Mai, lấy ra những đồ trâm thoa, bảo Xuân Mai giấu đi, Kim Liên cũng chọn mấy bộ quần áo đẹp, vài đôi hài, gói lại đưa cho Tiết tẩu giữ giùm. Lại tặng Xuân Mai ít trâm thoa và một cái nhẫn. Tiểu Ngọc cũng rút hai cây trâm trên đầu mình mà tặng Xuân Mai.
Ngoài ra, những quần áo tốt và nữ trang sắm cho Xuân Mai từ trước vẫn để nguyên trong rương, không đụng chạm tới, và sẽ được Tiểu Ngọc đem vào hậu phòng.
Lúc từ biệt, Xuân Mai cúi lạy Kim Liên và vái chào Tiểu Ngọc, mới nước mắt dầm dề. Kim Liên bảo Xuân Mai nên tới chào Nguyệt nương và mọi người, nhưng Tiểu Ngọc xua tay nói là không cần.
Tiết tẩu cũng cáo từ, Xuân Mai theo Tiết tẩu mà đi, không ngoái cổ lại. Tiểu Ngọc nhờ một gia nhân đem rương quần áo đồ đạc của Xuân Mai vào hậu phòng rồi thưa với Nguyệt nương:
- Xuân Mai đi rồi, đi người không, tôi không cho đem theo gì cả. Các thứ trong rương vẫn y nguyên.
Về phần Kim Liên, Xuân Mai đi rồi, Kim Liên thấy trống vắng lạ lùng, nhớ tới lúc trước chuyện gì chủ tớ cũng có nhau, nay nhất đán chia lìa, tránh sao khỏi tiếc nhớ thương tâm, càng nghĩ, nước mắt càng tuôn rơi lã chã...
Hồi 86
Xảy Đàn Tan Nghé
Hôm sau, Kính Tế giả vờ đi công việc, cưỡi lừa tới nhà Tiết tẩu. Tiết tẩu mời vào ngồi uống nước. Tiết tẩu vờ hỏi:
- Cậu tới đây có điều chi dạy bảo không?
Kính Tế đáp:
- Hôm qua tôi nghe nói là Xuân Mai đã ra khỏi nhà họ Tây Môn và đang ở đây. Nhân tiện hôm nay đi lo công việc nên tới thăm.
Tiết tẩu cười:
- Thì Xuân Mai thư thư vẫn còn ở đây với tôi, chưa đi đâu hết.
Kính Tế bảo:
- Nếu vậy thì xin cho tôi được gặp để nói vài câu chuyện.
Tiết tẩu cố tình làm khó:
- Cậu à, chuyện đó thì hôm qua Đại nương không có dặn tôi. Chỉ vì mấy người thông đồng tác tệ nên Đại nương mới bảo tôi lãnh Xuân Mai thư thư ra đem bán. Nay cậu tới đây sớm quá, lỡ ra Đại nương sai người tới hỏi chuyện gì mà bắt gặp thì phiền cho tôi lắm. Đại nương có thể nghĩ là tôi cũng thông đồng với mấy người.
Kính Tế cười khì khì, lấy một lạng bạc mà bảo:
- Có chút đỉnh để ma ma mua trà uống, xin nhận tạm cho, ngày khác sẽ xin hậu tạ.
Tiết tẩu mỉm cười nhận bạc nhưng còn bảo:
- Cậu biết ơn biết nghĩa vậy là quý lắm, nhưng còn chuyện này, tháng chạp năm ngoái tôi túng quá, phải đem đi cầm hai cái gối hoa, nay đã một năm rồi mà chưa chuộc lại được, tiền vốn và tiền lời là tám tiền, cậu chuộc về cho tôi nhé.
Kính Tế đáp:
- Được rồi, để mai tôi chuộc về cho.
Nói xong, đứng dậy dẫn Kính Tế vào phòng trong gặp Xuân Mai, lại lấy ra một bình rựou, hai cái chung và ít thức ăn để hai người dùng.
Xuân Mai bảo Kính Tế:
- Cậu à, chỉ vì cậu mà chủ tới tôi bị người ta ghét bỏ, chịu bao nhiêu khổ sở đắng cay, bây giờ đã đến nông nỗi này rồi đây.
Kính Tế nói:
- Thôi nàng ơi, nàng đã ra khỏi nhà đó thì tôi cũng chằng ở lại lâu đâu. Mỗi người chúng mình cũng phải tìm lấy một con đường sống. Nàng bảo Tiết ma ma tìm cho một gia đình khá giả dễ chịu mà ở. Còn tôi thì tôi cũng phải tính. Có lẽ tôi sẽ lên Đông Kinh, bàn với cha tôi, rồi về đây bỏ con vợ này, chỉ lấy lại những đồ đạc của cải gia đình tôi gửi từ trước mà thôi. Như vậy là xong.
Hai người ăn uống nói chuyện, Tiết tẩu cũng ngồi bên thù tiếp. Tiết tẩu nói:
- Đại nương thế mà độc ác, một người lanh lợi như thư thư đây mà nỡ đuổi ra khỏi nhà, lại không cho đem theo quần áo tư trang gì, như vậy ròi tới nhà khác coi sao được. Đại nương lại còng bắt tôi phải bán lại với gía cũ nữa chứ. Cũng may là là có Tiểu Ngọc thư thư nghĩ tình, bảo Ngũ nương giúp cho ít tư trang quần áo, nếu không, tới nhà khác, lấy gì mà dùng.
Qua mấy tuần rượu, Tiết tẩu bảo con dâu bồng con sang nhà bên cạnh chơi, lại bảo hai người cứ tự nhiên, sau đó thì ra phòng ngoài.
Kính Tế hiểu ý Tiết tẩu, bèn đóng cửa phòng trong lại, rồi dắt Xuân Mai vào giường truy hoan cộng lạc.
Sau vài phút chung chạ, Xuân Mai bảo:
- Chàng phải làm sao mua ra khỏi cái nhà đó đi, lại phải làm sao cho Ngũ nương ra khỏi nhà đó luôn, nếu chàng không sống chung được với chúng tôi thì cũng để tôi được sống với Ngũ nương, chúng tôi đã hẹn là dù thế nào cũng có nhau.
Kính Tế chỉ ậm ừ cho quạ Nói mấy câu chuyện nữa là lại thêm một lần chăn gối lệch mây tụ mưa rơi.
Ngoài này, Tiết tẩu thấy lâu quá, sợ rằng Nguyệt nương có thể sai người tới thình lình, vội vào gõ cửa giục Kính Tế về.
Hôm sau Kính Tế chuộc lại hai cái gối hoa cho Tiết tẩu và đem tới tặng Xuân Mai mấy cái khăn tay, mấy đôi bít tất mùa đông, rồi bỏ tiền ra bảo Tiết tẩu soạn rượu thịt ăn uống.
Hai người đang chén tạc chén thù trong này, thì ngoài kia, Lại An được Nguyệt nương sai tới giục Tiết tẩu mau bán Xuân Mai để đem bạc tới nạp. Lúc vào cũng như lúc ra, Lai An đều để ý tới con lừa của Kính Tế buộc ngoài cửa, bèn về nói lại với Nguyệt nương.
Nguyệt nương giận lắm, sai gọi ngay Tiết tẩu tới mắng như tát nước rồi bảo:
- Ngươi lãnh nó ra để bán mà cứ hẹn nay hẹn ai hẹn lần hẹn lữa, thì ra ngươi giữ nó tại nhà để thằng khốn đó tới làm chuyện tồi bại. Ngươi ăn được của nó được bao nhiêu tiền mà dám làm vậy? nếu ngưoi bán không được thì đem trả con Xuân Mai lại cho ta, ta sẽ nhờ Phùng lão bán, rồi từ nay ngươi cũng đừng vác mặt tới đây nữa.
Tiết tẩu vội mồm năm miệng mười:
- Trời đất quỷ thần ơi, Đại nương giận tôi là sai rồi. Đại nương đã sai tới, tôi đâu dám chậm trễ, chẳng qua là hồii này tôi xui quá, mấy hôm nay tôi đã dẫn Xuân Mai đi mấy nhà, nhưng chẳng nhà nào chịu mua với giá mười sáu lạng cả, làm sao tôi bán được, tôi bán để rồi lấy tiền đâu mà bù cho Đại nương đây.
Nguyệt nương quát lớn:
- Nhưng còn chuyện thằng khốn Kính Tế hồi nãy ăn uống trong nhà ngươi thì sao? gia nhân đã về thưa với ta rõ ràng rồi.
Tiết tẩu vội lấp liếm:
- Oan cho tôi quá Đại nương ơi, nguyên là tháng mười hai năm ngoái tôi có đem cầm hai cái gối hoa tại tiệm nhà ta ở đường Sư Tử, tôi đã nạp tiền chuộc, nhưng chưa kịp lãnh đồ về thì tiệm nhà ta đóng cửa, hôm nay thì cậu Kính Tế đem tới trả tôi. Cậu ấy vội vội vàng vàng, trả lại xong là cưỡi lừa đi ngay, tôi mời uống trà mà không chịu, làm gì có chuyện ăn uống. Có lẽ là chú gia nhân nào đó đặt điều bịa chuyện mà thôi.
Nguyệt nương thấy Tiết tẩu đối đáp trôi chảy thì dịu giọng bảo:
- Ta chỉ sợ thằng khốn đó tìm tới bày chuyện nguyệt hoa làm cản trở công việc mà thôi.
Tiết tẩu cười:
- Dù tôi có là đứa trẻ lên ba cũng không ngu dại gì để cho chuyện đó xảy ra. Vả lại cậu Kính Tế cũng sợ Oai sợ phép Đại nương lắm, có dám đứng lâu đâu, mời trà cũng còn không dám ngồi nán lại uống nữa là. Nhưng nếu nay Đại nương gấp như vậy thì được rồi, để tôi sẽ tới phủ Thủ bị, vì nghe đâu Chu lão gia đang cần mua một a hoàn với giá mười hai lạng, tôi nói xem Chu lão gia có chịu thêm một hai lạng hay không. Chu lão gia từng dùng tiệc tại quý phủ đây, tất biết rõ nhan sắc xinh đẹp và tài ba đàn hát của Xuân Mai, có lẽ chằng tiếc gì một hai lạng mà trả thêm.
Nói xong cáo từ mà về.
Sáng hôm sau, Xuân Mai trang điểm lộng lẫy, thoa cài trâm giắt, mặc áo đọan hồng đọan xanh, đi hài loan, ngồi kiệu theo Tiết tẩu tới phủ Chu Thủ bị.
Chu Thủ bị thấy Xuân Mai có vẻ đẹp hơn hồi còn ở nhà Tây Môn Khánh thì mừng lắm. Trả giá giờ lâu, Chu Thủ bị bằng lòng mua với gia năm chục lạng.
Tiết tẩu tới gặp Nguyệt nương nói:
- Chu lão gia bằng lòng với giá mười ba lạng, ấy là tôi phải nói mãi đấy.
Nói xong lấy ra mười ba lạng bạc đưa cho Nguyệt nương, lại đưa ra một lạng nữa mà khoe:
- Đây là Chu lão gia thưởng công cho tôi, còn Đại nương không thưởng gì cho tôi sao?
Nguyệt nương biết là không thể từ chối được, đành phải lấy năm tiền mà chọ Tiết tẩu hý hửng ra về, vì như vậy là chỉ trong một lúc mà kiếm được tới ba mươi bảy lạng bạc.
Thế mới biết cái nghề mối lái, người nào cũng như người nào, toàn một giống mê tiền ham bạc mà thôi.
Về phần Kinh Tế, thấy Xuân Mai đã bị bán, Kim Liên thì xa cách, trong lòng sầu khổ lắm. Nguyệt nương thì chằng thèm để ý gì tới Kính Tế, cửa ngỏ ngày đêm vẫn nghiêm cẩn, tối tối Nguyệt nương thân cầm đèn đi kiểm soát các nơi trong nhà. Do đó Kính Tế không xoay trở gì được, chỉ còn biết gây gổ với vợ, mắng chửi rầm rĩ, lại nói:
- Tôi là con rể trong nhà này, nhưng không ăn của ai, gia đình nàng hiện còn giữ của tôi mấy rương kim ngân tiền của. Nàng là vợ tôi, đã không biết giữ của cho tôi còn dám bảo là tôi sống nhờ ăn hại, ai sống nhờ ăn hại của ai thì biết đấy.
Tây Môn Đại thư chỉ biết khóc.
Mấy hôm sau là tới ngày hai mưoi bảy tháng mười một, sinh nhật của Ngọc Lâu, Ngọc Lâu bớt ra ít đồ ăn, bảo Xuân Hồng đem ra ngoài tiệm cho Kính Tế và Phó quản lý, nhưng Nguyệt nương ngăn lại mà bảo:
- Nó là thằng không biết điều, mặc kệ nó, không phải lo lắng gì cho nó. Nếu muốn cho Phó quản lý thì đem tới nhà mà cho, Phó quản lý về nhà sẽ ăn, còn thằng khốn đó thì thừa cũng không cho nó ăn.
Tuy Nguyệt nương nói vậy nhưng Ngọc Lâu không nghe, cứ ngầm sai Xuân Hồng đem rượu thịt ra tiệm.
Kính Tế và Phó quản lý cùng ăn uống. Phó quản lý chỉ nhấm nháp đôi chút, gần như một mình Kính Tế uống hết cả một vò rượu, nhưng cũng chưa đủ, sai Lai An về lấy thêm. Phó quản lý bảo:
- Thôi không cần lấy thêm nữa, như vậy là đủ rồi. Tôi cũng không uống nữa đâu.
Kính Tế không chịu, bắt Lai An phải về lấy rượu.
Lát sau Lai An trở lại nói:
- Nhà không có rượu.
Kính Tế giận lắm, bỏ tiền ra sai người mua rượu rồi mắng Lai An:
- Thằng khốn đừng có nói láo, chủ mày đã coi rẻ tao, bây giờ chúng mày là kẻ ăn đứa ở cũng ra mặt khinh bỉ tao nữa hay sao? tao là con rể trong nhà, nhưng chưa từng ăn một hột cơm uống một hớp rượu của nhà vợ. Gia gia lúc sinh tiền quý mến tao biết chừng nào, vậy mà gia gia chết đi, Đại nương lại đem lòng rẻ rúng khinh khi tao. Mọi việc trong nhà chỉ sai người ở chứ không thèm nhờ tao. Chủ mày coi tao không bằng người ở nên người ở như mày mới khinh tao chứ gỉ nhưng tao nói cho mà biết, tao không sợ gì đâu.
Phó quản lý vội khuyên can:
- Thôi cậu ơi, sao cậu lại nói vậy? Đại nương không quý cậu tin cậu thì quý ai tin ai bây giờ? chắc là trong nhà từ khi gia gia thất lộc thì nhiều chuyện này kia bận rộn nên cũng có điều thiết sót đấy thôi. Cậu nói vậy, nhà có ngạch vách có tai không tiện. Chắc là cậu say nên nóng nẩy vậy thôi.
Kính Tế bảo:
- Phó thúc thúc ơi, tôi uống rượu thì uống chứ việc nào ra việc ấy, rượu thì ở trong bụng mà việc thì ở trong đầu, không lẫn lộn được đâu. Mẹ kế của vợ tôi nghe lời đứa tiểu nhân mà gây chuyện được thị phi, ra mặt khinh rẻ tôi. Người ta tưởng là có thể hại được tôi nhưng tôi cũng có thể hại lại người ta chứ. Người ta tưởng rằng tôi có thể bị đưa lên quan vì tôi gian dâm với tiểu thiếp của cha vợ, nhưng biết đâu là tôi có thể trước hết bỏ con gái nhà người ta, không chịu lấy làm vợ nữa, sau đó tôi sẽ làm đơn, một lá đưa lên quan tại đây, một lá đưa lên tận kinh đô, tố cáo người ta đã sang đọat những rương kim ngân tiền bạc mà tôi đem gửi. Lúc đó thi nhà cửa này, tiệm buôn này chỉ còn nước mà bán hết đi mà hầu kiện. Nhưng nói cho cùng, tôi chỉ muốn khuấy nước chơi chứ đâu muốn bắt cá. Cho nên, biết điều ra thì nên đối xử với tôi đàng hoàng tử tế như xưa, như vậy lại còn có lợi hơn.
Phó quản lý thấy Kính Tế nói vậy thì bảo:
- Thôi, chắc là cậu quá say rồi. Uống rượu vào là ăn nói chằng chịu giữ gìn.
Kính Tế trừng mắt mắng:
- Đồ chó chết, sao dám bảo la ta say? ta việc gì phải giữ gìn. Ta là rể, tức cũng như khách của nhà này, còn ngươi chẳng qua chỉ là tên quản lý, cũng định học thói khinh rẻ ta hay sao? này, ta nói cho mà biết, trong bao nhiêu năm nay, ngươi bòn rút giấu giếm bao nhiêu tiền bạc của nhà vợ ta là ta biết hết, bây giờ cơm đầy bụng tiền đầy túi, lại định giở trò hất ta ra để tranh quyền buôn bán một mình phải không? nay mai ta làm đơn kiện, cũng sẽ ghi tên ngươi vào, tố cáo tội trạng của ngươi cho mà coi.
Phó quản lý vốn tính nhút nhát, thấy vậy bèn đứng dậy rút êm về nhà. Kính Tế cũng nằm lăn ra mà ngủ. Gia nhân thu dọn bát đĩa rồi đóng cửa hàng.
Sáng sớm hôm sau Phó quản lý đã tới gặp Nguyệt nương kể hết những lời Kính Tế nói hôm qua, rồi khóc lóc xin thôi việc, trao lại tiền bạc sổ sách, Nguyệt nương ôn tồn bảo:
- Quản lý à, ngươi cứ yên tâm lo buôn bán, đừng để ý tới thằng khốn đó làm gì. Nó như đống rác thối, bới ra chỉ tổ thối thêm mà thôi. Để ta nói cho ngươi được haỵ Hay trước nhà nó vì chuyện quan mà phải chạy trốn, vợ chồng nó tới đây ở nhờ, chứ làm gì có kim ngân tiền bạc nào, chỉ có vài rương quần áo đồ đạc đem theo mà thôi. Cha nó trốn tránh sợ tội, nhờ lão gia nhà này lo cho, bây giờ mới được sống yên ổn ở kinh. Lúc nó tới đây, chỉ mới mười sáu mười bảy tuổi, chỉ như một đứa con nít, nào đã biết gì, bây giờ nhờ bên vợ nuôi nấng dạy bảo, mới lớn khôn biết buôn biết bán như ngày naỵ Vậy mà nó định lấy ân lám oán hay sao? nhưng dù nó có ăn nói hay hành động gì chăng nữa thì cũng để trời đất xét xử cho nó. Quản lý à, ngươi cứ nghe lời ta chăm chỉ buôn bán làm ăn, tự nhiên nó sẽ hổ thẹn.
Phó quản lý nghe vậy cũng được yên tâm.
Một hôm, trong nhà có việc, mọi người lớn nhỏ tề tựu cả tại đại sảnh, nhũ mẫu Như Ý một tay bồng Hiếu ca nhi, một tay đem bình trà ra rót cho Phó quản lý. Hiếu ca nhi cứ nhèo nhẹo khóc. Kính Tế ngồi cạnh bảo:
- Này, đừng có khóc, chóng ngoan.
Hiếu ca nhi nín khóc, trố mắt nhìn Kính Tế. Kính Tế nửa nạc nửa mỡ bảo mọi người:
- Thằng nhỏ này có giống con tôi đẻ ra không? tôi bảo nso nín là nó nín ngay.
Mọi người nghe câun nói của Kính Tế, kẻ giật mình, người khó chịu, Như Ý bảo:
- Cậu này ăn nói hay quá nhỉ, để tôi vào thưa lại với Đại nương mới được.
Kính Tế đứng dậy đạp cho Như Ý một đạp rồi nửa đùa nửa thật:
- Này, ngươi mà nói gì là ta đánh chết đó.
Như Ý bồng Hiếu ca vào trong khóc lóc kể lại lời nói hỗn của Kính Tế. Nguyệt Nương đang ngồi chải đầu trước gương, nghe Như Ý kể lại như vậy thì giận uất lên, ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Tiểu Ngọc và Như Ý hoảng lên, vừa vực Nguyệt nương lên giường, vừa tri hô rầm rĩ.
Tuyết Nga nấu nước gừng đổ cho Nguyệt nương, lúc sau thì Nguyệt nương dần dần tỉnh lại, nức nở khóc mà không nói được lời nào.
Như Ý kể lại lời nói hỗn của Kính Tế cho Ngọc Lâu và Tuyết Nga nghe, rồi nói thêm:
- Đã vậy mà cậu ta còn đạp tôi một đạp, khiến tôi cũng giận muốn chết.
Lát sau mọi người tản mát hết, Tuyết Nga mới ngồi cạnh Nguyệt nương nói nhỏ:
- Đại nương không nên giận như vậy, giận thì vừa mệt mình, vừa sinh chuyện lôi thôi. Thằng khốn kiếm chuyện hỗn láo chỉ vì nó tức là không được tới lui với con dâm phụ họ Phan. Điệu này thì nó dám kiếm chuyện lôi thôi chứ không đâu, mình mà tỏ ra nhát sợ là nó lấn lướt. Người ta cứ bảo là ném chuột sợ vỡ lọ quý, tôi cũng thương Đại thư lắm, nhưng gặp đứa khốn nạn như vậy thì chẳng còn cách gì hơn là lừa gọi nó vào trong này, sai gia nhân đánh cho nó một trận nhừ tử, rồi đuổi nó về nhà nó, hạng người như thế mà giữ lại làm gì. Sau đó thì gọi con mụ họ Vương mở quán trà khi trước, giao trả con dâm phụ Kim Liên để tùy gả hay bán cho nhà khác. Con dâm phụ đó mình để ở nhà chỉ gây thêm tai hoa. mà thôi, biết đâu nay mai nó chằng thêm chuyện này chuyện khác.
Nguyệt nương ngẫm nghĩ rồi bảo:
- Tứ muội nói cũng đúng.
Thế là đêm đó hai người bàn định xong xuôi.
Sáng hôm sau, Nguyệt nương cho mai phục a hoàn gia nhân, bảy tám người đứng sau rèm, người nào cũng cầm roi cầm gậy, rồi sai Lai An đi gọi Kính Tế, bảo là vào có chuyện cần nói.
Kính Tế vào tới hậu phòng thì lập tức các cổng ngõ được khóa lại. Nguyệt nương bắt Kính Tế quỳ trước mặt mình rồi quát bảo:
- Mày biết tội mày chưa?
Kính Tế không chịu quỳ, mà vênh mặt lên không thèm trả lời. Nguyệt nương nổi giận, hô lên một tiếng, tức thì Tuyết Nga và vợ Lai Hưng, vợ Lai Chiêu, con lớn của Lai Chiêu, Tiểu Ngọc, Tú Xuan, sáu bảy người tay roi tay gậy ào ra vây lấy Kính Tế mà đán túi bụi Kính Tế tuy là đàn ông, nhưng một mình khó địch nổi sáu bảy người đàn bà, lại nữa tay không làm sao chống lại được với roi gậy, do đó bị đánh một trận bò lên bò càng dưới đất, đứng lên không nổi. Tây Môn Đại thư có mặt nhưng chỉ đứng tránh qua một bên chứ không tiếp cứu chồng.
Kính Tế đau quá không biết làm sao, bèn tụt ngay quần ra, tồng ngồng giữa nhà. Đám đàn bà con gái thấy vậy thì bỏ cả roi quảng cả gậy mà chạy vào trong.
Nguyệt nương vừa tức giận vừa buồn cười, lớn tiếng mắng:
- Thằng côn đồ khốn nạn kia, mày dám làm trò đó hay sao?
Kính Tế tự giải vây nhờ mẹo vặt, bèn đứng dậy xốc quần chạy mất.
Nguyệt nương gọi gia nhân vào bảo:
- Ra bảo thằng Kính Tế giao phó sổ sách đàng hòang cho Phó quản lý rồi ra khỏi nhà này.
Kính Tế cũng biết là đến nước này thì không thể ở lại được, bèn về phòng thu xếp quần áo hành lý, ra khỏi nhà ngay, chằng thèm tính toán sổ sách gì. Ra khỏi nhà vợ, Kính Tế đến tá túc tại nhà cậu họ Trương.
Về phần Kim Liên, nghe tin Kính Tế bị vây đánh nhừ tử rồi đuổi đi, trong lòng càng thêm ưu phiền khổ não.
Hôm sau, Nguyệt nương cho gọi Vương bà tới.
Vương bà thì từ hồi con trai là Vương Triều buôn bán ở Hoài Thượng tới nay, trong nhà cũng có cả trăm lạng bạc, do đó không mở quán bán trà nữa, mà mở tiệm bán đồ đồng như lư đinh mâm thau.
Nghe gia nhân của Tây Môn Khánh tới gọi, Vương bà vội mặc áo đi ngaỵ Người được sai đi gọi Vương bà là Đại An. Đại An cùng Vương bà đi một lượt. Trên đường đi, Vương bà bảo Đại An;
- Lâu lắm, không gặp chú em, đã có vợ con gì chưa?
Đại An đáp:
- Vợ con ở đâu mà có.
Vương bà hỏi:
- Gia gia mất rồi thì ai trong nhà cho gọi tôi vậy? hay là Ngũ nương sinh con trai, gọi tôi tới để bồng.
Đại An đáp:
- Ngũ nương nhà tôi không có đẻ đái gì hết, mà chỉ tằng tịu với ông con rể trong nhà thôi. Hôm nay Đại nương cho gọi lão tới là để lãnh Ngũ nương ra chứ chẳng có chuyện gì hết.
Vương bà kêu lên:
- Trời đất quỷ thần ơi, Ngũ nương mà có hành động của loài dâm phụ như vậy sao? gia gia thất lộc đi rồi thì phải thủ tiết chứ. Nhưng đã là dâm phụ thì làm sao mà thủ tiết được. À mà cậu rể đó họ gì?
Đại An đáp:
- Họ Trần, tên Kính Tế.
Vương bà nói:
- Con dâm phụ thế thì tệ thật, đến ngay với tôi đây là người mai người mối mà nó đối xử cũng chẳng ra gì. Năm ngoái tôi tới vì vụ Hà Cửu, có ghé thăm thì chỉ được một chung trà nguội mà thôi. Lúc làm mai con dâm phụ đó cho lão gia, tôi những tưởng nó phải ở trong nhà lão gia tới trọn đời, ngờ đâu lại có ngày phải tới lãnh nó ra như hôm nay.
Đại An nói:
- Ngũ nương và cậu rể làm chuyện đồi bại, Đại nương tôi đã khuyên dạy nhiều lần mà không được. Vừa rồi cậu ta làm cho Đại nương giận tới ngất đi, nên Đại nương đã đuổi đi rồi. Chỉ còn Ngũ nương thì bây giờ mời lão tới lãnh ra đây.
Vương bà bảo:
- Lúc tới thì ngồi kiệu, bây giờ đi cũng phải gọi một cỗ kiệu tới rước mới được. Lúc tới có rương hòm đồ đạc thì lúc ra cũng nên cho đem theo.
Đại An đáp:
- Cái đó thì còn tùy Đại nương tôi, tôi làm sao biết được.
Tới nơi, Đại An dẫn Vương bà vào hậu phòng gặp Nguyệt nương. Vương bà lạy chào. Nguyệt nương mời ngôi dùng trà rồi bảo:
- Lão Vương à, nếu vô sự thì đã không mời lão tới đây làm gì.
Đọan kể hết chuyện Kim Liên và Kính Tế cho Vương bà nghe, rồi nói tiếp:
- Bây giờ thì nhờ lão lãnh nó ra, tùy lão gả bán cho nhà nào cũng được. Lão gia tôi thất lộc đi rồi, giữ của nợ đó trong nhà chỉ thêm rước lấy sự chê cười của thiên hạ mà thôi. Lão gia tôi sinh thời đem nó về nhà tốn kém biết bao nhiêu tiền của, không biết thế nào mà tính, nên bây giờ tùy lão, bán được bao nhiêu thì bán, xong rồi sớm giao hoàn tiền bạc cho tôi, để tôi lấy tiền đó làm lễ tụng kinh cho lão gia, chứ bây giờ không như ngày trước, tôi cũng túng bấn lắm.
Vương bà cười:
- Đại nương dạy vậy chứ Đại nương đâu thiếu gì tiền mà phải cần tới món tiền đo, chằng qua là Đại nương muốn tống cái họa đó ra khỏi nhà cho sớm mà thôi. Nhưng Đại nương đã dạy như vậy thì để tôi xin cố.
Vương bà ngừng lại ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp:
- Hôm nay là ngày tốt, lãnh ra ngay cũng được, tuy nhiên có điều này thưa với Đại nương. Lúc con dâm phụ đó tới quý phủ đây thì cũng có rương hòm đồ đạc đem theo, lại ngồi kiệu mà tới, vậy xin Đại nương cho gọi kiệu và cho phép đem quần áo đồ đạc, cho người ngoài khỏi chê cười.
Nguyệt nương bảo:
- Cho đem theo một cái rương, còn không cho ngồi kiệu.
Tiểu Ngọc đứng bên nói:
- Đai nương giận mà dạy vậy, chứ cũng nên cho gọi một cỗ kiệu đưa Ngũ nương ra, đến làm sao thì đi làm vậy cho đôi bên hàng phố khỏi chê cười.
Nguyệt nương không nói gì, chỉ sai Tú Xuân gọi Kim Liên vào.
Kim Liên vừa bước vào, nhìn thấy Vương bà thì đã chột dạ, nhưng cũng lạy chào Nguyệt nương, vái chào Vương bà rồi ngồi xuống một bên. Nguyệt nương im lặng. Vương bà mở lời:
- Hôm nay Đại nương cho gọi tôi tới đây để lãnh nương tử ra, xin nương tử thu xếp đồ đạc mau mau cho.
Kim Liên bình tĩnh:
- Lão gia thất lộc chưa được bao lâu, tôi có tội tình gì mà nay đuổi tôi như thế này?
Vương bà bảo:
- Nương tử không nên nói vậy, theo tôi cứ im lặng là hơn. Người ta thường nói, rắn chui đầu thì rắn biết, cho nên nương tử làm gì thì nương tử biết, sao lại hỏi người khác? vả lại với ai chứ với tôi thì nương tử chằng cần phải dùng tới xảo ngữ ngoa ngôn làm gì, mà cũng chằng cần phải nhiều lời nữa.
Kim Liên thấy ngay thế bất lợi của mình, biết là không thể ở lại được nữa, bèn ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Nguyệt nương mà bảo:
- Đại nương chẳng nên ỷ thế mà đối xử cạn tàu ráo máng. Tôi làm thiếp ở nhà này suốt mấy năm nay chứ không phải một ngày một buổi gì, vậy mà Đại nương lại tin lời của đứa ăn kẻ ở để hành động tuyệt tình đoạn nghĩa như thế này. Đại nương đuổi tôi đi, tôi sẽ đi, chỉ mong là Đại nương thủ tiết được tới già mà thôi.
Nguyệt nương không nói gì, chỉ đứng dậy, xuống phòng Kim Liên kiểm tra đồ đạc, cho Kim Liên hai cái rương, bốn bộ quần áo , vài món trâm thoa nữ trang, một cái chăn và hai đôi hài. Còn bao nhiêu thì sai Thu Cúc thu dọn hết đem vào hậu phòng. Xong xuôi Nguyệt nương khoá trái phòng Kim Liên lại.
Kim Liên trang điểm sơ sài, tới trước bàn thờ Tây Môn Khánh khóc lóc một hồi, rồi trở lại lạy từ Nguyệt nương, sau đó vào chào Ngọc Lâu, cho trọn tình chị em trong bấy lâu naỵ Trước phút phân ly, cả hai cùng khóc. Ngọc Lâu lén cho Kim Liên một cặp trâm vàng, một bộ quần áo bằng đoạn, rồi bảo:
- Thư thư à, tôi với thư thư gần ít xa nhiều, chằng biết bao giờ có dịp gặp lại nhau, thôi thì thư thư tìm nhà nào khá giả mà tiến thân, chừng nào yên chỗ rồi thì sai người về đây nói cho tôi biết, tôi sẽ lựa dịp tới thăm.
Nói xong nước mắt ròng ròng. Kim Liên cũng khóc như mưa.
Tiểu Ngọc tìm đến, lén tặng Kim Liên một chiếc thoa bạc. Kim Liên bảo:
- Cảm ơn em đã có chút tình với ta.
Trong khi đó, Vương bà đã gọi người đem đồ đạc của Kim Liên đi trước. Lúc Kim Liên ra thì chỉ có Ngọc Lâu và Tiểu Ngọc tiễn cổng, một cỗ kiệu nhỏ đã đợi sẵn, Kim Liên gạt lệ bước lên kiệu về nhà Vương bà.
Con trai Vương bà là Vương Triều bây giờ đã trưởng thành, rõ ra là người đàn ông mạnh khỏe, hiện cũng chưa có vợ. Từ ngày Kim Liên về ở với Vương bà thì Vương Triều dọn giường ngủ của mình ra phòng ngoài, Kim Liên ở với Vương bà tại phòng trong. Ngày ngày, Kim Liên nhàn nhã ra vào, không soi gương đánh phấn thì lại lấy đàn tỳ bà ra đàn hát. Những lúc Vương bà vắng nhà thì Kim Liên thường cùng Vương Triều đánh bài đánh cờ tiêu khiển. Hai người trước còn lả lơi sau thành gối chăn. Đêm đêm, lúc Vương bà ngủ say, Kim Liên lại ra phòng ngoài ngủ với Vương Triều.
Một hôm Kính Tế dò hỏi, biết là Kim Liên đang tá túc tại nhà Vương bà, bèn đem hai xâu tiền đồng mà tìm tới. Vương bà đang quét tước trước cửa nhà thì Kính Tế bước tới trước mặt vái chào. Vương bà hỏi:
- Chú em đây là ai vậy? tới có chuyện gì?
Kính Tế đáp:
- Xin cho vào nhà thưa chuyện.
Vương bà mời vào nhà ngồi, Kính Tế nói:
- Tôi tới đây hỏi thăm một vị nương tử mới ở nhà Tây Môn đại quan nhân ra ít ngày nay.
Vương bà e dè hỏi:
- Xin lỗi, cậu là ai?
Kính Tế cười:
- Chằng giấu gì lão, tôi là em trai của Phan nương nương đây.
Vương bà nheo mắt nhìn kỹ nhìn Kính Tế đầu tới chân rồi bảo;
- Phan nương tử có em trai em gái gì đâu, cậu đừng có dối lão. Cậu chắc ra con rể của đại quan nhân đây mà, không lừa lão nổi đâu.
Kính Tế cười khì khì móc ra hai xâu tiền đồng để lên bàn mà bảo:
- Có chút đỉnh để lão bà mua trà uống. Xin lão bà cho chúng tôi gặp mặt ngày khác xin hậu tạ.
Vương bà đỏng đảnh:
- Tiền bạc ơn nghĩa gì, Đại nương đã dặn tôi là không cho ai được gặp Kim Liên trước khi gả bán. Bây giờ cậu muốn gặp thì phải cho lão năm lạng, gặp hai lần thì cho mười lạng, nghĩa là cứ một lần gặp là năm lạng, thì lão mới thuận. Còn nếu cậu muốn cưới về thì xin cho đủ trăm lạng, ấy là tiền mai mối lão không tính đâu. Chứ còn hai xâu tiền đồng này, thời buổi bây giờ mà làm được cái gì.
Kính Tế thấy Vương bà ham tiền làm khó, bèn rút cây trâm bạc chừng năm tiền trên đầu xuống, rồi quỳ ngay trước mặt Vương bà mà nói:
- Xin lão bà nhận tạm giùm vật này, hôm khác sẽ đưa thêm một lạng nữa, quyết chẳng dám sai lời. Chỉ xin lão bà cho chúng tôi gặp mặt nói vài câu chuyện mà thôi.
Vương bà đưa ta nhận cây trâm, rồi vơ luôn cả hai xâu tiền trên bàn, đọan dặn:
- Bây giờ cậu vào trong gặp gỡ chuyện trò rồi ra sớm sớm gìum tôi, đừng có ở trong đó mà cà kê dê ngỗng dông dài. Còn một lạng bạc cậu hứa đó, ngày mai nhớ đem đến cho, quên là không được đâu đấy.
Nói xong vén rèm cho Kính Tế vào.
Kim Liên thấy Kính Tế thì mừng lắm, nhưng lại oán trách:
- Vì chàng mà bây giờ tôi ra nông nỗi này, không nơi ăn ở chằng chón nương tựa. Rồi từ hôm đó tới nay chẳng thấy tăm hơi bóng dáng chàng đâu. Thử hỏi vì ai mà chủ tớ tôi phải bơ vơ lạc lõng mỗi người một ngả như thế này?
Nói xong thì nắm áo Kính Tế mà khóc. Vương bà ở ngoài nói vọng vào:
- Đừng có khóc, coi chừng có người ngoài nghe được đấy.
Kính Tế bảo:
- Nàng ơi, nàng vì tôi mà chịu khổ nhục, nhưng tôi cũng vì nàng mà bị một trận đòn chí tử rồi bị đuổi ra khỏi nhà đó rồi. Còn nàng trách tôi không tới, chỉ vì tôi không được tin tức gì. Mãi hôm qua tới nhà Tiết tẩu hỏi thăm mới biết Xuân Mai bây giờ đã yên ổn tại phủ Chu Thủ bị, còn nàng thì tá túc tại đây. Cho nên hôm nay tôi phải tìm gặp nàng ngay để bàn tình cùng nàng. Hai đứa mình ân nặng tình sâu khó thể chia lìa, bây giờ tôi tính là trước hết bỏ con vợ đó, sau tìm cách đòi lại tiền bạc của cải mà tôi đã gửi tại nhà đó. Nếu bên đó không chịu trả thì tôi sẽ lên Đông Kinh làm đơn tố cáo, lúc đó dù có hai tay bưng trả tôi thì cũng đã muộn. Rồi một mặt toi giả tên họ, cưới nàng về để hai đứa được sống với nhau lâu dài trong nghĩa vợ chồng. Nàng nghĩ thế nào?
Kim Liên bảo:
- Như chàng biết đó, Vương lão bà đòi đủ một trăm lạng, liệu chàng có đủ số bạc đó ngay không?
Kính Tế bảo:
- Sao đòi nhiều quá vậy?
Vương bà từ nãy vẫn lắng nghe hai người nói chuyện bên trong, vội nói vọng vào:
- Vậy đâu có nhiều. Bà mẹ vợ của cậu nói rằng lúc trước cha vợ cậu cưới Kim Liên về, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, nhưng bây giờ chỉ đòi đủ một trăm lạng mà thôi, do đó, không thể thiếu một tiền một lạng nào cả. Tiền công của tôi là không tính đấy.
Nói xong bước vào phòng trong cùng ngồi, Kính Tế nói:
- Chằng giấu gí lão, hiện tôi và Kim Liên khăng khít quá rồi, chia lìa không nổi, nguyện mong lão bà nghĩ lại mà bớt cho bốn năm chục lạng mới được. Tôi sẽ vay mượn cậu mợ tôi, rồi mua một căn nhà nhỏ, chừng ba gian để cưới Kim Liên về chung sống. Lão bà nghĩ lại xem có thể nhân nhượng mà giúp cho chăng?
Vương bà cong cớn:
- Đừng nói gì năm sáu chục lạng, cậu cứ thử trả tám chục lạng xem Kim Liên đã về tay cậu chưa. Tôi nói cho mà biết, mới hôm qua đây này, Hà quan nhân buôn bán tơ lụa ở Hồ Châu trả bảy chục lạng, rồi Trương Nhị lão gia trả tám chục lạng, rồi quan Đề hình sai hai viên Tiết cấp trả tám chục lạng, nhưng tôi đều từ chối cả. Cậu còn trẻ, tôi không dám nói nhiều sợ tổn thương tới cậu, chứ cỡ như cậu thì khó lòng lắm.
Nói xong ngoe nguẩy bỏ đi, vừa đi vừa cười khảy bảo:
- Đời thuở nhà ai, con rể đòi đi cưới mẹ vợ, lại còn đến đây ăn nói nghe rác cả tai.
Kính Tế vội chạy theo níu Vương bà lại quỳ xuống nói:
- Thôi được, tôi bằng lòng trả đủ trăm lạng, nhưng xin lão bà hãy chậm chậm lại ít ngày, tôi về nhà cho tôi ở Đông Kinh lấy tiền mới có.
Kim Liên cũng nói:
- Nếu chàng thực tâm thì mau mau lo bạc cưới tôi đi, nếu chậm thì tôi về nhà người khác mất, không sống với chàng được đâu.
Kính Tế đứng dậy bảo:
- Nàng yên tâm, tôi đi bất kể ngày đêm thì chỉ chừng mười ngày là về đây rồi, không trễ đâu.
Vương bà dặn:
- Mất lòng trước, được lòng sau, công của tôi là mười lạng, cậu phải trả đủ, không tính vào một trăm lạng đó, ấy tôi cứ nói trước cho phân minh, kẻo sau này lại lôi thôi.
Kính Tế bảo:
- Cái đó dĩ nhiên, ơn lão bà tôi phải báo đáp chứ.
Nói xong vái chào Vương bà, từ biệt Kim Liên về nhà cậu sửa soạn hành lý.
Canh năm hôm sau, Kính Tế lên đường trực chỉ Đông Kinh.
Hồi 87
Người Về Trả Oán
Sau khi đuổi Kim Liên ra khỏi nhà, Nguyệt nương sai Xuân Hồng đi gọi Tiết tẩu tới để lãnh Thu Cúc ra đem bán.
Trên đường đi, Xuân Hồng tình cờ gặp Ứng Bá tước, Bá tước hỏi:
- Ngươi đi đâu vậy?
Xuân Hồng đáp:
- Đại nương sai tôi đi gọi bà mối Tiết tẩu tới.
Bá tước hỏi tiếp:
- Gọi tới làm gì vậy?
Xuân Hồng đáp:
- Để đem bán con a hoàn Thu Cúc, a hoàn cũ của Ngũ nương đó.
Bá tước lại hỏi:
- Còn Ngũ nương làm sao lại bị đuổi vậy?
Xuân Hồng đáp:
- Vì Ngũ nương tằng tịu với cậu Kính Tế, Đại nương biết được, trước hết cho đem bán Xuân Mai, tiếp đó thì đánh cho cậu Kính Tế một trận rồi đuổi ra khỏi nhà, sau cùng thì đuổi Ngũ nương đi.
Bá tước nghe xong gật gù bảo:
- Thì ra Ngũ nương thông gian với Kính Tế, thật không còn trời đất nào nữa.
Đoạn hỏi Xuân Hồng:
- Gia gia ngươi mất rồi, ngươi còn ở đó làm gì? ngươi có tính về Nam với chủ cũ hay là ngươi có tính đến nhà khác không?
Xuân Hồng đáp:
- Nhị gia hỏi cũng đúng. Sau ngày gia gia tôi mất thì Đại nương nghiêm khắc riết róng trong mọi việc, mấy cửa tiệm cũng dẹp đi, nhà cửa ở ngoài cũng bán đi, tiền bạc các nơi thâu góp hết lại, gia nhân trong nhà thì cứ thải hồi dần dần cho bớt miệng ăn. Cầm Đồng, Họa Đồng cũng bỏ đi rồi. Tôi muốn về Nam nhưng không ai dẫn về, mà muốn tìm chủ khác ở đây thì không ai mách bảo, biết làm sao?
Bá tước bảo:
- Đồ ngốc, không có người này thì có người kia chứ sao, vả lại thiên sơn vạn hải, ngươi mò về Nam làm gì, mày có tài ca hát, lo gì không tìm được chủ mới giàu có cao sang. Thôi để ta chỉ cho, hiện Trương Nhị lão gia tại huyện này, gìau nứt đố đổ vách, lại sắp làm chức Chưởng hình thiên hộ thay thế cho gia gia ngươi tại sở Đề hình này. Hiện Nhị nương của ngươi trước đã trở thành nhị phòng của Trương lão gia. Lão già thấy ngươi mặt mũi dễ coi, lại giỏi hát Nam khúc thì thế nào cũng trọng dụng, cho ngươi làm gia nhân thân tín, chẳng hơn là ở lại với chủ cũ hay sao? Trương lão gia tính tình lại tốt, người hãy còn trẻ, ngươi mà được vào hầu hạ thì phúc bảy mươi đời đấy.
Xuân Hồng nghe xong, sụp xuống ngay giữa đường lạy như tế sao mà nói:
- Nếu vậy thì xin nhị gia làm ơn làm phúc tiến dẫn cho, xong việc tôi sẽ có lễ tạ Ơn nhị gia.
Bá tước lôi Xuân Hồng dậy mà bảo:
- Đồ ngốc, mày có đứng dậy không, giữa đường giữa chợ mà làm gì vậy? tao chỉ quen giúp người, há lại mong mày trả ơn hay sao? mày làm gì mà có tiền.
Xuân Hồng lại hỏi:
- Nhưng nếu tôi bỏ đi, Đại nương cho người tìm thì sao?
Bá tước bảo:
- Không sao, để tao nói với Trương lão gia, viết thiếp và cho đem một lạng bạc tới để hỏi mua mày, Đại nương ở nhà thấy vậy đã chẳng dám nhận tiền, mà còn hai tay dẫn mày sang với Trương lão gia là khác.
Xuân Hồng mừng lắm, cám ơn Bá tước rồi cáo từ để tới nhà Tiết tẩu.
Tiết tẩu lãnh Thu Cúc ra chỉ bán được năm lạng, giao lại cho Nguyệt nương.
Hôm sau, Bá tước hẹn Xuân Hồng rồi dẫn tới ra mắt Trương Nhị. Trương Nhị thấy Xuân Hồng mặt mày thanh tú, lại giỏi hát Nam khúc thì hài lòng lắm, thâu nhận ngaỵ Lại theo Bá tước, viết thiếp và gói vài lạng bạc sai người đưa tới cho Nguyệt nương.
Hôm đó Nguyệt nương dọn rượu đãi Phạm thị, vợ Vân chỉ huy.
Nguyên là Vân chỉ huy được bổ làm Tả vệ đồng tri tại huyện Thanh Hà, thấy Tây Môn Khánh đã chết, Nguyệt nương ở goá nuôi con, trong nhà tiền bạc của cải cũng nhiều, lại nhân lúc trước Nguyệt nương và Phạm thị chỉ bụng kết làm thân gia, nay Nguyệt nương sinh con trai, mà Phạm thị cũng sinh con gái được mấy tháng, bèn bảo Phạm thị soạn lễ vật thật hậu tới, nhắc lại lời hứa hôn lúc trước. Nguyệt nương vui mừng lắm, dọn tiệc thết đãi, bàn chuyện hôn nhân cho hai đứa trẻ. Nguyệt nương lại lấy ra một cặp vòng vàng đưa cho Phạm thị gọi là sính lễ con trai mình.
Hai người đang uống rượu chuyện trò thì Đại An đem thiếp và bạc của Trương Nhị vào thưa:
- Xuân Hồng xin vào hầu hạ Trương lão gia rồi. Trương lão gia cho đem thiếp và bạc tới để xin quần áo đồ đạc của Xuân Hồng.
Nguyệt nương nghĩ là Trương Nhị sắp nhậm chức Đề hình, có từ chối cũng không được, nên không nhận bạc, mà cho đem quần áo của Xuân Hồng đi.
Lúc trước, Bá tước có nói với Trương Nhị về nhan sắc và tài ba của Kim Liên, nay lại nói thêm:
- Nay thì Tây Môn Đại nương đuổi Kim Liên ra rồi, hiện nàng đang tác túc tại nhà Vương bà.
Trương Nhị mấy lần sai gia nhân tới nhà Vương bà trả giá, nhưng Vương bà nhất định đòi đủ trăm lạng, chưa kể tiền công. Trương Nhị đã trả tới tám chục lạng mà Vương bà chưa chịu.
Đang định trả hơn, thì được nghe Xuân Hồng nói về vụ thông gian giữa Kim Liên và Kính Tế, nên Trương Nhị bỏ ý định cưới Kim Liên, lại bảo Bá tước:
- Con người như thế thì ham làm gì, vả lại trong nhà tôi hiện có đứa con trai mười lăm tuổi, đang gắng công đèn sách, đem thứ đó về chỉ tổ làm hư thằng nhỏ mà thôi.
Lại nghe Kiều Nhi nói:
- Lúc trước Kim Liên dùng thuốc độc giết hại chồng là Võ Đại để được lấy Tây Môn Khánh, lại từng dùng thủ đọan ác độc để làm hại cả hai mẹ con Bình Nhi.
Do đó Trương Nhị lại càng không dám nhắc tới chuyện cưới Kim Liên về làm thiếp nữa.
Nói về Xuân Mai, nhờ đẹp đẽ lanh lợi, có tài đàn hát nên Chu Thủ bị yêu quý lắm, cho ở riêng một căn nhà ba gian trong phủ, có một tiểu a hoàn phục dịch, lập làm nhị phòng, ngày đêm vui thú.
Vợ lớn của Chu Thủ bị thì tu hành ăn chay trường, không thiết chuyện đời, nên một mình Xuân Mai tay hòm chìa khoá coi sóc việc nhà. Vợ lớn Chu Thủ bị có một con gái nhưng còn nhỏ dại.
Một hôm, Tiết tẩu tìm đến bảo Xuân Mai:
- Kim Liên bị đuổi ra rồi, hiện đang tạm trú tại nhà Vương bà để chờ gả bán.
Xuân Mai nghe xong sầu thương khóc lóc, nói với Chu Thủ bị:
- Hai chúng tôi trước kia quý mến nhau, hẹn rằng lúc nào cũng có nhau. Ngũ nương thương tôi, chẳng khác gì ruột thịt, nào ngờ ngày nay tan tác chia lìa, Ngũ nương lại bị đuổi ra khỏi nhà để gả bán cho người khác. Nếu chàng thương tôi thì bỏ tiền ra cưới Kim Liên về cho chúng tôi được sống bên nhau.
Lại tán tụng Kim Liên:
- Kim Liên đẹp vô cùng, lại giỏi thi ca từ phú, thông minh lanh lợi và có tài đánh đàn tỳ bà tuyệt diệu. Kim Liên tuổi Thìn, năm nay ba mươi hai. Nếu Kim Liên về đây, tôi tình nguyện xuống làm đệ tam phòng.
Chu Thủ bị nghe Xuân Mai nói mãi cũng xiêu lfong, bèn gọi hai gia nhân thân tín là Trương Thắng và Lý An, đem mấy vuông lụa và hai tiền, tới hỏi thăm Vương bà về chuyện Kim Liên.
Vương bà nói:
- Tây Môn Đại nương đòi đúng một trăm lạng, chưa kể tiền công của tôi.
Trương Thắng và Lý An cò kê lên tám chục lạng nhưng Vương bà vẫn một mực không chịu.
Trương Thắng và Lý An về thưa lại, Chu Chủ bị bảo là tám mưoi lăm lạng. Hai người tới nói nhưng Vương bà bảo:
- Không phải là tôi ra giá mà trả tới trả lui, chính Tây Môn Đại nương đã nhất định là một trăm lạng, không thể cục cựa gì được đâu.
Hai gia nhân về thưa lại, Chu Thủ bị thấy quá đắt nên định thôi, nhưng Xuân Mai khóc lóc nói:
- Xin chàng cố thêm ít lạng nữa, Kim Liên về làm bạn với tôi, tôi có chết cũng can tâm.
Chu Thủ bị đành thêm năm lạng là chín chục lạng, sai quản gia Chu Trung tới gặp Vương bà. Vương bà lại càng đỏnh đảnh:
- Nếu chỉ với giá chín chục lạng thì Kim Liên đã về với Trương lão từ lâu rồi, còn đâu nữa mà hỏi.
Chu Trung thấy Vương bà lên mặt quá đáng thì lớn tiếng đáp:
- Con mụ giặc già kia đừng có ăn nói hồ đồ, mụ biết lão gia ta là ai không mà đem Trương Nhị ra doạ? lão gia ta có phải khi không sai chúng ta nói ngon nói ngọt với mụ đâu, chằng qua là muốn có thêm một người thiếp cho vui nhà vui cửa nên mới sai chúng ta tới đây, nếu không thì chúng ta thèm nói chuyện với cái mặt mụ hay sao?
Lý An cũng đi theo, thấy vậy kéo áo Chu Trung mà bảo:
- Thôi, quản gia, năm lần bảy lượt tới đây mà mụ cứ đỏng đảnh làm gìa, bây giờ mình về thưa lại với lão gia, để bắt mụ lên công đường, kẹp chân kẹp tay trừng trị tội vô lễ.
Vương bà vì tham hơn trăm lạng bạc của Kính Tế nên ráng chờ, hai người chửi mắng gì cũng mặc.
Chu Trung về thưa với chủ:
- Trả tới chín chục lạng mà mụ vẫn không chịu, lại còn nói hỗn.
Chu Thủ bị bảo:
- Thôi ngày mai đem một trăm lạng rồi gọi một cái kiệu tới trả tiền mà đem người về cho xong.
Chu Trung kêu lên:
- Một trăm lạng đã xong đâu, mụ còn nói là tiền công mai mối chưa tính, như vậy ít ra cũng phải tốn thêm năm mười lạng nữa. Con mụ này hỗn láo lắm, không biết ai vào với ai, lão gia cho bắt mụ ta lên công đường, kẹp chân kẹp tay mụ cho một trận họa may mụ mới sợ.
Chủ tớ cứ loay hoay bàn tính...
Bây giờ mới nói về Võ Tòng. Khi tới làm lính thú tại Mạnh Châu thì Võ Tòng được viên quản doanh là Thi Ân biệt đãi. Sau đó Thi Ân uống rượu tại Lâm tửu điếm, có chuyện tranh chấp với một người là Tưởng Môn Thần, bị Môn Thần đả thương. Thi Ân nhờ Võ Tòng trả thù. Võ Tòng đánh cho Tưởng Môn Thần một trận tơi bời. Nhưng em gái Tưởng Môn Thần là Tưởng Ngọc Lan, lại là vợ của Trương Đô giám. Võ Tòng bị Trương Đô giám bắt tới đánh đập tàn nhẫn rồi đầy đi lính thú tại trại An Bình. Trên đường đi, tại bến Phi vân, Võ Tòng phà gông, giết hai viên công sai áp giải, rồi quay lại Mạnh Châu giết cả Trương Đô giám và Tưởng Môn Thần cùng tòan thể gia quyến hai người này, sau đó trốn tại nhà Thi Ân. Thi Ân viết một phong thư, kèm theo một trăm lạng bạc, bảo Võ Tòng đem đến trại An Bình, nhờ vị quan Tri trại là Lưu Cao nâng đỡ. Nhưng trên đường đi thì gặp đúng lúc Thái tử được lập làm Đông cung, triều đình đại xá cho tội nhân trong thiên hạ, do đó Võ Tòng cũng được ân xá, trở về huyện Thanh Hà nhận lại chức Đô đầu như cũ.
Về tới huyện, vào trình diện với huyện quan nhận chức, Võ Tòng mũ áo xênh xang tìm lại người hàng xóm cũ là Đào Nhị lang, người đã được Võ Tòng gửi gắm Nghênh Nhi từ trước.
Nghênh Nhi lúc đó đã mười chín tuổi, Võ Tòng đó cô cháu gái về ngôi nhà cũ cùng ở.
Mấy hôm sau Võ Tòng sai dọn tiệc khoản đãi tạ Ơn Đào Nhị lang, đồng thời hỏi tin tức Tây Môn Khánh và Kim Liên. Đào Nhị lang cho biết vắn tắt là Tây Môn Khánh đã chết vì bệnh, Kim Liên thì mới bị đuổi ra khỏi nhà Tây Môn Khánh, hiện đang tá túc tại nhà Vương bà, cũng sắp lấy chồng khác nay mai.
Hôm sau, Võ Tòng mũ áo xênh xang đến nhà Vương bà. Kim Liên đang đứng trong rèm nhìn ra đường, thấy Võ Tòng tới thì nhận ra ngay, vội lui vào trong.
Võ Tòng vén rèm hỏi:
- Vương ma ma có nhà không?
Vương bà đang lúi húi bên trong vội bước ra lên tiếng:
- Ai hỏi gì vậy?
Nhưng vừa chợt nhận ra Võ Tòng, vội khúm núm vái chào, Võ Tòng cũng đáp lễ tử tế. Vương bà ngượng cười hỏi:
- Võ nhị gia về hồi nào vậy?
Võ Tòng đáp:
- Tôi được đại xa, mới về mấy hôm naỵ Cảm ơn ma ma đã trông coi giùm căn nhà kế bên đây của anh tôi, ngày khác sẽ hậu tạ.
Vương bà thấy Võ Tòng ăn nói điềm đạm, không có vẻ gì hung hãn thì cũng hơi yên lòng, bèn cười hì hì mà bảo:
- Chà, Võ nhị gia đi ít năm mà trông phương phi đẹp đẽ hẳn ra, lại cư xử đúng là người biết lễ.
Đoạn mời Võ Tòng vào nhà ngồi, đem trà ra mời, Võ Tòng ngồi xuống nói:
- Tôi có chuyện này muốn nói với ma ma.
Vương bà chột dạ:
- Có chuyện gì xin nhị gia cứ dạy.
Võ Tòng bảo:
- Tôi nghe nói Tây Môn Khánh đã chết, mà chị dâu cũ của tôi hiện đang ở đây. Vậy cảm phiền ma ma nói với chị dâu tôi rằng, nếu đã ưng ai rồi thì thối, còn chưa có đám nào thì tôi xin bỏ tiền ra cưới về để có người trông nom cháu Nghênh Nhị Nghênh Nhi đã lớn cần có người dạy bảo, và lại một nhà đoàn tụ như vậy thì thiên hạ cũng khỏi chê cười.
Vương bà nghe xong nín lặng giây lâu mới đáp:
- Phan nương tử tuy là đang ở đây với tôi, nhưng chuyện chồng con thì tôi không được biết, để tôi nói thử xem sao.
Kim Liên từ nãy ngồi trong vẫn lắng nghe, nay thấy Võ Tòng có ý cưới mình, lại thấy Võ Tòng đẹp trai hơn xưa, ăn nói dịu ngọt hơn xưa trong bụng nghĩ thầm:
- Thật là may mắn, thân mình nào ngờ lại được về với Võ Tòng.
Do đó không đợi Vương bà vào hỏi, đã bước ra tươi cười chào hỏi võ Tòng rồi long lanh sóng mắt đưa tình mà nói:
- Nếu quả thúc thúc đã có lòng cho tôi được về trông nom dạy dỗ cháu Nghênh Nhi tới lúc không lớn có chồng có con, thì như vậy còn gì bằng, tôi cũng chẳng mong gì hơn nữa.
Vương bà vội nói:
- Nhưng còn một trăm lạng bà Tây Môn Đại nương đòi thì.. thì..
Võ Tòng ngắt lời:
- Gì mà nhiều quá vậy?
Vương bà bảo:
- Lúc trước Tây Môn Đại quan nhân cưới nương tử đây tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, số bạc quan nhân bỏ ra có thể đúc thành một người bằng bạc lớn bằng người thật ấy chứ, bây giờ một trăm lạng bạc có ý nghĩa gì.
Võ Tòng bảo:
- Không sao, tôi đã có ý rước tẩu tẩu đây về nhà thì một trăm lạng cũng được. Tôi sẽ bỏ ra thêm năm lạng để tạ Ơn lão bà.
Vương bà cười tít mắt:
- Quả Võ nhị gia là người biết lễ, mấy năm nay từng trải chốn giang hồ, bây giờ rõ ra là người lịch duyệt.
Kim Liên quay vào pha một chung trà nóng, hai tay bưng ra nâng lên mời Võ Tòng uống. Vương bà nói thêm:
- Hiên nay một mặt thì Tây Môn Đại nương hối thúc, một mặt thì cũng có ba bốn người tới hỏi, nhưng số bạc chưa đủ nên chưa ngã ngũ. Vậy xin nhị gia mau mau đem bạc tới thì hơn. Người ta thường nói, cưới vợ thì cưới liền tay mà. Nay nhị gia về đây thì rõ là việc nhân duyên dù xa xôi vạn lý cũng là do tiền định, nhị gia chớ để nương tử đây lọt vào tay người khác.
Kim Liên cũng đốc xúi thêm:
- Nếu quả thúc thúc có thương tôi thì cũng xin gấp gấp lên cho.
Võ Tòng bảo:
- Được rồi, sáng mai tôi đem bạc đến, chiều là rước tẩu tẩu về được rồi.
Nói xong cáo từ mà về. Kim Liên mừng rỡ như người chết đi sống lại, còn Vương bà thì vẫn còn nghi ngại, không tin là Võ Tòng có nổi số bạc trăm lạng.
Hôm sau, Võ Tòng mở rương lấy ra số bạc trăm lạng mà lúc trước Thi Ân bảo đem cho quan Trưởng trại Lưu Cao, lại lấy thêm năm lạng bạc vụn, đem tất cả tới nhà Vương bà, đặt lên bàn bảo đếm lại cẩn thận. Vương bà thấy bạc long lanh trắng xoá một bàn thì cứ ngẩn ra mà nhìn, trong bụng nghĩ thầm:
- Tuy Kính Tế có hứa trả đúng trăm lạng, lại thưởng mười lạng, nhưng lên Đông Kinh lấy bạc, biết ngày nào mới về, mà biết có lấy được bạc đem về hay không. Nay thì Võ Tòng đem tới đủ số bạc, lại có năm lạng tiền thưởng, chi bằng nhận ngay là hơn.
Nghĩ xong, đếm bạc cẩn thận, gói lại kỹ càng rồi lạy tạ Võ Tòng, miệng nói:
- Cảm tạ nhị gia đã biết rõ công khó của tôi.
Võ Tòng bảo:
- Lão bà đã nhận bạc rồi, hôm nay cho tôi được rước tẩu tẩu đây.
Vương bà kêu lên:
- Trời ơi, đi đâu mà gấp quá vậy? cũng còn phải từ từ để chuẩn bị này kia chứ, nhị gia không chờ được đến chiều hay sao? để tôi đem bạc tới giao lại cho Tây Môn Đại nương, rồi về đây đưa nương tử đến cho đại gia.
Đoạn lại nheo mắt cười:
- Đằng nào thì tối nay nhị gia cũng trở thành vị tân lang mà.
Võ Tòng bất đắc dĩ phải về.
Tiễn Võ Tòng ra xong, Vương bà quay vào nhà ngẫm nghĩ:
- Đại nương chỉ nói mình gả bán Kim Liên mà chưa định rõ giá cả thế nào, mình chỉ nên đưa một vài chục lạng mà thôi.
Nghĩ vậy, chỉ đem theo hai chục lạng, tới giao cho Nguyệt nương.
Nguyệt nương hỏi:
- Người nào bỏ tiền ra cưới vậy?
Vương bà đáp:
- Thế mới biết lá rụng về cội thật, người bỏ tiền ra cưới Kim Liên chính là em chồng Kim Liên ngày trước.
Nguyệt nương giật mình nghĩ thầm:
- Người ta thường nói, kẻ thù gặp nhau, người ngoài khó biết.
Đoạn nói với Ngọc Lâu:
- Chỉ sợ sau này chết vì tay người em chồng đó mà thôi. Người đó từng giết người không gớm tay, chắc chẳng bỏ qua thù anh đâu.
Vương bà về tới nhà thì cũng quá trưa, sai con là Vương Triều xếp dọn rương hòm đồ đạc cho Kim Liên, đem tới nhà Võ Tòng trước.
Hôm nay, Võ Tòng trở về ngôi nhà cũ của anh, gọi quân hầu tới quét dọn sạch sẽ, lại chuẩn bị tiệc rượu sẵn sàng.
Tới chiều thì Kim Liên trang điểm rực rỡ, mặc bộ xiêm y mới nhất đẹp nhất, theo Vương bà tới.
Đứng ngoài cổng nhìn vào đã thấy trong nhà đèn nến lung linh, vào tới cửa lại thấy ngay bàn thờ của Võ Đại được thiết lập giữa nhà, hương khói nghi ngút.
Kim Liên vừa thoạt trông đã giật mình nghi ngại, chỉ biết theo Vương bà đi qua bàn thờ, vào phòng trong như kẻ mất hồn.
Võ Tòng gọi Nghênh Nhi ra khoá chặt cửa trước đóng chặt cửa sau lại. Vương bà thấy vậy hơi hoảng nói:
- Thôi, bây giờ xin nhị gia cho tôi về, nhà cũng chẳng có ai.
Nhưng Võ Tòng ngăn lại bảo:
- Đâu được, mời bà lão ngồi lại dùng chén rượu đã chứ.
Nói xong bảo Nghênh Nhi dọn rượu và thức ăn vào bàn trong, mời Vương bà và Kim Liên cùng ăn. Hai người chưa kịp đụng đũa thì Võ Tòng đã tự rót rượu ra chung lớ, uống một hơi năm chung đầy. Vương bà thấy vậy, vội uống một chung nhỏ rồi đứng dậy bảo:
- Thôi, tôi uống rồi, xin nhị gia cho tôi về, để hai người tự do trò chuyện.
Võ Tòng dằn mạnh chung rượu xuống, trừng mắt bảo:
- Lão đừng có ăn nói hồ đồ, ngồi xuống đi, tôi có chút chuyện muốn nói.
Dứt lời, chỉ nghe một tiếng "soạt", đã thấy một lưỡi đao dài hai thước lấp lánh trong tay Võ Tòng. Vương bà và Kim Liên quá sợ đến không kịp kêu lên, chỉ ngồi sững bất động. Võ Tòng lăm lăm cây đao, mắt đổ hào quang, tóc mai dựng ngược, trỏ vào mặt Vương bà mà bảo:
- Xưa nay ân có trả oán có đền, mụ đừng giả vờ mê ngủ, cái chết của anh ta là do mụ cả.
Vương bà chết giun chết dế lắp bắp:
- Nhị gia ôi, đêm đã khuya đâu mà nhị gia say sưa như vậy, thôi đừng đùa nữa, khiếp lắm.
Võ Tòng quát:
- Thôi đừng nói nhảm. Võ nhị này dẫu chết cũng chưa từng biết sợ ai. Nhưng để ta hỏi tội con dâm phụ này trước đã, rồi sẽ nói chuyện với mụ sau. Mụ mà nhúc nhích tất tính mạng khó toàn.
Đoạn quay sang Kim Liên, trỏ mặt mà mắng:
- Con dâm phụ khốn khiếp nghe đây, anh ta vốn người hiền lành, tại sao mày lại mưu hại? khôn hồn thì khai thật ra, bằng không ta quyết chẳng tha đâu.
Kim Liên mặt cắt không còn hạt máu, lập cập đáp:
- Thúc thúc ơi, làm gì có chuyện đó, anh của thúc thúc bệnh đau bụng mà chết, người nào cũng biết, tôi có tội tình gì đâu.
Chưa dứt lời thì Võ Tòng đã đạp đổ ngay bàn rượu, chén bát rơi vỡ loảng xoảng, rồi một tay cầm đao, một tay nắm tóc Kim Liên lôi ra phòng ngoài, trước bàn thờ Võ Đại. Kim Liên bị lôi xềnh xệch dưới đất, quá sợ không kêu lên được. Vương bà thấy vậy hoảng hồn, nhân lúc Võ Tòng lôi kéo Kim Liên, vội chạy ra cửa ngoài hòng thoát thân, nhưng cửa đã khoá chặt. Võ Tòng nhảy tới, cởi giây lưng trói chặt tay chân Vương bà như trói con lợn con dệ Vương bà nằm còng queo dưới đất, kêu khóc mà bảo:
- Võ Đô đầu ơi, mọi chuyện của nương tử đây là do một mình nương tử chứ tôi nào dính dấp gì đâu. Xin Đô đầu bớt giận cho tôi nhờ.
Võ Tòng mắng:
- Con chó già không phải lẻo mép nhiều lời, mày làm gì hay không, ta đều biết cả. Chính mày xúi Tây Môn Khánh tìm cách đày tao đi xa, tưởng là tao phải chết ở nơi rừng thiêng nước độc, nào ngờ có ngày ta trở về như hôm naỵ Tây Môn Khánh đã chết rồi, ấy là phúc cho nó. Bây giờ ta xử tội con dâm phụ này trước đã, rồi sẽ tính đến mày sau.
Nói xong hoa đao một vòng trước mặt Kim Liên. Kim Liên rú lên rồi khóc nói:
- Thúc thúc ơi, xin tha cho tôi, tôi sẽ xin nói hết.
Võ Tòng hạ đao xuống, lôi Kim Liên tới, bắt quỳ trước bàn thờ rồi quát:
- Con dâm phụ nói mau đi.
Kim Liên hồn bất phụ thể, chỉ biết thuật lại tỷ mỉ đầu đuôi, từ lúc buông mành trúng đầu Tây Môn Khánh, rồi cùng Tây Môn Khánh thông gian, tới lúc Tây Môn Khánh đả thương Võ Đại, Vương bà bày mưu dùng độc dược hại Võ Đại, dùng thần thế tiền bạc hại Võ Tòng, cho tới lúc được Tây Môn Khánh cưới về, nhất nhất thuật lại, không giấu giếm mảy may.
Vương bà nằm nghe, chỉ luôn miệng kêu khổ, khi Kim Liên dứt lời thì Vương bà kêu lên:
- Con khốn kia, mình mày gây tội thì ráng chịu tội, sao lại đặt điều bịa chuyện đổ lỗi cho tao?
Võ Tòng tới bàn thờ anh, thắp thêm một tuần hương, rót thêm một tuần rượu, đốt vàng mã rồi khấn rằng:
- Anh ơi, hồn anh chẳng xa, xin về chứng giám. Em là Võ Tòng rửa thù cho anh.
Kim Liên biết là không thoát, bèn tri hô lên, nhưng vừa mở miệng đã bị Võ Tòng xé áo nhét chặt vào miệng. Đoạn đè ngửa Kim Liên ra, xé áo Kim Liên để lộ khoảng bụng trắng ngần, mà bảo:
- Con dâm phụ mặt mũi đẹp đẽ lắm, nhưng đề xem lòng dạ mày thế nào.
Nói xong cầm mũi dao rạch một đường trên làn da bụng mịn màng, máu tươi toé ra. Kim Liên ú ớ trong họng, hai chân đạp lung tung. Võ Tòng đưa lưỡi đao lên miệng cắn chặt, khom người xuống, hai đầu gối đè chặt hai chân Kim Liên không cho dẫy dụa, hai tay luồn vào trong bụng Kim Liên, lôi hết tim gan lục phủ ngũ tạng ra. Cả một gian phòng nhuộm đầy máu đỏ. Nghênh Nhi thấy máu thì hay tay ôm mặt không dám nhìn.
Kim Liên tắt thở, hưởng dương ba mươi hai tuổi.
Thật là:
Một mối oan cừu, thanh xuân táng mệnh
Một cây đao sáng, hồng phấn vong thân
Chín vía du du về Diêm la điện
Ba hồn diểu diểu tới Uổng tử thành
Tuyết sơ xuân làm gãy liễu kim tuyền
Gió lạp nguyệt thổi rơi cành mai ngọc
Thân kia chôn ở chốn nào
Hồn kia rồi sẽ tìm vào nhà ai.
Thấy Kim Liên bị thảm sát, Vương bà quên cả sợ, tri hô lên:
- Trời ơi, kẻ giết người...
Tức thì một làn chớp bạc loá lên, đầu Vương bà đã lìa khỏi cổ. Giết hai người xong, Võ Tòng đem lục phủ ngũ tạng Kim Liên, dùng đao đào hố, chôn ở sau nhà.
Xong xuôi thì khoảng canh một, Võ Tòng quay vào. Nghênh Nhi nói:
- Chú ơi, cháu sợ quá.
Võ Tòng bảo:
- Cháu ơi, chú không biết làm sao hơn.
Đoạn qua nhà Vương bà định giết luôn cả Vương Triều. Nhưng số Vương Triều chưa chết, nghe tiếng kêu của mẹ lúc nãy, Vương Triều biết là Võ Tòng bạo hành, vội chạy sang xô cửa trước, đẩy cửa sau, tất cả đều khoá chặt bên trong, vội chạy ra tri hô lên rồi đi tìm toán lính tuần. Đôi bên hàng xóm sợ Oai Võ Tòng, không ai dám lên tiếng, chứ đừng nói gì chạy tới tiếp cứu.
Lúc Võ Tòng vượt tường sang nhà Vương bà thì thấy đèn vẫn sáng, nhưng trong ngoài không có một ai, bèn mở tung rương tủ của Vương bà thấy ngoài quần áo, còn có tám chục lạng bạc và ít tư trang. Võ Tòng gói hết lại, xách đao về nhà dặn dò cháu gái, rồi đang đêm ra khỏi huyện, tìm đến với vợ chồng Trương Thanh ở Thập tự pha.
Về sau, Võ Tòng trở thành Đầu đà, lên Lương Sơn tụ nghĩa.
Hồi 88
Cũng Có Người Chôn Cất Xót Thương
Lúc Vương Triều gọi được lính tuần tới thì Võ Tòng đã xa chạy cao baỵ Bên nhà Võ Đại, cửa trước mở tung, vào trong nhà thấy máu chảy đầy đất, hai xác người nằm giữa nhà, xác Kim Liên bị mổ bụng tanh banh mất hết ruột gan, Vương bà thì xác một nơi đầu một nẻo. Một mình Nghênh Nhi ngồi ngơ ngác chết khiếp tại phòng trong, hỏi thì chỉ khóc. Bên nhà Vương bà rương tủ bị phá, quần áo vứt tứ tung, vật dụng ngổn ngang bừa bãi, tiền bạc mất hết. Mọi người biết là Võ Tòng đã trốn đi sau khi giết người, lấy của.
Hôm sau, sự việc được đem len huyện. Lúc đó chức tri huyện Thanh Hà đã đổi, vị Tri huyện mới cũng họ Lý, nhưng tên là Xương Kỳ, vốn người huyện Tảo Cường, phủ Chân Định tỉnh Hà Bắc. Lý Tri huyện cho đòi đôi bên hàng xóm và khổ chủ của hai nhà tới.
Vương Triều khai rằng Võ Tòng mời Vương bà và Kim Liên uống rượu rồi hạ sát. Lý Tri huyện một mặt lập thành văn án, một mặt khám nghiệm nạn nhân, đồng thời sức văn thư đi các nơi truy tìm thủ phạm.
Cũng hôm đó hai gia nhân của Chu Thủ bị là Lý An và Trương Thắng được chủ sai đem đủ trăm lạng tới nhà Vương bà để cưới Kim Liên. Tới nơi thì quan binh đang khám nghiệm tử thi, mới hay Vương bà và Kim Liên đã bị Võ Tòng sát hại, vội ôm bạc về thưa lại với chủ.
Xuân Mai nghe tin Kim Liên bị giết thì vật mình lăn khóc mấy ngày đêm, bỏ ngủ bỏ ăn. Chu Thủ bị cho gọi cả một đòan hát vào diễn tuồng vui, nhưng Xuân Mai cũng chẳng bớt bị thương, chỉ hỏi Lý An và Trương Thắng xem thủ phạm Võ Tòng đã bị bắt chưa.
Về phần Kính Tế, chỉ một lòng lên Đông Kinh xin tiền cha để cưới Kim Liên làm vợ. Giữa đường thì gặp gia nhân của cha mình là Trần Định từ Đông Kinh xuống, nói là:
- Lão gia bệnh nặng, nãi nãi sai tôi xuống thỉnh đại gia về để lo hậu sự.
Kính Tế nghe vậy ngày đêm vượt đường mà đi.
Mấy hôm sau tới Đông Kinh, Kính Tế tìm tới nhà người dượng, chồng của cô mình, là Trương Thế Khang, nhưng Thế Khang đã chết từ lâu.
Về tới nhà thì cha là Trần Hồng đã chết được ba hôm, trong nhà đang tang ma bận rộn. Kính Tế bước vào nhà thăm xác cha rồi dạy chào mẹ và cộ Mẹ Kính Tế thấy con đã khôn lớn trưởng thành thì cứ ôm lấy con mà khóc. Lát sau mẹ con, cô chấu ngồi hàn huyên.
Mẹ Kính Tế là Trương bà, bảo:
- Tuy vậy chứ cũng là một chuyện vui, một chuyện buồn.
Kính Tế ngạc nhiên hỏi:
- Sao vậy? chuyện gì là vui mà chuyện gì là buồn?
Trương bà đáp:
- Vui là vì thái tử được lập làm Đông cung, triều đình đại xá, buồn là giữa lúc này thì cha con lại bệnh mà chết. Nhưng nay thì việc của con là phải đem linh cữu gia gia về quê mai táng cho tử tế, như vậy mới là trọn nghĩa.
Kính Tế nghĩ bụng:
- Bây giờ gặp phải chuyện này thì chậm trễ việc cưới Kim Liên mất. Chi bằng cho chở vài xe rương hòm của cải vàng bạc về trước, rồi đợi cưới Kim Liên xong, hãy đem linh cữu gia gia về cũng không muộn.
Nghĩ xong liền thưa với mẹ:
- Nay đường xá cách trở, đạo tặc lại nhiều, đi lại thập phần khó khăn, chi bằng trước hết hãy chở các rương kim ngân tế nhuyễn về trước để xem đường đi thế nào, lỡ có gặp đạo tặc thì chỉ mất tiền của mà thôi. Sau đó mới đem lih cữu gia gia con về, làm lễ tụng kinh tại chùa rồi mai táng cũng không muộn.
Trương bà nghe theo lời con, sửa soạn kiểm điểm của cải tư trang, cho đóng rương, chở bằng hai cỗ xe lớn, giả làm xe chở đồ, ngày mồng một tháng chạp khởi hành từ Đông Kinh, ít hôm sau thì tới huyện Thanh Hà.
Kính Tế tới thưa với cậu là Trương Đoàn luyện rằng:
- Phụ thân con đã mất, ít ngày nữa mẫu thân con sẽ đem linh cữu về, nay con chở ít hành lý đồ đạc về trước để lo thu dọn nhà cửa, đón tiếp linh cữu phụ thân con.
Người cậu nói:
- Nếu vậy thì để về nhà trước lo mọi việc.
Nói xong sai gia nhân thu dọn đồ đạc mà đi.
Kính Tế mừng lắm, nghĩ bụng:
- Bây giờ ta chỉ việc cưới Kim Liên về đây, phụ thân ta đã chết, mẫu thân lại thương yêu ta, việc gì mà lọ Sau đó làm giấy bỏ vợ rồi làm đơn tố cáo nhà vợ sang đọat của cải, để đòi lại mà chi dùng.
Nghĩ xong hý hửng gói một trăm mười lạng bạc, ôm tới nhà Vương bà. Nhưng tới nơi, đứng ngoài nhìn vào, thấy trong nhà đặt hai cái quan tài, đèn nhang nghi ngút, ngoài cửa lại có tấm bố cáo của huyện quan, viết rằng:
- Hung phạm Võ Tòng đã sát hại Phan thị và Vương bà, bản huyện vì chuyện án mạng mà bố cáo rằng ai bắt được Võ Tòng hay chỉ chỗ cho quan binh tới bắt, sẽ được thưởng năm chục lạng bạc.
Kính Tế ngẩn người, đang đứng vẩn vơ chưa biết tính sao thì hai người lính từ trong chạy ra quát mắng:
- Ngươi là ai mà tới đây đứng vơ vẩn thế này, chuyện án mạng chứ không phải giỡn, thủ phạm thì chưa bị bắt, ngươi đứng vớ vẩn, chúng ta bắt ngươi bây giờ.
Kính Tế hoảng lên lủi mất.
Đi tới tửu lầu ở Thạch Kiều, Kính Tế gặp một người đầu đội khăn chữ vạn, mình mặc áo xanh, bước tới bảo:
- Ca ca to gan thật, dám tới đó định thăm hỏi dò xét hay sao?
Kính Tế nhìn lại thì ra một người bạn quen, là Dương Đại lang, hiện là một chức việc trong huyện.
Hai người vái chào nhau. Dương Đại lang hỏi:
- Lâu quá không gặp ca ca, đi đâu biệt tăm vậy?
Kính Tế đem chuyện cha chết tại Đông Kinh kể ra rồi nói tiếp:
- Người thiếu phụ bị giết chính là Phan thị, một tiểu thiếp của nhạc phụ tôi lúc trước. Hồi nãy tôi đi ngang mới biết, chẳng hiểu sao lại bị thảm sát như vậy.
Dương Đại lang nói:
- Thủ phạm là Võ Tòng, em chồng cũ của Phan thị. Võ Tòng lúc trước phạm tội, bị đày ở Mạnh Châu, nhân gặp đại xá mới trở về đây. Lúc xưa Võ Tòng có gửi đứa cháu gái tại nhà dượng tôi là Đào nhị lang. Bây giờ dượng tôi lại lãnh đứa cháu gái đó về để gả chồng cho nó. Hiện hai cái xác cứ để đó, chẳng biết bao giờ mới được đem chôn, vì biết ngày nào năm nào mới bắt được hung phạm. Chỉ khổ cho đám lính huyện phải ngày đêm canh gác.
Nói xong, Dương Đại lang mời Kính Tế lên tửu lầu, gọi là đãi chung rượu tẩy trần.
Kim Liên chết, Kính Tế đau khổ vô cùng, lòng dạ rối bời, chỉ uống qua loa vài chung rượu rồi cáo từ mà về.
Tối hôm đó, Kính Tế mua ít nén hương và trăm vàng giấy, đem tới chân cầu Thạch Kiều, vọng về phía nhà Vương bà, thắp hương đốt vàng mà khấn:
- Kim Liên nàng ơi, tôi là Kính Tế có nén hương trăm vàng tới đây đốt cho nàng, chẳng qua cũng tại tôi chậm trễ mà khiến nàng uổng mạng. Nàng sống khôn chết thiêng, sớm xui khiến cho quan binh bắt được hung phạm Võ Tòng, để tôi được ra pháp trường xem xử trảm nó, có vậy mới rửa được thù này.
Khấn xong, thì đứng lại khóc lóc một lúc rồi mới về nhà.
Về tới nhà, Kính Tế đóng hết cả cửa lại, lên giường mà nằm. Còn đang mông lung nửa thức nửa ngủ thì thấy Kim Liên toàn thân đầy máu, tới gần Kính Tế khóc mà nói:
- Tôi chỉ mong được cùng chàng sum họp, ngờ đâu chờ mãi chẳng thấy chàng về, tôi chết đi như thế này quả là khổ lắm. Sau khi bị thằng Võ Tòng sát hại thì hồn tôi không được nhập âm ty, ngày ngày phiêu du lãng đãng khắp nơi, đêm đêm thì tìm chỗ vắng vẻ mà tá túc. Hồi chiều, chàng cho được trăm vàng, tôi cảm ơn lắm. Có điều là hung thủ chưa bị bắt, thây của tôi để ở bên đường, chàng có nghĩ tới tình xưa thì đứng ra xin chôn cất cho tôi.
Kính Tế cũng khóc mà bảo:
- Nàng ơi, tôi cũng muốn chôn cất tử tế cho nàng, nhưng sợ tôi đứng ra thì con mụ kế mẫu vô nhân vô nghĩa của vợ tôi sẽ có dịp hại tôi. Chi bằng nàng hãy tới phủ Chu lão gia bảo Xuân Mai đứng ra lo tống táng cho nàng thì tiện hơn.
Kim Liên bảo:
- Hồi nãy tôi cũng có tới phủ Thủ bị, nhưng bị vị thần coi cửa nạt nộ xua đuổi, thôi để tôi tới thử lần nữa xem sao.
Kính Tế khóc lóc bưới tới nắm áo Kim Liên, nhưng bị Kim Liên hất tay ra mà tỉnh mộng. Lúc đó đúng canh ba, Kính Tế tỉnh dậy rồi mà cò như thấy mùi máu tươi phảng phất, Kính Tế bi cảm trằn trọc cho tới sáng.
Thật là:
Tỉnh mộng tuôn rơi giòng cảm luỵ,
Một mình thức trắng đến thâu canh.
Mãi tới hơn hai tháng sau, quan binh mới được tin là Võ Tòng đã trốn lên Lương Sơn, do đó huyện quan mới cho lệnh thân nhân của hai xác chết tới lãnh xác về chôn cất.
Xác Vương bà đã có con trai là Vương Triều lo tống táng. Còn xác Kim Liên thì không được ai nhận bảo lãnh.
Trong thời gian đó, cứ vài ngày Xuân Mai lại sai Lý An và Trương Thắng ra ngoài hỏi tin tức, nhưng lần nào về cũng nói rằng chưa bắt được thủ phạm.
Đến tháng giêng, vào một đêm thượng tuần, Xuân Mai mộng thấy Kim Liên tóc tai rũ rượi mình mẩy đầy máu tới bảo:
- Xuân Mai em ơi, chị chết đi như thế này khổ lắm, đến với em nào có dễ gì, vì mỗi lần tới là một lần bị thần gác cổng nạt nộ xua đuổi. Nay hung phạm Võ Tòng đã đào thoát nơi xa mà thi thể chị thì cứ phơi bày đã quá lâu, không ai tới lãnh. Chị nhìn đi nhìn lại chẳng còn ai thân thích, chỉ còn có em. Nếu em còn nghĩ tới tình nghĩa ngày trước thì đứng ra chôn cât cho chị, như vậy ở chốn âm ty chị cũng được ngậm cười.
Nói xong khóc như mưa mà đi. Xuân Mai bước theo nắm lại định hỏi nữa, nhưng Kim Liên xô đẩy mà tỉnh mộng. Tỉnh dậy, Xuân Mai thương cảm khóc lóc không thôi.
Hôm sau, Xuân Mai gọi Trương Thắng và Lý An tới dặn:
- Hai người ra huyện coi đã có ai đứng ra lãnh chôn cất thi hài thiếu phụ chưa.
Hai gia nhân vâng lời ra đi. Lát sau trở về thưa:
- Hung phạm đã đào thoát lên Lương Sơn, không còn cách gì bắt được. Huyện quan đã cho lệnh thân nhân được phép lãnh thi hài nạn nhân về mai táng. Thi hài lão bà thì có con trai lãnh rồi, chỉ còn thi hài thiếu phụ là chưa có ai nhận, hiện cứ để bên đường.
Xuân Mai bảo:
- Nếu vậy ta nhờ hai ngươi lo việc đó giùm, ta sẽ trọng thưởng.
Hai gia nhân thưa:
- Tiểu phu nhân dạy vậy, sợ rằng lão gia biết được rầy mắng, chúng tôi đâu dám làm.
Xuân Mai vào trong lấy ra mười lạng bạc và hai xấp lụa, đưa cho hai gia nhân và bảo:
- Không sao, để ta thưa lại với lão gia, thiếu phụ nạn nhân đó là một người chị họ xa của ta, trước làm thiếp của Tây Môn Đại quan nhân, sau thì ra khỏi nhà đó và bị thảm sát. Hai người lấy bạc này mua một cỗ áo tốt rồi lo chôn cất tử tế tại nơi nào thuận tiện ở ngoại thành gìum ta, về đây ta sẽ trọng thưởng.
Trương Thắng thấy bạc thì híp mắt lại nói:
- Nếu vậy thì tiểu phu nhân cứ để chúng tôi lo.
Lý An bảo:
- Chỉ sợ trên huyện không cho chúng tôi nhận lãnh thi hài, hay là lấy thiếp của lão gia đưa lên huyện quan mới được.
Trương Thắng nói tiếp:
- Thì cứ nói em gái của nạn nhân hiện là tiểu phu nhân trong phủ này, chằng lẽ trên huyện dám làm khó hay sao? cần gì phải đưa thiếp.
Nói xong nhận bạc và lụa, cùng Lý An bước ra.
Trên đường đi, Trương Thắng bảo Lý An:
- Chắc là thiếu phụ kia và tiểu phu nhân mình đây trước cùng là thiếp của Tây Môn Đại quan nhân, nên thân thiết với nhau chứ chẳng phải chị em họ hàng gì đâu. Mày nhớ không, lúc án mạng mới xảy ra, tiểu phu nhân khóc than mấy ngày bỏ cả ăn cả ngủ, lão gia gọi đàn hát về nhà mà tiểu phu nhân cũng chẳng được vui. Nay ngừoi ta chết mà không có ai nhận lãnh, tiểu phu nhân phải đứng ra lo chứ chẳng lẽ để sình thối lên hay sao? hai đứa mình chịu khó giúp tiểu phu nhân việc này, tất nhiên tụi mình sẽ được cất nhắc, vì hiện tại tiểu phu nhân nói gì, lão gia cũng răm rắp nghe theo. Vả lại mình làm việc này cũng là được phúc.
Sau đó hai gia nhân tới huyện xin lãnh chôn cất Kim Liên, lại nói:
- Hiện em gái của Phan thị là tiểu phu nhân của lão gia chúng tôi, chính tiểu phu nhân sai chúng tôi nhận lãnh tử thi để chôn cất.
Trên huyện nghe vậy thì chấp thuận ngay.
Hai gia nhân mua quan tài chỉ mất sáu lạng, lấy lụa sẵn đem theo mà khâm liệm tử tế.
Trương Thắng bảo:
- Bây giờ mình nên chôn tại khu đất của lão gia ở cạnh chùa Vĩnh Phúc, ở đó rộng rãi lắm.
Thế là hai gia nhân thuê xe chở quan tài Kim Liên tới chùa Vĩnh Phúc, nói với vị trưởng lão trụ trì rằng:
- Đây là người chị họ của tiểu phu nhân trong phủ, xin trưởng lão cho chôn tại khu đất hương hoa? của lão gia chúng tôi ở đây.
Vị trưởng lão nghe vậy thì chấp nhận ngay, cho chôn Kim Liên ở dưới gốc bạch dương.
Công việc xong xuôi, hai gia nhân trở về thưa lại với Xuân Mai, lại giao bốn lạng bạc còn thừa. Xuân Mai bảo:
- Lấy hai lạng đem đến cho trưởng lão, bảo lập đàn tụng kinh cầu siêu giùm cho, còn hai lạng thì hai người mỗi đứa một lạng.
Hai người lạy tạ nhưng không dám nhận bạc thưởng, mà chỉ nói:
- Việc này có khó khăn nặng nhọc gì, chúng tôi không dám nhận thưởng, nếu phu nhân có lòng thương xót thì xin tiến cử hai chúng tôi để nhờ lão gia cất nhắc cho, ơn đó chúng tôi chẳng bao giờ dám quên.
Xuân Mai bảo:
- Chuyện đó không khó gì, nhưng ta thưởng mà hai ngươi không nhận thì ta giận đó.
Hai người hoảng lên vội nhận bạc, lạy tạ rồi lui ra, vừa đi vừa nói chuyện với nhau về lòng tốt của tiểu phu nhân.
Lại nói, Trần Định đưa linh cữu Trần Hồng cùng gia quyến về tới ngoại thành huyện Thanh Hà, rồi đem linh cữu vào chùa Vĩnh Phúc để làm lễ tụng kinh, sau đó thì chôn cất thoa? đáng.
Ngay từ lúc tới nơi, chằng ai thấy Kính Tế đâu, mãi sau Kính Tế mới tới chùa Vĩnh Phúc lạy chào mẹ. Trương thị giận bảo:
- Sao ngươi không ra tiếp tay với ta cho sớm?
Kính Tế đáp:
- Ở nhà không ai coi nhà, vả lại mấy hôm nay trong người con cũng không khoẻ.
Trương thị lại hỏi:
- Còn cữu cữu và cữu mẫu đâu, sao không thấy?
Kính Tế đáp:
- Cữu cữu nghe nói mẫu thân xuống thì dọn nhà về rồi.
Trương thị bảo:
- Sao không bảo cữu cữu cứ ở đó, dọn về làm gì.
Lát sau Trương Đòan luyện nghe tin chị về, cũng tìm tới thăm, hai chị em hàn huyên khóc lóc. Trương thị sai dọn tiệc rượu đãi em.
Hôm sau Trương thị sai Kính Tế đem năm lạng bạc tới chùa Vĩnh Phúc nhờ vị sư trưởng tổ chức lễ niệm kinh cho Trần Hồng.
Kính Tế cưỡi lừa đi, giữa đường gặp hai người bạn là Lục Đại lang và Dương Đại lang, bèn xuống lừa mà gọi. Đôi bên vái chào nhau. Hai người bạn hỏi:
- Huynh đi đâu đây?
Kính Tế đáp:
- Linh cữu cha tôi đã được đem về, bây giờ tôi tới chùa Vĩnh Phúc để nhờ sư trưởng làm lễ niệm kinh cho cha tôi.
Hai người nói:
- Chúng đệ không biết là linh cữu lão bá đã về nên thất lễ không tới điếu táng được, xin huynh niệm tình thứ lỗi.
Lại hỏi:
- Chừng nào thì làm lễ an táng?
Kính Tế đáp:
- Chắc cũng chỉ một hai ngày nữa mà thôi, niệm kinh xong là an táng ngay.
Hai người định cáo từ thì Kính Tế hỏi Dương Đại lang:
- Thi hài của Phan thị đâu rồi? ai lãnh chôn cất vậy? huynh có biết không?
Dương Đại lang đáp:
- Chừng nửa tháng trước đây, được tin báo là Võ Tòng đã lên Lương Sơn làm giặc, không thể bắt được nữa, huyện quan mới cho thân nhân tới lãnh xác về mai táng. Vương bà thì có con trai lo, còn thi hài Phan thị thì mãi ba bốn hôm sau mới có hai gia nhân của phủ Thủ bị tới lãnh, đem chôn tại chùa Vĩnh Phúc.
Kính Tế biết là Xuân Mai đã lo việc đó, bèn hỏi tiếp"
- Có phải chùa Vĩnh Phúc ở ngoại thành phía nam không?
Dương Đại lang cười:
- Thì còn chùa Vĩnh Phúc nào nữa, ở đó có đất hương hoa? của Chu lão gia.
Kính Tế vui vẻ nghĩ thầm:
- Kim Liên được an táng tại đó thật là may lắm.
Đọan cáo từ hai người, lên lừa hối hả tới chùa Vĩnh Phúc.
Tới nơi, gặp sư trưởng, Kính Tế chưa nói gì tới việc tụng kinh cho cha mà đã hỏi ngay.
- Nghe nói là bên phủ Chu lão gia vừa cho mai táng một người đàn bà tại đây phải không?
Sư trưởng đáp:
- Có, đã mai táng cạnh cây bạch dương ở sau chùa, nghe nói người đó là chị họ của tiểu phu nhân trong phủ Chu lão gia.
Kính Tế nghe xong, không thèm tới viếng linh cữu cha, mà vội ra cổng chùa mua hương hoa đèn nến, tới mộ Kim Liên, thắp hương đốt vàng, khóc mà khấn:
- Nàng ơi, tôi là Kính Tế tới đốt cho nàng trăm vàng nữa đây, nàng sống khôn chết thiêng về mà nhận.
Lại khóc lóc một hồi rồi mới trở vào phương trượng, tới trước linh cữu cha tế lễ đốt vàng. Rồi đưa bạc cho sư trưởng dặn tới ngày hai mươi, gọi tám vị tăng tới tụng kinh làm lễ đoạn thất. Kính Tế về nhà thưa lại với mẹ mọi chuyện.
Sau đám tang của Trần Hồng, hai mẹ con Kính Tế ở lại huyện Thanh Hà sống với nhau qua ngày.
Một hôm vào thượng tuần tháng hai, nhân nhàn rỗi, Nguyệt nương cùng Ngọc Lâu, Tuyết Nga, Tây Môn Đại thư và Tiểu Ngọc ra đứng ở cổng lớn chuyện trò và nhìn quang cảnh sinh hoạt ngoài đường phố. Ngoài đường, nhân tiết xuân ấm áp, người qua lại nhộn nhịp, xe cộ lui tới dập dìu. Bỗng từ xa, một vị hoà thượng đi tới, theo sau đó có một thanh niên và một thiếu nữ. Hoà thượng chân đi đất, áo cà sa cũ kỹ, thấy Nguyệt nương cùng đám đàn bà con gái đang đứng ở cổng thì bước tới vái chào mà nói:
- Dinh cơ của Bồ Tát thi chủ đây quả là đồ sộ, rõ ra là gia đình giàu sang. Bần tăng từ Ngũ Đài Sơn tới đây, được gặp thí chủ như thế này kể cũng là thiện duyên. Bần đạo hiện đang nhờ thí chủ thập phương bố thí công quả để về trùng tu tam bảo Phật đài, nguyện mong thí chủ bỏ ra ít tài vật làm điều công đức.
Nguyệt nương nghe vậy thì sai Tiểu Ngọc vào lấy ra một xấp vải, một xâu tiền đồng và một đấu gạo trắng. Nguyệt nương vốn là người hay bố thí, giúp đỡ tăng ni, nên hoà thượng này tới là được bố thí ngaỵ Tiểu Ngọc đem các thứ ra, Nguyệt nương bảo:
- Ngươi đem ra bố thí cho sư phụ đây.
Tiểu Ngọc uốn éo bước ra, đỏng đảnh nói:
- Này, hoà thượng kia ơi, Đại nương tôi bố thí các thứ này đây, hoà thượng bước vào mấy bước mà lấy, rồi còn lạy tạ Đại nương tôi nữa chứ.
Nguyệt nương vội mắng Tiểu Ngọc:
- Đồ nghiệt súc ăn nói như vậy hay sao? người ta là đệ tử của Phật mà ngươi dám nhạo báng như vậy hay sao? cái miệng mày như thế, lúc chết đi không để đâu hết tội cho mà coi.
Hoà thượng bước tới gần, Tiểu Ngọc cười bảo:
- Đại nương coi, ông hoà thượng này kỳ không, cứ đăm đăm nhìn ngó tôi từ đầu tới chân là thế nào?
Nói xong đưa các thứ cho hoà thượng. Hoà thượng đưa hai tay ra nhận rồi hướng về Nguyệt nương:
- Đa tạ Bồ tát thí chủ.
Tiểu Ngọc bảo:
- Ơ, cái ông này vô lễ quá nhỉ, còn tôi đây, ông không cám ơn sao?
Nguyệt nương vội mắng:
- Con khốn dám ăn nói vậy hả? hoà thượng đây là con Phật, lại phải cám ơn mày hay sao?
Tiểu Ngọc hỏi:
- Đại nương bảo hoà thượng này là con trai Phật thì ai là con gái Phật? ai là con rể Phật? ai là con dâu Phật?
Nguyệt nương bảo:
- Thì các tăng nữ các ni cô là con gái của Phật chứ sao.
Tiểu Ngọc bảo:
- Như vậy tức là Vương sư bà, Tiết sư bà là con gái Phật, nhưng còn ai là con rể Phật?
Nguyệt nương phì cười mắng:
- Thôi, con tiểu dâm phụ có câm miệng đi không? chỉ được cái ăn nói bậy bạ là giỏi thôi.
Tiểu Ngọc kêu lên:
- Đại nương cứ mải mắng tôi, để cho ông hoà thượng kia cứ nhìn tôi chòng chọc kia kìa.
Ngọc Lâu bảo:
- Hoà thượng nhìn ngươi là để nhớ mặt ngươi rồi sẽ độ thoát cho ngươi.
Tiểu Ngọc nói:
- Nếu ông ấy độ cho tôi thì tôi chịu.
Đám đàn bà cười khúc khích. Hoà thượng cũng vái chào mà đi.
Tiểu Ngọc nói:
- Đại nương cứ mắng tôi là nhạo báng ông hoà thượng đó, Đại nương thấy không? lúc đi, ông ta còn ngoái đầu lại liếc tôi một cái rồi mới chịu đi.
Đang nói chuyện thì thấy Tiết tẩu từ xa tới vái chào. Nguyệt nương hỏi:
- Đi đâu vậy? sao hồi này không thấy tới đây chơi?
Tiết tẩu đáp:
- Hồi này tôi bận quá, chằng có lúc nào rảnh rang. Mấy hôm nay tôi và Văn tẩu lại bận tối mắt về chuyện mai mối cho con trai của Trương Đề hình với cháu gái của Từ Thái giám, tiếp đó là tiệc tùng của hai nhà thân gia. Tiểu phu nhân trong phủ Chu lão gia cũng cho gọi mà tôi chưa tới được, chằng biết có giận tôi hay không.
Nguyệt nương hỏi:
- Bây giờ thì đang đi đâu đây?
Tiết tẩu đáp:
- Tôi có chút việc, phải tới thưa với Đại nương.
Nguyệt nương hỏi:
- Chuyện gì vậy? thì vào đây một lát đã.
Nói xong dẫn Tiết tẩu vào thượng phòng, cho ngồi uống trà.
Tiết tẩu ngồi xuống nói:
- Chắc là Đại nương chưa biết rằng tháng chạp năm ngoái, Trần thân gia của quý phủ đây đã chết vì bệnh tại Đông Kinh, rồi cả nhà dọn về đây, đưa linh cữu về hồi tháng giêng, tụng kinh tại chùa Vĩnh Phúc, bây giờ thì chôn cất xong xuôi rồi. Tôi cứ nghĩ là Đại nương ở đây đã biết tin, vậy mà chằng thấy tới điếu tang, Trần lão bà có ý trông đợi Đại nương mãi.
Nguyệt nương ngạc nhiên:
- Tôi nào hay biết gì đâu, lại cũng chẳng ai nói gì với tôi cả, chúng tôi ở đây mới chỉ biết chuyện Phan thị bị em chồng sát hại mà thôi. Rồi sau đó cũng chẳng biết là chuyện ra sao nữa.
Tiết tẩu nói:
- Thế mới biết ông bà nói đúng, người ta ai sinh ra cũng có nơi, nhưng chết đi, chưa chắc ai cũng có chốn. Ngũ nương chằng qua là người ngu dại, làm những chuyện bậy bạ nên mới chết thảm thương như vậy, chứ nếu biết giữ bổn phận mà ở lại đây thì làm sao người em chồng có thể sát hại được. Âu cũng là oan gia túc trái cho nên mới phải chết đường chết chợ chết thảm thương như vậy. Cũng may là có Xuân Mai thư thư còn nặng tình nghĩa cũ, mới sai người đứng ra lo chôn cất, nếu không thì có ai nhận lãnh đâu, rồi thi thể biết làm sao.
Tuyết Nga đứng bên nói:
- Xuân Mai được bán cho phủ Thủ bị mới đây mà sao đã có tiền đứng ra chôn cất vậy? mà Chu lão gia cũng không nói gì hay sao?
Tiết tẩu đáp:
- Trời ơi thế là nương nương đâu có biết gì. Chu lão gia mua Xuân Mai thư thư về, thấy xinh đẹp lanh lợi, lại có tài đàn hát thì mừng lắm, đâu có cho làm a hoàn, mà nhắc lên làm đệ nhị phòng, một mình ở căn nhà ba gian đồ sộ, a hoàn đày tớ xung quanh cả đống, nói một thì Chu lão gia nghe mười. Hồi bán Xuân Mai xong, Chu lão gia thưởng cho tôi một lạng bạc và một xấp lụa. Chu phu nhân thì đã năm mưoi tuổi, mắt kém, lại tu hành ăn chay trường, chằng thiết gì việc nhà cả. Cô con gái thì hãy còn vụng dại, cho nên Xuân Mai bây giờ là tiểu phu nhân, một mình tay hòm chìa khoá cai quản việc trong phủ, tiền rừng bạc bể nào có thiếu gì.
Mọi người nghe xong đều im lặng. Tiết tẩu nói vài câu chuyện nữa rồi đứng dậy cáo từ. Nguyệ nương dặn:
- Ngày mai ngươi trở lại đây, ta soạn ít lễ vật, vải lụa vàng hương, nhờ ngươi đem tới điếu tang Trần thân gia giùm.
Tiết tẩu hỏi:
- Còn Đại nương có đi không?
Nguyệt nương bảo:
- Nhờ ngươi nói là trong người ta không khoẻ, hôm khác sẽ tới bái kiến Trần lão bà.
Tiết tẩu nói:
- Vậy thì Đại nương cứ cho chuẩn bị sẵn đi, sáng mai tôi sẽ tới.
Nguyệt nương lại hỏi:
- Bây giờ ngươi đến phủ Thủ Bị phải không? nếu bận thì không đến cũng được chứ gì?
Tiết tẩu đáp:
- Đâu được, bận gì cũng phải đến chứ, tiểu phu nhân ở đó đã cho gọi, không đến rồi tiểu phu nhân giận thì khổ. Tiểu phu nhân sai người gọi tôi mấy lần rồi đó.
Nguyệt nương hỏi tiếp:
- Gọi ngươi có chuyện gì vậy?
Tiết tẩu đáp:
- Đại nương không biết đâu, tiểu phu nhân Xuân Mai hiện có mang được mấy tháng rồi, nay chắc là Chu lão gia mừng, gọi tôi đến để thưởng tôi chứ gì.
Nói xong cáo từ mà đi.
Tuyết Nga thấy Tiết tẩu đi rồi, bèn nói:
- Con mẹ này ăn nói thấy ghét, mà chẳng hiểu con Xuân Mai mới về phủ Chu Thủ bị đây, sao đã có mang mau quá vậy? cũng chẳng hiểu Chu lão gia có bao nhiêu thê thiếp, mà con Xuân Mai được sùng ái quá thế?
Nguyệt nương nói:
- Chu lão gia chỉ có người chánh thất và đứa con gái chứ không có hầu thiếp nào khác ngoài Xuân Mai.
Tuyết Nga bảo:
- Nó chỉ là hầu thiếp mà con mẹ Tiết vừa rồi cứ bốc nó lên đến tận trời.
Thật ra không ngờ mấy câu nói này đã đem tai họa lại cho Tuyết Nga về sau.
Thật là:
Chuyện thị phi ở đâu đâu
Mà tai hoa. rớt xuống đầu không hay.
Cho nên người quân tử lúc nào cũng nên thận trọng lời nói, tai hoa. thường do cái miệng mà vào vậy.
Hồi 89
Chủ Tớ Gặp Nhau
Sáng hôm sau, Nguyệt nương cho soạn lễ vật thật hậu, chờ Tiết tẩu tới đem sang nhà họ Trần. Nguyệt nương lại sai Tây Môn Đại thư mặc đồ tang, ngồi kiệu tới thay mặt mình phúng điếu.
Tiết tẩu đem lễ vật tới thì Kính Tế đang đứng ở cửa, thấy vậy bèn hỏi:
- Ở đâu vậy?
Tiết tẩu đáp:
- Thôi cậu ơi, cậu đừng có làm bộ không biết, đây là lễ vật của mẹ vợ cậu sai tôi đem tới điếu lão gia, có cả Đại cô nương tới nữa đấy.
Kính Tế mỉa mai:
- Thì ra bên vợ tôi tới điếu đấy hả? phụ thân tôi đã gần xanh cỏ rồi mà mới thấy tới điếu, sao sớm quá vậy?
Tiết tẩu bảo:
- Kìa, sao cậu lại nói thế? đại nương bây giờ là thân goá bụa, có ra khỏi nhà đâu mà biết đến chuyện gì, lại cũng chẳng có ai tới báo tang, làm sao mà biết. Do đó mới trễ nãi như thế này. Mãi hôm qua tôi tới nói chuyện, Đại nương mới biết đó. Xin cậu đừng giận.
Đang nói thì kiệu của Đại thư ngừng ở cửa, Kính Tế làm bộ hỏi Tiết tẩu:
- Ai vậy?
Tiết tẩu bảo:
- Đừng có giả vờ, còn ai vào đây nữa, thì Đại cô nương vợ cậu chứ ai. Hôm nay đại nương khó ở trong mình nên Đại cô nương đi thay, vả lại đại cô nương là phận dâu con thì phải đến chứ sao.
Kính Tế nói lớn:
- Đuổi con dâm phụ đó về đi, dâu con gì nó, nhà này không cần nó.
Tiết tẩu bảo:
- Kìa sao cậu quá nóng giận như vậy? dầu sao thì cũng là chỗ vợ chồng.
Kính Tế bảo:
- Nó không phải là vợ tôi nữa, tôi không cần nó nữa.
Đoạn nhìn ra, thấy Đại thư xuống kiệu, vội chạy tới đạp người phu kiệu một đạp rồi quát:
- Có đem kiệu đi không, tao đập nát kiệu ra bây giờ, mà con dâm phụ kia cũng khó yên với tạ Cút đi mau.
Hai người phu kiệu thấy Kính Tế làm dữ, vội khiêng kiệu đi.
Tiết tẩu vào nhà gọi được Trương bà ra thì kiệu đã đi xa rồi. Tiết tẩu không biết sao, đành thưa với Trương bà nhận lễ vật rồi trở về thưa chuyện lại với Nguyệt nương.
Nguyệt nương nghe chuyện xong giận uất lên bảo:
- Thằng khốn đó hành động như vậy thì quả là không còn trời đất nào nữa. Sao lúc gia gia sinh tiền làm quan thì nó vác mặt tới đây ở suốt mấy năm, mà bây giờ nỡ lây oán để báo ân như vậy. Chẳng qua là nó làm điều bậy bạ nhơ nhuốc, ta đánh mắng nó nên nó thù đấy thôi.
Đoạn quay sang bảo Đại thư:
- Con à, cha mẹ vợ nó đã không coi ra gì, nhưng con là vợ nó, mà đã là vợ thì sống làm người bên chồng, chết làm ma bên chồng, ta cũng không dám giữ con ở nhà, sợ tiếng đời chê trách. Vậy thì ngày mai con cứ tới lần nữa, đừng sợ nó, nó không dám to gan lớn mật giết nổi con đâu, chẳng lẽ không còn vương pháp luật lệ gì hay sao, mà nó có thể muốn làm gì thì làm.
Sáng hôm sau, Nguyệt nương lại cho gọi kiệu đưa Đại thư tới nhà Kính Tế, có Đại An đi theo.
Kính Tế vắng nhà, vì phải tới trông coi đắp mộ cho chạ Mẹ Kính Tế,, Trương bà, là người biết lễ, giữ Đại thư lại rồi bảo Đại An:
- Ngươi về thưa với Đại nương là ta rất cảm tạ về lễ vật đem tới, xin Đại nương đừng chấp Kính Tế, hôm qua nó ăn nói hành động xằng bậy vì nó say rượu đấy thôi, để rồi ta sẽ dạy nó.
Đọan sai khỏan đãi Đại An rồi cho về.
Đến tối, Kính Tế về tới nhà, vừa thấy Đại thư là xông tới đánh đá mà mắng:
- Con dâm phụ, mày bảo tao ăn nhờ ở đậu, vậy còn tới đây làm gì nữa? mày biết không? nhờ có của cải kim ngân tao đem tới mà mày mới có được cái sản nghiệp như ngày naỵ Gia đình mày sang đọat của cải của tao chứ tao không có hề ăn một hột cơm nào của gia đình mày đâu. Cha tao chết chôn đã cả tháng nay, bây giờ tao cần mẹ con mày tới điếu tang hay sao?
Đại thư cũng không vừa mắng lại rằng:
- Đồ khốn kiếp vô liên sỉ, con dâm phụ đó bị đuổi ra rồi bị giết, bây giờ anh lại trút giận lên đầu tôi phải không?
Kính Tế nghe nói tới Kim Liên thì càng giận hơn nhảy tới nắm tóc vợ mà đánh. Trương bà phải chạy lại can, Kính Tế xô mẹ ra. Trương bà khóc nói:
- Thằng chết ôn chết dịch bất hiếu bất nghĩa kia, mày không coi tao là mẹ nữa hay sao mà xô đẩy tao như thế?
Ồn ào lên một hồi rồi Kính Tế ra đường gọi một cỗ kiệu tới, đuổi vợ về mà bảo:
- Con dâm phụ còn vác mặt lại đây nữa thì tao giết mày.
Đại thư về tới nhà thì sợ hãi lắm, ở lì trong nhà, không dám đi đâu nữa.
Thật là:
Ai ngờ câu chuyện thêm phiền phức
Buồn giận thành ra oán hận sâu.
Một hôm vào tiết Thanh Minh tháng ba, Nguyệt nương sai soạn vàng hương, rượu thịt và nhiều lễ vật khác để ra ngọai thành làm lễ tảo mộ cho Tây Môn Khánh, Tuyết Ngà và Đại thư ở nhà coi nhà. Ngọc Lâu, Tiểu Ngọc và nhũ mẫu Như Ý bồng Hiếu ca nhi đi theo. Lại có cả vợ chồng Ngô Đại cữu cùng đi.
Cảnh vật ở ngoại thành muôn phần xanh tươi đẹp, hoa hồng liễu lục, mây trắng trời xanh. Người ngựa nườm nượp, xe cộ dập dìu, thật một năm bốn mùa không mùa nào bằng được mùa xuân. Ngày xuân thì gọi là lệ nhật, gió xuân thì gọi là hòa phong, con ngựa ngày xuân gọi là bảo mã, cỗ kiệu ngày xuân gọi là hương xa, con đường mùa xuân gọi là phương kính, thậm chí đến bụi đất mùa xuân cũng được gọi là hương trần. Thấy hoa đua sắc, cỏ đua tươi thì bảo là xuân tín, thời gian mùa xuân thì gọi là thiều quang.
Đi chừng năm dặm thì tới mộ phần của Tây Môn Khánh, nơi đây được xây cất thành một toà biệt thự có đủ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp y như dành cho người sống. Đại An đem các lễ vật vào, gia nhân lo nhóm lửa nấu đồ ăn để cúng.
Nguyệt nương, Ngọc Lâu và mọi người ngồi trên nhà khách dùng trà, trong khi Đại An và các gia nhân lo bày lễ tam sinh và các thứ rượu thịt lên tế đài trước phần mộ chủ.
Nguyệt nương thấy mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi mà chưa thấy vợ chồng Ngô Đại cữu tới. Nguyên vợ chồng Ngô Đại cữu, mới đầu thì hẹn cùng đi, nhưng phút chót lại nói là sẽ đến sau.
Mãi tới giờ Tỵ mới tháy vợ chồng Ngô Đại cữu cưỡi lừa, đem một vài gia nhân tới. Nguyệt nương chạy ra rước vào hỏi:
- Sao tẩu tẩu không dùng kiệu, lừa này làm sao cưỡi nổi.
Đoạn mời vào phòng trong thay áo, trở ra dùng một tuần trà, rồi bắt đầu tới trước phần mộ của Tây Môn Khánh. Nguyệt nương châm năm nén hương lớn, đưa cho vợ chồng Ngô Đại cữu hai cây, Ngọc Lâu một cây, nhũ mẫu Như Ý cầm giùm Hiếu ca nhi một cây, còn mình thì cầm một cây, vái lạy trước mộ rồi khấn rằng:
- Chàng ơi, nay nhân tiết Thanh minh, tôi là Ngô thị, cùng Mạnh Tam nương và con chúng ta là Tây Môn Hiếu, tới trước mộ chàng, có nén hương trăm vàng đốt cho chàng. Chàng sống khôn thác thiêng, xin về chứng giám, phù hộ cho vợ cho con, cho những người ra tảo mộ chàng hôm naỵ Chàng ơi, tình phu thê gắn bó, nghĩa chồng vợ đậm đà, chàng về chứng giám cho tôi.
Khấn xong thì cắm hương vào bát rồi phục xuống mộ mà khóc. Ngọc Lâu cũng bước tới khấn vái rồi phục xuống mà khóc cùng Nguyệt nương. Nhũ mẫu Như Ý bồng Hiếu ca nhi tới trước mộ, quỳ lạy khấn vái rồi cũng khóc. Sau cùng là vợ chồng Ngô Đại cữu tới khấn vái.
Làm lễ xong, Đại An đem vàng mã ra đốt rồi vào phòng khách dọn tiệc rượu. Nguyệt nương mời vợ chồng Ngô Đại cữu nhập tiệc. Ngọc Lâu ngồi cạnh Nguyệt nương. Cuối cùng là Tiểu Ngọc, Như Ý bồng Hiếu ca nhi và một a hoàn của Ngô Đại cữu là Lan Hương. Mọi người uống rượu trò chuyện.
Nguyên đêm hôm trước, Xuân Mai nằm với Chu Thủ bị, giả vờ nằm mộng mà khóc thút thít. Chu Thủ bị hỏi thì Xuân Mai đáp:
- Tôi nằm mơ thấy mẫu thân tôi về bảo là tiết Thanh minh, nhà nào cũng tảo mộ đốt vàng, mà tôi là con, lại chằng ngó ngàng gì tới mẹ. Do đó, tỉnh dậy, tôi buồn mà khóc.
Chu Thủ bị bảo:
- Như vậy tức là nàng cũng có hiếu, đó là điều đáng khen, nhưng không biết mộ mẹ nàng ở đâu?
Xuân Mai nín khóc đáp:
- Ở sau chùa Vĩnh Phúc, phía nam ngọai thành đó.
Chu Thủ bị bảo:
- Tưởng xa xôi gì chứ chùa Vĩnh Phúc thì ngày mai để bảo chúng nó soạn lễ vật cho nàng ra tảo mộ mẹ.
Thì ra Xuân Mai lúc đứng ra chôn cất cho Kim Liên đã giấu Chu Thủ bị, và bây giờ lại bịa chuyện để được đi tảo mộ Kim Liên.
Hôm sau, Chu Thủ bị sai gia nhân soạn lễ vật thật hậu, đem ra phần đất hương hoa? của gia đình, dành để an táng người trong nhà, nơi đây có cả một trang viện nguy nga, có hoa viên đình đài rộng rãi. Chu Đại nương cùng con gái và Xuân Mai, mỗi người ngồi trên một cỗ kiệu bốn người khiêng, gia nhân xúm xít trong ngoài, quân hầu dẹp đường mà đi.
Trong khi đó, tại mộ phần của Tây Môn Khán, ăn uống xong xuôi, Nguyệt nương sai gia nhân dọn dẹp các thứ, rồi gọi thêm một cỗ kiệu cho Ngô Đại cữu mẫu, mọi người ra đường ngoạn cảnh. Ngô Đại cữu cưỡi lừa đi cạnh, gia nhân theo sau.
Đi ba dặm thì tới Đào Hoa điếm, năm dặm thì tới Hạnh Hoa thôn, dọc đường đúng là cảnh "ngựa xe như nước áo quần như nêm", trai thanh gái lịch dập dìu, người đi tảo mộ, kẻ thưởng xuân vui tiết Hàn thực, vui hội Đạp thanh.
Đang đi thì thấy trước mặt, bên gốc hòe lớn xanh tươi là một ngôi chùa lớn. Nguyệt nương hỏi:
- Ngôi chùa nhỏ này tên gì vậy?
Ngô Đại cữu giục lừa tới gần đáp:
- Đây là viện hương hoa? của Chu lão gia, tên gọi Vĩnh Phúc Thiền Lâm. Lúc sinh tiền, dượng nhà ta từng cúng rất nhiều tiền để trùng tu Phật điện, cho nên bây giờ mới được sáng sủa khang trang như vậy đó.
Nguyệt nương bảo chị dâu:
- Chúng mình cũng nên vào chùa thăm cảnh Phật một chút.
Mọi người xuống kiệu vào chùa. Một tiểu sa di trông thấy vội vào báo với vị trưởng lão:
- Có một đám người sang trọng lắm, đang vào chùa đấy.
Trưởng lão vội bước ra nghênh tiếp, nhận ra Ngô Đại cữu, Trưởng lão vội cung kính thi lễ, rồi sai các tiểu tăng mở hết các cửa trong chùa, đoạnn nói:
- Kính thỉnh liệt vị Bồ Tát thí chủ du ngọan cảnh Phật.
Lại sai một tiểu tăng hướng dẫn đi coi khắp nơi trong chùa. Lát sau mọi người trở lại phương trượng, vị Trưởng lão sai đem trà mời dùng, mọi người an toạ. Ngô Đại cữu hỏi:
- Dám hỏi đạo hiệu của trưởng lão đây.
Vị trưởng lão đáp:
- Đạo hiêiuj của bần tăng là Đạo Liên, còn chùa này là viện hương hoa? của ân chủ Chu lão gia trong soái phủ, hiện trong chùa có tất cả một trăm mười vị tăng, không kể rất nhiều vị tăng khác vân du tới trạm trú toa. thiền tại đây để đáp báo công đức chí thí chủ tứ phương.
Đoạn gọi tiểu tăng dọn tiệc chay tại phương trượng khoản đãi. Nguyệt nương nói:
- Chúng tôi chẳng dám quấy quả trưởng lão.
Nói xong lấy ra năm tiền, bảo Ngô Đại cữu đưa cho trưởng lão, rồi nói:
- Có chút ít để trưởng lão mua hương cúng Phật.
Trưởng lão cảm tạ rồi nói:
- Liệt vị Bồ Tát thí chủ tới đây, chúng tôi mới chỉ có chung trà nhạt tiếp đãi mà đã cho nhiều quá.
Lúc đó tiệc chay đã dọn xong, trưởng lão mời mọi ngừoi dùng. Bữa tiệc vừa mới bắt đầu thì có hai quân hầu hung hăng bước vào bảo:
- Trưởng lão, không mau ra mà nghênh tiếp hay sao? Tiểu phu nhân trong phủ tới đó.
Vị trưởng lão lật đật đứng dậy xốc lại mũ đạo và áo cà sa rồi nói:
- Cảm phiền liệt vị thí chủ tạm lánh sang tiểu phòng bên cạnh đây chốc lát, đợi tiểu phu nhân niệm hương xong thì lại xin mời tiếp tục dùng tiệc chay với bần tăng.
Nói xong, sai ngay sa di dọn dẹp bàn tiệc.
Ngô Đại cữu và Nguyệt nương đứng dậy cáo từ nhưng vị trưởng lão cứ nhất định giữ lại.
Trong khi đó chuông chùa được đánh lên từng hồi để tiếp đón Xuân Mai. Vị trưởng lão ra tận cổng chùa đứng đợi, đám tiểu tăng đứng dọc hai bên cổng. Kiệu Xuân Mai hãy còn ở xa, đám quân hầu lăng xăng chạy trước hô hoán dẹp đường. Khoảnh khắc kiệu Xuân Mai ngừng tại cổng chùa, a hoàn vén rèm kiệu, Xuân Mai yểu điệu bước xuống. Vị trưởng lão cúi mình chắp tay nói:
- Tiểu tăng không được biết sớm là tiểu phu nhân tới nên không ra nghênh tiếp từ xa được, xin tiểu phu nhân tha tội.
Xuân Mai đáp:
- Làm phiền trưởng lão quá.
Nói xong gọi gia nhân dẫn thẳng vào nơi có mộ phần Kim Liên, sai đặt bàn dọn lễ vật. Các thứ xong xuôi, gia nhân quân hầu lui ra đứng hai bên. Xuân Mai từ từ bước tới thắp hương, vái bốn vái rồi khấn:
- Nương nương oi, hôm nay tôi là Bàng thị tới đốt vàng cho nương nương đây, nương nương may mắn được lên Niết bàn, còn không may thì về nhận tiền này. Lúc trước tôi đã hết lòng nói để Chu lão gia cưới nương nương về cùng tôi sum họp một nhà, nào ngờ tôi chậm trễ quá để nương nương phải chết thảm vì tay kẻ thù. Xin nương nương hiểu cho lòng tôi.
Khấn xong, sai gia nhân đốt vàng mã rồi cất tiếng khóc bi ai.
Trong khi đó, Nguyệt nương ngồi tại tăng phòng, nghe nói là có tiểu phu nhân đến, nhưng chờ mãi không thấy vào, liền hỏi một vị hoà thượng, vị này đáp:
- Cách đây ít lâu, trong phủ Chu lão gia cho táng ở sau chùa một thiếu phụ, nói là thư thư của tiểu phu nhân, nên hôm nay nhân tiết Thanh minh, tiểu phu nhân tới đốt vàng cho chị, hiện còn đang ở ngoài mộ phần.
Ngọc Lâu bảo;
- Hay là không phải Xuân Mai tới.
Nguyệt nương cũng nói:
- Xuân Mai thì có người chị nào táng ở đây đâu.
Bèn hỏi vị hoà thượng:
- Tiểu phu nhân trong phủ quý tính là gì vậy?
Vị hoà thượng đáp:
- Tiểu phu nhân họ Bàng, hôm nọ có đưa cho trưởng lão chúng tôi bốn năm lạng bạc để làm lễ tụng kinh siêu độ.
Ngọc Lâu bảo:
- Hồi sinh tiền, gia gia có lần nói với tôi là Xuân Mai họ Bàng, là con lớn trong nhà nên gọi là Bàng đại thự Chắc là nó đó.
Đang nói chuyện thì nghe tiếng vị trưởng lão gọi sa di:
- Mau sửa soạn trà lên nhé.
Sau đó là tiếng gia nhân đầy tớ ồn ào, rồi Xuân Mai tiến vào phương trượng. Nguyệt nương và mọi người hé tấm mành trong tăng phòng nhìn ra, thì thấy đúng là Xuân Mai, nhưng đẹp đẽ sang trọng hơn trước bội phần. Xuân Mai có vẻ mập ra, khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng, vàng đeo ngọc giắt đầy người, mặc áo đại hồng, quần thúy lam thêu kim tuyến, thập phần quý phái.
Vị trưởng lão đón tiếp Xuân Mai vào ngồi trong phương trượng. Tiểu sa di đem trà ra, trưởng lão hai tay nâng mời mà nói:
- Tiểu tăng quả tình không biết là tiểu phu nhân tới đây tế trước phần mộ do đó không chuẩn bị được gì, nguyện mong tiểu phu nhân thứ tội.
Xuân Mai nói:
- Đâu dám, tôi còn phải nhờ trưởng lão nhiều nữa chứ, tiện đây cũng cảm tạ trưởng lão về lễ niệm kinh hôm nọ.
Vị trưởng lão đáp:
- Không dám, tiểu phu nhân dạp quá lời, đó là bổn phận tiểu tăng phải báo đáp cho ân chủ, hôm nọ lại được tiểu phu nhân sai đem cho quá nhiều lễ vật và tiền bạc. Hôm đó tiểu tăng hết lòng cho thoa? đáng, tụng kinh cả một ngày mới xong, đến tối hai vị quản gia mới ra về, tiểu tăng có nhờ hai vị đó trình lại với tiểu phu nhân.
Xuân Mai gật đầu, tiếp lấy chung trà mà uống. Vị trưởng lão lại nói;
- Thỉnh tiểu phu nhân ngồi lại uống thêm chung trà nữa.
Vị trưởng lão cứ cà kê dê ngỗng khiến Nguyệt nương và mọi người ngồi chờ trong này sốt ruột, muốn ra về lại sợ bất tiện.
Lát sau Nguyệt nương sợ trời chiều, về nhà quá tối, bèn nhờ vị hoà thượng mời trưởng lão vào để cáo từ, Trưởng lão không chịu, nhất định lưu lại, rồi trở ra phương trượng thưa với Xuân Mai:
- Tiểu đạo còn chuyện này muốn bẩm với tiểu phu nhân.
Xuân Mai bảo:
- Trưởng lão có điều gì xin cứ dạy.
Vị trưởng lão nói:
- Bên trong tăng phòng hiện có mấy vị nữ thí chủ nhân đi du ngoạn, có tới đây thăm cảnh Phật, bây giờ các vị đó muốn ra về, tôn ý tiểu phu nhân thế nào, xin chỉ dạy cho.
Xuân Mai bảo:
- Sao trưởng lão không thỉnh các vị đó ra đây ngồi?
Vị trưởng lão vào mời ra. Nguyệt nưogn không chịu, đáp:
- Trưởng lão cứ nói là không gặp chúng tôi, trời chiều rồi, xin cho chúng tôi về.
Vị trưởng lão nghĩ rằng mình đã nhận tiền bố thí mà chưa khoản đãi được gì thì không yên lòng, nên cứ giục Nguyệt nương và mọi người ngồi ngoài phương trượng, Nguyệt nương không từ chối được, bèn cùng Ngọc Lâu và Ngô Đại cữu mẫu bước ra.
Xuân Mai vừa nhìn thấy đã nói:
- Tưởng ai, hoá ra nhị vị nương nương và đại cữu mẫu.
Nói xong đứng dậy mời ba người ngồi, rồi trước tiên sụp lạy Ngô Đại cữu mẫu.. Ngô Đại cữu mẫu hoảng lên đứng dậy tránh ra một bên mà nói:
- Kìa, tiểu phu nhân, bây giờ không phải ngày trước, xin tiểu phu nhân đừng để tôi mang tội thất kính.
Xuân Mai cứ lạy rồi đứng dậy nói:
- Sao đại cữu mẫu lại dạy vậy? Tôi đâu phải như người khác, tôn ty thượng hạ là lẽ tự nhiên, bỏ sao được.
Đoạn lần lượt sụp lạy Nguyệt nương và Ngọc Lâu. Hai người đều lạy trả lễ, nhưng Xuân Mai không chịu, nâng hai người dậy mà nói:
- Tôi quả không biết liệt vị có mặt tại nơi này, nếu biết sớm thì đã thỉnh ra bái kiến.
Nguyệt nương nói:
- Từ bấy đến nay chúng tôi bận rộn không tới quý phủ thăm hỏi thư thư được, xin thư thư đừng giận.
Xuân Mai đáp:
- Sao đại nương lại dạy như vậy, tôi đâu dám giận gì.
Lại thấy Như Ý bồng Hiếu ca nhi đứng sau thì bảo:
- Mới có ít lâu mà ca nhi mau lớn quá.
Nguyệt nương bảo Như Ý:
- Ngươi và Tiểu Ngọc không ra lạy chào thư thư hay sao?
Như Ý và Tiểu Ngọc tươi cười bước ra lạy chào, Xuân Mai đều đỡ dậy.
Nguyệt nương bảo:
- Thư thư à, cứ để cho chúng nó bái kiến.
Xuân Mai chỉ cười, rút trên đầu ra một đôi trâm vàng, cài lên mũ Hiếu ca nhi, Nguyệt nương thấy vậy nói:
- Đa tạ thư thư.
Rồi bảo Như Ý:
- Không bắt ca nhi lạy tạ hay sao?
Như Ý bảo Hiếu ca nhi chắp tay vái Xuân Mai. Xuân Mai vui vẻ lắm. Ngọc Lâu bảo:
- Hôm nay mà thư thư không tới đây thì làm sao chúng tôi được gặp vui vẻ như thế này?
Xuân Mai đáp:
- Chằng giấu gì nhị vị nương nương. Ngũ nương tôi tứ cố vốn thân, nên tôi cho chôn cất sau chùa này, hôm nay nhân tiết Thanh minh, tới đây đốt cho Ngũ nương ít vàng gọi là cho trọn nghĩa tình ngày xưa. Nếu không có tôi thì ai đứng ra lo lắng cho Ngũ nương bây giờ.
Nguyệt nương nghe xong không nói gì. Ngô Đại cữu mẫu bảo:
- Thật thư thư là người có ân có nghĩa lắm, đã đứng ra lo mai táng lại còn nhớ tới tảo mộ đốt vàng nữa.
Xuân Mai nói:
- Thì đại cữu mẫu nghĩ coi lúc trước, Ngũ nương đối với tôi rất tốt, vậy mà khi chết thì chết tủi chết nhục, thi hài lại không ai nhận lãnh, nên tôi phải đứng ra lo cho trọn nghĩa.
Trong khi nói chuyện thì tiệc chay đã dọn xong, tiệc gồm hai bàn toàn món ăn chay thịnh sọan, trưởng lão mời mọi người ăn uống.
Tiệc xong, mọi người ngồi uống trà nói chuyện. Ngọc Lâu muốn đốt cho Kim Liên ít vàng gọi là trọn nghĩa chị em, bèn lấy ra năm tiền, nhờ một tiểu sa di mua vàng hương. Vị trưởng lão thấy vậy bèn bảo:
- Nương nương không phải mua, ở đây tiểu tăng còn nhiều, để xin lấy ra kính biếu nương nương.
Nhưng Ngọc Lâu cứ đưa tiền cho vị trưởng lão, rồi nhờ sa di đưa vào thăm mộ Kim Liên.
Tới nơi thấy mộ cao ba thước, dọn dẹp sạch sẽ, bèn bước tới thắp hương, vái một vái rồi khấn:
- Ngũ thư thư oi, tôi là Mạnh Ngọc Lâu, không biết thư thư được an táng ở đây, nay mới tới đốt cho thư thư được trăm vàng, xin thư thư về mà nhận.
Khấn xong thì khóc.
Như Ý thấy Ngọc Lâu vào thăm mộ Kim Liên thì cũng định bồng Hiếu ca nhi thẻoa, nhưng Nguyệt nương bảo:
- Đừng bồng ca nhi đi đâu, làm ca nhi sợ.
Như Ý nói:
- Không sao đâu, đại nương yên tâm.
Nói xong cứ bồng Hiếu ca nhi ra. Tới mộ Kim Liên thì thấy Ngọc Lâu đang vừa đốt vàng vừa khóc.
Trong phương trượng, sau vài tuần trà, Xuân Mai sai gia nhân lấy đồ ăn mặn bày ra đầy hai bàn, mời Ngô Đại cữu mẫu và Nguyệt nương dùng. Lát sau Ngọc Lâu vào, cũng được mời dự tiệc mặn. Cuối tiệc là Như Ý và Tiểu Ngọc.
Xuân Mai lại sai dọn riêng một bàn tiệc đem vào tăng phòng cho Ngô Đại cữu. Đang ăn uống chuyện trò vui vẻ thì thấy hai quân hầu vào quỳ bẩm:
- Lão gia đang ở trang viện, sai chúng tôi tới thỉnh tiểu phu nhân tới coi hát tuồng, đai phu nhân và tiểu thư cũng đang ở đó, xin tiểu phu nhân tới ngay cho.
Xuân Mai chậm rãi bảo:
- Ngươi về trình với lão gia là ta biết rồi.
Hai quân hầu lạy chào mà đị. Nguyệt nương thấy vậy cùng Đại cữu mẫu đứng dậy bảo:
- Thôi, trời cũng đã chiều, hôm nay làm phiền thư thư cũng nhiều rồi, thư thư lại hữu sự, xin cho chúng tôi về.
Nhưng Xuân Mai không chịu, nhất định giữ lại, sai gia nhân đem chung lớn tới uống rượu rồi bảo:
- Liệt vị nương nương và tôi gặp ít xa nhiều, nay gặp nhau đây thì xin ngồi lại cho thoa? tình mong nhớ, còn chút thân tình, xin đừng để đứt. Tôi ở đây cũng chằng có ai thân thích, tôi sẽ tới lui thăm viếng liệt vị nương nương.
Nguyệt nương bảo:
- Thư thư à, thư thư nói vậy là quý rồi, chúng tôi đâu dám làm nhọc thư thư, để rồi chúng tôi sẽ tới vấn an thư thư.
Lát sau Nguyệt nương nói:
-Thôi bây giờ cũng muộn rồi, sợ chúng tôi về không kịp, đại cữu mẫu đây hôm nay lại không có kiệu.
Xuân Mai sốt sắng:
- Nếu đại cữu mẫu không có kiệu thì tôi có sẵn nhiều ngựa đây, để bảo gia nhân thỉnh đại cữu mẫu lên ngựa đưa về tận nhà.
Nhưng đại cữu mẫu từ chối nói là đã có lừa rồi.
Sau đó mọi người đứng dậy, Xuân Mai gọi gia nhân lấy một xấp vải và năm tiền, đưa cho trưởng lão. Trưởng lão cảm tạ rồi tiễn mọi người ra cổng.
Tới cổng, Xuân Mai bái biệt mọi người, chờ cho mọi người lên kiệu hết, mới lên kiệu mà đi. Gia nhân lại xúm xít, quân hầu lại hô hoán dẹp đường.
Hồi 90
Cuộc Phiêu Lưu Tai Hại
Mọi người ra khỏi chùa Vĩnh Phúc, theo đường lớn mà đi. Đại An đã đặt tiệc trước tại tửu lầu ở Hạnh Hoa thôn, và đang đứng đợi tại đó. Thấy mọi người tới, Đại An chạy ra tiếp đón rồi hỏi:
- Sao bây giờ Đại nương mới đến?
Nguyệt nương đáp:
- Xuân Mai mời ở lại chùa dùng tiệc nên mới chậm trễ.
Rồi kể sơ cho Đại An nghe về việc gặp gỡ Xuân Mai.
Đại An hướng dẫn mọi người lên lầu, phân ngôi thứ ngồi uống rượu thưởng xuân, từ trên lầu nhìn xuống cảnh người ngựa kiệu xe tấp nập dưới đường.
Trong lúc mọi người đang ngồi trên tửu lầu uống rượu, ngắm cảnh chuyện trò, thì dưới đường một đám người ngựa ồn ào kéo tới, cũng khoảng hai ba chục người đàn ông thanh niên. Nguyên đó là đám bạn bè và tùy tùng của con trai Lý Tri huyện là Lý Nha Nội, tên thật là Lý Củng Bích. Lý Nha Nội khoảng ngòai ba mươi, hiện đang theo học tại Quốc tử giám, vốn người phong lưu bác lãng, lười chuyện sách vở thi thư mà chỉ thích nuôi chó, cưỡi ngựa, săn bắn và lui tới các nhà ca nhi kỹ nữ, các nơi tửu tiếm trà đình, do đó còn có danh hiệu là Lý Lãng tử.
Hôm nay Lý Nha Nội đội mũ kim đỉnh, mặc áo lụa mềm, chân đi hài vàng, cùng với viên Lang lại là Hà Bất Vi, dẫn bạn bè thủ hạ, đeo cung tên cưỡi ngựa đi săn bắn và thưởng xuân.
Đám người ngựa dừng lại ở chân tửu lầu, bỗng Lý Nha Nội ngước nhìn lên, tình cờ thấy một đám đàn bà con gái đang ngồi uống rượu trên lầu, bất giác lòng dạ xao xuyến, ngây người mà nhìn không chớp mắt, rồi nhìn Nguyệt nương mà nghĩ thầm:
- Không biết đàn bà con gái nhà ai thế kia, có chồng hay chưa mà xinh đẹp quá.
Đoạn gọi thủ hạ là Trương Nhàn tới dặn nhỏ:
- Ngươi thử dò hỏi xem ba người đàn bà mặc đồ trắng kia là ai, ở đâu, rồi cho ta biết ngay.
Trương Nhàn vâng lời chạy đi, lát sau trở lại thưa:
- Mấy người đó là thê thiếp của Tây Môn Khánh ở huyện này. Người già nhất, có chồng họ Ngô, là chị dâu. Người mảnh mai là Ngô Nguyệt nương, chính thất của Tây Môn Khánh, người mập hơn một chút là vợ thứ ba của Tây Môn Khánh họ Mạnh, tên Ngọc Lâu. Hiện mấy người đó đều đang ở goá.
Lý Nha Nội thưởng tiền cho thủ hạ rồi lại xoay qua nhìn ngắm Ngọc Lâu không chớp mắt.
Trong khi đó, trên tửu lầu, Nguyệt nương ra lệnh cho Đại An sửa soạn các thứ để ra về.
Lại nói về Tuyết Nga và Tây Môn Đại Thư ở nhà rảnh rang, quá trưa, ăn cơm xong, hai người ra đứng trước cổng lớn nhìn cảnh qua lại ngoài đường.
Đang đứng thì thấy một người hàng xén, gánh các thứ phấn son quơng lược đi tới. Thường thường những người này kiêm cả nghề mài quơng chùi quơng. Đại Thư nói:
- Tấm quơng của tôi mờ quá, tiện đây đem ra cho tráng thuỷ hay chùi lại mới được.
Bèn sai Bình An gọi người mài quơng lại.
Người nọ tới đặt gánh xuống nói:
- Tôi không biết chùi gương mài kính, mà chỉ bán trâm thoa phấn son gương lược thôi.
Nói xong đứng đợi ngoài cổng, mắt lom lom nhìn Tuyết Nga.
Tuyết Nga bảo:
- Nếu ông không biết chùi gương mài kính thì đi đi, sao lại đứng đó nhìn tôi chòng chọc vậy?
Người bàn hàng bảo:
- Tứ nương và Đại cô nương không nhận ra tôi hay sao.
Đai thư ngẫm nghĩ rồi nói:
- Trông cũng quen lắm.
Người bán hàng nói:
- Tôi là Lai Vượng, bị đuổi ngày trước đây.
Tuyết Nga ngạc nhiên:
- Mấy năm nay ngươi đi đâu, sao bây giờ lại về đây?
Lai Vương đáp:
- Hồi đó tôi bị đuổi về quê ở Từ Châu, thất nghiệp chẳng biết làm gì, mới xin vào ở cho một vị lão gia, vị này tới kinh làm quan, nhưng tới nửa đường, nghe tin cha từ trần, lại quay về. Sau đó thì tôi vào ở cho một tiệm kim hoàn, và học được nghề kim hòan mà mưu sinh độ nhật. Bây giờ thì tôi về đây làm việc với một ngừoi thợ kim hoàn khác, làm mấy món trâm thoa lặt vặt và mua ít đồ khác đem bán. Hôm nay đi ngang đây, thấy tứ nương và Đại cô nương đứng ngoài này, nhưng tôi không dám tới chào hỏi. Chưa biết tính sao thì Tứ nương và Đại cô nương cho Bình An tới gọi. Thế mà tôi đứng đây rồi, cũng vẫn chưa dám nói ngay.
Tuyết Nga bảo:
- Vậy mà ta nhận mãi cũng không ra. Nhưng đã là ngừoi cũ thì ngươi ngại gì mà không nói trước.
Lại hỏi:
- Ngươi bán những món gì đây? đem thử vào trong này cho chúng ta coi.
Lai Vượng gánh hàng vào bên trong cổng, lấy ra một ít trâm thoa và các đồ trang sức rẻ tiền cho hai người coi. Tuy là những thứ tầm thường, nhưng cách làm lại rất tinh xảo mỹ thuật. Tuyết Nga và Đại Thư coi một lúc rồi hỏi:
- Lai Vượng à, ngươi có các thứ hoa bạc để cài đầu cài mũ không?
Lai Vượng lấy ra đủ loại đưa cho hai người coi. Đại Thư và Tuyết Nga mỗi người chọn một ít hàng. Đại Thư trả tiền phần mình. Tuyết Nga không sẵn tiền bèn bảo Lai Vượng:
- Ngày mai ngươi đến đây lấy tiền nhé. Hôm nay Đại nương cùng Tam nương và ca nhi tới mộ phần cúng cho gia gia rồi.
Lai Vượng nói:
- Năm ngoái tôi cũng nghe người ta nói là gia gia đã thất lộc và Đại nương thì hạ sinh ca nhi, chắc ca nhi bây giờ cũng lớn rồi.
Tuyết Nga nói:
- Ca nhi cũng đã được một năm, trong nhà lớn bé ai cũng quý ca nhi như vàng như ngọc, nhờ có ca nhi mà cũng vui cửa vui nhà.
Đoạn sai Lai Chiêu đem trà ra cho Lai Vượng uống. Lai Vượng tiếp lấy chung trà, cảm ơn Lai Chiêu mà uống. Lai Chiêu nhân tiện cũng chuyện trò hàn huyên cùng Lai Vượng, rồi dặn rằng:
- Ngày mai ca ca tới đây sớm mà chào Đại nương.
Lai Vượng gật đầu, trả chung trà, rồi vái chào Tuyết Nga và Đại Thư, gánh hàng đi.
Đến tối, Nguyệt nương và mọi người về tới nhà. Tuyết Nga và Đại Thư dẫn a hoàn gia nhân vào lạy chào.
Nguyệt nương bảo Tuyết Nga và Đại Thư:
- Hôm nay tình cờ gặp Xuân Mai ở chùa Vĩnh Phúc. Nó đứng ra lo chôn cất cho Kim Liên đó. Hôm nay nó tới thăm mộ Kim Liên ở sau chùa nên chúng ta mới gặp. Nó chào hỏi tử tế lắm. Vị trưởng lão dọn tiệc chay thết đãi, sau đó Xuân Mai lại cho dọn tiệc mặn, mời chúng ta uống rượu. Nó thấy ca nhi thì tặng ca nhi một đôi trâm vàng. Gớm, hồi này nó sang trọng lắm, ngồi cỗ kiệu thật lớn, gia nhân quân hầu xúm xít xung quanh. Nó cũng đẹp ra nữa. Thật nó may mắn không biết thế nào mà nói. Thế mới biết người ta ai cũng có cái số.
Ngọc Lâu ngồi cạnh bảo:
- Tôi còn hỏi thăm thì biết Xuân Mai đang có thai và cũng sắp ở cữ rồi, Chu lão gia không có con trai, thấy vậy không yêu chiều sao được. Tiết tẩu nói vậy mà đúng.
Mọi người tiếp tục nói chuyện. Lát sau Tuyết Nga mới nói:
- Hôm nay Đại nương và Tam nương vắng nhà, tôi và Đại Thư ra đứng gần cổng chơi thì Lai Vượng tới. Bây giờ nó có nghề kim hoàn, về đây sinh sống, ngày ngày gánh hàng đi bán. Mới đầu chúng tôi đâu có nhận ra, mãi tói lúc gọi nó vào mua hàng, nó mới nói. Nó lại hỏi thăm Đại nương, tôi nói là Đại nương cùng Tam nương và ca nhi đi tảo mộ cho gia gia rồi.
Nguyệt nương bảo:
- Sao không bảo nó đợi tôi về.
Tuyết Nga đáp:
- Chúng tôi cũng dặn là sáng mai nó tới sớm để bái kiến Đại nương.
Đang nói chuyện thì Như Ý từ trong ra thưa:
- Từ lúc về nhà tới giờ, ca nhi cứ ngủ mê man không dậy, mà người thì lạnh lắm.
Nguyệt nương hoảng lên, chạy vào ôm con, quả nhiên thấy Hiếu ca nhi ngủ mê man, người thì lúc lạnh lúc nóng, bèn mắng Như Ý:
- Đồ khốn, chắc là lúc ngồi kiệu ngươi không đắp ấm cho ca nhi chứ gì?
Như Ý nói:
- Tôi có lấy chăn nhỏ quấn thật ấm, làm sao bị lạnh được.
Nguyệt nương bảo:
- Hay là tại ngươi bồng ca nhi ra mộ con quỷ Kim Liên nên bây giờ ca nhi mới thế này chứ gì? ta đã không cho tới đó, vậy mà ngươi không chịu nghe, cứ bồng ca nhi đi.
Như Ý nói:
- Có Tiểu Ngọc thấy đó, tôi bồng ca nhi tới đó nhìn qua rồi vào ngay, làm sao có chuyện gì được.
Nguyệt nương sấn tới đạp cho Như Ý một đạp mà mắng:
- Vậy mà mầy còn nỏ mồm cãi phải không?
Đoạn gọi Lai An, sai đi mời Lưu lão bà lại ngay.
Lát sau Lưu bà tới coi xét một hồi rồi bảo:
- Đây là ca nhi vừa bị lạnh, vừa bị tà ma quấy phá.
Nói xong lấy ra hai viên chu sa hoàn, cho Hiếu ca nhi uống với nước uống, rồi bảo Như Ý cuốn chặt, bồn trong lòng cho ấm.
Lát sau thì Hiếu ca nhi ra được mồ hôi, nhiệt độ trở lại bình thường và ngủ yên. Nguyệt nương mừng lắm, mời Lưu bà uống trà rồi tặng ba tiền.
Hôm sau, Lai Vượng gánh hàng tới cổng nhà Tây Môn Khánh. Lai Chiêu bước ra, Lai Vượng vái chào rồi nói:
- Hôm qua Tứ nương có mua của tôi ít hàng, dặn là hôm nay lại lấy tiền rồi nhân tiện bái kiến Đại nương.
Lai Chiêu bảo:
- Ca ca đi đi, hôm khác hãy tới, hôm qua Đại nương về tới nhà thì ca nhi đau, phải mời Lưu bà tới cho thuốc, rồi loạn lên cả đêm. Hôm nay Đại nương còn tâm trạng đâu mà lấy tiền trả cho ngươi.
Lưu bà theo đúng lời Nguyệt nương dặn, đã tới từ sớm thăm bệnh cho Hiếu ca nhi, xong xuôi thì cáo từ Nguyệt nương và Ngọc Lâu tiễn ra cổng.
Lai Vượng vừa định gánh hàng đi thì thấy ba người ra, vội quỳ xuống lạy chào Nguyệt nương và Ngọc Lâu. Nguyệt nương bảo:
- Lâu quá không thấy ngươi, sao không tới đây thăm hỏi chúng ta?
Lai Vượng tóm tắc chuyện mình từ trước tới giờ rồi thưa:
- Cũng muốn tới lắm, nhưng lại sợ không tiện.
Nguyệt nương bảo:
- Ngươi là gia nhân cũ ở đây thì tới lui là chuyện thường, có gì phải ngại. Ngày trước cũng chỉ vì con dâm phụ Phan thị mà vợ ngươi chết oan, rồi lấy không làm có vu oan giá hoa. cho ngươi, đuổi ngươi đi. Nay thì trời cũng có mắt, đã trừng phạt nó rồi.
Lai Vượng nói:
- Chuyện đó cũng chẳng nên nhắc lại làm gì, chỉ cần Đại nương hiểu cho như vậy là được rồi.
Nguyệt nương hỏi:
- Ngươi bán những món gì vậy?
Lai Vượng lấy hàng ra cho Nguyệt nương coi. Nguyệt nương chọn vài thứ nữ trang rồi trả tiền ba lạng hai tiền, luôn cả tiền còn thiếu hôm qua, rồi bảo Lai Vượng vào nhà dưới, sai Tuyết Nga lấy rượu thịt ra khoản đãi.
Tuyết Nga nhân lúc vắng người, tới gần Lai Vượng dặn nhỏ:
- Sợ gì mà sợ, cứ lui tới đây thường thường, có chuyện gì tôi sẽ nhờ vợ Lai Chiêu nói lại. Còn tối mai thì tôi chờ ở căn phòng nhỏ, cạnh bức tường màu tím ở cổng trong. Nhớ đến nhé.
Hai người đưa mắt cho nhau. Lai Vượng hỏi nhỏ:
- Nhưng cổng trong ban đêm có đóng không?
Tuyết Nga dặn:
- Nên tới sớm, rồi vào phòng Lai Chiêu mà đợi, đến tối thì trèo qua bức tường tím đó mà vào.
Nói xong bỏ đi, sợ có người thấy, Lai Vượng mừng đến quên cả ăn. Lát sau cáo từ gánh hàng đi.
Hôm sau, Lai Vượng không đi bán hàng, nhưng ăn mặc bảnh bao tới trước cổng nhà Tây Môn Khánh. Chờ mãi mới thấy Lai Chiêu ra. Lai Vượng vội vái chào, Lai Chiêu hỏi:
- Hôm qua ca ca đã tới, hôm nay lại tới, có chuyện gì vậy?
Lai Vượng cừoi:
- Không có việc thì đâu dám tới. Hôm qua Tứ nương có lấy thêm ít hàng, dặn hôm nay tới lấy tiền.
Lai Chiêu mời Lai Vượng vào phòng mình ngồi chơi, Lai Vượng hỏi:
- Tẩu tẩu đâu, sao không thấy?
Lai Chiêu đáp:
- Ban ngày thì vợ tôi phải ở nhà bếp lo nấu nướng.
Lai Vượng lấy ra một lạng bạc đưa cho Lai Chiêu mà bảo:
- Xin ca ca nhận chỗ bạc này, kiếm ít rượu để tôi được mời ca ca và tẩu tẩu.
Lai Chiêu nói:
- Gì mà nhiều thế.
Đoạn gọi con trai là Thiết Côn ra. Thiết Côn chừng mười lăm tuổi nhưng đã lanh lợi lắm, Lai Chiêu sai con cầm bình đi mua rượu, rồi vào bếp bảo vợ lén cho ít đồ ăn.
Trong khi Thiết Côn đi mua rượu thì một gia nhân nhà bếp tới, thấy Lai Vượng thì reo lên:
- A, Vượng đại ca ở đây sao?
Lai Vượng lấy ít bạc ra đưa cho gia nhân này mà bảo:
- Em cầm chút ít này, xuống làm món ăn cho ta đãi Chiêu ca.
Tên gia nhân nhà bếp nhận tiền nhưng vẫn nói:
- Không có công lao gì, nhận thế này đâu được.
Nói xong tất tả đi xuống nhà bếp đem thật nhiều đồ ăn tới, bày ra bàn. Vợ Lai Chiêu nghe gia nhân đó nói là Lai Vượng tới, vội bỏ nhà bếp mà lên. Lai Vượng vài chào rồi mời ngồi vào bàn, đọan rót hai chung rượu, lần lượt hai tay nâng mời vợ chồng Lai Chiêu mà nói:
- Lâu quá không gặp ca ca và tẩu tẩu, trong lòng nhớ lắm, hôm nay có chung rượu nhạt này gọi là để hiếu kính ca ca và tẩu tẩu.
Vợ Lai Chiêu nhận chung rượu rồi bảo:
- Thôi đừng vờ vịt nữa, vợ chồng tôi khi không lại đi uống rượu của ai. Cho nên đối với người chân thật thì đừng nên nói những lời giả dối. Này, tối qua Tứ nương đã nói với tôi về chuyện của ca ca rồi, lại nói rằng tình cũ của hai người vẫn còn, rồi nhờ vợ chồng tôi đây chu toàn mọi việc gìum chọ Vậy thì bây giờ tôi cũng nói thẳng ra như vậy. Nay mai ca ca có được vui vẻ thì cũng nên nhớ tới vợ chồng chúng tôi, có cái gì thì cũng chẳng nên hưởng một mình.
Lai Vượng quỳ ngay xuống mà nói:
- Chỉ xin ca ca và tẩu tẩu che chở cho thì ơn ấy nguyện xin báo đáp chứ chẳng dám quên.
Đoạn ngồi lên mời rượu vợ chồng Lai Chiêu. Ba người vui vẻ ăn uống. Lát sau thì vợ Lai Chiêu vào nhà trong nói cho Tuyết Nga biết. Lai Vượng cũng ngồi lại một lúc rồi cáo từ.
Tới chiều, Lai Vượng trở lại, đem theo rượu thịt thết đãi vợ chồng Lai Chiêu. Ba người ăn uống cho tới quá canh một.
Đợi đến khi cổng ngoài cổng trong đóng hết, mọi người trong nhà đi ngủ cả, Lai Vượng mới từ phòng Lai Chiêu rón rén tới chân tường, bên cạnh là cổng trong, bên trong là căn phòng nhỏ. Bốn bề vắng lặng, chờ một lát thì Lai Vượng nghe tiếng Tuyết Nga đằng hắng trong phòng bèn vượt tường mà vào. Đây là căn phòng nhỏ, chứa đồ đạc, Tuyết Nga đã dọn dẹp qua loa để có chỗ nằm ngồi thuận tiện. Hai người thầm thì trò chuyện rồi bày cuộc giao hoan. Xong xuôi, Lai Vượng xốc lại quần áo định chia taỵ Tuyết Nga đưa cho Lai Vượng một túi nhỏ gồm vài món nữ trang và mấy lạng bạc vụn, lại tặng hai bộ quần áo bằng đoạn, rồi dặn là tối mai lại tới, đọan nói:
- Tôi còn ít tư trang nữa, sẽ đưa cho chàng để chàng tìm mua một căn nhà kha khá mà ở trước. Khi nào không thể ở được trong nhà này nữa, tôi sẽ ra ngoài với chàng kết nghĩa vợ chồng. Chàng hiện có nghề trong tay lo gì vợ chồng mình không sống qua ngày.
Lai Vượng bảo:
- Hiện tôi có người dì ở đông môn ngoại thành, có gì mình trốn ra đó tá túc, nếu không có chuyện gì rắc rối xảy tới, mình sẽ về quê của tôi, bỏ tiền mua ít mẫu ruộng mà trồng trọt cũng tốt.
Hai người bàn định một hồi rồi Lai Vượng lại vượt tường trở lại phòng Lai Chiêu, đợi trời sáng, cổng ngoài mở thì lén ra. Đến chiều, lại vào phòng Lai Chiêu chờ đến tối để gặp Tuyết Nga.
Như thế được ít ngày thì Tuyết Nga ăn trộm được khá nhiều tiền bạc nữ trang, các đồ kim ngân và quần áo đưa cho Lai Vượng. Vợ chồng Lai Chiêu cũng được chia ít nhiều.
Một hôm, vì mệt mỏi, Nguyệt nương đi ngủ sớm. Trong phòng Tuyết Nga có một a hoàn tên là Trung Thụ Nguyên Trung Thu là a hoàn của Đại Thư, sau được Nguyệt nương cho sang hầu hạ Tuyết Nga, đổi cho Nguyên Tiêu, a hoàn cũ của Kiều Nhi, sang hầu hạ Đại Thự Hôm đó Tuyết Nga dò biét Nguyệt nương ngủ sớm, bèn bảo Trung Thu đi ngủ, rồi soạn những đồ vật đã ăn trộm được trong nhà, cùng quần áo vật dụng. Bởi vì Tuyết Nga đã hẹn với Lai Vượng chờ ở phòng Lai Chiêu, rồi hai người cùng trốn đi.
Trước đó, Lai Vượng báo cho Lai Chiêu biết chuyện này. Lai Chiêu bảo:
- Nếu tôi mở cổng cho hai người đi, sáng ra Đại nương sẽ có bằng chứng buộc tội thông đồng cho tôi, chi bằng ca ca vào phfong của Tứ nương, rồi leo lên mái gỡ ngói ra, như vậy thì rõ ràng là Tứ nương trốn đi mà không gây phiền luỵ gì tới ai.
Lai Vượng bảo:
- Ca ca nói đúng lắm.
Lát sau thì Tuyết Nga tới, tặng vợ chồng Lai Chiêu ít quần áo, nữ trang và vật dụng bằng bạc. Vợ chồng Lai Chiêu dọn rượu thết đãi.
Tới canh tư, Lai Chiêu giúp Lai Vượng trèo lên mái nhà dỡ ngói ra, lộ một khoảng lớn, rồi trở lại phòng mình, rót hai chung rượu, đưa cho Tuyết Nga và Lai Vượng uống mà bảo:
- Hai người uống rồi đi, phải can đảm lên mới được, chúc may mắn.
Đoạn giúp hai người leo thang, vượt tường cao bên ngoài mà đi. Lúc đó ngoài đường chưa có ai đi lại, lính tuần cũng vằng bóng. Hai người yên tâm mà đi.
Nhưng tới góc đường thì lính tuần từ phía trước đi tới, quát hỏi:
- Hai người kia đi đâu vậy?
Tuyết Nga cuống lên đứng lặng. Lai Vượng bình tĩnh bước tới vài chào đám lính mà nói:
- Hôm nay vợ chồng chúng tôi ra Nhạc miếu ở ngọai thành để dâng hương, nhưng dậy quá sớm nên đi sớm thế này, xin các quan nhân tha thứ cho.
Đám lính lại hỏi:
- Cái túi gì lớn đeo ở sau lưng kia?
Lai Vượng đáp:
- Thưa đó là hương nến vàng mã.
Đám lính bảo:
- Nếu vợ chồng ngươi đã đi dâng hương, thì đó cũng là việc phúc, thôi đi đi.
Lai Vượng mừng quá, vái chào cảm tạ đám lính tuần rồi dắt Tuyết Nga rảo bước.
Tới Đông môn thì cửa thành vừa mở, hai người ra khỏi cổng thành, tìm đến nhà Khuất lão là người dì của Lai Vượng. Ở ngoại thành có mấy đường ngỏ nhỏ, nhà Khuất lão lại ở trong một cái ngõ nhỏ hẹp, yên tĩnh nhất, nhà cửa cũng lèo tèo thưa thớt, và toàn là những gia đình nghèo.
Lúc đó Khuất lão còn ngủ, Lai Vượng gọi cửa một hồi mới thấy ra mở cửa. Khuất lão mời hai người vào nhà. Lai Vượng nói:
- Đây là vợ mới cưới của cháu, dì nương ở đây, rộng rãi, xin để cho vợ chồng cháu ở tạm một gian chừng nào tìm được nhà, chúng cháu sẽ đi.
Nói xong lấy ra ba lạng bạc mà tặng. Khuất lão được tiền mừng lắm, nhận lời ngay.
Khuất lão có người con trai là Khuất Đang, vốn tham tiền, thấy vợ chồng Lai Vượng có nhiều tiền bạc của cải, thì lén ăn trộm vài món đồ đem bán, không ngờ bị bắt đem lên quan. Lý Tri huyện cho đưa Khuất Đang về nhà, khám xét thấy Lai Vượng và Tuyết Nga có nhiều đồ quý, bèn cho bắt luôn cả hai người. Tuyết Nga xanh mặt, vội thay quần áo lam lũ, tháo hết nữ trang trên người ra rồi theo về huyện.
Người đi đường bu lại xem, có người nhận được, nói rằng:
- Đây là một tiểu thiếp của Tây Môn Khánh, bị một gia nhân cũ là Lai Vượng quyến rũ, lấy cắp của cải tiền bạc trong nhà, trốn theo Lai Vượng ra ngoại thành mà ở, rồi nhân đứa em hộ lấy cắp đem đi bán mà bị phát giác.
Thế rồi một đồn trăm, trăm đồn nghìn, cả huyện ai cũng biết.
Về phần Nguyệt nương, ngay hôm Tuyết Nga trốn đi, sang ngủ dậy, a hoàn Trung Thu phát giác là rương tủ trong phòng bị mở, đồ đạc quần áo không còn, vội báo ngay với Nguyệt nương, Nguyệt nương kinh ngạc hỏi:
- Ngươi ở với Tứ nương mà Tứ nương bỏ trốn, ngươi không biết sao?
Trung Thu đáp:
- Cách đây ít lâu, tối nào Tứ nương cũng bỏ phòng ra ngoài, đến khuya thật khuya mới trở vào, đêm qua cũng vậy nên tôi không để ý, Tứ nương lại bảo tôi đi ngủ sớm nữa, thành thử không biết.
Nguyệt nương gọi Lai Chiêu vào hỏi:
- Ngươi trông coi cổng trong ngoài, vậy mà ai ra vào, ngươi không biết gì hay sao?
Lai Chiêu đáp:
- Đêm hôm cổng ngoài cổng trong đều khoá kín cả, chẳng lẽ bay ra ngoài mà đi hay sao?
Sau đó phát giác ngói trên mái nhà bị gỡ. Nguyệt nương tin là Tuyết Nga đã có người ngoài vào giúp trốn đi, nhưng không dám làm to chuyện, chỉ nuốt giận bỏ qua.
Nào ngờ ít hôm sau xảy ra vụ Khuất Đang. Tri huyện bắt Khuất Đang nạp hết các đồ vật và tiền bạc ăn cắp được, gồm bốn món nữ trang bằng vàng, ba món nữ trang bằng bạc, hai bộ quần áo, một ít khăn taỵ Lại tịch thâu được của Lai Vượng và Tuyết Nga khoảng ba chục lạng bạc và rất nhiều vật dụng, nữ trang bằng vàng bằng bạc cùng các loại quần áo. Tri huyện ghép Lai Vượng vào tội trồm, Khuất Đang bị ghép tội ăn cắp, cả hai bị năm năm khổ sai. Khuất lão bị ghép tội che chở trộm cắp, nên bị kẹp chân tay rồi cho về. Còn Tuyết Nga vì là tiểu thiếp của Tây Môn Khánh nên được miễn tội, nhưng bị huyện quan sai lính đưa về trả tận nhà, gọi người trong nhà ra lãnh.
Nguyệt nương cho mời ngay Ngô Đại cữu tới bàn chuyện. Ngô Đại cữu tới bảo:
- Nó đã trộm cắp, trốn theo trai thì còn nhận lãnh làm gì.
Nguyệt nương thưởng tiền cho lính huyện, rồi nhờ thưa lại với huyện quan là không nhận lãnh Tuyết Nga.
Huyện quan cho gọi người mối đến để lãnh Tuyết Nga đem bán.
Gia nhân phủ Chu Thủ bị biết tin, kể lại cho Xuân Mai nghe, nói là tiểu thiếp của Tây Môn Khánh là Tôn Tuyết Nga ăn trộm tiền bạc của cải trong nhà rồi trốn theo tên gia nhân cũ là Lai Vượng. Nay bị huyện quan bắt, trả về, nhưng gia đình Tây Môn Khánh không nhận. Hiện huyện quan đang cho người lãnh đem bán để lấy tiền trả lại cho gia đình Tây Môn Khánh.
Xuân Mai nghe xong, liền nảy ý định là mua Tuyết Nga về cho trông coi bếp núc để trả mối hận thời trước, bèn nói với Chu Thủ bị:
- Tuyết Nga giỏi bếp núc lắm, biết làm đủ các món ăn ngon. Mình nên mua về để sai làm bếp, có phải hơn không.
Chu Thủ bị nghe theo, sai Lý An và Trương Thắng cầm thiếp tới thưa với huyện quan, mua được Tuyết Nga với gia tám lạng, đưa về phủ.
Trước hết, Tuyết Nga được dẫn vào lạy chào đại phu nhân, sau đó phải vào lạy chào tiểu phu nhân Xuân Mai.
Xuân Mai đang nằm trên chiếc giường kim sàng chăn loan nệm thuý, trước gấm rèm nhung, nghe báo gia nhân mới vào lạy chào thì từ từ chống tay ngồi dậy, a hoàn xúm xít xung quanh.
Tuyết Nga được dẫn vào, vừa nhận ra Xuân Mai thì bàng hoàng cả người, nhưng cũng phải bước tới lạy bốn lạy.
Xuân Mai trừng mắt quát a hoàn:
- Bảo con nô tỳ này vấn lại tóc, thay hết loại quần áo đang mặc, rồi cho nấu nướng tại nhà bếp để làm món ăn ta dùng.
Tuyết Nga nghe xong ruột đau gan quặn lại muốn khóc mà không khóc nổi. Tới nông nỗi này, Tuyết Nga chẳng còn biết làm gì hơn là tuân lời chủ. Từ đó suốt ngày đầu tắt mặt tối trong bếp.
Thật là:
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro