Kim Binh Mai 24
Hồi 81
Tên Bạn Phản Phúc
Trong khi mười sáu vị tăng của chùa Báo Ân được mời tới nhà Tây Môn Khánh tụng kinh thì Bá Tước mời Hoa Tử Do, Tạ Hy Đại, Chúc Thật Niệm, Tôn Thiên Hoá, Thường Trĩ Tiết và Bạch Lãi Quang tới nhà mà bảo:
- Tây Môn đại quan nhân mất rồi, chúng mình với đại quan nhân là chỗ thâm giao, thường ăn uống tại nhà quan nhân, thường được giúp đỡ tiền bạc vật dụng và nhiều việc khó khăn khác. Nay đại quan nhân nằm xuống mà mình làm như không biết thì tránh sao miệng thế chê cười, mà mình cũng chẳng được yên tâm. Quan nhân xuống tới Ngũ điện Diêm Vương, chắc cũng chẳng tha tội vô ơn bất nghĩa cho chúng mình. Bây giờ mình có bảy người, mỗi người góp một tiền, cộng là bảy tiền, sọan một lễ đem tới, lại mua một tấm lục rồi nhờ Thủy tiên sinh làm một bài văn tế, đọc lên trước linh cữu quan nhân, rồi chúng mình tới tế, gọi là tri ân phần nào, mọi người nghĩ sao?
Mọi người đều khen phải, rồi góp mỗi người một tiền, giao cho Bá Tước. Bá Tước lấy tiền mua lễ vật tử tế rồi đến nhờ Tuỷ tú tài làm văn tế.
Thuỷ tú tài vốn biết bọn Bá Tước là đám bạn tiểu nhân của Tây Môn Khánh, nên nhận lời làm giùm văn tế, nhưng ngầm châm chọc bên trong.
Bá Tước và các bạn đem lễ tới bày trước linh cữu. Kính Tế mặc đồ tang chống gậy bên linh cữu đáp lễ. Bảy người vào lạy linh cữu. Trong khi Bá Tước mở bài văn tế ra đọc. Đám bạn này toàn là người dốt nát, tuy nghe đọc nhưng làm sao hiểu được ý nghĩa lời văn.
Văn tế rằng:
"Duy, Trùng Hoà Nguyên niên tuế Mậu Tuất, Nhị nguyệt Mậu Tý sóc, việt sơ tam nhật Canh Dần. Chúng vãn sinh là Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Hoa Tử Do, Chúc Thật Niệ, Tôn Thiên Hoá, Thường Trĩ Tiết và Bạch Lãi Quang có chút lễ mọn, kính cẩn tới tế cố Cẩm y Tây Môn đại quan nhân chi linh. Nhớ lúc sinh tiền, tính tình bộc trực, lòng dạ kiên cương. Gặp người nhũn nhặn đã không sợ, trước kẻ ương ngạnh cũng không hàng. Thường tế độ lúc khốn khó, lại giúp đỡ khi nguy nan. Tài ba dũng lược, chí khí hiên ngang. Công danh nọ so như cẩm tú, phú quý kia để mấy kho tàng. Đám tiểu tử thọ ân chúng tôi: kẻ thì chốn chương đài hay trà rượu, người thì nơi đình tạ vẫn xướng cuồng. Những tưởng muôn năm hưởng phúc, nào ngờ một phút tai ương. Quan nhân nơi nước Nhược đã xa chơi khuất bóng. Chúng tôi cõi hồng trần biết lấy ai tựa nương. Khiến chúng tôi lòng đau lệ nhỏ, khiến chúng tôi tiếc nhớ xót thương. Nay tạm: một chung rượu nhạt, mấy khúc đoạn trường. Hồn có linh xin về chứng giám. Ô hộ Thượng hưởng".
Tế xong, Kính Tế mời bảy người ra ngoài rạp khoản đãi rượu thịt.
Cũng hôm đó, Lý bà ở ca viện soạn một lễ hậu, rồi chị em Quế Khanh, Quế Thư ngồi kiệu tới điếu tang. Nguyệt nương nằm trong hậu phòng, chỉ có Kiều Nhi và Ngọc Lâu ra tiếp đãi. Quế Thư ghé tai Kiều Nhi hỏi nhỏ:
- Mẫu thân cháu nói rằng, người ta đã chết rồi, mình vốn nghề này, khó lòng giữ trinh tiết thuỷ chung. Cho nên bây giờ cô nương có tiền bạc của cải gì thì ngầm đưa cho Lý Minh đem về nhà trước, phòng lúc sau này, bởi vì sớm muộn gì cô nương cũng ra khỏi nhà này chứ làm sao ở đây mãi được. Nói ít cô nương hiểu nhiều.
Lý Kiều Nhi nghe xong gật đầu, trong bụng ngầm tính toán.
Vợ Hàn Đạo Quốc là Vương thị hôm đó cũng sọan lễ vật, rồi trang điểm thật đẹp ngồi kiệu tới điếu tang. Tới nơi, Vương thị bày lễ vật trước linh cữu rồi đứng đợi, đợi mãi chẳng thấy ai ra tiếp đãi. Ngô Khải thấy vậy, sai Lai An vào thưa với Nguyệt nương. Nguyệt nương nghe nói có Vương thị đến thì đùng đùng nổi giận mắng:
- Thằng khốn kia, có thế mà mày cũng phải vào thưa với cử hay sao. Con dâm phụ khốn nạn đo là yêu là quỷ, chính nó đã khiến cho nhà này gia bại nhân vong, phụ nam tử bắc, ly tán phu thệ Bây giờ nó còn dẫn xác tới đây làm gì nữa.
Lai An thấy chủ giận dữ, vội trở ra đại sảnh. Ngô Khải bảo:
- Ngươi đã thưa với đại nương cho người ra tiếp chưa?
Lai An chỉ lắc đầu không đáp. Ngô Khải gặng hỏi mãi, Lai An mới nói:
- Đại nương đang định cho tứ mã phân thây người ta đo.
Ngô Khải vội vào hậu phòng bảo em gái:
- Sao cô nương lại làm vậy? phải cho người ra tiếp người ta chứ. Người ta thường bảo, người ác chứ lễ vật đâu có ác. Chồng người ta còn nắm giữ vốn liếng lớn lao của nhà này, phải liệu tiếp đãi thế nào chứ. Không ra được thì cũng nên cho người ra tiếp ngừoi ta mới phải. Nếu không thiên hạ sẽ đàm tiếu phiền phức lắm.
Nguyệt nương không nói gì, mãi sau mới bảo Ngọc Tiêu ra tiếp Vương thị, mời dùng trà. Sau vài câu chuyện nhạt nhẽo, Vương thị cáo từ mà về.
Trong hậu phòng, Quế Khanh, Quế Thư và Ngân Nhi thấy Nguyệt nương chửi mắng vợ Hàn Đạo Quốc là dâm phụ này dâm phụ kia, thì cũng thấy trong lòng không yên, nên nán ngồi thêm một lát rồi cáo từ, nhưng Nguyệt nương khẩn khoản lưu giữ mà bảo:
- Thì ở đây tới mai hãy về, việc gì phải vội.
Do đó Quế Thư và Ngân Nhi ở lại, chỉ có Quế Khanh về trước.
Đến tối, khi các vị tăng về thì các quản lý và thân bằng quyén thuộc như Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu, Trầm di phu, Hoa Da, Ứng Bá Tước, Tạ Huy Đại, Thường Trĩ Tiết.. khoảng hai chục người, bày tiệc ngoài rạp, rồi gọi một đoàn hát tới diễn tuồng. Đoàn hát diễn tuồng "sát cẩu khuyến phu". Đám khách đàn bà con gái quây quần tại các bàn tiẹc trên đại sảnh, buông mành xuống, rồi uống rượu, nhìn qua mành coi hát.
Hát xong vài tích tuồng, mọi người trở lên đại sảnh làm lễ cúng rượu cho Tây Môn Khánh, rồi trở lại bàn tiệc. Lý Min và Ngô Huệ đàn hát cạch tiệc. Bữa tiệc kéo dài tới canh ba mới vãn.
Tiệc xong, vợ chồng Kiều Đại hộ bày lễ vật trước linh cữu rồi cùng nhiều người khác tế lễ. Tế xong, Ngô Nhị cữu và Cam quản lý lại mời mọi người ra rạp uống trà nói chuyện.
Đám khách đàn bà thì rút cả vào hậu phòng. Hôm đó Ái Nguyệt cũng tới điếu tang và được mời lại. Ái Nguyệt thấy Quế Thư và Ngân Nhi cũng có mặt thì trách là hai người đã không cho mình biết tin sớm, đoạn quay lại nói với Nguyệt nương:
- Đại nương hạ sinh ca nhi như thế này chính là chuyện mừng lớn, chỉ tiếc là gia gia đi sớm quá. Nhưng nay thì trong nhà đã có tiểu chủ, cũng chẳng đáng buồn.
Nguyệt nương không nói gì.
Tới tuần nhị thất của Tây Môn Khánh, Ngô Đạo quan ở miếu Ngọc Hoàng cùng mười sáu vị đạo sĩ tới niệm kinh làm lễ.
Hôm đó đám võ quan địa phương như Hà Thiên hộ, Chu Thủ bị, Kinh Thống chế, Trương Đoàn luyện, Vân chỉ huy và hai thái giám Lưu, Tiết hẹn nhau đem lễ vật và văn tế tới điếu tang.
Đám võ quan bày lễ vật la liệt rồi từng người vào lạy trước linh cữu. Kính Tế nhất nhất đáp lễ cung kính. Sau đó dọn tiệc khoản đãi. Các quan ăn uống no say mới cáo từ.
Nguyệt nương thấy tất cả những người từ trước có liên hệ với chồng mình, trên thì các quan lại, giữa thì thân bằng quyến thuộc, dưới thì gia nhân nô bộc, tất cả đều là hạng tham tiền, vì tiền mà đến, không người nào có thể nhờ cậy được. Chỉ riêng Xuân Hồng là đứa trung thành có thể giúp đỡ ít nhiều nhất là trong việc đề phòng kẻ có gian tâm, do đó Nguyệt nương sai Xuân Hồng vào hầu hạ trong phòng Kiều Nhi, vì Kiều Nhi có thái độ và hành động đáng nghi ngờ hơn cả. Căn nhà Bình Nhi ở lúc trước nay được khoá kỹ lại.
Thật đúng là:
Tường hoa cột chạm còn đây,
Mà người xu phụ một ngày vắng tăm.
Trong thời gian này, Lý Minh giả danh là ở lại nhà Tây Môn Khánh để giúp đỡ công việc, nhưng kỳ thật là để giúp giục Kiều Nhi lấy cắp tiền bạc của cải để chuyển về nhà. Ngô Nhị cữu tuy biết gian ý của Kiều Nhi nhưng lại không nói ra.
Đến ngày mồng chín là tuần tam thất của Tây Môn Khánh, các tăng sĩ đạo sĩ lại tới nhà lập đàn tụng kinh. Nguyệt nương bắt đầu ra khỏi phòng, đi lại coi sóc mọi việc nhà. Nguyệt nương thấy tang ma kéo dài bất tiện, bèn cho mời Từ tiên sinh lại đổi ngày. Do đo, ngày mười hai, Kính Tế cùng Từ tiên sinh đi làm lễ phá thổ, và ngày hai mươi thì đưa đám. Như vậy sớm hơn được mười ngày.
Tuy đám ma được coi là trọng thể, nhưng không linh đình bằng đám ma Bình Nhi lúc trước. Linh cữu ra tới cổng thì ngừng lại để các vị tăng của chùa Bảo Ân đọc kệ. Đọc xong, Kính Tế làm lễ đốt vàng rồi linh cữu tiếp tục di chuyển. Toàn gia lớn nhỏ cất tiếng khóc vang động. Sau linh cữu là kiệu của Nguyệt nương và đám tiểu thiếp cùng kiệu của khách đàn bà. Sau đó là khách đàn ông đi xe đi ngựa. Đám tang trực chỉ Nam môn, tiến ra ngọai thành.
Kính Tế chuẩn bị một giải lụa tốt, nhờ Vân chỉ huy làm lễ để chủ.
Đám khách đàn ông đưa ma chỉ lèo tèo ít người như Ngô Đại cữu, Kiều Đại hộ, Hà Thiên hộ, Trầm di phu, Hàn di phu và vài người quản lý. Ngô Đạo quan cho mười hai vị đạo sĩ đi theo dọc đường niệm kinh.
Chôn cất xong, về tới nhà, Nguyệt nương thưởng tiền đám lính hầu rồi cho về nha môn. Kính Tế thưởng tiền cho tăng sĩ, đạo sĩ, đoàn hát, các ca nhạc công rồi cho về.
Đến tuần ngũ thất của chồng, Nguyệt nương mời ba vị sư bá là Vương, Tiết và Đại sư phụ cùng mười hai vị tăng ni khác đến tụng kinh cầu siêu. Ngô Đại cữu mẫu và Trịnh Tam thư ở thượng phòng bầu bạn với Nguyệt nương.
Nguyên là hôm đưa đám, nhân lúc không ai để ý, Quế Thư rỉ tai Kiều Nhi:
- Mẫu thân nói rằng cô nên thu nhặt đồ tế nhuyễn và của cải mà về nhà, ở lại đây làm gì. Cô nương con cái không có thì ở lại phỏng có lợi ích gì. Hôm nọ Ứng Nhị gia tới nhà chơi, có nói rằng Trương Nhị quan nhân đang muốn bỏ ra năm trăm lạng để cưới cô nương đó. Về vôois Trương quan nhân, cô nương tuy chỉ là nhị phòng, nhưng một tay lo liệu việc nhà, có tiền bạc lại có uy quyền. Chẳng hơn là chết già chết nghèo ở đây hay sao. Vả lại dù sao thì cô cháu mình cũng là ca nữ, lấy việc lá gió chim cành làm gốc, người nào giàu có thế lực thì mình tìm đến. Cô nương nên nghĩ kỹ, đừng để lỡ dịp may.
Kiều Nhi nghe xong cho là phải.
Qua tuần ngũ thất của Tây Môn Khánh, Kim Liên tìm Tuyết Nga bảo:
- Hôm đưa đám, tôi thấy Ngô Nhị cữu và Lý Kiều Nhi thầm thì trò chuyện gì với nhau trong hoa viên. Rồi hôm sau thì chính mắt Xuân Mai thấy Kiều Nhi đưa một gói gì cho Lý Minh đem về nhà.
Tuyết Nga nói lại với Nguyệt nương. Nguyệt nương tức tốc gọi Ngô Nhị cữu vào mắng cho một trận nên thân, rồi bắt ra tiệm coi hàng, không cho tự ý vào nhà nữa.
Nguyệt nương lại gọi Bình An vào dặn là không cho Lý Minh lai vãng, tới cổng là phải đuổi ra. Lý Kiều Nhi không còn ai để sai chuyển đồ ăn cắp về nhà, nên buồn thẹn quá hoá giận, nhân Nguyệt nương sai pha trà mời Ngô Đại cữu và Ngọc Lâu tới mà không mời mình, Kiều Nhi liền kiếm cớ cãi nhau với Nguyệt nương một trận tơi bời. Kiều Nhi lăn khóc đùng đùng, la hét rầm rĩ rồi đập vào bàn thờ Tây Môn Khánh mà khóc lóc kể lể.
Hôm sau, Kiều Nhi giả vờ thắt cổ tự tử, a hoàn tri hô lên, Nguyệt nương hoảng sợ, vội bàn tính với Ngô Khải, cho gọi Lý bà tới trao trả Kiều Nhi về ca viện. Lý bà nghe tin Nguyệt nương đuổi Kiều Nhi ra tay không, lieenf tới nói với Nguyệt nương:
- Người trong gia đình chúng tôi mấy năm nay ở đây chịu khổ chịu cực làm người dưới của đại nương, nay đại nương không dung được thì xin đại nương cho nó đem quần áo tư trang về để cho người đời khỏi đàm tiếu nó mà đại nương cũng được tiếng là rộng lượng.
Nguyệt nương hỏi ý kiến Ngô Khải, Ngô Khải không trả lời. Nguyệt nương quyết định không bằng lòng cho đem hết quần áo tư trang và tất cả những gì thuộc Kiều Nhi, hoặc mua sắm cho Kiều Nhi, theo Kiều Nhi về nhà. Nhưng Kiều Nhi lại nhất định đòi phải cho hai a hoàn Nguyên Tiêu và Tú Xuân theo mình. Nguyệt nương không chịu bảo:
- Có phải định dụ dỗ con nhà tử tế vào đường ca hát chăng?
Kiều Nhi sợ quá, không dám đòi nữa, chỉ cùng Lý bà tươi cười vái chào Nguyệt nương lên kiệu mà về.
Nghĩ cho cùng, đám ca nhi kỹ nữ xưa nay chỉ biết bòn rút của cải khánh chơi làm lẽ sống, lấy phấn son thanh sắc làm kế sinh nhai, quen đưa người cửa trước rước người cửa sau, thấy tiền thì mắt sáng lên, cho nên hành động của Kiều Nhi cũng chỉ là lẽ thường tình. Kiều Nhi về với Tây Môn Khánh cũng chỉ vì ham danh lợi, nay danh lợi hết tất phải bỏ đi, chứ đâu phải vì tình nghĩa gì mà giữ lại được. Vả lại người ta thường nói giữ người ở lại chứ ai giữ được người đi, ngựa quen đường cũ biết làm sao.
Kiều Nhi đi xong thì Nguyệt nương than khóc một hồi. Mọi người phải xúm lại khuyên can. Kim Liên bảo:
- Thôi, đại nương à, chẳng nên buồn khổ làm gì. Người ta ở đây cũng như là kế sinh nhai, bây giờ người ta đi rồi cũng chẳng nên buồn nên tiếc.
Bỗng thấy Bình An từ cổng chạy vào thưa:
- Có Tuần diêm thái ngự sử tới, hiện Ngự sử đang ngồi ngoài đại sảnh. Tôi thưa là lão gia thất lộc rồi, Ngự sử hỏi là mất được bao lâu, tôi thưa là mất ngày hai mươi mốt tháng Giêng vì bệnh, nay đã qua tuần ngũ thất rồi. Ngự sử lại hỏi là linh vị để tại đâu, tôi thưa là linh vị để tại hậu phòng, sớm chiều cúng vái. Bây giờ Ngự sử muốn được vào lạy linh vị lão gia nên sai tôi vào thưa với đại nương.
Nguyệt nương bảo:
- Cậu Kính Tế đâu, sao không bảo ra tiếp chuyện Ngự sử?
Bình An lật đật đi tìm Kính Tế mặc đồ tang ra hầu chuyện.
Lát sau, hậu phòng được sắp xếp gọn gàng, Thái Ngự sử được dẫn tới lạy trước linh vị Tây Môn Khánh. Nguyệt nương mặc áo đại tang ra lạy trả, nhưng không nói lời nào. Lạy xong, Thái Ngự sử nói với Nguyệt nương:
- Thỉnh phu nhân hồi phòng.
Nói xong theo Kính Tế ra đại sảnh. Thái Ngự sử nói:
- Ta thường tới đây quấy quả quan nhân, nay mãn nhiệm ở ngoài, đang trên đường về kinh nên mới ghé qua đây, định vào lạy chào, nào ngờ quan nhân đã thành người thiên cổ. Chẳng hay quan nhân mất vì bệnh gì vậy?
Kính Tế đáp:
- Nhạc gia chúng tôi bị bệnh viêm hoa? mà mất.
Thái Ngự sử than:
- Thật đáng tiếc lắm.
Nói xong gọi quân hầu tới, lấy ra hai xấp lụa Hàng Châu, hai xấp gấm Dương Châu, bốn con cá lớn và bốn vò mật ong, đoạn bảo Kính Tế:
- Chút lễ mọn này gọi là để cúng quan nhân.
Lại sai gói năm chục lạng bạc, đưa cho Kính Tế mà bảo:
- Số bạc này là lúc trước quan nhân đây giúp tôi, nay xin hoàn lại, để gọi là vẹn toàn nghĩa thuỷ chung.
Lại nhắc Kính Tế:
- Xin cho đem vào trình Đại nương.
Kính Tế sai Bình An đem bạc và lễ vật vào.
Gia nhân bưng trà lên, Thái Ngự sử uống xong chung trà, cáo từ lên kiệu mà đi.
Nguyệt nương tự nhiên có năm chục lạng, trong lòng mừng rỡ, rồi lại buồn thảm nghĩ rằng, lúc chồng mình còn sống, thì những vị quan to như Thái Ngự sử mỗi lần tới là một lần đại lễ tưng bừng, chứ đâu có ra về lặng lẽ như vậy.
Nói về Lý Kiều Nhi, về tới nhà thì vui vẻ lắm. Bá Tước nghe tin Kiều Nhi đã về, vội sai ngươi đến báo cho họ Trương Tiết.
Nguyên Trương Nhịi nhỏ hơn Tây Môn Khánh một tuổi, tức tuổi Mão năm nay ba mươi ba tuổi còn Kiều Nhi đã ba mươi ba tuổi, nhưng Lý Bà nói dối là chỉ mới hai mươi tám tuổi.
Hôm sau Trương Nhị đem ba trăm lạng lại cưới Kiều Nhi về làm đệ nhị phòng. Cũng từ đó, Tôn Thiên Hoá và Chúc Thật Niệm lại cùng Vương Tam lui tới với Quế Thư như trước.
Bá Tước, Lý Tam và Hoàng Tứ bảo cho Trương Nhị bản văn thư được trăm lạng, lấy tiền đó ăn chơi phung phí tại các nhà kỹ nữ ca nhi.
Trương Nhị sau khi lấy Kiều Nhi, lại bỏ ra năm ngàn lạng bạc, nhờ người nói với Trịnh Hoàng thân ở khu mật viện trên phủ Đông Bình, chạy chọt với Chu Thái úy ở triều, để được làm chức Thiên hộ, thay thế Tây Môn Khánh đầu tại sở Đề hình Sơn Đông. Một mặt bỏ tiền ra xây cất thêm nhà cửa và làm hoa viên sang trọng.
Bá Tước ngày nào cũng thì thụt ra vào nhà Trương Nhị, bao nhiêu chuyện lớn nhỏ trong nhà Tây Môn Khánh kể ra vanh vách, lại nói:
- Hiện trong nhà Tây Môn Khánh còn người thiếp thứ năm là Phan Kim Liên, đẹp chẳng khác người trong tranh, lại giỏi thi ca từ phú, đàn ngọt hát hay, thông hiểu sách vở chữ nghĩa, thi hoa. cầm kỳ, năm nay chưa tới ba mươi, thật là người hiếm có lắm.
Trương Nhị nghe xong khoái lắm, hỏi:
- Có phải người đó trước là vợ của tên bán bánh Võ Đại lang đó không?
Bá Tước đáp:
- Chính vậy, Tây Môn Khánh chiếm làm vợ tới nay cũng được sáu năm gì đó, có điều là chẳng hiểu nàng ta có chịu lấy chồng khác hay không.
Trương Nhị khẩn khoản:
- Nếu vậy thì nhờ nhị ca theo dõi giùm, có gì tôi xin cưới về ngay, tốn kém bao nhiêu cũng chịu.
Bá Tước nói:
- Tôi hiện đang có đứa người quen là gia nhân trong nhà Tây Môn Khánh tên gọi Lai Tước, để tôi bảo nó dò xét, có gì sẽ báo cho quan nhân ngaỵ Quan nhân mà cưới được nàng Kim Liên thì bằng cưới được trăm ngàn mỹ nhân khác. Lúc Tây Môn Khánh cưới Kim Liên tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, lại còn hao tâm tổn sức. Nhưng mà vật nào cũng có chủ, vật quý lại khó tìm, có tốn bao công phu tiền bạc, mới có được mỹ nhân. Quan nhân mà có được nàng Kim Liên thì mới không uổng cuộc đời vinh hoa phú quý. Để tôi bảo Lai Tước dò xét trước, rồi có gì tôi sẽ nói thêm vào, quan nhân chỉ bỏ tiền ra là được ngay.
Qua những lời của Bá Tước, ai cũng thấy, phàm những kẻ ăn nhờ sống bám đều là loại tiểu nhân, ham lợi mà phản trắc. Tây Môn Khánh đối với Bá Tước lúc nào cũng như bát nước đầy, hai người như keo như sơn, thiết tưởng anh em ruột cũng không bằng. Bá Tước ăn uống, may mặc và sống là nhờ Tây Môn Khánh, vậy mà Tây Môn Khánh mới nằm xuống, thịt xương chưa lạnh mà Bá Tước đã làm biết bao điều bất nghĩa.
Thật là:
Họa hổ hoa. long, nan họa cốt,
Tri nhân tri diện, bất tri tâm
Hồi 82
Loài Gia Nhân Phản Chủ
Nói về Hàn Đạo Quốc và Lai Bảo, sau khi mua bốn ngàn lạng bạc hàng ở Giang Nam, trên đường về ghé Dương Châu, tìm đến nhà Miêu Thanh. Miêu Thanh thấy có thư của Tây Môn Khánh thì mừng lắm, lại nghĩ tới ơn cứu mạng của Tây Môn Khánh, nên cung phụng hai người quản lý thập phần chu đáo. Miêu Thanh đã mua được một thiếu nữ tuyệt sắc tên là Sở Vân, nuôi tại nhà để gởi về cho Tây Môn Khánh.
Trong thời gian ở nhà Miêu Thanh, Đạo Quốc và Lai Bảo chẳng nghĩ gì tới chuyện về hay chuyện buôn bán làm ăn, mà chỉ ngày đêm tầm hoa vấn liễu, la cà nơi tửu điếm trà đình, ngủ đêm tại các nhà ca nhi kỹ nữ.
Một hôm, Đạo Quốc mời một ca nhi là Ngọc Kỹ, Lai Bảo mời một ca nhi là Tiểu Hồng, cùng một người buôn muối ở Dương Châu là Vương Hải Phong và Miêu Thanh tới du ngọan tại hồ Ứng Bảo suốt một ngày. Hôm sau lại là sinh nhật của Vương ma, mụ tú bà cai quản Ngọc Kỹ, Đạo Quốc bỏ tiền làm tiệc thật lớn mừng sinh nhật của Vương mạ Lại sai đàn em là Hồ Tú mời thêm hai khách buôn là Uông, Đông Kiều và Tiền Tình Xuyên. Nhưng Uông, Tiền và Vương Hải Phong đã tới, còn Hồ Tú thì mãi tới chiều mới thấy về. Đạo Quốc mắng:
- Thằng khốn đi la cà ăn uống ở đâu mà giờ này mới dẫn xác về, mồm miệng sặc sụa mùi rượu thế kiả khách mời đã đến tự bao giờ mà mày thì mất mặt. Để rồi ta sẽ xử tội mày.
Hồ Tú lườm Đạo Quốc rồi vào trong nhà, miệng lẩm bẩm:
- Mày tưởng hay lắm hay sao mà lên mặt mắng tao. Mày làm dơi làm chuột ở đây thì vợ mày ở nhà cũng làm yêu làm quỷ. Lão gia muốn rảnh rang lui tới với vợ mày nên sai mày đem tiền mua hàng xa, mày đâu có biết, cứ tưởng là ghê gớm lắm.
Vương ma nghe được, vội lôi Hồ Tú vào trong nhà bảo:
- Chết, Hồ gia say quá rồi, hay là vào trong phòng mà ngủ đi.
Hồ Tú quát tháo ầm lên, không chịu vào phòng. Đạo Quốc đang thù tạc cùng bạn bè bên ngoài, nghe Hồ Tú la lối thì giận lắm, xồng xộc chạy vào đạp cho Hồ Tú mấy đạp mà mắng:
- Thằng khốn khiếp, tao cấp cho mày một ngày mấy tiền mà mày dám hỗn láo như vậy hay sao? tao đuổi mày ra khỏi đây.
Nói xong định xô Hồ Tú ra. Hồ Tú không vừa, la lên rằng:
- Tôi làm gì mà anh đuổi tôi? tôi ăn tàn phá hại hay làm hỏng chuyện buôn bán gì đâu, hay là anh mê chơi rồi đuổi tôi? để rồi về nhà tôi nói với lão gia cho mà xem.
Lai Bảo vội chạy vào khuyên Hàn Đạo Quốc:
- Thôi, làm ầm lên làm gì.
Đoạn lôi Hồ Tú vào trong mà bảo:
- Còn thằng chó chết này nữa, mày say mèm rồi ăn nói bậy bạ.
Hồ Tú ương ngạnh nói:
- Bảo thúc cứ kệ tôi, tôi uống rượu cũng mặc kệ tôi, để xem Đạo Quốc làm gì tôi.
Lai Bảo vội lôi Hồ Tú vào phòng trong, rồi trở ra. Đạo Quốc sợ bạn bè chê cười, cũng theo Lai Bảo ra, cùng mọi người vui vẻ ăn uống. Ngọc Kỹ và hai chị em Thái Hồng, Tiểu Hồng đàn hát ca múa. Trong tiệc bẻ cành mai mà làm tửu lệnh, ăn uống ồn ào. Bữa tiệc tới canh ba mới vãn.
Hôm sau, Đạo Quốc định đánh Hồ Tú. Hồ Tú tỉnh rượu, van xin mà nói:
- Hôm qua quả là tôi không biết gì hết.
Miêu Thanh cũng hết lời khuyên can, Đạo Quốc mới thôi.
Mấy hôm sau, chơi đã chán, Đạo Quốc và Lai Bảo tính chuyện chở hàng về, nhưng nàng Sở Vân lại bị bệnh thình lình, chưa thể đi được. Miêu Thanh nói:
- Thôi, nhị vị ca về trước vậy, cho khỏi lỡ công việc, để hôm nào nó khỏi bệnh, tôi sẽ nhờ người đưa tới sau cũng được.
Nói xong sai sọan lễ vật thật hậu, viết thư cho Tây Môn Khánh, rồi đưa hai người lên đường.
Ngọc Kỹ và chị em Thái Hồng, Tiểu Hồng bày tiệc tại bến sông mà đưa tiễn.
Khởi hành từ Dương Châu ngày mồng mười tháng giêng, lên đường bình an vô sự.
Một hôm, thuyền tới Lâm Giang. Đạo Quốc ra đứng đầu thuyền ngắm cảnh hai bên bờ. Bỗng thấy một chiếc thuyền nhỏ từ phia trước lướt tới, người ngồi trên thuyền là Nghiêm Tứ Lang, cũng quen biết Đạo Quốc. Hai thuyền tới gần nhau, Nghiêm Tứ Lang nhận ra Đạo Quốc, bèn khoát tay nói lớn:
- Hàn đại ca, lão gia ở nhà mất rồi, mới cách nay mấy hôm thôi.
Nói vừa xong thì hai thuyền qua khỏi nhau. Đạo Quốc im lặng suy nghĩ.
Thời gian đó đang gặp lúc các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông bị đại hạn, ruộng đất bỏ hoang, cảnh thóc cao gạo kém khiến cho vật giá gia tăng, thứ gì cũng đắt như vàng. Mỗi xấp vải lụa có thể lời gấp bạ Thương gia các nơi đổ xô tới bến Lâm Thanh mà mua hàng.
Đạo Quốc liền gọi Lai Bảo bàn rằng:
- Bây giờ giá hàng đang lên, hàng mình đem bán lúc này có thể lời gấp ba, chi bằng mình bán ngay đi, đem về nhà cũng chỉ bán được vậy là cùng, mà còn phải nạp thuế nữa, Bảo ca tính sao?
Lai Bảo đáp:
- Hàn đại ca nói rất đúng, có điều mình không phải là chủ nên không quyết định được, bây giờ mình bán đi rồi về biết ăn nói làm sao?
Đạo Quốc bảo:
- Lão gia có nói gì, tôi xin nhận hết.
Lai Bảo thấy Đạo Quốc quyết ý nên cũng chiều theo, hai người đem hàng lên bến bán, nhưng chỉ bán một phần tư số hàng mà thôi, tiền tu được cũng trên hai ngàn lạng.
Tới huyện Thanh Hà, Đạo Quốc bảo:
- Bảo ca ở lại thuyền lo việc nạp thuế, để tôi về nhà trước bảo cho lão gia biết.
Lai Bảo dặn:
- Hàn đại ca về nhớ thứ với lão gia là viết một phong thư cho Tiền Chủ sự lão gia, nhờ chuyện thuế mà để dỡ hàng sớm.
Đạo Quốc gật đầu, thu hết tiền hàng bán được, vào huyện Thanh Hà rồi về nhà.
Lúc đó trời đã về chiều, trên đường về, Đạo Quốc tình cờ gặp một người quen là Trương An. Trương An thấy Hàn Đạo Quốc thì gọi bảo:
- Hàn đại thú đã về đấy à? ngày mai là ngày làm lễ cho Tây Môn lão gia đó.
Đạo Quốc càng yên tâm là Tây Môn Khánh đã chết thật, nhưng chỉ đáp:
- Thật tội nghiệp cho gia gia tôi quá.
Trên đường đi, Đạo Quốc nghe dân trong huyện bàn tán xôn xao về cái chết của Tây Môn Khánh, lại càng tin chắc là Tây Môn Khánh chết thật rồi, bèn hối hả đi mau về nhà để bàn tính với vợ. Đạo Quốc nghĩ bụng:
- Cứ về nhà xem vợ mình nó tính thế nào, rồi nghỉ một đêm ở nhà mai tới nhà Tây Môn Khánh lão gia cũng không muộn, chứ bây giờ cũng gần tối rồi.
Nghĩ xong, cho Tiểu Lang về trước, rồi cùng Vương Hán trực chỉ đường Sư Tử, tới cổng nhà gọi vợ.
Vương thị mừng rỡ chạy ra đón chồng. Vương Hán khệ nệ Ôm hành lý vào nhà. Vương thị trước hết đưa chồng vào lạy bàn thờ Phật rồi giúp chồng thay áo, lại gọi a hoàn đem trà ra. Đạo Quốc ngồi uống trà kể hết chuyện buôn bán trong thời gian qua rồi nói:
- Trên đường về tôi gặp Nghiêm Tứ ca, vừa rồi lại gặp Trương An, đều nói là lão gia đã từ trần, không hiểu tại sao lão gia lại từ trần mau vậy?
Vương thị bảo:
- Trời đất còn có khi mưa gió bất thường thì trách sao con người chẳng có họa phúc bất ngờ. Ai có thể tự cho mình luôn luôn bình an vô sự.
Hàn Đạo Quốc không nói gì, mở bao ra, lấy cho vợ xem nhiều quần áo mua cho vợ tại Giang Ninh và nhiều món đồ khác, lại lấy ra mấy gói bạc, cộng là hai ngàn lạng đưa cho vợ. Vương thị thấy bạc nhiều quá, lấp lánh như tuyết thì trố mắt mà nhìn, rồi sau mới hỏi:
- Ở đâu ra đây?
Đạo Quốc thấp giọng đáp:
- Trên đường về, tôi nghe tin lão gia từ trần nên đã tự ý bán trước một ít hàng.
Nói xong lại đưa ra mấy túi bạc vụn nữa, chừng mấy trăm lạng, đưa cả cho vợ rồi hỏi:
- Trong thời gian tôi vắng nhà, lão gia có hay tới đây không?
Vương thị cúi đầu nói lảng:
- Lão gia còn thì không nói làm gì, bây giờ lão gia mất rồi, chàng cũng định đem hết số bạc này đến cho đại nương hay sao?
Đạo Quốc đáp:
- Chính vì vậy mà tôi phải về nhà trước để bàn tính với nàng. Hay là mình giữ lại một nửa, chỉ đưa một nửa mà thôi?
Vương thị cười khảy:
- Chàng đã ngốc quá rồi, lần này chằng nên ngốc nữa. Sao chàng lại có thể tính toán nực cười như vậy? người ta đã chết rồi, thì mình coi như không còn liên hệ gì nữa. Bây giờ chàng đem một nửa lại, vợ con người ta lại hạch hỏi lôi thôi rồi làm sao? chi bằng bây giờ vợ chồng đã nắm số bạc lớn này, thì liệu mau mau lên kinh đô mà sống, lại được gần con gái mình, có phải hay hơn không. Lại còn Địch thân gia trong phủ Thái sư giúp đỡ mình nữa. Mình đã đi xa rồi thì chẳng còn phải lo sợ gì cả.
Đạo Quốc nghe xong bảo:
- Mình đi gấp quá, còn ngôi nhà này thì sao? chẳng lẽ bỏ à?
Vương thị bảo:
- Chàng sao vụng tính quá, mình gọi người nào tới, cho ít tiền, bảo coi nhà cho mình, rồi sẽ tính sau, chứ ở đây mà chờ bán nhà hay sao? trường hợp mà gia nhân của Tây Môn Khánh có tới tìm thì mình chỉ cần nói là con gái mình mời mình lên Đông Kinh ở. Như vậy thì có ba đầu sáu tay, vợ Tây Môn Khánh cũng chẳng dám tìm lên phủ Thái sư tìm mình, mà có dám lên chăng nữa thì lúc đó mình cũng chằng sợ.
Đạo Quốc nói:
- Chẳng gì thì từ trước tới nay vợ chồng mình cũng chịu ơn Tây Môn lão gia nhiều, nay trở mặt quá như vậy thì khó coi.
Vương thị nguýt chồng:
- Cứ làm gì cũng phải cho dễ coi thì đến không có cơm mà ăn. Người ta chiếm đoạt tôi rồi bỏ ra ít lạng bạc, như vậy là tốt lắm hay sao? hôm nọ, tôi nghĩ tình, cũng soạn lễ vật tới điếu tang, con dâm phụ vợ lớn của hắn đã không chịu ra tiếp lại không cho ai ra tiếp, mà còn ở trong nhà chửi mắng tôi nữa. Lúc đó thật tôi đi cũng dở mà ở không xong. Mãi sau con vợ thứ ba của hắn mới miễn cưỡng ra tiếp tôi. Tôi chỉ nói vài ba câu rồi lên kiệu về ngaỵ Thật là vừa tốn tiền lại vừa tức mình. Đấy, nhân nghĩa đấy.
Đạo Quốc không nói gì. Vương thị dọn cơm rượu ra hai vợ chồng ăn uống rồi đi ngủ. Vợ chồng xa nhau lâu ngày, chuyện chăn gối vô cùng nồng đượm.
Hôm sau, mới canh năm, Đạo Quốc đã cho gọi em là Hàn Nhị tới, kể sơ mọi chuyện, bảo coi nhà rồi cho hai chục lạng bạc để làm vốn. Tên du thủ du thực này vui vẻ nhận lời ngay, lại nói:
- Ca ca và tẩu tẩu cứ việc đi, để đó tôi lo cho.
Đạo Quốc bèn gọi hai cỗ xe lớn, chất rương hòm hành lý. Trời vừa sáng thì vợ chồng đem theo tên Vương Hán và hai đứa a hoàn, ngồi xe trực chỉ kinh đô.
Cũng hôm đó, Nguyệt nương bồng con trai là Hiếu ca nhi, cùng Ngọc Lâu, Kim Liên, Tây Môn Đại thư, nhũ mẫu Như Ý và Kính Tế tới mộ phần Tây Môn Khánh làm lễ dâng hương đốt vàng.
Dọc đường, gặp Trương An tới báo:
- Hàn Đại thúc về rồi đó, hôm qua tôi có gặp.
Nguyệt nương ngạc nhiên:
- Hắn về rồi sao không tới gặp tả chắc là hôm nay hắn tới.
Nói xong làm lễ mau chóng rồi vội vã trở về nhà.
Về tới nhà, gọi gia nhân lên hỏi, gia nhân nói là chưa thấy Đạo Quốc tới. Nguyệt nương sai ngay Kính Tế tới nhà Đạo Quốc gọi.
Kính Tế tới nhà Đạo Quốc hỏi thì Hàn Nhị ra trả lời:
- Cháu gái tôi ở kinh đô mời vợ chồng đại ca tôi lên ở đó rồi.
Kính Tế thất sắc hỏi:
- Còn thuyền hàng hiện ở đâu?
Hàn Nhị đáp:
- Chuyện đó tôi không được biết.
Kính Tế hoảng lên, vội về thưa lại với Nguyệt nương. Nguyệt nương cũng hết hồn, sai Kính Tế cưỡi ngựa dọc bờ sông hỏi thăm. Kính Tế cưỡi ngựa đi một hồi lâu, gặp ai cũng hỏi, mãi sau mới tìm được thuyền hàng. Gặp Lai Bảo, Lai Bảo đã hỏi ngay:
- Hàn quản lý đã đem hai ngàn lạng bạc hàng tơi nhà chưa?
Kính Tế đáp:
- Có thấy tông tíhc hắn đâu. Mãi sáng nay Đại nương trên đường tới phần mộ lão gia, tình cờ gặp Trương An, Trương An nói là hôm qua có gặp Hàn Đạo Quốc tại huyện. Đại nương sai tôi tới nhà tìm, thì mới hay là vợ chồng hắn lên Đông kinh ở rồi. Do đó đại nương mới phải sai tôi đi tìm ca ca đây.
Lai Bảo nghe xong không nói được lời nào, trong bụng nghĩ thầm:
- Thằng khốn này đã lừa mình, thì ra nó đã biết trước mà sắp đặt kế gian rồi.
Thật là:
Mặt gần nhau gang tấc
Lòng xa cách nghìn trùng.
Nghĩ ngợi một lúc, Lai Bảo mời Kính Tế vào một tửu lầu gần bến sông, gợi rượu thịt và ca nữ, bảo Kính Tế ăn uống để mình lo việc, rồi nhân đó chuyển ngầm một ít hàng trị giá chừng một ngàn lạng, đem vào gửi lại tửu lầu, sau đó mới lo khai báo thuế má, rồi cùng Kính Tế gọi xe chở hàng về.
Từ khi Tây Môn Khánh chết, tiệm tơ lụa ở đường Sư Tử đóng cửa. Còn tiệm tơ lụa ở đối diện nhà thì Thôi Bản và Cam quản lý bán hết hàng xong, giao tiền bạc minh bạch rồi cáo từ mà đi. Ngôi nhà đó cũng được bán đi. Chỉ còn tiệm thuốc là được duy trì, do Phó quản lý và Kính Tế trông coi.
Nguyên là Lai Bảo và vợ là Huệ Tường có đứa con trai năm tuổi đặt tên là Tăng Bảo. Vương thị, vợ Hàn Bảo Quốc có đứa cháu gái bốn tuổi, do đó hai bên kết làm thông gia, Nguyệt nương không biết chuyện này.
Lại nói về Lai Bảo, sau khi chở hàng về, gặp Nguyệt nương, mọi việc đổ hết lên đầu Đạo Quốc, nói là Đạo Quốc đã bán hàng lấy tiền trốn đi.
Nguyệt nương liền sai Lai Bảo lên Đông Kinh tìm Đạo Quốc. Lai Bảo nói:
- Trời ơi, vợ chồng hắn bây giờ ở trong phủ Thái sư, ai mà dám vào hỏi. Trước kia là lão gia sai đi có việc thì mới dám vào chứ bây giờ thì chịu.
Nguyệt nương bảo:
- Địch quản lý gia dầu sao cũng là chỗ thân tình với lão gia trước, chẳng lẽ không giúp đỡ được gì sao.
Lai Bảo đáp:
- Đại nương nói tới Địch quản lý gia làm gì, con gái vợ chồng Đạo Quốc được thời, hiện là vợ cưng của Địch quản gia, thì một bên là cha mẹ vợ, một bên là nhà mình, chẳng lẽ Địch quản gia chịu giúp nhà mình hay sao? có khi mình gây chuyệ lại còn mang hoa. nữa. Thôi thì đại nương cứ coi như không có số bạc đó, đừng nên nhắc tới nữa.
Nguyệt nương vô kế khả thi, đành nén giận mà bỏ quan, sau đó gọi Kính Tế vào cùng Lai BẢo bàn tính chuyện bán số hàng mới đem về. Bàn tới chuyện chia lời, Lai Bảo thấy phần mình ít nên không chịu, nói rằng:
- Cậu không buôn bán, không biết chuyện buôn bán cực như thế nào. Tôi kinh nghiệm buôn bán ở chốn giang hồ, biết bao nhiêu vất vả khổ nhọc mới mua được hàng tốt giá rẻ đem về bán được lời nhiều. Giả sử sai một người khác, trẻ người non dạ, thiếu kinh nghiệm, ham ăn chơi thì đừng nói gì lời lãi, mà cả đến tiền vốn cũng không còn. Bây giờ cậu tính thế nào thì tính.
Nguyệt nương bảo:
- Mình không còn tiệm để mà bán hàng, vả lại cũng không thể bán từ từ như trước, bây giờ cứ gọi nhà buôn nào tới, đắt rẻ gì mình bán luôn số hàng cho người ta, rồi sẽ tính sau.
Lai Bảo và Kính Tế đi gọi người, bán được số hàng với giá ngoài hai nghìn lạng, bán đổ bán tháo cho mau mà thôi. Kính Tế đem tiền đưa cho Nguyệt nương. Nguyệt nương thưởng cho Lai Bảo ba chục lạng. Lai Bảo vênh mặt không nhận, nói:
- Bấy nhiêu thì đại nương nên cất đi làm vốn. Lão gia đã mất, đại nương cũng nên có chút ít sống qua ngày, đưa tôi làm gì. Đại nương cứ cất đi, tôi không cần đâu.
Nói xong bỏ ra ngoài uống rượu.
Lát sau trở và gặp Nguyệt nương trắng trợn hỏi:
- Lão gia chết rồi, đại nương còn đang tuổi thanh xuân, chằng lẽ ôm ca nhi đây mà chịu lạnh lùng hay sao?
Nguyệt nương giận uất người lên, không nói được tiếng nào. Lai Bảo cười ha hả bỏ đi.
Một hôm, nhận được thư của Địch quản gai từ Đông Kinh gửi về, trước là chia buồn về cái chết của Tây Môn Khánh, sau thì cho biết là Hàn Đạo Quốc nói Tây Môn Khánh hiện có bốn a hoàn là ca nữ, giỏi đàn hát mà lại xinh đẹp, nên muốn hỏi giá tiền để mua lên Đông Kinh hầu hạ lão thái thái vợ Thái sư.
Nguyệt nương xem thư xong hoảng lên, gọi Lai Bảo tới bàn tính. Lai Bảo nghênh ngang bước vào. Nguyệt nương kể rõ sự việc rồi hỏi:
- Bây giờ nên cho chúng nó đi hay là giữ lại?
Lai Bảo không gọi Nguyệt nương là đại nương nữa mà gọi bằng nương tử. Hắn nói:
- Nương tử nghĩ sao mà lại hỏi như vậy? giữ chúng nó lại để mà rước hoa. vào thân hay sao? tôi nói cho nương tử biết, con gái vợ chồng Đạo Quốc hiện hầu Lão Thái sư thái thái, vợ chồng Đạo Quốc lại sống chung với con, thì chuyện gì trong nhà này mà phủ Thái sư chẳng biết. Lúc trước, quan nhân nhà này đưa con gái Đạo Quốc lên Đông Kinh làm thiếp của Địch quản gia, tôi đã nói là như vậy chỉ gây mầm họa mà thôi, bây giờ mới thấy lời tôi nói là đúng. Nương tử muốn giữ bốn đứa chúng nó lại cũng không được. Bởi vì phủ Thái sư sẽ sức giấy cho phủ huyện này sai người tới đem đi, lúc đó nương tử không chịu cũng không được, hoặc có muốn gì thì cũng trễ rồi. Chỉ còn cách thế này, là chọn hai đứa gửi đi, thay vì phải gửi bốn đứa. Như vậy còn tạm.
Nguyệt nương ngẫm nghĩ, Lan Hương và Xuân Mai còn phải hầu hạ Ngọc Lâu và Kim Liên, nên không thể cho đi được, Tú Xuân thì phải coi giữ Hiếu ca nhi, chỉ còn Ngọc Tiêu và Nghênh Xuân mà thôi, bèn cho gọi hai đứa vào hỏi xem có chịu đi Đông Kinh hay không. Hai đứa bằng lòng. Nguyệt nưogn bèn sai thu dọn quần áo hành trang, rồi thuê xe, sai Lai Bảo đưa hai đứa lên Đông Kinh. Nào ngờ, trên đường đi, Lai Bảo lần lượt thông gian nhiều lần với cả Ngọc Tiêu lẫn Nghênh Xuân.
Tới kinh đô, tìm vào phủ Thái sư, gặp vợ chồng Hàn Đạo Quốc, Lai Bảo đem hết chuyện ra kể lại, không quên kể công là mình đã che chở cho Đạo Quốc. Đạo Quốc mừng lắm, tạ Ơn Lai Bảo rồi nói:
- Nếu không có ca ca đỡ đần cho thì cũng mệt cho tôi. Đành rằng tôi không sợ gì, nhưng cũng mất công lắm.
Về phần Địch quản gia, thấy Ngọc Tiêu và Nghênh Xuân mới chỉ mười bảy mười tám tuổi, xinh đẹp lại giỏi đàn hát thì mừng lắm, vội dẫn ngay vào hầu hạ lão thái thái vợ Thái sư, rồi trở ra đưa hai đĩnh bạc cho Lai Bảo. Lai Bảo ở chơi vài ngày rồi trở về huyện Thanh Hà.
Tới nhà, Lai Bảo giấu đi một đĩnh, chỉ đưa cho Nguyệt nương một đĩnh bạc, rồi tìm đủ cách làm cho Nguyệt nương sợ hãi, đoạn nói:
- Nếu không phải tôi mà sai người khác đi thì chẳng được chút bạc nào đâu. Nương tử không biết, bây giờ vợ chồng Đạo Quốc vinh hoa phú quý, hai vợ chồng được ở riêng một toà nhà nguy nga trong phủ Thái sư, gia nhân đầy tớ chật nhà. Địch quản gia xưng hô thì một điều nhạc gia, hai điều nhạc mẫu cung kính lắm. Đứa con gái là Hàn Ái Thư thì phần được Địch quản gia cưng chiều, phần lại được Lão Thái sư thái thái quý mến, nên muốn gì được nấy, muốn một thì được mười, nói một tiếng là ai cũng phải sợ. Bây giờ nó lại trổ mã nữa, đẹp như tiên nga giáng thế, thôi thì gấm lụa đầy thân, vàng đeo ngọc giắt khắp mình, phú quý không sao nói hết. Vậy mà nó nói chuyện với tôi thì một điều Bảo thúc, hai điều Bảo thúc, lễ phép lắm.
Nguyệt nương nghe xong, vội cảm ơn Lai Bảo rồi sai a hoàn dọn rượu thịt thết đãi, sau đo tặng vài lạng bạc nhưng Lai Bảo không thèm nhận. No say xong, Lai Bảo về nhà, đưa một đỉnh bạc cho vợ.
Hôm sau, Lai Bảo cùng đứa em vợ là Lưu Thương ngầm trở lại tửu lầu ở bến sông, lấy số hàng cất giấu ra bán được khoảng ngàn lạng, về mua một ngôi nhà lịch sự Ở ngoài, gần nhà em vợ, mở tiệm tạp hoá. Lai Bảo chỉ ngày ngày uống rượu rong chơi.
Một hôm, vợ Lai Bảo là Huệ Tưởng muốn tới nhà mẹ Vương thị chơi, bèn giả vờ xin Nguyệt nương cho nghỉ một ngày, nói là về thăm mẹ mình, nhưng lại trở về nhà riêng, mặc quần áo sang trọng, trang điểm lộng lẫy, đeo nữ trang đỏ ối, ngồi kiệu mà đi. Lúc về, lại về nhà riêng trước, trút bỏ hết các thứ ra, mặc quần áo cũ rách rồi mới đi bộ về nhà chủ, Nguyệt nương hoàn toàn không hay biết.
Lai Bảo thì thường uống rượu say, vào phòng Nguyệt nương buông lời thô lỗ chọc ghẹo tán tỉnh, nhưng điều bị Nguyệt nương mắng, phải quay ray.
Đám nữ gia nhân trong nhà lại nói với Nguyệt nương:
- Vợ chồng Lai Bảo kết thông gia với nhà họ Vương, bên vợ của Hàn Đạo Quốc. Hôm nọ vợ Lai Bảo mặc quần áo đẹp, trang điểm loè loẹt, ngồi kiệu mà đến thăm Vương lão, mẹ vợ Đạo Quốc.
Kim Liên cũng biết chuyện đó, có nói với Nguyệt nương mấy lần, nhưng Nguyệt nương không nói gì. Huệ Tường biết chuyện, tức giận lắm, thường nói đông nói tây, chửi xiên chửi xéo. Lai Bảo thì thường nói với đám gia nhân rằng:
- Chúng bay ở nhà mà biết gì, đừng có chõ mõm vào việc người tạ Như Đạo Quốc đó, nó lấy tiền của chủ cả mấy ngàn lạng bạc rồi lên Đông Kinh ở sung sướng, có đứa nào dám động đến lông chân nó đâu. Vợ chồng tao đàng hoàng tử tế thì lại nói là ăn cắp tiền của chủ mà may mặc sắm sửa. Rõ là ở đời người ta chỉ nghe lời nói dối chứ chẳng ai chịu nghe lời nói thật, do đó mới có đứa dám đặt điều cho vợ chồng tao.
Có lúc lại mắng:
- Thật đáng ghét cho con dâm phụ nào thối miệng, bảo vợ chồng tao chuyển tiền của chủ về nhà, có biết đâu là vợ chồng tao thiếu thốn, phải vay tiền của bà dì mà may mặc sắm sửa đấy chứ. Vậy mà có những con dâm phụ nói ra nói vào, chắc là chúng nó muốn vợ chồng tao ra khỏi nhà này. Được rồi, vợ chồng tao đi chứ chẳng sợ gì, đi rồi chống mắt nhìn xem mấy con dâm phụ đó có ở được lâu trong nhà Tây Môn Khánh này hay không.
Vợ chồng Lai Bảo ngày càng làm quá, ăn nói vô lễ, hành động hỗn láo ngang ngược. Nguyệt nương giận lắm, nhưng biết là không thể trừng trị được, đành gọi vợ chồng Lai Bảo lên, đuổi ra khỏi nhà.
Vợ chồng Lai Bảo vênh váo dọn đồ đạc đi, vừa dọn vừa mắng mèo quèo chó. Sau đó hai vợ chồng nghiễm nhiên làm chủ cửa tiệm tạp hoá đồ sộ.
Thật là:
Thế bại, tớ khinh chủ,
Vận suy, quỷ hại người.
Gia nhân đày tớ là như vậy, cho nên nuôi gia nhân đầy tớ trong nhà cũng nên cẩn thận phòng xa
Hồi 83
Cậu Rể Quý
Từ khi Tây Môn Khánh chết, Kim Liên và Kính Tế không còn kiêng sợ gì nữa, đêm đêm hai người gặp nhau hoặc trong hoa viên, hoặc ngay tại phòng Kim Liên. Ban ngày, có chuyện cần hẹn hò, nhưng trước mặt mọi người khó nói thì hai người thường viết thư trao lén cho nhau. Hành động gian dâm vô liêm sỉ thật chẳng khác loài cầm thú.
Thời gian qua đi, một hôm vào khoảng tháng tư, Kim Liên lấy ra một cái khăn tay, một cái túi gấm nhỏ và một mớ tóc của mình, gói lại đẹp đẽ, lại viết một bài từ kèm theo, rồi đem lên thư phòng đưa cho Kính Tế, rồi sợ người khác thấy, đưa xong là về phòng ngay.
Kính Tế mở các tặng vật ra coi, trong lòng mừng lắm,lại đọc bài từ như sau:
Đây tấm khăn tơ
Đây là túi gấm
Lại kết thêm một món tóc mây
Tặng chàng những kỷ vật này
Đêm đêm sầu nhớ ngày ngày tương tư
Lệ châu nhỏ giọt
Bóng nguyệt mơ hồ
Dàn trà my những đợi đêm nay
Kính Tế đọc xong, biết là Kim Liên hẹn mình đêm nay tại dàn trà my trong hoa viên thì mừng lắm, vội lấy ra một cây quạt bằng trúc Tương phi, viết ít lời đề tặng Kim Liên lên quạt, rồi gói lại, đem tới định tặng lại Kim Liên.
Lúc đó Nguyệt nương đang ngồi trong phòng Kim Liên, nhưng Kính Tế không hay biết, chưa tới cửa đã gọi lớn:
- Người nhớ người thương có nhà không đây?
Kim Liên hỏang hồn, nhưng vốn là người lanh trí, vội chạy ra cửa vén rèm nhìn ra, thấy Kính Tế ở ngoài đang giơ tay vẫy, nhưng lờ đi, quay vào nói với Nguyệt nương:
- Tôi cứ tưởng ai, hoá ra cậu Kính Tế đang đi tìm Đại thư.
Rồi lại trở ra vén mành bảo Kính Tế:
- Đại thư không có ở đây, hình như là đang hái hoa trong hoa viên. Cậu nên tới đo mà tìm.
Kính Tế bước tới gần, nhìn qua cửa sổ thấy Nguyệt nương ngồi trong phòng, liền ngầm đưa cái quạt cho Kim Liên rồi quay ra. Kim Liên giấu ngay cái quạt vào tay áo, đoạn quay vào.
Nguyệt nương hỏi:
- Nó lại đây làm gì vậy?
Kim Liên đáp:
- Thì tôi vừa nói với đại nương đó, cậu ấy đi tìm Đại thư nhưng tôi nói là đại thư đang ở trong hoa viên nên cậu ấy vào hoa viên rồi.
Nguyệt nương không hỏi nữa. Sau vài câu chuyện, Nguyệt nương đứng dậy về hậu phòng.
Kim Liên lấy cái quạt trong tay áo mở ra coi, thấy đó là một cái quạt làm bằng trúc Tương phi và lụa bạch, giáo quạt có kết tua kim tuyến trên quạt có mấy câu như sau:
Trúc quý lụa thơm
Làm thành cây quạt đẹp
Cầm trong tay lúc trời nồng
Xin đừng để mất, phụ lòng tri âm.
Kim Liên đọc đi đọc lại mấy câu vừa rồi, trong lòng vui vẻ lắm.
Tối hôm đó, khi trăng bắt đầu lên, Kim Liên bảo Xuân Mai và Thu Cúc dọn rượu ra, rồi trang điểm thật đẹp, đứng tựa cửa sổ chờ Kính Tế.
Tối hôm đó Tây Môn Đại thư lại tới phòng Nguyệt nương nghe Vương sư bàn giảng kinh Phật, chỉ có a hoàn Nguyên Tiêu ở lại. Kính Tế cho Nguyên Tiêu một tấm khăn lụa rồi bảo:
- Ngươi ở nhà coi nhà cẩn thận, ta tới phòng Ngũ nương đánh cờ, đại cô nương về thì ngươi xuống đó gọi ta.
Nguyên Tiêu vâng lời. Kính Tế vào hoa viên, thẳng đường tới phòng Kim Liên. Trước cửa sổ phòng Kim Liên là một dàn trà my thật đẹp, Kính Tế đi nhẹ bước tháo mũ ra, chui vào dàn trà my, tiến lại cửa sổ, thấy Kim Liên đang đứng chờ đợi, vội đứng thẳng người lên. Kim Liên hết hồn, lùi lại một bước để tay lên ngực kêu khẽ:
- Đồ quỷ, làm người ta hết vía. May là tôi đứng đây đợi, giả dụ người khác đứng đây rồi chàng xử trí làm sao?
Kính Tế cười:
- Nàng thì tôi mới đùa vậy chứ người khác thì sao được.
Nói xong bước vào phòng. Kim Liên hỏi:
- Chàng tới đây, Đại thư có biết không?
Kính Tế đáp:
- Biết sao được mà biết, vợ tôi đang ngồi nghe giảng kinh trong phòng đại nương. Tôi có dặn Nguyên Tiêu rồi, có gì thì xuống đây gọi.
Kim Liên không hỏi nữa, mời Kính Tế ngồi uống rượu. Hai người chỉ uống vội vàng vài chung rồi dắt nhau tìm thú truy hoan.
Kể từ khi Tây Môn Khánh chết, thỉnh thoảng Kim Liên mới gặp Kính Tế trong phút mây mưa, do đó lần ái ân vụng trộm nào cũng khiến Kim Liên thập phần hoan lạc, chẳng khác gì đại hạn gặp mưa.
Mưa tạnh mây tan, hai người còn quyến luyến chưa rời, thì tiếng Nguyên Tiêu vang lên ngoài cửa.
- Đại cô nương về rồi.
Kính Tế lật đật ngồi dậy chỉnh đốn y phục rồi về phòng.
Sau lần gặp gỡ này, hai người càng thêm khăng khít, Kim Liên không thể chịu nổi những đêm dài cô đơn, nên từ đó thường tìm cách gọi Kính Tế tới giao hoan, dần dần, đêm nào hai người cũng lén gặp nhau.
Căn nhà Kim Liên ở, dưới là nơi ở, trên lầu là bàn thờ Phật Quan Âm, hai bên lầu là khó chứa dược phẩm. Một hôm, Kim Liên dậy sớm, trang điểm xong thì lên lầu thắp hương trước bàn thờ Phật. Tình cờ Kính Tế cũng theo lối sau lên lầu, cầm chìa khoá để mở kho lấy dược phẩm đem ra tiệm. Hai người gặp nhau thình lình, tình xuân khôn xén, cùng nhau vui thú giao hoan. Không ngờ đang lúc say sưa thì Xuân Mai đem trà lên để cúng, bắt gặp hai người mải mê hoan lạc. Xuân Mai ngỡ ngàng, lùi xuống không kịp, mà hai người không đề phòng nên cũng không biết phải xử trí làm sao. Nhưng sự hoảng hốt của đôi bên chỉ là khoảnh khắc, sau đó thì Kính Tế trỗi dậy, theo cầu thang phía sau mà xuống. Còn Xuân Mai cũng quay bước xuống lầu.
Kim Liên vội vã chạy theo gọi:
- Xuân Mai ơi, em trở lên đây với ta, ta có câu chuyện muốn nói với em.
Xuân Mai ngừng lại ngẫm nghĩ rồi trở lên lầu. Kim Liên bước tới nắm tay Xuân Mai mả bảo:
- Thôi em đã biết rồi thì ta nói cho em nghe. Cậu Kính Tế đây cũng chẳng phải người xa lạ gì, hai chúng tôi tâm đầu ý hợp, đã trót thương nhau và không thể xa nhau. Bây giờ em biết thì xin giữ trong lòng, dầu gì cũng đừng hở ra cho bất cứ một ai.
Xuân Mai đáp;
- Sao nương nương lại dạy vậy, tôi hầu hạ nương nương mấy năm nay, há lại không biết rõ tâm sự nương nương hay sao, lẽ nào tôi lại nói với ai.
Kim Liên cười:
- Nếu em đã có lòng che chở cho bọn ta thì em cũng phải.. vui thú cùng Kính Tế thì ta mới tin em. Còn nếu em không chịu, tức là em không thương bọn ta.
Xuân Mai đỏ bừng mặt lên, không nói gì.
Lát sau, Kính Tế lại mon men lên lầu, đứng xa ra theo dõi, Kim Liên vẫy Kính Tế lại, rồi lấy tay chỉ Xuân Mai mà cười. Kính Tế mỉm cười bước tới. Kim Liên bỏ mặc hai người mà xuống lầu. Trên này, Kính Tế giở thói cợt liễu đào hoa, Xuân Mai không tỏ vẻ kháng cự. Lát sau thì hai người đã xong phút giao hoan.
Từ đo hai chủ tớ Kim Liên và Xuân Mai cùng nhau tư thông với Kính Tế, không ngày nào là Kính Tế không đến với hai người. Việc tư thông tương đối êm xuôi, chỉ còn có sự hiện diện của Thu Cúc là hơi bất tiện mà thôi.
Thời gian lặng lẽ trôi qua, hôm đó là ngày mồng một tháng sáu, Phan bà bệnh già mà chết có người tới báo, Nguyệt nương sai sọan lễ vật hậu hỹ, bảo Kim Liên ngồi kiệu đem về lo tang cho mẹ.
Hai hôm sau, mồng ba tháng sau, Kim Liên trở về nhà, vào nói lại mọi chuyện với Nguyệt nương.
Lúc ở hậu phòng ra, Kim Liên đi ngang phòng vợ chồng Kính Tế. Kính Tế nghe tiếng chân bên ngoài, nhỏm dậy nhìn qua cửa sổ, thấy Kim Liên, bèn hỏi nhỏ:
- Đi đâu vậy?
Kim Liên bước tới gần cửa sổ bảo:
- Chàng đấy ư? tôi vừa mới về tới, đại thư không có trong đó sao?
Kính Tế đáp:
- Đại thư đang ngủ ở trong phòng, đêm qua nói chuyện với đại nương tới canh ba mới đi ngủ, sáng nay lại dậy sớm nên bây giờ đang ngủ như chết.
Kim Liên hỏi:
- Đêm qua chàng ở đâu?
Kính Tế đáp:
- Thì cùng Đại thư hầu chuyện đại nương ở thượng phòng tới khuya.
Kim Liên bảo:
- Chàng gớm lắm, định nói dối tôi hay sao? a hoàn nói là đêm qua chàng uống rượu tại phòng Tam nương phải không?
Kính Tế nói:
- Làm gì có chuyện đó, cả hai chúng tôi cùng ngồi nói chuyện với đại nương chứ có đi đâu đâu.
Đang nói chuyện thì nghe xa xa có tiếng chân người đi tới. Kim Liên vội lánh vào một chỗ khuất. Từ xa Lai An vào nói với Kính Tế:
- Phó quản lý mời cậu ra dùng cơm.
Kính Tế bảo:
- Được rồi, ngươi cứ ra nói là Phó quản lý dùng cơm trước đi, ta chải đầu rồi ra sau.
Lai An bước ra. Kim Liên chờ Lai An đi khuất rồi bước lại gần cửa sổ dặn nhỏ:
- Tối nay chàng cứ ở trong phòng, tôi sẽ sai Xuân Mai tới gọi.
Kính Tế cười:
- Xin tuân lệnh.
Kim Liên mỉm cười về phòng. Kính Tế chải đầu mặc áo ra tiệm thuốc tính toán sổ sách rồi ăn cơm với Phó quản lý.
Tối hôm đó trời không trăng sao mà rất nóng nực, Kim Liên bảo Xuân Mai chuẩn bị nước tắm. Tắm xong, Kim Liên ngồi sửa móng tay móng chân, bảo Xuân Mai đuổi muỗi rồi buông tấm rèm cửa xuống cho muỗi khỏi vào. Xuân Mai hỏi:
- Nương nương có thích hoa phượng tiên không?
Kim Liên hỏi lại:
- Ở đâu có?
Xuân Mai đáp:
- Tôi mới tìm được vài gốc trong hoa viên, để tôi nhổ mấy gốc về, nương nương bảo Thu Cúc nó trông vào mấy cái bồn, mình để ngay trước thềm này.
Kim Liên vẫy Xuân Mai tới gần ghé tai dặn nhỏ:
- Ngươi tới phòng cậu Kính Tế, mời cậu tới đây ta nói chuyện.
Xuân Mai mỉm cười gật đầu bước ra. Kim Liên ngồi trang điểm.
Lát sau Xuân Mai đem mấy gốc phượng tiên về, bảo Thu Cúc trồng vào bồn. Thu Cúc trồng hoa xong, Kim Liên gọi vào thưởng cho mấy chung rượu rồi bắt vào nhà sau ngủ sớm. Sau đó bảo Xuân Mai trải nệm ra ngoài thềm nằm cho mát. Xuân Mai lo nệm gối cho chủ rồi ra khép hờ cổng lại.
Thật là cảnh:
Chờ trăng, mái tây lạnh
Đón gió, cổng khép hờ.
Nhìn bóng hoa lay động.
Ngờ rằng người ước mơ.
Nguyên là Kính Tế đã hẹn với Kim Liên là lấy bóng hoa lay động làm dấu hiệu, nên khi Kim Liên thấy bóng hoa bên tường lay động thì biết là Kính Tế đã tới, bèn đằng hắng cho biết là mình đang đợi. Kính Tế nghe tiếng đằng hắng, thì đẩy nhẹ cánh cổng mà vào.
Kim Liên hỏi:
- Lúc chàng tới đây thì trong phòng có những ai?
Kính Tế đáp:
- Đại thư hôm nay ở phòng trong, nhưng tôi đã dặn Nguyên Tiêu là có gì thì phải gọi tôi ngay.
Đoạn thấp giọng hỏi:
- Thu Cúc ngủ chưa?
Kim Liên đáp:
- Nó ngủ say rồi.
Đoạn lấy ra năm lạng bạc vụn đưa cho Kính Tế mà bảo:
- Mẫu thân tôi mất, nhưng lúc lão gia sinh thời đã cho tiền mẫu thân tôi mua sẵn quan tài rồi. Đại nương cũng đã cho tiền và lễ vật để tôi về lo tang mạ Ngày mai thì đưa đám, tôi có ít bạc vụn này nhờ chàng ngày mai tới nhà mẫu thân tôi, lo mọi chuyện gìum cho, thế nào cho chôn cất xong xuôi, mồ yên mả đẹp.
Kính Tế nhận bạc nói:
- Được rồi, ngày mai tôi sẽ đi thật sớm, lo việc xong xuôi sẽ về nói lại nàng hay.
Hai người chuyện trò lả lơi với nhau một lúc rồi Kính Tế sợ vợ hỏi tới nên vội về phòng ngay.
Sáng sớm hôm sau, Kính Tế ra ngọai thành, tới nhà Phan bà thật sớm, mãi quá trưa mới về nhà. Tới nhà là vào phòng Kim Liên ngay, tặng Kim Liên mấy đoá hoa Mạt Ly hái được ở chùa Chiêu Hoa để Kim Liên cài tóc. Kim Liên hỏi:
- Tống táng xong xuôi chưa?
Kính Tế đáp:
- Không xong xuôi tốt đẹp thì tôi đâu dám về nói lại với nàng. Chi phí xong xuôi còn thừa chừng một lạng sáu bảy tiền gì đó, tôi đưa cho em nàng rồi. Em nàng cảm ơn lắm, lại dặn nói lại với nàng rằng hôm nào sẽ tới tạ Ơn nàng sau.
Kim Liên nghĩ tới mẹ giờ này nằm yên dưới ba tấc đất thì cũng ngậm ngùi. Lát sau mới bảo Xuân Mai:
- Ngươi đem trà ra đây mời chàng uống.
Sau vài tuần trà, Xuân Mai lại dọn rượu thịt ra mời Kính Tế. Kính Tế ăn uống qua loa rồi lên nhà trên.
Một hôm vào khoảng tháng bảy, Kim Liên gặp Kính Tế dặn:
- Hôm nay chàng đừng đi đâu, tôi sẽ tới phòng thăm chàng.
Kính Tế gật đầu. Không ngờ hôm đó Kính Tế bị Thôi Bản mời ra ngoại thành chơi với mấy người bạn, ăn uống no say rồi kéo nhau vào nhà kỹ nữ vui chơi. Về tới nhà, Kính Tế mệt mỏi say sưa, nằm lăn ra giường mà ngủ như chết, không còn biết trời đất gì nữa.
Đến tối, Kim Liên tìm tới, thấy Kính Tế nằm ngủ trên giường, lay gọi mãi không tỉnh, biết là Kính Tế quá say sưa. Chợt Kim Liên thấy trong áo tay Kính Tế có vật gì cồm cộm, bèn thò tay vào lấy ra coi, thì đó là một chiếc trâm vàng rất đẹp, trên có khắc hàng chữ:
Nhà vàng, ngựa quý đang kêu, hương thơm chật đất,
Lầu ngọc, người say chưa tỉnh, hoa hạnh đầy trời.
Kim Liên đọc tới hai chữ "Lầu Ngọc" thì biết đó là cây trâm của Ngọc Lâu, bèn nghĩ thầm:
- Tại sao cây trâm này lại ở đây? chắc là hai người có chuyện dan díu gì đây, nếu không tên khốn này làm sao có được cây trâm quý của Ngọc Lâu. Để ta viết ít chữ, đợi lúc hắn tỉnh dậy sẽ biết. Nghĩ xong, tìm bút viết ngay lên tường mấy câu:
Tìm đến cùng chàng, thấy vẫn say,
Uổng công tiên nữ tới nơi này.
Tương Vương rõ thật vô tình nhỉ,
Khiến kẻ si tình luống đắng cay.
Kim Liên viết xong, buông bút mà về phòng.
Lúc lâu sau, Kính Tế dã rượu thức giấc, thấy trời đã tối, chợt nhớ tới lời hẹn của Kim Liên, tự hỏi là không biết Kim Liên đã tới hay chưa. Chợt ngẩng đầu nhìn lên tường, thấy rành rành bốn câu thơ nét mực chưa khô, đọc xong biết là Kim Liên đã tới trong lúc mình say rượu nằm ngủ, trong lòng hối hận khôn nguôi, nghĩ thầm:
- Bây giờ chắc cũng khỏang canh một, Đại thư và Nguyên Tiêu đều đang ở trong hậu phòng với Nguyệt nương, tại sao mình không đến với Kim Liên?
Nghĩ xong bèn tìm tới phòng Kim Liên ngay, nhưng tới nơi, thấy ngoài cổng đóng chặt, Kính Tế vội lay mấy bụi hoa làm hiệu, cũng chẳng thấy bên trong động tĩnh gì, liền leo tường mà vào.
Kim Liên thì từ lúc về phòng buồn giận vô cùng, thay quần áo rồi lên giường nằm ngủ. Hai a hoàn cũng đi ngủ sớm.
Kính Tế vào tới nơi, thấy trong nhà im lặng, rón rén vào tới cửa thấy cửa chỉ khép hờ. Nhìn vào trong, nhờ ánh trăng lờ mờ chiếu qua cửa sổ, chiếu vào giường, thấy Kim Liên đang nằm ngủ, Kính Tế khẽ lên tiếng gọi, gọi mấy lần cũng không thấy Kim Liên trả lời, liền nhẹ bước tới bên giường thấp giọng bảo:
- Nàng đừng giận tôi, không phải là tôi quên lời nàng hẹn, nhưng bị Thôi Bản kéo ra ngọai thành ăn uống với vài người bạn nữa, không ngờ quá saỵ Về tới nhà là lăn ra ngủ mà không biết nàng tới. Xin nàng tha tội cho tôi.
Kim Liên vẫn im lặng. Kính Tế một mặt tiếp tục ngọt ngào năn nỉ, một mặt ôm lấy Kim Liên mà nựng nịu. Kim Liên gạt phắt tay Kính Tế ra mà mắng:
- Đồ khốn nạn phụ bạc, có nói nhỏ không đám a hoàn nghe được hết bây giờ. Không phải nhiều lời nữa, tôi biết chàng có người khác rồi nên mới không ngó ngàng gì đến tôi.
Kính Tế nói:
- Quả thật là tôi bị Thôi Bản tới rủ đi ăn uống với bạn bè, chơi trò bắn tên rồi uống rượu quá say, về nhà lỡ ngủ quên nên mới thất hẹn với nàng chứ có người nào đâu mà nàng giận. Tôi thấy nàng đề thơ trên tường thì biết nàng giận lắm, nhưng xin nàng tha tội cho tôi.
Kim Liên rít lên:
- Đồ khốn đừng có lẻo mép dối gạt tôi. Hôm nay chàng đi những đâu, làm những gì tôi không cần biết, chỉ biết là về nhà, chàng ngủ say, trong tay áo có cái trâm mà thôi. Cây trâm đo của ai? làm sao chàng có được?
Kính Tế đáp:
- Cây trâm đo là hôm nọ tôi lượm được trong hoa viên đó.
Kim Liên cười nhạt:
- Vẫn còn cố tình chạy tội, nhặt được ở đâu mà nhặt, chàng nhặt được một cái nữa như thế này thì tôi mới tin. Này, vểnh tai ra mà nghe lời tôi nói đây, cây trâm này là của con dâm phụ Mạnh Ngọc Lâu chứ còn của ai nữa, tôi biết rõ quá mà, cây trâm có khắc tên rành rành ra đây mà còn định dối gạt tôi hay sao? hôm nọ tôi về nhà mẹ, con dâm phụ đó mời chàng tới phòng uống rượu rôi hai người hú hí với nhau. Vậy mà lúc tôi hỏi, chàng còn chối dài. Thì ra chàng đã đem chuyện của tôi kể cho con dâm phụ đó, thảo nào gặp tôi, nó cứ cười tủm tỉm. Như vậy là hết rồi, từ nay tôi cùng chàng kể như không còn gì nữa.
Kính Tế cuống quá, không biết làm sao, vội thề độc rồi khóc nói:
- Tôi là Kính Tế, có dính dấp gì với Tam nương thì xin trời đất thánh thần không cho tôi sống được tới năm ba mươi tuổi, mà từ nay đến đó thì cho tôi lên đinh mọc nhọt, bệnh tật khổ sở, không cơm không cháo...
Kim Liên vẫn không tin:
- Chàng là đồ yêu đồ quỷ, thề là thề cá trê chui ống mà thôi. Tin chàng thì có mà đổ thóc giống ra mà ăn.
Đôi bên cứ nói đi nói lại hồi lâu, tới khuya thì Kính Tế cởi áo lên giường, nằm chung với Kim Liên. Kim Liên nằm nghiêng, co người lại, xoay lưng ra ngoài, không thèm nói lời nào. Kính Tế kề tai năn nỉ dỗ dành, Kim Liên vẫn nhất quyết không thèm để ý. Kính Tế cũng không dám hành động liều lĩnh vì sợ Kim Liên có thể làm ầm lên.
Cứ như thế cho tới khi trời gần sáng thì Kính Tế sợ các a hoàn dậy sớm bắt gặp, vội trèo tường mà về phòng. Kim Liên hành hạ Kính Tế suốt một đêm, trong lòng cũng hơi hối hận.
Mấy hôm sau, tới ngày rằm tháng bảy, Nguyệt nương ngồi kiệu tới Địa Tạng am, nhờ Vương sư bà làm lễ cầu siêu cho Tây Môn Khánh, Kim Liên, Ngọc Lâu, Tuyết Nga và Đại thư chỉ đưa Nguyệt nương ra tới cổng rồi quay vào. Ba người kia vào hậu đường, Kim Liên lững thững về phòng, tình cờ gặp Kính Tế vừa ở kho hàng trên lầu đi xuống, vội gọi lại mà bảo:
- Hôm nọ tôi có nói mấy câu mà chàng giận, không thèm đến với tối nữa phải không?
Kính Tế đáp:
- Nàng nói vậy mà nghe được, mấy đêm nay không đến với nàng là sợ bị nàng xua đuổi, chứ có đêm nào tôi ngủ được đâu, nàng nhìn mặt tôi thì biết, gầy xọp đi đây này.
Kim Liên nguýt Kính Tế mà bảo:
- Đồ quỷ, chỉ được cái khéo nói, đêm nọ sao bỏ về vậy?
Kính Tế kêu lên:
- Trời ơi, không về thì nằm đó để sáng ra mọi người thấy hay sao?
Kim Liên cười:
- Nếu vậy thì tối nay đến với tôi đi.
Kính Tế cũng cười:
- Đêm nay tới với nàng chắc là lại phải thức trắng một đêm như đêm nọ mất, có elx tôi phải ngủ trước mới được.
Kim Liên đưa một ngón tay lên;
- Không đến thì biết tay tôi.
Kim Liên nói xong ngoe nguẩy về phòng. Kính Tế đem hàng ra tiệm, cùng phó quản lý bán hàng một lúc rồi về phòng ngủ một giấc, mãi tới chiều mới thức dậy. Ăn cơm xong, định tới với Kim Liên vì trời cũng đã tối, thì bỗng nhiên trời đất vần vũ rồi mưa xuống như thác đổ. Kính Tế lẩm bẩm:
- Trời với đất gì chán quá, nàng đã hẹn đi hẹn lại như vậy mà không đi đến được thì phen này biết ăn nói làm sao.
Rồi cứ đi ra đi vào chờ tạnh mưa, nhưng mưa mãi không tạnh. Kính Tế nóng lòng sốt ruột, chờ tới canh một thì mặc dầu mưa chưa dứt cũng khoác áo tơi mà đi.
Nguyệt nương đã về từ nãy, Đại thư và Nguyên Tiêu hiện đang ở hậu phòng trò chuyện với Nguyệt nương.
Kính Tế đóng cửa phòng lại rồi đội mưa băng qua hoa viên tới phòng Kim Liên.
Kim Liên biết đêm nay sớm muộn gì Kính Tế cũng đến, nên bảo Xuân Mai phục rượu cho Thu Cúc. Thu Cúc say rượu đi ngủ sớm. Xuân Mai dọn rượu và thức ăn ra bàn, trong khi Kim Liên trang điểm. Hai chủ tớ ngồi nghe mưa mà đợi.
Kính Tế vào thẳng phòng trong, bỏ áo mưa, ngồi xuống ghế. Kim Liên rót rượu ra mời rồi hỏi:
- Bây giờ chàng phải nói thật, nếu quả chàng không có tình ý gì với Ngọc Lâu thì sao chàng lại có cây trâm đó?
Kính Tế nhăn nhó:
- Thì tôi đã nói là tôi nhặt được trong hoa viên mà, tôi nói dối nàng thì hco trời tru đất diệt.
Kim Liên bảo:
- Nếu vậy thì để tôi cất cây trâm đó đi, tôi sẽ tặng chàng một cây trâm khác, đẹp không kém gì.
Hai người thân thiện trở lại, kề vai áp má chén tạc chén thù, chẳng khác gì vợ chồng.
Tại nhà sau, Thu Cúc chợt tỉnh giấc, nghe như có tiếng đàn ông nói chuyện đâu đây, nhưng sau đó lại ngủ mất.
Đầu canh năm hôm sau, gà vừa mới gáy thì Thu Cúc đã dậy định đi tiểu, bỗng nghe tiếng mở cửa, rồi một bóng đàn ông từ phòng Kim Liên đi ra. Thu Cúc rón rén theo sau. Người đàn ông ra tới sân, ngoài trời mưa nhỏ chưa dứt hột, ánh trăng mờ mờ, Thu Cúc nhận ra Kính Tế, nghĩ bụng:
"Thì ra đêm nào cậu này cũng đến đây ngủ với Ngũ nương, thật không ngờ Ngũ nương dám làm chuyện ám muội đó, hèn gì tối nào Ngũ nương cũng cho mình uống rượu say để đi ngủ cho sớm".
Sáng ra, khi xuống bếp lấy thức ăn sang cho chủ. Thu Cúc kể hết chuyện cho Tiểu Ngọc nghe. Nào ngờ Tiểu Ngọc lại thân với Xuân Mai, bèn tìm gặp Xuân Mai bảo:
- Thu Cúc nó vừa nói với tôi là Ngũ nương gian dâm với cậu Kính Tế. Nó nói rằng đêm qua cậu ấy ngủ tại phòng Ngũ nương, canh năm sáng nay mới ra.
Xuân Mai nói ngay với Kim Liên, đọan bảo:
- Nương nương không đánh cho nó một trận để nó chừa cái tật bép xép đó đi thì không được đâu.
Kim Liên đùng đùng nổi giận, gọi ngay Thu Cúc tới bắt quỳ trước mặt mà mắng:
- Tao bảo mày vào bếp lấy cháo, chứ tao có bảo mày bép xép chuyện này chuyện kia đâu. Hồi này tao không đánh mày nên mày ngứa thịt chứ gì?
Nói xong cầm roi da quất liên hồi lên mình Thu Cúc, đánh đến nát da nát thịt, Thu Cúc thét lên từng chập.
Xuân Mai đứng cạnh bảo:
- Nương nương đánh vậy chưa đã ngứa cho nó đâu, bây giờ lột áo nó ra, gọi gia nhân tới dùng trượng mà đánh vài chục trượng thì may ra nó mới sợ. Nương nương đánh như vậy cứ như phủi bụi mà tưởng là nó sợ hay sao?
Đoạn bảo Thu Cúc:
- Kẻ ăn người làm thì phải kín mồm kín miệng, chuyện trong không nói, chuyện ngoài không hay mới được, chứ như mày thì chỉ rước hoa. cho chủ mà thôi, cho mày chết.
Thu Cúc rên rỉ:
- Tôi có nói gì đâu.
Kim Liên nghiến răng rít lên:
- Quân nỏ mồm, quân phản chủ, mày nói gì thì mày biết.
Nói xong lại đánh một hồi nữa rồi mới đuổi Thu Cúc ra nhà sau.
Một đêm vào khoảng trung tuần tháng tám, Kim Liên hẹn với Kính Tế tới uống rượu thưởng trăng. Đêm đó uống rượu say sưa, lại hoan lạc liên miên với Kim Liên và Xuân Mai, sáng ra Kính Tế ngủ mê mệt quên cả dậy.
Thu Cúc dậy sớm, vào ngay thượng phòng thưa với Nguyệt nương. Nhưng Nguyệt nương đang chải đầu, Tiểu Ngọc đứng ngoài cửa, Thu Cúc liền gọi Tiểu Ngọc mà bảo:
- Cậu Kính Tế đêm qua lại đến ngủ với Ngũ nương, hiện giờ vẫn còn chưa dậy. Hôm nọ tôi nói cho chị biết mà bị một trận đòn thừa sống thiếu chết. Hôm nay thì ban ngày ban mặt rành rành tôi quyết không chịu ếm nhẹm chuyện này, phải thưa với Đại nương để Đại nương đến bắt quả tang mới được.
Tiểu Ngọc mắng:
- Đồ phản chủ, Đại nương đang chải đầu, làm sao đi được.
Nguyệt nương nghe tiếng nói chuyện bèn hỏi vọng ra:
- Chuyện gì vậy?
Tiểu Ngọc không biết nói sao, chỉ đáp:
- Ngũ nương cho Thu Cúc tới thỉnh Đại nương xuống nói chuyện.
Nguyệt nương chải đầu xong, liền xuống phòng Kim Liên. Nhưng từ xa, Xuân Mai đã nhìn thấy Nguyệt nương, vội hoảng lên vào báo cho chủ, Kim Liên và Kính Tế còn đang nằm trong chăn chưa dậy. Nghe nói Nguyệt nương tới, cả hai thất kinh, không biết tính sao, Kim Liên bèn đẩy Kính Tế nằm sát vào tường, rồi gấp hai cái chăn bông, che kín. Vừa xong thì Nguyệt nương bước vào phòng ngoài, ngồi xuống ghế mà hỏi:
- Ngũ muội đâu, sao giờ này chưa dậy?
Nói xong đứng dậy bước vào phòng trong, Kim Liên đang mặc áo ngoài. Nguyệt nương lại gần, cầm chéo áo lên coi rồi khen:
- Áo đẹp quá nhỉ, lụa đẹp mà hoa cũng đẹp, tại cái eo áo lại có giải dây lưng đồng tâm kết, hôm nào tôi cũng phải may một cái như vậy mới được.
Kim Liên thấy Nguyệt nương vui vể thì lấy lại bình tĩnh bảo:
- Xuân Mai, đem trà thỉnh Đại nương dùng.
Nguyệt nương uống trà, nói vài câu chuyện rồi đứng dậy bảo:
- Ngũ muội chải đầu rồi vào hậu phòng ngồi nói chuyện chơi.
Kim Liên đáp:
- Thưa vâng.
Rồi tiễn Nguyệt nương ra, rồi vội quay vào bảo Kính Tế theo lối sau mà ra. Kính Tế ra rồi, chủ tới Kim Liên và Xuân Mai cùng toát mồ hôi. Kim Liên bảo:
- Mới sáng sớm ra, không hiểu tại sao Đại nương lại tới đây nói chuyện bâng quơ như vậy?
Xuân Mai bảo:
- Chắc lại do cái mồm con Thu Cúc mà thôi.
Quả nhiên lát sau Tiểu Ngọc tới bảo:
- Sáng sớm nay, Thu Cúc tới nói với tôi là cậu Kính Tế ngủ tại đây hôm qua, sáng nay vẫn chưa dậy, định thỉnh đại nương xuống bắt quả tang. Tôi mắng nó mấy câu thì Đại nương nghe được, hỏi chuyện gì, tôi thưa là Ngũ nương sai Thu Cúc tới thỉnh Đại nương, do đó Đại nương mới xuống đây. Tôi cho Ngũ nương biết, nhưng Ngũ nương cứ nên để bụng mà đề phòng con Thu Cúc thôi, đừng đánh mắng nó ầm ỹ lên làm gì, chỉ thêm bất lợi.
Thật ra không phải là Nguyệt nương không biết chuyện gian dâm của Kim Liên với Kính Tế, nhưng một phần nghĩ rằng Kim Liên lòng xuân phơi phới, khó ở một mình, phần lại thương Đại Thư hiền lành ngoan ngoãn, không muốn làm ra chuyện. Do đó, Nguyệt nương sai dọn dẹp căn phòng cũ của Kiều Nhi, gần phòng mình, bảo vợ chồng Kính Tế vào đó ở, mỗi đêm bắt Kính Tế phải luân phiên với Phó quản lý, ngủ tại tiệm thuốc coi hàng, cổng ra vào giữa hậu phòng và hoa viên mỗi tối đều được khóa kỹ, mỗi lần Kính Tế lên lầu lấy hàng đều có Đại An theo ra theo vào. Các a hoàn và gia nhân, nếu không được sai bảo, không được vào hoa viên, vì muốn tới phòng Kim Liên phải qua hoa viên. Mọi sự đều được Nguyệt nương đích thân kiểm soát, do đó Kim Liên và Kính Tế bị ngăn trở. Thật là:
Thế gian trở ngại thiếu gì,
Cố bít bưng, cũng ít khi lâu bền.
Thấm thoát đã hơn một tháng Kim Liên không trao đổi tin tức hẹn hò gì được với Kính Tế, lại không đánh mắng Thu Cúc, vì nghĩ là Nguyệt nương đã biết chuyện, chỉ không muốn làm cho ra lẽ mà thôi. Từ đó Kim Liên đêm đợi ngày chờ, ra ngơ vào ngẩn, đêm đêm trằn trọc lạnh lùng, biếng hoạt động, lười ăn ít ngủ, chỉ nằm ngồi dật dựa buồn phiền.
Một hôm, Xuân Mai thấy chủ quá buồn phiền, liền bảo:
- Nương nương buồn phiền cũng chẳng ích gì. Hôm nay tôi nghe nói là hai sư bà tới giảng kinh Phật trong nhà, chắc là mọi người tụ cả lại mà nghe. Để tôi giả vờ ra chuồng ngựa gần cổng nói là lấy cỏ khô về nhồi gối, rồi lẻn ra ngoài tiệm nhắn cậu Kính Tế lại, cùng nương nương gặp gỡ một phen, nương nương nghĩ sao?
Kim Liên sáng mắt lên:
- Em ơi, nếu em thương ta thì gọi Kính Tế cho ta, ơn của em ta sẽ chẳng quên.
Xuân Mai bảo:
- Sao nương nương lại dậy vậy? tôi với nương nương cũng như là một rồi, nói chuyện ân nghĩa làm gì. Nay gia gia không còn, chẳng lẽ nương nương chết già ở đây sao. Nay mai nương nương đi đâu thì tôi đi đó, chủ tớ mình lúc nào cũng có nhau.
Kim Liên bảo:
- Nếu em có lòng như vậy thì còn gì bằng.
Chiều hôm đó, Kim Liên làm vẻ thiểu não, vào hậu phòng nói với Nguyệt nương là trong người khó chịu, không thể nghe giảng kinh Phật tối nay được, nói xong về phòng.
Đến tối, Nguyệt nương cho đóng cổng trong sớm.
Kim Liên bảo Xuân Mai:
- Hôm nay tới phiên Kính Tế ngủ lại ngoài tiệm phải không? em làm ơn gọi chàng tới mau với ta đi.
Xuân Mai đáp:
- Để tôi chuốc cho con quỷ cái Thu Cúc mấy chung rượu cho nó say mèm đã, rồi đi ngay.
Nói xong bày rượu thịt ra mời Thu Cúc ăn uống, ép Thu Cúc uống say, Thu Cúc lên giường ngủ thì Xuân Mai vờ đem một cái giỏ ra chuồng ngựa, nói là lấy cỏ khô nhồi gối, rồi lẻn ra khỏi cổng, tới tiệm thuốc gọi cửa.
Đêm đó Phó quản lý ở nhà, tới lượt Kính Tế ngủ lại ngoài tiệm. Vừa đặt mình định ngủ, Kính Tế nghe tiếng gọi cửa, vội ra mở cửa, thấy Xuân Mai thì cười toe toét bảo:
- Trong tiệm chỉ có mình tôi, mời nàng vào chơi.
Nói xong mời Xuân Mai vào rồi khép cửa lại, Xuân Mai hỏi:
- Gia nhân đâu cả rồi?
Kính Tế đáp:
- Đại An và mấy đứa rủ nhau đi chơi rồi, đêm chúng nó không về đâu, chỉ có mình tôi ngủ lại đây thôi. Thật là cô đơn lạnh lùng lắm.
Xuân Mai bảo:
- Nương nương tôi mời cậu tới ngay, hồi này chẳng thấy cậu tới gì cả, nương nương tôi bảo là hay cậu vì Mạnh Tam nương mà quên nương nương tôi rồi.
Kính Tế nhăn nhó:
- Sao lại nói vậy? từ hôm đó tới nay, không thấy Đại nương sai khoá cổng trong hay sao? ai dám bẻ khoá mà tới được.
Xuân Mai đáp:
- Hồi này nương nương tôi tưởng nhớ cậu đến quên ăn quên ngủ, lúc nào cũng thẫn thờ ủ dột, hôm nay cậu đến với nương nương tôi đi. Hôm nay Đại nương và mọi người nghe giảng kinh, yên tâm là cậu ngủ ở đây, cổng trong lại khóa kỹ rồi, cậu đến với nương nương tôi ngay, nương nương tôi không giờ nào là không tưởng nhớ tới cậu.
Kính Tế nói:
- Hậu tình của nương nương nàng, tôi làm sao báo đáp. Bây giờ nàng về trước đi, tôi thu dọn rồi tới ngay.
Nói xong lấy ra một cái khăn tay, một món trang sức bằng bạc đưa cho Xuân Mai, Xuân Mai xách giỏ đầy cỏ nói với Kim Liên:
- Cậu Kính Tế thấy tôi tới thì mừng lắm, nói là sẽ tới ngaỵ Lúc đưa tôi về, còn tặng tôi một chiếc khăn tay và một món nữ trang bằng bạc nữa.
Kim Liên nóng ruột:
- Bây giờ ngươi ra cửa xem chàng đã tới chưa, ở đó mà nói dông dài.
Đêm đó là đem trung tuần tháng chín, trăng chiếu mờ mờ. Kính Tế về tới cổng, nhờ Bình An ra tiệm coi giùm, nhưng Bình An không chịu. Kính Tế bèn theo cổng nhỏ vào hoa viên, lay động mấy bụi hoa làm hiệu, Xuân Mai đã chờ sẵn, vội ra dẫn vào.
Kim Liên cười tít hỏi:
- Đồ quỷ, sao chẳng thấy đến với người ta gì cả vậy?
Kính Tế đáp:
- Tình cảnh thế này mà đến sao được, chỉ sợ xảy ra chuyện gì thì lụy tới nàng mà thôi.
Xuân Mai đóng hết cửa ngõ lại. Trong này hai người tay nhập tiệc, kề vai áp má mà uống rượu, Xuân Mai ngồi cạnh rót rượu.
Trong lúc ba người đang chén tạc chén thù nói cười lơi lả thì Thu Cúc ở nhà sau thức giấc. Nghe văng vẳng tiếng cười nói, Thu Cúc đi vòng lối sau, tới cửa sổ phòng Kim Liên ghé mắt nhìn vào, nhìn rõ mồm một cảnh âu yếm lả lơi, trong bụng nghĩ thầm:
- Chỉ giỏi đánh mắng mình, bây giờ thì mắt mình thấy hai năm rõ mười, để sáng sớm mai phải nói với Đại nương, xem họ còn chạy tội được hay không.
Nghĩ xong, lại vào nhà sau ngủ tiếp.
Ngoài kia, ba ngừoi uống rượu tới canh ba mới dẫn nhau tìm cuộc truy hoan. Kim Liên thèm khát lâu ngày, đêm đó được thập phần mãn nguyện.
Sáng hôm sau, Xuân Mai đã dậy, vào nhà sau xem động tĩnh, thấy cửa phòng Thu Cúc mở toang, nhưng Thu Cúc vẫn còn trong phòng, liền hỏi:
- Cửa sao mở toang ra thế này?
Thu Cúc đáp:
- Việc gì phải hỏi, đêm không cho người ta đi tiểu hay sao, không mở cửa đi tiểu thì tiểu ở đâu bây giờ?
Xuân Mai bảo:
- Con yêu tinh kia, tao đã để cái bô trong phòng cho mày, sao mày không đi tiểu vào đo, còn phải đi đâu.
Thu Cúc bảo:
- Để mà không dặn thì ai biết được.
Lúc đó Kính Tế đã đi rồi, Kim Liên nghe phía sau có tiếng cãi cọ thì hỏi:
- Cái gì mà ồn lên trong đó vậy?
Xuân Mai trở ra cho biết là Thu Cúc đêm qua có mở cửa ra ngoài. Kim Liên giận lắm, muốn đánh Thu Cúc.
Thực ra sáng hôm đó, Thu Cúc đã tới thưa chuyện với Nguyệt nương, nhưng Nguyệt nương gạt đi vờ mắng:
- Con phản chủ này cứ lằng nhằng mãi, lần trước mày nói là cậu Kính Tế ngủ suốt đêm ở đó, tới sáng còn ngủ, tao xuống có thấy gì đâu, chủ mày ngồi trên giường mà tiếp chuyện tao, chứ có thấy ai đâu, mày là đày tớ phản chủ, mày gieo tai tiếng cho nhà này, khiến cho người ta nói là gia gia mày mất đi, các nương nương ở đây đều thành yêu thành quỷ hết. Nếu không có những đứa đầy tớ như mày, bép xép bịa điều đặt chuyện thì làm sao người ngoài có thể đàm tiếu được.
Nói xong định ra lệnh đánh đòn Thu Cúc, Thu Cúc hoảng lên chạy một mạch về phòng, thì lát sau Xuân Mai tới hỏi này nọ.
Sáng ra, Tiểu Ngọc kể lại việc Nguyệt nương đuổi mắng Thu Cúc, Kim Liên còn không tin, nhưng sau đó thì biết đó là sự thật, nên lại càng không kiêng sợ gì cứ tiếp tục hẹn hò gặp gỡ Kính Tế.
Sau thì Tây Môn Đại Thư cũng nghe phong thanh chuyện gian dâm, bèn vặn hỏi chồng, nhưng Kính Tế đáp:
- Nàng thật là người vợ không biết điều, làm gì có chuyện đó. Hồi này nàng không thấy đó sao, một đêm tôi ở với nàng, một đêm tôi phải ngủ ngoài tiệm. Tối đến cổng ngõ trong ngoài lại khoá chặt, làm sao vào được hoa viên.
Đại Thư bảo:
- Thôi đừng có nỏ mồm chối cãi, từ nay mà tôi nghe được phong thanh gì nữa, hoặc Đại nương nói với tôi, thì chàng có đường có nẻo ra khỏi nhà này ngay chứ đừng hòng ở lại một ngày.
Kính Tế bảo:
- Người ta thường bảo, chuyện thị phi thì ngày nào chẳng có, nhưng mình không nghe, không tin thì chuyện đó không có. Đại nương có thèm tin những chuyện đó đâu.
Đại Thư bảo:
- Được như chàng nói thì còn chuyện gì nữa.
Thật là:
Lòng chàng sao quá đơn sơ,
Nào hay ý thiếp như tơ rối bời
Hồi 84
Cuộc dâng hương nhớ đời
Một hôm, Nguyệt Nương mời Ngô đại cữu tới, bàn chuyện đi Thái An Châu dâng hương. vì khi Tây Môn Khánh bệnh nặng Nguyệt Nương có phát nguyện.
Ngô đại cữu bảo :
- Nếu cô nương muốn đi thì để tôi cùng đi.
Nguyệt Nương sai chuẩn bị hương nến, đồ mã và các đồ lề khác, chọn Đại An đi theo, rồi dặn Ngọc Lâu, Tuyết Nga, Kim Liên và Tây Môn Đại Thư phải coi nhà cẩn thận. Nhũ mẫu Như Ý và các a hoàn phải trông coi Hiếu ca nhi tử tế.
Cổng trong phải thường xuyên khoá lại, gia nhân vô sự không được ra ngoài.
Lại gọi Kinh Tế tới dặn phải cùng Phó quản lý trông nom cửa tiệm, hẹn là khoảng cuối tháng sẽ về.
Ngày mười lăm, buổi sáng Nguyệt Nương làm lễ đốt vàng cho Tây Môn Khánh, buổi chiều, đặt tiệc rượu nhỏ để tạm biệt. Chìa khoá các kho các phòng giao hết cho Tiểu Ngọc giữ.
Sáng sớm hôm sau, Nguyệt Nương cùng gia nhân lên đường. Lúc đó vào tiết cuối thu, ngày ngắn đêm dài, gió sương thấm lạnh, đi được sáu bảy chục dặm thì trời chiều, phải ghé khách điếm mà nghỉ qua đêm.
Sáng hôm sau lại tiếp tục hành trình. Trời thu ảm đạm. từng bầy nhạn bay kín một khoảng trời. cây cỏ điêu tàn, cảnh vật tiêu sơ, khiến kẻ hành nhân không tránh khỏi nỗi bi cảm ngậm ngùi.
Đi mấy ngày thì tới Thái An Châu, từ xa đã nhìn thấy ngọn Thái sơn cao ngất, đỉnh núi mờ mịt trong mây, nguy nga hùng vĩ vô cùng. Ngô đại tẩu thấy trời đã chiều, đề nghị vào khách điếm nghỉ ngơi.
Sáng sớm hôm sau thì mọi người lên núi để tới miếu Đại Nhạc. Đây là một ngôi miếu cổ có từ nhiều triều đại, từng dược sắc phong. Cảnh trí xung quanh đượm vẻ thần tiên, chẳng khác gì cảnh non Bồng nước Nhược.
Hàng thông trên núi, xung quanh miếu lúc nào cũng như quyện lẫn sương núi mây ngàn. Toàn bộ khu miếu nguy nga đồ sộ, chiếm một vùng đất bao la.
Ngôi miếu thì tường hoa cột chạm, ngói đỏ cửa son, thập phần trang nghiêm cổ kính, khói hương không lúc nào ngưng, dân gian các nơi tới dâng hương bốn mùa tấp nập.
Ngô đại cữu dẫn em gái vào chính diện dâng hương, chiêm bái tượng thánh rồi vái chào các đạo sĩ nhờ làm lễ đốt vàng tạ ơn trời đất thánh thần. Mọi người ở lại dùng cơm chay rồi tiếp tục lên Kim điện thờ đức Nương nương ở tận đỉnh núi. Leo khoảng bốn năm chục dặm trong mây khói sương sa mới tới điện.
Thấy biển đề ba chữ thếp vàng sơn son chói lọi << Bích Hà cung >> Nguyệt Nương vào hậu cung chiêm bái thánh tượng Nương nương, thấy thánh tượng mặt hoa da phấn, uy nghi khác thường, đầu cài trâm phi phượng, mình mặc áo kim tuyến, quần màu ngọc Lam Điền, di hài bạch đoạn. Thánh tượng toát ra vẻ cao sang như Dao Trì Vương mẫu, vẻ lộng lẫy của nguyệt điện Hằng Nga.
Nguyệt Nương làm lễ dâng hương trước bàn thờ, vái lạy thánh tượng Nương nương. Đứng cạnh bàn thờ là một đạo sĩ khoảng bốn mươi tuổi, hình dung tuấn tú, mặt mũi khôi ngô. Nguệt Nương dâng hương xong thì đạo sĩ đọc văn hoàn nguyện cho Nguyệt Nương. rồi là m lễ đốt vàng mã, sau đó sai tiểu đồng thâu nhận lễ vật tiền bạc của Nguyệt Nương.
Vị đạo sĩ nảy chẳng phải người tu hành chân chính, trước là cao đệ của vị đạo sĩ trụ trì miếu Đại Nhạc, nguyên họ Thạch, tên Bá Tài. tính nết tham tiền hiếu sắc Đạo sĩ Thạch Bá Tài lại dựa hơi em vợ của quan Tri châu Cao Liêm, là Ân Thiên Tích. ân Thiên Tích thường dẫn đám bạn bè du thủ du thực đem cung tên chó săn lên núi, hoặc la cà tại các chùa miếu trên núi chọc ghẹo đàn bà nhan sắc từ bốn phương tới lễ bái, Đạo sĩ Thạch Bá Tài thường tìm cách quyến rũ thí chủ đàn bà vào trong phương trượng để cho bọn ân Thiên Tích gian dâm mà mình cũng dự phần hoan lạc.
Bá Tài thấy Nguyệt Nương dung nhan kiều mỹ, mặc đồ tang, lại chỉ có một người đàn ông tóc hoa râm cùng hai gia nhân đi theo. thì biết Nguyệt Nương goá chồng, và không là vợ quan thì cũng thuộc hành hào phú, thì để ý lắm.
Lễ bái xong xuôi, Bá Tài bước tới cúi đầu thật thấp nói :
- Xin cung thỉnh nhị vị thí chủ vào trong phương trượng dùng trà.
Ngô đại cữu đáp :
- Chúng tôi không dám quầy quả cửa thiền, vì còn phải xuống núi gấp.
Bá Tài nói :
- Bây giờ cũng còn sớm. xin dùng tạm chung trà đã.
Nói xong dẫn hai người vào phương trượng. Nơi đây bài trí cực kỳ thanh nhã, bên ngoài hoa rủ liễu kề, bên trong có treo một bức họa bạch mẫu đơn, hai bên có đôi liễn :
Học múa trong gió mát Kinh niệm dưới trăng thanh Bá Tài hỏi :
- Xin cho biết quý tính của đại nhân.
Ngô đại cữu đáp :
- Chúng tôi họ Ngô, còn đây là xá muội Ngô thị, nhân trước phát nguyện cho chồng, nên nay mới tới đây quấy quả cửa thiền.
Bá Tài làm bộ cung kính mời ngồi rồi gọi tiểu đạo pha trà. Nguyên là Bá Tài có hai tên đồ đệ thân tín, một tên là Quách Thủ Thanh, một tên là Quách Thủ lễ cùng mười sáu tuổi, mặt mũi dễ coi, mặc áo đạo đều bằng lụa xanh, chuyên lo việc trà rượu khoản đãi thí chủ thập phương.
Thủ Thanh, Thủ Lễ đem trà lên xong thì tự động bày tiệc chay, gồm toàn những món cực ngon. Hai người uống trà rồi ăn vài mòn đồ chay.
Tiệc chay xong, tên tiểu đạo lại dọn tiệc mặn ra. gà vịt ê hề, rượu quý từng hũ. Nguyệt Nương thấy dọn rượu ra. thì đứng dậy gọi Đại An tới lấy một xấp vải và hai lạng bạc ra tạ ơn Thạch đạo sĩ.
Ngô đại cữu nói :
- Hôm nay quấy quả cũng nhiều, xin tiên trưởng nhận giùm lễ mọn này.
bây giờ trời cũng đã chiều, chúng tôi xin kiếu.
Thạch Bá Tài nói :
- Tiểu đạo bất tài, nhờ phúc ấm của đức Nương nương mà được trụ trì tại Bích Hà cung này, sống nhờ thí chủ thập phương mà không khoản đãi được thí chủ. nay thí chủ lại cho lễ hậu như thế này, không nhận thì tiểu đạo mang tội bất kính mà nhận thì tiểu đạo lại hổ thẹn vô cùng.
Từ chối lấy lệ một câu rồi Bá Tài sai đồ đệ nhận lễ, lại khẩn khoản mời hai người ngồi lại mà nói :
- Cung thỉnh nhị vị thí chủ ngồi lại dùng vài chung rượu để cho tiểu đạo được tròn bổn phận.
Ngô đại cữu và Nguyệt Nương bất đắc dĩ phải ngồi lại. Bá Tài nâng chung lên mời, nhưng lại đặt chung rượu xuống bảo đồ đệ :
Rượu nầy không dùng được, đãi người khác thì được chứ Ngô lão gia đây thì các người phải lấy vò rượu Hà Hoa do Tử Tri phủ lão gia biếu hôm nọ mới được. Lấy mau ra đây.
Đồ đệ đem rượu mới ra, Bá Tài rót đầy một chung hai tay nâng mời Ngô đại cữu rồi lại mời Nguyệt Nương. Nguyệt Nương từ chối. Ngô đại cữu nói :
- Xá muội không biết uống rượu đâu.
Bá Tài nói :
- Phu nhân đây đi đường trải mấy phong sương dùng chút rượu cho ấm, nào có hại gì. Phu nhân không dùng nhiều thì cũng nhấm nháp vài hớp cho tiểu đạo được vui.
Nói xong chỉ rót nửa chung hai tay nâng mời, Nguyệt Nương e dè đón nhận. Bá Tài quay sang hỏi :
- Ngô lão gia dùng rượu này thấy hương vị thế nào ?
Ngô đại cữu uống thêm một hớp, thấy hương vị cực thơm ngon liền đáp :
- Rượu này ngon tuyệt.
Bá Tài nói :
- Chẳng giấu gì lão gia, đây là rượu do Từ tri phủ ở Thanh Châu đem biếu, trước là để cúng dường tức Nương nương sau là đề khoản đãi khách quý thập phương hạ cố tới đây.
Trong khi trên nầy uống rượu nói chuyện thì hai đồ đệ của Bá Tài mời Đại An và Bình An xuống nhà dưới ăn uống no say.
Rượu được vài tuần Ngô đại cữu thấy trời chiều. bèn đứng dậy. Bá Tài nói ngay:
- Bây giờ đã chiều rồi, xuống núi e không kịp, nếu lão gia và phu nhân đây không chê thì xin nghỉ lại phương trượng này một đêm, sáng sớm mai xuống núi cho khỏe.
Ngô đại cửu nói :
- Đồ đạc hành lý chúng tôi hiện ở tại khách điẽm ở lại e không tiện.
Bá Tài cười :
- Xin lão gia đừng lo chuyện đó, quyết chắc là hành lý đồ đạc tại khách điếm không mảy may suy suyển. Khách điếm đã biết là lão gia lên đây lễ bái thì tuyệt không để phường đạo tặc nào lộng hành. Đám cường đạo biết lão gia lên Bích Hà cung này thì chính chúng cũng phải lánh xa, không dám đụng chạm tới đồ đạc hành lý của lão gia.
Ngô đại cữu nghe vậy lại ngồi xuống. Bá Tài sai lấy chung lớn ra rót rượu mời, nhưng Ngô đại cữu thấy rượu uống vào say khác thường thì từ chối, đứng dậy nói là thay áo, rồi vào trong quan sát các nơi.
Nguyệt Nương cũng thấy trong người mệt mỏi, phải tới cái giường cạnh đấy ngả lưng. Bá Tài thấy vậy đứng dậy khép cửa rồi ra ngoài.
Nguyệt Nương nhắm mắt lim dim, chợt nghe sau lưng có tiếng động, vội quay lại thì thảy từ khung cửa phía sau, một người đàn ông bước vào tuổi độ tam tuần, đội khăn sấm thanh mặc áo gấm tía tới ôm chặt lấy Nguyệt Nương mà bảo :
- Tiểu sinh là Ân Thiên Tích, em vợ của Cao Thái thú nơi đây, từ lâu đã nghe danh nương tử là trang thiên hương quốc sắc nên vẫn ngày đêm ngưỡng mộ tôn nhan, nay hội ngộ nơi đây quả là tam sinh hữu hạnh, nguyện mong nương tử đoái hoài, đến chết cũng chẳng dám quên.
Nguyệt Nương hoảng sợ vùng vẫy kêu ầm lên :
- Trời ơi, giữa buổi thanh bình, lại giữa ban ngày ban mặt như thế này mà có kẻ cường đồ dám tới cưỡng bức đàn bà có chồng, có ai vào cứu tôi không.
Kêu xong vùng vẫy định chạy, nhưng Thiên Tích giữ chặt lại rồi quỳ xuống mà nói :
- Xin nương tử chớ lớn tiếng, nương tử nên thương xót tiểu sinh...
Nguyệt Nương càng kêu cứu rầm rĩ. Đại An, Bình An nghe tiếng kêu của chủ, vội chạy vào trong gọi Ngô đại cữu mà bảo :
- Xin đại cữu tới phương trượng ngay, đại nương đang kêu cứu trong đó không hiểu chuyện gì.
Ngô đại cữu hoảng lên, chạy vào phương trượng thấy nháy cửa đóng chặt bên trong Nguyệt Nương tiếp tục kêu cứu. Ngô đại cử gào to lên :
- Cô nương đừng sợ có tôi tới đây rồi.
Nói xong bước xuống sân vác một tảng đá. phá cửa mà vào. ân Thiên Tích thấy có người tới, vội chui xuống gầm giường trốn mất. Nguyên tên tà đạo Thạch Bá Tài đã làm sẵn một đường ngầm dưới gầm để giúp thiên Tích chạy trốn một khi bị chống cự.
Ngô đại cữu phá cửa xông vào hỏi:
- Cô nương có bị ô nhục gì chưa?
Nguyệt Nương run rẩy đáp :
- Chưa hề gì. Thằng khốn kiếp đó chui xuống gầm giường trốn mất rồi.
Ngô đại cữu cho tìm Thạch Bá Tài, nhưng Bá Tài tránh mặt chỉ cho đồ đệ ra dàn xếp. Ngô đại cữu nổi giận, thét Đại An và Bình An đập phá tan tành mọi đồ vật thờ tự trong chùa, rồi cùng Nguyệt Nương rời khỏi Bích Hà cung ngay, đưa Nguyệt Nương lên kiệu mà xuống núi.
Lúc đó đã hoàng hôn tới gần nửa đêm mới về đến khách điếm.
Ngô đại cữu kể hết lại cho chủ khách điếm là Tiểu Nhị nghe. Tiểu Nhị nghe xong kêu khổ luôn miệng rồi nói :
- Đúng là thằng ân thiên Tích rồi, nó là em vợ của vị Thái thú kiêm Tri châu tại châu này, nó còn có tên là Ân Thấi Tuế nữa. Nhiều đàn bà con gái lên lễ bái trên đó đã bị nó làm nhục, bây giờ nó càng ngày càng lộng lắm. Bị phu nhân đây cự tuyệt, chắc chắn nó không chịu thôi đâu, đại nhân nên đi ngay thì hơn.
Ngô đại cữu nghe xong, đang đêm sai thu dọn hành lý đưa Nguyệt Nương lên kiệu đi ngay. Trong khi đó ân Thiên Tích uất hận lắm, tụ họp khoảng hơn hai mươi tên Côn đồ thủ hạ, đứa dao đứa gậy, đuổi theo.
Ngò đại cữu dẫn em gái và gia nhân đi tới canh tư thì tới một vùng núi cây cối rậm rạp, xa xa thãp thoáng trong lùm cây có ánh đèn, bèn tìm tới thì thấy đó là một thạch động, bên trong có vị lão tăng đang cầm đuốc mà tụng kinh.
Ngô đại cửu bước vào chấp tay hỏi:
- Kính lão sư, chúng tôi lên núi dâng hương. Bị cường tặc làm nhục và đuổi theo ráo riết. chúng tôi đêm tối chỉ biết chạy, không ngờ lạc đường tới đây.
dám hỏi lão sư, địa phương này là đâu, và đi đường nào thỉ có thể về được huyện Thanh Hà.
Vị lão tăng ngẩng lên đáp :
- Đây là dãy núi phía đông của Đại Nhạc, động này tên gọi Tuyết Giản động, còn bần tăng có hiệu là Tuyết Giản Thiền sư, pháp danh Phổ Tinh, tu hành tại nơi nầy đã gần ba chục năm. Đại nhân gặp bần tăng hôm nay quả là hữu duyên. Xin đại nhân đừng đi tới nữa. nơi đây hổ báo rắn rết nhiều lắm. hãy tạm nghỉ tại đây, trời sáng sẽ đi. Có đi thì cứ theo con đường lớn là tới được huyện Thanh Hà.
Ngô đại cữu nói :
- Chỉ sợ bọn cường tặc đuổi theo kịp.
Vị lão tăng đứng dậy, đi lên một chỗ cao nhìn xuống mà bảo:
- Không sao, bọn cường tặc đó đuổi tới chân núi phía dưới kia thì quay về rồi.
Đoạn trở vào động, hỏi :
- Còn phu nhân đây quý tinh là gì ?
Ngô đại cữu đáp :
- Đây là xá muội Ngô thị, vợ của Tây Môn Khánh, vì phát nguyện cho chồng nên mới tới miếu dâng hương. Nay chúng tôi được gặp lão sư, ơn cứu tử này quyết chẳng dám quên.
Vị lão tăng dọn dẹp lấy chỗ cho mọi người nằm nghỉ trong động.
Trời vừa sáng. Nguyệt Nương thức dậy lấy một xấp vải tạ ơn lão tăng, nhưng lão tăng không nhận mà bảo :
- Bần tăng không nhận đâu, chỉ xin một đứa con của phu nhân để làm đồ đệ, ý phu nhân thê nào?
Ngô đại cữu đỡ lời :
- Em gái tôi hiện chỉ có một mụn con trai để nối dõi tông đường, chồng nó lại vừa mãn phần, chứ nếu có nhiều con thì cũng để một đứa theo lão sư làm đồ đệ Nguyệt Nương nói tiếp :
- Tiểu nhi ở nhà lại còn nhỏ quá, hiện mới được chín tháng, làm sao theo lão sư được.
Tuyết Giản Thiền sư bảo :
- Chỉ cần phu nhân hứa một lời, đến năm nó mười lăm bần đạo mới xin.
Nguyệt Nương nghĩ là mười lăm năm cũng còn xa xôi quá, có gì tính sau cũng kịp, do đó nhận lời, rồi cùng anh đứng dậy cáo từ.
Hai anh em và hai gia nhân theo con đường lớn trực chỉ huyện Thanh Hà mà về...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro