Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Kim Binh Mai 14

Hồi 31

AI BẢO PHÚC BẤT TRÙNG LAI ?

T ây Môn Khánh và Kim Liên uống rượu xong lại vào giường ngủ. Xuân Mai ngồi ngoài hành lang khâu hài, thấy Cầm Đồng đứng thập thò ngoài xa bèn hỏi:

- Có chuyện gì không?

Cầm Đồng không đáp, lấy tay chỉ Thu Cúc đang đội đá quỳ ngoài thềm. Xuân Mai mắng:

- Đồ ôn dịch kia, có chuyện gì thì nói, sao lại chỉ trỏ huyên thuyên vậy.

Cầm Đồng cười bảo:

- Có Trương An muốn gặp gia gia để thưa chuyện Xuân Mai bảo:

- Trương An thì Trương An chứ sao mày phải làm ra bộ quan trọng vậy? Gia gia và Ngũ nương đang nghỉ, làm kinh động thì mày chỉ có nước chết. Cứ bảo Trương An đứng đợi đi.

Cầm Đồng bực mình trở ra, lát sau quay lại nói:

- Gia gia dậy chưa?

Xuân Mai gắt:

- Thằng khỉ này lạ nhỉ, làm cái gì mà rối lên vậy, có chuyện gì quan trọng không?

Cầm Đồng đáp:

.

- Trương An có chuyện cần thưa gấp với gia gia rồi còn phải trở ra ngoại thành kẻo sợ trời tối.

Xuân Mai bảo:

- Gia gia đang ngủ say ai mà dám gọi, mày ra bảo Trương An chịu khó đợi một lúc nữa đi, nếu trễ quá thì ở lại, ngày mai ra ngoại thành cũng được chứ gì.

Tây Môn Khánh nghe tiếng nói chuyện bèn gọi Xuân Mai vào hỏi:

- Có chuyện gì vậy?

Xuân Mai đáp:

- Cầm Đồng tới thưa là có Trương An muốn thưa chuyện.

Tây Môn Khánh nói:

- Đưa áo đây cho ta rồi ra bảo nó đợi ta.

Xuân Mai lấy áo. Kim Liên hỏi Tây Môn Khánh:

- Trương An nó tới có chuyện gì vậy?

Tây Môn Khánh nói:

- Ở ngoại thành, ruộng của bà quả phụ hộ Triệu ở ngay cạnh ruộng đất nhà mình, bà ta muốn bán với gia ba trăm lạng, tôi trả hai trăm năm chục lạng rồi dặn Trương An tới thương lượng. Nếu bà ta chịu bán thì mình nhập hai nơi làm một, vừa để trồng trọt, vừa cho làm nhà và hoa viên để làm nơi nghỉ ngơi giải trí. Có lẽ mình nên thêm ít lạng nữa mà mua cho xong. Kim Liên bảo:

- Phải đấy, mình nên mua đi, rồi hôm nào cho chúng tôi ra đó chơi.

Tây Môn Khánh mặc áo xỏ giầy xong, lên đại sảnh bàn tính với Trương An. Kim Liên tới gương trang điểm xong. bước ra ngoài định đánh Thu Cúc, Xuân Mai sai Cầm Đồng lấy roi. Kim Liên bước ra hỏi:

- Thu Cúc, ta bảo đem rượu, sao mày dám đem rượu lạnh, nói mày thì mày cãi lại, như thế thì còn phép tắc gì nữa.

Đoạn quay lại quát:

- Cầm Đồng, mày đánh cho con tiện tỳ này hai chục roi thật lực cho ta.

Cầm Đồng bước tới, nhưng mới đánh được mười roi thì Bình nhi tình cờ tới, xin cho Thu Cúc mười roi. Kim Liên bắt Thu Cúc lạy tạ Bình Nhi rồi cho ra. Bình Nhi bảo:

- Phùng ma ma dẫn tới một đứa a hoàn mười lăm tuổi, Nhị thư đã mua với giá bảy lạng năm tiền, thư thư tới coi chăng.

Kim Liên cùng Bình Nhi tới phòng Kiều Nhi. Kiều Nhi đổi tên cho a hoàn mới là Hạ Hoa Nhi, giao cho phận sự hầu hạ trong phòng.

Lại nói về Lai Bảo và Ngô Chủ quản, gặp thời tiết viêm nhiệt, nên đi đường thật vất vả, nhiều khi đói cơm khát nước. Tới Đông Kinh, hai người thuê phòng ở Vạn Thọ môn nghỉ ngơi. Hôm sau chở các rương lễ vật tới đợi ở cổng phủ Thái sư. Lai Bảo dặn Ngô Chủ quản đứng ngoài coi đồ, rồi vào gặp người giữ cổng. Người này hỏi:

- Ngài ở đâu tới?

Lai Bảo đáp:

- Tôi là gia nhân của Tây Môn Viên ngoại ở huyện Thanh Hà tỉnh Sơn Đông, đem lễ vật tới chúc thọ lão gia. Viên chức giữ cổng mắng ngay:

- Đồ quê mùa ngu ngốc đáng tội chết, sao dám xưng tên tuổi của chủ ngươi tại đây? Đông Môn với Tây Môn gì? Lão gia ta chỉ ở dưới thiên tử, cho nên vương hầu khanh tướng gì tới đây cũng chẳng bao giờ dám xưng hô như vậy nữa là ngươi. Trong đám gia nhân Thái sư có người nhận ra Lai Bảo, bèn bước ra nói:

- Đây là vị coi cổng mới được phái tới nên không nhận ra ca ca, xin ca ca đừng buồn. Ca ca muốn yết kiến lão gia, để tôi mời Địch Quản gia..

Lai Bảo vội lấy ra một lạng bạc đưa cho gia nhân này. Gia nhân này nhận bạc rồi tươi cười nói:

- Ca ca cũng nên làm quen với vị coi cổng đây để lần tới anh em còn nhận được nhau.

Lai Bảo lại lấy ra một lạng nữa đưa cho người coi cổng. Viên chức này tươi cười nhận bạc rồi bảo:

- Thôi để tôi vào gọi Địch Quản gia cho, ca ca từ huyện Thanh Hà xa xôi tới đây, đâu để ca ca đợi lâu được. Lão gia cũng mới ở trong cung về, hiện đang nghỉ trong hậu đường.

Nói xong le te vào trong. Lát sau cùng Địch Quản gia đi ra. Lai Bảo vái chào, Địch Quản gia cùng đáp lễ rồi nói:

- Ngươi tới mừng lễ thọ lão gia đấy à, thật làm phiền ngươi quá.

Lai Bảo đưa một tấm thiếp ra và một bao gồm ba chục lạng bạc rồi nói:

- Chủ tôi cảm ơn Địch Quản gia lắm, nhưng chẳng biết lấy gì tạ Ơn, chỉ có lễ mọn này, xin nhận cho để thưởng cho người dưới. Lần trước, trong vụ thương gia họ Vương, cũng nhờ Địch gia nhiều lắm.

Địch Quản gia nói:

- Đáng lẽ tôi không dám nhận lễ này, nhưng thôi tôi xin nhận để đáp lại tấm lòng của Tây Môn quan nhân.

Lai Bảo đưa tấm thiếp ghi những lễ vật chúc thọ. Địch Quản gia xem xong mừng lắm, trả lại tấm thiếp rồi sai người mang mấy rương lễ vật vào, đồng thời mời Lai Bảo vào phòng khách tạm tại nhị môn uống trà chờ đợi. Lát sau Địch Quản gia mời Thái sư ra sảnh đường, rồi dẫn Lai Bảo và Ngô Chủ quản vào quỳ trước thềm yết kiến. Lai Bảo chào mừng xong, đưa tấm thiếp ghi các lễ vật lên. Địch Quản gia chuyển tấm thiếp cho Thái sư. Gia nhân khiêng các rương lễ vật để giữa sảnh đường, Lai Bảo rón rén bước lên mở các nắp rương ra. Thái sư đọc xong tấm thiếp rồi nhìn qua các rương lễ vật, trong lòng hoan hỉ vô cùng, bèn bảo:

- Lễ vật nhiều quá như thế này, làm sao ta dám nhận, các ngươi nên đem về là hơn.

Lai Bảo hoảng quá rập đầu thưa:

- Chủ tôi là Tây Môn Khánh cũng biết là lễ này quá nhỏ, nhưng chỉ xin Thái sư nhận giùm để thưởng cho người dưới mà thôi.

Thái sư cười:

- Nếu vậy thì được.

Bèn truyền cho tả hữu đem lễ vật vào trong, sau đó bảo:

- Vụ thương gia họ Vương lúc trước, ta đã dàn xếp xong xuôi, lại sai người viết thư báo cho chủ ngươi, chẳng hay đã nhận được chưa ?

Lai Bảo thưa:

- Mong ân Thái sư, chủ tôi đã nhận được rồi, các thương gia trong nhóm họ Vương cũng được thả hết rồi.

Thái sư trầm ngâm một lúc rồi bảo:

- Ta được chủ ngươi đối đãi thật chu đáo, muốn đền ơn nhưng chẳng biết phải làm sao. Chủ ngươi tuy giàu có nhưng đã có chút danh phận quan gì chưa?

Lai Bảo thưa:

- Chủ tôi tuy vậy mà chỉ là thường dân, có quan tước danh phận gì đâu.

Thái sư bảo:

- Nếu vậy thì để ta bổ chủ ngươi vào chức Lý hình Phó Thiên hộ, điền khuyết vào chổ của Hạ Thiên hộ trong sở Đề hình tỉnh Sơn Đông. Như vậy được chăng?

Lai Bảo rập đầu thưa:

- Ơn lão gia như trời biển, chủ tớ chúng tôi có thịt nát xương tan cũng không báo đáp được.

Thái sư sai tả hữu đem án thư ra, tìm công văn về việc thăng bổ, đề tên Tây Môn Khánh vào rồi bảo:

- Vậy là xong, các ngươi chẳng quản đường sá xa xôi tới đây thật nhọc nhằn quá, mà người quỳ sau ngươi là ai vậy?

Lai Bảo thưa:

- Đó là viên Kế toán trong nhà.

Ngô chủ quản vội rập đầu nói:

- Tôi là cậu Tây Môn Khánh, tên là Ngô Điển ân.

Thái sư ngẫm nghĩ rồi bảo:

- Ngươi đã là cậu của Tây Môn Khánh thì để ta cho ngươi làm chức Dịch thừa tại Sơn Đông, được chăng?

Ngô Chủ quản lạy tạ như tế sao.. Thái sư lại lấy giấy ra viết tên Ngô Điển Ân, đoạn nói:

- Còn Lai Bảo thì ta cho làm chức Hiệu úy phủ Vận Vương tại Sơn Đông.

Lai Bảo rập đầu lạy tạ. Thái sư bảo:

- Sáng mai hai ngươi, một tới Lại bộ, một tới Binh bộ lãnh giấy bổ nhậm.

Đoạn quay bảo Địch quản gia:

- Cho dọn tiệc đãi hai người này.

Lai Bảo và Ngô Chủ quản theo Địch Quản gia vào trong uống rượu, lúc ra về còn được Thái sư thưởng cho mười lạng bạc làm lộ phí.

Thế mới biết lúc triều chính suy vong kỷ cương rối loạn thì quan tham nhũng lại đầy đất mặc sức lộng hành. Bốn tên đại gian thần tại triều là Cao, Dương, Đồng, Thái kéo bè kết đảng mua quan bán tước, tự tiện thăng giáng. Người hiền lương thì bị diệt trừ. Hóa cho nên thiên hạ đảo điên, muôn dân cùng khốn.

Thật là:

Gian nịnh nếu không đường tác quái, Thì sao dân chúng phải điêu linh.

Lại nói Địch Quản gia mời Lai Bảo và Ngô Chủ quản vào căn phòng phía Tây dọn tiệc thết đãi. Ba người nâng chung trò chuyện. Địch Quản gia nói:

Ta có việc này nhờ chủ ngươi, chẳng hay chủ ngươi có sẵn lòng giúp cho chăng?

Lai Bảo nói:

- Địch gia gia sao lại dạy vậy? Chủ tôi được Thái sư hết lòng che chở, được Địch gia hết lòng giúp đỡ, nay có chuyện gì xin cứ dạy, lẽ nào chủ tôi dám từ nan. Địch quản gia nói:

Chẳng nói giấu gì hai ngươi, ta ở đây được Thái sư tin cậy nên chỉ một mình mà lo mọi việc, nay đã gần bốn mươi tuổi rồi mà bên mình không có người bầu bạn. Nay nhờ chủ ngươi và các ngươi coi ở Sơn Đông có thiếu nữ nào tài sắc, tuổi chừng mười lăm mười sáu thì đưa lên đây cho ta. Cần tốn kém bao nhiêu, ta xin chu toàn hết.

Nói xong đưa một bức thư viết sẵn cho Lai Bảo, lại thưởng thêm cho hai người năm lạng bạc. Lai Bảo nhất định không nhận nói:

- Hồi nãy lão gia đã cho mười lạng làm lộ phí rồi, xin Địch gia đừng bận tâm nữa.

Địch Quản gia bảo:

- Mười lạng đó là của lão gia, nằm lạng này là của ta, xin đừng từ chối.

Lai Bảo bất đắc dĩ phải nhận. Ba người này tiếp tục ăn uống. Lát sau Địch Quản gia nói:

- Bây giờ hai ngươi cũng là người có chức phận rồi, để ta sai một Biện sự quan cùng hai ngươi tới hai bộ Lại, Binh lãnh giấy tờ bổ nhậm cho khỏi bị làm khó dễ, khỏi mất công đi lại. Có người trong phủ này đi theo thì hai bộ đó không dám chậm chễ giấy tờ đâu.

Nói xong sai một Biện sự quan tới, người này tên là Lý Trung Hữu. Địch Quản gia bảo Lý Trung Hữu:

- Ngày mai đi cùng với nhị vị đây tới bộ Lại, bộ Binh lo giấy tờ bổ nhiệm, sau đó thì về cho tôi biết.

Ngô Chủ quản và Lai Bảo đứng dậy vái chào. Lai Bảo đưa cho viên chức này ba lạng bạc, hẹn ngày mai tới bộ Lại trước rồi tới bộ Binh sau. Lý Trung Hữu cảm tạ lui ra.

Hai người ăn uống một hồi rồi cáo từ Địch Quản gia, về nhà trọ nghỉ.

Sáng sớm hôm sau, Lý Trung Hữu tới nơi hẹn dẫn Ngô chủ quản và Lai Bảo tới các bộ. Nhân viên trong các bộ thấy có người trong phủ Thái sư tới thì vội lo giấy tờ, không dám chậm trễ. Chu Thái úy trong Kim Ngô Vệ lo xong thì viết thiếp để Lý Trung Hữu về trình lại Địch quản gia.

Chỉ hai hôm sau là mọi chuyện xong xuôi, Ngô chủ quản và Lai Bảo vượt đường về huyện Thanh Hà.

Thời tiết ngày càng nóng nực, Tây Môn Khánh suốt ngày hóng mát tại Tụ Cảnh Đường trong hoa viên, uống rượu tránh nắng. Nguyệt nương cùng đám tiểu thiếp và Đại thư thường ở quanh trò chuyện vui chơi. Xuân Mai, Lan Hương, Nghênh Xuân và Ngọc Tiêu ngồi bên đàn hát mua vui.

Một hôm, giữa cảnh lá hoa xinh đẹp, mọi người ngồi uống rượu nghe hát, Nguyệt nương không thấy Bình Nhi bèn hỏi a hoàn Tú Xuân:

- Nương nương ngươi ở trong phòng làm gì vậy?

Tú Xuân đáp:

- Nương nương tôi thấy đau bụng nên nằm nghỉ tại phòng.

Nguyệt nương bảo:

- Vào xem nương nương ngươi bớt chưa, nếu bớt rồi thì mời ra đây uống rượu nghe hát cho vui, đừng nằm mãi cho mụ người ra.

Tây Môn Khánh quay lại hỏi:

- Chuyện gì vậy?

Nguyệt nương đáp:

- Lục nương đau bụng nằm tại phòng, tôi vừa sai a hoàn vào xem bớt chưa thì mời ra đây.

Đoạn quay lại bảo Ngọc Lâu:

- Lục nương không biết đã tới ngày chưa mà đau bụng vậy.

Kim Liên bảo:

- Đâu mau vậy, ít ra là phải tháng tám chứ. Tây Môn Khánh bảo:

- Nếu chưa thì mời ra đây nghe hát cho vui là phải. Lát sau Bình Nhi ra tới. Nguyệt nương bảo:

- Có lẽ muội muội gặp gió đấy, vào đây uống chung rượu nóng cho ấm bụng là hết đau liền chứ gì.

Mọi người quây quần rót rượu mời nhau. Tây Môn Khánh bảo Xuân Mai:

- Bọn ngươi hát bài "Nhân giai úy hạ nhật" ta nghe thử, hồi này ngày hè nóng nực quá, ai cũng sợ hết.

Trong khi bọn Xuân Mai hát thì chỉ thấy Bình Nhi nhăn nhó vì đau bụng, bài chưa hết đã phải xin phép về phòng. Nguyệt nương sai Tiểu Ngọc đi theo. Lát sau Tiểu Ngọc hớt hải chạy ra nói:

- Nguy lắm, Lục nương đau bụng dữ dội, đang lăn lộn trên giường.

Nguyệt nương hoảng hốt bảo:

- Tôi đã nói là tới tháng rồi, mọi người cứ bảo sớm, bây giờ phải sai gia nhân mời Lý bà tới gấp, mời cả bà đỡ ngay. Tây Môn Khánh sai Bình An đi tức thì, rồi cùng mọi người bỏ cả tiệc rượu, kéo tới phòng Bình Nhi.

Nguyệt nương hỏi:

- Muội muội thấy trong người thế nào?

Bình Nhi đáp:

- Đại nương ơi, đau không chịu nổi.

Nguyệt nương bảo:

- Muội muội chịu khó ngồi dậy đi, tôi đã cho mời bà đỡ, tới bây giờ đó.

Lát sau, Bình Nhi càng đau bụng thêm, Nguyệt nương lại hỏi:

- Đứa nào mời bà đỡ mà sao giờ này chưa thấy tới?

Đại An thưa:

- Gia gia sai Bình An đi từ nãy rồi.

Nguyệt nương gắt:

- Mày có đi đón mau không? Chuyện gấp rút như thế này mà cứ ngồi đây chờ hay sao?

Tây Môn Khánh vội sai Đại An cưỡi ngựa đi ngay. Kim Liên biết Bình Nhi sắp sinh con thì trong lòng ghen tức lắm, đứng một lúc rồi kéo Ngọc Lâu ra ngoài hóng mát. Kim Liên cười khảy:

- Sinh đẻ là chuyện thường mà gia gia và Đại nương cứ cuống cả lên, làm cho cả nhà náo loạn.

Lát sau Thái lão nương tới, bước vào phòng hỏi:

- Vị nào là nãi nãi gia chủ?

Kiều Nhi chỉ Nguyệt nương bảo:

- Đại nương chúng tôi đây.

Thái lão nương vội bước tới cúi lạy. Nguyệt nương bảo:

- Chuyện sinh nở mà cho mời lão, sao giờ này mới tới? Lão coi giùm nương nương đây xem có phải là tới lúc mãn nguyệt khai hoa không.

Thái lão nương bước tới giường, thăm bụng Bình Nhi rồi nói:

- Đúng rồi, Đại nương đã cho chuẩn bị đầy đủ các thứ chưa.

Nguyệt nương đáp:

- Đầy đủ cả rồi.

Đoạn quay bảo Tiểu Ngọc:

- Ngươi vào phòng ta đem hết các thứ đã chuẩn bị sẵn tới đây.

Bên ngoài, Ngọc Lâu thấy bà đỡ vào thì bảo Kim Liên:

- Mình vào trong xem sao.

Kim Liên nói:

- Tôi không vào đâu, thư thư muốn vào thì vào. Người ta bây giờ có con rồi, người ta có thời vận, mình vào làm gì. Hồi nãy tôi lỡ lời bảo là đến tháng tám Lục thư thư mới chuyển bụng, xem ra Đại nương có vẻ khó chịu, cho nên bây giờ tôi cũng chẳng vào làm gì.

Ngọc Lâu bảo:

- Tôi thì tôi nghĩ là đúng ngày đúng tháng đấy.

Kim Liên nói:

- Người ta thật may mắn, tháng tám năm ngoái mới về nhà này, lại là người mới nhất, vậy mà được gia gia gần gũi ra sao không biết, chỉ mới sau một tháng đã mang thai. Tôi thì tôi nghĩ là nếu quả đứa nhỏ là con gia gia thì không thể sinh sớm như thế này.

Đang nói thì thấy Tiểu Ngọc lễ mễ ôm đồ đạc tới. Ngọc Lâu nói:

- Những đồ đạc đó là do Đại nương chuẩn bị từ trước đó, để lúc nào cần kíp là có ngay.

Kim Liên bảo:

- Là vợ nhỏ mà có con thì được vợ lớn lo lắng như thế đấy, còn chúng mình đây thì như gà mái không trứng, ai người ta thèm đoái hoài.

Ngọc Lâu hơi khó chịu bảo:

- Sao thư thư lại nói thế.

Kim Liên hơi ngượng nên. Bỗng thấy Tuyết Nga từ xa tất tả bước tới, vì tối không rõ đường, vấp phải dây cỏ dưới đất mà ngã. Kim Liên cười, bảo Ngọc Lâu:

- Thư thư thấy con đó thối không, cứ làm như là lo lắng cho Lục thư thư lắm.

Đoạn nói to bảo Tuyết Nga:

- Từ từ thôi, việc gì phải vội quá vậy, ngã đau có phải khổ thân không ?

Tuyết Nga không nói gì, lồm cồm đứng dậy bước vào phòng Bình Nhi.

Lát sau thì trong phòng vang lên tiếng khóc hài nhi. Kim Liên nghe đau nhói trong lòng. Trong khi đó, tiếng bà đỡ bô bô:

- Mau báo tin mừng cho Đại gia, Đại nương hay đi, nương nương đây hạ sinh một vị ca nhi kháu khỉnh lắm.

Nguyệt nương vội báo cho Tây Môn Khánh, rồi hai vợ chồng tất tả lên nhà trên rửa tay, khăn áo chỉnh tề, làm lễ tạ Ơn trời đất và tổ tiên.

Cả nhà nghe tin Bình Nhi sinh con trai thì vui mừng náo loạn, đám gia nhân a hoàn thì hoa chân múa tay reo cười. Kim Liên thấy vậy lại càng ghen tức đau khổ, bỏ về phòng, đóng cửa lên giường nằm khóc. Hôm đó là ngày hai mươi ba tháng sáu năm Mậu Thân Tuyên Hòa thứ tư.

Thái lão nương rửa tay rồi cho Bình Nhi uống thuốc định thần. Nguyệt nương lễ bái xong, cho mời Thái lão nương vào dùng rượu thịt. Lúc ra về, Thái Lão nương được Tây Môn Khánh thưởng năm lạng bạc và một xấp lụa. Thái Lão nương rập đầu cảm tạ rồi thu xếp đồ đạc ra về. Tây Môn Khánh vào phòng Bình Nhi, bước tới giường, thấy hài nhi trắng trẻo khôi ngô thì vui mừng lắm, cho lệnh dọn tiệc ngay phòng ngoài, vừa uống rượu, vừa thỉnh thoảng chạy vào ngắm hài nhi. Hôm sau, Tây Môn Khánh sai gia nhân báo tin mừng cho khắp bạn bè thân thích. Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại vội ba chân bốn cẳng tới mừng. Tây Môn Khánh mời ở lại uống rượu rồi mới cho về. Sau đó Nguyệt nương định sai người đi tìm vú em, nhưng Tiết tẩu đã dẫn một người đàn bà sạch sẽ tới, nói là người này có con nhỏ hơn một tháng thì chết, chồng lại đi lính phương xa, hiện không nơi nương tựa, đem tới bán với giá sáu lạng. Nguyệt nương mừng lắm. Trong nhà đang náo loạn vì tin mừng thì Bình An vào báo là Lai Bảo và Ngô Chủ quản về tới. Tây Môn Khánh cho gọi vào hỏi chuyện. Lai Bảo hổn hển kể lại đầu đuôi, rồi đưa giấy tờ ấn tín lên bàn. Tây Môn Khánh đọc giấy tờ bổ nhậm và xem các ấn tín thì thấy quả là mình được phong chức Phó Thiên hộ tại sở Đề hình, Lai Bảo được làm Hiệu úy tay phủ Vận Vương. Ngô Chủ quản được làm Dịch thừa tại huyện, bèn mừng quýnh mang tất cả vào trong cho Nguyệt nương và mọi người coi rồi bảo:

- Thái sư đỡ đầu, cho ta làm chức Phó Thiên hộ liệt vào hàng ngũ phẩm Đại phu, vậy là nàng trở thành phu nhân. Ngô Chủ quản cũng dược làm Dịch thừa tại huyện, Lai Bảo thì làm Hiệu úy tại phủ Vận Vương. Bây giờ mới thấy Ngô Thần Tiên coi tướng quả là hay, sinh quý tử và được làm quan, cả hai việc mới trong vòng nửa tháng đã linh nghiệm. Bình Nhi sinh con trai đúng dịp này là quý lắm, nên gọi tên con là Tố Quan ca nhi.

Dứt lời thì thấy Lai Bảo vào lạy chào, cùng Nguyệt nương trò chuyện, rồi tới Ngô Chủ quản. Thôi thì tin vui dồn dập, chuyện mừng không dứt, cả nhà chẳng ai thiết ăn thiết ngủ nữa.

Chỉ trong vòng hôm sau, cả huyện Thanh Hà đều đồn ào lên vì tin Tây Môn Khánh vừa có con trai, vừa được làm quan, gia nhân trong nhà cũng hai người có chức phận tại huyện. Thân bằng quyến thuộc nhà Tây Môn kéo nhau tới chúc mừng và tặng lễ vật, nườm nượp ra vào không dứt.....

Hồi 32

TIỆC TÙNG KHÁCH KHỨA LIÊN MIÊN

N gày hôm sau, Tây Môn Khánh một mặt sai sai Bảo đem thư tới báo cho sở Đề hình biết, một mặt gọi thợ làm mũ quan, may phẩm phục và làm các vật dụng cần thiết.

Trong khi đó Ngô chủ quản tới tìm Ứng Bá Tước, báo tin là mình được làm Dịch thừa tại huyện, rồi nhờ Bá Tước nói với Tây Môn Khánh cho vay tiền để ăn khao. Ngô Điển ân năn nỉ hết lời rồi phục lạy Bá Tước, hứa đền ơn mười lạng. Ứng Bá Tước hoảng sợ, vội đỡ dậy mà bảo:

- Bây giờ chẳng gì ca ca cũng là người có chức phận rồi, làm vậy sao được, xin cứ đứng dậy, thủng thẳng rồi nói chuyện. Bây giờ ca ca cần bao nhiêu thì đủ?

Điển ân ngồi dậy đáp:

- Chẳng nói giấu gì huynh, trong nhà tôi hiện một đồng một chữ cũng không, bây giờ trước hết phải có cái lễ cho quan trên để ra mắt mà nhậm chức, lại phải có mũ mãng quần áo có con ngựa mà cưỡi, sau hết phải có tiệc tùng đãi thân bằng quyến thuộc vô vọng bất thành danh mà. Tính ra ít nhất cũng phải bảy tám chục lạng mới đủ. Chỉ có huynh là giúp được mà thôi, công việc xong xuôi, ơn ấy sẽ đền đáp xứng đáng. Tôi đã viết sẵn một giấy vay nợ rồi đây, huynh xem qua rồi đưa cho Tây Môn Đại quan nhân giùm.

Ứng Bá Tước xem qua rồi bảo:

- Việc này huynh tính bảy tám chục lạng e không đủ, chuyện gì chứ chuyện này mà thiếu hụt thì kỳ lắm. Theo tôi thì huynh nên sửa lại là một trăm lạng, chắc không phải chịu tiền lời đâu. Nay mai làm quan, bổng lộc kéo lại mấy hồi, lúc đó trả lại cũng không muộn.

Ngô Điển Ân mượn bút mực Bá Tước sửa lại là một trăm lạng, rồi ngồi uống trà trò chuyện với Ứng Bá Tước một lát, sau đó hai người cùng tới nhà Tây Môn Khánh. Bình An chạy ra mời hai người vào trong thấy trên đại sảnh nào thợ may thợ bạc và nhiều thợ khác đang túi bụi làm việc. Tây Môn Khánh đang sai Kính Tế viết thiếp cho các quan, thấy hai người vào thì đứng dậy vái chào mời ngồi. Ứng Bá Tước hỏi:

- Giấy bổ nhậm đại ca về tới chưa?

Tây Môn Khánh đáp:

- Nghe nói là đã về rồi, tôi đang sai Bôn Tứ đi hỏi đó.

Bình An đem trà ra, qua một tuần trà. Bá Tước vẫn chưa đả động tới chuyện của Ngô Điển Ân, mà chỉ bước tới đám thợ, cầm một cái đai lên coi. Tây Môn Khánh thấy vậy hỏi:

- Nhị ca thấy mấy cái đai đó thế nào?

Bá Tước lấy thêm mấy cái đai nữa lên coi rồi nói:

- Quả là quý, đai phải to bản thế này mới là sang, những thứ này có lẽ tìm khắp cả Đông Kinh cũng chưa chắc đã thấy. Đến ngay cả Vệ chủ lão gia, tuy có đai ngọc đai vàng, nhưng chắc không có cái đai hạc, đỉnh cái đai tê giác này là thủy tê giác đây, quý vô song, nếu đại ca không tin thì cứ thả vào nước, nó sẽ rẽ nước ra làm đôi cho mà xem. Thứ này đại ca mất bao nhiêu tiền mới tìm được vậy?

Tây Môn Khánh cười:

- Hai người thử đoán coi là bao nhiêu.

Bá Tước cũng cười:

- Chúng tôi làm sao đoán được.

Tây Môn Khánh bảo:

- Thế thì để tôi nói cho mà nghe, đó là thứ đai trong Vương Chiêu Tuyên phủ đó. Hôm qua có người tới mách tôi, tôi sai Bôn Tứ tới trả giá bảy chục lạng, nhưng tới lui mấy lần mà đằng đó người ta không chịu, nhất định đòi đủ một trăm lạng đó.

Bá Tước nói:

- Hèn gì, tiền nào của ấy có khác. Một vị quan không phải là đại ca thì làm sao có được cái đai này.

Nói xong lại ngồi xuống vừa uống trà vừa khen tặng một hồi. Tây Môn Khánh hỏi Ngô Điển Ân:

- Giấy tờ của ngươi đã về chưa?

Ứng Bá Tước đỡ lời:

- Chính vì giấy tờ có rồi cho nên hôm nay Ngô nhị ca mới phải nhờ tôi tới đây nói với đại ca, xin đại ca thứ nhất là nghĩ tới công lao lặn lội đi Đông Kinh của Ngô nhị ca, thứ nhì là nghĩ tới tình đồng liêu dù là chức phận cao thấp khác nhau, nhưng bây giờ đều là thần tử của triều đình rồi, để đại ca giúp đỡ cho. Ngô nhị ca đây bây giờ phải có lễ mọn trình diện người trên, phải có quần áo mũ mãng cho ra vẻ, phải có tiệc mọn mà đãi đằng mọi người, tốn kém chắc nhiều, mà tiền bạc không có nổi một đồng. Đại ca thương tình Ngô nhị ca đây mà cho vay ít lạng, nay mai Ngô nhị ca mẫn cán việc quan sẽ trả cho đại ca mà không bao giờ quên được ơn lớn của đại ca. Đừng nói Ngô nhị ca trước đây cũng là người của đại ca, cứ nói với tư cách của một vị Dịch thừa tại huyện, Ngô nhị ca mượn tiền, đại ca cũng chẳng nên từ chối.

Đoạn quay sang bảo Điển ân:

- Ngô nhị ca à, nhị ca đưa tờ giấy đó cho quan nhân coi qua. Ngô Điển Ân vội rút trong tay áo ra tờ giấy nợ, đưa cho Tây Môn Khánh, Tây Môn Khánh đọc thấy mượn một trăm lạng, người bảo chứng là Ứng Bá Tước tiền lời hàng tháng là năm phân, bèn sai lấy bút, tự tay xóa chỗ tiền lời đi rồi bảo:

- Đã có Ứng nhị ca đứng ra bảo lãnh thì tôi không lấy tiền lời làm gì chỉ cần trả đủ số vốn mà thôi.

Nói xong cất giấy nợ đi rồi vào trong nhà lấy bạc. Bỗng có người của Hạ Đề hình tới hỏi về ngày nhậm chức. Tây Môn Khánh đã nhờ Từ tiên sinh xem âm dương, chọn ngày mồng hai tháng bảy làm ngày đáo nhậm, bèn viết thiếp trả lời Hạ Đề hình, thưởng tiền cho người mang thiếp rồi sai tiễn ra cổng. Sau đó Tây Môn Khánh bảo Kính Tế vào lấy một trăm lạng bạc ra giao cho Ngô Điển ân rồi bảo:

- Ngô nhị ca chỉ cần trả đủ tôi một trăm lạng này mà thôi.

Điển Ân nhận bạc rồi khấu đầu cảm tạ, sau đó cáo từ. Tây Môn Khánh bảo:

- Tôi không dám lưu giữ Ngô nhị ca, để nhị ca lo công việc, chỉ giữ Ứng nhị ca ở lại đây mà thôi.

Chúng tôi còn nhiều chuyện nói.

Ngô Điển Ân vui mừng ra về, nhưng sau này thì quên hẳn ơn của Tây Môn Khánh, trái lại lấy oán mà báo lại, nhưng đó là chuyện về sau.

Lát sau, Bôn Tứ lo xong việc trở về, Tây Môn Khánh cho ngồi cùng Ứng Bá Tước và Từ tiên sinh ăn cơm uống rượu. Đang ăn uống thì có Ngô đại cữu tới chúc mừng. Từ tiên sinh ăn xong cáo từ mà về. Sau đó Ứng Bá Tước cũng cáo từ để tới nhà Ngô Điển Ân. Điền Ân đã gói sẵn mười lạng bạc, hai tay kính cẩn đưa cho Bá Tước rồi quỳ xuống cảm tạ. Bá Tước cười bảo:

- Tôi mà không khéo nói thì chắc gì nhị ca mượn dược tiền, mà lại không phải chịu tiền lời nữa.

Nói xong cáo từ ra về. Điển Ân thì lo lễ vật cho quan trên, lo may quần áo, mua ngựa và chuẩn bị đãi tiệc.

Nói về Lý Tri huyện, nghe tin Tây Môn Khánh được bổ nhiệm làm Phó Thiên hộ thì cùng các quan lại sai đem rượu quý và các lễ vật tới mừng. Người được giao phó đem lễ vật tới là một thanh niên mười tám tuổi tên là Trương Tiểu Tùng, vốn người huyện Thường Thục phủ Tô Châu, nguyên là con nhà danh giá trong huyện, tướng mạo thanh tao tuấn tú, mặt như thoa phấn, răng trắng môi đỏ, biết chừ nghĩa, giỏi đàn ca. Tiểu Tùng ăn mặc đẹp đẽ đem lễ vật tới, Tây Môn Khánh thấy diện mạo khôi ngô, ăn nói hoạt bát thì vui vẻ lắm, lại xem thiếp thấy Lý Tri huyện tặng luôn cả Tiểu Tùng cho Tây Môn Khánh làm gia nhân thì càng thích, một mặt viết thiếp cảm tạ sai người đem đi, một mặt thâu nạp Tiểu Tùng, cải tên là Thư Đồng, giao phó cho công việc coi sóc văn phòng của mình, giao dịch thư từ với bên ngoài, lại cho giữ chìa khóa hoa viên.

Trong khi đó Chúc Thật Niệm lại giới thiệu một tiểu gia nhân mới mười bốn tuổi, Tây Môn Khánh cũng thâu nạp, cải tên la Kỳ Đồng, sai cùng với Cầm Đồng lo việc và theo mình mỗi khi ra ngoài.

Tới ngày nhậm chức, một mặt Tây Môn Khánh cho mở tiệc lớn tại nhà, gọi những ca nữ nhạc công xuất sắc tới, trong đó có cả Lý Minh, một mặt tới sở Đề hình để nhận việc. Tây Môn Khánh cưỡi ngựa bạch, đội mũ ô sa, mặc áo ngũ sắc, đeo đai thủy tê đi ở giữa gia nhân xúm xít xung quanh, lính hầu trước sau dẹp đường, tiền hô hậu ủng, náo loạn cả huyện đoàn tùy tùng cả mấy chục người, trống chiêng vang dậy. Sau dó trở về nhà. Quan khách lần lượt tới đông đủ. Trước hết Tây Môn Khánh vái chào các quan phủ huyện rồi ra mắt các bạn đồng liêu sau đó mới chào hỏi thân bằng quyến thuộc và hàng xóm láng giềng. Cuối cùng mời mọi người nhập tiệc. Cả một ngày hôm đó tiệc tùng ca xướng tới tối khách khứa mới ra về.

Từ đó trở đi, ngày ngày Tây Môn Khánh tới Vệ Môn tại Hình viên trung đường xét xử các vụ án, hỏi cung các can nhân, lo mọi vấn đề về việc hình.

Thấm thoát đã tới ngày đầy tháng của Quan ca nhi, con của Bình Nhi. Vợ Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu, Dương cô nương, Phan bà, Ngô đại di, vợ Kiều đại hộ và thân bằng quyến thuộc đều đem lễ vật tới mừng. Các quán ca nữ như Lý Quế Thư, Ngô Ngân Nhi cũng gửi lễ vật tới đồng thời lại ngồi kiệu tới chúc mừng. Tây Môn Khánh cho dọn tiệc lớn tại sảnh đường, đãi tất cả khách khứa. Bọn Xuân Mai ăn mặc đẹp đẽ ca hát đàn kịch và đi xung quanh các bàn tiệc rót rượu mời khách. Tây Môn Khánh từ khi ra làm quan thì cho dọn một gian phòng lớn cạnh đại sảnh làm thư phòng, mỗi khi từ sở Đề hình về thì vào thư phòng thay mũ áo. Thư Đồng lo giữ gìn, rồi mới vào hậu phòng. Trong thư phòng mới trần thiết đủ bàn ghế giường tủ, án thư, bút mực đàn sách. Thư Đồng suốt ngày ở trong thư phòng sắp xếp mọi việc, đêm thì ngủ tại một giường nhỏ kê ngay trong đó. Mỗi lần cần gì, Tây Môn Khánh đều sai a hoàn tới văn phòng tiếp xúc Thư Đồng. Thư Đồng tính tình lanh lợi, nói năng hoạt bát, diện mạo khôi ngô, nên thường cợt nhả với tất cả a hoàn các phòng có việc tới tiếp xúc với mình, trong đó Ngọc Tiêu có vẻ thân mật nhất.

Một hôm Thư Đồng dậy sớm, đứng trước gương chải đầu thì Ngọc Tiêu mới bảo:

- Đồ quỷ, giờ này mà còn ngắm vuốt, cứ tưởng đẹp lắm đấy. Gia gia đang ăn sáng. sắp đi rồi đấy.

Thư Đồng vẫn thản nhiên chải đầu. Ngọc Tiêu bảo:

- Lạ nhỉ, mũ áo gia gia để đâu?

Thư Đồng bảo:

- Xếp lại đầu giường trong đó.

Ngọc Tiêu nói:

- Gia gia dặn hôm nay lấy bộ áo ngũ sắc gì đó không biết. Thư Đồng bảo:

- Bộ đó hôm qua mặc rồi, hôm nay lại mặt nữa hay sao, ai biết đâu mà xếp sẵn. Mũ áo ở cả trong tủ đó, chị muốn lấy bộ nào thì cứ mở ra mà lấy.

Ngọc Tiêu không lấy áo mà bước tới gần Thư Đồng bảo:

- Gớm chửa, đàn ông con trai gì mà trang điểm diêm dúa như đàn bà, lấy dây đỏ mà cột tóc nữa.

Lại thấy Thư Đồng có hai túi nhỏ giắt bên mình, một cái bằng lụa ngân hồng, một cái bằng lụa sa xanh, bèn bảo:

- Anh cho tôi cái túi bằng lụa ngân hồng này đi.

Thư Đồng lườm mà đáp:

- Thứ người ta quý nhất thì lại xin, khôn thế ?

Ngọc Tiêu bảo:

- Anh là đàn ông, dùng túi màu ngân hồng coi không được, để cho tôi có phải đẹp không ?

Thư Đồng cười:

- Có thương tôi thì cứ nói, việc gì phải mượn cớ này kia. Ngọc Tiêu đập vào vai Thư Đồng:

- Khỉ, đừng ăn nói hồ đồ, tưởng quý lắm đấy.

Nói xong giựt cái túi lụa ngân hồng, nhưng hai túi cột chặt vào nhau nên Ngọc Tiêu rút ra cả hai rồi bỏ cả vào tay áo. Thư Đồng kêu lên:

- Ơ kìa, vật dụng của người ta mà ngang nhiên chiếm đoạt là thế nào? Ngọc Tiêu không nói gì, mặt đỏ hồng lên, và cười vừa sấn tới nắm lấy Thư Đồng mà đấm thùm thụp. Thư Đồng bảo:

- Này, đừng phá tôi, để tôi chải đầu cho xong chứ, đầu tóc xổ cả ra bây giờ.

Ngọc Tiêu buông Thư Đồng ra, cười hỏi:

- Anh có biết hôm nay gia gia đi đâu không?

Thư Đồng đáp:

- Hôm nay gia gia ăn tiệc tiễn đưa Hoa chủ bạ tại nhà Tiết công, có về chắc cũng phải quá trưa. Lại nghe nói đâu là bàn với Ứng nhị gia để mua nhà của Kiều đại hộ, cho nên dám ở lại uống rượu với Ứng nhị gia lắm, nếu vậy thì chưa biết lúc nào mới về.

Ngọc Tiêu dặn:

- Chừng nào chưa về thì đừng đi đâu, tôi sẽ tới nói chuyện. Thư Đồng mỉm cười gật đầu. Ngọc Tiêu lại hẹn hò. Lát sau, trước khi đi Tây Môn Khánh bảo Thư Đồng mấy câu nữa mới đem mũ áo vào cho Tây Môn Khánh. Ở nhà viết thiếp mời các quan tới ngày hai mươi tám thì tới dự tiệc mừng Quan ca nhi. Lại sai Lai Hưng lo việc mua bán đồ ăn, cùng nhà bếp chuẩn bị bàn ghế dọn tiệc. Đại An thì phải đi đưa thiếp và gọi con hát. Sau đó Tây Môn Khánh lên ngựa mà đi.

Ở nhà, Nguyệt nương cùng đám tiểu thiếp trước hết mời khách khứa vào Tụ Cảnh Đường trong hoa viên dùng trà nói chuyện sau đó mới mời lên đại sảnh. Tiệc dọn xong xuôi thì cũng tới trưa, Tây Môn Khánh về đúng lúc, lên đại sảnh chào hỏi đám khách đàn bà rồi bảo dọn rượu và đồ ăn, lại lấy bảy trăm lạng bạc cùng Kính Tế và Bá Tước sang nhà Kiều đại hộ Ở đối diện.

Trên đại sảnh, khách khứa bắt đầu vào tiệc, ăn uống trò chuyện vui vẻ. Ngọc Tiêu nhân lúc không ai để ý, bèn lấy một cái mâm nhỏ trên để mấy món đồ ăn và một bình rượu bằng bạc, lén mang tới thư phòng cho Thư Đồng. Nhưng đẩy cửa vào, không thấy Thư Đồng đâu, sợ đứng lâu có người bắt gặp, liền để mâm rượu thịt xuống bàn rồi bước ra. Cầm Đồng đứng hầu tiệc để ý thấy Ngọc Tiêu mang rượu thịt vào thư phòng rồi trở ra thì nghĩ rằng Thư Đồng đang ăn uống trong thư phong, bèn đẩy cửa bước vào, nhưng không thấy Thư Đồng đâu. Cầm Đồng thấy mâm rượu thịt, liền lén bê xuống phòng Bình Nhi, thấy vú em Như ý và a hoàn Tú Xuân đang coi sóc Tố Quan ca nhi, bèn hỏi:

- Nghênh Xuân đâu ?

Tú Xuân đáp:

- Chị ấy đang hầu rượu Lục nương, anh hỏi làm gì?

Cầm Đồng đáp:

- Tôi có mấy thứ này muốn tới biếu Nghênh Xuân.

Tú Xuân hỏi:

- Gì, đâu?

Đang nói thì Nghênh Xuân bưng một mâm đồ ăn vào cho vú em, thấy Cầm Đồng bèn bảo:

- Đồ quỷ, tới đây làm gì vậy, sao không ở trên đó hầu tiệc?

Cầm Đồng đưa mâm rượu thịt cho Nghênh Xuân mà bảo:

- Tôi biếu chị đây, chị nhận cho tôi vui.

Nghênh Xuân nói:

- Bình rượu này là ở bàn tiệc, anh mang xuống đây sao được?

Cầm Đồng đành nói thật:

- Đây là rượu thịt do Ngọc Tiêu lén dọn ra rồi bưng vào thư phòng Thư Đồng ăn, nhưng Thư Đồng không có trong thư phòng, Ngọc Tiêu để đó rồi ra, tôi muốn đùa chơi nên lén vào bưng tới đây, chị nhận đi.

Ngọc Tiêu có tới tìm đừng nói ra, để tôi bắt phải chuộc.

Nghênh Xuân hỏi:

- Tới lúc Đại nương tưởng mất cái bình này rồi cho đi tìm, loạn nhà là anh mệt đó.

Cầm Đồng cười:

- Tôi có lấy bình rượu này ra khỏi bàn tiệc đâu mà sợ.

Nói xong quay ra. Nghênh Xuân đổ rượu và đồ ăn ra cho vú em và Tú Xuân ăn uống rồi giấu bình rượu đi một chỗ.

Chiều hôm dó, khách khứa ra về, gia nhân dọn dẹp đồ đạc thì thấy thiếu một bình rượu bằng bạc.

Ngọc Tiêu vội chạy vào thư phòng tìm nhưng không thấy, hỏi Thư Đồng thì Thư Đồng đáp:

- Cả ngày nay tôi theo gia gia ở ngoài, có biết gì đâu.

Ngọc Tiêu hoảng quá, bèn rỉ tai cho Tiểu Ngọc biết, Tiểu Ngọc mắng:

- Mày chết, tao lo trà, mày lo rượu, vậy mà mất bình rượu là thế nào.

Nói xong Ngọc Tiêu tìm khắp nơi, nhưng tìm mãi cũng không ra. Lát sau, tìm bình rượu không thấy, đám gia nhân loạn cả lên, người nọ đổ người kia, rồi khóc lóc than thở. Lúc Bình Nhi về phòng.

Nghênh Xuân kể lại chuyện Cầm Đồng đem bình rượu bằng bạc tới, bảo giấu đi. Bình Nhi mắng:

- Thằng chết đâm dám đùa như vậy bao giờ không, mà sao mày lại giữ dùm nó, bọn a hoàn đang sợ phát khóc lên kia kìa, mày có mau mau đem bình rượu tới đưa cho chúng nó không.

Nghênh Xuân vội ôm bình rượu đi. Lúc đó Nguyệt nương đang cho gọi Tiểu Ngọc và Ngọc Tiêu lên hỏi. Hai đứa khóc lóc.

Nguyệt nương bảo:

- Chúng bay còn khóc lóc gì nữa? Chỉ có hai đứa bay lo trà rượu bây giờ bình mất thì tính sao đây?

Ngọc Tiêu nói:

- Tôi lúc nào cũng ở cạnh nương nương để rót rượu, còn đồ vật như bát đĩa bình rượu thì do Tiểu Ngọc cai quản, tôi làm sao biết có bao nhiêu bình rượu, và là những bình nào.

Tiểu Ngọc nói:

- Tôi đi lấy trà thì còn thấy chị cầm bình rượu đó, sao lại bảo không biết?

Nguyệt nương bảo:

- Khách khứa hôm nay có gì là đông đâu, mà toàn là đàn bà, toàn những chỗ thân tình, làm sao lại mất bình rượu được. Thôi để lát nữa chủ chúng bay về rồi chúng bay trả lời, xem mỗi đứa có được một trận nên thân không.

Đúng lúc đó thì Tây Môn Khánh về tới, vào phòng Nguyệt nương, thấy hai a hoàn đang quỳ thì hỏi:

- Chuyện gì vậy?

Nguyệt nương kể lại chuyện mất bình rượu bằng bạc. Tây Môn Khánh bảo:

- Để từ từ rồi tìm cho ra. việc gì mà ầm ĩ lên vậy?

Kim Liên cũng tới, nghe vậy liền nói:

- Đồ đạc trong nhà mất mát thì phải tra hỏi chứ, mà lại là đồ quý nữa. Lần này mà tra không ra thì lần sau gia nhân tha hồ mà ăn cắp. Vả lại hôm nay là chuyện vui mừng, mất đồ không tốt.

Rõ ràng là Kim Liên muốn ám chỉ ràng đứa con của Bình Nhi sẽ chẳng ra gì. Tây Môn Khánh hiểu ý nhưng không nói gì. Đúng lúc đó thì Nghênh Xuân đem bình rượu tới. Ngọc Tiêu nói ngay:

- Đúng là cái bình đó dây rồi.

Nguyệt nương hỏi:

- Ở đâu ra đây?

Nghênh Xuân đáp:

- Anh Cầm Đồng đem tới phòng Lục nương bảo con cất giùm, thật ra không biết từ đâu đem tới.

Nguyệt nương hỏi vọng ra:

- Thằng quỷ Cầm Đồng đâu?

Đại An chạy vào thưa:

- Hôm nay Cầm Đồng phải ngủ đêm để coi nhà ở đường Sư Tử.

Kim Liên nghe xong cười khẩy. Tây Môn Khánh hỏi:

- Nàng cười gì vậy?

Kim Liên đáp:

- Cầm Đồng là gia nhân của Lục nương, rõ ràng là nó ăn cắp bình rượu rồi đem giấu tại phòng chủ, nó ỷ thế chủ mà làm bậy không trừng trị thì để làm gì. Theo tôi thì nên cho gọi nó về ngay, hỏi đầu đuôi rồi đánh cho một trận là xong. Tây Môn Khánh nghe xong nổi giận bảo:

- Nàng nói như vậy tức là bảo Lục nương muốn cái bình rượu đó rồi sai thằng Cầm Đồng ăn cắp phải không? Nàng nghĩ là Lục nương không có tiền mua nổi cái bình đó phải không?

Kim Liên thẹn đỏ mặt tía tai đáp:

- Có phải tôi bảo là Lục thư thư không có tiền đâu. Nói xong lủi mất. Tây Môn Khánh ra đại sảnh nói chuyện với Kính Tế. Kim Liên thì gặp Ngọc Lâu nói chuyện. Kim Liên nói toàn những lời trách oán Tây Môn Khánh và bôi nhọ Bình Nhi. Lát sau lại bảo:

- Sinh được đứa con trai thì cứ như là sinh Thái tử không bằng. Gia gia từ khi có con thì tôn người ta lên tận mây xanh còn coi chúng mình như đất bùn. Gia gia không thèm nhìn đến chúng mình, mà chúng mình có vô tình nói câu gì động đến người ta là y như gia gia nổi giận mắng mỏ. Ai không biết là Bình Nhi nó có tiền, lại sinh được con trai, nhưng cái gì cũng vừa phải thôi chứ. Ngọc Lâu chỉ ầm ừ cho qua. Lát sau Tây Môn Khánh và Kính Tế từ phòng khách bước ra hoa viên.

Ngọc Lâu bảo?

- Thư thư nên về phòng đi, chắc gia gia tới phòng thừ thư đó.

Kim Liên cười nhạt:

- Tới phòng người nào có con trẻ thì mới vui, chứ còn phòng chúng mình lạnh tanh vắng ngắt, không có tiếng trẻ con cười khóc, vui gì mà đến.

Đang nói thì Xuân Mai từ xa đi tới. Ngọc Lâu cười:

- Tôi nói là gia gia tới phòng thư thư, thư thư không tin. Xuân Mai nó chẳng ra gọi thư thư về là gì kia?

Đoạn hỏi Xuân Mai:

- Ngươi đi đâu vậy?

Xuân Mai bước tới đáp:

- Tôi đang định đi tìm Ngọc Tiêu dể hỏi xem chị ấy có muốn lấy ít khăn vuông không.

Ngọc Lâu hỏi:

- Gia gia bây giờ đang ở đâu?

Xuân Mai đáp:

- Gia gia đang ở phòng Lục nương.

Ngọc Lâu im lặng. Kim Liên thì cảm thấy như có ai cầm dao cắt từng khúc ruột mình, bèn nghiến răng nói:

- Quân bạc tình, từ nay nhất định không cho vào phòng tôi nữa.

Ngọc Lâu bảo:

- Sao lại nói vậy ?

Kim Liên nói rít qua hai hàm răng:

- Chứ không ư ? Bình Nhi thì hơn gì tôi, vậy mà có được đứa con trai thì một người ở trên chín từng mây. một người bị dìm xuống tận đất đen.

Trong khi Kim Liên đang thở than oán trách thì Tây Môn Khánh từ phòng Bình Nhi trở lên Sảnh đường. Có gia nhân của Tiết Thái giám đem rượu quý và các lễ vật rất hậu tới chúc mừng. Tây Môn Khánh thưởng tiền cho gia nhân nhà họ Tiết rồi cho về, Nguyệt nương sai a hoàn ra mời Tây Môn Khánh vào để Lý Quế Thư và Ngô Ngân Nhi từ giã. Tây Môn Khánh vào bảo:

- Hai nàng về làm gì, xin ở lại đây chơi, tiệc tùng còn nhiều, tôi sẽ gọi đoàn hát tới mua vui. Hai nàng là khách, cứ việc ngồi uống rượu nghe hát.

Quế Thư nói:

- Nếu gia gia có lòng giữ lại thì xin nói cho người tới báo cho mẫu thân tôi một tiếng để người được yên tâm.

Tây Môn Khánh cho hai cái kiệu trở về, lại sai người đi báo tin cho Lý bà biết.

Hôm sau, Tây Môn Khánh cho dọn tiệc lớn tại đại sảnh để đãi khách, lại mời Ứng, Tạ hai người tới tiếp khách giùm. Hai người tới sớm. Tây Môn Khánh mời ra Tụ Cảnh Đường trong hoa viên uống trà. Ứng Bá Tước hỏi:

- Tiệc hôm nay đại ca mời những ai?

Tây Môn Khánh đáp:

- Có hai Tướng công Lưu, Tiết, có Chu đại nhân ở Soái phủ, có Đô giám Kinh Nam Giang, Hạ Đề hình, Trương Đoàn luyện Tổng binh, Phạm Thiên hộ, Ngô đại ca, Ngô nhị ca và ít người nữa, nhị vị tiếp đãi giùm cho.

Nói xong thì thấy Ngô đại cữu và Ngô nhị cữu tới, đôi bên vái chào rồi cùng ngồi. Ứng Bá Tước hỏi:

- Ca nhi đã đầy tháng rồi, đã cho bồng ra ngoài chưa?

Tây Môn Khánh đáp:

- Coi vậy chứ cháu nó hãy còn non nớt, bồng ra ngoài sợ gió máy, nhưng vú em bảo là không sao cả.

Hôm nay đã cho quấn chăn thật ấm rồi bồng ra cho mấy người trong thân quyến coi rồi.

Bá Tước nói:

- Nếu như vậy thì bây giờ nhân lúc khách khứa chưa tới, xin đại ca cho bồng ca nhi ra đây cho chúng tôi thăm một chút. Tây Môn Khánh quay lại bảo gia nhân:

- Đại cữu và Nhị cữu cùng Ứng nhị gia, Tạ đại gia muốn thăm ca nhi, vào thưa với Đại nương cho bồng ca nhi ra đây một lát.

Gia nhân vào thưa. Nguyệt nương sai vú em Như Ý quấn chăn thật ấm cho Tố Quan rồi dặn bồng cho cẩn thận, lại sai Đại An đi theo canh chừng. Mọi người xúm lại coi, thấy mặt mũi khôi ngô đều khen tặng hết lời. Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu và Hy Đại đều tặng quà cho đứa nhỏ, riêng Bá Tước tặng sợi dây đeo có mấy đồng tiền Trường Mệnh. Sau đó Tây Môn Khánh cho vú em và Đại An đem Tố Quan về phòng, dặn là đi cẩn thận, kẻo ca nhi giật mình. Ứng Bá Tước nói tiếp:

- Tướng mạo ca nhi thật khôi ngô đoan chính, sau này tất phải là tay công danh quán thế chứ không vừa đâu.

Tây Môn Khánh vui lắm, đứng dậy mà vái tạ. Mọi người lại tiếp tục trò chuyện. Lát sau gia nhân vào báo là có Lưu công và Tiết công tới. Tây Môn Khánh vội sửa lại áo mũ ra tận cổng tiếp rước. Hai vị Tướng công mỗi người ngồi một kiệu, tiền hô hậu ủng mà tới. Tây Môn Khánh cúi mình vái chào rồi mời lên đại sảnh. Lát sau Chu Thủ bi., Kinh đô giám, Hạ Đề hình cùng các quan lại trong phủ huyện tới đông đủ. Ngoài cổng xe ngựa chật đường, lính hầu nhan nhản trong nhà thì gia nhân đầy tớ đứng chật nhà, xúm xít hầu hạ xung quanh. Sau vài tuần trà, Tây Môn Khánh cho cử nhạc tưng bừng rồi mời khách nhập tiệc.

Tiệc gồm mười hai bàn lớn kê dọc theo đại sảnh. Tây Môn Khánh mời hai tướng công Lưu. Tiết ngồi đầu tiệc, hai người này từ chối, nói:

- Đâu phải chỉ có chúng tôi, còn nhiều vị khác xứng đáng hơn chứ.

Chu Thủ bị đứng dậy nói:

- Nhị vị đều là đại thần trong triều, lại cao niên và nhiều đức. Người ta thường nói, bậc nội thần làm quan ba năm thì được ngồi trên thiên tử, cho nên nhị vị ngồi đầu tiệc là đúng lắm.

Hai người khiêm nhượng một hồi rồi Tiết Tướng công nói:

- Lưu ca à, liệt vị đây đã nói vậy thì mình ngồi xuống đi, kẻo chủ nhân buồn.

Nói xong, hai người ngồi xuống đối diện nhau, sau mỗi người có hai gia nhân đứng quạt. Khách khứa phân ngôi thứ mà ngồi. Nhã nhạc vang lừng, mọi người bắt đầu nhập tiệc. Thôi thì rượu quý cùng sơn hào hải vị không sao kể hết. Qua năm tuần rượu, hai nhạc công là Lý Minh và Ngô Huệ, người đàn tỳ bà, người đàn tranh, bước tới gần tiệc để đàn hát theo lệnh của thực khách. Chu Thủ bị bảo:

- Hai người hát mừng nhị vị Tướng công đây trước đi.

Lưu thái giám nói:

- Xin để nhường liệt vị trước.

Chu Thủ bị nói:

- Xin lão công không nên quá khiêm tốn như vậy khiến chúng tôi khó nghĩ.

Lưu Thái giám bèn bảo:

- Nếu vậy thì bảo hai đứa đó nó hát bài Cuôc đời như giấc chiêm bao" đi.

Chu Thủ bị nói:

- Thưa với lão công, bài đó là lời than của người chán đời quy ẩn, Tây Môn đại nhân đây hôm nay có việc vui mừng thì e rằng không nên cho hát bài đó.

Lưu Thái giám bảo:

- Nếu vậy thì bảo nó hát bài "Người đại thần quản lãnh lục cung".

Chu Thủ bị nói:

- Bài đó chỉ là những lời tạp ký, hôm nay là ngày khánh hạ, có lẽ không nên cho hát bài đó Tiết Thái giám bảo:

- Nếu vậy thì bảo chúng hát bài "Ở đời khổ nhất biệt ly".

Hạ Đề hình cười:

- Thưa lão công, bài đó lại càng không hát được.

Tiết Thái giám bảo:

- Chúng tôi là những nội quan, cả đời chỉ biết tung hô vạn tuế nên không rành về hát xướng, thôi thì để hai đứa nó muốn hát gì thì hát.

Hạ Đề hình ỷ mình là nhân viên chấp sự trong Kim Ngô Vệ lại cậy là vị quan về hình pháp, nên ngang nhiên bảo hai ca công ?

- Các ngươi nên hát khúc "Tam thập xoang". Hôm nay là tiệc mừng Tây Môn đại nhân gia quan tiến lộc và sinh quý tử, vậy các ngươi nên hát khúc đó là hợp nhất.

Tiết Thái giám hỏi:

- Có cả việc sinh quý tử nữa sao?

Chu Thủ bị đáp:

- Hôm nay cũng là tiệc mừng ngày đầy tháng của Tây Môn công tử, anh em chúng tôi là chỗ đồng liêu nên đều có lễ vật tới mừng rồi.

Tiết Thái giám quay sang bảo Lưu Thái giám:

- Lưu ca à, ngày mai chúng mình phải sai người đem lễ vật tới mừng.

Tây Môn Khánh vội đứng dậy nói:

- Tiểu sinh đây mới có được một đứa khuyển tử, không có gì đáng mừng, cúi xin nhị vị Tướng công đừng quá bận tâm.

Nói xong gọi Đại An vào mời Lý Quế Thư và Ngô Ngân Nhi ra biểu diễn đàn ca. Hai người ăn mặc xa hoa trang điểm lộng lẫy, bước ra trước tiệc lạy bốn lạy rồi hai người đi hai bên rót rượu mời khách.

Bữa tiệc tưng bừng trong tiếng đàn ca cười nói. Tới Khoảng canh một, Tiết Thái giám và Lưu thái giám đứng dậy nói:

- Hôm nay chúng ta vì tấm thịnh tình của chủ nhân mà tới đây trước là để mừng chủ nhân, sau là cùng chủ nhân và liệt vị vui tiệc, thật hân hạnh cho chúng ta lắm. Bây giờ thì chúng ta xin cáo từ.

Tây Môn Khánh đứng dậy nói:

- Chẳng mấy khi nhị vị lão công giáng lâm tới nơi chật hẹp này, xin ngồi nán lại đôi chút.

Đám khách thấy hai Thái giám Lưu, Tiết cáo từ thì cũng đứng dậy vái chào mà về. Tây Môn Khánh cùng Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu, Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại tiễn khách ra về. Ngoài cổng đèn đuốc sáng trưng, gia nhân lính hầu chạy rầm rập, mỗi vị quan là một đoàn tùy tùng tiền hô hậu ủng mà về...

Hồi 33

TRẺ THƠ KINH ĐỘNG

K hách khứa ra về, Tây Môn Khánh mời Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu, Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại ở lại uống rượu nghe nhạc, lại dặn đám nhạc công:

- Ngày mai các ngươi lại tới đây giúp ta, ta còn phải mời các bạn đồng sự và thuộc hạ trong sở tới nữa. Các ngươi gắng sức sẽ có thưởng.

Đám nhạc công đáp:

- Chúng tôi lúc nào cũng gắng sức, ngày mai chúng tôi ăn mặc đẹp và sẽ tới giúp vui.

Lát san Tây Môn Khánh cho dọn tiệc cho đám nhạc công ăn uống, sau đó cho họ ra về. Sau đó Lý Quế Thư và Ngô Ngân Nhi bước ra cười bảo:

- Quan nhân à, bây giờ đã muộn rồi, kiệu cũng đang chờ, cho chúng tôi về nhé.

Ứng Bá Tước bảo:

- Chúng tôi thì thế nào cũng xong, nhưng hôm nay có nhị vị cữu gia đây, chưa hát khúc nào cho nhị vị đây nghe mà đã đòi về là thế nào ?

Quế Thư nói :

- Nhị gia không biết nên mới nói vậy, tôi ở đây đã hai ngày liền, ở nhà chắc mẫu thân tôi mong lắm.

Bá Tước nói:

- Thôi thôi, nếu không chịu thì cứ về đi.

Tây Môn Khánh bảo :

- Để họ về là hơn, hai hôm nay họ cũng cực nhọc lắm, để tôi bảo đứa khác nó hát cho các vị nghe.

Đoạn quay lại hỏi:

- Hai nàng đã ăn uống gì chưa?

Quế Thư đáp:

- Đại nương cho chúng tôi ăn ở trong rồi.

Nói xong vái chào mọi người rồi bước ra. Tây Môn Khánh dặn theo:

- Ngày kia lại xin mời hai nàng tới, cũng phiền hai nàng mời thêm hai người nữa chẳng hạn như Trịnh Ái Nhi và Kim Xuyến Nhi cũng được. Hôm đó tôi sẽ đãi tiệc thân bằng quyến thuộc.

Ứng Bá Tước nói vọng ra:

- Ai chứ Quế Thư thì nhờ gì phải đưa tiền trước mới được.

Quế Thư cười bảo:

- Đồ quỷ lúc nào cũng đùa được.

Nói xong cùng Ngô Ngân Nhi lên kiêu mà về.

Trong này, Bá Tước nói:

- Đại ca à, ngày kia định mời những ai vậy?

Tây Môn Khánh đáp:

- Thì mời Kiều lão, nhị vị cữu gia đây, Hoa đại ca, Trầm di phu, và đám anh em mình, tất cả vui vẻ một ngày. Bá Tước nói:

- Nếu vậy thì chúng tôi cũng tới sớm như hôm nay để tiếp khách giùm đại ca.

Tây Môn Khánh bảo:

- Vậy thì quý quá, xin nhị vị hạ cố giùm cho.

Đoạn gọi Lý Minh và Ngô Huệ ra đàn ca một lúc nữa. Sau đó mọi người mới cáo từ.

Hôm sau, Tây Môn Khánh mở tiệc đãi quan viên trong huyện. Tiết Thái giám tới thăm, Tây Môn Khánh mời vào Tụ Cảnh Đường trong hoa viên uống trà. Tiết Thái giám hỏi:

- Lưu Thái giám đã cho người đem lễ vật tới chưa ?

Tây Môn Khánh đáp:

- Thưa đã cho đem tới rồi.

Tiết Thái giám lại nói:

- Xin cho đem ca nhi ra đây cho ta thăm và chúc thọ. Tây Môn Khánh không từ chối được, phải bảo Đại An gọi nhũ mẫu bế Tố Quan ra. Tiết Thái giám coi xong hết lời khen ngợi rồi gọi hai gia nhân theo mình đem hai quả đựng đầy lễ vật, gồm hai lạng bạc Bát bảo, một xấp lụa ngự dụng, bốn đồng tiền vàng Phúc Thọ Khang Ninh và nhiều thứ khác, đoạn nói:

- Ta chẳng có gì ngoài lễ mọn này đem tới tặng ca nhi.

Tây Môn Khánh đứng dậy vái tạ mà nói:

- Thật làm phiền lão công quá.

Đoạn một mặt sai tiếp nhận lễ vật, một mặt bảo đem Tố Quan vào. Hai người tiếp tục ngồi uống trà trò chuyện, gia nhân vào báo là khách tới. Tây Môn Khánh vội đứng dậy sửa lại mũ áo, bước ra nghênh tiếp.

Đám khách mới tới gồm Tri huyện Lý Đạt Thiên, Huyện thừa Tiên Thành, Chủ bạ họ Nhâm và Điển sử họ Hạ. Tây Môn Khánh mời tất cả lên sảnh đường, đám khách vái chào Tiết Thái giám và mời họ Tiết ngồi trên.

Lát sau có Thượng Cử nhân tới. Sau một tuần trà, nhạc tấu lên, Tây Môn Khánh mời mọi người nhập tiệc.

Đoàn hát đưa danh sách những bài ca múa lên Tiết Thái giám chọn vũ khúc "Hàn Trương Tử lên tiên". Đoàn vũ múa thật đẹp mắt. Tiết Thái giám vui lắm, gọi gia nhân đem ít tiền đến thưởng cho đám vũ công và nhạc công. Bữa tiệc hôm đó kéo dài tới tối mới dứt.

Trong khi đó Quế Thư về nhà, trò chuyện bàn tính cùng mẹ. Hôm sau mua nhiều lễ vật, lại tự tay làm một đôi hài, rồi sai gia nhân đem theo, rồi lên kiệu tới nhà Tây Môn Khánh. Tới nơi, Quế Thư vào phòng Nguyệt nương lạy bốn lạy mà dâng lễ vật, sau đó mới bái kiến cô mình là Kiều Nhi và Tây Môn Khánh. Nguyệt nương bảo:

- Mấy hôm nay làm phiền cháu nhiều, hôm nay lại cho nhiều thứ quá thế này ?

Quế Thư cười thưa:

- Mẫu thân cháu nói rằng bây giờ quan nhân đã làm quan, không thể lui tới đằng cháu được nữa, nên dạy cháu soạn lễ mọn hôm nay để tới xin Đại nương nhận làm mẹ nuôi cho cháu để cháu còn có thể tới lui nơi đây.

Nguyệt nương mời Quế Thư uống trà rồi hỏi:

- Ngô Ngân thư và hai người kia sao không thấy tới ?

Quế Thư đáp:

- Ngân Nhi biết rồi, sao giờ này chưa thấy tới. Hôm kia gia gia có dặn cháu mời hai chị Trịnh Ái Hương và Hàn Kim Xuyến, cháu đã mời rồi. Chắc cũng sắp tới.

Vừa dứt lời thì Ngân Nhi, Ái Hương và một thiếu nữ mặc xiêm áo đại hồng tới. Ngân Nhi thấy Quế Thư đã cởi áo ngoài đang ngồi uống trà thì bảo:

- Sao thư thư không chờ chúng tôi mà tới trước một mình vậy?

Quế Thư cười:

- Tôi đang đợi thư thư ở nhà thì mẫu thân tôi bảo là có thể thư thư đi trước rồi, do đó tôi vội đi, ngờ đâu lại tới trước hết.

Ngân Nhi bảo:

- Nếu vậy thì chúng tôi tới chậm rồi.

Nguyệt nương tươi cười:

- Không chậm đâu, à cô nương kia, xin lỗi phương danh quý tính là gì?

Ngân Nhi đáp:

- Thư thư đó là em gái của Hàn Kim Xuyến, tức là Ngọc Xuyến.

Nguyệt Thư sai Tiểu Ngọc bày đồ ăn và bánh trái mời mọi người. Quế Thư muốn chứng tỏ mình là con nuôi của Nguyệt nương, bèn lăng xăng đứng ra dọn dẹp các thứ, lại gọi:

- Ngọc Tiêu ơi, có trà không, cho ra đây một bình đi.

Lát sau lại gọi:

- Tiểu Ngọc ơi, đem cho chị chút nước rửa tay coi.

Ngọc Tiêu và Tiểu Ngọc nhất nhất nghe lời. Bọn Ngân Nhi lấy làm lạ lắm nhưng không tiện hỏi nhau. Lát sau mấy người ăn xong, Quế Thư bảo:

- Ngân Thư à, ba người ăn xong rồi thì lấy nhạc khí ra đàn hát cho Đại nương nghe, tôi cũng hát một bài trước rồi. Ngân Nhi và hai người kia chỉ biết làm theo. Ngân Nhi đàn tranh, Ái Hương đàn tỳ bà cho Ngọc Xuyến hát khúc "Bát thanh cam châư". Khúc hát vừa dứt, Ngân Nhi bỏ đàn xuống hỏi Nguyệt nương:

- Chẳng hay hôm nay trong tiệc có những vị nào?

Nguyệt nương đáp:

- Tiệc hôm nay chỉ toàn thân bằng quyến thuộc mà thôi.

Quế Thư nói:

- Hôm nay không có hai cái ông già lẩm cẩm hôm nọ đâu.

Nguyệt nương cười:

- Đúng rồi, hôm nay không có hai vị đó. Hôm qua Tiết Thái giám tới tặng lễ vật nên mời luôn. Lưu thái giám không có mặt. Quế Thư cũng cười:

- Ông Thái giám họ Lưu thì cũng còn tạm, chứ cái ông họ Tiết thì quả là không thể mê nổi.

Nguyệt nương bảo:

- Hai vị đó là nội quan đấy mà, cũng hơi lẩm cẩm một chút, nhưng mình cứ khéo léo một chút là đẹp.

Quế Thư nói:

- Nương nương dạy rất đúng, nhưng hai vị đó tính tình buồn cười, ăn nói cũng kỳ lạ lắm, khác hẳn mọi người.

Đang nói chuyện thì Đại An vào bảo:

- Khách đã tới được quá nửa, họ đang chờ đợi mà các thư thư lại ở đây, chưa sửa soạn để lên đại sảnh sao?

Nguyệt nương hỏi:

- Có những ai tới rồi?

Đại An đáp:

- Có Kiều đại gia, Hoa đại gia, nhị vị cữu gia, Tạ đại gia và mấy người nữa.

Quế Thư hỏi:

- Hôm nay có hai ông trời họ Ứng họ Chúc tới không?

Đại An đáp:

- Trong các vị anh em kết nghĩa với gia gia thì không thiếu ai cả. Ứng nhị gia đã tới từ sáng sớm nhưng hiện đi công việc cho gia gia, chắc cũng sắp về.

Quế Thư bảo:

- Ái dà, gặp mấy ông đó thì mệt lắm, tiệc hôm nay chưa biết bao giờ mới tan. Cớ lẽ hôm nay tôi không ra đâu, tôi ở trong này hát cho mẹ nuôi tôi nghe còn hơn.

Đại An bảo:

- Có thư thư là chính mà không ra sao được?

Nói xong bước ra. Quế Thư nói với Nguyệt nương:

- Nương nương không biết đâu, ông Chúc Thật Niệm lắm mồm lắm miệng hơn ai hết, lại hay cợt nhả vô duyên, ông đó với ông Tôn Thiên Hóa mà hợp lại thì không còn ai nói ngoài hai ông đó cả, trong tiệc có ai phản đối hai ông đó cũng mặc kệ. Ái Hương nói:

- Cái ông họ Chúc đó hôm nọ tới nhà tôi, bỏ ra mười lạng bạc để mời em tôi là ái Nguyệt, mẫu thân tôi nói rằng em tôi hiện được một vị khách phương nam mời hơn tháng nay nên không thể đi được. Ông họ Chúc này vì ăn tiền của Trương nhị quan để mời, nay thấy vậy nhất định không chịu. Mẫu thân tôi chưa biết tính sao thì Trương nhị quan cưỡi ngựa tới, có bốn năm tên gia nhân theo hầu, tất cả đều ngồi giữa cửa nhà tôi không chịu đi. Ông họ Chúc phải quỳ xuống xin với mẫu thân tôi là cứ nhận tiền rồi mời Ái Nguyệt ra một chút cho thấy mặt cũng được, ông ấy làm chúng tôi cười gần chết, người đâu mà dai như đỉa.

Đoạn quay sang Quế Thư bảo:

- À hôm nọ tôi ra ngoại thành gặp Chu Tiếu Nhi, nói là có lần tới thăm thư thư nhưng không gặp.

Quế Thư vội đưa mắt làm hiệu rồi nói:

- Đâu có, ông ta tới tìm chị tôi là Quế Khanh đấy chứ, hôm đó tôi tới đây mà.

Ái Hương lại hỏi:

- Nếu thư thư không giao thiệp với ông ta thì sao ông ta lại bảo là quen thư thư ?

Quế Thư vội nói:

- Ôi thì người ta nói sao chẳng được, mẫu thân tôi cấm không cho tôi quen với ai hết. Trong lúc mọi người đang trò chuyện thì ngoài sảnh đường, khách khứa đã tới đông đủ. Tây Môn Khánh đội mũ đeo đai mời mọi người nhập tiệc. Mọi người đều nhường cho Kiều đại hộ ngồi đầu tiệc. Sau đó Tây Môn Khánh cho mời mấy ca nữ ra. Ba ca nữ bước ra, trang điểm lộng lẫy, mùi son phấn ngào ngạt.

Ứng Bá Tước vừa nhìn đã xuýt xoa rồi bảo:

- Sao lại chỉ có ba người ?

Đoạn quay lại hỏi Tây Môn Khánh:

- Xin chủ nhân cho biết, còn Lý Quế Thư đâu, sao không thấy?

Tây Môn Khánh đáp:

- Tôi cũng không biết.

Nói xong bảo ba người cứ bắt đầu. Ái Hương đàn tranh, Nhân Nhi đàn tỳ bà, Ngọc Xuyến gõ phách, cả ba vừa đàn vừa hát khúc "Thủy tiên tử". Bàn tiệc gồm mười bốn người, ba ca nữ hát xong thì tới rót rượu cho từng thực khách. Mọi người ăn uống vui vẻ cười nói ồn ào. Rượu chảy như suối, thức ăn dọn lên tới tấp, đám bạn kết nghĩa của chủ nhà ăn uống như sấm chớp. Rượu được vài tuần, ca hát cũng được vài bài thì Ứng Bá Tước cất tiếng:

- Chủ nhân ơi, mọi người vui vẻ chuyện trò như thế này, có ai nghe hát đâu, xin ba nàng đừng hát làm gì cho mệt, chủ nhân mời ba nàng tới rót rượu cho chúng tôi còn hơn là ngồi đó mà hát.

Tây Môn Khánh cười:

- Để họ hát cho mình nghe có phải thích hơn không, vả lại lúc đầu tiệc họ đã rót rượu mời rồi.

Ái Hương nói móc:

- Ứng nhị gia chỉ biết ăn uống chứ đâu biết nghe hát.

Ứng Bá Tước tức quá, đứng dậy quát.

- Đại An đâu, mày lôi cổ bọn xấc láo đó lại đây.

Đại An đứng im. Ứng Bá Tước bước tới, hai tay nắm hai người kéo lại bàn tiệc bắt chuốc rượu. Ái Hương kêu lên:

- Ông này lạ chưa, làm gì mà lôi kéo người ta thế này?

Ứng Bá Tước nói:

- Con dâm phụ khốn nạn kia tao nói cho mày biết là thời giờ có hạn, mày phải tới chuốc rượu cho mọi người.

Mấy ca nữ không muốn sinh chuyện, sợ phật lòng Tây Môn Khánh nên nhẫn nhục tới chuốc rượu cho từng người. Lúc Ngân Nhi tới chuốc rượu cho Ứng Bá Tước thì Bá Tước hỏi:

- Quế Thư hôm nay đâu sao không thấy?

Ngân Nhi đáp:

- Nhị gia còn hỏi nữa hay sao Quế Thư bây giờ đã trở thành con nuôi của Đại nương nhà này rồi, hiện đang ngồi trong nhà với Đại nương. Hôm nay hẹn nhau tới đây, tôi cứ ngồi nhà chờ, mãi sau không thấy, mới sai a hoàn tới hỏi thì bảo là Quế Thư đi từ sớm rồi. Chúng tôi tới đây thì thấy Quế Thư lăng xăng làm việc trong nhà, sai bảo a hoàn, nói năng với Đại nương ngọt xớt, chúng tôi chẳng hiểu làm sao. Mãi vừa rồi, gặp Lục nương nhà này, chúng tôi mới được biết rằng Quế Thư soạn lễ vật rất hậu, lại tự tay làm một đôi hài, đem tới biếu Đại nương và xin làm con nuôi. Như vậy thì người ta đâu có phải ra hát và chuốc rượu như chúng tôi nữa.

Ứng Bá Tước nói:

- Con khốn đó có ra đây hay không, chuyện đó ta không cần nữa, nhưng ta nói cho nàng biết là con khốn đó ranh lắm. Bây giờ quan nhân đây đã là một vị quan trong ngành hình pháp, thứ nhất là nó muốn dựa thế, thứ nhì là nó muốn kiếm cách đi lại với nhà này mà kiếm chác, do đó mới giả ý xin vào làm con nuôi Đại nương. Ta đoán như vậy, nàng coi có đúng không ? Nhưng để ta nói cho nàng nghe, nó đã tưởng là khôn, nhưng bây giờ ta chỉ cho nàng là ngày mai nàng cũng sẵn lễ vật thật hậu, đem tới xin làm con nuôi của Lục nương, trong nhà này, bây giờ Lục nương mới là người có ưu thế. Nàng thử nghĩ coi ta nói đúng hay không ?

Ngân Nhi đáp:

- Nhị ra nói rất đúng, để tôi về bàn tính với mẫu thân tôi.

Nói xong sang chuốc rượu cho người khác. Lát sau Hàn Ngọc Xuyến tới chuốc rượu. Ứng Bá Tước hỏi:

- Chị của nàng hôm nay ở nhà làm gì?

Ngọc Xuyến đáp:

- Hồi này chị tôi ở nhà có người bao, nên không đi hát ở ngoài.

Bá Tước nói:

- Hồi tháng năm vừa rồi ta tới nhà nàng thì đã không gặp chị nàng nữa rồi.

Ngọc Xuyến nói:

- Tại hôm đó nhị gia không chịu ngồi nán lại một chút, chỉ lát sau là chị tôi ra.

Bá Tước bảo:

- Hôm đó nhà nàng có khách lạ, lại thêm quan nhân ở đây cho người tới mời nên ta không ngồi lâu được.

Ngọc Xuyến chuốc cho Bá Tước một chung, Bá Tước uống cạn, Ngọc Xuyến lại rót một chung nữa, Bá Tước bảo:

- Thôi thôi, rót ít thôi, ta không uống nổi nữa.

Ngọc Xuyến nói:

- Nếu nhị gia không uống nữa thì để lát tôi hát cho nhị gia nghe.

Bá Tước bảo:

- Nàng thật dễ thương như vậy mới khá được, chứ chanh chua đỏng đảnh như con khốn họ Trịnh thì nay mai chết đói không có cơm ăn cũng chẳng ai thương.

Trịnh Ái Hương đứng bên nghe được bèn nói:

- Thôi đi, chỉ giỏi chửi mắng người khác mà thôi.

Tây Môn Khánh bảo:

- Nhị ca thật chả ra sao, hồi nãy thì bảo là không nghe hát, bây giờ lại thích nghe hát.

Bá Tước bảo:

- Hồi nãy tôi muốn chuốc rượu, nhưng bây giờ tôi muốn nghe hát thì sao. Trong túi tôi còn ít tiền, có thể thưởng cho người nào hát hay cơ mà.

Ngọc Xuyến đem cây tỳ bà tới hát một bài ngắn. Tiếng hát dứt, Bá Tước hỏi:

- Chủ nhân à, sao không cho Quế Thư ra đây ? Tây Môn Khánh đáp:

- Chắc là hôm nay Quế Thư không tới.

Bá Tước nói:

- Tôi vừa nghe tiếng hát của nàng ở hậu đường mà, chẳng lẽ tôi nói láo hay sao.

Đoạn quay bảo Đại An:

- Ngươi vào mời Quế Thư ra đây.

Đại An nói:

- Nhị gia nghe lầm rồi, đó là tiếng đàn hát của nữ tiên sinh Ức đại thư trong phòng Đại nương tôi.

Bá Tước bảo:

- Thằng khốn đừng có nói láo, để tao đích thân vào trong đó xem có đúng không.

Chúc Thật Niệm nói với Tây Môn Khánh:

- Đại ca cho mời Quế Thư ra đây đi, không hát cũng được, nhưng rót cho các vị đây mỗi người một ly rượu là vui rồi. Tôi biết là hôm nay Quế Thư có tới đây.

Tây Môn Khánh không biết làm sao đành bảo Đại An vào mời Quế Thư. Quế Thư đang ở trong phòng Nguyệt nương, đánh đàn tỳ bà và hát cho Nguyệt nương, Ngô đại cữu mẫu, Dương cô nương và Phan bà nghe, thấy Đại An vào mời thì hỏi:

Ai sai ngươi vào mời ta vậy?

Đại An đáp:

- Gia gia sai tôi vào thưa là mời cô nương ra rót một tuần rượu.

Quế Thư nói với Nguyệt nương:

- Nương nương xem gia gia thế đấy, hồi nãy con đã nói là không ra, vậy mà bây giờ lại sai gọi ra.

Đại An nói:

- Khách khứa thúc giục quá, gia gia từ chối mấy lần không được nên mới phải sai tôi vào mời đó.

Nguyệt nương bảo:

- Nếu vậy thì con cũng nên ra một tí, xong rồi vào ngay cũng được chứ gì.

Quế Thư lại hỏi:

- Đại An, có thật gia gia sai gọi ra không? Nếu là đám họ Ứng họ Chúc sai ngươi thì nhất định ta không thèm ra đâu.

Đại An đáp:

- Gia gia gọi thật mà.

Quế Thư uể oải bước tới bàn trang điểm của Nguyệt nương trang điểm lại hồi lâu rồi mới chậm rãi yểu điệu bước ra đại sảnh. Mọi người đều hướng mắt về Quế Thư, thấy nàng ăn mặc rực rỡ, nhan sắc cực kỳ lộng lẫy, mùi lan xạ xông lên ngào ngạt. Quế Thư bước ra gần bàn tiệc, miễn cưỡng lạy một lạy rồi dùng quạt kim phiến che mặt, thẹn thùng khép nép đứng trước mặt Tây Môn Khánh chờ đợi. Tây Môn Khánh bảo Đại An:

- Ngươi mang một cái đôn ra đây để Quế Thư ngồi tiếp rượu Kiều đại hộ.

Kiều đại hộ vội nghiêng mình nói:

- Tôi quả không dám khiến nàng phải nhọc công. Vả lại còn các liệt vị đây nữa.

Tây Môn Khánh nói:

- Thì cứ xin tiếp Kiều đại gia trước.

Quế Thư nhẹ vén tay áo, nâng chén vàng mời Kiều đại hộ. Kiều đại hộ trân trọng đứng dậy nhận rượu. Ứng Bá Tước thấy vậy bảo:

- Xin Kiều đại gia ngồi xuống để nàng đứng hầu, bởi vì ca hát chuốc rượu là nghề của nàng, nàng tới đây thì phải làm bổn phận.

Kiều đại hộ nói:

- Nhị gia à, tiểu thư đây là dưỡng nữ của quan nhân đây, làm thế này cũng đã khiến tôi khó nghĩ lắm rồi.

Ứng Bá Tước nói:

- Xin đại gia cứ yên tâm, nàng đây trước là người thế nào, liệt vị đây ai cũng biết, bây giờ thấy đại ca tôi làm quan nên mới tới xin làm con nuôi mà thôi.

Quế Thu thẹn đỏ mặt bảo:

- Này, tôi không trêu chọc gì nhị gia đâu nhé, đừng có ăn nói hồ đồ.

Tạ Hy Đại nói:

- Thật vậy sao? Thế mà tôi không được biết. Thôi thì nhân có đủ mặt liệt vị đây, mỗi người xin góp năm phân bạc để gọi là mừng đại ca chúng tôi mới có được cô con gái nuôi xinh đẹp.

Bá Tước tiếp lời:

- Bây giờ đại ca làm quan rồi có khác, tự nhiên có ngay một cô con gái nuôi.

Tây Môn Khánh mắng át đi:

- Thôi đi, rượu vào rồi ăn nói bậy bạ.

Bá Tước cãi:

- Tôi nói vậy không đúng sao mà bảo là bậy bạ.

Trịnh Ái Hương đang chuốc rượu cho Trầm di phu, cười bảo:

- Ứng nhị gia à, Lý Quế Thư đã là con gái nuôi của quan nhân đây rồi thì nhị gia xin làm con trai nuôi đi. việc gì phải nói ra nói vào.

Bá Tước tức quá quay lại bảo:

- Con khốn, mày muốn chết phải không?

Quế Thư bảo:

- Hương thư thư à, xin thư thư mắng cho ông họ Ứng này vài câu thích đáng giùm tôi.

Ái Hương bảo:

- Thứ đó nói làm gì cho bẩn miệng.

Bá Tước quát:

- Con dâm phụ khốn khiếp kia, mày dám ăn nói hỗn láo như vậy hay sao?

Quế Thư bảo:

- Đồ mắc dịch, có im cái miệng đi không, chỗ này đâu phải chỗ ồn ào Đoạn quay lại Tây Môn Khánh:

- Sao gia gia cứ để cho hắn ăn nói hàm hồ rồi làm rầm rĩ lên vậy?

Tây Môn Khánh cười:

- Tên chó chết có im đi không ? Để cho người ta mời rượu, gây sự làm gì ?

- Con giặc cái dâm phụ giỏi thật, mày ỷ thế phải không ? Thôi tao sợ mày rồi, mày gọi gia gia ngọt xớt mà.

Đoạn quay sang nói với Tây Môn Khánh:

- Thôi đừng bảo nó chuốc rượu nữa, bắt nó hát cho mọi người nghe đi.

Bữa tiệc lại tiếp tục trong ồn ào, trong tiếng nói cười vui vẻ, trong tiếng đàn ca không dứt.

Về phần Kim Liên, từ khi Bình Nhi sinh con trai thì thấy Tây Môn Khánh ở cả ngày cả đêm bên phòng Binh Nhi, trong lòng ghen tức lắm. Lúc đó biết Tây Môn Khánh vui tiệc với khách khứa tại sảnh đường, bèn tới bàn phấn sửa lại đôi mày, tô lại nét môi rồi bước ra. Tới ngoài bỗng nghe tiếng trẻ khóc từ phòng Bình Nhi, Kim Liên liền rẽ vào hỏi:

- Ca nhi làm sao mà khóc dữ vậy ?

Nhũ mẫu Như Ý đáp:

- Lục nương có việc vào nhà trong, ca nhi nhớ hơi mẹ nên khóc.

Kim Liên mỉm cười, bước tới đùa với đứa nhỏ:

- Thằng chó, mới bấy nhiêu mà đã biết tìm mẹ rồi, để dì bồng mày vào tìm mẹ nhé. Nói xong định giơ tay bồng Tố Quan, nhưng nhũ mẫu Như Ý nói:

- Xin Ngũ nương đừng bồng ca nhi, sợ lại bậy làm ướt hết xiêm y của Ngũ nương đấy.

Kim Liên bảo:

- Ăn thua gì, ướt thì ướt chứ sao ? Cứ để tôi bồng đi.

Nói xong bồng Tố Quan vào lòng, đi thẳng về phía hậu đường, vừa đi vừa đưa Tố Quan lên cao, rồi lại hạ xuống, cứ như thế cho tới gần phòng Nguyệt nương. Nguyệt nương đang đứng tại hành lang chỉ huy gia nhân lo hầu tiệc. Kim Liên gọi:

- Đại nương, ca nhi đi tìm mẹ nó đây này.

Nguyệt. nương quay ra hoảng hồn kêu lên:

- Ngũ muội muội, sao lại bồng ca nhi tới đây làm gì? Thế này có chết không chứ. Mà sao lại bồng cao thế kia, làm ca nhi sợ thì sao ? Mẹ nó đang bận rộn trong nhà đây này.

Đoạn quay vào gọi:

- Lục muội muội, ra đây mau lên, con trai đang đi tìm đây này.

Bình Nhi hoảng hốt chạy ra, thấy Kim Liên đang bồng con mình thì cười bảo:

- Mới bây nhiêu mà đã biết tìm mẹ rồi sao? Cháu ở nhà đã có nhũ mẫu và a hoàn rồi, việc gì phải làm nhọc công Ngũ thư thư bồng vào đây.

Kim Liên cười:

- Tôi đi ngang, nghe cháu khóc quá, ghé vào hỏi thăm thì nhũ mẫu bảo là cháu nhớ mẹ, tôi liền bồng vào đây.

Nói xong trao Tố Quan cho Bình Nhi. Nguyệt nương bảo:

- Đem con về phòng đi, đừng làm nó sợ.

Bình Nhi ôm con về, bảo nhũ mẫu.

- Tôi không có đây, em khóc thì chị phải dỗ em, chứ sao lại giao cho Ngũ nương bồng vào trong tìm tôi?

Như Ý đáp:

- Tôi đã có nói, nhưng Ngũ nương nhất định đòi bồng thì làm sao. Bình Nhi bảo:

- Lần sau không được như vậy nữa.

Đoạn dỗ con ngủ. Tố Quan ngủ ngoan được một chút thì bỗng khóc thét lên, dỗ thế nào cũng không nín, sau đó bị nóng lạnh. Bình Nhi hoảng quá không biết làm sao, nhũ mẫu Như Ý thì lo sợ khóc lóc.

Trong khi đó buổi tiệc trên đại sảnh đã tàn. Khách khứa ra về, Nguyệt nương tặng cho Quế Thư một bộ xiêm y đắt giá, hai lạng bạc và vài món khác. Lúc đó trời cũng đã chiều, Tây Môn Khánh tiễn khách xong là tới ngay phòng Bình Nhi để thăm con. Chưa tới nơi đã nghe tiếng con khóc lặng từng hồi, vội ba chân bốn cẳng chạy vào hỏi:

- Sao vậy? Bình Nhi không dám nói việc Kim Liên bồng Tố Quan qua hoa viên vào hậu đường mà chỉ đáp:

- Không biết sao nữa, đang ngủ ngoan thì giật mình khóc lặng đi, sữa cũng không chịu bú.

Tây Môn Khánh gắt:

- Thì nàng phải dỗ dành cho con nín đi chứ.

Đoạn quay sang mắng nhũ mẫu:

- Chị chỉ có việc giữ em, cho em bú mà cũng không chịu săn sóc em nữa.

Nói xong vào hậu đường kể cho Nguyệt nương, Nguyệt nương biết ngay là tại Kim Liên, nhưng không dám nói ra, chỉ đáp:

- Để ngày mai tôi cho gọi Lưu bà tới xem sao.

Tây Môn Khánh gắt:

- Đừng có gọi con mẹ đó, nó mà biết gì, sai gia nhân mời lang y tới cho tôi.

Nguyệt nương bảo:

- Con nó mới hơn một tháng, bệnh tật gì đâu mà phải mời lang y.

Sáng hôm sau, Tây Môn Khánh ra phủ thì Nguyệt nương cho mời Lưu bà tới, nói là Tố Quan bị kinh sợ mà khóc rồi nóng lạnh. Lưu bà cho uống thuốc, lát sau thì Tố Quan ngủ yên. Nguyệt nương, Bình Nhi và nhũ mẫu thở phào nhẹ nhõm. Thật là:

Chuyện này giữ trong lòng,.

Chẳng một ai dám nói.

Hồi 34

MỘT CHUYỆN ĐÙA DAI

T ây Môn Khánh từ phủ Đề hình về nhà là hỏi ngay:

- Ca nhi thế nào? Đã khá chưa?

Nguyệt nương đáp:

- Tôi đã cho gọi Lưu bà tới cho thuốc rồi, thằng nhỏ uống thuốc xong thì không khóc, không ọc sữa nữa, ngủ yên từ nãy tới giờ rồi.

Tây Môn Khánh đáp:

- Con mẹ đó mà biết gì, đáng lẽ phải mời lang y tới thăm bệnh cho cẩn thận. Nhưng thôi, ca nhi khá rồi thì không sao, nếu còn không khỏi thì để tôi lôi con mẹ đó lên phủ Đề hình cho một trận.

Nguyệt nương nói:

- Sao lại nói vậy? Con mình uống thuốc của người ta bây giờ đã khỏe rồi, sao lại định làm khó dễ người ta.

A hoàn dọn cơm lên, Tây Môn Khánh mới ăn được vài miếng thì Đại An vào báo là Ứng Bá Tước đến. Tây Môn Khánh bảo Đại An mời Ứng Bá Tước vào Tụ Cảnh Đường trong hoa viên, đem trà ra mời, rồi quay lại bảo Nguyệt nương:

- Bảo gia nhân dọn cơm rượu ra, gọi Kính Tế nó tới tiếp, lát nữa tôi ra.

Nguyệt nương hỏi:

- Chàng nhờ người ta chuyện gì mà bây giờ mới tới.

Tây Môn Khánh đáp:

- Ứng nhị ca cho biết là có một thương gia muốn bán gấp một số lớn tơ lụa vải sợi, đòi giá năm trăm lạng. Tôi định trả bốn trăm năm chục lạng rồi nhờ Ứng nhị ca thương lượng. Hôm qua tôi đã sai Lai Bảo theo Ứng nhị ca tới coi đặt trước hai chục lạng, hẹn là hôm nay sẽ chồng đủ. Tôi nghĩ rằng đường Sư Tử cũng là nơi thị tứ, buôn bán được, mình lại sẵn nhà đó, chi bằng mình dùng nhà đó để mở một tiệm buôn bán tơ lụa vải sợi, cho gia nhân tới trông coi lấy lời, mà khỏi phải cắt người tới coi nhà. Lại thêm Lai Bảo cũng đang làm việc quan, nó có thể giúp mình trong việc làm ăn này.

Nguyệt nương bảo:

- Như vậy mình phải tìm một quản gia thạo việc buôn bán chứ.

Tây Môn Khánh nói:

- Ứng nhị ca đã nói với tôi rồi, nhị ca có người quen, họ Hàn chuyên làm nghề tơ sợi, nhưng nay hết vốn nằm nhà. Ứng nhị ca cho biết, người họ Hàn này chữ nghĩa thông thạo, kế toán giỏi, tính tình đứng đắn. Ứng nhị ca tự đứng ra bảo lãnh, định là hôm nào sẽ dẫn tới gặp tôi để làm hợp đồng.

Nói xong bảo Nguyệt nương lấy bốn trăm năm chục lạng bạc, sai Lai Bảo đem ra. Tại phòng khách ở hoa viên, Ứng Bá Tước và Kính Tế ăn cơm xong, Bá Tước đang nóng ruột thì thấy Lai Bảo đem bạc ra, trong lòng mừng lắm. Lát sau Tây Môn Khánh tới, cùng Bá Tước uống trà nói chuyện. Bá Tước nói:

- Tối qua tiệc tùng say sưa, về tới nhà thì đã trễ rồi. Sáng sớm hôm nay tôi phải đi ngay đó.

Tây Môn Khánh cười bảo:

- Số bạc này đủ bốn trăm năm chục lạng, hôm nay tốt ngày, giao tiền rồi lấy xe chở hàng về căn nhà ở đường Sư Tử cho xong đi.

Bá Tước nói:

- Đại ca tính rất phải.

Nói xong cùng Lai Bảo ôm bạc lên ngựa mà đi. Tới nơi, đôi bên làm giấy tờ mua bán. Bá Tước chỉ đưa cho người thương khách bốn trăm hai chục lạng, còn ba chục lạng thì giữ lại, bảo là tiền trả công làm trung gian. Lai Bảo cũng được chia chút ít trong số ba chục lạng đó. Xong xuôi hai người cho chất hàng lên xe chở ngay về, xếp cẩn thận trong căn nhà ở đường Sư Tử rồi khóa cửa lại, sau đó trở về báo cho Tây Môn Khánh biết. Tây Môn Khánh bảo Bá Tước chọn ngày tốt, dẫn người họ Hàn tới.

Tới ngày đó, hai người cùng lại, Tây Môn Khánh thấy họ Hàn vào khoảng tam tuần, mặt mày tươi tỉnh, cử chỉ đoan chính, ăn nói nhã nhặn thì mừng lắm, bằng lòng làm hợp đồng ngay. Từ đó Hàn quản gia cùng Lai Bảo trông coi tiệm tơ sợi của Tây Môn Khánh tại đường Sư Tử. Mỗi ngày cũng bán được tới mấy chục lạng.

Thời gian như bóng câu qua cửa, thấm thoắt đã tới ngày rằm tháng tám, là sinh nhật của Nguyệt nương. Trong nhà lại rộn rịp tiệc tùng khách khứa. Nguyệt nương giữ Ngô đại cữu mẫu, Phan bà, Dương cô nương ở lại chơi một hai ngày. Vì Ngô đại cữu mẫu ở hậu đường với Nguyệt nương, Tây Môn Khánh không tiện vào đó, do đó tới phòng Bình Nhi, và định ngủ lại đó. Nhưng Bình Nhi bảo:

- Con nó cũng chưa khỏe hẳn, sợ đêm nó khóc làm chàng thức giấc, hay là chàng qua nghỉ bên Ngũ thư thư.

Tây Môn Khánh cười:

- Nàng nói, ta đâu dám cãi.

Lúc đó Phan bà đang trò chuyện với con gái. Kim Liên thấy Tây Môn Khánh tới thì mừng quýnh, vội bảo mẹ sang ngủ bên Bình Nhi, rồi trang điểm thật đẹp đón tiếp Tây Môn Khánh, chiều chuộng đủ điều, uốn éo đong đưa dể mong giữ Tây Môn Khánh mọi đêm như trước. Thật là:

Đêm thu giấc ngủ đang nồng, Mộng uyên ương chứa bên trong bao tình.

Trong khi đó Bình Nhi thấy Phan bà lò dò sang xin ngủ nhờ thì vồn vã mời ngồi, rồi sai Nghênh Xuân dọn rượu thịt ra mời. Sau đó sai dọn giường chiếu sạch sẽ để Phan bà ngủ.

Sáng hôm sau Bình Nhi tặng Phan bà một cái áo mới, một xấp lụa, một đôi hài và ít tiền. Phan bà cười tít mắt đem về đưa cho Kim Liên coi rồi bảo:

- Lục nương cho ta đấy.

Kim Liên ngó qua rồi nói:

- Mấy thứ này thường quá, mẫu thân lấy về làm gì ?

Phan bà bảo:

- Người ta có lòng tốt cho ta, sao con nói vậy? Mày có cho ta được cái gì bao giờ đâu.

Kim Liên đáp:

- Con đâu giàu có như người ta mà mẫu thân đem ra so sánh đến ngay vật dụng của con còn chưa đủ thì lấy đâu mà cho mẫu thân được. Bây giờ mẫu thân đã nhận quà tặng của người ta rồi thì phải soạn một mâm hoa quả, một bình rượu sang mà cám ơn người ta chứ. Sáng hôm sau, nhân lúc Tây Môn Khánh vắngnhà, Kim Liên sai Xuân Mai đem một mâm hoa quả và một bình rượu sang thưa với Bình Nhi:

- Phan bà và nương nương tôi xin mời nương nương uống chén rượu. Bình Nhi bảo:

- Thật làm Ngũ nương phí tâm quá.

Lát sau thì Phan bà và Kim Liên sang Bình Nhi mời hai người cùng ngồi rót rượu uống. Xuân Mai đứng hầu một bên. Ba người trò chuyện thì Thu Cúc vào bảo Xuân Mai:

- Chị ra mở cổng hoa viên cho cậu Kính Tế vào nhà lấy quần áo thay.

Kim Liên bảo Xuân Mai:

- Ngươi ra nói với cậu Kính Tế là lấy quần áo xong rồi tới đây uống chén rượu.

Xuân Mai trở ra, lát sau quay lại thưa:

- Cậu Kính Tế thay quần áo xong thì đi luôn chứ không chịu vào đây.

Kim Liên gắt:

- Thì mày với Tú Xuân phải chạy theo gọi vào đây chứ.

Hai đứa chạy ra dẫn được Kính Tế vào. Kim Liên bảo:

- Tôi có lòng tốt cho Xuân Mai ra mời cậu vào uống chén rượu, sao cậu lại từ chối?

Nói xong quay lại bảo Xuân Mai:

- Mày rót rượu mời cậu xơi.

Kính Tế kéo ghế ngồi xuống. Xuân Mai rót một chung rượu mời Kính Tế. Kính Tế thấy chung rượu lớn quá thì hoảng sợ nói:

- Ngũ nương cho uống thì tôi không dám chối từ, nhưng không dám uống nhiều đâu, ở ngoài tiệm bao nhiêu người đang chờ tôi đó.

Kim Liên bảo:

- Thì cứ để họ chờ một lát, có sao đâu. Uống ít nhiều cho ấm bụng đã. Đàn ông thì phải uống chung lớn, chứ uống chung nhỏ như đàn bà coi sao được.

Phan bà nói:

- Thôi cậu ấy bận việc thì để cậu ấy uống một chung lớn này là được rồi.

Kim Liên bảo mẹ:

- Mẫu thân tin được lời của cậu ấy hay sao? Bận gì mà bận, ngồi đây uống rượu một lát thì đã chết ai chưa.

Kính Tế cười, nâng chung rượu uống hai hớp nhỏ. Phan bà bảo:

- Cậu ấy có vẻ không uống được rượu. Xuân Mai xem có hoa quả gì cho cậu ấy đưa cay chứ.

Xuân Mai cố tình lựa hai trái ổi xanh cho Kính Tế. Kính Tế ghé răng cắn mà ăn, tiếng nhai ròn tan.

Phan bà bảo:

- Tuổi trẻ có khác, răng tốt thật. Chẳng bù cho những người già cả như tôi, thức ăn gì hơi cứng một chút là chịu, không nhai nổi.

Kính Tế cười:

- Tôi thì chỉ có đá và sừng trâu là không nhai được mà thôi. Nói xong nâng chung uống cạn. Kim Liên sai Xuân Mai rót đầy chung cho Kính Tế rồi bảo:

- Chung rượu vừa rồi là tôi mời, còn mẫu thân tôi và Lục nương đây nữa, nghĩa là cậu phải uống ba chung. Uống xong ba chung thì tha cho cậu.

Kính Tế nói:

- Xin Ngũ nương thương tôi, quả là tôi không uống thêm được nữa, uống hết chung vừa rồi mặt tôi đã đỏ rần lên đây này, gia gia thấy thì thật khó nói lắm. Kim Liên bảo:

- Cậu cũng sợ gia gia sao? Nhưng hôm nay thì khỏi sợ vì gia gia không có nhà.

Kính Tế nói:

- Hồi sáng gia gia uống rượu với Ngô Dịch thừa, bây giờ thì đang ở bên nhà Kiều đại hộ trước cổng mình đây để xem xét cửa nhà.

Kim Liên bảo:

- Không biết Kiều đại gia đã dọn nhà chưa, mình cũng phải có chén rượu tiễn người ta chứ.

Bình Nhi hỏi tiếp:

- Nhà họ Kiều bây giờ dọn đi đâu? Kính Tế đáp:

- Nhà họ Kiều dọn tới đường Đông Đại Nhai, Kiều đại gia bỏ ra một ngàn hai trăm lạng bạc mua một dinh thự tương tự như nhà mình đây.

Vừa nói chuyện vừa uống rượu, Kính Tế đã uống hết chung thứ nhì. Kim Liên sai Xuân Mai rót nữa, Kính Tế hoảng lên đứng dậy cáo từ rồi tất tả bước ra, Xuân Mai bảo:

- Vội vội vàng vàng mà quên cả chìa khóa đây này.

Kim Liên cầm xâu chìa khóa trên bàn giấu vào trong người rồi bảo:

- Lát nữa cậu ta trở lại tìm thì đừng ai nói gì hết, để tôi làm khó cậu ta một chút chơi.

Phan bà bảo:

- Trả cho người ta đi, làm khó người ta làm gì.

Vừa dứt lời thì Kính Tế tất tả chạy vào hỏi:

- Có ai thấy xâu chìa khóa của tôi đâu không?

Kim Liên bảo:

- Làm gì có chìa khóa nào ? Cậu bỏ chìa khóa ở đâu rồi tới đây hỏi thì ai mà biết? Xuân Mai bảo:

- Đúng đấy, chắc cậu để quên ở đâu rồi.

Kính Tế nói:

- Không, tôi nhớ là có đem tới đây mà.

Kim Liên nói:

- Nhớ gì mà nhớ, ruột để ngoài da, bỏ đâu rồi quên mất, bây giờ phải đi hỏi xem có đứa nào nó nhặt được không.

Kính Tế vò đầu bứt tai:

- Khổ không cơ chứ, toàn là chìa khóa quan trọng tìm không ra rồi thình lình gia gia về hỏi thì làm sao tôi trả lời đây?

Bình Nhi thấy điệu bộ Kính Tế thì không nín được cười.

Kính Tế vội hỏi:

- Lục nương giữ giùm tôi phải không, làm ơn cho tôi xin lại đi.

Kim Liên bảo:

- Tại sao Lục thư thư lại cười vậy? Làm thế là cậu ta tưởng chúng mình giấu chìa khóa.

Kính Tế ngẩng lên cúi xuống tìm tòi, đang lúc thất vọng thì chợt thấy cái dây khóa thòng lòng ra khỏi dây lưng Kim Liên, bèn reo lên:

- Chẳng chìa khóa là gì đây?

Nói xong bước tới đưa tay giật xâu chìa khóa giắt tại lưng Kim Liên, nhưng Kim Liên đã kịp thời giữ chặt lại mà bảo:

- Lạ chưa, chìa khóa của cậu mà làm sao lại ở trong tay tôi được. Chìa khóa của tôi đó, đừng có vớ vẩn.

Kính Tế quỳ xuống năn nỉ xin lại. Kim Liên bảo:

- Nghe nói cậu hát hay lắm, ở ngoài tiệm cậu thường hát cho đám gia nhân nghe. Bây giờ cậu hát một bài cho chúng tôi nghe, thì tôi sẽ trả lại chìa khóa cho. Nếu không thì đừng hòng tôi trả lại.

Kính Tế nhăn nhó:

- Ngũ nương làm khó tôi quá, tôi có biết hát xướng gì bao giờ đâu.

Kim Liên bảo:

- Cậu có hát hay không, có thế thôi.

Kính Tế khổ sở không biết phải làm sao. Nghênh Xuân đem thêm hoa quả ra và rót rượu đầy chung cho ba người. Kim Liên hất hàm:

- Cậu dùng một chung rượu cho ngọt giọng rồi hát.

Kính Tế đành nói:

- Thôi được rồi, để tôi hát xong rồi uống. Tôi xin hát khúc "Sơn Pha Dương" để Ngũ nương nghe.

Hát rằng:

Lúc mới quen nhau.

Tai vườn đào kết nghĩa.

Quen biết đã lâu.

Ai kia gặp bước công hầu.

Ai uống rượu dưới vườn hoa thúy.

Riêng mình ta lẻ bóng đau sầu.

Trách ai lấy hư làm thật.

Để cho ta lã chã hạt châu.

Ta nhờ gia nô của ai xin gặp.

Ta thấy ai đứng ở vườn sau.

Ai thấy ta, lãnh đạm quay vào.

Ta buồn giận.

Bứt nhánh liễu trong tay bẻ nát.

Lòng thầm oán trách vài câu.

Ôi thôi.

Ta đi tìm điều không có.

Ta đi tìm cái vô thường.

Nhưng ba thu nữa.

Để xem ai sẽ ra sao.

Hát xong, Kính Tế bảo:

- Bây giờ thì Ngũ nương cho tôi xin lại xâu chìa khóa đi, ở ngoài tiệm mọi người đang chờ tôi, chắc là sốt ruột lắm, vả lại lỡ gia gia tới đó mà không có tôi thì mệt thân tôi.

Kim Liên nói:

- Việc gì mà sợ, gia gia có hỏi thì cậu cứ trả lời là tới nơi này uống rượu rồi bỏ quên chìa khóa, gia gia cần chìa khóa thì cứ tới phòng tôi.

Kính Tế nhăn nhó:

- Thánh thần ơi, nếu vậy thì chết ttôi, Ngũ nương đùa kiểu này thật là giết người chứ không chơi đâu.

Phan bà và Bình Nhi mấy lần giục Kim Liên trả chìa khóa lại cho Kính Tế, nhưng Kim Liên bảo:

- Đáng lẽ là tôi bắt cậu ngồi đây hát cho đến tối, nhưng nể lời mẫu thân và Lục nương đây, thôi thì cậu hát thêm một bài nữa rồi tôi tha cho.

Kính Tế nói:

- Tôi chỉ biết có mỗi một bài thì đã hát rồi, bây giờ biết hát gì nữa đây.

Kim Liên lạnh lùng:

- Cái đó thì tùy.

Kính Tế bất đắc dĩ hát rằng:

Đồ bạc tình, sao chàng không tới ?

Để ta cả tháng buồn sầu Đồ bạc tình, sao chàng không đến ?

Để tơ lòng rung những tiếng thương đau Chàng ở nơi cao sang Ta mấy lần viết thiếp mời chàng Chàng còn vui tiệc mê nghe hát Để ta vò võ buồn mênh mang Lòng ta lạnh như đồng nguội như tro Nào biết gì vui Chỉ thấy sầu dằng dặc không nguôi Ta chờ mãi chờ hoài Chờ thâu đêm suốt sáng Ta mờ lệ nghiên răng cay đắng Ta mở cửa đứng nhìn mông lung Oán trách ai khôn cùng.

Kính Tế hát xong, Kim Liên sai Xuân Mai rót thêm rượu. Trong lúc đó nhũ mẫu Như Ý bồng Tố Quan đứng chơi ngoài thềm. Nguyệt nương từ hậu đường tới, thấy vậy bèn mắng:

- Chị này ngu quá, em nó mới mạnh mà bồng ra chỗ gió máy này sao?

Trong phòng, Kim Liên hỏi:

- Ai nói gì ngoài đó vậy?

Tú Xuân đáp:

- Đại nương tới.

Kim Liên vội đưa chìa khóa cho Kính Tế. Kính Tế hoảng lên, theo cửa ngang mà ra. Trong này, ba người vội đón tiếp Nguyệt nương. Nguyệt nương bước vào hỏi:

- Kính Tế nó ở đây làm gì vậy?

Kim Liên đáp:

- Lục thư thư đây có chén rượu mời mẹ con chúng tôi. Kính Tế đi ngang nên gọi vào cho một chung rượu.

Đoạn đon đả lấp liếm:

Mời Đại nương ngồi xuống đây, rượu này ngon lắm, để tôi rót mời Đại nương một chung, hoa quả tươi lắm, xin Đại nương dùng một miếng cho vui.

Nguyệt nương bảo:

- Tôi không ăn uống gì đâu.

Đoạn quay sang bảo Bình Nhi:

- Lục muội muội à, con nó mới khỏi ốm sao muội muội lại để nhũ mẫu bồng ra ngoài gió vậy? Hôm nọ Lưu bà có nói là con nó bị kinh hàn, muội muội không nhớ hay sao?

Nói xong kéo ghế ngồi xuống. Bình Nhi đáp:

- Tôi thù tiếp lão bà đây, không để mắt một chút là con khốn đó đã đem thằng bé ra gió rồi.

Nói xong bảo Tú Xuân gọi nhũ mẫu đem Tố Quan vào phòng. Nguyệt nương ngồi một chút rồi trở vào hậu đường. Lát sau sai Ngọc Tiêu tới mời ba người vào dự tiệc rượu tiễn Ngô Đại cữu mẫu về nhà. Ba người kéo nhau vào. Mãi tới chiều, Ngô Đại cữu mẫu và Dương cô nương mới cáo từ lên kiệu mà về , mọi người tiễn ra tới cửa. Kkách về rồi, Ngọc Lâu bảo:

- Đại nương à, hôm gia gia gia không có nhà, mình thử qua bên nhà Kiều đại gia đây xem nhà thế nào.

Nguyệt nương quay lại hỏi Bình An:

- Ai giữ chìa khóa bên đó.

Bình An đáp:

- Các nương nương có muốn sang coi nhà thì cứ sang, có Lai Hưng đang trông nom dọn dẹp bên đó.

Nguyệt nương cùng Kiều Nhi, Ngọc Lâu, Kim Liên và Bình Nhi dùng kiệu mà sang căn nhà mới mua lại của Kiều đại hộ Ở đối diện. Qua hai lần cổng thì tới đại sảnh, bên trên là lầu. Nguyệt nương cùng mọi người xuống kiệu bước vào đại sảnh, sau đó lên lầu. Nhưng Nguyệt nương mới bước được vài bực thang lầu thì trượt chân ngã xuống nhưng may mắn nắm kịp thành cầu thang nên không ngã hẳn xuống đất. Ngọc Lâu hoảng hốt bước lên đỡ mà hỏi:

- Đại nương có sao không?

Nguyệt nương hết cả hồn vía, không lên lầu nữa, mọi người dìu Nguyệt nương trở xuống. Ngọc Lâu thấy mặt Nguyệt nương đi thì hỏi:

- Đại nương có sao không? Làm sao mà trượt chân vậy?

Nguyệt nương đáp:

- Có lẽ tại tôi quen với cầu thang ở nhà nên không quen cầu thang lạ, do đó trượt chân. Cũng may là nắm kịp thành cầu thang, nếu không thì nguy rồi. Kiều Nhi bảo:

- Đại nương vừa bị kinh hãi, chúng mình nên về thì hơn, để hôm khác sang xem nhà cũng được.

Mọi người lại lên kiệu mà về.

Về tới phòng thì Nguyệt nương cảm thấy đau bụng dữ dội, bèn sai gia nhân mời gấp Lưu bà tới.

Lưu bà tới thăm bệnh xong rồi hỏi:

- Có gì bất thường xảy ra không ?

Nguyệt nương đáp:

- Hồi nãy lên cầu thang rồi bị trượt chân.

Lưu bà lại hỏi:

.

- Cái thai được mấy tháng rồi?

Nguyệt nương đáp:

- Có lẽ cũng hơn năm tháng.

Lưu bà nói:

- Nguy hiểm lắm, tôi cho thuốc này, uống với rượu, nếu không giữ được thì nó phải ra.

Nguyệt nương kêu lên:

- Vậy sao ?

Lưu bà đưa hai viên thuốc lớn màu đen rồi ra về. Nguyệt nương uống xong, đến nửa đêm thì bị sảy thai. Cái thai đã thành hình, và đó là bào thai con trai. Cũng may đêm đó Tây Môn Khánh nghỉ lại phòng Ngọc Lâu, nên không hay biết chuyện này.

Sáng hôm sau Ngọc Lâu dậy sớm, sang phòng Nguyệt nương hỏi thăm. Nguyệt nương kể lại đầu đuôi. Ngọc Lâu giật mình than rằng:

- Khổ không cơ chứ. Gia gia có biết gì không ?

Nguyệt nương đáp:

- Hôm qua gia gia về, định nghỉ ở đây, nhưng tôi nói là tôi mệt, giục sang phòng khác, do đó gia gia mới sang phòng muội đó. Bây giờ thì tôi cũng vẫn còn đau bụng.

Ngọc Lâu bảo:

- Chắc là huyết dư chưa ra hết, chừng ra hết thì cũng hết đau bụng. Đại nương nên nằm tĩnh dưỡng, không nên đi ra ngoài gió máy nguy hiểm lắm, người ta nói "một con sa bằng ba con đẻ" đó.

Nguyệt nương dặn:

- Chuyện này chỉ có mình muội muội biết, đừng nói hở ra ngoài, một là gia gia phiền trách, hai là người ta bàn tán lôi thôi.

Ngọc Lâu gật đầu bước ra.

Lại nói về tiệm tơ sợi của Tây Môn Khánh ở đường Sư Tử, được giao cho viên quản lý họ Hàn, tên là Đạo Quốc, tự là Hy Nghiêu. Hy Nghiêu ham mê thanh sắc. giỏi ăn nói, nhưng thường hay ba hoa, thấy tiền tài thì híp mắt lại. Từ khi được làm quản lý cho Tây Môn Khánh thì có đồng vào đồng ra, sống rất phong lưu. Vợ là em gái của đồ tể họ Vương, là con thứ sáu trong nhà nên thường gọi là Lục Thư. Lục Thư khoảng hai mươi tám tuổi, có được một đứa con gái. Lục Thư là người có nhan sắc mặn mà, miệng tựa hoa xuân, mặt như thoa phấn. Hy Nghiêu lại có một em trai là Hàn Nhị, sống lêu bêu du thủ du thực, không sống chung với anh, nhưng lúc Hàn Đạo Quốc không nhà, thường tới uống rượu với chị dâu. Vợ Hàn Đạo Quốc thường ra đứng trước cửa tiệm tơ sợi, thanh niên đi đường thấy có nhan sắc, thường nhìn hoặc trêu ghẹo, đều bị chửi mắng, do đó đám thanh niên lêu lổng quanh đó thù ghét vợ họ Hàn lắm, bèn để ý dò xét.

Chỉ trong vòng nửa tháng, đám thanh niên xung quanh đã biết được chuyện Vương thị với em chồng.

Một hôm Hàn Nhị biết anh mình vắng nhà, bèn tới bày tiệc rượu cùng chị dâu nói cười đối ẩm. Ngờ đâu đám thanh niên lối xóm đã theo dõi từ đầu, phen này nhất định trả thù. Đang lúc hai người say sưa thì đám thanh niên chạy tới tông cửa vào tri hô rầm rĩ. Hàn Nhị sợ quá vẹt mọi người định thoát thân nhưng bị một thanh niên đánh ngã. Sau đó đám thanh niên lấy giây thừng trói chặt lại. Cả xóm náo động, người này chạy tới hỏi một câu, người kia chạy tới ghé mắt nhìn một cái. Hàng xóm bu lại bàn tán không ngớt. Một ông già len lỏi giữa đám đông vào hỏi:

- Chuyện gì vậy?

Một thanh niên đáp:

- Lão không biết hay sao? Đây là đôi gian dâm phu phụ vừa bị bắt tại trận đó !

Ông lão gật đầu bảo:

- Kể cũng tội, chuyện thông gian mà đem lên quan thì chỉ có cái chết.

Một người lắm chuyện biết ông già này tính tình lăng nhăng, có tới ba vợ, liền bảo:

- Người ta lăng nhăng thì lão khép vào tội chết, còn lão lăng nhăng thì ghép vào tội gì?

Ông già im lặng, xấu hổ bỏ đi. Thật là:

Nhà mình tường đầy tuyết đóng, Chê mái nhà người ướt sương. Lát sau, đám thanh niên dẫn Hàn Nhị và Vương thị lên quan.

Hôm đó Hàn Đạo Quốc không ngủ đêm ở tiệm nên muốn về nhà sớm, thời tiết trung tuần tháng tám nên Đạo Quốc chỉ mặc một bộ quần áo lụa, tay cầm quạt phe phẩy mà đi. Trên đường, Đạo Quốc gặp một đám người tụ tập ngồi đứng chuyện trò, trong đó có hai người quen là Trương Nhị mở tiệm bán giấy và Bạch Tứ là thợ kim hoàn, bèn bước tới chào hỏi. Trương Nhị bảo:

- Lâu lắm không gặp Hàn huynh, nghe nói huynh quản lý tiệm tơ sợi cho Tây Môn Thiên hộ mà anh em chúng tôi không tới mừng được, thật là có lỗi, xin huynh đừng chấp.

Đạo Quốc vênh mặt, phe phẩy cái quạt trên tay đáp:

- Cám ơn, tôi tuy bất tài nhưng may được Tây Môn Đại quan nhân dùng tới, cho cai quản mấy tiệm lớn, trong tay giữ cả trăm vạn, lại được yêu quý kính trọng lắm, tuy vậy mà công việc bề bộn, cũng mệt lắm.

Bạch Tứ hỏi:

- Sao nghe nói huynh chỉ cai quản có một tiệm tơ sợi mà thôi ?

Đạo Quốc cười:

- Nếu vậy là huynh không biết rồi. Tiệm tơ sợi chỉ là một thứ bề ngoài mà thôi, còn bao nhiêu chuyện làm ăn buôn bán lớn lao, mọi việc kinh tài khác, đều do một tay tôi coi sóc, công chuyện gì cũng phải có tôi bàn tính. Quan nhân mỗi khi ở phủ về, đều sai người nhà dọn cơm rượu cùng tôi ngồi ăn và tính toán công việc. Sau đó lại mời tôi vào thư phòng uống trà nói chuyện dứt không ra, có khi suốt cả đêm ấy chứ. Hôm qua là sinh nhật của Tây Môn Đại nương, tôi có ngồi kiệu tới tặng quà chúc thọ, được Đại nương giữ lại trò chuyện ăn uống cho tới canh hai. Ôi thôi, kể ra không hết, mà có nhiều điều không thể nói cho các huynh biết được. Tóm tắt là tôi được quan nhân hoàn toàn tin cậy kính trọng, tôi làm lợi trừ hại cho chủ, rất minh bạch trong vấn đề tiền bạc. Tôi không phải nói khoe, quan nhân có tôi là được nhờ tôi lắm đó...

Đạo Quốc đang hứng chí ba hoa thì có một người chạy tới bảo:

- Hàn đại ca, giờ này mà còn đứng đó nói dóc hay sao? Làm tôi tới tiệm kiếm không thấy.

Đoạn bước tới kéo Đạo Quốc ra một chỗ mà bảo nhỏ:

- Tẩu tẩu ở nhà thông gian với Hàn Nhị, hàng xóm bắt được giải lên quan rồi, đại ca không lo chạy vụ này cho sớm đi.

Đạo Quốc nghe xong như sét đánh ngang đầu, chân tay rụng rời, không biết nói gì, bèn rảo bước đi ngay. Đám bạn bè gọi:

- Hàn huynh, chuyện chưa hết mà bỏ đi sao?

Đạo Quốc quay lại vung tay nói:

- Có chuyện cần kíp lớn lao lắm, quan nhân cho người tìm tôi tới ngay để thương nghị, tôi phải đi ngay. Nói xong tất tả mà đi..

Hồi 35

HỐI LỘ TRONG NGOÀI

S áng hôm sau Đạo Quốc gặp Lai Bảo bàn tính. Lai Bảo nói:

- Bây giờ huynh phải gặp Ứng nhị gia, nhờ tới nói với gia gia, xin viết một tấm thiếp cho Lý Tri huyện thì mọi việc đều xong.

Đạo Quốc nghe lời vội tới nhà Ứng Bá Tước thì Bá Tước không có nhà, bà vợ sai a hoàn ra trả lời rằng không biết Bá Tước đi đâu, có thể là ở bên nhà Tây Môn đại nhân. Đạo Quốc lo quá, đành đi tìm Bá Tước ở mấy nhà ca kỹ trong huyện.

Nguyên hôm đó Bá Tước được em trai của Hà Đại, khách thương Hồ Châu, là Hà Nhị, hiệu là Hà Lưỡng Phong, mời tới uống rượu nghe hát tại nhà nàng Kim Thiền ở ngõ Tứ Điều. Đạo Quốc tìm khắp nơi, sau cùng tới nhà nàng Kim Thiền mới gặp Bá Tước, bèn kéo ra chỗ vắng kể hết sự tình. Bá Tướt uống rượu say mặt đỏ nhừ, bảo:

- Đã vậy thì để mình về nhà bàn tính.

Nói xong trở vào cáo lỗi với Hà Lưỡng Phong rồi dẫn Đạo Quốc về nhà mình nói chuyện. Đạo Quốc kể lại tỷ mỷ câu chuyện rồi nói:

- Sự việc được đem lên huyện rồi, chỉ xin nhờ huynh tới nói với Tây Môn đại quan, xin viết một tấm thiếp cho Lý Tri huyện, làm sao để bỏ qua vụ này cho, được vậy thì ơn của huynh tôi xin báo đền.

Nói xong thì quỳ ngay xuống. Bá Tước vội đỡ dậy mà bảo:

- Huynh à, chuyện này tất là tôi phải lo cho huynh rồi. Bây giờ trước hết huynh phai viết một lá đơn, khai rằng anh em vợ chồng nhà huynh đang trò chuyện trong nhà thì có bọn du đãng lối xóm tới chọc ghẹo tẩu tẩu rồi Hàn Nhị không dằn được nóng giận, xung đột với bọn chúng, nhưng bị số đông vây lại mà đánh, huynh thì bỏ chạy, sau đó bọn côn đồ bắt trói cả tẩu tẩu và Hàn Nhị mà vu oan. Tôi sẽ cầm lá đơn đó tới Tây Môn đại quan, nhờ đại quan viết thiếp cho Lý Tri huyện vậy là ổn hơn cả.

Hàn Đạo Quốc nghe lời, lấy giấy bút viết ngay rồi cuộn lại bỏ trong tay áo, cùng Ứng Bá Tước tới nhà Tây Môn Khánh. Tới cổng, Bá Tước hỏi:

- Gia gia có nhà không?

Bình An đáp:

- Gia gia đang ngồi trong thư phòng ở hoa viên, xin mời nhị gia và Hàn đại thúc vào chơi.

Bá Tước thông thuộc đường lối, xăm xăm bước vào hoa viên, tới hiên Phỉ Thúy là nơi hóng mát của Tây Môn Khánh, nơi đó bốn bề là hoa thắm trúc xanh, đầu hiên là thư phòng nhỏ. Họa Đồng đang quét dọn, thấy hai người tới thì ngẩng dậy chào hỏi. Bá Tước gật đầu, vén mành bước vào, nhưng không thấy Tây Môn Khánh trong thư phòng. Họa Đồng theo vào mời ngồi rồi nói:

- Gia gia tôi mới vào trong nhà.

Bá Tướt sai Họa Đồng vào mời ra ngay. Họa Đồng tới phòng Kim Liên, gọi Xuân Mai mà hỏi:

- Gia gia có đây không ?

Xuân Mai bảo:

- Đồ chết toi chết dịch, gia gia đang ở bên phòng Lục nương, vậy mà xăm xăm tới đây hỏi.

Họa Đồng vội tới phòng Bình Nhi, thấy Tú Xuân đang đứng ngoài thềm liền hỏi:

- Gia gia ở đây phải không ? Có Ứng nhị gia và Hàn đại thúc đang chờ tại thư phòng có chuyện muốn thưa.

Tú Xuân đáp:

- Gia gia đang ở trong đó xem nương nương thay quần áo cho ca nhi.

Nguyên Tây Môn Khánh lấy ra ít lụa quý, sai may quần áo, mũ đội và yếm rãi cho con, các thứ may xong, đang được Bình Nhi đem ra mặc cho con để Tây Môn Khánh coi. Tây Môn Khánh đang ngắm con thì Tú Xuân vào thưa :

- Họa Đồng tới nói là có Ứng nhị gia tới, muốn thưa chuyện với gia gia.

Tây Môn Khánh bảo:

- Ra nói với Họa Đồng là mời nhị gia ngồi chơi, ta ra bây giờ.

Tây Môn Khánh ngắm con thêm một lúc rồi trở ra thu phòng trong hoa viên, chào hỏi hai người rồi bảo đem trà ra. Mọi người yên lặng uống trà, Hàn Đạo Quốc chưa dám nói gì Bá Tước mở lời:

- Hàn đại ca có chuyện gì thì thưa với đại quan đi.

Tây Môn Khánh hỏi:

- Có chuyện gì vậy?

Hàn Đạo Quốc ấp úng nói:

- Trong xóm tôi có đứa côn đồ không biết tên họ là gì...

Mới nói tới đó thì Bá Tước chặn lại mà bảo:

- Hàn đại ca nói vậy thi đại quan đây làm sao rõ chuyện. Nói gì thì cũng phải có đầu có đuôi chứ.

Đoạn quay sang Tây Môn Khánh:

- Câu chuyện nó như thế này:

Hàn đại ca đây rất siêng năng công việc, đêm dêm thường ngủ lại ngoài tiệm để coi sóc hàng hóa, nên ít khi về nhà. Ở nhà chỉ có tẩu tẩu và cháu nhỏ. Lối xóm thấy vắng người, bọn côn đồ trong xóm thường hay tới trêu nghẹo Hàn tẩu tẩu. Hôm qua thì trong lúc vợ chồng Hàn đại ca đây và chú em tên là Hàn Nhị đang ngồi trò chuyện trong nhà thì đám côn đồ đó tới buông lời chọc nghẹo tẩu tẩu. Hàn Nhị không dằn được nóng giận, mới bước ra mắng mấy câu, không ngờ bọn côn đồ xúm lại hành hung Hàn Nhị. Hàn đại ca sợ bỏ chạy, thế là đám côn đồ trói luôn cả Hàn Nhị và tẩu tẩu, đem lên huyện vu cáo là hai người phạm tội thông gian. Hàn đại ca đây chạy kiếm tôi khóc lóc nhờ tôi dẫn tới thưa với đại ca, xin đại ca cho vài chữ gửi tới Tri huyện, xin dàn xếp việc này, miễn sao Hàn đại ca đây không phải lên quan là được Đoạn quay sang bảo Đạo Quốc:

- Tờ khai của đại ca đâu, mau đưa ra cho đại quan coi rồi đại quan sai người đi lo cho.

Đạo Quốc vội rút tờ giấy trong tay áo ra rồi quỳ trước mặt Tây Môn Khánh mà nói:

- Tôi là gia nhân của đại quan, lại xin đại quan nể lời Ứng nhị gia đây mà thương cho tôi một đôi phần, ơn này trọn đời không dám quên.

Tây Môn Khánh cầm lấy tờ giấy rồi bảo:

- Ngươi cứ đứng lên đi.

Đoạn đọc qua tờ khai rồi nói:

- Khai như thế này là không được, chỉ nên khai là có một mình Hàn Nhị Ở nhà thôi, như vậy tiện cho ngươi hơn.

Rồi quay sang Bá Tước:

- Tờ khai này cứ về làm lại rồi mai đem tới sở cho tôi, còn bây giờ tôi viết thiếp cho Tri huyện trước nhờ lo giùm.

Bá Tước bảo Đạo Quốc:

- Hàn đại ca không tạ Ơn đại quan đi.

Đạo Quốc sụp lạy tạ Ơn, rồi đứng dậy. Tây Môn Khánh quay lại bảo:

- Đại An à, ngươi ra ngoài coi có viên Tiết cấp nào, gọi vào đây cho ta.

Đại An trở ra, lát sau một viên Tiết cấp mặc áo xanh bước vào đứng chờ lệnh. Tây Môn Khánh sai lấy bút mực và một tấm thiếp viết ít chữ rồi dặn :

- Ngươi đem tấm thiếp này tới đưa cho Lý lão gia, xin thả Vương thị ra ngay, sau đó tới nhà của Hàn Đạo Quốc hỏi tên đám côn đồ trong xóm cho ta, rồi xin quan huyện cho bắt bọn đó giải tới viện Đề hình để ta thẩm vấn.

Viên Tiết cấp vâng lời cầm thiếp lui ra. Bá Tước bảo:

- Hàn đại ca nên theo đi mà lo việc thì hơn, tôi còn ở đây hầu chuyện với đại quan.

Đạo Quốc vội đứng dậy tạ Ơn Tây Môn Khánh rồi bước ra cùng đi với viên Tiết cấp. Tây Môn Khánh mời Bá Tước ra hiên Phỉ Thúy rồi bảo Đại An:

- Ngươi dọn bàn ra rồi vào thưa với Đại nương cho lấy vò rượu Hà Hoa mà Lưu công mới biếu ra đây để ta và nhị gia thưởng thức. Nhớ kiếm vài món thịt cá nữa.

Bá Tước nói:

- Nhắc tới cá tôi mới nhớ là chưa tạ Ơn đại ca. Hôm qua đại ca cho hai con cá ngon quá, tôi biếu một con cho ông anh tôi, một con thì tôi bảo tiện nội xẻ ra, một nửa đem cho tiểu nữ, còn một nửa thì để làm món đưa cay cho tôi. Bao nhiêu người cùng được hưởng ơn đại ca, như vậy mới không phụ lòng đại ca.

Tây Môn Khánh nói:

- Chuyện cũng dài dòng lắm, chả là em trai của Lưu Thái giám là Lưu Bách hộ chẳng biết tham nhũng thế nào mà kiếm được nhiều tiền, mua đất đai, làm nhà cửa, không ngờ một viên Biện sự của tôi biết được, định tố cáo ra. Lưu Thái giám vội đem một trăm lạng bạc đích thân tới gặp tôi để xin bỏ qua. Nói ngay nhị ca cũng biết, với công việc làm ăn buôn bán hiện nay tôi đâu cần đến tiền của Lưu Thái giám làm gì, vả lại Lưu Thái giám với tôi là chỗ quen biết, thường biếu xén tôi vật này vật nọ, lấy tiền cũng không tiện, do đó tôi từ chối. Lưu Thái giám xanh mặt, nói là nếu tôi không chịu nhận thì anh em ông ta chỉ còn nước triệt hạ hết nhà cửa vườn tược mà thôi. Nhưng tôi bảo là tuy không nhận bạc nhưng vẫn nhận lời lo việc. Hôm sau tôi ra viện Đề hình, cho dẹp vụ đó đi. Lưu Thái giám cảm kích lắm, liền sai giết một con lợn, rồi đem một vò rượu Hà Hoa, bốn chục cân cá, mấy xấp lụa quý, đích thân tới tạ Ơn tôi. Do đó mới có cá đem biếu nhị ca đấy.

Bá Tước nói:

- Đại ca quả thật là người cao thượng, thật khác hẳn với Hạ Đề hình, ông ta xuất thân bần tiện nên tham lam lắm. Mà từ ngày nhậm chức tới giờ, đại ca đã hỏi ông ta việc gì chưa?

Tây Môn Khánh đáp:

- Thì chuyện gì lớn lao cũng phải hỏi qua ý kiến ông ta, còn thường thì tôi tự ý quyết định. Vả lại tôi cũng ghét ông ta là người bần tiện tham lam, thấy tiền là híp mắt lại, chẳng cần luật lệ gì hết. Mấy lần đó tôi không chịu, có nói rằng ông là một võ quan, bây giờ được lo về hình pháp thì phải làm sao cho ra thể thống một chút chứ. Ông ta có ý thẹn lắm.

Hai người nói chuyện một lát thì rượu thịt đã sẵn sàng. Tây Môn Khánh lấy chén Kim Cúc mà rót rượu Hà Hoa mời Bá Tước, chén tạc chén thù quên cả thời gian.

Trong khi đó Đạo Quốc dẫn viên Tiết cấp về nhà, gọi hàng xóm tới hỏi tên tuổi đám côn đồ để lính huyện tới bắt, sau đó lại theo viên Tiết cấp ra huyện, lát sau thì Vương thị được thả ra. Hàng xóm thấy vậy, đều xầm xì bàn tán là Đạo Quốc đã nhờ Tây Môn Khánh can thiệp. Công việc xong xuôi. Đạo Quốc tạ Ơn viên Tiết cấp ít tiền.

Hôm sau Hạ Đề hình và Tây Môn Thiên hộ đăng đường, cho giải các can nhân ra. Trước hết là Hàn Nhị, rồi đám thanh niên cùng xóm là Xa Đạm, Quẩn Thế Khoan, Phù Thủ và Hác Hiền, lần lượt ra quỳ trước sảnh đường.

Hạ Đề hình đọc cáo trạng xong thì hỏi Hàn Nhị:

- Tại sao lại có chuyện náo loạn này?

Hàn Nhị thưa:

- Bẩm đại quan xét giùm, anh tôi bận việc làm ăn buôn bán thường vắng nhà. Ở nhà chỉ có chị dâu tôi và cháu nhỏ. Trong xóm có một đám côn đồ thường lợi dụng lúc anh tôi vắng nhà tới buông lời chọc trêu ghẹo chị dâu tôi, và có những cử chỉ thô lỗ. Hôm nọ tôi tới thăm anh chị và cháu tôi, anh tôi vắng nhà, đám côn đồ lại tới trêu ghẹo chị dâu tôi, tôi không nhịn được, bước ra mắng chúng nó vài câu thì bị cả bọn xúm lại đánh tôi ngã xuống đất, rồi trói tôi lại, vu cáo mà giải lên quan. Hạ Đề hình quay sang hỏi đám thanh niên:

- Chúng bay thì khai thế nào?

Một người thưa:

- Xin đại quan đừng tin lời láo toét của nó. Nó là thằng côn đồ, du thủ du thực kiếm ăn. Những lúc anh nó bận buôn bán vắng nhà, nó thường tới thông gian với chị dâu là Vương thị, khiến cho lối xóm chướng tai gai mắt. Anh em chúng tôi bèn chờ dịp bắt, giải lên quan để nhờ trừ hại cho lối xóm. Hạ Đề hình hỏi tả hữu:

- Tên Vương thị đâu, sao không thấy?

Một viên Bảo giáp tên là Tiêu Thành đáp:

- Vương thị chân nhỏ, không đi được nên không có mặt, nay có Hàn Nhị đây, xin cứ thẩm vấn hắn là được.

Nói xong đưa mắt cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh bèn nghiêng mình nói với Hạ Đề hình:

- Thiết tưởng trưởng quan không cần phải hỏi tới Vương thị, vì trong vụ này xét ra Vương thị vô can. Vả lại chắc Vương thị cũng có nhan sắc nên đám côn đồ này mới chọc ghẹo mà gây nên vụ náo loạn này.

Đoạn quay lại hỏi đám thanh niên:

- Bọn ngươi bắt trói Hàn Nhị tại nơi nào?

Một thanh niên thưa:

- Bắt tại nhà Vương thị.

Tây Môn Khánh lại hỏi Hàn Nhị:

- Vương thị với ngươi là thế nào?

Hàn Nhị thưa:

- Là chị dâu.

Tây Môn Khánh hỏi tả hữu:

- Đám côn đồ kia làm thế nào mà vào được nhà Vương thị?

Một viên Bảo. giáp thưa:

- Chúng leo tường mà vào.

Tây Môn Khánh nổi giận đập bàn quát:

- Đám côn đồ kia tội đáng chết, các ngươi muốn vào nhà người ta làm gì thì cũng phải theo cổng chính mà vào, sao lại leo tường ? Vả lại nhà người ta chỉ có đàn bà con trẻ, các ngươi vào như vậy thì đúng là phi dâm tắc đạo. Rõ ràng là chúng bay vừa đánh trống vừa ăn cướp, vu oan cho người khác để chạy tội cho mình. Dứt lời, hét tả hữu đánh cho đám thanh niên mỗi người hai chục trượng, máu rơi thịt nát. Đám thanh niên từ bé chưa bao giờ biết cực hình, bây giờ bị đánh thì kêu khóc vang động quằn quại rên la trên đất. Tây Môn Khánh không để cho Hạ Đề hình kịp nói gì, ra lệnh ngay:

- Cho tên Hàn Nhị lui, còn mấy đứa côn đồ kia thì giam lại cho ta.

Tả hữu chạy ra dẫn đám thanh niên vào ngục. Đám thanh niên than thở oán trách không thôi.

Trong ngục, có người bảo:

- Các chú gặp ai chứ gặp Tây Môn Thiên hộ thì mệt lắm, các chú cố tình chạy tội thì chỉ có chết mà thôi.

Đám thanh niên sợ lắm, đợi gia đình đem cơm lại thì nhắn là phải lo chạy chọt. Trong đám phụ huynh của mấy thanh niên, có người đem tiền bạc tới thưa với Hạ Đề hình, nhưng Hạ Đề hình bảo:

- Thằng chồng của Vương thị là gia nhân thân tín của Tây Môn Thiên hộ nên Thiên hộ đích thân đứng ra xử vụ này. Chỗ đồng liêu, ta không tiện can thiệp, các ngươi nên nhờ người đến nói với Tây Môn Thiên hộ thì hơn.

Các phụ huynh của đám thanh niên lo sợ quá, vì Tây Môn Khánh là người giàu có, biết chạy bao nhiêu tiền cho vừa. Trong số phụ huynh có người quen biết Ngô Đại cữu nên định nhờ Ngô Đại cữu nói giùm. Nhưng lại có một người quen, hiểu rõ câu chuyện, bèn bảo:

- Không nên nhờ Ngô Đại cữu, vì chưa chắc gì ông ta đã nhận lời, tôi biết có Ứng Bá Tước ở đường Đông Nhai là bạn thân, lại là anh em kết nghĩa với Tây Môn Thiên hộ, các vị nên góp độ mười lạng bạc tới nhờ Ứng nhị gia nói giùm là chắc hơn cả.

Cha của Xa Đạm mở tiệm rượu, đứng ra góp của bốn gia đình bốn thanh niên đang bị giam, mỗi gia đình góp mười lạng, cộng là bốn chục lạng, cùng nhau kéo đến nhà Ứng Bá Tước nhờ chạy chọt. Bá Tước nhận bạc rồi cho đám phụ huynh về. Vợ Bá Tước thấy vậy bảo:

- Chàng đã đứng ra bày mưu tính kế cho Hàn đại ca, bây giờ lại nhận bạc của những người này.

Hàn đại ca biết rồi làm sao?

Bá Tước cười:

- Cứ yên tâm, tôi đã có cách.

Nói xong, bớt một số bạc lại nhà cho vợ cất, đem số bạc còn lại tới nhà Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh không có nhà, Bá Tước vào đại sảnh ngồi chờ. Thư Đồng từ thư phòng bước ra, mặc áo lụa Tô Châu, đội khăn ngọc sắc, chân mang hài mát, thấy Bá Tước thì vái chào rồi nói:

- Xin nhị gia ngồi chơi, để tôi bảo đem trà ra nhị gia xơi.

Đoạn quay lại hách dịch bảo:

- Họa Đồng, ngươi mau vào lấy nước mời nhị gia đây dùng, ta nói mà ngươi không chịu làm ngay thì gia gia về ngươi sẽ biết. Họa Đồng vừa tức vừa sợ, chạy vào đem trà ra. Bá Tước hỏi:

- Gia gia ngươi ở phủ chưa về sao?

Thư Đồng đáp:

- Công việc ngoài phủ thì xong rồi, nhưng gia gia tôi mới sai người về nhà dặn còn cùng Hạ Đề hình ra ngoại thành thăm bạn bè, chẳng hay nhị gia có chuyện gì cần kíp không?

Bá Tước nói:

- Cũng không có chuyện gì cần kíp.

Thư Đồng nói:

- Chuyện của Hàn quản lý thì gia gia tôi lo xong rồi, nghe nói là đã tống giam bọn côn đồ rồi mà.

Bá Tước thấy Thư Đồng biết chuyện, bèn kéo lại gần nói nhỏ việc các phụ huynh của bốn thanh niên bị bắt nhờ lo lót, rồi nói thêm:

- Đám phụ huynh đó sợ lắm. tới nhà ta quỳ lạy khóc lóc nhờ ta nói với gia gia ngươi một câu. Ta nghĩ rằng ta đã lo cho Hàn đại ca, bây giờ lại lo cho đám này thì Hàn đại ca phiền trách, nhưng họ than khóc quá, lại gom góp được mười lăm lạng bạc nhờ ta mang tới đây, gọi là lễ mọn, xin gia gia ngươi thả đám con họ ra. Ta nghĩ chỉ cần Hàn đại ca vô sự là được, cho nên thả đám thanh niên đó ra cũng không hại gì.

Nói xong lấy ra mười lăm lạng bạc đưa cho Thư Đồng. Thư Đồng nói:

- Nếu nhị gia đã dặn vậy thì nhị gia bảo họ là phải đem thêm năm lạng cho tôi đê tôi nói với gia gia.

Hôm qua đâu như Ngô Đại cữu có tới đây nói về vụ này mà gia gia tôi chưa chịu đó. Bây giờ tôi sẽ đem số bạc này tới nói với Lục nương. Lục nương được gia gia yêu quý lắm vì có con trai, Lục nương nói chắc gia gia nghe.

Bá Tước bảo:

- Thế thì để ta nói lại với họ vậy, nhưng chừng nào thì xong được việc ấy?

Thư Đồng đáp.

- Gia gia hôm nay không biết giờ nào mới về, chắc là phải ngày mai việc mới xong.

Bá Tước đưa bạc cho Thư Đồng rồi về.

Thư Đồng lấy ra một ít mua một vò rượu Kim Hoa, các thứ thịt, trà, cá tươi, đem về, nhờ vợ Lai Hưng là Huệ Tú sắp xếp lại. Hôm đó Kim Liên cũng vắng nhà, từ sớm đã lên kiệu ra ngoại thành tới nhà mẹ ăn sinh nhật của mẹ. Sắp xếp xong xuôi, Thư Đồng sai Họa Đồng bưng tới phòng Bình Nhi rồi cùng đi theo. Bình Nhi hỏi:

- Chuyện gì đây?

Thư Đồng thưa:

- Tôi có chút quà mọn tới kính biếu nương nương.

Bình Nhi bảo:

- Đồ khỉ chỉ vẽ chuyện, khi không lại đem nhiều thứ đến biếu ta như thế này?

Thư Đồng chỉ cười. Bình Nhi bảo:

- Mày không nói thì ta quyết không nhận đâu.

Thư Đồng sắp xếp các món ăn ra bàn, bảo Nghênh Xuân đem đũa và chung ra, rồi rót rượu đầy chung, quỳ xuống trước mặt Bình Nhi, hai tay nâng lên mà nói:

- Xin nương nương dùng chung rượu này rồi kẻ nô tài sẽ xin thưa.

Bình Nhi bảo:

- Mày có chuyện gì thì cứ nói đi đã rồi ta uống sau, nếu mày không nói thì mày có quỳ đây đến trăm năm ta cũng quyết không uống. Thôi, mày đứng dậy nói đi.

Thư Đồng bèn kể rõ đầu đuôi việc Ứng Bá Tước nhờ cậy rồi nói thêm:

- Vì Ứng nhị gia đã giúp Hàn quản lý rồi nên không tiện nói với gia gia, bây giờ xin nương nương nói lại với gia gia, nhưng đừng bảo là kẻ nô tài này tới nói, xin cứ nói là Hoa đại gia nhờ người tới nói và có gửi thiệp. Tôi đã viết sẵn một tấm thiếp để ở thư phòng, gia gia về tôi sẽ nói là thiếp đó do nương nương sai đưa cho tôi cất để trình gia gia coi. Vụ này thật không có gì, chỉ xin nương nương nói cho một câu là xong, đám thanh niên đó được thả ra, Hàn quản lý cũng chẳng thiệt hại gì, mà mẹ cha người ta còn đội ơn nương nương, như vậy cũng là nương nương làm được điều ân đức cho ca nhi hưởng sau này.

Bình Nhi cười:

- Thì ra thế, nhưng chuyện đã không quan trọng thì để ta nói với gia gia là được rồi, mày còn bày đặt đem những thứ này tới làm gì? Hay là mày đã ăn tiền của người ta rồi? Thằng khốn gớm thật.

Thư Đồng thưa:

- Chẳng giấu gì nương nương, Ứng nhị gia có cho tôi năm lạng.

Bình Nhi cười:

- Mày thật tham lam mà cũng biết cách làm tiền lắm.

Nói xong bảo Nghênh Xuân rót cho mình hai chung rượu. Uống xong lại bảo rót một chung cho Thư Đồng. Thư Đồng nói:

- Nô tài đâu dám vô lễ như vậy, vả lại uống một chung vào là mặt đỏ lên, gia gia về thấy tất bị mắng.

Bình Nhi bảo:

- Ta thưởng cho mày mà, cứ uống đi, việc gì mà sợ.

Thư Đồng rập đầu lạy tạ rồi đứng dậy uống một hơi cạn chung rượu. Bình Nhi lại sai Nghênh Xuân lấy một ít thức ăn ra đĩa cho Thư Đồng ăn. Thư Đồng không dám ăn nhiều, chỉ ngồi lại một lát rồi cáo lui.

Về tới thư phòng, vợ Lai Hưng dọn ít đồ thừa lên, Thư Đồng mời Phó Quản lý, Bôn Tứ, Kính Tế và Đại An tới ăn uống, nhưng lại quên mời Bình An. Bình An giận lắm. Đang lúc ăn uống vui say thì Tây Môn Khánh về. Bình An không thèm chạy vào báo một lời, do đó bọn Thư Đồng chạy không kịp. Thư Đồng phải vội bước ra đại sảnh để giúp chủ cởi áo ngoài để mấy người lo dọn dẹp trong thư phòng. Tây Môn Khánh hỏi:

- Hôm nay có ai tới không?

Thư Đồng đáp:

- Thưa không Tây Môn Khánh cởi bỏ mũ áo đưa cho Thư Đồng rồi ngồi xuống. Thư Đồng cất mũ áo đi rồi đem trà ra. Tây Môn Khánh uống một hớp trà, rồi thấy mặt Thư Đồng đỏ thì hỏi:

- Mày uống rượu ở đâu vậy?

Thư Đồng đáp:

- Hồi nãy Lục nương gọi tôi xuống cho uống rượu, bảo là của Hoa đại gia đem biếu, rồi đưa tôi tấm thiếp để trình gia gia.

Nói xong chạy vào thư phòng lấy tấm thiếp viết sẵn đưa cho chủ. Tây Môn Khánh đưa tấm thiếp cho Thư Đồng mà bảo:

- Cất vào hồ sơ cho ta.

Lại quay lại dặn đám lính hầu ngoài thềm:

- Ngày mai ta đăng đường, nhớ nhắc tấm thiếp này.

Thư Đồng cất tấm thiếp xong lại trở ra đứng hầu. Tây Môn Khánh thấy Thư Đồng uống rượu đỏ mặt thì bảo:

- Từ nay nên uống rượu ít thôi.

Thư Đồng đáp:

- Gia gia dặn, tôi xin nhớ.

Trong lúc đó có một viên Tiết cấp cưỡi ngựa tới cổng, rồi xuống ngựa chào Bình An mà hỏi:

- Chẳng hay có phải nhà Tây Môn Thiên hộ không?

Bình An đang giận Thư Đồng uống rượu không mời mình, nên có người chào hỏi mà cũng cứ ngồi yên không đáp. Người kia bước tới gần nói:

- Chu lão gia ở soái phủ sai tôi tới đây đưa thiếp cho Tây Môn Thiên hộ, mời Thiên hộ ngày mai tới chùa Vĩnh Phúc để ăn tiệc tiễn hành Doanh Tu lão gia, có cả Kinh Đô giám, Hạ Chưởng hình. Vậy xin đại ca vào bẩm giùm, để tôi còn về thưa lại.

Nói xong đưa tấm thiếp ra. Bình An cầm thiếp vào đại sảnh. Họa Đồng đứng ngoài, thấy Bình An định vào thì vội xua tay. Bình An biết là Tây Môn Khánh đang nói chuyện với Thư Đồng, bèn bước tới gần cửa sổ mà nghe, nhưng chỉ thấy tiếng thì thào mà không nghe rõ gì. Lát sau Thư Đồng bước ra lấy nước rửa tay cho chủ, thấy Bình An đứng ở cửa sổ thì chợt hổ thẹn đi thẳng ra sau. Bình An bước vào đưa thiếp cho chủ. Tây Môn Khánh xem xong bảo:

- Ngươi vào thưa với Nhị nương lấy ra một lạng bạc, đó là số phí đưa tiễn ngày mai, bảo Kính Tế gói lại rồi mang ra đưa cho người của Chu đại nhân.

Bình An vâng lời lui ra. Thư Đồng đem nước tới Tây Môn Khánh rửa tay rồi xuống phòng Bình Nhi.

Bình Nhi hỏi:

- Chàng uống rượu không, để tôi bảo a hoàn nó dọn lên.

Tây Môn Khánh thấy trên bàn có hoa quả, thức ăn và một vò rượu Kim Hoa thì hỏi:

- Ở đâu vậy?

Bình Nhi đáp:

- Hồi nãy tự nhiên tôi muốn uống rượu giải buồn mới sai a hoàn đi mua về, nhưng uống được hai chung thì lại không muốn uống nữa.

Tây Môn Khánh bảo:

- Muốn uống rượu sao không bảo gia nhân nó lấy mà lại phải đi mua? Hôm nọ người họ Đinh có cho tôi mấy vò rượu Hải Thanh, cất trong kho, sao không bảo gia nhân lấy chìa khóa mở ra, đem về đây mà uống?

Bình Nhi gọi Nghênh Xuân dọn rượu thịt ra, rồi ngồi tiếp rượu Tây Môn Khánh. Qua vài tuần rượu, Tây Môn Khánh chợt nhớ tới cái thiếp hồi nãy bèn bảo:

- Hồi nãy Thư Đồng có đưa tôi tấm thiếp, nói là do nàng đưa cho nó.

Bình Nhi nói:

- Đó là của Hoa đại cữu ở ngoại thành đưa tới, xin chàng tha cho mấy đứa thanh niên đang bị giam.

Tây Môn Khánh bảo:

- Hôm qua Ngô Đại cữu cũng có nói nhưng tôi chưa chịu. Bây giờ là Hoa đại cữu thì để sáng mai tôi đăng đường, sai đánh thêm cho mỗi đứa một trận rồi thả ra.

Bình Nhi cười:

- Đã thả thì thả luôn đi, còn đánh đập làm gì nữa.

Tâv Môn Khánh bảo:

- Cái lệ Ở viện Đề hình nó là như vậy chứ ta có muốn đâu.

Bình Nhi nói:

- Chàng ơi, chàng làm việc quan, lại thuộc về vấn đề hình pháp thì nên rộng rãi giúp đỡ mọi người, ít nhất thì chàng được ơn, mà còn để cho con của chúng mình đây.

Tây Môn Khánh cười:

- Gì mà quan trọng thế ?

Bình Nhi bảo:

- Chứ sao, từ nay chàng đừng nên đánh người nữa, làm cái gì cũng phải nghĩ tới phúc đức mới được.

Tây Môn Khánh đáp cho qua:

- Nhiều lúc việc công nó không cho mình nghĩ tới tình được, chỉ có lý mà thôi.

Hai người đang ăn uống chuyện trò thì Xuân Mai vén mành bước vào thưa:

- Gia gia và nương nương uống rượu vui vẻ quá mà quên cả cho người đi đón nương nương tôi rồi.

Bây giờ cũng trễ rồi mà chỉ có mình Lai An theo kiệu nương nương tôi mà thôi. Đường sá cũng cách bức, sợ nương nương tôi về quá muộn, tôi lo quá mà gia gia thì có vẻ yên tâm lắm.

Tây Môn Khánh thấy Xuân Mai xiêm áo không chỉnh tề, tóc tai lệch lạc thì cười bảo:

- Con này thật lo chuyện không đâu, mày vừa mới ngủ dậy phải không?

Bình Nhi cũng cười:

- Thì coi xiêm áo tóc tai nó cũng đủ biết. Có rượu Kim Hoa đây, ngươi uống một chung không?

Tây Môn Khánh tiếp lời:

- Mày cứ uống đi, để ta sai người đi đón nương nương mày về cho.

Xuân Mai ngồi ghé xuống một bên nói:

- Tôi vừa ngủ dậy, trong người lười biếng, không muốn uống rượu.

Tây Môn Khánh cười bảo Bình Nhi:

- Nàng coi, con nhỏ này nó chê rượu đó.

Bình Nhi bảo:

- Hôm nay nương nương ngươi không có nhà, ngươi cứ uống vài chung, có gì mà ngại.

Xuân Mai đáp:

- Xin nương nương cứ dùng, tính tôi không thích rượu chứ có ngại gì đâu. Chính nương nương tôi nhiều lúc cũng bảo tôi uống nhưng tôi không uống.

Tây Môn Khánh bảo:

- Mày không uống rượu thì uống một chung trà vậy, để ta sai Nghênh Xuân nó gọi một đứa nào đi đón nương nương này. Nói xong rót một chung trà đưa cho Xuân Mai. Xuân Mai đờ đẫn tiếp lấy uống một ngụm rồi để xuống nói:

- Gia gia không cần phải sai Nghênh Xuân, để tôi ra gọi Bình An đi thì hơn, Bình An nó lớn rồi, mấy đứa kia nhỏ quá, sợ không biết gì. Tây Môn Khánh thò đầu ra cửa sổ gọi Bình An, Bình An đáp ngay:

- Dạ có tôi tới hầu.

Nói xong chạy tới, Tây Môn Khánh hỏi:

- Nếu ta sai ngươi đi việc thì ai coi cổng?

Bình An đáp:

- Tôi giao cho Kỳ Đồng.

Tây Môn Khánh bảo:

- Nếu vậy thì ngươi đem theo một cái đèn lồng, lấy ngựa đi đón Ngũ nương.

Bình An vâng lời cẩm đèn dắt ngựa đi ngay. Tới nửa đường thì gặp kiệu Kim Liên về, có Lai An đi theo. Hai phu kiệu là Trương Xuyên và Ngụy Thống thấy Bình An từ xa đi tới thì nói:

- Có gia nhân đi đón nương nương kìa.

Bình An tới gần chào hỏi. Kim Liên hỏi:

- Gia gia hay ai sai ngươi đón ta?

Bình An đáp:

- Gia gia sai.

Kim Liên lại hỏi:

- Hôm nay gia gia từ viện về nhà ngay hay còn đi đâu?

Bình An đáp:

- Gia gia còn ra ngoại thành thăm bè bạn cùng với Hạ Đề hình mãi quá trưa mới về, rồi tới uống rượu với Lục nương từ đó tới giờ. Thật ra Xuân Mai phải giục, gia gia mới sai tôi đi đón nương nương. Lúc nãy Xuân Mai có nói với tôi rằng trời đã muộn, đường thì xa mà Lai An còn nhỏ, sợ có điều gì bất tiện nên mới nhờ gia gia sai tôi.

Kim Liên lại hỏi:

- Lúc ngươi đi thì gia gia ở đâu?

Bình An đáp:

- Lúc tôi đi thì gia gia vẫn còn ngồi uống rượu tại phòng Lục nương.

Kim Liên im lặng một lát rồi cười nhạt:

- Đồ bạc tình thế đấy, chắc là quên ta rồi, suốt ngày chỉ vui chơi với con dâm phụ đó mà thôi, nó có con trai mà, quý hóa lắm. Trương Xuyên đây cũng không phải người xa lạ gì nên ta mới nói, Trương Xuyên ngươi nghĩ coi, thằng con trai mới bấy nhiêu tháng mà lấy ra toàn những thứ lụa gấm rất quý rồi gọi thợ may, may quần áo cho nó mặc. Giả dụ như nhà ngươi giàu có ức vạn, ngươi có làm vậy hay không?

Trương Xuyên đáp:

- Nương nương có hỏi tôi mới dám nói. Làm vậy quả là không coi được. Đừng nói gì là phí của, mà cứ nói là làm vậy không tốt đâu, đứa trẻ khó lòng mà yên ổn cho tới lớn được. Năm ngoái đây này, ở ngoài Đông môn có một viên ngoại tuổi đã lục tuần, được hưởng gia tài của tổ tiên để lại, ruộng đất bao la, tiền bạc đầy nhà, trâu ngựa từng bầy, thóc lúa vô số, a hoàn thị thiếp thiếu gì, xung quanh lúc nào cũng có cả chục người thiếp, vậy mà không có được một mụn con trai. Mọi người trong nhà cầu khấn không còn thiếu chùa miếu nào nữa, rồi sau người thiếp thứ bảy sinh được một trai, thôi thì vui mừng khôn xiết, cũng y như ở phủ nhà ta bây giờ vậy. Viên ngoại đó làm riêng một ngôi nhà để cho cậu con đó, nuôi một lúc tới năm sáu vú em để săn sóc nuôi nấng, quần áo mặc thì toàn là gấm lụa quý, không ngờ được ba tuổi thì mắc bệnh đậu mà chết. Tôi nói chuyện này thật khó nghe, nhưng quả là không nên quý hóa quá, làm như vậy chỉ khó nuôi mà thôi.

Kim Liên bảo:

- Khó nuôi hay không khó nuôi thì không biết, chỉ biết bây giờ người ta đang quý như vàng như ngọc mà thôi.

Bình An nói:

- Còn chuyện này để tôi thưa với nương nương luôn, cái vụ của Hàn Quản lý đó, đám thanh niên hiện bị giam tại ngục để chờ thẩm vấn chịu tội, nhưng sáng sớm hôm nay tôi thấy Ứng nhị gia tới bàn bạc gì với Thư Đồng, chắc là có ăn tiền ăn bạc gì. Lúc Ứng nhị gia về rồi thì Thư Đồng nó đem tiền ra phố mua lung tung nhiều thứ lắm, mang về nhờ vợ Lai Hưng làm đủ món ăn, rồi bưng lên phòng Lục nương, lại có cả một vò rượu Kim Hoa nữa, đem tới biếu Lục nương. Sau đó trở về thư phòng dọn tiệc mời Phó Quản lý, cậu Kính Tế, Bôn Tứ, Đại An và Lai Hưng lên ăn uống rầm rĩ cả lên, tới lúc gia gia về mới vội dẹp đi. Không biết là họ bàn tính chuyện gì.

Kim Liên hỏi:

- Thằng khốn Thư Đồng nó không mời ngươi ăn uống à ?

Bình An đáp:

- Nó đâu có thèm mời tôi, vả lại chắc nó cũng không dám mời, vì tôi ăn ngay nói thẳng, có ở trong phe tụi nó đâu. Rồi sau đó gia gia về, không biết thằng khốn lại nhỏ to gì với gia gia trong thư phòng, chắc là chuyện không ra gì, vì nó trước là thằng đi hát mà, thế nào chẳng quen biết con này con nọ. Điệu này thì chắc là gia nhân chúng tôi khó sống với thằng đó quá.

Kim Liên hỏi tiếp:

- Thằng khốn Thư Đồng tới phòng Lục nương có lâu không?

Bình An đáp:

- Ngồi lâu lắm, Lục nương còn cho nó uống rượu nữa cơ mà. Lúc nó bước ra thì tôi thấy mặt mũi nó đỏ rần.

Kim Liên hỏi:

- Vậy mà gia gia không nói gì à?

Bình An đáp:

- Còn nói gì nữa? Nó thấy gia gia về là le te hót hết chuyện này tới chuyện kia, rồi hầu hạ gia gia đủ thứ mà Kim Liên bảo:

- Thật là thằng khốn nạn chết toi chết dịch. Được rồi, ngươi cứ theo dõi nó đi, thấygì khác thì báo cho ta biết ngay.

Bình An nói:

- Nương nương dặn, tôi xin nhớ, nhưng nương nương đừng nói gì, kẻo tôi mang vạ.

Kim Liên gật đầu không nói. Kiệu vẫn tiếp tục đi. Lát sau thì tới nhà. Kim Liên xuống kiệu, trước hết vào hậu đường chào Nguyệt nương. Nguyệt nương bảo:

- Thấy muộn quá mà muội muội chưa về, tưởng là ở đêm đằng đó rồi.

Kim Liên nói:

- Mẫu thân tôi cũng giữ lại nhưng tôi thấy bất tiện nên đòi về. Mẫu thân tôi nhờ tôi nói lại là cảm tạ Đại nương cho quá nhiều.

Nói xong cáo từ để tới chào hỏi mọi người, vì biết là Tây Môn Khánh đang ở với Bình Nhi nên tới phòng Bình Nhi sau cùng. Bình Nhi thấy Kim Liên tới thì vội đứng dậy vồn vã mời ngồi rồi bảo:

- Thư thư mới về, xin dùng chén rượu cho ấm.

Nói xong bảo Nghênh Xuân dọn rượu, nhưng Kim Liên nói:

- Cám ơn thư thư, hôm nay tôi uống nhiều quá rồi, bây giờ cũng hơi mệt. Tới chào thư thư rồi về nghỉ. Hôm nay tôi ăn tới hai tiệc cơ mà.

Nói xong ngoe nguẩy quay ra. Tây Môn Khánh bảo:

- To gan quá nhỉ, về nhà chào hỏi đủ hết mọi người, còn tôi thì không thèm nói qua một tiếng phải không?

Kim Liên quay lại cười nhạt:

- Có gì đâu mà to gan. Nhà này còn nhiều người to gan hơn tôi nữa. Đày tớ cũng to gan mà chủ nhà càng to gan hơn.

Nói xong bỏ đi, Tây Môn Khánh không hiểu gì. Trong khi đó Kim Liên muốn ám chỉ là Bình Nhi hồi sáng uống rượu với Thư Đồng, bây giờ tiếp rượu cho Tây Môn Khánh, như vậy là "ăn hai tiệc", còn chủ nhà và đày tớ thì rõ ràng là ám chỉ Bình Nhi và Thư Đồng...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: