Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Kim Binh Mai 17

Hồi 46

VỚ ĐƯỢC MÓN HỜI

H ôm sau nhân tiết Nguyên tiêu nghỉ việc công, Tây Môn Khánh nhàn hạ, tự mình đứng coi soạn hai quả đựng lễ vật để biếu Kiều ngũ thái thái, một quả đựng lễ vật để biếu Kiều Đại nương, lễ vật gồm toàn bánh kẹo hoa quả để ăn trong tiết Nguyên tiêu. Đại An được sai đem lễ vật đi. Kiều thái thái thưởng cho Đại An ba tấm khăn tay và ba tiền, Kiều Đại nương thưởng cho một xấp lụa xanh...

Lại nói về Ứng Bá Tước, khi từ biệt Tây Môn Khánh thì tới nhà Hoàng Tứ, Hoàng Tứ gói mười lạng bạc tạ Ơn và nói:

- Đại quan nhân cho nợ lại năm trăm lạng, qua tiết Nguyên tiêu này mới phải trả, nhưng quả thật là bây giờ tôi cũng túng lắm.

Bá Tước nói:

- Coi vậy chứ huynh cũng còn đầy đủ chán.

Hoàng Tứ nói:

- Đủ gì mà đủ, tôi đang tính mượn thêm, Lý tam ca thì tính mượn của viên nội thần trong huyện, nhưng mượn ở đó thì tiền lời cũng là năm phân mà không dễ chịu bằng mượn của đại quan nhân, cho nên tôi định nói với huynh là huynh làm sao mượn giùm Đại quan nhân cho chúng tôi năm trăm lạng nữa là một ngàn, tiền lời vẫn như cũ, đúng hạn chúng tôi xin hoàn cả vốn lẫn lời, không dám sai chạy.

Bá Tước ngẫm nghĩ một lát rồi bảo:

- Kể thì cũng được, nhưng nếu tôi lo giùm thì huynh tính thưởng cho tôi bao nhiêu?

Hoàng Tứ đáp:

- Để tôi nói với Lý tam ca là xin tặng huynh năm lạng.

Bá Tước bảo:

- Được rồi, vậy thì tôi tính thế này, hôm nay vợ tôi nó về bên ngoại nên tôi không đi được, ngày mai Tây Môn đại nhân mời tôi tới uống rượu ngắm đèn, các huynh nên mua một ít lễ vật, tôi sẽ đem tới, các huynh cũng đi theo, tôi sẽ đưa lễ vật vào, Đại quan nhân thế nào cũng mời các huynh để nói chuyện, lúc đó tôi sẽ vì các huynh mà nói cho thành. Sau đó làm hợp đồng là mượn một ngàn lạng tất cả, tiền lời năm phân.

Tôi nói thật, mượn tiền của Đại quan nhân có thể nhờ được phần nào cái quyền thế của Đại quan nhân.

Hoàng Tứ nói:

- Chính vì vậy mà chúng tôi phải phiền tới huynh, huynh dạy như vậy quả là chí lý.

Hai người bàn tính thêm vài chuyện nữa rồi Bá Tước ra về.

Trong khi đó Lý, Hoàng hai người lo đi mua lễ vật, có cả một vò rượu Kim Hoa, đem đến nhà Bá Tước. Bá Tước sai gia nhân đem đến nhà Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh đang lo tính toán lễ vật đem đi biếu các nơi thì Bá Tước đến. Bá Tước bước vào sảnh đường vái chào rồi nói:

- Cảm tạ các nương nương đã có lòng đãi Ngô tiện nội, hôm qua tiện nội về tới nhà cũng trễ, nói là Đại nương lưu giữ mãi mới cho về.

Tây Môn Khánh nói:

- Hôm qua tôi dự tiệc tại nhà Chu đại nhân, về tới nhà cũng hơi muộn nên khách khứa đã về hết rồi, do dó không được chào nhị tẩu. Hôm nay tuy nghỉ việc quan nhưng tôi bận lo chuyện nhà nên cũng không đi đâu cả.

Nói xong mời Bá Tước ngồi dùng trà. Bá Tước vẫy tên gia nhân đứng thập thò ngoài thềm:

- Ngươi mau đem lễ vật vào đây để dâng Đại quan nhân. Tây Môn Khánh ngạc nhiên chưa kịp hỏi thì hai tên gia nhân đã bưng mấy quả đựng đầy lễ vật vào, Bá Tước nói ngay:

- Lý tam ca và Hoàng Tứ ca nói rằng gặp buổi giai tiết mà không biết lấy gì tạ Ơn nên mới có chút lễ mọn này năn nỉ tôi đem tới để đại ca thưởng cho người dưới.

Hai tên gia nhân đặt lễ vật lên bàn rồi sụp lạy. Tây Môn Khánh cười:

- Họ nhờ đem lễ vật tới làm gì? Tôi không nhận đâu, bảo hai đứa này nó mang về đi.

Bá Tước nói:

- Đại ca không nhận tức là chối bỏ cả lòng tri ân của họ mà còn làm cho họ sợ nữa. Họ định gọi cả ca nữ tới để hát hầu đại ca nữa nhưng tôi gạt đi, nói là tại quý phủ ở đây có cả một ban ca nữ rồi, họ lại gọi sáu tên nhạc công, đang đứng hầu đợi lệnh ở ngoài kia. Đối với họ, ơn của đại ca lớn lắm.

Tây Môn Khánh ngẫm nghĩ một lát rồi bảo:

- Nếu quả họ đã có lòng như vậy thì tôi cũng không thể lãnh đạm, để tôi cho mời hai người tới uống chén rượu nhạt.

Bá Tước chỉ đợi có bấy nhiêu, vội quay lại dặn gia nhân của mình:

- Ngươi tới ngay nhà Hoàng gia nói là Đại quan nhân đã thương mà chịu nhận lễ vật rồi, Đại quan nhân lại cho lệnh đòi Hoàng gia và Lý gia tới hầu, xin hai vị tới cho mau, đừng chậm trễ để Đại quan nhân phải phiền lòng chờ. Tây Môn Khánh sai Đại An thâu nhận lễ vật rồi thưởng cho tên gia nhân của Bá Tước hai tiền. Tên gia nhân lạy tạ rồi lui ra. Tây Môn Khánh lại mời Bá Tước vào thư phòng cạnh đại sảnh uống trà nói chuyện. Tây Môn Khánh hỏi:

- Hôm nay nhị ca có gặp Tạ ca chưa?

Bá Tước đáp:

- Hôm nay tôi vừa thức dậy thì Lý tam ca và Hoàng tứ ca tới nhờ đem lễ vật nên chưa rảnh để gặp Tạ ca.

Tây Môn Khánh quay lại bảo Kỳ Đồng:

- Đi mời Tạ gia lại đây ngay cho ta.

Kỳ Đồng vâng lời đi ngay, Thư Đồng đem rượu và thức ăn ra, chủ khách chén thù chén tạc. Bá Tước gợi chuyện:

- Lý, Hoàng hai người còn thiếu đại ca bao nhiêu.

Tây Môn Khánh đáp:

- Thì như nhị ca biết đấy, hôm nọ trả một ngàn lạng rồi, văn tự cũ bỏ đi, làm văn tự mới là vay năm trăm lạng.

Bá Tước nói:

- Vậy cũng được, nhưng theo tôi nghĩ thì sao đại ca không cho họ vay thêm năm trăm lạng nữa là một nghìn lạng, tiền lời cũng nhiều hơn mà lại gọn gàng dễ tính toán hơn. À thế nào ? Mấy đĩnh vàng đó, đại ca thích không? Nếu không thì đưa lại cho họ rồi thêm ít trăm lạng nữa thôi.

Tây Môn Khánh gật gù:

- Nhị ca nói cũng đúng, giữ vàng trong nhà cũng chẳng làm gì mà chỉ thêm lôi thôi, vậy thì để tôi đưa lại cho họ bốn đĩnh vàng, trị giá một trăm năm chục lạng chứ gì, và đưa thêm ba trăm năm chục lạng nữa là năm trăm lạng, cộng với số nợ cũ cũ cả thảy là một ngàn lạng chẵn.

Nói xong lại mời Bá Tước nâng chung. Bá Tước mừng thầm trong bụng, vừa uống rượu vừa tâng bốc Tây Môn Khánh. Bỗng Đại An vào thưa:

- Có chú Bôn Tứ đem rất nhiều đồ quý như bình phong, trống đồng... nói là của Bạch Hoàng thân, muốn cầm với giá ba chục lạng, Bôn Tứ sai tôi vào trình xem gia gia có chịu cầm hay không.

Tây Môn Khánh bảo:

- Gọi Bôn Tứ đem vào đây ta coi.

Đại An bước ra cùng Bôn Tứ đem các đồ vật đó khiêng lên thềm đại sảnh. Tây Môn Khánh và Bá Tước bước ra coi, thấy có một tấm bình phong khảm xà cừ và cẩm đá Thạch Lý, rộng ba thước, cao năm thước, một bộ chiêng trống bằng đồng vàng chói, điêu khắc tuyệt đẹp. Tây Môn Khánh hỏi:

- Nhị ca thấy thế nào?

Bá Tước nói:

- Không kể giàn chiêng trống này thì riêng tấm bình phong cũng đáng giá năm chục lạng mà sợ mua không có, đại ca nên cầm cho họ đi.

Tây Môn Khánh nói:

- Không biết sau này người ta có chuộc lại chăng?

Bá Tước nói:

- Chuộc gì nổi mà chuộc, đã đem cầm thế đi như thế này là khó lòng mà chuộc lại, vả chăng có chuộc lại thì đại ca cũng đã một vốn bốn lời, đi đâu mà thiệt.

Tây Môn Khánh nói:

- Thôi được, cầm cho họ vậy.

Đoạn bảo Bôn Tứ:

- Ra tiệm thuốc bảo cậu Kính Tế xuất ra ba chục lạng đem đến cho người ta.

Nói xong sai Đại An gọi gia nhân lau chùi sạch sề tấm bình phong, cho khiêng lên đặt tại chính diện đại sảnh, rồi ngắm nghía kỹ lưỡng, thấy quả là đồ quý, trong lòng vui thích lắm. Còn giàn chiêng trống thì sai cất vào kho.

Tây Môn Khánh chợt nhớ tới đám nhạc công do Lý, Hoàng phái tới, bèn hỏi gia nhân:

- Gọi họ vào chưa? Cho họ ăn uống gì chưa?

Cầm Đồng thưa:

- Họ đang ăn uống tại nhà dưới.

Tây Môn Khánh bảo:

- Cho họ ăn uống xong thì gọi họ lên đây trình diễn ta nghe.

Lát sau, đám nhạc công được dẫn lên đại sảnh tấu nhạc, tiếng nhạc réo rắt chơi vơi, Tây Môn Khánh và Bá Tước chú ý ngồi nghe. Đang nghe thì Tạ Hy Đại tới, bước lên đại sảnh vái chào. Tây Môn Khánh đáp lễ rồi bảo:

- Tạ ca thử coi tấm bình phong kia rồi đánh giá coi chừng bao nhiêu lạng.

Hy Đại bước tới gần tấm bình phong xem xét kỹ càng trên dưới, vừa xem vừa lẩm bẩm khen tặng rồi quay lại nói:

- Tấm bình phong này quả là vật quý, cứ thời giá bây giờ thì một trăm lạng cũng chưa chắc mua được.

Bá Tước cười:

- Vậy mà tính luôn cả giàn chiêng trống bằng đồng, điêu khắc tinh xảo, tất cả chỉ có ba chục lạng mà thôi.

Hy Đại ngẩn người vỗ tay nói:

- Sao lại có chuyện lạ vậy, tấm bình phong này cũng gấp mấy lần cái bá chục lạng rồi.

Bá Tước cười:

- Còn giàn chiêng trống thì ít nhất cũng bốn chục cân đồng tốt kỹ thuật rập khuôn kiểu vua chúa, chế tạo thật công phu, nét khắc cực tinh xảo. Cho hay đại ca mình đây thật là có phúc lớn, vật quý tự nhiên tìm đến quý nhân là vậy.

Ba người bàn tán một hồi, Ứng, Tạ thi nhau tâng bốc. Tây Môn Khánh mời hai người vào thư phòng uống rượu. Lát sau thì Lý, Hoàng hai người tới, chào hỏi xong, Tây Môn Khánh bảo:

- Hai người việc gì phải phí tâm đem lễ vật cho tôi, chẳng lẽ tôi lại không nhận.

Lý, Hoàng cùng nói:

- Quan nhân dạy như vậy làm chúng tôi sợ, chúng tôi không biết lấy gì tạ Ơn lớn nên chỉ có chút lễ mọn để quan nhân thưởng cho kẻ dưới mà thôi. Cúi xin quan nhân nhận giùm cho chúng tôi được yên lòng.

Nói xong khép nép ngồi xuống. Hoa. Đồng đem thêm thức ăn lên, mọi người vui vẻ ăn uống. Lát sau Đại An lên hỏi:

- Thưa gia gia định cho bày bàn dọn tiệc lớn tại dâu?

Tây Môn Khánh bảo:

- Thì cứ dọn tại đại sảnh.

Lát sau, tiệc dọn xong xuôi, Tây Môn Khánh mời đám khách trở ra đại sảnh nhập tiệc, đám nhạc công tấu nhạc rộn ràng. Lại gọi Ngân Nhi ra rót rượu và ca hát...

Trong khi đó các a hoàn của Quế Thư và Ngân Nhi là Bảo Nhi và Lạp Mai ngồi kiệu tới đón. Quế Thư nghe nói Bảo Nhi tới thì vội vàng chạy ra, chủ tớ thầm thì hồi lâu, Quế Thư trở vào cáo từ xin về.

Nguyệt nương bảo:

- Việc gì mà vội? Hôm nay chúng ta đều tới nhà Ngô Đại cữu, đem cả các thư thư đi theo cho vui.

Chừng nào tan tiệc thì về nhà cũng được chứ gì? Ra bảo kiệu nó về đi.

Quế Thư khẩn khoản:

- Nương nương không biết, ở nhà con bây giờ chỉ có mình mẫu thân con, thư thư con thì vắng nhà, bây giờ bên Ngũ di ma con mời ăn tiệc, mẫu thân con cuống lên, không biết soạn lễ vật thế nào nên phải sai Bảo Nhi đem kiệu tới gọi con về. Nương nương cho con về, hôm khác nương nương muốn con ở đây bao nhiêu ngày, con cũng xin vâng.

Nguyệt nương đành cho Quế Thư một lạng bạc, lại sai Ngọc Tiêu soạn hai quả đựng bánh trái đem ra kiệu, rồi cho Quế Thư về. Quế Thư lạy tạ Nguyệt nương rồi tới lạy chào các tiểu nương, sau đó được cô là Kiều Nhi dẫn tới ngoài đại sảnh. Quế Thư nhờ Đại An mời Tây Môn Khánh ra. Đại An nhẹ bước vào bàn tiệc, ghé tai chủ nói nhỏ:

- Quế Thư xin về, thỉnh gia gia ra ngoài.

Bá Tước bảo:

- Thì ra con khốn suốt mấy hôm nay vẫn ở lỳ tại đây không chịu về.

Tây Môn Khánh bảo:

- Thì hôm nay nó về đấy.

Nói xong bước ra. Quế Thư vội bước lên thềm, sụp lạy mà nói:

- Đội ơn gia gia và nương nương mấy hôm nay, bây giờ con xin về. Tây Môn Khánh hỏi:

- Ngày mai về không được sao?

Quế Thư quỳ nói:

- Gia cảnh neo người, mẫu thân cơn gai Bảo Nhi đem kiệu tới gọi, xin gia gia cho con về. Trước khi về, eon có điều này muốn thưa cùng gia gia, đó là chuyện con a hoàn Hạ Hoa của cô con đây, cô con đã đánh mắng dạy dỗ nó suốt đêm qua. Nói cho ngay, nó cũng còn nhỏ quá, chưa biết gì con cũng dạy nó một hồi, nó nguyện là xin hối cải và xin được ở lại để hầu hạ gia gia và cô con. Vả lại đang trong lúc giai tiết bận rộn, cô con cũng không có người để sai bảo, đuổi nó đi thì mệt cho cô con lắm. Nên con xin gia gia niệm tình con và cô con mà hồi tâm tha cho nó. Tục ngữ có câu "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại", xin gia gia mở lượng khoan hồng, sinh phúc cho nó.

Tây Môn Khánh mỉm cười:

- Nếu thư thư đã nói vậy thi ta cũng tha cho nó làm phúc.

Đoạn quay sang bảo Đại An? - Vào thưa với Đại nương rằng ta dặn là để con Hạ Hoa ở lại, đừng gọi người bán nó nữa.

Đại An thấy Họa Đồng đang ôm mấy quả bánh trái của Quế Thư thì bảo:

- Để tao ôm cho, mày vào thưa với Đại nương đi.

Hoa. Đồng trao mấy quả bánh trái cho Đại An rồi vào trong. Quế Thư lạy tạ Tây Môn Khánh rồi đứng dạy nói vọng vào:

- Tên họ Ứng kia ơi, ta không thèm chào đâu, ta về đây. Bá Tước la lên:

- Bắt con dâm phụ đó lại cho tôi, lôi nó vào đây bắt hát một bài đã.

Quế Thư nói:

- Được rồi, chừng nào cô nương rảnh, cô nương hát cho nghe.

Bá Tước nói lớn:

- Con ngựa trăm thằng mà dám ăn nói hỗn láo với ông nội vậy sao?

Quế Thư bảo:

- Cô nương không thèm nói với thằng gian tà dịch vật đâu.

Nói xong cười khanh khách mà lên kiệu. Đại An để mấy cái quả lên kiệu cho Quế Thư. Kiệu từ từ đi ra.

Tây Môn Khánh vào nhà trong thay áo.

Ngoài này, Bá Tước bảo Hy Đại:

- Con dâm phụ đó lạ thật, trong lúc giai tiết như thế này mà nó cứ ở lỳ tại đây là thế nào? Nó bỏ biết bao nhiêu mối, ở nhà nó đó, khách khứa ngồi chờ nó cả đám, ngày nào cũng đông nghẹt mà chẳng thấy nó về.

Tạ Hy Đại bảo:

- Nhị ca không biết đâu.

Đoạn ghé tai Bá Tước thầm thì mấy câu. Bá Tước vỗ đùi bảo:

- Tạ ca nói rất đúng.

Đang nói thì Tây Môn Khánh bước ra. Hai người im bặt. Bá Tước kéo Ngân Nhi tới ngồi cạnh mình rồi giả lả:

- Con gái nuôi thế này mới là ngoan chứ, có đâu như con dâm phụ Quế Thư.

Ngân Nhi cười:

- Nhị gia sao lại nói vậy? Nhị gia nói sao thì tôi cũng chỉ biết nghe, có điều là trăm người thì cũng có người hay người dở, gia gia nói vậy không sợ Quế Thứ giận hay sao? Đừng nên bao giờ so sánh người này với người khác.

Tây Môn Khánh bảo Bá Tước:

- Nhị ca chỉ được cái ăn nói bậy bạ là giỏi.

Bá Tước cười:

- Đại ca cứ mặc tôi nói chuyện với con gái nuôi của tôi đây.

Đoạn quay sang Ngân Nhi:

- Bây giờ con gái nuôi đàn hát cho mọi người nghe đi.

Ngân Nhi uyển chuyển đứng dậy ôm cây tỳ bà, tay ngọc thoăn thoắt đường tơ, phím ngà chập chờn buông bắt, rồi cất giọng oanh hát khúc du dương...

Trong lúc đó, tại hậu phòng, Nguyệt nương đang trò chuyện với mọi người, trong dó có cả một vị ni cô. Thấy bọn Họa Đồng thập thò ngoài cửa thì bảo:

- Đứa nào ngoài đó? Đi gọi Phùng lão tới đây để đem con Hạ Hoa đi bán cho ta.

Họa Đồng bước vào chắp tay nói:

- Gia gia sai tôi vào thưa với Đại nương là đừng bán con Hạ Hoa nữa gia gia tha cho nó rồi.

Nguyệt nương bảo:

- Chính gia gia bảo ta phải bán nó, bây giờ lại cũng gia gia tha nó. Ta hỏi, ngươi phải nói thật, ai đã tới xin với gia gia vậy?

Họa Đồng đáp:

- Hồi nãy Quế Thư về, có ra đại sảnh cáo từ gia gia rồi xin gia gia tha cho Hạ Hoa. Gia gia sai Đại An vào thưa với Đại nương, nhưng Đại An không chịu đi mà bảo tôi đi. Nguyệt nương nghe xong trong lòng hơi bất mãn, bèn mắng Đại An:

- Thằng khốn đó bây giờ gớm lắm rồi, nó khinh ta không thèm vào thưa nên mới phải sai lại mày chứ gì? Được rồi, để nó vào đây xem nó ăn nói với ta thế nào.

Đang nói thì Ngân Nhi từ phòng khách trở vào, Nguyệt nương bảo:

- Con Lạp Mai nó đem kiệu tới chờ thư thư từ nãy tới giờ, thư thư không về sao? Quế Thư cũng về rồi đó.

Ngân Nhi cúi mình thưa:

- Nương nương đã giữ con, con đâu dám về để mang tội bất kính.

Nguyệt nương lại cho gọi Lạp Mai vào. Ngân Nhi hỏi:

- Mày đến đây làm gì?

Lạp Mai đáp:

- Bà ở nhà sai tôi tới thăm cô nương.

Ngân Nhi hỏi:

- Nhà có chuyện gì không?

Lạp Mai đáp:

- Cũng bình thường, không có gì lạ cả.

Ngân Nhi bảo:

- Nhà đã không có chuyện gì thì mày đến đây làm gì? Về đi, Đại nương đây giữ tao, tao còn phải theo Đại nhân và các nương nương đi ăn tiệc tại nhà Ngô đại nhân, chừng nào xong thì ta về nhà.

Nguyệt nương bảo:

- Để ta thưởng cho nó ít tiền.

Nói xong bảo Ngọc Tiêu lấy ít tiền cho Lạp Mai. Lạp Mai cúi lạy tạ Ơn. Ngân Nhi hỏi:

- Đại nương cho mày tiền đó, về đi, thưa với bà rằng không phải cho kiệu tới đón tao nữa, chiều tối thì tao về. À, mà Ngô Huệ đâu? Sao không thấy tới đây?

Lạp Mai đáp:

- Ngô cữu đau mắt, không đi đâu được.

Nguyệt nương sai Ngọc Tiêu dẫn Lạp Mai xuống nhà dưới cho ăn uống, lại sai Tiểu Ngọc lấy một cái quả lớn, xếp các thứ bánh trái Nguyên tiêu để Lạp Mai đem về cho mẹ Ngân Nhi. Ngân Nhi lại sai Lạp Mai tới lấy xiêm y đã thay ra, để ở phòng Bình Nhi, đem về giặt, Bình Nhi sai Nghênh Xuân bỏ một lạng bạc vào đám xiêm y rồi gói lại đưa cho Lạp Mai. Lại tặng Ngân Nhi một cái áo lụa bạch ngọc thêu kim tuyến.

Lạp Mai mang đến, Ngân Nhi vội tạ Ơn Bình Nhi:

- Cảm tạ nương nương, quả là con chưa có một cái áo bạch ngọc nào cả, được nương nương cho thật quý. Nhưng cái áo này mới tinh, chắc là nương nương may riêng cho con, con không thích, con muốn xin một cái áo bạch ngọc nào nương nương đang mặc cơ.

Bình Nhi bảo:

- Áo của tôi rộng lắm, thư thư làm sao mặc được.

Ngân Nhi nói:

- Nhưng là áo của nương nương mới quý.

Bình Nhi đành sai Nghênh Xuân đem chìa khóa mở tủ áo tìm một cái áo lụa bạch ngọc để cho Ngân Nhi. Nghênh Xuân cầm áo ra, Bình Nhi đưa cho Ngân Nhi mà bảo:

- Thư thư cầm áo này về nói với lão bà theo thế mà may cho thư thư vài cái nữa, à mà thư thư thích áo hoa hay áo trơn ?

Ngân Nhi đáp:

- Mặc áo trơn như nương nương nhã hơn, con thích áo trơn.

Đoạn quay sang bảo Nghênh Xuân:

- Đa tạ thư thư, để hôm nào tôi sẽ tới hát tạ Ơn thư thư.

Bình Nhi lại sai Nghênh Xuân lên lầu lấy xuống một xấp lụa bạch ngọc trơn mà cho Ngân Nhi.

Ngân Nhi vội sụp lạy tạ Ơn, lạy bốn lạy xong lại đứng dậy vái Nghênh Xuân bốn vái. Bình Nhi bảo:

- Thứ này thư thư nên may xiêm y dự tiệc, nhã lắm.

Ngân Nhi lại lạy tạ.

Lạp Mai vào lạy chào xin về.

Bình Nhi lại bảo Ngân Nhi:

- Tôi tặng thư thư, nhớ đừng nói lại với Quế Thư, chỉ thêm phiền mà thôi. À mà sao mấy hôm nay tôi thấy Quế Thư có vẻ như nóng lòng sốt ruột chuyện gì ấy, dàn hát cũng không chú tâm đàn hát nữa, chỉ đòi về không hiểu ở nhà có chuyện gì mà gấp vậy? Lúc a hoàn đem kiệu tới đón thì tất tả về ngày, chẳng kịp ăn uống gì cả.

Ngân Nhi thưa:

- Lục nương nương dặn, con xin nhớ. Còn Quế Thư, thì chẳng hiểu bận chuyện gì mà gấp quá, nhưng dù sao nó cùng còn nhỏ tuổi, xin nương nương dừng chấp làm gì, nó có hiểu biết gì đâu.

Đang nói chuyện thì có gia nhân của Ngô Đại cữu mẫu tới thưa:

- Nương nương chúng tôi sai mời nhị cô nương và các cô nương thế nào cũng tới, lại xin mời cả Tuyết Nga cô nương và Quế Thư, Ngân Thư nữa.

Bình Nhi bảo:

- Ngươi về thưa với Ngô nương nương rằng chúng ta đang sửa soạn sắp đi đây. Hôm nay Nhị nương ở đây không khỏe nên không đi được chắc là ở coi nhà. Cậu Kính Tế bận việc vắng nhà nên Đại Thư cũng phải ở nhà. Quế Thư thì về nhà rồi, thành ra chỉ có mấy người chúng ta đi mà thôi. Thế nào chúng ta cũng tới mà, nương nương ngươi việc gì phải sai người tới nhắc. Hôm nay nương nương ngươi cho gọi ai tới hát vậy.

Gia nhân họ Ngô đáp:

- Có Úc Đại Thư và mấy người nữa.

Nói xong cáo từ mà về.

Sau đó Nguyệt nương và đám tiểu thiếp chuẩn bị lên kiệu. Bình Nhi dặn nhũ mẫu săn sóc Tố Quan.

Nguyệt nương, Ngọc Lâu, Kim Liên, Bình Nhi, Đại thư và Ngân Nhi, sáu người lên sáu cái kiệu. Ba gia nhân là Đại An, Lai An và Kỳ Đồng đi theo cùng với bốn tên lính hầu. Đoàn kiệu trực chỉ nhà họ Ngô.

Hồi 47

TIỆC TÙNG VÀ XEM BÓI

C ũng hôm đó, Lý, Hoàng hai người ăn tại nhà Tây Môn Khánh tới chiều tối mới cáo từ. Bá Tước đưa ra ngoài bảo:

- Đó, tôi đã nói cho hai vị rồi đó. Ngày mai Đại quan nhân sẽ cho hai vị mượn thêm năm trăm lạng nữa.

Lý, Hoàng hai người cúi mình vái tạ rồi về. Bá Tước trở lại thư phòng tiếp tục cùng Tây Môn Khánh và Tạ Hy Đại uống rượu chuyện trò...

Bỗng Lý Minh vén mành bước vào. Bá Tước nhìn ra bảo:

- Lý Nhật Tân tới đây này.

Lý Minh phục xuống lạy chào. Tây Môn Khánh hỏi:

- Ngô Huệ đâu, sao không thấy đến?

Lý Minh thưa:

- Ngô Huệ đau mắt, hôm nay cũng không tới phủ Đông Bình được, tôi đã gọi Vương Quế tới thay.

Đoạn quay ra gọi:

- Vương Quế đâu, vào lạy chào gia gia đi.

Vương Quế bước vào sụp lạy ra mắt rồi đứng dậy chắp tay chờ đợi. Bá Tước hỏi Lý Minh:

- Quế Thư nhà ngươi đã về rồi, ngươi biết chưa?

Lý Minh đáp:

- Tôi từ phủ Đông Bình về qua nhà rửa mắt rồi tới đây nên không biết.

Bá Tước quay lại nói với Tây Môn Khánh:

- Chắc hai đứa này nó chưa ăn gì, đại ca bảo gia nhân cho chúng nó ăn cơm.

Thư Đồng đứng bên thưa:

- Để hai anh đây đợi một chút rồi ăn cùng với ban nhạc, cơm cũng đang dọn lên rồi.

Bá Tước sai Thư Đồng dọn mấy đĩa đồ ăn và đem cơm vào nhà dưới cho Lý, Vương hai người ăn rồi bảo Thư Đồng:

- Mày không hiểu gì cả, người ta thường nói "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", hai đứa này đây tuy là hát xướng nhưng không thể xếp cùng hạng với bọn nhạc công tầm thường được, mà phải biệt đãi, mày như thế là không có mắt. Mày không biết Lý Minh đây là thế nào hay sao?

Tây Môn Khánh cười, đập lên đầu Bá Tước mà bảo:

- Đồ quỷ, chỉ được cái ăn nói vơ vẩn trêu ghẹo người khác.

Bá Tước cười bảo Thư Đồng:

- Mày ngu lắm, mày cũng là người hát xướng mà không biết đến bốn chữ "thương hoa tiếc ngọc", mấy đứa ca xướng đấy cũng như những cánh hoa tươi, đáng lẽ mày phải biết thương xót quý trọng, thì mày lại ngược đãi.

Tây Môn Khánh cũng cười hỏi Thư Đồng:

- Nhị gia dạy, mày đã hiểu chưa?

Thư Đồng chỉ cười, dẫn Lý, Vương hai người đi ăn cơm.

Lát sau ăn xong trở lại thư phòng, Bá Tước hỏi:

- Hai đứa có thuộc bài "Tuyết nguyệt phong hoa" không ?

Lý Minh đáp :

- Dạ, chúng tôi có nhớ.

Nói xong cầm cây tỳ bà lên cùng Vương Quế đánh đàn tranh, hai người vừa đàn vừa hát.

Lúc đó trời đã chạng vạng tối, Tây Môn Khánh sai dọn hai bàn tiệc tại đại sảnh, đốt. các thứ đèn lồng trong ngoài rồi gọi Phó Quản lý, Hàn Quản lý, Vân Chủ quản, Bôn Tứ và Kính Tế tới uống rượu xem đèn thưởng xuân.

Tây Môn Khánh cùng Ứng, Tạ ngồi trên, những người khác phân ngôi thứ mà ngồi.

Ngoài sân có giàn pháo bông, xung quanh treo mười hai cái đèn hoa sen. Tây Môn Khánh bảo:

- Để tới lát nữa rồi đốt.

Đoạn cho lệnh sáu nhạc công cùng Lý, Vương cử nhạc. Đèn đuốc trong ngoài rực rỡ, hàng trăm kiểu đèn khoe sắc, tiếng nhạc du dương trầm bổng, khung cảnh đó khiến tất cả những người đi lại ngoài đường đều phải dừng chân ngó vào. Tây Môn Khánh ngất ngưởng ngồi đầu tiệc uống rượu nghe đàn, đầu đội mũ Trung tĩnh, mình mặc áo đoạn bạch, trông thật sang trọng mà lại phong lưu. Lát sau Tây Môn Khánh cho lệnh Đại An và Cầm Đồng ra sân thả đèn hoa, đám lính hầu chia nhau cầm binh khí đứng dọc ngoài cổng, không cho thiên hạ chen lấn vào coi, chỉ cho đứng ngoài mà ngó...

Tối hôm đó trời thật trong sáng, gió xuân nhẹ thổi, vầng trăng trong lơ lửng trên trời, ngoài đường thiên hạ đổ ra chen chúc chơi xuân, thật là cảnh:

Đầu đường vang tiếng nói cười Tiết Nguyên tiêu rực rỡ nơi Phượng thành.

Thả đèn hoa xong, Tây Môn Khánh cho lệnh đốt các loại pháo bông, pháo thăng thiên và các loại pháo nổ khác. Bọn Xuân Mai bốn đứa nhân lúc Nguyệt nương và các tiểu nương vắng nhà, lại nghe nói Tây Môn Khánh có ban nhạc tới tám người đàn hát, ngoài sân, Đại An lại đốt pháo bông, liền ăn mặc, trang điểm đẹp đẽ rồi rủ nhau ra nấp sau bình phong mà xem.

Thư Đồng cùng Ngọc Tiêu vốn có tình ý với nhau. Thư Đồng thấy Ngọc Tiêu cùng các bạn đứng núp sau bình phong thì cũng mang hạt dưa tới vừa cắn vừa nói chuyện. Bỗng bình rượu để trên lò sưởi, ở cuối đại sảnh bị Thư Đồng đụng ngã xuống, rượu đổ vào lò, lửa phựt lên như một ngọn pháo bông. Ngọc Tiêu cười lên khúc khích rồi bụm miệng lại.

Tây Môn Khánh quay lại hỏi gia nhân:

- Ai cười ở đâu đây vậy?

Xuân Mai thấy Thư Đồng vì đùa với Ngọc Tiêu mà đụng đổ bình rượu thì mắng nhỏ:

- Đồ con gái mất nết, thấy đàn ông con trai thì tít mắt lại mà đùa, đến lúc làm đổ rượu lại còn ở đó mà cười rinh rích, cười cái gì mới được chứ.

Ngọc Tiêu không nói được gì, vội lỉnh ngay ra nhà sau. Còn Thư Đồng thì sợ hãi bước ra thưa với Tây Môn Khánh:

- Tôi lỡ tay đụng phải bình rượu, làm rượu đổ vào lò sưởi, xin gia gia bỏ qua.

Tây Môn Khánh không hỏi gì nữa...

Trong khi đó, vợ Bôn Tứ nhân Nguyệt nương vắng nhà, lại biết Xuân Mai, Ngọc Tiêu, Nghênh Xuân và Lan Hương là bốn a hoàn được Tây Môn Khánh quý trọng, có thế lực, bèn dọn một tiệc rượu hoa quả rồi sai con gái mình là Trường Nhi tới mời bốn a hoàn đó. Trường Nhi vào xin phép Kiều Nhi cho bốn a hoàn tới nhà mình uống rượu. Kiều Nhi bảo:

- Ta khó ở trong người, không biết chuyện gì cả Trường Nhi lại sang thưa với Tuyết Nga, Tuyết Nga bảo:

- Đại nương đi vắng thì ngươi phải hỏi gia gia, ta làm sao dám cho phép.

Trường Nhi không biết làm thế nào, đành tìm gặp bốn a hoàn ở nhà sau. Ba đứa kia rất muốn đi, chỉ riêng Xuân Mai nói:

- Rõ thật con gái thối thây, chưa ngửi thấy mùi rượu đã tớn tác lên rồi, coi thật không được con mắt chút nào cả. Đi làm sao được mà đi cơ chứ.

Ba đứa kia nôn nóng muốn đi, thấy Xuân Mai nói vậy thì chùn cả lại. Xuân Mai vẫn ngồi yên. Thư Đồng cũng có mặt, thấy vậy bảo:

- Tôi vừa làm lỗi, đang sợ bị gia gia mắng, nhưng thôi, để tôi lên bẩm với gia gia giùm cho các thư thư.

Nói xong bước lên đại sảnh, ghé tai Tây Môn Khánh mà thưa:

- Nhân buổi giai tiết vợ Bôn Tứ có dọn tiệc rượu ở nhà, mời các thư thư tới dự, các thư thư nhờ tôi lên xin phép gia gia có cho đi hay không.

Tây Môn Khánh bảo:

- Nếu vậy thì cho chúng nó đi, nhưng dặn là chúng nó phải về sớm vì nhà không có ai.

Thư Đồng trở ra nhà sau hoa chân múa tay cười bảo:

- Nhờ tôi xin cho các thư thư được gia gia cho phép rồi đó gia gia dặn là về sớm một chút là được.

Xuân Mai nghe vậy mới từ tử đứng dậy về phòng trang điểm lại rồi cùng ba đứa kia tới nhà Bôn Tứ.

Vợ Bôn Tứ thấy bốn a hoàn tới thì mừng như bắt được của, vội chạy ra tiếp rước. Đôi bên thi lễ, vợ Bôn Tứ gọi Xuân Mai là đại cô, Nghênh Xuân là nhị cô, Ngọc Tiêu là tam cô và Lan Hương là tứ cô. Vợ Bôn Tứ mời cả vợ Hàn Hồi Tử sang tiếp khách giùm mình. Chào hỏi xong xuôi, vợ Bôn Tứ mời mọi người vào tiệc. Con gái là Trường Nhi đứng ngoài rót rượu...

Trong khi đó bữa tiệc tại nhà Tây Môn Khánh vẫn tiếp tục. Tây Môn Khánh sai đem rượu Mai Côi ra. Rượu này cực ngon, mọi người mới uống chung đầu đã khen tặng hết lời. Lý Minh và Vương Quế ôm đàn đứng cạnh bàn tiệc mà đàn hát. Lát sau, thấy trời tối dã lâu, Kính Tế đem theo nhiều pháo rồi dẫn Đại An và mấy tên lính hầu tới nhà Ngô Đại cữu để đón Nguyệt nương và đám tiểu nương.

Kính Tế tới nơi, được đón tiếp vào đại sảnh. Tiệc đã tàn nhưng mọi người còn đang uống rượu và ăn bánh trái hoa quả. Ngô nhị cữu sai dọn một bàn để khoản đãi Kính Tế rồi nói:

- Đại cữu hôm nay vắng nhà vì phải lo việc công cho xong. Đại An cũng bước tới thưa với Nguyệt nương:

- Gia gia sai cậu Kính Tế và tôi tới rước các nương nương, xin các nương nương về sớm.

Nguyệt nương đang ghét Đại An nên không thèm nói gì. Ngô Đại cữu mẫu gọi gia nhân là Lai Định:

- Ngươi dọn rượu mời Đại An chứ.

Lai Định thưa:

- Đã có dọn sẵn rồi.

Nguyệt nương bảo:

- Vậy thì dẫn nó xuống cho nó ăn uống đi, xong thì ra đằng trước đứng hầu, lát nữa chúng ta về, có gì mà vội.

Ngô Đại cữu mẫu nói:

- Phải rồi, chẳng mấy khi các cô nương tới đây xin ngồi lâu nói chuyện, việc gì phải về sớm.

Ngọc Lâu bảo ca nữ Úc Đại Thư:

- Hôm nọ sinh nhật của Lục nương mà thư thư không tới Lục nương giận lắm đó.

Úc Đại Thư vội bước tới trước mặt Bình Nhi sụp lạy tạ lỗi, lạy bốn lạy rồi nói:

- Sau ngày sinh nhật của Ngũ nương thì tôi không được khỏe, mãi tới hôm qua Ngô nương nương đây mới cho gọi tới, tôi phải gắng mà tới, do đó chưa tới tạ lỗi với Lục nương được.

Kim Liên bảo:

- Chắc là Lục nương còn giận, bây giờ Úc Đại Thư hát một khúc thì Lục nương mới hết giận.

Bình Nhi chỉ cười, không nói gì. Ngô Đại cữu mẫu thì giục vợ Ngô Vũ Thần là Trịnh Tam Thư rót rượu mời khách.

Úc Đại Thư cầm đàn tỳ bà lên, vừa đánh vừa hát bài "Nhất giang phong", nàng cố ý lựa bài đó.

Đang hát thì Nguyệt nương bảo:

- Bài hát gì mà buồn quá vậy? Nghe thê lương lạnh lùng quá. Mọi người im lặng nghe hát. Đại An đứng bên thưa với Nguyệt nương:

- Trời đang xuống tuyết, chắc là lạnh lắm.

Ngọc Lâu bảo:

- Vậy mà hôm nay Đại nương không mặc áo ấm, Đại nương dùng cái áo ấm của tôi đây để lát về cho đỡ lạnh.

Nguyệt nương bảo:

- Nếu có tuyết thì sai chúng nó về lấy áo lạnh cho mọi người luôn.

Đại An vội chạy ra bảo Đại An:

- Đại nương bảo về nhà lấy áo ấm cho các nương nương. Đại An bảo Cầm Đồng:

- Mày về lấy đi, để tao đứng đây hầu.

Cầm Đồng đi ngay.

Trong này, Nguyệt nương chợt nhớ là Kim Liên không có áo ấm, bèn quay hỏi Lai An:

- Đứa nào về lấy áo đó?

Lai An đáp:

- Thưa, Cầm Đồng.

Nguyệt nương bảo:

- Sao không nói với ta một tiếng mà đã vội đi ngay vậy?

Ngọc Lâu nói:

- Quên không dặn nó là Ngũ nương không có áo cừu, bảo nó lấy áo của Đại Thư đem tới đây cho Ngũ nương mặc.

Nguyệt nương bảo:

- Không cần, trong nhà có cái áo cừu rất đẹp của người ta mới đem cầm, bảo nó lấy cái đó tới.

Đoạn quay lại hỏi:

- Thằng Đại An đâu, sao nó không đi mà lại phải sai thằng Cầm Đồng? Gọi nó vào đây cho ta.

Lai An vội chạy ra gọi Đại An vào. Nguyệt nương mắng ngay:

- Thằng khốn kiếp chỉ được cái chỉ tay năm ngón, sai hết đứa này tới đứa kia, chứ mày thì chẳng bao giờ nhúng tay làm việc gì cả. Mày sai nó đi mà cũng chẳng thèm nói với tao hay một tiếng. Mày là cái gì mà gớm quá vậy ?

Đại An đáp:

- Xin Đại nương bớt giận, nếu Đại nương sai tôi thì tôi đâu dám sai người khác, nhưng lúc nãy Lai An ra chỉ nói là Đại nương sai một người về lấy áo mà thôi.

Nguyệt nương giận lắm:

- Thằng khốn kiếp giỏi chống chế lắm, nhưng khi không thằng Lai An nó dám sai mày hay sao? Nó không bảo ai mà chỉ bảo mày, vậy mà mày không chịu đi, đổ việc cho người khác. Tao hiền lành quá nên bây giờ trong nhà không còn phép tắc gì nữa, mày muốn làm gì thì làm, không cần biết đến ai. Hồi trưa ở nhà cũng vậy, thằng Họa Đồng nó đang bưng quả đồ ăn, gia gia sai mày vào nói với tao là tha cho con Hạ Hoa, sao mày không thèm vào mà lại sai thằng Họa Đồng. Còn gia gia có sai mày đưa con Quế Thư về đâu mà mày lon ton đưa nó về? Như vậy là sai mày thì mày không thèm làm, mày chỉ làm theo ý mày thôi có phải không? Mày còn giữ cái thói đó thì mày biết tao.

Đại An cãi láo:

- Xin Đại nương xét lại quả không có chuyện đó. Chính gia gia sai tôi đưa Quế Thư về, do đó tôi mới bảo Họa Đồng đưa quả đồ ăn cho tôi, rồi sau đó gia gia mới sai nó vào thưa với Đại nương, chứ không phải tôi đổ việc cho nó. Nguyệt nương nổi giận mắng:

- Thằng khốn kiếp này gớm thật, tại sao việc mày đã không chịu đi, rồi bây giờ còn đứng cãi tay đôi với tao phải không? Được rồi, ta sẽ nói với gia gia đánh cho mày một trận thừa sống thiếu chết xem sao.

Ngô Đại cữu mẫu bảo:

- Đại An, mày không về lấy áo cho các nương nương hay sao?

Đoạn quay sang Nguyệt nương:

- Bây giờ định lấy áo cửu ở đâu cho Ngũ cô nương mặc thì dặn nó đi.

Kim Liên nói:

- Thôi, để bảo nó lấy áo lạnh của tôi cũng được, việc gì phải mặc áo cừu. áo cừu của người ta đem cầm, mình mặc cũng ký, mà cũng chẳng mặc được lâu, nay mai người ta chuộc lại cũng vậy Nguyệt nương nói:

- Thật ra áo cừu đó cũng không hẳn là cầm. Trước đây Lý Tam nợ mười sáu lạng bạc, không có tiền trả nên trả luôn bằng áo đó Đoạn quay lại bảo Đại An:

- Áo cừu ở trong tủ phòng tao, mày về bảo Ngọc Tiêu nó lấy chìa khóa mở cửa ra đưa cho.

Đại An vái rồi lui ra.

Lúc đi ngang bàn Kính Tế, Kính Tế hỏi:

- Đi đâu mà lật đật vậy?

Đại An đứng lại đáp:

- Thật bực hết nói, có một việc mà tới hai ba đứa đi, trời khuya lạnh như thế này mà sai về nhà.

Nói xong bước ra.

Đại An về tới nhà thì Tây Môn Khánh hãy còn ngồi uống rượu với Ứng, Tạ và Đạo Quốc. Phó Quản lý và Vân Chủ quản đã về trước rồi.

Tây Môn Khánh thấy Đại An đi ngang thì gọi vào hỏi:

- Các nương nương về chưa?

Đại An dừng lại nói:

- Thưa chưa, còn sai tôi về lấy áo lạnh.

Nói xong vào hậu phòng, tìm Ngọc Tiêu, nhưng chỉ thấy Tiểu Ngọc đang ngồi một mình buồn rầu.

Đại An hỏi áo thì Tiểu Ngọc giận dữ đáp:

- Bốn con khốn đó tới nhà vợ Bôn Tứ uống rượu giờ này cũng chưa thèm dẫn xác về, tôi biết quần áo để đâu mà lấy bây giờ? Muốn tìm gì thì đến nhà vợ Bôn Tứ mà tìm.

Cầm Đồng đứng bên nghe vậy vội ba chân bốn cẳng tới nhà vợ Bôn Tứ, thấy bên trong đèn sáng choang thì đứng ở cửa sổ nhìn vào, thấy vợ Bôn Tứ nói:

- Kìa, đại cô và tam cô, sao từ nãy tới giờ chẳng uống miếng rượu nào, đồ ăn cũng không đụng đũa, hay là chê nhà chúng tôi nghèo nàn, đồ ăn không được ngon chăng?

Xuân Mai nói:

- Đâu phải vậy, vì chúng tôi ăn quá nhiều rồi, không thể kham được nữa, xin Tứ tẩu cứ để chúng tôi được tự nhiên.

Đoạn quay sang vợ Hàn Hồi Tử:

- Chị là hàng xóm của tôi, tôi mời chị sang dể tiếp khách giùm tôi, chị phải làm sao mời các cô nương đây chứ, làm sao chị cứ ngồi như là khách vậy?

Lại bảo con:

- Trường Nhi, đem rượu tới rót hầu Tam cô đi con. Chung rượu của Tứ cô cũng vơi quá, mày phải rót thêm vào chứ. Lan Hương nói:

- Tứ tẩu ơi, tôi không uống thêm được nữa đâu.

Vợ Bôn Tứ nói:

- Hôm nay thế nào các cô nương cũng đói rồi, gia đình chúng tôi nghèo nàn quả là chẳng có gì để khoản đãi các cô nương. Hôm nay nhân buổi giai tiết mới dám mời, lại sợ gia gia biết mà không chọ..

Đang nói thì nghe tiếng gõ cửa, mọi người đều yên lặng nghe ngóng.

Trường Nhi hỏi:

- Ai đó?

Cầm Đồng đáp:

- Tôi đây, tôi tới tìm các thư thư có chút việc.

Nói xong đẩy cửa bước vào, Ngọc Tiêu vội hỏi:

- Các nương nương về rồi hay sao?

Cầm Đồng chỉ cười, nhìn mọi người mà không đáp. Ngọc Tiêu bảo:

- Nỡm chửa, hỏi sao không nói? Ai cười với anh mà anh nhe răng ra vậy?

Cầm Đồng nói:

- Các nương nương chưa về, còn uống rượu ở bên đó, nhưng trời có tuyết nên sai tôi về lấy áo cừu rồi mới trở lại rước. Ngọc Tiêu bảo:

- Áo cừu ở trong rương ấy, bảo Tiểu Ngọc nó lấy cho không được sao?

Cầm Đồng đáp:

- Tiểu Ngọc nói là không biết gì cả, bảo tôi đến hỏi chị.

Ngọc Tiêu bảo:

- Sao lại không biết? Anh tin lời con khốn đó sao?

Xuân Mai bảo:

- Nương nương của các chị có áo cừu thì các chị về lấy đi, nương nương tôi chẳng có áo gì hết thì tôi ngồi đây.

Lan Hương bảo:

- Áo của Tam nương thì bảo Tiểu Loan nó lấy cho.

Nghênh Xuân cũng lấy chìa khóa đưa cho Cầm Đồng mà bảo:

- Anh nói với Tú Xuân lấy chìa khóa này mở rương đưa áo cho anh.

Cầm Đồng trở về, nhờ Tiểu Ngọc, Tiểu Loan và Tú Xuân lấy đầy đủ các áo, nhưng Đại An bảo:

- Còn áo của Ngũ nương đâu?

Cầm Đồng đáp:

- Xuân Mai vừa nói là Ngũ nương làm gì có áo cừu?

Đại An gắt:

- Mày ngu quá, nếu không vì vụ áo của Ngũ nương thì tao về đây làm gì? Đại nương mắng tao một trận rồi sai tao về là vụ của Ngũ nương đó.

Cầm Đồng bảo:

- Bây giờ làm sao?

Đại An nói:

- Mày cứ đứng đây chờ tao, đừng có đi trước, mày đi trước, tới đó không thấy tao, Đại nương lại chửi tao.

Nói xong trở vào, thấy Tiểu Ngọc đang ngồi cắn hạt dưa.

Tiểu Ngọc hỏi:

- Trở lại đây làm gì nữa?

Đại An vò đầu bứt tai:

- Đang tức gần chết đây này, Đại nương mới chửi tôi một trận đó, bây giờ bảo tôi về lấy áo cừu cho Ngũ nương. Đại nương nói là trong tủ có cái áo cừu của Lý Tam đưa tới để trừ nợ, chị lấy ra đưa tôi để tôi đem tới cho Ngũ nương mặc.

Tiểu Ngọc đáp:

- Nếu là trong tủ thì Ngọc Tiêu giữ chìa khóa, nhưng bây giờ mấy bà đó đang say sưa tại nhà Bôn Tứ, tới đó mà hỏi. Đại An bảo:

- Để chút xíu thằng Cầm Đồng vào đây, tôi bảo nó đi, bây giờ tôi ngồi nghỉ chân, sưởi ấm chút đã, cực quá mà.

Nói xong ngồi xuống cạnh Tiểu Ngọc, hai người sát vai ngồi sưởi trước lò sưởi. Tiểu Ngọc bảo:

- Ở đây còn rượu, để tôi lấy cho anh uống.

Đại An cười:

- Thế thì còn gì bằng, cảm ơn thư thư hạ cố tới tôi.

Tiểu Ngọc đứng dậy lấy rượu rót ra, lại đem tới một đĩa thịt vịt rồi bảo:

- Ca ca uống một chung cho ấm. Rượu này là của tôi đó.

Đại An nhấp một ngụm rồi nói:

- Rượu ngon quá, đừng cho người khác uống, phí lắm.

Đang ăn uống chuyện trò thì Cầm Đồng vào. Đại An bảo:

- Mày ngồi đây uống chung rượu cho ấm bụng rồi đi gọi Ngọc Tiêu về lấy áo cho Ngũ nương.

Cầm Đồng uống xong chung rượu, để gói áo xuống cho Đại An giữ rồi tới nhà Bôn Tử một lần nữa.

Cầm Đồng tới gọi Ngọc Tiêu, Ngọc Tiêu bảo:

- Thằng khốn này lại tới làm gì đây?

Cầm Đồng nói đầu đuôi. Ngọc Tiêu chỉ đưa chìa khóa chứ không chịu về lấy áo. Cầm Đồng đem chùm chìa khoá về đưa cho Tiểu Ngọc mở tủ. Tiểu Ngọc lấy hết chìa nọ tới chia kia mà cũng không mở được. Cầm Đồng đành phải ba chân bốn cẳng chạy lại nhà Bôn Tứ hỏi, Ngọc Tiêu chỉ cho Cầm Đồng chìa khóa nào và cách mở như thế nào. Cầm Đồng trở về nói lại với Tiểu Ngọc. Tiểu Ngọc bảo:

- Con khốn gớm thật, cứ ngồi mà chỉ tay năm ngón, cái gì nó cũng sai tôi.

Nói xong giận dữ mở tủ ra, nhưng trong tủ không có cái áo cừu nào cả. Ba người sững sờ. Cầm Đồng than:

- Thế này thì có chết tôi không cơ chứ, đêm hôm khuya khoắt, lạnh muốn chết mà các bà này làm ăn như vậy thì làm sao tôi chạy đi chạy lại cho nổi.

Đại An dỗ ngọt:

- Thôi mày chịu khó đi lần này nữa đi, Đại nương không mắng các thư thư đâu, mà chỉ mắng tao với mày thôi.

Cầm Đồng lại nhẫn nhục tới nhà Bôn Tứ bảo Ngọc Tiêu:

- Trong tủ chng có cái áo cừu nào cả. Ngọc Tiêu suy nghĩ một chút rồi cười khanh khách.

- Tôi quên, không phải cái tủ đó, áo ở trong tủ lớn kê ở trong cùng cơ.

Cẩm Đồng lại long tong chạy về nói với Tiểu Ngọc. Tiểu Ngọc nghiến răng:

- Con khốn nạn không biết say mê thằng phải gió nào mà lú lẫn thế, áo để nơi này lại bảo nơi khác.

Nói xong mở tủ lấy áo đưa cho Cầm Đồng. Đại An và Cầm Đồng tất tả đem cái áo tới nhà Ngô Đại cữu đưa cho Nguyệt nương, Nguyệt nương mắng:

- Các ngươi chết dấm chết dúi ở đâu mà bây giờ mới dẫn xác đến?

Đại An không dám nói gì. Cầm Đồng thưa:

- Áo của các nương nương chúng tôi lấy rất sớm, nhưng chờ các thư thư tìm cái áo cừu lót đoạn xanh này nên mới lâu. Ngô Đại cữu mẫu cầm cái áo cừu do Lý Tam trừ nợ lên coi rồi nói:

- Sao, bao giờ Đại nương có một cái như thế này thì xin để lại cho tôi Nguyệt nương nói:

- Áo này còn mới lắm, chỉ có đường viền kim tuyến hơi sờn, để bảo may lại là đẹp hoàn toàn.

Ngọc Lâu cầm áo đưa cho Kim Liên bảo:

- Hồi nãy thư thư bảo với tôi là áo lông chó, bây giờ thử mặc cái áo lông chó này vào cho Đại nương coi có đẹp không.

Kim Liên lạnh lùng:

- Áo cũ của người khác tôi mặc làm gì, để tôi xin gia gia cho tôi một cái mới, chẳng lẽ gia gia tiếc tôi hay sao.

Ngọc Lâu bảo:

- Người ta mong có một cái áo như thế này mà cũng không được, thư thư ở đó mà chê.

Kim Liên im lặng, Nguyệt nương và mọi người mặc áo cừu vào rồi đứng dậy cáo tử, đồng thời thưởng cho Úc Đại Thư ít tiền. Ngân Nhi nói:

Tôi cũng xin cáo từ Ngô Đại cữu mẫu, Ngô nhị cữu mẫu và các vị nương nương.

Nói xong sụp lạy mọi người. Ngô Đại cữu mẫu thưởng cho Ngân Nhi một phong bao đựng tiền.

Nguyệt nương và Bình Nhi mỗi người cho Ngân Nhi một lạng bạc. Ngân Nhi lại lạy tạ.

Mọi người bước ra, Ngô Đại cữu mẫu, Ngô nhị cữu mẫu và Trịnh Tam Thư tiễn khách ra cổng, nhưng tuyết rơi hơi nhiều.

Cầm Đồng nói:

- Tuyết xuống hơi nhiều sợ các nương nương ướt áo, hay là Đại nương mượn Ngô Đại cữu mấy cái dù cho khỏi ướt.

Ngô nhị cữu mẫu vội quay vào lấy mấy cái dù ra, đám gia nhân và lính hầu cầm dù che cho Nguyệt nương và mọi người lên kiệu.

Kiệu ra khỏi cổng, Kính Tế vừa đi vừa đốt pháo bông, pháo thăng thiên và pháo nổ. Lát sau quay lại bảo Ngân Nhi:

- Ngân thư à, nhà thư thư không xa đây, để chúng tôi đưa thư thư về.

Nguyệt nương hỏi:

- Nhà ở đâu vậy?

Kính Tế đáp:

- Ở ngay dãy phố trước mặt đây có một cái ngõ lớn, đứng ngoài nhìn thẳng vào thấy một ngôi nhà lầu lớn, đó là nhà Ngân thư.

Ngân Nhi nói:

- Con xin từ biệt các nương nương ở đây thôi.

Nói xong định dừng kiệu bước xuống lạy chào, nhưng Nguyệt nương vội bảo:

- Thôi, đường ướt bẩn lắm, hồi nãy trong nhà đã từ tạ rồi, bây giờ để ta bảo gia nhân đưa thư thư về nhà.

Nói xong gọi:

- Đại An, ngươi đưa thư thư về.

Kính Tế nói:

- Đại nương cho cháu đi cùng với Đại An.

Nguyệt nương bảo:

- Được, hai người cùng đi càng tốt.

Kính Tế và Đại An theo kiệu của Ngân Nhi, gia nhân lính tráng khác đưa Nguyệt nương và mọi người về nhà.

Trên đường, Kim Liên hỏi:

- Đại nương lúc nãy nói là chúng mình đưa Ngân thư về nhà, sao mình không đưa, lại để cho Kính Tế và Đại An đưa về?

Nguyệt nương cười:

- Muội muội dễ tin như con trẻ ấy, đó chỉ là lời nói xã giao, một con ca nữ là người gì mà muội muội hay tôi phải đưa về nhà?

Kim Liên cười:

- Cũng nên đến một lần cho biết nhà. Các bà vợ thường muốn biết nhà các cô ca nữ để tới đó mà tìm chồng.

Nguyệt nương cười:

- Muội muội biết nhà, muội muội thử tới đó tìm chồng coi có được không? Đến đó tìm chồng thì chỉ thêm xấu mình chứ ích lợi gì.

Mải nói chuyện, đoàn kiệu đã tới đường Đông Nhai, gần nhà họ Kiều. Nhà họ Kiều đèn đuốc sáng trưng, Kiều Đại nương và cháu dâu là Đoạn Đại Thư đã ra đứng trước cổng, chờ đoàn kiệu của Nguyệt nương tới rồi khẩn khoản mời vào.

Nguyệt nương xuống kiệu từ chối:

- Đa tạ thịnh tình của thân gia, nhưng trời khuya rồi, xin để cho khi khác.

Kiều Đại nương nhất định không chịu:

- Vậy đâu được, chúng tôi đợi tuyết đứng chờ, đâu có phải để cho nhân gia từ chối được.

Nói xong cầm tay Nguyệt nương dẫn vào, đám tiểu thiếp và Đại Thư bất đắc dĩ phải vào theo. Mọi người vào phòng khách, nơi đây đèn hoa muôn sắc lung linh. Tiệc đã dọn sẵn, đôi bên phân ngôi chủ khách ngồi uống rượu. Trước tiệc có một ca nữ đàn hát.

Trong khi đó bữa tiệc tại nhà Tây Môn Khánh cũng gần tàn. Mọi người đều say sưa. Bá Tướt nhân lúc Tây Môn Khánh không để ý, cầm cả một đĩa hoa quả trút hết vào tay áo rồi đứng dậy cáo từ. Hy Đại và Đạo Quốc cũng cáo lui, chỉ còn một mình Bôn Tứ ngồi tiếp rượu Tây Môn Khánh. Lát sau, Tây Môn Khánh đứng dậy thưởng tiền cho đám nhạc công, bảo gia nhân dọn dẹp bàn tiệc rồi vào hậu phòng. Bôn Tứ lo trông coi gia nhân thu dọn. Bình An ba chân bốn cẳng chạy tới nhà Bôn Tứ bảo đám a hoàn:

- Gia gia vào hậu phòng rồi, các thư thư chưa về hay sao?

Đám a hoàn hoảng lên, vội đứng dậy cảm tạ vợ Bôn Tứ rồi cáo từ. Lan Hương hồi nãy cởi giày ra cho dễ chịu, bây giờ hoảng hốt vội vàng, xỏ hài mãi không được. Xuân Mai mắng:

- Đồ con gái thối thây, tới nhà khác mà có cái gì cũng cởi ra, làm sao phải cởi hài ra để bây giờ mang vào không được.

Nói xong cúi xuống giúp Lan Hương. Sau đó cả bọn tất tả về nhà. Nghe nói Tây Môn Khánh đang ở trong phòng Lý Kiều Nhi, cả bọn kéo tới lạy chào. Vị ni cô đang nói chuyện với Kiều Nhi, từ lúc Tây Môn Khánh vào, đã lên phòng Nguyệt nương nói chuyện với Tiểu Ngọc. Ngọc Tiêu bước vào, chào vị ni cô. Tiểu Ngọc nói ngay:

- Hồi nãy Đại nương cho gia nhân về lấy áo, tôi chẳng biết chìa khóa nào với chìa khóa nào, lúc mở ra được thì lại không thấy áo, thư thư để một nơi nói một chỗ ai mà biết được. Vậy mà không chịu về lấy cho mau, còn ngồi ở bên đó uống rượu say sưa, bây giờ mới chịu dẫn xác về.

Ngọc Tiêu uống rượu, mặt hồng lên, nói:

- Á à con khốn, mày ghen tức với chúng tao đấy hả ? Người ta không mời mày, sao mày lại trút giận vào tao ?

Tiểu Ngọc bĩu môi:

- Tôi mà cần con mẹ đó mời hay sao?

Vị ni cô khuyên:

- Thôi, hai thư thư nên nhịn nhau đi, gia gia ở nhà đó, không lo trà nước gì mà lo cãi nhau hay sao.

Đang nói thì thấy Cầm Đồng bước vào. Ngọc Tiêu hỏi:

- Các nương nương về đấy hả?

Cầm Đồng đáp:

- Các nương nương về ngang nhà Kiều đại gia thì Kiều Đại nương ra tận cổng đón vào mời uống rượu từ nãy tới giờ, chắc cũng sắp về tới.

Tiểu Ngọc và Ngọc Tiêu nghe vậy không dám cãi nhau nữa.

Đoàn kiệu của Nguyệt nương vào tới cổng thì Kính Tế đốt liền mấy đợt pháo bông. Nguyệt nương bước vào phòng, Kiều Nhi và Tuyết Nga tới lạy chào. Mấy người kia cũng vào theo, Nguyệt nương hỏi:

- Gia gia đang ở đâu?

Kiều Nhi đáp:

- Hồi nãy gia gia tới phòng tôi, tôi đã hầu gia gia ngủ rồi.

Bọn Xuân Mai bốn đứa vào lạy chào. Kiều Nhi nói:

- Tối nay vợ Bôn Tứ dọn tiệc mời bốn đứa chúng nó. Chúng nó cũng mới về đó.

Nguyệt nương mắng:

- Mấy con khốn này gớm thật, bây giờ chúng bay thành yêu thành tinh rồi phải không? Chúng bay đi làm gì, mà ai cho chúng bay đi?

Kiều Nhi đáp:

- Chúng nó có thưa với gia gia rồi.

Nguyệt nương giận dữ:

- Gia gia thì có biết gì chuyện nhà cửa, nhà không có ai mà cũng cho mấy con quỷ cái đó đi làm gì ?

Vị ni cô nhỏ nhẹ:

- Đang buổi giai tiết, Đại nương không nên nói tới ma quỷ làm gì.

Ngọc Lâu thấy Nguyệt nương không vui, nên bỏ về phòng, Kim Liên và Bình Nhi cũng ra theo.

Nguyệt nương sai Tiểu Ngọc và Ngọc Tiêu dọn chỗ cho vị ni cô ngủ tại phòng mình. Ngoài trời, tuyết rơi tới canh tư mới dứt...

Hôm sau, Tây Môn Khánh ra viện làm việc. Vị ni cô cáo từ, Nguyệt nương, Ngọc Lâu và Bình Nhi tiễn ra tới cổng. Đang định quay vào thì Nguyệt nương thấy một bà thầy bói đang đi ngoài đường, bèn sai gia nhân mời vào. Nguyệt nương và mọi người trở vào trong trước. Bà thầy bói được dẫn vào phòng trong, sụp lạy bốn lạy, Nguyệt nương mời ngồi rồi bảo:

- Lão bói giùm tôi một quẻ xem sao.

Bà thầy đặt con linh quy xuống rồi hỏi:

Xin nãi nãi cho biết niên kỷ.

Nguyệt nương bảo:

- Tôi tuổi con rồng.

Bà thầy nói:

- Nếu rồng lớn thì năm nay bốn mươi hai tuổi, còn rồng nhỏ thì ba mươi tuổi.

Nguyệt nương bảo:

- Tôi ba mươi tuổi, sinh giờ Tý ngày rằm tháng tám. Bà thầy cầm cái mu rùa xóc xóc, rơi ra một tấm giấy cứng, có hình một người đàn ông và một người đàn bà phú quý, xung quanh gia nhân đày tớ rất nhiều, đằng sau lại có một kho vàng bạc. Bà thầy cầm lên xem rồi nói:

- Cứ như quẻ này thì nãi nãi nhất sinh là người nhân nghĩa, có lòng độ lượng khoan hồng, thích làm điều từ thiện, ưa bố thí, có tài đảm đang quán xuyến gia đình, tuy nhiên tính tình có nhiều khi nóng nẩy, nhưng nóng nẩy mà vô tâm. Nãi nãi coi vậy mà cũng vất vả. Người nào khác thì có thể dậy muộn, nhưng nãi nãi thì luôn phải dậy sớm đốc thúc gia nhân lo việc trong nhà. Tai ách xem ra thì nhiều, nhưng nhờ tính tình nhân từ nên đỡ đi được nhiều lắm. Tuổi thọ của nãi nãi thì ít nhất cũng phải thất tuần.

Ngọc Lâu hỏi:

- Lão coi thử coi vị nãi nãi đây có thể có con không?

Bà thầy bảo:

- Tôi nói thật, đường tử tức của nãi nãi đây vất vả lắm, sau này nằm xuống chỉ có một người con trai đã xuất gia đi đưa đám mà thôi.

Ngọc Lâu quay sang Bình Nhi cười bảo:

- Đúng là đạo sĩ tí hon Ngô Ứng Nguyên rồi.

Nguyệt nương bảo Ngọc Lâu:

- Tam muội cũng nên bói một quẻ xem sao.

Ngọc Lâu bảo bà thầy:

- Lão bói cho tôi đi, tôi ba mươi tư tuổi, sinh giờ Dần ngày hai mươi bảy tháng mười một.

Bà thầy xóc ra một tấm thiếp có hình một người dàn bà và ba người đàn ông. Người đàn ông thứ nhất có vẻ như một lái buôn, người thứ nhì như một ông quan, người thứ ba là một vị tú tài, trong hình cũng vẽ một kho vàng bạc và nhiều gia nhân hầu hạ. Bà thầy xem một lúc rồi nói:

Vị nãi nãi này tuổi Giáp Tý, mệnh phạm phải Tam hình Lục hại, ít nhất phải qua một đời chồng rối thì mới tốt.

Ngọc Lâu nói:

- Cũng một lần rồi.

Bà thầy nói tiếp:

.

- Nãi nãi là người tính tình ôn nhu hòa thuận, vui buồn không lộ ra nét mặt cho người khác thấy, lại được người dưới kính trọng, được chồng sủng ái, tuy nhiên lại bị một số tiểu nhân ghen ghét, nhưng nhờ tâm địa tốt nên tiểu nhân không làm hại được.

Nguyệt nương hỏi:

- Lão coi thử vị nãi nãi này có thể có con không?

Bà thầy đáp:

- Có con gái, nhưng con trai thì không chắc. Còn mệnh thì thọ lắm.

Nguyệt nương nói:

- Bây giờ lão bói cho vị nãi nãi kia đi. Đoạn quay sang Bình Nhi:

- Lục muội muội nói ngày sinh tháng đẻ đi.

Bình Nhi cười:

- Tôi tuổi Tân Mùi sinh giờ Ngọ ngày rằm tháng giêng.

Bà thấy xóc mu rùa ra được một tấm giấy vẽ một người đàn bà và ba người đàn ông. Người đàn ông thứ nhất mặc áo hồng, người thú nhì mặc áo xanh lục, người thứ ba mặc áo xanh da trời, người này bồng một đứa con trai đằng sau có một kho vàng bạc, nhưng xung quanh lại có ma quỷ đứng xõa tóc. Bà thầy coi một lát rồi nói:

Vị nãi nãi này một đời phú quý, có mệnh quý nhân, mang của cải danh vọng về cho chồng, tính tình nhân nghĩa, ít làm mất lòng ai, lại không chú ý tới tiền bạc của cải, người ta lấy thù hận đối với nãi nãi thì nãi nãi lấy ân huệ đáp lại cho người ta. Nãi nãi có con trai, nhưng tôi nói thật, đáng lo lắm.

Bình Nhi vội nói:

- Hiện cháu đã được ký danh làm đạo sĩ rồi.

Bà thầy bảo:

- Nếu đã xuất gia rồi thì cũng không sao. Nhưng xin nãi nãi cẩn thận năm nay sao Kế Đô chiếu mệnh. tháng bảy tháng tám đáng ngại lắm, sợ có chuyện tai ương. Nguyệt nương, Ngọc Lâu và Bình Nhi, mỗi người đều thưởng tiền cho bà thầy bói rồi sai gia nhân đưa ra cổng Bà thầy vừa ra thì Kim Liên và Đại Thư tới. Kim Liên cười bảo:

- Tôi tưởng các nương nương uống trà ở nhà ngang nào ngờ tụ cả lại nơi đây.

Nguyệt nương bảo:

- Chúng tôi vừa xem bói xong, bà thầy cũng vừa ra. Giá Ngũ muội tới sớm một chút thì cũng xem được.

Kim Liên lắc đầu:

- Tôi không xem bói đâu, tin làm sao được. Hôm trước ông đạo sĩ bảo tôi đoản mệnh, rồi bao nhiêu sự xấu xa, thật bực cả mình.

Nguyệt nương đứng dậy cùng mọi người xuống nhà ngang uống trà...

Hồi 49

QUA CƠN HOẢNG SỢ

A n Đồng cầm đơn và thư của Miêu Thông phán tới Sơn Đông, dò hỏi biết được vị Tuần án Ngự sử họ Tăng tên Hiếu Tự, là con của Ngự sử Tăng Bố, mới đậu Tiến sĩ khoa ất Mùi, tính tình rất công minh chính trực, làm quan rất thanh liêm.

An Đồng tìm tới phủ Tuần án rồi nghĩ thầm:

- Nếu mình nói là tới đưa thư tất lính gác cổng không chịu cho vào, chi bằng cứ đứng đây chờ tới giờ tan việc, quan Tuần án ra về, mình quỳ đón đường dâng thư và đơn, quan Tuần án Ngự sử tất giải quyết mau lẹ.

Nghĩ xong cứ đứng gần cổng phủ mà chờ.

Lúc sau, cổng phủ mở ra, An Đồng chạy bay ngay vào quỳ mọp trước thềm son, tả hữu quát hỏi:

- Tên này làm gì thế này?

An Đồng hai tay nâng cáo lá đơn và bức thư khỏi đầu. Tăng Ngự sử quát bảo tả hữu đem lên. Tả hữu vội vàng bước tới cầm lá đơn và tờ thư đem lên để trên án thư. Tăng Ngự sử mở ra đọc, thấy viết như sau:

"Tiểu sinh Miêu Đoan Kính cúi gửi Tăng niên huynh đại nhân. Thấm thoắt đã một năm qua không được diện kiến tôn nhan, mới biết tri kỷ khó gặp mà ly biệt lại có thường. Nhớ trước, trong thời đèn sách, vẫn thường cùng niên huynh gặp gỡ tại Trường An, sau dó niên huynh về quê thăm nhà, rồi nghe niên huynh nhậm chức Tuần án Ngự sử, lòng tôi xiết bao hân hoan, nay xin kính mừng. Biết niên huynh là người trung hiếu, đức thanh liêm trong sạch như sương, xứng đáng là rường cột của triều đình lang miếu. Nay niên huynh xuất chính là để chấn chỉnh lại kỷ cương phong tục, tôi luống những vui mừng, lòng tưởng nhớ quý mến niên huynh chẳng lúc nào nguôi. Nay gặp lúc rồng mây trong đời thánh minh hữu đạo, niên huynh tất đem tài đức mà sửa sang pháp luật, chấn chỉnh kỷ cương, đâu thể cho bọn tham quan ô lại thao túng luật pháp, khinh lờn kỷ cương. Vậy mà ở phủ Đông Bình lại có một tên Miêu Thanh giết chủ, có người Thiên Tú chết oan, làm mất thanh danh của triều đại thánh minh.

Niên huynh lo việc tại địa phương ấy cũng nên đem đức tài soi sáng vụ này. Nay tôi có sai tên An Đồng dâng đơn để niên huynh cứu xét".

Tăng Ngự sử hỏi:

- Có đơn không?

Tả hữu vội bước tới hỏi:

- Tên kia, có đơn từ gì không?

An Đồng sờ vào bụng mới biết hồi nãy lật đật quên chưa lấy đơn ra, vội đưa cho thư lại. Viên thư lại đem lên, Tăng Ngự sử đọc xong bảo:

- Ngươi sẽ tới hầu tại công đường phủ Đông Bình.

An Đồng sụp lạy rồi ra khỏi phủ. Trong này Tăng Ngự sử phê vào đơn, hạ lệnh cho Phủ doãn Đông Bình phải tra xét tử tế vụ này, rồi sai cho phong bì đóng dấu cho đem đi, sau đó ra về, tả hữu về theo.

Phủ doãn Đông Bình là Hồ Sư Văn tiếp được đơn và văn thư từ phủ án sát xuống thì cũng cả chân tay, vội ủy thác cho Huyện thừa huyện Dương Cốc là Địch Tư Bân. Tư Bân nguyên quán huyện Vũ Dương tỉnh Hà Nam tính tình cương trực, không ham tiền, xét việc rất sáng suốt quả quyết. Một hôm Địch Huyện thừa cưỡi ngựa qua bờ Tây Hà thuộc Thanh Hà huyện, bỗng có cơn gió lạnh thổi ngay đầu ngựa, cơn gió đó cứ theo đầu ngựa thổi mãi không dứt. Địch Huyện thừa lấy làm lạ lẩm bẩm:

- Sao lại có chuyện lạ thế này?

Nói xong dừng ngựa lại bảo tả hữu:

- Bay thử theo ngọn gió này coi có tìm được vật gì không. Tả hữu cứ lần theo ngọn gió tới mãi cửa sông thì ngừng lại rồi quay về thưa với họ Địch. Họ Địch dong ngựa tới đó, rồi nói với các bô lão trong làng để đào thử vài nơi tại bờ sông. Đào lên thì thấy một tử thi ăn mặc sang trọng, sau gáy có vết chém. Địch Huyện thừa hỏi tả hữu:

- Trước mặt kia là gì vậy?

Tả hữu đáp:

- Đó là chùa Từ Huệ.

Địch Huyện thừa vào chùa hỏi thì các vị tăng ni cho biết:

- Mùa đông năm ngoái, khoảng tháng mười, chúng tôi thấy một tử thi trôi vào mé sông gần chùa, trưởng lão của chúng tôi mở lòng từ bi cho vớt lên mai táng. Không biết tử thi này là ai và tại sao lại chết.

Địch Huyện thừa nói:

- Như thế này rõ là các vị tăng sát nhân rồi chôn giấu đi, chắc là người này có nhiều tiền bạc lắm.

Chúng tăng cứ nên sự thật mà khai ra.

Nói xong sai bắt hết chúng tăng về phủ, sai đánh vị trưởng tăng một trăm bàn vả và kẹp mười đầu ngón tay, các vị tăng khác đều bị đánh hai chục bàn vả, sau đó tống giam vào ngục. Một mặt làm tờ trình lên Tăng Ngự sử. Trong khi đó chúng tăng vẫn một mực kêu oan.

Tăng Ngự sử nghĩ ngợi rồi bảo:

- Nếu chúng tăng là thủ phạm thì xác bị vứt xuống sông chứ không thể được chôn trên bờ.

Nói xong ra lệnh cho phủ Đông Bình cứ tạm thả chúng tăng ra.

Chuyện này xảy ra đã trên hai tháng và còn nằm trong vòng nghi vấn.

Đến khi có sự kêu cáo của An Đồng thì Địch Huyện thừa cho dẫn ngay An Đồng tới nhận diện tử thi. An Đồng vừa nhìn thấy tử thi quỳ ngay xuống khóc ầm lên:

- Đây đúng là tử thi gia chủ tôi, cái áo này tôi còn nhớ, vết chém ở gáy còn đây.

Địch Huyện thừa bèn cho lập tờ kiểm nghiệm rồi gửi lên cho Tăng Ngự sử. Tăng Ngự sử giận lắm làm trát sai người ngày đêm về Dương Châu tầm nã Miêu Thanh. Một mặt làm văn thư hặc tội hai vị quan trong viện Đề hình là Hạ Đề hình và Tây Môn Thiên hộ đã ăn hối lộ mà đem pháp luật ra mua bán.

Về phần Vương thị, sau vụ Miêu Thanh thì được một trăm lạng và mấy xấp lụa, cùng chồng sống sung sướng xa hoa, lại mua nữ trang, may quần áo, đồng thời bỏ ra mười sáu lạng bạc mua một a hoàn tên là Xuân Hương về sai việc, rồi sau bảo chồng thu nạp làm thiếp...

Một hôm Tây Môn Khánh tới nhà Đạo Quốc, được Vương thị đón tiếp niềm nở, sau vài tuần trà, Tây Môn Khánh ra sau rửa tay thấy bên kia đường là một dãy nhà ngang rất đẹp, bèn hỏi:

- Của ai vậy?

Vương thị đáp:

- Cái đó thuộc về gia đình Lạc Tam ở ngay cạnh đây.

Tây Môn Khánh bảo:

- Sao không bảo người ta bán lại cho mình, nhập vào nhà này luôn cho rộng rãi thêm?

Nói xong quay ra, lát sau thì về. Lúc Tây Môn Khánh về tới nhà, Vương thị kể lại lời Tây Môn Khánh rồi bảo:

- Chỗ hàng xóm láng giềng, nói như vậy sao tiện?

Đạo Quốc bảo:

- Nếu gia gia muốn vậy thì mình mua vật liệu về xây một dãy nhà ngang, làm mấy phòng dẹp và yên tĩnh đằng sau là chuồng ngựa, mình còn đất mà.

Vương thị bảo:

- Thế mà cũng đòi tính với toán, tính như vậy thì chết tiền rồi, chi bằng mua vật liệu về sửa lại mấy cái hành lang có phải thành mấy gian nhà ngang đẹp không?

Đạo Quốc nói:

- Vậy cũng được.

Bàn tính xong Đạo Quốc bỏ ra ba chục lạng bạc mua vật liệu gọi thợ về làm. Tây Môn Khánh biết tin sai Đại An đem thật nhiều rượu thịt tới thưởng cho đám thơ.....

Trong khi đó thì cả huyện Thanh Hà đều biết là Hạ Đề hình nhờ có năm trăm lạng nhân vụ Miêu Thanh mà cho được con trai là Hạ Thừa ân vào nhà Vũ học, làm sinh viên, ngày ngày học tập cung kiếm.

Ngày nhập học của Thừa ân, Hạ Đề hình làm tiệc mừng và mời đủ từ hai Thái giám Lưu, Tiết, Chu Thủ bị, Kinh Đô giám, Trương Đoàn luyện và các chức việc trong huyện...

Lại nói về Tây Môn Khánh từ ngày đẻ con trai rồi được làm quan, cho là mình có phúc, bây giờ muốn xây một nơi thờ thần thánh và tổ tiên, bèn gọi thầy bói họ Từ tới chọn ngày lựa đất, rồi bỏ tiền ra xây một tòa nhà rất đẹp làm miếu thờ, ngoài cổng trồng toàn đào liễu, xung quanh là tường hoa, cảnh trí vô cùng đẹp mắt.

Ngày mồng sáu tháng ba, nhân tiết Thanh minh, Tây Môn Khánh làm lễ khánh thành ngôi gia miếu, cho mời nhiều khách khứa, sai chuẩn bị tiệc lớn, gọi ban tuồng, gọi dàn nhạc, trong đó có cả Lý Minh, Ngô Huệ, Vương Quế, Trịnh Phụng, Hàn Ngọc Xuyến, Đổng Kiều. Những người được mời tới gồm Trương Đoàn luyện, Kiều Đại hộ, Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu, Hoa Đại cữu, Trầm Di phu, Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Phó Quản lý, Hàn Quản lý, Vân Lý Thủ, Bôn Tứ và Kính Tế, và ít người khác khoảng hai mươi người tất cả.

Khách đàn bà mời tại nhà gồm vợ Trương Đoàn luyện, vợ Trương thân gia, Kiều Đại nương, vợ Tông Đài quan, vợ Thượng Cử nhân, Ngô Đại cữu mẫu, Ngô Nhị cữu mẫu, Dương cô nương, Phan bà, Hoa Đại cữu mẫu, Ngô Đại di, vợ Ngô Vũ Thần là Trịnh Tam Thư, vợ Thôi Bản là Đoạn Đại Thự.. kể cả đám thê thiếp và a hoàn thân tín thì cũng khoảng trên hai chục người.

Tây Môn Khánh định cho nhũ mẫu Như Ý bồng cả Tố Quan tới gia miếu, nhưng Nguyệt nương bảo:

- Con nó còn nhỏ quá, đường xa sợ nó không khỏe, Lưu bà cũng dặn là phải cẩn thận, chi bằng để nó ở nhà với nhũ mẫu, có Phùng lão ở nhà làm bạn và phụ trông coi, chỉ để mẹ nó đi thôi.

Tây Môn Khánh không chịu:

- Vậy đâu được ngày Thanh minh, nhà mình lại chỉ có mỗi một cậu con trai, không cho nó tới lạy tổ tiên sao được. Nàng việc gì phải nghe con mẹ họ Lưu khốn kiếp đó, cứ cho bồng nó đi, quấn thật ấm, ngồi trên kiệu êm che gió cho nó thì sợ gì.

Nguyệt nương bảo:

- Tôi nói mà chàng không nghe thì tùy chàng vậy. Hôm đó từ sáng sớm, các quan khách đã bắt đầu lên đường tới ngôi gia miếu của Tây Môn Khánh.

Ngôi miếu này ở khoảng năm dặm phía nam huyện Thanh Hà. Từ xa đã thấy những ngọn tùng bách xanh tươi cao ngất. Tường xung quanh xây toàn bằng đá, bên trong, các thềm miếu xây bằng đá trắng bạch ngọc.

Trên cổng treo một tấm biển sơn son thiếp vàng viết hàng chữ lớn "Cẩm y Vũ lược Tướng quân Tây Môn thị tiên doanh". Ngoài sân miếu là hòn giả sơn vĩ đại và cây lá rườm rà. Trong chính điện, Tây Môn Khánh mặc phẩm phục bằng gấm đại hồng, đội mũ đeo đai, thân bày lợn dê cúng tế. Quan khách lần lượt vào tế.

Mỗi lần có khách vào tế thì chiêng trống lại vang rền, Tố Quan lại khóc ré lên vì sợ. Nguyệt nương bảo:

- Lục muội muội nên bảo nhũ mẫu bồng ca nhi ra đằng sau đi, để nó sợ thế này về nhà lại đau ốm cho mà xem. Tôi đã bảo là đừng cho ca nhi tới đây vậy mà gia gia nhất định không nghe, để bây giờ ca nhi sợ thế này đây.

Bình Nhi vội bảo nhũ mẫu bồng Tố Quan ra nhà sau, lại dặn phải bịt tai Tố Quan mỗi khi có những hồi chiêng trống.

Lát sau quan khách tế lễ xong xuôi, Tây Môn Khánh mời khách đàn ông trở ra phòng khách, Nguyệt nương mời khách đàn bà ra hoa viên sau miếu ngoạn cảnh. Hoa viên rộng bát ngát, toàn hoa cỏ xinh tươi.

Bên ngoài, đoàn tuồng diễn tuồng cho khách đàn ông coi, bên trong dàn nhạc và các ca công ca nữ đàn hát cho khách đàn bà nghe. Nghe nhạc uống rượu một lát thì Kim Liên rủ Ngọc Lâu, Đại Thù, Quế Thư và Ngân Nhi trở ra hoa viên đánh đu.

Trong hoa viên Tây Môn Khánh cho làm ba gian nhà, bên trong trần thiết đầy đủ bàn ghế giường nằm và bàn trang điểm, để mỗi lần các đàn bà con gái ra miếu thì có chỗ trang điểm nghỉ ngơi riêng biệt.

Nhũ mẫu Như Ý đang ngồi canh chừng Tố Quan ngủ trên một cái giường quý, có chăn nệm bằng gấm vóc.

Nghênh Xuân cũng ngồi bên cạnh, bỗng thấy Kim Liên từ ngoài bước vào, tay cầm một nhánh hoa đào:

- Hôm nay ngươi không phải đàn hát sao?

Nghênh Xuân đáp:

- Đã có ba đứa nó rồi, Đại nương bảo tôi vào đây phụ trông ca nhi.

Nhũ mẫu bồng Tố Quan lên vì nghe tiếng nói chuyện nên đã thức dậy. Kim Liên cầm tay Tố Quan bảo:

- Con trai con triếc gì mà nhát quá vậy? Nghe tiếng chiêng trống là khóc ầm lên, thật nhát quá.

Nói xong giơ tay bồng Tố Quan. Lát sau Kính Tế vén mành bước vào, thấy Kim Liên đang đùa với Tố Quan thì cũng tội đùa. Kim Liên bảo:

- Đạo sĩ tý hon thơm ông anh rể một cái đi..

Kính Tế đưa tay bồng Tố Quan hôn hít. Kim Liên bảo:

- Con nhà người ta sạch sẽ như thế này, mồm miệng có sạch không mà hôn hít vậy? Kính Tế cười:

- Vậy mà cũng có người thích đấy.

Kim Liên sợ nhũ mẫu và Nghênh Xuân để ý, vội cầm giáo quạt đánh vào đầu Kính Tế bảo:

- Đồ quỷ, ai mà thèm bao giờ.

Kính Tế ôm Tố Quan chạy tránh Kim Liên, vừa chạy vừa đùa giỡn. Nhũ mẫu thấy vậy sợ Tố Quan ngã vội chạy tới bồng Kim Liên và Kính Tế tiếp tục đùa giỡn, Kim Liên bẻ cong cành hoa đào làm thành một cái vòng choàng lên mũ Kính Tế. Kính Tế đội vòng hoa đó mà bước ra. Đúng lúc đó thì Ngọc Lâu, Đại Thư và Quế Thư tới. Ngọc Lâu thấy Kính Tế đội vòng hoa thì hỏi:

- Ai làm cho cậu cái đồ quỷ đó vậy?

Kính Tế vội đưa tay lên lấy vòng hoa xuống rồi im lặng rảo bước lên miếu. Bữa tiệc tại miếu đã bắt đầu. Đoàn hát đã hát được tới bốn hồi tuồng. Đám phu kiệu cũng được Tây Môn Khánh sai Bôn Tứ lo khoản đãi rượu thịt tử tế.

Bữa tiệc kéo dài tới chiều thì đám khách đàn bà lần lượt lên kiệu về trước. Đại An, Lai Bảo, Họa Đồng và Kỳ Đồng theo kiệu Nguyệt nương và các tiểu nương. Nhũ mẫu Như Ý một mình một kiệu, bồng Tố Quan, che màn quấn chăn.

Lát sau thì đám khách đàn ông cũng lên ngựa ra về, Cầm Đồng và bốn tên lính hầu theo ngựa Tây Môn Khánh.

Nguyệt nương và các tiểu nương về nhà được một lúc lâu thì Tây Môn Khánh và gia nhân mới về tới. Tây Môn Khánh vừa xuống ngựa thì Bình An đã chạy tới thưa:

- Sáng sớm hôm nay Hạ lão gia thân cưỡi ngựa tới đây tìm gia gia, rồi cả buổi sáng lại sai lính tới tìm, không hiểu có chuyện gì quan trọng nhưng Hạ lão gia ngồi ở viện làm việc suốt cả ngày hôm nay.

Tây Môn Khánh nghe xong, trong lòng phập phồng hoang mang không hiểu chuyện gì, bước vào thư phòng thì Thư Đồng chạy tới đỡ mũ áo, Tây Môn Khánh hỏi:

- Hôm nay Hạ lão gia lại đây có dặn gì không?

Thư Đồng thưa:

- Hạ lão gia không dặn gì cả, chỉ hỏi gia gia có nhà không, lão gia có chuyện khẩn yếu muốn bàn.

Tôi thưa là hôm nay gia gia và các nương nương làm lễ tại gia miếu, chắc phải là chiều mới về được. Hạ lão gia bảo là sẽ cho người tới mời, quả nhiên sau đó nội trong buổi sáng, gia nhân lại đây hai lần, tôi đều trả lời là gia gia chưa về.

Tây Môn Khánh ngồi xuống trầm ngâm, thắc mắc không biết chuyện gì. Thư Đồng đem trà ra, Tây Môn Khánh một mình uống trà nghĩ ngợi. Bỗng Bình An vào báo:

- Có Hạ lão gia tới.

Lúc đó cũng đã hoàng hôn, Hạ Đề hình ăn mặc giản dị cùng hai tên quân hầu xuống ngựa bước vào. Tây Môn Khánh đón tiếp vào đại sảnh, mời ngồi dùng trà. Hạ Đề hình ngồi xuống nói:

- Hôm nay chắc quan anh bận việc nhà.

Tây Môn Khánh đáp:

- Hôm nay nhân tiết Thanh minh nên gia đình tôi tới gia miếu tế lễ, do đó không biết có quan anh quang lâm để tiếp đón, xin quan anh thứ lỗi cho.

Hạ Đề hình nói:

- Thôi bỏ qua những chuyện đó đi, tới đây là để báo cho quan anh một chuyện hệ trọng...

Đoạn ngần ngừ:

- Mình có chỗ nào kín đáo để nói chuyện không?

Tây Môn Khánh vội mời Hạ Đề hình vào thư phòng nhỏ trong hoa viên, đuổi hết gia nhân ra. Hai người ngồi xuống. Hạ Đề hình nói ngay:

- Sáng hôm nay Lý Tri huyện nhận được công văn khẩn, thân đem qua viện mình, tôi đã sao ra đem lại đây cho quan anh coi, vụ này mệt lắm.

Nói xong đưa một tờ giấy ra. Tây Môn Khánh thất sắc lấy coi thấy viết như sau:

"Tuần án Sơn Đông Giám sát Ngự sử Tăng Hiếu Tự xin cất chức hai viên quan tham nhũng để chấn chỉnh luật pháp kỷ cương. Thần trộm nghe, muốn cho bốn phương yên vui thì phải xét tới phong tục dân gian, do đó mà vị thiên tử phải đi tuần thú, còn trừng trị tham quan, biểu dương phép nước, ấy là chức vụ của Ngự sử. Năm trước thánh thượng tuần thú mà khiến cho nhân dân được bảo vệ, phong tục được chấn chỉnh, vương đạo được rọi sáng, bách tính theo dó mà nói. Thần từ năm ngoái phụng mạng Tuần án Sơn Đông, nay đã gần được một năm, quan lại địa phương đều tỏ ra trọng phép nước. Tuy nhiên chỉ có viên Kim Ngô Vệ Chánh Thiên hộ Hạ Diên Linh ở viện Đề hình Sơn Đông là người tham lam, buôn bán luật pháp để làm giàu, lại đút lót cho con là Thừa ân được vào nhà Vũ học. Họ Hạ có người đồng liêu là Phó Thiên hộ Tây Môn Khánh. Khánh nguyên là phường bất hảo, nhờ chạy chọt mà được làm quan võ nhưng thật sự vô tài, thường cho thê thiếp tiền hô hậu ủng mà đi ngoài đường, lại hay tổ chức rượu chè hát xướng.

Khánh là người tham lam dâm đãng, hiện đang tư thông với vợ người họ Hàn. Vừa rồi Khánh nhận hối lộ của Miêu Thanh mà ếm tội sát chủ của Thanh. Hai tên này quả là phường tham lam gian ác, bị dân gian đàm tiếu, không thể để cho tiếp tục tại chức để làm điếm nhục thánh triều. Cúi xin thánh thượng cho tra xét lại nếu thần nói đúng thì xin có biện pháp trừng phạt để phong tục luật pháp được chấn chỉnh, thánh đức được sáng tỏ ngàn thụ.." Tây Môn Khánh đọc xong lạnh người toát mồ hôi, Hạ Đề hình hỏi:

- Bây giờ quan anh tính sao đây?

Tây Môn Khánh bảo:

- Bây giờ chẳng còn cách nào hơn là quan anh và tôi phải sửa soạn lễ vật kíp sai đem lên Đông Kinh cầu cứu với Thái sư lão gia mà thôi.

Hạ Đề hình vội cáo từ về nhà soạn ra hai trăm lạng bạc và hai cái bình rượu bạc nạm vàng, sai gia nhân là Hạ Thọ đem tới nhà Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh soạn ba trăm lạng và nhiều tặng vật quý trao cho Lai Bảo. Ngay sáng sớm hôm sau Lai Bảo và Hạ Thọ đem tiền bạc và lễ vật lên đường ngày đêm tới Đông Kinh...

Trong nhà Tây Môn Khánh thì từ khi ở gia miếu về Tố Quan bị nóng lạnh quấy khóc, không chịu ngủ, không chịu bú, ép bú thì chỉ lát sau lại trớ ra. Bình Nhi hoảng lên, chỉ biết tới nói với Nguyệt nương.

Nguyệt nương bảo:

- Tôi đã nói rồi mà, bảo là không đem ca nhi đi được đâu, vậy mà lão gia nhà này không chịu nghe, bây giờ mới ra nông nỗi vậy đó. Bây giờ mới trắng mắt ra, rồi biết làm sao đây?

Bình Nhi nghe Nguyệt nương nói vậy lại càng cuống Tây Môn Khánh thì đang lo bàn cùng Hạ Đề hình về chuyện bị Tăng ngự sử tố cáo, không có lòng dạ nào nghĩ tới chuyên nhà. Lát sau Nguyệt nương sai gia nhân mời Lưu bà lại. Lưu bà coi xong bảo:

- Ca nhi phần bị kinh động, phần bị cảm mạo, nhưng cũng là đi đường gặp Ngũ đạo Tướng quân.

Bây giờ phải lấy vàng hương ra cúng vái.

Nói xong lại lấy ra viên thuốc màu đỏ bảo cho Tố Quan uống với nước lá bạc hà nấu lên. Bình Nhi cho con uống thuốc ngay thì thấy Tố Quan bớt dần và ngủ được, không quấy khóc và cũng không ọc sữa nữa, chỉ còn hơi sốt mà thôi. Bình Nhi lấy ra một lạng bạc đưa cho Lưu bà mua vàng hương. Lưu bà lai gọi cả ông chồng tới cúng bái, có một sư bà đi theo tụng kinh. Trong khi đó Nguyệt nương cứ trách mắng nhũ mẫu không chịu coi sóc Tố Quan cẩn thận để Tố Quan bị kinh động. Nhũ mẫu Như Ý nói:

- Ngồi trên kiệu tôi ủ rất kín cho ca nhi, làm sao lại bảo là kinh động dược, suốt dọc đường ca nhi ngủ ngon, vậy mà về tới nhà thì nóng lạnh ọc sữa quấy khóc, làm sao tôi biết được. Vì Tố Quan đau yếu mà cả nhà loạn lên mấy ngày...

Nói về Lai Bảo và Hạ Thọ ngày đêm vượt đường mà đi, chỉ sáu ngày là tới Đông Kinh, tìm tới phủ Thái sư, gặp Địch Quản gia, đưa thư và các lễ vật. Địch Quản già coi thư của Tây Môn Khánh xong thì bảo:

- Bây giờ thì bản hạch tội của Tăng Ngự sử chưa thấy gửi tới kinh, mà lão gia thì mấy hôm nay đang phải điều trần nhiều việc trước triều đình. Để bao giờ bản hạch tội tới kinh thì tôi sẽ thưa với lão gia nhờ lão gia can thiệp. Hai người nên ở lại đây chờ tin tức xem sao. Bản hạch tội tới kinh thì phải vào bộ Binh trước.

Như vậy chỉ cần lão gia viết thiếp cho Từ Thượng thư ở Binh bộ là xong.

Sau khi được Địch Quản gia thết đãi cơm rượu, Lai Bảo và Hạ Thọ trở về khách điếm đợi tin tức. Ít ngày sau thì Thái sư lo xong việc điều trần, Lai Bảo biết tin, vội nhờ Địch Quản gia sao lại bản ý chỉ của nhà vua. Địch Quản gia lại viết cho Tây Môn Khánh một lá thư. Lai Bảo và Hạ Thọ cầm thư cầm giấy lên đường trở về ngay. Trong thời gian hai gia nhân lên Đông Kinh chạy chọt thì Tây Môn Khánh chỉ lo buồn nằm nhà, mỗi ngày Hạ Đề hình tới trò chuyện với Tây Môn Khánh một lần. Hôm đó hai người đang ngồi uống trà trong thư phòng thì nghe tin hai gia nhân về tới, Tây Môn Khánh vội cho gọi vào ngay để hỏi sự tình. Lai Bảo thưa:

- Chúng tôi đem thư tới thì Địch Quản gia bảo là chuyện này không có gì đáng lo, sắp có một vị khác tới thay Tăng Ngự sử rồi, vả lại văn thư của Tăng Ngự sử chưa tới triều chừng nào văn thư đó tới thì phải tới Binh bộ, Địch Quản gia sẽ thưa với Thái sư, viết thiếp cho Từ Thượng thư ở Binh bộ là xong, dầu Tăng Ngự sử có làm gì cũng không đáng ngại.

Tây Môn Khánh cũng hơi yên tâm bèn hỏi:

- Văn thư của Tăng Ngự sử sao bây giờ chưa tới kinh?

Lai Bảo đáp:

- Cũng không hiểu tại sao, nhưng hiện Thái sư đang điều trần nhiều việc và đã có những việc được chấp thuận như việc để cho thân gia của Thái sư là Hộ bộ Thị lang Hàn lão gia đứng ra lo việc lập các ruộng muối và kho muối tại Thiểm Tây, lại có lệnh cho khắp các châu phủ quận huyện lập các kho lúa gạo. Rồi Thái Trạng nguyên được cử làm chức Tuần diêm, nay mai sẽ lên đường, vụ này nhà mình có thể kiếm được nhiều món lợi lớn.

Tây Môn Khánh hỏi:

- Thật có chuyện đó không?

Lai Bảo nói.

- Chính vì sợ gia gia không tin nên tôi đã phải nhờ sao lại văn thư nói về việc đó, tất cả chi tiết đều đầy đủ bên trong.

Nói xong rút tờ giấy ra đưa cho chủ. Tây Môn Khánh thấy chữ viết khó đọc, sai Kính Tế đọc, nhưng Kính Tế cũng không đọc thông, phải nhờ đến Thư Đồng. Thư Đồng đọc vanh vách một mạch từ đầu đến cuối, đại để đó là những biện pháp đề nghị của Sùng Chính điện Đại học sĩ Lại bộ Thượng thư Lỗ Quốc Công Thái kinh, các biện pháp đó gồm việc bãi bỏ thi cử để tuyển người mà chỉ dùng những người do các học hiệu đề cử, việc bãi bỏ Tài Lợi Ty, việc sản xuất muối, việc đúc tiền v.v...

Tây Môn Khánh lại đọc thư của Địch Quản gia, cho biết lễ vật đã giao đầy đủ, Thái Trạng nguyên được cử lo về việc muối, nay mai sẽ ghé qua huyện Thanh Hà.

Thầy trò Hạ Đề hình cũng mừng, dắt nhau ra về.

Tây Môn Khánh thưởng cho Lai Bảo năm lạng bạc, hai vò rượu, rồi về hậu phòng nghỉ...

Hồi 50

ĐÃ MÊ DANH VỌNG, LẠI CẦU TRƯỜNG SINH

H ôm sau Hạ Đề hình tới tạ Ơn Tây Môn Khánh đoạn nói:

- Quan anh đối với tôi thật có ơn cứu mệnh, tôi thật được nhờ quan anh nhiều lắm, chỉ còn lo là không biết chuyện chúng mình chừng nào được giải quyết xong.

Tây Môn Khánh cười:

- Xin quan anh cứ yên tâm, tôi với quan anh có phạm lỗi gì lớn đâu. Thái sư sẽ lo cho chúng ta.

Nói xong sai gia nhân bày dọn bàn tiệc, hai người ăn uống tới chiều.

Về phần Tăng Ngự sử, thấy văn thư của mình gửi đi đã lâu mà không nghe tin tức gì thì biết là hai viên tham quan để chạy chọt được, trong lòng giận lắm. Lại nghe Thái sư điều trần nhiều việc, toàn là nhằm mục đích bóc lột dân gian, bèn lên đường về kinh, viết một tờ điều trần, trong đó có những câu như :Thần trộm nghĩ tiền tài trong thiên hạ quý ở sự lưu thông, đem mồ hôi xương máu của dân tụ về kinh sư thì không phải là chính trị hay, việc đúc tiên mới chỉ gây tệ hại, việc năm giữ ngành muối chỉ là bóc lột dân..." Thái Kinh được đọc tờ điều trần dó, giận lắm, tâu với vua là Tăng Ngự sử khinh mạn cuồng ngôn, ngăn trở quốc sách giáng xuống làm Tri châu Khánh Châu thuộc Thiểm Tây. Viên Tuần án Ngự sử ở Thiểm Tây lại là anh vợ của Đại học sĩ Thái Du, tên là Tống Hàn. Thái sư ngầm ra lệnh cho Tống Hàn tìm cách hãm hại Tăng Tri châu.

Trong khi đó Tây Môn Khánh sai Hàn Đạo Quốc cùng cháu Kiều Đại hộ là Thôi Bản tới Cao Dương Quan gặp gỡ viên chức họ Hàn của Hộ bộ để lo việc làm ăn kiếm lời, đồng thời sai Lai Bảo dò hỏi tin tức Thái Trạng nguyên. Một hôm Lai Bảo dò hỏi, biết là Thái Trạng nguyên cũng được làm Tuần án Ngự sử, hiện đi cùng thuyền với Tống Ngự sử tới địa phận phủ Đông Xương, liền về nói ngay với chủ. Tây Môn Khánh bèn cùng Hạ Đề hình đem quân hầu đày tớ ra khỏi thành năm mươi dặm, đón tiếp tại Tân Hà khẩu rồi xuống thuyền bái kiến mời cả Tống Ngự sử tới huyện Thanh Hà. Thái Ngự sử cười bảo:

- Quan ngự sử đây biết rồi, thế nào cũng tới nhà. Sau đó thì Tri phủ họ Hồ đem đủ mặt viên chức trong phủ, trong đó có Chu Thủ bị, Kinh Đô giám, Trương Đoàn luyện, cả một đoàn người ngựa chiêng trống rùm trời. Hai viên Ngự sử được đón rước trọng thể về Án sát viện của phủ Đông Bình, các quan lớn nhỏ lần lượt tới lạy chào. Sau đó là tiệc tùng.

Hôm sau Thái Ngự sử nói với Tống Ngự sử rằng:

- Tại huyện Thanh Hà đệ có một người quen biết, đó là Tây Môn Thiên hộ, thuộc dòng họ lớn, tính tình rất dễ chịu, nhà giàu ức vạn mà rất hiếu khách, lại cũng là môn hạ của Thái lão gia, tôi cũng đang định tới nhà thăm đây.

Tống Ngự sử hỏi:

- Viên Thiên hộ này hiện giữ chức vụ gì?

Thái Ngự sử đáp:

- Hiện đang là Đề hình Thiên hộ, hôm qua cũng có bái kiến niên huynh rồi mà.

Tống Ngự sử lại hỏi:

- À có phải là Tây Môn Thiên hộ này có thân thích gì với Địch Quản gia không?

Thái Ngự sử đáp:

- Chính vậy, hiện Tây Môn Thiên hộ đang chờ ở ngoài để mời niên huynh cùng tôi tới nhà, chẳng hay tôn ý niên huynh thế nào?

Tống Ngự sử hơi ngần ngại:

- Đệ mới nhậm chức nơi này, tới nhà Tây Môn Thiên hộ sợ không tiện.

Thái Ngự sử bảo:

- Niên huynh cẩn thận quá, có gì mà ngại, vì nể mặt Địch gia, đệ và niên huynh nên tới đó một chút, thiết tưởng cũng chẳng hại gì.

Nói xong dặn gia nhân quân hầu sửa soạn kiệu, đồng thời sai ra báo cho Tây Môn Khánh biết. Tây Môn Khánh cùng Bôn Tứ và Lai Bảo vội phi ngựa về nhà trước sửa soạn tiệc tùng khoản đãi, gọi ban tuồng, dàn nhạc và các ca nữ.

Lát sau Tống Ngự sử chỉ đem theo vài quân hầu và gia nhân thân tín, rồi cùng Thái Ngự sử ngồi trên hai cỗ kiệu lớn, che rèm mà tới nhà Tây Môn Khánh. Vậy mà cả phủ Đông Bình và huyện Thanh Hà cũng ầm ỹ dư luận bàn tán rằng quan Tuần án Ngự sử là chỗ quen biết với Tây Môn Thiên hộ, đang cùng Thái Trạng nguyên tới nhà dùng tiệc. Bọn Chu Thủ bị, Trương Đoàn luyện và Kinh Đô giám hoảng lên, vội thống lãnh các viên chức và lính tráng tới cổng nhà Tây Môn Khánh để nghênh đón. Tây Môn Khánh mũ mãng cân đai, ra tận ngoài đường nghênh tiếp. Kiệu của hai viên ngự sử vừa tới cổng thì dàn nhạc tấu lên vang lừng. Tây Môn Khánh theo kiệu đến thềm đại sảnh, hai viên ngự sử bước xuống, được mời lên đại sảnh. Nơi đây trang hoàng rực rỡ, mành tương cuốn cao, bình phong la liệt, giữa đại sảnh là hai bàn tiệc bát tiên, mọi thứ đều tề chỉnh sẵn sàng. Hai bên chủ khách thi lễ rồi ngồi xuống. Thái Ngự sử sai gia nhân đem lễ vật tặng Tây Môn Khánh, phần lớn các lễ vật là đồ văn phòng tứ bảo. Tống Ngự sử thì chỉ có tấm thiếp hồng, trên ghi hàng chữ "Thị sinh Tống Kiều Niên kính bái".

Chủ khách an vị, Tống Ngự sử nói:

- Chúng tôi nghe danh Thiên hộ đã lâu, nay may mắn diện kiến, chỉ sợ quấy quả quá nhiều. Nếu hôm nay không có Thái niên huynh đây thì làm sao tôi được hân hạnh diện kiến tôn nhan.

Tây Môn Khánh thấy Tống Ngự sử ăn nói hạ mình quá, bèn sợ hãi đứng dậy vái một vái mà thưa:

- Tiểu nhân đây chỉ là một chức võ quan nhỏ, bổn phận là phải hầu hạ đại quan, nay nhờ phúc tổ tiên mà đại quan giáng lâm đến nơi nhà tranh vách lá này, chính là tiểu nhân có phúc lớn. Nói xong lại cúi gập người mà vái. Tống Ngự sử cũng đứng dậy vái lại. Sau mấy tuần trà, tiệc rượu bắt đầu, dàn nhạc tấu lên những khúc du dương, Tây Môn Khánh đích thân rót rượu mời khách quý.

Đám chức việc quân hầu và gia nhân theo hai vị khách đều được mời vào khoản đãi tại nhà ngang.

Bữa tiệc tràn ngập rượu quý và các sơn hào hải vị. Nhưng Tống Ngự sử là người Nam Xương thuộc Giang Tây, tính tình nóng nẩy, không ngồi được lâu, do đó chỉ lát sau đã đứng dậy định cáo từ. Tây Môn Khánh hoảng lên vái dài mà giữ. Thái Ngự sử cũng nói:

- Hôm nay niên huynh cũng nhàn hạ vô sự, sao không nán lại một lúc nữa, về làm gì sớm vậy?

Tống Ngự sử nói:

- Niên huynh có thể ngồi lại, nhưng tôi phải ra Giám sát viện để lo thu xếp công việc, mới nhậm chức cho nên công việc còn bề bộn lắm.

Tây Môn Khánh biết Tống Ngự sử e ngại việc giao du, không thể lưu giữ được bèn sai gia nhân lấy một cái quả lớn, giả danh là đồ biếu ăn, nhưng sự thật là để tặng đồ quý. Trong cái quả dành cho Tống Ngự sử có toàn những bình rượu bằng bạc nạm vàng, những chén đĩa bằng bạc, những đôi đũa ngà bịt vàng, kể tới gần hai chục loại như vậy. Thái Ngự sử cũng được tặng y như vậy.

Gia nhân soạn xong, đem tới cho Tây Môn Khánh coi. Tây Môn Khánh mời Tống Ngự sử coi. Tống Ngự sử vừa nhìn quả đựng lễ vật vừa nhìn Thái Ngự sử rồi nói:

- Quan nhân cho nhiều quá như thế này, tôi đâu dám nhận. Thái Ngự sừ nói:

- Niên huynh là khách quý của quan nhân đây, nhận lễ vật của chủ nhà là chuyện phải, còn tôi mới là người không dám nhận.

Tây Môn Khánh cúi mình thưa:

- Một chút lễ mọn, có gì đáng để nhị vị đại quan phải ngại ngần, xin nhận giùm để chúng tôi khỏi phải lo sợ.

Hai người từ chối lấy lệ thêm vài câu nữa rồi sai gia nhân thâu nhận lễ vật. Tống Ngự sử đứng dậy vái tạ mà nói:

- Hôm nay mới là lần sơ kiến mà đã được hậu đãi quá như thế này, thật là quấy quả qua nhân lắm lắm, ơn đó chúng tôi không bao giờ quên, chỉ sợ là không có dịp báo đáp mà thôi.

Đoạn quay sang bảo Thái Ngự sử:

- Niên huynh nên nán lại, để tôi được cáo biệt.

Nói xong vái chào mà bưóc ra. Tây Môn Khánh muốn thân tiễn ra đường nhưng Tống Ngự sử nhất định không chịu, chỉ lên kiệu rồi xin về ngay. Tây Môn Khánh trở lên đại sảnh thù tiếp Thái Ngự sử, rồi sai bày một tiệc khác tại phòng nhỏ trong hoa viên. Xong xuôi, Tây Môn Khánh mời khách sang tiệc mới. Thái Ngự sử nói:

- Cho các ban tuồng ban nhạc về đi, chỉ lưu lại mấy ca công thôi.

Tây Môn Khánh làm theo lời ngay rồi tiếp tục mời khách ăn uống. Thái Ngự sử nói:

- Hôm nay là tôi chỉ theo Tống niên huynh tới đây thôi, quan nhân cho nhiều thứ quá, biết lấy gì báo đáp ?

Tây Môn Khánh cười sung sướng:

- Mấy vật mọn đó có đáng gì, chỉ sợ đại quan chê mà thôi.

Lát sau lại hỏi:

- Chẳng hay tôn hiệu của Tống công là gì?

Thái Ngự sử đáp:

- Tống niên huynh hiệu là Tùng Nguyên. Hôm nay tôi phải vật nài mãi mới mời đi được đó, đáng lẽ là Tống niên huynh giữ ý, nhất định không chịu đến. Ấy cũng nhờ Tống niên huynh với tôi là chỗ thân giao, vả lại cũng biết quan nhân là chỗ thân thích của Địch gia nên mới chịu đến.

Tây Môn Khánh nói:

- Chắc Địch gia cũng nói giùm chúng tôi vài câu. Tôi xem Tống công có vẻ khó khăn nóng nảy lắm.

Thái Ngự sử nói:

- Tống niên huynh tuy là người Giang Nam nhưng cũng không nóng nảy chấp nhất lắm đâu, tính tình tương đối dễ chịu, tại đây là lần sơ kiến đó thôi, chứ thật ra thì cũng... nghĩa là dễ chịu lắm...

Nói xong cười ha hả. Tây Môn Khánh cũng cười hỏi:

- Chừng nào thì đại quan khởi hành ? Hôm nay có về thuyền chăng ? Thái Ngự sử đáp:

- Sáng sớm mai là tôi phải lên đường rồi.

Tây Môn Khánh nói:

- Nếu đại quan không chê thì xin ở lại nơi chật hẹp này đêm nay, sáng mai tôi sẽ xin tiễn hành.

Thái Ngự sử cười:

- Lại làm phiền quan nhân thêm nữa rồi.

Đoạn quay lại bảo gia nhân:

- Bay ra ngoại thành hết đi, sáng sớm mai lại rước ta.

Đám gia nhân quân hầu vâng lời đi ngay, chỉ có hai gia nhân thân tín ở lại hầu. Tây Môn Khánh thấy gia nhân của Thái Ngự sử đi hết, bèn gọi Đại An ra ghé tai dặn nhỏ:

- Ngươi đi gọi ngay Đổng Kiều và Ngọc Xuyến lại đây, bảo ngồi kiệu theo cổng sau mà vào, đừng cho ai biết.

Đại An vâng lời đi ngay. Tây Môn Khánh tiếp tục rót rượu mời khách. Mấy ca công tiếp tục đàn hát.

Tây Môn Khánh hỏi - Lần trước đại quan về nhà, sau đó bao lâu thì trở lại kinh, lệnh đường lão phu nhân chắc cũng khang kiện?

Thái Ngụ sử đáp:

- Đa tạ quan nhân, lão mẫu tôi vẫn được bình an. Tôi ở nhà được ít lâu về tới kinh chẳng may bị mấy lão Ngự sử già đàn hặc những chuyện vu vơ, anh em đồng khóa chúng tôi gồm mười bốn người bị đưa về Sử quán rồi sau đó tất cả đều phải làm ngoại quan, tôi thì làm chức Tuần Diêm, còn Tống niên huynh thì về đây nhậm chức Tuần án. Tống niên huynh đây cũng là môn hạ của Thái sư.

Tây Môn Khánh hỏi:

- Còn An Tiến sĩ thì bây giờ làm gì?

Thái Ngự sử đáp:

- An Phượng Sơn thì bây giờ thăng chức Công bộ Chủ sự.

Tây Môn Khánh gọi ca công bảo đàn hát cho Thái Ngự sử nghe. Lát sau Đại An thập thò ở ngoài, Tây Môn Khánh gọi vào, Đại An ghé tai chủ nói nhỏ:

- Đổng Kiều và Ngọc Xuyến đã dùng kiệu theo cổng sau mà vào hiện đang chờ trong phòng Đại nương.

Tây Môn Khánh bảo:

- Cho đám phu kiệu về đi, đừng bảo chờ làm gì.

Đại An thưa:

- Cho họ về cả rồi.

Tây Môn Khánh xin phép Thái Ngự sử để vào phòng Nguyệt nương. Hai ca nữ lạy chào. Tây Môn Khánh bảo:

- Hôm nay đặc biệt mời hai nàng tới đây là để nhờ hai nàng hát cho Thái Trạng nguyên nghe, Thái Trạng nguyên hiện làm chức Tuần Diêm Ngự sử, hai nàng cố gắng trổ tài tất sẽ trọng thưởng.

Ngọc Xuyến cười:

- Gia gia khỏi cần dặn, chĩng tôi biết cả rồi.

Tây Môn Khánh nói đùa:

- Thái Ngự sử vốn người miền Nam, hơi nóng nảy một chút, các nàng đừng sợ đấy nhé!

Đổng Kiều cười:

- Khó tới đâu chúng tôi cũng chiều được hết.

Tây Môn Khánh mỉm cười bước ra, tới ngoài thì gặp Kính Tế và Lai Bảo từ ngoài đi vào, tay cầm một tấm thiếp nói:

- Kiều thân gia dặn là nhân dịp có Thái Ngự sử ở đây, gia gia thưa chuyện làm ăn luôn đi, kẻo sáng mai vội vàng rồi quên, cậu Kính Tế đã viết sẵn tên tuổi của hai đứa tôi đây rồi.

Tây Môn Khánh bảo:

- Theo ta.

Lai Bảo theo vào hoa viên, đứng chờ ngoài phòng khách. Tây Môn Khánh tiếp tục rót rượu mời Thái Ngự sử, lát sau mới mở lời:

- Tiểu nhân có một chuyện nhỏ, nhưng cứ sợ, không dám nói. Thái Ngự sử bảo:

- Quan nhân có chuyện gì, cứ nói, nếu không quá sức tôi thì chẳng bao giờ tôi dám từ nan.

Tây Môn Khánh nói:

- Thân gia của chúng tôi từ năm ngoái lo việc cung cấp lương thực, nay xin đại quan giúp đỡ về việc muối ở Dương Châu, có tên tuổi của các gia nhân đây.

Nói xong đưa tấm thiếp ra. Thái Ngự sử cầm tấm thiếp, thấy ghi tên Lai Bảo và Thôi Bản, nghề nghiệp là chế tạo và buôn bán muối, bèn cười:

- Tưởng chuyện gì, chứ chuyện này có khó gì đâu. Tây Môn Khánh gọi Lai Bảo vào. Lai Bảo bước tới mặt Thái Ngự sử Sụp lạy Thái Ngự sử dặn:

- Khi ta tới Dương Châu thì tới án sát viện gặp ta, ta sẽ để cho người được sớm hơn những thương gia khác một tháng.

Tây Môn Khánh đỡ lời:

- Đa tạ đại quan thương giùm, nhưng chỉ xin mười ngày là đủ.

Nói xong chủ tớ lại lạy tạ. Lai Bảo lui ra, Tây Môn Khánh rót rượu mời, các ca công lại đàn hát. Thái Ngự sử bỏ tấm thiếp vào tay áo.

Tới lúc trời chạng vạng, Thái Ngự sử nói:

- Quấy quả quan nhân suốt sáng tôi giờ, tôi không uống thêm được nữa đâu. Đám gia nhân định đốt đèn, nhưng Tây Môn Khánh bảo:

- Đừng thắp đèn vội.

Đoạn quay sang Thái Ngự sử:

- Thỉnh đại quan vào trong nhà thay áo cho khoẻ.

Nói xong dẫn Thái Ngự sử ra ngoài hoa viên thăm viếng các cảnh trí rồi tới hiên Phỉ Thúy, nơi đây đèn đuốc sáng trưng, tiệc mới đã dọn, hai ca nữ trang điểm cực kỳ lộng lẫy bước ra thềm sụp lạy bốn lạy.

Thái Ngự sử ngạc nhiên vừa hồi hộp vui mừng, đứng khựng lại mà bảo:

- Quan nhân yêu quý tôi tới mức này hay sao ? E rằng tôi không xứng đáng.

Tây Môn Khánh cười:

- Lần này đại quan đi chơi, nào có khác cuộc đi chơi Đông Sơn thuở trước.

Thái Ngự sử cười:

- Nhưng tôi không có cái tài của An Thạch, còn đại quan thì chẳng khác gì Vương Hữu Quân.

Nói xong nắm tay hai ca nữ mà bước vào. Bên trong trang trí cực thanh nhã, có cả một án thư với văn phòng tứ bảo. Thái Ngự sử thấy vậy tự nhiên cao hứng muốn làm thơ tặng. Tây Môn Khánh vội sai Thư Đồng lấy nghiên mài mực rồi lấy giấy cẩm tiên ra để trên án thư. Thái Ngự sử bước tới cầm bút viết ngay một bài thơ, nét chữ như rồng như phượng:

Không đến nhà chơi đã nửa niên,.

Nơi này văn vật vẫn y nguyên.

Hoa thơm cỏ biếc thêm lưu luyến,.

Gió mát trăng trong hết não phiền..

Rượu đã tràn say chung rượu quý,.

Thơ còn vương vân ý thơ tiên.

Biệt ly lòng những bao buồn nhớ,.

Biết đến ngày nao nối cựu duyên.

Viết xong buông bút đứng dậy. Tây Môn Khánh bước tới đọc, khen tặng không hết lời rồi sai Thư Đồng dán lên tường để khách khứa tới thưởng lãm. Thái Ngự sử trở về chỗ ngồi rồi hỏi hai ca nữ:

- Hai nàng tên gì?

Đổng Kiều thưa:

- Tôi họ Đổng, tên Kiều, chị bạn đây họ Hàn, tên Ngọc Xuyến.

Thái Ngự sử lại hỏi:

- Hai nàng có tên hiệu không?

Đổng Kiều đáp:

- Chúng tôi làm nghề ca xướng thấp hèn, làm gì có tên hiệu.

Thái Ngự sử bảo:

- Hai nàng chớ quá khiêm nhường, cứ nói ta nghe.

Hỏi tới ba bốn lần, Ngọc Xuyến mới đáp:

Tiểu nhân hiệu là Ngọc Khanh.

Đổng Kiều nói tiếp:

- Tiểu nhân hiệu là Vi Tiên.

Thái Ngự sử khen hiệu Vi Tiên là hay, rồi bảo Thư Đồng đem bàn cờ tới, cùng Đổng Kiều đánh cờ.

Tây Môn Khánh ngồi bên coi. Ngọc Xuyến chuốc rượu bằng chén vàng. Còn Thư Đồng thì hát. Xong một ván cờ, Đồng Kiều đứng dậy rót rượu dâng Thái Ngự sử, Ngọc Xuyến cũng chuốc rượu cho Tây Môn Khánh. Cứ sau một ván cờ, lại tới lượt chuốc rượu. Mấy ván qua đi, Thái Ngụ cử bảo:

- Quan nhân à, tôi không uống nổi nữa, xin ra ngoài cho khoan khoái một chút.

Nói xong bước ra hoa viên, đứng dưới mấy giàn hoa. Lúc đó là vào trung tuần tháng tư, trăng sáng vừa lên. Tây Môn Khánh nói:

- Trời hãy còn sớm, để Ngọc Xuyến hầu đại quan một chung rượu.

Thái Ngự sử bảo:

- Được lắm, gọi nàng ra đây, ta đứng dưới hoa này mà uống một chung.

Đổng Kiều và Ngọc Xuyến bước ra hoa viên. Đổng Kiều cầm bình rượu quý mà rót, Ngọc Xuyến cầm chén Kim Đào dâng lên tận miệng Thái Ngự sử. Thái Ngự sử uống xong, tự tay rót một chung thưởng cho Ngọc Xuyến, rồi quay sang cầm tay Tây Môn Khánh bảo:

- Hôm nay được quan nhân hậu đãi thế này quả là ngoài cả lòng mong mỏi, đủ biết thịnh tình của quan nhân đối với tôi là thế nào. Lúc trước ở kinh tôi cũng nhắc nhở Địch gia nhiều lần, từ nay tôi cũng để ý tìm cơ hội để giúp quan nhân tiến bước phong vân. Ơn của quan nhân với tôi, dù có thế nào cũng chẳng bao giờ tôi quên được.

Tây Môn Khánh sung sướng vái tạ rồi nói:

- Được đại quan để ý cho là chúng tôi mang ơn rồi, đại quan việc gì phải dạy như vậy.

Thái Ngự sử lại quay sang nắm tay Đổng Kiều hỏi han trò chuyện. Ngọc Xuyến thấy vậy lui vào trong rồi tới phòng Nguyệt nương. Nguyệt nương hỏi:

- Sao ngươi không săn sóc cho Thái Ngự sử ngủ ?

Ngọc Xuyến cười:

- Thái Ngự sử đang nắm tay nắm chân Đổng Kiều rồi, tôi ở đó mà làm gì.

Lát sau Tây Môn Khánh vào trong gọi Lai Hưng dặn:

- Sáng sớm mai, khoảng canh năm, ngươi phải làm sao có tiệc rượu ở chùa Vĩnh Phúc tại ngoại thành để ta tiễn đưa Thái Ngự sử. Nhớ gọi hai tên ca công tới. Đừng quên đấy.

Lai Hưng nói:

- Nhưng tới ngày sinh nhật của Nhị nương rồi, tôi phải lo nhiều việc.

Tây Môn Khánh bảo:

- Thì ngươi cứ bảo thằng Kỳ Đồng mua bán rồi sai nhà bếp làm, ngươi chỉ để mắt cho ta mà thôi.

Trong khi đó Đại An và Thư Đồng dẹp tiệc rượu, rồi đem trà ra. Sau đó dọn giường trong thư phòng cạnh hiên Phỉ Thúy để Thái Ngự sử đi nghỉ.

Thái Ngự sử thấy Đổng Kiều cầm trong tay một cây quạt bằng trúc Tương phi, trên vẽ một bức tranh thủy mặc, thì cứ nhìn đăm đăm. Đổng Kiều thấy vậy bèn nói:

- Xin đại quan ban cho tôi một bài thơ trên cây quạt này.

Thái Ngự sử cười:

- Chẳng biết lấy đề tài gì, thôi thì để ta nói về tên hiệu của nàng là Vi Tiên vậy.

Nói xong bước tới án thư, cầm bút đề lên quạt bài thơ như sau:

Vườn hoa, lầu thúy, mối tình si,.

Trăng sáng cành xuân, tương ngộ thì,.

Duyên đẹp nào hay đêm đã muộn,.

Người thơ mải ngắm đóa tường vi.

Viết xong, trao cây quạt cho Đổng Kiều. Đổng Kiều lạy tạ. Sau đó hai người lên giường nghỉ. Thư Đồng, Đại An và hai gia nhân của Thái Ngự sử nằm ngủ bên ngoài đề phòng khi gọi tới.

Sáng sớm hôm sau, trước canh năm, Thái Ngự sử đã dậy, gói một lạng bạc trong giấy điều tặng cho Đổng Kiều. Đổng Kiều đem vào cho Tây Môn Khánh coi. Tây Môn Khánh cười:

Ngự sử làm gì có tiền nên mới thưởng ít như vậy đó, để ta thưởng thêm cho ngươi.

Nói xong bảo Nguyệt nương cho mỗi nàng năm lạng, rồi sai người gọi kiệu theo cổng sau mà đưa ra. Trong khi đó Thư Đồng lấy nước rửa mặt cho Thái Ngự sử. Tây Môn Khánh mời Thái Ngự sử dùng cháo. Lát sau gia nhân quân hầu đem kiệu tới đón, Thái Ngự sử đứng đậy cáo biệt. Tây Môn Khánh nói:

- Chuyện hôm qua tiểu nhân nhờ cậy, xin đại quan lưu tâm, tới nơi xin viết thư về cho tiểu nhân.

Thái Ngự sử nói:

- Quan nhân cứ yên tâm, tôi xin hết lòng, không bao giờ dám từ nan, cần gì, quan nhân cứ cho người mang vài nét chữ tới, tôi nguyện làm theo.

Sau đó Thái Ngự sử lên kiệu, Tây Môn Khánh cưỡi ngựa cùng gia nhân tới chùa Vĩnh Phúc ở ngoại thành. Nơi đây tiệc rượu tiễn đưa đã được Lai Hưng cho chuẩn bị chỉnh tề, Lý Minh và Ngô Huệ đứng bên tiệc đàn hát.

Tiệc xong, Thái Ngự sử đứng dậy tạ từ, Tây Môn Khánh nhắc chuyện Miêu Thanh rồi nói:

- Hắn là chỗ quen biết với tiểu nhân, chẳng qua bị vị Tuần án tiền nhiệm họ Tăng kết án, ra lệnh cho người tới Dương Châu truy nã, vậy xin đại quan nói giùm với Tống công một câu.

Thái Ngự sử nhận lời, đôi bên dùng dằng ly biệt. Thái Ngự sử thấy Tây Môn Khánh chưa có vẻ yên tâm về vụ Miêu Thanh bèn hứa:

- Xin quan nhân cứ yên tâm, tôi sẽ nói với Tống công dẹp vụ đó đi là xong.

Tây Môn Khánh vái tạ.

Sau này, khi Tống Ngự sử tới Tế Nam, trên đường đi gặp thuyền của Thái Ngự sử, hai người nói chuyện, có nhắc tới vụ Miêu Thanh ở Dương Châu. Thái Ngự sử bảo:

- Vụ án đó là của Tăng Ngự sử lúc trước, niên huynh hơi đâu lo làm gì.

Do đó mà Tống Ngự sử bỏ qua vụ này. Nhưng đó là chuyện về sau...

Lại nói, Tây Môn Khánh đòi tiễn Thái Ngự sử tới thuyền nhưng Thái Ngự sử không chịu:

- Quả không dám làm phiền quan nhân hơn nữa. Tây Môn Khánh nói:

- Dọc đường xin đại quan bảo trọng thân thể, ít hôm nữa tôi sẽ sai người tới vấn an.

Hai người chia tay. Thái Ngự sử lên kiệu mà đi. Tây Môn Khánh trở vào chùa, ngồi tại phương trượng, chuyện trò với vị tăng trưởng, thưởng tiền bạc cho nhà chùa. Tây Môn Khánh thấy vị tăng trưởng tóc bạc trắng như tuyết, bèn hỏi:

- Chẳng hay trưởng lão năm nay niên kỷ bao nhiêu?

Vị trưởng lão đáp:

- Bần tăng bảy mươi tư tuổi rồi.

Tây Môn Khánh nói:

- Vậy mà lão còn khang kiện lắm, chẳng hay quý pháp hiệu là gì ?

Vị trưởng lão đáp:

- Pháp danh của bần đạo là Đạo Kiên.

Tây Môn Khánh lại hỏi :

- Chẳng hay trưởng lão có bao nhiêu vị đồ đệ?

Vị trưởng lảo đáp:

- Bần tăng chỉ có hai người tiểu đồ, nhưng tăng chúng chùa này thì gồm ba mươi vị.

Tây Môn Khánh nói:

- Chùa này cũng lớn, nhưng hình như không được tu bổ.

Vị trưởng lão nói:

- Chẳng giấu gì lão gia, chùa này nguyên là do Chu Tú lão gia tạo dựng, nhưng các vị trụ trì ở đây chẳng vị nào có tiền để tu bổ nên cảnh Phật mới tiêu điều như thế này đây.

Tây Môn Khánh ngạc nhiên:

- Thì ra chùa này là công quả của phủ Thủ Bị sao ? Nếu vậy trưởng lão hãy nói vớ Chu đại nhân, làm một cuốn sổ lạc quyên, tôi sẽ cúng ít nhiều.

Vị trưởng lão vội đứng dậy vái tạ. Tây Môn Khánh quay lại bảo Đại An:

- Ngươi lấy một lạng bạc để tạ Ơn trưởng lão. Hôm nay ta quấy quả cửa thiền nhiều quá.

Vị trưởng lão nói:

- Bần tăng không ngờ hôm nay có lão gia tới nên không kịp chuẩn bị tiệc chay.

Tây Môn Khánh nói:

- Phiền trưởng lão cho tôi được thay áo.

Vị trưởng lão sai một tiểu tăng đưa Tây Môn Khánh vào hậu đường thay áo. Lúc trở ra, Tây Môn Khánh nhìn vào năm gian đại thiền đường, thấy bên trong có rất nhiều vị tăng đi vân du bốn phương, đang ghé lại tá túc và tụng kinh, Tây Môn Khánh tự nhiên bước vào, thấy có một vị hòa thượng mặt mũi gầy ốm hình dung cổ quái, đầu beo mắt vượn, không tụng kinh như mọi người mà ngồi bất động trên giường. Tây Môn Khánh nghĩ rằng đây hẳn là một vị cao tăng có nhiều pháp thuật, nên muốn tới hỏi vài câu, bèn bước tới vái rồi hỏi :

- Sư phụ là người quê quán nơi nào, trụ trì tại đâu?

Vị tăng im lặng, mắt nhìn đâu đâu. Tây Môn Khánh hỏi lại lần thứ nhì, vị tăng vẫn im lặng. Tây Môn Khánh hỏi lại lần thứ ba, vị tăng mới từ từ nhìn thẳng vào Tây Môn Khánh cất giọng khàn khàn trả lời:

- Quan nhân hỏi làm gì? Bần tăng đi không đổi tên, ngồi không đổi họ, vốn trụ trì tại chùa Hàn Đình dưới chân ngọn Tề Yêu Phong trong rừng Mật Tùng nước Thiên Trúc thuộc Tây Vực. Bần tăng vân du bốn phương dùng thuốc chữa bệnh cho thế gian, nay ghé đây tá túc. Chẳng hay quan nhân muốn dạy bảo chuyện chi?

Tây Môn Khánh nói:

- Sư phụ nói là dùng thuốc cứu đời, vậy tôi muốn xin ít thuốc bổ, chàng hay sư phụ có sãn đây không ?

Vị tăng đáp:

- Có chứ.

Tây Môn Khánh lại hỏi:

- Nay tôi muốn mời sư phụ tới nhà, sư phụ chịu đi chăng.

Vị tăng đáp:

- Đi chứ.

Tây Môn Khánh nói:

- Nếu vậy thì tôi thỉnh sư phụ ngay bây giờ.

Vị tăng im lặng bước xuống giường, đeo túi thuốc lên vai, tay chống thuyền trượng bước ra. Tây Môn Khánh bảo Đại An:

- Ngươi lấy một con lừa cho sư phụ cưỡi, thỉnh sư phụ về nhà trước, ta về sau.

Vị tăng Tây Trúc nói:

- Tôi không quen cưỡi lừa ngựa, chỉ quen đi bộ, quan nhân cứ lên ngựa đi, tôi sẽ tới quý phủ trước cả quan nhân nữa.

Tây Môn Khánh càng tin là vị cao tăng này có pháp thuật cao cường bèn vái chào vị trưởng lão rồi lên ngựa dẫn vị tăng vào thành.

Hôm đó là ngày mười bảy tháng tư, vừa là sinh nhật của Kiều Nhi và Vương thị. Trong nhà Tây Môn tiệc tùng linh đình, khách khứa tấp nập. Tới quá trưa thì Vương thị sai em là Vương Kinh tới mời.

Nhưng Vương Kinh không dám vào nhà mà chỉ hỏi Bình An ở cổng là cho gặp Đại An. Đại An theo Tây Môn Khánh chưa về, Vương Kinh cứ thẩn thơ ngoài cổng mà đợi. Đang đứng đợi thì Nguyệt nương và Bình Nhi tiễn Lý bà ra cổng. Lý bà lên kiệu về xong, Nguyệt nương thấy một thiếu niên mười lăm mười sáu tuổi đứng thẩn thơ ngoài cổng thì hỏi:

- Ngươi là ai?

Tên Vương Kinh không biết Nguyệt nương nên chạy tới vái chào mà thưa:

Dạ, tôi là người của nhà họ Hàn, tới muốn tìm Đại An ca ca nói câu chuyện.

Bình An sợ Nguyệt nương biết Vương Kinh do Vương thị sai tới mời Tây Môn Khánh, lại sợ Vương Kinh sơ suất tiết lộ chuyện kín của chủ, bèn bước tới đẩy Vương Kinh ra một bên rồi thưa:

- Tên này là người của Hàn Quản lý, tới đây tìm Đại An để hỏi là chừng nào Hàn Quản lý về được.

Nguyệt nương không nói gì, chỉ im lặng quay vào. Lát sau Đại An và vị tăng tới cổng, vị tăng đi bộ mà mặt mày thung dung, còn Đại An đi ngựa mà mồ hôi như tắm. Bình An chạy ra nói nhỏ với Đại An về việc Vương thị sai Vương Kinh đi mời Tây Môn Khánh. Lại nói thêm:

- Nhưng không ngờ Đại nương tiễn khách ra cổng bắt gặp và hỏi nó, tôi phải nhảy ra nói đỡ như vậy. Nếu Đại nương có hỏi thì anh cứ nói đúng như thế. Tôi mà không lanh trí thì chuyện lộ rồi còn đâu.

Đại An gật đầu rồi bảo:

- Hôm nay tự nhiên gia gia cho mời vị tăng này tới, bảo lấy lừa cho cưỡi, ông ta không chịu mà đòi đi bộ. Dọc đường ông ta chạy như bay tôi phi ngựa mới đuổi kịp. Thật là bực mình.

Vừa nói vừa quạt, Bình An hỏi:

- Gia gia mời vị tăng tới nhà làm gì?

Đại An đáp:

.

- Ai mà biết, nhưng nghe đâu là để xin thuốc uống. Hai đứa đang trò chuyện thì Tây Môn Khánh phi ngựa về tới Thấy vị tăng đang đứng dựa cổng thì cười bảo:

- Sư phụ quả là thần nhân, quả nhiên sư phụ về trước tôi. Nói xong xuống ngựa mời vị tăng vào đại sảnh. Chủ khách an tọa dùng trà. Vị tăng ngắm nhìn tòa đại sảnh, thấy cao rộng nguy nga, ngoài treo rèm quý, thêm có sư tử đá, trong bày toàn bình phong quý, có một cái bình phong cẩn đá Đại Lý, xung quanh tường treo nhiều bức tranh cổ giá trị, đồ đạc trưng bày toàn thứ hiếm có đắt tiền. Qua một tuần trà, Tây Môn Khánh hỏi:

Sư phụ có dùng rượu được chăng?

Vị tăng nói:

- Bần tăng không kiêng cữ gì rượu thịt cả.

Tây Môn Khánh bèn quay lại bảo gia nhân dọn rượu thịt. Hôm đó là sinh nhật của Kiều Nhi bên trong nhà sẵn tiệc ngon. Đại An bày bàn ra, nhà bếp mang lên toàn thịt cá đủ loại xào nấu thơm ngon, Thư Đồng đem ra một bình rượu quý. Trong các món ăn, có đủ loại thịt gà vịt dê lợn, đặc biệt có món canh thịt, thịt được băm ra nặn thành hình rồng và hai khối thịt tròn, gọi tên là "nhất long hý nhị châu". Cầm Đồng rót rượu Tư âm bạch tuyết vào cái chung liên bồng, dâng cho vị tăng. Tây Môn Khánh ân cần tiếp đãi. Vị tăng ăn như sấm sét, tửu lượng rất cao, một loáng an gần hết bàn tiệc, uống gần cạn một bình rượu lớn. Lát sau nói:

- Bần tăng đã no say rồi.

Tây Môn Khánh mời vị tăng tới bàn bên cạnh dùng hoa quả rồi nói:

- Tôi chỉ xin cầu thuốc trường sinh.

Vị tăng nói:

- Tôi có một thứ thuốc chế bằng tinh túy của bách hoa vạn thảo. Hàng năm cứ tới những ngày mồng ba tháng ba, mồng năm tháng năm, mồng bảy tháng bảy, mồng chín tháng chín thì tôi trai giới, nấu luyện thành cao. Sau đó bốn chín ngày, tôi tán thành bột rồi chế thành thuốc hoàn. Tôi chưa dám cho ai vì chưa gặp người có duyên. Nay gặp quan nhân hậu đãi, tôi xin tặng vài hoàn.

Nói xong lấy một cái hồ lô trong tay nải ra, đổ ra mười viên thuốc rồi dặn:

- Mỗi sáng sớm uống với nước trà.

Tây Môn Khánh nhận mấy viên thuốc rồi nói:

- Chẳng hay công hiệu của thứ thuốc này là thế nào?

Vị tăng đáp:

Thứ thuốc này:

Hiếm như nước ngọc.

Qúy tựa quỳnh tương.

Tháng tháng tinh thần sảng khoái.

Ngày ngày khí huyết phưong cương.

Đọc sách nhiều nhưng vẫn nhớ.

Công việc bận cũng không quên.

Thuốc có ngọt có đắng.

Ấy là thọ với khang.

Trăm năm tóc đen nhánh.

Ngàn năm thể lực cường.

Chắc răng lại sáng mắt.

Bổ tim, bổ gan ruột, lại bổ dương.

Mùa đông trong người ấm áp.

Mùa hè mát mẻ như thường.

Thuốc này nếu chịu uống.

Tuổi thọ sẽ miên trường.

Tặng cho người tri kỷ.

Xin chớ coi tầm thường.

Tây Môn Khánh nghe xong mừng lắm nói:

- Tôi rất tin, nhưng có điều xin thưa cùng sư phụ. Người đời thường nói "mời lang y thì chọn người tốt, xin thuốc thì phải xin đơn". Nay sư phụ cho tôi nhưng không cho đơn, ít hôm nữa tôi uống hết rồi làm sao tìm được sư phụ.

Nói xong quay lại bảo Đại An vào lấy ba chục lạng bạc ra đưa cho vị tăng để xin đơn thuốc. Nhưng vị tăng cười bảo:

- Bần tăng là người tu hành, vân du bốn phương, tới đâu là chẳng có ăn, đâu có cần những thứ này làm gì. Xin quan nhân cất đi Nói xong, không cho đơn thuốc, mà đứng dậy cáo từ. Tây Môn Khánh nói:

- Nếu sư phụ không nhận tiền thì tôi xin tặng ít vải để sư phụ may quần áo.

Nói xong sai Đại An lấy một xấp vải tốt ra. Tây Môn Khánh hai tay đưa cho vị tăng. Vị tăng nhận vải, cho vào tay nải, nói lời cảm tạ rồi cáo từ, thoăn thoắt bước ra cổng, chớp mắt đã không thấy đâu nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: